CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ
1.1.1.Khái niệm đầu tư Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế cà cho toàn bộ xã hội.
Trong hoạt động kinh tế thì đầu tư có thể hiểu cụ thể hơn và mang bản chất kinh tế đó là những hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu kiếm lời Là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định nhằm mục đính thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội Mục tiêu này được xem như đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực kinh tế Song ngoài đặc trưng cơ bản trên thì đầu tư trong lĩnh vực hoạt động kinh tế còn có các đặc trưng như: Số vốn bỏ vào đầu tư tương đối lớn, thời gian đầu tư tương đối dài và vì vậy chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro.
1.1.2.Phân loại đầu tư Để thuận tiện cho việc theo dõi quản lý hoạt động đầu tư thì phải tiến hành phân loại đầu tư Việc phân loại được tiến hành theo các tiêu thức sau: a.Phân loại theo cơ cấu tái sản xuất:
-Đầu tư theo chiều rộng: Loại đầu tư này yêu cầu phải có vốn lớn để ứ đọng lâu, thời gian hoạt động đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn đủ lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao.
-Đầu tư theo chiều sâu: Đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng. b.Phân loại đầu tư theo vùng lãnh thổ (theo tỉnh và theo vùng kinh tế của đất nước):
Cách phân loại này phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư với tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở từng địa phương.
Ngoài ra, trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế người ta còn phân tích chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo các tiêu thức khác nữa. c Phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư thì đầu tư chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
- Đầu tư trực tiếp: Là hoạt động đầu tư mà người có vốn trực tiếp tham gia quản lý quá trình thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư và thu hồi vốn Trong đầu tư trực tiếp lại chia thành hai loại là đầu tư phát triển và đầu tư chuyển dịch. + Đầu tư phát triển: Là loại đầu tư bỏ vốn để nhằm nâng cao năng lực của các cơ sở sản xuất hiện có theo số lượng và chất luợng và tạo ra các năng lực sản xuất mới Đây là hình thức đầu tư quan trọng để tạo ra việc làm mới, sản phẩm mới và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Đầu tư chuyển dịch: Là việc mua cả doanh nghiệp hoặc mua lại cổ phần trong một doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty nào đó Trường hợp này, việc đầu tư không làm tăng năng lực sản xuất mà chỉ đơn thuần là việc chuyển quyền sở hữu các cổ phần của doanh nghiệp.
- Đầu tư gián tiếp: Người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư (họ không hay biết vốn của họ được sử dụng ở đâu? như thế nào?).
Qua cách phân loại này để biết được đặc điểm của từng loại đầu tư trên cơ sở đó có cơ chế chính sách thu hút vốn cho phù hợp.
DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất, các tài liệu được trình bày một cách chi tiết có hệ thống liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.
Dự án đầu tư là một công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư Do đó nó phải chứa đựng bên trong nó các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư Nó phải phản ánh các nhân tố cơ bản cấu thành nên các hoạt động đầu tư Như vậy mỗi dự án đầu tư bao gồm 4 đặc trưng chính:
1 Mục tiêu của dự án là gì? Có thể là một mục tiêu cũng có thể là một tập hợp các mục tiêu Có thể là những mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; có thể là mục tiêu chiến lược cũng có thể là những mục tiêu trước mắt Mục tiêu trước mắt được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế, trong khi đó mục tiêu dài hạn có thể là những lợi ích kinh tế lâu dài cho xã hội mà dự án mang lại.
2 Nguồn lực và cách thức đạt được mục tiêu là gì? Nó bao gồm cả những điều kiện và biện pháp vật chất để thực hiện dự án như tiền, lao động, công nghệ. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.
3 Thời gian bao nhiêu lâu thì các dự án có thể đạt được? Tức là vấn đề các nhà đầu tư nghiên cứu xem xét, xác định khoảng thời gian của một dự án đầu tư.
4 Cuối cùng là hoạt động của dự án và kết quả Các hoạt động của dự án là những hoạt động hay nhiệm vụ được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định Kết quả của dự án là những kết quả cụ thể, có định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án.
1.2.2.Phân loại dự án đầu tư
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư, tuỳ theo mục đích của công tác tổ chức, quản lý và kế hoạch hoá vốn đầu tư (đặc biệt ở tầm kinh tế vĩ mô) mà người ta chọn các tiêu thức khác nhau để phân loại Về cơ bản có các cách phân loại chủ yếu sau đây: a.Căn cứ vào ngành bỏ vốn đầu tư có:
- Dự án đầu tư phát triển công nghiệp.
- Dự án đầu tư phát triển nông nghịêp.
- Dự án đầu tư phát triển giao thông- vận tải.
- Dự án đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ,
Theo cách phân loại này thấy được cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành, từ đó có chiến lược cũng như chính sách đầu tư vào các ngành trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước, tạo nên thế cân đối, hợp lý giữa các ngành của nền Kinh tế Quốc dân. b.Căn cứ vào địa phương (hoặc vùng lãnh thổ) có:
- Dự án đầu tư trong từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Dự án đầu tư trong từng khu vực
Theo cách phân loại này thấy được, cơ cấu vốn đầu tư vào các địa phương, vùng lãnh thổ, từ đó có chiến lược cũng như chính sách đầu tư vào các địa phương, nhằm khai thác triệt để tiềm năng của các địa phương cũng như tạo nên thế cân đối, hợp lý giữa các địa phương, vùng lãnh thổ của đất nước, c.Căn cứ vào qui mô vốn đầu tư và tính chất quan trọng của ngành đầu tư có:
- Dự án đầu tư thuộc nhóm A.
- Dự án đầu tư thuộc nhóm B.
- Dự án đầu tư thuộc nhóm C.
- Đây là cách phân loại chủ yếu Theo cách phân loại này thấy được vị trí của các dự án đầu tư từ đó phục vụ cho việc phân cấp thẩm định, xét duyệt dự án đầu tư để ra quyết định đầu tư.
QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.3.1.Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư
Phát hiện các cơ hội đầu tư và xác định sơ bộ khả năng khai thác (thực hiện) từng cơ hội, làm cơ sở lựa chọn những cơ hội có triển vọng và phù hợp để tiến hành các bước nghiên cứu xây dựng dự án tiếp theo.
Yêu cầu đặt ra đối với bước nghiên cứu phát hiện và đánh giá cơ hội đầu tư là phải đưa ra được những thông tin cơ bản phản ánh một cách sơ bộ khả năng thực thi và triển vọng của từng cơ hội đầu tư Sản phẩm của bước nghiên cứu và đánh giá cơ hội đầu tư là các báo cáo kỹ thuật về cơ hội đầu tư.
1.3.2.Lập báo cáo tiền khả thi Đây là bước tiếp tục nghiên cứu các cơ hội đầu tư đã được phát hiện và đánh giá ở trên nhằm sàng lọc, lựa chọn những cơ hội đầu tư có triển vọng và phù hợp nhất để tiến hành nghiên cứu sâu hơn chi tiết và kỹ lưỡng hơn Thực chất của bước nghiên cứu này là thông qua nghiên cứu các báo cáo kinh tế kỹ thụât về các cơ hội đầu tư để chọn các cơ hội đầu tư có triển vọng và phù hợp nhất.
Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cần phải thoả mãn những tiêu chuẩn chủ yếu để lựa chọn cơ hội đầu tư:
- Nhu cầu cần thiết phải xây dựng công trình điện và tạo lưới điện nhằm thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật cũng như kinh tế
- Phù hợp với khả năng kinh tế của chủ đầu tư
- Phù hợp với chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội của đất nước và pháp luật hiện hành Bước nghiên cứu tiền khả thi chỉ đặt ra đối với những cơ hội đầu tư có tầm quan trọng Với các dự án có quy mô đầu tư nhỏ cũng như vốn đầu tư bé có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Nội dung của báo cáo tiền khả thi:
Phải nghiên cứu bối cảnh đầu tư, nghiên cứu mặt kỹ thuật và công nghệ của đầu tư Phân tích khía cạnh đầu tư về mặt Kinh tế – Xã hội.
- Xác định được sự cần thiết phải đầu tư: Phải dựa vào các căn cứ pháp lý, vị trí địa lý, nhu cầu của chủ đầu tư Các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của vùng, địa phương
- Xác định được hình thức đầu tư và năng lực sản xuất: Phân tích các phương án đưa điện Phân tích lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp, tính toán công suất điện đưa về công trình.
- Xác định đặc điểm khái quát các điều kiện cơ bản về địa điểm (vị trí, các điều kiện kinh tế xã hội ) Sơ bộ ước tính ảnh hưởng của địa điểm tới chi phí xây dựng, chi phí khai thác công trình, khái quát đặc điểm về mặt xã hội, môi trường.
- Công nghệ kỹ thuật và xây dựng khái quát các loại hình công nghệ Làm rõ ưu điểm và nhược điểm từng loại hình trên các mặt, so sánh sơ bộ về đề nghị thi công công trình, dự kiến giải pháp thi công
- Phân tích tài chính: Xác định tổng vốn đầu tư trên cơ sở ước tính giá thành các hạng mục công trình Xác định được nguồn vốn và phương án huy động Ước tính chi phí vận hành, doanh thu, lỗ lãi, khả năng hoàn vốn, trả nợ.
- Phân tích Kinh tế – Xã hội: Ước tính lợi ích kinh tế của dự án, các giá trị gia tăng, thu ngân sách Ước tính các lợi ích xã hội: Tạo việc làm tăng thu nhập, bảo vệ môi trường Đồng thời cũng đề cập những ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Dự kiến tổ chức thực hiện và quản lý dự án: Dự kiến bộ máy điều hành dự án, phác thảo sơ bộ kế hoạch thực hiện dự án.
Các nội dung nghiên cứu tiền khả thi được xem xét ở trạng thái tĩnh, sơ bộ và chưa chi tiết Tức là chưa đề cập đến sự tác đông của các yếu tố bất định và các kết quả tính toán chỉ là những ước tính sơ bộ Sản phẩm của bước nghiên cứu tiền khả thi là dự án tiền khả thi Đây là một hồ sơ trình bày kết quả nghiên cứu tiền khả thi về cơ hội đầu tư
Sau khi lập dự án tiền khả thi sẽ được cơ quan chủ quản và các đối tác xem xét.
Cơ quan chủ quản sau khi xem xét sẽ chuẩn y có tiếp tục bước nghiên cứu khả thi hay không Trong nhiều trường hợp dự án tiền khả thi được chuyển đến các đối tác xem xét để họ quyết định có nên tham gia bỏ vốn đầu tư hay không Đây chính là bước tiến hành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xem có tiếp tục đầu tư hay không? nếu tiếp tục đầu tư thì đầu tư với quy mô nào thì đạt hiệu quả cao nhất. Đối với các dự án có vốn đầu tư lớn bước nghiên cứu khả thi chỉ được tiến hành sau khi dự án tiền khả thi được chấp nhận.
1.3.3.Nghiên cứu khả thi Đây là bước nghiên cứu chi tiết và sâu sắc nhằm sàng lọc lần cuối cùng để xác định phương án tối ưu Nội dung nghiên cứu khả thi cũng bao gồm những vấn đề như ở bước nghiên cứu tiền khả thi, nhưng các nội dung này được nghiên cứu ở trạng thái động Tức là có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố bất định có thể diễn ra theo từng nội dung nghiên cứu Đồng thời các nội dung trên được nghiên cứu một cách chi tiết kỹ lưỡng Đối với những cơ hội đầu tư quan trọng, quy mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp các bước nghiên cứu trên phải được tiến hành theo trình tự:
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư.
- Nghiên cứu tiền khả thi
Nhằm từng bước đi sâu nghiên cứu chi tiết, đầy đủ và kỹ lưỡng, loại bỏ những sai sót ở các bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi Đối với những dự án đầu tư nhỏ có thể bỏ qua nghiên cứu tiền khả thi mà thực hiện ngay bước nghiên cứu khả thi.
Nội dung nghiên cứu khả thi:
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phân tích, đánh giá hiệu quả Kinh tế - Tài chính dự án đầu tư là bước quan trọng trong việc đánh giá dự án Nó đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án mới từ góc độ kết quả tài chính Bởi vậy, thu nhập và chi phí trực tiếp được tính bằng tiền theo giá thị trường thực tế (hoặc dự kiến) Việc phân tích này nhằm đánh giá sự đúng đắn và tính khả năng chấp nhận được của từng dự án cũng như để so sánh các dự án trên cơ sở hiệu quả kinh tế của chúng.
Người ta thường sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau sau đây để phân tích hiệu quả Kinh tế – Tài chính.
- Tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần NPV (Net Present Value).
- Tiêu chuẩn hệ số hoàn vốn nội tại IRR (Internal Rate of Return).
- Tiêu chuẩn tỉ số lợi ích / chi phí B/C ( Benefit/Cost).
- Tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn Thv.
1.4.1.Tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần NPV
Giá trị hiện tại thuần của dự án được định nghĩa như là giá trị hiện tại của hiệu số giữa giá trị doanh thu và chi phí trong tương lai Điều đó tất cả các dòng tiền lãi của dự án hàng năm được chiết khấu về năm 0 (năm bắt đầu xây dựng) theo hệ số chiết khấu đã định trước, có thể biểu diễn chúng bằng công thức sau:
-NPV : Giá trị hiện tại thuần.
-Bt : Doanh thu tại năm t.
-Ct : Chi phí tại năm t. Đây là dòng chi phí vận hành hàng năm: dòng này bao gồm tất cả những chi phí trong những năm vận hành khai thác dự án: Chi phí nguyên, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, tiền lương công nhân, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, Chú ý: Dòng chi phí vận hành hàng năm không bao gồm khấu hao vì toàn bộ chi phí tiền vốn đã được tính vào dòng tiền của dự án
Hệ số chiết khấu phải dựa một cách chặt chẽ vào tỷ lệ lãi thực tế trên thị trường vốn nhằm phản ánh đúng ảnh hưởng của yếu tố thời gian và chi phí cơ hội của các phương án sử dụng vốn đầu tư Trong trường hợp vốn đầu tư được tài trợ bằng vốn vay dài hạn thì tỷ lệ lãi suất thực tế phải trả sẽ được lấy làm hệ số chiết khấu Nếu dự án không sử dụng vốn vay tài trợ thì hệ số chiết khấu được lấy bằng tỷ lệ lãi suất vay dài hạn tại ngân hàng trung ương.
Trên góc độ hiệu quả kinh tế vốn đầu tư thì dự án sẽ được chấp nhận nếu: NPV
≥ 0 Trong trường hợp lựa chọn nhiều dự án xem xét thì dự án nào có giá trị NPV lớn nhất sẽ được lựa chọn thực hiện.
Quá trình tính toán tiêu chuẩn NPV có thể được thực hiện theo các bước sau:
1 Tính toán doanh thu hàng năm trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án Bt
2 Tính toán chi phí hàng năm trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án Ct
3 Xác định dòng lãi thuần hàng năm trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án, bằng cách lấy Bt- Ct
4 Tìm hệ số chiết khấu thích hợp để chiết khấu dòng lãi thuần trong tương lai về giá trị hiện tại của chúng.
5 Nhân giá trị danh nghĩa của dòng lãi thuần trong từng năm với hệ số chiết khấu của năm đó sẽ được giá trị hiện tại của dòng lãi thuần.
6 Cộng tất cả giá trị hiện tại của dòng lãi thực trong từng năm sẽ được giá trị hiện tại thuần của dự án NPV.
Cuối cùng, có thể nói rằng ưu điểm chính của tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần NPV trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư là ở chỗ nó xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án Ngoài ra, nó cũng đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian bằng cách chiết khấu dòng lãi của dự án trong tương lai về hiện tại Đặc biệt, thông qua chọn hệ số chiết khấu đã định người ta có thể so sánh các chi phí vốn của các phương án sử dụng vốn Tiêu chuẩn này phù hợp cho việc ra quyết định đầu tư hợp lý và để so sánh các phương án đầu tư khác nhau.
1.4.2.Tiêu chuẩn hệ số hoàn vốn nội tại IRR
Trong tiêu chuẩn hệ số hoàn vốn nội tại, hệ số chiết khấu chưa được biết, không giống như khi áp dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần, hệ số chiết khấu đ ược cho trước nằm ngoài dự án Theo định nghĩa, hệ số hoàn vốn nội tại là hệ số chiết khấu tại đó giá trị hiện tại thực bằng 0 Nó được biểu diễn như sau:
= 0 Khi áp dụng tiêu chuẩn hệ số hoàn vốn nội tại IRR để đánh giá dự án, người ta bắt đầu với giả thiết NPV = 0 và thử tìm ra hệ số chiết khấu mà nó sẽ làm cho giá trị hiện tại của doanh thu bằng chi phí
Việc ra quyết định đầu tư được thực hiện trên cơ sở so sánh hệ số hoàn vốn nội tại của từng dự án (IRR) với tỉ lệ lãi giới hạn (imin): tỷ lệ lãi tối thiểu có thể chấp nhận đựơc tại đó vốn đầu tư sẽ được đưa vào Như vậy, dự án đang xem xét sẽ đư- ợc quyết định đầu tư nếu IRR > imin và ngược lại
Tỷ lệ lãi giới hạn imin bằng lãi suất thực tế các khoản vay dài hạn trên thị trường vốn hoặc lãi suất phải trả của người đi vay Khi lựa chọn trong các dự án được đem so sánh thì dự án nào có hệ số hoàn vốn nội tại cao nhất sẽ được lựa chọn, tất nhiên hệ số hoàn vốn nội tại phải cao hơn tỷ lệ lãi giới hạn.
Quá trình tính toán hệ số hoàn vốn nội tại IRR có thể được thực hiện theo các b- ước như sau:
1 Tính toán giá trị hiện tại thuần của dự án cũng như hệ số chiết khấu đã sử dụng Tất nhiên giá trị hiện tại thuần này phải có giá trị dương, bởi vì ngược lại thì dự án sẽ bị loại bỏ.
2 Lâý hệ số chiết khấu cao hơn hệ số chiết khấu đã dùng để tính NPV và tính toán giá trị hiện tại các khoản cân bằng thu chi thuần trong tương lai theo hệ số chiết khấu mới này.
3 Nêú giá trị hiện tại của dòng lãi thuần vẫn còn giá trị dương thì tiếp tục lấy hệ số chiết khấu cao hơn cho tới khi NPV tiến sát tới 0
4 Lấy hệ số chiết khấu cao hơn và tính giá trị NPV âm sát 0 nhất.
5 Sau khi có 2 giá trị NPV: một giá trị dương gần bằng 0 và một giá trị âm cũng gần bằng 0 thì sẽ dùng công thức:
- i1 hệ số chiết khấu thấp hơn tại đó NPV vẫn còn dương nhưng sát 0.
- i2 hệ số chiết khấu cao hơn tại đó NPV vẫn còn âm nhưng sát 0.
- NPV1 giá trị hiện tại thực dương ứng với i1.
- NPV2 giá trị hiện tại thực âm ứng với i2.
Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NPV với i
Nêú khoảng cách giữa giá trị IRR với i1 và i2 còn lớn, chúng ta có thể nội suy tiếp với cặp IRR và i1 hay với cặp IRR và i2 để xác định đúng hơn hệ số hoàn vốn nội tại. Để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư chúng ta còn một phương pháp đánh giá khác có liên quan đến hệ số chiết khấu mong muốn (quy định) IRR * ứng với tr- ường hợp NPV =0 Trong trường hợp này việc đánh giá được xem xét như sau:
- Nếu IRR> IRR * => Dự án đạt hiệu quả mong muốn.
+Nếu IRR Dự án chưa đạt hiệu quả mong muốn.
+Nếu IRR = IRR * => Dự án cần được xem xét.
Như vậy, hệ số hoàn vốn nội tại IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đã được đầu tư vì vậy nó chỉ rõ tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu được Không có tiêu chuẩn nào có thể cung cấp những thông tin như vậy và đó chính là ưu điểm rất quan trọng của tiêu chuẩn hệ số hoàn vốn nội tại IRR Ngoài ra, tiêu chuẩn rất thích hợp đối với trường hợp vì lý do nào đó người đánh giá muốn tránh việc ác định hệ số chiết khấu cụ thể dùng cho việc tính toán giá trị hiện tại thực của dự án.
Tuy vậy, phương pháp hệ số hoàn vốn nội tại có một số hạn chế sau :
GIỚI THIỆU DỰ ÁN “HẠ NGẦM TUYẾN ĐƯỜNG DÂY 110KV,
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
2.1.1.Cơ sở lập đề án
Dự án đầu tư công trình “Hạ ngầm đường dây 110kV, di chuyển đường cáp 22kV trạm biến áp Thanh Xuân” được lập trên cơ sở pháp lý sau:
-Căn cứ công văn số 1757/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội ngày 31 tháng
3 năm 2004 về việc thu hồi 637 716m 2 đất tại xã Mễ Trì huyện Từ Liêm và phường Trung Hoà quận Cầu Giấy.
-Căn cứ công văn số 3051/CV-EVN-KH của tổng công ty Điện lực Việt Nam ngày 21 tháng 7 năm 2004 về việc di dời TBA 110kV Thanh Xuân.
-Công văn số 4706 EVN/ĐLHN-P04 của Công ty Điện lực Hà Nội ngày 13 tháng 10 năm 2004 về việc xác định quy mô, số lượng cáp 22kV cần di chuyển trạm 110kV Thanh Xuân.
-Căn cứ công văn số 1737/QHKT-P1 của Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội ngày
25 tháng 8 năm 2004 về việc giới thiệu địa điểm xây dựng TBA 110kV Thanh Xuân mới tại xã Mễ Trì huyện Từ Liêm-Hà Nội.
-Công văn số 5932 ĐLHN/BQLDA-KH của công ty điện lực Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2004 về việc phân chia dự án di chuyển trạm biến áp 110kV Thanh Xuân thành 2 dự án.
-Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 5- hiệu chỉnh, có xét đến giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty điện lực Việt Nam năm 2004-2005 và dự kiến từ nay cho đến năm 2010.
-Căn cứ văn bản số 1477/QHKT-P1 ngày 21 tháng 7 năm 2004 của Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội về việc điều chỉnh hướng tuyến cáp ngầm 220kV Hà Đông- Thành Công đoạn giáp phía tây nam đường Vành đai 3.
-Căn cứ công văn số 35 QHKT-P1 của Sở quy hoạch kiến trúc ngày 18 tháng 01 năm 2005 về việc góp ý phương án tổ chức nút giao thông trước cổng Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
-Căn cứ văn bản số 377/GTĐT ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Sở giao thông công chính Hà Nội về việc thoả thuận đoạn tuyến cáp 110kV đi qua Trung tâm Hội nghị Quốc gia và các xuất tuyến 22kV sau TBA Thanh Xuân mới.
-Căn cứ văn bản số 818/TTTH ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải thuộc Bộ giao thông vận tải về việc thoả thuận đường cáp ngầm 110kV và cáp ngầm 220kV bố trí trong đoạn km23 tới km24 dự án đường vành đai 3, TP Hà Nội.
-Căn cứ văn bản số 167/CV-UB ngày 04 tháng 04 năm 2005 của UBND quận Thanh Xuân về việc thoả thuận tuyến cáp ngầm đi qua đường vành đai 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân.
-Căn cứ văn bản số 1541/KHĐT-GTCC ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Sở giao thông công chính Hà Nội về việc thoả thuận đi ngầm đoạn tuyến cáp 110kV qua ngã tư vành đai 3- Láng Hoà Lạc.
-Căn cứ văn bản số 1197/DA3 ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Ban QLDA Thăng Long về việc thiết kế, thi công tuyến cáp ngầm trước cổng Trung tâm Hội nghị Quốc gia- DA Láng Hoà Lạc mở rộng.
-Căn cứ văn bản số 3094/TTTH ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT về việc tuyến cáp ngầm 110kV và 220kV giao cắt với đường vành đai 3 tại km23 + 683.
-Căn cứ văn bản số 3108/ĐB ngày 13 tháng 10 năm 2005 của Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT về việc thoả thuận thiết kế tuyến cáp ngầm 110kV, 22kV trước cổng Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
-Căn cứ văn bản số 1617/QHKT-P1 ngày 7 tháng 10 năm 2005 của Sở QHKT
TP Hà Nội về việc tuyến cáp ngầm thay thế đường dây 110kV giáp Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
-Căn cứ văn bản số 1693/QHKT-P1 ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Sở QHKT
TP Hà Nội về việc tuyến cáp ngầm thay thế đường dây 110kV giáp Trung tâm Hội nghị Quốc gia và di chuyển cáp 22kV Thanh Xuân.
-Nội dung cuộc họp ngày 15 tháng 11 năm 2005 về việc duyệt dự án đầu tư công trình: “Hạ ngầm tuyến đường dây 110kV, di chuyển đường cáp 22kV TBA
110kV Thanh Xuân” do Tổng công ty Điện lực Việt Nam chủ trì.
-Căn cứ thông tư 16/2005/TT-BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí công trình.
-Căn cứ công văn 5930/BCN-NLDK ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Bộ công nghiệp về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB chuyên ngành điện theo thông tư 16/2005/TT-BXD.
-Căn cứ công văn 5715/CV-EVN-KTDT ngày 2 tháng 11 năm 2005 của Tổng công ty điện lực Việt Nam về việc hưỡng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình chuyên ngành điện theo thông tư 16/2005/TT-BXD.
-Căn cứ công văn số 5439/ĐLHN-P12/3 ngày 6 tháng 12 năm 2005 của Cty ĐLHN về việc thiết kế cột đấu nối tuyến cáp (cột 50) công trình hạ ngầm đường dây 110kV và di chuyển các tuyến cáp 22kV TBA 110kV Thanh Xuân.
-Căn cứ công văn số 5446/CV-EVN-ĐLHN-P04 ngày 7 tháng 12 năm 2005 của công ty ĐLHN về việc báo cáo sử dụng tiết diện cáp 110kV đoạn từ cột 50 đến TBA E20- Thanh Xuân mới.
Phạm vi của đề án
Dự án đầu tư công trình “Hạ ngầm đường dây 110kV, di chuyển đường cáp
22kV TBA 110kV Thanh Xuân” đề cập tới các vấn đề sau:
+Hạ ngầm tuyến ĐDK 110kV mạch kép hiện có từ cột 50 mới đến cột 62 dài 2805m.
+Lựa chọn phương án xây dựng tuyến cáp ngầm 110kV từ cột 50 mới đến TBA 110kV Thanh Xuân và đấu nối với tuyến đường dây ĐDK 110kV Chèm- Giám hiện có tại cột 62.
+Di chuyển và đấu nối lại các đường cáp ngầm 22kV sau TBA 110kV Thanh Xuân mới.
+Theo sơ đồ kết lưới khu vực sau khi di chuyển TBA 110kV Thanh Xuân sang địa điểm mới thì tuyến cáp ngầm 110kV mạch kép từ cột 32- Nhánh rẽ Thanh Xuân đến TBA 110kV Nghĩa Đô và TBA 220kV Thành Công được xây dựng trong dự án
“ĐDK 110kV- Nhánh rẽ Thanh Xuân” Tuyến cáp 110kV này dự kiến từ cột xuất tuyến cáp (cột cuối của tuyến cáp 110kV- Nhánh rẽ Thanh Xuân) có một lộ đấu nối với ĐDK 110kV đi Nghĩa Đô, lộ còn lại đi song song với ĐDK 110kV Nghĩa Đô- Thành Công hiện có đến TBA 110kV Thanh Xuân mới để đấu nối với TBA 220kV Thành Công Tuy nhiên để đồng bộ và đảm bảo tiến độ, trong dự án này cũng xem xét việc đầu tư lắp đắt các tuyến cáp ngầm 110kV này kèm theo các phụ kiện đấu nối tại cột 32.
+Tính toán, phân tích lựa chọn tiết diện cáp phù hợp với lưới điện hiện trạng cũng như trong tương lai (đến năm 2020).
Do tiến độ xây dựng của các đoạn tuyến khác nhau nên trong đề án đề cập tới việc phân tích đấu nối tạm khi tuyến đường dây 110kV dọc đường Láng Hạ- Thanh Xuân hạ ngầm không đồng bộ với dự án này.
+Lập khái toán tổng mức đầu tư và phân tích tài chính kinh tế.
2.2.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH VÀ MỤC TIÊU CỦA
2.2.1.Hiện trạng tuyến đường dây 110kV lộ 173,174 đoạn Nghĩa Đô- Thành Công
Tuyến ĐDK 110kV lộ 173, 174 E6.2 cấp điện cho các TBA 110kV Nghĩa Đô, Thanh Xuân, Thành Công, Giám Đoạn tuyến từ cột 15 của tuyến ĐDK 110kV Chèm- Nghĩa Đô đến TBA 110kV Giám được Tổng công ty ĐLVN đầu tư xây dựng năm 1988 Hướng tuyến từ điểm đấu chạy song song với đường vành đai 3, tới đầu đường Láng Hạ- Thanh Xuân thì bẻ góc lái trái đi theo đường Láng Hạ- Thanh Xuân Sau khi cắt qua sông Tô Lịch thì bẻ góc lái phải đi theo bờ sông Tới đầu ngõ Thái Thịnh 2 thì bẻ góc lái trái đi theo ngõ Thái Thịnh 2 tới TBA 220kV Thành Công Sau đó tuyến dây đi tiếp, vượt qua đường La Thành tới TBA 110kV Giám.
-Đoạn tuyến đường dây Nghĩa Đô- Thành Công- Giám có đặc điểm chính như sau:
+Điểm đầu: Cột số 15- ĐDK 110kV Chèm- Nghĩa Đô.
+Điểm cuối: TBA 110kV Giám.
+Chiều dài đoạn tuyến: 10751,74m Trong đó đoạn tuyến từ cột 15 đến TBA 110kV Thành Công dài 9551,74m.
-Cột: Cột thép dỡ, néo cao từ 22-29m.
-Móng: Móng trụ và móng bản bê tong cốt thép.
-Cách điện: cách điện treo loại 7 tấn cho cột đỡ và 12 tấn cho cột néo.
-Hiện tại đoạn tuyến đường dây Nghĩa Đô- Thành Công- Giám cấp điện cho các trạm:
+TBA 110kV Thanh Xuân: 40MVA.
+TBA 110kV Thành công: 2 x 25MVA.
+TBA 110kV Giám: 40MVA+63MVA.
-Tổng công suất đặt của các TBA: 193MVA.
2.2.2.Những định hướng trong quy hoạch a.Về lưới điện
-Hiện nay Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) đang lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư các dự án cải tạo và phát triển lưới điện cho TP Hà Nội:
+Đường dây 220kV Hà Đông- Thành Công và TBA 220kV Thành Công. Đường dây 220kV- 2 mạch Hà Đông- Thành Công có đặc điểm: Điểm đầu tuyến: cột pooctíc TBA 220kV Hà Đông. Điểm cuối: TBA 220/110kV Thành Công.
Tổng chiều dài: 10,9km Trong đó tuyến cáp ngầm 220kV dài 4,5km; ĐDK 220kV dài 6,4km.
Từ cột đấu nối xuất tuyến cáp tại cánh đồng xã Mễ Trì, tuyến cáp đi trong tuynel cáp dọc theo các đường quy hoạch ra đường hồ Mễ Trì hiện có Sau đó tuyến cáp đi theo các đường Vành đai 3, Láng Hạ- Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Vũ, Vành đai 2, La Thành- Thái Hà- Láng (ngõ Thái Thịnh 2 hiện có) về vị trí trạm 220kV Thành Công dự kiến xây dựng.
+Xây dựng TBA 110kV Mỹ Đình và đường dây 110kV đấu nối từ nhánh rẽ 110kV Thanh Xuân.
+Xây dựng tuyến cáp ngầm 110kV từ TBA 110kV Phương Liệt tới TBA 110kV Thành Công. b.Về quy hoạch hạ tầng cơ sở
Thực hiện kế hoạch phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và 2020, trong những năm qua Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội rất quan tâm đến quy hoạch cải tạo, xây dựng và phát triển các khu đô thị mới cũng như các cơ sở hạ tầng kỹ thuật Các dự án đầu tư đã thực hiện đem lại hiệu quả rất tốt làm thay đổi hẳn bộ mặt đô thị thủ đô Nhiều trục đường chính đã được cải tạo mở rộng như trục đường Quốc lộ1A, đường Quốc lộ 6, đuờng Láng Hoà Lạc, đường Vành đai 3 Nhiều khu nhà ở lớn tập trung đã và đang được xây dụng như khu Trung Yên, Nghĩa Đô, Bắc Linh Đàm, Định Công, Mỹ Đình II, Pháp Vân- Tứ Hiệp…Đặc biệt là việc triển khai xây dựng khu Trung tâm hội nghị quốc gia với diện tích 637 716m 2 tại xã Mễ trì huyện
Từ Liêm và phường Trung Hoà quận Cầu Giấy đã dẫn đến yêu cầu cần phải di dời TBA 110kV Thanh Xuân hiện có sang vị trí mới và hạ ngầm đường dây 110kV đi qua khu vực này.
Hiện tại đường dây 110kV Chèm- Nghĩa Đô- Thành Công- Giám cung cấp điện cho 4 TBA 110kV với tổng công suất đặt 298MVA Đoạn tuyến đường dây 110kV Nghĩa Đô- Thành Công- Giám cung cấp cho 3 TBA 110kV với tổng công suất đặt là 193MVA và công suất tiêu thụ lớn nhật hiện nay là 167.08MVA Khả năng tải lớn nhất của đường dây này là 194,33MVA Hiện tại đường dây chưa quá tải Tuy nhiên, trong trường hợp sự cố một mạch của ĐDK 110kV hiện trạng thì mạch còn lại không đáp ứng được công suất của các TBA trên khi đầy tải Do đó công ty ĐLHN đang hoàn thiện thủ tục đầu tư cải tạo thay tiết diện dây dẫn từ AC185 lên AC400 đoạn tuyến từ cột 15 đến cột 50.
Theo quy hoạch lưới điện Hà nội đến năm 2015 và dự án di chuyển TBA 110kV Thanh Xuân cũng như khi TBA 220kV Thành Công đưa vào sử dụng thì sơ đồ kết lưới đoạn đường dây 110kV Nghĩa Đô- Thành Công thay đổi, cụ thể:
+Từ TBA 220kV Chèm, một mạch 110kV đi thẳng về TBA 110kV Nghĩa Đô rồi đấu nối với TBA 220/110kV tây Hà nội (đi qua một mạch của ĐDK 110kV nhánh rẽ Thanh Xuân), mạch còn lại nối transit qua TBA 110kV Thanh Xuân mới về TBA 220/110kV Thành Công.
+Từ TBA 220kV Thành Công xuất tuyến hai lộ cáp tiết diện 1200mm 2 cấp điện cho TBA Phương Liệt và khép mạch vòng với TBA 220kV Mai Động.
+Từ TBA 220/110kV Tây Hà nội đấu transit qua TBA 110kV Mỹ Đình về TBA 220/110kV Thành Công (đi qua mạch đường dây còn lại của ĐDK 110kV nhánh rẽ Thanh Xuân).
Như vậy, khu vực được cấp điện từ 4 TBA 220kV, các TBA này khép mạch vòng qua các đường dây 110kV Các đường dây đấu nối về TBA 110kV Thanh Xuân mới và TBA 220kV Thành Công chỉ có hai mạch.
Công suất đặt của các TBA 110kV trong các mạch vòng trên dự kiến tới năm
+TBA 110kV Thanh Xuân: 2x63MVA.
+TBA 110kV Nghĩa Đô: 2x63MVA.
+TBA 110kV Mỹ Đình: 2x63MVA.
Dòng công suất tính toán cho các giai đoạn cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Nhu cầu phụ tải khu vực tính đến năm 2015:
STT Chế độ làm việc Công suất truyền tải (MVA)
I.Đ DK-110kV Chèm- Thanh Xuân- Giám hiện tại
1 Vận hành bình thường 167,08 2 mạch
2 Sự cố một mạch 142 2 mạch
II.Đường dây từ TBA 220kV Chèm- TBA 110kV Thanh Xuân
4 Sự cố 02 MBA 220/110kV Hà Đông 43,57
5 Sự cố đường dây 110kV TBA 110kV Thanh Xuân-
III.Đường dây từ TBA 110kV Thanh Xuân- TBA 220kV Thành Công
4 Sự cố 02 MBA 220/110kV Hà Đông 48,48
5 Sự cố đường dây 110kV TBA 110kV Thanh Xuân-
IV.Đường dây từ TBA 110kV Mỹ Đình- TBA 220kV Thành Công
4 Sự cố 02 MBA 220/110kV Hà Đông 17,42
5 Sự cố đường dây 110kV TBA 110kV Mỹ Đình- TBA
V.Đường dây từ TBA 110kV Nghĩa Đô- Tba 220kV Tây Hà Nội
4 Sự cố 02 MBA 220/110kV Hà Đông 44,06
5 Sự cố đường dây 110kV TBA 110kV Nghĩa Đô- TBA
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN “HẠ NGẦM TUYẾN ĐƯỜNG DÂY 110kV, DI CHUYỂN ĐƯỜNG CÁP 22kV
MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Để các dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính cũng như hiệu quả kinh tế xã hội cao thì việc xem xét đánh giá các dự án đầu tư trước khi đưa ra quyết định đầu tư là một công việc hết sức cần thiết Đặc biệt là với ngành Năng lượng, do có những đặc điểm riêng như có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, chứa đựng nhiều rủi ro.
Khi quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư trong ngành Điện lực, nếu không được đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện thì chi phí phải trả sẽ rất lớn do đặc điểm dự án đầu tư ngành Điện như đã nói ở trên là có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng vận hành kéo dài, chứa đựng nhiều rủi ro Điều đó không những gây thiệt hại lớn về kinh tế, mà đôi khi còn gây ra hậu quả nghiêm trọng về con người.
Do đó mục tiêu chính của đánh giá dự án đầu tư là hỗ trợ, hoàn thiện các quyết định đầu tư theo 3 phương diện:
- Lựa chọn các phương án đầu tư sẽ đáp ứng được các mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất Trong đó phải xem xét mục tiêu lợi ích Quốc gia.
- Hỗ trợ việc sửa đổi, cải tiến các phương án đầu tư để cho khả năng thực hiện của chúng trở lên khả quan hơn.
- Trợ giúp để quyết định bác bỏ các phương án đầu tư mà ngay cả khi điều chỉnh cũng không thể đáp ứng được các mục tiêu Quốc gia một cách tương ứng. Việc đánh giá dự án có liên quan đến hàng loạt các vấn đề như: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật, hiệu quả kinh tế xã hội, sự thoả đáng về mặt tài chính, quản lý, bố trí cán bộ và các điều kiện pháp lý Những vấn đề này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế tài chính của dự án và hiệu quả đối với nền kinh tế quốc dân.
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế dự án một cách đầy đủ là rất cần thiết đối với các dự án nhà nước Điều đó cũng đúng với việc phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của dự án Thậm chí nếu cho rằng một dự án nhà nước có thể không thu được lợi nhuận và các khoản trợ cấp vì lý do nào đó đã được dự tính ngay từ đầu, thì việc phân tích hiệu quả kinh tế của dự án là cần thiết xác định giới hạn của các khoản trợ cấp Dĩ nhiên là dự án đầu tư đó có hiệu quả kinh tế xã hội rất cao Một số dự án công cộng xã hội có thể được thực hiện mặc dù chúng không được lý giải là thích hợp từ cả hai góc độ: hiệu quả kinh tế tài chính của dự án và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, nhưng Chính phủ có thể ra quyết định đầu tư nhằm để giải quyết các vấn đề chính trị xã hội và mục tiêu quan trọng trong tiến trình phát triển chung của đất nước.
Giai đoạn vận hành, khai thác các dự án đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng và chịu nhiều yếu tố bất định Nhiều dự án được đánh giá là thành công trong toàn khâu xây dựng cơ bản nhưng khi đưa vào vận hành mới bộc lộ những cái chưa được tính toán hết Dự án có thể bị thất bại cũng bắt đầu từ giai đoạn này Chính vì vậy việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế một dự án năng lượng phải được xem xét kỹ các khía cạnh khác nhau của dự án trong tương lai Hay phải có đầy đủ các thông số dự báo về sự vận động của môi trường đầu tư trong đó dự án tồn tại trong tương lai Đó là một công việc không đơn giản đòi hỏi phải có một phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế dự án chính xác và hợp lý.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ – TÀI CHÍNH
3.2.1 Cơ sở tiến hành phân tích kinh tế tài chính dự án.
Việc tính toán hiệu quả kinh tế tài chính dự án được thực hiện trên cơ sở qui định hướng dẫn về nội dung phân tích kinh tế tài chính trong đề án lưới điện số 445NL/XDCB ngày 29 tháng 7 năm 1994 của Bộ Năng lượng và công văn số 30/HĐTĐ về phương án vay- trả nợ của Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư.
Trên cơ sở đó, trong phần này sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính và phân tích khả năng thanh toán của dự án, qua đó đánh giá tính hiệu quả về kinh tế tài chính của dự án.
Phương pháp đánh giá được dùng ở đây là phương pháp “ đánh giá các dự án đầu tư dùng trong công nghiệp “ do UNIDO đưa ra.
Cụ thể, việc đánh giá được thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sau:
+ NPV- Giá trị hiện tại của lãi.
+ IRR - Hệ số hoàn vốn nội tại.
+ Bảng phân tích khả năng trả nợ.
3.2.2.Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính
3.2.2.1.Cơ sở số liệu và những thông tin ban đầu đưa vào đánh giá
Dự toán kinh phí được tính toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng công trình từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư đưa công trình vào sử dụng, bao gồm: Vốn xây lắp chính, vốn xây lắp khác, vốn chi phí kiến thiết cơ bản khác và vốn dự phòng.
BẢNG 3.1: TỔNG HỢP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Công trình: Hạ ngầm đường dây 110kV và di chuyển đường cáp 22kV TBA
Thanh Xuân Đơn vị tính: VN đồng.
Hạ ngầm ĐDK 110kV, di chuyển đường cáp 22kV TBA Thanh Xuân
Giá trị vật tư thu hồi (tạm tính) (II)
3 Chi phí khác thuộc dự toán 1,544,910,000
5 Chi phí QLDA và chi phí khác 20,092,528,000
6 Chi phí đền bù GPMB 2,058,778,000
8 Tổng giá trị công trình: (I-II) 156,671,291,000
Tổng vốn đầu tư cho công trình “Hạ ngầm đường dây 110kV và di chuyển đường cáp 22kV TBA Thanh Xuân” là: 157.436,1 triệu đồng.
-Vốn đầu tư xây dựng của Công ty điện lực TP Hà Nội bố trí theo kế hoạch và tự vay.
-Nguồn vốn ngân sách của TP sử dụng cho mục đích đền bù GPMB để xây dựng nhà Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
-Nguồn vốn vay dự kiến vay với lãi suất 10,5%/năm, hoàn trả trong thời gian 12 năm kể từ khi đưa công trình vào vận hành.
Giá điện tính trên cơ sở hướng dẫn số 709/QĐ-NLDK ngày 3/4/2004 của Bộ công nghiệp.
-Giá bán điện (bằng 75% giá bán điện hạ thế): 787,5đ/kWh.
-Giá mua điện (bằng 66,5% giá bán): 698,3đ/kWh.
Theo hướng dẫn chi phí này được tính theo % của tổng vốn đầu tư Cụ thể đối với đường dây 110kV là 1,5%.
Theo quy định của Bộ tài chính và theo tuổi thọ các công trình đường dây, đối với công trình này tính khấu hao đều trong thời gian 20 năm.
Theo quy định thuế suất GTGT phải nộp là 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% thu nhập chịu thuế.
Tuyến cáp ngầm 110kV ngoài nhiệm vụ cấp điện cho TBA 110kV Thanh Xuân còn làm nhiệm vụ phân phối công suất giữa các TBA trong khu vực như: TBA 110kV Mỹ Đình, TBA 110kV Nghĩa Đô, TBA 220kV Chèm và TBA 220kV Thành Công Dự kiến khi dự án đi vào vận hành, sản lượng điện cung cấp cho khu vực theo các năm là: 224,7GWh năm 2006, 447GWh năm 2010 và 570,2GWh năm 2015.
+Tổn thất điện năng của các xuất tuyến cáp ngầm 24kV (tính từ thanh cái 24kV đến các điểm đấu nối của đường dây hoặc TBA 22kV của khách hàng): lấy bằng 1%.
Giai đoạn từ năm 2006-2015 từ 10-13%/năm.
*Phân tích độ nhạy cho các trường hợp hệ số chiết khấu là 10.5%, 12%, 14%. 3.2.2.2.Kết quả tính toán các chỉ tiêu Kinh tế – Tài chính a Diễn giải bảng phân tích hiệu quả kinh tế và bảng phân tích tài chính.
- Điện năng bán = Điện năng nhận được x(100% - Hệ số tổn thất điện năng).
- Tổng thu = Doanh thu bán điện = Điện bán x Giá bán điện.
- Chi phí mua điện = Điện năng nhận x Giá mua điện.
- Chi phí O&M = 1,5% x Tổng vốn đầu tư.
- Khấu hao: Sử dụng phương pháp tính khấu hao đều trong 20 năm.
- Trả gốc hàng năm = Tổng vốn vay/12 ; ( thời gian trả vốn là 12 năm).
- Trả lãi hàng năm = Vốn vay còn lại x lãi suất vay.
- Trả vốn và lãi vay hàng năm = Trả gốc hàng năm + Trả lãi hàng năm.
- Tổng chi phí = Chi phí mua điện + Chi phí O&M + Chi phí thiệt hại do sự cố + Thuế VAT + Khấu hao + Trả lãi vay.
- Lãi trước thuế = Tổng thu – Tổng chi phí
- Thuế thu nhập DN = Thuế suất thu nhập DN x Lãi trước thuế (đã trừ khấu hao và lãi vay).
- Lãi sau thuế = Lãi trước thuế – Thuế thu nhập DN.
- Tỷ suất chiết khấu = tỷ trọng vốn tự có của chủ đầu tư x chi phí cơ hội của chủ đầu tư khi tham gia vào dự án + tỷ trọng vốn vay trong nước x lãi suất vay trong nước + tỷ trọng vốn vay nước ngoài x lãi suất vay nước ngoài ≈ 10.5%.
- Hệ số tổn thất tính trung bình cho từng năm đối với dự án này là 1,6%.
- Chi phí thiệt hại do sự cố ( hay chi phí đền bù) = Lượng điện năng ngừng cung cấp cho phụ tải x thiệt hại kinh tế do ngừng cung cấp 1 kWh điện.
- Thiệt hại kinh tế do ngừng cung cấp điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tính toán khá phức tạp, vì vậy người ta chỉ tính tới nó trong trường hợp thật cần thiết như đối với các công trình quan trọng, sản xuất liên tục, quá trình phục hồi sau khi mất điện kéo dài, những quá trình công nghệ tiêu thụ nhiều điện năng như điện phân, luyện nhôm,
- Tổn thất kinh tế do ngừng cung cấp điện chủ yếu được dùng để đánh giá tính kinh tế đối với phụ tải loại II, còn đối vơi phụ tải loại I (không cho phép ngừng cung cấp điện) và phụ tải loại III rõ ràng không sử sụng chỉ tiêu này.
- Vì vậy chi phí thiệt hại do sự cố đối với công trình này được coi như bằng không.
Bảng tính toán các chỉ tiêu kinh tế- tài chính của dự án được thể hiện trong phần phụ lục. b.Kết quả tính toán độ nhạy và kết luận
Chi tiết các kết quả tính toán xem trong bảng tính ở phần phụ lục, tóm tắt kết quả tính toán hiệu quả tài chính và phân tích độ nhạy của dự án trong bảng sau:
Giá trị NPV (tr.đồng): 65,979.2 44,187.3 20,516.9
-Dự án đạt hiệu quả tài chính trong mọi trường hợp phân tích rủi ro theo quan điểm chủ đầu tư với điều kiện vay vốn và và các chỉ tiêu về điện năng, giá bán và mua điện như trong giả thiết tính toán Như vậy đầu tư xây dựng công trình là hiệu quả và cần thiết cho ngành điện.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
Phân tích kinh tế dự án là đánh giá hiệu quả kinh tế quốc gia của các phương án công nghệ và xây dựng cùng mục tiêu của dự án và lựa chọn trong số đó phương án tối ưu.
Sau khi dự án TBA Thanh Xuân được đưa vào hoạt động thì sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ và tin cậy cho khu vực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.
Dự án được đưa vào sử dụng sẽ đóng góp cho ngân sách của quốc gia là 202,465.9 triệu đồng trong đó:
-Thuế thu nhập doanh nghiệp: 118,924.7 triệu đồng. Đánh giá tác động môi trường và biện pháp khắc phục
Khi đưa đường cáp vào vận hành, điện từ trường xung quanh sợi cáp có thể tác động đến con người, động vật, vật kim loại lắp đặt gần và những thiết bị điện tử Ngoài ra, trong quá trình thi công cũng có ảnh hưởng nhất định đến các công trình ngầm hiện có, điều kiện giao thông bình thường và các điều kiện sinh hoạt khác ở gần tuyến cáp.
3.3.2.Những ảnh hưởng của công trình tới môi trương xung quanh và biện pháp khắc phục a.Ảnh hưởng đến con người
Trên mặt đất, trong vùng đường cáp ngầm đi qua, với độ sâu chôn cáp như dự kiến, khi người di chuyển ngang qua hoặc hoạt động bình thường sẽ không chịu tác động của từ trường Tuy nhiên, không được xây dựng các công trình trong hành lang an toàn của tuuyến cáp.
Về điện trường, do cấu trúc của cáp ngầm, sẽ không có điện trường bên ngoài vỏ cáp Điện thế sẽ giảm qua lớp cách điện XLPE và điện trường sẽ bằng 0 trên vỏ kim loại.
Từ trường đồng tâm tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện Biên độ của từ trường tỷ lệ với biện độ dòng điện và tỷ lệ nghịch với khoảng cách tới dây dẫn Từ trường của nhiều dây dẫn được xếp chồng thành một từ trường chung trong khu vực dây dẫn Ảnh hưởng không đáng kể đến dân cư trong khu vực tuyến cáp đi qua. Để giảm ảnh hưởng của từ trường, chọn cách bố trí các pha hình tam giác đều cho các đoạn tuyến đi trên vỉa hè đường Vành đai 3 và bố trí các pha đối xứng. Cách bố trí này sẽ làm giảm tổn thất và từ trường dọc theo tuyến cáp.
Cấu hình bố trí các pha của các mạch cáp được chọn như sau:
L1-L2-L3↔L3-L2-L1 b.Ảnh hưởng đến các công trình khác
-Đối với các công trình cấp thoát nước, đường cáp ngầm không gây ảnh hưởng gì đặc biệt Chỉ cần tính toán đủ khoảng cách thẳng đứng giữa các công trình, sao cho khi sửa chữa công trình này không gây ảnh hưởng đến các công trình khác. Tuy nhiên, tuyến cáp đi trong hào cáp kỹ thuật và đã được quy hoạch tổng thể nên đã loại trừ được các ảnh hưởng trên
-Đối với đường cáp điện lực, nhất là đường cáp trung, hạ áp đi gần đường cáp cao áp, khả năng ảnh hưởng sóng điện từ, nhất là khi xảy ra ngắn mạch trên đường cáp ngầm cao áp la rất lớn Ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến quá điện áp (tương tự như quá điện áp khí quyển trên đường dây không) của đường cáp ngầm trung áp.Muốn khống chế ảnh hưởng này, cần phải tiến hành đảo pha cáp điện lực cao áp.Đối với đường cáp ngầm thông tin đi gần, hoạt động bình thường của cáp điện lực cao áp có thể gây ảnh hưởng nhiễu cho cáp thông tin Để khống chế ảnh hưởng này, thực hiện nối đất đảo pha vỏ cáp Ngoài ra, có thể có một số biện pháp phụ như đặt thêm một dây dẫn song song, nằm giữa các đường cáp điện lực cao áp và cáp thông tin ngầm Dây dẫn này phải được nối đất tốt Cũng có thể lắp đặt thêm lưới bảo vệ bằng kim loại cho cáp thông tin trong vùng ảnh hưởng để hạn chế nhiễu.
Tuy nhiên, nếu khoảng cách giao chéo giữa cáp điện lực trung, hạ áp, cáp thông tin với cáp điện lực cao áp lớn, sẽ không có ảnh hưởng gì đáng kể.
Ngoài ra, khi đi gần, giao chéo với các công trình khác phải tuân theo các quy định, quy phạm hiện hành.