Hành động ứng phó
1. Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. 2. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế,
nếu cần thiết. Thông báo lúc ... giờ
3. Khởi động bơm cứu hỏa và hệ thống dập cháy cố định trên boong. 4. Đóng thông gió, và các lỗ đo của hầm hàng bị cháy và hầng hàng bên cạnh.
Xác nhận vào lúc ... giờ.
5. Sẵn sàng máy chính.
6. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy. Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp.
Thuyền trưởng
1. Điều chỉnh tốc độ máy cho phù hợp.
3. Kiểm tra sơ đồ xếp hàng và tính chất của hàng hóa
4. Khói tỏa ra có phải hơi độc không?
5. Khởi động hệ thống dập cháy cố định trên boong 6. Kiểm tra nhiệt độ hầm hàng các hầm lân cận 7. Tạo màn sương phía trước khu vực sinh hoạt 8. Kiểm tra hệ thống cứu hỏa có bị hư hại, các van cô lập (isolating valve)
9. Đánh giá mức độ ô nhiễm do dầu tràn
10. Hạ xuống cứu sinh xuống mặt boong
11. Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. 12. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của
cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận.
13. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ.
14. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu sự cố trên bờ.
Thuyền phó hai
Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái.
Máy trưởng
1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí khác phù hợp.
2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy. Thông báo việc này tới Đội
chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào lúc ... giờ.
3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy.
Người phụ trách tại hiện trường
Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất.
Đội ứng phó
Đội ứng phó 1
Hai thành viên của đội mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Khi được yêu cầu, dùng rồng để chống cháy và/ hoặc cứu người bị mắc kẹt.
Đội ứng phó 2
Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Cứu người bị mắc kẹt trong khi Đội ứng phó 1 chống cháy. Phun nước làm mát vách khu vực xung quanh.
Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ bao gồm:
1. Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở.
2. Đóng các thông gió và lỗ đo.
3. Phun nước làm mát vách khu vực lân cận.
4. Nạp lại các bình khí thở đã cạn.
5. Chuẩn bi thiết bị nâng để chuyển người bị thương
6. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương.
7. Tuần tra khu vực xung quanh.
8. Giúp chăm sóc người bị thương.
9. Sơ tán nhân viên trên bờ.
10. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có VHF cầm tay được chỉ định phụ trách những người trên.
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:
1. Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay.
2. Chỉ dụng VHF cầm tay cho những thông tin quan trọng.
3. Khi sử dụng VHF cầm tay, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi sỹ quan phụ trách.
4. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở. Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm soát. Nếu có thể, người ghi phải có VHF cầm tay để liên lạc với đội trưởng đội ứng phó.
5. Sử dụng vòi rồng ở gần nơi bị sự cố.
6. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần thiết và tránh khu vực sự cố.