Thi công bê tông cốt thép
Trang 1GIẢNG VIÊN: THS TRẦN QUANG HUY
KỸ THUẬT THI CÔNG
PHẦN III: THI CÔNG KẾT CẤU
Trang 2Các tên gọi khác của BTCT dự ứng lực
1 TỔNG QUAN VỀ BTCT DỰ ỨNG
LỰC
Trang 31 TỔNG QUAN VỀ BTCT DỰ ỨNG LỰC
1.1 Nguyên lý:
Trang 41.2 Tiêu chuẩn áp dụng:
TCXDVN 356:2005 – về chỉ dẫn thiết kế kết
cấu BTCT ứng suất trước
Đây là tiêu chuẩn trong khuôn khổ đề tài Khoa
học công nghệ do Bộ Xây dựng đặt hàng.
Tài liệu này được biên soạn trên cơ sở tài liệu
“Hướng dẫn thiết kế kết cấu BTCT ứng suất
trước” của Cộng hòa liên bang Nga ( Chu
Trang 5Ưu điểm:
Dùng thép ít hơn từ 15 – 80 %
Hiệu quả nhất ở các cấu kiện nhịp lớn phải dùng nhiều
cốt thép chịu kéo như dầm, giàn, xilo, tường bể chứa
(tiết kiệm 50 – 80% thép)
Trong cấu kiện nhịp nhỏ, do cốt thép cấu tạo chiếm tỉ
lệ khá lớn nên tổng số thép tiết kiệm sẽ ít hơn (chỉ
khoảng 15%).
1 TỔNG QUAN VỀ BTCT DỰ ỨNG LỰC
1.3 Ưu nhược điểm của BTCT DƯL
Có khả năng chống thấm tốt (nguyên nhân là gì?)
Có độ cứng lớn hớn (thể hiện qua độ võng và biến
dạng nhỏ hơn) có tiết diện thanh mảnh hơn so với
BTCT thường khi thiết kế với điều kiện chịu lực như nhau.
Ngoài ra, do có tính chất chống nứt và độ cứng tốt nên
tính chống mỏi của kết cấu được nâng cao khi chịu tải
trọng trùng phục.
Do nén trước nên tạo được tính liên tục của các mối
nối cho kết cấu lắp ghép
Trang 61.3 Ưu nhược điểm của BTCT DƯL
Nhược điểm:
Có thể gây ứng suất kéo bất lợi làm BT có thể bị nứt
không mong muốn.
Chế tạo BTCT DƯL cần có thiết bị đặc biệt, công nhân
lành nghề, có sự kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật (ví dụ
như có thể làm mất dư ứng lực do tuột neo)
1 TỔNG QUAN VỀ BTCT DỰ ỨNG LỰC
1.4 Ứng dụng của kết cấu BTCT dự ứng lực
Thanh căng trong vòm cuốn
Trang 7 Neo công trình xuống các lớp đất đá sâu
1 TỔNG QUAN VỀ BTCT DỰ ỨNG LỰC
1.4 Ứng dụng của kết cấu BTCT dự ứng lực
Neo công trình xuống các lớp đất đá sâu
Trang 132 PHƯƠNG PHÁP GÂY DỰ ỨNG LỰC
2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY DỰ ỨNG LỰC
2.2 Phương pháp căng
Căng trước (căng trên bệ)
Căng sau (căng trên bê tông)
Dùng công nghệ xi măng trương nở
Dự ứng lực căng ngoài
Trang 14• Bước 1: Cố định một đầu vào bệ còn đầu kia kéo ra với lực kéo N
• Bước 2: Thép được kéo sẽ giãn ra một đoạn D (thép chịu kéo
vẫn trong giới hạn đàn hồi)
• Bước 3: lắp đặt cốt thép thông thường khác rồi đổ Bê tông
• Bước 4: đợi BT đông cứng và đạt cường độ cần thiết (80% R28)
thì thả các cốt thép DƯL rời khỏi bệ (buông cốt thép) Lúc này, thép
CĐC có xu hướng co ngắn lại và thông qua lực dính giữ thép với BT
trên suốt chiều dài cấu kiện, cấu kiện sẽ bị nén lại với giá trị lực nén
bằng lực N đã dùng để kéo cốt thép CĐC
Trang 15 Căng trước (căng trên bệ)
• Ưu việt đối với những cấu kiện sản xuất hàng loạt trong nhà máy.
• Có thể xây dựng bệ căng cố định dài từ 75 – 150m để một lần căng
cốt thép có thể đúc được nhiều cấu kiện.
Trang 162.2 Phương pháp căng
Căng trước (căng trên bệ)
Ưu điểm:
Thông thường được sản xuất trong nhà máy chất
lượng cao (với Mác bê tông thường từ 450 – 600 kg/cm2,
Tốc độ thi công nhanh
Tạo ra những không gian lớn, ít cột chống
Ít chịu ảnh hưởng của thời tiết (do sản xuất trong nhà
máy có mái che phủ)
Trang 17 Căng trước (căng trên bệ)
Nhược điểm:
Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống kích cao
Không phù hợp với các công trình có yêu cầu tạo dự
Trang 18(căng trên bê tông)
• Bước 1: Lắp đặt cốt thép thường, đặt sẵn ống gen trong bê tông
• Bước 2: Đổ bê tông
• Bước 3: Khi bê tông đạt cường độ, tiến hành luồn cáp CĐC và
căng tới ứng suất thiết kế
• Bước 4: Khi căng xong, cốt thép CĐC được neo chặt và hai đầu
của cấu kiện (neo nhờ các bộ neo)
• Bước 5: bơm vữa CĐC và trong ống rãnh để bảo vệ cốt thép khỏi
bị ăn mòn, lắp đầy tiết diện bê tông và tạo lực dính giữa BT và thép
Trang 19 Căng sau (căng trên bê tông)
2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY DỰ ỨNG LỰC
2.2 Phương pháp căng
Căng sau (căng trên bê tông)
• Khi căng sau trên bê tông sử dụng các loại thép sau:
Thép sợi cường độ cao dạng bó
Tao cáp (thép xoắn)
Trang 20 Có tính cơ động cao, có thể căng kéo ngoài công trường
Ngoài ra, có thể thi công dự ứng lực cho các công trình có
kích thước lớn (mà nhà máy sản xuất thì không có phương
tiện nào chở nổi)
Chi phí phục vụ căng kéo thấp hơn so với phương pháp
căng trước
Trang 21 Căng sau (căng trên bê tông)
Nhược điểm:
Rủi ro trong quá trình thi công cao, chất lượng phụ thuộc
vào nhiều công đoạn như căng kéo thép, bơm vữa bê tông
vào ống gen, ma sát giữa ống gen với bê tông và ống gen với
thép,…
Không kinh tế khi thi công nhiều cấu kiện có cùng hình
dạng kích thước với nhau.
2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY DỰ ỨNG LỰC
2.2 Phương pháp căng
Phương pháp sử dụng xi măng trương nở
Trang 23 Dự ứng lực căng ngoài
Là bố trí các bó cốt thép dự ứng lực ở bên ngoài tiết diện bê tông,
một số chú ý đối với phương pháp :
• Các bó thép dự ứng lực tác động vào khối bê tông thông qua các
ụ truyền lực được đúc liền hoặc áp chặt vào khối bê tông bằng bu
lông cường độ cao và keo dán
• Để bố trí các bó thép theo đường gãy khúc cần phải tạo thêm ụ
chuyển hướng của bó thép
• Các bó cáp dự ứng lực ngoài được bảo vệ bằng cách luồn vào
trong các ống thép hoặc nhựa, các ống này được bơm đầy vữa xi
măng hay chất đặc biệt để bảo vệ chống gỉ cho các bó thép
2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY DỰ ỨNG LỰC
2.2 Phương pháp căng
Dự ứng lực căng ngoài
Phạm vi ứng dụng
• Nếu việc đặt cốt thép dự ứng lực trong bê tông quá dày
hoặc đặc gây khó khăn cho việc đổ bê tông
• Khi bố trí cốt thép dự ứng lực tạm thời chỉ để phục vụ
thi công
• Sửa chữa công trình cũ (ví dụ cầu Sài Gòn, cầu Đồng
Nai)
Trang 242.2 Phương pháp căng
Dự ứng lực căng ngoài
3 CÁC CHỈ DẪN KỸ THUẬT CƠ BẢN
Trang 25 TCXDVN 389:2007 – Yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu
sản phẩm BT dự ứng lực.
TCXDVN 356 – 2005 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt
thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
3.1.1 BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO
Bê tông dùng trong kết cấu BTCT DƯL có cấp độ bền tối
thiểu là B15 Việc lựa chọn mác BT phụ thuộc vào dạng, loại
và đường kính cốt thép căng, hay phụ thuộc vào việc có hay
không dùng neo:
Ví dụ: đối với thép sợi
Thép D 5 Bê tông có cấp độ bền tối thiểu B20
Thép D 6 Bê tông có cấp độ bền tối thiểu B30
Đối với kết cấu đúc sẵn dự ứng lực căng trước sử dụng
mác 400-600
Trang 263.1 Vật liệu
3.1.1 BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO
Tham khảo TCXDVN 356-05 Tiêu chuẩn thiết kế BT và BTCT
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
3.1.1 BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO
Đối với sản phẩm BTCT dự ứng lực căng trước đúc sẵn,
cường độ bê tông tối thiểu là cấp B30 (M400) theo tiêu
chuẩn:
TCXD 199:1997 Nhà cao tầng - Kỹ thuật chế tạo bê tông
mác 400 600
Trang 273.1.1 BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO
Một số yêu cầu kỹ thuật qui định với sản phẩm BTCT dự ứng lực:
Xi măng:
Phải dùng tối thiểu là xi măng PC40,
Lượng xi măng sử dụng trong bê tông không nên vượt quá
650kg/m3 đối với xi măng Poóc Lăng PC40)
Các chỉ tiêu cơ lý khác liên quan đến bê tông pooc lăng tham
Để tăng cường độ và cải thiện các tính chất khác của bê tông cần sử
dụng phụ gia siêu dẻo, phụ gia hóa dẻo, phụ gia giảm nước
Để cải thiện vi cấu trúc bê tông nhằm tăng độ đặc chắc cần sử dụng phụ
gia hoạt tính (chất Silica fume, xỉ nghiền, tro bay )
Khi cần vận chuyển xa hỗn hợp bê tông cần có phụ gia ninh kết chậm
v.v
Có thể sử dụng từng phụ gia riêng lẻ hoặc sừ dụng đồng thời hai hay ba
loại phụ gia để đạt được các yêu cầu trên
Liều lượng cũng như quy trình sử dụng phụ gia cần được tính toán và
thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ dẫn kĩ thuật của người sản xuất phụ gia.
Trang 283.1 Vật liệu
3.1.1 BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO
Cát:
Dùng cho BT cường độ cao
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
3.1.1 BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO
Đá dăm:
Trang 293.1.1 BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO
Đá dăm:
Cốt liệu cho bê
tông phải đảm
bảo yêu cầu kỹ
thuật nêu trong
Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông là nước
dùng trong sinh hoạt, nước sông hồ, thỏa mãn các yêu
cầu kĩ thuật của TCXDVN 324:2006
( TCVN 4506 : 1987 "Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kĩ thuật“ )
Cường độ bê tông để cắt thép ứng lực trước
không nhỏ hơn 80 cường độ thiết kế qui định tại
Trang 30CÁC GiẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG
3.1 Vật liệu
3.1.1 BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO
Đặt vấn đề:
• Dùng xi măng mác cao (ví dụ PC40 thay cho PC30)
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
3.1.1 BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO
Đặt vấn đề:
• Tăng hàm lượng xi măng không kinh tế, nếu tăng nhiều
nguycơ xuất hiện vết nứt co ngót và vết nứt do chênh lệch
nhiệt độ
• Giảm tỷ lệ nước/xi măng làm giảm tính dễ đổ của bê tông
• Tăng cường độ cốt liệu
• Thiết kế cấp phối hợp lý cho hỗn hợp bê tông
• Sử dụng phụ gia tăng cường độ bê tông (ví dụ silica fume, xỉ,…)
• Bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật
Trang 313.1.2 VỮA CƯỜNG ĐỘ CAO
Công dụng như sau:
Lấp các khe thi công, mối nối cấu kiện lắp ghép
Làm lớp bảo vệ cốt thép, bảo vệ các neo
Bơm vào ống gen đối với pp căng sau
Vữa phải là loại dễ chảy, ít co ngót
Độ linh động của vữa từ 12 – 14 giây
Vữa gồm xi măng và nước, phải có pha phụ gia trương nở
(ví dụ Intraplast Z của hãng Sika) Cường độ vữa phải ngang
bằng với cường độ bê tông của cấu kiện.
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
Thế nào là thép cường độ cao?
Là thép có cường độ > 600 MPa
Cốt thép thường (GH chảy) Thép cường độ cao
Thanh E = 2.07x10 5 MPa
Trang 323.1 Vật liệu
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
Loại sợi đơn cường độ cao:
Tròn nhẵn hoặc có gờ, đường kính 3 – 8mm
Thường được đặt trong kết cấu nhịp bản dự ứng lực, dầm cầu
DƯL, sàn DƯL được căng kéo trước khi đổ bê tông
Loại này hoạt động dựa trên nguyên lý tự bám dính với bê tông
(không cần mấu neo)
Loại sơn đơn thường có 3 dạng:
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
Loại sợi đơn cường độ cao:
Loại thép dây dư ứng lực chấm lỗ
Có các loại chấm lỗ 2 mặt, 3 mặt hoặc 4 mặt
Tiêu chuẩn: GB/T5223-2002, BS5896-1980, AS1310-1987, JIS G
3536-1994, EN10138-2004, ASTM A881-1990
Đường kính: 5mm, 6mm, 7mm, 8mm và loại khác theo yêu cầu
Cường độ: 1470Mpa; 1570Mpa; 1670Mpa; 1770Mpa; 1870Mpa và
loại khác theo yêu cầu
Ứng dụng: Dầm phẳng bản rỗng Tà vẹt đường sắt Cột điện
Trang 33 Loại sợi đơn cường độ cao:
Loại thép dây dư ứng lực mặt nhẵn
• Tiêu chuẩn: GB/T5223-2002, BS5896-1980, ASTMA421-1991,
AS1310-1987, JISG3536-1994, EN10138-2004 etc
• Đường kính: 5mm, 7mm và loại khác theo yêu cầu
• Cường độ: 1470Mpa; 1570Mpa; 1670Mpa; 1770Mpa; 1870Mpa và
loại khác theo yêu cầu
• Ứng dụng: Dầm cầu dự ứng lực, tấm sàn dự ứng lực, phần cáp
giằng của Cầu có nhịp lớn
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
Loại sợi đơn cường độ cao:
Loại thép dây dư ứng lực gân xoắn
Đặc điểm của thép dây gân xoắn là có 3-6 gân xoắn trên bề mặt, và tác
dụng của nó là làm tăng tính liên kết giữa sợi thép và bê tông, nhờ vậy
sẽ cải thiện được chất lượng của sản phẩm bê tông dự ứng lực và kéo
dài tuổi thọ
• Đường kính: 4mm, 6mm, 8mm, 10mm và loại khác theo yêu cầu
• Cường độ: 1470Mpa; 1570Mpa; 1670Mpa; 1770Mpa; 1870Mpa và loại
khác theo yêu cầu
• Tiêu chuẩn: ASTMA881,BS5896,AS1310,En10138,JISG 3536 etc
• Ứng dụng: Tấm sàn dự ứng lực Cột điện, Cột viễn thông Sàn bản
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
Trang 343.1 Vật liệu
Loại bó cáp gồm các sợi xoắn cường độ cao:
Có độ tự chùng thấp, đặc tính cuộn xoắn nhằm nâng cao giới
hạn đàn hồi và cường độ kéo, chỉ số dung sai trên khối lượng đơn
vị theo tỷ lệ chiều dài thấp, tải trọng khi gãy rất cao, sức chịu lực
cao, sức kháng mài mòn và thi công ở nhiệt độ cao tốt
Sản xuất theo các tiêu chuẩn ASTM A416 của Mỹ, tiêu chuẩn JIS
Nhật bản, tiêu chuẩn Châu âu,…
Gồm 02 loại:
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
- Cáp không vỏ bọc (dùng trong CT xây dựng cầu)
- Cáp có vỏ bọc ( dùng trong xd nhà cao tầng)
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
Loại bó cáp gồm các sợi xoắn cường độ cao:
Loại không vỏ bọc (Bare Strand)
Thường bó thành 7 sợi hoặc nhiều hơn (thường gọi là 1 tao)
Mỗi tao có một sợi lõi thẳng ở giữa, các sợi ngoài xoắn có
đường kính giống nhau xếp thành một hay hai lớp
Đường kính sợi ngoài bằng 1.5 – 5mm, riêng sợi lõi có đường
kính lớn hơn 10%
Tao này dính bám tốt với bê tông, dễ uốn, dễ cuộn thành cuộn
lớn, có loại đã được mạ kẽm nên khả năng chống gỉ cao
Trang 353.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
Loại bó cáp gồm các sợi xoắn cường độ cao:
Loại không vỏ bọc (Bare Strand)
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
Loại bó cáp gồm các sợi xoắn cường độ cao:
Loại không vỏ bọc (Bare Strand)
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
Trang 363.1 Vật liệu
Loại không vỏ bọc (Bare Strand)
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
Thông số kỹ thuật Loại không vỏ bọc (Bare Strand)
Đường kính bên trong cuộn cáp: ~ 800mm
Đường kính ngoài cuộn cáp: ~1300mm
Độ rộng cuộn cáp: ~750mm
Trọng lượng cuộn cáp: 2.5~3 tấn
Trang 37Tiêu chuẩn ASTM A416 (hệ đơn vị
inch-pound) ASTM A416 (hệ đơn vị SI)
Giới hạn chảy tối thiểu Ksi 243 243 N/mm2 1.670 1.670
Giới hạn bền tối thiểu Ksi 270 270 N/mm2 1.860 1.860
Đường kính danh định In 0,5 0,6 mm 12,7 15,24
Diện tích mặt cắt ngang In 2 0,153 0,217 mm2 98,71 140
Trọng lượng Lb/ft 0,52 0,74 Kg/m 0,775 1,102
Tải trọng giới hạn Kips 41,3 58,6 KN 183,7 260,7
Mô đun đàn hồi Ksi 28.000 28.000 N/mm2 195.000 195.000
Cáp dự ứng lực có vỏ bọc bên ngoài được bảo vệ bởi lớp vỏ
polyethylen mật độ cao và dầu mỡ
Trang 383.1 Vật liệu
Loại bó cáp gồm các sợi xoắn cường độ cao:
Loại cáp bện có vỏ bọc
Loại cáp này dùng trong kết cấu bê tông có đặc điểm
không kết dính với bê tông Trong quá trình thi công
không cần khâu bơm vữa Vì thế nên tiết kiệm được chi
phí công trình và rút ngắn thời gian thi công
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
Trang 39 Loại các sợi song song cường độ cao:
Trước những năm 1990, ở miền Bắc thường dùng loại bó có 20 – 24
sợi cốt thép tròn D5mm xếp song song thành một lớp bao quanh một
lõi thép kiểu lò xo đã uốn sẵn từ sợi thép nhỏ có đường kính 1.5 –
2.5mm
Bước lò xo thường là 3cm trên đoạn thẳng và 1cm trên đoạn cong
Nhiệm vụ của lò so là đảm bảo vị trí chính xác của các sợi trong bó, lỗ
rỗng bên trong lò xo đảm bảo khả năng bơm vữa hoặc đổ BT lấp kín
lòng ống
Các sợi thép cường độ cao được buộc chặt, cứ cách 1 – 2m lại buộc
một đoạn dài 10 – 20cm Riêng ở đoạn gần neo 1m thì phải cách
20cm buộc một chỗ
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
Loại các sợi song song cường độ cao
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
Trang 403.1 Vật liệu
Loại thanh thép cường độ cao
Thanh thép CĐC có thể tròn nhẵn hoặc có gờ
Để kéo căng phải dùng loại kích đặc biệt hoặc dùng pp nhiệt điện
Cách thức lắp đặt với vai trò làm cốt đai:
Phủ thép bằng một lớp bitum và quấn băng giấy ở ngoài để không bị
dính bám với bê tông rồi mới đặt vào trong ván khuôn
Một đầu thanh có thể làm sẵn theo dạng mũ bu lông (dùng để kích căng)
Đường kính thép thường từ 20 – 40mm
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
Loại thanh thép cường độ cao
3.1.3 CẤU TẠO THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO
Trang 413.1.4 ỐNG GEN (LOẠI TRÒN MẠ KẼM)
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
ỐNG GEN (LOẠI TRÒN MẠ KẼM)
Trang 423.1 Vật liệu
3.1.4 ỐNG GEN (LOẠI TRÒN BẰNG NHỰA HDPE)
3 CÁC CHỈ DẪN CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
3.1 Vật liệu
3.1.4 ỐNG GEN (LOẠI TRÒN BẰNG NHỰA HDPE)