1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế tổ chức thi công chi tiết

108 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Tổ Chức Thi Công Chi Tiết
Tác giả Đỗ Văn Lĩnh
Người hướng dẫn Thầy Nghiêm Xuân Phượng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Xây Dựng
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản K47
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 162,24 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (1)
  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG (3)
    • 1. Một số vấn đề liên quan đến công tác tổ chức và thực hiện dự án (3)
      • 1.1. Dự án đầu tư xây dựng (3)
      • 1.2. Vòng đời (chu trình) của dự án xây dựng (6)
      • 1.3. Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng (11)
    • 2. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng (13)
      • 2.1. Tổ chức sản xuất theo năm niên lịch (15)
      • 2.2. Tổ chức sản xuất xây dựng hạng mục công trình, công trình hay một gói thầu (15)
    • 3. Các Phương pháp tổ chức xây dựng (15)
      • 3.1. Thi công tuần tự (16)
      • 3.2. Thi công song song (16)
      • 3.3. Thi công dây chuyền (17)
      • 3.4. Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp (19)
      • 3.5. Lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất trong thi công xây dựng công trình (19)
    • 4. Lập và quản lý tiến độ theo sơ đồ mạng (20)
      • 4.1. Khái niệm và trình tự lập kế hoạch tiến độ xây dựng (20)
      • 4.2. Nội dung của kế hoạch tiến độ (21)
      • 4.3. Các nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ xây dựng (22)
      • 4.4. Các loại sơ đồ thể hiện tiến độ (22)
      • 4.5. Tối ưu hóa sơ đồ mạng (24)
  • CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG (26)
    • 1. Khái niệm (26)
    • 2. Mục đích (26)
    • 3. Yêu cầu của thiết kế tổ chức thi công (26)
    • 4. Căn cứ để lập biện pháp tổ chức thi công (26)
    • 5. Phân loại (27)
      • 5.1. Thiết kế tổng thể (27)
      • 5.2. Thiết kế chi tiết (28)
    • CHƯƠNG 3: NỘI DUNG THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT (32)
      • 1. Các điều kiện, căn cứ để lập thiết kế tổ chức thi công (32)
      • 2. Lập kế hoạch cho công tác chuẩn bị (34)
      • 3. Phân tích công trình theo cơ cấu hạng mục (35)
        • 3.1. Phân tích công trình theo cơ cấu hạng mục (35)
        • 3.2. Bố trí thứ tự thực hiện các công việc (35)
      • 4. Xác định hạng mục, khối lượng công tác (37)
        • 4.1. Lập danh mục các hạng mục và danh mục các đầu công việc (37)
        • 4.2. Tính toán khối lượng công tác (37)
        • 4.3. Tính toán thời gian thi công hạng mục công trình (37)
      • 5. Lập kế hoạch tiến độ và quản lý thi công xây dựng (39)
      • 6. Lựa chọn phương án thi công (43)
        • 6.1. Đặc điểm công trình và một số yêu cầu (43)
        • 6.2. Phương pháp so sánh kinh tế kỹ thuật các phương án tổ chức thi công (44)
      • 7. An toàn lao động và môi trường xây dựng (48)
        • 7.1. An toàn lao động (48)
        • 7.2. Đảm bảo vệ sinh môi trường (50)
  • PHẦN II: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THU CÔNG CHI TIẾT DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH THEO ĐƯỜNG TUYẾN 8* THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO HOÀ LẠC (51)
    • A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH (51)
      • 1. Giới thiệu chung về đặc điểm dự án (51)
        • 1.1. Tổng quan về dự án (51)
        • 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (51)
      • 2. Điều kiện tự nhiên của vùng tuyến đi qua (51)
        • 2.1. Đặc điểm công trình (51)
        • 2.2. Điều kiện địa hình (52)
        • 2.3. Điều kiện khí hậu, thủy lực, thủy văn (52)
        • 2.4. Điều kiện địa chất (53)
      • 3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đồ án (53)
        • 3.1. Tiêu chuẩn thiết kế và tải trọng (53)
        • 3.2. Bê tông (54)
        • 3.3. Thép thường (54)
        • 4.1. Khối lượng thi công mố M1,M2 (55)
        • 4.2. Khối lượng thi công dầm (55)
      • 5. Đánh giá về thuận lợi khó khăn lập biện pháp tổ chức thi công (55)
        • 5.1. Thuận lợi (56)
        • 5.2. Khó khăn (56)
    • B. THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT (57)
  • CHƯƠNG I THIẾT KẾ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG MỐ M1, M2 VÀ DẦM (57)
    • 1. Căn cứ để lập biện pháp tổ chức thi công (57)
    • 2. Trình tự các bước thi công mố (57)
      • 2.1. Thi công mố cầu (57)
      • 2.2. Thi công dâm cầu (57)
    • 3. Lựa chọn biện pháp thi công (58)
      • 3.1. Công nghệ đúc dầm BTCTDUL I33m (58)
      • 3.2. Công nghệ đúc cọc (62)
      • 3.3. Thi công mố (64)
      • 3.4. Thi công kết cấu nhịp (67)
    • 4. Khối lượng thi công (68)
      • 4.1. Khối lượng thi công mố M1 và M2 (68)
      • 4.2. Khối lượng thi công kết cấu nhip (69)
    • 5. Nhu cầu nhân công , máy móc thiết bị (70)
    • 6. Lập tiến độ thi công (89)
    • CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ (90)
      • 1. Đảm bảo vệ sinh môi trường (90)
        • 1.1. Không khí (90)
        • 1.2. Nước (91)
        • 1.3. Tiếng ồn (91)
        • 1.4. Chất thải (92)
        • 1.5. Các hàng hóa nguy hiểm và hóa chất (92)
        • 1.6. Các nguồn sinh thái, các nguồn có giá trị khảo cổ, lịch sử (93)
        • 1.7. Sắp xếp mặt bằng (93)
      • 2. Công tác phòng cháy,chữa cháy (94)
      • 3. An toàn lao động – An ninh xã hội (94)
        • 3.1. An toàn lao động (94)
        • 3.2. An toàn thiết bị (96)
        • 3.3. An toàn cho người (96)
        • 3.4. An toàn về điện (97)
        • 3.5. Kỹ thuật an toàn cho từng công tác thi công (98)
        • 3.6. An toàn công trình (101)
        • 3.7. An toàn cho toàn bộ công trường (101)
        • 3.8. Công tác đảm bảo an ninh xã hội (101)
    • CHƯƠNG 3: BỐ TRÌ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG (103)

Nội dung

Nội dung đề tài bao gồm hai phần: Phần 1: Cơ sở lý luận chung về thiết kế tổ chức thi công xây dụng công trình Phần 2: Thiết kế tổ chức thi công chi tiết dự án “đường và công trình theo

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

tổ chức thi công xây lắp đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình, an toàn lao động và hạ giá thành Hơn nữa với biện pháp tổ chức thi công tối ưu sẽ làm tăng uy tín, tăng tính cạanh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế hiện nay.

Qua thời gian học tập ở trường, được sự hướng dẫn của giáo viện bộ môn em đã được giao đề tài “thiết kế tổ chức thi công chi tiết”.

Nội dung đề tài bao gồm hai phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận chung về thiết kế tổ chức thi công xây dụng công trình

Phần 2: Thiết kế tổ chức thi công chi tiết dự án “đường và công trình theo đường các tuyến 5*,8*,10* và đường kéo dài thuộc khu công nghiệp công nghệ cao 1 – khu công nghệ cao Hòa lạc”

Trong thời gian thực hiện đồ án, được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáoNghiêm Xuân Phượng em đã tập trung những hiểu biết của mình vào thực hiện đề tài với mong muốn đạt được kết quả tốt nhất Song trong quá trình thực hiện vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô góp ý giúp em hiểu biết sâu hơn để đạt được kết quả tốt hơn

Em xin trân trọng cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Đỗ Văn Lĩnh

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG

Một số vấn đề liên quan đến công tác tổ chức và thực hiện dự án

1.1 Dự án đầu tư xây dựng a) Khái niệm

- Theo luật xây dựng : Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.

- Theo một quan điểm khác thì dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn sẵn có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và cho xã hội. b) Đặc điểm

- Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng.

- Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.

- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án.

- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo.

- Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực.

- Dự án luôn có tính bất định và rủi ro. c) Phân loại dự án

Dự án có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.

TT Tiêu chí phân loại Các loại dự án

1 Theo cấp độ dự án Dự án thông thường; chương trình; hệ thống

2 Theo quy mô dự án Dự án quan trọng Quốc gia do Quốc hội thông qua, Nhóm A, nhóm B, nhóm C

3 Theo lĩnh vực Xã hội, kinh tế, kỹ thuật, hỗn hợp

4 Theo loại hình Giáo dục đào tạo, nghiên cứu và phát triển, đổi mới, đầu tư, tổng hợp

5 Theo thời hạn Ngắn hạn( 1-2 năm); trung hạn(3-5 năm); dài hạn(trên 5 năm)

6 Theo khu vực Quốc tế; quốc gia; miền vùng; liên ngành; địa phương

7 Theo chủ đầu tư Nhà nước; doanh nghiệp; chủ thể riêng

8 Theo đối tượng đầu tư

Dự án đầu tư tài chính; dự án đầu tư vào đối tượng vật chất cụ thể

9 Theo nguồn vốn Ngân sách nhà nước; ODA; tín dụng; vốn tự huy động của doanh nghiệp nhà nước; vốn liên doanh với nước ngoài; vốn góp của dân…; nguồn vốn hỗn hợp.

Theo quy mô dự án ta có các loại dự án đầu tư xây dựng công trình sau (theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ).

I Dự án quan trọng Quốc gia Theo Nghị quyết của Quốc hội

1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp.

3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế,

Trên 1000 tỷ đồng công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

5 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

2 - Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du

Vòng đời của dự án đầu tư dự án khác.

1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng

Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án

Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.

Doanh nghiệp xây dựng và nhiệm vụ tổ chức SX của DNXD.

 Doanh nghiệp xây dựng là một dạng doanh nghiệp mà chức năng chính của nó là sản xuất các sản phẩm xây lắp, cung ứng các dịch vụ xây dựng phục vụ giao lưu kinh tế trong xã hội.

 Nhiệm vụ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp xây dựng Để tổ chức thi công có hiệu quả các công trình đã dành được qua thắng thầu, doanh nghiệp xây dựng phải lập kế hoạch tổ chức sản xuất của mình Kế hoạch tổ chức sản xuất của một doanh nghiệp xây dựng có thể chia làm 2 loại là :

- Kế hoạch tổ chức sản xuất xây dựng hạng mục công trình, công trình hay một gói thầu xây dựng.

- Kế hoạch tổ chức sản xuất theo năm niên lịch

Hai kế hoạch này tồn tại song song và liên quan mật thiết với nhau Một hạng mục công trình, công trình hay một gói thầu có thể kéo dài nhiều năm và do đó, có thể có mặt trong kế hoạch của nhiều năm niên lịch Ngược lại, một doanh nghiệp xây dựng có thể cùng một lúc phải thi công nhiều công trình hoặc nhiều gói thầu, và vì thế kế hoạch tổ chức sản xuát của một năm niên lịch nào đó có thể bao gồm kế hoạch tổ chức sản xuất xây dựng của nhiều công trình, gói thầu mà doanh nghiệp đang thi công.

2.1 Tổ chức sản xuất theo năm niên lịch

- Tổ chức sản xuất theo năm niên lịch đòi hỏi phải phối hợp tốt nhất giữa nhiệm vụ chung của doanh nghiệp với nhiệm vụ cần phải hoàn thành của từng hợp đồng/gói thầu đã ký kết

- Tổ chức sản xuất theo năm niên lịch phải phối hợp hài hòa hoạt động của các đơn vị trong doanh nghiệp.

2.2 Tổ chức sản xuất xây dựng hạng mục công trình, công trình hay một gói thầu.

- Để tổ chức sản xuất xây dựng hạng mục công trình, công trình hay một gói thầu xây dựng doanh nghiệp phải lập thiết kế tổ chức thi công xây dựng Việc này doanh nghiệp xây dựng đã thực hiện ở giai đoạn tham gia tranh thầu nhưng sau khi trúng thầu phải làm lại để chính xác và đạt hiệu quả hơn.

- Tổ chức sản xuất xây dựng công trình là căn cứ vào những nhiệm vụ đặt ra trong dự án đầu tư xây dựng công trình đã duyệt, những quy định tại hồ sơ thiết kế, những điều khoản trong hợp đồng đã và các điều kiện có liên quan khác, tiến hành tổ chức nhân lực, vật lực kiến tạo lên công trình xây dựng.

Tổ chức xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

 Nhiệm vụ về chi phí, chất lượng và thời gian xây dựng.

 Nghiên cứu tình hình thực địa và địa điểm xây dựng về mọi mặt tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế - xã hội.

 Nghiên cứu khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

 Nghiên cứu khả năng cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất xây dựng

 Thiết kế tổ chức thi công.

Như vậy, nội dụng cơ bản của tổ chức sản xuất xây dựng là tổ chức thi công xây dựng công trình.

Các Phương pháp tổ chức xây dựng

Người ta có thể chia phương pháp tổ chức xây dựng thành 4 phương pháp chính là:tuần tự, song song, phương pháp dây chuyền và phương pháp hỗn hợp Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo các điều kiện cụ thể các phương pháp đó được áp dụng triệt để hay từng phần hoặc kết hợp, đều với một mục đích là đưa lại hiệu quả sản xuất cao nhất.

Tổ chức thi công tuần tự là trên mỗi khu vực bố chí một đơn vị thi công làm toàn bộ các quá trình từ đầu đến cuối, làm xong khu vực này chuyển sang khu vực khác cho đến khi hoàn thành toàn bộ công trình.

Phương pháp tổ chức thi công này có các đặc điểm sau:

- Lực lượng thi công không cần lớn.

- Việc chỉ đạo thi công tập trung, không gây căng thẳng.

- Thời hạn thi công công trình kéo dài, chậm đưa công trình vào khai thác sử dụng.

- Đơn vị thi công phải di chuyển nhiều.

- Không chuyên môn hoá dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, nhưng nếu chuyên môn hoá thì dẫn đến phải chờ đợi gây lãng phí.

- Việc trang bị máy móc thi công phải đầy đủ cho tất cả các quá trình dẫn đến không sử dụng hết thời gian và công suất của thiết bị máy móc thi công.

2 a 3 Đ ồ án tốt nghiệp Lớp DA & QLDA – K47

Tổ chức thi công song song là trên mỗi khu vực bố trí một đơn vị thi công cùng thi công đồng thời trong cùng một khoảng thời gian Mỗi đơn vị thi công đều phải thực hiện hết n quá trình trên khu vực đơn vị mình đảm nhiệm, các đơn vị thi công này hoàn toàn độc lập với nhau.

Phương pháp tổ chức thi công này có các đặc điểm sau:

- Thời gian thi công ngắn, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng.

- Đơn vị thi công không phải di chuyển nhiều.

- Lực lượng thi công lớn, thi công trên diện rộng trong thời gian ngắn nên gây căng thẳng, khó khăn cho công tác chỉ đạo thi công.

- Tại một thời điểm bất kỳ, do diện thi công phân tán cùng tiến hành một loại công tác như nhau nên nhu cầu về máy móc thiết bị cùng loại sẽ rất lớn gây khó khăn và căng thẳng cho việc cung ứng, xuất nhập vật tư thiết bị.

- Xe máy thi công phải tập trung với số lượng cùng loại lớn như vậy, nhưng sau đó khi quá trình thi công chuyển sang công tác khác thì số xe máy này lại không cần đến nữa, hoặc phải di chuyển đến một đối tượng thi công khác, gây lãng phí và tốn kém, khiến cho hầu hết các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về sử dụng và khai thác xe máy đều giảm.

- Ngoài ra, do không chuyên môn hoá, lượng xe máy bị phân tán thuộc nhiều đơn vị quản lý khác nhau, nên điều kiện tổ chức quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa khó khăn gây ảnh hưởng đến tình trạng của máy móc thiết bị.

- Trong quá trình thi công , khối lượng dở dang lớn, do đó dễ gây nên tình trạng khối lượng phát sinh (do thời tiết, do máy móc xe cộ đi lại gây ra ), đồng thời không lợi về mặt hạch toán kế toán, không tận dụng được đoạn đường hoàn thành để phục vụ thi công.

Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền là phân chia các hạng mục thành các quá trình để có thể giao cho tổ, đội chuyên môn với các máy móc thi công thích hợp tạo nên các dây chuyền đơn Các dây chuyền đơn này thực hiện công việc chuyên môn của mình lần lượt trên các hạng mục Tại mỗi hạng mục hay trên mỗi phân đoạn thi công, các dây chuyền đơn khác nhau lần lượt thi công các công việc chuyên môn khác nhau theo trình tự công nghệ đã định Thời điểm khởi công là thời điểm dây chuyền đơn thứ nhất bắt đầu thi công tại hạng mục đầu tiên. Thời điểm kết thúc là thời điểm dây chuyền đơn cuối cùng thi công xong tại hạng mục cuối cùng.

Phương pháp tổ chức thi công này có các đặc điểm sau:

- Sau thời kỳ triển khai dây chuyền thì từng khu vực công trình có thể lần lượt được đưa vào sử dụng.

- Máy móc phương tiện tập trung trong các đơn vị chuyên nghiệp tạo điều kiện sử dụng chúng có lợi nhất, dễ bảo dưỡng sửa chữa, bảo đảm máy móc làm việc có năng suất.

- Công nhân được chuyên nghiệp hóa tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ, tăng năng suất và tăng chất lượng công tác.

- Diện thi công tập trung trong chiều dài triển khai dây chuyền nên việc chỉ đạo kiểm tra thuận lợi.

- Phương pháp thi công dây chuyền tạo điều kiện nâng cao trình độ thi công nói chung, tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

3.4 Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp.

Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp là trên một đối tượng thi công vận dụng cả hai hoặc ba phương pháp thi công tuần tự, song song, dây chuyền để tổ chức thi công.

Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp phát huy được những ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp thi công nói trên (phương pháp thi công tuần tự, phương pháp thi công song song và phương pháp thi công dây chuyền).

3.5 Lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất trong thi công xây dựng công trình. a) Nguyên tắc so sánh lựa chọn và đánh giá phương án TKTCTC

- Đưa ra tất cả các phương án có thể phù hợp với mục đích xây dựng công trình, không được bỏ phương án nào.

- Các phương án đưa ra so sánh phải đảm bảo chất lượng theo hồ sơ thiết kế, phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khoa học và theo quy trình quy định thi công, đảm bảo môi trường, an toàn lao động.

- Lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chính để so sánh lựa chọn phương án thi công Lợi ích trong xây dựng phải được xét toàn diện về các mặt.

- Phương pháp đánh giá phải phù hợp với yêu cầu và mục đích của công trình. b) Các chỉ tiêu so sánh.

- Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp : chỉ tiêu này phản ánh khái quát phương án một cách tương đối toàn diện các mặt kinh tế, tài chính, kỹ thuật và xã hội.

- Các chỉ tiêu phụ bổ sung :

 Các chỉ tiêu có liên quan đến sử dụng nguyên vật liệu, kết cấu xây dựng.

 Chi phí nguyên vật liệu chủ yếu có liên quan đên tổ chức xây dựng và kỹ thuật thi công :

+ Chi phí vật liệu luân chuyển dùng cho thi công.

+ Mức áp dụng kết cấu lắp ghép và chế tạo sẵn (thiết kế cho phép).

+ Mức áp dụng vật liệu địa phương sản xuất.

 Các chỉ tiêu liên quan đến sử dụng thiết bị máy móc và các tài sản cố định sản xuất :

+ Chi phí sử dụng máy và tỷ lệ của chúng trong giá thành dự toán công trình.

+ Số ca máy hao phí (tính cho một số máy chủ yếu và đắt tiền).

Lập và quản lý tiến độ theo sơ đồ mạng

4.1 Khái niệm và trình tự lập kế hoạch tiến độ xây dựng. a) Khái niệm kế hoạch tiến độ.

Kế hoạch tiến độ xây dựng công trình là kế hoạch thực hiện các hoạt động xây dựng bằng những cồng nghệ xây dựng, kỹ thuật xây dựng và biện pháp tổ chức thích hợp nhằm hoàn thành công trình xây dựng đảm bảo chất lượng kỹ thuật, trong hạn mức chi phí và thời hạn đã đề ra, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. b)Trình tự lập kế hoạch tiến độ xây dựng.

Tiến độ thi công xây dựng được lập trên các số liệu và tính toán cảu thiết kế tổ chức xây dựng hoặc/và thiết kế tổ chức thi công cùng với những kết quả khảo sát bổ sung về đặc điểm của công trường.

- Phân tích công nghệ xây dựng công trình.

- Lập danh mục công việc sẽ tiến hành xây lắp công trình.

- Xác định khối lượng công việc theo danh mục đã lập.

- Chọn biện pháp kỹ thuật thi công cho các công việc xây lắp.

- Xác định chi phí lao động và MMTB để thực hiện các công việc đó.

- Xác định thời gian thi công và hao phí tài nguyên ( nguyên vật liệu).

- Lập tiến độ sơ bộ.

- Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của tiến độ sơ bộ đã lập.

- So sánh các chỉ tiêu của tiến độ sơ bộ với các tiêu chí đã đặt ra ban đầu.

- Tối ưu hóa tiến độ theo các chỉ tiêu ưu tiên.

- Phê duyệt tiến độ và gắn tiến độ với niên lịch.

- Lập các biểu nhu cầu tài nguyên.

4.2 Nội dung của kế hoạch tiến độ.

Kế hoạch tiến độ xây dựng là kế hoạch sản xuất xây dựng được thể hiện bằng sơ đồ có gắn với thời gian bao gồm các số liệu tính toán, các giải pháp được áp dụng trong xây dựng về công nghệ, thời gian địa điểm, khối lượng các công việc xây lắp cùng với các điều kiện để thực hiện chúng.

Kế hoạch tiến độ xây dựng công trình chính là bộ phận không thể tách rời của thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công Các nội dung cơ bản của kế hoạch tiến độ là: a) Kế hoạch tiến độ trong thiết kế tổ chức xây dựng.

Tiến độ trong thiết kế tổ chức xây dựng (Tiến độ tổ chức xây dựng) do cơ quan tư vấn thiết kế lập bao gồm kế hoạch thực hiện các công việc thiết kế, chuẩn bị, thi công xây dựng công trình, cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình…

Biểu đồ tiến độ, nếu là công trình nhỏ có thể biểu diễn bằng sơ đồ ngang, nếu là công trình lớn có thể được thực hiện bằng sơ đồ mạng Trong tiến độ tổ chức xây dựng các công việc được thực hiện dưới dạng tổng quát, nhiều công việc nhỏ có thể được nhóm lại thành một công việc tổng hợp Trong tổng tiến độ phải chỉ ra được những thời điểm chủ chốt như giai đoạn xây dựng, ngày hoàn thành của các hạng mục xây dựng, thời điểm phải cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình và ngày hoàn thành toàn bộ. b)Kế hoạch tiến độ trong thiết kế tổ chức thi công

Tiến độ trong thiết kế tổ chức thi công chi tiết ( Tiến độ tổ chức thi công) do nhà thầu lập với sự tham gia của các nhà thầu phụ Trong tiến độ tổ chức thi công thể hiện các công việc chuẩn bị, xây dựng tạm, xây dựng phụ, xây dựng chính và thời gian đưa từng hạng mục công trình vào sử dụng Tiến độ thi công cũng có thể thể hiện bằng sơ đồ ngang hay sơ đồ mạng Tổng tiến độ được lập dựa vào tiến độ của các hạng mục Trong tiến độ thi công các hạng mục các công việc xây lắp được xác định chi tiết từng chủng loại, khối lượng theo tính toán của thiết kế thi công. Thời hạn hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình phải đáp ứng với tiến độ tổ chức xây dựng.

Kế hoạch tiến độ lập ra để chỉ đạo thi công xây dựng công trình, để đánh giá sự sai lệch giữa thực tế sản xuất và kế hoạch đã đặt ra nhằm mục đích giúp người cán bộ chỉ huy công trường có những quyết định điều chỉnh thi công kịp thời. Trường hợp sai lệch là quá lớn không thể điều chỉnh bằng các biện pháp đơn giản thì cần phải lập lại kế hoạch tiến độ thi công theo tình hình mới Tiến độ mới lập cần được tư vấn giám sát hoặc chủ đầu tư phê duyệt nếu phá vỡ ràng buộc về thời hạn đã đặt ra ban đầu.

4.3 Các nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ xây dựng.

- Chọn thứ tự thi công hợp lý.

- Đảm bảo thời hạn thi công.

- Sử dụng nhân lực điều hòa trong sản xuất.

- Đưa tiền vốn vào công trình một cách hợp lý.

4.4 Các loại sơ đồ thể hiện tiến độ.

Sơ đồ thể hiện tiến độ là một biểu kế hoạch trong đó quy định trình tự và thời gian thực hiện các công việc, các quá trình hoặc hạng mục công trình cùng những yêu cầu về các nguồn tài nguyên và thứ tự dùng chúng để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đề ra.

Như vậy sơ đồ thể hiện tiến độ là hình thức và công cụ mô tả sự phát triển của quá trình thi công về thời gian, không gian cùng các nhu cầu vật chất mà các thiết kế tổ chức xây dựng, thi công xây lắp ấn định. Để thể hiện tiến độ dự án người ta có thể dùng nhiều loại sơ đồ, đó là sơ đồ ngang, sơ đồ xiên và sơ đồ mạng. a) Sơ đồ ngang (sơ đồ Gannt)

Tổ chức xây dựng theo phương pháp tuần tự và song song được diễn tả bằng sơ đồ ngang. Để thể hiện một sơ đồ ngang, chỉ cần một hệ tọa độ vuông góc, trong đó trục tung thể hiện các công việc, trục hoành thể hiện thời gian Sơ đồ ngang diễn tả được một phương pháp tổ chức sản xuất, một kế hoạch tương đối đơn giản và rõ ràng Chính vì vậy phương pháp này được sử dụng đầu tiên để lập kế hoạch tiến độ xây dựng. Ưu điểm cơ bản của sơ đồ ngang là dùng được cho nhiều đối tượng, dễ lập, dễ điều chỉnh nên dùng phổ biến Tuy nhiên nó có nhược điểm là không thể hiện được các dự án phức tạp, không thấy rõ mối liên hệ lô-gic của các công việc trong dự án. b)Sơ đồ xiên.

Sơ đồ xiên là sơ đồ không những diễn tả tiến trình công việc theo thời gian mà còn thể hiện được mối liên quan giữa các công việc trong không gian Vì vậy, nó rất thích hợp để thể hiện dự án tổ chức theo phương pháp dây chuyền, nhằm đảm bảo tính liên tục và điều hòa, sự phối hợp nhịp nhàng trong sản xuất.

Tuy nhiên trong sơ đồ xiên cũng như sơ đồ ngang, chỉ là mô hình tĩnh, có tính toán trước các tham số (về không gian: chia thành các phân đoạn; về thời gian: với chu kỳ là số ngày, thời gian làm việc của mỗi dây chuyền) rồi thể hiện lên sơ đồ. Đối với dự án lớn, phức tạp, sơ đồ xiên không thể hiện hết những vấn đề đặt ra, nhất là khi giải quyết các bài toán tối ưu, như rút ngắn thời gian xây dựng, hoặc đối với dự án không tính được thời hạn xây dựng theo các phương pháp thông thường, mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên. c) Sơ đồ mạng.

Sơ đồ mạng là một mô hình toán học động, thể hiện toàn bộ dự án thành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong đó thấy rõ vị trí của từng công việc đối với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau của các công việc Đối với sơ đồ mạng người ta có thể áp dụng các phương pháp toán học vào việc phân tích, xây dựng và điều khiển kế hoạch.

Có rất nhiều phương pháp sơ đồ mạng, nhưng dùng phổ biến hơn cả là 2 phương pháp CPM và PERT.

Hai phương pháp CPM và PERT cơ bản giống nhau về hình thức, về trình tự lập mạng, chỉ khác nhau về tính toán thời gian Thời gian trong CPM là một đại lượng xác định, có thể tính toán từ các định mức lao động, còn thời gian trong PERT không xác định, không có định mức để tính toán mà phải ước lượng Vì vậy mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên.

4.5 Tối ưu hóa sơ đồ mạng

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG

Khái niệm

Thiết kế tổ chức xây dựng công trình là xác lập những dự kiến về một giải pháp tổng thể, khả thi nhằm biến kế hoạch đầu tư và văn bản thiết kế công trình trở thành hiện thực, đưa vào sử dụng phù hợp những mong muốn về chất lượng, tiến độ thực hiện, về chi phí, an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn từ công tác chuẩn bị đến thực hiện xây dựng công trình.

Mục đích

Thiết kế tổ chức xây dựng công trình là một văn bản chứa đựng những dự định,những chỉ dẫn từ cụ thể đến chi tiết về kinh tế - kỹ thuật và tổ chức sản xuất phù hợp với những yêu cầu và đặc điểm thi công xây dựng để làm phương tiện quản lý,chỉ đạo thực hiện công tác chuẩn bị thi công và xây lắp công trình thuận lợi và có hiệu quả.

Yêu cầu của thiết kế tổ chức thi công

- Thiết kế tổ chức thi công công trình được lập trong giai đoạn đấu thầu hoặc trong giai đoạn xây dựng công trinh phải được thực hiện trên quan điểm tổng thể, cá giải pháp kỹ thuật và tổ chức thi công đưa ra phải xuất phát trên quan điểm toàn cục.

- Kế hoạch tiến độ lập cho toàn công trình cũng phải quán triệt quan điểm toàn cuc, trong đó phải làm rõ việc ưu tiên sử dụng các nguồn lực cho những khâu, những hạng mục trọng điểm

- Tổng tiến độ được thực hiện liên tục, nhịp nhàng tận dụng triệt để các lực lượng lao động, xe máy thiết bị, mặt bằng thi công và các điều kiện đã được xây dựng trên công trường.

Căn cứ để lập biện pháp tổ chức thi công

- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 được công bố theo lệnh số 26/2003/LCTN ngày 10/12/2003 của chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị đinh số 16/2006/NĐ- CP ngày 07/02/2006 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản

- Nghị định số 209/2004/NĐ – CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Nghị định số 111/2006/NĐ – CP ngày 29/09/2006 về việc hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng.

- Nghị định số 112/2006/NĐ – CP ngày 29/09/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị đinh số 16/2005/NĐ – CP về quản lý dự án đâu tư xây dựng công trình.

- Quyết định số 06/2005 QĐ – BGTVT ngày 4/1/2005 của bộ trưởng bộ GTVT về việc ban hành một số quy định trong công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trong nước do bộ GTVT quản lý.

- Quyết định số 2525/2005 QĐ – BGTVT ngày 28/8/2003 của bộ trưởng bộ GTVT về việc ban hành quy đinh về thi công trên đường bộ đang khai thác.

- Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/07/2005 của bộ trưởng bộ xây dựng về hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận phù hợ về chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 của bộ trưởng bộ xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động trong xây dựng.

- Căn cứ luật đấu thầu đã được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 Chủ tịch nước ký sắc lệnh số 34/2005/LCTN ngày 12/12/2005 công bố luật đấu thầu và có hiệu lực từ 01/04/2006.

- Căn cứ vào hồ sơ tiết kế kỹ thuật thi công và bảng tiên lượng mời thầu.

- Căn cứ thực tế mặt bằng thi công công trình.

Phân loại

5.1 Thiết kế tổng thể a) Theo các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình

- Thiết kế tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư và dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thiết kế tổ chức xây dựng trong giai đoạn thiết kế công trình.

- Thiết kế tổ chức thi công trong giai đoạn đấu thầu, chỉ định thầu.

- Thiết kế tổ chức thi công trong giai đoạn thi công công trình. b)Theo mức độ chi tiết của hồ sơ

- Thiết kế tổ chức thi công tổng thể cho công trình nhiều hạng mục.

- Thiết kế tổ chức thi công từng hạng mục công trình ( từ tổng thể đến chi tiết).

- Thiết kế tổ chức thi công tác nghiệp các bộ phận công trình hay các công tác chủ yếu. c) Theo đối tượng thiết lập và quản lý thi công

- Thiết kế thi công một công trình hay hạng mục công trình cụ thể.

- Thiết lập kế hoạch và tổ chức thi công theo nhiệm vụ niên lịch của doanh nghiệp xây dựng.

5.2 Thiết kế chi tiết a) Thiết kế tổ chức thực hiện dự án xây dựng trong giai đoạn lập dự án.

Ngày nay trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình người ta đã phải đưa ra những dự kiến tổng quát, mang tính chỉ đạo về nhiều nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực tổ chức và quản lý thực hiện dự án xây dựng, được gọi là thiết kế điều kiện thi công tổng thể gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Đưa ra những định hướng, những yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản lý và chỉ đạo thực hiện dự án.

- Xác lập kế hoạch tiến độ tổng thể khả thi và có hiệu quả.

- Định rõ các điều kiện, các yêu cầu chung về tổng mặt bằng thi công, hoạt động cung ứng vật tư thiết bị; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ phục vụ thi công công trình và các công tác chuẩn bị khác có liên quan. b)Thiết kế tổ chức thực hiện dự án xây dựng trong giai đoạn thiết kế công trình.

Thiết kế tổ chức xây dựng trong giai đoạn thiết kế là một bộ phận của công việc thiết kế công trình do cơ quan tư vấn thiết kế thực hiện trên cơ sở Dự án đầu tư xây dựng công trình và kết quả khảo sát đã có và khảo sát bổ sung trong khi thiết kế.

Trong giai đoạn thiết kế công trình, nhiệm vụ thiết kế về công nghệ, kiến trúc,kết cấu và kỹ thuật giữ vai trò chủ chốt Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng công trình, giảm chi phí trong thi công xây dựng, khi thiết kế tổ chức xây dựng công trình phải luôn luôn quán triệt các quan điểm sau:

- Sản phẩm thiết kế phải tạo cho thi công được thuận lợi, có chất lượng, an toàn và tiết kiệm.

- Sản phẩm thiết kế phải đầy đủ, rõ ràng, làm cho người thi công có điều kiện thực hiện nguyên tắc hiểu rõ thiết kế và làm đúng thiết kế. c) Thiết kế tổ chức thi công trong hồ sơ dự thầu.

Thiết kế tổ chức thi công là một phần quan trọng trong hồ sơ đấu thầu của nhà thầu Trong hồ sơ tham gia trang thầu, nhà thầu cần nghiên cứu và trình bày rõ các nội dung về công nghệ và tổ chức thi công sau:

- Làm rõ định hướng thi công tổng quát cho toàn công trình và cho từng giai đoạn chủ yếu.

- Mô tả những nội dung chính về giải pháp công nghệ và tổ chức thi công dự định áp dụng cho các hạng mục, các tổ hợp công việc phức tạp; các dự kiến áp dụng công nghệ mới( nếu cần).

- Thiết kế kế hoạch tiến độ thi công.

- Dự kiến sử dụng vật liệu, cấu kiện, trang thiết bị kỹ thuật công trình và giải pháp cung ứng.

- Quy hoạch tổng mặt bằng thi công và tiến độ thực hiện các công tác chuẩn bị.

- Những giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Vấn đề liên danh, hợp tác trong thi công, lựa chọn nhà thầu phụ ( nếu có). d)Thiết kế tổ chức thi công trong giai đoạn chính thức thi công công trình.

Giai đoạn thi công công trình chính là giai đoạn lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc vật chất hóa vốn đầu tư, biến sản phẩm xây dựng từ bản vẽ thiết kế trên giấy trở thành công trình hiện thực đưa vào khai thác sử dụng Việc lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công ở giai đoạn này là do nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện.

Sự khác biệt của thiết kế tổ chức thi công chi tiết so với thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo là khi thiết lập văn bản thiết kế tổ chức thi công chi tiết, nhà thầu phải xem xét, đưa vào nưhngx điều kiện thi công cụ thể về giải pháp kỹ thuật và thiết bị thi công đi kèm; về cách thức tổ chức lao động và sử dụng lực lượng trên công trường cho từng hạng mục, từng tổ hợp công tác; về điều kiện mặt bằng thi công và sự bố trí tài sản, phương tiện thi công thực tế trên mặt bằng…

Về kế hoạch tiến độ xây dựng, mọi dự kiến triển khai xây dựng công trình được quy tụ thể hiện ở kế hoạch tiến độ thi công Kế hoạch tiến độ ở giai đoạn này có các đặc điểm và thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Kế hoạch tiến độ phải được lập trên cơ sở giải pháp tác nghiệp xây lắp dự định cho các hạng mục và các công tác chủ yếu.

- Danh mục đầu việc được phân chia chi tiết hơn, phù hợp với giải pháp công nghệ đã chọn; khối lượng công việc được xác định phù hợp với phương án kỹ thuật và tổ chức thi công được áp dụng.

- Độ dài thời gian thực hiện các đầu việc, các hạng mục không được ấn định theo định mức chung mà được tính toán trên cơ sở năng suất thực tế của phương tiện thi công và lực lượng lao động đã chọn nên có độ chính xác cao hơn.

- Thứ tự thực hiện các đầu việc được ấn định thông qua tính toán các quan hệ về công nghệ và tổ chức để có nhiều quá trình xây lắp được triển khai liên tuc, nhịp nhàng, tận dụng triệt để năng lực thi công và mặt bằng sản xuất.

NỘI DUNG THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT

1 Các điều kiện, căn cứ để lập thiết kế tổ chức thi công.

Khác với việc thiết kế thi công hạng mục công trình, người thiết kế thi công công trình cần nghiên cứu toàn diện về công trình, cụ thể là:

- Nghiên cứu quy mô công trình ,các công nghệ mang tính định hướng xây dựng công trình, những hạng mục mang tính chủ đạo và rất khó khắc phục khi muốn đẩy nhanh tiến độ ; đặc điểm chính về kết cấu, kiến trúc, vật liệu công trình.

- Điều kiện tự nhiên của vùng,tuyến mà công trình sẽ được xây dựng và đặc biệt chú ý các điều kiện về địa hình,khí hậu,thời tiết (mùa lũ khi thi công các công trình miền núi) Trong công tác xây dựng đường thì điều kiện địa hình có ảnh hưởng quan trọng đến việc quyết định chọn máy móc,thiết bị thi công,vấn đề phân đoạn thi công, đưa máy móc đến công trường Việc bố trí đường tạm, vận chuyển đất, đá, nguyên vật liệu Trong công tác xây dựng nói chung thì điều kiện thời tiết cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức thi công và lập tiến độ thi công Đối với các vùng thường xảy ra lũ lụt thì người tổ chức thi công nên tránh thi công vào mùa lũ hoặc nên tổ chức thi công các hạng mục ít bị ảnh hưởng bởi lũ. Đối với việc xây dựng cầu đặc biệt quan tâm đến mùa lũ để tránh thi công các kết cấu phần dưới đảm bảo an toàn cho người, thiết bị tham gia thi công.

- Các điều kiện khai thác và cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng công trình bao gồm khả năng khai thác tại chỗ và khả năng cung cấp của các nhà cung cấp đến công trường Đối với các loại vật tư, vật liệu nhập ngoại cần phải nghiên cứu kỹ thị trường, so sánh với các tiêu chuẩn dự án và tìm các nhà cung cấp có đủ năng lực, uy tín và đảm bảo giá sản phẩm cạnh tranh.

- Các điều kiện cung cấp nhân lực, xe máy, thiết bị và các trang bị sản xuất khác của nhà thầu thi công.

- Các điều kiện liên quan khác đến công trình như: thời hạn, khởi công, thời hạn hoàn thành, chủ trương phân kỳ xây dựng, các điều kiện về tài chính dự án, các yêu cầu đảm bảo giao thông…

- Để xác định các điều kiện thi công nói trên, cần tiến hành nghiên cứu thu thập tài liệu trong hồ sơ thiết kế, các văn bản của các cấp phê duyệt dự án, đồng thời phải tổ chức nghiên cứu, thị sát hiện trường, làm việc với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan đến việc xây dựng dự án.

- Trong khi nghiên cứu các điều kiện thi công nói trên cần phân biệt những điều kiện nào là điều kiện khống chế (không thể thay đổi được) điều kiện nào là điều kiện tác động (có thể thay đổi được) Các điều kiện khống chế thông thường là các điều kiện về thiết kế, điều kiện về tự nhiên và các điều kiện về chủ trương, chính sách Các điêu kiện tác động thường là các điều kiện như lựa chọn nguồn cung cấp vật liệu, điều kiện cung ứng các nguồn lực cho sản xuất, các vị trí kho bãi…Chính các điều kiện tác động là nguyên nhân hình thành nên các phương án thiết kế tổ chức thi công.

Lập thiết kế tổ chức thi công thường được tiến hành với những điều kiện khống chế khác nhau :

- Khống chế thời hạn hoàn thành: đây thường là điều kiện khống chế chung cho tất cả dự án Khi nhà thầu nhận hồ sơ mời thầu thì thời hạn thi công để hoàn thành công trình đã được đề cập Thời gian đó đã được chủ đầu tư và tư vấn thiết kế tính toán kỹ trên mọi phương diện nhưng chủ yếu thời gian hoàn thành dự án đứng trên lợi ích của chủ đầu tư, đây chính là tổng tiến độ thi công công trình

- Khống chế về khả năng cung ứng các nguồn lực thi công như khả năng tài chính dự án, khả năng huy động nhân lực, các phương tiện máy móc thiết bị tham gia thi công, khả năng cung cấp mọi số vật tư, vật liệu đặc chủng Trong trường hợp này người thiết kế tổ chức thi công cần xác định rõ trình tự thi công, các lộ trình cung cấp các nguồn lực cho dự án mà đưa ra được phương án thi công cho phù hợp nhất Đứng trên phương diện nhà thầu thì đây là điều kiện khống chế thường xảy ra ở hầu hết các dự án Không chỉ khi thắng thầu thì nhà thầu thi công mới tính đến điều kiện khống chế này mà ngay khi làm hồ sơ dự thầu thì nhà thầu đã phải tính đến kế hoạch huy động các nguồn lực cho dự án để có được các kế hoạch thi công của mình trên tất cả các dự án hiệu quả nhất

- Trường hợp khống chế cả về thời hạn thi công và khả năng cung ứng các nguồn lực cho dự án Lúc này thì nhà thiết kế tổ chức thi công cần đề xuất nhiều phương án và phương án được chọn chủ yếu dựa vào so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Tuy nhiên trước hết phương án đề xuất cần phải đảm bảo quy trình kỹ thuật thi công, điều kiện làm việc trên công trường cho mọi phương tiện sản xuất là có lợi nhất, phù hợp với trình độ khả năng quản lý tổ chức thi công của nhà thầu.

2 Lập kế hoạch cho công tác chuẩn bị.

Công tác chuẩn bị có tầm quan trọng rất lớn trong thi công công trình Nếu làm tốt các công tác chuẩn bị, sẽ tạo nhiều thuận lợi để có thể triển khai thi công được liên tục, tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất, góp phần rút ngắn thời gian thi công, làm giảm bớt các trở ngại trong quá trình thi công, chủ động trong các công tác quản lý, trong các hoạt động thi công trên công trường.

Mỗi một công trường có một đặc tính riêng, có một tổ chức các hoạt động riêng, vì thế tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà có thể phải lập kế hoạch các công tác chuẩn bị cho tốt sao cho quá trình thi công được thuận lợi Tuy nhiên để công tác chuẩn bị phát huy được hiệu quả cao thì cần lưu ý đến các công tác sau:

- Quyết định về cơ cấu tổ chức sản xuất tại công trường, cơ cấu cần hiện đại, đơn giản, tiết kiệm chi phí, phát huy mạnh những nguồn lực sẵn có, tìm người lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm điều hành sản xuất, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực sẵn sàng thi công.

- Chuẩn bị mặt bằng công trường: dọn dẹp, phát quang, xác định phạm vi thi công, phạm vi công trường do lán trại, kho bãi, nhà làm việc….

- Lập danh mục các công việc chuẩn bị, tính toán khối lượng và thời gian thực hiện Các công việc cần phải tính toán :

 Hệ thống giao thông gồm lựa chọn sơ đồ tuyến, lựa chọn kết cấu đường công vụ, lựa chọn kích thước đường công vụ Sau đó tính toán khối lượng thi công đường công vụ, thời gian cần thiết để hoàn thành thi công đường, dự toán chi tiết thi công đường công vụ.

 Hệ thống kho bãi vật liệu trong giai đoạn này thì việc phân loại kho bãi hoặc tính toán các nhu cầu về diện tích kho bãi chỉ mang tính dự kiến và nên theo kinh nghiệm của các công trình tương tự khác hoăc theo tổng tiến độ đã được lập trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật Việc tính toán cụ thể các chỉ tiêu của các kho bãi, các bãi vật liệu sẽ được thực hiện khi có tổng tiến độ thi công chi tiết được lập.

 Hệ thống cấp thoát nước, cung cấp điện, hệ thống thông tin

 Hệ thống nhà tạm, nhà làm việc cho lao động và quản lý trên công trường.

- Tập kết về công trường các loại nguồn lực phục vụ sản xuất trong giai đoạn đầu như là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công…

- Lên kế hoạch toàn bộ các công tác chuẩn bị, tính toán, xem xét và quyết định khởi công công trình.

3 Phân tích công trình theo cơ cấu hạng mục.

3.1 Phân tích công trình theo cơ cấu hạng mục

Một dự án giao thông lớn thường bao gồm nhiều hạng mục Để có thể thực hiện được các tiêu chí đề ra về tiến độ, chất lượng và giá thành công trình cần phải tổ chức thi công một cách khoa học, hiện đại, tiên tiến.Vì vậy, đối với những dự án lớn cần nghiên cứu và phân chia dự án thành các công trình nhỏ hay coi đô là các công trình đơn vị của các công trình lớn.

Dự án xây dựng một tuyến đường có thể bao gồm :

- Phần đường và các công trình thoát nước ngang đường

- Các cầu nhỏ, các cống chui dân sinh

Dự án xây dựng cầu lớn thường bao gồm :

THIẾT KẾ TỔ CHỨC THU CÔNG CHI TIẾT DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH THEO ĐƯỜNG TUYẾN 8* THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO HOÀ LẠC

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH

1 Giới thiệu chung về đặc điểm dự án.

1.1 Tổng quan về dự án

- Tên gói thầu số 10: Thi công cầu 8* và 10*.

- Tên dự án: Đường và công trình theo đường các tuyến 5*,8*,10* và đường kéo dài thuộc khu CNCNC I – Khu công nghệ cao Hòa Lạc

- Tên bên mời thầu: ban quản lý khai thác hạ tầng

- Nội dung công việc chủ yếu: thi công các hạng mục: Móng, mố cầu, dầm và mặt cầu, điện chiếu sáng đường hai đầu cầu…

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tương: cầu trên tuyến 8* thuộc hệ thống giao thong trong khu CN CN1, khu công nghệ cao Hòa Lạc.Cầu nằm trên đoạn tuyến có độ dóc dọc là 0,0 %

+ Điểm đầu: Km 0 + 610,8 nối tiếp đi đường 5*

+ Điểm cuối: Km 0 + 699,80 nối tiếp đi đường A

+Tổng chiều dài cầu: Ltc = 89,00m

- Phạm vi nghiên cứu: Mố M1,M2 thuộc hạng mục cầu 8*

2 Điều kiện tự nhiên của vùng tuyến đi qua

Toàn bộ các công trình tính theo đường các tuyến 5*,8*,10* và D kéo dài thuộc khu công nghệ cao Hòa Lạc nằm trong tổng thể quy hoạch đã được phê duyệt tại quyết định số 107/QĐ-CBCHL ngày 10/9/2004 của Trưởng ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc nhằm phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển khu công nghiệp Phạm vi nghiên cứu của dự án này bao gồm các tuyến đường:

- Tuyến 8* có chiều dài khoảng 1159,2m

Khu công nghệ cao hòa lạc được quy hoạch một cách đầy đủ và chi tiết nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội phục cho phát triển ngành công nghệ cao thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung Thấy được tâm quan trọng của ngành kinh tế non trẻ, Nhà nước đã bố trí khu đất rộng hàng ngan ha đẻ xây dụng các cụm công nghiệp kĩ thuật cao, các trường Đai học, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật và nền kinh tế trọng điểm, trong đó có hệ thống giao thông Các hệ thống giao thông có hệ thống đặc điểm vừa là đường đô thị ,vừa là đường nội bộ khu công nghiệp phục vụ cho việc vân chuyển các thiết bị, sản phẩm cũng như việc đi lại của nhân viên làm việc tại đây,

* Đặc điểm địa hình, địa vận Đặc điểm địa hình chung khu vực xây dựng bước 1- Giai đoạn một khu công nghệ cao Hòa Lạc : Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có cốt cao độ trung bình +15,00m-17,00m so với mặt biển.Toàn cảnh là các đồi thoải xen lẫn các thung lũng nhỏ, các nhánh của hồ Tân Xã Các khu đồi này thấp , thoải có bề mặt đỉnh đồi rộng và bằng, độ dốc ngang sườn đồi nhỏ, thường từ 3%-5%, 7%-10% Rải rác có đôi chỗ như sườn đồi phía Đông Bắc khu trung tâm… có độ dốc lớn hơn, khoảng 10% - 15% hoặc hơn một chút.

2.3 Điều kiện khí hậu, thủy lực, thủy văn

Theo kết quả điều tra thủy lực thủy văn công trình tại vị trí xây dựng cầu:

- Mực nước lịch sử cao nhất kỳ nhất xuất hiện năm 2008 có cao độ : + 7,27m

- Mực nước lịch sử cao nhất kỳ hai xuất hiện năm 1984 có cao độ : + 6,8m Lưu lượng tính toán thiết kế :

- Mực nước thiết kế : HTK = 7,41m

- Khẩu độ thoát nước cần thiết : Lct 0,52m

2.4 Điều kiện địa chất Địa tầng khu vực xây dựng Cầu tuyến 8* - Km 0+655,3 được phân bố như sau:

+ Lớp 1a : Bùn đáy ao, bùn ruộng.

+ Lớp 2 : Sét pha, xám xanh, xám ghi, xám trắng, trạng thái dẻo chảy

+ Lớp 3 : Sét pha lẫn sạn, nâu vàng, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng

+ Lớp 4 : Sét pha xám vàng, xám nâu, trạng thái dẻo mềm

+ Lớp 5 : Sét pha lẫn sạn, nâu vàng, xám vàng,nâu đỏ,trạng thái dẻo cứng + Lớp 11 : Cát sạn xen kẹp sét pha, đa màu, kết cấu chặt vừa đến chặt

+ Lớp 1a : Bùn đáy ao, bùn ruộng

+ Lớp 6 : Sét pha lẫn sạn sỏi, nâu vàng, xám vàng trạng thái dẻo mềm

+ Lớp 11 : Cát sạn xen kẹp set pha, đa màu, kết cấu chặt vừa đến chặt

+ Lớp 12 : Đá riolit phong hóa vỡ vụn thành dăn sạn,rất chắc.

3 Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đồ án

3.1.Tiêu chuẩn thiết kế và tải trọng

- Quy trình thiết kế đường : TCVN 4054-2005

- Quy trình thiết kế cầu : Tiêu chuẩn 22TCN272-05

- Đất đắp sau mố và tứ nón : sử dụng đất tiêu chuẩn

- Xe tải thiết kế : HL93

3.2.1 Trừ khi có chỉ dẫn riêng,cường độ lăng trụ 28 ngày của bê tông được quy định như sau :

Cường độ f ‘c Áp dụng cho

40Mpa Dầm BTCT thường và BTCT DƯL

30Mpa Bản mặt cầu,gờ lan can, mố trụ, cọc đúc sẵn, cọc khoan nhồi, đá kê gối

20Mpa Bê tông bịt đáy,bệ đúc dầm

3.2.2 Vữa xi măng bơm lấp lòng ống ghen dùng loại 50Mpa không co ngót

3.2.3 Kết cấu BTCT bệ móng được đặt trên lớp bê tông đệm tạo phẳng dày tối thiểu 100mm trừ khi có chỉ dẫn riêng

3.2.4 Tất cả các cạnh của kết cấu BTCT được tạo vát 20x20mm trừ khi có chỉ dẫn riêng

3.3.1 Thép theo tiêu chuẩn ASTM hoặc tương đương có các đặc trưng chính như sau :

Loại thép Mác thép Giới hạn chảy

Thép tròn trơn CI 240 380 Đường kính 10mm

3.3.2 Các mối nối cốt thép được bố trí sole sao cho trên mặt cắt không quá 50% thanh nối trừ khi có chỉ dẫn riêng Chiều dài mối nối cốt thép là 40d (d là đường kính cốt thép)

3.3.3 Trừ khi có chỉ dẫn riêng, chiều dày lớp bê tông bảo vệ

+ 50mm : mố trụ cầu, cọc đúc sẵn, bản dẫn, lan can, mặt ngoài kết cấu phần trên + 35mm : dầm BTCT DUL đúc sẵn

+ 25mm : mặt dưới bản mặt cầu

4.Các khối lượng thi công chủ yếu

4.1.Khối lượng thi công mố M1,M2 a Móng mố

- San đắp bãi thi công

- Lấp đất hố móng b Bệ mố

- Đổ bê tông c Thân mố

4.2 Khối lượng thi công dầm a Sản xuất dầm bê tông cốt thép dư ứng lực 33m

- Đổ bê tông dầm b Bệ đúc dầm

- Đổ bê tông bệ đúc c Bê tông dầm ngang và bản đúc sẵn

5 Đánh giá về thuận lợi khó khăn lập biện pháp tổ chức thi công

Thiết kế tổ chức thi công từng hạng mục công trình có ảnh hưởng rất lớn từ tác đông của các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội nơi xây dựng tuyến Qua khảo sát điều kiện thực tế tại hiện trường và căn cứ vào hồ sơ kỹ thuật ta thấy:

- Cát có thể lấy tai khu vực Sông Lô cách công trinh 30km

- Mỏ đá Sunway : Mỏ nằm gần công trình thi công tuyến Trữ lượng ước tính khoảng 400 000 m3 Hiện tại mỏ đang được địa phương khái thá Đá có thể vận chuyển từ mỏ đến chân công trình bằng đường bộ với cự ly vận chuyển khoảng 5km.

- Bê tông: Đối với những hạng mục có khối lượng bê tông lớn, nhà thầu dùng bê tông thương phẩm được mua từ nguồn cách công trường 4Km và được vận chuyển đến công trường bằng phương tiện chuyên dụng.

- Xi măng : Bút Sơn, Bỉm Sơn

- Thép : Việt Hàn, Ý- Nhật, Hòa Phát.

- Đất đắp : đất sử dụng cho nền đắp là đất tận dụng từ nền đào và đất đào từ các mỏ đất đã được thí nghiệm sẽ được khai thác tại vị trí thi công

Do công trinh kéo dài qua thời gian mùa mưa,lưu lượng mưa khu vực cũng khá lơn nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ hoàn thành công trình.Mặt khác công trình xây dựng thuộc khu công nghiệp nên xa dân do vậy cũng gặp một số khó khăn.

THIẾT KẾ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG MỐ M1, M2 VÀ DẦM

Căn cứ để lập biện pháp tổ chức thi công

- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt của chủ đàu tư

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình

- Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án

- Căn cứ vào hồ sơ mời thầu của dự án

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của công ty

- Ngoài ra còn căn cứ vào tính chất công trình cũng như các tính chất khách quan khác.

Trình tự các bước thi công mố

- San tạo mặt bằng, tập kết vật tư thiết bị

- Định vị tim cọc, tiến hành đóng cọc thử, sau đó đóng cọc đại trà cho mố

- Dùng máy kết hợp thủ công đào hố móng đến cao độ thiết kế

- Xử lý bề mặt hố móng, đập đầu cọc, đổ lớp bê tông đệm 10Mpa, dày 10cm

- Lắp dựng ván khuôn bệ móng

- Vệ sinh ván khuôn, lắp dựng cốt thép đổ bê tông bệ móng

- Bê tông được vận chuyển đến vị trí đổ bằng xe MIX, dùng máy bơm hoặc cẩu bê tông

- Khi bê tông đạt 85% cường độ, lắp dựng ván khuôn đổ bê tông thân, tường đầu, tường cánh mố

- San ủi tạo mặt bằng thi công dầm

- Căng cáp dư ứng lực

Lựa chọn biện pháp thi công

3.1 Công nghệ đúc dầm BTCTDUL I33m

Mặt cắt ngang cầu gồm 14 dầm tiết diện chữ I đặt cách nhau 2.03 đến 2.1m, chiều cao dầm 1.65m bằng bê tông cốt thép có f’c@Mpa, toàn cầu bố trí 65 dầm ngang Do đố nhà thầu thực hiện câc bước sau: Đổ bê tông bệ đúc dầm a Công tác ván khuôn

- Ván đáy phải được lắp trên mặt phẳng tuyệt đối suốt chiều dài 33m

- Gioăng cao su tròn phi 30 phải được ép chặt vào các rãnh để tránh rò rỉ bê tông lắp dài suốt 33m

- Lắp dựng ván khuôn đáy: sau khi khuôn được vận chuyển đến công trường, lắp ráp toàn bộ ván khuôn lên bệ đúc dầm, kiểm tr điều chỉnh chính xác Tháo ván khuôn thanh hàn nối các đoạn khuôn nối lại với nhau Sau khi hàn xong phải mài phẳng mối hàn ván khuôn đáy để cố định trên bệ đúc dầm.

- Lắp ván khuôn thành: lắp mặt bên ván khuôn thành, bôi trơn mặt trong của ván khuôn thành và ván khuôn đáy Sau khi lắp xong cốt thép và ống tạo lỗ, lắp nốt ván khuôn thành phía còn lại và ván khuôn đầu dầm, phải bôi trơn trước khi lắp. b Gia công cốt thép thường lắp dựng ống ghen

- Cốt thép trước khi xử dụng đều phải có chứng chỉ của nhà sản xuất và chứng chỉ thí nghiệm của cơ quan có thẩm quyền Trong đó:

+ Cốt thép loại AI tương đương loại CI trong TCVN 1651-1985

+ Cốt thép loại AII tương đương loại CII trong TCVN 165-1985

- Những chỉ tiêu cơ lý và những yêu cầu kỹ thuật tuân theo quy định trong TCVN 1651-1985

- Cốt thép trở đến công trường phải được bảo quản thật tốt, phải che đậy chông bị gỉ trước khi đem rat hi công

- Các lưới cốt thép thường được gia công theo đúng bản vẽ thiết kế

- Tất cả các cốt thép được dùng cho công việc đúc dầm đều phải được thí nghiệm và có chứng chỉ mới được dùng

- Trình tự lắp tiến hành như sau: lắp cốt thép và giá ống tạo lỗ Luồn ống tạo lỗ vào vị trí, buộc cố định ống tạo lỗ với giá đỡ, ở nhunngwx chỗ nối của ống taok lỗ phải dùng băng dính cuons lại để chống rò rỉ vữa vào ống tạo lỗ Sau cùng lắp bản bệ đỡ neo vào ống tạo lỗ và bắt bulong chặt với ván khuôn bịt đầu dầm c Đổ bê tông dầm

- Kiểm tra lại việc chuẩn bị đổ bê tông và tiến hành đổ bê tông theo QDD166, điều 11-43 đến 11-51 không được để lại vết thi công trong dầm

- Trước khi đổ bê tông dầm ván khuôn phải được bôi chống đính bằng một lớp mỡ hoặc quét dầu nhờn HB40

- Bê tông đổ vào dầm theo phương pháp rải đều từng lớp xiên góc 45 độ từ đáy dầm đến mặt dầm Chiều dày mỗi lớp không quá 30cm Bê tông trước khi được xả vào thùng hoặc vào máy đều phải thử độ sụt

- Đầm bê tông dùng đầm rung ngoài ván khuôn kết hợp với đầm dùi có đuồng kính D30-D50 mm

- Khi dùng đầm dùi chú ý không cho đầm chạm vào ống tạo lỗ lam xe dịch hoặc thủng ống tạo lỗ

- Trong khi đổ bê tông phải thông ống tạo lỗ để đảm bảo ống không bị tắc

- Thời gian đổ bê tông cho mỗi phiến dầm không quá thời gian ninh kết của bê tông d Bảo dưỡng bê tông tháo dỡ ván khuôn

- Dầm được bảo dưỡng tự nhiên theo điều 11-85 đến 11-87 QĐ166

- Khi đổ bê tông xong , sau 1h dùng bao tải ướt phủ lên bê tông , sau 4h thì phải tưới nước thường xuyên lên mặt bê tông và cả mặt ngoài ván khuôn , nhất là khi tháo ván khuôn phải tưới nước cả ngày và đêm Thời gian bảo dưỡng phải kéo dài tối thiểu 7 ngày kể từ khi đổ bê tông xong

- Sau khi đổ bê tông xong 24h tiến hành tháo dỡ ván khuôn theo trình tự sau : tháo ván khuôn bịt đầu dầm , sau đó tháo ván khuôn thành , ván khuôn tháo ra phải làm vệ sinh ngay

- Ngay từ khi tháo ván khuôn phải tiến hành kiểm tra bề mặt bê tông Những chỗ gồ ghề phải tẩy bỏ và mài nhẵn mặt, những chỗ bị rỗ phải tẩy hết phần bê tông xấu, dùng bàn trải sắt trải sạch bề mặt bê tông , dùng vữa xi măng cát (cùng mác bê tông dầm) để vá lại làm nhẵn mặt, bề mặt phải có màu cùng màu với màu với bê tông dầm e.Công tác căng kéo thép cường độ cao

- Thép sợi DUL dùng trong dầm bê tông cốt thép ứng suất trước là bó thép cường độ cao 12,7mm loại trần (không mạ) được sản xuất tại Trung Quốc hoặc Thái Lan thảo mãn điều kiện theo tiêu chuẩn 22TCVN 267-2000 hoặc tiêu chuẩn tương đương được chấp nhận

- Mỗi bó thép cường độ cao đều phải có chứng chỉ thí nghiệm

- Cốt thép DUL được đưa đến công trường thành từng cuộn được che đậy cẩn thận.Cốt thép cường độ cao được thí nghiệm cùng với neo và có đầy đủ tín chỉ mới tiến hành thi công

- Công việc cần được tính toán sau đổ bê tông 5 ngày thì việc gia công các bó thép trong một dầm cũng được hoàn tất , không quá sớm, cũng không quá muộn

- Các công việc đối với thép cường độ cao:

+ Điều kiện tiến hành căng kéo cáp DUL:

Cường độ bê tông dầm thực tế tại hiện trường (thể hiện qua mẫu thử) đạt tối thiểu 85% cường độ nén sau 28 ngày của bê tông

Sauk hi đổ bê tông ít nhất 3 ngày mới tiến hành căng kéo cáp DUL

+ Làm sạch ống tạo lỗ : dùng vòi sói nước có áp lực >= 5 kg/cm2 phun rửa sạch ống tạo lỗ (ở đầu ra thấy nước trong là được)

+ Luôn cáp cường độ cao : trước khi luồn cáp dùng sơn đánh dấu thứ tự bó cáp trên bề mặt bê tông đầu dầm,hai đầu bó cáp đánh số thứ tự ghi trong bản vẽ Cáp cường độ cao được luồn từng tao hoặc cả bó vào ống tạo lỗ Chiều dài cáp thò ra ngoài dầm (kể từ bề mặt bản bệ đỡ neo) ở mỗi đầu là 800mm sau đó lắp đầu neo, nêm và kích Khi cắt cáp cường độ cao không được dùng nhiệt mà phải cắt bằng máy cắt thép

+ Đánh dấu mẫu theo dõi trong quá trình căng dư ứng lực: dùng máy thủy bình đánh dấu một đường thủy chuẩn lên cạnh đứng của ván khuôn đáy Đo đánh dấu 3 điểm trên đường thủy chuẩn : hai điểm mút của hai đầu dầm để theo dõi đọ co ngót của dầm , một điểm giữa của dầm để theo dõi độ võng của dầm

+ Căng kéo dư ứng lực : dùng 2 kích căng kéo dư ứng lực ở cả hai đầu của bó cáp theo đúng các cấp lực đã được quy định f Bơm vữa vào ống tạo lỗ

Cáp cường độ cao thừa ở hai đâu neo phải được cắt bỏ, vết cắt cách mặt neo 5mm , dùng máy cắt để cắt cáp, tuyệt đối không dùng nhiệt

- Bịt kín dầu neo: Để giữ cho áp lực bơm không bị thoát ra ngoài tự do, phải bịt kín đầu neo bằng vữa xi măng cát có cùng mác với bê tông dầm Sauk hi bịt đầu neo 48h mới tiến hành bơm vữa

Khối lượng thi công

4.1 Khối lượng thi công mố M1 và M2

Khối lượng thi công mố M1

STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng

1 San đắp bãi thi công m3 2,494.00

11 Tà vẹt gỗ 16x22x150 cm Thanh 100.00

13 Hệ đà giáo ván khuôn Tấn 96.60

Khối lượng thi công mố M2

STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng

1 San đắp bãi thi công m3 1,683.30

11 Tà vẹt gỗ 16x22x150 cm Thanh 100.00

13 Hệ đà giáo ván khuôn Tấn 96.60

4.2 Khối lượng thi công kết cấu nhip

Bảng khối lượng thi công kết cấu nhịp

1 Dầm ngang và bản đúc sẵn

Cốt thép đường kính ≤ 10mm kg 1397.82

Cốt thép đường kính 10

Ngày đăng: 20/07/2023, 16:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w