Vốn của doanh nghiệp
Một nền kinh tế muốn phát triển bền vững phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đó Các doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng cung cấp, đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng, sinh hoạt của người dân Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả, doanh thu thu được phải lớn hơn chi phí bỏ ra, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước Một trong những vấn đề thường được các nhà kinh tế quan tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tình hình nguồn lực ngày càng khan hiếm đó là vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn Vốn là một điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của doanh nghiệp, có vốn thì mới có thể hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư được Chính vì vậy, nghiên cứu về vốn và hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Có rất nhiều quan niệm về vốn của các nhà kinh tế học từ rất sớm song vẫn chưa có được một khái niệm chung thống nhất về vốn và điều này dường như là không thể.
Với quan niệm vốn là tư bản, đầu tiên phải kể đến đó là nhà kinh tế học theo trường phái cổ điển Adam Smith sống ở thế kỉ XVIII Ông cho rằng tư bản là điều kiện vật chất cho sản xuất của mọi xã hội và tồn tại vĩnh viễn Mọi nghành sản xuất đều có tư bản cố định và tư bản lưu động nhưng ông đã nhầm lẫn trong việc xác định các yếu tố của tư bản cố định và tư bản lưu thông
Tiếp đến là quan niệm của Marx, trong tác phẩm ‘Tư bản’, bằng việc tập trung vào các yếu tố sản xuất, vốn đã được ông khái quát hoá thành phạm trù tư bản, là một đầu vào của quá trình sản xuất và được biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định Tiền với tư cách là tư bản vận động với công thức là T-H-T’ trong đó
T’=T+ (với là số tiền trội hẳn so với số tiền ứng ra ban đầu Marx gọi là giá trị thặng dư) Vì vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư Định nghĩa về vốn có một tầm khái quát lớn vì nó bao hàm đầy đủ bản chất và vai trò của vốn Bản chất của vốn là giá trị được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau còn vai trò của nó là tạo ra giá trị thặng dư thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên do hạn chế về trình độ kinh tế lúc bấy giờ, Marx chỉ bó hẹp vốn trong khu vực sản xuất vật chất cho rằng chỉ có kinh doanh sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Sau Marx các trường phái kinh tế học hiện đại đã kế thừa, phát huy những quan điểm của học thuyết Marx Lênin trong quá trình nghiên cứu về vốn Theo khái niệm trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg, vốn là phạm trù bao gồm: vốn hiện vật và vốn tài chính doanh nghiệp vốn hiện vật là dự trữ hàng hoá để sản xuất ra các hàng hoá khác Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp Ở đây, tác giả đã coi vốn là tiền và tài sản sau khi đã đưa vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.Thực chất vốn là biểu hiện của tất cả các tài sản sau khi được đưa vào sản xuất kinh doanh, sự kết hợp giữa chúng tạo ra sản phẩm thu lợi nhuận lại tiếp tục được đưa vào vốn để giúp hoạt động sản xuất được liên tục, cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh
Ngoài ra, còn một số quan điểm hiện đại khác về vốn như:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thức khác nhau được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh để sinh lời cho doanh nghiệp.
Vốn là khoản tích luỹ dưới dạng tiền tệ, là phần thu nhập có nhưng chưa được sử dụng Vốn được chia làm hai phần : vốn cố định và vốn tồn kho là các tư liệu sản xuất., vốn tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.
Tóm lại, có rất nhiều quan niệm về vốn song có một khái niệm mang tính bao quát nhất đó là:
Vốn là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực, bao gồm các tài sản vô hình và hữu hình cũng như mọi kiến thức tích luỹ, uy tín thương trường của doanh nghiệp, trình độ quản lý cũng như trình độ người lao động trong doanh nghiệp
Vốn là công cụ, là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Vốn chính là tiền được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh Có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến vốn thường được dùng trong lĩnh vực tài chính như: Vốn pháp định, vốn tự có, vốn điều lệ Để hiểu rõ hơn về vốn, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các đặc trưng của vốn.
Trong một nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh có các đặc trưng sau:
Thứ nhất, vốn kinh doanh phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực. Tài sản có thực bao gồm tài sản vô hình và tài sản hữu hình Các tài sản hữu hình như: đất đai, nhà cửa, máy móc Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, những tài sản vô hình như vị trị địa lý kinh doanh của doanh nghiệp , những bí quyết về công nghệ chế tạo sản phẩm mức độ uy tín của nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường , uy tín của người lãnh đạo doanh nghiệp , trình độ tay nghề của công nhân đều có một vai trò rất quan trọng trong việc tao ra khả năng sinh lời của một doanh nghiệp Vì vậy, những tài sản vô hình này khi được lượng hóa quy đổi về giá trị cũng sẽ biểu hiện vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh Phải có một lượng vốn đủ lớn mới có thể tiến hành được một dự án kinh doanh cho dù là nhỏ nhất Thông thường thì tự bản than doanh nghiệp không thể có đủ số vốn đó Vì vậy, ngoài vốn tiềm năng doanh nghiệp còn cần phải tìm phương thức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi khác như : vốn liên doanh , vốn vay ngân hàng phát hành trái phiếu , cổ phiếu …
Thứ ba , vốn phải được vận động nhằm múc đích sinh lời Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và thay đổi hình thái biểu hiện , từ hình thái ban đầu là tiền sau đó chuyển sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại chuyển về hình thái tiền tệ song lượng tiền cuối cùng phải lớn hơn lượng bỏ ra ban đầu vì như vậy mới đảm bảo được mục đích đưa vốn vào sản xuất kinh doanh là sinh lời Như vậy gọi la một vòng tuần hoàn của vốn Song, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục vì vậy vòng tuần hoàn này cũng diễn ra liên tục tạo thành sự chu chuyển của vốn Mỗi một ngành nghề kinh tế kỹ thuật khác nhau thì sự chu chuyển của vốn lại khác nhau
Thứ tư, vốn có giá trị về thời gian Bởi vì vốn dược biểu hiện bằng tiền mà tiền lại lại có giá trị theo thời gian , sức mua của đồng tiền ở các thời điểm khác nhau thì khác nhau , do chịu ảnh hưởng của các nhân tố như lạm phát, giá cả, khủng hoảng, … trong nền kinh tế thị trường Vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khi đề ra kế hoạch cho bất kỳ dự án nào cũng cần phải nắm được quy luật này, sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất không bị mất đi chi phi cơ hội sinh lời của đồng vốn trong trường hợp đồng vốn nhàn rỗi hoặc dùng vốn không đúng lúc, đúng chỗ
Thứ năm, vốn được coi là một hàng hóa đặc biệt Cũng như các hàng hóa khác, vốn cũng có giá trị và giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của vốn chính là khả năng sinh lời của vốn Chính vì vậy, thông qua thị trường tài chính, vốn được trao đổi, mua bán Những người cần vốn để đầu tư thì mua quyền sử dụng vốn của những người có vốn nhàn rỗi, hay thường gọi là đi vay vốn Việc vay vốn đòi hỏi người đi vay phải trả người cho vay một giá trị nhất định, đó là chi phí sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.2.1 Các quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn
“ Hiệu quả “ là một thuật ngữ kinh tế khá quen thuộc với mọi người đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay khi mà nguồn lực thì ngày càng khan hiếm, các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng và gay gắt thì hiệu quả luôn là vấn đề luôn khiến các nhà quản lý phải trăn trở suy nghĩ.
Trong sản xuất, người ta thường hay nhắc tơi hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu và tối thiểu hóa chi phí trong một khoảng thời gian nhất định.
Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nói lên sức sản xuất, sức sinh lời các yếu tố của doanh nghiệp Hiệu quả cao khi lợi nhuận đạt được nhiều hơn chi phí và ngược lại, hiệu quả thấp khi lợi nhuận đạt được ít hơn chi phí.
Những doanh nghiệp sản xuất lớn ngoài việc quan tâm chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà hiệu quả sử dụng vốn còn thể hiện ở việc làm đem lại lợi ích cho xã hội như thế nào? Được phản ánh bằng sự đóng góp trong việc thực hiện các nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ trong toàn xã hội, nâng cao văn minh, văn hóa trong tiêu dùng của nhân dân, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước qua việc đóng thuế, có các chương trình từ thiện, giảm giá cho người nghèo Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề luôn được các doanh nghiệp chú trọng nâng cao vì quản lý vốn là một hoạt động rất quan trọng nằm trong các hoạt động quản lý kinh doanh Để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, người ta thường so sánh tỷ lệ sinh lời trên đồng vốn đầu tư với chi phí huy động vốn trên thị trường Nếu tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư lớn hơn lãi suất huy động thì hoạt động sử dụng vốn được coi là có hiệu quả, số chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao Nếu lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn bỏ ra càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn.
Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời của các yếu tố của doanh nghiệp trong đó có tính đến lợi ích đóng góp cho xã hội
1.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp thông qua việc phân tích các chỉ tiêu dụa vào các số liệu của doanh nghiệp qua các năm, ta cần phải nắm được nguyên tắc, phương pháp phân tích Thông thường có hai phương pháp phổ biến sau:
Phương pháp so sánh : Đây là phương pháp phổ biến nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh Phương pháp này sử dụng các tỷ số để so sánh và từ đó rút ra được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn tiêu chuẩn so sánh thích hợp hoặc cũng có thể sử dụng kết hợp các tiêu chuẩn so sánh để phân tích Có thể so sánh giữa số kỳ trước và kỳ này để xét xu hướng phát triển của công ty, so sánh các mục tiêu dự kiến, kế hoạch, định mức, so sánh với số liệu của các công ty khác cùng ngành, số liệu của ngành, …để đưa ra được cái nhìn bao quát về tình hình của công ty, điểm mạnh điểm yếu so với công ty cạnh tranh và xem xét vị thế của công ty so với ngành
So sánh còn có rất nhiều hình thức khác nhau như: so sánh các số tuyệt đối với nhau cho biết sự biến động về khối lượng, quy mô; so sánh bằng số tương đối cho biết tốc độ phát triển, tỷ trọng… trong cơ cấu của tổng thể; so sánh số bình quân phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị hay một bộ phận, một tổng thể; so sánh theo chiều ngang xác định tương quan giữa các chỉ tiêu trong một chu kỳ của từng báo cáo tài chính; so sánh theo chiều dọc cho biết xu hướng biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo của nhiều thời kỳ. Để các chỉ tiêu khi so sánh phản ánh đúng vấn đề cần quan tâm thì khi so sánh cần tuân theo một số điểm cần chú ý như: các số liệu phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế, được tính theo cùng một đơn vị đo lường, các số liệu được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cung một quy mô không gian, các số liệu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một quy mô không gian và được tính toán theo cùng một phương pháp.
Phương pháp phân tích nhân tố :
Chúng ta tách một tỷ số tổng hợp thành tích số của các tỷ số nhỏ Từ đó phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp.
Có thể phân tích tỷ số tổng hợp trước sau đó mới phân tích tỷ số nhân tố sau gọi là phân tích thuận hoặc có thể phân tích ngược lại gọi là phân tích nhân tố nghịch.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
(1) Vòng quay tổng vốn = Doanh thu thuần
Tổng vốn bình quân trong một thời kỳ là bình quân số học của tổng vốn có ở đầu kỳ và cuối kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt.
(2) Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế tổng vốn ( ROA) Tổng vốn bình quân Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư Nó cho biết mỗi đơn vị vốn được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.Tỷ số này càng cao cho thấy số lợi nhuận sau thuế sinh ra trên một đồng vốn đầu tư lớn, công ty hoạt động có hiệu quả.
(3) Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Nó phản ánh một đồng vốn chủ sở hũu được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cũng có ý nghĩa tương tự như chỉ tiêu trên nhưng lại xét đối với vốn đầu tư của chủ sở hữu.
(4) Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế
Hệ số này cho biết một đồng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt.
Các chỉ tiêu trên là những chỉ tiêu đánh giá một cách tổng quan nhất về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Để đánh giá được nguyên nhân chủ yếu là từ vốn cố định hay vốn lưu động ta cần xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động.
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
(1) Hiệu suất sử = Doanh thu thuần dụng tài sản cố định Nguyên giá tài sản cố định bình quân
Khái quát về Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội.
- Tên giao dịch Quốc tế: HAICATEX (Ha Noi Industrial Canvas Textile Company)
- Trụ sở chính: 93 Lĩnh Nam – Mai động – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội – Việt Nam
- Website: http://www.Haicatex.com
E-mail: Haicatex@hn.vnn.vn
Công ty Dệt Công nghiệp Hà Nội , tên giao dịch Quốc tế Haicatex , đặt trụ sở tại 93 Lĩnh Nam – Mai Động – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội , là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty dệt may Việt Nam Được thành lập ngày 10- 4-1967 nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của nền kinh tế quốc dân nên nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất các loại vải dùng trong công nghiệp như vải bạt dân dụng, vải mành dùng để sản xuất các loại lốp xe ô tô, xe đạp Hiện nay công ty đã có thêm những mặt hàng mới đó là vải không dệt (sản phẩm vải địa kỹ thuật, dùng trong các công trình thủy lợi, bấc thấm, vải lót giầy thể thao, vải thảm…) được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại.
Quá trình phát triển của công ty:
Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền thân của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội
(1967 -1973) ra đời trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, là một trong những xí nghiệp thành viên của nhà máy liên hiệp dệtNam Định được lênh tháo dỡ thiết bị sơ tán lên Hà Nội mang tên là nhà máy dệt chăn, trụ sở chính tại Vĩnh Tuy – Thanh Trì – Hà Nội.
Từ năm 1970 -1972 nhà máy nhập dây truyện thiết bị của Trung Quốc để đưa vào sản xuất cung cấp các sản phẩm cho nhà máy cao su Sao Vàng…thay thế hàng nhập khẩu.
Tháng 10 -1973 đổi tên thành nhà máy dệt vải Công nghiệp Hà Nội.
Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng trưởng trong cơ chế tập trung bao cấp (1974 -
Từ quy mô nhỏ với số vốn 473.406.980 đồng , cán bộ công nhân chỉ có 77 người , nhà máy vừa đầu tư xây dựng cơ bản nhà xưởng , tuyển dụng lao động bổ xung vốn. Đến năm 1988 tổng vốn kinh doanh đạt trên 5 tỷ đồng, giá trị tài sản đạt 10 tỷ đồng, tổng số cán bộ công nhân viên vào biên chế là 1079 người, trong đó 986 người là công nhân sản xuất Cũng trong giai đoạn này nhà máy sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao cấp, nhận vật tư từ nhà nước do đó kế hoạch sản xuất tiêu thụ ổn định năm sau cao hơn năm trước.
Giai đoạn 3: Giai đoạn chuyển đổi cơ chế thị trường (từ 1989 – nay)
Nền kinh tế cả nước chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhà máy cũng gặp khó khăn và thách thức Một số khác hang quen thuộc của nhà máy đã ra đi tìm sản phẩm tương tự trên thị trường kể cả thị trường nước ngoài Thị trường tiêu thụ của nhà máy đã dần bị thu hẹp Đứng trước thực trạng đó nhà máy đã tìm mọi biện pháp để cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách thay thế các nguyên liệu sản xuất cũ, đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, dây truyền hiện đại, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân, đầu tư them dây truyền may
Tháng 7-1994 nhà máy được Bộ Công nghiệp đổi tên thành công ty Dệt Vải Công nghiệp Hà Nội với chức năng hoạt động đa dạng hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển hiện nay
Năm 1993 tiến hành liên doanh với Pháp và Trung Quốc để sản xuất vải mành nylon làm nhiên liệu cho các công ty cao su Đến năm 1998 liên doanh bị giải thể,công ty nhận lại số thiết bị và thành lập phân xưởng mành nhúng keo Cũng trong năm đó công ty đầu tư them dây truyền công nghệ với 150 máy từ Nhật Bản.
Ngày 15-10-2002 Công ty khánh thành xí nghiệp vải không dệt với công nghệ của Cộng Hòa Liên Bang Đức. Đầu tháng 9 năm 2005 nhà máy nhận quyết định chính thức về việc cổ phần hóa và tới tháng 9 năm 2006 công ty đã tiến hành xong mọi thủ tục và trở thành công ty cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội
Qua gần hơn 40 năm xây dựng và phát triển với những nỗ lực cố gắng của cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng 2 và hạng 3 về thành tích sản xuất Xí nghiệp vải không dệt và xí nghiệp mành nhúng keo đã được cấp hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO2000.
Chức năng nhiệm vụ của công ty:
Theo điều lệ về thành lập công ty và mục tiêu của tập đoàn Dệt may Việt Nam giao, công ty cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội có chức năng nhiệm vụ chính như sau:
+ Công ty chuyển đổi sản xuất kinh doanh từ chỗ sản xuất các sản phẩm khó cạnh tranh , chất lượng thấp , mẫu mã đơn giản như màn , chăn chiên , vải bạt…sang các sản phẩm có chất lượng cao có khả năng cạnh trang trên thị trường như vải mành nhúng keo , vải không dệt…
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị liên quan đến ngành dệt. + Công ty phải hoàn thành các chỉ tiêu tổng sản lượng, doanh thu, sản phẩm chủ yếu (vải mành, dệt ) kim ngạch xuất khẩu Nộp ngân sách nhà nước, tổng số cán bộ công nhân viên thu nhập bình quân, đẩu tư xây dựng cơ bản, lợi nhuận…
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển thị trường nhằm tạo ra một thị trường ổn định vững chắc cho công ty để từ đó có thể vươn xa ra những thị trường mới, xuất khẩu.
+ Tập trung củng cố nâng cao hiệu quả sản xuất của các xí nghiệp thành viên tao ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong quản lý điều hành nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động từng bước cải thiện thu nhập bình quân đầu người tăng.
+ Tăng cường công tác đào tạo: đặc biệt là cán bộ quản lý cơ sở, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 trên phạm vi toàn công ty.
Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty:
Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội
2.2.1 Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội
2.2.1.1 Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh của công ty tức là ta xem xét cơ cấu phân bổ nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn có phù hợp với cơ cấu của tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn không Tài sản dài hạn có được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn ổn định không và tài sản ngắn hạn có đủ để đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho nguồn ngắn hạn không.
Nguồn tài trợ dài hạn của công ty là nguồn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động SXKD bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn, nguồn này thường được đầu tư để hình thành nên tài sản cố định Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động SXKD bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp,…nguồn này thường được sử dụng để đầu tư vào tài sản lưu động.
Bảng 2.1: Cơ cấu phân bổ Tài sản – Nguồn vốn của công ty Dệt công nghiệp Hà Nội (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty các năm_ đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng
Nhìn vào bảng trên ta thấy, qua các năm nguồn vốn ngắn hạn được huy động rất lớn đã được dùng để đầu tư 1 phần cho nguồn dài hạn, chênh lệch tỷ trọng của nguồn ngắn hạn và tài sản ngắn hạn năm cao nhất năm 2005: 14.38%, năm 2006: 10.79%, năm 2007: 9.58%, năm 2008 là thấp nhất với 7.38% Sự chênh lệch này có xu hướng giảm Tỷ trọng của các chỉ tiêu đều thay đổi qua các năm song trong tất cả các năm thì tỷ trọng của vốn ngắn hạn đều lớn hơn tỷ trọng của tài sản ngắn hạn,điều này có nghĩa là tài sản lưu động của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nguồn tài trợ dài hạn không đủ để đầu tư cho tài sản cố định của công ty mà một phần tài sản cố định được bù đắp một phần bởi nguồn ngắn hạn Là một công ty sản xuất kinh doanh rất nhiều mặt hàng vải mành, vải không dệt, hàng may mặc với rất 4 xí nghiệp sản xuất nhỏ thì việc đầu tư vào nhà cửa, máy móc công nghệ cao, …rất tốn kém, vì vậy tỷ trọng tài sản cố định trên tổng nguồn vốn cao cũng là dễ hiểu Ngoài ra, việc doanh nghiệp huy động nhiều vốn ngắn hạn cũng giảm được chi phí vay nợ vì nếu sử dụng nhiều nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu thì chi phí sẽ cao hơn, tuy nhiên, việc sử dụng vốn ngắn hạn nhiều sẽ hạn chế việc tận dụng lợi thế tỷ suất lợi nhuận cao khi mà chi phí huy động nợ được coi là chi phí hợp lý hợp lệ giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng lợi nhuận sau thuế.
Tóm lại, tình hình phân bổ nguồn vốn tài trợ của công ty là tương đối tốt, công ty cần cố gắng huy động thêm nhiều nợ dài hạn hơn để đầu tư cho tái sản cố định, tận dụng được lợi thế về tỷ suất lợi nhuận, ngoài ra, cần giảm huy động nợ ngắn hạn xuống để đảm bảo tình hình thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động, nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tạo cơ hội hợp tác lâu dài.
2.2.1.2 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Thông qua việc xem xét cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của công ty sẽ cho ta biết về tỷ trọng của từng khoản mục trong tài sản, nguồn vốn Khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn Xu hướng thay đổi của tỷ trọng các khoản mục qua từng năm cho biết công ty đang dần tập trung vào khoản mục nào nhiều hơn Việc phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn sẽ cho ta nắm được khái quát tình hình hoạt động của công ty hơn
Cơ cấu nguồn vốn của công ty phản ánh tỷ trọng của các nguồn tài trợ của công ty là bao nhiêu, công ty chủ yếu dùng nguồn tài trợ nào để hoạt động sản xuất kinh doanh Qua bảng 2.2 và 2.3 ta sẽ thấy rõ hơn.
Bảng 2.2: Cơ cấu nợ phải trả của công ty Dệt công nghiệp Hà nội
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty các năm_ đơn vị: triệu đồng)
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
1 Vay và nợ ngắn hạn 88,962 52.24% 97,250 52.47% 126,308 61.83% 104,354 55.27%
3 Người mua trả tiền trước
4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
5 Phải trả công nhân viên
7 Các khoản phải thu phải nộp khác
1 Phải thu dài hạn khác 104 0.06% 104 0.06% 104 0.05%
2 Vay và nợ dài hạn 40,384 23.71% 49,215 26.55% 37,664 18.44% 44,935 23.80%
3 Dự phòng trợ cấp mất việc làm
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Dệt công nghiệp Hà nội (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty các năm_ đơn vị: triệu đồng)
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
B Nguồn vốn chủ sở hữu 22,023 12.93% 25,057 13.52% 25,807 12.63% 26,698 14.14%
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20,964 12.31% 24,310 13.12% 24,310 11.90% 24,310 12.88%
3 Quỹ đầu tư phát triển 273 0.15% 535 0.26% 768 0.41%
4 Quỹ dự phòng tài chính 91 0.05% 353 0.17% 586 0.31%
8 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
5 Lợi nhuận chưa phân phối 226 0.13% 201 0.10% 389 0.21%
II Nguồn kinh phí và quỹ khác
1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 383 0.21% 329 0.16% 497 0.26%
Nhận xét về nguồn vốn dưới góc độ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, nhìn vào
2 bảng 2 và 3, ta thấy tổng nguồn qua các năm số tuyệt đối đều tăng đến năm 2007 là cao nhất 204.282 tỷ sau đó đến năm 2008 giảm xuống còn 188.811 tỷ, giá trị tuyệt đối của vốn chủ sở hữu cũng tăng đều xong giá trị của nợ phải trả thì không theo xu hướng tăng hay giảm nhất định Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì qua cả 4 năm, tỷ trọng nợ phải trả đều rất cao chiếm tới trên 85% so với tồng vốn, tỷ trọng này được duy trì qua các năm là tương đối đồng đều và có xu hướng giảm dần từ 87.07% vào năm
2005 đến năm 2008 còn 85.86% tương ứng là vốn chủ sở hữu có tỷ trọng tăng dần qua các năm từ 12.93% năm 2005 đến 2008 tăng lên 14.14% Là một doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá vào năm 2006, nhà nước đóng cổ phần 51% nên quy mô vốn sở hữu chưa cao là điều dễ hiểu, doanh nghiệp cũng chưa thể huy động được nguồn vốn lớn từ các cổ đông cũ cũng như các cổ đông mới Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã chủ yếu dựa vào nguồn nợ phải trả.
Nguồn nợ phải trả của doanh nghiệp huy động được là khá cao, trong đó chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn năm 2005 là 63.29% đến năm 2007 cao nhất chiếm 68.86%, năm 2008 giảm xuống còn 61.92% so với tồng nguồn vốn Nguồn ngắn hạn này chủ yếu huy động được từ vay ngắn hạn ngân hàng với tỷ trọng và số tuyệt đối đều tăng dần qua các năm đến năm 2008 chiếm tới 55.27% so với tổng nguồn vốn trong khi tổng nợ ngắn hạn chỉ chiếm 61.92% cho thấy tuy là một công ty nhà nước vừa cổ phần hoá song cũng gây được uy tín đối với các ngân hàng, có thể huy động được một lượng vốn ngắn hạn lớn như vậy chiếm tỷ trọng lớn gấp mấy lần tỷ trọng của vốn chủ Ngoài khoản mục nợ ngắn hạn các ngân hàng thì còn lại là các khoản nợ ngắn hạn khác, trong đó các khoản phải trả người bán chiếm tỷ trọng cũng không cao và có xu hướng giảm dần qua các năm, cao nhất cũng chỉ đến 3.82% so với tổng vốn vào năm 2005 cho thấy công ty đã chưa tận dụng được hết nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty khác, đây là nguồn vốn có chi phí rẻ và dựa vào quan hệ bạn hàng lâu năm công ty hoàn toàn có thể tận dụng được nguồn này Bên cạnh nguồn nợ ngắn hạn, công ty cũng huy động vốn từ nguồn dài hạn, trong đó chủ yếu là vay và nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cũng khá cao so với tổng nguồn vốn tuy nhiên lại có xu hướng giảm cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối từ 23.78% năm 2005 xuống còn 18.51% năm 2007 cho thấy công ty có xu hướng tập trung huy động nợ vay từ ngân hàng để mở rộng hoạt động sản xuất vừa đơn giản, nhanh chóng lại có lãi suất thấp còn huy động nợ dài hạn có chi phí cao mà huy động lại khó hơn. Đối với vốn chủ sở hữu, cả số tuyệt đối và số tương đối tuy không cao nhưng đều có xu hướng tăng lên cho thấy doanh nghiệp đã dần tự chủ về khả năng tài chính hơn, nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu là lớn nhất cũng có xu hướng tăng lên qua các năm Năm 2005 nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu chỉ đạt 12.93% tỷ nhưng đến năm
2006 đã tăng vượt lên đạt 25.057 tỷ là do năm 2006 là năm bắt đầu cổ phần hoá, huy động thêm được nguồn vốn từ của cán bộ công nhân viên chức trong công ty góp thêm cổ phần nên vốn mới tăng nhiều như vậy, còn những năm về sau, vốn đầu tư của chủ sở hữu là không thay đổi.
Tóm lại, qua cơ cấu về nguồn vốn của công ty, ta thấy, công ty chú trọng vào sử dụng nợ ngắn hạn ngân hàng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cho thấy công ty cũng có uy tín trên thương trường khi mà vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khả năng tự chủ về tài chính không cao Đồng thời, việc vay nợ nhiều cũng giúp công ty tận dụng được đòn bẩy tài chính, tuy nhiên, việc vay nợ nhiều quá sẽ tạo ra rủi ro về khả năng thanh toán Công ty cũng có xu hướng tăng khả năng tự chủ tài chính khi nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng.
Cơ cấu tài sản cho ta biết doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn qua từng thời kỳ, tập trung chủ yếu vào các khoản mục nào, từ đó cho thấy tầm ảnh hưởng của các khoản mục đó đến hiệu quả sử dụng vốn, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào,
Qua bảng 4 ta nhận thấy, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn là tương đối đồng đều, không có sự chêch lệch lớn như nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu Quy mô tài sản tăng đều cho thấy triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Năm 2005 và 2006 có tỷ trọng tài sản dài hạn lớn hơn chiếm 51.09% và 50.89%, còn năm 2007 và 2008 thì doanh nghiệp lại đầu tư nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn chiếm 59.27% và 54.54% tổng tài sản Hai năm đầu công ty đã chú trọng vào đầu tư tài sản cố định, hai năm sau, tài sản đã đi vào hoạt động ổn định hơn, để tăng vòng vốn công ty đầu tư nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn.
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà nội.
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty các năm_ đơn vị: triệu đồng)
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
4 Tài sản ngắn hạn khác
1 Các khoản phải thu dài hạn
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
4 Tài sản dài hạn khác
Về tài sản ngắn hạn của công ty, số tuyệt đối có xu hướng tăng lên, cao nhất là vào năm 2007 đạt 121.086 tỷ, tỷ trọng chiếm 59.27% Tài sản ngắn hạn tăng nhanh nhất là từ năm 2006 đến 2007 tăng từ 91.021 tỷ lên 121.086 tỷ Tài sản tăng chủ yếu ở hai khoản mục “Các khoản phải thu” và “Hàng tồn kho”
Định hướng phát triển của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội
3.1.1 Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020:
Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa
Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.
Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới
Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2011-2020
- Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 - 18% 12-14%
- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15%
Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu như sau: chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2006
3 Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50 60 70
Sản phẩm a) Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Chú trọng công tác thiết kế thời trang,tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, b) Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành
Đầu tư và phát triển sản xuất a) Đối với các doanh nghiệp may:
Từng bước đi dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn b) Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải:
Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường.
Các giải pháp thực hiện chiến lược:
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May Việt Nam theo các nội dung sau a) mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt May, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm b) Mở các khoá đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm tiêu chuẩn môi trường và lao động) c) Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khoá đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài d) Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo
Giải pháp thị trường a) Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt May trên thị trường quốc tế b) Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục c) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại d) Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế Chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu e) Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành Dệt May Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế g) Bố trí đủ cán bộ pháp chế cho các doanh nghiệp trong ngành để tham gia soạn thảo, đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế
Giải pháp về tài chính a) Vốn cho đầu tư phát triển Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, ngành Dệt May Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hoá các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ b) Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử tý môi trường
Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành Dệt May Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May Việt Nam theo cam kết phù hợp với những cam kết quốc tế đã tham gia.
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội
Cố gắng đạt được tốc độ tăng trưởng đều hàng năm, phấn đấu tăng kim ngạch XK Nâng cao chất lượng SP, tăng khả năng cạnh tranh của SP để giữ vững và mở rộng thị trường Duy trì và đẩy mạnh khả năng tiêu thụ SP Vải mành 1890D/2 và 1680D/2.
Đặt công tác xúc tiến thương mại lên hàng đầu, vừa củng cố thị trường trong nước vừa tích cực mở rộng thị trường ngoài nước đặc biệt đối với thị trường Úc, Malaixia, Singapore, Canada, Mỹ, châu Âu,
Đẩy mạnh các biện pháp thu hồi công nợ, tạo vòng quay vốn nhanh hơn Tập trung vốn và huy động mọi nguồn lực để thực hiện các dự án trọng điểm nhằm sớm đưa thiết bị mới đầu tư vào hoạt động tăng năng lực sản xuất, nắm thời cơ thị trường đang phát triển.
Nâng cao chất lượng công tác XNK tìm nguồn nguyên liệu tốt, giá cạnh tranh để hạ giá thành sản phẩm Triệt để tiết kiệm mọi chi phí ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm như nguyên vật liệu, điện năng, lao động…
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đổi mới cơ cấu quản lý của công ty CPH
Rà soát và cập nhập thường xuyên các định mức kinh tế kĩ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
3.2.1 Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty:
3.2.1.1 Hoàn thiện hơn bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức sau cổ phần hoá, công ty nhanh chóng sắp xếp lại lao động của các đơn vị, phân công chuyên môn hoá sâu tạo sự chủ động linh hoạt cho cán bộ nhân viên làm việc Tuyển dụng bổ sung lao động vào những vị trí còn thiếu Theo đó, công ty nên tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý vào một số vấn đề chính sau để nâng cao công tác quản lý kinh doanh:
Thứ nhất, công ty hiện nay mới chỉ có phòng Tài chính- Kế toán song chưa chuyên sâu vào mảng tài chính, công ty cần phân chia rõ ràng hai mảng kế toán và mảng chuyên trách về phân tích tài chính để phát hiện ra những sai sót, khuyết điểm trong công tác tài chính, từ đó đưa ra những giải pháp, chiến lược phù hợp với tình hình tài chính của công ty, giúp công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn Công ty có thể chọn ra những chuyên gia giỏi về tài chính trong công ty hoặc cũng có thể tuyển những nhân sự ở bên ngoài có kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính kế toán.
Thứ 2, về bộ phận marketing của công ty cần tăng cường thêm nghiên cứu thị trường, bổ sung thêm các cán bộ nghiên cứu thị trường giỏi Xác định các nhu cầu của thị trường trong nước cũng như nước ngoài ở thời điểm hiện tại cũng như thị trường tiềm năng hay các mảng thị trường mới Đưa ra nhiều giải pháp hơn nữa nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của thị trường, các chiến lược mang tính dài hạn và ngắn hạn góp phần đưa công ty mở rộng thị phần, tăng doanh thu bán hàng.
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty Là một công ty nhà nước vừa cổ phần hoá thì để nâng cao ngay chất lượng nguồn nhân lực thực sự là một vấn đề khá khó khăn không những là đối với các công ty vừa cổ phần hoá mà còn đối với các loại hình công ty khác thì vấn đề về nguồn nhân lực bao giờ cũng là vấn đề hàng đầu
Cán bộ quản lý cần nắm bao quát được tình hình nhân sự của công ty về năng lực chuyên môn của từng người để có thể sắp xếp đúng vị trí, đồng thời phát hiện ra những cán bộ tiềm năng mở lớp nâng cao kiến thức, kỹ năng, hoặc tổ chức thường xuyên hơn các lớp đào tạo và đào tạo lại cho người lao động để nâng cao tay nghề, góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và thích nghi nhanh với công nghệ và máy móc mới tiên tiến vừa được đầu tư vào sản xuất.
3.2.1.3 Chú trọng mở rộng thị trường ổn định, nâng cao tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp phấn đấu tăng năng lực cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn Đây đúng là một vấn đề rất quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay trở nên càng khó khăn hơn rất nhiều Công ty trong một vài năm gần đây cũng chú trọng hơn đến phát triển thị trường, tích cực nâng cao thương hiệu và năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trường trong nước cũng như nước ngoài, giữ vững khách hàng truyền thống Tuy nhiên, thị trường vẫn còn hạn chế và chưa ổn định Trong thời gian tới công ty nên mở rộng thị trường mới và giữ vững thị trường truyền thống tập trung vào một trong số vấn đề sau:
Thứ nhất, đó là vấn đề nghiên cứu thị trường của công ty Công ty nên quan tâm hơn đến việc nghiên cứu và dự báo thị trường để nắm được nhu cầu của thị trường, bảo vệ thị trường hiện tại và có các chiến lược để mở rộng thị trường tiềm năng Hiện nay, công ty vẫn còn xem nhẹ vấn đề thị trường, chưa chủ động thực hiện khâu nghiên cứu thị trường, phụ thuộc rất nhiều vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng gia công Vì vậy, thị trường của công ty còn chưa ổn định cả thị trường trong nước và nước ngoài.
Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, thị trường châu Âu trở nên khó khăn hơn đối với công ty khi mà giá sản phẩm Trung Quốc cạnh tranh hơn mẫu mã cũng đa dạng và phong phú hơn sản phẩm của công ty nói riêng và sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam nói chung Hơn nữa, các sản phẩm của các nước trong khu vực cũng ngày càng có lợi thế cạnh tranh hơn như: Inddooneessia, Thái Lan…
Giống như chiến lược phát triển của ngành, công ty cũng cần phát triển thị trường tiêu thụ vào thị trường Mỹ đầy tiềm năng, thị trường các nước châu Âu, đồng thời giữ vững khách hàng truyền thống là các nước như: Malaysia, Úc, Canada, … và các khách hàng thường xuyên trong nước như: CS Miền Nam, CS Sao Vàng, CS Đà Nẵng, công ty Thời ích,…
Các giải pháp thực hiện phát triển thị trường có rất nhiều nhưng tất cả phải được thực hiện đồng bộ mới đạt được hiệu quả cao Đầu tiên, công ty cần cải tiến mẫu mã, tăng chủng loại các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tối đa các chi phí bất hợp lý hạ giá thành sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh Tiếp đến là tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường nắm được nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng sản phẩm từ đó khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm Công ty cũng nên tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu lớn và sử dụng có tính chất thường xuyên, lâu dài để kí kết các hợp đồng tiêu thụ, tạo cho công ty một thị trường lâu dài ổn định Chủ động tìm kiếm khách hàng qua nhiều phương thức như: Internet, hội chợ, triển lãm, chi nhánh…
Thứ hai, cũng giống như chiến lược phát triển của ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020, công ty cũng cần tập trung và đặt thị trường mục tiêu vào thị trường nội địa
Thị trường nội địa là thị trường rất tiềm năng mang lại nhiều lợi ích và sự ổn định cho công ty, phần lớn doanh thu thu được là từ thị trường nội địa Thị trường trong nước hiện nay cũng có nhu cầu rất lớn về các hàng may mặc, các hàng sản phẩm cho công nghiệp như vải mành, vải không dệt tuy nhiên thị trường hiện nay là sự cạnh tranh lớn các công ty trong nước đặc biệt là những công ty của Trung Quốc, Thái lan,…
Thứ ba, tạo lập tên tuổi cho sản phẩm của mình.
Bất kì một công ty nào cũng đều mong muốn công ty mình có được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, như vậy mới tạo được uy tín với khách hàng, thị trường tiêu thụ mới ổn định Hiện nay công ty có sản phẩm vải mành cao cấp lốp ô tô chiếm lĩnh gần 100% các doanh nghiệp sản xuất lốp ô tô tại Việt Nam, năm 2007 vải mành lốp xe được chọn là sản phẩm chủ lực của thành phố hà nội, ngoài ra, sản phẩm vải không dệt cũng được đưa vào các công trình lớn, phát triển đa dạng hoá sản phẩm vải không dệt như: lót giày, lót cốp xe máy-ô tô, vải nội thất ô tô HonDa,
…Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh nâng cao uy tín của hai mặt hàng trên hơn nữa,không những ở trong nước mà còn ra ở các thị trường nước ngoài, các sản phẩm may mặc cần thay đồi để có chỗ đứng trên thị trường trong nước Ngoài ra, may gia công cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu, khi mà các sản phẩm được in nơi sản xuất, và được bày bán ở thị trường nước ngoài Bên cạnh đó, công ty cũng nên đầu tư thêm để mua thêm công nghệ bản quyền của nước ngoài để có thể bán sản phẩm không bị cạnh tranh ở thị trường trong nước đồng thời có thể xâm nhập vào thị trường nước ngoài với giá rẻ hơn.
3.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty: Đối với một doanh nghiệp sản xuất như công ty cổ phần dệt công nghiệp HàNội thì tài sản cố định có ý nghĩa vô cùng to lớn Việc đầu tư đổi mới, nâng cấp tài sản cố định có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đầu tư mới tài sản cố định đúng phương hướng, đúng mục đích sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh
Một số kiến nghị
Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội hiện nay đang đứng trước rất nhiều thử thách lớn, cạnh tranh ngày càng gay gắt không những ở thị trường trong nước mà còn cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là những sản phẩm của Trung Quốc Do đó ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Trong thời gian tới, công ty rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước, đề ra chính sách, biện pháp hỗ trợ để công ty có thể thu được nhiều thành công hơn
Trước hết, do công ty hiện nay nhập khẩu rất nhiều nguyên phụ liệu của nước ngoài nên chi phí sản xuất tăng cao, giá thành sản phẩm cao, giảm sức cạnh tranh, doanh thu giảm, lợi nhuận thấp Vì vậy, Nhà nước nên giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu xuống đặc biệt đối với các nguyên phụ liệu chưa sản xuất được ở trong nước và có tác động làm giảm giá đối với những nguyên phụ liệu sản xuất được ở trong nước, giúp chi phí sản xuất của công ty giảm xuống.
Vì ngành dệt may là một ngành có đặc thù là cần rất nhiều lao động tuy nhiên do lợi nhuận thấp nên tiền lương của công nhân trong lĩnh vực này cũng rất thấp,thậm chí là cũng chỉ vừa đủ sinh hoạt hàng ngày Cho nên, nhà nước nên ưu tiên giảm thuế GTGT cho công ty để kích thích tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu và tăng tốc độ quay vòng vốn. Để giải quyết nhu cầu nguyên phụ liệu trong nước, Nhà nước nên có các ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất nguyên phụ liệu với khối lượng lớn và bán ra với giá rẻ để thoả mãn nhu cầu trong nước, giảm chi phí nhập khẩu Đồng thời, nhà nước cũng nên kêu gọi đầu tư từ những nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài để đầu tư vốn xây dựng các dự án sản xuất bông xơ, sợi nhân tạo và các nguyên phụ liệu khác…