Giải pháp khai thác ,mở rộng nguồn vốn sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp xây dựng
1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp: doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân Ở nước ta theo luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp được hiểu như sau:Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản , có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh tức là thực hiện một , một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng như : chuẩn bị mặt bằng xây dựng mới , xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình; lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng ; hoàn thiện công trình xây dựng; cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ điều khiển; sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc.
1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp xây dựng
Dựa theo khả năng hoạt động có thể chia doanh nghiệp xây dựng ra làm 2 loại sau:
Doanh nghiệp đơn năng : Đây là những doanh nghiệp nhỏ chỉ tham gia vào một khâu của dự án xây dựng như : xây lắp , thiết kế , tư vấn xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng Bởi thế người ta có thể gọi các
4 doanh nghiệp này là doanh nghiệp xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng
Doanh nghiệp đa năng: Là những doanh nghiệp lớn , phạm vi hoạt động rộng , có tiềm lực về tài chính lẫn nhân lực Các doanh nghiệp này có thể đảm nhận toàn bộ hay một phần công trình, dự án đầu tư.
1.1.2 Vị trí của doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng hoạt động trên lĩnh vực xây dựng Vị trí vai trò của doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của ngành xây dựng.
Doanh nghiệp xây dựng là đơn vị sản xuất vật chất , làm nhiệm vụ thực hiện vốn đầu tư, bao gồm toàn bộ quá trình thi công những công tác xây lắp, các công trình cải tạo, mở rộng , xây dựng mới cần thiết để duy trì và đảm bảo tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho xã hội. Xây dựng cũng giữ vị trí , vai trò quyết định đối với tốc độ phát triển của các ngành sản xuất vật chất khác Không có một ngành kinh tế quốc dân nào có thể phát triển, nếu không có xây dựng để hoạt động và phát triển các doanh nghiệp thuộc các ngành khác buộc phải có cơ sở sản xuất , cơ sở hạ tầng, tất cả các thứ cần thiết đó đều do doanh nghiệp xây dựng tạo ra.
Xây dựng góp vào làm tăng nhanh tài sản cố định không sản xuất, đó là các công trình văn hoá , xã hội , các công trình công cộng và nhà ở, để không ngừng nâng cao đời sống nhân dân Trong một số năm gần đây đất nước ta có sự thay đổi to lớn về kiến trúc , cơ sở hạ tầng nhiều công trình kiến trúc được mọc lên , đường xá , cầu cống được tu sửa , xây mới rất nhiều đặc biệt là các khu công nghiệp , khu chế suất , các khu nhà làm việc , nhà ở
1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng
1.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng
Cũng như các doanh nghiệp khác, sản phẩm mà cácdoanh nghiệp xây dựng tạo ra là dùng để đáp ứng những nhu cầu sản xuất , tiêu dùng của xã hội Do đặc thù về ngành xây dựng khác biệt với các ngành khác cho nên sản phẩm mà doanh nghiệp xây dựng tạo ra cũng có những nét khác biệt so với sản phẩm của các doanh nghiệp thông thường
Sự khác biệt đầu tiên trong sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng với sản phẩm các doanh nghiệp khác là sản phẩm của ngành xây dựng được phân bố rộng rãi trên khắp cả nước, sản phẩm của các doanh nghiệp xây dựng thường là những công trình nhà cửa, vật kiến trúc được xây dựng và sử dụng tại cùng một địa điểm Mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp xây dựng tạo lên đều gắn liền với một mảnh đất nhất định.
Thứ hai , sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng thường gắn liền với điều kiện của địa phương nơi mà các sản phẩm đó được tạo nên và sử dụng Các công trình phải phù hợp với điều kiện tự nhiên , xã hội của địa phương cho nên các sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng rất đa dạng.
Thứ ba, sản phẩm của các doanh nghiệp xây dựng có kích thước lớn , quy mô lớn, thời gian hoàn thành kéo dài , do vậy việc mang vác di chuyển là không thể , nếu có thể thì rất khó khăn tốn kém về của cải , sức lực
Thứ tư, là đặc điểm về giá thành Giá thành của các sản phẩm do doanh nghiệp xây dựng tạo ra thường có giá rất cao Giá thành được xác định cho các công trình chẳng hạn là toàn bộ chi phí từ khâu khảo sát thiết kế đến việc đầu thầu , thi công công trình Trong khi đó vốn của các doanh nghiệp xây dựng có hạn cho nên điều này quyết định
6 rất lớn tới sản lượng của doanh nghiệp Mặt khác giá thành cao khiến cho mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi vậy để đạt được mục tiêu về năng suất chất lượng , hiệu quả các doanh nghiệp thường phải tính toán thiết kế , dự toán , quản lý chặt chẽ.
Cuối cùng là về mối liên hệ giữ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng với sản phẩm của các doanh nghiệp khác Để sản xuất ra một sản phẩm của mình doanh nghiệp xây dựng cần sử dụng rất nhiều sản phẩm của các ngành khác nhau như công nghiệp chế tạo máy, hoá chất , chế biến lương thực thực phẩm, nông nghiệp , y tế ngược lại sản phẩm mà nó tạo ra cũng là cơ sở để sản xuất ra sản phẩm của các ngành khác như trụ sở làm việc , đường sá , cầu cống , vật liệu
1.1.3.2 Đặc điểm trong hoạt động sản xuất
Thực trạng vốn và huy động vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội
Khái quát về công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội
Tên công ty : công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội - tổng công ty Đầu Tư
Và Phát Triển Nhà Hà Nội – Thành phố Hà Nội
Thời gian và quyết định thành lập : ngày 16/5/1997 tại quyết định số
1893/QĐ – UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trên cơ sở sáp nhập 2 công ty : công ty xây lắp điện Hà Nội và công ty sản xuất vật liệu Hà Nội.
Quyết định xếp hạng doanh nghiệp : công ty là doanh nghiệp nhà nước hạng 1 được quyết định tại văn bản số 4089 / QĐ – UB ngày 16/8 /2000 của UBND thành phố Hà Nội. Đăng ký kinh doanh : Giấy phép kinh doanh số 111913 ngày
12/6/1997 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp. Đăng ký kê khai nộp thuế tại :Cục thuế Hà Nội Các chi nhánh đăng ký và nộp thuế GTGT tại cục thuế địa phương.
Hình thức nộp thuế GTGT: khấu trừ Địa điểm trụ sở công ty : 76 An Dương – Yên Phụ - Tây Hồ - Hà Nội Điện thoại :(04) 8292974 Fax : ( 84.4) 8292391 Địa bàn hoạt động và khả năng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế: Trong và ngoài nước , chủ yếu là thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh Công ty đã có nhiều dự án hợp tác và sản xuất kinh doanh với nhiều nước trong khu vực. Điều lệ về tổ chức hoạt động của công ty : đã được hội đồng quản trị tổng công ty Đầu Tư Và Phát Triển Nhà Hà Nội phê chuẩn tại quyết định số 763/QĐ – TCT ngày 17/10/2001.
2.1.1 Nhiệm vụ , lĩnh vực hoạt động
Công ty hoạt động trên 4 lĩnh vực đó là : Tư vấn đầu tư xây dựng; Thi công xây lắp công trình dân dụng công nghiệp , thuỷ lợi , giao thông , điện cao thế ; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng ; Kinh doanh dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu được chia ra làm 33 lĩnh vực cụ thể sau:
1 Lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
2 Làm tư vấn cho các chủ đầu tư trong nước , nước ngoài về lĩnh vực lập và tổ chức thực hiện dự án , lĩnh vực đât dai xây dựng và giải phóng mặt bằng.
3 Thi công xây lắp đường dây và trạm biến áp đén 35 KV ; đường cáp ngầm có điện áp đến 20 Kv; các trạm biến áp có dung lượng tới
2500KVA ; các công trình điện chiếu sáng , điện động lực phục vụ cho công nghiệp , dân dụng , thuỷ lợi , sản xuất vật liệu , phụ kiện phụ vụ xây lắp điện.
4 Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, thuỷ lợi giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
5 Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng , làm đại lý vật tư , thiết bị xây dựng và trang thiết bị nội ngoại thất.
6 Khai thác kinh doanh cát xây dựng
8 Được liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh
9 Thi công xây dựng và lắp đặt máy móc , thiết bị phụcvụ cho các công trình thể thao , vui chơi giải trí.
10 Thi công xây lắp đường dây và trạm biến áp tới 110 kV
11 Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư , máy móc thiết bị phục vụ cho chuyên ngành xây dựng , thể thao , vui chơi giải trí.
12 Kinh doanh, dịch vụ khách sạn , du lịch ăn uống , giải khát ,thể dục thể thao , vui chơi giải trí.
13 Kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ, đường thuỷ , nhiên liệu dùng cho động cơ xe máy.
14 Được phép xuất khẩu lao động
15 Kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ , nguồn khai thác tại nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
16 Dịch vụ sửa chữa xe, máy thi công xây dựng.
17 Kinh doanh khí đốt hoá lỏng, chiết nạp khí đốt hoá lỏng.
18 Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư trang thiết bị phục vụ cho chuyên ngành khí đốt hoá lỏng.
19 Tư vấn thiết kế công trình có quy mô dự án nhóm B,C.
20 Tư vấn giám sát chất lượng công trình dân dụng và công nghiệp.
21 Khảo sát địa hình địa chất các công trình xây dựng.
22 Sản xuất lắp đặt tủ , bảng điện tiêu dùng , điều khiển , phân phối bảo vệ, đo lường điện , kinh doanh , mở đại lý gửi vật tư , thiết bị điện , cơ khí.
23 Gia công , lắp đặt sửa chữa , bảo hành , bảo trì thiết bị máy móc cơ khi , điện tử , tin học.
24 Khai thác chế biến khoáng sản lâm thổ sản
25 Sản xuất kinh doanh nước giải khát , rượu bia.
26 Xây lắp các trạm , bồn chứa , đường ống dẫn khí lỏng , ga dầu.
27 Lặn khảo sát , thăm dò , hàn cắt kim loại dưới nước , cắt phá trục vớt rác thải dưới lòng sông ,biển
28 Nạo vét kênh mương, sông ngòi , mở luồng sông biển.
29 Xây dựng cầu hầm , nút giao thông khác cốt công trình giao thông đương bộ
30 Xây dựng tổ máy phát điện đến 2000 KVA, và trạm thuỷ điện đến
10 MW ; tư vấn thiết kế đườn dây tải điện và trạm biết áp tới 35 kVA
31 Thiết kế , lắp đặt bảo trì hệ thống máy móc ,thiết bị sử dụng khí đốt hoá lỏng , và chuyên ngành điện lạnh.
32 Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu bếp ga , bình nóng lạnh dùng ga , và các sản phẩm thuộc ngành điện lạnh.
33 Thiết kế trạm biến áp , đường dây tải điện , đến 35Kv , lắp đặt đường cáp ngầm.
2.1.2 Các đơn vị đầu mối của công ty.
Lúc đầu thành lập công ty số đơn vị trực thuộc công ty là 25 Sau gần
10 năm hoạt động và phát triển đến nay công ty đã có 34 đơn vị đầu mối Cả 34 đơn vị trực thuộc này đều có quy chế quy định chức năng , nhiệm vụ tổ chức hoạt động Các đơn vị thành viên sản xuất kinh doanh đều có phương án kinh doanh , có con dấu riêng , nhưng những đơn vị này vẫn hạch toán phụ thuộc vàcó tư cách pháp nhân không đầy.
2.1.3 Sơ đồ tổ chức công ty
Công Ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội là một tập thể thống nhất, được tổ chức một cách khoa học và chặt chẽ Đứng đầu là Đảng Uỷ Công Ty,sau là tổ chức CôngĐoàn , ban Giám Đốc Công Ty , đoàn Thanh Niên
Dưói đó là các phòng ban , đơn vi trực thuộc công ty.Dưới đây là sơ đồ tổ chức quản lý và sản xuất kinh daonh của công ty
CÔNG ĐOÀN GIÁM ĐỐC ĐOÀN THANH NIÊN
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN DOANH PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG PHÒNG KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN PHÒNG DỰ ÁN TRỊ
XN XÂY DỰNG ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
XN KINH DOANH NHÀ VÀ XÂY DỰNG
XN PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ XÂY DỰNG
TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ XNK XD
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN DỰ ÁN VÀ XÂY DỰNG
TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
CHI NHÁNH CÔNG TY TẠi HÀ TĨNH CHI NHÁNH CÔNGT Y TẠi HỰNG YÊN TRUNG TÂM ĐẦU TƯ XÂY LẮP XNK
XN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VẬT LIỆU XD
XN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2 VĂN PHÒNG ĐẠi DIỆN CÔNG TY TẠi VIÊN CHĂN - LÀO
CHI NHÁNH CÔNG TY TẠi XAYXOMBUN - LÀO
XN XÂY DỰNG NỘi NGOẠi THẤT
XN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
XN XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
XN XÂY DỰNG KỸ THUẬT HẠ TẦNG
XN XÂY LẮP CƠ GIỚI
CHI NHÁNH CÔNGTY TẠi CAO BẰNG
CHI NHÁNH CÔNGTY TẠi QUẢNG NINH CHI NHÁNH CÔNGTY TẠi VĨNH PHÚC CHI NHÁNH CÔNG TY TẠi THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
XN GAS Bảng :Sơ đồ tổ chức công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNGTY
TRUNG TÂM HỢP TÁC LAO ĐỘNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
CÁC CÔNG TRƯỜNG , TỔ ĐỘi SẢN XUẤT
2.1.4 Một số dự án tiêu biểu của công ty(các dự án do công ty làm chủ đầu tư) Đơn vị tính triệu đồng
Tt Tên dự án Địa điểm Thời gian thực hiện
1 Dự án khu đô thị mới Trung văn 1
2 Dự án khu nhà ở liên hợp 262
262 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân –
3 Dự án nhà ở phường Xuân La
4 Dự án bán nhà cho CBCNV công ty kinh doanh nước sạch
Ngọc Hà Đốc Ngữ - Ba Đình –
5 Dự an cụm công nghiệp sóc sơn – Hà Nội
6 dự án nhà chung cao tâng số
7 Dự án xây nhà ở để bán cho
CBCNV Bộ Văn hóa - Thông tin
128 C Đại La – Hai Bà Trưng – Hà Nội
8 Dự án xây nhà ở để bán cho
CBCNV tr ư ờng nghi ệp v ụ du l ịch
9 dự án hạ tầng khu nhà ở công nhân KCN Bắc Thăng Long
Xã Kim Chung - huyện Đông Anh – Hà Nội
10 Dự án khu nhà ở công nhân
Xã Kim Chung - huyện Đông Anh – Hà Nội
11 Dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sĩ công an quận
2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Với cách nghĩ cách làm đúng hướng , kết hợp giữ biện pháp chủ động phát huy nội lực, gắn liền với biện pháp khai thác , tận dụng tốt ngoại lực,cùng với sự phấn đấu ,nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty, từ ngày thành lập tới nay công ty đã liên tục tăng trưởng sản xuất 100% các hợp đồng kinh tế của công ty được thực hiện đúng quy định Bảo toàn và phát triển vốn đạt hiệu quả cao, trích nộp ngân sách đầy đủ thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh thống kê kế toán.
Công ty đã trúng thầu và thực hiện thi công nhiều công trình nhóm A,B có quy mô lớn.
Tháng 11/2002 công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000 cho các lĩnh vực : xây dựng công trình dân dụng,công nghiệp, giao thông thuỷ lợi; xây lắp điện ; tư vấn lập dự án đầu tư tới tháng 6/2003 công ty được cấp thêm chứng chỉ ISO cho lĩnh vực sản xuất gạch BLOCK và gạch bê tông tự chèn Đây là dấu ấn khẳng định năng lực ,uy tín của công t y trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc đạt được chứng chỉ
Iso khẳng định công ty có một hệ thống quản lý tốt , có bài bản và chặt chẽ, đảm bảo sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao và cung cấp dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu dưới đây là kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm( từ năm 2002 đến năm 2004)
Bảng 1 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội năm 2002 đến 2004. Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Luỹ kế từ đầu năm
Tăng so với cùng kỳ năm trước
Luỹ kế từ đầu năm
Tăng so với cùng kỳ năm trước
Luỹ kế từ đầu năm
Tăng so với cùng kỳ năm trước
7 Trong đó: doanh thu hàng XK
Các khoản giảm trừ chiết khấu giảm giá hàng bị trả lại
6 Lợi nhuận thuần tự hoạt động kinh doanh
7 Thu nhập từ hoạt động tài chính
8 Chi phí hoạt động tài chính
9 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
2 8 từ hoạt động bất thường
14 Tổng lợi nhuận trước thuế
(Nguồn : báo cáo tài chính của công ty năm 2002 đến 2004)
Quá trình phát triển của công ty đầu tư xây dựng Hà Nội
Công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội - thuộc tổng công ty Đầu Tư Và Phát Triển Nhà Hà Nội được thành lập theo quyết định 1893 /QĐ – UB ngày 16/5/1997 của UBND thành phố Hà Nội, trên cơ sở sáp nhập hai công ty: công ty vật liệu xây dựng Hà Nội và công ty xây lắp điện Hà Nội. Công ty được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạnh doanh nghiệp hạng 1 theo quyết định số 4089/QĐ – UB ngày 16/8/2000 đây là doanh nghiệp đầu tiên của ngành xây dựng thủ đô ra đời trong công cuộc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp năm 1997 của thành phố Hà Nội Hai công ty tiền thân đều có quá trình sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình phát triển kinh tế ngành công nghiệp xây dựng thủ đô tư những năm qua:
Công ty vật liệu và xây dựng Hà Nội mà tiền thân là công ty quản lý và khai thác cát Hà Nội ra đời từ năm 1970 đây là công ty được UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ thi công xây dựng , quản lý và tổ chức khai thác cát kể cả cát bãi và cát hút trên địa bàn Hà Nội.
Công ty xây lắp điện Hà Nội đơn vị tiền thân là công ty thi công điện nước Hà Nội chính thức hoạt động từ tháng 10/1967 công ty luôn luôn giữ vững thành tích sản xuất năm sau đạt cao hơn năm trước, góp phần tích cực trong việc xây dựng cải tạo lưới điện thủ đô Trong hơn 30 năm qua , công ty đã tổ chức thi công nhiều công trình cao thế , hạ thế , và trạm biến áp phục vụ cho việc cải tạo , nâng cấp lưới điện cho thành phố
Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong cả nứơc Công ty đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng hai và ba; huân chương chiến công hạng ba được chính phủ , bộ xây dựng , UBND thành phố Hà Nội
3 0 và công đoàn các cấp tặng nhiều bằng khen ,cờ thưởng Công ty là một đơn vị chuyên ngành xây lắp đường dây và trạm biến áp.
Sau khi sáp nhập , công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội đã biết phát huy thế bà lực mới để tổ chức hoạt động SXKD Công ty tiếp tục đầu tư trang thiết bị thi công và tuyển dụng thêm lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật năm động và đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi nghề thạo việc, tạo đà chủ động cho công ty khẳng định thị trường bằng nghề truyền thống xây lắp điện, mở rộng kinh doanh , chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xây dựng hạ tầng đô thị , xây dựng dân dụng, công nghiệp từ khi thành lập đến nay , công ty đã đầu tư nhiều thiết bị máy móc như cẩu , tháp ôt ô,máy xúc , máy ủi, và các thiết bị thi công nhiều công trình phức tạp nhómB,C trên địa bàn thành phố Hà Nội và trên toàn quốc thực hiện được nhiệm vụ có quy mô lớn và yêu cầu phức tạp về kỹ thuật, mỹ thuật công trình , cũng như tiến độ thi công ngặt nghèo và đặc biệt lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng như: dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng, các thủ tục chuẩn bị xây dựng công ty hiện có tiêm năng cơ sở vật chất vững vàng , đội ngũ cán bộ công nhân viên đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm quản lý và tổ chức thi công những công trình lớn công ty đã và đang tiếp tục đầu tư thêm thiết bị tiên tiến như dây chuyền sản xuất gạch BLOCK , dây chuyền sản xuất ống cống bê tông bằng công nghệ va rung, tàu hút cát , ôtô và máy xúc, máy ủi, xe máy thi công, cần cẩu tháp , máy khoan cọc nhồi dây chuyền chế tạo giàn không gian, sản xuất nhôm, kính an toàn ,trang trí nội thất , thi công công trình ngầm.
Qua thực tế sản xuất kinh doanh công ty đã mở các chi nhánh công ty tại Hà tĩnh, Hưng Yên , Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện tại Lào hiện nay công ty được giao nhiệm vụ , chia làm 4 nhóm chính là : nhóm 1 : khối hoạt động kinh doanh mang tính chất đầu tư( gọi tắt là khối quản lý đầu tư) nhóm 2 : khối hoạt động kinh doanh mang tính chất xây lắp nhóm 3 : khối hoạt động kinh doanh mang tính chất khai thác sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhóm 4 : kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ
Hiện nay cả 4 lĩnh vực trên công ty kinh doanh đều có hiệu quả và có doanh thu cao khả năng thị trường đang được mở rộng có uy tín vừa mới được thành lập, chỉ trong 6 tháng đầu năm 1997 vừa ổn định kiện toàn tổ chức,vừa sản xuất kinh doanh công ty đã đạt được doanh thu là
16 tỷ đồng Năm 1998 công ty đã đạt sản lượng 55 tỷ đồng , từ khi thành lập đến nay tốc độ tăng trưởng của công ty liên tục được cải thiện , năm sau cao hơn năm trước, công ty đã phát triển đa ngành nghề sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ,công nhân viên chức trong toàn công ty đã từng bước được nâng lên, đến năm 2005 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của công ty là 1.350 nghìn đồng/ người/ tháng.
Vị thế uy tín của công ty đã được khẳng định Năm 2004 công ty đã đạt sản lượng 346,5 tỷ đồng, năm 2005 sản lượng đạt 385 tỷ đồng
Thực trạng vốn sản xuất kinh doanh của công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội
2.3.1 Tình hình sử dụng vốn của công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội
Bảng 2: Thực trạng sử dụng vốn tại công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội. Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 đồng tỷ trọng đồng tỷ trọng đồng tỷ trọng
A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
II Các khoản đầu tư TC ngắn hạn
III Các khoản phải thu
V Tài sản lưu động khác
B TSCĐ và đầu tư dài hạn
II Các khoản ĐTTC dài hạn
III Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
IV Các khoản ký quỹ
( Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty năm 2002 đến 2004)
Trong 3 năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng liên tục và chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng số tài sản của công ty Năm 2003 lượng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng 58 tỷ đồng so với năm 2002 Năm 2004 tăng 66 tỷ đồng Trong số này các khoản phải thu luôn ở tình trạng cao và tăng mạnh quan các năm Năm 2002 tỷ lệ các khoản phải thu chiếm 46 % so với tổng tài sản công ty, năm 2003 và 2004 nó đã tăng lên hơn 53% đây quả là một vấn đề đáng lo ngại cho công ty.
2.3.2 Cơ cấu vốn của công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội bảng 3: Cơ cấu vốn của công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Đồng Tỷ
2 Nợ dài hạn đến hạn trả
3 Phải trả cho người bán
4 Nguời mua trả tiền trước
5 Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước
7 Phải trả cho các đơn vị nội bộ
8 các khoản phải trả phải nộp khác
2 Tài sản thừa chờ xử lý
3 Nhận ký quỹ , ký cược dài hạn
B Nguồn vốn chủ sở hữu
2 Chênh lệch đánh giá lại giá trị tài sản
4 Quý đầu tư phát triển 1.297.270.151 3.031.381.017 4.581.963.963
5 Quỹ dự phòng tài chính
6 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
7 Lợi nhuận chưa phân phối
8 Quỹ khen thưởng và phúc lợi
9 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1 Quỹ quản lý của cấp trên
2 Nguồn kinh phí sự nghiệp
3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
(Nguồn : báo cáo tài chính của công ty các năm 2002,2003,2004)
Cơ cấu vốn và chi phí vốn luôn đi đôi và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp đều có một cơ cấu vốn mục tiêu của mình,và sé quyết định tài trợ phù hợp với mục tiêu này Trong cơ cấu vốn thường có hai phương thức tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng đó là nợ và sử dụng vốn chủ sở hữu mỗi cách tài trợ đều có những ưu nhược điểm riêng Tài trợ bằng vốn nợ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp do chi phí trả lãi được tính vào chi phí của doanh nghiệp, nhưng hạn chế lớn khi doanh nghiệp sử dụng vốn nợ đó là sự thiếu ổn đình và độ rủi ro cao ngựơc lại tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì chi phí cao nhưng lại đem lại sự ổn đình và an toàn cho doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp do đặc thù hoạt động là phải bỏ tiền ra trước để thi công công trình và chỉ nhận được tiền sau khi công trình thanh toán , thậm chí còn chậm hơn nhiều sau khi hoàn thành công trình Do vậy lượng vốn mà doanh nghiệp sử dụng là tương đối lớn đặc biệt là vốn lưu động.
Công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội là một công ty nhà nước được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định thành lập vào năm 1997 Trong
3 năm 2002 ,2003,2004 trong cơ cấu vốn của công ty thì tỉ lệ nợ phải trả luôn ở mức cao, và có xu hướng càng ngày càng tăng cao Năm 2002 tỉ lệ nợ trong cơ cấu vốn của công ty là 90,44%, năm 2003 là 91,9%, sang năm 2004 nó đã tăng lên 92,92 % Sở dĩ tỉ lệ nợ của công ty cao là do mấy năm gần đây các công trình công ty nhận được và đang thi công ra tăng cả về số lượng và quy mô vốn như dự án khu đô thị mới Trung Văn
1 được khởi công năm 2002 tại địa bàn huyện Từ Liêm Hà Nội với tổng vốn đầu tư là 500 tỷ, dự án khu nhà ở liên hợp 262 Nguyễn Huy Tưởng ở 262 nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội với mức vốn đầu tư là
131 tỷ, dự án nhà ở phường Xuân La Tây Hồ Hà Nội được khởi công cuối năm 2001 với mức vốn đầu tư là 87 tỷ đồng… đấy là các dự án mà công ty làm chủ đầu tư , còn hàng chục dự án khác do công ty nhận thầu , tư vấn có tổng vốn lên đên hàng trăm tỷ đồng.
Cùng với mức tăng của nợ vay tỷ lệ nợ dài hạn của công ty cũng có những biến động không nhỏ Năm 2002 nợ dài hạn chiếm 10,71% năm
2003 nợ dài hạn chiếm 12,69% , năm 2004 tỉ lệ này lại giảm xuống còn
10,59 % Trong năm 2003 nợ dài hạn tăng từ 13,479 tỷ đồng lên 24,526 tỷ , tăng 10,777 tỷ đồng là do trong năm 2003 công ty đã đầu tư vào một lương tài sản cố định lớn Cụ thể là đầu năm 2003 giá trị tài sản cố định của công ty là 4,959 tỷ đồng cuối năm giá trị tài sản cố định sau khi công ty máy móc thiết bị thi công giá trị tài sản cố định của công ty đã tăng lên 11,074 tỷ đồng như vậy trong năm công ty Đầu Tư Xây Dựng
Hà Nội đã mua hơn 6 tỷ trang thiết bị
Bảng 4: Biến động tài sản cố định tại công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội Đơn vị :nghìn đồng
Nhóm TSCĐ Tài sản cố định hữu hình
Chỉ tiêu Đất Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải truyền dẫn thiết bị dụng cụ quản lý
(nguồn : báo cáo tài chính của công ty năm 2003 )
Trong năm 2002 và năm 2004 tài sản cố định của công ty không có thay đổi nhiều , mà chủ yếu trong 2 năm này công ty sử dụng vốn vay ngăn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động chính bởi vậy trong năm 2002 và
2004 vay ngắn hạn của công ty chiêm tỉ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn của công ty
2.3.3 Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của công ty
2.3.3.1 Vốn chủ sỏ hữu ( không tính khoản chênh lệch tỷ giá và lợi nhuận chưa phân phối)
Công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội là một doanh nghiẹp nhà nước , trực thuộc tổng công ty Đầu Tư Và Phát Triển Nhà Hà Nội được thành lập vào năm 1997 tại quyết định 1893 /QĐ – UB ngày 16/5/1997 của UBND thành phố Hà Nội Lúc đầu hoạt động với số vốn nhà nước cấp cho doanh nghiệp là 6,4 tỷ đồng Đây là một số vốn không phải là lớn đối với một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực xây dựng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty và sự cố găng hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên công ty, sau gần 10 năm hoạt động và phát triển công ty luôn làm ăn có hiệu quả , nguồn vốn chủ sở hữu không những được bảo toàn mà còn tăng lên liên tục cho tới nay tổng vốn chủ sở hữu của công ty đã là 19,2 tỷ (năm 2004) tăng gấp 2,8 lần so với lúc mới thành lập công ty dưới đây là những thay đổi trong 3 năm từ
2002 đến 2004 của công ty. bảng 5: Vốn chủ sơ hữu công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội Đơn vị tính :triệu đồng
Nguồn vốn chủ sở hữu 13.194 16.831 19.201
(Nguồn : báo cáo tài chính của công ty các năm 2002,2003,2004)
Trong 3 năm nguồn vốn chủ sở của công ty tăng liên tục; năm 2003 tăng 27% so với năm 2002 , năm 2004 tăng14 % so với năm 2003 và tăng 45,5% so với năm 2002.
Trong năm 2002 vốn chủ sở hữu của công ty là 13.194 triệu đồng tăng 2.238 triệu đồng so với năm 2001 tăng 20 % so với năm 2001.
Vốn chủ sở hữu của công ty tăng 2.238 triệu đồng trong năm 2002 là do: Thứ nhất ,là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên 1.834 triệu đồng trong năm trong đó ngân sách nhà nước cấp tăng thêm 700 triệu đồng tăng 14,8%; tự bổ xung băng nguồn lợi nhuận không chia 1.134 triệu đồng ; vốn liên doanh tăng không đáng kể.
Thứ hai ,là do nguồn vốn các quỹ tăng 1654 triệu đồng nhưng trong năm các quỹ này đã sử dụng 1251 triệu đồng bởi vậy tính đến cuối năm nguồn vốn quỹ chỉ tăng được 403 triệu đồng Tính đên thời điểm ngày 31/12/2002 nguồn vốn quỹ của công ty là 2.658 triệu đồng Trong đó quỹ phát triển kinh doanh là 1.297 triệu đồng tăng 179 triệu tăng 16% so với năm 2001; quỹ dự phòng tài chính 484 triệu đồng tăng166 triệu tăng 52
% ; quỹ phúc lợi là 166 triệu giảm so với năm 2001 là 141 triệu đồng;quỹ khen thưởng 469 triệu tăng so với năm trước là 117 triệu đồng ; quỹ dự phòng về trợ cấp 242 triệu tăng 83 triệu.
Năm 2003 vốn chủ sở hữu của công ty là 16.381 triệu đồng tăng
3187 triệu đồng so với năm 2003 tăng 24,1 % so với năm 2003 nguồn vốn kinh doanh là 11.061 triệu đồng tăng 526 triệu so với năm 2002 vốn tự bổ xung đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp tự bổ xung qua các kỳ kinh doanh , thường thì số vốn này lấy từ lợi nhuận để lại công ty Trong nay 2003 công ty đã bổ xung thêm được 526 triệu đồng Đặc biệt trong năm 2003 nguồn vốn quỹ của doanh nghiệp được bổ xung đáng kể. nguồn vốn quỹ vào cuối năm 2003 là 5770 triệu đông Trong năm được bổ xung thêm là 3.475 triệu đồng trong đó: quỹ phát triển kinh doanh tăng 1734 triệu quỹ dự phòng tài chính tăng 347 triệu đồng, quỹ khen thưởng tăng 601 triệu , quỹ phúc lợi tăng 620 triệu, quỹ dự phòng về trợ cấp tăng 173 triệu trong năm do nhu cầu về sản xuất kinh doanh và chăm lo tới đời sống cán bộ công nhân viên của công ty , doanh nghiệp chi quỹ khen thưởng 189 triệu, quỹ phúc lợi 172 triệu , quỹ dựphòng về trợ cấp 173 triệu
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tiếp tục tăng vững mạnh , năm
2004 cũng không phải là ngoại lệ
Năm 2004 vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên 19.201 triệu đồng Tăng 2.370 triệu đồng tăng 14,8 % so với năm 2003 đây là một kết quả không phải là thấp đối một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng mới được thành lập một vài năm gần đây Tình hình biến động vốn chủ sở hữu của công ty được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 6 : biến động vốn chủ sơ hữu công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội năm 2004. Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu số dư đầu kỳ
Tăng trong giảm trong số cuối kỳ
1.Ngân sách nhà nước cấp 5.425 5.425
2.Quỹ nghiên cứu KH và ĐT
3.Quỹ dự phòng tài chính 831 310 0 1.141
III,Nguồn vốn đầu tư XDCB
1.Ngấn sách nhà nước cấp
(nguồn : báo cáo tài chính của Công Ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội năm 2004)
Bảng 7: Thực trạng vốn nợ công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
2 Nợ dài hạn đến hạn trả
3 Phải trả cho người bán 92.399 (99,5)% 15.425.692 166 lần
4 Nguời mua trả tiền trước
5 Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước
6 Phải trả nhân viên 797.974 290 % 8.809.969 10 lần 1.444.579 (83,6%)
7 Phải trả cho các đơn vị nội bộ
8 các khoản phải trả phải nộp khác
1 Chi phí phải trả 3.978.715 (82%) 24.767.943 5,22 lần 7.107.745 (71,3%)
2 Tài sản thừa chờ xử lý
3 Nhận ký quỹ , ký cược dài hạn
(Nguồn: báo cáo tài chính của Công Ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội năm 2002 đến 2004)
2.3.3.2.1 Thưc trạng về nợ ngắn hạn của công ty Đầu Tư Xây Dựng
Mọi doanh nghiệp xây dựng đều phải vay một lượng vốn khá cao , lượng vốn này thường được đầu tư vào tài sản lưu động của công ty Đối với công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội vay ngắn hạn chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng nợ Năm 2002 số nợ ngắn hạn của công ty là 98,38 tỷ đồng.so với năm 2001 tăng lên gần 4 tỷ chiếm khoảng 3,8 % so với năm
Những đánh giá chung về tình hình khai thác vốn tại công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội
2.4.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm gần đây vị thế của công ty ngày được nâng cao Công ty đang trong giai đoạn xậy dựng nâng cao uy tín chất lượng công ty, xậy dựng thương hiệu , thực vậy sau gần 10 năm thành lập và trưởng thành công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội đã được nhiều cá nhân tổ chức trong nước và ngoài nước biết đến thực tế đã khẳng định điều đó qua số lượng , quy mô các công trình dự án mà công ty thực hiện qua 3 năm qua.
Huy động được số vốn lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty Đây là một thành công quan trọng đối với một công ty non trẻ, chỉ trong 2 năm số vốn công ty huy động đã tăng gấp 2 lần ( từ 128 tỷ lên 247 tỷ ) Để huy động được nguồn vốn lớn với chi phí rẻ công ty đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như : Nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, lợi nhuận không chia, tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại… dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty đặc biệt là ban giám đốc và phòng kế toán tài chính công ty đã mở rộng quan hệ với các ngân hàng , tạo sự tin cậy đối với các ngân hàng bởi vậy mà công ty có hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng ngày càng tăng, cũng chinh vậy mà công ty có thêm nhiều bạn hàng chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho công ty với nhiều điều kiện ưu đãi Trong những năm tới dưới sự phát triển của đất nước nhiều công trình có quy mô lơn sẽ được xây dựng nhu cầu vốn của công ty càng cấp thiết Công ty cần khai thác hiệu quả các nguồn vốn cũ đồng thời cũng nên đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. một điều đáng phấn khởi là việc sản xuất kinh doanh của công ty mấy năm gần đây luôn có hiệu quả Năm 2002 lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 2,047 tỷ đồng, năm 2003 đạt 5,218 tỷ , năm 2004 là 4,274 tỷ đây là một thành tích rất tốt Chính phần lợi nhuận nhuận này đã góp phần nâng cao nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua kết quả hoạt động cũng nâng cao uy tín , của công ty điều này rất quan trọng
5 2 trong việc huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.
Bên cạnh những kết quả đạt được công ty còn nhiều khó khăn hạn chế trong công tác khai thác sử dụng vốn.
Năng lực tài chính công ty còn nhiều hạn chế vốn chủ sở hữu còn thấp , chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn sản xuất kinh doanh vốn chủ sở hữu nhỏ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn nên có phần nào ảnh hưởng tới tiến độ công trình thi công các công trình các dự án Công tác huy động vốn của khách hàng mua nhà tại một số dự án không thực hiện được kế hoạch đề ra một số công trình còn chưa có giải pháp huy động được kịp thời, hiệu quả vốn. đối với công tác thu hồi vốn và công nợ của Công Ty Đầu Tư Xây Dựng
Hà Nội còn chậm, kết quả thực hiện còn thấp, giá trị dở dang và công nợ phải thu còn lớn , đặc biệt một số công trình có nguồn vốn ngân sách như : B10A Nam Trung Yên, Đường Láng Hạ - Thanh Xuân , Nhà N2C Trung Hoà Nhân Chính một số đơn vị còn chậm trễ trong công tác hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán việc Hoàn chứng từ của một số đơn vị và công trình chưa đầy đủ kịp thời. chưa thực hiện phân cấp quản lý tài chính gắn với trách nhiệm và hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc công nợ tồn đọng chưa được xem xét quy trách nhiệm cho cá nhân có liên quan và chưa có các biện pháp giải quyết dứt điểm.
giải pháp khai thác mở rộng nguồn vốn sản xuất kinh doanh
Định hướng phát triển , mục tiêu của công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội
3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty
Xây dựng công ty cổ phần theo cơ chế liên kết giữa các đơn vị , công ty giữ vai trò lãnh đạo điều hành các đơn vị thành viên, phát huy hiệu quả của các công ty liên doanh , liên kết , tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Tạo tiền đề vật chất nền tảng cho những năm tiếp theo xây dựng phát triển thành công ty đa sở hữu về vốn hoạt động theo mô hinh công ty mẹ công ty con tập trung vào 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính sau đây: đầu tư , tư vấn kinh doanh bất động sản , tập trung chủ yếu ở thành phố
Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh doanh xây lắp theo hướng nhà thầu chuyên nghiệp , có đủ máy móc thiết bị , tiền vốn, bộ máy tổ chức xây lắp các công trình có chất lượng cao và có kết cấu phức tạp.
Kinh doanh dịch vụ công cộng như : Kinh doanh dịch vụ các khu chung cư cao tầng , kinh doanh dịch vụ các khu nhà cho thuê và văn phòng cho thuê , kinh doanh các dịch vụ khác trên địa bàn Hà Nội; từng bước nghiên cứu đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
3.1.2 Mục tiêu nhiệm vụ của công ty trong năm tới.
Sắp xếp và xây dựng ổn định tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh , xây dựng và khẳng định thương hiệu của công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng
Hà Nội Phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra cho năm đó là:
5 4 Đảm bảo đủ việc làm cho tổng số lao động bình quân 2.500 lao động với mức thu nhập bình quân là 1,4 triệu đồng /người / tháng.
Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đảm bảo lãi suất cổ tức từ 10% trở lên.
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh là : 320 tỷ đồng
Giá trị đầu tư dự án : 160 tỷ đồng
Giá trị nhận thầu xây lắp: 156 tỷ đồng
Giá trị sản xuất kinh doanh khác: 4 tỷ đồng Tổng doanh thu là : 260 tỷ đồng Trong đó
Doanh thu từ đầu tư dự án : 108 tỷ đồng
Doanh thu từ nhận thầu xây lắp: 148 tỷ đồng Doanh thu từ các hợp đồng sản xuất kinh doanh khác: 4 tỷ đồng
Hoàn thành : 135.000 m 2 sàn xây dựng
Nộp ngân sách : 7,8 tỷ đồng
3.2 Giải pháp , kiến nghị nhằm khai thác , mở rộng nguồn vốn cho công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội. Đối với một doanh nghiệp nguồn vốn có vị trí đặc biệt quan trọng nguồn vốn tạo lên sức mạnh , khả năng mở rộng và phát triển của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng Công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội sau gần 10 năm thành lập, sau bao sự cố gắng , lỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã từng bước khẳng định mình trong giới xây dựng, thương hiệu uy tín của công ty đã được nhiều cá nhân tập thể trong và ngoài nước biết đến Cho tới nay công ty đã nhận thầu và thi công hàng chục , hàng trăm công trình lớn nhỏ trong và ngoài nước để tiếp tục phát triển nâng cao uy tín , thương hiệu của mình công ty cần phải có một lượng vốn dồi dào, dưới đây là một số giải pháp nhằm khai thác , mở rộng nguồn vốn sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
3.2.1 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn
Các nhà kinh tế thường nói không nên cho tất cả trứng vào trong một rỏ, đây cũng là một trong những nguyên tắc trong hoạt động đầu tư Theo sự nghiên cứu đánh giá của các nhà kinh tế thì việc đa dạng hoá đầu tư sé làm giảm rủi ro cho nhà đầu tư , đem lại hiệu quả cao cho họ trong việc huy động vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc đa dạng các phương thức huy động vốn cũng rất quan trọng Thứ nhất khi đa dạng các hình thức huy động vốn thì doanh nghiệp có thể huy động được tối đa lượng vốn mà mình cần,trongkhi đó tiềm năng huy động vốn của công ty được mở rộng thứ hai là rủi ro cho việc thiếu vốn sản xuất kinh doanh là nhỏ mặt khác vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau cho nên việc thanh toán cũng được thanh toán đều đặn mà không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một điều quan trọng khi đa dạng các phương thức huy động vốn là giảm được sự phụ thuộc vào các đối tượng cho vay và giảm chi phí vốn. khi doanh nghiệp chỉ có một số ít hình thức huy động vốn như vay ngân hàng , tín dụng thương mại… thì sự lệ thuộc nhiều vào người cho vay là không thể tránh khỏi chính bởi lẽ đó mà có thể dẫn đến chi phí vốn tăng cao. Đối với công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội việc huy động vốn còn đơn điệu , hiện nay tổng nguồn vốn của công ty vào khoảng gần 300tỷ đồng, công ty vẫn sử dụng các nguồn vốn truyền thống như vốn chủ sở hữu,
5 6 tín dụng ngân hàng , tín dụng thương mại mà chưa đa dạng hoá được các hình thức huy động vốn Bước sang năm 2006 , trước sự phát triển của thị trường , sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác, để có thể hoàn thành tốt các mục tiêu , nhiệm vụ đã đề ra , từng bước xây dựng thương hiệu của mình công ty phải có nguồn vốn dồi dào , vững chắc dưới đây là một số giải pháp mà em nghĩ công ty ta có thể áp dụng để mở rộng nguồn vốn sản xuất kinh doanh
3.2.1.1 Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của công ty
Cùng với sự phát triển của xã hội của công ty thì lực lượng cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên công ty ngày càng được cải thiện điều đó được biểu hiện qua mức lương trung bình của lao động công ty Hiện nay số lao động trung bình của công ty khoảng 2520 lao động trong đó tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn ngày được nâng cao, và chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số lao động của công ty. đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty được cải thiện , đây là một điều kiện tốt để công ty có thể huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty Để huy động vốn công ty có thể phát hành trái phiếu bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty với lãi suất phù hợp, nếu tính trung bình mỗi người lao động cho công ty vay khoảng 2 tháng lương thì khối lượng vốn mà công ty huy động được là không nhỏ khoảng trên dưới 80 tỷ đồng Một điều rất thuận lợi khi công ty vay vốn của cán bộ công nhân viên của chính công ty là cả công ty và người lao động đều hiểu rõ về nhau cho nên việc vay vốn của công ty sẽ không mất nhiều thời gian, mặt khác nếu cho công ty vay vốn thì lãi suất người lao động được hưởng còn cao hơn khi gửi tiền vào ngân hàng.
3.2.1.2 Duy trì và phát triển nguồn vốn tín dụng ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng là khoản vốn lớn nhất của bất cứ một doanh nghiệp xây dựng nào vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng là không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. công ty Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước , ngay từ khi được thành lập cho tới nay vẫn là khách hàng lâu năm , đáng tin cậy của hai ngân hàng đó là :
Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội – 4 Lê Thánh Tông – Hà Nội Ngân hàng liên doanh Việt Lào – chi nhánh Hà Nội – 96 Bà Triệu Hà Nội
Hạn mức tín dụng của hai ngân hàng này cho công ty Đầu Tư Xây Dựng
Hà Nội là khoảng 162 tỷ đồng.
Trong năm tới công ty cần mở rộng sản xuất kinh doanh cho nên nguồn vốn vay ngân hàng lại cần quan trọng Ngoài là khách hàng truyền thống của hai ngân hàng trên công ty nên mở rộng quan hệ với các ngân hàng như : các ngân hàng cổ phần , ngân hàng nước ngoài …
Một điều quan trọng quyết định số lượng vốn vay được tại các ngân hàng đó là hệ số tín nhiệm của công ty Điều này rất quan trọng , các ngân hàng ngoài việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp thông qua tính khả thi của các dự án , thì hệ số tín nhiệm của công ty cũng là một yếu tố quyết định tới số lượng tiền vay.
3.2.1.3 Mở rộng tín dụng thương mại
Trong 3 năm 2002,2003,2004 tín dụng thương mại của công ty vẫn tăng lên cùng với sự ra tăng về sản lượng các công trình Đến năm 2004 tín dụng thương mai công ty sử dụng là hơn 64 tỷ đồng chiếm khoảng 25%
5 8 tổng vốn huy động trong những năm tới khối lượng công trình xây dựng của công ty tăng lên đáng kể Nguyên vật liệu, thiét bị ….thi công công trình tăng lên đáng kể Nâng cao nguồn vốn tín dụng thương mại là một biện pháp huy động vốn vơi chi phí tương đối rẻ, thuận lợi cho công ty. mở rộng quan hệ với nhiều đầu mối cung cấp nguyên vật liệu, để mua được nhiều nguyên vật liệu , thời gian chịu lâu hơn Đối với các tổ đội thi công mà doanh nghiệp đi thuê , mượn để thi công các công trình nơi xa , hoặc một số hạ mục của công trình công ty có thể kéo dài thời hạn thanh toán ( ra hạn , )
3.2.1.4 Phát hành các công cụ tài chính
Từ khi thành lập tới nay công ty đầu tư xây dựng hà nội vẫn chỉ là một doanh nghiệp nhà nước, cho nên phương thưc huy động vốn sản xuất kinh doanh bằng phát hành cổ phiếu là không thể Bước sang đầu năm
2006 công ty đã hoàn thành cơ bản việc cổ phần hoá doanh nghiệp với giá trị công ty được định giá là hơn 21 tỷ đồng tương đương với hơn 2,1 triệu cổ phiếu (cổ phần) Công ty cũng đã hoàn thành việc bán đấu gía cổ phần lần đầu tại công ty chứng khoán Bảo với mức giá là 11148 đồng / cổ phiếu sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp số vốn mà doanh nghiệp huy động được sẽ được đưa vào sản xuất kinh doanh Đây cũng không phải là một nguồn vốn nhỏ , nguồn vốn này một phần nâng cao mức vốn chủ sở hữu của công ty , cũng qua đó nâng cao khả năng thanh toán , độ tín nhiệm của công ty trên thị trường khiến cho việc huy động vốn sau này dễ dàng hơn Như vậy là bước sang năm 2006 công ty đầu tư xây dựng Hà Nội đã không còn là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước mà đã trở thành một công ty cổ phần mà nhà nước chỉ nắm giữ 30 %vốn việc trở thành công ty cổ phần mở ra cho công ty một phương thức huy động vốn mới đó là huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu muốn phương thức huy động này có hiệu quả trước hết công ty phải làm ăn có hiệu ,quả từng bước nâng cao uy tín của công ty trong nước và trên trường quốc tế