1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược thị trường gạch ceramic của công ty tnhh vĩnh phúc

100 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 203,81 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY CUNG ỨNG GẠCH CERAMIC Ở VIỆT NAM (3)
    • 1.1. Tổng quan về hoạt động cung và cầu sản phẩm gạch Ceramic ở Việt Nam (3)
      • 1.1.1 Đặc điểm cung (3)
        • 1.1.1.1. Cơ sở lý luận (3)
        • 1.1.1.2. Thực tiễn về cung sản phẩm gạch Ceramic ở Việt Nam (6)
      • 1.1.2. Đặc điểm về cầu (21)
        • 1.1.2.1. Khách hàng cá nhân (Hộ gia đình) (21)
        • 1.1.2.2. Khách hàng tổ chức (23)
      • 1.1.3. Sự cần bằng cung cầu của sản phẩm gạch Ceramic ở Việt Nam. .26 1.2. Vấn đề trọng tâm trong chiến lược thị trường của các doanh nghiệp sản xuất gạch Ceramic ở Việt Nam (26)
      • 1.2.1. Thực trạng chiến lược thị trường của các doanh nghiệp sản xuất gạch Ceramic ở Việt Nam (28)
        • 1.2.1.1. Cơ sở lý luận (28)
        • 1.2.1.2. Thực trạng chiến lược thị trường của các công ty cung ứng gạch Ceramic ở Việt Nam (32)
        • 1.2.1.3. Đánh giá thực trạng áp dụng chiến lược thị trường của các công ty sản xuất gạch Ceramic ở Việt Nam (36)
      • 1.2.2. Xu hướng phát triển thị trường gạch Ceramic Việt Nam (40)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH VĨNH PHÚC (43)
      • 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Vĩnh Phúc (43)
        • 2.1.1. Giới thiệu chung (43)
        • 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty (43)
        • 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Vĩnh Phúc (44)
        • 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty (45)
        • 2.1.5. Hệ thống phân phối của công ty (46)
      • 2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vĩnh Phúc (47)
        • 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ (47)
          • 2.2.1.1. Tình hình sản xuất của chủng loại gạch lát nền (48)
          • 2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ của chủng loai gạch lát nền (51)
        • 2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (54)
        • 2.2.3. Năng lực phát triển của công ty (57)
          • 2.2.3.1 Nguồn lực bên trong công ty (57)
          • 2.2.3.2. Môi trường vĩ mô (62)
      • 2.3. Chiến lược thị trường của công ty (64)
        • 2.3.1. Thực trạng chiến lược thị trường của công ty (64)
          • 2.3.1.1. Các chiến lược thị trường công ty đã áp dụng (64)
          • 2.3.1.2. Đánh giá hiệu quả của các chiến lược (68)
    • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH VĨNH PHÚC (70)
      • 3.1. Luận cứ đề xuất chiến lược (70)
        • 3.1.1. Cơ hội và thách thức cho công ty trong thời gian tới (70)
        • 3.1.2. Mục tiêu kinh doanh của công ty (71)
        • 3.1.3. Điểm mạnh - điểm yếu của doanh nghiệp (72)
        • 3.1.4. Những vấn đề về chiến lược thị trường đặt ra đối với công ty (73)
        • 3.2.1. Chiến lược dài hạn (74)
          • 3.2.1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường (74)
          • 3.2.1.2. Xác định thị trường mục tiêu (75)
          • 3.2.1.3. Lựa chọn các chiến lược thị trường (78)
          • 3.2.1.4. Định vị (79)
        • 3.2.2. Chiến lược Marketing – Mix (81)
          • 3.2.2.1. Sản phẩm (81)
          • 3.2.2.2. Giá cả (82)
          • 3.2.2.3. Phân phối (83)
          • 3.2.2.4. Xúc tiến hỗn hợp (84)
      • 3.3. Điều kiện thực hiện chiến lược (86)
        • 3.3.1. Marketing nội bộ (86)
          • 3.3.1.1. Với ban lãnh đạo công ty (86)
          • 3.3.1.2. Với các phòng ban trong công ty (87)
        • 3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan chức năng (88)
          • 3.3.2.1. Đối với tập đoàn Prime Group (88)
          • 3.3.2.2. Đối với nhà nước (89)
  • KẾT LUẬN (90)
    • 2. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tình hình sản xuất chủng loại gạch lát nền 300×300×8mm (0)
    • 3. BẢNG Bảng 1.1: Các thành phần chính cấu thành nên sản phẩm gạch Ceramic (0)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY CUNG ỨNG GẠCH CERAMIC Ở VIỆT NAM

Tổng quan về hoạt động cung và cầu sản phẩm gạch Ceramic ở Việt Nam

Ngành được định nghĩa là một nhóm những công ty chào bán một sản phẩm hay một lớp sản phẩm có thể hoàn toàn thay thế nhau được, như ngành công nghiệp ô tô, ngành dầu mỏ, ngành dược phẩm Các nhà kinh tế định nghĩa những sản phẩm hoàn toàn thay thế nhau là những sản phấm có nhu cầu co dãn nhau lớn Hai sản phẩm hoàn toàn thay thế nhau được là nếu giá của một sản phẩm tăng lên và làm cho nhu cầu đối với sản phẩm khác cũng tăng lên Nếu giá xe ô tô Nhật tăng lên thì người ta sẽ chuyển sang xe Mỹ, hai loại xe này hoàn toàn thay thế nhau.

Các nhà kinh tế còn đưa ra một khung chuẩn để tìm hiểu các động thái của ngành Về cơ bản, việc phân tích bắt đầu từ việc tìm hiểu những điều kiện cơ bản tạo nên cơ sở cho cầu và cung Những điều kiện này lại ảnh hưởng đến cơ cấu ngành Cơ cấu ngành đến lượt nó lại ảnh hưởng đến sự chỉ đạo ngành trong những lĩnh vực như phát triển sản phẩm, định giá và chiến lược quảng cáo Sau đó chỉ đạo của ngành sẽ quyết định kết quả của ngành,như hiệu suất của ngành, tiến bộ về công nghệ, khả năng sinh lời và đảm bảo việc làm Ở đây ta sẽ tập trung vào những yếu tố chính quyết định cơ cấu ngành.

 Những yếu tố chính quyết định cơ cấu ngành.

Số người bán và mức độ khác biệt Điểm xuất phát để mô tả một ngành là xác định xem có một, một vài hay nhiều người bán và sản phẩm đồng nhất hay rất khác biệt Những đặc điểm này là vô cùng quan trọng và sinh ra năm kiểu cơ cấu ngành Cơ cấu cạnh tranh của một ngành có thể thay đổi theo thời gian.

Hãy xét trường hợp Sony tung ra một sản phẩm mới là Walkman Lúc đầu Sony là người độc quyền, nhưng ít lâu sau, nhiều công ty khác nhảy vào và tung ra bán những mẫu mã khác nhau của sản phẩm đó, dẫn đến một cơ cạnh tranh độc quyền Khi mức tăng trưởng của nhu cầu chậm lại thì nảy sinh hiện tượng "rơi rụng bớt" và cơ cấu ngành chuyển thành nhóm độc quyền có phân biệt Cuối cùng người mua nhận thấy hàng hoá rất giống nhau về giá và chỉ khác nhau về một số đặc điểm Khi đó ngành đang tiến dần đến cơ cấu nhóm độc quyền thuần khiết.

Những rào cản nhập và cơ động

Trong trường hợp lý tưởng, thì các công ty phải được tự do tham gia vào những ngành tỏ ra là có lợi nhuận hấp dẫn Sự tham gia của họ dẫn đến làm tăng sức cung và rút cuộc sẽ làm giảm lợi nhuận xuống mức tỷ lệ suất lợi nhuận bình thường Việc gia nhập ngành dễ dàng đã ngăn cản các công ty hiện tại không để cho họ bòn rút siêu lợi nhuận lâu dài Tuy nhiên các ngành khác nhau có mức độ dễ dàng nhập ngành khác nhau Có thể dễ dàng mở một nhà hàng mới, nhưng khó mà có thể gia nhập ngành ô tô Rào cản nhập chủ yếu là yêu cầu vốn lớn, mức độ tiết kiệm nhờ quy mô, yêu cầu về bằng sáng chế, và giấy phép sản xuất, thiếu địa điểm, nguyên liệu hay người phân phối, yêu cầu về danh tiếng Một số rào cản là vốn có đối với những ngành nhất định, còn một số rào cản khác thì do những biện pháp riêng lẻ hay kết hợp của các công ty hiện có dựng lên Ngay cả sau khi công ty đã gia nhập ngành, nó vẫn có thể vấp phải những rào cản cơ động khi công ty cố gắng xâm nhập những khúc thị trường hấp dẫn hơn.

Những rào cản xuất và thu hẹp

Trong trường hợp lý tưởng, các công ty phải được tự do rời bỏ những ngành có lợi nhuận không còn hấp dẫn nữa, thế nhưng họ thường vấp phải rào cản xuất Trong số rào cản xuất có nghĩa vụ pháp lý hay đạo đức đối với khách hàng, chủ nợ và công nhân viên; những hạn chế của Nhà nước; giá trị thu hồi tài sản thấp do quá chuyên dụng hay lỗi thời; không có các cơ hội khác; mức độ nhất thể hoá dọc cao; rào cản tinh thần Nhiều công ty kiên trì bám trụ ngành khi mà họ còn có thể trang trải được những chi phí biến đổi cảu mình và một phần hay toàn bộ chi phí cố định Tuy nhiên, sự tiếp tục có mặt của họ làm giảm bớt lợi nhuận của tất cả mọi công ty Những công ty muốn ở lại ngành phải hạ thấp rào cản xuất cho các công ty khác Họ có thể mua lại tài sản của các đối thủ cạnh tranh, đáp ứng những nghĩa vụ đối với khách hàng Cho dù một số công ty không rời khỏi ngành, có thể họ sẽ buộc phải thu nhỏ quy mô của mình lại Ở đây cũng có những rào cản thu hẹp mà những đối thủ cạnh tranh năng động hơn có thể cố gắng dựng lên.

Mỗi ngành đều có những khoản chi phí nhất định có tác dụng nhiều đến cách chỉ đạo của nó Ví dụ, ngành luyện thép có chi phí rất lớn về sản xuất và nguyên liệu, trong khi đó ngành sản xuất đồ chơi thì chi phí phân phối và Marketing là rất lớn Các công ty sẽ chú ý nhiều đến những chi phí lớn nhất của mình và sẽ đề ra chiến lược nhằm giảm bớt những chi phí đó.

Trong một số ngành, các công ty có thể thấy là nên nhất thể hoá ngược hay thuận Một ví dụ điển hình là ngành công nghiệp dầu mỏ, ở đó những nhà sản xuất chủ yếu tiến hành đều tiến hành thăm dò, khoan, lọc dầu và sản xuất hoá chất như một phần hoạt động của mình Nhất thể hoá dọc thường có tác dụng hạ giá thành và cũng tăng khả năng kiểm soát dòng giá trị gia tăng. Ngoài ra, những công ty này còn có thể thao túng giá cả và ch phí của mình trên các khúc thị trường khác nhau của ngành mình để kiếm lời ở những nơi có mức thuế thấp nhất Những công ty nào không có khả năng nhất thể hoá dọc sẽ phải hoạt động ở thế bất lợi.

Có những ngành hoàn toàn mang tính chất địa phương và có những ngành mang tính toàn cầu Những công ty thuộc những ngành toàn cầu cần phải cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, nếu như họ muốn đạt được việc tiết kiệm nhờ quy mô và bắt kịp với những công nghệ tiên tiến nhất

1.1.1.2 Thực tiễn về cung sản phẩm gạch Ceramic ở Việt Nam

 Đặc điểm về sản phẩm gạch Ceramic.

Gạch Ceramic là tên gọi của sản phẩm gạch men ốp lát Là sản phẩm thuộc nhóm hàng hoá lâu bền được dùng trong các công trình xây dựng để lát sàn hay ốp tường, vì vậy mà có sự tiêu chuẩn hoá rất cao về kỹ thuật.

Theo tiêu chuẩn EN của châu Âu, tiêu chuẩn ISO của Mỹ và tiêu chuẩn của Việt Nam thì thành phần cấu thành nên sản phẩm gạch Ceramic bao gồm 8 nguyên liệu chính và tỷ lệ tương ứng của từng nguyên liệu đó là:

Bảng 1.1: Các thành phần chính cấu thành nên sản phẩm gạch Ceramic

Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Công ty TNHH Vĩnh Phúc

Ngoài thành phần cấu thành nên sản phẩm còn có những tiêu chuẩn khác.

Bảng 1.2: Các tiêu chuẩn kỹ thuật của gạch Ceramic

STT Chỉ tiêu Tiêu chuẩn

2 Độ bền uốn ≥ 22 N/mm 2 ≥ 23 N/mm 2 20 N/mm 2

3 Độ bền nhiệt ≥ 175 ºC ≥ 180 ºC ≥ 170 ºC

4 Độ chịu nén 200 Kg/Cm 2 200 Kg/Cm 2 190 Kg/Cm 2

5 Độ cong vênh cho phép:

+ Loại I + Loại II + Loại III ± 0.25% ± 0.5% ± 0.75% ± 0.25% ± 0.5% ± 0.75% ± 0.3% ± 0.6% ± 0.8%

Tỷ lệ bình quân các loại sản phẩm:

Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Công ty TNHH Vĩnh Phúc

Sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn là rất nhỏ khiến cho sản phẩm gạch Ceramic có sự tiêu chuẩn hoá rất cao về kỹ thuật

Về kích thước, hiện nay sản phẩm gạch Ceramic có các kích thước phổ biến đó là:

Gạch lát nền: Bao gồm các kích thước:

Gạch ốp viền, ốp chân tường: Bao gồm các kích thước

130 × 400 × 9 mm Gạch ốp tường: Bao gồm các kích thước

250 × 330 × 9mm Ở Việt Nam, các nhà cung ứng gạch Ceramic vẫn chủ yếu sản xuất các loại gạch có kích thước nhỏ và trung bình Các kích thước lớn như: 1.2 × 1.2 × 0.02 m; 1.5 × 1.5 × 0.025 m còn rất ít doanh nghiệp sản xuất.

Vì gạch Ceramic có tính tiêu chuẩn hoá rất cao nên các nhà sản xuất gạch Ceramic khó có thể tạo điểm khác biệt về tính chất của sản phẩm mà họ chỉ có thể tạo được điểm khác biệt về chất lượng, mẫu mã sản phẩm hay giá cả, dịch vụ Nhận biết được đặc điểm này của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để định vị, tạo điểm khác biệt cho mình.

 Số lượng người cung ứng

Bảng 1.3 : Danh sách các công ty sản xuất gạch Ceramic chủ yếu ở

T Tên doanh nghiệp Năng lực sản xuất

1 Công ty gạch Đồng Tâm 18 Long An

2 Công ty gạch Mỹ An 3 Bình Dương

3 Công ty Taicera 4 Đồng Nai

4 Công ty Shijar 2 Bình Dương

5 Công ty Long Tai 3 Bình Dương

6 Công ty Chang Yil 3 Bình Dương

7 Công ty TNHH Vĩnh Phúc 10 Vĩnh Phúc

8 Công ty TNHH Hoàn Mỹ 7 Vĩnh Phúc

9 Công ty TNHH Hoa Cương 10 Vĩnh Phúc

10 Công ty gạch men Thanh Thanh 3 TP Hồ Chí Minh

11 Công ty gạch men Cosevco 4 Đằ Nẵng

12 Công ty gạch bông và đá ốp lát I 3 Bình Dương

13 Công ty liên doanh American 4 TP Hồ Chí Minh

14 Công ty gạch ốp lát Hà Nội 8 Hà Nội

15 Công ty bê tông và vật liệu xây dựng CMC 3 Phú Thọ

16 Công ty gạch men Phú Bài 2 Huế

Nguồn: Hiệp hội gốm sứ Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 50 công ty đang sản xuất gạch Ceramic được phân bố rộng khắp cả nước Trên đây là danh sách các công ty sản xuất gạch Ceramic chủ yếu ở Việt Nam, ngoài ra còn rất nhiều các công ty sản xuất nhỏ ở các tỉnh thành khác với năng lực sản xuất chỉ hơn 1 triệu m 2 /năm.

Bảng1.4: Các công ty sản xuất gạch Ceramic ở Miền Bắc

STT Tên công ty Năng lực sản xuất

1 Công ty TNHH Vĩnh Phúc 10 Vĩnh Phúc

2 Công ty TNHH Hoàn Mỹ 7 Vĩnh Phúc

3 Công ty TNHH Hoa Cương 10 Vĩnh Phúc

4 Công ty gạch ốp lát Hà Nội 8 Hà Nội

5 Công ty bê tông và vật liệu xây dựng CMC 3 Phú Thọ

6 Công ty gốm sứ Hợp Thịnh 2 Vĩnh Phúc

Nguồn: Hiệp hội gốm sứ Việt Nam

Bảng 1.5: Các công ty sản xuất gạch Ceramic ở Miền Trung

STT Tên công ty Năng lực sản xuất

Nguồn: Hiệp hội gốm sứ Việt Nam

Bảng 1.6: Các công ty sản xuất gạch Ceramic ở Miền Nam

STT Tên doanh nghiệp Năng lực sản xuất

1 Công ty gạch Đồng Tâm 18 Long An

2 Công ty gạch Mỹ An 3 Bình Dương

3 Công ty Long Tai 3 Bình Dương

4 Công ty Chang Yil 3 Bình Dương

5 Công ty gạch men Thanh

Thanh 3 TP Hồ Chí Minh

6 Công ty gạch bông và đá ốp lát I 3 Bình Dương

American 4 TP Hồ Chí Minh

Nguồn: Hiệp hội gốm sứ Việt Nam

Trên đây là một số công ty sản xuất gạch Ceramic tiêu biểu ở cả ba miền Ta thấy, các công ty sản xuất gạch Ceramic có công suất tương đối lớn ở Việt Nam hầu hết tập trung ở miền Bắc và miền Nam còn ở miền Trung thì có ít các công ty lớn sản xuất sản gạch Ceramic Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhà máy sản xuất với công suất nhỏ phân bố nhỏ lẻ ở các tỉnh thành khác

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH VĨNH PHÚC

THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH VĨNH PHÚC

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Vĩnh Phúc

Tên công ty : Công ty TNHH Vĩnh Phúc Địa chỉ : Hương canh – Bình xuyên – Vĩnh Phúc Điện thoại : 0211.866.819

Website : www.primegroup.com.vn

Tổng vốn pháp định: 10 Tỷ đồng

Giấy phép kinh doanh: Do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 14/06/1999

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Vĩnh Phúc được thành lập ngày 14/6/1999 với tên thương hiệu là VPG - là thành viên được thành lập đầu tiên của tập đoàn Vĩnh Phúc trước đây và đến nay là tập đoàn Prime Group.

Ngay từ khi mới thành lập mặc dù có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng công ty TNHH Vĩnh Phúc cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng Do nắm bắt được nhu cầu về thị trường bất động sản trong nước và nhu cầu của khu vực sẽ tăng lên để đáp ứng kịp với sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai cũng như hiểu rõ lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc - vùng đất đầy tiềm năng, thuận lợi giao thông thuỷ bộ, công ty TNHH Vĩnh Phúc đã xây dựng nhà máy sản xuất gạch men ốp tường (năm 1999) với công suất 2 triệu m2/ năm Từ những bước đi ban đầu đầy gian nan, thử thách – với hơn 100 công nhân viên vừa sản xuất, vừa nghiên cứu thị trường và tiếp cận đối tác, đến nay công ty đã phát triển và mở rộng quy mô với lượng công nhân viên trong công ty lên tới 400 người, đóng góp to lớn vào sự phát triển của tập đoàn Prime Group.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Vĩnh Phúc

 Lĩnh vực kinh doanh của công ty:

Sản xuất kinh doanh gạch ốp lát ceramic

 Chức năng của công ty:

Thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch Ceramic từ đầu vào: nhiên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ kiện sản xuất gạch ốp lát; sản xuất; tiêu thụ sản phẩm; nhập khẩu nguyên liệu; liên doanh, liên kết với các tổ kinh tế trong và ngoài nước.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý công nhân kỹ thuật.

Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và các nghĩa vụ khác.

 Nhiệm vụ của công ty:

Nhận, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn vốn của các thành viên tham gia góp vốn Giao nhận và sử dụng hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh và đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước Có nghĩa vụ thực hiện đúng

P Kinh doanh P Kỹ thuật P Kế toán

Xưởng Chế biến nguyên liệu

Xưởng phân loại, đóng gói

Xưởng chế biến nguyên liệu men chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác nhà nước quy định Chịu trách nhiệm xác thực các hoạt động tài chính, kinh doanh của công ty.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Vĩnh Phúc

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – công ty TNHH Vĩnh Phúc Để phù hợp với công nghệ sản xuất sản phẩm và phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên trong công ty nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Công ty đã lựa chọn cơ cấu tổ chức theo trực tuyến chức năng Đây là kiểu cơ cấu tổ chức phổ biến nhất hiện nay.

Marketing Nhà phân phối Đại lý Cửa hàng bán buôn

2.1.5 Hệ thống phân phối của công ty

Sơ đồ 2.2: Hệ thống phân phối của công ty

Ghi chú: đường - (thông tin thị trường) đường ( quan hệ trực tuyến)

Sản phẩm của công ty được phân phối theo hệ thống kênh VMS hợp đồng đặc quyền kinh tiêu Theo đó dòng chảy vật chất (sản phẩm) sẽ được thực hiện theo sơ đồ sau:

Nhà sản xuất Đại lý

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ dòng chảy vật chất

Sản phẩm của công ty được phân phối theo các hình thức sau:

Thứ nhất: Sản phẩm được phân phối lần lượt từ nhà sản xuất, đến nhà phân phối, đến các đại lý, rồi đến người tiêu dùng cuối cùng.

Thứ hai: Sản phẩm được phân phối lần lượt từ nhà sản xuất, đến nhà phân phối, đến các đại lý, đến các nhà bán lẻ, và đến người tiêu dùng cuối cùng.

Thứ ba: Sản phẩm phân phối lần lượt từ nhà sản xuất, đến nhà phân phối, đến nhà bán lẻ và đến người tiêu dùng cuối cùng.

Thứ tư: Sản phẩm được phân phối lần lượt từ nhà sản xuất, đến nhà phân phối, đến nhà bán buôn đến nhà bán lẻ và đến người tiêu dùng cuối cùng.

Thứ năm: Sản phẩm được phân phối từ nhà sản xuất, đến nhà phân phối, đến nhà bán buôn và đến người tiêu dùng.

2.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vĩnh Phúc

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ:

Hiện tại công ty đang sản xuất hai chủng loại sản phẩm là gạch men lát nền và gạch men ốp tường với các kích thước khác nhau Nhưng sản phẩm chủ đạo của công ty là gạch lát nền Nên trong phần này, em sẽ phân tích về tình hình sản xuất và tiêu thụ của chủng loại gạch lát nền của công ty.

Bảng 2 1: Danh mục sản phẩm của công ty

STT Chủng loại Kích thước

Nguồn: Phòng kỹ thuật – Công ty TNHH Vĩnh Phúc

2.2.1.1 Tình hình sản xuất của chủng loại gạch lát nền.

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất của chủng loại gạch lát nền của công ty Đơn vị: Triệu m 2

Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Vĩnh Phúc

 Đối với gạch lát nền có kích thước 300×300×8mm.

Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất chủng loại gạch lát nền 300×300×8mm

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tình hình sản xuất gạch lát nền kích thước 300×300×8mm của công ty trong ba năm liên tiếp 2004, 2005, 2006 đều vượt kế hoạch Cụ thể:

- Năm 2004, thực tế sản xuất của công ty đạt 105,1% so với kế hoạch tăng 5.1% so với kế hoạch tương ứng với 0,162 triệu m 2

- Năm 2005, thực tế sản xuất của công ty đạt 104,2% so với kế hoạch tăng 4,2% tương ứng với 0,142 triệu m 2

- Năm 2006, thực tế sản xuất của công ty đạt 103,4% so với kế hoạch tăng 0,128 triệu m 2

So với năm 2004, các năm 2005 và 2006 tuy số lượng sản phẩm này sản xuất ra có tăng và vẫn vượt mức kế hoạch nhưng tỷ lệ gia tăng lại thấp hơn Điều này cho thấy tốc độ sản xuất của công ty trong năm 2006 đã giảm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2006, do ảnh hưởng của hiện tượng nhà đất đóng băng, nhu cầu xây dựng ở Việt Nam giảm mạnh nên tốc độ tiêu thụ của công ty cũng bị sụt giảm khiến cho tốc độ sản xuất của

T h ự c h i ệ n công ty có giảm hơn trong quý 4 của năm 2006 để hạn chế sản phẩm tồn kho.

 Đối với sản phẩm gạch lát nền kích thước 400×400×9mm:

Biểu đồ 2.2 : Tình hình sản xuất chủng loại gạch lát nền 400×400×9mm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tình hình sản xuất gạch lát nền kích thước 400×400×9mm của công ty trong ba năm qua cũng đều vượt mức kế hoạch đề ra.

- Năm 2004, công ty đã sản xuất 1,037 triệu m 2 , trong khi kế hoạch của công ty là 1,000 triệu m 2 Như vậy đã vượt kế hoạch là 0,037 triệu m 2 , tương đương với 3,7%.

- Năm 2005, công ty đã sản xuất 1,225 triệu m 2 , trong khi kế hoạch của công ty là 1,200 triệu m 2 Như vậy đã vượt kế hoạch là 0,025 triệu m 2 , tương đương với 2,5%.

- Năm 2006, công ty đã sản xuất 1,400 triệu m 2 , hoàn thành kế hoạch của công ty đề ra là 1,400 triệu m 2

Như vậy, so với năm 2004, tỷ lệ hoàn thành và vượt mức kế hoạch của sản phẩm này có xu hướng giảm mạnh hơn sản phẩm gạch lát có kích thước 300×300×9mm Đặc biệt là năm 2006, số lượng sản phẩm sản xuất chỉ đạt được kế hoạch đề ra Nguyên nhân của hiện tượng này cũng vì sự tác động của thị trường nhà đất đóng băng nên nhu cầu về xây dựng ở Việt Nam trong năm 2006 giảm mạnh, khiến cho tốc độ sản xuất của công ty phải điều chỉnh để hạn chế sản lượng tồn kho Mặt khác nhu cầu của khách về gạch Ceramic có sự thay đổi, gạch lát có kích thước nhỏ được ưa chuộng hơn dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gạch lát 400×400×9mm của công ty giảm mạnh hơn so với sản phẩm gạch lát kích thước 300×300×9mm.

2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ của chủng loai gạch lát nền.

Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ của sản phẩm gạch lát nền của công ty Đơn vị: Triệu m 2

Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Vĩnh Phúc

 Đối với sản phẩm gạch lát nền kích thước 300×300×9mm.

Biểu đồ2.3 : Tình hình tiêu thụ của chủng loại gạch lát nền

Qua biểu đồ tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch lát nền kích thước 300×300×9mm của công ty trong ba năm qua, ta thấy hầu hết các sản phẩm này đều hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của năm Cụ thể:

Năm 2004, công ty đã tiêu thụ được 3,292 vượt so với kế hoạch của năm là 0,092 triệu m 2 , tương đương với 2,88%.

Năm 2005, công ty đã tiêu thụ được 3,635 triệu m 2 , vượt so với kế hoạch của năm là 0,135 triệu m 2 tương đương với 3,86%.

Năm 2006, công ty đã tiêu thụ được 3,928 triệu m 2 , vượt so với kế hoạch của năm là 0,128 triệu m 2 , tương đương với 3,37%.

 Đối với sản phẩm gạch lát 400×400×8mm.

Biểu đồ 2.4: Tình hình tiêu thụ của chủng loại gạch lát nền

ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH VĨNH PHÚC

3.1 Luận cứ đề xuất chiến lược

3.1.1 Cơ hội và thách thức cho công ty trong thời gian tới

Là một công ty tư nhân đang sản xuất và kinh doanh trong ngành gạch Ceramic thì những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất gạch Ceramic ở Việt Nam cũng chính là cơ hội của công ty.

Những cơ hội cho công ty khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới (WTO) đó là:

Thứ nhất, thị trường được mở rộng, cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với 150 thành viên của WTO chiếm 85% thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu.

Thứ hai, cơ hội tiếp cận một cách bình đẳng với công nghệ, nguồn tín dụng và nhân lực từ bên ngoài.

Thứ ba, môi trường kinh doanh được cải thiện.

Thứ tư, cơ hội tiếp thu kinh nghiệm, trình độ quản lý tiên tiến của nước ngoài.

Thứ năm, môi trường kinh doanh được bình đẳng hơn.

Bên cạnh những cơ hội được đem lại khi Việt Nam gia nhập WTO thì công ty cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn trong thời gian tới.

Thứ nhất là tình trạng khủng hoảng thừa trên thị trường gạch Ceramic Việt Nam vẫn đang diễn ra.

Thứ nhất, việc mở của thị trường với thuế suất thấp sẽ tạo ra nguy bị xâm chiếm thị trường nội địa từ các doanh nghiệp nước ngoài Đây là thách thức lớn nhất đối với công ty trong thời gian tới vì khi các tập đoàn sản xuất gạch Ceramic lớn nhảy vào Việt Nam với công nghệ hiện đại cùng với kinh nghiệm, trình độ quản lý…rất chuyên nghiệp thì nguy cơ bị giành giật thị trường là rất lớn. Đây là căn cứ hết sức quan trọng để công ty để công ty có thể lựa chọn chiến lược phát triển thị trường cho phù hợp với sự biến đổi của môi trường kinh doanh.

3.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty

Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh chung của tập đoàn Prime Group trong thời gian tới là phát triển thành tập đoàn kinh tế đa ngành lớn mạnh không chỉ ở trong nước mà trên toàn thế giới Để đạt được điều đó, tập đoàn tiến hành đạt ra mục tiêu kinh doanh cho các công ty thành viên trong thời gian tới Cụ thể với công ty TNHH Vĩnh Phúc:

- Hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong các năm

- Thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí tối đa để hạ giá thành sản phẩm thực hiện chiến lược cạnh tranh về giá để ti tiêu dẫn đầu về thị phần.

- Thực hiện hiệu quả chiến lược xâm nhập thị trường quốc tế sang thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Malaisia,…

- Thực hiện mục tiêu xuất khẩu 30% tổng sản lượng hàng năm.

- Tăng doanh thu hàng năm lên 500 tỷ trong năm 2007.

- Cải tiến thiết bị máy móc để sản xuất những sản phẩm mới đáp ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, công ty cần thực hiện các mục tiêu khác như: nâng mức lương trung bình cho cán bộ quản lý lên 3 Triệu đồng/Tháng và mức lương trung bình của công nhân lên 1.500.000 đồng/Tháng Xây dưng môi trường làm việc trong lành tạo động lực để công nhân viên trong công ty làm việc hăng say hơn nữa. Đây có thể coi là căn cứ cơ bản nhất để có thể tìm ra những giải pháp hữu hiệu, bởi mọi hoạt động kinh doanh nói chung đều phải xuất phát từ mục tiêu của nó.

3.1.3 Điểm mạnh - điểm yếu của doanh nghiệp

Công ty có hệ thống giây truyền, máy móc thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh trên thế giới như: Italia, Tây Ban Nha…nên sản phẩm của công ty sản xuất ra có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm của công ty đa phần là các công ty trong nước, lại là thành viên trong cùng tập đoàn Prime Group nên giá của các nguyên liệu đầu vào rẻ, giá thành sản phẩm thấp, giúp cho sản phẩm của công ty có chất lượng cao mà giá thành lại thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh Điều này đã giúp cho công ty phát triển thị trường của mình một cách nhanh chóng.

Công ty có tiềm lực tài chính lớn, là thành viên đầu tiên của tập đoàn Prime Group nên có nhiều sự ưu tiên phát triển Hơn nữa, tập đoàn Prime Group là tập đoàn mạnh có uy tín trong ngành sản xuất gạch Ceramic nên công ty cũng được hưởng nhiều lợi ích vô hình từ tập đoàn.

Một điểm mạnh nữa của công ty đó là về nguồn lực con người Công ty có hơn 400 công nhân viên, họ hầu hết là những người có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, làm chủ các thiết bị máy móc hiện đại với tinh thần làm việc hăng say, có trách nhiệm cao.

Bên cạnh những điểm mạnh có được ở trên thì công ty cũng có một số điểm yếu như sau:

Thứ nhất, mặc dù sản phẩm của công ty có chất lượng cao, nhiều mẫu mã, màu sắc tuy nhiên sự đa dạng về kích thước sản phẩm còn thiếu nên không đáp ứng được sự đa dạng về nhu cầu của thị trường.

Thứ hai, hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu không được thực hiện một cách đồng bộ, liên tục…vì còn phải phụ thuộc nhiều vào tập đoàn Prime Group Quỹ đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu còn khá ít, chưa tương xứng với nhu cầu thực tế.

Thứ ba, các nguyên liệu men, màu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tính chủ động không cao, nhiều khi sự chậm chễ trong việc nhập khẩu các nguyên liệu này đã gây cản trở trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, không có sản phẩm để cung cấp cho khách hàng.

Nghiên cứu, tìm hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của công ty để có thể đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu Đây cũng là một căn cứ rất quan trọng.

3.1.4 Những vấn đề về chiến lược thị trường đặt ra đối với công ty TNHH Vĩnh Phúc

Vấn đề lớn đang đặt ra đối với công ty trong giai đoạn này chính là làm sao để duy trì, bảo vệ thị phần cũng như phát triển thị trường trong bối cảnh ngành sản xuất gạch Ceramic đang rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa nghiêm trọng

Ngày đăng: 24/07/2023, 07:55

w