ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐINH VĂN PHÚC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
ĐÓI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN 'THÀNH PHÓ KON TUM, TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THAC Si KINH TE PHAT TRIEN 2016 | PDF | 116 Pages
buihuuhanh@gmail.com Da Ning - Nam 2016
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Văn Mỹ
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Dinh Van Phúc
Trang 4MO DAU 1 Tính cấp
tủa đi
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
.4 Phương pháp nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài
6 Kết cấu luận văn
2 2 a2
3 3 3 7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu oven _ CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN ve QUAN LY THUE DOI VOI HQ KINH DOANH
1.1 TONG QUAN VE QUAN LY THUE DOI VOI HO KINH DOANH 1.1.1 Một số
1.1.3 Vai trò của quản lý thuế
1.2 NOI DUNG QUAN LY THUE DOI VOI HO KINH DOANH
1.2.1 Công tác lập, giao và thực hiện dự toán
1.2.2 Tổ chức thực hiện quy trình quản lý thuế 1.2.3 Giám sát tuân thủ pháp luật thuế
1.2.4 Tuyên truy
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUÊ
DOI VỚI HỘ KINH DOANH
Trang 5HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHO KON TUM, TINH
2.14 ô chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý thu
2.2 THUC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUÉ ĐÓI VỚI HỘ KINH
DOANH TAI CHI CUC THUE THANH PHO KON TUM 2.2.1 Công tác lập, giao và thực hiện dự toá:
2.2.2 Tổ chức thực hiện quy trình quản lý thuế
2.2.3 Giám sắt tuân thủ pháp luật thuế
2.2.4 Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thu
2.3 DANH GIA CHUNG VE CONG TAC QUAN LY THUE DOI VOI HO KINH DOANH TAI THANH PHO KON TUM
2.3.1 Những thuận lợi, khó khăn, áp lực trong QLT đi 2.3.2 Kết quả đạt được
2.3.3 Những hạn chế
2.3.4 Nguyên nhân
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CONG TAC QUAN LY THUÊ
DOI VOI HO KINH DOANH TẠI THÀNH PHÓ KON TUM
3.1 NGHIÊN CỨU CÁC ĐIÊU KIỆN TIÊN ĐỀ
3.1.1 Chủ trương, chính sách phát triển hộ kinh doanh
a những hạn chế sec 66
3.1.2 Mong muốn của hộ kinh doanh về công tác quản lý thuế
Trang 63.3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUÊ:
BOI VGI HKD TREN DIA BAN THÀNH PHÓ KON TUM 3
3.4.3 Kiến nghị Cục Thuế tỉnh 3.4.4 Kiến nghị UBND thành phụ KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KET LUA!
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
QUYET DINH GIAO DE TAI LUAN VAN (Ban sao) PHY LUC
Trang 7
BVMT: CCT: cor: CLCCHTT: DIPL: DT: DTPD: DKKD: ĐTNT: DVT: GTGT:
HC-NS-TV-AC:
HĐND: HĐTVT: HKD: KBNN: KK-KTT: KTNB: LXP: LLLĐ: MB: NHTM: NSNN: NNT:
QLT:
Bảo vệ môi trường Chỉ cục Thuế Cơ quan thuế
Chiến lược cải cách hệ thống thuế
Dự toán pháp lệnh Dự toán
Dự toán pl
Đăng ký kinh doanh Đối tượng nộp thuế Don vi tinh
Liên xã, phường Lực lượng lao động Môn bài
Ngân hàng thương mại Ngân sách Nhà nước Người nộp thuế Quản lý thuế
Trang 8TC-KH: THNVDT: TNCN: TN: TTDB: TTHT: UBND: UNT:
UTH:
Tài chính - Kế hoạch
Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán Thu nhập cá nhân
Tài nguyên
Tiêu thụ đặc biệt
Tuyên truyền, hỗ trợ Ủy ban nhân dân
Ủy nhiệm thu
Ước thực hiện
Trang 9thuế LXP tại khu vực Tây Nguyên năm 2014
2.6 Dự toán thuê HKD giai đoạn 2013-2015 40
2.7 Tình hình biên động HKD giai đoạn 2012-2015 44
2.8 Tình hình quản lý HKD tại Chi cục Thuê thành phô 46 2.9 Kết quả khảo sát doanh thu HKD năm 2015 48
310 Tình hình nộp tờ khai thuê GTGT và TNCN của 49 HKD
2.11 Kết quả tính thuê phải nộp của HKD 50 2.12 | Tình hình nợ và cưỡng chê nợ thuê của HKD 54 2.13 | Tình hình miễn, giảm thuê của HKD 56 2.14 | Tình hình kiêm tra thuê tai tru so HKD 58
2.15 Các hình thức hỗ trợ người nộp thuê 60
Trang 10
22 Quy mô HKD tại tỉnh Kon Tum 36
2.3 Tình hình thực hiện dự toán thuê HKD 42
2.4 Cơ câu thuê của HKD trong tông thuê 44
Trang 11
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là một trong những chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và
Nhà nước ta Đặc biệt, trong nên kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, thuế là
một công cụ quan trọng dùng để điều tiết vĩ mô nên kinh tế, góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế, phát triên kinh tế hài hòa giữa các vùng, các ngành, đảm bảo bình đăng giữa các thành phân kinh tế
Thông qua công cụ thuế, Nhà nước không chỉ quan tâm tăng thu cho ngân sách mà còn chú trọng nuôi dưỡng nguôn thu nhằm tạo điều kiện cho các tô chức, cá nhân mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phan phat trién kinh té - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động và từ đó đóng góp tăng thu cho ngân sách Nhà nước
Quản lý thuế là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà
nước về kinh tế vì thông qua đó nguồn thu NSNN được hình thành, đảm bảo
cho nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước Vì vậy, công tác quản lý thuế luôn nhận
được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước và của toàn xã hội
Trong những năm qua, công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại
Chi cục Thuế thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã được chú trọng, qua đó đã góp phần đảm bảo ôn định nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Tuy nhiên,
khu vực hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Kon Tum có số lượng lớn, đối
tượng kinh doanh thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, ý thức chấp hành
pháp luật về thuế chưa cao nên có hiện tượng kê khai sai số thuế phải nộp
trồn thuế, nợ thuế dai đăng của một bộ phân hô kinh doanh Bên cạnh đó, hiện nay chính sách thuế đối với hộ kinh doanh còn nhiều bắt cập, công tác quản lý thuế của cơ quan thuế chưa được chú trọng nên chưa khai thác hết tiềm
năng về thuế đối với khu vực này.
Trang 12kinh doanh, góp phần hoàn thiện chính sách thuế và đây mạnh cải cách hành
chính trong lĩnh vực thuế, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế
đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Kon Tum, tinh Kon Tum”
làm luận văn thạc sỹ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề cơ bản về quản lý thuế đối với HKD
- Phân tích, đánh giá thực trạng từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với HKD trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với HKD trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thuế đối với HKD trên địa bàn thành phó Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Phạm vì nghiên cứu:
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài không đi sâu phân tích cụ thê từng sắc thuế, số thuế theo từng ngành nghè kinh doanh mà chủ yếu tập trung đánh giá,
phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với HKD nộp thuế theo phương
pháp ôn định thuế (phương pháp khoán) trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp định tính: thu thập tài liệu, nghiên cứu thực tế, xây dựng
cơ sở lý thuyết và đánh giá thực tế.
Trang 13- Kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số đề tài
khoa học, giáo trình, tài liệu có liên quan đến công tác quản lý thuế
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài
Luận văn kế thừa các công trình nghiên cứu trong nước và có những
đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như sau:
- Luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận và thực tiễn
về công tác quản lý thuế đối với HKD
- Qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với HKD
trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa
bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum trong thời gian đến Do đó, Luận văn có thê sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, áp dụng cho
công tác quản lý thuế đối với HKD trên địa bàn
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gôm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý thuế đối với HKD trên địa bàn
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với HKD
trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
7 Tông quan tài liệu nghiên cứu
Lĩnh vực quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với HKD nói riêng
có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bó, có thê nêu một số công
trình nghiên cứu điện hình như sau:
Trang 14Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Thùy Dương (2011) Luận án đã hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về quản lý thuế; sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp hệ thống, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, phân tích định lượng và phương pháp chuyên gia để phân tích,
đánh giá thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2009, những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến công tác quản lý thuế ở nước ta, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- “Pháp luật quản lý thuế trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam - Những van dé lý luận và thực tiển” Luận án tiến sĩ luật học của Vũ Văn
Cương (2012) Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý thuế, pháp luật QLT trong nên kinh tế thị trường và những yêu cầu đặt ra đối với
pháp luật QUT ở Việt Nam; đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật QLT trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam thông qua các
phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, tiếp cận lịch sử, phân tích, so
sánh, thống kê, tổng hợp Qua đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật
nhăm nâng cao hiệu quả QLT trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam
- “Đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại
Chỉ cục Thuế Quận |”, Luan van thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Thanh Xuân
(2011) Bằng phương pháp định tính, định lượng; phỏng vấn đại diện lãnh đạo
và cán bộ một số đội thuế, khảo sát ý kiến người nộp thuế; đẻ tài đi sâu
nghiên cứu các hình thức tuyên truyền hỗ trợ về thuế, đánh giá kết quả công
tác tuyên truyền hỗ trợ và mức độ hài lòng của người nộp thuế tại Chỉ cục
Thuế Quận 1, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thué tại Chỉ cục Thuế Quận I.
Trang 15Nguyễn Công Thạch (2012) Luận văn đã hệ thống những vấn đẻ lý luận về
thuế, quản lý thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với HKD; sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích, thống kê, so sánh, tông hợp và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu có liên quan đề phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý
thuế HKD cá thể tại Chi cục Thuế huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai theo các
nhóm nội dung: quản lý các thủ tục hành chính thuế, công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế và quản lý quy trình thu thuế Từ đó chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể, nguyên nhân của những hạn chế để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
thuế đối với HKD cá thê trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
- “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế
tại Cục Thuế tỉnh Hà Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Văn Dang
(2014) Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về hoạt động thanh
tra, kiêm tra thuế ở nước ta; sử dụng các phương pháp: kỷ thuật quản lý rủi ro, đối chiếu, so sánh, tông hợp đê tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng công
tác thanh tra, kiêm tra người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2011-2013, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang trong những năm tiếp theo
- “Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuê
Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Hoàng Văn Hải (2014) Đề tài
nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu: thu thập dữ liệu, tông hợp
thông tin và xử lý số liệu dé phan tích các khoản nợ thuế theo từng nhóm đối
tượng, từng sắc thuế và theo loại nợ: phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến
Trang 16và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2009-2013 Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng các khoản nợ đã đề ra một số
giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- “Hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Đặng Thị Thùy Trang (2015) Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và nêu lên
những kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thuế đối với HKD cá thê: sử dụng các phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng duy vật lịch sử, lý luận kinh tế chính trị học của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, phân tích, tông hợp, so sánh, thống
kê, nghiên cứu tài liệu và chuyên gia Phần đánh giá thực trạng quản lý thuế
đối với HKD cá thê trên địa bàn huyện Qué Võ, tỉnh Bắc Ninh luận văn đi sâu
phân tích việc thực hiện quy trình quản lý thuế và bộ máy quản lý thuế, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế
đối với HKD trên địa bàn huyện Quế Võ, tinh Bac Ninh
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều có mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau, đã đề cập đến công tác
quản lý thuế Tuy nhiên, chưa có một đề tài nghiên cứu nào về công tác quản ly thuế đối với HKD trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum Vì vậy,
đề tài nghiên cứu này là cần thiết và có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận
lan thực tiễn.
Trang 17MOT SO VAN DE LY LUAN VE QUAN LY THUE DOI VOI HO KINH DOANH
1.1 TONG QUAN VE QUAN LY THUE DOI VOI HO KINH DOANH
1.1.1 Một số khái niệm
a Khái niệm về thuế
Thuế là một bộ phan cua cai của xã hội được tập trung vào quỹ NSNN,
theo đó các thê nhân, pháp nhân phải chuyên giao bắt buộc một phần của cải của mình cho Nhà nước mà không gắn với bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả lợi ích tương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trải các chỉ phí duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước và chi phí công cộng đem lại lợi ích chung cho cộng đồng [24]
b Khái niệm quản lý thuế
Thuế là nguôn thu chủ yếu của NSNN Đề thu được thuế, Nhà nước đã
thê chế hóa yêu cầu bắt buộc đóng góp nguôn lực tài chính cho NSNN đối với
các thê nhân, pháp nhân Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp
luật về thuế (gọi chung là chính sách thuế) quy định cụ thê cơ sở chịu thuế,
cách xác định nghĩa vụ thuế; trường hợp được ưu đãi thuế; miễn, giảm thuế và
trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế; đồng thời quy định
trách nhiệm của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế
Theo giáo trình QLT (thuế 2) của Trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh (2012) thì: QLT là khâu tô chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong CQT, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế để ngày một nâng cao chất
lượng cũng như hiệu quả thu cho NSNN, góp phần khuyến khích SXKD phát
triển, thúc đây tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho ĐTNT và phải coi đó như là bôn phận và trách nhiệm của ĐTNT [26].
Trang 18quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật [24]
c Khái niệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
HKD là hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế theo quy định của các Luật thuế hiện hành hoặc/và có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân [25]
Hiện nay, theo quy định của Tong cuc Thué, viéc quan ly thuế đối với HKD do các Chi cục Thuế thực hiện
Từ các khái niệm về thuế, quản lý thuế, hộ kinh doanh trên ta có thê
nêu khai niệm quản lý thuế đối với HKD như sau: Quản lý thuế đối với HKD là việc CCT sử dụng các công cụ cách thức, phương pháp thích hợp tác động
lên HKD nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN
Khái niệm này đã chỉ rõ:
- Chủ thê quản lý thuế đối với HKD là các Chi cục Thuế: - Đối tượng quản lý là HKD;
- Công cụ quản lý thuế đối với HKD là chính sách, pháp luật thuế và
các công cụ khác;
- Cách thức quản lý là hoạt động tô chức, điều hành và giám sát của Chi cục Thuế nhằm đảm bảo HKD chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật
- Phương pháp quản lý gồm có phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục,
- Mục tiêu quản lý là đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN.
Trang 19- Quản lý thuế bằng pháp luật
Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ về thuế của HKD được quy định rõ trong Luật Quản lý thuế Thông qua công cụ pháp luật, nguồn thu từ thuế vào NSNN được tập trung kịp thời, đầy đủ, đúng quy định: đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các HKD
được công bằng, bình đăng
- Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính trong QLT được thê hiện trong pháp luật về thuế và trong các quy trình, thủ tục thu, nộp thuế Phương pháp này đòi hỏi
cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên, ĐTNT phải chấp hành mệnh
lệnh của cơ quan Nhà nước có thâm quyền trong lĩnh vực thuế; nếu không phục tùng hoặc không chấp hành sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
- Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ
Hoạt động QLT là hoạt động đặc thù, có tính kỳ thuật phức tạp, mang tính chuyên môn cao; việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động QLT chủ yêu bằng các quy phạm pháp luật chuyên ngành (Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan) Vì vậy, đòi hỏi công chức thuế phải có
chuyên môn, nghiệp vụ nhất định đê hướng dẫn HKD và thực thi nhiệm vụ
1.1.3 Vai trò của quản lý thuế
- Quản lý thuế nhằm đảm bảo nguôn thu tư thuế được tập trung đây đủ, kịp thời, ôn định, thường xuyên vào NSNN thông qua việc áp dụng các biện pháp quản lý thuế của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật thuế
- Thông qua hoạt động quản lý thuế sẽ phát hiện những bất cập, khiếm khuyết trong cơ ché, chính sách, pháp luật thuế, trên cơ sở đó đề xuất sửa đồi,
bô sung nhằm góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế.
Trang 20- Thông qua hoạt động quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát hoạt động kinh tế - xã hội của các tô chức, cá nhân; từ đó đề ra các chính sách phù
hợp đề điều tiết hoặc khuyết khích hoạt động của các tô chức, cá nhân trong
nên kinh tế theo định hướng của Nhà nước
1.1.4 Nguyên tắc quản lý thuế - Tuân thu pháp luật
Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế; quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh được pháp luật quy định Vì vậy, cơ quan quản lý thuế và hộ kinh doanh phải thực hiện đúng, nếu thực hiện không đúng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Trong quan hệ quản lý, các bên liên quan có thê được lựa chọn những hoạt động nhất định nhưng phải trong phạm vi quy định của pháp luật về quản lý thuế
- Đảm bảo tính hiệu lực
Đề chính sách thuế đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh
tế - xã hội, đòi hỏi hệ thống chính sách, pháp luật về thuế phải đầy đủ, rõ
ràng, phù hợp nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho người nộp thuế tự giác
thực hiện Đông thời, có các chế tài đủ mạnh đề xử lý các hành vì thực hiện
không đúng, không day đủ hoặc không thực hiện nhăm đảm bảo tính hiệu lực
của chính sách thuế
- Dam bao tinh hiệu quả
Hoạt động quản lý thuế được gọi là hiệu quả khi được phát huy tối đa
mọi tác động và tối thiêu các khoản chỉ phí Tối đa mọi tác động của thuế
không chỉ giới hạn ở chỗ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho NSNN, mà còn được
xét xét đến tác động vào mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội do chính sách
thuế mang lại Tối thiểu các khoản chi phí không chỉ bao gồm chỉ phí liên
quan đến hoạt động quản lý thuế của Nhà nước mà còn bao gồm các chỉ phí tuân thủ của người nộp thuế.
Trang 21- Dam béo quyén va loi ích hợp pháp của người nộp thuế
Đối với người nộp thuế, thuế là một khoản chỉ phí mà người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, nhưng cũng có thể là một khoản thu (quyền lợi) từ chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước Vì vậy, nhằm ngăn ngừa hiện tượng lạm thu của cơ quan thuế, hiện tượng tham nhũng của công chức thuế; đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với người nộp thuế đòi hỏi cơ quan thuế và công chức thuế phải thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế
- Đảm bảo tính công bằng
Nguyên tắc công bằng đòi hỏi Nhà nước thu thuế của người nộp thuế phải ở mức hợp lý và không được phân biệt đối xử giữa các đối tượng nộp
thuế với nhau Nếu Nhà nước thu vượt khả năng hoặc phân biệt đối xử về
thuế giữa các ngành nghề kinh doanh, các đối tượng nộp thuế sẽ xảy ra tình trạng trốn thuế, gian lận thuế: điều này không những gây căng thăng trong nên kinh tế mà còn làm tăng chi phí để quản lý thu thuế và làm mắt cân đối giữa các ngành kinh tế
- Đảm bảo tính công khai, mình bạch trong quản lý thuế
Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế phải công
bố công khai cho người nộp thuế biết Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy
định về QLT phải rõ ràng, đơn giản, để hiểu và không quy định những trường
hợp ngoại lệ trong thực thi pháp luật thuế Mọi hoạt động QLT của cơ quan và công chức thuế đều được công dân giám sát để phòng, chống tham nhũng
1.2 NOI DUNG QUAN LY THUE DOI VOI HO KINH DOANH
Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh bao gồm những nội dung
cơ bản như sau: công tác lập, giao và thực hiện dự toán; tô chức thực hiện quy
trình quản lý thuế; giám sát tuân thủ pháp luật thuế; tuyên truyền, hỗ trợ
người nộp thuế.
Trang 221.2.1 Công tác lập, giao và thực hiện dự toán a Lập dự toán
Lập dự toán thuế thực chất là việc tính toán xác định các chỉ tiêu tổng
hợp chỉ tiết về số thu thuế trong năm kế hoạch và các biện pháp đề tô chức thực hiện các chỉ tiêu đó [ 19]
Chi cục Thuế căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của địa phương, của từng ngành và từng lĩnh vực; chính sách, chế độ về thuế áp dụng đối với HKD: hướng dẫn lập dự toán ngân sách của
các cơ quan có thâm quyền; tình hình thực hiện dự toán thuế các năm trước
của HKD; quy mô tốc độ phát triên và kết quả điều tra doanh thu do Chi cục
Thuế thực hiện đối với HKD trên địa bàn; hành vi tuân thủ về thuế của HKD
và khả năng thu của Chi cục Thuế dé lập dự toán, xác định mục tiêu và
phương án thu thuế
b Xét duyệt và giao dự toán
Xét duyệt dự toán là khâu phê chuân tính pháp lý của dự toán Thực
chất đây là công việc trao đôi, phân tích các vấn đề trong dự thảo dự toán giữa
cấp bảo vệ dự toán và cấp có thâm quyền xét duyệt dự toán Việc xét duyệt dự
toán được thực hiện tuần tự từ cấp dưới lên cấp trên [26]
Giao dự toán: Khi dự toán thu thuế đã được Quốc hội thông qua thì dự
toán thu thuê được giao chính thức cho ngành thuế các cấp tô chức thực hiện
Việc giao dự toán được thực hiện tuần tự từ cấp trên xuống cấp dưới [26] Căn cứ vào quyết định giao dự toán thuế của Cục thuế, Chỉ cục Thuế
phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp xây dựng dự toán thu thuế chính thức trình HĐND, UBND cùng cấp quyết định
c Thực hiện dự toán
Thực hiện dự toán thuế là các cách thức, biện pháp tô chức thực hiện
thu thuế của CQT nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu dự toán thuế được giao.
Trang 23Các chỉ tiêu của dự toán thuế năm kế hoạch đã được Quốc hội quyết
định là chỉ tiêu có tính pháp lệnh, được HĐND quyết định là chỉ tiêu có tính phấn đấu Cơ quan thuế có trách nhiệm xây dựng các biện pháp để tô chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu trong dự toán được giao; đây là cơ sở đề
đánh giá kết quả quản lý thuế
d Các chỉ tiêu đánh giá
Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá việc lập, giao và thực hiện nhiệm vụ
thu NSNN của Chi cục Thuế, bao gồm Š§ chỉ tiêu thành phần:
- Tông thu do Chi cục Thuế thực hiện trên tông thu NSNN: Mục đích nhằm đánh giá mức độ đóng góp của ngành Thuế trong việc thực hiện nhiệm
vụ thu NSNN, được tính và phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm Công thức tính:
Tỷ lệ tông thu do CCT thuc _ Tông thu do CCT thực hiện Tin
hiện trên tông thu NSNN Tông thu NSNN
- Tông dự toán thu cla HKD do Chi cục Thuế lập trên ước thực hiện
(ƯTH) thu năm trước liền kè của HKD: Mục đích nhằm Đánh giá công tác
lập dự toán thu ngân sách đối với HKD của Chi cục Thuế, qua đó phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm
Công thức tính:
Tỷ lệ số thu của HKD do CCT lap _ Dự toán thu HKD do CCT lập ` = 00% trên LTH thu năm trước của HKD UƯTH thu năm trước của HKD
- Tổng thu thuế của HKD được giao trên UTH thu năm trước liền kề của HKD: Đánh giá công tác giao dự toán thu ngân sách đối với HKD cho Chi cục Thuế, qua đó phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm
Trang 24- Téng thu thué HKD trên dự toán thu của HKD: Đánh giá công tác lập
dự toán thuế của hộ kinh doanh và năng lực thu thuế của Chỉ Cục Thué đối với
hộ kinh doanh, qua đó phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm Công thức tính:
Tỷ lệ tông thu thuế HKD trên Tổng thu thuế của HKD
dự toán thuế của HKD ~ Dự toán thu thuê của HKD _
- Téng thu thué hé kinh doanh trén tong thu do Chi cuc Thué thuc hién:
Đánh giá mức độ đóng góp vẻ thuế của hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế, qua đó phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm
Công thức tính:
Tỷ lệ tông thu thuế HKD trên Tông thu thuế của HKD
tông thu thuế của CCT ~ Tông thu thuê của CCT cuc
1.2.2 Tổ chức thực hiện quy trình quản lý thuế
Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh là trình tự thực hiện các
bước công việc trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và trách nhiệm thực
hiện các bước công việc đó của các bộ phận thuộc Chi cục Thuế
Trình tự các bước công việc và trách nhiệm của các bộ phận trong quản
lý thuế đối với hộ kinh doanh như sau:
a Quản lý danh bạ hộ kinh doanh
Danh bạ quản lý hộ kinh doanh là danh sách các hộ kinh doanh thuộc
điện quản lý thuế được lập theo từng địa bàn xã, phường, thị trắn hoặc chỉ tiết
theo từng đường, phố, ngõ xóm Danh bạ quản lý hộ kinh doanh được lập
đầy đủ cho tất cả các hộ kinh doanh thực tế có hoạt động kinh doanh (bao
gồm hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký hoặc không phải đăng ký kinh
doanh; hộ kinh doanh có phát sinh tiền thuế phải nộp hay thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN) [25]
Quản lý hộ kinh doanh được thực hiện qua các nội dung:
Trang 25(1) Quản lý hộ kinh doanh mới ra kinh doanh:
Đối với hộ mới ra kinh doanh nếu chưa có đăng ký kinh doanh thì Đội
KK-KTT tham mưu cho Lãnh đạo Chỉ cục Thuế đề phối hợp với các cơ quan,
các ngành, các đơn vị trên địa bàn hướng dẫn hộ kinh doanh làm thủ tục kê
khai đăng ký thuế, sau đó cấp mã số thuế và cập nhật thông tin vào Danh bạ
quản lý hộ kinh doanh đề theo dõi
Trường hợp HKD không có ĐKKD, chưa có mã số thuế, Đội thuế LXP có trách nhiệm phối hợp với HĐTVT xã, phường, cán bộ ủy nhiệm thu (nếu
có) thường xuyên đối chiếu, rà soát địa bàn đề nắm lại các hộ kinh doanh thực
tế đang hoạt động dé đưa vào diện quản lý thuế Đội thuế LXP cấp mẫu tờ
khai đăng ký thuế, hướng dẫn kê khai, thu nộp tờ khai và hồ sơ kèm theo; lập
danh sách chuyên cho Đội KK-KTT để xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế (cấp mã số thuế) và cập nhật bỗ sung Danh bạ quản lý hộ kinh doanh
(2) Quản lý hộ kinh doanh đang hoạt động
Đội thuế LXP phối hợp với HĐTVT xã, phường rà soát địa bàn để
năm tình hình hộ kinh doanh Trường hợp hộ kinh đoanh nộp thuế theo
phương pháp khoán có thay đôi về ngành nghè, địa bàn kinh doanh thì hướng
dẫn hộ kinh doanh lập Tờ khai thay đôi thông tin đăng ký thuế (nếu có) và lập Danh sách gửi Đội KK-KTT đê cập nhật vào cơ sở đữ liệu thông tin đăng ký
thuế, Danh bạ quản lý hộ kinh doanh dé quan ly thu thuế kịp thời
Để đánh giá công tác quản lý HKD (bao gồm hộ có ĐKKD và hộ
không có ĐKKD) ta sử dụng chỉ tiêu: Tỷ lệ số HKD đang quản lý thuế trên tông số HKD đang hoạt động, mục đích nhằm đánh giá hiệu quả công tác
quản lý hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn của Chi cục Thué
Trang 26(3) Quản lý HKD nộp thuế khoán ngừng, nghĩ, bỏ kinh doanh
- Trường hợp hộ có gửi thông báo tạm ngừng, nghĩ kinh doanh và văn
bản đề nghị miễn, giảm thuế thì Đội thuế LXP tiếp nhận, xác nhận và chuyền cho Đội TTHT để cập nhật vào Quy trình TTHT người nộp thuế
Đội TTHT chuyền thông báo và văn bản đề nghị miễn, giảm thuế cho
Đội KK-KTT để cập nhật trạng thái của HKD trên hệ thống đăng ký thuế và
bô sung Danh bạ quản lý HKD; thực hiện trình tự thủ tục miễn, giảm thuế
theo quy định Đội thuế LXP phối hợp với HĐTVT xã, phường rà soát, theo đõi, quản lý HKD trong thời gian tạm ngừng nghỉ kinh doanh và đôn đốc
HKD thực hiện nghĩa vụ thuế khi hết thời hạn tạm ngừng, nghi kinh doanh
- Trường hợp hộ tự ngừng, nghi kinh doanh và không thông báo thì Đội
thuế LXP tiến hành kiêm tra địa bàn, xác minh sự tôn tại, thực trạng của HKD
và lập Danh sách: gửi Đội KK-KTT đề cập nhật thông tin vào hệ thống đăng
ký thuế và Danh ba quan ly HKD đề điều chỉnh, bô sung Số bộ thuế phát sinh
kỳ sau; gửi Đội quản lý nợ đề thực hiện quản lý nợ thuế theo quy định
b Điều tra doanh thu, khai thuế, tính thuế
(1) Điều tra doanh thu
Điều tra doanh thu là một biện pháp nghiệp vụ của CCT nhằm đánh giá
sự sai lệch của doanh thu và mức thuế khoán ôn định với thực tế kinh doanh
của HKD; làm căn cứ đê xây dựng cơ sở dữ liệu giúp cho việc xác định mức thuế khoán kỳ sau được xác đúng hơn Kết quả điều tra doanh thu thực tế không sử dụng đề điều chỉnh lại tiền thuế khoán ôn định trong năm của HKD
được điều tra doanh thu thực tế [25] Trường hợp nếu kết quả điều tra có sự
sai lệch lớn so với số liệu danh thu thực tế thì Chi Cục trưởng CCT xem xét, quyết định điều chỉnh mức thuế khoán và thông báo cho HKD biết
Thành phần tham gia Tô điều tra ít nhất ba (03) công chức thuộc các
đội: Đội THNVDT: Đội KK-KTT và Đội thuế LXP quản lý địa bàn có HKD
Trang 27điều tra Việc điều tra doanh thu phải được lập kế hoạch, tô chức thực hiện và
tông hợp kết quả điều tra phải hoàn thành trước ngày 30/1 1 hàng năm
Chi tiêu đánh giá: Tỷ lệ doanh thu theo điều tra trên doanh thu khoán
của những hộ được điều tra Mục đích của chỉ tiêu nay là đánh giá sự chênh
lệch về doanh thu, qua đó đánh gía mức độ chênh lệch só thuế phải nộp Công thức tính:
Tỷ lệ doanh thu theo điều tra _ Tông doanh thu theo điều tra la“ trên doanh thu khoán Tông doanh thu khoán
hóa đơn chứng từ đề làm căn cứ tính thuế [25]
Đối với hộ nộp thuế khoán ôn định năm, từ ngày 20/11 đến hết ngày 05/12 hàng năm, Đội thuế LXP tô chức phát Tờ khai thuế khoán năm sau cho các HKD, hướng dẫn kê khai, đôn đốc nộp và tiếp nhận Tờ khai thuế của HKD Đối với hộ nộp thuế khoán điều chỉnh, bô sung hàng tháng, Đội thuế
LXP phát Tờ khai cho các hộ mới ra kinh doanh tại địa bàn, hộ thay đôi
phương pháp tính thuế hoặc thay đôi quy mô, ngành nghè, địa chỉ kinh doanh;
hướng dẫn kê khai và đôn đốc thu nộp Tờ khai
Đội thuế LXP thực hiện ghi Số nhận Hồ sơ khai thuế, phân loại hồ sơ, kiểm tra đối chiếu số liệu khai thuế, lập Bảng thông tin thay đôi, bỗ sung và
lưu trữ Tờ khai thuế theo đúng quy định
HKD sử dụng Tờ khai thuế do Đội thuế LXP phát, tiến hành kê khai thông tin; nộp tờ khai thuế cho công chức thuế tại các Đội thuế LXP và tự
chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trong Tờ khai thuế Chỉ
Trang 28cục Thuế tôn trọng việc tự tính toán và kê khai của HKD, đồng thời có biện
pháp giám sát hiệu quả, vừa bảo đảm khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp vi phạm pháp luật thuế
Đề đánh giá công tác kê khai thuế của HKD ta sử dụng 3 chỉ tiêu: - Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp: Đánh giá mức độ
tuân thủ thời gian nộp tờ khai thuế GTGT TNCN của HKD trong nam
Công thức tính:
Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT và Số tờ khai thuế đã nộp mm
TNCN đã nộp Số tờ khai thuê phải nộp
Theo CLCCHTT giai đoạn 201 1-2015 thì tỷ lệ này đạt tối thiêu 90%
- Số tờ khai thuế đúng thời hạn trên số tờ khai thuế đã nộp: Mục đích
nhằm đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế GTGT và
TNCN đúng thời hạn của HKD trong nam Công thức tính:
Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT _ Số tờ khai đã nộp đúng hạn en
và TNCN nộp đúng hạn Sô tờ khai thuê đã nộp
Theo CLCCHTT giai đoạn 201 1-2015 thì tỷ lệ này đạt tối thiểu 85% - Số tờ khai thuế có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp: Mục đích nhăm đánh giá mức độ chính xác trong kê khai thuế của HKD trong nam
Công thức tính:
Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT và Số tờ khai thuế không có lỗi số học
TNCN không có lỗi số học ~ Số tờ khai thuê đã nộp p Theo CLCCHTT giai đoạn 201 1-2015 thì tỷ lệ này đạt tối thiểu 90% (3) Tính thuế
Tính thuế là việc Chi cục Thuế xác định doanh thu và mức thuế phải
nộp hoặc không phải nộp dựa trên tài liệu khai thuế của HKD khoán, cơ sở dữ
liệu của ngành Thué, kết quả điều tra doanh thu thực tế,
Trang 29- Tính thuế đối với hộ nộp thuế khoán ôn định năm:
Đội KK-KTT chủ trì cùng với Đội THNVDT họp với từng Đội thuế LXP để dự kiến doanh thu và số thuế phải nộp của các HKD; xác định các
HKD không thuộc diện phải nộp thuế theo từng địa bàn dựa trên cơ sở số liệu kê khai thuế của HKD, thông tin từ cơ sở dữ liệu của ngành thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế, mức biến động về giá cả theo từng ngành nghé, mat hang, va các yếu tố ảnh hưởng đến thu nộp ngân sách trong năm sau [25]
Đội thuế LXP niêm yết công khai Danh sách HKD và số thuế dự kiến phải nộp: Danh sách HKD thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, thuế
TNCN và Địa chỉ nhận thông tin phản hồi, góp ý về nội dung niêm yết công khai từ ngày 02/01 đến ngày 10/01 hàng năm, tại những nơi thuận lợi như:
Trụ sở UBND xã, phường: trụ sở Đội thuế; tại Ban Quản lý chợ, đê HKD
biết và góp ý: đồng thời phải tô chức họp tham vấn ý kiến của HĐTVT xã, phường về tài liệu niêm yết công khai chậm nhất vào ngày 10/01 hàng năm
Căn cứ vào ý kiến phản hồi của HKD; ý kiến tham vấn của HĐTVT xã, phường: xem xét tình hình SXKD và yếu tô biến động ảnh hưởng đến thu nộp
ngân sách, tỷ lệ sai lệch giữa doanh thu khoán năm trước với doanh thu điều
tra thực tế của các nhóm ngành nghé và cân đối giữa các địa bàn với nhau,
Lãnh đạo Chi cục Thuế chủ trì tô chức cuộc họp với Đội KK-KTT, Đội
THNVDT và các Đội thuê LXP đề duyệt mức thuế khoán ôn định trong năm
nhằm đảm bảo sự khách quan, công bằng tương đối giữa các HKD
Đề đánh giá hiệu quả công tác tính thuế ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tiền
thuế xác định phải nộp tăng thêm so với kê khai: Nhằm đánh giá công tác
chấp hành nghĩa vụ thuế của HKD trong công tác khai thuế Công thức tính:
Tỷ lệ tiền thuế xác Số tiền thuế xác định tăng thêm
= - ~— x — x 100% dinh tang thém Tông số tiên thuê theo kê khai
Trang 30- Tính thuế đối với hộ nộp thuế khoán điều chỉnh, bỗ sung hàng tháng:
Đội thuế LXP căn cứ vào Tờ khai thuế khoán của hộ mới ra kinh
doanh, HKD có thay đổi quy mô, ngành nghẻ, địa chỉ kinh doanh so sánh dữ liệu của ngành Thuế về doanh thu, tiền thuế phải nộp của hộ có cùng quy mô, ngành nghề đang hoạt động trên cùng địa bàn để dự kiến doanh thu và xác định tiền thuế phải nộp của HKD cho các tháng còn lại trong năm [25]
Trên cơ sở đó, tông hợp Danh sách HKD thuộc diện không phải nộp thuế
GTGT TNCN: Danh sách HKD và mức thuế phải nộp chuyên Đội KK-KTT
trước ngày 0Š hàng tháng
Lãnh đạo Chi cục Thuế chủ trì tổ chức cuộc họp với Đội KK-KTT, Đội THNVDT và các Đội thuế LXP dé duyệt mức thay đôi, bô sung ôn định cho
các tháng còn lại trong năm tính thuế
c Thu nộp thuế, nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế (1) Thu nộp thuế
Thu thuế là hoạt động của cơ quan QLT nhằm đảm bảo huy động đầy
đủ, kịp thời số tiền thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật thuế
Nộp thuế là hoạt động của HKD nhăm thực hiện nghĩa vụ thuế của
mình với Nhà nước theo quy định của pháp luật thuế
Thu, nộp thuế là một khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế;
thông qua công tác này có thê đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thuế của cơ quan thuế, đồng thời cho biết ý thức chấp hành nghĩa vụ
thuế của HKD
Theo Quy trình quản lý thuế đối với HKD thì Đội thuế LXP căn cứ vào Số bộ thuế đã được duyệt, thực hiện đôn đốc HKD nộp thuế theo đúng thời
hạn ghi trên Thông báo thuế Việc thu, nộp thuế được thực hiện như sau:
- Trường hợp Chỉ cục Thuế trực tiếp quản lý và thu thuế: Đối với
những HKD tại khu vực trung tâm, nơi có điểm thu thuế của NHTM, KBNN
Trang 31thuận lợi, Đội thuế LXP hướng dẫn, đôn đốc HKD nộp thuế tại Ngân hàng,
KBNN; đối với những HKD tại các xã xa khu vực trung tâm thì công chức
thuộc Đội thuế LXP trực tiếp thu và nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN
theo quy định
- Trường hợp UNT: HKD nộp thuế thông qua nhân viên UNT thì Đội
thuế LXP có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc nhân viên UNT thực hiện công tác thu nộp tiền thuế, báo soát biên lai và theo đõi nợ thuế của UNT
Đội KK-KTT nhận dữ liệu từ Kho bạc và Biên lai thu thuế của công
chức thuộc các Đội thuế LXP hoặc nhân viên UNT đề đối chiếu, theo dõi tình
hình thu nộp
Việc đánh giá hiệu quả công tác thu, nộp thuế được xem xét thông qua chỉ tiêu tỷ lệ tiền thuế đã nộp trên tiền thuế phải nộp: Đánh giá sự tuân thủ của HKD cũng như trách nhiệm của Chi cục Thuế trong công tác thu nộp thuế
Công thức tính:
Tỷ lệ tiền thuế đã nộp Số thuế đã nộp trong năm
trên tiên thuê phải nộp Tông sô thuê phải nộp trong năm
(2) Nợ thuế và cudng ché ng thué
- Tiền thuế nợ của HKD là các khoản tiền thuế và các khoản thu khác
thuộc NSNN do CCT quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là
tiền thuế) nhưng đã hết thời hạn quy định mà HKD chưa nộp vào NSNN
Tiền thuế nợ phải được quản lý chỉ tiết, cụ thê cho từng đối tượng nợ
và được phân loại để quản lý Thuế nợ được phân thành các nhóm: Thuế nợ
đến 90 ngày, thuế nợ từ 91 ngày trở lên, tiền thuế đang khiếu nại, tiền thuế đã
hết thời hạn gia hạn nộp thué, tiền thuế đang chờ xử lý, tiền thuế nợ khó thu và tiền thuế chờ điều chỉnh do sai sót
Đội Quản lý nợ thuế phải xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, phân công
cho công chức quản lý nợ thuế theo địa bàn để đôn đốc, thu hồi nợ.
Trang 32- Cưỡng chế nợ thuế là việc CCT và các cơ quan có liên quan áp dụng
các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với
các trường hợp nợ tiền thuế bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật thuế Các trường hợp bị cưỡng chế thuế bao gồm: NNT nợ tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế (gọi chung là nợ tiền thuế) đã
quá 90 ngày, kê từ ngày hết thời hạn nộp thuế: nợ tiền thuế khi đã hết thời hạn
gia hạn nộp thuế; còn nợ tiền thuế nhưng có hành vi phát tán tài sản, bỏ trồn Đội thuế LXP có trách nhiệm phối hợp với Đội Quản lý nợ thuế thực
hiện đôn đốc cưỡng chế nợ thuế theo quy định
Việc đánh giá nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế được sử dụng các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực thu: Đánh giá hiệu quả quản lý thu nợ
thuế của Chi cục Thuế, ý thức của HKD trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế Công thức tính:
Tỷ lệ tiên thuế nợ với số _ Số tiên nợ thuế của HKD thời điểm 31/12 x 100%
thực hiện thu của HKD Tông thu của HKD trong năm
Theo CLCCHTT giai đoạn 201 1-2015 thì tỷ lệ này không vượt quá 5%
- Tỷ lệ tiền nợ thuế năm trước thu được trong năm nay so với nợ có khả
năng thu tai thời điêm 31/12 năm trước: Đánh giá hiệu quả công tác theo dõi,
đôn đốc thu nợ thuế có khả năng thu nhưng chưa thu được từ năm trước
Công thức tính:
Số tiền nợ thuế của HKD từ năm trước
Tỷ lệ tiên nợ thuê của
thu được trong năm nay
HKD từ năm trước thu = ~ x 100%
Tông số tiên nợ thuê của HKD có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước Theo CLCCHTT giai đoạn 201 1-2015 thì tỷ lệ này đạt tối thiêu 80%
- Tỷ lệ tiền thuế nợ bị cưỡng chế so với nợ khó thu: Nhằm đánh giá
được trong năm nay
hiệu quả thu hồi nợ khó thu của cơ quan thuế.
Trang 33Công thức tính:
Tỷ lệ tiền thuế nợ bị cưỡng Tiền nợ thuế bị cưỡng chế trong năm
chế so với số nợ khó thu _ Tổng thu nợ khó thu trong năm «100% d Miễn, giảm thuế
Miễn, giảm thuế là trường hợp hộ kinh doanh vẫn phải chịu thuế nhưng
vì lý do khách quan nào đó sẽ được miễn, giảm một phần thuế nào đó theo
quy định của pháp luật
Các trường hợp hộ kinh doanh được miễn, giảm thuế bao gồm: hộ tạm
ngừng, nghỉ kinh doanh và hộ gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn
hoặc bị bệnh hiểm nghèo
Trường hợp miễn, giảm thuế đối với hộ ngừng, nghỉ kinh doanh: các
Đội thuế LXP tiếp nhận và xác nhận Văn ban dé nghị miễn, giảm thuế; Đội
KK-KTT căn cứ Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế để tính toán, xác định tiền thuế được miễn, giảm hoặc không được miễn, giảm trong thời gian ngừng,
nghỉ làm cơ sở trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ban hành Quyết định miễn, giảm thuế hoặc Thông báo không được miễn, giảm thuế đề gửi cho hộ kinh doanh
Trường hợp miễn, giảm thuế đối với hộ gặp khó khăn đo thiên tai, hỏa
hoạn, tai nạn hoặc bị bệnh hiêm nghèo: Đội thuế LXP tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, đúng thủ tục, hợp pháp của Hồ sơ, tiến hành kiêm tra địa bàn, xác minh làm rõ thêm các thông tin đối với các hồ sơ theo yêu cầu phải kiêm tra, xác minh của Đội KK-KTT; Đội KK-KTT căn cứ Hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế và kết quả xác minh của Đội thuế LXP (nếu có) để tính toán, xác định tiền thuế được miễn, giảm hoặc không được miễn, giảm làm cơ sở trình Lãnh
đạo Chi cục Thuế ban hành Quyết định miễn, giảm thuế hoặc Thông báo không được miễn, giảm thuế đề gửi cho hộ kinh doanh
Việc đánh giá công tác miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh được sử
dụng các chỉ tiêu:
Trang 34- Tỷ lệ hồ sơ không được miễn, giảm trên hồ sơ đề nghị miễn, giảm:
Mục đích nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật của hộ kinh doanh trong việc
khai miễn, giảm thuế
Công thức tính:
Tỷ lệ hồ sơ không được — Số hồ sơ không được miễn, giảm thuế miễn, giảm thuế — T§ãẽhô sơ để nghị miễn, giảm thuê —_
- Tỷ lệ tiền thuế không được miễn, giảm trên tiền thuế đề nghị miễn,
giảm: Mục đích nhằm đánh giá sự trung thực của hộ kinh doanh trong việc đề
nghị miễn, giảm thuế
Công thức tính:
Tỷ lệ tiền thuế không Số tiền thuế không được miễn, giảm
được miễn, giảm — — §ễ tiên thuế để nghị miễn, giảm 1.2.3 Giám sát tuân thủ pháp luật thuế
a Quản lý thông tin hộ kinh doanh
Hệ thống thông tin về hộ kinh doanh là tat cả các thông tin, tài liệu liên
quan đến nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, bao gồm các thông tin định danh,
thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp thuế, tình hình tuân thủ pháp luật thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và các thông tin khác
đo hộ kinh doanh và các tô chức, cá nhân khác tự nguyện cung cấp hoặc cung cấp theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan nhà nước có thâm quyên [24]
Thông tin về hộ kinh doanh là cơ sở để cơ quan quản lý thuế thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của hộ kinh doanh, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tô chức xây dựng, quản lý và phát
triên cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về NNT: tô chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ
sở dữ liệu và bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống thông tin về NNT [30].
Trang 35Đồng thời, phải giữ bí mật thông tin của NNT, trừ trường hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước khác theo quy định của pháp luật
CQT được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của NNT trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp: trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn; vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tô chức, cá nhân khác; không thực hiện các yêu cầu của CQT theo quy định của pháp luật [30]
b Kiếm tra thuế
Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của CQT đối với các hoạt động
giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục
hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT nhằm bảo đảm pháp
luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội [24]
Mục đích của kiêm tra thuế là nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp
thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, xâm tiêu tiền thuế, dây dua nợ đọng thuế đối với NNT và cơ quan, tô chức có liên quan; phát hiện những bất
hợp lý, những kẽ hở trong các văn bản pháp luật thuế đề kịp thời đề xuất với
cơ quan có thâm quyên sửa đôi, bố sung và xác lập các căn cứ hoàn thiện chính sách thuế cũng như cơ chế quản lý thuế [24]
Kiém tra thuế được thực hiện dưới hai hình thức:
- Kiêm tra tại cơ quan thuế: Các đội thực hiện chức năng quản lý thuế thường xuyên kiêm tra các hồ sơ thuế tại cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế cũng như sự tuân thủ pháp luật về thuế của hộ kinh đoanh Khi kiểm tra hồ sơ, công chức thuế đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ khai thuế với các thông tin,
tài liệu, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế trong trường hợp cần thiết nhằm đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường
hợp khai chưa đầy đủ dẫn tới thiếu hoặc trốn thuế, gian lận thuế.
Trang 36- Kiểm tra tại trụ sở hộ kinh doanh: Đội Kiểm tra thuế phối hợp các đội
có liên quan tiễn hành kiểm tra tại trụ sở hộ kinh doanh trong trường hợp: hộ
kinh doanh không giải trình, bỗ sung thông tin, tài liệu; không kê khai bổ
sung hồ sơ về thuế hoặc có giải trình, kê khai bổ sung hồ sơ về thuế nhưng
không chứng minh được số thuế đã kê khai là đúng hoặc Chi cục Thuế không
đủ căn cứ đề xác định số thuế phải nộp
Việc đánh giá công tác kiểm tra thuế tại trụ sở hộ kinh doanh được thực
hiện thông qua các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ hộ kinh doanh được kiểm tra thuế tại trụ sở hộ kinh doanh trên tông số HKD đang hoạt động: Mục đích nhằm đánh giá việc thực hiện công tác kiêm tra thuế tại trụ sở hộ kinh doanh mà cơ quan thuế đã thực hiện
Công thức tính:
Tỷ lệ HKD được kiểm tra Số HKD được kiểm tra trong năm
tại trụ sở HKD ~ S6 HKD dang hoạt động —
Theo quy định tai CLCCHTT giai doan 2011-2015 thi ty lé kiém tra dat
Số thuế truy thu bình Tông số thuế truy thu qua kiêm tra
quân 1 cuộc kiểm tra — SS HKD da kim wa trong năm «100%
1.2.4 Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
- Tuyên truyền về thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhằm phô biến những quy định về thuế được ban hành trong các văn bản pháp luật về thuế
của Nhà nước đến công chúng, đặc biệt là người nộp thuế
Hoạt động tuyên truyền được thực hiện qua các hình thức sau: Tuyên
truyền qua hệ thống tuyên giáo: qua tờ rơi, ấn phẩm, pano, áp phích: trên các
Trang 37phương tiện thông tin đại chúng; qua Trang thông tin điện tử và các hình thực tuyên truyền khác theo quy định của pháp luật
- Hỗ trợ người nộp thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhằm tư vấn,
hướng dẫn, trợ giúp quá trình thực thi chính sách, pháp luật về thuế của NNT
Hoạt động hỗ trợ được thực hiện theo các hình thức sau: Tổ chức tập
huấn, đối thoại với người nộp thuế: xây dựng, in ấn và cấp phát tài liệu hỗ trợ người nộp thuế; giải đáp vướng mắc qua điện thoại, trực tiếp tại cơ quan thuế, bằng văn bản cho người nộp thuế và tô chức cuộc họp chuyên đề về công tác
tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Nội dung tuyên truyền, hô trợ người nộp thuế phải theo đúng quy định Trong quá trình tô chức thực hiện cơ quan thuế có thê kết hợp, sắp xếp các nội dung và hình thức tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật cho phù hợp
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là hoạt động vô cùng quan trọng trong công tác quản lý thuế, nếu thực hiện tốt sẽ làm giảm đáng kế khối lượng công việc và chi phí quản lý thuế
Theo CLCCHTT giai đoạn 2011-2015 thì công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế phải thực hiện đạt tối thiêu 75% người nộp thuế tiếp cận đây đủ và kịp thời các thông tin thay đôi về chính sách, thủ tục hành chính thuế
Việc đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện thông qua khảo sát ý kiến của người nộp thuế
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LY THUE DOI VOI HO KINH DOANH
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh rất đa dạng và phong phú Nó có thê là nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp Tông hợp lại ta có thê kế đến các nhóm nhân tố cơ bản sau:
1.3.1 Nhân tố về chính sách thuế
Chính sách thuế là tông hợp các văn bản thê hiện chủ trương của Đảng
Trang 38và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thuế Chính sách thuế ôn định, phù hợp, minh bạch, rõ ràng, đơn giản, dễ hiệu, dễ thực hiện là tiền đề để người nộp thuế tuân thủ thuế; góp phần làm giảm chỉ phí cho công tác QLT của cơ
quan thuế và tuân thủ thuế của người nộp thuế, đồng thời làm giảm rủi ro do
tham nhũng và giảm sự phiền hà cho người nộp thuế Chính sách thuế không
phù hợp, thường xuyên thay đôi thì không chỉ gây khó khăn cho người nộp thuế trong việc tiếp cận chính sách, tuân thủ pháp luật mà còn gây khó khăn cho cơ quan thuế trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và thực
thi nhiệm vụ Nếu chính sách thuế mở rộng ưu đãi cho người nộp thuế thì sẽ
gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN 1.3.2 Nhân tố thuộc về cơ quan thuế
a Về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế Nếu cơ
sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đây đủ, đồng bộ: hệ thống cơ sở đữ liệu
của ngành thuế được vận hành thông suốt sẽ hỗ trợ đáng kê cho công tác quản
lý thuế, tạo điều kiện giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời; tiết kiệm
được thời gian và chi phí cho quản lý thuế
b Về bộ máy và nguôn nhân lực quản lý thuế
Bộ máy QLT là tông thê các cơ quan (bộ phận) có quan hệ hữu cơ với
nhau trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác được quy định
đê tô chức điều hành quá trình thực thi các luật thuế trong từng thời kỳ [26]
Tổ chức bộ máy quản lý thuế là một khâu quan trọng, bao gồm việc xác
định cơ cầu tô chức bộ máy các cấp nhằm đảm bảo tính thống nhất, khoa học;
thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế
Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức bộ máy
của các Chi cục Thuế được thực hiện theo Quyết định số 503/QĐÐ-TCT ngày
29/3/2010 của Tông cục Thuế Đối với các Chỉ cục Thuế thực hiện thu thuế
Trang 39hang năm dưới 300 tỷ đồng trừ thu từ dầu thô và tiền thu vẻ đất, cơ cấu bộ máy gồm Lãnh đạo Chi cục Thuế và các đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT;
Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Một số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản
lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tông hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Hành
chính - Nhân sự - Tài vụ - Án chỉ; Đội Trước bạ và Thu khác; Đội Quản lý
thuế TNCN: Một số Đội thuế LXP Chức năng, nhiệm vụ của các đội thuế theo quy định tại Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục
Thuế Căn cứ quy định mô hình tô chức bộ máy; chức năng, nhiệm vụ của các
đội và tình hình nhiệm vụ quản lý thuế của từng Chi cục Thuế Cục trưởng
Cục Thuế xem xét, quyết định cụ thể số lượng các Đội Kiểm tra, Đội thuế
LXP hoặc ghép các bộ phận công tác giữa các Đội cho phù hợp, đảm bảo
hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý thuế được giao
Cùng với việc tô chức bộ máy quản lý khoa học, đòi hỏi phải phân bố đội ngũ công chức, lao đông hợp lý theo yêu cầu vị trí việc làm; phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường của từng công chức Bên cạnh đó
cần phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên cử công chức, lao
động đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý
luận chính trị nhằm phục vụ tốt công việc được giao, góp phan nâng cao hiệu
quả công tác quản lý thuế
Các yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ: Theo CLCCHTT giai đoạn
2011-2015 thì yêu cầu tối thiêu đạt 70% công chức có trình độ từ đại học trở
lên; 100% công chức tuyên dụng mới được học nghiệp vụ thuế cơ bản; 100% công chức thuế có liên quan được cập nhật văn bản pháp luật thuế khi có thay đôi; 20-30% công chức thuế được đào tạo nâng cao kiến thức quản lý thuế
Các chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu tô chức và nguồn nhân lực như sau: - Tỷ lệ công chức làm việc tại các đội trên tông số công chức: Đánh giá
sự hợp lý trong cơ cấu tô chức, bố trí sử dụng nguồn nhân lực của CCT.
Trang 40Công thức tính:
Tỷ lệ công chức làm việc Công chức làm việc tại các đội la
: = : r X tại các Đội thuê Tông số công chức cơ quan thuê
Theo CLCCHTT giai đoạn 2011-2015 thì tỷ lệ cán bộ làm công tác
kiểm tra thuế đạt tối thiêu 30% trên tông số công chức
- Số HKD đang quản lý thuế trên tông số công chức Đội thuế LXP: Mục đích nhằm đánh giá mức độ khối lượng công việc mà một công chức
Đội thuế LXP đảm nhiệm
Công thức tính:
Số HKD đang quản lý thuế trên Tông số HKD đang quản lý thuế
tông số công chức Đội thuế LXP Tông sô công chức Đội thuê LXP
- Tỷ lệ công chức thuế theo trình độ chuyên môn: Múc đích đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan thuế
Công thức tính:
Tỷ lệ công chức theo Số công chức theo trình độ chuyên môn ng
= Lá X
trình độ chuyên môn Tông sô công chức cơ quan thuê
1.3.3 Nhân tố thuộc đối tượng nộp thuế
a Về quy mô, mức độ tập trung của hộ kinh doanh
HKD có số lượng rất lớn nhưng quy mô về vốn và tài sản lại nhỏ; hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề và tham gia vào nhiều khâu của quá
trình sản xuất xã hội Mặt khác, HKD hoạt động phân tán rộng khắp moi noi,
thường xuyên thay đôi địa điểm hoạt động nhưng không khai báo kịp thời với
Cơ quan Thuế nên gây khó khăn rất lớn đến công tác tô chức quản lý thuế,
làm tăng chỉ phí hoạt động của Cơ quan Thuế
b Về việc chấp hành pháp luật về thuế
Ý thức tuân thủ pháp của người nộp thuế là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác quản lý thuế Nếu HKD được tiếp cận đây đủ,