1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước vào ngành dệt may Việt Nam

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Dệt May Việt Nam
Người hướng dẫn GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 140,21 KB

Cấu trúc

  • I. FDI và vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt nam (3)
    • 1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (3)
    • 2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (4)
    • 3. Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (7)
    • 4. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam (8)
  • II. Tổng quan chung về Ngành Dệt - May (15)
    • 1. Giới thiệu Ngành Dệt-May (15)
    • 2. Đặc điểm của Ngành công nghiệp Dệt-May (16)
    • 3. Vai trò, vị trí của Ngành Dệt-May và sự cần thiết phải đầu tư trực tiếp nước ngoài (18)
  • Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam (22)
    • I. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam 16 1. Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến nay 16 2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ngành dệt may giai đoạn từ 1988 đến nay (22)
      • 3. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may giai đoạn từ 1998 đến nay (26)
    • II. Đánh giá kết quả của hoạt động thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam (50)
      • 1. Thành tựu (51)
      • 2. Hạn chế (54)
    • I. Triển vọng ĐTTTNN vào ngành Dệt - May (58)
      • 1. Mục tiêu chiến lược (58)
      • 2. Dự báo nhu cầu vốn cho ngành Dệt - May giai đoạn 2001-2010. 46 II. Định hướng phát triển ngành Dệt - May Việt Nam đến năm 201049 1. Những thuận lợi và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam hiện nay (60)
      • 2. Định hướng (67)
    • III. Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam.54 1.Từ phía nhà nước (69)

Nội dung

Mét sè kiÕn nghÞ vµ gii ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu cña ho¹t ®éng FDI vµo ngµnh dÖt may ViÖt Nam LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, sự phát triển của ngành dệt may đã đạt được kết quả đáng khích lệ, đóng[.]

FDI và vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt nam

Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Từ cuối thế kỷ 19, do sự phát triển hoạt động đầu tư quốc tế của các công ty đa quốc gia đã xuất hiện các hình thức tổ chức kinh doanh dựa trên cơ sở kết hợp các yếu tố kinh tế về vốn, lao động, máy mốc, thị trường của các công ty khác nhau Những thực thể kinh doanh này là những hình thức sơ khai của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, môi trường kinh tế chính trị thế giới ổn định, các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế gia tăng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh chóng về số lượng và chủng loại. Đồng thời do quá trình cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập để thu hút lợi ích từ bên ngoài và là phương tiện để đảm bảo sự sống còn của mỗi công ty Từ những năm 90, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới được mở rộng, tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các công ty đa quốc gia với chiến lược kinh doanh đa dạng đã thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nhiều nước thuộc các châu lục khác nhau nhằm giảm bớt rủi ro khi kinh doanh ở thị trường mới Đồng thời các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được coi là phương tiện để vượt qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan, sự khác nhau về văn hoá, luật pháp và các chính sách của các nước để tạo ra lợi thế kinh tế nhờ mở rộng quy mô, thực hiện chuyển giao công nghệ nhờ kéo dài chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế, từ sản xuất, chế tạo, lắp ráp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, vận tải, tư vấn cho đến các lĩnh vực nghiên cứu triển khai Quy mô các dự án cũng rất đa dạng từ hàng trăm ngàn USD đến hàng tỷ USD.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam chỉ thực sự bắt đầu từ

1988, sau khi quốc hội thông qua luật đầu tư nước ngoài ngày tháng 12 năm

1987 và đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá

IX kỳ họp thứ mười thông qua ngày 12.11.1996 được bổ sung hai lần năm

"Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các cá nhân tổ chức nước ngoài trực tiếp đưa vốn vào việt nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này."

Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư là người bỏ vốn đầu tư đồng thời trực tiếp tham gia vào quản lý quá trình sản suất kinh doanh và phân chia kết quả,được hưởng một phần kết quả kinh doanh và chịu lỗ nếu hoạt động sản suất kinh doanh đó không có kết quả.

Do đó, việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ không tạo ra gánh nặng trả nợ cho nước nhận đầu tư, quyền lợi của chủ đầu tư gắn liền với kết quả của hoạt động đầu tư buộc họ phải quan tâm đến hiêụ quả của dự án từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp và nâng cao tay nghề cho công nhân.

Đặc điểm của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ khái niệm về DTTTNN ta có thể thấy được đặc điểm của hình thức đầu tư này:

 Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển.

Trong những năm đầu thập kỷ 90, quy mô vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới bình quân hàng năm là 190 tỷ USD, đến năm 1995 đạt 317 tỷ USD,năm 1996 là 349 tỷ, đến năm 2001 con số này lên tới hơn 1000 tỷ Các nước công nghiệp phát triển đóng vai trò chủ yếu trong dòng vận động của đầu tư nước ngoài, chiếm tới 93% tổng vốn ĐTNN cung cấp cho thế giới trước những năm 90 và hiện nay cũng cung cấp khoảng 85% tổng vốn ĐTNN của thế giới Đồng thời các nước công nghiệp phát triển cũng thu hút tới 3/4 tổng vốn ĐTNN của cả thế giới Riêng năm 1995, các nước công nghiệp phát triển đầu tư ra nước ngoài 270 tỷ USD và cũng thu hút tới 230 tỷ USD.

 Thứ hai, ĐTNN dưới hình thức hợp nhất và mua lại các chi nhánh công ty nước ngoài đã bùng nổ mạnh trong những năm gần đây và trở thành chiến lược phát triển hợp tác chính của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Đây là xu hướng bảo vệ, củng cố và phát huy thế mạnh của các TNCs trước quá trình cạnh tranh quốc tế đang gia tăng mạnh mẽ, giúp các TNCs sử dụng có hiệu quả mạng lưới cung ứng, dịch vụ sẵn có để phục vụ tốt hơn khách hàng, mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng nguồn thu lợi nhuận Giá trị giao dịch, hợp tác mua bán cổ phần hợp vốn của các công ty nước ngoài năm 1995 đạt 229 tỷ USD, bằng hai lần năm 1998 và đang diễn ra nhộn nhịp nhaat trong các Ngành viễn thông, dược phẩm, năng lượng, dịch vụ, tài chính

 Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự thay đổi sâu sắc trong các lĩnh vực đầu tư.

Mục tiêu của hoạt động đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận Do đó động cơ truyền thống của đầu tư nước ngoài những năm đầu thập kỷ 60 là chạy theo lao động rẻ, săn lùng tài nguyên không còn, mà thay vào đó các luồng vốn đầu tư nước ngoài hiện nay tập trung chủ yếu váo các Ngành nghề truyền thống thu hút nhiều lao động như: khai thác mỏ, chế biến nông sản, công nghiệp chế tạo Hiện nay, xu hướng đầu tư cũng thay đổi cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, nghiêng về xu thế phát triển mạnh kinh tế dịch vụ Từ đầu thập kỷ 80 đến nay, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chiêm tới 50% lượng vốn đầu tư váo các nước công nghiệp phát triển và 30% lượng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển Tuy hiện nay đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất ở các nước đang phát triển chiếm gần 70% nhưng tỷ trọng đang giẩm dần.

Trong những năm gần đây, do các nước đang phát triển cam kết không quốc hữu hoá, có chính sách khuyến khích ưu đãi đặc biệt nên nguồn vốn ĐTNN vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng tăng khá nhanh, hiện chiếm tới 8%-10% tổng vốn ĐTNN thế giới.

Thứ tư, các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nhật là các quốc gia chi phối vận động ĐTNN trên thế giới.

Trong những năm đầu của thập kỷ 90, đầu tư ra nước ngoài của Mỹ chiếm tới trên 27,1% tổng vốn ĐTNN của thế giới, tập trung chủ yếu ở Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ La Tinh và NIEs Đông Á Anh là nước đứng thứ hai, với lượng vốn ĐTNN hàng năm từ 32 đến 35 tỷ USD Riêng năm 1995 đầu tư của Anh là 30 tỷ USD và Pháp là 18 tỷ USD Tính chung của ba nước này cũng chiếm tới 30% tổng vốn ĐTNN của thế giới Nhưng đến năm 1999 ĐTNN của Anh đã vượt Mỹ và đạt 199 tỷ USD Nhật Bản những năm gần đây đứng vị trí thứ tư trên thế giới trong các quốc gia đầu tư ra nước ngoài, với quy mô vốn ĐTNN bình quân hàng năm khoảng trên 25 tỷ USD Như vậy những quốc gia hàng đầu này đã cung cấp tren 2/3 tổng vốn ĐTNN của thế giới Nhưng các quốc gia đó đã chiếm hầu như toàn bộ lượng ĐTNN của thế giới, chỉ riêng

Mỹ đã chiếm tới 2/3 lượng ĐTNN toàn thế giới.

 Thứ năm, các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò quan trọng trong luồng vốn ĐTNN của thế giới.

Các TNCs hiện đang chi phối kiểm soát phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thế giới Chỉ riêng 100 TNCs lớn nhất cũng đã cung cấp tới 1/3 tổng vốn ĐTNN và tổng tài sản của các công ty này ở nước ngoài đã lên tới

1400 tỷ USD, sử dụng 78 triệu lao động, trong đó có 12 triệu lao động ở nước ngoài Trong nửa đầu thập kỷ 90 các TNCs của Mỹ chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Mỹ Tương tự các TNCs Nhật chiếm 53% và cácTNCs của Châu Âu chiếm tới 63% vốn FDI ra nước ngoài và tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai và phần lớn hướng mạnh vào Châu Á Năm 1999, các TNCs đã đầu tư gần 570 tỷ USD chiếm gần 2/3 lượng ĐTNN toàn thế giới.

 Thứ sáu, đầu tư vào các nước đang phát triển gia tăng mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ, làm tỷ trọng vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển tăng nhanh.

Trong năm 1990, các nước đang phát triển tiếp nhận được 33,7 tỷ USD nhưng tới năm 1995 đã nhận được 99,7 tỷ USD tăng gần ba lần và hiện nay chiếm tới trên 34% tổng vốn ĐTNN của thế giới Tuy nhiên đầu tư vào các nước đang phát triển cũng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở Trung Quốc, NIEs Đông Á, ASEAN và một số nước Mỹ La Tinh Riêng Trung Quốc đã thu hút tới trên 1/3 tổng vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển. Điều đáng chú ý là một số nước đang phát triển cũng đã tích cực đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là NIEs Đông Á, ASEAN và Trung Quốc Trong những năm 80, tỷ trọng vốn đầu tư xuất khẩu ra nước ngoài của các nước đang phát triển chỉ chiếm 6% tổng vốn ĐTNN thế giới thì năm 1993 đạt 13% và năm

Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, có 3 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:

3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh Đó là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Đặc trưng cơ bản của hình thức đầu tư này là không tạo thành một pháp nhân mới tại Việt Nam vì vậy các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của mình và chịu trách nhiệm độc lập trước nhà nước Việt Nam Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được điều chỉnh trong bản hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Đặc trưng của hình thức này là tạo thành một pháp nhân mới mang quốc tịch Việt Nam (được thành lập theo hình thức của một công ty trách nhiệm hữu hạn) Các bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phần vốn cam kết và vốn góp của doanh nghiệp Việc phân chia lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh dựa vào tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trừ trường hợp có quy định khác trong hợp đồng liên doanh Mức độ quyết định của các bên đối với các vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.

3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc trưng của hình thức này là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức của một công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam Nhà đầu tư có thể trực tiếp điều hành,quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

4.1.1- Bổ sung nguồn vốn để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Hầu hết các nước kém và đang phát triển đều rơi vào "vòng luẩn quẩn": Thu nhập thấp Tiết kiệm thấp

Năng suất lao động thấp Đầu tư thấp

Trở ngại lớn nhất để các nước này thoát ra khỏi "vòng luẩn quẩn" là vấn đề về vốn và kỹ thuật hiện đại Để có thể tăng trưởng và phát triển các nước này cần phải có một lượng vốn lớn, nếu chỉ trông chờ vào vốn tích luỹ ít ỏi ở trong nước thì sẽ không tránh khỏi tình trạng đã thụt lùi ngày càng thụt lùi hơn so với thế giới Đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam, đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chúng ta đang cần rất nhiều vốn đầu tư (đặc biệt trong công nghiệp) để tạo ra một "cú huých" từ bên ngoài nhằm phá vỡ "vòng luẩn quẩn" đó FDI là một nguồn vốn lớn đã bổ sung một lượng không nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Thực tế đã chứng minh, trong thời kỳ 1991-1995 FDI đã chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, còn trong thời kỳ 1996-2000 FDI đã tăng lên khoảng 30% vốn đầu tư toàn xã hội Riêng năm 2000 FDI chiếm 18,6%.

4.1.2- Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn

Kinh tế nước ta trong giai đoạn mở cửa cùng với sự góp sức của luồng vốn đầu tư nước ngoài đã có những chuyển biến đáng kể Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch ngày càng hợp lý hơn, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP toàn bộ nền kinh tế có xu hướng tăng dần với tốc độ khá ổn định.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, FDI góp phần hình thành hàng chục ngành nghề mới và phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, lẽ tất nhiên họ sẽ chọn những ngành nghề mà chúng ta có lợi thế so sánh so với các nước khác Đất nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ tương đối, vị trí thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác và lắp ráp Có những ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã vươn lên khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế như công nghiệp dầu khí, lắp ráp điện tử, may mặc xuất khẩu, giày da

Cho đến nay đã có 8 ngành hàng do các doanh nghiệp FDI nắm 100% sản phẩm (dầu khí,ô tô, đèn hình, tổng đài điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, điều hoà nhiệt độ, máy thu băng, đầu video, nguyên liệu nhựa); 7 ngành hàng doanh nghiệp FDI chiếm từ 50% đến 90% sản lượng (thép, kính xây dựng, xe máy, biến thế 250-1000 KVA, phân bón NPK, thuốc trừ sâu, sơn các loại); 12 ngành hàng doanh nghiệp FDI chiếm dưới 50% sản lượng (điện, bia, đường ăn, giày, may mặc, vải sợi, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, xi măng, khách sạn, ti vi) (Tạp chí con số và sự kiện)

4.1.3- Chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ lao động

Một khó khăn cho việc phát triển ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung ở nước ta là trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý, tay nghề của ta còn kém Việc nghiên cứu để phát triển khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải đầu tư lớn và thời gian dài Với hình thức FDI, chúng ta có thể tiến hành chuyển giao công nghệ rút ngắn thời gian Công nghệ ở đây bao gồm cả phần cứng (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu) và phần mềm(tri thức khoa học, phương thức quản lý,năng lực tiếp cận thị trường, trình độ quản lý và trình độ lao động ) do vậy trình độ tay nghề và quản lý của lao động khu vực FDI sẽ được nâng cao.

Trong những năm qua ngành công nghiệp Việt Nam đã được đầu tư từng bước nâng cao mức độ hiện đại của máy móc thiết bị Một số ngành như dầu khí, bưu chính viễn thông đã được trang bị rất hiện đại không thua kém gì các nước trong khu vực Các ngành khác như luyện kim, xi măng, may mặc, lắp ráp điện tử cũng đang từng bước được hiện đại hoá Ví dụ như liên doanh Mecedes Benz, ISUZU, Mêkông lần đầu tiên đã sử dụng sơn tĩnh điện.

Bia Việt Nam, nước giải khát IBC, dầu ăn Goden Hope - Nhà Bè áp dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến

4.1.4 Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Cùng với việc chuyển giao công nghệ các doanh nghiệp FDI (phần lớn là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp) góp phần không nhỏ vào việc nhập khẩu các mặt hàng công nghệ (máy móc thiết bị linh kiện phụ ting ) mà trong nước chưa sản suất được, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm do đó làm tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp Việt Nam (dầu thô,than đá hàng dệt may, hàng điện tử, máy tính, giày dép ) Nếu như năm 1995 giá trị xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp co von dau tu truc triep nuoc ngoai mới đạt 440 triệu USD chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước thì năm 1999 đạt kỷ lục 2577 triệu USD chiếm 23% và riêng 6 tháng đầu năm 2001 đã đạt 3452 triệu USD chiếm 45,51% tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2000

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước 6 tháng đầu năm 2001 so với 6 tháng đầu năm 2000

(Đơn vị tính: triệu USD)

Khu vực kinh tế trong nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Khu vực kinh tế trong nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

(Nguồn:Con số và sự kiện 7/2001)

4.1.5- Các tác động tích cực khác

Ngoài các tác động tích cực nói trên, FDI còn góp phần làm tăng thu ngoại tệ, giải quyết việc làm, tăng thu Ngân sách cho ngành công nghiệp nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân Hiện nay, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn (trên 10% GDP cả nước), mỗi năm khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp cho Ngân sách khoảng 300 triệu USD chiếm 6-7% nguồn thu cho Ngân sách, tạo việc làm cho trên 36 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp khác chủ yếu nhờ vào sản xuất công nghiệp Có thể nói các dự án FDI đã đóng góp đáng kể vào việc mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá hoạt động kinh tế đối ngoại, tăng thêm thế và lực mới cho nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Bảng 3: thu Ngân sách từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

(nguồn :Cục đầu tư nước ngoài_Bộ KH&ĐT) Mặc dù có những tác động tích cực đóng góp một phần không nhỏ đến nền công nghiệp Việt Nam và toàn bộ nền kinh tế, bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng gây những ảnh hưởng xấu đến nền công nghiệp Việt

Nam, chúng ta cần biết tới để có những giải pháp khắc phục.

4.2.1- Có sự bất hợp lý trong sự phân bổ Ngành nghề giữa các vùng thành thị và nông thôn Đất nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở vùng nông thôn, miền núi Tuy chiếm tỷ lệ lớn và có vai trò quan trọng như vậy nhưng việc đầu tư để phát triển ở đây chưa được quan tam đúng mức Hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều tập trung ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng Việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp cũng chỉ tập trung ở một số vùng nhất định Hiện tượng chỉ xây dựng các ngành công nghiệp ở các vùng nói trên sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt, từ việc làm chênh lệch cơ cấu ngành nghề, làm chênh lệch mức sống của nhân dân kéo theo tình trạng bỏ nhà cửa ruộng vườn để xô ra thành thị và các vùng công nghiệp dẫn đến tạo thành những vùng đất

"chết" nghèo nàn, lạc hậu.

Tất nhiên, việc phân bổ phát triển những ngành công nghiệp cũng chịu những tác động khách quan, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư nước ngoài, họ đặt lợi ích của họ lên hàng đầu Ví dụ trong trường hợp chúng ta kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Dung Quất, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau khi đến xem xét khả năng thực thi của dự án tại đây đã rút lui Chúng ta cũng biết đến khó khăn này song nếu không xây dựng tại đây mà chọn một nơi khác thì miền Trung sẽ bị tụt lùi so với sự phát triển của miền Bắc và miền Nam Vì vậy, chúng ta cần phải có những chính sách ưu tiên, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những vùng, những lĩnh vực có điều kiện khó khăn.

4.2.2- Có nhiều hoạt động đầu tư không phù hợp dẫn đến một số ngành công nghiệp hoạt động không có hiệu quả Đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, chúng ta khó quản lý hơn so với các lĩnh vực khác Do vậy, việc điều chỉnh các hoạt động đầu tư theo đúng hướng đã đề ra là khó khăn hơn Các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi ích của chính họ, họ có quyền quyết định đầu tư vào bất cứ ngành nào mang lại lợi nhuận cao mà Nhà nước cho phép Chính vì vậy có thể dẫn đến hiện tượng đầu tư ồ ạt tràn lan vào một số ngành lĩnh vực nhất định gây ra tình trạng khủng hoảng cung vượt quá cầu Ví dụ điển hình là các ngành lắp ráp ô tô,sản xuất thép, xi măng,lò đứng, bột giặt, bao bì,bia, đường mía,… Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI vào Việt Nam.

4.2.3- Một số dự án chuyển giao công nghệ lạc hậu vào nước ta

Chúng ta đã biết, mục đích chính của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, đó là tối đa hoá lợi nhuận Do vậy, khi đầu tư vào nước ta có không ít các nhà đầu tư đã mang theo những công nghệ cũ nát, lạc hậu không còn giá trị ở nước ngoài nhưng lại tính giá tương đương với giá công nghệ mới Như vậy chúng ta sẽ luôn đi sau thế giới về trình độ công nghệ và có thể trở thành "bãi giác công nghiệp" của các nước phát triển khi tiếp nhận công nghệ quá cũ nát mà nước ngoài không còn sử dụng nữa Mặt khác, khi chúng ta tiếp nhận công nghệ cũ với giá công nghệ mới chúng ta sẽ bị thiệt hại về tài chính do giá bị tính cao Đặc biệt trong trường hợp liên doanh, tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài sẽ tăng lên nhiều so với thực tế, gây nhiều thua thiệt cho bên liên doanh Việt Nam về cả kinh tế và quyền lợi trong liên doanh.

4.2.4- Gây ô nhiễm môi trường sinh thái

Khi đầu tư vào Việt Nam,để tối đa hoá lợi nhuận, nhiều khi các nhà đầu tư nước ngoài tìm mọi cách để có thể giảm chi phí mà không quan tâm đến tác động của nó ddối với môi trường (như khai thác tài nguyên bừa bãi, sử dụng công nghệ cũ có khí thải độc hại, sử dụng hoá chất…)

Tổng quan chung về Ngành Dệt - May

Giới thiệu Ngành Dệt-May

Tại các nước Châu á Thái Bình Dương, công nghiệp Dệt-May là Ngành đóng vai trò chủ đạo trong quá trình CNH-HĐH đất nước nhờ sử dụng công nghệ tương đối đơn giản và cần ít vốn hơn so với một số Ngành công nghiệp khác việc sản xuất trong lĩnh vực Dệt-May rất phong phú, phối hợp từ công nghệ đơn giản nhất đến kỹ thuật tiên tiến hay kỹ thuật thông tin phối hợp sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới Điều này cho thấy sự phối hợp của nhiều trình độ công nghệ dẫn đến hiện tượng phổ biến là các nước phát triển nắm những khâu kỹ thuật cao, thu nhiều lợi nhuận nhất và khoàn lại cho các nước đang phát triển những khâu kỹ thuật thấp, đa số là gia công hàng may mặc với mẫu mã và phụ liệu được cung cấp sẵn Các nước đang phát triển cũng tham gia vào hệ thống sản xuất hàng Dệt-May quốc tế nhưng đang gia công với giá trị đóng góp rất thấp vào nền kinh tế quốc gia.

Ngày nay, sự phối hợp Dệt-May toàn cầu đang trải qua những biến đổi về cơ cấu Trước đây, sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước tiên tiến ở Châu Âu, Châu Mỹ làm bá chủ và điều khiển toàn bộ hệ thống sản xuất công nghiệp Các nước kém phát triển thường có khuynh hướng sản xuất và xuất khẩu phụ liệu Nhưng từ cuối thập niên 50 và trong thập niên 80, sản xuất công nghiệp đã vượt ra khỏi địa phận Âu, Mỹ lan sang Nhật rồi đến các nước công nghiệp mới (NICs) như Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Những nước mới phát triển này không chỉ sản xuất cho thị trường nội địa theo mô hình thay thế nhập khẩu mà còn đuổi theo chiến lược phát triển đặt trên căn bản là xuất khẩu Trong khi đó, những nước phát triển đang trải qua giai đoạn hậu phát triển với các khâu sản xuất bị chuyển sang các nước kém phát triển ( cung cấp nhân công rẻ) Nhưng hàng công nghiệp nội địa phải cạnh tranh với hàng giá rẻ nhập ồ ạt từ nước ngoài vào.

Công nghiệp Dệt-May đã có ở Việt nam khoảng 1 thế kỷ nay, còn những hoạt động thủ công truyền thống như thêu thùa thì đã tồn tại từ rất lâu Theo số liệu ghi chép thì sự phát triển chính thức của Ngành công nghiệp Nam Định được thành lập vào năm 1889 Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Ngành công nghiệp này phát triển nhanh hơn, đặc biệt là ở miền Nam, tại đây các hàng Dệt-May với máy móc hiện đại của Châu Âu đã được thành lập Trong thời kỳ này, tại miền Bắc các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng thiết bị củaTrung Quốc, Liên Xô và Đông Âu cũng đã được thành lập Mặc dù từ những năm 70 Ngành đã bắt đầu xuất khẩu nhưng phải đến đầu những năm 1990,xuất khẩu của Ngành mới đạt được những thành tựu đáng kể.

Đặc điểm của Ngành công nghiệp Dệt-May

2.1 Đặc điểm về vốn đầu tư công nghệ kỹ thuật

So với các Ngành công nghiệp khác, vốn đầu tư vào sản xuất hàng Dệt- May thường thấp hơn, nhà xưởng sản xuất không yêu cầu kỹ thuật cao và máy móc thiết bị cũng không đòi hỏi chi phí quá lớn Đặc biệt là Ngành may, suất đầu tư chỉ khoảng 0,6-0,65 triệu USD/triệu sản phẩm Vốn đầu tư vào Ngành Dệt-May lại có thể quay vòng tương đối nhan do chu kỳ sản xuất ngắn ( đạt 4-5 vòng/năm) Nếu chỉ thuần tuý gia công hàng Dệt-May thì vốn đầu tư còn thấp hơn nữa và vốn quay vòng cũng nhanh hơn.Như vậy, để thành lập một cơ sở may mặc cỡ vừa và nhỏ với năng lực sản xuất trên dưới 1 triệu sản phẩm 1 năm thì chỉ cần đầu tư trên dưới 0,6 triệu USD- là một lượng vốn không quá cao

2.2 Đặc điểm về lao động

Ngành Dệt-May là Ngành sử dụng nhiều lao động và trình độ kỹ thuật không yêu cầu quá cao, đặc biệt là trong Ngành may Và không giống cácNgành công nghiệp khác như điện tử, luyện kim… yêu cầu người công nhân phải một trình độ kỹ thuật nhất định, Ngành Dệt-May chủ yếu cần sự thạo việc, lành nghề Từ đặc điểm này có thể cho thấy Dệt-May là Ngành sử dụng được lợi thế so sánh về nguồn lực dồi dào, giá rẻ, chăm chỉ… ở các nước đang phát triển trong đó có Việt nam Theo tính toán, để sản xuất 1 triệu sản phẩm may mặc trong 1 năm cần từ 700-800 lao đông trực tiếp và một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động gián tiếp.

2.3 Đặc điểm về tiêu thụ

Sản phẩm cuối cùng của Ngành Dệt-May là hàng may mặc – sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, cơ bản sau nhu cầu về ăn ở của dân cư Ngày nay khi đời sống của con người càng nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm của Ngành theo đó mà cũng tăng lên Khác trước kia, người ta chỉ nghĩ tới "ăn no, mặc bền" thì bây giờ "ăn ngon, mặc đẹp" mới là điều được quan tâm trước nhất Tuỳ theo đối tượng tiêu dùng mà người ta sản xuất ra các sản phẩm Dệt-May khác nhau Người tiêu dùng khác nhau về phong tục văn hoá, tập quán, tôn giáo, giới tính, tuổi tác… thì sẽ có nhu cầu khác nhau về trang phục Do đó sản phẩm Dệt-May thường mang tính chất "mốt", màu sắc, mẫu mã, chất liệu phải liên tục được thay đổi để vừa đáp ứng được tâm lý thích độc đáo ấn tượng của Ngành mua, vừa phù hợp với tập quán, thói quen của người tiêu dùng Ngoài ra, một sản phẩm dệt may ra đời có tiêu thụ được hay không và tiêu thụ được ở mức đọ nhiều hay ít còn phụ thuộc rất nf vào yếu tố thời vụ, vào nhãn hiệu của sản phẩm

Ngành có mối liên kết dọc chặt chẽ và liên hoàn từ thượng nguồn đến hạ nguồn, bắt đầu từ khâu nguyên liệu đến khâu kéo sợi, dệt vải, in nhuộm hòn tất và cuối cùng là may Những khâu đầu như nguyên liệu, kéo sợi thường đòi hỏi quy mô tương đối lớn Những khâu sau có thể sản xuất theo quy mô vừa và nhỏ Các khâu không nhất thiết phải phát triển theo hướng hoàn toàn khép kín, điều này có thể làm chi phí giảm đi đáng kể Ngành Dệt-May được tổ chức sản xuất theo quy mô vừa và nhỏ sẽ tạo ra một màng lưới gia công theo các hợp đồng phụ giúp tận dụng được ưu thế nguồn nhân lực tại chỗ Ngoài raNgành cũng có tác động phát triển các Ngành sản xuất phụ trợ cho sản xuất chính như phụ tùng, vật liệu, phụ liệu may … Vì vậy thuận lợi cho vấn đề giải quyết việc làm và huy động vốn trong dân cư địa phương, phát huy lợi thế so sánh của vùng.

Tất cả những đặc điểm trên đã và đang tạo ra cho Ngành Dệt-May một vị thế quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển nhưViệt nam.

Vai trò, vị trí của Ngành Dệt-May và sự cần thiết phải đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngành công nghiệp Dệt-May gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người Vì vậy, từ rất lâu, trên thế giới Ngành công nghiệp này đã được hình thành và đi lên cùng sự phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh đó, công nghiệp Dệt-May là Ngành thu hút nhiều lao động với kỹ năng không cao và có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế; vốn đầu tư cho một cơ sở sản xuất không lớn như các Ngành công nghiệp khác… Do vậy trong quá trình CNH tư bản, từ rất sớm các nước Anh Pháp, ý… cho đến các nước Nics, Ngành Dệt-May đều có vị trí quan trọng trong quá trình CNH của họ Vào năm 1990, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt-May thế giới đạt 250 tỷ USD Theo dự đoán của GATT ( nay là tổ chức thượng mại thế giới- WTO) trong 10 năm tới kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 60% đối với hàng may mặc và 34% đối với hàng dệt, trong đó Châu á chiếm khoảng 40% giá trị xuất khẩu mặt hàng này Ngành Dệt-May đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển Song hiện nay, tiền công lao động của công nhân Dệt-May ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới cao hơn rất nhiều, hơn nữa họ đã và đang thiếu lao động Do vậy, hiệu quả sản xuất Dệt-May tại các nước đó đã giảm nhiều , nên các nước này đã và đang chuyển Ngành công nghiệp Dệt-May sang các nước đang phát triển Đây là xu thế chuyển dịch chung của các Ngành kinh tế từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

Ngành Dệt-May là Ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong toàn Ngành công nghiệp Việt nam nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung Liên tục từ năm 1992 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Ngành liên tục tăng với tốc độ cao (40%) và luôn là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Đặc biệt, từ năm 1994 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Ngành luôn đứng thứ 2 về giá trị, chỉ sau dầu thô Cho đến nay, Ngành Dệt-May đã đạt được những thành công đáng kể, tăng trưởng xuất khẩu ở mức thấp đã tăng nhanh từ 140,4 triệu USD năm 1989 lên 2014 triệu USD năm 2001 Hiện nay tạo ra khoảng 13% tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm 415 kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp chế tác

Trong thời gian qua, Ngành Dệt-May đã thu hút được trên 50 vạn công nhân ( chiếm khoảng 22,7% lao đông công nghệp toàn quốc, trong đó 80% là lao động nữ) tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra lơi; nhuận để tích luỹ, làm tiền đề phát triển các Ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định kinh tế, chính trị, xã hội do vậy Ngành rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.

Sự phát triển của Ngành Dệt-May sẽ thúc đẩy sự phát triển của nhiều Ngành công nghiệp khác như Ngành cung cấp và sử dụng sản phẩm của Ngành Dệt-May Cũng thông qua việc phát triển sản xuất cây bông, đay, tơ tằm Ngành Dệt-May đang góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong điều kiện giao lưu buôn bán quốc tế, việc phát triển Ngành Dệt-May theo hướng xuất khẩu sẽ đem lại cho đất nước một nguồn thu ngoại tệ quan trọng để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được để phục vụ hoạt động ở các cơ sở… Điều này cho thấy vai trò đặc biệt to lớn của Ngành Dệt-May đối với nền kinh tế ở mỗi quốc gia.

Hiện tại Ngành Dệt-May vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về ăn mặc của nhân dân, quốc phòng và tiêu dùng trong các Ngành công nghiệp khác Nhờ vậy trong thời gian qua, Ngành đã có những bước phát triển mạnh mẽ và giữ một vai trò quan trọng trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

3.3 Sự cần thiết phải đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ngành Dệt-May

Mặc dù đã có những vai trò và lợi thế to lớn như trên nhưng sự phát triển của Ngành Dệt-May hiện nay vẫn chưa tương xứng với vai trò của nó và còn quá nhỏ bé so với các nước trong khu vực Vì vậy, để nâng cao vai trò và đóng góp của Ngành trong những năm tới chúng ta nhất thiết phải coi đầu tư phát triển Ngành Dệt-May là một tất yếu khách quan và là một hướng đi cần thiết.

Ngày nay trên thế giới, do quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế ngày càng mở rộng nên những quốc gia có kỹ thuật cao, hiện đại, vốn lớn đang ngày càng hướng vào Ngành công nghiệp chế biến nguyên liệu và kéo sợi hoặc tự động hoá các khâu dệt vải (Mỹ, Anh, Pháp, Đức…) Các nước này có nền kinh tế phát triển nên đời sống của người dân cũng được cải thiện,mức sống cao hơn và giá nhân công cũng ngày càng tăng do đó giá thành hàng may mặc bị đẩy lên làm cho nó mất đi sức cạnh tranh ở cả thị trường trong nước và quốc tế Vì vậy Ngành may ở các nước này được chuyển dần sang các nước đang phát triển có lực lượng lao động dồi dào lại giá rẻ hơn ở khu vực Đông Nam Á, quá trình chuyển dịch Ngành Dệt-May nói riêng hayNgành công nghiệp nói chung gọi là "hiệu ứng chảy tràn" hay "làn sóng cơ cấu" Đối với các nước đang ở giai đoạn đầu của quá trình CNH như Việt nam, khi mà thiết bị công nghệ trong nước vừa lạc hậu vừa thiếu đồng bộ, thị trường nguyên liệu cho Ngành dệt còn yếu và thiếu, không đủ đáp ứng nhu cầu của sản xuất và không có khả năng cạnh tranh với hàng hoá cùng loại của một số những trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan… về chất lượng, mẫu mã, giá cả… thì việc tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật từ những nước NICs và các nước khác chuyển giao sang là những cơ hội phát triển hết sức to lớn đối với Ngành Dệt-May nói riêng và Việt nam nói chung Việc chuyển giao này thường được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì thế thu hút và sử dụng có hiệu quả DTTTNN là cần thiết đối với Ngành Dệt-May ở nước ta.

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam 16 1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến nay 16 2 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ngành dệt may giai đoạn từ 1988 đến nay

1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến nay

Trong quá trình đổi mới kinh tế, hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam những năm vừa qua đã diễn ra rất sôi động và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ đầu tư nước đã thể hiện vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng, đã thực sự bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần đổi mới công nghệ, mở mang thị trường, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo tiền đề thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tính đến hết 20/ 11/2004 Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho khoảng

5200 dự án trong đó có 5021 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 45.,368 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện xấp xỉ 25,959tỷ USD với tỷ trọng chiếm xấp xỉ ẳ tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm.

Mặc dù đã có 68 nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam nhưng chủ yếu vẫn là các nước châu á (Bắc và Đông nam á chiếm 75%) Đài Loan là nước đứng đầu về số dự án FDI vào Việt Nam thời gian qua (từ 1988 đến 2004) với

1235 dự án vào hầu hết các lĩnh vực, tổng vốn đầu tư 7180 triệu USD Tiếp đó là Hàn Quốc (823 dự án), Nhật Bản (481 dự án), Singapore (332 dự án), Hồng Kông (320 dự án), Quốc gia có số lượng vốn đầu tư thực hiện lớn nhất là Nhật Bản: 4121 triệu USD Pháp là nước đứng đầu trong số các nước khối EU ddt vào Việt Nam về cả số lượng dự án cũng như quy mô vốn với

115 dự án và 2047 triệu USD vốn đầu tư Các nước châu âu đầu tư khoảng

320 dự án của 26 nước với tổng số vốn 6436 triệu USD chiếm 17% giá trị vốn đăng ký Tuy nhiên, trong thời gian qua một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực, một phần do sự yếu kém, vướng mắc từ bên trong của chúng ta như là: sự phân biệt đối xử giữa chủ đầu tư trong nước và nước ngoài về giá dịch vụ giao thông, liên lạc, vận tải, điện nước đã là những nhân tố làm giảm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Cụ thể nhịp độ FDI giai đoạn từ 1998 – 2004 đã có dấu hiệu chững lại và giảm sút Đỉnh cao về thu hút vốn đầu tư là năm 1996 nhưng sau đó lượng vốn đầu tư ngày càng giảm đến mãi năm 1999 mới có tăng lên đôi chút.

Chúng ta có thể thấy qua biểu sau:

Biểu: Nhịp độ đầu tư FDI giai đoạn 1988 – 2004

1.Số dự án đầu tư

2.Tốc độ tăng so với năm trước

3.Vốn đầu tư đăng ký

4.Tốc độ tăng so với năm trước

5.Quy mô vốn dự án

Như vậy, so với năm trước vốn đăng ký năm 97 giảm 46,2%, năm 98 giảm 16,2%, năm 99 giảm 60%, năm 2000 tăng 25,8%, năm 2001 tăng

24,9%,năm 2002 giảm 34.2%,năm 2003 tăng 18.1% và năm 2004 tăng 16.0%

Trong thời gian tới hy vọng nhịp độ FDI sẽ tiếp tục tăng lên cùng với sự cố gắng của chính phủ Việt Nam trong việc tạo ra một môi trường đầu tư nước ngoài thông thoáng hơn cởi mở hơn, bình đẳng hơn và an toàn cho các nhà đầu tư.

Từ năm 1998 đến het 20/11/2004 số dự án đầu tư nước ngoài và lĩnh vực công nghiệp là 3361 dự án với tổng số vốn đăng ký ước đạt 26365,9 triệu USD (chiếm 65,2% tổng số dự án và 55,1% tổng số vốn đăng ký của cả nước), lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản có 688 dự án (chiếm 12,5%) với tổng số vốn đăng ký là 3400,4 triệu USD (5,7%) lĩnh vực dịch vụ có 972 dự án (22,3%) với vốn đăng ký 1560,2 triệu USD (39,2%) Trước đây đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác Dầu khí, xây dung khách sạn, căn hộ cho thuê nhưng từ năm 1994 đến nay, 2/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, xây dung cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp cho Dầu khí, sắt thép ,chế biến thuỷ sản Hiện nay lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vẫn dẫn đầu trong thực hiện vốn đầu tư với 363 dự án trong tổng số 470 dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2001 (chiếm 77,2%) đầu tư thực hiện 109,79 triệu USD (chiếm 90,2% so với tổng số), nông – lâm nghiệp, thuỷ sản 27 dự án (5,7%) với vốn đầu tư thực hiện 2,84 triệu USD (2,3%), dịch vụ 80 dự án Có thể thấy cơ cấu đầu tư nước ngoài ở nước ta thời gian qua đã và đang ngày càng thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu khách quan của sự chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP.

Về hình thức đầu tư từ 1988 – 2004 có 3609 dự án 100% vốn nước ngoài (chiếm 61% trong tổng số 5021 dự án đầu tư nước ngoài , với vốn đầu tư

20756 triệu USD (chiếm 32,8%), liên doanh có 1229 dự án (chiếm 34,2%) với vốn đầu tư đạt 19372 triệu USD (53,3%), hợp đồng hợp tác kinh doanh có

177 dự án (4,6%) vốn đầu tư là 3869,5 triệu USD (10,7%)và theo hình thức BOT có 6 dự án với số vốn là 1370,1 triệu USD Trước đây, hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh chiếm tới 61% số dự án và trên 70% vốn đầu tư Nhưng gần đây, hình thức được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng hơn cả lại là hình thức doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài (chiếm gần 30% số dự án và trên 20% vốn đầu tư ), nếu xét chung cho cả giai đoạn từ 1988 đến nay thì số dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài cẫ nhiều hơn cả, số dự án theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm xấp xỉ 9% số dự án và 10% số vốn đầu tư Tuy vậy, doanh nghiệp liên doanh vẫn đứng đầu về quy mô vốn đầu tư, chiếm tới 53,3%.

Về địa bàn đầu tư: hiện nay, 59 tỉnh (thành phố) có dự án đầu tư nước ngoài, tập trung chủ yếu lao động có tay nghề, gần đầu mối giao thông, thị trường tiêu thụ Có tới hơn 80% dự án đầu tư nước ngoài ở khu vực thành thị, nông thôn chỉ khoảng nhỏ hơn 20% trong khi dân số nước ta 80% sống ở thành thị, 20% ở nông thôn Điều ngược lại này khiến khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn ở Việt Nam ngày càng tăng Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1988 đến 2004 đã có 1564 dự án với vốn đầu tư 11406,8 triệu USD chiếm43% số dự án và 27% tổng vốn đầu tư), Hà Nội có

539 dự án (13,1%) và 7992,1 triệu USD (20,6%) trong khi cùng khoảng thời gian đó Quảng Trị chỉ có 1 dự án với vốn đầu tư 3,952 triệu USD hay thấp nhất như là Ha Giang có 1 dự án với vốn đầu tư là 0,08 triệu USD Qua đó chúng ta sẽ thấy rằng cơ cấu đầu tư nước ngoài theo địa phương ở Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất hợp lý.

Nhìn chung, sau hơn 13 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài, những đóng góp của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta là không thể phủ nhận Hàng năm khu vực FDI đóng góp gần 14,8% trong GDP (2004), 510 triệu USD vào ngân sách nhà nước thu hút gần 800 nghìn lao động trực tiếp FDI đã và đang tạo dung nên những tiền đề quan trọng cho sự nghiệp CNH – HĐH của Việt Nam.

2 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ngành dệt may giai đoạn từ 1988 đến nay.

Công nghiệp dệt may là Ngành có ý nghĩa trọng tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường Dệt may là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của đất nước và một cách nói chung hơn là một trong những nỗ lực của Việt Nam để hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế Công nghiệp dệt may tất yếu là 1 trong các Ngành chủ yếu trong giai đoạn đầu phát triển của các nước và đặc biẹet đối với các nước đang tiến lên CNH-HĐH như Việt Nam Và sự thành công trong xuất khẩu ở các Ngành này thường mở đường cho sự xuất hiện của một chiến lược phát triển định hướng xuất khẩu có cơ sở rộng hơn Nhận thực được vai trò to lớn của Ngành dệt may đối với nền kinh tế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trwpng khuyến khích và huy động vốn thộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Tính từ 1/1/88 đến 31/12/04 theo thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Ngành dệt may đã thu hút được 598 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 3752,1 triệu USD với tổng vốn đầu tư thực hiện là 1290,1 triệu USD, trừ 113 dự án đã giải thể thước thời hạn với vốn đăng ký là 237,19 triệu USD, vốn thực hiện giải thể là 114,16 triệu USD còn lại 485 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký: 2107,47 triệu USD, vốn thực hiện là 871,48 triệu USD đem lại doanh thu 4075 triệu USD trong đó xuất khẩu 1512,57 triệu USD, tạo việc làm cho 132712 lao động, nộp NSNN 185 triệu USD .FDI đã và đang tạo dung lên những tiền đề quan trọng cho sự nghiệp CNH_HDH của Việt Nam.

3 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may giai đoạn từ 1998 đến nay.

Tính đến 2/11/04 toàn Ngành dệt có 162 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 2050 triệu USD, trừ 25 dự án đã giải thể trước thời hạn (chiếm 15% tổng số dự án), vốn đăng ký là 751.61 triệu USD (chiếm 8,94% tổng vốn đăng ký), còn 147 dự án đang có hiệu lực với tổng vốn đầu tư là

1299 triệu USD trong đó có:

+ 98 dự án đã triển khai và đi vào hoạt động sản xuất với vốn đầu tư thực hiện là 987 triệu USD (chiếm 75,6% tổng số dự án có hiệu lực và 34,5% tổng vốn đầu tư) Có thể nêu ra một số dự án có tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký lớn như công ty TNHH Pang Rim Yoochang VN sản xuất sợi vải, tẩy nhuộm và in hoàn tất là công ty 100% vốn nước ngoài của Hàn Quốc với vốn đầu tư thực hiện là 81682644 USD (chiếm 103,3% vốn đăng ký ban đầu), xí nghiệp 100% vốn nước ngoài của Đài Loan Hualon Corporation VN (kéo sợi, dệt, nhuộm vải) với vốn đầu tư thực hiện là 76142416 USD (bằng 15,96% tổng vốn đăng ký), công ty dệt Choongnam VN: 50088488 USD (bằng 86,4% vốn đăng ký); công ty hữu hạn sợi Tainan VN (sản xuất sợi) của nhà đầu tư Đài Loan với vốn đầu tư thực hiện là 522000000USD …

Đánh giá kết quả của hoạt động thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam

Dòng vốn nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may trong thời gian qua đã không ngừng tăng nhanh , có những tác động tích cực và có vai trò quan trọng trong chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam Những ảnh hưởng tích cực và loại hình hoạt động kinh tế này ngày càng rõ nét, thể hiện trên nhiều mặt trong thành quả của ngành dệt may và đưa ngành dệt may trở thành một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của công nghiệp chế tạoViệt Nam, góp phần thúc đẩy chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Việt Nam Những kết quả phân tích đánh giá đã trình bày ở trên (mục 2.2) cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành dệt may đều đạt được hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp dệt may trong nước nhờ những ưu thế về vốn, công nghệ, phương pháp quản lý, bạn hàng, thị trường.

- Thứ nhất , những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá trị giá hàng ngàn tỷ đồng, đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo ra tốc độ tăng trưởng cao của cả ngành dệt may. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 99, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành dệt may là: 4113,2 tỷ đồng hơn 5 lần so với năm 95 chiếm 28,7% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành dệt may Doanh thu của khu vực này ước tính chiếm khoảng 13% tổng doanh thu và đóng góp 8,6% tổng số tiền nộp ngân sách của cả ngành dệt may.

- Thứ hai , đầu tư nước ngoài đã mang lại cho ngành dệt may Việt Nam một lượng vốn đầu tư rất lớn, khoảng 42% trong tổng vốn đầu tư của toàn ngành dệt may trong thời gian qua Cùng với đó một lượng lớn tài sản, thiết bị kỹ thuật và nguồn lực đáng kể được đưa vào hoạt động cho mục tiêu phát triển dệt may một cách có hiệu quả Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn trong ngành dệt may lại hơi thấp so với một số ngành công nghiệp khác như điện tử, dầu khí,… và ngay cả trong nội bộ các ngành thì hiệu quả sử dụng vốn của ngành may cũng cao hơn so với ngành dệt Trong khi ngành may bỏ một đồng tiền vốn thì thu được 3,67 đông doanh thu và 0,0316 đồng lợi nhuận, thì ngành dệt bỏ một đồng vốn thu được 2,34 đồng doanh thu và 0,0086 đồng lợi nhuận.

- Thứ ba , đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa vào ngành dệt may trở thành một trong 10 ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của đất nước chỉ sau ngành dầu thô là ngành đã đem lại cho ngân sách nhà nước một nguồn thu ngoại tệ đáng kể Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may liên tuc tăng qua các năm với mức tăng trưởng hàng năm là 40,7%/năm là mức tăng trưởng bình quân tương đối cao so vơi con số trung bình 28%/năm của nền kinh tê Việt Nam Tỷ lệ này thể hiện thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay lá khá rộng lớn, sản phẩm dệt may là 1 trong 4 mặt hàng có khả năng xuất khẩu trên 1 tỷ $ Thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của khu vưc đầu tư nước ngoài Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Tổng kim ngạch xuất khẩu nền KTQD

Số lượng So với năm trước (%)

Số lượng So với năm trước (%)

Qua bảng biểu trên ta thấy năm 2000 xuất khẩu dệt may đã đạt trị giá xấp xỉ 1,9 triệu $ tăng 1600% so với năm 90 năm 2001 xuất khẩu hàng dệt may đạt 2,018 tỷ $, tăng xấp xỉ 13% so với cùng kỳ năm trước.Năm 2004 xuất khẩu dệt may đạt 2.94 tỷ $ ,tăng 25% so với năm trước Ngành dệt may khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của mình trong việc góp phần cân đối cán cân thu chi ngoại tệ đất nước.

- Thứ tư, cũng là đóng góp lớn nhất của FDI trong ngành dệt may

Việt Nam vào nền kinh tế quốc dân đã góp phần giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động tăng trưởng thu nhập cải thiện đời sống người công nhân Đến nay, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra hơn 5 vạn việc làm trực tiếp cho lao động và thu hút hàng nghìn lao động gián tiếp khác vào các công trình xây dung cơ bản, sản xuất nguyên vật liệu, dịch vụ phục vụ cho giai đoạn đầu của các dự án liên doanh hợp tác đầu tư trong thời gian tới nhu cầu về người lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ vẫn còn tiếp tục tăng mạnh cùng với vốn đầu tư vào lĩnh vực dệt may Cùng với xu hướng này, thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được nâng cao Năm 93, mức lương bình quân của mỗi công nhân là 363000 đ/tháng thì đến nay đã tăng lên gấp đôi them chí có nơi mức lương trung bình đạt từ 1- 1,5 triệu đồng/ tháng gấp từ 1,5 – 2 lần thu nhập những lao động làm việc ở khu vực quốc doanh và tư nhân.

- Thứ năm , trong quá trình hợp tác liên doanh sản xuất các bên

Việt Nam cũng đã tiếp nhận được một số phương pháp quản lý tiến bộ, kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh Qua đó, tiếp cận được với cung cách làm ăn của nhiều loại khách hàng, đồng thời cũng thông qua đó từng bước đưa ngành dệt may Việt Nam hội nhập với thế giới, góp phần tạo nên hình ảnh mới và vị trí mới của ngành dệt may Việt Nam trên trường quốc tế.

- Thứ sáu , với mục tiêu đổi mới thiết bị, công nghệ, phương thức quản lý để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, ngành dệt may đã ưu tiên cho dự án đầu tư với máy móc, thiết bị, dây chuyền hiện đại nên thời gian qua một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn so với chất lượng sản phẩm trong nước Gần đây nhất là dự án của tập đoàn Esque – Gahnent Manufacturing, Nhà đầu tưHông Kông thực hiện tại thành phố Hồ Chí Mnh với vốn đầu tư 10 triệu USD,vốn pháp định: 3triệu USD Một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực may mặc của Hồng Kông, đã được phép đầu tư vào khu công nghiệp ViệtNam- Singpore để sản xuất sản phẩm may mặc giá trị cao, xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ Đây là dự án đầu tư với công nghệ mới tạo được môi trường làm việc tốt, ổn định lâu dài cho công nhân và đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường Hiện tại Việt Nam có gần 200000 máy may các loại và hàng năm vẫn tiếp tục nhập khẩu thêm máy móc thiết bị chuyên ngành thông qua các dự án FDI Tất cả những thành tựu trên đây đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của FDI đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và đối với ngành dệt may nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn đó, hoạt động FDI vào ngành còn một số hạn chế.

- Thứ nhất, cơ cấu FBI theo địa bàn(vùng khu vực) còn nhiều bất hợp lý, hầu hết các dự án FDI vào ngành dệt may đều tập trung ở các tỉnh phía Nam và những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông liên lạc thuận lợi,… Điều này đã tạo ra sự chênh loch về thu nhập giữa công nhân dệt may ở khu vực FDI với công nhân dệt may khu vực quốc doanh và tư nhân Và sự mất cân đối trong đầu tư giữa các vùng này còn cho thấy việc khai thác và tận dụng tiềm năng về nguồn nhân lực được xem như là một lợi thế của ngành dệt may vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả cao.

- Thứ hai, hiệu quả đầu tư ở khu vực FDI chưa cao và không đồng bộ Một số dự án đã đi vào hoạt động nhưng đã thua lỗ Nguyên nhân là do trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều mâu thuẫn vướng mắc giữa bên Việt Nam và nước ngoài trong việc ra quyết định hoặc là do khi tham gia vào liên doanh mọi máy móc thiết bị bên nước ngoài “cố ý” định giá quá cao so với thực tế làm cho chi phí vật chất và khấu hao tài sản cố định rất lớn, đến mức nhiều máy móc thiết bị cũ đã trở thành vốn góp của các đối tác nước ngoài Hoặc là do bên Việt Nam trong quá trình hoạt động đã không huy động vốn kịp thời cho nhu cầu tăng vốn của dự án làm dự án phải ngừng hoạt động, không triển khai được vì thiếu vốn, chờ vốn Chỉ tính riêng năm 2000,trong lĩnh vực dệt may chỉ có 10 dự án báo lãi (bao gồm 6 dự án 100% vốn nước ngoài và 4 dự án liên doanh) trên tổng số 82 dự án chiếm 12,2% Lĩnh vực may và phụ liệu may có 12 dự án báo lãi trên tổng số 163 dự án (chiếm 7,4%).

- Thứ ba, mặc dù trong quá trình hợp tác, bên nước ngoài với ưu điểm có được một số bạn hàng quen thuộc và thị trường truyền thống nhất định nên các doanh nghiệp liên doanh hoạt động hiệu quả hơn nhưng trong thời gian qua có thể thấy rằng thị trường xuất khẩu của ngành còn rất hạn chế do chất lượng, mẫu mã, chủng loại chưa cao Đối với thị trường xuất khẩu EU thì hạn ngạch quá ít không đủ năng lực sản xuất của doanh nghiệp, làm cho hiệu quả đầu tư thấp Còn đối với thị trường Nga và Đông Âu, chúng ta vẫn chưa thực sự khôi phục được vị thế của mình.

- Thứ tư, một vấn đề nổi cộm hiện nay trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là việc sử dụng và quản lý lao động Do hiểu sai những quy định của nhà nước ta về mức tiền lương tối thiểu của người lao động nên nhiều cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đã lợi dụng điều này để giảm tiền lương của công nhân Ngoài ra, các chế độ khác như thời gian lao động, bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường hoặc chưa được quy định đầy đủ hoặc không được chấp hành nghiêm túc cũng là nguyên nhân gây ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và người lao động, không những thế họ còn có biểu hiện đối xử không tốt với người lao động Việt Nam.

- Thứ năm, một số dự án FDI đã sử dụng công nghệ, thiết bị đưa vào sản xuất thuộc loại trung bình của thế giới mặc dù một vài loại vẫn đảm bảo ở mức độ tiên tiến hơn những thiết bị Việt Nam hiện có Tuy nhiên, điều đáng cảnh báo ở đây là: trong các doanh nghiệp liên doanh, bên nước ngoài thì chủ yếu góp vốn bằng máy móc thiết bị còn bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất Khi bên nước ngoài đưa máy móc thiết bị cũ vào liên doanh nhưng lại định giá chúng quá cao so với thực tế thì đương nhiên bên Việt Nam vừa bị thiệt hại về tài chính, vừa có thể bị thiệt hại về môi trường… Điều nay ta cần được đặc biệt chú ý nhất là trong khâu kiểm định chất lượng và giá thành của máy móc thiết bị trên thị trường.

- Thứ sáu, mối quan hệ giữa ngành dệt và ngành may còn quá lỏng lẻo Ngành dệt chưa đáp ứng được đầy đủ vải cho ngành may cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại nên thời gian qua để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất, ngành may vẫn liên tục phải nhập khẩu nguyên phụ kiện. Ngược lại, ngành dệt may cũng chưa đảm bảo là “lối ra” cho ngành Dệt Vì vậy, mặc dù giai đoạn 88- 01, trong khu vực FDI, số lượng các lĩnh vực dệt có gia tăng nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của ngành May và lại hầu hết các dự án FDI trong lĩnh vực dệt may là thực hiện dưới hình thức gia công hoặc hợp đồng phụ, nên sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng chủ yếu lại được nhập khẩu về nước đầu tư để tiếp tục xuất khẩu sang nước đặt hàng chính Do vậy mà tỷ lệ nội tiêu cũng hạn chế nhiều Hiện nay, nhà nước ta quy định tỷ lệ nội tiêu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá thấp: dưới 20%

- Thứ bảy, chưa có tầm nhìn chiến lược trong hợp tác với nước ngoài về đầu tư xây dung các vùng nguyên liệu lâu dài như trồng bông, các loại cây lấy xơ cho công nghiệp sợi, hoặc xây dung nhà máy chế biến dầu thô để tiến tới chủ động nguồn sợi tổng hợp tại chỗ.

Triển vọng ĐTTTNN vào ngành Dệt - May

Từ nay đến năm 2010 mục tiêu chiến lược của ngành Dệt - May là hướng mạnh vào xuất khẩu nhằm tăng thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở của ngành, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả, đảm bảo đến năm 2010, toàn ngành sẽ đạt được trình độ công nghệ tương đương với các Nics Châu Á như Hồng Kông, Thái Lan hiện nay, tạo việc làm cho khoảng 2.76 triệu lao động (bao gồm lao động dệt, may, sản xuất bông vải và dâu tơ tằm), với mức thu nhập bình quân trên 100USD/người/tháng Từng bước đưa ngành Dệt - May trở thành ngành sản xuất mũi nhọn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của cả nước Để đạt được mục tiêu này, từ nay đến năm 2005, ngành Dệt - May phải đạt mức tăng trưởng bình quân 13%/năm và trong giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng sẽ phải là 14%/năm Tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những ngành, lĩnh vực và đầu tư trong nước không có khả năng sản xuất hoặc không muốn tham gia.

Trên cơ sở những mục tiêu chung trên đây, ngành Dệt - May đã đề ra những chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu đến năm 2010 trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu Cụ thể:

Bảng: Một số chỉ tiêu trong chiến lược tăng tốc phát triển ngành

Dệt - May Việt Nam đến năm 2010

Xơ sợi tổng hợp 1000 tấn 60 120

Vải lụa thành phẩm Triệu m2 800 1400

2 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 4000-5000 8000-9000

3 Sử dụng lao động Triệu người 2,5-3,0 4,0-4,5

Tỷ lệ giá trị sử dụng nội địa trên sản phẩm may mặc xuất khẩu % > 50 > 75

Nguồn: QĐ số 55/01/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ

Trong thời gian qua, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt của hàng dệt may một số nước như Trung Quốc, Thái Lan…sản phẩm của chúng ta ít nhiều bị giảm sút uy tín và dần dần mất chỗ đứng trên một số thị trường truyền thống và ngay cả trong thị trường nội địa Vì vậy, trong giai đoạn 2001-2010, Ngành đã xác định mục tiêu về sản phẩm và thị trường nhằm chú trọng xuất khẩu, dần khôi phục lại uy tín và chỗ đứng của mình ở cả thị trường trong nước và nước ngoài Cụ thể:

Bảng: Mục tiêu sản phẩm-thị trường đến năm 2010

2 Dự báo nhu cầu vốn cho ngành Dệt - May giai đoạn 2001-2010

Theo những mục tiêu chiến lược trên, dự kiến tổng nhu cầu vốn cho các loại hình đầu tư là 3973.3 triệu USD Trong đó, phải thu hút khoảng 2344.2 triệu vốn đầu tư nước ngoài, chiếm  59% Đây là một khối lượng vốn đầu tư không nhỏ, do đó càng khẳng định việc thu hút vốn FDI vào ngành Dệt - May là hết sức quan trọng và cần thiết.

Bảng: Nhu cầu vốn cho ngành Dệt - May giai đoạn 2001-2010

(đơn vị: triệu sản phẩm)

Loại hình đầu tư Tổng vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) ĐT chiều sâu 473,3 11,9 ĐT mở rộng 283,6 7,1 ĐT mới 3216,4 81

Vốn huy động trong nước 1629,1 41

Vốn huy động nước ngoài 2344,2 59

Nguồn: Tổng công ty Dệt - May Việt Nam

Với nhu cầu vốn lớn như vậy, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để có thể thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với số lượng và chất lượng cao hơn, góp phần thực hiện mục tiêu toàn ngành Điều này một phần là phụ thuộc vào môi trường đầu tư chung như đã đề ra trong Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, một phần phụ thuộc vào công tác quản lý đầu tư nói chung (lập dự án, thẩm định, phê duyệt, tổ chức triển khai dự án…) của cán bộ ngành Bên cạnh đó, ngành Dệt - May cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn cho giai đoạn 2001-2010 Có thể thông qua hoạt động đầu tư chiều sâu để bổ sung, cân đối lại dây chuyền cho đồng bộ, bổ sung thiết bị lẻ hoặc loại trừ những máy móc cũ trong dây chuyền đã quá lạc hậu, cải tạo, nâng cấp một số trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm: tăng sản lượng, tăng năng suất thiết bị và năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, mở rộng mặt hàng, khắc phục ô nhiễm môi trường Cụ thể:

Bảng: Nhu cầu về vốn đầu tư chiều sâu, mở rộng

A ĐT chiều sâu ngành Dệt QDTW + ĐP 170,5 112,655 283,155

1 Kéo sợi CO, Pe/Co, PAN… 55,0 38,958 93,958

3 In nhuộm + hoàn tất dệt thoi và xử lý môi trường 37,0 23,926 60,926

4 Khăn bông: dệt + nhuộm + may 6,0 1,35 7,35

5 Dệt kim: dệt + nhuộm + may 19,0 0 19,0

6 Dệt tuyn, rèm: dệt + nhuộm + may 1,0 1,0 2,0

7 Dệt bít tất: dệt + nhuộm + hoàn tất 2,5 0,608 3,108

B ĐT chiều sâu ngành Dệt ngoài QD 9,0 6,145 15,145

C ĐT mở rộng QDTW + ĐP 123,0 100,0 223,0

D ĐT chiều sâu và mở rộng ngành May 17,1 15,0 32,1

Tổng 319,6 233,8 553,4 Đối với hoạt động đầu tư mới, dự tính 41% tổng số vốn là huy động trong nước còn 59% huy động từ nước ngoài và được dành cho những công trình lớn, cần vốn đầu tư nhiều và thời gian thu hồi vốn lâu Cụ thể:

Bảng: Vốn đầu tư các công trình mới ngành dệt

STT Nội dung đầu tư Đơn vị Số lượng Thành tiền Vốn ĐT của N.N

2 Dệt thoi (vải mộc) Tr m2 870 722,0 67 483,7

3 In nhuộm vải dệt thoi Tấn 870 522,0 66 344,6

4 Khăn bông (dệt, nhuộm, may) Tấn 15440 46,3 30 13,9

5 Dệt kim (dệt, nhuộm, may) Tấn 16250 97,5 30 29,2

6 Dệt kim đan dọc (tuyn, rèm)

7 Dệt bít tất (dệt, nhuộm, hoàn tất) Tấn 1205 8,1 20 73,6

8 Vải không dệt (dệt, nhuộm, hoàn tất) Tấn 10000 30,0 40 42,0

9 Các sản phẩm dệt khác Tấn 10000 28,0 20 57,6

Bảng: Vốn đầu tư các công trình mới ngành may

STT Nội dung đầu tư Dự tính số nhà máy mới

Vốn ĐT thiết bị (triệu USD)

Tỷ lệ (%) Vốn (triệu USD)

6 Quần áo nội địa các loại 87 45,41 0,5 0,21

Bảng: Vốn đầu tư thiết bị các công trình mới ngành Dệt - May

Tổng vốn đầu tư toàn ngành 2306,2 210,2 2516,4

Trong đó: ĐT phía Việt Nam 859,4 177,4 1036,8 đạt tỷ lệ (%) 37,2 84,2 41 ĐT nước ngoài 1446,8 32,8 1479,6 đạt tỷ lệ (%) 62,8 15,8 59

II ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT - MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

1 Những thuận lợi và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam hiện nay

Trong những năm gần đây thế giới đã hình thành xu thế chuyển dịch dần ngành dệt may từ các nước khu vực Đông á ( Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) có nguy cơ thiếu lao động vào cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 song thị trường nhiều lao động như Việt Nam hoặc một số nước châu á Xu hướng này đã mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi to lớn.

- Thời gian qua, một số nước và khu vực trên thế giới bất ổn định do tình hình chính trị, bạo loạn, khủng bố xảy ra đặc biệt là sự kiện ngày 11/9/2001 ở

Mỹ đã làm ảnh hưởng không ít đến các hoạt động đầu tư cũng như thương mại Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì mục tiêu cao nhất là tối đa hoá lợi nhuận nhưng phải tìm kiếm lợi nhuận bằng phương pháp nào đảm bảo an toàn và ít rủi ro hơn cả và theo đánh giá của các nhà đầu tư trên thế giới Hiện nay Việt Nam đang được coi là địa điểm an toàn về đầu tư cũng như đã có một môi trường pháp lý về đầu tư tương đối hoàn chỉnh và lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất – sẽ là một trong những điểm đến có nhiều triển vọng.

- Hiệp định thương mại Việt- Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2001 đã tạo cho Việt Nam những cơ hội lớn để thâm nhập vào thị trường Mỹ và Bắc

Mỹ là những thị trường có sức tiêu thụ hàng hoá lớn và đầy hứa hẹn, đặc biệt là đối với các sản phẩm dệt may.

- Việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhiều hơn

Trongnước khi luật sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 2000 thì ngành dệt may đã có sẵn một số điều kiện cơ bản để thu hút vốn FDI: bảng 3

- Nguồn nhân lực: lực lượng lao động dồi dào với trình độ kỹ thuật kỹ năng tay nghề khá, đáp ứng được yêu cầu trình độ kỹ thuật của ngành và đối tác nước ngoài Đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh có kinh nghiệm tiếp cận, đàm phán, hợp tác với nước ngoài Đặc biệt so với một số nước khác trong khu vực, giá nhân công của Việt Nam tương đối rẻ hơn, đặc biệt là trong ngành may thấp hơ c nước trong khu vực Cụ thể tiền công bình quân cho một công nhân Việt Nam là 0,18 USD/ giờ, còn ở Indonesia là 0,23 USD/ giờ, Thái Lan là 0,87 USD/giờ, Malayxia là 0,95 USD/ giờ, Trung Quốc là 0,34 USD/ giờ, Đài Loan 5 USD/ giờ.ư

- Cơ sở vật chất: có sẵn có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành dệt may xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ sau khi ký hiệp định thương mại với các nước này Hiện nay, việc hình thành các khu vực công nghiệp và khu chế xuất với quy mô lớn cũng tạo điều kiện để nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông liên lạc nhằm thu hút vốn FDI.

- Trong thời gian qua, cùng với sự phục hồi của các nước trong khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đầu tư nước ngoài đã có dấu hiệu khởi sắc thể hiện bằng sự gia tăng về số lượng dự án cũng như vốn đầu tư trong năm 2000, 20001 Năm 2001 tăng 49,7% so với năm 2000 về sản lượng dự án và tăng 25% về vốn đầu tư nước ngoài.

Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam.54 1.Từ phía nhà nước

Từ các chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đẫ đề ra đối với sự phát triển của ngành dệt may việt nam đến năm 2010, cùng với việc nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả hơn, Nhà nước và ngành dệt may cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

*Thứ nhất, Nhà nước cần phải có các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư

Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành dệtmay nói riêng là vấn đề thiếu vốn Do vậy, ngành dệt may Việt Nam cần huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế để thực hiện chiến lược phát triển tăng tốc ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 Nên vấn đề đặt ra là cần có giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài trong bối cảnh suy giảm vốn đầu tư trên toàn thế giới và sự cạnh tranh của các quốc gia khác trên thị trường đầu tư thế giới

Một là, thủ tục xét duyệt và cấp giấy phép cho các dự án FDI

Thủ tục hành chính trong xét duyệt và cấp giấy phép còn nhiều phiền hà, phức tạp trong khi chúng ta đang đứng trước cuộc cạnh tranh trên thị truờng đầu tư Thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư và quyết định tiến độ thực hiện dự án Thủ tục rườm rà tạo những khe hở để quan chức địa phương sách nhiễu, gây phiền hà,… đối với nước đầu tư.

Kinh nghiệm quốc tế trong những năm qua và thực tế nguyên nhân triển khai thực hiện dự án chậm dẫn đến một số dự án giải thể trong ngành dệt may cho thấy mặc dù thông thoáng về môi trường luật pháp như nhau nhưng ở nước nào có thủ tục đầu tư đơn giản, gọn nhẹ thì ở đó thu hút được đầu tư mạnh hơn Đối với nước ta, thủ tục đầu tư đã và đang là vấn đề gây trở ngại việc thu hút đầu tư Tình hình cải thiện hành chính theo chiều hướng đơn giản hoá diễn ra chậm chạp Thực tế đặt ra là các địa phương còn thiếu cán bộ có đủ trình độ trong xét duyệt và thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Điều này dẫn đến tình trạng phổ biến ở nhiều địa phương là đẩy lên cấp cao hơn hoặc là xét duyệt nhưng thiếu sự đánh giá đúng về các dự án dẫn đến bỏ qua những dự án hiệu quả và cấp phép cho những dự án không hiệu quả

Do đó, cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, tăng cường các biện pháp chống tham nhũng nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính.

Hai là, chính sách khuyến khích đầu tư

Chính sách khuyến khích đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ với việc tạo lập đối tác, lựa chọn đối tác nước ngoài, địa bàn đầu tư và các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đây thực sự là một đòn bẩy kinh tế và vai trò của các chính sách kinh tế là ở chỗ nó quyết định trực tiếp tới mức lợi nhuận cuả các nhà đầu tư Chính sách thuế cởi mở với tỷ suất thuế thấp, giá thuê đất thấp cùng với mức tiền lương hợp lý phù hợp với chất lượng lao động, sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm điều này có lợi cho nhà đầu tư

Hiện nay, Việt Nam đã đưa ra danh mục các dự án khuyến khích đầu tư, trong đó bao gồm các dự án sử dụng nhiều lao động, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nhiều sản phẩm Đồng thời đã có những nỗ lực trong việc xoá bỏ dần cơ chế hai giá áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, có những tiến bộ trong việc giảm giá điện, nước, cước viễn thông Tuy vậy các doanh nghiệp vẫn cho rằng việc duy trì cơ chế hai giá cho đến năm 2005, thuế thu nhập cá nhân qúa cao làm tăng chi phí lao động so với các nước trong khu vực, các chi khác như chi phí vận tải, chi phí điện thoại, chi phí thanh toán chuyển khoản của ngân hàng… quá cao đều dẫn dến làm tăng chi phí và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Do đó, chính phủ cần nhanh chóng xoá bỏ cơ chế hai giá, đặc biệt là giá máy bay, giá điện, hạ thấp thúê thu nhập cá nhân tương đương mức khu vực

Ba là, nâng cao kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng là nhân tố quyết định đến chi phí sản xuất, tiến độ đầu tư và chất lượng sản phẩm Điều đó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư Kết cấu hạ tầng thể hiện ở hệ thống đường bộ, biển, hàng không, hệ thống thông tin liên lạc… thực tế cho thấy, nguồn vốn đầu tư chỉ chảy vào nơi có môi trường đầu tư thuận lợi mà trước hết thể hiện ở hệ thông cơ sở hạ tầng hiện đại Điều này để giải thích tại sao các nhà đầu tư thích đầu tư các dự án dệt may tại các tỉnh thành phố lớn có cở sở hạ tầng phát triển So với yêu cầu phát triển cơ sở hạ tàng thì Việt Nam còn yếu kém Do vậy, trước tiên cần phải đầu tư thích hợp cho việc nâng cao phát triển cơ sở hạ tầng Nhưng khả năng của ngân sách nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này là hạn chế Vì vậy lượng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn ODA Hiện tại, đầu tư trực tiếp thông qua hình thức BOT cũng đang được khuyến khích để thu hút thêm đầu tư nước ngoài cho phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm vốn viện trợ, vốn vay, FDI và vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân

Bốn là, đối xử công bằng giữa doanh nghiệp

Các doanh nghiệp vẫn cho rằng vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, thể hiện qua việc doanh nghiệp nhà nước nhận được sự ưu đãi tài chính qua việc trợ cấp tín dụng, Trong khi doanh nghiệp tư nhân ( bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thì không được hưởng Điều này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế Điều này dẫn đến làm mất đi tính hấp dẫn của thị trường đầu tư Việt Nam Do đó chính phủ cần hạn chế bảo hộ để tạo sức ép cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp lành mạnh, chấm dứt hoạt động các doanh nghiệp kém hiệu quả bằng cách phá sản, bán lại, cổ phần hoá…

Năm là, điều chỉnh kịp thời, hoàn thiện môi trường luật pháp

Tính hấp dẫn của một quốc gia về lĩnh vực đầu tư trước hết phải thể hiện ở lụât đầu tư Đối với mọi quốc gia, luật đầu tư nước ngoài là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Cùng với Luật, các văn bản dươí luật trong hệ thống văn bản pháp luật cũng rất quan trọng Nhưng thực tế thời gian kể từ khi luật hay nghị định của chính phủ ban hành đến khi có đầy đủ hướng dẫn của các bộ, Tổng cục, uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố… thì mất quá nhiều thời gian và nhiều khi các quy định của cấp dưới lại đưa thêm nhiều quy định khác với quy định của cấp trên Rút ngắn thời gian, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản từ Trung ương đến địa phương để các quy định của nhà nước đi vào cuộc sống kinh doanh là điều hết sức cần thiết

Việc điều chỉnh phải theo tiến độ phù hợp, bám sát chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cân đối theo từng lĩnh vực và vùng lãnh thổ Việc điều chỉnh và ban hành mới các cơ chế, chính sách nên có sự tham khảo, học hỏi của nước ngoài nhưng có cải tiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam

*Thứ hai, Nhà nước cần có các biện pháp nhằm xây dựng và quy hoạch tổng thể về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may

Nhằm nhanh chóng khắc phục tình hình giảm sút đầu tư ào ngành dệt may trong thời gian qua, bên cạnh việc hoàn thiện và tăng tính hấp dẫn của các văn bản thì việc sớm công bố quy hoạch trở nên cấp bách Quy hoạch này cố gắng đảm bảo độ chuẩn xác cao với tình hình mất cân đối trong thu hút đầu tư về ngành dệt may giữa cac vùng, mất cân đối giữa các hình thức đầu tư

Trong thực tế, thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chiến lược phát triển ngành dệt may và vùng lãnh thổ là mong muốn của không chỉ ngành dệt may mà của cả nền kinh tế Tuy nhiên, thực hiện lại rất khó Khi mà đa phần các nhà đầu tư đều đặt mục tiêu lợi nhuận , doanh thu , lợi thế cạnh tranh, thị phần,… lên hàng đầu Vì vậy, khi lập dự án họ đều có sự lựa chọn rất cẩn thận về môi trường đầu tư, lĩnh vực đầu tư… Do đó, nhà nước cần có chính sách ưu đãi tương xứng hơn với mức độ chênh lệch về các điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng…Đồng thời cần phải tìm cách huy động nguồn ODA cùng với vốn ngân sách nhằm chủ động đầu tư vào những vùng, cơ sở hạ tầng, nơi mà có ít hoặc không có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng có khả năng phát triển ngành dệt may.

*Thứ ba, việc phát triển khu công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may

Số lượng các KCN, KCX đã được nhà nước phê duyệt trong thời gian qua là 68 Đây là con số lớn , tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trước hết ta phải tập trung hơn cho việc hoàn thành xây dựng cơ bản của các KCN đã được phê duyệt, hình thành một cách cân đối các KCN với quy mô khác nhau.

*Thứ tư, phát triển vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm đủ chất lượng cho ngành dệt may

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:27

w