1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều Tra Tình Hình Nhiễm Sán Lá Gan Ở Bò Tại Huyện Chợ Mới, Châu Thành, Tri Tôn Tỉnh An Giang.

43 2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 816,57 KB

Nội dung

Điều Tra Tình Hình Nhiễm Sán Lá Gan Ở Bò Tại Huyện Chợ Mới, Châu Thành, Tri Tôn Tỉnh An Giang.

TRƯƠNG TÚ HẠNHMSSV: DPN010712ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN GAN TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, CHÂU THÀNH VÀ TRI TÔN TRONG TỈNH AN GIANGLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thị Hạnh ChiUỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANGTRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tháng 6 . 2005Tháng 6 . 2005ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN GAN TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, CHÂU THÀNH VÀ TRI TÔN TRONG TỈNH AN GIANGDo sinh viên: TRƯƠNG TÚ HẠNH thực hiện và đệ nạpKính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệtLong xuyên, ngày……tháng….năm …… 2005GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thị Hạnh ChiTRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNHội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN GAN TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, CHÂU THÀNH VÀ TRI TÔN TRONG TỈNH AN GIANGDo sinh viên: TRƯƠNG TÚ HẠNHThực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày: .Luận văn đã được hội đồng đánh giá mức: Ý kiến của Hội đồng:. .Long xuyên, ngày… tháng… năm 2005DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NGHIỆM KHOA NN-TNTN TIỂU SỬ CÁ NHÂNHọ và tên: Trương Tú HạnhNgày tháng năm sinh: 16/04/1983Nơi sinh: Ấp 3, xã Vĩnh Hoà Hưng Nam, Gò Quao, Kiên GiangCon Ông: Trương LếnVà Bà: Mã Thị ÊnĐịa chỉ: Ấp 3, xã Vĩnh Hoà Hưng Nam, Gò Quao, Kiên GiangĐã tốt nghiệp phổ thông năm 2001Vào Trường Đại học An Giang năm 2001 học lớp DH2PN2 khoá 2 thuộc Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005.Hình 4 x 6 MỤC LỤCNội dung TrangCẢM TẠ iTÓM LƯỢC iiMỤC LỤC iiiDANH SÁCH BẢNG vDANH SÁCH HÌNH viChương 1 GIỚI THIỆU 11.1. Đặt vấn đề 11.2. Mục tiêu đề tài 2Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 32.1. Điều kiện tự nhiên An Giang 32.1.1. Vị trí địa lý 32.1.2. Địa hình 42.1.3. Khí hậu 42.1.3.1. Nhiệt độ 42.1.3.2. Mưa 42.1.3.3. Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí 52.1.3.4. Nắng 52.1.3.5. Thuỷ văn 52.2. Tình hình chăn nuôi thú y huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn trong tỉnh An Giang62.2.1. Tình hình chăn nuôi 62.2.2. Tình hình quản lý thú y 72.3. Đặc điểm sán gan 82.3.1. Hình thái 92.3.2. Trứng 92.3.3. Vị trí ký sinh và vật chủ trung gian 102.3.4. Chu trình phát triển 102.3.5. Bệnh lý 122.3.6. Phòng và trị bệnh 132.4 Tóm lược một số công trình nghiên cứu bệnh sán gan trên 142.5. Tác hại của bệnh sán gan 16Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 173.1. Vật liệu 173.2. Phương pháp nghiên cứu 173.2.1. Phương pháp chọn mẫu 173.2.2. Phương pháp tiến hành 173.2.2.1. Kiểm tra sự hiện diện của sán gan 173.2.2.2. Điều tra bằng phiếu phỏng vấn về điều kiện môi trường chăn nuôi và xử lý số liệu183.2.3. Chỉ tiêu theo dõi 183.3. Phân tích thống kê 19 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 204.1. Điều kiện môi trường chăn nuôi 204.1.1. Điều kiện môi trường chăn nuôi huyện Chợ Mới 204.1.2. Điều kiện môi trường chăn nuôi huyện Châu Thành 224.1.3. Điều kiện môi trường chăn nuôi huyện Tri Tôn4.2. Tỷ lệ nhiễm sán gan trên từng vùng23244.3. Tỷ lệ nhiễm sán gan theo lứa tuổi một số huyện 274.4. Tỷ lệ nhiễm sán gan theo giới tính của 30Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 325.1. Kết luận 325.2. Kiến nghị 325.2.1. Đối với cán bộ thú y 325.2.2. Đối với người chăn nuôi 32TÀI LIỆU THAM KHẢO 34PHỤ CHƯƠNG pc-1Phiếu điều tra pc-3Chương 1 GIỚI THIỆU1.1. Đặt vấn đềTrong tình hình hiện nay sự cạnh tranh các mặt hàng nông nghiệp trên thị trường thế giới đang ngày càng diễn ra gay gắt. Vì vậy nước ta đang từng bước không ngừng phát triển và nâng cao về số lượng lẫn chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều biện pháp trong đó có biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi; cùng với việc chuyển đổi đó thì chăn nuôi thịt và sữa đã và đang được phát triển mạnh mẽ. An Giang một trong những tỉnh đi đầu trong việc phát triển chăn nuôi bò, vì tỉnh ta được toạ lạc trên vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành này.Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, tỉnh đã phát động chương trình Sind hoá đàn bò, nên đàn trong tỉnh không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên kiến thức của người chăn nuôi còn hạn chế nhiều khâu như: chọn con giống, dinh dưỡng, phương thức chăn nuôi, cách phòng bệnh,….Trong phòng chống bệnh thì bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, kế đến bệnh ký sinh. Theo các tài liệu trong nước cũng như ngoài nước cho biết bệnh ký sinh trùng gây thiệt hại không nhỏ đối với ngành chăn nuôi. Các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, … phát ra một cách dữ dội nhưng cũng mất đi nhanh chóng, còn bệnh ký sinh trùng kéo dài rất lâu gây tổn thất rất lớn về kinh tế.Mặt khác, bệnh ký sinh trùng còn làm tổn thương các tổ chức tế bào, mở đường cho các bệnh truyền nhiễm xâm nhập. Đặc biệt bệnh sán gan do Fasciola gây ra làm trâu có biểu hiện như tiêu chảy, thiếu máu, vàng da, giảm thể trọng,… Ngoài ra, bệnh còn gây nguy hiểm đến sức khoẻ của con người. Những nghiên cứu gần đây tổng kết tình hình nhiễm sán gan trâu ngày càng cao, đặc biệt khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.Qua những vấn đề trên chúng ta thấy bệnh sán gan có tác hại nghiêm trọng. Trong khi ngành chăn nuôi tỉnh ta ngày càng nhân rộng trên nhiều vùng như vùng cù lao, vùng đồng bằng và vùng đồi núi, nhưng phần lớn người chăn nuôi chưa đặc biệt quan tâm và chưa có biện pháp phòng trị cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại cho đàn gia súc. Để kiểm tra tình hình nhiễm sán gan và từ đó cảnh báo với người dân, hy vọng họ sẽ quan tâm đến bệnh này hơn nên đề tài “Điều tra tình hình nhiễm sán gan tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn trong tỉnh An Giang” được tiến hành.1.2. Mục tiêu của đề tài: Xác định tỷ lệ nhiễm sán gan tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn trong tỉnh An Giang.Cung cấp số liệu thực tế về tỷ lệ nhiễm sán gan tại ba huyện đó đến cho người chăn nuôi và những cán bộ kỹ thuật có liên quan, để khuyến cáo họ có biện pháp phòng trừ tích cực.Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện tự nhiên An GiangTheo Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang (2001) cho biết điều kiện tự nhiên An Giang có các đặc điểm sau:2.1.1. Vị trí địa lýAn Giang tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm về phía Tây Nam tổ quốc có toạ độ địa lý từ:- 100 10’ 30’’ đến 100 37’ 50’’ vĩ độ bắc.- 1040 47’ 20’’ đến 1050 35’ 10’’ kinh độ đông.Ranh giới hành chính: Phía Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ.Hình 1: Vị trí địa lý tỉnh An Giang (Hồ Việt Hiệp, 2002)Diện tích toàn tỉnh 3.406 km2 và đứng thứ 4 Đồng Bằng Sông Cửu Long.Chợ Mới có diện tích tự nhiên 354,91 km2, có 16 xã và 2 thị trấn.Châu Thành có diện tích tự nhiên 347,28 km2, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Tri Tôn có diện tích tự nhiên 597,575 km2, gồm 13 xã và 2 thị trấn. 2.1.2. Địa hìnhSự hình thành và tồn tại của sông Tiền, sông Hậu phía Đông Bắc và chuỗi đồi núi phía Tây Nam đã chia lãnh thổ tỉnh thành 3 vùng với những đặc trưng rõ nét:- Vùng cù lao: Gồm huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Độ cao trung bình của vùng từ 1,3 – 3 m, tồn tại các sông đê và dãy đất cao dọc theo các sông và trũng dần vào trong. Dọc theo ven đê về phía đồng thường có khu trũng cục bộ.- Vùng đồng bằng thuộc Tứ Giác Long Xuyên: Bao gồm Thành Phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và rìa phía Đông các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Độ cao trung bình của vùng từ 1,2 – 3 m và nghiêng đều xuống tới giáp Kiên Giang. Theo dãy đất rìa phía đồng huyện Tri TônTịnh Biên có nhiều khu vực trũng đến 0,8 m hoặc trũng hơn.- Vùng đồi núi thấp: Chiếm phần lớn diện tích của hai huyện Tri TônTịnh Biên với nhiều núi có đỉnh cao từ 4 – 40 m và độ dốc phổ biến 3 – 80.2.1.3. Khí hậuAn Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ cao và ổn định, lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa.2.1.3.1. Nhiệt độ- Nhiệt độ trung bình năm 270 C.- Nhiệt độ bình quân cao nhất 28,30 C.- Nhiệt độ bình quân thấp nhất 25,50 C.Riêng khu vực đồi núi có nhiệt độ bình quân thường thấp hơn so với vùng đồng bằng khoảng 20C.2.1.3.2. MưaLượng mưa trung bình hàng năm 1.132 mm. Năm có lượng mưa cao nhất lên tới 1.800 mm và năm thấp nhất xuống tới 700 mm. Số ngày mưa bình quân năm 132 ngày. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung vào 7 tháng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với tỉ trọng khoảng 98%. 2.1.3.3. Lượng nước bốc hơi và độ ẩm không khíLượng nước bốc hơi hàng năm lớn 1200 – 1300 mm, đặc biệt trong 5 tháng mùa khô với độ ẩm không khí trung bình của các tháng này khoảng 76%. Độ ẩm không khí của các tháng mùa mưa khoảng 80 - 85%.2.1.3.4. Nắng- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm: 2.521 giờ.- Tổng số giờ nắng của tháng thấp nhất: 153 giờ (tháng 9).- Tổng số giờ nắng của tháng cao nhất: 282 giờ (tháng 3). Vào những tháng mùa khô, số giờ nắng bình quân mỗi ngày thường cao hơn 2 giờ so với ngày các tháng mùa mưa.2.1.3.5. Thuỷ vănAn Giang có hệ thống sông chằng chịt, có nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Do điều kiện địa hình có thể chia ra thành 3 vùng thủy văn như sau:- Vùng cù lao:+ Về mùa lũ, chịu ảnh hưởng lũ từ sông Tiền và sông Hậu, lũ vào nhanh và sớm. Mực nước lũ ngập từ 1 – 2,9 m và phủ lên hầu khắp lãnh thổ vùng. Riêng Chợ Mới bị ngập khi mực nước ngập sâu lên mức 2,8 – 3,3 m và mực nước lũ ngập nông từ dưới 1 – 2,5 m. Phần phía Bắc Vàm Nao phụ thuộc chủ yếu vào lũ sông, phần phía Nam Vàm Nao còn liên quan đến sự hoạt động của thuỷ triều.+ Về mùa kiệt, biên độ triều biển Đông tại trung tâm vùng cù lao đạt khoảng 50 – 60 cm, nên có thể lợi dụng triều lên dẫn nước vào ruộng thông qua cống bửng.+ Chợ Mới vùng cù lao được bao quanh bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao. Ngoài ra, Chợ Mới còn có các rạch tự nhiên như rạch Ông Chưởng và rạch Cái Tàu Thượng. Hai rạch này khá dài và sâu. Rạch Ông Chưởng có hình dạng uốn khúc như mình rồng, lấy nước sông Tiền ngay đầu thị trấn Chợ Mới.Vùng bằng thuộc Tứ Giác Long Xuyên: toàn bộ vùng bằng về phía hữu ngạn sông Hậu. [...]... 5 0 Chợ Mới Châu Thành Tri Tôn Huyện Hình 4: Tỷ lệ nhiễm sán gan theo tuổi một số huyện Bảng 6 và hình 4 cho thấy: - Huyện Chợ Mới: Tỷ lệ nhiễm sán gan từ 1 - 2 tuổi 19,05%, từ 3 - 4 tuổi 26,32%, ≥ 5 tuổi 30% - Huyện Châu Thành: Tỷ lệ nhiễm sán gan từ 1 - 2 tuổi 19,23%, từ 3 - 4 tuổi 23,53%, ≥ 5 tuổi 28,57% - Tri Tôn: Tỷ lệ nhiễm sán gan bò. .. Thành và Tri Tôn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Hữu Danh (1995) nghiên cứu tình hình nhiễm sán gan An Giang thấy tỷ lệ nhiễm sán gan già 33,33%, 15,38% Theo Trần Văn Quang (1998) cho biết tỷ lệ nhiễm sán gan trên tăng dần theo tuổi Vùng đồng bằng: dưới 4 tuổi nhiễm sán gan 37,14%, từ 4 - 7 tuổi nhiễm sán gan là... tuổi nhiễm sán gan 55,31%, trên 7 tuổi nhiễm sán gan 72,58% Vùng miền núi: dưới 4 tuổi nhiễm sán gan 6,89%, từ 4 – 7 tuổi nhiễm sán gan 27,74%, trên 7 tuổi nhiễm sán gan 37,06% (Trần Văn Quang, 1998) Tại huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An thì có tỷ lệ nhiễm sán gan loài Fasciola gigantica 3,33%, Paramphystomum explanatum 23,33% (Huỳnh Văn Quang, 2001) Tạ Ngọc... Số nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (% ) Chợ Mới 50 12 24 Châu Thành 50 11 22 Tri Tôn 50 7 14 Tổng 150 30 20 Tỷ lệ nhiễm 25 (%) 20 24 22 14 15 10 5 0 Chợ Mới Châu Thành Tri Tôn Huyện Hình 3: Tỷ lệ nhiễm sán gan trên từng vùng Bảng 5 và hình 3 cho thấy 3 huyện có 30 con bị nhiễm sán gan, chiếm tỷ lệ 20% Trong đó: + Huyện Chợ Mới có tỷ lệ nhiễm sán gan 24% + Huyện Châu Thành có tỷ lệ bò. .. tỷ lệ nhiễm sán gan 22% + Huyện Tri Tôn có tỷ lệ nhiễm sán gan 14% Với kết quả này chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nhiễm sán gan trên các huyện có sự khác nhau Chợ Mới có tỷ lệ nhiễm sán gan cao nhất do điều kiện tự nhiên, xã hội Chợ Mới thuận lợi cho sự phát tri n của sán gan Chợ Mới vùng cù lao có nhiều vùng trũng môi trường thích hợp cho sự phát tri n của... thấy nơi đây nhiễm sán gan là 21,92 – 30% (Vũ Sỹ Nhân và Đỗ Trọng Minh, 1989) Trần Hữu Danh (1995) nghiên cứu tình hình nhiễm sán ganAn Giang thấy tỷ lệ nhiễm sán gan già 33,33%, 15,38% Lương Văn Huấn và cộng tác viên (1996) cho rằng nuôi tại các tỉnh thành phía nam nhiễm sán gan nặng nhẹ tuỳ vùng nhưng dao động từ 20 – 50% Đặc biệt một số loài sán gan cũng... trước, điều đó cũng góp phần làm cho mầm bệnh sán gan lây lan rộng hơn 4.2 Tỷ lệ nhiễm sán gan trên từng vùng Qua quá trình kiểm tra 150 mẫu phân tương ứng 150 con huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn trong tỉnh An Giang, mỗi huyện lấy với số mẫu 50 mẫu phân/ 50 con Kết quả được tính bảng 5 và hình 3 Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm sán gan trên từng vùng Địa điểm Số kiểm tra (con)... (Số con nhiễm * 100)/ Số con kiểm tra Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Qua thời gian thực hiện đề tài điều tra tình hình nhiễm sán gan tại ba huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn trong tỉnh An Giang thu được kết quả như sau: 4.1 Điều kiện môi trường chăn nuôi Kết quả phỏng vấn người chăn nuôi và quan sát về điều kiện môi trường chăn nuôi huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn 4.1.1 Điều kiện... gan 55,31%, trên 7 tuổi nhiễm sán gan 72,58% Vùng miền núi: dưới 4 tuổi nhiễm sán gan 6,89%, từ 4 - 7 tuổi nhiễm sán gan 27,74%, trên 7 tuổi nhiễm sán gan 37,06%, cao hơn kết quả của chúng tôi Theo Trần Anh Nhân (2004) cho biết tại Bình Dương, Đồng Tháp và Phú Yên có tỷ lệ nhiễm sán gan từ 1 - 2 tuổi 16,66%, từ 3 – 4 tuổi 23,43%, từ 5 – 6 tuổi... sang người, có 14 loài giun sán gây bệnh trên có thể truyền lây sang người trong đó có sán gan lớn đồng bằng có tỷ lệ nhiễm cao hơn vùng miền núi, cụ thể là: Đồng bằng nhiễm Fasciola gigantica 60,23%, miền núi nhiễm Fasciola gigantica 29,33% Và có tỷ lệ nhiễm sán gan trên tăng dần theo tuổi Vùng đồng bằng: dưới 4 tuổi nhiễm sán gan 37,14%, từ 4 – 7 tuổi nhiễm sán . DPN010712ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN Ở BÒ TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, CHÂU THÀNH VÀ TRI TÔN TRONG TỈNH AN GIANGLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRI N NÔNG. lá gan ở bò tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn trong tỉnh An Giang được tiến hành.1.2. Mục tiêu của đề tài: Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò tại

Ngày đăng: 28/01/2013, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN