Hiện tượng rụng lá
Trang 1Hiện tượng rụng lá
Lá sinh trưởng có hạn và thời gian sống của chúng thường ngắn so với cả cây,
các lá già sẽ rụng xuống và thay thế vào đó là các lá non
Sự rụng lá có thể xảy ra dần dần, liên tục và một số lá khác lại xuất hiện thay
thế làm cho cây lúc nào cũng có lá - đó lá những cây thường xanh (cây lá kim và
nhiều cây lá rộng vùng nhiệt đới) Sự rụng lá cũng có thể xảy ra định kỳ hàng năm
đối với những cây rụng lá định kỳ theo mùa, thường
lá rụng vào những mùa có khí
hậu không thuận lợi (mùa khô, lạnh ) cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
Hiện tượng rụng lá chính là một hình thức thích nghi
để bảo vệ cho cây chống lại
Trang 2những tác động bất lợi của môi trường sống Hiện tượng rụng lá thường gặp ở một
số cây như Xoan, Bàng và nhiều cây ở vùng ôn đới rụng lá vào mùa đông
Sự rụng lá bao gồm các quá trình phân chia và biến đổi vách tế bào tại 1 vùng
ở gốc của cuống lá - vùng đó gọi là vùng phân cách
Vùng phân cách gồm nhiều
nhất là 2 dãy tế bào sắp xếp cạnh nhau, tại đó xảy ra
sự phân chia và biến đổi tế bào
được tiến hành từ xung quanh vào đến bó dẫn, đồng thời thể nút xuất hiện trong
các bó mạch làm cho thành mạch bị đóng lại không
có khả năng dẫn truyền, lúc đó
lá thường trở nên vàng úa hoặc đỏ do diệp lục bị phá
hủy, chỉ còn lại những chất
Trang 3màu khác như carotin, antoxian Các tế bào của vùng phân cách hóa bần, phiến
gian bào hoặc cả màng sơ cấp của các tế bào đó
trương lên và hóa nhầy hay bị
hủy hoại đi và các tế bào chịu sự hóa bần đó bị khô
và chết đi Lúc đó, lá chỉ được
dính vào thân nhờ các yếu tố dẫn mà thôi, còn các phần khác của vùng phân cách là
những tế bào chết liên kết với nhau rất yếu, cho nên chỉ cần một tác động cơ học
nhỏ nào đó (sức gió, hoặc chính sức nặng của phiến lá ) cũng đủ để làm cho lá cây
rụng xuống Tại nơi lá rụng, 1 lớp mô bảo vệ sẽ xuất hiện để che chở cho cây
4 Sự tiến hoá hình thái của lá
Lá của thực vật hạt kín mang bản chất cành, đã xuất hiện trong quá trình tiến
Trang 4hóa của nhóm Dương xỉ có hạt, kiểu nguyên thủy của
lá phải là lá của cây thường
xanh hiện tượng rụng lá theo mùa là tính chất thứ
sinh do sự thích nghi với điều
kiện khí hậu khắc nghiệt của các vùng núi cao hoặc với các thời kỳ khô lạnh định
kỳ hàng năm
85
Lá đơn với hệ gân lông chim với cấu tạo mấu gồm một vài khe lá, trong đó
khe giữa được tạo thành với 2 vết lá riêng biệt được xem là kiểu khởi sinh, kiểu lá
như vậy thường thấy ở các đại diện của nhóm nguyên thủy (thường gặp ở bộ Ngọc
Lan - Magnoliales)
Từ kiểu lá đơn có gân lông chim và do sự phát triển rộng phần dưới của phiến
Trang 5lá nên sự phân gân có hình chân vịt Sau đó, phiến lá chia thùy thoạt đầu là 3 thùy
sau là 5 thùy Thùy lá ăn sâu xuống tận gốc của phiến
lá đã làm xuất hiện lá kép
chân vịt và về sau sự biến đổi của trục lá đã tạo thành
kiểu lá kép lông chim, vì vậy
lá kép được xem là dạng cao hơn, xuất hiện trong quá trình tiến hóa bằng cách
phân đoạn các lá đơn mà ra, quan điểm vừa được nêu
ra là quan điểm được nhiều
người chấp nhận nhất