tài liệu phương pháp thí nghiệm

4 507 0
tài liệu phương pháp thí nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

các dạng bài tập phương pháp thí nghiệm ...

BÀI TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM Bài 1. Đếm số hạt /bong của 60 bông lúa N46 có các số liệu cụ thể như sau: 156, 172, 196, 152, 168, 152, 176, 161, 146, 121, 172, 180, 153, 179, 178, 170, 163, 225, 216, 198, 206, 212, 225, 198, 204, 205, 197, 249, 192, 205, 213, 178, 196, 252, 186, 201, 218, 254, 264, 196, 185, 205, 194, 215, 250, 240, 240, 224, 254, 242, 251, 197, 259, 201, 257, 161, 145, 199, 196, 206. a/ Hãy phân tổ các số liệu trên (cho k = 8 tổ) b/ Tính các tham số đại diện của dãy số liệu trên (số trung vị, Mod, phương sai, độ lệch chuẩn, sai số chuẩn và hệ số biến động). c/ Hãy viết các giá trị ước lượng cho số hạt/bông của lúa N46. Bài 2. Hai dây chuyền sản xuất mì gói A và B có số liệu khối lượng tịnh ghi nhận như bảng sau: A B Khối lượng (g) Số gói Khối lượng (g) Số gói 90-94 3 90-94 1 94-98 4 94-98 2 98-102 15 98-102 6 102-106 7 102-106 8 106-110 9 106-110 8 110-114 2 110-114 17 114-118 2 114-118 6 1. Tính khối lượng tịnh trung bình và độ lệch chuẩn của gói mì 2. Hãy ước lượng điểm và ước lượng khoảng khối lượng tịnh của gói mì ở độ tin cậy 95%, 99% và 99,9%. 3. Dây chuyền nào làm việc ổn định hơn? 4. Hai dây chuyền sản xuất khác nhau thì khối lượng tịnh gói mì có khác nhau không ở độ tin cậy 95%. Bài 3: Đo độ pH của dung dịch nước quả được đo đạc từ mẫu ở các bình chứa khác nhau lấy từ kho bảo quản A và B được kết quả như sau: Kho A 1,68 1,72 1,70 1,51 1,81 1,91 1,49 1,68 1,54 1,83 Kho B 2,01 1,99 2,11 1,85 2,00 1,73 1,97 1. Hãy ước lượng điểm và ước lượng khoảng độ pH của dịch nước quả ở hai kho bảo quản ở độ tin cậy 95%, 99% và 99,9%. 2. Hai kho bảo quản khác nhau độ pH trong nước quả có khác nhau hay không? Bài 4. Điều tra bệnh Sương mai hại trên cây cà chua trong vụ đông ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, với hai chế độ thâm canh khác nhau có kết quả sau: Mật độ I: Điều tra 300 cây có 72 cây bị bệnh Mật độ II: Điều tra 420 cây có 108 cây bị bệnh a. Hãy cho biết ước lượng điểm và ước lượng khoảng ở độ tin cậy 95%, cho tỷ lệ bệnh nêu trên. b. Mật độ trồng khác nhau có dẫn đến tỷ lệ bệnh khác nhau hay không? (α = 0,05; 0,01 và 0,001) Bài 5. Theo dõi bệnh do tuyến trùng gây ra trên hai loại cây cảnh khác nhau được kết quả như sau: Loại A: Theo dõi 30 cây có 9 cây bị bệnh Loại B: Theo dõi 40 cây có 10 cây bị bệnh. a. Hãy cho biết ước lượng điểm và ước lượng khoảng ở độ tin cậy 95%, cho tỷ lệ bệnh nêu trên. c. Loại cây cảnh khác nhau khả năng nhiễm bệnh có khác nhau hay không? (α = 0,05; 0,01) Bài 6. Để xác định ảnh hưởng của chất phụ gia đến độ giòn của bánh, người ta tiến hành một thí nghiệm về chất phụ gia được pha chế theo tỷ lệ 10%, 15%, 20% và 25% theo khối lượng chất rắn của bánh và được nướng trong lò ở nhiệt độ 120 o C. Hãy tìm kiểu thiết kế thí nghiệm phù hợp cho thí nghiệm này. Bài 7. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngâm Metabisunfit đến chất lượng chuối sau khi sấy. Giả thiết rằng lò sấy chỉ có một giàn sấy chứa vừa đủ 24 quả chuối và khi cài nhiệt độ thì nhiệt độ ngoài cửa lò khác nhiệt độ ở vách lò. Hãy thiết kế thí nghiệm để làm giảm tối đa ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả thí nghiệm. Biết rằng thời gian ngâm được tiến hành ở 4 mức: 10 phút, 15 phút, 20 phút và 25 phút. Để thực hiện nguyên tắc sai khác duy nhất thí nghiệm trên phải tiến hành như thế nào? Bài 8. Tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ chất ô nhiễm lên sự phát triển của cây trồng. Khảo sát gồm 4 công thức (A, B, C và D) mà phòng thí nghiệm chỉ có sẵn 4 lồng kính. Như vậy mỗi lần lặp phải thực hiện ở thời gian khác nhau. Hãy chọn kiểu bố trí thí nghiệm để làm giảm tối đa ảnh hưởng của hai yếu tố phi thí nghiệm là lồng kính và thời gian đến kết quả thí nghiệm. Bải 9. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dinh dưỡng bón qua lá trên cây đậu rau (g quả/cây), thí nghiệm được tiến hành trong chậu, thiết kế theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên không đầy đủ (UCRD). Kết quả thí nghiệm như sau: CT Nhắc lại 1 2 3 4 5 6 7 8 I (Đ/c) 90 92 85 88 94 87 86 II 92 93 95 98 99 93 96 96 III 99 103 100 102 114 114 110 IV 110 114 107 119 112 112 127 128 V 121 138 138 119 144 140 122 VI 126 142 134 129 139 132 128 130 a. Hãy phân tích tại sao trong thí nghiệm trên phải có một công thức đối chứng (CT I) và thực hiện nó như thế nào? b. Bằng phân tích phương sai cho biết cụ thể các mức dinh dưỡng bón lá khác nhau có dẫn đến năng suất quả đậu khác nhau không? (Cho mức ý nghĩa α = 0.05, 0.01) Bài 10. So sánh năng suất (tấn/ha) của 5 giống khoai tây trồng trong vụ đông tại Đồng bằng Sông hồng, thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ không đẩy đủ, được kết quả như sau: Giống Nhắc lại 1 2 3 4 A 67 69 55 62 B 98 99 86 C 62 68 60 D 79 75 81 70 E 92 85 79 88 Bằng phân tích phương sai, anh chi hãy cho biết giống khác nhau thì năng suất có khác nhau hay không? Thí nghiệm có đạt độ chính xác quy định không? Hãy biểu diễn kết quả dưới dạng hình học, công bố kết quả và đưa ra kết luận chi tiết. Bài 11. Có một thí nghiệm so sánh năng suất (tạ/ha) của 4 giống lạc trồng trong vụ thu được thiết kế theo kiểu ô vuông latin, kết quả như sau: Hàng Cột 1 2 3 4 1 (A) 4.5 (C) 3.5 (D) 6.3 (B) 3.9 2 (B) 4.1 (D) 6.2 (C) 3.7 (A) 4.3 3 (C) 3.8 (B) 3.9 (A) 4.1 (D) 6.5 4 (D) 6.5 (A) 4.2 (B) 4.0 (C) 3.9 Bằng phân tích phương sai, anh chi hãy cho biết giống khác nhau thì năng suất có khác nhau hay không? Thí nghiệm có đạt độ chính xác quy định không. Hãy biểu diễn kết quả dưới dạng hình học, công bố kết quả và đưa ra kết luận chi tiết. Bài 12. Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều dài bông lúa (x cm) với khối lượng hạt/bông (y g/bông) của một giống lúa mới (cho biết mối quan hệ tuân theo đường thẳng bậc nhất). Kết quả nghiên cứu trong bảng sau: CT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 x i 21 33 18 26 28 22 27 26 29 31 19 20 22 26 30 y i 27 40 26 35 39 31 38 33 36 41 23 29 25 32 37 a. Hãy cho biết ước lượng điểm và ước lượng khoảng ở độ tin cậy 95%, 99% cho hai chỉ tiêu nghiên cứu trên. b. Hãy tính và kiểm định độ tin cậy của hệ số tương quan cho mẫu phụ thuộc trên. c. Hãy viết phương trình hồi quy và kiểm tra độ tin cậy của phương trình. . thời gian khác nhau. Hãy chọn kiểu bố trí thí nghiệm để làm giảm tối đa ảnh hưởng của hai yếu tố phi thí nghiệm là lồng kính và thời gian đến kết quả thí nghiệm. Bải 9. Nghiên cứu ảnh hưởng của. BÀI TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM Bài 1. Đếm số hạt /bong của 60 bông lúa N46 có các số liệu cụ thể như sau: 156, 172, 196, 152, 168, 152, 176,. nhiệt độ ngoài cửa lò khác nhiệt độ ở vách lò. Hãy thiết kế thí nghiệm để làm giảm tối đa ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả thí nghiệm. Biết rằng thời gian ngâm được tiến hành ở 4 mức: 10 phút,

Ngày đăng: 31/05/2014, 20:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan