1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nghiên cứu kháng insulin ở phụ nữ mãn kinh

5 464 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 240 KB

Nội dung

Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá chỉ số khối cơ thể và sự phân bố mỡ cơ thể trên các bệnh nhân sỏi túi mật, đồng thời tìm hiểu mối liên quan của một số kích thước nhân trắc với một số chỉ số sinh hoá máu của nhóm bệnh nhân này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 60 bệnh nhân tuổi từ 22 đến 85, gồm 17 nam, 43 nữ, được chẩn đoán sỏi túi mật đơn thuần và đã được loại trừ các bệnh cấp - mãn tính khác kèm theo bằng lâm sàng, siêu âm và xác định chẩn đoán bằng phẫu thuật mở hoặc nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế và Bệnh viện Trung ương Huế trong thời gian từ tháng 4/2004 đến tháng 6/2005. Thiết kế nghiên cứu theo kiểu tiền cứu. Thu thập một số kích thước nhân trắc (chiều cao đứng, trọng lượng, vòng cánh tay trái, vòng bụng, vòng mông, đường kính trước sau bụng, bề dày nếp da sau cánh tay, dưới bả vai, trên mào chậu) và một số thông số sinh hoá máu (cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-c, protide, glucose). Tính chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ Vòng bụng/Vòng mông. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên phân loại của Tổ chức béo phì quốc tế (IOTF) đối với người châu Á. Đánh giá tình trạng tập trung mỡ bụng dựa trên tỷ lệ Vòng bụng/Vòng mông dựa theo ngưỡng 0,95 cho nam và 0,85 cho nữ. Phân loại cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-c theo Hội tim mạch Việt Nam. Kết quả thu được cho thấy trong nhóm bệnh nhân sỏi túi mật, tỷ lệ thừa cân là 10,0%, tỷ lệ béo phì là 6,67%. Phân loại bệnh nhân theo tỷ lệ Vòng bụng/Vòng mông: 20% bình thường và 80% nguy cơ. Tỷ lệ bệnh nhân ở mức giới hạn và nguy cơ là 30,0% đối với cholesterol toàn phần, 3,33% đối với HDL - c, 53,33% đối với triglyceride. Chỉ số BMI có tương quan với vòng bụng (r=0,64, pở phụ nữ mãn kinh DHYDHue - 04/09/2008 16:07:06 Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên - Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Trung Ương Huế Tóm tắt Nhiều bệnh lý mãn tính có khuynh hướng xuất hiện sau khi bắt đầu thời kỳ mãn kinh bao gồm các bệnh tim mạch, loãng xương, rối loạn tiểu tiện và hiện tượng tăng cân. Đặc biệt tình trạng kháng insulin trong thời kỳ mãn kinh được cho là làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Mục đích: - Xác định tỷ lệ kháng insulin phụ nữ mãn kinh. - So sánh giá trị chỉ số nhân trắc, HOMA, nồng độ glucose và insulin máu giữa hai nhóm có và không có kháng insulin đối tượng trên. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm chứng: 30 trường hợp khoẻ mạnh. - Nhóm nghiên cứu: 197 phụ nữ mãn kinh tại khoa Nội Tổng hợp - Lão khoa, Bệnh viện Trung ương Huế. Chưa bao giờ được xét nghiệm glucose máu, chưa bao giờ được chẩn đoán là ĐTĐ hoặc rối loạn glucose máu lúc đói. - Chỉ số HOMA (Homeostatic Model Assessment). Khi giá trị HOMA ³ giá trị tứ phân vị cao nhất nhóm chứng thì gọi là có kháng insulin. Kết quả: - Tỷ lệ kháng insulin phụ nữ mãn kinh là 46,7% - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị chỉ số nhân trắc, HOMA, nồng độ glucose và insulin máu giữa hai nhóm phụ nữ mãn kinh có và không có kháng insulin. STUDY OF INSULIN RESISTANCE IN THE POS TMENOPAUS E Tran Huu Dang, Tran Thua Nguyen Postmenopause tends to cluster with cardiovascular risks, osteoporosis, and overweight. Insulin resistance plays an important role in the pathology of cardiovascular risks. Aims: * To determine the prevalence of insulin resistance in postmenopause * To compare the value of the anthropometric characters; the HOMA index and the concentration of glucose, insulin in fasting state between the postmenopause group with or without insulin resistance. Methods: - 30 healthy individuals in control group - 197 postmenopause in research group: Never analysed for glucose, diagnosis of diabetes, IFG/IGT. - HOMA index (Homeostatic Model Assessment Index) : I ´ G / 22,5 Insulin resistance is defined as HOMA ≥ the highest quartile of HOMA in control group Results: * The prevalence of insulin resistance in postmenopause: 46,7% * There are different about the value of the anthropometric characters; the HOMA index and the concentration of glucose, insulin between the postmenopause group with or without insulin resistance significantly. I.ĐẶT VẤN ĐỀ Mãn kinh hay giai đoạn kết thúc vĩnh viễn của chu kỳ kinh và sinh sản là một quá trình sinh học tự nhiên không phải là một trạng thái bệnh lý.Thời kỳ này bắt đầu mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đời của mọi người phụ nữ. Tuổi mãn kinh của phụ nữ nhìn chung xảy ra quanh tuổi 50. Tuy nhiên, mãn kinh là một quá trình, có thể đã bắt đầu từ tuổi 40 hoặc sớm hơn tùy từng người và sự suy giảm bài tiết hormon sinh dục nữ cũng đã đo được từ khoảng tuổi 35 [2]. Đa số phụ nữ đều gặp phải nhiều vấn đề có liên quan đến đặc điểm sinh lý nội tiết giai đoạn mãn kinh vì vậy họ có nhiều điều phàn nàn về mặt tâm lý hay thể chất. Ngày 28 tháng 5 năm 2014 Trường Đại Học Y Dược Huế http://www.huemed-univ.edu.vn/printer.php?cat_id=49&id=253 2/5 Càng ngày số lượng phụ nữ tuổi mãn kinh càng gia tăng, chiếm 15% đến 20% tổng dân số nhiều quốc gia và trên toàn thế giới. Theo điều tra dân số vào năm 1999, số phụ nữ trên 50 tuổi Việt nam gần 6 triệu người, chiếm 15% tổng số phụ nữ và 7,6% toàn bộ dân số. Nhiều bệnh lý mãn tính có khuynh hướng xuất hiện sau khi bắt đầu thời kỳ mãn kinh bao gồm các bệnh tim mạch, loãng xương, rối loạn tiểu tiện và hiện tượng tăng cân. Đặc biệt tình trạng kháng insulin trong thời kỳ mãn kinh là một đặc điểm đã được xác định phụ nữ và được cho là làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh tim mạch [5]. Bằng cách định lượng insulin, glucose máu lúc đói. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hy vọng sẽ đóng góp thêm những hiểu biết về insulin máu và tình trạng kháng insulin phụ nữ mãn kinh, từ đó có thái độ xử trí và điều trị thích đáng. Vì thế, mục đích đề tài nghiên cứu của chúng tôi là: - Xác định tỷ lệ kháng insulinphụ nữ mãn kinh. - So sánh giá trị chỉ số nhân trắc, HOMA, nồng độ glucose và insulin máu giữa hai nhóm có và không có kháng insulin đối tượng trên. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Nhóm chứng: 30 trường hợp khoẻ mạnh, không béo phì. - Nhóm nghiên cứu: 197 phụ nữ mãn kinh tại khoa Nội Tổng hợp - Lão khoa, Bệnh viện Trung ương Huế. Đáp ứng các điều kiện sau: + Tất cả các phụ nữ trong nhóm nghiên cứu đã được xác định là mãn kinh tức là đã dừng kinh liên tục ít nhất 12 tháng và không sử dụng liệu pháp hormon thay thế. + Chưa bao giờ được xét nghiệm glucose máu, chưa bao giờ được chẩn đoán là ĐTĐ hoặc rối loạn glucose máu lúc đói. + Tình nguyện tham gia nghiên cứu. + Tiêu chuẩn loại trừ: Những phụ nữ có hay đang dùng các thuốc có ảnh hưởng đến glucose máu hay nhạy cảm insulin. 2.2.Phương pháp nghiên cứu - Chỉ số khối cơ thể (BMI) + Đo trọng lượng cơ thể (P) : Dùng cân bàn hiệu TZ 20 (do Trung Quốc sản xuất). Kết quả được ghi bằng kg và sai số không quá 100g. + Đo chiều cao cơ thể (H) bằng thước đo gắn liền với cân. Đối tượng trong tư thế đứng thẳng, hai gót chân sát mặt sau của cân chụm lại thành hình chữ V, đi chân trần, bảo đảm 4 điểm trên cơ thể chạm vào thước đo: vùng chẩm, xương bả vai, mông và gót chân. Kết quả tính bằng đơn vị m và sai số không quá 0,5cm. + Tính chỉ số BMI: BMI = P (kg) / H 2 (m 2 ). - Tỷ vòng bụng (VB)/vòng mông(VM) + Đo vòng bụng: sử dụng thước vải pha nilông. Đối tượng đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng chiều rộng ngang hai vai. VB được đo vào lúc thở ra nhẹ nhàng và tính bằng cm + Vòng mông: ngang qua hai mấu chuyển lớn xương đùi, đơn vị cm. - Định lượng glucose máu đói (G 0 ): Vào buổi sáng sớm mới ngủ dậy, bụng đói. Lấy 1ml máu tĩnh mạch, không đông để định lượng glucose máu theo phương pháp GOD-PAP với kít glucose GOD.FS (Diasys) trên máy Automatic Analyzer Hitachi 704 (Đức) tại khoa Sinh hoá Bệnh viện TW Huế. Đơn vị biểu thị mmol/l. - Định lượng insulin huyết tương lúc đói (I 0 ) theo phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang (ECLIA) trên máy ELECSYS 1010 tại khoa Sinh hoá Bệnh viện TW Huế. Đơn vị biểu thị (µU/ml). - Chỉ số HOMA (Homeostatic Model Assessment): Ngày 28 tháng 5 năm 2014 Trường Đại Học Y Dược Huế http://www.huemed-univ.edu.vn/printer.php?cat_id=49&id=253 3/5 Là chỉ số kháng insulin, công thức HOMA = I x G / 22,5 Theo WHO khi giá trị HOMA ³ giá trị tứ phân vị cao nhất nhóm chứng thì gọi là có kháng insulin. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu: Excel 2003 và chương trình SPSS 14.0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN. 3.1. Đặc điểm chung Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi Nhóm tuổi <= 59 60 - 69 ≥ 70 Tổng n 53 89 55 197 Tỉ lệ % 26,9 45,18 27,92 100 p < 0,05 Tuổi nhỏ nhất: 46; Tuổi lớn nhất: 79; Tuổi trung bình: 62,92 ± 7,62 Tỉ lệ đối tượng 60-69 tuổi là nhiều nhất (45,18%). Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi mãn kinh Tuổi MK (năm) <= 45 46 -50 ≥ 51 Tổng n 25 82 90 197 Tỉ lệ % 12,69 41,62 45,69 100 p < 0,001 Tuổi mãn kinh nhỏ nhất: 35; lớn nhất: 59; Tuổi mãn kinh trung bình: 49,13 ± 3,99. Đa số đối tượng nghiên cứu đều mãn kinh trong nhóm tuổi 46 -50, chiếm tỉ lệ 41,62%. Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian sau mãn kinh. TG MK (năm) £ 5 6 -10 11- 15 ≥ 16 Tổng n 44 25 46 82 197 Tỉ lệ % 22,34 12,69 23,35 41,62 100 p <0,001 ± SD: 13,78 ± 8,7; giá trị nhỏ nhất: 2; lớn nhất: 44. Thời gian sau mãn kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (41,62%) là ≥16 năm 3.2. Kháng insulin bởi chỉ số HOMA ở phụ nữ mãn kinh Bảng 3.4. Tỷ lệ kháng insulin trong nhóm nghiên cứu Chỉ số Điểm cắt giới hạn Nhóm phụ nữ mãn kinh (n = 197) n Tỷ lệ % HOMA 0 1,72 92 46,70 Ngày 28 tháng 5 năm 2014 Trường Đại Học Y Dược Huế http://www.huemed-univ.edu.vn/printer.php?cat_id=49&id=253 4/5 Chúng tôi chọn giá trị HOMA là tứ phân vị cao nhất trong nhóm chứng làm điểm cắt giới hạn để đánh giá kháng insulin trong nhóm người phụ nữ mãn kinh. Theo kết quả, tứ phân vị cao nhất trong nhóm chứng là 1,72. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Cửu Lợi là 5,17; của Marques Vidal.P (phụ nữ vùng Tây Nam nước Pháp có tuổi từ 35-64) là 3,8; của Kalish GM (nghiên cứu phụ nữ mãn kinh từ 45-65 tuổi) là 2,1 [4]. Sự khác nhau về kết quả là do bởi phương pháp định lượng insulin và đối tượng khác nhau dẫn đến giá trị tứ phân vị khác nhau. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ kháng insulin là 46,7%. So sánh với tác giả Marques Vidal.P nghiên cứu trên 556 phụ nữ vùng Tây Nam nước Pháp có tuổi từ 35-64 thì tỷ lệ kháng insulin là 12% [4]. Tỷ lệ kháng insulin của chúng tôi cao hơn rất nhiều. Điều này có thể giải thích do nhóm nghiên cứu của chúng tôi là phụ nữ mãn kinh, còn của Marques Vidal.P chỉ có một nhóm là đối tượng phụ nữ mãn kinh. Cũng phù hợp với nhận xét của Godsland IF: phụ nữ mãn kinh có hội chứng X tim mạch (đau ngực và bất thường điện tâm đồ mặc dù chụp mạch vành bình thường) thì có xu hướng kháng insulin[1]. Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ kháng insulin theo tuổi hiện tại Nhóm tuổi <= 59 60 - 69 ≥ 70 Tổng n 27 41 24 92 Tỉ lệ % 29,35 44,57 26,09 100 p > 0,05 Tỷ lệ kháng insulin trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều khi so sánh với tác giả Marques Vidal.P nghiên cứu trên 556 phụ nữ thì có tỷ lệ kháng insulin là 10% nhóm 45-54 tuổi và 21% nhóm 55-64 tuổi[4]. Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ kháng insulin theo tuổi mãn kinh Tuổi MK (năm) <= 45 46 -50 ≥ 51 Tổng n 9 38 45 92 Tỉ lệ % 9,78 41,3 48,91 100 p < 0,001 Tuổi nhỏ nhất: 35; Tuổi lớn nhất: 59; Tuổi trung bình: 49,13 ± 3,99. Đa số đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm 46 -50 tuổi và ≥ 51 tuổi, chiếm tỉ lệ 41,3% và 48,91%. Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ kháng insulin theo thời gian mãn kinh. TG MK (năm) <= 5 6 -10 11- 15 ≥ 16 Tổng n 20 12 25 35 92 Tỉ lệ % 21,74 13,04 27,17 38,04 100 p <0,01 Bảng 3.8. Giá trị các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng giữa hai nhóm phụ nữ mãn kinh có và không có kháng insulin Chỉ số Nhóm nghiên cứu p Không kháng insulin (n = 105) Kháng insulin (n = 92) Tuổi hành kinh 14,44±1,37 14,4±1,55 >0,05 Tuổi mãn kinh 49,66±3,35 49,98±3,17 >0,05 Ngày 28 tháng 5 năm 2014 Trường Đại Học Y Dược Huế http://www.huemed-univ.edu.vn/printer.php?cat_id=49&id=253 5/5 Thời gian sau mãn kinh 14,6±9,49 13,96±8,89 >0,05 Thời gian hành kinh 35,22±3,35 35,58±3,55 >0,05 Cân nặng 51,69±8,51 57,45±9,44 < 0,01 Chiều cao 100,81±72,16 79 ±76,32 < 0,05 BMI 22,14±3,23 24,52±3,42 < 0,01 Vòng bụng 81,21±9,63 87,07±8,96 < 0,01 Vòng mông 88,85±6,93 91,8±7,08 < 0,01 VB/VM 0,92± 0,08 0,95± 0,07 < 0,01 Glucose 4,97± 0,58 6,8± 3,15 < 0,01 Insulin 4,89±1,89 15,75± 7,99 < 0,01 HOMA 1,07± 0,4 4,57± 1,29 < 0,01 Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt giữa hai nhóm phụ nữ mãn kinh có và không có kháng insulin về các chỉ số nhân trắc, nồng độ glucose, insulin và chỉ số HOMA là có ý nghĩa thống kê. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Malita FM khi tiến hành trên 88 phụ nữ mãn kinh tăng trọng, béo phì: có mối tương quan dương tính giữa các chỉ số kháng insulin (nồng độ insulin đói, HOMA,…) với tốc độ sử dụng glucose [3]. IV. KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu 197 phụ nữ mãn kinh và 30 người nhóm chứng, chúng tôi có kết luận: - Tỷ lệ kháng insulinphụ nữ mãn kinh là 46,7% - Tại thời điểm sau mãn kinh 16 năm, tỷ lệ kháng insulin là cao nhất: 38,04%; thấp nhất là sau 6- 10 năm: 13,04% - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị chỉ số nhân trắc, HOMA, nồng độ glucose và insulin máu giữa hai nhóm phụ nữ mãn kinh có và không có kháng insulin TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Godsland IF, Crook D, Stevenson JC, Collins P, Rosano GM, Lees B, Sidhu M, Poole-Wilson PA (1995) “Insulin resistance syndrome in postmenopausal women with cardiological syndrome X”. Br Heart J, 74(1), pp.47-52 2.Kalish GM, Barrett-Connor E, Laughlin GA, Gulanski BI (2003) “Postmenopausal Estrogen/Progestin Intervention Trial. Association of endogenous sex hormones and insulin resistance among postmenopausal women: results from the Postmenopausal Estrogen/Progestin Intervention Trial”, J Clin Endocrinol Metab, 88(4), pp.1646-52 3. Malita FM, Karelis AD, St-Pierre DH, Garrel D, Bastard JP, Tardif A, Prud’homme D, Rabasa-Lhoret R (2006) “Surrogate indexes vs. euglycaemic-hyperinsulinemic clamp as an indicator of insulin resistance and cardiovascular risk factors in overweight abg obese postmenopausal women”, Diabetes Metab, 32(3), pp.251-5 4.Marques-Vidal P, Mazoyer E, Bongard V, Gourdy P, Ruidavets JB, Drouet L, Ferrières J (2002) “Prevalence of insulin resistance syndrome in southwestern France and its relationship with inflammatory and hemostatic markers”,Diabetes Care,25(8), pp.1371-7 5.Song Y, Manson JE, Tinker L, Howard BV, Kuller LH, Nathan L, Rifai N, Liu S (2007) “Insulin sensitivity and insulin secretion determined by homeostasis model assessment and risk of diabetes in a multiethnic cohort of women: the Women’s Health Initiative Observetional Study”, Diabetes Care, 30 (7), pp.1747-52 . sau mãn kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (41,62%) là ≥16 năm 3.2. Kháng insulin bởi chỉ số HOMA ở phụ nữ mãn kinh Bảng 3.4. Tỷ lệ kháng insulin trong nhóm nghiên cứu Chỉ số Điểm cắt giới hạn Nhóm phụ nữ. hai nhóm phụ nữ mãn kinh có và không có kháng insulin Chỉ số Nhóm nghiên cứu p Không kháng insulin (n = 105) Kháng insulin (n = 92) Tuổi hành kinh 14,44±1,37 14,4±1,55 >0,05 Tuổi mãn kinh 49,66±3,35. lệ kháng insulin ở phụ nữ mãn kinh. - So sánh giá trị chỉ số nhân trắc, HOMA, nồng độ glucose và insulin máu giữa hai nhóm có và không có kháng insulin ở đối tượng trên. Phương pháp nghiên cứu:

Ngày đăng: 31/05/2014, 00:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w