Hành động ứng phó
1. Phát tín hiệu báo động/ tập trung bằng chuông/còi tàu. Phát lúc ... 2. Nếu cần thiết, thông báo trên loa công cộng về tình huống sự cố và vị trí tập
hợp thay thế, nếu cần thiết.
3. Chạy tàu với tốc độ tối đa tới khu vực tìm cứu, nếu có thể. 4. Luôn sẵn sàng máy chính trong khu vực tìm cứu.
5. Tăng cường thêm các vị trí cảnh giới.
Thuyền trưởng
1. Điều chỉnh hướng đi và tốc độ tàu khi cần thiết.
2. Tóm tắt nhiệm vụ của từng người trên buồng lái (Cảnh giới, tìm cái gì, phương vị gần đúng của vị trí tai nạn, nếu biết).
3. Thực hiện theo quy trình Người rơi xuống biển nếu cần thiết. 4. Nếu cần thiết, triển khai kế hoạch quản lý sự cố.
5. Đảm bảo sự liên tục của thông tin liên lạc với một hoặc tất cả các nơi sau:
a) Trung tâm phối hợp cứu nạn hàng hải gần nhất.
b) Đội tìm kiếm trên biển
c) Các tàu khác trong khu vực tìm kiếm.
d) Đội ứng phó sự cố.
e) Chính quyền địa phương.
Đứng trên buồng lái để thông tin liên lạc và sử dụng các trang thiết bị điện tử và thiết bị quan sát trên buồng lái.
Máy trưởng
1. Có mặt tại buồng điều khiển máy trừ khi hoàn cảnh cho phép thay đổi vị trí . 2. Cố vấn kỹ thuật.
Người phụ trách tại hiện trường
Thuyền phó nhất chịu trách nhiệm phụ trách việc chuẩn bị cấp cứu nạn nhân.
Đội ứng phó Đội ứng phó 1
Một người để thay ca lái, nếu được yêu cầu
Một người để tăng cường cảng giới, nếu được yêu cầu.
Các thành viên còn lại chuẩn bị đón nạn nhân theo chỉ đạo của Người phụ trách.
Đội ứng phó 2
Một người để tăng cường cảng giới, nếu được yêu cầu.
Các thành viên còn lại chuẩn bị đón nạn nhân theo chỉ đạo của Người phụ trách.
Đội hỗ trợ
1. Giúp đỡ theo yêu cầu của đội cấp cứu, bao gồm cả cử thêm người cảnh giới, nếu cần thiết.
2. Chuẩn bị cáng và các thiết bị sơ cứu. 3. Chuẩn bị xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu.
4. Chuẩn bị phòng y tế và phòng trống để đón nạn nhân. 5. Chăm sóc người bị thương.
Chuẩn bị trên tàu
1. Một sợi dây thừng thả từ mũi tàu tới một phần tư chiều dài tại đường nước ở hai mạn và được buộc chặt vào mạn tàu bằng các khuyết quả bàng để giúp các xuồng, bè cập mạn chắc chắn.
2. Chuẩn bị mỗi mạn tàu một cần cẩu cùng với một sàn nâng hàng hoặc lưới để kéo lên từ dưới nước.
3. Bố trí thuyền viên một cách hợp lý cùng với dây ném, thang dây, cũi lưới sẵn sàng sử dụng dọc theo hai mạn tàu trên boong hở thấp nhất.
4. Sẵn sàng phao bè để sử dụng làm trạm chuyển người lên tàu. Phao bè tự thổi không được hoạt động khi chưa được yêu cầu.
5. Chuẩn bị đón những người sống sót cần điều trị y té, bao gồm chuẩn bị các cáng. 6. Cách thông tin liên lạc giữa tàu và xuồng cứu sinh của tàu, nếu xuồng được hạ. 7. Chuẩn bị sẵn sàng thiết bị bắn dây cùng với dây của nó và dây để buộc với tàu bị
Tiếp cận hiện trường
1. Khi tiếp cận hiện trường, cần xác định vị trí của EPIRB. Các đặc tính của EPIRB được nêu trong chương IAMSAR.
2. Cả hai Ra đa phải được hoạt động. Băng tần X của ra đa sử dụng cho nhận tín hiệu từ phao Transponder. Duy trì cảnh giới có hiệu quả.
3. Ban đêm sử dụng đèn pha tín hiệu để tìm kiếm và chiếu sáng mặt biển.
4. Đội phối hợp tìm kiếm phải nắm được các thông tin phối hợp hành động được thực hiện trên máy vô tuyến tầm phương, ra đa hoặc quan sát bằng mắt. Nếu không thành lập Đội phối hợp tìm kiếm , các thông tin này phải được phát cho tới tất cả các trạm bằng tần số cấp cứu hoặc các số cấp cứu.
5. Sử dụng các phương pháp để nạn nhân có thể nhìn thấy tàu ở khoảng cách xa hơn, như là sử dụng pháo khói vào ban ngày và chiếu sáng tàu vào ban đêm. Phải lưu ý tới sự suy giảm khả năng cảnh giới xung quanh tàu khi sử dụng đèn.
6. Vì các nạn nhân có thể ở trong bè có mui che nên khi tìm kiếm tàu phải sử dụng còi để thu hút sự chú ý của họ để có thể sử dụng các thiết bị tín hiệu ánh sáng.
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:
1. Các vật thể nhỏ trên biển rất khó phân biệt ngay cả khi tình trạng sóng biển bình thường.
2. Vì mạn tàu không tải cao nên phải sử dụng thang dây hoặc thang mạn kết hợp với cũi lưới.
Phương pháp chạy tàu theo vòng tròn nhỏ làm giảm sóng rất hiệu quả, đặc biệt là khi tàu đầy hàng.