Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Trang 1Lời mở đầu
Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cũng như bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào khác đều có mục đích tập hợp các phương tiện và con người để tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp mình và cho xã hội Chế độ quản lý kinh tế tài chính đáp ứng được những yêu cầu quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô, do đó hạch toán hạch toán kế toán giữ vai trò hết sức quan trọng trong quản lý kinh doanh,
nó là công cụ hiệu lực nhất để tiến hành quản lý các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc sử dụng tài sản vật tư tiền vốn nhằm giữ thế chủ động trong sản xuất kinh doanh
và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
Những năm qua cùng với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh
tế nước ta đang thực hiện mở cửa để từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có nhiều thời cơ cũng như thách thức mới Do vậy, để tận dụng được những thuận lợi và vượt qua được những khó khăn của nền kinh tế thị trường thì buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải giải quyết tốt tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Muốn vậy, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của mình, đó là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong toàn
bộ công tác hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp, được trang bị kiến thức lý luận ở trường và được tiếp xúc thực tế công tác kế toán tại Công ty, dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, của các cô chú các anh chị phòng kế toán - tài
chính của Công ty, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu nghiệp vụ “Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm” và đã
hoàn thành báo cáo này
Trang 2Nội dung của báo cáo thực tập nghiệp vụ này bao gồm 2 phần chính sau:
Phần 1: Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần
Sơn tổng hợp Hà Nội.
Phần 2: Thực tế nghiệp vụ kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội.
Trang 3
Phần 1: Khái quát chung về tổ chức công
tác kế toán tại công ty cổ phần Sơn tổng
hợp Hà Nội
1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
1.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Với cách tổ chức quản lý sản xuất, quy mô và đặc điểm hoạt động của công ty cũng như trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán, đòi hỏi Công ty phải tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất
Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội có quy mô vừa, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung trên cùng địa bàn nên tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau:
Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội
1.1.2 Đặc điểm bộ máy kế toán
Kế toán Tlương
và các khoản trích theo lương
Kế toán tập hợp
CP và tính giá thành SP
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ, thuế
Kếtoán tổng hợp và kiểm tra
kế toán
Trang 4Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung có đặc điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn Công ty được thực hiện tập trung ở phòng kế toán tài chính, còn ở các bộ phận đều không có tổ chức kế toán mà chỉ thực hiện việc thu nhận, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để
xử lý và tổng hợp thông tin
Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức này ở Công ty đảm nhận các nhiệm vụ như: hạch toán nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lao động, tính tiền lương phải trả, phân bổ tiền lương, tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hạch toán về tạm ứng, thanh toán với khách hàng, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, TSCĐ, vốn kinh doanh, quỹ của Công ty và lập Báo cáo tài chính
Việc tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập trung ở Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội là phù hợp với địa điểm hoạt động của Công ty: địa bàn hẹp, đi lại thuận lợi nó đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất với công tác kế toán toàn Công ty Việc kiểm tra xử lý thông tin kế toán được tiến hành kịp thời chặt chẽ, lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt kịp thời toàn bộ thông tin kế toán Từ đó thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao hoạt động của Công ty, việc phân công lao động chuyên môn hoá và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán thực hiện được
dễ dàng với bộ máy gọn nhẹ
1.1.3 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Công ty
Phòng kế toán - tài chính của Công ty gồm 7 người: 1 kế toán trưởng và 6 kế toán viên trong đó mỗi người đảm nhiệm những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Kế toán trưởng: Phụ trách chung chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo,
kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện, giám sát và ký duyệt các chứng từ phát sinh, tổng hợp, lập và phân tích các báo cáo kế toán, phân công công việc cho các nhân viên kế toán Tổ chức và phân công chức năng nhiệm vụ cho từng người, nghiên cứu tìm hiểu trên cơ sở tài liệu số liệu báo các kết quả phân tích tình hình hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty từ đó tư vấn, kiến nghị ban lãnh đạo
về kế hoạch sản xuất và lựa chọn phương án tốt nhất, đồng thời chịu trách nhiệm
Trang 5trước Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc, cấp trên và Nhà nước về các báo cáo kế toán tài chính.
Thủ quỹ kiêm kế toán thanh toán: Ghi chép phản ánh số hiện có và
tình hình bién động các khoản vồn bằng tiền, ghi chép các khoản công nợ, tiền vay và thực hiện các giao dịch liên quan đến các khoản vồn bằng tiền và các khoản công nợ phải thu, phải trả
Kế toán vật tư - nguyên vật liệu, tài sản cố định: Theo dõi, ghi chép
kế toán tổng hợp và chi tiết tài sản cố định, công cụ dụng cụ tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho; tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ; lập báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm tài sản cố định, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Thu thập thông tin
về kết quả thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên từ các bộ phận sản xuất, phòng ban; tham gia tính lương và các khoản trích theo lương phải trả cán bộ công nhân viên; theo dõi, thanh toán lương, BHXH, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên Công ty
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Ghi chép kế
toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm hoàn thành, đánh giá sản phẩm dở dang; thống kê các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất; lập báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ, thuế: Ghi chép, theo dõi thành phẩm
tồn kho, doanh thu và các khoản điều chỉnh doanh thu; ghi chép, theo dõi và thanh toán các khoản thuế ở khâu tiêu thụ; tính toán, ghi chép trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lập các báo cáo nội bộ liên quan đến tình hình tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ nội sinh,
lập các bút toán khoá sổ kế toán cuối kỳ; kiểm tra số liệu kế toán của các bộ phận kế toán khác chuyển sang để phục vụ cho việc khóa sổ kế toán và lập báo cáo kế toán;
Trang 6lập bảng cân đối tài khoản, báng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh toàn Công ty
1.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký- chứng với trình tự ghi sổ kế toán như sau:
Trang 7Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra số liệu(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký- chứng từ hoặc Bảng kê, các sổ chi tiết có liên quan Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân
bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau
đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký- chứng từ có liên quan Đối với các Nhật ký- chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết
Chứng từ gốc; Bảng phân bổ
chi ti ếtNhật ký-Chứng từ
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 8thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký- chứng từ.
(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký- chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký- chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký- chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái
Số liệu cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký- chứng từ, Bảng
kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính
Theo hình thức kế toán này thì có các mẫu sổ sau:
* Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán: Việt Nam Đồng (VND)
* Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp tuyến tính cố
định: Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng để hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận, đây là phương pháp được vận dụng phổ biến trong các doanh nghiệp
Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Trang 9Nhưng theo quy định hiện nay của Bộ Tài chính theo quyết định BTC thì việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng; giảm; ngừng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo số ngày của tháng Như vậy theo quyết định này tính khấu hao phải theo nguyên tắc tròn ngày.
206/2003QĐ-Hàng tháng trích khấu hao phải theo công thức sau:
Trong đó:
% khấu hao
cơ bản bình quân năm
Nguyên giá TSCĐ X % khấu hao cơ bản
Số khấu hao tăng thêm tháng này-
Số khấu hao giảm trong tháng này
Mức khấu hao TSCĐ tăng thêm tháng trước = S ố ng ày c ủa th áng
Mức khấu haoTSCĐ phải trích bình quân tháng của TSCĐ tăng thêm
X
Số ngày thực tế phải trích khấu hao trong tháng của TSC Đ
Mức khấu hao của
TSCĐ giảm đi trong tháng này =
Mức khấu hao phải trích bình quân của TSCĐ giảm
Số ngày của thángX
Số ngày thôi trích khấu hao thực tế trong tháng của TSCĐ
Số năm sử dụng
Trang 10* Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội
áp dụng phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình nhập - xuất - tồn sản phẩm, hàng hoá trên sổ kế toán Trong trường hợp áp dụng phương pháp này thì các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng giảm của vật tư hàng hoá Vì vậy mà giá trị vật tư hàng hoá tồn kho có thể được xác định trong bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán
* Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng ( VAT): Công ty hạch toán thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ
* Phương pháp tính giá hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân
* Hệ thống báo cáo tài chính của công ty:
Báo cáo tài chính của công ty tuân thủ theo đúng mẫu biểu do Nhà nước quy định, hệ thống báo cáo được sử dụng nhằm cung cấp thông tin về tài chính,về tình hình sản xuất kinh doanh và những biến động trong các hoạt động của công ty, giúp cho ban lãnh đạo của công ty hay các đối tượng khác có liên quan sử dụng thông tin được cung cấp đánh giá một cách chính xác thực trạng của công ty
Hiện nay công ty sử dụng 4 loại báo cáo tài chính đó là:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Trang 11Phần 2: Thực tế nghiệp vụ kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội
2.1 Kế toán thành phẩm
2.1.1 Đặc điểm thành phẩm
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất nói chung và sản xuất sơn nói riêng để tạo ra được sản phẩm cuối cùng phục vụ người tiêu dùng, Công ty phải trải qua quy trình công nghệ sản xuất phức tạp Quy trình này bao gồm các giai đoạn chính như sau:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chung
Kết thúc công đoạn cuối cùng đó là công đoạn pha trộn và đóng hộp, Công ty cho ra sản phẩm chủ yếu của mình là sơn, vecni và chất phủ bề mặt Sau khi các sản phẩm này được kiểm nghiệm nếu đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ được nhập kho hoặc xuất bán thẳng cho khách hàng Những sản phẩm này được gọi là thành phẩm Như vậy thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, do các bộ phận sản xuất kinh doanh chính và sản
Tổng hợp nhựa Alkyd
Công đoạn muối trộn
Công đoạn nghiền cán
Công đoạn pha trộn,đóng hộp
Trang 12xuất kinh doanh phụ của đơn vị tiến hành, được kiểm nghiệm đáp ứng mọi tiêu chuẩn
kỹ thuật quy định và được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng Ngoài ra, được coi là thành phẩm còn bao gồm cả những sản phẩm thuê ngoài gia công chế biến đã hoàn thành
Thành phẩm của Công ty do các bộ phận sản xuất chính và phụ của công ty sản xuất ra, Công ty không thuê ngoài gia công chế biến Các thành phẩm này chủ yếu là sơn, vecni và chất phủ bề mặt đòi hỏi việc sản xuất được thực hiện theo đúng quy trình công nghệ và được kiểm tra chặt chẽ Nhận thức được tầm quan trọng đó, Công ty không ngừng cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chỉ tiêu chất lượng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 98.000.000 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp : 35.750.000 đ
- Chi phí sản xuất chung : 40.700.000 đ
+ Số chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là :
Trang 13- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 9.100.000 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp : 3.500.000 đ
- Chi phí sản xuất chung : 3.780.000 đ
+ Số chi phí dở dang cuối kỳ :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 2.950.000 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp : 750.000 đ
- Chi phí sản xuất chung : 970.000 đ
Từ những số liệu trên, ta có thể lập bảng tính giá thành sản phẩm Sơn Epoxy như sau:
Bảng tính giá thành sản phẩm sơn Epoxy - số lượng: 4.450 kg
ĐVT: đồng
Khoản mục chi phí Dở dang
đầu kỳ
Chi phí trong kỳ
Dở dang cuối kỳ
Tổng giá thành sản xuất
Giá thành đơn vị
Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp 9.100.000 98.000.000 2.950.000 104.150.000 23.404Chi phí nhân công trực
4.450
= 41.838 (đ/kg )
* Tính giá thành phẩm xuất kho:
Trang 14Sau quá trình sản xuất thành phẩm của công ty sẽ được kiểm tra, xét duyệt cẩn thận và chặt chẽ về số lượng và chất lượng Khi xuất kho bán cho khách hàng theo các đơn đặt hàng, các hợp đồng đã được lập hoặc theo đơn hàng của các khách hàng
lẻ, thành phẩm của công ty sẽ được tính giá theo phương pháp bình quân - cơ sở cho việc tính giá vốn của số hàng bán ra Theo phương pháp này thì giá xuất kho thành phẩm của công ty được tính theo công thức :
Giá đơn vị bình quân = Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá thực tế thành
Phẩm xuất kho =
Số lượng thànhphẩm xuất kho *
Giá đơn vịbình quân
2.1.3 Kế toán chi tiết thành phẩm
* Chứng từ sử dụng:
- Nhập kho thành phẩm:
Thành phẩm của công ty sau quá trình sản xuất sẽ được kiểm tra về chất lượng,
số lượng Những thành phẩm đã đạt yêu cầu sẽ được nhập kho Để nhập kho thành phẩm, công ty sử dụng chứng từ là phiếu nhập kho Phiếu nhập kho là cơ sở để thủ kho theo dõi thành phẩm về mặt số lượng và cũng là cơ sở để kế toán theo dõi cả về mặt số lượng cũng như giá trị thành phẩm Căn cứ vào phiếu nhập kho, cuối ngày thủ kho ghi lên thẻ kho thành phẩm về số thành phẩm đã nhập, kế toán lên báo cáo nhập - xuất - tồn kho
Mẫu phiếu nhập kho như sau :
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 20 tháng 03 năm 2007Người giao hàng: PX sơn cao cấp
Đơn vị:
Nhập tại kho: SP II Địa điểm: Thanh Liệt – Thanh trì – Hà Nội
Trang 15Nội dung: Nhập kho thành phẩm
TK có
Đơn
vị tính
Số lượng Đơn giá
(đ)
Thành tiền
Căn cứ vào các hợp đồng mà công ty đã ký kết với khách hàng, hoặc với các đại
lý thì công ty xuất hàng hoá giao cho họ và nhận số tiền cho số hàng mà công ty đã bán giao cho khách hàng Để xuất kho hàng hoá công ty đã sử dụng phiếu xuất kho, theo đó thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để kiểm tra số lượng hàng hoá mà công ty
đã xuất, cùng với việc kiểm tra số lượng thì thủ kho phải kiểm tra cả chủng loại hàng hoá đồng thời sử dụng phiếu xuất kho để ghi vào thẻ kho lúc cuối ngày ở cột xuất kho Đối với kế toán thì phiếu xuất kho là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, theo dõi
cả về mặt số lượng và giá trị của thành phẩm
Mẫu phiếu xuất kho như sau:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 27 tháng 03 năm 2007Người nhận hàng: Nguyễn MinhVăn
Trang 16Đơn vị:
Địa chỉ: Thanh Xuân – Hà Nội
Lý do xuất kho: Xuất bán cho khách hàng
Số
TT kho Mã Tên vật tư TK nợ TK có
Đơn
vị tính
Số lượng giá (đ) Đơn Thành tiền
* Kế toán chi tiết thành phẩm:
Thành phẩm của công ty được thực hiện trên từng kho và ở phòng kế toán của công ty theo từng loại thành phẩm về hai mặt hiện vật và giá trị Hiện nay có 3 phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm đó là: Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ số dư, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội đang áp dụng phương pháp thẻ song song
Sơ đồ kế toán theo phương pháp thẻ song song như sau:
Ghi chú :
Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Đối chiếu
Thẻ kho
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồnThẻ, sổ chi tiết
Kế toán tổng hợp
Trang 17Theo phương pháp này thì thủ kho là người theo dõi chỉ tiêu số lượng còn kế toán theo dõi cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị Cụ thể là:
+ Tại kho: thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào thẻ kho, và cuối mỗi ngày tính ra số tồn kho Theo định kỳ thì thủ kho chuyển các chứng
từ nhập kho và xuất kho về cho phòng kế toán
+ Tại phòng kế toán: Sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ nhập kho và chứng từ xuất kho thì kế toán sẽ ghi vào sổ chi tiết hai chỉ tiêu số lượng
và giá trị Cuối kỳ kế toán lập bảng tổng hợp Nhập- xuất- tồn kho Trên cơ sở đó để đối chiếu số liệu trên thẻ kho của thủ kho và cung cấp số liệu cho bộ phận kế toán thực hiện
Hiện nay phương pháp thẻ song song được áp dụng phổ biến vì dễ làm và dễ đối chiếu, nhất là đối với các doanh nghiệp được trang bị máy vi tính Tuy nhiên nó cũng có hạn chế nhất định đó là làm cho khối lượng công việc của kế toán tăng lên vì
kế toán không chỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng mà còn theo dõi chỉ tiêu giá trị
Từ phiếu nhập kho ngày 20/03/2007 và phiếu xuất kho ngày 27/03/2007 thủ kho ghi vào thẻ kho và ta có mẫu thẻ kho như sau:
Trang 18Ngày … tháng… năm…
Thủ kho
(Ký, họ tên ) Kế toán trưởng(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên, đóng dấu)Giám đốc
Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên để vào sổ chi tiết thành phẩm
Mẫu sổ chi tiết thành phẩm như sau:
Trang 19Đơn vị :
SỔ CHI TIẾT THÀNH PHẨM
Năm : 2007
TK 155 - Tên kho : Kho SP II
Tên, quy cách thành phẩm : Sơn Epoxy
Đơn vị tính : Kg
ứng
Đơn giá
Trang 202.1.4 Kế toán tổng hợp nhập - xuất kho thành phẩm
Trang 21BẢNG KÊ SỐ 8
TK 155- Thành phẩmTháng 03 năm 2007
Trang 23Tháng 01
Tháng 02
Trang 24kinh doanh với người lao động đồng thời có điều kiện để tích luỹ tái sản xuất mở rộng.
Và quá trình tiêu thụ là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,…Trong
đó doanh nghiệp chuyển giao hàng hoá, dịch vụ đó theo giá quy định hoặc thoả thuận Và thời điểm xác định doanh thu bán hàng sẽ tuỳ thuộc vào từng phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tiền Trong nền kinh tế thị trường thì việc tiêu thụ thành phẩm được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, theo đó các sản phẩm vận động từ doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các phương thức tiêu thụ thành phẩm phổ biến tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp như: phương thức tiêu thụ trực tiếp, phương thức tiêu thụ gửi hàng chờ chấp nhận, tiêu thụ qua đại lý, phương thức bán hàng trả góp, trả chậm, phương thức đổi hàng,…
Và hiện tại công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội áp dụng các phương thức tiêu thụ thành phẩm đó là: phương thức tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ qua đại lý
Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội áp dụng hoá đơn giá trị gia tăng làm chứng từ gốc, đó là căn cứ để thủ kho làm thủ tục xuất kho, là căn cứ để kế toán tiêu thụ ghi nhận doanh thu, còn khách hàng đi đường làm chứng từ ghi sổ kế toán Đây là chứng từ có số lượng nhiều nhất trong kế toán tiêu thụ của công ty
* Phương thức tiêu thụ thành phẩm trực tiếp:
Theo phương thức này thì khách hàng sẽ đến trực tiếp công ty tại kho, quầy hoặc trực tiếp tại bộ phận sản xuất không qua kho của công ty và trực tiếp nhận hàng, khi thành phẩm được chính thức giao cho khách hàng thì được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng này, số hàng được ghi nhận doanh thu và người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng người bán giao
Thủ tục chứng từ sử dụng: căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, khi giao hàng