1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn nghiên cứu kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện qua nội soi tại bệnh viện quân y 110

106 29 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Kết Quả Cắt Polyp Đại Trực Tràng Bằng Thòng Lọng Điện Qua Nội Soi Tại Bệnh Viện Quân Y 110
Tác giả Đỗ Thiện Quảng
Trường học Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên ngành Bác Sĩ Chuyên Khoa Cấp II
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,16 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (11)
    • 1.1. Giải phẫu và chức năng sinh lý của đại tràng (11)
      • 1.1.1. Giải phẫu đại tràng (11)
      • 1.1.2. Chức năng sinh lý của đại tràng (16)
    • 1.2. Bệnh lý của đại tràng (17)
      • 1.2.1. Bệnh lý đại tràng có tổn thương thực thể (17)
      • 1.2.2. Bệnh lý đại tràng chức năng (17)
    • 1.3. Bệnh lý polyp đại trực tràng (17)
      • 1.3.1. Định nghĩa polyp đại trực tràng (17)
      • 1.3.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ hình thành polyp (18)
      • 1.3.3. Các phương pháp chẩn đoán polyp đại trực tràng (19)
      • 1.3.4. Hình ảnh nội soi của polyp (24)
      • 1.3.5. Các phương pháp điều trị polyp đại trực tràng (27)
      • 1.3.6. Chỉ định và chống chỉ định cắt polyp qua nội soi (31)
      • 1.3.7. Kỹ thuật cắt polyp qua nội soi (32)
      • 1.3.8. Tai biến (35)
      • 1.3.9. Theo dõi sau cắt polyp (35)
    • 1.4. Tình hình nghiên cứu polyp đại trực tràng tại Việt Nam và trên thế giới 27 1. Xu hướng và các nghiên cứu trên thế giới (35)
      • 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (37)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (39)
    • 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu (39)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân (39)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân (39)
      • 2.1.3. Thời gian nghiên cứu (39)
      • 2.1.4. Địa điểm nghiên cứu… (39)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (39)
      • 2.2.1. Phương pháp (39)
      • 2.2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu (0)
      • 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu (0)
    • 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (50)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (71)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu (52)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng,hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng (55)
      • 3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng (55)
      • 3.2.2. Hình ảnh nội soi polyp đại trực tràng (0)
      • 3.2.3. Đặc điểm mô bệnh học polyp đại trực tràng (59)
    • 3.3. Kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện qua nội soi (0)
      • 3.3.1. Đánh giá kỹ thuật cắt polyp qua nội soi (63)
      • 3.3.2. Kết quả và theo dõi bệnh nhân sau cắt polyp đại trực tràng (68)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu (71)
      • 4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới (71)
      • 4.1.2. Lý do đi khám bệnh (72)
      • 4.1.3. Thời gian bị bệnh (73)
      • 4.1.4. Tiền sử bản thân và gia đình (74)
    • 4.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi,mô bệnh học của polyp đại trực tràng (75)
      • 4.2.1. Các triệu chứng lâm sàng (75)
      • 4.2.2. Hình ảnh nội soi polyp đại trực tràng (77)
      • 4.2.3. Đặc điểm mô bệnh học polyp đại trực tràng (82)
    • 4.3. Kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện qua nội soi (87)
      • 4.3.1. Các yếu tố kỹ thuật (87)
      • 4.3.2. Kết quả và theo dõi bệnh nhân sau cắt polyp đại trực tràng (93)
  • KẾT LUẬN (51)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

92 BN đƣợc phát hiện có polyp qua nội soi đại trực tràng ống mềm tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 110 Bắc Ninh từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015, thoả mãn các tiêu chuẩn chọn và loại trừ sau:

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- 92 BN đƣợc phát hiện có polyp và đƣợc cắt qua nội soi ĐTT ống mềm.

- Hình ảnh nội soi và mô bệnh học là polyp đại trực tràng.

- Polyp có đường kính cuống hoặc chân >5 mm và ≤30 mm.

- Kết quả xét nghiệm đông máu bình thường.

- Bệnh nhân tham gia nghiên cứu, cung cấp đủ các thông tin vào mẫu nghiên cứu và đồng ý làm thủ thuật.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Có dấu hiệu tắc ruột hay bán tắc ruột.

- Kèm theo các bệnh có đi ngoài ra máu: ung thƣ, lỵ, viêm loét đại trực tràng chảy máu, trĩ, nứt kẽ hậu môn.

- Bệnh nhân đang có các bệnh nhƣ: suy tim cấp, loạn nhịp tim, viêm phúc mạc, rối loạn đông máu,đang dùng thuốc chống đông, đái tháo đường không kiểm soát đƣợc.

2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2014- tháng 2 năm 2015. 2.1.4 Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Quân y 110 Bắc Ninh.

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.

- Chọn mẫu có chủ đích Chọn toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.

2.2.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu

* Các chỉ tiêu đặc điểm chung:

- Tiền sử gia đình, bản thân.

- Lý do đi khám bệnh.

* Các chỉ tiêu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học polyp đại trực tràng.

- Hình ảnh nội soi trước cắt polyp

- Hình ảnh mô bệnh học polyp đại trực tràng

* Các chỉ tiêu về kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện qua nội soi.

- Triệu chứng lâm sàng sau cắt

- Các chỉ tiêu kỹ thuật trong quá trình thực hiện thao tác cắt polyp

- Các tai biến trong và sau cắt polyp đại trực tràng

- Các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi sau 3 tháng cắt polyp đại trực tràng.

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Các đối tƣợng nghiên cứu đƣợc làm bệnh án nghiên cứu theo mẫu thống nhất (phụ lục mẫu bệnh án).

- Tuổi: đƣợc tính bằng năm, chia nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu thành các nhóm ≤20; 21 - 40; 41- 60; >60.

- Giới: Giới nam và nữ.

- Lý do bệnh nhân đi khám bệnh bao gồm: đau bụng; rối loạn đại tiện;đại tiện ra máu; đi khám kiểm tra.

- Thời gian bị bệnh Thực chất là thời gian phát hiện bệnh, chia 4 mức:

< 6 tháng; 6 - 12 tháng; >12 tháng; không rõ.

Trong tiền sử gia đình bệnh nhân, chúng tôi chỉ tính những người liên quan huyết thống bậc một với bệnh nhân là: bố, mẹ, con và anh chị em ruột. Chúng tôi xác định hai đặc điểm sau:

+ Gia đình bệnh nhân có người bị polyp đại trực tràng.

+ Gia đình bệnh nhân có người bị ung thư đại trực tràng - Tiền sử bản thân.

+ Có tiền sử ung thƣ đại trực tràng đã phẫu thuật.

+Tính chất phân (phân táo; lỏng; táo, lỏng xen kẽ, phân bình thường) + Không có triệu chứng.

* Hình ảnh nội soi trước cắt polyp - Vị trí polyp

- Hình dạng polyp (theo phân loại của tổ chức y tế thế giới năm 1976 cải tiến) [61].

+ Polyp có cuống: phần đầu lớn hơn nhiều so với phần chân và có khoảng cách giữa chân và đầu polyp.

+ Polyp không cuống: phần chân lớn hơn phần đầu.

+ Polyp loại khác: hình nửa cuống, hình dạng dẹt, hình bắc cầu, hình ngón tay, hình vòi bạch tuộc,

- Số lƣợng polyp trên một BN (theo phân loại của tổ chức y tế thế giới năm 1976 cải tiến) [61].

+ Polyp đơn độc: khi đại trực tràng BN có 1 polyp.

+ Đa polyp: khi đại trực tràng BN có 2-99 polyp.

+ Polypose: khi có trên 20 polyp cần đƣợc sinh thiết, làm mô bệnh học để chẩn đoán xác định là đa polyp hay polypose, nếu đa polyp thì cắt hết các polyp trong 1 lần soi hoặc trong nhiều lần soi, nếu polypose thì chuyển điều trị ngoại khoa cắt đoạn đại tràng.

+ Nhẵn: bề mặt polyp giống niêm mạc đại trực tràng.

+ Sần sùi: bề mặt polyp giống hình súp lơ.

+ Chảy máu: bề mặt polyp xung huyết, chảy máu.

+ Loét, viêm: bề mặt polyp loét hoặc có chấm viêm.

- Kích thước polyp: đo kích thước polyp bằng thước chuyên dùng, tính theo đường kính cắt ngang qua chỗ to nhất ở đầu, chân hoặc cuống polyp [61].

+ Polyp không cuống sẽ đo đường kính chân polyp là chỗ tiếp giáp polyp với niêm mạc.

+ Kích thước đầu polyp: nhỏ (khi đường kính đầu < 10mm); vừa (khi đường kính đầu từ 10 - 20mm); to (khi đường kính đầu > 20mm).

+ Kích thước cuống polyp: cuống nhỏ (khi đường kính cuống 20mm).

+ Độ dài cuống gồm 3 loại: cuống ngắn (khi độ dài cuống < 10mm); cuống vừa (khi độ dài cuống từ 10 - 20mm); cuống dài (khi độ dài cuống > 20mm).

- Đặc điểm nội soi của polyp nghi ngờ ung thƣ hoá [61].

+ Loại polyp to, bề mặt xung huyết sần sùi, có thể loét rỉ máu.

+ Polyp không cuống, polyp dạng dẹt, bề mặt xung huyết sần sùi, có thể loét rỉ máu [67].

- Hình ảnh mô bệnh học polyp đại trực tràng Đặc điểm mô bệnh học: polyp sau khi cắt đƣợc làm mô bệnh học, bệnh phẩm sau khi đƣợc cắt đều đƣợc cố định bằng dung dịch Formol 10% và đƣợc gửi tới khoa Xét nghiệm - Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Quân y 110 Bắc Ninh làm xét nghiệm mô bệnh học và đƣợc đọc kết quả do bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh Phương pháp chuyển, đúc, cắt nhuộm thực hiện tại khoa Xét nghiệm - Giải phẫu bệnh theo các bước sau:

+ Chuyển đúc bệnh phẩm bằng parafin.

Mỗi bệnh phẩm đều đƣợc cắt ngang qua cuống, chân polyp, cắt theo chiều dọc qua đỉnh polyp, cuống cũng đƣợc cắt dọc.

+ Các tiêu bản đƣợc nhuộm bằng Hematoxylin Eosin (HE).

+ Đọc kết quả mô bệnh học: Đọc kết quả và phân loại mô bệnh học đều dựa trên cơ sở phân loại của Morson [61]:

+ Nhóm polyp sinh ung hay polyp u tuyến (Neoplastic): hình ảnh vi thể có lớp biểu mô tuyến ở đầu gồm những ống và tuyến dài xếp dày đặc, ngăn cách nhau bởi mô đệm sợi thƣa, tế bào biểu mô có hình thái ít biệt hoá.

+ Nhóm polyp không sinh ung (Non-Neoplastic) bao gồm polyp thiếu niên, polyp tăng sản và polyp viêm.

Polyp thiếu niên: hình ảnh vi thể có thành phần mô đệm phát triển mạnh, các ống tuyến hình túi giãn rộng nhƣng vẫn có lớp biểu mô tạo thành.

Polyp tăng sản: hình ảnh vi thể gồm những ống và hốc tuyến có hình thái rõ ràng, có lót một lớp tế bào biểu mô dưới dạng biệt hoá của tế bào hình đài hoặc tế bào hấp thu, có nhiều tế bào biểu mô, bờ của polyp nhìn nghiêng nhƣ có hình răng cƣa.

Polyp viêm: hình ảnh vi thể có tăng sản mô hạt trong lớp đệm và kèm nhiều tế bào viêm xâm nhập.

* Phân tích kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện qua nội soi

- Đánh giá kỹ thuật cắt polyp qua nội soi.

+ Đánh giá số lần cắt trung bình, theo hình dạng polyp, kích thước polyp

Số lần soi cắt trên một bệnh nhân: là số lần soi để cắt toàn bộ polyp trên mỗi bệnh nhân (soi cắt 1 lần và >1 lần làm thủ thuật)

Số lần cắt trên một bệnh nhân: là số lần cắt toàn bộ polyp trên mỗi bệnh nhân trong 1 lần soi (bệnh nhân có nhiều hơn 1 polyp đƣợc soi 1 lần và cắt nhiều hơn 1 lần)

Số lần cắt trên một polyp: là số nhát cắt toàn bộ polyp trên mỗi polyp (thông thường polyp có cuống nhỏ cắt 1 nhát, polyp cuống to hoặc không cuống nhưng kích thước to sẽ cần cắt >1 nhát cho 1 polyp)

+ Thời gian cắt đốt trung bình Chỉ tính từ khi cắt và đốt, không tính thời gian soi, tính bằng giây (10 giây).

+ Công suất cắt: theo hình dạng, kích thước polyp Bác sĩ sử dụng nguồn điện: 20w, 30w, 40w (theo phương pháp cắt trình bày phần sau).

- Đánh giá kết quả cắt polyp.

+ Thành công: cắt toàn bộ polyp, không tái phát sau 3 tháng.

+ Không thành công: chảy máu, thủng hoặc tái phát polyp sau 3 tháng.

+ Chảy máu tại nơi cắt: rỉ máu hay máu chảy biểu hiện đi ngoài ra máu tươi, máu cục nâu đen Chúng tôi soi lại ngay khi có nghi ngờ chảy máu.

+ Thủng thành đại trực tràng: đau bụng, chướng hơi, X - quang có liềm hơi dưới vòm hoành.

+ Nhiễm trùng tại nơi cắt: đau bụng, sốt, bạch cầu tăng.

+ Bỏng hoặc điện giật trên da bệnh nhân tại nơi điện cực tiếp xúc.

- Theo dõi sau cắt polyp 24 giờ:

+ Theo dõi toàn trạng: mạch, huyết áp, nhiệt độ.

+ Tính chất phân: đi ngoài không ra máu, ra máu.

- Kiểm tra sau cắt polyp một tuần, khám lại và đánh giá bằng:

- Kiểm tra sau cắt polyp 3 tháng khám lại và đánh giá bằng các dấu hiệu sau:

- Kiểm tra bằng nội soi sau cắt 3 tháng đánh dấu bằng đầu đèn soi trên thành bụng kết hợp với vị trí giải phẫu của polyp và quanh vùng vị trí đó, chúng tôi đánh giá bằng nội soi tại vùng đã cắt polyp qua các đặc điểm sau:

+ Nơi cắt polyp niêm mạc đã bằng phẳng: quan sát không thấy có sự khác biệt giữa niêm mạc tại vị trí cắt với niêm mạc xung quanh.

+ Nơi cắt niêm mạc không bình thường: sùi, loét

+ Polyp tái phát hoặc polyp mới xuất hiện ngoài nơi polyp đã cắt.

2.2.4 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu

- Máy nội soi đại tràng ống mềm OLYMPUS Nhật Bản EVIS180.

Hình 2.1 Máy nội soi ĐT ống mềm Olympus EVIS180 tại BVQY

110 - Máy cắt đốt Olympus PSD 32

Hình 2.2 Máy cắt đốt Olympus PSD 32 tại BVQY 110 Bắc Ninh

- Thòng lọng cắt đốt polyp

Hình 2.3 Thòng lọng cắt đốt polyp được sử dụng tại BVQY 110 Bắc Ninh

Hình 2.4 Kìm sinh thiết FB24 - Q1 sử dụng tại BVQY 110 Bắc Ninh

- Kẹp clip, kim tiêm chuyên dùng (cầm máu, nước muối sinh lý).

Hình 2.5 Kẹp Clip sử dụng tại BVQY 110 Bắc Ninh

Hình 2.6 Kim tiêm chuyên dùng sử dụng tại BVQY 110 Bắc Ninh

- Dung dịch Formol 10% để cố định bệnh phẩm, lọ đựng bệnh phẩm, dung dịch Adrenalin 1/10.000,

2.2.5 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

- Trước khi làm thủ thuật BN nhịn ăn trước 8 giờ, làm sạch đại tràng bằng thuốc Fortrans, tiêm giảm co thắt bằng thuốc Vincopane 20mg trước khi soi 30 phút.

- Bệnh nhân được giải thích kỹ về những ưu điểm của phương pháp cắt polyp đại trực tràng qua nội soi và những tai biến có thể xảy ra đồng thời ký vào giấy cam đoan làm thủ thuật.

- Bệnh nhân đƣợc làm các xét nghiệm máu cơ bản: công thức máu, máu chảy, máu đông.

- Cho bệnh nhân nằm theo tƣ thế nằm ngửa, nghiêng trái hoặc nghiêng phải.

2.2.5.2 Các bước tiến hành cắt polyp đại trực tràng

- Bôi dầu paraphin vào đầu ống soi.

- Đƣa máy soi nhẹ nhàng, từ từ vào trực, đại tràng cho đến khi quan sát đƣợc polyp thì cố định máy soi.

- Quan sát kỹ vị trí, hình dạng, kích thước, đường kính polyp để lựa chọn dụng cụ cắt polyp phù hợp.

- Xác định công suất nguồn cắt đốt:

Thời gian duy trì dòng điện và tốc độ thắt chặt thòng lọng cho phù hợp với từng loại polyp trên nguyên tắc: công suất nguồn cắt đốt càng lớn, thời gian duy trì dòng điện qua thòng lọng càng ngắn, tốc độ thắt chặt thòng lọng càng nhanh thì polyp cắt rời càng nhanh và dễ chảy máu.

+ Với những polyp có kích thước < 10mm: dùng dòng điện có công suất 20w, thời gian duy trì dòng điện qua thòng lọng từ 1- 3 giây.

+ Với những polyp có kích thước 10 - 20mm: dùng dòng điện có công suất 30w, thời gian duy trì dòng điện qua thòng lọng từ 1- 4 giây.

+ Với những polyp có kích thước > 20mm: dùng dòng điện có công suất 40w, thời gian duy trì dòng điện qua thòng lọng từ 1 - 5 giây.

- Kiểm tra dây đất tại vị trí tiếp xúc với bệnh nhân và vị trí cắm vào nguồn đốt điện.

- Kiểm tra thòng lọng cắt polyp sao cho có độ mở tối đa và khi rút vào phải nằm gọn trong lòng dây 2mm.

- Lồng thòng lọng vào polyp và từ từ thắt thòng lọng cho đến khi thấy chặt tay.

- Kiểm tra niêm mạc đại trực tràng có nằm trong thòng lọng không.

- Xác định đường cắt của thòng lọng nhiệt điện trên polyp, chúng tôi dựa theo kỹ thuật xác định đường cắt của Jerome D Waye và cs [73].

Với BN đa polyp,cắt polyp có cuống trước và polyp to trước.

* Đối với polyp có cuống.

- Đối với polyp có đường kính cuống < 10mm, cắt sát cổ polyp để lại tối đa cuống, nếu phần cuống còn lại < 5mm thì để nguyên, nếu phần cuống còn lại dài > 5mm thì phải đốt và cắt tiếp cho đến khi phần còn lại chỉ còn < 5mm.

- Đối với polyp có đường kính cuống từ 10 - 20mm, cũng cắt sát đầu polyp và quan sát nếu không thấy chảy máu thì tiến hành tiếp nhƣ polyp có đường kính cuống < 10mm Nếu thấy chảy máu thì không cắt ngay mà tạo 1 đường đốt ngay sát đường cắt đang chảy máu Để đề phòng chảy máu đường cắt tiếp theo, tiến hành tạo một đường đốt dưới đường định cắt tiếp, sau đó mới tiến hành cắt.

- Đối với polyp to có đường kính cuống > 20mm, tiến hành tạo một đường đốt dưới đường định cắt, dùng thòng lọng xiết sát cổ polyp hoặc cách niêm mạc đại trực tràng 10mm, xiết từ từ gây thiếu máu cục bộ rồi nâng lên cắt đốt từ từ.

* Đối với polyp không có cuống

- Đối với polyp đường kính < 10mm: dùng thòng lọng xiết chân polyp sát niêm mạc đại trực tràng nâng lên tách khỏi lớp cơ niêm rồi cắt đốt.

- Đối với polyp kích thước 10-20mm: tiêm dung dịch Adrenalin 1/10.000 vào chân polyp để tách khỏi lớp cơ niêm rồi nâng lên cắt đốt.

- Đối với polyp kích thước >20mm: tiêm dung dịch Adrenalin 1/10.000 vào chân polyp để tách khỏi lớp cơ niêm rồi nâng lên cắt đốt từng phần đến hết polyp.

Số lần cắt đốt phụ thuộc vào kích thước của polyp tương tự như cắt đốt polyp có cuống.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đƣợc sự đồng ý của BN và gia đình BN.

- Thông tin thu thập đƣợc chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.

- Tƣ vấn cho BN những ƣu điểm của thủ thuật cắt polyp đại trực tràng và những biến chứng của polyp đại trực tràng đối với sức khoẻ người bệnh.

- Đề tài đƣợc thông qua hội đồng đạo đức Đại học Y Dƣợc Thái

Nguyên và đƣợc thông qua lãnh đạo Bệnh viện Quân y 110 Bắc Ninh.

BN VÀO VIỆN PHÁT HIỆN POLYP

XN CƠ BẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SOI, CẮT POLYP

LÂM SÀNG, HÌNH CẮT POLYP ẢNH NỘI SOI

MÔ BỆNH HỌC DIỄN BIẾN TRONG

QUÁ TRÌNH CAN THIỆP ĐẶC ĐIỂM KẾT QUẢ TAI BIẾN

Từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015 tại Bệnh viện Quân y 110 Bắc Ninh, chúng tôi đã tiến hành cắt 129 polyp đại trực tràng cho 92 BN có đủ tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu.

3.1 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới

Nhóm tuổi Số BN Tỉ lệ Số BN Tỉ lệ Số BN Tỉ lệ (%)

- Độ tuổi trung bình là 53,28  16,74, nữ cao hơn nam.

- Tỉ lệ BN có độ tuổi từ 41- 60 và trên 60 chiếm tỉ lệ cao nhất

40,22%, polyp ĐTT hay gặp ở độ tuổi trên 40 Gặp 5 BN có tuổi dưới 20 chiếm 5,43%.

Biểu đồ 3.1 Phân bố BN theo giới

Nhận xét: Có 56 BN nam, chiếm 60,87%, 36 BN nữ chiếm 39,13% Tỉ lệ nam/nữ là 1,56.

Lý do đi khám bệnh

Biểu đồ 3.2 Lý do bệnh nhân đi khám bệnh Nhận xét:

- Lý do BN đi khám bệnh chủ yếu là đại tiện ra máu và rối loạn đại tiện (30,43%).

- Các triệu chứng nhƣ đau bụng chiếm 25,0% và có 14,13% BN không có biểu hiện, chỉ tình cờ đi kiểm tra.

< 6 tháng 6-12tháng >12tháng Thời gian

< 6 tháng 6 - 12 tháng> 12 tháng Không rõ

Biểu đồ 3.3 Thời gian bị bệnh Nhận xét:

- Số BN bị bệnh từ 6-12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 32,61%, không rõ thời gian bị bệnh cũng chiếm tới 29,35%.

- Chiếm tỷ lệ thấp nhất (11,96% ) là bị bệnh trên 12 tháng.

Bảng 3.2 Tiền sử bản thân và gia đình

Tiền sử Số lƣợng Tỉ lệ

Bản thân UTĐTT đã phẫu thuật 3 3,26

Gia đình Có người bị UTĐTT 2 2,17

- Tiền sử bản thân: có 28 BN đi ngoài ra máu chiếm 30,43% và 3 BN chiếm 3,26% bị UTĐTT đã phẫu thuật.

- Tiền sử gia đình: có 3 BN chiếm 3,26% có người trong gia đình bị PLĐTT và 2 BN chiếm 2,17% có người trong gia đình bị UTĐTT.

3.2 Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng

3.2.1 Các triệu chứng lâm sàng

Bảng 3.3 Các triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng Số BN Tỉ lệ (%)

(n) Đi ngoài ra máu 28 30,43 Đau bụng 39 42,39

(táo, lỏng, táo lỏng xen kẽ)

- Có BN biểu hiện một hay hai, ba triệu chứng lâm sàng.

- Rối loạn đại tiện chiếm tỷ lệ cao nhất (69,57%) với 64 BN, có 13 BN chiếm (14,13%) không biểu hiện triệu chứng.

Biểu đồ 3.4 Phân bố tính chất phân Nhận xét:

- Bệnh nhân đi ngoài phân lỏng chiếm tỷ lệ cao nhất 33,7%.

- Chỉ có 30,43% đi ngoài phân bình thường Còn lại là có rối loạn đại tiện chiếm đến gần 70%.

Vị trí Số BN Tỉ lệ (%)

Trực tràng 39 42,39 Đại tràng xích ma 16 17,39 Đại tràng xuống 2 2,17 Đại tràng ngang 16 17,39 Đại tràng lên 4 4,35

- Polyp ở trực tràng chiếm tỷ lệ cao nhất 42,39% với 39 bệnh nhân, tiếp đó là đại tràng xích ma và đại tràng ngang chiếm 17,39%.

- Các vị trí khác nhƣ đại tràng xuống, manh tràng chiếm tỉ lệ thấp.

- Polyp ở nhiều vị trí chiếm 13,04% với 12 BN.

Hình 3.1 Phân bố vị trí các polyp của đại trực tràng

Bảng 3.5 Đặc điểm hình dạng polyp

Hình dạng polyp Số BN Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Polyp không có cuống chiếm 54,35%, có cuống chiếm tỉ lệ

31,52% Các loại hình dạng khác chiếm tỉ lệ thấp chiếm 14,13%.

Bảng 3.6 Đặc điểm số lượng polyp trên mỗi bệnh nhân

Số lƣợng polyp Số BN Tỉ lệ (%)

- Có 76 BN có 1 polyp chiếm tỉ lệ cao nhất 82,61%.

- Số lƣợng nhiều polyp trên 1 BN chỉ chiếm tỉ lệ thấp 17,39 %.

Bảng 3.7 Đặc điểm bề mặt polyp

Bề mặt Dạng polyp Số polyp Tỉ lệ (%) polyp (n9)

Nhẵn Đơn Polyp 52 72,09 Đa polyp 41

Sần sùi Đơn Polyp 6 6,98 Đa polyp 3

Chảy máu Đơn Polyp 10 13,95 Đa polyp 8

Loét, viêm Đơn Polyp 8 6,98 Đa polyp 1

- Chủ yếu gặp polyp có bề mặt nhẵn gồm 93 polyp trên tổng số 129 polyp đƣợc soi và cắt chiếm 72,09%.

- Polyp có bề mặt chảy máu gồm 18 polyp chiếm 13,95%.

- Polyp có bề mặt sần sùi gồm 9 polyp chiếm 6,98%.

- Polyp có bề mặt loét, viêm gồm 9 polyp chiếm 6,98%.

Bảng 3.8 Đặc điểm kích thước polyp

Kích thước polyp (mm) Số polyp Tỉ lệ polyp

- Chỉ có 31 polyp có cuống (24,03%) còn lại 98 polyp không cuống và loại khác (75,97%).

- Kích thước đường kính đầu to trên 20 mm chiếm 15,51% trong tổng số polyp.

- Độ dài cuống < 10mm chiếm tỉ lệ cao là 20 polyp chiếm 64,52%.

- Đường kính cuống trên 20 mm chiếm tỉ lệ thấp là 3,22%

3.2.3 Đặc điểm mô bệnh học polyp đại trực tràng

Bảng 3.9 Phân loại chung về mô bệnh học

Loại polyp Số polyp Số BN

Thiếu niên 5 5 5,43 ung Tăng sản 25 17 18,48

- Tỉ lệ BN có loại polyp sinh ung (Neoplastic polyp) chiếm tỉ lệ 39,13% thấp hơn loại không sinh ung (Non-Neoplastic polyp).

-Tỉ lệ bệnh nhân có polyp không sinh ung gồm polyp viêm, polyp thiếu niên và polyp tăng sản chiếm trên 60%.

Sinh ung Không sinh ung

Biểu đồ: 3.5 Phân bố chung về mô bệnh học polyp đại trực tràng Nhận xét:

Nhóm sinh ung chiếm 39,13 %, nhóm không sinh ung chiếm 60,83 %.

Mô bệnh học Sinh ung Không sinh ung

Giới Số BN Số BN Tỉ lệ p

- Polyp sinh ung (Neoplastic) và nhóm không sinh ung (Non- Neoplastic) đều cho thấy ở nam cao hơn nữ (26,09% so với 13,04% và 34,78% so với 26,09%).

- Sự khác biệt giữa các nhóm sinh ung và không sinh ung về giới không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.11 Mô bệnh học theo nhóm tuổi

Mô bệnh học Sinh ung Không sinh ung

Nhóm tuổi Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%)

- Nhóm tuổi dưới 20 không gặp polyp u tuyến, chỉ gặp 5,43% polyp ĐTT lành tính Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

- Ở các nhóm tuổi khác, tỉ lệ giữa polyp u tuyến và polyp không sinh ung khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

- Nhóm tuổi trên 60, BN có polyp không sinh ung chiếm tỉ lệ cao nhất 27,17%.

Sinh ung Không sinh ung p

Trực tràng 22 17,05 32 24,82 >0,05 Đại tràng xích ma 14 10,85 14 10,85 >0,05 Đại tràng xuống 0 0 6 4,65 >0,05 Đại tràng ngang 13 10,08 14 10,85 >0,05 Đại tràng lên 2 1,55 6 4,65 >0,05

- Nhóm sinh ung ở trực tràng chiếm tỷ lệ cao nhất với 22 polyp chiếm 17,05%; nhóm không sinh ung ở trực tràng có 32 polyp chiếm tỉ lệ 24,82% cao hơn ở nhóm sinh ung, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

- Ở các vị trí khác, polyp phân bố đồng đều ở cả 2 loại polyp và khác biệt ở các vị trí không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.13 Mô bệnh học theo hình dạng polyp

Mô bệnh học Sinh ung Không sinh ung p

- Nhóm sinh ung polyp chiếm tỷ lệ 14,73% trong nhóm polyp có cuống, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 so với nhóm không sinh ung 9,3%.

- Sự khác biệt về hình dạng polyp giữa các nhóm sinh ung và không sinh ung không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.14 Mô bệnh học theo số lượng polyp

Mô bệnh học Sinh ung Không sinh ung p

Polyp đơn độc 28 21,7 48 37,21 >0,05 Đa polyp 23 17,83 30 23,26 >0,05

Nhận xét: sự khác biệt về số lƣợng polyp giữa các nhóm sinh ung và không sinh ung không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.15 Mô bệnh học theo kích thước đầu polyp

Mô bệnh học Sinh ung Không sinh ung p n9 % n9 %

- Trong nhóm polyp có đường kính dưới 10mm và trên 20 mm tỉ lệ polyp sinh ung khác biệt so với polyp không sinh ung với p 0,05.

3.3.1 Đánh giá kỹ thuật cắt polyp qua nội soi

Bảng 3.16 Số lần soi cắt polyp đối với mỗi BN

Số lần soi cắt Số lần soi cắt Số lần cắt/1 BN Số lần cắt/1 PL

Số BN Tỉ lệ Số BN Tỉ lệ Số PL Tỉ lệ

- Tất cả các BN đều đƣợc cắt hết polyp trong một lần làm thủ thuật.

- Có 76 BN chỉ cắt một lần trong 1 cuộc soi chiếm 82,61%; 16 BN cắt trên một lần.

- Có 108 polyp chỉ cắt một nhát chiếm 83,72%; 21 polyp cắt trên một nhát.

Bảng 3.17 Số lần cắt theo hình dạng polyp

Số lần cắt trên 1 polyp

Hình 1 2 3 4 dạng Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ Số Tỉ Trung polyp polyp polyp polyp lệ polyp lệ bình

- Polyp có cuống số lần cắt trung bình là 1,45 lần Polyp không có cuống số lần cắt trung bình là 1,13 lần Polyp loại khác số lần cắt trung bình là 1,4 lần.

- Chủ yếu các polyp đƣợc cắt 1 lần bao gồm polyp có cuống, không có cuống, hay các hình dạng khác chiếm 83,72% Số lần cắt 1 lần ở polyp không cuống là thường gặp nhất, so với các loại hình dạng polyp khác khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 0,05.

Bảng 3.18 Số lần cắt theo kích thước polyp Đường Số lần cắt bằng điện cao tần kính 1 2 3 4 cuống hoặc Số Số Số Tỉ Số Tỉ Trung chân polyp Tỉ lệ polyp Tỉ lệ polyp lệ polyp lệ bình polyp (%) (%)

- Số lần cắt trung bình của nhóm polyp có đường kính < 10mm là 1,05 lần.

- Số lần cắt trung bình của nhóm polyp có đường kính 10-20 mm là 1,47 lần.

-Số lần cắt trung bình của nhóm polyp có đường kính >20mm là 2,38 lần Sự khác biệt về số lần cắt trung bình của các nhóm polyp theo kích thước khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.19 Thời gian cắt đốt theo nhóm hình dạng polyp

Hình Thời gian cắt dạng < 5 giây 5 - 10 giây > 10 giây P

Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ polyp (n9)polyp (%) (n9)polyp (%) (n9)polyp (%)

- Ở khoảng thời gian cắt dưới 5 giây, polyp không cuống chiếm tỉ lệ cao nhất, khác biệt so với các loại hình dạng polyp khác có ý nghĩa thống kê với p 12 tháng Không rõ

Biểu đồ 3.3 Thời gian bị bệnh Nhận xét:

- Số BN bị bệnh từ 6-12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 32,61%, không rõ thời gian bị bệnh cũng chiếm tới 29,35%.

- Chiếm tỷ lệ thấp nhất (11,96% ) là bị bệnh trên 12 tháng.

Bảng 3.2 Tiền sử bản thân và gia đình

Tiền sử Số lƣợng Tỉ lệ

Bản thân UTĐTT đã phẫu thuật 3 3,26

Gia đình Có người bị UTĐTT 2 2,17

- Tiền sử bản thân: có 28 BN đi ngoài ra máu chiếm 30,43% và 3 BN chiếm 3,26% bị UTĐTT đã phẫu thuật.

- Tiền sử gia đình: có 3 BN chiếm 3,26% có người trong gia đình bị PLĐTT và 2 BN chiếm 2,17% có người trong gia đình bị UTĐTT.

Đặc điểm lâm sàng,hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng

3.2.1 Các triệu chứng lâm sàng

Bảng 3.3 Các triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng Số BN Tỉ lệ (%)

(n) Đi ngoài ra máu 28 30,43 Đau bụng 39 42,39

(táo, lỏng, táo lỏng xen kẽ)

- Có BN biểu hiện một hay hai, ba triệu chứng lâm sàng.

- Rối loạn đại tiện chiếm tỷ lệ cao nhất (69,57%) với 64 BN, có 13 BN chiếm (14,13%) không biểu hiện triệu chứng.

Biểu đồ 3.4 Phân bố tính chất phân Nhận xét:

- Bệnh nhân đi ngoài phân lỏng chiếm tỷ lệ cao nhất 33,7%.

- Chỉ có 30,43% đi ngoài phân bình thường Còn lại là có rối loạn đại tiện chiếm đến gần 70%.

Vị trí Số BN Tỉ lệ (%)

Trực tràng 39 42,39 Đại tràng xích ma 16 17,39 Đại tràng xuống 2 2,17 Đại tràng ngang 16 17,39 Đại tràng lên 4 4,35

- Polyp ở trực tràng chiếm tỷ lệ cao nhất 42,39% với 39 bệnh nhân, tiếp đó là đại tràng xích ma và đại tràng ngang chiếm 17,39%.

- Các vị trí khác nhƣ đại tràng xuống, manh tràng chiếm tỉ lệ thấp.

- Polyp ở nhiều vị trí chiếm 13,04% với 12 BN.

Hình 3.1 Phân bố vị trí các polyp của đại trực tràng

Bảng 3.5 Đặc điểm hình dạng polyp

Hình dạng polyp Số BN Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Polyp không có cuống chiếm 54,35%, có cuống chiếm tỉ lệ

31,52% Các loại hình dạng khác chiếm tỉ lệ thấp chiếm 14,13%.

Bảng 3.6 Đặc điểm số lượng polyp trên mỗi bệnh nhân

Số lƣợng polyp Số BN Tỉ lệ (%)

- Có 76 BN có 1 polyp chiếm tỉ lệ cao nhất 82,61%.

- Số lƣợng nhiều polyp trên 1 BN chỉ chiếm tỉ lệ thấp 17,39 %.

Bảng 3.7 Đặc điểm bề mặt polyp

Bề mặt Dạng polyp Số polyp Tỉ lệ (%) polyp (n9)

Nhẵn Đơn Polyp 52 72,09 Đa polyp 41

Sần sùi Đơn Polyp 6 6,98 Đa polyp 3

Chảy máu Đơn Polyp 10 13,95 Đa polyp 8

Loét, viêm Đơn Polyp 8 6,98 Đa polyp 1

- Chủ yếu gặp polyp có bề mặt nhẵn gồm 93 polyp trên tổng số 129 polyp đƣợc soi và cắt chiếm 72,09%.

- Polyp có bề mặt chảy máu gồm 18 polyp chiếm 13,95%.

- Polyp có bề mặt sần sùi gồm 9 polyp chiếm 6,98%.

- Polyp có bề mặt loét, viêm gồm 9 polyp chiếm 6,98%.

Bảng 3.8 Đặc điểm kích thước polyp

Kích thước polyp (mm) Số polyp Tỉ lệ polyp

- Chỉ có 31 polyp có cuống (24,03%) còn lại 98 polyp không cuống và loại khác (75,97%).

- Kích thước đường kính đầu to trên 20 mm chiếm 15,51% trong tổng số polyp.

- Độ dài cuống < 10mm chiếm tỉ lệ cao là 20 polyp chiếm 64,52%.

- Đường kính cuống trên 20 mm chiếm tỉ lệ thấp là 3,22%

3.2.3 Đặc điểm mô bệnh học polyp đại trực tràng

Bảng 3.9 Phân loại chung về mô bệnh học

Loại polyp Số polyp Số BN

Thiếu niên 5 5 5,43 ung Tăng sản 25 17 18,48

- Tỉ lệ BN có loại polyp sinh ung (Neoplastic polyp) chiếm tỉ lệ 39,13% thấp hơn loại không sinh ung (Non-Neoplastic polyp).

-Tỉ lệ bệnh nhân có polyp không sinh ung gồm polyp viêm, polyp thiếu niên và polyp tăng sản chiếm trên 60%.

Sinh ung Không sinh ung

Biểu đồ: 3.5 Phân bố chung về mô bệnh học polyp đại trực tràng Nhận xét:

Nhóm sinh ung chiếm 39,13 %, nhóm không sinh ung chiếm 60,83 %.

Mô bệnh học Sinh ung Không sinh ung

Giới Số BN Số BN Tỉ lệ p

- Polyp sinh ung (Neoplastic) và nhóm không sinh ung (Non- Neoplastic) đều cho thấy ở nam cao hơn nữ (26,09% so với 13,04% và 34,78% so với 26,09%).

- Sự khác biệt giữa các nhóm sinh ung và không sinh ung về giới không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.11 Mô bệnh học theo nhóm tuổi

Mô bệnh học Sinh ung Không sinh ung

Nhóm tuổi Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%)

- Nhóm tuổi dưới 20 không gặp polyp u tuyến, chỉ gặp 5,43% polyp ĐTT lành tính Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

- Ở các nhóm tuổi khác, tỉ lệ giữa polyp u tuyến và polyp không sinh ung khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

- Nhóm tuổi trên 60, BN có polyp không sinh ung chiếm tỉ lệ cao nhất 27,17%.

Sinh ung Không sinh ung p

Trực tràng 22 17,05 32 24,82 >0,05 Đại tràng xích ma 14 10,85 14 10,85 >0,05 Đại tràng xuống 0 0 6 4,65 >0,05 Đại tràng ngang 13 10,08 14 10,85 >0,05 Đại tràng lên 2 1,55 6 4,65 >0,05

- Nhóm sinh ung ở trực tràng chiếm tỷ lệ cao nhất với 22 polyp chiếm 17,05%; nhóm không sinh ung ở trực tràng có 32 polyp chiếm tỉ lệ 24,82% cao hơn ở nhóm sinh ung, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

- Ở các vị trí khác, polyp phân bố đồng đều ở cả 2 loại polyp và khác biệt ở các vị trí không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.13 Mô bệnh học theo hình dạng polyp

Mô bệnh học Sinh ung Không sinh ung p

- Nhóm sinh ung polyp chiếm tỷ lệ 14,73% trong nhóm polyp có cuống, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 so với nhóm không sinh ung 9,3%.

- Sự khác biệt về hình dạng polyp giữa các nhóm sinh ung và không sinh ung không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.14 Mô bệnh học theo số lượng polyp

Mô bệnh học Sinh ung Không sinh ung p

Polyp đơn độc 28 21,7 48 37,21 >0,05 Đa polyp 23 17,83 30 23,26 >0,05

Nhận xét: sự khác biệt về số lƣợng polyp giữa các nhóm sinh ung và không sinh ung không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.15 Mô bệnh học theo kích thước đầu polyp

Mô bệnh học Sinh ung Không sinh ung p n9 % n9 %

- Trong nhóm polyp có đường kính dưới 10mm và trên 20 mm tỉ lệ polyp sinh ung khác biệt so với polyp không sinh ung với p 0,05.

Kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện qua nội soi

Bảng 3.16 Số lần soi cắt polyp đối với mỗi BN

Số lần soi cắt Số lần soi cắt Số lần cắt/1 BN Số lần cắt/1 PL

Số BN Tỉ lệ Số BN Tỉ lệ Số PL Tỉ lệ

- Tất cả các BN đều đƣợc cắt hết polyp trong một lần làm thủ thuật.

- Có 76 BN chỉ cắt một lần trong 1 cuộc soi chiếm 82,61%; 16 BN cắt trên một lần.

- Có 108 polyp chỉ cắt một nhát chiếm 83,72%; 21 polyp cắt trên một nhát.

Bảng 3.17 Số lần cắt theo hình dạng polyp

Số lần cắt trên 1 polyp

Hình 1 2 3 4 dạng Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ Số Tỉ Trung polyp polyp polyp polyp lệ polyp lệ bình

- Polyp có cuống số lần cắt trung bình là 1,45 lần Polyp không có cuống số lần cắt trung bình là 1,13 lần Polyp loại khác số lần cắt trung bình là 1,4 lần.

- Chủ yếu các polyp đƣợc cắt 1 lần bao gồm polyp có cuống, không có cuống, hay các hình dạng khác chiếm 83,72% Số lần cắt 1 lần ở polyp không cuống là thường gặp nhất, so với các loại hình dạng polyp khác khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 0,05.

Bảng 3.18 Số lần cắt theo kích thước polyp Đường Số lần cắt bằng điện cao tần kính 1 2 3 4 cuống hoặc Số Số Số Tỉ Số Tỉ Trung chân polyp Tỉ lệ polyp Tỉ lệ polyp lệ polyp lệ bình polyp (%) (%)

- Số lần cắt trung bình của nhóm polyp có đường kính < 10mm là 1,05 lần.

- Số lần cắt trung bình của nhóm polyp có đường kính 10-20 mm là 1,47 lần.

-Số lần cắt trung bình của nhóm polyp có đường kính >20mm là 2,38 lần Sự khác biệt về số lần cắt trung bình của các nhóm polyp theo kích thước khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.19 Thời gian cắt đốt theo nhóm hình dạng polyp

Hình Thời gian cắt dạng < 5 giây 5 - 10 giây > 10 giây P

Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ polyp (n9)polyp (%) (n9)polyp (%) (n9)polyp (%)

- Ở khoảng thời gian cắt dưới 5 giây, polyp không cuống chiếm tỉ lệ cao nhất, khác biệt so với các loại hình dạng polyp khác có ý nghĩa thống kê với p12 tháng chiếm 6,3% và 4/32 BN không rõ thời gian mắc bệnh [25] Nghiên cứu này tác giả chủ yếu gặp polyp ở BN trẻ tuổi dưới 20, khi phân nhóm tác giả thấy toàn bộ BN dưới 20 tuổi đều có thời gian khởi phát bệnh dưới 6 tháng. Kết quả này khác hoàn toàn so với chúng tôi, đối tƣợng BN cao tuổi, và nhóm tuổi chính gặp polyp là trên 40 tuổi, bệnh viện không có khoa nhi.

4.1.4 Tiền sử bản thân và gia đình

Chúng tôi khai thác tiền sử bản thân bao gồm đi ngoài ra máu, ung thƣ ĐTT đã phẫu thuật, ghi nhận ở bảng 3.2 Chỉ có 31 BN có tiền sử bệnh, trong đó có 28 BN đi ngoài ra máu chiếm 30,43% và 3 BN chiếm 3,26% bị ung thƣ đại trực tràng đã phẫu thuật.

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi,mô bệnh học của polyp đại trực tràng

4.2.1 Các triệu chứng lâm sàng.

Chúng tôi có nhiều BN biểu hiện một hay hai, ba triệu chứng lâm sàng.Khi thống kê cụ thể tại bảng 3.3, chúng tôi nhận thấy rối loạn đại tiện chiếm tỷ lệ cao nhất (69,57%) với 64 BN, đi ngoài phân lẫn máu chiếm 30,43%, đau bụng chiếm 42,39% Tuy nhiên có 13 BN chiếm 14,13% không biểu hiện triệu chứng.

Về triệu chứng đi ngoài ra máu: chúng tôi chỉ ghi nhận 28 BN đi ngoài ra máu chiếm 30,43% trong khi đó Nguyễn T Thu Thủy gặp triệu chứng đi ngoài ra máu gặp 81,3% [25], trong khi đó Tống Văn Lƣợc gặp 91,18% [15], Nguyễn Ngọc Khánh [12] phát hiện tới 100% số BN có polyp trực tràng ở trẻ em có biểu hiện đi ngoài ra máu Triệu chứng đi ngoài ra máu của BN có polyp đại trực tràng xuất hiện không thường xuyên mà có từng đợt, nhận xét này của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Tống Văn Lƣợc [15], Nguyễn Ngọc Khánh [12] Triệu chứng đi ngoài ra máu còn gặp ở nhiều bệnh lý khác nhƣ: ung thƣ đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, trĩ nội… Nhưng trước một BN có đi ngoài ra máu, điều đầu tiên hướng cho các bác sỹ lâm sàng chỉ định xét nghiệm thăm dò là nội soi hậu môn trực tràng Vì vậy để sàng lọc và phát hiện sớm polyp đại trực tràng đồng thời để giảm thiểu nguy cơ tiến triển của polyp đại trực tràng thành ung thƣ trong cộng đồng thì hỏi bệnh để phát hiện những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đi ngoài ra máu là điều cần thiết vì đây là triệu chứng cơ bản của sự hiện diện polyp đại trực tràng Nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp tỉ lệ thấp là vì đối tƣợng BN của chúng tôi chủ yếu chƣa có triệu chứng và đi khám sức khỏe.

Về triệu chứng rối loạn đại tiện: triệu chứng này chiếm tỉ lệ cao nhất là điều đặc biệt mà chúng tôi muốn báo cáo đến toàn bộ người bệnh Có đến 69,57% rối loạn đại tiện, hơn gấp đôi tỉ lệ BN có triệu chứng đi ngoài phân máu Đây là triệu chứng gặp sớm ở BN polyp ĐTT Những báo cáo trước đó, đa số các tác giả thường gặp đi ngoài phân máu, polyp lòi qua hậu môn, nhƣng đây vẫn là các dấu hiệu đã nặng và có nhiều nguy cơ ung thƣ cao Do vậy muốn phát hiện sớm polyp cũng nhƣ làm tốt công tác tầm soát ung thƣ,

BN có rối loạn đại tiện kéo dài nên đi soi ĐTT ngay khi có điều kiện.

Về triệu chứng đau bụng: chúng tôi thăm khám và hỏi BN, nhận thấy có

39 BN đau bụng chiếm 42,39% Trần Quang Hiệp khám thấy đau bụng chiếm tỉ lệ 34,4%, tuy nhiên triệu chứng này còn có ở rất nhiều bệnh lý khác: Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hoá, tắc ruột… Nhƣng đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh bởi những polyp có đường kính vừa và to nhiều khi làm cho nhu động ruột của bệnh nhân bị rối loạn, một số gây tình trạng bán tắc hoặc lồng ruột do đa polyp [7].

4.2.2 Hình ảnh nội soi polyp đại trực tràng

4.2.2.1 Vị trí polyp đại trực tràng

Polyp ở trực tràng chiếm tỷ lệ cao nhất 42,39%, tiếp đến là polyp ở đại tràng xích ma và đại tràng ngang đều chiếm 17,39% Ít gặp nhất là ở đại tràng xuống chiếm 2,17% Ở nhiều vị trí chiếm 13,04%.

Vị trí của polyp rất quan trọng vì điều này cho thấy cần và nên kiểm tra thật kỹ những vùng hay gặp polyp khi nội soi Từ những năm 1977 các tác giả

Mỹ (Pelayo Correa và cs) đã vẽ bản đồ vị trí các polyp ở ĐTT, cho thấy các polyp tuyến hay gặp nhất là vùng trực tràng, ít gặp ở vùng manh tràng [41]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Quang Hiệp cho thấy polyp trực tràng chiếm tỷ lệ cao nhất: 63,2 %; polyp ở các vị trí khác đều xuất hiện trong nghiên cứu nhƣng chiếm tỷ lệ thấp hơn [7]. Hay kết quả về tỉ lệ polyp trực tràng trong nghiên cứu của Medez L (Tây Ban Nha) là 52,4% [60]; Nguyễn Thị Chín tại BV Việt Tiệp Hải Phòng ghi nhận polyp tại trực tràng là 45,6% [5] nhƣng cao hơn tỷ lệ polyp TT trong nghiên cứu của Nguyễn Thúy Oanh: 37,5% [19] Đỗ Nguyệt Ánh tại BV E cho thấy tỉ lệ polyp ở đại tràng trái là lớn nhất, nhƣng trực tràng chỉ chiếm 17,4%, còn đại tràng xích ma chiếm 43,0% [3].

Tỉ lệ polyp ở đại tràng trái cao hơn polyp ở đại tràng phải, kết quả này phù hợp với kết quả Pelayo Correa và cs [41] Nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới về tỉ lệ phân bố polyp ĐTT cũng gần tương tự tỉ lệ phân bố ung thƣ ĐTT Theo Irving Taylor (Hoa Kỳ): 68% ung thƣ ĐTT nằm ở ĐT trái và một số tác giả khác cũng thấy tỷ lệ phân bố vị trí của UTĐTT tương tự như polyp ĐTT [72] Theo Đỗ Đức Vân: nghiên cứu về các polyp ĐTT không đƣợc điều trị cho thấy xác suất trở thành ung thƣ là 2,5% trong 5 năm, 8% trong 10 năm và 24 % trong 15 năm [28] Tuy nhiên không phải mọi polyp ĐTT đều tiến triển thành ung thƣ ĐTT nhƣng do sự trùng lặp về tỉ lệ phân bố về vị trí của ung thư ĐTT gần tương tự tỉ lệ phân bố vị trí polyp ĐTT cho thấy giữa chúng có mối liên hệ nào đó Vì vậy, cần phải phát hiện và cắt bỏ polyp ĐTT sớm đồng thời theo dõi sau cắt polyp là việc làm có ý nghĩa thiết thực.

4.2.2.2 Hình dạng polyp đại trực tràng

Về hình dạng polyp, chúng tôi thống kê gồm 3 loại liên quan đến kỹ thuật cắt polyp, đó là: polyp không có cuống chiếm tỷ lệ cao nhất 54,35% BN nghiên cứu, có cuống chiếm tỉ lệ 31,52% và hình dạng khác chiếm 14,13% BN.

Hầu hết các nghiên cứu về polyp ĐTT đều điều tra yếu tố hình dạng polyp này vì nó ảnh hưởng đến không những tiên lượng bệnh mà còn liên quan dến kỹ thuật cắt polyp qua nội soi.

Các tác giả trong nước cho các kết quả khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều báo cáo hay gặp nhất là polyp có cuống.

Trần Quang Hiệp nghiên cứu cho thấy polyp có cuống chiếm tỷ lệ cao nhất 50% và cao gấp nhiều lần so với polyp nửa cuống (11%) và polyp dạng dẹt (2,9%) Đây là nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa Bắc Giang, cũng với đa số là các BN trẻ tuổi [7].

Tống Văn Lƣợc thu đƣợc 42,5% polyp có cuống, polyp không cuống 40,9%, còn lại là các loại polyp khác Nhƣ vậy đây là nghiên cứu cho kết quả khá cân bằng [15]. Đinh Đức Anh ghi nhận polyp có cuống lên đến 67,9% [1], hay NguyễnThúy Oanh 57,3% [19].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy tại Thái Nguyên với đa số là BN trẻ (đối tƣợng là BN nhi khoa) [25], polyp có cuống chiếm 68,8%, polyp không cuống chiếm 28,1%, polyp nửa cuống chiếm 3,1%, polyp dạng dẹt không gặp trường hợp nào.

Tại Peru, Celestino A và cs nhận thấy polyp có cuống chiếm 42,1%, còn lại là polyp không cuống 23,9% và polyp nửa cuống [39]. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người cao tuổi, đối tượng quân nhân về hưu và đi khám bệnh định kỳ, chúng tôi ghi nhận thấy chủ yếu là polyp không cuống, kết quả tuy có khác biệt so với nhiều tác giả khác, nhưng đây như là trường hợp đặc biệt cần theo dõi thêm và tiến hành nghiên cứu thêm trên những đối tƣợng cao tuổi.

Nhận định hình dạng polyp để đƣa ra các chỉ định nguồn điện cắt khác nhau và các kỹ thuật cắt khác nhau, với những polyp có cuống kích thước nhỏ (< 10mm) hoặc vừa (10 - 20mm) thì chọn dòng điện cắt 20 - 30w, nhƣng với những polyp có cuống kích thước to (> 20mm) thì phải chọn kỹ thuật cắt polyp 2 thì: thì 1 đốt cho cuống polyp chuyển sang màu trắng, thì 2: sau 7 ngày mới cắt rời polyp, còn đối với những polyp không cuống thì chọn dòng điện dựa vào kích thước chân polyp, một số trường hợp polyp không cuống to, chúng tôi chủ động tiêm dung dịch Adrenalin 1/10.000 vào chân polyp để chủ động tạo cuống cho polyp, đồng thời tác dụng của Adrenalin tại chân polyp làm giảm nguy cơ chảy máu sau cắt Do vậy việc xác định hình dạng polyp rất quan trọng giúp cho quá trình thực hiện thủ thuật diễn ra thuận lợi.

4.2.2.3 Số lượng polyp đại trực tràng

Ngày đăng: 20/07/2023, 22:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w