1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty cơ khí xây dựng đại mỗ1

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Đối Với DNNN Tại Ngân Hàng Cổ Phần Thương Mại Thanh Hóa
Người hướng dẫn TH.S Phạm Hồng Võn
Trường học Đại học kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại chuyên đề
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 73,57 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN CỦA NHTM (3)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ DNNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (3)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về DNNN trong nền kinh tế thị trường (3)
      • 1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của DNNN (7)
      • 1.1.3. Nguồn vốn của DNNN (10)
    • 1.2. Tín dụng đối với DNNN của NHTM (11)
      • 1.2.1. Khái niệm tín dụng NHTM đối với DNNN (12)
      • 1.2.2. Các hình thức tín dụng của NHTM đối với DNNN (13)
      • 1.2.3. Vai trò của tín dụng NHTM đối với DNNN (19)
    • 1.3. Chất lượng tín dụng của NHTM đối với DNNN (0)
      • 1.3.1. Quan điểm chất lượng tín dụng đối với DNNN (0)
      • 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNNN của NHTM (0)
      • 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng NHTM đối với DNNN (0)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ (31)
    • 2.1. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ (31)
      • 2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển NHCT_TH (0)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHCT_TH (34)
      • 2.1.3. Nội dung hoạt động của NHCT-TH (36)
      • 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT-TH trong những năm gần đây (37)
    • 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ (0)
      • 2.2.1. hoạt động tín dụng (40)
      • 2.2.2 Hoạt động tín dụng tại NHCT-TH đối với DNNN (43)
      • 2.2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại NHCT-TH đối với DNNN (46)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCT-TH ĐỐI VỚI DNNN (0)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHCT-TH ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN (50)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển DNNN trong thời gian tới (50)
      • 3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCT-TH (51)
      • 3.2.1. Xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng đối với DNNN (55)
      • 3.2.3. Nâng cao chất lượng phân tích thẩm định tài chính đối với DNNN.56 Áp dụng các biện pháp bảo đảm trong hoạt động tín dụng đối với DNNN (57)
      • 3.3.4. Áp dụng khoa học công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý hoạt động tín dụng (0)
    • 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (60)
      • 3.3.1. Đối với chính phủ (60)
      • 3.3.2. Đối với DNNN (61)

Nội dung

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN CỦA NHTM

TỔNG QUAN VỀ DNNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về DNNN trong nền kinh tế thị trường a, Khái niệm.

DNNN là một vấn đề nóng bỏng trên bàn nghị sự về chính sách kinh tế của nhiêu quốc gia nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung thống nhất nào về đối tượng nghiên cứu này Theo tình hình kinh tế cũng như chính trị của mỗi nước mà cách nhìn nhận về DNNN có khác nhau Một khái niệm phổ biến về DNNN được Ngân Hàng Thế Giới (WB) chấp nhận là: DNNN là một chủ thể kinh tế mà quyền sở hữu hay quyền kiểm soát thuộc về chính phủ và phần lớn thu nhập của chúng được tạo ra từ việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ Theo khái niệm này thì DNNN hoạt động trong nền kinh tế thị trường mục đích vì lợi nhuận Nhưng theo đường lối kinh tế - chính trị tại Việt Nam thì khái niệm trên là không phù hợp, vì DNNN ở Việt Nam ngoài mục đích kinh doanh còn hoạt động vì mục tiêu xã hội.

Căn cứ vào hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ xung theo nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 ,tại điều 1 luật này quy định: DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần ,vốn góp chi phối , được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

 Công ty nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của luật này.Công ty nhà nước được tổ chức dước hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước

 Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoăc tổ chức nhà nước được uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo luạt doanh nghiệp.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty trách nhiêm hữư hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên là tổ chức được nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp.

 Doanh ngiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50%vốn điều lệ, nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó.

 Doanh nghiêp có một phần vốn của nhà nước là doanh nghiệp mà nhà nước góp 50% vốn điều lệ trở xuống. b, Đặc điểm của DNNN. Đảng và nhà nước ta xác định nước ta là một nước tồn tại nhiều thành phân kinh tế, trong đó DNNN là thành phần kinh tế chủ đạo trong công cuôc hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế Theo nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 thì doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm sau : DNNN có hai đặc trưng cơ bản là kinh doanh và lợi ích xã hội

DNNN là một tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập nhằm thực hiện những mục tiêu do nhà nước giao Nhà nước có quyền quyết định việc thành lập, chia tách, sát nhập, giải thể doanh nghiệp nếu cần thiết Cũng theo đặc điểm này mà tài sản của DNNN chịu sự quản lý và chi phối của nhà nước, của ngân sách nhà nước Đây là một đặc điểm rất khác biệt so với các doanh nghiệp khác, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì đây là một hạn chế đối với những doanh nghiệp không có tính cạnh tranh cao độc quyên cao thì rất khó phát triển khi mà hội nhập kinh tế quốc tế vì vậy nhà nước ta đang có chính sách cổ phần hoá DNNN là một hướng đi đúng đắn Một số DNNN độc quyền, có tính cạnh tranh cao hằng năm ngân sách luôn giót một số lượng vốn tương đối lớn nhưng chua đủ để tạo ra một cú hích thật lớn trong nền kinh tế Khi các doanh nghiệp không nắm quyền chủ động thời cơ không kịp nắm bắt, khả năng tự phát triển ảnh hưởng, sản phẩm và công nghệ sản xuất không phù hợp và lỗi thời sức cạnh tranh kém gây nhiều trở ngại cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Cũng theo cơ chế chịu sự quản lý của nhà nước mà trước đây DNNN được hưởng chế độ ưu tiên về nhiều mặt như: thuế, cơ hội đầu tư, thủ tục hành chính,…

Do trong quá trình hình thành và phát triển của DNNN nên mạng lưới DNNN là rộng khắp đầy đủ mọi nghành nghề kinh doanh quy mô sản xuất lớn Đảng và nhà nước ta xác định vai trò của DNNN nhà nước là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân cùng với các thành phần kinh tế khác trong công cuộc phát triển đất nước

Do quy mô lớn nên bộ máy quản lý hành chính rất lớn và đôi khi quá cồng kềnh, số lượng công nhân viên nhiều tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, đội ngủ cán bộ công nhân viên vào biên chế nhà nước đời sống đảm bảo và ổn định Ngày nay, lãnh đạo DNNN luôn chú trọng phát hiện và bồi dưỡng những người có đủ phẩm chất đạo đức và tay nghề cao phục vụ cho công cuộc đổi mới doanh nghiệp làm giàu cho đất nước

DNNN không chỉ là hoạt động kinh doanh, mà còn tham gia các công tác xã hội hay các nghành dịch vụ phi lợi nhuận nhằm đảm bảo công bằng xã hội Đây là một chính sách của nhà nước nhằm đem lại cuộc sống công bằng và văn minh xã hội

Thành phần kinh tế DNNN ở các quốc gia khác nhau có vai trò khác nhau,nhưng đêu có chung một điểm luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát

6 triển của đất nước trên tất cả các mặt trận như kinh tế -văn hoá - chính trị … xác định DNNN là nhân tố chủ lực trong nền kinh tế hiện nay, vậy thì nâng cao chất lượnghoạt động của doanh nghiệp là một yêu cầu cần thiết là việc cần làm ngay trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay Chính phủ cùng các chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế xã hội phối kết hợp với nhau tạo thế và lục làm bàn đạp đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế c, Phân loại DNNN Để quản lý tốt DNNN nên phân loại các DNNN, vì như thế mới dễ quản lý đảm bảo khoa học và quan trọng phục vụ tốt yêu cầu của nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Theo luật doanh nghiệp nhà nước sủă đổi bổ xung năm 2003 ta phân chia DNNN theo các tiêu chí sau, Phân loại theo quy mô và hình thức tổ chức chia DNNN thành:

 Tổng công ty nhà nước đây là doanh nghiêp có quy mô lớn được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, …Tổng công ty nhà nước có thể chia thành các đơn vị thành viên như : đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị hành chính sự nghiệp.

Tín dụng đối với DNNN của NHTM

Do các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đối với các tổ chức kinh tế ngân hàng là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ hoặc xây dựng nhà xưởng ttrang thiết bị máy móc kỹ thuật và khi họ cần thông tin tài chính các doanh nghiệp thường tìm đến ngân

1 2 hàng như là một địa chỉ tin cậy để nhận được lời tư vấn hợp lý Hoạt động tín dụng là nguồn mang lại nhiều lợi nhuận và chủ yếu cho ngân hàng hoạt động này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản cua ngân hàng Tuy vậy khi nền kinh tế càng phát triển thì trong hoạt động tín dụng ngân hàng thường đối mặt vơi nhiều nguy cơ và rũi ro cao

1.2.1 Khái niệm tín dụng NHTM đối với DNNN.

Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng Các ngân hàng lớn hiện nay thực hiện đa dạng các hình thức tín dụngtừ cho vay ngắn hạn đến cho vay dài hạn, bảo lảnh cho khách hàng, mua các tài sản để cho thuê… vậy tín dụng của ngân hàng thương mại được hiểu như thế nào Lịch sử hình thành và phát triển của tín dụng đã có từ lâu nó gắn liền với hoạt động cho vay nặng lãi trong nền kinh tế lạc hậu kế tiếp là tín dụng thương mại giũa những nhà buôn với nhau sau đó phát triển lên tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng Trong thực tế chúng ta bắt gặp tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại Vậy chúng ta hiểu về tín dụng ngân hàng như sau: Tín dụng của NHTM là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả gốc lẫn llãi trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận giữa một bên là ngân hàng đóng vai trò là người cho vay một bên là khách hàng đóng vai trò là người đi vay

Như vậy ta thấy: Tín dụng là hình thức vận động của vốn vay nó phản ánh bên cho vay là ngân hàng và hoạt động tín dụng này phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo khả năng sinh lời và an toàn trong hoạt động, ví dụ như : các khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc (vốn ) và lãi theo thời gian quy định, khách hàng cụ thể ở đây là DNNN phải cam kết sử dụng nguồn vốn tín dụng theo đúng mục đích, ngân hàng tài trợ dựa trên phương án hiệu quả hiệu quả mà DNNN đã thiết lập

Quan hệ giữa NHTM với DNNN là một mối quan hệ truyền thống được xây dựng qua nhiều năm tháng NHTM luôn luôn coi DNNN là đối tác tin cậy của mình Hằng năm, tỷ lệ tín dụng của NHTM giành cho DNNN luôn chiếm một tỷ lệ cao Các ngân hàng ngày nay mong muốn mở rộng tín dụng, điều này đồng nghĩa với việc tăng thị phần cũng như tăng lợi nhuận cho ngân hàng Điều này đồng nghĩa với viêc sẽ phát sinh rũi ro, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khi xem xét mơ rộng tín dụng ngân hàng phải cân nhắc tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rũi ro đễ quyết định kinh doanh Khi DNNN nước luôn được chính phủ bảo vệ nên không phải vì vậy mà cung cấp tín dụng cho DNNN một cách bừa bãi mà cần phải xem xét thận trọng hơn Hiện nay, hoạt động của ngân hàng là rất phong phú và đa dạng các dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao, đồng thời DNNN khi tham gia hội nhập quốc tế cần đến sự phục vụ của ngân hàng là một điều tất yếu Bởi vậy, việc mở rộng hoạt động tín dụng đi kèm với các dịch vụ khác cung cấp cho doanh nghiệp là bước đi đúng đắn Việc NHTM cung cấp tín dụng cho DNNN không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên mà còn mang lại lợi ích cho cuộc sống xã hội.

1.2.2 Các hình thức tín dụng của NHTM đối với DNNN

Các hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng sẽ quyết định đến các hình thức của tín dụng của NHTM Nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp chính là chính sách phục vụ của NHTM Ngày nay, các NHTM ở Việt Nam có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu về các loại hình tín dụng mà doanh nghiệp cần Đáng chú ý nhất là các hình thức tín dụng sau nếu chúng ta phân loại theo hình thức cấp tín dụng: a, Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá: thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa khách hàng với nhau Người bán (hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (người phải trả ) hoặc mang đến ngân hàng xin chiết khẩu trước hạn

(4) (5) trong đó : (1) người bán chuyển hàng hoá và dịch vụcho người mua.

(2)thương phiếu được lập, người mua ký, cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi thương phiếu đến hạn và giao thương phiếu cho người bán đồng thời là người thụ hưởng

(3)Trong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu, người bán có thể mang thương phiếu đến ngân hàng xin chiết khấu.

(4)Sau khi kiểm tra thương phiếu, ngân hàng có thể phát tiền cho người bán và nắm giữ thương phiếu.

(5)Đến hạn, ngân hàng chuyển thương phiếu đến người mua đòi tiền b, cho vay.

Hình thức cho vay rất phong phú và đa dạng nó bao gồm các hình thức sau:

Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép DNNN được chi trội trên số dư tiền gữi thanh toán của mình đến một thời hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp trong vài tháng hoặc vài năm để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng…Hình thức này chỉ sử dụng đối với DNNN có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.

 Cho vay trực tiếp từng lần:

Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với DNNN không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu

Ngân h ngàng chi Một số DNNN sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn của ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc lẫn lãi Trong quá trình DNNN vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng vốn, nếu có giấu hiệu vi phạm hợp đồng ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất cố định hay thả nổi tuỳ theo mục đích tính lãi Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay đặc biệt, tiền cho vay dựa vào giá trị bảo đảm.

 Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho các DNNN hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn vay của DNNN Tuỳ từng đối tượng khách hàng, hình thức kinh doanh,nghành nghề kinh doanh mà DNNN đang hoạt động mà ngân hàng xác định hạn mức tín dụng cho ngân hàng Thông thường hạn mức này được xác định từ đầu năm, hình thức này được áp dụng với khách hàng lâu năm mà DNNN là một trong số đấy Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức quy định Một số trường hợp ngân hàng quy định

1 6 hạn mức cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho cuối kỳ, dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức tuy nhiên đến cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không vượt quá hạn mức Đây là hình thức vay thuận tiện cho DNNN vay mượn vốn thường xuyên Trong khi đó nghiệp vụnày không ấn định ngày trả nợ Khi DNNN có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó sẽ tạo chủ động cho DNNN.

Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá DNNN khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng hoá và sẻ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ Han mức tín dụng có thể được thoả thuân trong 1 năm hoặc vài năm tuỳ theo quan hệ giữa DNNN với ngân hàng và khả năng tài chính của DNNN Việc cho vay này cả doanh nghiệp và ngân hàng đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng tiền ngân quỹ Khi vay, khách hàng chỉ cần gữi đến ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền cần vay Ngân hàng trả tiền cho người bán Theo hình thức này, giá trị hàng hoá mua vào đều là đối tượng của ngân hàng cho vay; thu nhập của DNNN là nguồn chi để chi trả cho ngân hàng. Ngân hàng cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo quan hệ nợ nần và kkhối lượng hàng hoá của DNNN đi vay Cho vay luân chuyển rất tiện lợi cho các DNNN, thủ tục đơn giản chỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay Nếu DNNN gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng.

Là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Cho vay trả góp thường áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng hoá lâu bền Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ Tuy nhiên trong ngân hàng thì áp dụng tín dụng cho vay trả góp đối với DNNN là rất hiếm và có mức lãi suất cao nhất trong khung lãi suất.

Chất lượng tín dụng của NHTM đối với DNNN

2.1 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển NHCT_TH

NHCT-TH ra đời vào 1/9/1988, trong gần 18 năm qua đơn vị trải qua không ít thăng trầm cùng với những biến cố kinh tế của đất nước của tỉnh nhà NHCT-

TH đã chứng minh được vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và xứng đáng là một đơn vị tiên phong của tỉnh nói chung và của hệ thống NHCT nói riêng.Trong những năm qua NHCT-TH đã làm tốt vai trò của một trung gian tài chính về rất nhiều lĩnh vực như là: huy động vốn đa dạng linh hoạt, tín dụng luôn luôn đáp ứng nhu cần thiết của các đơn vị kinh tế trong tỉnh, dịch vụ thanh toán quốc tế đã đáp ứng được sự kỳ vọng của khách hàng, dich vụ thanh toán điện tử chính xác an toàn, và các dịch vụ khác luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng, đúng như phương châm của NHCT-TH là ” đến với NHCT-TH chắc chắn quý khách sẽ hài lòng”

Quá trình hình thành và phát triểnNHCT_THcó thể chia làm 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoan 1 : từ năm 1988 đến 31/12/1990

Giai đoan 2 : từ năm 1991 đến 31/12/1995

Giai đoan 3 : từ năm 1996 đến 31/12/2000

Giai đoan 4 : từ năm 200 đến nay.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ

KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển NHCT_TH

NHCT-TH ra đời vào 1/9/1988, trong gần 18 năm qua đơn vị trải qua không ít thăng trầm cùng với những biến cố kinh tế của đất nước của tỉnh nhà NHCT-

TH đã chứng minh được vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và xứng đáng là một đơn vị tiên phong của tỉnh nói chung và của hệ thống NHCT nói riêng.Trong những năm qua NHCT-TH đã làm tốt vai trò của một trung gian tài chính về rất nhiều lĩnh vực như là: huy động vốn đa dạng linh hoạt, tín dụng luôn luôn đáp ứng nhu cần thiết của các đơn vị kinh tế trong tỉnh, dịch vụ thanh toán quốc tế đã đáp ứng được sự kỳ vọng của khách hàng, dich vụ thanh toán điện tử chính xác an toàn, và các dịch vụ khác luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng, đúng như phương châm của NHCT-TH là ” đến với NHCT-TH chắc chắn quý khách sẽ hài lòng”

Quá trình hình thành và phát triểnNHCT_THcó thể chia làm 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoan 1 : từ năm 1988 đến 31/12/1990

Giai đoan 2 : từ năm 1991 đến 31/12/1995

Giai đoan 3 : từ năm 1996 đến 31/12/2000

Giai đoan 4 : từ năm 200 đến nay.

Giai đoạn1: Giai đoạn này chi nhánh NHCT-TH có 2 chi nhánh trực thuộc là chi nhánh Bỉm Sơn và chi nhánh Sầm Sơn, chi nhánh có 6 phòng ban, chưa có phòng giao dịch Nguồn vốn huy động khi mới thành lập(1988)là 13400 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế là 10326 triệu đồng, chưa có cho vay ngoại tệ và huy động tiết kiệm ngoại tệ, các sản phẩm dịch vụ còn đơn giản, tin học chưa được áp dụng.

Giai đoạn2: chi nhánh NHCT-THcó nguồn vốn huy động đạt 190.420 triệu đồng, trong đó ngoại tệ(quy ra VNĐ) đạt được 18.030 triệu đồng Đầu tư tín dụng đạt 262.976 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay DNNN là 127.592 triệu, dư nợ cho vay ngoài quốc doanh 135.384 triệu kết quả kinh doanh lãi 10.053 triệu, là năm đỉnh cao của chi nhánh NHCT-TH. song đồng thời cũng bắt đầu bộc lộ những tồn tại và yếu kém như: hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch thấp, đội ngũ CBCNV không theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng tín dụng thấp, nợ qúa hạn bắt đầu gia tăng. Giai đoạn3: Trong 2 năm của thời kỳ này(1996-1997) NHCT-TH bộc lộ rõ nét về những tồn tại và yếu kém ; đó là :

-Nguồn vốn có tăng nhưng tăng rất chậm, đến cuối năm1997 đạt 296.403 triệu đồng.

-Dư nợ giảm dần, cuối năm1997 chỉ còn 182.482 triệu đồng.

-Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 24% (chưa kể các khoản nợ đã được khoanh, và các khoản nợ cho vay trung hạn và dài hạn chưa đến hạn trả )

-Kết quả kinh doanh năm 1997 lỗ hơn 540 triệu đồng.

-Trong thời gian này có sự chuyển giao cán bộ nên ngân hàng củng gặp không ít khó khăn.

Từ những khó khăn “chồng chất”ấy, bằng sự nổ lực của toàn thể CBCNV đã đồng tâm hợp lực vượt qua và quyết tâm xây dựng lại đã tạo ra cho ngân hàng một sức sống mới Bắt đầu từ năm 1998 , với sự sáng tạovà linh hoạt trong hoạt động điều hành đã nhanh chóng chấn chỉnh lại ngân hàng vươn lên một cách mạnh mẽ lấy lại niềm tin vị thế của mình đầu tư tín dụng bắt đầu tăng trưởng trở lại Đến năm 2000 đã thu được những kết qủa đáng khâm phục:

- công tác huy động vốn đạt được 598.000 triệu đồng.

- kinh doanh đối ngoai đạt 460.000 triệu đồng.

-tổng dư nợ và đầu tư khác đạt 482.000 triệu đồng

-tỷ lệ nợ quá hạn còn 6,78% lợi nhuận đạt 25000 triệu đồng.

Giai đoạn 4: Trong 5 năm 2001 đến 2005, NHCT-TH đã thu được những thành quả đáng biểu dương Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và có nhiều tín hiệu rất khả quan Nhìn vào bảng tổng kết hoạt động trong 5 năm qua ta thấy NHCT-TH đã tham gia câu lạc bộ 1000 tỷ từ năm 2003, tổng dư nợ đầu tư tăng rất nhanh, các khoản nơ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn giảm liên tục một cách nhanh chóng điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng nâng cao một cách rất hiệu quả NHCT-TH trong quá trình tham gia thanh toán quốc tế, đã gặt hái được nhũng thành công vang dội và là phòng giao dich hoàn hảo nhất trong xuất nhập khẩu… điều này chứng tỏ NHCT-TH là một ngân hàng thương mại kinh doanh có hiệu quả và rất an toàn Ta có bảng số liệu sau:

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.Tổng dư nợ đầu tư 637,5 846 938 965 1145

6.kinh doanh quốc tế trongđó(ngàn:usd)

(nguồn số liệu: Báo cáo Tổng hợp các năm 2001-2005)

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHCT- TH

Bộ máy tổ chức của NHCT-TH được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt động của NHCT-TH; Giám đốc và các phó giám đốc Chỉ đạo điều hành tất cả các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch; các phòng chức năng ở hội sở chính quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm; các phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh trực thuộc, trưởng phòng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công Thương Thanh hoá.

Ban giám đốc kinh doanhkế toán tài chínhNguồn vốn Ngân quỹKinh doanh ngoại tệkiểm soátHành chính tổng hợp

Các phòng giao dịch Chi nhánh BỉmSơn

Trong đó bộ phận tín dụng nằm trong phòng kinh doanh tổng hợp Có chức năng sau: phòng kinh doanh gồm 3 bộ phận -tổ kế hoạch

-tổ thương mại và công nghiệp

-tổ GTVT và xây dựng

Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho giám đố các lĩnh vực:

-lập kế hoạch kinh doanh :tháng /quý /năm của toàn chi nhánh.

-cung cấp thông tin phòng ngừa rui rovà quản lý điều hành vốn kinh doanh hằng ngày đảm bảo cung cấp đủ vốn và giao dịch với khách hàng hàng ngày.

-thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hằng tháng và hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đối với các phòng giao dịch và quản lý các hoạt động cho vay

-sử lý các khoản nợ khó đòi, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm, bảo lảnh cho khách hàng dự thầu, thực hiện hợp đồng và tạm ứng chi phí…

2.1.3.Nội dung hoạt động của NHCT-TH a, Huy động vốn

-Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế.

-Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn , có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. -phát hành kỳ phiếu có mục đích.

-dịch vụ tiết kiệm điện tử b, thanh toán quốc tế.

-mua bán ngoại tệ giao ngay.

-hoán đổi lãi suất. c, tín dụng ngân hàng.

Cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn để các doanh nghiệp các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế SX-KD.

-Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn với những dự án có quy mô lớn.

-bảo lãnh trong và ngoài nước: bảo lảnh mua hàng trả chậm, tham gia đấu thầu, thực hiện hợp đồng …

-thực hiện cho vay vốn ưu đãi theo chủ chương của chính phủ. d, dịch vụ thanh toán điện tử

Các hoạt động giao dịch của ngân hàng được thực hiện trên công nghệ hiện đại nhanh gọn chính sác Thanh toán bù trừ qua các ngân hàng cùng địa bàn, cùng hệ thống, mở máy rút tiền tự động ATM. e, dịch vụ tư vấn khách hàng

Việc đưa loại hình dịch vụ này giúp cho khách hàng lựa chọn phương thức giao dịch với ngân hàng được tiện lợi Như tư vấn về tài chính doanh nghiệp, cung cấp các kiến thức về ngân hàng…

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT-TH trong những năm gần đây

Qua bảng số liệu của giai đoạn 4 trong quá trình hình thành và phát trển ta triển ta nhận thấy:

* công tác huy động vốn :

Nguồn vốn quyết định quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hiện nay, một khó khăn và thách thức lớn đối với NHCT-TH trong nền kinh tế thị trường là tất cả các hoạt động kinh doanh đều chịu sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ các ngân hàng với nhau mà còn các tổ chức tài chính khác như bảo hiểm, tổ chức tín dụng, tiết kiệm bưu điện… và đặc biệt là cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động

Xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Trong những năm gần đây NHCT-TH không ngừng mở rộng mạng lưới huy động vốn và quan trọng là đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, sản phẩm phong phú phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng.

Nhờ sự nổ lực chỉ đạo của ban lãnh đạo cùng với sụ nổ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng nên đã thu được những thành quả rất tốt Cơ câu nguồn vốn có sự thay đổi đáng kể theo chiều hường rất phù hợp với việc kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2: huy động vốn đơn vị: triệu đồng.

Số dư Bình quân Cuối kỳ

(nguồn số liệu:Báo cao Tổng hợp các năm2001-2005)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ

2.2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ

2.2.1 Hoạt động tín dụng. a, Quy mô hoạt động tín dụng

Xác định công tác tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng Với nhận thức đó, nhiều năm nay NHCT Thanh hóa đã xây dựng chính sách đối với khách hàng vay vốn Một mặt vừa phải đảm bảo nguyên tắc chế độ của ngành, mặt khác phải đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách tốt nhất Để mở rộng đầu tín dụng, NHCT Thanh hóa đã mở rộng địa bàn cho vay tới tất cả các thành phần kinh tế, tăng cường công tác tiếp thị để nắm bắt các chủ trương và tiến độ thực hiện các dự án để có biện pháp tiếp cận và đầu tư một cách kịp thời Do thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nên dư nợ đầu tư tín dụng đã tăng lên một cách vững chắc Để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kinh doanh tín dụng trong thời gian trước mắt và những năm sau, chi nhánh đã từng bước điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ một cách hợp lý phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa của nền kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển của NHCT Việt nam Nguồn vốn tín dụng chủ yếu tập trung vào các dự án, các chương trình kinh tế lớn của tỉnh không những giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn dài hạn để đổi mới thiết bị, cải tiến dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất nhằm tăng năng lực sản xuất cho đơn vị mà còn tạo ra thế ổn định lâu dài trong công tác kinh doanh tín dụng của chi nhánh Do làm tốt công tác huy động vốn, chi nhánh đã phần nào làm chủ được về nguồn vốn trong kinh doanh Do vậy việc đầu tư tín dụng hoàn toàn tự chủ, phân tích lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cho vay theo đúng qui chế tín dụng hiện hành Tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả, dự án, phương án khả thi cao Thực hiện phương châm đổi chất trong công tác tín dụng nhằm nâng cao chất lượng đầu tư, tăng trưởng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Việc đầu tư tín dụng không được hạ thấp nới lỏng điều kiện cho vay, lựa chọn phân tích khách hàng để cho vay, giảm dần và rút dư nợ đối với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ, sản xuất kinh doanh không ổn định giảm dần cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tăng dần cho vay có tài sản đảm bảo Việc cho vay phải bảo đảm các chỉ số an toàn. b, Cơ cấu tín dụn

Thực hiện phương châm đổi chất trong công tác tín dụng nhằm nâng cao chất lượng đầu tư, tăng trưởng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Cơ cấu hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương thanh hoá đối với các chủ thể kinh tế đa dạng thể hiện sự lựa chọn sáng suốt của ban lãnh đạo ngân hàng và sự linh hoạt trong kinh doanh ngân hàng bao gồm các thành phần kinh tế sau:

*Cho vay phát triển kinh tế trang trại

Thực hiện nghị quyết số 03/2000/ NQ- CP ngày 02/2/2000 của Chính phủ về đầu tư phát triển kinh tế trang trại, quyết định số 423/2000/ QĐ- NHNN ngày 22/9/2000 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại Hằng năm, NHCT-TH đã dành một lượng tín dụng lớn đầu tư vào cho vay phát triển kinh tế trang trại Không chỉ mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, mà nguồn vốn đầu tư này còn đang giải quyết hàng chục ngàn lao động mỗi năm Từ nguồn vốn tín dụng này mà các hộ trang trại mạnh dạn đầu tư làm ăn có hiệu quả nhanh chóng trả được nợ cho ngân hàng đời sống vật chất tốt hơn trước Việc thực hiện chính sách này là một việc góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh nhà rất hiệu quả.

* Cho vay phát triển kinh tế biển

Thực hiện quyết định số 393/ TTG ngày 09/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ về dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ và quyết định số 08 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về phát triển nghề biển đến năm 2010, chi nhánh NHCT Thanh Hóa đã đầu tư cải tạo và đóng mới tầu thuyền mua sắm dụng cụ và đầu tư đồng bộ để tăng

4 2 năng lực đánh bắt cho các chủ phương tiện tầu thuyền Ngân hàng còn cho vay phát triển nuôi trồng hải sản dịch vụ chế biến hải sản theo đánh giá của ngân hàng hầu hết các dự án được ngân hàng thẩm định tư vấn và đầu tư đều mang lại hiệu quả kinh tế khách hàng trả nợ tương đối sòng phẳng.

Thực hiện thông tư liên tịch số 26/ TTLT - BLĐTB& XH - BGD&ĐT về việc cho vay sinh viên, NHCT Thanh hóa đã phối hợp với Ban giám hiệu trường Đại học Hồng Đức tổ chức cho vay đối với những sinh viên học giỏi đang gặp phải hoàn cảnh khó khăn và số tiền đã phần nào giúp các bạn sinh viên vượt qua những khó khăn trước mắt để tiếp tục theo học.

*Cho vay tạo việc làm ở đô thị Đến nay chi nhánh NHCT Thanh hóa đã đầu tư cho nhiều dự án đã giúp cho hơn hàng nghìn lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

*Cho vay các dự án mới, tăng năng lực sản xuất các doanh nghiệp Để giúp các doanh nghiệp có vốn dài hạn để đổi mới thiết bị sản xuất, hợp lý hóa sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất Trong các năm qua NHCT-TH không ngừng mở rộng cho các doanh nghiệp vay, hằng năm dư nợ tín dụng tăng và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp là rất tốt tạo được uy tín tốt đối với ngân hàng NHCT-TH xem đây là một khách hàng tiềm năng rất lớn và có định hướng phát triển dài lâu. NHCT Thanh hóa đã tiến hành thẩm định các dự án như: dự án Thủy tinh pha lê cao cấp, dự án Cơ khí toàn cầu, dự án phân bón Thần nông, dự án tinh bột ngô xuất khẩu, dự án xây dựng nhà máy bê tông Tất cả các dự án NHCT Thanh hóa thẩm định đều tiến hành theo đúng trình tự, có kết luận rõ ràng vì hiệu quả kinh tế để chủ đầu tư lựa chọn và quyết định đầu tư có hiệu quả hơn

*Cho vay hỗ trợ xuất khẩu và kinh tế đối ngoại Để hỗ trợ các đơn vị có tham gia xuất khẩu hàng hóa thu mua hàng hóa trong nước xuất bán cho nước ngoài và có ngoại tệ nhập khẩu máy móc thiết bị của nước ngoài Trong năm qua NHCT Thanh Hóa đã tiến hành cho vay đối với rất nhiều Công ty, doanh nghiệp và kết quả một số năm thu được vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tạo được vị thế trong trong lòng các công ty doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua NHCT Thanh Hóa đã giúp cho các đơn vị tăng hiệu quả trong kinh doanh mà còn góp phần vào chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước Đồng thời tạo đà phát triển kinh tế của tỉnh nhà

2.2.2 Hoạt động tín dụng tại NHCT-TH đối với DNNN a, Quy mô hoạt động tín dụng tại NHCT-TH

Trên địa bàn Thanh Hoá có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động, nhưng tỷ lệ khác nhau cụ thể các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm một tỷ lệ lớn khoảng 70%, các DNNN chiếm khoảng 12% còn lại các thành phần kinh tế khác.

Vì vậy quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương Thanh Hoá cũng diễn ra theo chiều hướng này, tức tỷ trọng tín dụng dành cho các DNNN trên địa bàn chỉ khoảng 10% , mặt khác còn theo chủ trương của ngân hàng thì tỷ trọng này có thể còn giảm xuống đến 7% trong các năm tiếp theo Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thật sự đang là nơi thu hút sự đầu tư tín dụng rất lớn của Ngân hàng công thương Thanh Hoá

Thanh Hoá có khoảng 23 doanh nghiệp nhà nước quốc doanh trong đó đáng chú ý nhất là: nhà máy xi măng bỉm sơn, công ty bia Thanh Hoá, công ty xuất nhập khẩu Thanh Hoá, Bưu điện tỉnh Thanh Hoá, công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản, cảng biển Thanh Hoá… các doanh nghiệp này tập chung chủ yếu ở thành phố Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn

Ngoài ra Thanh Hóa còn có 53 doanh nghiệp nhà nước địa phương bao gồm 12 lâm trường 9 nông trường và 32 công ty trực thuộc các tổng công ty trung ương Các doanh nghiệp này công ty này tập trung hầu hết dãi đều trên địa bàn tĩnh Thanh Hoá Các DNNN tập chung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng, xuất khẩu, sản xuất hàng nông sản… Ngân hàng Công thương Thanh Hoá xác định

4 4 chỉ tập chung nguồn vốn tín dụng đối với những DNNN nào có khả năng làm ăn hiệu quả đề án kinh doanh mang hiệu quả kinh tế cao.

Quy mô tín dụng của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá tập chung chủ yếu cho các công ty ngoài quốc doanh Các doanh nghiệp công ty này bao gồm :

- Các công ty cổ phần: Nó được hình thành từ hai nguồn đó là các DNNN trước đây nay chuyển sang cổ phần hoá có số vốn tương đối lớn tập chung chủ yếu vào các ngành như: công ty cổ phần đường Lam Sơn, công ty cổ phần dịch vụ thương mại… Ngân hàngCông thương xác định đây là khách hàng truyền thống của ngân hàng

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCT-TH ĐỐI VỚI DNNN

ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHCT-TH ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN

3.1.1 Định hướng phát triển DNNN trong thời gian tới.

Xuất phát từ thực trạng DNNN là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, tại hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ những định hướng cụ thể cho việc săp sếp, đổi mới, pháp triển, và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh trong thời gian tới như sau:

* Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

* Xây dựng quy hoạch chiến lược pháp triển các công ty nhà nước theo định hướng, mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội pháp triển ngành lãnh thổ.

* Tổ chức đăng ký kinh doanh đối với công ty nhà nước; xây dụng và lưu giữ các thông tin cơ bản về công ty nhà nước; theo dõi giám sát hoạt động của công ty nhà nước sau đăng ký; đảm bảo cho các công ty hoạt động theo đúng điều kiện quy định tại quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

* Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho người quản lý DNNN; phẩm chất chính trị đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộquản lý cnhà nước đối vơi DNNN; đào tạo và xây dụng đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề.

* Ban hành các danh mục sản phẩm, các phương thức quản lý tài chính và chính sách ưu đãi đối với sản phẩm công ích trong từng thời kỳ.

* Thanh tra giám sát việc thực hiện pháp luật chính sách, chế độ cảu nhà nước đối với DNNN; giả quyết cá vấn đề tồn đọng.

DNNN phải là nòng cốt đẩy mạnh phát triển tăng trưởng kinh tế xây dựng công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp các sản phẩm công nghệ cao, tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá DNNN có cơ cấu hợp lý, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, giúp nhà nước chi phối điều tiết thị trường phát triển kinh tế ở cấp độ vi mô cũng như vĩ mô Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá DNNN, giải thể những DNNN làm ăn kém hiệu quả, đa dạng hoá hình thức DNNN là điều kiện phát triển DNNN Xoá bỏ cơ chế bao cấp, các DNNN hoạt động tự thư tự chi theo cơ chế thị trường đảm bảo công bằng cho các thành phần kinh tế khác trên thị trường, tạo ra tính cạnh tranh cao góp phần chấn chỉnh DNNN Đầu tư phát triển thêm một số DNNN mới ở những lĩnh vực cần thiết và có đủ điều kiện phát triển Tạo thế và lực cho DNNN tham gia quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế.

3.1.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCT-TH.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là yếu tố cơ bản để NHCT-TH tồn tại và phát triển, thực hiện và quán triệt các chủ chương, chính sách tín dụng củaNgân hàng Nhà Nước và Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Thanh hoá đã thực hiện phương châm đổi chất trong công tác tín dụng nhằm nâng cao chất lượng đầu tư, tăng trưởng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm

5 2 tra, kiểm soát của Ngân hàng Việc đầu tư tín dụng không được hạ thấp nới lỏng điều kiện cho vay, lựa chọn phân tích khách hàng để cho vay, giảm dần và rút dư nợ đối với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ, sản xuất kinh doanh không ổn định giảm dần cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tăng dần cho vay có tài sản đảm bảo Việc cho vay phải bảo đảm các chỉ số an toàn.

Với khẩu hiệu “ Đổi mới phong cách giao dịch và điều hành, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh ” NHCT-TH đã liên tục thực hiện tốt trong những năm qua, hoạt động tín dụng không chỉ nâng cao được cả chất mà còn nâng cao về cả mặt lượng Luôn luôn cải tiến trong cơ chế chỉ đạo điều hành, lấy kế hoạch làm trọng tâm có như vậy mới đảm bảo tính thống nhất trong toàn chi nhánh và các đơn vị mới phát huy tính sáng tạo và chủ động trong kinh doanh. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong công tác tín dụng là đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, đổi chất và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả kinh doanh Tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Xem xét các chủ thể thành phần kinh tế khi tham gia quan hệ tín dụng với ngân hàng NHCT-TH đã đánh giá rất cao quan hệ với thành phần kinh tế DNNN. Ngân hàng đã:

Tiến hành đánh giá tất cả các khách hàng là DNNN đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng, nắm bắt đi sâu đi sát với những sự thay đổi của DNNN cũng như chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp đó Chú trọng kiểm tra giám sát sau khi giãi ngân, đảm bảo các DNNN thực hiện sử dụng vốn đúng mục đích.Tiến hành đánh giá phân loại DNNN nhằm có cái nhìn chiến lược hơn cho hoạt động cho vay Xem xét đến các loại hình doanh nghiệp, môi trường kinh tế địa phương, chính sách thu hút vốn của địa phương và tính khả thi của hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án nhằm cho vay an toàn hơn.

Tạo môi trường thu hút tín dụng công bằng và lành mạnh đối với các thành phần kinh tế Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của DNNN trên thị trường.

Sử lý nợ dứt điểm nợ xấu nợ tồn đọng, cơ cấu lại dư nợ cho vay đối với DNNN Giảm tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNN, giảm số dư nợ tuyệt đối cho vay đối với DNNN Thực hiện triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, liên bộ, NHNN và các văn bản chỉ đạo của NHCT Việt nam về thu hồi nợ đến từng cán bộ trong cơ quan Chỉ đạo các đơn vị rà soát, phân tích từng khoản nợ tồn đọng để có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp Trong quá trình tổ chức thực hiện, chi nhánh luôn báo cáo với các cấp ủy, chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành trong công tác xử lý thu hồi nợ tồn đọng.

Việc cho vay DNNN luôn luôn tiềm ẩn nhữn rủi ro chủ quan từ phía DNNN nên ngân hàng công thương Thanh Hoá tham gia quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của từng dự án sau đầu tư để tiếp tục có chính sách đầu tư hoặc thu hồi vốn tín dụng kịp thời Kiên quyết không hạ thấp, nới lỏng các điều kiện tín dụng để mở rộng dư nợ, giảm dần và cương quyết không cho vay đối với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh không ổn định, tình hình tài chính yếu kém, thua lỗ triền miên, nợ nhiều ngân hàng Việc thẩm định, tái thẩm định các dự án, phương án phải được tiến hành độc lập từng thành viên sau đó đưa ra hội đồng tín dụng bàn bạc để đi đến thống nhất quyết định cho vay Bám sát các chương trình kinh tế, các dự án trọng điểm của tỉnh; tăng c- ường mối quan hệ với các Bộ, các ngành, các cơ quan chủ quản của các đơn vị để mở rộng đầu tư đối với những dự án có hiệu quả Đối với các dự án do DNNN chủ trì mang lại công ích cho xã hội Ngân hàng công thương thanh hoá sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm nếu được chính phủ chỉ định và NHCT-VN giao phó.

Tăng tỷ trọng vay có đảm bảo bằng tài sản đối với DNNN Việc tăng tỷ trọng này tạo động lực cho DNNN tăng vốn chủ sở hữu của mình.

Trong quan điểm nâng cao hiệu quả tín dụng, Ngân hàng công thương Thanh Hoá qua đó đã cho thấy sự trưởng thành của mình có nhiều cơ sở để khẳng định ngân hàng là lực lượng tiên phong trong pháp triển kinh tế của tỉnh nhà Trong chiến lược cho vay DNNN ngân hàng đã có những biện pháp thiết thực và hiệu quả thích nghi rất tốt với nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế Dù ở thời kỳ thời điểm nào đi chăng nữa thì vấn đề tín dụng đối với DNNN là luôn luôn bất biến, việc ngân hàng có những chính sách chiến lược phù hợp với thực tế sẽ là một đảm bảo cho thành công của ngân hàng.

3.2.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCT-TH ĐỐI VỚI DNNN

Thực hiện triệt để nguyên tắc thị trường trong công tác tín dụng gắn mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận với phát huy vai trò chủ lực của một NHTM Đa dạng hoá nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng.Giảm tỷ lệ cho vay đối vơi DNNN vì DNNN hạot động chưa thật hiệu quả không theo tiến trình kinh tế thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro, giam tỷ lệ cho vay quá hạn đối vơi DNNN Tập trung nghiên cứu thị trường các DNNN lớn có uy tín và đảm bảo tài sản thế chấp Sử lý nhanh gọn dứt điểm các khoản nợ xấu của DNNN Không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát từ xa về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công tác kiểm tra, kiểm soát cần phát hiện kịp thời những biểu hiện sai sót để tham mưu cho Giám đốc về biện pháp xử lý những hành vi sai phạm theo qui định của pháp luật và của ngành Tiếp tục làm tốt công tác pháp chế, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của những công dân, quan tâm nhiều hơn đến việc chỉnh sủa các tồn tại, sai sót sau thanh tra kiểm tra, các tồn tại yếu kém đã rút ra từ các năm trước đây Phải xây dựng được phương án cơ cấu lại nguồn vốn Chính sách nguồn vốn ngoài việc thể hiện mức tăng trưởng còn phải quan tâm đến cơ cấu nguồn vốn hợp lý để vừa đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn, vừa phải có mức lãi suất bình quân đầu vào một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kinh doanh tín dụng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng Công tác phát triển nguồn nhân sự phải tập huấn nâng cao, công nghệ thông tin đầu tư hợp lý Mở rộng công tác maketting cho các DNNN hiểu về ngân hàng. Để hoạt động tín dụng được diễn ra an toàn và hiệu quả đối với không chỉ

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Đối với chính phủ. Đối với cơ quan quản lý của nhà nước: việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng với DNNN sẽ làm cho nền kinh tế chịu ảnh hưởng ảnh hưởng đến hoạt động của các thành phần kinh tế khác, nguồn tín dụng cho DNNN thường là lớn nên để đảm bảo cho nền kinh tế việc tham gia của các cơ quan chủ quản doanh nghiệp là điều cần thiết cho cả các bên Sự hổ trợ của các cơ quan ban ngành khác sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Cơ quan chính quyền địa phương phải hổ trợ và tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm tra, giám sát hoạt động của DNNN và công tác thu hồi và sử lý nợ. Tạo điều kiện cho các DNNN trong hoạt động với những chinh sách ưu đãi tiền thuê nhà đất, thủ tục hành chính, làm cho giảm chi phí kinh doanh cho DNNN, tạo ra lợi nhuận nhiều cho DNNN, khả năng trả nợ sẽ cao

Kiểm tra các ngành nghề giấy phép kinh doanh của các DNNN có phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật hay không, hoạt động của DNNN có mờ ám làm sai trái pháp luật hay không. Đối với Ngân hàng công thương Việt Nam: tạo mọi điều kiện thuận lợi choNHCT-TH tham gia hội nhập Thường xuyên tổ chức đào tạo tập huấn cán bộ cho chi nhánh Hổ trợ trang thiết bị công nghệ hiện đại Trong thời gian tớiThanh Hoá sẽ là một địa bàn phát triển chiến lược của nước ta vi vậy, cần một lượng vốn đủ lớn để thực hiện các kế hoạch đã được giao Sự hổ trợ này đồng thời giúp cho ngân hàng đủ nguồn lực cho công cuộc hội nhâp kinh tế quốc tế.

Là thành phần kinh tế chủ chốt của nền kinh tế DNNN phải tiến hành nhiều đổi mới để xứng tầm với vị thế của mình Chủ động linh hoạt trong cuộc chơi không trông chờ ỷ lại nguồn ngân sách nhà nước hay nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng, chấm rứt cơ chế “xin-cho” Khi tham gia quá trình hội nhập kinh tế thế giới đây là sân chơi bình đẳng của mọi thành phần kinh tế thì những DNNN không đủ khả năng hoạt động thì nên sát nhập hoặc giải tán. Đổi mới công tác ttổ chức hành chính đơn giản hiệu quả Vấn đề này phải kiên quyết giải quyết nhanh chóng, vì theo cơ chế củ xãy ra tình trạng quan liêu hách dịch cửa quyền tham nhũng Đôi ngũ cán bộ DNNN phải có được phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt nên được cất nhắc

Xây dựng cơ chế hoạt động kinh doanh phù hợp với khả năng của mình. TRánh tình trạng khả năng có hạn nhưng lại chay chọt được dự án lớn, công việc tiến độ chậm không mang lại hiệu quả mà còn gây nhiều lãng phí.Thực hiện tốt các văn bản mà pháp luật ban hành

Hoạt động tín dụng đối với DNNN của NHTM là một hoạt động rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đan xen nhiều mối quan hệ phức tạp, qua tìm hiểu mối quan hệ này em thấy được phần nào thực trạng bức tranh hoạt động kinh tế Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ngân hàng công thương thanh hoá đang dần trở thành một đơn vị chủ lực của tỉnh và của hệ thống ngân hàng công thương việt nam và là đơn vị điển hình Công tác tín dụng đặc biệt đối tượng khách hàng là DNNN luôn luôn được ngân hàng xem trọng.Kết quả bước đầu khả quan, tuy còn nhiều mặt hạn chế ngân hàng cùng với

DNNN và nhà nước đang từng bước tháo gỡ để đạt đúng tầm khả năng của nó. Trong thời gian nghiên cứu em đã hiểu thêm nhiều điều Em xin chân thành cảm ơn!

NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Báo cáo tổng hợp ngân hàng công thương Thanh Hoá các năm 2001-2002- 2003-2004-2005.

2/ TS Phan Thu Hà(chủ biên), 2004, giáo trình ngân hàng thương mại.

3/ TS Nguyễn Hữu Tài, 2002,giáo trình lý thuyết tài chính- tiền tệ.

4/ TS Lưu Thu Hương, 2005, giáo trình tài chính doanh nghiệp.

5/ Khoa luật kinh tế, những văn bản pháp luật về luật kinh tế.

6/ NHCT VN, Sổ tay tín dụng.

7/ tạp chí 15 năm ngân hàng công thương Thanh Hoá

CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN CỦA NHTM 3

1.1.TỔNG QUAN VỀ DNNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về DNNN trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.2.Vai trò và nhiệm vụ của DNNN 7

1.2 Tín dụng đối với DNNN của NHTM 11

1.2.1 Khái niệm tín dụng NHTM đối với DNNN 12

1.2.2 Các hình thức tín dụng của NHTM đối với DNNN 13

1.2.3 Vai trò của tín dụng NHTM đối với DNNN 19

1.3 Chất lượng tín dụng của NHTM đối với DNNN 21

1.3.1.Quan điểm chất lượng tín dụng đối với DNNN 21

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNNN của NHTM 22

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng NHTM đối với DNNN. 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ 30

2.1 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ 30

2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển NHCT_TH 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHCT_TH 34

2.1.3.Nội dung hoạt động của NHCT-TH 35

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT-TH trong những năm gần đây 36

2.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ 39

2.2.2 Hoạt động tín dụng tại NHCT-TH đối với DNNN 42

2.2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng tại NHCT-TH đối với DNNN 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCT-TH ĐỐI VỚI DNNN 49

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHCT-TH ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN 49

3.1.1 Định hướng phát triển DNNN trong thời gian tới 49

3.1.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCT-TH 50

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:32

w