Cách trở thành một nhà lập kế hoạch sự kiện

33 328 0
Cách trở thành một nhà  lập kế hoạch sự kiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dành cho các bạn học chuyên ngành tổ chức sự kiện. Bài mình dịch trên các website có uy tín.

Cách trở thành một nhà lập kế hoạch sự kiện. . Đào tạo và tích lũy kinh nghiệm. Xin việc làm. Được chứng nhận năng lực. Khẳng định thương hiệu. Bạn muốn trở thành một phần của nghành công nghiệp trị giá khoảng 500 tỉ đô trên toàn thế giới? Nếu bạn đang có một ý tưởng tuyệt vời, bạn là một người cẩn thận, tỉ mỉ có ý thức sáng tạo, bạn muốn khám phá một lĩnh vực nghề nghiệp giống như một nhà lập kế hoạch sự kiện. Hãy đọc và tìm hiểu làm thế nào để trang bị kinh nghiệm trước khi dấn thân vào lĩnh vực này. Phương thức 1/4 : Đào tạo và tích lũy kinh nghiệm. 1. Chứng chỉ về nghành du lịch và khách sạn. Trong vai trò tốt nghiệp cử nhân ngành du lịch khách sạn có thể đảm bảo bạn có bước đệm vững chắc trên con đường sự nghiệp trở thành một nhà lập kế hoạch sự kiện. Trong thực tế một số trương trình học có cấp bằng liên quan trong lĩnh vực lập kế hoạch sự kiện, vì vậy phải nghiên cứu kỹ cách thức cấp bằng của mỗi trường trước khi tham gia. .Các ngành học khác ví dụ như công nghệ thông tin hoặc quan hệ công chúng có thể là một khởi đầu tốt cho nghề nghiệp của bạn. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có của một nhà lập kế hoạch sự kiện là phải biết cách tìm kiếm thông tin, điều này có thể là một nền tảng tuyệ vời cho sự nghiệp. . Trong khi bằng cử nhân phải mất 4 năm để hoàn thành ta cũng có nhiều cách ngắn hơn, Mất khoảng khoảng 2 năm trương trình học ở trường kết hợp với chứng chỉ về nghành du lịch khách sạn có thể là một khởi đầu tốt cho kế hoạch đào tạo. .Thậm chí nếu bạn không có bằng cấp liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này, bạn vẫn có thể hoàn thành một bản kế hoạch và đạt được một chứng chỉ quản lý để chuyển tiếp vào lĩnh vực này. Một số chương trình đào tạo cho phép sinh viên học chuyên ngành và tập chung vào một lĩnh vực cụ thể như chuyên tổ chức tiệc cưới, tổ chức sự kiện thể thao hay các sự kiện vui chơi giải trí khác. .Mỗi chuyên ngành khác nhau bạn có thể được đào tạo ở những mảng chuyên biệt có thể bao gồm các sự kiện maketing đặc biệt, quan hệ truyền thông, kiểm soát chi phí, điều phối sự kiện, xử lý rủi ro, kinh tế và đạo đức nghề nghiệp. 2.Tìm một người tư vấn. Người này có thể là người dạy bạn, khuyến khích và hướng dẫn bạn con đường sự nghiệp trong tương lai. Mối quan hệ này thường được phát triển từ các mối quan hệ có từ trước hoặc với một người nào đó mà bạn ngưỡng mộ. .Bạn muốn điều gì ở người cố vấn của mình? Bạn cần một người chuyên nghiệp và tư duy tiến bộ? Những kỹ năng và trình độ quản lý của bạn có thể làm được việc? Bạn đang hướng tới mục đích giao tiếp hiệu quả hơn? Hãy tiếp cận với những người mà bạn biết, người có thể sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ với bạn. Có thể không nhất thiết phải là một ai đó am hiểu lĩnh vực của bạn, Điều quan trọng chính là những gì bạn cần từ mối quan hệ này. .Bạn có thể bị cuốn hút bởi một người nào đó giống như người cố vấn mà bạn đang tìm kiếm bởi vì anh ta thành công. Họ là người thành công điều đó cũng có nghĩa là họ rất bận. Trước khi bạn yêu cầu nhờ vả ai đó giúp mình hãy nghĩ xem bằng cách nào để giúp đõ họ trước. Tập chung vào làm việc, sắp xếp lịch làm việc cho họ, chạy những việc lặt vặt hãy làm gì đó có ích để giúp đỡ điều đó có thể mang lại cho bạn cơ hội giá trị về sau. .Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và chia sẻ từ những người có mục tiêu giống như bạn. Bắt đầu là một nhóm gặp mặt thường xuyên hoặc tổ chức một câu lạc bộ ở trong trường. Tham gia với những người có cùng chí hướng để chia sẻ thông tin, trách nhiệm và những thành công. .Mở rộng phạm vi tìm kiếm. Kết nối với các nhóm cựu sinh viên, tham gia vào các sự kiện trực tuyến và các cuộc gặp mặt của tổ chức chuyên nghiệp là những nơi tuyệt vời để tìm được một người cố vấn tiềm năng. 3. Thực hành các kỹ năng của bạn. Rất có thể sự quan tâm của bạn trong lĩnh vực này bắt nguồn từ kỹ năng khi bạn tham gia tổ chức các sự kiện. Đẩy mạnh nó ngay từ bây giờ và tình nguyện lên kế hoạch tổ chức sự kiện như tiệc sinh nhật của người thân và bạn bè, đám cưới, đám hỏi, hoặc cùng nhau tổ chức các sự kiện khác. .Hàng ngàn các chương trình thiện nguyện cần phải lên kế hoạch tổ chức sự kiện mỗi năm, ví dụ như chạy bộ, bữa tối gây quỹ từ thiện Tiếp cận các tổ chức này trong cộng đồng của bạn để tìm hiểu nhu cầu và tìm kiếm cơ hội trở thành người dẫn dắt sự kiện của họ. .Giữ lại tài liệu cần thiết. Chụp những bức ảnh về cách sắp đặt và trang trí tại sự kiện khi bạn tham gia, giữ nó để làm mục tham khảo sau này. Giữ lại bản sao các ngân sách dự toán, thực đơn và hóa đơn. Giữ lại tất cả mọi thứ liên quan góp phần giúp sự kiện hôm đó thành công. 4.Tiếp nhận thông tin phản hồi. Sau khi sự kiện kết thúc yêu cầu những người tham gia đóng góp ý kiến của họ bằng cách làm một khảo sát ngắn. .Thực hiện cuộc khảo sát dựa trên sự đồng ý của người tham gia. Những thông tin phản hồi là phần thưởng cho công sức bạn làm việc vất vả khi họ đồng ý trả lời một vài câu hỏi khi kết thúc sự kiện. những ý kiến đóng góp có thể tích cực cũng có thể tiêu cực nhưng nó là một phần rất giá trị trong quá trình học hỏi kinh nghiệm. .Học cách lắng nghe. Trong các cuộc đối thoại diễn ra ở sự kiện, lắng nghe xem họ nói với nhau những gì. Hãy lưu ý những điều mà họ quan tâm đến (“đồ ăn rất ngon!”, “hoa rất đẹp” ) cũng như những gì khiến họ cảm thấy thất vọng ( tại sao không có chỗ để áo khoác? Chúng tôi phải đi rất xa mới đến bãi đậu xe!) Phương thức 2/4: Xin việc làm. 1. Chuẩn bị portfolio. Làm một bộ hồ sơ đầy đủ thông tin về bạn, có những ví dụ cụ thể về công việc đã làm để chứng minh bạn là người có triển vọng. Mang lại sự tín nhiệm ban đầu và nhấn mạnh bạn là một người có kiến thức và có kinh nghiệm. .Giữ lại hồ sơ của bất kỳ sự kiện nào bạn tham gia lên kế hoạch. Giữ lại những bức ảnh, các mẫu thiếp mời và các tài liệu tham khảo từ khách hàng và nhà cung cấp xác nhận độ tin cậy và chuyên môn của bạn. Cất giữ cẩn thận, nếu có thể hãy scan nó để sắn sàng gửi nó đến các nhà tuyển dụng tiềm năng thông qua email. .Chuẩn bị một bộ hồ sơ cá nhân ghi đầy đủ những kinh nghiệm và bằng cấp đạt được. Hãy chắc chắn đã liệt hết danh sách quá trình bạn tham gia làm thành viên trong các tổ chức tình nguyện và các tổ chức khác khi còn là sinh viên. .Viết đơn xin việc mỗi khi có tin tuyển dụng. Không có thứ gọi là “ một cho tất cả” đối với đơn xin việc. Tùy chỉnh nội dung để phù hợp với mỗi địa chỉ cụ thể mà bạn nộp đơn và bằng cách nào đó để bạn có cơ hội được phỏng vấn. 2. Tham gia mạng lưới. Hãy nói với tấy cả mọi người bạn biết là bạn đang tìm việc làm và hỏi họ để có được bất kỳ chỉ dẫn nào. Bạn không bao giờ biết những người khác có thể họ biết hay không hoặc biết đâu họ nghe được có một công việc nào đó đang chuẩn bị bắt đầu. .Tạo một tài khoản Linkln. Trang web xã hội này cho phép bạn thiết lập một tài khoản bạn có thể đăng hồ sơ, tham gia các nhóm và kết nối với những người khác trong lĩnh vực của bạn. .Theo dấu những người bạn cùng lớp, nếu ai đó đã kiếm được việc, hãy hỏi họ xem họ đã làm thế nào và tìm hiểu khả năng kiếm được việc cho mình ở khu vực đó. .Làm thẻ kinh doanh và mang nó theo mọi lúc mọi nơi. Thẻ kinh doanh không mắc lắm và cần thiết để có nó trong tay bởi vì bạn không biết bao giờ và ở đâu bạn gặp một ai đó có thể giúp bạn tìm được một công việc. 3. Khai thác công cụ internet. Ngày nay có rất nhiều công việc có thể tìm kiếm trực tuyến trên internet. Bạn nên vào những trang web tìm việc phổ biến cũng như các tổ chức chuyên nghiệp hoặc các trang web đặc thù có danh sách những công việc trong lĩnh vực quản lý sự kiện, cho phép bạn sử dụng để tập trung nỗ lực tìm việc làm. . Monster.com, HotJobs.com và CareerBuilder.com là các trang phổ biến để tìm việc, thu hẹp phạm vi tìm kiếm bằng cách sử dụng các thuật ngữ chính như "kế hoạch sự kiện", "quản lý sự kiện", "tổ chức tiệc cưới", "điều phối sự kiện," hoặc "chuyên ngành du lịch khách sạn." . MPI( gặp mặt chuyên gia quốc tế) là một trang web có một trung tâm hướng nghiệp trực tuyến nơi bạn có thể tìm kiếm việc làm. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra specialeventsite.com và careers.nace.net (các trang web việc làm của hiệp hội quốc gia điều hành các dịch vụ). 4.Chủ động xin việc. Nghiên cứu các công ty chuyên tổ chức sự kiện trong khu vực của bạn và nộp hồ sơ xin việc vào đó dù họ không đăng tuyển. Đôi khi cách tiếp cận mang tính chất cá nhân, đặc biệt là có rất nhiều người làm theo cách này cũng có thể tạo ra sự khác biệt. .Nên chuẩn bị sẵn sàng và giữ phong cách chuyên nghiệp khi đến nơi xin việc. Hãy chắc chắn bạn biết tên người phụ trách để có thể đề nghị một cuộc gặp mặt nhanh với cô/anh ấy. Nếu cuộc gặp là không thể diễn ra tại thời điểm đó, một cách lịch sự gửi lại hồ sơ và thư giới thiệu cho cho nhân viên lễ tân và có kế hoạch chờ một cuộc gọi trong vài ngày. .Mang theo hồ sơ đầy đủ phòng trường hợp bạn gặp mặt thành công và có được cuộc phỏng vấn với ai đó sẽ thuê bạn làm việc. 5.Xem xét những công việc tự do hoặc mở một doanh nghiệp của riêng mình. Đây có thể là bước tiếp theo bạn muốn thực hiện sau khi dành một vài năm làm việc trong lĩnh vực này hoặc có ai đó sẵn sàng làm việc cho bạn. .Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, xem các công ty tổ chức sự kiện trong khu vực đã tồn tại như thế nào và họ có những điểm gì nổi bật. Nếu bạn có khả năng khẳng định mình tạo ra sự khác biệt theo một cách nào đó. Nó có thể là một lợi thế trong việc thành lập doanh nghiệp của riêng bạn và có được khách hàng. .Tiếp xúc với các freelancer hoặc chủ doanh nghiệp, không cần thiết phải vất vả để học tất cả mọi thứ. Tiếp thu kinh nghiệm của người khác cũng có thể tránh được những cạm bẫy đi kèm với công việc kinh doanh của bạn. 6.Tiếp tục cố gắng. Tìm kiếm một công việc trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng là một việc khó khăn. Hãy kiên trì, đối diện với nó và giữ thái độ tích cực. .Cùng bạn bè thành lập một nhóm hỗ trợ- những người cũng đang phải tìm việc làm. Xung quanh có những người cùng cảnh ngộ sẽ khiến bạn bớt căng thẳng về việc bạn cảm thấy bị cô lậpsự thất vọng trong khoảng thời gian này. .Vui mừng trước những thành công nho nhỏ. Một cuộc phỏng vấn, một cuộc gọi lại, những điều này là tín hiệu tích cực. Ngay cả khi chúng không mang lại cho bạn một công việc ngay lập tức nhưng đó là tín hiệu để bạn biết bạn đang đi đúng hướng, bởi họ có sự quan tâm đến việc bạn là ai và có thể đóng góp những gì. Phương thức 3/4 : Được chứng nhận năng lực. 1.Nộp đơn xin cấp giấp chứng nhận với các hiệp hội tổ chức sự kiện uy tín. Không nhất thiết phải đạt được những chứng nhận này mới có thể làm việc như một người lập kế hoạch sự kiện. Nhưng có được chứng nhận năng lực từ các tổ chức này có thể giúp bạn mở cánh cửa kinh doanh và chắc chắn bạn có thể tiếp cận được với các chuyên gia trong lĩnh vực này. .Giấy chứng nhận là một sự khẳng định về chuyên môn được cấp bởi một tổ chức thương mại, bạn chỉ có thể nhận được nó sau khi bạn đã nộp hồ sơ và chứng minh kinh nghiệm chuyên môn thông qua việc vượt qua các bài kiểm tra của tổ chức đó. .Hầu hết các chứng chỉ có uy tín được cấp bởi CSEP( tổ chức các sự kiện chuyên nghiệp); tổ chức ISES (cộng đồng tổ chức những sự kiện đặc biệt); CIC (tập đoàn công nghiệp và MPI(nơi hội tụ những chuyên gia quốc tế). .Mỗi chương trình đào tạo sẽ có được mức độ kinh nghiệm chuyên môn khác nhau, vì vậy bạn cần phải liên hệ với những tổ chức riên biệt để tìm hiểu nếu bạn đáp ứng yêu cầu. 2.Tìm hiểu về các thành viên có liên quan trong một tổ chức thương mại. Lợi ích nhận được khi tham gia vào các tổ chức này là bạn sẽ có thêm rất nhiều mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội việc làm thông qua mạng lưới và các nguồn tư liệu chỉ ưu tiên dành cho các thành viên trong tổ chức. .Nếu bạn có kế hoạch tập chung vào một mảng nào đó nên tìm kiếm các tổ chức cụ thể và tập trung vào khu vực thuộc chuyên môn của bạn. Ví dụ, bạn muốn lập một kế hoạch cho sự kiện tiệc cưới bạn nên tìm hiểu một nhóm như “Hiệp hội các chuyên gia tư vấn tiệc cưới toàn thế giới”. .Nếu bạn đang hoặc đã từng là học viên trong khóa học này hãy yêu cầu được giảm giá thành viên nếu có thể, vì các thành viên mới có thể phải trả một khoản chi phí khá cao khi mới bắt đầu tham gia. Phương thức 4/4: Khẳng định thương hiệu của bạn. 1.Quyết định những gì bạn muốn được biết đến. Trong quá trình tạo dấu ấn riêng cho thương hiệu của mình, bạn đang lựa chọn cách bạn muốn được người khác biết đến như thế nào. Thương hiệu của bạn là sự kết hợp của những điều bạn làm tốt nhất và những nguồn nhân lực bạn đang sở hữu. .Liệt ra một danh sách những từ mô tả về bạn: Cá tính , triển vọng trong tương lai và chuyên môn của bạn, nguyên tắc làm việc. Sử dụng chúng để làm hình ảnh thương hiệu trong quá trình maketing và dự án quảng cáo. .Thiết lập một kênh trực tuyến. Mọi người sẽ tìm kiếm các loại hình dịch vụ mà bạn cung cấp, vì vậy bạn hãy chắc chắn rằng đang sẵn sàng với một phong cách chuyên nghiệp. .Tạo một trang Facebook cho doanh nghiệp của bạn. Đăng ảnh cá nhân trông thật chuyên nghiệp và thường xuyên đăng tải các dự án bạn đang tiến hành, bao gồm cả những bức ảnh của các sự kiện ( đã được sự đồng ý của các bên liên quan như khách hàng hay chủ đầu tư trước khi đăng.) .Bắt đầu tạo một blog. Sử dụng blog có thể giúp bạn chứng minh bản thân như một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Đăng các bài kiểu như “làm thế nào để ” bài viết giúp đỡ độc giả, nói về những sự kiện đã và đang được tổ chức, các xu hướng mà bạn chú ý và những tin tức mới từ lĩnh vực của bạn. . Mở một tài khoản Twitter. Bắt đầu các cuộc thảo luận, bày tỏ ý kiến chuyên môn của bạn, đưa ra dự đoán những gì sẽ trở thành đề tài hot trong thời gian tới- làm cho nó thú vị và vui vẻ. 2.Tham gia vào mạng lưới. Nếu bạn muốn mọi người biết đến bạn là ai và đang làm gì, bạn phải đưa mình ra khỏi vị trí cũ. Tham gia vào các tổ chức chuyên nghiệp dự các hội chợ thương mại và tham gia các cuộc hội thảo giáo dục. Đây là tất cả những cách tuyệt vời để bạn tham gia kết nối và mở rộng sự ảnh hưởng các dịch vụ của mình. .Nên xem xét thành lập các nhóm liên kết với những cá nhân khác trong lĩnh vực liên quan. Một người bán hoa tươi? Một nhiếp ảnh gia danh tiếng? để họ biết những gì bạn làm và giữ liên lạc. Họ kinh doanh những lĩnh vực khác và có thể giúp đỡ qua lại lẫn nhau. 3.Theo đuổi những ý tưởng mới. Một số vấn đề cơ bản trong lập kế hoạch sự kiện không bao giờ thay đổi: Bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, có kinh nghiệm trong việc lập ngân sách và dự toán. Nhưng phong cách làm việc nên thay đổi và xu hướng nên cần phải được theo sát để bạn có thể theo đuổi các dự án và thực hiện nó theo cách mới mẻ. .Liên tục cập nhật tin tức. Đọc các tạp chí thương mại để tìm hiểu những chủ đề đang hot, tham gia các lớp đào tạo và các cuộc hội thảo để làm mới kỹ năng của bạn. [...]... bắt xu hướng thời trang Theo dõi các tạp trí thời trang hoặc các mảng về trang trí, tạp chí liên quan đến ẩm thực để tìm hiểu phong cách trong đó là gì Xem những gì đang phổ biến trên Pinterest Xem ngày xuất bản sẽ giúp bạn tránh việc tổ chức những sự kiện mà cảm thấy đã trở lên lỗi thời hoặc không còn phù hợp How to Become an Event Planner Building Training and ExperienceFinding a JobGetting CertifiedDefining . con đường sự nghiệp trở thành một nhà lập kế hoạch sự kiện. Trong thực tế một số trương trình học có cấp bằng liên quan trong lĩnh vực lập kế hoạch sự kiện, vì vậy phải nghiên cứu kỹ cách thức. Cách trở thành một nhà lập kế hoạch sự kiện. . Đào tạo và tích lũy kinh nghiệm. Xin việc làm. Được chứng nhận năng lực. Khẳng định thương hiệu. Bạn muốn trở thành một phần của. thể là một khởi đầu tốt cho nghề nghiệp của bạn. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có của một nhà lập kế hoạch sự kiện là phải biết cách tìm kiếm thông tin, điều này có thể là một nền

Ngày đăng: 02/06/2014, 14:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • How to Become an Event Planner

    • Method 1 of 4: Building Training and Experience

    • Method 2 of 4: Finding a Job

    • Method 3 of 4: Getting Certified

    • Method 3 of 4: Getting Certified

    • Method 4 of 4: Defining Your Brand

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan