1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa Nha Trang

108 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 4,01 MB

Nội dung

Để làm được điều này các công ty, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, Trên cơ sở những gì đã được học trong nhà trường cũng nh

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC NHA TRANG KHOA KINH TE

NGUYEN GIA THANH

PHAN TICH - DANH GIA HIEU QUA HOAT DONG SAN XUAT KINH DOANH TAI CONG TY

CO PHAN NHUA NHA TRANG KHOA LUAN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC - CHUYEN NGANH: QUAN TRI KINH DOANH

| TRƯƠNG bẠI HOC NKR TRANG

i Tem me cer

GVHD: Th.S LE HONG LAM

10001781

Trang 2

DON XIN XAC NHAN THUC TAP

Kính gửi: Lãnh đạo Công ty cổ phần Nhựa Nha Trang

Tên em là: Nguyễn Gia Thành

Sinh ngày : 20/10/1987

Là sinh viên lớp 48KD1 — Khoa kinh tế - Trường Đại học Nha Trang Được sự đồng ý của lãnh đạo Công ty, em đã về thực tập tại Công ty từ ngày 19/3/2010

Trong quá trình thực tập em nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo Công ty và đến nay em đã hoàn thành thời gian thực tập của mình đồng thời làm báo

thể hoàn thành công việc của mình

Nha Trang, ngày 13 tháng 7 năm 2010 Nhận xét của công ty Người làm đơn

Trang 3

=œeoe©eo®eee©søoeẴ@edø0oeeee0900000200000006960600006000990009600000000600006006©61%

Ẩœeoeeeeceeeoseseeosedoeoe©oaoeoeoseeoeo°°® -=&eeoseeee“

Trang 4

Trong qua trình thực tập tại Công ty em đã được sự hướng dẫn tận tình

của các anh chị ở Công ty, giúp em có thể hiểu biết được các hoạt động thực tế của Công ty để góp phần vào sự thành công của chuyên đề

Em xin gởi lời cảm ơn đến quý anh chị ở Công ty Đặc biệt thây Lê

Hồng Lam tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án

Qua đây em cũng xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa kinh tế trường Đại Học Nha Trang đã dạy dỗ em vượt qua những khó khăn trong bốn năm qua để em có được ngày hôm nay

Đồ án đã hoàn thành tuy nhiên do còn hạn hẹp về thời gian cũng như sự tìm hiểu và kiến thức còn hạn chế Mặc dù em đã cố găng hết mình trong suốt quá trình thực hiện đổ án, tuy nhiên đổ án sẽ không tránh khỏi sự thiếu xót cũng như khuyết điểm Vì vậy em rất mong sự góp ý của quý thầy cô cùng độc

giả để đồ án ngày càng hoàn thiện hơn

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Gia Thành

Trang 5

MUC LUC NHAN XET CUA GVHD

02.09 i

7/09/22 ., ii

MỤC LỤC SƠ ĐỒ VÀ BẰNG BIỂU 55522nnnttrrrrrrrrrrrrie V ppiip, Ô 1 CHƯƠNG I: CO 8G LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP - - nctthnrerrrrererrrrrrrrrre 2 1.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh: .-. : c+ccrierehereirrrrrrrie 3 1.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh: - :-c-cccccceetereerertretrrrrre 4 1.1.1 Khái niệm và bản chất: . ccccccnhhetrrerrrrerrrrrrdrrrie 4 1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh -+s+cneetthnttttrrterrdrrree 7 1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh: ->ccccrrereen 9 1.3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 10

1.3.1 Phương pháp so sánh . -. cccehhhrrrrrdrrrrrrrrdrrrrrrrdrrrin 10 1.3.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiện tượng kinh tế 11 1.3.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn: . . eeerrerrrrrrree 12 1.3.2.2 Phương pháp số chênh lệch -‹ 5:-ccccseretreerterterrrrrre 14 1.3.2.3 Phương pháp hiệu số % -. -cccstrtrhrtrterrrrrrrrrrrdrrrrrrie 14 1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quá sản xuất kinh doanh 15

1.4.1 Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 16

1.4.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sdn xuat kinh doanh 16

1.4.2.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống 17

1.4.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - 18

1.4.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp 20

1.4.2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp 24

1.4.2.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội - 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI

Trang 6

2.1 Giới thiệu khái quát công ty -. -c+esrhrrtthdtrtrrrrrrrrrrrrrrrdtrrrirn 26 2.1 Giới thiệu khái quát công †y -. -ceeerhrrtrdrrrtrrrrrrrtrrrdtrdtrrrrire 27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần nhựa Nha Trang 27 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của CÔng ty cổ

phân nhựa Nha Trang -csrtcrreerrrrtrrrrrrrtrtrrdtrrtrrrrrrdrerrr 28

2.1.2.1 Chức năng -cccxernrethhhnhhhhhhhhdreirrrrrrrrrrrrrtrirtrrrrrit 28

2.1.2.2 Nhiệm vụ c- chen 29

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sẳn xuất . -ccertrrrerrrtrrrree 29 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý . -:-: ++rtereereehrrtrrrrtrrrtrrrrre 29

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản XuẤt -c cccsccsrttretttttttrrrrrrrrrrrrrire 32

2.1.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

2.1.4.1 Môi trường vĩ mô . ‹ -c+setrhhthttrrrrrrtrtrtrttrtttrtrtrrrtre 33

2.1.4.2 Môi trường vi mÔ .-. -: -cccerrrrerrrdrrrtrrrrrrrrrtrrlrttrrrree 36

2.1.4.3 Môi trường nội bộ .-. :-ccsehrtrrhHtrdtrrtrrrrrrrrrrrdrrrrrire 38

2.1.5 Kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty - 39

2.1.6.1.Sự biến động tài sẵn -eererrerrerrrrrrrrrrrrrrrrie 43

2.1.6.2 Sự biến động nguồn vốn - -:+s+teerrttrrtttretrtretrrrrrtee 46

2.1.7 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới 49

PA ẽố ti 8n ẽnanneẽe.a ra 49 2.1.7.3 Phương hướng phát r0 49 2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm

Trang 7

2.2.3 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty 63

2.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính của Công ty o 63

2.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán sen 66

2.2.3.3 Các chỉ tiêu phan ánh khả năng hoạt động eenerrrre 69 2.2.4 Phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp 80

2.2.4.1 Doanh Idi doanh th (ROS) weecssssssssssssessssvssvssvsssssssssssnsnseeceeeeseesee 80

2.2.4.2 Doanh lợi tổng tài sẵn (ROA) .eherrhrddreidrdrdrrree 85

2.2.4.3 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) che 86

2.2.5 Phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội 90

2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty Cổ phần Nhựa Nha Trang .ceererrrrrrdrdrrrtrrrrdrrrrrrrrrrrrrde 92 2.3.1 Những thành tích đạt được .ảhhhehrderrrrrrrrrsdddiee 92 2.3.2 Những tổn tại và nguyên nhân eeerresernrddtdrmmrrnstrtdrrrrid 92

CHUONG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUA HOAT ĐỘNG SẲN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHAN NHUA NHA 1 SN he 94

Biện pháp 1: Nâng cao hiệu quả sứ dụng vốn eeeeeinrrerrrrrree 95

Biện pháp 2: Tiết kiệm chỉ phí ccrrereerrrrrrrrrrrrrrrrrirrerii 96

Biện pháp 3: Nâng cao trình độ tay nghề và tạo động lực làm việc cho công "8 : < Ố.ốỐ ốỐố.ốc 96

Trang 8

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức quản lý cccehhehrerhehdterreiae 29 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức sản XUẤt ren rưêh 32

Biểu đồ 1: Cơ cấu sản phẩm của Công ty cenrerrrrrrrrrrrr 42

Biểu đỗ 2: Cơ cấu tài chính của Công ty năm 2007-2009 65

Biểu đồ 3: Khả năng thanh toán của Công ty errerreerrrrrrre 68 Biểu đồ 4: Khả năng hoạt động của Công ty eeieirrerrerrrrrrre 71 Biểu đồ 5: Tỷ suất lợi nhuận của Công ty cehhreereirrrde 82 Biểu đề 6: Doanh lợi vốn chủ sở hữu của Cong ty cee eesti 90 Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007-2009 cecihhhehrrrerrirrmrrrddrieddidrrdirrrrrien 40 Bảng 2: Doanh thu mặt hàng năm 2007-2009 errererretrdee 42 Bảng 3: Sự biến động tài sản của công ty năm 2007-2009 eee 44 Bảng 4: Sự biến động nguồn vốn của công ty năm 2007-2009 47

Bảng 5: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty năm 2007-2009 53

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2007-2009 57

Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2007-2009 58

Bảng 8: Cơ cấu tài chính của công ty năm 2007-2009 .ereeerie 64 Báng 9: Khả năng thanh toán của công ty năm 2007-2009 ceeriee 67 Bảng 10: Tý số khả năng hoạt động của công ty năm 2007-2009 70 Bảng 11: Tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2007-2009 -eeee 81

Bảng 12: Thu nhập bình quân người lao động - -reerieerrrrrree 9Ị

Bảng 13: Các khoản thuế phải nộp của công ty ceheerrrerree 0]

Trang 10

Sự cần thiết của đề tài

Trong tình hình đất nước ta hiện nay, nên kinh tế đã và đang phat triển

với một tốc độ tăng trưởng cao, vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, sự

xuất hiện của các công ty, doanh nghiệp với các quy mô lớn nhỏ cũng không ngừng tăng lên Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm giữ cho mình một chỗ đứng trong thị trường ngày càng khó khăn hơn Đặc biệt với tình hình hiện nay, nước ta đã chính thức trở thành thành viên của tô chức thương mại thế giới WTO, với cơ chế mở cửa hội nhập, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, các công ty, các doanh nghiệp nƯỚC ngoài VỚI tiềm lực to lớn cả về vốn và khoa học công nghệ thì sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt và khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp nước ta do các công ty,

doanh nghiệp nước ta vẫn còn hạn chế cả về quy mô, vốn và khoa học công nghệ Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có sự nỗ lực và cô găng cho sự

tồn tại và phát triển của mình Để làm được điều này các công ty, doanh

nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình,

Trên cơ sở những gì đã được học trong nhà trường cũng như qua thời

gian thực tập ở Công ty cổ phần Nhựa Nha Trang, em đã chọn để tài: “Phân tích - đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nhựa Nha Trang ” nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty trong thời gian qua Qua đó thấy được thực trạng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tỚI,

Trang 11

e Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn nhằm củng cố, bố sung, nâng cao kiến thức đã học

e Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động san xuất kinh doanh của công ty để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tử đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và đưa ra một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề vẻ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Nha Trang

Phương pháp nghiên cứu:

-_ Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh - Phương pháp liên hoàn

Nội dung của đề tài:

Đề tài gồm 3 phân:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ

phần Nhựa Nha Trang

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.

Trang 12

CO SG LY LUAN VE HIEU QUA HOAT DONG SAN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

Trang 13

1.1.1 Khái niệm và bản chất:

1.1.1.1 Khái niệm:

Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trầm, lâu đài là tối đa hóa lợi nhuận ĐỂ đạt được mục tiêu

này doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn

phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh, phải phân bố và quần trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình đang diễn

ra là có hiệu quả? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh

doanh phải đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh Ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó

Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt dộng kinh doanh của

doanh nghiệp song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh Chúng ta hãy bắt đầu bằng các khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quá sản xuất diễn ra khi xã hội

không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng

của một loại hàng hóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả nã, trên giới hạn

khả năng sẵn xuất của nó ”

Thực chất quan điểm này đã để cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả

các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kính tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường

giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì nay là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh

Trang 14

để đạt được mức hiệu quả kinh doanh nay se cần rất nhiều điều kiện, trong

đó đòi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với

cầu thị trường Thế mà không phải lúc nào điều này cũng trở thành hiện thực

Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định

bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chỉ phí phải bo ra để đạt được kết quả đó Manfred Kuhn cho ring: “ Tính hiệu quả được xác định bằng các lấy kết quả

tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” Pừ các quan điểm trên có

thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình

độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực) để đạt được mục tiêu xác định Trong đó lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ

với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có

thể tạo ra ở mức độ nào Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công

thức chung nhất như sau:

H=KC

Trong đó : H: Hiệu quả kinh doanh K: Kết quả đạt được

C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó

Như thế, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn xuất trong quá trình

kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá

trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động

của từng nhân tố 1.1.1.2 Bản chất:

Hiệu quả kinh đoanh là phạm trù phan ánh mặt chất lượng của các hoạt

Trang 15

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Để hiểu rõ bán chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt

rõ ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả Kết quả là phạm trù phản

ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị, Các đơn vi

hiện vật cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra nó có thể là tấn, tạ, kg, m’, m°, lit cdc don vi gid tri

có thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất

lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm Cần chú ý rằng không phải chỉ kết quả định tính mà kết quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đó thường là

rất khó xác định bời nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn

chỉnh mà còn là sản phẩm đở dang, bán thành phẩm Hơn nữa, hầu như quá trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất trong một thời kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có

tiêu thụ được không và bao giờ thì tiê thụ được và thu được tiễn về

Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn xuất Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các

đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối Cần chú ý rằng trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được phần ánh bằng số tương đối: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực Tránh nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả

kinh doanh với phạm trà mô tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn

lực Chênh lệch giữa kết quả và hao phí luôn là số tuyệt đối, phạm trù này chỉ

Trang 16

dụng các nguồn lực sản xuất Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được các mục tiêu đó

Hao phí nguồn lực của một thời kỳ trước hết là hao phí về mặt hiện vật,

cũng có thể xác định bởi đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên, thông thường người ta hay sử dụng đơn vị giá trị vì nó mang tính so sánh cao Rõ ràng, việc xác định hao phí nguồn lực của một thời kỳ xác định cũng là vấn

để không đơn giản Không đơn giản ở ngay sự nhận thức về phạm trù này:

hao phí nguồn lực được đánh giá thông qua phạm trù chỉ phí, chi phí kế toán hay chỉ phí kinh doanh? Cần chú ý rằng, trong các phạm trù trên chỉ phạm trù chi phí kinh doanh là phan ánh tương đối chính xác hao phí nguồn lực thực tế Mặt khác, việc có tính toán được chỉ phí kinh doanh trong từng thời kỳ kinh doanh ngắn hay không cũng như có tính toán được chỉ phí kinh doanh đến từng bộ phận doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào trình độ phát triển

của khoa học quản trị chỉ phí kinh doanh

Cũng cần chú ý rằng hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng

các nguồn lực sản xuất trong một thời kỳ kinh doanh nào do hoàn toàn khác

với việc so sánh tự tăng lên của kết quả với sự tăng lên của sự tham gia các yếu tố đầu vào

Vậy, hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực, phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp

và khó tính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một

thời kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định một cách chính xác

1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh đoanh

a Hiệu quả kỉnh doanh tổng hợp và bộ phận

Trang 17

_ phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ

quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hay một đơn vị bộ phận của

đoanh nghiệp) trong một thời kỳ xác định

Thứ hai, hiệu quả kinh doanh bệ phận Hiệu quả kinh doanh bộ phận là

hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động (sử dụng vốn, lao động,

máy móc thiết bị, nguyên vật liệu ) cụ thể của doanh nghiệp Hiệu quả kinh

doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nhân chứ không phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp

Giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận có mối quan hệ biện chứng với nhau Hiệu quả kinh doanh tổng hợp cấp doanh

nghiệp phản ánh hiệu quả hoạt động của tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể

của doanh nghiệp và các đơn vị bộ phận trong doanh nghiệp Tuy nhiên, trong

nhiều trường hợp có thể xuất biện mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh tổng

hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận, khi đó chỉ có chỉ tiêu hiệu quả kinh

doanh tổng hợp là phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ có thể phản ánh hiệu quả từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận của doanh nghiệp mà thôi

b Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn

Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh ngắn bạn, là hiệu quả kinh doanh được

xem xét, đánh giá ở từng thời khoản thời gian ngắn Hiệu quả kinh doanh

ngắn hạn chỉ để cập đến từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quá,

năm, vài năm

Thứ hai, hiệu quả kinh doanh dài hạn, là hiệu quả kinh doanh được

xem xét, đánh giá trong khoảng thời gian dài gắn với các chiến lược, các kế

Trang 18

đoanh nghiệp

Cần chú ý rằng, giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và ngắn hạn vừa có

mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp có thể mâu thuẫn

nhau Về nguyên tắc, chỉ có thể xem xét và đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh dài hạn trong tương lai Trong thực tế, nếu xuất hiện mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh

ngắn hạn và dài hạn, chỉ có thể lấy hiệu quả kinh doanh đài hạn làm thước đo

chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó phản ánh xuyên suốt

quá trình Idi dung các nguồn lực sân xuất của doanh nghiệp

1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh:

Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày

người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản

xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người Trong khi các nguồn lực

sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng

và tăng không có Điều này phản ánh quy luật khan hiếm Quy luật khan

hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lời chính xác ba câu

hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào quyết định sán xuất đúng loại sẵn phẩm

(dịch vụ) với số lượng và chất lượng phù hợp Mọi doanh nghiệp trả lời không

đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để sản xuất các

sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường - tức kinh doanh không có hiệu

quả, lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội - sẽ không có khả năng tổn tại

Mặt khác, mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở

cửa và ngày càng hội nhập phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh.

Trang 19

các lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hóa, giá cả và tốc độ cung ứng Để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành Chỉ trên cơ

sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt được điều này

Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh

doanh là tối đa hóa lợi nhuận Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải

tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm (dịch vụ)

cung cấp cho thị trường Muốn vậy doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn

lực bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu lợi nhuận bay nhiêu Hiệu quả kinh

doanh là phạm trù phan ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các

nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm,

lâu đài của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh

doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất Vì vậy, nâng cao

hiệu quả là đòi hồi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận

1.3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3.1 Phương pháp so sánh

Một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, đơn thuần vẫn chưa thể hiện được mức

độ đạt được ở doanh nghiệp như thế nào Thông qua phương pháp so sánh ta

mới thấy được sự tăng trưởng, phát triển hay những bước đi thụt lùi của hoạt động sẵn xuất kinh đaonh của doanh nghiệp Vì vậy trong phương pháp này chúng ta phải so sánh hiệu quả đạt được giữa các năm như thế nào, so sánh số

liệu giữa công ty mình với công ty khác để tìm ra nguyên nhân nào dân đến

Trang 20

tình trạng tăng hay giảm của hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó chúng ta

mới có biện pháp khắc phục

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nên kinh tế thị trường hiện nay

thì việc xem xét hiệu quả kinh doanh trong sự so sánh hiệu quả kính doanh

với các đơn vị chung ngành lân cận là điều quan trọng Nó cho thấy những thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp mình so với doanh nghiệp khác có cùng cơ cấu mặt hàng, cùng thị trường tiêu thụ và có cùng quy mô sản xuất Việc nghiên cứu các sự kiện kinh tế trong trạng thái vận động và phát triển

đòi hỏi phải có sự xem xét cả về không gian lẫn thời gian Về thời gian sẽ

cho thấy sự phát triển, còn về không gian lại cho thấy sự phát triển có đồng

đều hay không Các chỉ tiêu so sánh phải đấm bảo các yêu cầu sau:

+ Phải thống nhất về nội dung phản ánh + Phải thống nhất về phương án tính toán

+ Số liệu thu thập được phải có cùng một khoảng thời gian tương ứng

+ Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng một đại lượng biểu diễn

Có 2 loại phương pháp so sánh: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối So sánh tuyệt đối:

Là mức độ biểu hiện quy mô khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế

nào đó Các số tuyệt đối so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách

tính toán chính xác, phạm vi kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng, đó là

cơ sở để xác định các chỉ tiêu kinh tế khác

So sánh tương đối

Là số biểu thị dưới dạng phần trăm, số tương đối có thể đánh giá sự

thay đổi kết cấu của hiện tượng kinh tế đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu

tương đương để phân tích so sánh.

Trang 21

Khi nghiên cứu đổi tượng của phân tích hoạt động kinh tế ta thấy rằng

phân tích hoạt động kinh tế không chỉ dừng lại ở việc đánh gía diễn biến và kết quả của qúa trình sản xuất kinh doanh xí nghiệp mà phải đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến diễn biến và kết quả đó Đề xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tô đến hiện tượng kinh tế, ta có thể dùng các phương pháp sau đây:

1.3.2.1 Phương pháp thay thế Hiên hoàn:

Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến

diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Phương pháp này xét về thực chất là hình thức phát triển của phương pháp so sánh nhưng nó có những đặc điểm sau đây:

- Hiện tượng hoặc quá trình kinh tế nào đó có thể phản ánh bằng chỉ tiêu

kinh tế hoặc chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tổ Phương pháp thay thế liên hoàn đồi hỏi khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tổ nào đó phải giả định các nhân tố không đổi

- _ Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích có mỗi quan hệ với nhau

và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học trong đó các

nhân tô được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng

+ Nhân tổ số lượng và chất lượng xét trong phương pháp này chi mang

tính tương đối Trong cùng một chỉ tiêu phân tích, nhân tố này có thể là chất

lượng hơn nhân tổ kia, nhưng lại là số lượng hơn nhân tố khác Nhân tổ chất

lượng là nhân tố quy định bản chất, nội dung của chỉ tiêu phân tích Nếu không

có nó thì không phân biệt được chỉ tiêu này với các chỉ tiêu phân tích khác

Nhân tổ số lượng là nhân tố hợp thành chỉ tiêu phân tích trên cơ sở kết hợp với

nhân tô chất lượng Xét trong mối quan hệ của các nhân tô trong chỉ tiêu phân tích thì nhân tổ chất lượng nhất là nhân tổ mà đơn vị đo lường mang cùng đơn

Trang 22

đại lượng bình quân của nhân tô chất lượng bậc thấp hơn Trên cơ sở xác định

nhân tố chất lượng nhất, dựa vào các nhân tố còn lại ta tính được chỉ tiêu kinh

tế khác Những nhân tổ còn lại có đơn vị đo lường cùng đơn vị đo lường của

chỉ tiêu phân tích vừa tính toán ra sẽ làm nhân tổ chất lượng hơn Qúa trình

như vậy cứ tiếp tục ta sẽ xác định nhân tố nào số lượng và chất lượng và sắp xếp chúng theo trình tự từ nhân tổ số lượng đến chất lượng

+ Đây là phương pháp cơ bản dùng để xác định nhân tổ nào là chất lượng

và số lượng trong quy trình sắp xếp các nhân tô, tuy nhiên có những trường hợp khơng thể áp dụng phương pháp này được như mỗi quan hệ giữa các nhân tố quan hệ thương số Những trường hợp như vậy phải trở về với bản chất của nhân tổ số lượng và chất lượng để xác định

~ Lần lượt thay thể số kế hoạch bằng số thực tế của các nhân tố theo trình tự từ nhân tô số lượng đến chất lượng Mỗi lần thay thê tính lại chỉ tiêu phân

tích rôi so sánh với chỉ tiêu tính ở bước trước sẽ xác định mức độ ảnh hưởng

của nhân tổ vừa thay thé

Tống quan phương pháp thay thể liên hoàn

Giả định có chỉ tiêu phân tích Z chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tổ A, B, C, chúng có mối liên hệ với nhau và được sắp xếp theo trình tự từ nhân tổ số

lượng đến chất lượng băng công thức sau: Z= Ax BxC

Ở ky ké hoach ta c6: Z,= Axx Bx Cy Ở kỳ thực tẾ ta có: Z⁄=Ax Bex C,

- — Xác định đối tượng phân tích: AZ=Z,- Z, - _ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Thay thể lần 1: thay A¿ bằng A,

Trang 23

=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố A đến Z là: ZA= Z4ị - Ze + Thay thé lan 2: thay thé B, bang B,

chi tiêu phân tích trong trường hợp này 1a: Zjo= A,x B,x C, => Mức độ ảnh hưởng của nhân tô B đến Z là: Zp= Z¿¿ - Z¿¡ , Thay thé lan 3: thay thé C, bằng C,

“> chi tiéu phan tich trong trudng hợp nay 1a: Z,= Ax Bx C,

=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố C đến Z là: Z¿= Z¡- Z

=' Mức độ ảnh hưởng của nhân tô C đến nhân tổ Z là: Zc= A,xB,x( C¿- Cụ)

Tổng hợp các nhân tố: AZ= ZA+ Zpg†+ Zc

Trang 24

Phương pháp hiệu số % là phương pháp dùng số chênh lệch về tý lệ %

hoàn thành của nhân tổ sau và trước nhân với chỉ tiêu kế hoạch để xác định

mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Phương pháp này đòi hỏi trình tự sắp xếp và thay thế giống phương pháp thay thế liên hoàn Tổng quan phân tích:

- Xác định đối tượng phan tich: AZ= Z,- Z,

—_ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

Thay thé lan 1: thay A, bang A,

=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tổ A đến Z là:

VÀ =| Ae xr00% 100% x2,

&

Thay thé lan 2: thay thé B, bang B,

=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tổ B tới Z

Z2 =| LỄ - 100% As 100 eZ, A, xB, A,

Thay thé lan 3: thay thé C, bang C,

=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tổ C tới Z

1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Muốn đánh giá một cách toàn điện các mặt của hiệu quả sản xuất kinh

doanh của các đoanh nghiệp, ngoài sự xem xét tác động của từng mặt đối với

yêu cầu thực hiện mục tiêu cần so sánh chính xác kết quả sản xuất kinh

Trang 25

1.4.1 Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khi xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cần

phải dựa vào một hệ thống tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu Hệ thống tiêu chuẩn bao gồm:

+: Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, nhưng phải tuân theo

sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo hệ thống pháp luật hiện hành

+ Phải kết hợp hài hòa giữa 3 lợi ích: cá nhân, tập thể, Nhà nước Tuyệt đối không vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích tập thể và xã hội

+ Lợi ích mà doanh nghiệp tìm được phải dựa trên cơ sở vận dụng linh

hoạt, sáng tạo các quy luật của nền kinh tế hàng hóa

+ Mức thu nhập thuần túy của doanh nghiệp tính trên mỗi lao động thường xuyên tăng lên Tiêu chuẩn này phản ánh chính xác hiệu quả kinh

doanh, hiệu quả lao động

1.4.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh phải đặc trưng được mọi mặt hoạt động của mọi khâu mức độ cần thiết, phải đầy đủ và khách quan Tức là ít bị biến dạng nhất bởi sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài mà không gắn liền với sẵn xuất, phải phản ánh được kết quả cộng tác của mọi khâu và ảnh hưởng của nó lên kết quả hoạt động chung và phản ánh được hiện tượng sản xuất nhất định về mặt lượng

Bất kỳ hệ thống chỉ tiêu nào cũng phải đây đủ, tức là phải đặc trưng được đối tượng nghiên cứu một cách tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu phải phản

ánh được trong nó mọi mặt hoạt động của đối tượng quản lý.

Trang 26

1.4.2.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống

Nhóm chỉ tiêu này phần ánh hiệu quả của việc sử dụng nguồn lao động hiện có của doanh nghiệp cả về mặt số lượng và chất lượng Nhóm chỉ tiêu

này bao gồm:

a Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong quá trình sẵn

xuất kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả sẵn xuất và có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này

được tính như sau:

Năng suất lao động bình quân = Tổng số lao động

Khi năng suất lao động càng cao (hao phí lao động càng thấp) thì hiệu

quả sử dụng lao động ngày càng cao và hiệu quả kinh doanh sẽ càng lớn b Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chỉ phí tiền lương

Dùng chỉ tiêu năng suất lao động để biêu hiện hiệu quả lao động sống

là xuất phát từ góc độ hao phí thời gian lao động Mặt khác còn phải tính đến

chất lượng hao phí lao động bỏ ra Chỉ tiêu chỉ phí tiền lương phan ánh được khá chính xác chất lượng của hao phí lao động kết tính trong khối lượng sản

phẩm sản xuất vi trong chi phí tiền lương đã tính đến trình độ thành thạo của

công nhân viên Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:

Chỉ tiêu này cho biết với 1 đồng chỉ phí tiễn lương bỏ ra sẽ đem lại cho

doanh nghiệp bao nhiêu động doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả

càng cao, tức là doanh thu tăng trong khi chỉ phí tiền lương giảm theo tỉ lệ,

Trang 27

lương là phương pháp không được khuyến khích áp dụng, vì tiên lương là đòn

bẩy kích thích người lao động làm việc tốt hơn Ngoài ra chỉ tiêu này càng

tăng khi tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu

c Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động

Đây là chỉ tiêu phản ánh khá chính xác về hiệu quả sử dụng lao động

sống của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động của doanh nghiệp có thể

tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ kinh đoanh

Mặc dù đây là chỉ tiêu phản ánh khá chính xác hiệu quả sử dụng nguồn

lao động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó

không phản ánh toàn diện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp Bởi vì việc tăng lợi nhuận không chỉ đơn thuần là tăng năng suất lao động mà còn bao gồm các yếu tố: giảm chỉ phí, tiết kiệm nguyên vật liệu,

tăng giá tiêu thụ sản phẩm

1.4.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

a Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn cố định bỏ vào kinh

đoanh trong kỳ thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Trang 28

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt

động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt

động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

b Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất, là biểu hiện bằng tiền giá trị toàn bộ tài sản lưu động: vốn lưu động đảm bảo cho sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp hoạt động bình thường

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh

ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Số vòng luân chuyển vốn lưu động:

Số vòng luân chuyển Doanh thu thuần

Trang 29

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp đã hoàn thành bao nhiêu vòng luân chuyển, hay một đồng vốn lưu động tham gia vào

sản xuất kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Kỳ luân chuyển vốn lưu động (K):

Vốn lưu động bình quân x 360

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động, thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt

Chỉ tiêu hiệu quả sử đụng vốn lưu động:

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết để tạo ra được một đồng đoanh thu trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động

1.4.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

a Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính đoanh nghiệp

Hệ số này phản ánh trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao

nhiêu % là vốn đi vay.

Trang 30

Hệ số tài trợ

Vốn CSH

Hệ số tài trợ =

Tông nguồn vốn

Hệ số này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao

nhiêu % là vốn góp của chủ sở hữu Hệ số này càng cao càng thể hiện tính tự

chủ về tài chính của doanh nghiệp

b Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (R,)

Tổng tài sản

R =

Tổng nợ phải trả

Hệ số này đánh giá về khả năng về nguồn vốn sẵn sàng thanh toán các

khoản nợ của doanh nghiệp

R >=1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ

R <l thì doanh nghiệp thiếu khả năng thanh toán các khoản nợ R.—0 thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán nhanh (R.)

Tiên + Đầu tư tài chính ngắn hạn

Ry =

No ngan han

Hệ số này chứng minh khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản

nợ đến hạn trả Thông thường hệ số này dao động từ 0,5 đến 0,8 được đánh

giá là tốt

Hệ số thanh toán ngắn han (Rs)

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

Trang 31

thanh toán trong vòng Í năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp

Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt Tuy nhiên, nếu cao quá sẽ không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu câu vôn của doanh nghiệp, hoặc có thể do hàng hóa tồn kho, ứ đọng quá lớn tài sản ngắn hạn dư thừa không tạo thêm

đoanh thu, đo đó vốn sử dụng không có hiệu quả Thông thường, hệ số này phụ

thuộc vào đặc điểm nềnh nghà, lĩnh vực kinh doanh, dự trữ theo mùa vụ Nếu nó lớn hơn Ì thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngăn hạn

và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan Ngược lại, doanh nghiệp

đang lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản

Hệ số thanh toán lãi vay (Rụ,)

LN trước thuế + lãi vay

Rp =

Lai vay

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn có thể đối với nhà cung cấp tín dụng (bên cho vay) và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp Hệ số này càng cao, hiệu quả

sử dụng vốn vay càng tốt Nêu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp kinh

doanh không hiệu quả và không có khả năng thanh toán lãi vay trong năm do

c Các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động

Vòng quay tổng tài sản (TAU)

Doanh thu và thu nhập

Ana tai can

Trang 32

Ý nghĩa: Trong kỳ kinh doanh, cứ 1 đồng tài sản đưa vào kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập khác Số vòng luân chuyển càng cao, càng nói lên được khả năng đưa tài sản của doanh nghiệp vào sản xuất càng nhiêu

Số vòng quay hàng tôn kho (Rỳ)

Giá vốn hàng bán

Hàng tôn kho bình quân

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng đã bán với

hàng dự trữ trong kho Hệ số này cao chứng tỏ lượng hàng hóa bán ra nhiều, doanh nghiệp ít bị ứ đọng hàng hóa, từ đó giảm vốn dự trữ

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Np

Số ngày trong kỳ (360)

Nị= Số vòng quay hàng tôn kho 7 nã

Hệ số này cho thấy trong kỳ kinh doanh, bình quân 1 vòng quay hàng tổn kho mất bao nhiêu ngày Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, vì nó chứng tỏ

lượng hàng tổn kho trong doanh nghiệp giảm

Số vòng quay các khoản phải thu (R;)

Doanh thu và thu nhập

Re=

Khon phai thu bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hôi nợ Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Kỳ thu tiền bình quân

bìnhquân — Số vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu

Trang 33

1.4.2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp

Doanh lợi doanh thu (ROS)

Lợi nhuận sau thuê

Doanh thu và thu nhập

Chỉ tiều này cho biết cứ một đồng đoanh thu thu được trong kỳ sẽ mang

lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Nếu tỷ số này có xu

hướng tăng thì hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp càng lớn

Doanh lợi tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuê

ROA = x100

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp

bỏ ra sử dụng trong kỳ thì mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi

nhuận Nếu tỷ số này càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh càng

có hiệu quả và ngược lại

Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuê

Vốn CSH

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ đã mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số

này càng cao và có xu hướng tăng cho biết việc sử dụng vốn chủ sở hữu của

doanh nghiệp càng tốt.

Trang 34

Chỉ tiêu lợi nhuận trên chỉ phí

1.4.2.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội

Giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động

_ Đánh giá đóng góp của doanh nghiệp về giải quyết việc làm và cải

thiện đời sống cho người lao động thể hiện ở 2 chỉ tiêu sau: + Lao động sử dụng hằng năm

+ Thu nhập bình quân/CNVC/tháng

Đóng góp cho ngân sách Nhà nước

Đánh giá đóng góp của doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước thể hiện

ở chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, gồm các loại thuế, phí, lệ phí và các

khoản phải nộp hằng năm cho ngân sách Nhà nước.

Trang 35

THUC TRANG HOAT DONG SAN XUAT KINH DOANH TAI CONG TY

Trang 36

2.1 Giới thiệu khái quát công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần nhựa Nha

Trang

Giới thiệu về công ty

- _ Tên đây đủ: Công ty cổ phần nhựa Nha Trang

- Tén giao dich quéc té: Nha Trang Plastic Corporation

- Email: nhuanhatrang @ gmail.com

Lịch sử hình thành và phát triển

Trước năm 1975, Công ty CP nhựa Nha Trang khởi thủy từ một cơ sở

sản xuất với quy mô nhỏ của một gia đình người Hoa

Sau ngày 30/4/1975, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Khánh quyết định

thành lập xí nghiệp nhựa Nha Trang

Năm 1996, xí nghiệp nhựa Nha trang liên doanh với công ty nhựa Rạng

Đông thành phố Hồ Chí Minh và lúc đó mới mở rộng các mặt hàng, trong đó chủ yếu là chai PET các loại Lúc này, dựa vào xu thế kinh tế của đất nước

Trang 37

hình tổng thể của công ty, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quyết định sát nhập xí nghiệp nhựa Nha Trang với công ty nhựa Rạng Đông và chuyển đổi

thành Nhà máy nhựa Nha Trang, trực thuộc Công ty nhựa Rạng Đông TP Hồ Chí Minh

Ngày 21 tháng 4 năm 2004, xét để nghị của công ty nhựa Rạng Đông và theo quyết định số 30/2004/QĐÐ — BCN của bộ trưởng Bộ công nghiệp, nhà

máy nhựa Nha trang đã được chuyển đổi thành công ty cổ phần nhựa Nha

Trang

Năm 2008, Công ty Cổ phần Nhựa Nha Trang là nhà phân phối chính

thức cho Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong ở khu vực Nam Trung

Bộ và Tây nguyên Cũng trong năm này, Công ty Cổ phần Nhựa tách khỏi

Công ty nhựa Rạng Đông TP Hồ Chí Minh, không còn trực thuộc Công ty Rang Đông

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của CÔng ty cổ phần nhựa Nha Trang

2.1.2.1 Chức năng

Sản xuất:

- Chai PET (Polyetylen Terephtalat) loai 0,5 lit, 1 lit va 1,5 lit

- Bao bi:

- Bao ghép gidy loai 10kg, 20kg

- Bao ghép OPP loai 10kg, 20kg - Bao dét PP (Polypropylen) thudng

Bao bì thổi PE (Polyetylen)

Kinh doanh:

- Các loại ống nước, hạt nhựa, áo mưa, túi nhựa các loại, túi ghép,

Trang 38

- Xây dựng dân dụng, xây dựng văn phòng cho thuê, san lấp mặt bằng, kho bãi và cho thuê máy móc thiết bị

- Tạora của cải cho xã hội, góp phan nang cao đời sống xã hội chung

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

Hội đồng quản trị

ut

Kho thành Bộ phận vận Phân xưởng Phân xưởng Bộ phận kỹ

phẩm, vật tư tải PET PP thuật

(Nguôn: Phòng tổ chức hành chính)

Trang 39

Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

e©_ Đại hội đồng cổ đông

Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định

thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản

e_ Hội đồng quản trị

Do đại hội đồng cổ đông bầu ra và la cơ quan quản lý Công ty, có

quyển nhân danh công ty quyết định các vấn để liên quan đến mục đích, quyển lợi của công ty (trừ những vấn để thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông), phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn Công ty

e Ban kiểm soát

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra

tính hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, thẩm định báo

cáo tài chính hàng năm của Công ty, thông báo kết quả kiểm tra hoạt động

san xuất kinh doanh của Công ty cho Đại hội đồng cổ đông và các nhiệm vu

khác theo điều lệ của công ty e Giám đốc

Là người đại điện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giám đốc có trách nhiệm và

quyền hành như sau:

- Tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua và cấp trên có thẩm quyền

phê duyệt

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn.

Trang 40

- Chủ động sử dụng linh hoạt có hiệu quả các nhiệm vụ của công ty

theo nguyên tắc có hoàn trả để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của

công ty

e Phòng tô chức hành chính

Là đơn vị có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức nhân sự, quản lý hề sơ về thủ tục hành chính, về bộ máy lao động của công ty

Thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản lý

cán bộ, các chế độ cho người lao động, các quy định của Nhà nước về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội cà các chế độ chính sách khác

e© Phòng kế toán

Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có,

tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chỉ tài chính, thu nộp thuế, thanh toán kiểm tra

việc sử dụng các loại sản phẩm, sử dụng chỉ phí

Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính, tổ chức kiểm soát các chứng từ gốc để từ đó làm cơ sở cho công tác hạch toán kế toán, kiểm tra các báo cáo quyết toán, đánh giá định kỳ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lập kế hoạch giá thành, dự toán chỉ phí sản xuất và báo cáo kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh cho giám đốc

© Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm nhận nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, nắm bắt rõ những thông tin về cung cầu hàng hóa, những thông tin về thị

trường, vật tư nguyên vật liệu để báo cáo cho giám đốc và ban kỹ thuật biết

Trực thuộc phòng kinh doanh có 3 nhân viên bán hàng có nhiệm vụ tìm

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w