TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
NGUYEN HONG LINH
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG
HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày —_ tháng _ năm 2018
Người cam đoan
Nguyễn Hồng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tham gia lớp học Thạc sỹ Quản trị doanh nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã được học các môn học về quản trị doanh nghiệp,
quản lý chỉ phí, quản lý dự án nâng cao do các giảng viên của Trường Đại hoc
Kinh tế Quốc dân giảng dạy
'Các thầy cô đã rat tan tình và truyền đạt cho chúng em khối lượng kiến thức rất lớn, giúp cho em có thêm lượng vốn tr thức để phục vụ tốt hơn cho công việc,
có được khả năng tự nghiên cứu và có năng lực để tham gia vào công tác quản lý
trong tương lai
Với
kiến thức được học và qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản
qui định của pháp luật, Nhà nước, của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
Nghỉ Lộc, tỉnh Nghệ An, là nơi em đang công tác;em đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ với tiêu đề “Công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu trr
xây dựng huyện Nghỉ Lộc, tỉnh Nghệ An”
Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu khá rộng, mặc
dù đã được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Vũ Minh Trai,
nhưng sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiểu sót, rắt mong nhận được sự góp ý chia sẻ của các thầy giáo, cô giáo và những
người quan tâm đến lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng để đề tài nghiên cứu
được hoàn thiện hơn
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Nhà trường, giảng viên hướng dẫn va co quan Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghỉ Lộc, tỉnh
Nghệ An đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4TOM TAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU LUẬN VAN MỞ ĐÀI
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY ĐỰNG CÔNG TRÌNH
1.1 Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1 Khái niệm dự án đi
5 5
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng 10
1.2.2 Mục tiêu và tác dụng của quản lý dự án 5 2<secee TỔ 1.2.4 Các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng: ul
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cong
trình của Chủ đầu tư
đầu tư xây dựng công trình của Chủ đầu t
1.4.1 Yêu cầu chung 5522522222-22ssece 25
1.4.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác QLDA ĐTXD: 26
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẺ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ AN CUA BAN QUẦN LÝ DỰ ÁN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH
2.1.1 Lịch sử ra đời của Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Nghỉ Lộc 27
2.1.2 Chức năng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghỉ Lộc 28 2.1.3 Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghỉ Lộc 29 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lýdự án ĐTXD huyện Nghỉ Lộc 29
2.2 Khái quát về các dự án đầu tư xây dựng cơ ban tai Ban quan I đầu tư xây dựng huyện Nghỉ Lộc
2.3 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng
tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghỉ Lộc 33
2.3.1 Công tác lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng - 3
2.3.3 Công tác quản lý tiền độ thực hiện dự án 39 2.3.4 Công tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dung 41
2.4 Đánh giá chung vỀ công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 45 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CONG TAC QUAN LY DU! AN TAL BẠN QUẦN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN NGHI LỘC SI
3.1 Mục tiêu của Ban QLDA ĐTXD huyện Nghĩ Lộc trong công tác quản lý
Trang 63.2.4 Hoàn thiện bộ máy quản lý và nguồn nhân lực của Ban quản lý dự án
3.2.5 Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý dự án của Ban QLDA
3.3 Một số kiến nghị đối với UBDN huyện Nghỉ Lộc và UBDN tính Nghệ An 62
3.3.1 Kiến nghị với UBND huyện Nghĩ Lộc 6
3.3.2 Một số kiến nghị với UBND tỉnh Nghệ An 62 KẾT LUẬN
Trang 7DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐÔ
Sơ đồ 1.1: Chu trình 3 giai đoạn đầu tư xây dựng QSSnSSnneseevee 6
Sơ đô 1.2 Quá trình quản lý chất lượng DA (Nguồn: Internet) 13 Sơ đồ 1.3 Quá trình quản lý thời gian và tiền độ (Nguồn: Internet) 15
So d6 1.4 Qua trình quản lý chỉ phí dự án (Nguồn: Internet) - 2s 22252 18
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chire ban QLDA DTXD huyện Nghi Lộc 30 Sơ đồ 2.2 Quy trình tô chức đấu thầu ở ban quản lý đự án - 2 s2 35
Trang 9TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
RKHKKKEKKKKKEKRKKKKKKKKKKE
NGUYEN HONG LINH
CONG TAC QUAN LY DU’ AN
CUA BAN QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG HUYEN NGHI LOC, TINH NGHE AN
Chuyén nganh: QUAN TRI DOANH NGHIEP
TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU LUAN VAN THAC SI
HA NOI - 2018
Trang 10TOM TAT KET QUA NGHIEN CỨU LUẬN VĂN
Lý do chọn đề tài
Dự án là một tập hợp các hoạt động cần thiết dé tác động vào các nguồn lực
hữu hạn, nhằm đạt được một mục tiêu xác định
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là khâu then chốt quyết định hiệu quả đầu tư
Hơn nữa, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc là đơn vị quản lý nhà nước về các dự án công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở cấp huyện mới được thành lập năm 2014, phạm vi quản lý lại khá rộng nên yêu cầu về hoàn thiện công tác quản lý dự án của ban càng cấp thiết hơn
Do vay, dé tai nghiên cứu: “Công (ác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đâu
tư xây dựng huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Mục tiêu của đề tài
- Hệ thông hóa lý luận về quản lý dự án đầu tư xây đựng công trình
- Phân tích thực trạng tìm ra những tôn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các dy án đầu tư xây dựng công trình - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý các dự án của Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2015-2017
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Các phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh, phương pháp tông hợp, phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát
thực tế.
Trang 11Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu thống kê, báo cáo các Dự án đầu tư, Hồ sơ, công tác quản lý dự án đầu tư Công trình xây dựng diễn ra trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2017
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày theo kết cấu 3 chương
Chương l1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý của Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Trong Chương 1: Tác giả đưa ra Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1 Dự án đầu tư xây dựng: Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn đề tiến hành hoạt động đê xây dựng mới, sữa chữa, cải tạo công trình xây dựng
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vu trong
thời hạn và chi phí xác định
Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Dự án đâu tư xây dựng được phân loại theo nhiều tiêu chí, trong đó tiêu chí quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng được sử dụng tương đối phó biến ở nước ta hiện nay
Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng có 3 giai đoạn gồm chuân bị dự án,
thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Trang 12Vai trò của dự án đầu tư xây dựng
Tác giả nêu những vai trò chủ yếu của dự án đầu tư xây dựng đối với đời
sông và sự phát triên của xã hội
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Khái niệm quản lý dự án dau tư xây dựng
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và
giám sát quá trình phát triên của dự án Mục tiêu của quản lý dự án:
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự
án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt
và theo tiến độ thời gian cho phép
Tác dụng của quản lý dự án:
- Liên kết tất cả các hoạt đông các công việc của dự án
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm
quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đôi hoặc điều kiện không dự đoán được Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan đê giải quyết những bất đồng
- Tao ra san pham và dich vụ có chất lượng cao hơn
Các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng, phân biệt Ban QLDA của
Chủ đâầu tư và Ban QLDA của nhà thâu:
Tác giả nêu những nội dung chính của công tác quản lý dự án, trong đó có so sánh và phân biệt nội dung quản lý dự án của Chủ đầu tư và quản lý dự án của các Nhà thâu
1.3 Các yếu tố ảnh hướng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Các nhân tố khách quan + Cơ chế quản lý của Nhà nước
+ Các yếu tô về thị trường: bao gồm giá cả lạm phát, lãi suất, khách hàng
Trang 13+ Các yếu tô về điều kiện tự nhiên liên quan đến thời tiết, thiên tai
Các nhân tô chủ quan
+ Năng lực của Chủ đầu tư; Sự ủng hộ của cơ quan quản lý cấp trên + Bô máy quản lý dự án
+ Các công cụ quản lý dự án
+ Thông tin thu thập được
1.4 Yêu cầu và các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình
Yêu cầu chung
- Đầu tư phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí;
- Phương thức quản lý đầu tư phải phù hợp, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước;
- Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư;
- Phân định rõ quyên hạn, trách nhiệm của tô chức, cá nhân, có ché tai cu thé
trong từng khâu của quá trình đầu tư
Cúc tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác QLDA ĐTXD:
- Đạt được mục tiêu dự kiến của dư án
- Đảm bảo thời gian
- Không sử dụng quá nguôn lực của dự án
- Các đầu ra của dự án đạt chất lượng dự kiến;
- Ánh hưởng tốt của dự án tới môi trường.
Trang 14Trong Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý dự án của Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng huyện Nghỉ Lộc, tỉnh Nghệ An
2.1 Giới thiệu tổng quan về Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Nghỉ Lộc
Lich sw ra doi cua Ban quan lý dự án ĐTXD huyện Nghỉ Lộc
UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Đề án thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc tại Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 29/5/2014
Ngày 19 tháng 6 năm 2014, Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc đã ra Quyết định số 1018/QĐ-UBND vẻ việc thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
huyện Nghi Lộc
Chức năng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghỉ Lộc
Là đơn vị trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND huyện
Nghỉ Lộc:
Có chức năng giúp UBND huyện quản lý các dự án đầu tư xây dựng do
UBND huyện quyết định đầu tư đồng thời làm chủ đầu tư khi được UBND huyện ủy quyên;
Có tư cách pháp nhân, con dầu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghỉ Lộc
Tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc các nguồn ngân
sách và các nguồn vốn hợp pháp khác do UBND huyện Nghi Lộc làm chủ đầu tư
theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật
Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lýdự án ĐTXD huyện Nghỉ Lộc
Ban QLDA ĐTXD huyện gồm Lãnh đạo ban: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám
đốc: các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ: Bộ phận Kế hoạch - Kỹ thuật, Bộ phận
Kế toán - Tài vụ
2.2 Khái quát về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc
Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Nghi Lộc là các
công trình chủ yếu phục vụ dân sinh như trụ sở, trạm y tế, đường sá và các công
Trang 15vi
trình thủy lợi phục vụ cho công tác nông nghiệp Đa số đều là các dự án quy mô nhỏ
có giá trị xây lắp dưới 20 tỷ đồng được trải đều trên khắp địa bàn huyện
2.3 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng tại
Ban quản lýdự án đầu tư xây dựng huyện Nghỉ Lộc
Công tác lựa chọn nhà thâu và hợp đông xây dựng
Mặc dù đã có gắng thực hiện đúng các quy định nhưng do điều kiện tiếp cận
thông tin và năng lực của các cán bộ Ban làm công tác lựa chọn nhà thầu còn nhiều hạn chế nên công tác lựa chọn nhà thầu của một số dự án ở Ban vẫn còn tôn tại nhiều van dé
Công tác quản lý chất lượng dự án
Đến nay, công tác quản lý chất lượng ở Ban QLDA ĐTXD huyện Nghi Lộc
được thực hiện khá tốt Một số hành vi có tình làm sai lệch so với thiết kế của nhà
thầu đã bị cán bộ kỹ thuật của Ban kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời
Công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án
Một số dự án vẫn xảy ra tình trạng chậm tiến độ kéo đài Nguyên nhân chính
là do khó khăn về nguồn vốn và sự chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng
Công tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng
Một số dự án xảy ra tình trạng phát sinh, phải xin điều chỉnh tông mức đầu tư
2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng huyện Nghỉ Lộc Những kết quả đạt được
Thứ nhất, chất lượng các công trình xây đựng luôn đạt yêu cầu kỹ thuật đặt ra
Thứ hai, đã có sự phối hợp hoạt động tương đối chặt chẽ và hợp lý với các cơ
quan liên quan
Thứ ba, công tác GPMB được quan tâm đúng mức
Những hạn chế
*Công tác đầu thâu
Công tác đấu thầu ở Ban QLDA ĐTXD huyện Nghi Lộc vẫn tồn tại một số
hạn ché, nhất là trong công tác lập hồ sơ mời thầu và trong khâu xét duyệt hồ sơ dự thầu tuyên chọn nhà thâu trúng thầu
Trang 16vil
*Han chế về tiễn độ thực hiện các dự án
Mặc dù chưa có dự án xảy ra hiện tượng chậm tiền độ quá nghiệm trọng, tuy
nhiên tình trạng chậm tiến độ các gói thầu là phô biến
* Quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng
Công tác quản lý chỉ phí có hạn chế từ bố trí nguồn vốn cho các dự án
*Chat lượng nguồn nhân lực
Tuy nhiên, nguồn nhân lực của Ban QLDA ĐTXD huyện Nghỉ Lộc hiện nay còn thiếu xét cả về số lượng và chất lượng
*Các quy định, văn bản pháp lý của Nhà nước
Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quá trình QLDA, cac thủ tục hành chính liên quan còn khá rườm rà và hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật chưa cao
*Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý dự án
Cơ sở vật chất, kỹ thuật còn sơ sài, thiếu thốn, khó có thể ứng dụng các công
nghệ tiên tiến
*Sự phối hợp giữa các Ban, ngành và địa phương
Sự phối hợp của Ban với một số cơ quan, tô chức mới mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả
Trong Chương 3: Tác giả đưa ra Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghỉ Lộc, tỉnh Nghệ An 3.1 Mục tiêu của Ban QLDA ĐTXD huyện Nghỉ Lộc trong công tác quản lý
dự án
Ban QLDA ĐTXD huyện Nghỉ Lộc đặt ra mục tiêu không ngừng nâng cao chất
lượng và đây mạnh tiến độ công tác QLDA đầu tư, tăng cường hỗ trợ UBND huyện thực hiện thành công các dự án đầu tư khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Trang 17- Cần đưa ra các tiêu chí cụ thê trong việc xác định các dự án, công trình
được áp dụng theo phương thức chỉ định thầu
- Nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng Hoàn thiện công tác quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án
Ban QLDA ĐTXD huyện Nghi Lộc cần thực hiện đồng bộ các giải pháp
hoàn thiện công tác GPMB và công tác quản lý tiến độ thi công, vì đây là hai khâu trọng yếu có ảnh hưởng đến tiễn độ của dự án
Hoàn thiện công tác quản lý chỉ phí dự án
Cán bộ quản lý chỉ phí ở Ban cũng cần phải cập nhật thường xuyên các biến động về giá cả và tỉ giá trên thị trường, kịp thời nắm bắt những phát sinh và có
phương án xử lý hợp lý đê chỉ phí thực tế không vượt ra ngoài dự toán
Có các biện pháp hiệu quả đôn đốc nhà thầu nhanh chóng hoàn thiện các hồ
sơ thanh toán mặt khác, về phần mình Ban QLDA ĐTXD huyện Nghi Lộc cần
hoàn tắt nhanh chóng các thủ tục cần thiết để chuyên hồ sơ thanh toán của nhà thầu đến các đơn vị cấp vốn
Hoàn thiện bộ máy quản lý và nguén nhân lực của Ban quan ly du án DTXD huyén
Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế tuyên dụng nhân sự theo một quy trình công khai, minh bạch, đảm bảo tuyên được đúng người vào đúng vị trí phù hợp
Tăng cường đào tạo nghiệp vụ QLDA cho đội ngũ cán bộ của Ban
Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật phù hợp
Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý dự án cua Ban QLDA ĐTXD huyện Xghỉi Lộc
Kiến nghị với UBND huyện Nghi Lộc cho nâng cấp cơ sở vật chất nhằm
phục vụ công tác quản lý dự án của Ban QLDA ĐTXD huyện Nghi Lộc.
Trang 183.3 Một số kiến nghị đối với LBDN huyện Nghỉ Lộc và LBDN tỉnh Nghệ An Kiến nghị với LBIND huyện Nghi Léc:
Thứ nhất, UBND huyện cần tích cực chỉ đạo Hội đồng bồi thường GPMB
huyện, Ủy ban nhân dân các xã khu vực dự án tập trung giải quyết dirt diém vướng mắc mặt bằng các dự án bản giao cho đơn vị thi công
Thứ hai, UBND huyện cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý của chủ đầu tư theo pháp luật đối với Ban QLDA ĐTXD huyện Nghi Lộc và các dự án do Ban thực hiện quản lý
Một số kiến nghị với LB.VD tỉnh Nghệ An:
Thứ nhất, kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An có phương án bồ trí ngân sách cho các dự án đang thi công dé nhà thầu có kinh phí đây nhanh tiến độ thi công
Thứ hai, có các chính sách đê đảm bảo hiệu quả của dự án đầu tư nhưng đây
nhanh các thủ tục đầu tư.
Trang 19KẾT LUẬN
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng là vấn đề lớn và rất phức
tạp liên quan đến rất nhiều các chủ thê Đề hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình bao gồm rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết một cách đồng bộ
và bài bản, mỗi vấn đề đều có những tác động nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Làm rõ khái niệm, các nội dung của công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng nói chung và quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầngtại Ban
QLDA ĐTXD huyện Nghị Lộc thuộc UBND huyện Nghị Lộc nói riêng trên cơ sở
nghiên cứu các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đự án đầu tư xây dựng của
Nhà nước Việt Nam
- Trên cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
đê phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây đựng các công trình tai
Ban QLDA ĐTXD huyện Nghi Lộc thuộc UBND huyện Nghi Lộc đê thấy được
những tồn tại, những vấn đề còn hạn chế về công tác đấu thầu, công tác tiền độ của
dự án cũng như công tác quản lý chỉ phí của dự án để đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các giải pháp chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến công tác quản lý dự án của chủ đầu tư Các giải pháp đó bao gồm:
I- Hoàn thiện bộ máy quản lý và nguồn nhân lực
2- Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý dự án
3- Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thâu 4- Hoàn thiện công tác quản lý tiễn độ dự án
Š- Hoàn thiện công tác quản lý chị phí dự án.
Trang 20TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN
w % w % % w % W k % % & % W k ` & & %
NGUYEN HONG LINH
CONG TAC QUAN LY DU’ AN
CUA BAN QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG
HUYEN NGHI LOC, TINH NGHE AN
Chuyén nganh: QUAN TRI DOANH NGHIEP
LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH MA NGANH: 8340101
Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TS.VU MINH TRAI
HA NOI - 2018
Trang 21MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Dự án là một tập hợp các hoạt động cần thiết để tác động vào các nguôn lực
hữu hạn, nhằm đạt được một mục tiêu xác định Đề quản lý các hoạt động này nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, từ lâu trên thế giới đã nghiên cứu một môn khoa học đó là khoa học “Quản lý dự án” Bản chất của Quản lý dự án năm trong việc áp dụng
các thành tựu trong nghiên cứu và kinh nghiệm trong thực tiễn đề tô chức, điều phối các nguồn lực hữu hạn một cách có hiệu quả nhất, trong một giới hạn nhất định về
không gian và thời gian nhằm đạt được các mục tiêu của chủ đầu tư đề ra Trong
các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, Dự án đầu tư là loại
hình dự án được xã hội quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là trong xã hội theo cơ chế thị trường là mô hình xã hội phô biến trên thế giới hiện nay Thuật ngữ “Dự án đầu tư
xây dựng công trình” được sử dụng trong các văn bản pháp quy của Việt Nam để chỉ các dự án đầu tư có xây dựng công trình Bản chất của dự án đầu tư là việc tập
hợp các hoạt động có liên quan đến sử dụng các nguồn lực từ nguồn tài chính công do nhà nước quản lý hoặc các nguồn tài chính cúa các thành phần kinh tế vào một
đối tượng cụ the dé tao ra các công trình đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay
công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ văn hóa xã hội,an ninh quốc phòng,
bảo vệ môi trường ở từng địa bàn huyện, tỉnh và quốc gia
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là khâu then chốt quyết định hiệu quả đầu tư Vì vậy, đê đảm bảo hoạt động đầu tư xây dựng có hiệu quả thì việc hoàn
thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày càng chú trọng và có ý nghĩa hết
Sức quan trọng
Hơn nữa, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc là đơn vị quản
lý nhà nước về các dự án công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở cấp huyện, mới được thành lập năm 2014, phạm vi quản lý lại khá rộng nên yêu cầu về hoàn thiện công
tác quản lý dự án của ban càng cấp thiết hơn
Do vậy, dé tài nghiên cứu: “Công tác quản lý dự án của Ban quan lý dự án đâu tư xây dựng huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Trang 222 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hiện nay là vấn đề quan tâm của nhiều chủ thể tham gia và ảnh hưởng tới quá trình Quản trị dự án đầu tư
như: các doanh nghiệp với vai trò là Chủ đầu tư, Nhà nước, các ngân hàng, các tô chức tài chính tín dụng, các tô chức tư vấn Nghiên cứu về công tác Quản lý dự án
đầu tư đã có các công trình nghiên cứu và lý luận theo nhiều chủ đề cũng như các
quá trình hoạt động Quản lý dự án đầu tư Một số nghiên cứu vẻ công tác quản lý
dự án đã có từ nguồn Thư viện của trường và trên mạng internet, nội dung các nghiên cứu đã thực hiện như sau:
- Hoàng Đỗ Quyên (2008), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Đại học Kinh tế quốc dân), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án Công trình
điện Miền Bắc” Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại
Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc, đưa ra những lý luận cơ bản về quản
lý dự án, phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc Đề tài tập trung chủ
yếu vào việc công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án tại các dự án
thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý dự án Đề tài không đi sâu và nghiên cứu
vào giai đoạn chuân bị đầu tư, ra quyết định đầu tư các Dự án
- Tran Thi Hong Van (2005), Luan van thạc sỹ kinh tế (Đại học Kinh tế quốc
dân), “Hoàn thiện công tác quản lý đự án đầu tư của Đài tiếng nói Việt Nam” Đề
tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của đài tiếng nói Việt
Nam, đã đưa ra các cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện về công tác
quản lý dự án tại Đài tiếng nói Việt Nam Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề
tài là vẻ công tác quản lý dự án đầu tư tại một đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực thông tin - truyền thông Đề tài tập trung chủ yêu vào việc phân
tích công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án tại các nhóm dự án do
các đơn vị trực thuộc của Đài tiếng nói Việt Nam làm CĐT Đề tài chưa đi sâu
nghiên cứu vào các hoạt động quản lý dự án của các bộ phận tham mưu, thâm định
của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Trang 23- Lê Tuấn Ngọc (2007), Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh (Đại học Bách
Khoa Hà nội): “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại Tông công ty
Khoáng sản - TKV” Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý dự án tại Tông công ty
Khoáng sản - TKV chủ yếu ở giai đoạn 1996 - 2005 Luận văn tập trung vào nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư của các Ban quản lý dự án của Tông công ty mà
cụ thê là ở 2 Ban quản lý dự án đồng Sin Quyên - Lào Cai và Ban quản lý dự án
nhôm Lâm Đồng, là 2 dự án lớn, có tính chất điên hình của Tổng công ty Khoáng
sản - TKV Phương pháp nghiên cứu của luận văn là thu thập số liệu về tình hình thực hiện các dự án đầu tư của Tông công ty Khoáng sản - TKV từ năm 1995 đến
năm 2006 và tìm hiệu về quá trình thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư của Tông công ty, đồng thời tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo và chuyên viên trực
tiếp quản lý về đầu tư của Tông công ty và các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý
đầu tư xây dựng
Chủ đề luận văn tác giả lựa chọn nghiên cứu không trùng lặp với các công trình đã công bồ và xuất phát tư yêu cầu của thực tiễn ở cơ quan tác giả đang công tác
3 Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Phân tích thực trạng tìm ra những tôn tại, hạn chếtrong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình hạ tầng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý các dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2015-2017
(Cơ quan được thành lập và hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Chủ đầu tư trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình - Chủ yếu là các dự
Trang 24án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng từ nguồn vốn Ngân sách); đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2018-2020
Š Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Các phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh, phương pháp tông hợp, phương pháp thông kê kết hợp với khảo sát
thực tế
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu thống kê, báo cáo các Dự án đầu tư, Hồ sơ, công tác quản lý dự án đầu tư Công trình xây
dựng diễn ra trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2017
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày
theo kết cầu 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận vẻ quản lý đự án đầu tư xây dựng công trình
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý của Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Trang 25CHƯƠNG I
CO SO LY LUAN VE QUAN LY DU AN DAU TU
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1 Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn đê tiền hành hoạt động đề xây dựng mới sữa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chỉ phí xác định Ở giai đoạn chuân bị dự án đầu tư xây đựng, dự
án được thê hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng (Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014)
1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo nhiều tiêu chí, trong đó tiêu chí quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng được sử dụng tương đối phó biến ở nước ta hiện nay
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây đựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, đự án nhóm A, dự án
nhóm B, dự án nhóm € theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công
trình xây dựng khác nhau
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình theo Phụ lục.
Trang 261.1.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây đựng có 3 giai đoạn gồm chuân bị dự án,
thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ
Nghiên cứu cơ Nghiên cứu đự Nghiên cứu dy Tự thấm định
hội đầu tư án tiền kha thi an kha thi dự án
dự toán, dự toán dựng, thiết bị đào tạo cán bộ nghiệm thụ,
Sơ đồ 1.1: Chu trình 3 giai đoạn đầu tư xây dựng
Căn cứ điều kiện cụ thê của dự án, người quyết định đầu tư quyết định việc
thực hiện tuân tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án
và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
1.1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án
Giai đoạn này bao gồm các bước như sau:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
- Tiền hành thăm dò, xem xét để xác định nhu câu; tìm nguồn cung ứng thiết
bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình
thức đầu tư.
Trang 27- Tiến hành điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng
- Lập dự án đầu tư
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến cơ quan có thâm quyền quyết định
đầu tư, tô chức cấp vốn đầu tư và cơ quan chức năng thâm định dự án đầu tư Với những nội dung quan trọng như trên thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai
đoạn tạo tiên đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau (giai đoạn thực hiện đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng) Do đó đối với giai đoạn này
thì mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu là quan trọng nhất, chừng nào còn
thấy phân vân về kết quả nghiên cứu thì chừng đó còn giảnh thời gian để nghiên cứu tiếp
L132 Giai đoạn thực hiện dự án
Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt dự án đầu tư được chuyên sang giai
đoạn tiếp theo- giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước (bao gồm cả mặt nước, mặt biên, thềm lục địa)
- Chuân bị mặt bằng xây dựng
- Tuyền chọn tu van khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình - Phê duyệt, thâm định thiết kế và tông dự toán, dự toán hạng mục công trình
- Tổ chức đấu thầu thi công xấy lắp, cung ứng thiết bị
- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có)
- Ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thâu đã trúng thầu
- Thi công xây lắp công trình
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện các hợp đồng
Đối với giai đoạn này vấn đề quản lý thời gian, chất lượng công trình, chỉ phí công trình là quan trọng nhất, vì việc tô chức quản lý tốt trong từng khâu sẽ giúp
tránh được thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Trang 281.1.3.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác su dung
Sau khi công trình được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt,
dam bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, chủ đầu tư thực hiện công
tác bàn giao công trình cho cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai thác, vận hành công trình với hiệu quả cao nhất
Như vậy các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ hữu cơ với nhau, mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên không đánh giá quá cao hoặc
xem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn
sau Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng chủ đầu tư luôn đóng vai trò quan
trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng
1.1.4 Vai trò của dự án đầu tư xây dựng
Trong chiến lược phát triên kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, mỗi chế độ chính trị thì cơ sở ha tang, trang thiết bị trong toàn nền kinh tế quốc
dân luôn được đánh giá là có tâm quan trọng đặc biệt Dé tao lap duoc co so ha tang
phuc vu tot muc tiéu dat ra thi hoat dong Đầu tư xây dựng giữ vai trò quan trọng thê
hiện ở các nội dung :
- Đầu tư xây dựng là hoạt động chủ yếu tạo dựng các công trình, cơ sở hạ
tầng, tài sản có định phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp xây dựng, phát triển
các ngành, các thành phần kinh tế và phát triên xã hội
- Hoạt động đầu tư xây đựng là hoạt động trực tiếp góp phần làm tăng trưởng
kinh tế và đóng góp trực tiếp vào tông sản phâm quốc dân
- Hoạt động đầu tư xây dựng chiếm hoặc sử dụng một nguồn lực rất lớn của
quốc gia trong đó chủ yếu là vốn, lao động, tài nguyên Do đó, nếu quản lý và sử dụng kém hiệu quả, đầu tư không đúng mục đích sẽ dẫn đến thất thoát vô cùng lớn
- Hoạt động đầu tư xây dựng góp phần thúc đây phát triên công nghệ, đây
nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, góp phân tăng năng suất lao
động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản pham dịch vụ xã hội, cải thiện điều
kiện lao động, môi trường.
Trang 29- Hoạt động đầu tư xây dựng mà sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng
là sản phâm mang tính tông hợp, đầy đủ các ý nghĩa bao gồm ý nghĩa vẻ kinh té,
chính trị, khoa học - công nghệ, xã hội, khía cạnh môi trường, an ninh quốc phòng - Hoạt động đầu tư xây dựng tạo ra cơ cấu kinh tế mới, làm xuất hiện các
ngành sản xuất mới
- Hoạt động đầu tư xây dựng góp phần phân công lao động xã hội một cách
hợp lý, góp phần thúc đây sự tăng trưởng kinh tế va phat trién xã hội
- Qua đầu tư xây dựng cho phép giải quyết hài hoà các mối quan hệ nảy sinh
trong nên kinh tế và trong xã hội như mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát
trién giáo dục, y tế, quốc phòng, phát triên kinh tế giữa trung ương và địa phương,
phát triên kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa
Dự án là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư Đó là là một tập hợp các biện
pháp có căn cứ khoa học có cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kĩ thuật, công
nghệ, tôhức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội đê làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế- xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thê được
Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình
là một tập hợp các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội, có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ, bảo đảm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định (chỉ bao gồm hoạt động đâu tư trực tiếp)
Dự án đầu tư được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước là căn cứ dé
trình duyệt cấp có thâm quyên Khi đã được phê duyệt thì dự án đầu tu là căn cứ xin
cấp giấy phép xây dựng, là căn cứ để chủ đầu tư xem xét cơ hội dự kiến đạt được các
yêu cầu kinh tế xã hội, môi trường và tính hiệu quả của dự án, giúp cho nhà đầu tư quyết định nên hay không nên đầu tư thực hiện dự án đó Những chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô trong dự án đã được phê duyệt đóng vai trò làm mốc khống chế cho các giai đoạn tiếp theo và giúp cho chủ đầu tư thực hiện các công việc theo đúng dự kiến.
Trang 3010
Dự án đầu tư còn có vai trò đặc biệt quan trọng vì thông qua đó Nhà nước có
thê kiêm soát được một cách toàn điện về các mặt hiệu quả tài chính (dự án sử dụng vốn Nhà nước) và hiệu quả xã hội an ninh quốc phỏng
Dự án đầu tư là cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó
giúp cho nhà quản lý có phương pháp thực hiện dự án tốt hơn
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Chú đầu tư
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án là một khoa học về hoạch định, tô chức và quản lý nguồn lực
mang đến sự thành công và đạt được mục đích hay mục tiêu rõ ràng
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và
giám sát quá trình phát triên của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng
thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về
kỹ thuật và chất lượng sản phâm hay dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép
Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động dự án đê đáp ứng các yêu cầu của dự án
1.2.2 Mục tiêu và tác dụng của quản lý dự án
Mục tiêu quản lý dự án:
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự
án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiền độ thời gian cho phép
Tác dụng của quản lý dự án
- Liên kết tat cả các hoạt động, các công việc của dự án
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều
chỉnh kịp thời trước những thay đôi hoặc điều kiện không dự đoán được Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan đê giải quyết những bắt đồng.
Trang 31- Tao ra san pham va dich vu cé chat luong cao hon
1.2.4 Các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Quản lý có tốt, dự án mới có tính khả thi, đem lại hiệu quả cao Việc thành
lập ban quản lý dự án là hết sức cần thiết đối với công tác quản lý Tuy nhiên, nội dung quản lý của ban quản lý của đầu tư và ban quản lý của nhà thầu lại có những điểm khác biệt nhất định, nhằm xác định rõ vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan Điêm khác biệt cơ bản nhất đó là, ban quản lý dự án của chủ đầu tư quản lý bao quát
dự án, còn ban quản lý dự án của nhà thầu có phạm vi quản lý hẹp hơn
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch
công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chỉ phí
đầu tư xây dựng: quản lý an toàn và môi trường xây dựng; quản lý rủi ro và quản lý hệ thống thông tin công trình
Sau đây, ta sẽ đi sâu phân tích và phân biệt nội dung quản lý dự án của nhà
đầu tư và ban quản lý dự án của nhà thầu của nhóm với từng nội dung quản lý dự án
Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn
quản lý dự án thực hiện một phân hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án nêu trên 1.2.4.1 Quan lý về phạm vi, kế hoạch công việc
Phạm vi là một danh sách tất cả những gì dự án phải thực hiện Dự án phải
có một phạm vi được viết ra rõ ràng, nêu không dự án sẽ không bao giờ kết thúc Quản lý phạm vi dự án là việc quản lý nội dung công việc nhằm thực hiện
mục tiêu dự án, nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi và điều chỉnh phạm vi dự án
Lập kế hoạch tông quan cho dự án là quá trình tô chức dự án theo một trình
tu logic, là việc chị tiết hóa các mục tiêu của dự án thành những công việc cụ thê và hoạch định một chương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh
vực quản lý khác nhau của đự án đã được kết hợp một cách chính xác và day du
1.2.4.2 Quan lý về khối lượng công việc
Khối lượng công việc của dự án phải được thực hiện theo khói lượng đã
Trang 32người quyết định đầu tư đề xem xét, quyết định
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở đề thanh toán, quyết toán công trình
Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán
1.2.4.3 Quan ly chat lượng dự án
Cùng với sự phát triên không ngừng vẻ xây dựng cơ sở hạ tầng và nên kinh tế xã hội, cơ chế quản lý xây dựng cũng được đôi mới kịp thời với yêu cầu, do đó
xét về mức độ tông thể của chất lượng dịch vụ và chất lượng công trình không
ngừng đực nâng cao Chất lượng công trình xây dựng tốt hay xấu không những ảnh hưởng đến việc sử dụng mà còn liên quan đến an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân, đến sự ôn định xã hội
Đề đảm bảo yêu cầu đó, hiện nay đã có Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thông việc thực hiện dự
án nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra
Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo
chất lượng Công tác quản lý chất lượng được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, giai
đoạn thiết kế, giai đoạn thi công, giai đoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảo hành
công trình
Các quá trình quản lý chất lượng dự án được thê hiện thông qua sơ do dưới đây:
Trang 3313
1 Dau vao: 1 Dau vao:
1 Đầu vào: - Kết quả của các biện - Kế hoạch quản lý chất
” Mo - san pham pháp quản lý chất lượng lượng
: On 1m oe định | | - Cac chi tiêu vận hành - Xác định các tiêu
- Quy trình đâu ra khác 3 oa
2 Công cụ và kỹ thuật: | | °huân nghiệm thu 2 Công cụ và kỹ thuật: - Công cụ kỹ thuật quản Danh mục các ticu ~ Phân tích chi phí lọ ích lý kế hoạch chất lượng chuân nghiệm thu
- Các tiêu chuân - Biêu mẫu kiểm tra 2 Công cụ kỹ thuật:
- Kinh nghiệm chất lượng - Thanh tra, giám sát,
"HN: ae ak 3 Dau ra: - Biểu do
= Re Rages quae cai - Cải tiến chất lượng - Phân tích xu thế, phân
lượng tích nhân — quả s
Dank hiêm th - Cải thiện chất lượng
~ Dau raven cae Quy - Hoan tat bang nghiém
thu nhu trong danh muc
Sơ đồ 1.2 Quá trình quản lý chất lượng DA (Nguồn: Internet)
Nhằm mục tiêu không đề xảy ra các sự có về chất lượng của công trình xây
dựng từ khi khảo sát xây dựng đến lúc bàn giao công trình vào sử dụng ta đưa ra
chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý dự án là phần trăm công trình không đề xảy ra sự cô chất lượng
Phần trăm công trình không xảy ra sự có chất lượng = 100%: Đạt yêu cầu về
quản lý chất lượng dự án
Phần trăm công trình không xảy ra sự có chất lượng < 100%: Không đạt yêu cầu về quản lý chất lượng dự án
Trang 3414
1.2.4.4 Quản lý tiến độ thực hiện dự án
Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án Đối với công trình thuộc đự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì
tiền độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công
trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ,
biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt
Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo
tiền độ thực hiện hợp đồng xây dựng
Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải
pháp kỹ thuật, công nghệ và tô chức quản lý hợp lý đê rút ngăn thời gian xây dựng
công trình
Đối với các dự án đầu tư xây dựng, công tác quản lý thời gian và tiến độ có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong trường hợp có yêu cầu khắt khe vẻ thời gian
hoàn thành như dự án đầu tư xây dựng công trình ha tang ky thuật khu kinh tế Lĩnh
vực quản lý này chính là cơ sở cho việc quản lý chỉ phí và nguồn lực, đồng thời cũng là
căn cứ để phối kết hợp các bên có liên quan trong việc tô chức thực hiện dự án
Các quá trình quản lý thời gian và tiến độ thực hiện đự án bao gồm các bước công việc được thê hiện thông qua sơ đồ sau:
Trang 3515
2 Sắp xếp các hoạt đôn
hiện hoạt đôn 1 Đầu vào:
1 Đầu vào: - Danh sách hoạt động
- Cấu trúc phân chia đự án | | - Mô tả sản phâm - Danh sách hoạtđộng
- Các thông tin của dự án việc bắt buộc về nguôn lực
tương tự - Các nhân tổ tác động - Khả năng sẵn sàng các
- Những yếu tố ràng buộc bên ngoài nguôn lực
và giả định 2 Công cụ và kỹ thuật: - Thông tim của các dự án trước
2 Công cụ và kỹ thuật: - Phương pháp sơ đô 2 Cong cu và kỹ thuật:
- WBS mang AON - Đánh giá của chuyên gia
- WBS của một số dự án - Phương pháp sơ đò - Đánh giá tông thê, tính
3 Đầu ra: 3 Dau ra: 3 Dau ra:
- Danh sách hoạt động - Biểu đỏ mạng của dự án - Yêu câu nguôn lực thực - Tính toán chỉ tiết hỗ trợ - Cập nhật danh mục hoạt hiện hoạt động
- Cập nhật cầu trúc phân động - Cơ câu phân chia nguôn lực
chia dự án
3 Ước tính thời gian 4 Xây dựng lịch làm 5 Kiểm soát lịch trình dự án
thực hiên hoạt đôn việc 1L Đầu vào:
1 Đầu vào: 1 Đầu vào: - Lịch thực hiện dự án, các báo
-Danh sách hoạt động - Sơ đồ mạng của dự án ướt sod
- Những giả định và yêu - Ước tính thời gian thực _| | Sáo tiên độ, yêu cầu thay đôi ke câu về nguôn lực hiện từng công việc hoạch quản lý thời gian
- Khả năng sẵn sảng các - Yêu cầu về nguồn, mô tả 2 Công cụ và kỹ thuật:
a - Những yêu tô han che, gid | | - Hệ thống kiểm soát những thay -Thông tin của các định La ta) oe
dựántrước 2 Công cụ và kỹ thuật: vo
- Đánh giá của chuyên gia thời gian thực hiện dự án phân mêm quản lý dự án
- Đánh giá tông thê, tính - Phân mềm quản lý dự án 3 Đầu ra:
hiện hoạt động các nguôn lực yêu cầu - Các bài học kinh nghiệm
Trang 3616
Thứ nhất là mức đạt được số hạng mục đưa vào sử dụng trong kỳ Phương hướng hoạt động và mục tiêu mong muốn đạt được trong tương lai chính là căn cứ
dé đánh giá chỉ tiêu này
Thứ hai là chi tiêu sai khác tiền độ: SV=EV-PV Trong đó: - SV: sai khác tiến độ
- EV: tiền độ thực tế - PV: tiền độ kế hoạch
SV>0: vượt tiền độ; SV<0: chậm tiền độ: SV=0: đạt tiền độ
1.2.4.5 Quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng
Quản lý chỉ phí dự án là quá trình quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán (dự toán); quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chì phí đầu tư xây dựng công trình; hay nói cách khác, quản lý chỉ phí dự án là quản lý chỉ phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt tông
mức đầu tư Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế
chi phi
Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chỉ phí cần thiết để xây dựng
mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng Chi phí đầu tư xây dựng
công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước
Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây đựng công trình phải đảm bảo mục
tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường và được quản lý theo Nghị định số
32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ
Khi lập dự án phải xác định tông mức đầu tư đề tính toán hiệu quả đầu tư và
dự trù vốn Chỉ phí dự án được thê hiện thông qua tông mức đầu tư
Tông mức đầu tư của đự án đầu tư xây dựng công trình (TMĐT) là toàn bộ
chi phí dự tính đê đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là
Trang 3717
cơ sở đề chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công
trình Tông mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư
xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật, tông mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công
Tông mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng: chỉ phí thiết bị; chỉ phí bồi
thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chỉ phí quản lý dự án; chỉ phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng
Quản lý chỉ phí dự án xây dựng được thực hiện trong tất cả các giai đoạn
khác nhau của chu trình dự án Trong mỗi giai đoạn cụ thê, quản lý chỉ phí lại có vai
trò khác nhau và được thực hiện khác nhau
Các quá trình quản lý chi phí đự án được thê hiện ở sơ đô sau:
Trang 38- Dự toán chi phi - Thuyết minh chi
- Nguồn vốn 2 Công cụ và kỹ
thuật
- Các phương pháp và kỹ thuật lập ngân sách
- Bảng biểu - Sơ đồ 3 Đầu ra - Mức ngân sách
được phê duyệt va
tiền độ huy động vốn, kế hoạch giải ngân
- Kê hoạch ngân sách
- Báo cáo kết quả thực hiện theo tiền độ
- Kế hoạch quản lý chỉ phí
- Các yêu cầu thay đôi 2 Công cụ và kỹ thuật
- Hệ thống kiểm tra thay đôi chi phí
- Đo lường kết quả
thực hiện
- Quản lý giá trị thu
được
- Máy tính 3 Đầu ra
- Dự toán chi phí sửa đôi
- Ngân sách cập nhật - Các hoạt động điều
Trang 3919
Một trong các công cụ đề kiểm soát chỉ phí là dùng phương pháp quản lý giá
trị thu được EVM EVM là một công cụ quản lý dự án dựa trên sự kết hợp thời gian và chỉ phí bằng cách so sánh giữa giá trị thực hiện với giá trị kế hoạch tại mỗi mốc
thời gian trong quá trình thực hiện dự án dé đánh giá mức độ thực hiện dự án, điều
chỉnh kế hoạch và dự kiến thời gian cũng như chỉ phí cho việc hoàn thành dự án
EVM có khả năng kết hợp đo lường cả 3 yếu tô là phạm vị, tiến độ và chi phi
Chỉ tiêu đánh giá về quản lý chỉ phí theo phương pháp EVM là giá trị sai
khác về chỉ phí: CV=EV-AC
Trong đó EYV là giá trị thu được của dự án, AC là chi phí thực tế tính cho thời
điểm hiện tại
Giá trị sai khác về chỉ phí CV > 0 thì tiết kiệm chỉ phí, công tác quản lý chỉ
phí là vượt yêu cầu
Giá trị sai khác về chi phí CV < 0 thì vượt chỉ phí, công tác quan lý chi phí là không đạt yêu câu
Giá trị sai khác về chỉ phí CV = 0 thì đúng kế hoạch chỉ phí, công tác quản lý chỉ phí là đạt yêu cầu
1.2.4.6 Quan lý an toàn lao động, môi trường lao động
Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng
Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên
thỏa thuận
Các biện pháp an toàn, nội quy vẻ an toàn phải được thê hiện công khai trên
công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên
công trường phải bó trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn
Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường
xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường Khi xảy ra sự
có mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới
được tiếp tục thi công Người đề xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi
Trang 4020
quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phô biến các quy
định về an toàn lao động Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động Nghiêm cắm sử dụng người lao
động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn vẻ an toàn lao động
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đây đủ các trang thiết
bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng
lao động trên công trường
Nhà thâu thi công có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm
nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Đối với công trường của nhà thầu có tông số lao động trực tiếp đến dưới 50 người
thì cán bộ kỹ thuật thi công có thê kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Đối với công trường của nhà thầu có tông số lao động trực tiếp từ 50 người trở lên thì phải bó trí ít nhất 1 cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ sinh lao động:
- Đối với công trường của nhà thầu có tông số lao động trực tiếp từ 1000 người trở lên thì phải thành lập phòng hoặc ban an toàn, vệ sinh lao động hoặc
bồ trí tối thiêu 2 cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi
trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thai và thu đọn hiện trường Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp
bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định
Trong quá trình vận chuyên vật liệu xây dựng, phề thải phải có biện pháp che
chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường
Nhà thâu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiêm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiêm tra giám sát
của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan