NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Đất đô thị
1.1.1 Khái niệm Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng Đất đô thị là đất thuộc các khu vực nội thành, nội thị xã, thị trấn được quy hoạch sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, các tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng an ninh và các mục đích khác Ngoài ra, theo quy định các loại đất ngoại thành, ngoại thị xã đã có quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị thì cũng được tính là đất đô thị.
Trong tiềm thức của người dân Việt Nam, đất đai đã trở thành nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tồn tại và phát triển Đô thị hóa là một quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế, đô thị hóa có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt đến nhu cầu sử dụng đất đô thị Vì thế việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là mục tiêu cho sự ổn định và phát triển xã hội.
1.1.2 Đặc điểm Đặc điểm của đất đai là tính cố hữu, tư liệu sản xuất gắn với hoạt động của con người, ngoài ra đất đô thị còn có những đặc trưng chủ yếu sau:
- Đất có giới hạn, không sinh sôi nảy nở nên phải sử dụng tiết kiệm có hiệu quả. Các chính sách sử dụng đất đai phải đặt hiệu quả và tiết kiệm lên hàng đầu.
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi trong quá trình sử dụng, nó không bị hao mòn, nếu biết cách sử dụng hợp lý thì giá trị ngày càng tăng.
- Đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, Nhà nước thống nhất quản lý; Nhà nước có quyền giao quyền sử dụng cho các cá nhân, các tổ chức; Nhà nước có quyền định đoạt và chiếm hữu để đảm bảo an ninh cho Quốc gia Mặt khác, đất đai là thành quả của cách mạng nên cần công bằng trong việc sử dụng và công bằng trong việc hưởng các quyền lợi từ đất.
- Đất đô thị có nguồn gốc từ đất tự nhiên hoặc đất nông nghiệp được trang bị cơ sở hạ tầng công cộng khi chuyển mục đích sử dụng.
- Đất đô thị phải được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch, phải xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi xây dựng các công trình khác.
- Từng lô đất trong đô thị có vị trí cố định, mỗi vị trí có đặc thù riêng, không giống với bất kỳ vị trí nào.
- Đất đô thị là tài sản đặc biệt có giá trị cao hơn so với các loại đất khác bởi vị trí và cơ sở hạ tầng trên đất.
- Có sự mất cân đối giữa cung và cầu về đất đô thị, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây làm cho cầu về đất đô thị tăng nhanh nhưng cung đất lại bị hạn chế.
- Phải tuân thủ 3 nguyên tắc: tiết kiệm, hiệu quả; Đúng quy hoạch, kế hoạch; Người sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về đất đai của mình với Nhà nước.
1.1.3 Phân loại đất đô thị
*) Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đô thị được phân chia thành các loại đất chủ yếu sau đây:
- Đất dành cho các công trình công cộng: như đường giao thông, các công trình giao thông tĩnh, các nhà ga, bến bãi; các công trình công cấp thoát nước, các đường dây truyền tải điện, thông tin liên lạc.
- Đất dùng vào các mục đích an ninh quốc phòng, các cơ quan ngoại giao và các khu vực hành chính đặc biệt.
- Đất ở dân cư: bao gồm cả diện tích đất dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt, khoảng không gian theo quy định về xây dựng và thiết kế nhà ở.
- Đất chuyên dùng: xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa vui chơi giải trí, các công sở và khu vực hành chính, các trung tâm thương mại, buôn bán, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đất nông nghiệp, ngư nghiệp đô thị: gồm diện tích các hồ nuôi trồng thủy sản, các khu vực trồng cây xanh, trồng hoa, cây cảnh, các phố vườn…
- Đất chưa sử dụng đến: là đất được quy hoạch để phát triển đô thị nhưng chưa sử dụng.
*) Việc xác định và phân loại đúng các loại đất đô thị có ý nghĩa rất quan trọng, vì yêu cầu về quản lý và sử dụng các loại đất đô thị có những quy định và đặc trưng hoàn toàn khác so với quản lý và sử dụng đất nông nghiệp và đất nông thôn:
- Việc sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị.
- Đất đô thị phải được xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi sử dụng.
- Mức sử dụng đất vào các công trình xây dựng phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
1.1.4 Vai trò của đất đô thị với phát triển kinh tế- xã hội đô thị Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tồn tại của loài người Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, điều kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên trái đất. Đất đô thị tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội Đất đô thị là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông… Đất đô thị cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của đất nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng đất nước. Đất đô thị tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân, đất đô thị có vị trí khác nhau.
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội đặc thù thể hiện đồng thời ba tính chất: kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật, điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, xử lý số liệu…), pháp chế (xác định tính pháp lý về mục đích, quyền sử dụng đất nhằm đảo bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật).
Thực chất, quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững, phát huy lợi thế của thổ nhưỡng và lãnh thổ để mang lại lợi ích cao, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình; xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa xã hội với hiệu quả cao.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai phát huy lợi thế ngành và lãnh thổ, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tùy tiện làm giảm trầm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng cuả từng địa phương, đặc biệt trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường.
Như vậy, có thể định nghĩa: “ Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống biện pháp của
Nhà nước (thể hiện đồng thời ba tính chất: kinh tế, kỹ thuật, pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất (đáp ứng cả ba lợi ích: kinh tế - xã hội - môi trường) thông qua việc phân bố quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất.”
1.2.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất mang tính lịch sử - xã hội, tính tổng hợp, tính dài hạn, tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô, tính chính sách và tính khả biến Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cụ thể như sau:
1.2.2.1 Tính lịch sử - xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử của quy hoạch sử dụng đất Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức lao động hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất) Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nảy sinh mối quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên, cũng như mối quan hệ giữa người với người. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội. Ở nước ta hiện nay, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội; góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn; nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích với nhau.
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện ở hai mặt:
- Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ… toàn bộ tài nguyên đất cho toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.
- Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông công nghiệp, môi trường sinh thái…
Quy hoạch sử dụng đất thường đề cập đến việc sử dụng đất của sáu loại đất chính: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng cũng như ảnh hưởng đến toàn nhu cầu sử dụng đất đai của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai các ngành, lĩnh vực xác định và điều phối phương thức, phương hướng phân bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu để phát triển kinh tế-xã hội lâu dài.
Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến Thường thời gian của quy hoạch sử dụng đất đai trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như: sự thay đổi về nhân khẩu học, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đó xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
1.2.2.4 Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất các ngành như: phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của sử dụng đất đai trong vùng; cân đối tổng quát các nhu cầu sử dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng và phân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng; đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất.
Quy hoạch có tính dài hạn nên khoảng thời gian dự báo tương đối dài, mà trong quá trình dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá thì quy hoạch sẽ càng ổn định.
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội Khi xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cụ thể mặt bằng đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế - chính trị - xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các quy định khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái Trong một số trường hợp ta có thể hiểu quy hoạch là chính sách cứng, là cái khung cho mọi hoạt động diễn ra trong đó Nhưng không vì thế mà quy hoạch sử dụng đất đai là vĩnh viễn, không thay đổi.
Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế xã hội thay đổi, một số nội dung trong quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp tổ chức thực hiện là hoàn toàn cần thiết Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi, dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn để phù hợp với phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Điều đó thể hiện tính khả biến của quy hoạch, quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại: quy hoạch – thực hiện – quy hoạch lại – tiếp tục thực hiện… với chất lượng cao hơn và ngày càng phù hợp với tình hình thực tế.
1.2.3 Những căn cứ quy hoạch sử dụng đất
1.2.3.1 Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là quy hoạch mang tầm vĩ mô của Nhà nước nhằm bố trí, sắp xếp các ngành nghề, các nguồn lực sản xuất xã hội sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội xây dựng mục tiêu, phương hướng và kế hoạch cho các hoạt động của toàn bộ lĩnh vực trong xã hội Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước một cách toàn diện và bền vững.
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM-TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010
Giới thiệu chung về huyện Gia Lâm
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội: phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Đông Anh, quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh.
Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nôi-Hải Phòng, các tuyến đường thủy trên sông Hồng, sông Đuống Sắp tới đây khi 2 tuyến giao thông quan trọng là tuyến đường cao tốc
Hà Nội-Hải Phòng và tuyến đường Hà Nội-Hưng Yên chạy qua huyện được hoàn thành và đưa vào sử dụng thì Gia Lâm càng thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế và giao lưu thương mại.
2.1.1.2 Diện tích tự nhiên và đặc điểm địa hình
Theo số liệu kiểm kê đất đai 2010, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 11.472,99 ha, trong đó: đất nông nghiệp 6.223,23 ha; đất phi nông nghiệp 5.072,72 ha; đất chưa sử dụng chỉ còn 177,04 ha.
Huyện Gia Lâm thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dòng chảy của sông Hồng Tuy vậy, địa hình của huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Huyện Gia Lâm mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
- Một năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa nóng ẩm và mùa khô hanh Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa khô hanh có các thời kì chuyển tiếp khí hậu và cuối mùa nóng ẩm và đầu mùa khô hanh tạo ra một nền khí hậu 4 mùa: Xuân,
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5 o C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4 o C.
- Lượng mưa trung bình năm 1400-1600 mm Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ Mùa hạ có số giờ nắng cao nhất và cường độ nắng cũng cao hơn các mùa khác Bình quân số giờ nắng/ngày trong năm khoảng 4,5 giờ, tối đa 6,5 giờ (mùa hạ), thấp nhất 1,6 giờ (mùa đông) Tổng lượng bức cao xạ, trung bình khoảng 4.272Kcal/m 2 /tháng Từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu nhận hàng tháng 4.696 – 5.788 Kcal/m 2 Từ tháng 11 đến tháng 4 lượng bức xạ tháng không dưới 2.877 Kcal/m 2
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa lạnh, lạnh và ẩm ướt tháng 2 và 3 do đó có mưa phùn Đôi khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 12 và 1 song ít gây thiệt hại cho sản xuất.
Các đặc điểm thời tiết, khí hậu tuy có gây ra những khó khăn nhất định cho sản xuất nhưng lại cho phép huyện Gia Lâm phát triển một nền nông nghiệp đa dạng:nông nghiệp nhiết đới, cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, nông sản Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, nông sản ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số toàn huyện ước đến 31/12/2010 là 237.970 người Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006-2010 là 2,05% Số hộ gia đình năm 2006 là 50.278 hộ, năm 2010 ước tính có 56.945 hộ Tốc độ tăng 3,16%/năm Số người trong độ tuổi lao động năm 2006 có 113.061 người, ước tính năm 2010 có 124.458 người Tốc độ tăng 2,43%/năm.
Chất lượng nguồn lao động ở huyện Gia Lâm tương đối khá Đến năm 2010, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 17% Nếu tính cả các lao động nông thôn được qua đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là trên 40%.
Bảng 2.1: Dân số và lao động huyện Gia Lâm
T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2010 Tăng trưởng
Nguồn: Văn kiện Đại hội lần thứ XX Đảng bộ huyện Gia Lâm, nhiệm kỳ 2010-2015
* Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, đến nay huyện Gia Lâm đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tương đối tốt so với nhiều huyện khác ở ngoại thành Hà Nội.
- Hệ thống lưới điện đã từng bước được đầu tư cải tạo, nâng cấp nên đã phát huy hiệu quả trong truyền tải và phân phối, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, dân sinh và quản lý.
- Hệ thống giao thông cơ bản đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh thì hệ thống giao thông sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp.
- Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng, đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thủy lợi cần phải đầu tư mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Thực trạng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm-TP.Hà Nội giai đoạn 2006-2010
2.2.1 Giới thiệu quy hoạch sử dụng đất
Trước khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Gia Lâm được đánh giá là huyện có tốc độ phát triển khá cao và toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ, huyện đã dành hầu như toàn bộ khu vực phát triển nhất của mình để thành lập quận Long Biên Diện tích tự nhiên của huyện còn 11472,99 ha, dân số trung bình 202,8 ngàn người, trong đó có 94,12% sống ở nông thôn.
Trong giai đoạn trước khi tách huyện, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 lập ra cho huyện Gia Lâm cũ đã đưa ra các phương án phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp như: phát triển khu công nghiệp, các công trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại… cho đến các công trình hạ tầng xã hội như điện, đường, trường, trạm… chủ yếu tập trung ở các khu vực phát triển nay thuộc huyện Long Biên Sau khi tách huyện, quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa được điều chỉnh, bổ sung, không đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các xã thị trấn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.
Nhằm cụ thể hóa phương án quy hoạch, đáp ứng đòi hỏi trong việc sử dụng đất của quá trình phát triển kinh tế xã hội, làm cơ sở thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, tổ chức lại dân cư trên địa bàn huyện đến từng xã và thị trấn, UBND huyện Gia Lâm tiến hành lập dự án xây dựng “Kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2007-2010 huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội” Với mục tiêu xây dựng kế hoạch sử dụng đất cụ thể từng năm của từng xã, thị trấn để tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện; đảm bảo đồng bộ về hệ thống, làm rõ nhu cầu sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng; là căn cứ để các xã, thị trấn trên địa bàn sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch.
2.2.2 Quản lý quy hoạch sử dụng đất: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
Khi kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2007-2010 của huyện Gia Lâm được UBND thành phố phê duyệt, UBND huyện cần chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã,thị trấn phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch xây dựng của thành phố và trên địa bàn để điều hành thực hiện Kế hoạch sử dụng đất.
Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và UBND các xã, thị trấn trong việc phân bổ cụ thể quỹ đất về quy mô diện tích, địa điểm và thời gian thực hiện. Ưu tiên lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đất theo tiến độ quy hoạch sử dụng đất lập ra, và được thể hiện trên nền bản đồ địa chính để làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Có kế hoạch sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện dự án để tạo động lực phát triển khu vực theo dự án lớn Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phải đầu tư trước một bước Kế hoạch phát triển giao thông phải đầu tư tập trung và gắn với kế hoạch đô thị hóa.
Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bằng cách tăng cường việc phát triển quỹ đất, cung ứng cho các nhà đầu tư theo kế hoạch sử dụng đất đã đề ra với nhiều phương thức khác nhau như: đấu giá, đấu thầu, đổi đất…
Bổ sung nguồn lực, nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cho các cấp để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời vi phạm và xử lý nghiêm ngặt các trường hợp vi phạm, thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.
2.2.2.2 Kế hoạch sử dụng đất của huyện Gia Lâm giai đoạn 2006-2010
Mục tiêu phấn đấu của huyện Gia Lâm trong giai đoạn 2006-2010 là đến năm
2010 đạt được các chỉ tiêu như:
- Giá trị sản xuất trên phạm vi lãnh thổ tăng bình quân 15-16%.
- Giá trị sản xuất huyện quản lý tăng 14-15%.
Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2006-2010 đã được đưa ra giúp quản lý sử dụng đất đai, ổn định phát triển kinh tế-xã hội góp phần đạt được những mục tiêu trên.
Bảng 2.2: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm của huyện Gia Lâm giai đoạn 2006-2010. Đơn vị:ha
Diện tích tăng giảm trong kỳ KH
Tổng diện tích tự nhiên
11472,99 11472,99 0 11472,99 11472,99 11472,99 11472,99 Đất nông nghiệp 6424,12 5716,57 -707,55 6335,77 6134,71 5960,40 5716,57 Đất sản xuất nông nghiệp
6153,46 5215,24 -938,21 6020,64 5745,53 5459,208 5215,24 Đất trồng cây hàng năm
1125,53 5802,45 5497,92 5156,28 4866,41 Đất trồng lúa 4081,78 3021,64 1060,14 3898,55 3629,40 3304,27 3021,64 Đất trồng cây hàng năm còn lại
1910,16 1844,77 -65,38 1903,90 1868,51 1852,01 1844,77 Đất trồng cây lâu năm 161,51 348,8239 187,31 218,19 247,61 302,92 348,82 Đất lâm nghiệp 41,7566 28,41 -13,34 33,35 30,37 28,71 28,41 Đất nuôi trồng thủy sản
180,12 337,63 157,50 217,24 261,24 298,15 337,63 Đất nông nghiệp khác 48,78 135,29 86,51 64,53 97,57 120,34 135,29 Đất phi NN 4867,64 5580,15 712,50 4956,50 5160,76 5390,20 5580,15 Đất ở 1253,73 1609,37 355,64 1252,37 1331,61 1487,68 1609,37 Đất ở tại nông thôn 1119,36 1442,72 323,36 1118,00 1168,18 1323,74 1442,72 Đất ở tại đô thị 134,37 166,65 32,28 134,37 163,43 163,94 166,65 Đất chuyên dùng 2354,23 2713,23 359,00 2444,70 2562,50 2644,30 2713,23 Đất trụ sở cơ quan, công
79,91 106,25 26,33 80,64 92,83 93,98 106,25 trình sự nghiệp Đất quốc phòng, an ninh
51,27 57,27 6,00 54,27 54,27 54,27 57,27 Đất SXKD phi NN 370,43 559,48 189,04 409,97 473,19 518,52 559,48 Đất khu công nghiệp 116,85 214,44 97,59 134,58 175,12 203,86 214,44 Đất cơ sở
SXKD 250,44 332,20 81,76 263,05 282,88 301,07 332,20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ
8,114 12,83 9,69 12,33 15,19 13,58 12,83 Đất có mục đích công cộng
1852,60 1990,23 137,62 1899,81 1942,19 1977,53 1990,23 Đất giao thông 928,99 1012,65 83,66 958,34 977,60 1010,17 1012,65 Đất thủy lợi 746,55 735,28 -11,26 745,78 744,53 735,77 735,28 Đất để chuyền dẫn năng lượng, truyền thông
0,69 0,69 0 0,69 0,69 0,69 0,69 Đất cơ sở văn hóa 12,14 18,12 6,06 17,04 17,81 18,14 18,21 Đất cơ sở y tế 5,9083 16,11 10,21 8,75 15,83 15,83 16,11 Đất cơ sở giáo dục- đào tạo 71,71 86,06 14,35 73,72 76,13 77,11 86,06 Đất cơ sở thể dục- thể thao
31,57 40,00 8,43 37,42 39,02 39,04 40,00 Đất chợ 6,64 13,90 7,26 8,84 11,89 13,50 13,90 Đất có di tích, thắng cảnh 30,56 47,89 17,33 30,56 39,29 47,89 47,89 Đất bãi thải, xử lý chất thải
7,84 19,40 1,56 18,66 19,35 19,35 19,40 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 19,84 21,35 1,51 20,94 21,35 21,35 21,35 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 91,67 102,07 10,40 92,96 97,20 99,19 102,07 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
1145,35 1131,40 -13,95 1142,70 1145,38 1134,95 1131,40 Đất phi nông nghiệp khác
Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm 2.2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm
Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất, tính đến năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 11472,99 ha, cơ cấu các loại đất được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3: Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính năm 2010
STT Chỉ tiêu Diện tích(ha) Cơ cấu (%)
2 Nhóm đất phi nông nghiệp 5072.72 44.21
3 Nhóm đất chưa sử dụng 177.04 1.54
Tổng diện tích tự nhiên 11472.99 100
Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm
Hiện trạng đất nông nghiệp:
Tổng diện tích đất nông nghiệp trong toàn huyện là 6223,23 ha chiếm 54,24% tổng diện tích đất tự nhiên Cụ thể như sau:
* Đất sản xuất nông nghiệp là 5931,26 ha, chiếm 95,31% tổng diện tích đất nông nghiệp Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm là 5739,70 ha, chiếm 96,77% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
+ Đất trồng lúa là 3844,56 ha, chiếm 66,98% diện tích đất trồng cây hàng năm.
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi là 78,64 ha, chiếm 1,37% diện tích đất trồng cây hàng năm.
+ Đất trồng cây hàng năm khác là 1816,50 ha, chiếm 31,65% diện tích đất trồng cây hàng năm.
- Đất trồng cây lâu năm là 191,56 ha, chiếm 3,23% diện tích đất sản xuất NN.
* Đất lâm nghiệp là 39,16 ha, chiếm 0,63% tổng diện tích đất nông nghiệp.
* Đất nuôi trồng thủy sản là 198,83 ha, chiếm 3,19% tổng diện tích đất NN.
* Đất nông nghiệp khác là 53,97 ha, chiếm 0,87% tổng diện tích đất NN.
Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2010
STT Loại đất Diện tích
1 Đất sản xuất nông nghiệp 5931,26 95,31
1.1 Đất trồng cây hàng năm 5739,7 92,23
1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 78,64 1,26
1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1816,5 29,19
1.2 Đất trồng cây lâu năm 191,56 3,08
3 Đất nuôi trồng thủy sản 198,83 3,19
Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp tính đến năm 2010 có diện tích là 5072,72 ha, chiếm 44,21% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Trong đó bao gồm:
* Đất ở có diện tích 1246,66 ha, chiếm 24,58% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất ở nông thôn là 1129,04 ha chiếm 90,565% diện tích đất ở.
+ Đất ở đô thị là 117,62 ha, chiếm 9,435% diện tích đất ở.
* Đất chuyên dùng có diện tích 2607,71ha, chiếm 51,41% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 80,91 ha, chiếm 3,1% diện tích đất chuyên dùng.
+ Đất quốc phòng, an ninh là 54,55 ha, chiếm 2,09% diện tích đất chuyên dùng.
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 398,33 ha, chiếm 15,28% diện tích đất chuyên dùng
+ Đất có mục đích công cộng là 2073,89 ha, chiếm 79,53% diện tích đất chuyên dùng.
* Đất tôn giáo tín ngưỡng có diện tích 23,78 ha, chiếm 0,47% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 94,12 ha, chiếm 1,86% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 1096,16 ha, chiếm 21,61% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
* Đất phi nông nghiệp khác có diện tích 4,29 ha, chiếm 0,08% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
Bảng 2.5: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2010
STT Loại đất Diện tích
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 80,91 1,60
2.2 Đất quốc phòng, an ninh 54,55 1,08
2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi NN 398,33 7,85
2.4 Đất có mục đích công cộng 2073,89 40,88
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,78 0,47
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 94,12 1,86
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1096,16 21,61
6 Đất phi nông nghiệp khác 4,29 0,08
Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm
Hiện trạng đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất chưa sử dụng trong toàn huyện là 177,04 ha, chiếm 1,54% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó bao gồm đất bằng chưa sử dụng nằm rải rác ở các xã trong huyện.
2.2.2.4 Biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm a Biến động sử dụng đất đai năm 2006 so với năm 2005
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện năm 2006 không thay đổi so với năm 2005. Đất nông nghiệp năm 2006 có diện tích là 6424,1262 ha, giảm 10,9938 ha so với năm 2005 Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp giảm tổng cộng 17,5813 ha do chuyển đất trồng cây hàng năm, đất rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thủy sản sang đất chuyên dùng.
- Diện tích đất nông nghiệp tăng tổng cộng 6,5875ha do chuyển từ đất có mặt nước chuyên dùng sang đất nuôi trồng thủy sản. Đất phi nông nghiệp có diện tích là 4867,6455 ha, tăng 11,4755 ha so với năm
- Diện tích đất phi nông nghiệp tăng tổng cộng 18,0630 ha do đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng chuyển sang đất chuyên dùng.
Đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong năm đầu kỳ quy hoạch giai đoạn 2006-2010: công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất cho từng năm đã được coi trọng và thực hiện nghiêm túc Nhưng vì lý do chủ quan hay khách quan mà kết quả thực hiện vẫn chưa đạt Cụ thể: Đất phi nông nghiệp: kế hoạch tăng 83,2211 ha, kết quả thực hiện được 18,0630 ha, chỉ đạt 21,7% Đất ở: kế hoạch tăng 17,3799 ha, kết quả thực hiện được 0,2345 ha, chỉ đạt 1,35%. Đất chuyên dùng: kế hoạch tăng 63,7412 ha, thực hiện được 17,5966 ha, chỉ đạt 27,61% Đất nghĩa trang, nghĩa địa: kế hoạch là 2,1 ha, thực hiện được 0,2319 ha, chỉ đạt 11,04%.
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2007 Đơn vị: ha
STT Loại đất Kế hoạch năm 2006
Thực hiện năm 2007 Tỷ lệ %
II Đất phi nông nghiệp 83,2211 18,0630 21,70
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
2.2.2 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
2.2.3 Đất có mục đích công cộng 26,6312 6,5214 24,49 2.2.3.
6 Đất thể dục, thể thao 7,8000 0
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,1000 0,2319 11,04
Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm
Kết quả đạt được trong kế hoạch giai đoạn 2006-2010 khả quan hơn đầu kỳ nhưng chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất vẫn rất thấp, hầu hết cả chỉ tiêu đều không đạt.
Cụ thể như sau: Đất nông nghiệp: kế hoạch giảm 707,55 ha, thực hiện được 200,90 ha, chỉ đạt 28,39% kế hoạch. Đất phi nông nghiệp: kế hoạch tăng 712,51 ha, thực hiện được 205,07 ha, chỉ đạt 28,78% kế hoạch. Đất ở: kế hoạch tăng 355,64 ha, thực hiện được 7,08 ha, đạt 1,99% kế hoạch. Đất chuyên dùng: kế hoạch tăng 359 ha, thực hiện được 253,48 ha, đạt 70,61% kế hoạch. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: kế hoạch 10,41 ha, thực hiện 2,45 ha, chỉ đạt 23,59% kế hoạch. Đất chưa sử dụng: kế hoạch 4,96 ha, thực hiện 4,18 ha, đạt 84,32% kế hoạch.
Bảng 2.9: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: ha
STT Loại đất Kế hoạch trong kỳ
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 938,22 222,20 23,68
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1125,53 252,25 22,41
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 187,31 30,05 16,04
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 157,50 18,70 11,87
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 26,33 0,99 3,77
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 6,00 3,28 54,67
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 189,05 27,90 14,76 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 137,62 221,28 160,79
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,51 3,94 260,31
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10,41 2,45 23,59
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Quy hoạch sử dụng đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2006-2010 đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần không nhỏ vào công tác quản lý của Nhà nước về đất đai cũng như ổn định đời sống, phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn.
- Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Gia Lâm bước đầu đã tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa UBND huyện với các xã, thị trấn trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực cũng như tạo điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của huyện Xây dựng phương án phân bổ quỹ đất đúng mục đích, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Giúp chủ động dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục…
2.3.2 Những vấn đề đặt ra trong công tác quy hoạch sử dụng đất
- Tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâm giai đoạn 2006-2010 còn hạn chế Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm không đạt, trung bình đạt 48,91% kế hoạch Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc lập, triển khai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu tính đồng bộ, dẫn đến chồng chéo trong quy hoạch và kế hoạch, chất lượng công tác lập quy hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế, chưa sát với yêu cầu thực tế.
- Các cấp quản lý còn thiên về hình thức và chạy theo các thủ tục hành chính, tiến hành thống kê, phân bố về số lượng mà thiếu những tính toán về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường ; các giải pháp tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, không kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coi trọng.
- Các loại đất công trình hạ tầng xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao tuy luôn được bố trí tăng cường về diện tích đất, nhưng so với nhu cầu vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ.
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho một số dự án còn chậm, nhiều dự án thời gian đền bù kéo dài nhiều năm và bị điều tiết bởi hai ba chính sách đền bù, làm ảnh hướng đến tiến độ của dự án.
- Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số xã còn mang tính hình thức, chưa xem đó là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Do vậy tầm nhìn chiến lược trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch còn chưa sâu sát với điều kiện thực tế địa phương nên hiệu quả sử dụng đất còn thấp Thậm chí ở một số xã tuy có quy hoạch, kế hoạch nhưng mỗi khi thực hiện dự án thì lại điều chỉnh, bổ sung gây tốn kém tiền của, thời gian, làm chậm tiến độ thực hiện dự án Nhiều công trình có kế hoạch song không thực hiện được hoặc có công trình nhưng không có kế hoạch Việc thực hiện các công trình, dự án phát sinh ngoài quy hoạch, kế hoạch vẫn còn xảy ra nên quy hoạch, kế hoạch phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần
- Việc xác định suất đầu tư và thẩm định nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư còn hạn chế, dẫn đến một số nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất nhưng dự án chậm được triển khai, thậm chí một số dự án phải thu hồi do không có kinh phí để thực hiện.
- Việc buông lỏng quản lý của một số cán bộ quản lý đã để tự phát chuyển mục đích sử dụng đất tạo ra tình hình rối loạn trong sử dụng đất và tác động xấu đến môi trường, một số người dựa vào đó để làm lợi cho cá nhân hay một nhóm người Việc chấp hành các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất không đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Việc chuyển đổi số lượng lớn đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp trong một thời gian ngắn, thiếu cân nhắc đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội - môi trường lâu dài đã tác động tiêu cực sản xuất và đời sống của một bộ phận người nông dân Người dân bị thu hồi đất, khả năng tìm được việc làm thấp trong khi đất bị thu hồi có khi bị bỏ hoang do dự án treo của các nhà đầu tư Điều này không những gây lãng phí nguồn tài nguyên đất, ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến đời sống của người nông dân.
- Diện tích đất cho bãi thải, xử lý chất thải tuy có tăng lên nhưng không đáng kể, chưa có quy hoạch loại đất này cụ thể Cả huyện chỉ có một khu vực chôn lấp ở Kiêu kỵ, còn lại là những bãi rác tạm ở các xã Rác thải thường được đổ lộ thiên, hoặc chôn lấp không qua xử lý Điều này gây ảnh hưởng mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh vùng.
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác quy hoạch sử dụng đất đai
Mục tiêu và định hướng phát triển chung của huyện trong giai đoạn 2010- 2020
Huyện Gia Lâm thời gian tới hướng tới mục tiêu “Khai thác hiệu quả mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng đời sống lành mạnh, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là những vấn đề bức xức; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh quốc phòng trong mọi tình huống; tăng cường hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền… xây dựng huyện Gia Lâm phát triển toàn diện, bền vững, ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Phấn đấu đến năm 2020 huyện Gia Lâm trở thành một quận của thành phố Hà Nội với mức độ đô thị hóa cao, cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Đồng thời đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hình thành các cụm công nghiệp, các cụm công nghiệp làng nghề, các trung tâm dịch vụ ở đô thị và các khu đô thị mới ở khu vực nông thôn Quá trình phát triển kinh tế gắn liền với việc tôn tạo, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường sinh thái, khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của huyện, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cả nhân dân.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm đến năm
2020, được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 2184/QĐ-UBND, ngày 04/6/2008, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, có mục tiêu và quan điểm phát triển cơ bản sau:
- Xây dựng huyện Gia Lâm thành một huyện phát triển kinh tế - xã hội với hệ thống kinh tế gắn với thị trường và cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ thương mại- du lịch và nông nghiệp của Thành phố Hà Nội Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, trước hết tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống dân cư, trình độ dân trí, giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực và tầng lớp dân cư
- Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, có môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
Cơ cấu kinh tế của huyện sẽ là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại và nông nghiệp.
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ cho khu vực phát triển đô thị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn để cải thiện đời sống dân cư và bảo vệ môi trường
- Về công nghiệp: Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp truyền thống, gắn với việc đảm bảo môi trường
- Về dịch vụ thương mại - du lịch: Phát triển các trung tâm thương mại, là nơi giao dịch bán các hàng hoá, sản phẩm của huyện Phát huy và khai thác tối đa tiềm năng du lịch, khai thác đồng thời phải bảo tồn và tôn tạo các công trình văn hoá
- Về nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu số một tạo ra nhiều hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành phố và thị trường bên ngoài. Phát triển và hoàn thiện hệ thống dịch vụ và cơ sở hạ tầng nông thôn
Các chỉ tiêu kinh tế chính cần đạt được:
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thuộc huyện quản lý bình quân hàng năm: 15,9% (giai đoạn năm 2011-2015); 17,4% (giai đoạn 2015-2020).
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp năm 2010: 54,61%-29,02%-16,37%, đến năm 2020 tương ứng là: 61,55%-34,77%- 3,68%.
- Giá trị sản xuất bình quân trên đầu người vào năm 2020 là 49,33 triệu đồng (gấp 8,1 lần năm 2005).
- Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đến năm 2010: 60-65 triệu đồng.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đói đến năm 2020 dưới 0,5% Tạo và giải quyết việc làm cho 7,5- 8,0 ngàn lao động/năm.
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010: 9,89 triệu đồng (phần do huyện quản lý).
Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai trong thời gian tới
Đối với đất nông nghiệp : Là huyện có tốc độ đô thị hóa cao, nên diện tích đất nông nghiệp dự báo đến năm 2015, 2020 của Gia Lâm sẽ giảm đáng kể Nếu không kể đến đất ngoài đê sông Hồng, sông Đuống (1300ha), quỹ đất nông nghiệp còn khoảng 5100 ha, chiếm tỷ lệ khoảng 44% tổng diện tích đất toàn huyện, phần lớn diện tích đất này sẽ được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, phục vụ cho các dự án xây dựng đô thị và khu công nghiệp, cũng như cơ sở hạ tầng, công trình công cộng cuả huyện Dự kiến trong thời gian tới, tổng diện tích đất nông nghiệp giảm Trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh tập trung chủ yếu là vùng bãi và một số diện tích xen kẹt trong khu dân cư của các xã vùng đồng Một số diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có cũng sẽ bị thu hẹp để dành đất phục vụ cho các dự án, đặc biệt là các ao hồ trong khu vực vùng đồng Do đó trong thời gian tới huyện cần có biện pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả. Đối với đất phi nông nghiệp: Song song với việc giảm diện tích đất nông nghiệp là việc gia tăng đáng kể của diện tích đất phi nông nghiệp Trong thời gian tới nhu cầu đất phi nông nghiệp tăng rất mạnh để phục vụ cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của huyện Gia Lâm Nhu cầu về đất cho phát triển đô thị từ nay đến năm 2015 và 2020 sẽ tăng rất mạnh Trong thời gian quy hoạch sẽ dành một diện tích đáng kể nhất cho phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an ninh và quốc phòng
Về đất ở: Tại khu vực nông thôn, dân số tăng tự nhiên là chủ yếu, đến năm 2020 về cơ bản dân số tăng thêm khoảng 12%, như vậy tại khu vực nông thôn đến năm
2020 nhu cầu xây dựng đất ở mới tăng thêm khoảng 10-15% so với quy mô đất ở hiện tại Tại khu vực đô thị hoá nhu cầu đất ở mới căn cứ theo cơ cấu sử dụng đất phù hợp với quy chuẩn theo quy mô các khu vực được phép đô thị hoá đã xác định trong quy hoạch tổng thể
Về đất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Hiện tại tổng diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (kể cả diện tích đang chuẩn bị triển khai trên địa bàn huyện) vào khoảng 4700 ha Huyện sẽ hạn chế việc bố trí thêm diện tích đất xây dựng công nghiệp, chỉ ưu tiên bố trí các dự án có hàm lượng chất xám cao, có giá trị kinh tế lớn.
Về đất phát triển dịch vụ: Cần thiết phải bố trí thêm các quỹ đất công cộng dịch vụ phù hợp với chức năng là khu vực vành đai xanh của Thành phố. Đối với đất chưa sử dụng : Đất chưa sử dụng của huyện vẫn đang còn nhiều, khoảng 177,04 ha Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, dự kiến đến năm 2015, 2020 sẽ khai thác, đưa vào sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và một số mục đích phi nông nghiệp khác.
* Các chỉ tiêu đất đai huyện phấn đấu đạt được đến năm 2020:
- Đất đô thị: khoảng 180m2/người.
- Đất xây dựng các công trình dịch vụ đô thị: 12m2/người
- Đất cây xanh công viên, vườn hoa, TDTT : 20m2/người.
- Đất giao thông đô thị từ đường khu vực trở lên: 25m2/người
+ Khu vực trung tâm dịch vụ nông thôn và các điểm dân cư nông thôn:
- Đất công trình công cộng dịch vụ: 12m2/người
- Đất ở nông thôn: 65-70m2/người, tương đương với khoảng 250m2/hộ
- Đất cây xanh sử dụng công cộng, TDTT : 17m2/người
- Đất giao thông từ đường liên xã trở lên: 10m2/người
Một số giải pháp tăng cường công tác quy hoạch sử dụng đất
3.3.1 Nâng cao tính khả thi của quy hoạch
Thực hiện và làm tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất Phân bổ quỹ đất đai hợp lý cho các ngành, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; tạo điều kiện cho các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản xuất tập trung nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh đất đai ở từng vùng.
Xã hội hóa quy hoạch, quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng đảm bảo quy hoạch sẽ đạt được các mục tiêu của nó Tăng tính hiệu quả của dự án thông qua việc trao đổi ý kiến với những người được hưởng lợi trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như sự tham gia của họ trong công tác quản lý, thực hiện và điều hành dự án. Những tiếng nói của cộng đồng nên được ghi nhận đầy đủ, được cân nhắc cẩn trọng và chuyển thành các giải pháp quy hoạch trong dự án Vì vậy, cần tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến chính quyền cấp xã, thị trấn, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội và mọi người dân được biết để phối hợp đóng góp ý kiến, kiểm tra, giám sát và đồng thuận thực hiện để việc thực hiện quy hoạch đạt được kết quả tốt nhất, phù hợp với thực tế, yêu cầu, nguyện vọng của người dân.
3.3.2 Thực hiện đồng bộ các giải pháp tổ chức Để đảm bảo kế hoạch sử dụng đất mang tính hiện thực, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện và bảo vệ môi trường, trong quá trình thực hiện cần phối hợp chặt chẽ giữa các xã, thị trấn trong phân bổ cụ thể quỹ đất về diện tích, địa điểm và thời gian thực hiện
Khi lập quy hoạch phải thống nhất sử dụng các loại bản đồ, số liệu hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở cho việc quản lý đồng bộ sử dụng đất thống nhất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Xây dựng và thực hiện đồng bộ các phương án quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: Quy hoạch phát triển các khu đô thị; trung tâm cụm xã; các khu dân cư nông thôn; cụm, điểm công nghiệp, kinh doanh dịch vụ
3.3.3 Xây dựng chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng hợp lý, theo hướng mới
Thực tế hiện nay, các dự án đầu tư thực hiện còn chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác giải tỏa, đền bù giải phóng mặt bằng Một trong những lý do khiến người dân không chấp nhận khi thỏa thuận phương án đền bù GPMB là giá đền bù đất mà Nhà nước trả cho người dân thường thấp hơn giá thị trường Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ là giá đất theo mục đích sử dụng đã được UBND Thành phố quy định và công bố áp dụng trên khung giá đất hàng năm của thành phố, mà mức giá này không sát với thực tế
Từ thực tế cũng như kinh nghiệm cho thấy, công tác đền bù chỉ diễn ra nhanh chóng khi thành phố và huyện đã điều chỉnh mức giá đền bù lên cao Do đó việc xây dựng khung giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ về đất sao cho tiệm cận với giá thị trường, tôn trọng thị trường khi định ra giá đền bù là giải pháp vô cùng quan trọng và cần thiết
3.3.4 Đào tạo, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thực hiện quy hoạch
Là người trực tiếp thực hiện các cán bộ quản lý cần phải nắm chắc chính sách pháp luật về đất đai, phải nắm vững tình hình sử dụng đất mà địa phương mình quản lý.
Nâng cao trình độ năng lực và đạo đức cán bộ quản lý đất đai đã trở thành nhu cầu bức thiết Cần tăng cường, tập huấn và đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của các cán bộ trong công tác quy hoạch và quản lý đất đai nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất của họ Đặc biệt trong thời gian hiện nay, có nhiều vấn đề nảy sinh, để quản lý đất đai hiệu quả nhất yêu cầu đội ngũ cán bộ phải giỏi về chuyên môn, am hiểu tình hình thực tế, có kinh nghiệm để xử lý mọi tình huống để bảo đảm sự ổn định, tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
Tăng cường lực lượng cán bộ địa chính để giải quyết vấn đề thiếu về số lượng vầ chất lượng; việc lựa chọn phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định, làm đúng công việc chuyên môn, có tinh thần trách nhiêm với công việc.
Cán bộ quản lý cấp xã phải hiểu rõ tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn nhằm thực hiện một cách nghiêm túc.
Có chính sách thưởng phạt hợp lý Động viên kịp thời các cán bộ hoàn thành tốt công việc được giao đồng thời phải xử lý nghiêm những cán bộ cố tình làm sai quy định, gây ảnh hưởng không tốt đến tiến độ thực hiện quy hoạch.
3.3.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực kém phát triển tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, nguồn lực để khai thác hiệu quả quỹ đất, giảm áp lực cho những khu vực đang phát triển nóng. Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng xã hội: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao để nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.Mặc dù quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 đã thực sự quan tâm,dành quỹ đất cho phát triển các công trình công cộng nhưng qua thực tế cho thấy nhu cầu vẫn còn rất lớn, diện tích đất dành cho phát triển cho quỹ đất này không đủ đáp ứng.
3.3.6 Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm kịp thời
Thực hiện nghiêm chỉnh việc quản lý đất đai theo quy hoạch bao gồm việc thẩm định dự án, xét duyệt dự án, thu hồi đất và giao đất phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch, xử lý nghiêm các vi phạm.
Tăng cường quản lý về đất đai bằng pháp luật, cần có phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các UBND các xã, thị trấn trong việc quản lý Thực hiện cơ chế công khai quy hoạch, kế hoạch để cộng đồng cùng kiểm tra giám sát.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Tiếp tục thực hiện kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện nhưng vi phạm pháp luật đất đai; chủ động phối hợp với các Sở, Ngành thành phố thành lập hồ sơ thu hồi đất của các trường hợp được giao đất, thuê đất nhưng sử dụng sai mục đích, không hiệu quả, triển khai chậm theo tiến độ quy định.
3.3.7 Tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất