CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ
1.Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ
Bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại đều phải có bộ máy quản lý cùng các thủ tục quản lý Trong đó, kiểm soát là qúa trình tự kiểm tra ở tất cả các khâu và ở các cấp quản lý khác nhau Như vây kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương pháp để theo dõi, điều hành đối tựong quản lý Nhìn chung, hình thức kiểm soát thông dụng và được tiến hành thường xuyên liên tục nhất vẫn là hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) của đơn vị.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 400:
Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
Theo liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC):
Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau:
- Bảo vệ tài sản của đơn vị.
- Đảm bảo độ tin cậy của các thông tin.
- Đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý
- Đảm bảo hiệu quả của hoạt động.
Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có nhiều loại tài sản khác nhau bao gồm cả tài sản hữu hình , tài sản vô hình,tài sản phi vật chất… đều cần được bảo vệ bởi HTKSNB thích hợp nhằm tránh bị đánh cắp, hư hại hoặc bị lạm dụng vào các mục đích khác nhau. Đảm bảo độ tin cậy của thông tin: Đối vớI mỗi đơn vị, các nhà quản lý thường dựa trên các thông tin kinh tế, tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp ra làm căn cứ cho việc ra các quyết định Do đó các thông tin phải đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác, tin cậy, đầy đủ và khách quan thực trạng hoạt động kinh tế tài chinh của đơn vị.
Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Mục tiêu này nhằm đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phải được tuân thủ đúng mức Do đó, HTKSNB của đơn vị cần đảm bảo những nội dung sau:
- Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Ngăn chăn, phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm và gian lận phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị.
- Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập báo cáo tài chính trung thực, khách quan.
Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý: HTKSNB được thiết kế để ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây lãng phí và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong đơn vị Mặt khác, kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện với cơ chế giám sát của HTKSNB được các nhà quản lý đánh giá định kỳ nhằm nâng cao khả năng quản lý, điều hành của bộ máy quản lý đơn vị
2.Những hạn chế cố hữu của HTKSNB
- HTKSNB thường được Ban giám đốc xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí vàlợi ích có được do hệ thống đó mang lại.
- HTKSNB thường tác động đến những nghiệp vụ lặp đi lặp lại, xảy ra bên trong đơn vị mà ít có tác động đến những nghiệp vụ bất thường hoặc xảy ra bên ngoài đơn vị.
- Không loại trừ được rủi ro, sai sót của con ngưòi xuất phát từ sự thiếu chú ý, đãng trí, sai sót về xét đoán hoặc do không hiểu các chỉ thị.
- Khả năng vượt tầm kiểm soát của HTKSNB do dó sự thông đồng của một người trong ban giám đốc hay một nhân viên với những người khác ở trong hay ngoài đơn vị
- Khả năng HTKSNB dễ bị vô hiệu hoá bởi các nhà quản trị do các nhà quản trị là người đặt ra các thủ tục đó nên là người nắm rõ nhất và thường có xu hướng đặt mình ở bên ngoài hệ thống đó.
- Các thủ tục kiểm soát thường dễ lạc hậu theo thời gian do luôn tồn tại xu hướng đối phó lại những thủ tục kiểm soát mới.
3.Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ
Một HTKSNB bao gồm bốn yếu tố chính sau đây:
- Các thủ tục kiểm soát
- Hệ thống kiểm soát nội bộ
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ.
Các nhân tố bên trong đơn vị bao gồm:
- Đặc thù về quản lý: thể hiên các quan điểm khác nhau trong điếu hành hoạt đông của các nhà quản trị Các quan điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, quy định và cách thức tổ chức kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị do các nhà quản trị là người đặt ra các chính sách, thủ tục đó Thông thường có hai xu hướng trong quản lý là thận trong và táo bạo Mỗi quan điểm quản lý khác nhau sẽ ảnh hưởng tớI các chính sách, thủ tục kiểm soát và kết quả kinh doanh của đơn vị khác nhau.
- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong doanh nghiệp sẽ tạo ra môi trường kiểm soát tốt, ngăn ngừa các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt đông tài chính kế toán của đơn vị Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải đảm bảo thống nhất trong ban hành, thực hiện và giám sát các quyết định trong toàn bộ đơn vị Như vậy, để thiết lập được một cơ cấu tổ chức hợp lý và có hiệu quả, các nhà quản lý phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, không bỏ sót lĩnh vực nào, không chồng chéo giữa các bộ phận.
Thực hiện sự phân chia dành mạch giữa 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ và bảo quản tài sản.
Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động của các bộ phận chức năng.
- Chính sách nhân sự: Các nhân viên là một nhân tố quan trọng của môi trường kiểm soát và là chủ thể thực hiện các thủ tục kiểm soát Năng lực, ý thức của đội ngũ nhân viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động của HTKSNB trong đơn vị Các chính sách nhân sự bao gồm các chính sách về tuyển dung, đào tạo, xắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên Các chính sách này phải phù hợp vớI năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp.
- Công tác kế hoạch: Hệ thống kế hoạch và dự toán là nhân tố quan trong trong môi trường kiểm soát Nếu việc lập và thực hiện kế hoạch được tiến hành khoa học và nghiêm túc thì hệ thống kế hoạch và dự toán sẽ trở thành công cụ kiểm soát hữu hiệu nhằm giúp nhà quản lý phát hiện những vấn đề bất thường Để quản lý tốt mọi hoạt động trong đơn vị các nhà quản trị thường theo dõi đến việc thực hiện và các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện các kế hoạch và dự toán nhằm phát hiện kịp thời tình hình mất cân đối và dựa vào các kết quả đạt được để điều chỉnh, cụ thể hoá các kế hoạch, dự toán một cách kịp thời.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chinh
Việc đánh giá HTKSNB thường được các KTV thực hiện theo một trình tự nhất định và có thể khái quát thành bốn bước sau:
- Thu thập những hiểu biết về HTKSNB của khách hàng và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc
- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên BCTC
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ)
- Lập bảng đánh giá KSNB
Quy tình đánh giá HTKSNB được thể hiẹn ở biểu đồ sau:
Biểu số 1: Khái quát về đánh giấ HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát
1 0 Đạt được sự hiểu biết về HTKSNB của khách hàng đủ để lập kế hoạch kiểm toán BCTC Đánh giá xem hiệu lực các BCTC có thể kiểm toán được hay không
Quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán Ý kiến từ chối hoặc rút ra khỏi hợp đồng
Mức tối đa Mức được chứng minh bằng sự hiểu biết Mức thấp hơn khả năng dĩ có thể chúng minh
Mở rộng sự hiểu biết nếu thấy cần thiết
Lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Xác định hiệu lực mức đánh giá về rủi ro kiểm soát có được giảm hơn từ kết quả của các thử nghiệm kiểm soát hay không
Rủi ro kiểm soát tăng hơn so với mức đánh giá ban đầu hoặc ở mức tối đa Rủi ro phát hiện giảm xuống và phải lập kế hoạch các trắc nghiệm kiểm toán để thỏa mãn mức rủi ro phát hiện thấp hơn này
Rủi ro kiểm soát giảm xuống, rủi ro phát hiện tăng lên và phải lập kế hoạch các trắc nghiệm kiểm toán để thỏa mãn mức rủi ro phát hiện tăng lên này
Không thể kiểm toán được
Có thể kiểm toán được
1 Thu thập những hiểu biết về HTKSNB của khách hàng và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc Ở giai đoạn này, KTV tìm hiểu HTKSNB của khách hàng trên hai mặt chủ yếu: Thiết kế về quy chế , bộ máy KSNB và các quy chế đó hoạt động liên tục và có hiệu quả. Mục tiêu của giai đoạn này bao gồm:
- Đánh giá xem liệu BCTC có thể kiểm toán không?
- Nhận điện và đánh giá các sai phạm tiềm tàng
- Quyết định về mức đánh giá thích hợp của rủI ro kiểm soát ảnh hưởng đến rủI ro phát hiện từ đó ảnh hưởng đến quyết định số lượng bằng chứng cần phảI thu thập.
- Để có kế hoạch thiết kế các cuộc khảo sát thích hợp
- Theo chu trình nghiệp vụ:
Phưong pháp thứ nhất có ưu điểm là dễ thực hiện nhưng lại khó đánh giá về những ảnh hưởng của HTKSNB đến số dư của các khoản muạc trong BCTC.Phương pháp thứ hai đòi hỏI KTV có khả năng tổng hợp , bao quát đốI vớI từng phần hành đồng thờI cho phép KTV hiểu được về cách thức kiểm soát đốI vớI từng phần hành, nghiệp vụ
Thể thức để KTV tiến hành đánh giá HTKSNB của khách hàng:
- Dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV.
- Thẩm vấn nhân viên của khách hàng giúp KTV có những thông tin ban đầu hoặc nắm bắt được những thay đổI trong HTKSNB của khách hàng.
- Xem xét các quy định, điều lệ của khách hàng
- Quan sát các hoạt động và quá trình hoạt động của khcsh hàng
- Kiểm tra các chứng từ, sổ sách đã hoàn tất.
Sau khi tìm hiểu HTKSNB của khách hàng, KTV cần phảI mô tả lạI những hiểu biết về HTKSNB của khách hàng trên giấy tờ làm việc Để thực hiện được việc đó KTV sử dụng riêng biệt hoặc tổng hợp 3 phương pháp sau:
- Lưu đồ: bao gồm lưu đồ ngang và lưu đồ dọc trình bày toàn bộ các quá trình kiểm soát áp dụng cũng như mô tả các chứng từ, tài liệu kế toán.
- Bảng câu hỏi về HTKSNB đưa ra các câu hỏi theo mục tiêu chi tiết của HTKSNB đối với từng lĩnh vực được kiểm toán Phương pháp này giúp KTV thấy được nhược điểm của HTKSNB của khách hàng thông qua các câu trả lời không
- Bảng tường thuật về HTKSNB là sự mô tả bằng văn bản cơ cấu KSNB của khách hàng.
Có nhiều cách để thu thập hiểu biết về HTKSNB của khách hàng mà một trong các phưong pháp là tiếp cân theo từng yếu tố cấu thành lên HTKSNB
2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên BCTC
Sau khi thu thập những hiểu biết về HTKSNB của khách hàng, KTV đánh gia rủi ro kiểm soát Nếu HTKSNB tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp và ngược lại Công việc này được làm trình tự theo các bước sau đây:
- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà qua đó quá trình đánh giá vân dụng: KTV sẽ nhận diện mục tiêu kiểm soát cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu hoặc cho từng khoản mục.
- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù
- Đánh giá các quá trình kiểm soát: KTV căn cứ vào ưu, nhược điểm của từng thủ tục kiểm soát để đánh giá.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát
KTV có thể đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao trong các trường hợp:
Hệ thống kế toán và KSNB không được áp dụng đúng hoặc không được áp dụng.
Việc đánh giá sự áp dụng của hệ thống kế toán và KSNB được xem là không đầy đủ.
Mức độ rủi ro kiểm soát dự kiến trong giai đọan này sẽ được chứng minh bằng việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trước khi kiểm toán viên đưa ra mức rủi ro kiểm soát thích hợp.
3 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
- Mục đích của bước này để thu thập bằng chứng về sự tồn tại và tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát nhằm giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư.
- Các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế để tìm hiểu xem hệ thống kế toán và KSNB của đơn vị có khả năng ngăn ngừa và sửa chữa các sai phạm trọng yếu không
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NAM VIỆT
Công ty TNHH Kiểm toán và Đầu tư tài chính Nam Việt
1.Tổng quan chung về công ty TNHH Kiểm toán và Đầu tư Tài chính Nam Việt
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán và Đầu tư Tài chính Nam Việt (“công ty”) được sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập số 0102024145 ngày 19 tháng
01 năm 2006 Khi mới thành lập số vốn điều lệ của công ty là: 1.370.000.000 Thành viên sáng lập gồm:
Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Nam Việt
Những thành viên sáng lập, ban giám đốc và các kiểm toán viên chính của công ty là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho KPMG và Arthur Andersen- hai trong số năm công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.
Sau một năm hoạt đông, vốn điều lệ của công ty tăng lên 1.500.000.000 Là một trong những công ty tư vấn chuyên nghiệp ở Việt Nam, công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, thuế, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, nguồn nhân lực và nghiên cứu thị trường tới các khách hàng là các công ty, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
Thành viên ban giám đốc của công ty gồm có: Ông Phạm Thế Hưng: Là kiểm toán viên công chứng cấp nhà nước, là thạc sĩ kinh tế,chuyên nghành tài chính tín dụng và có bằng cử nhân kế toán, đã từng giứ cương vị giám đốc kiểm toán ở Vinaudit trong 3 năm, kiểm toán viên chính 5 năm tại Công ty Kiểm toán KPMG và Arthur Anersen Hiện tại ông đang làm giám đốc của công ty. Ông Đỗ Long Bảo: là cử nhân kinh tế chuyên nghành quản trị kinh doanh, đã từng giữ chức vụ trưởng phòng kiểm toán trong hai năm tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn S&S là kiểm toán viên 6 năm cho Công ty kiểm toán KPMG Hiện tại ông đang làm phó giám đốc
1 4 Ông Chang Chan Soo: có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán tại Hàn Quốc và trên 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam Hiện tại ông đang làm giám đốc khách hàng Hàn Quốc của công ty.
Hiện tại công ty có 20 nhân viên chuyên nghiệp đang làm việc chính thức Ngoài ra công ty còn có sự tham gia của 3 kiểm toán viên với tư cách nhân viên làm việc bán thời gian: bà Hoàng Thị Hương, bà Phạm Thị Minh, bà Phạm Thu Hà: Đội ngũ nhân viên của công ty đều đã tốt nghiệp đại học và đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty trong nước, công ty nước ngoài và tổ chức của Chính phủ
Trong quá trình hoạt động, một tỷ lệ đáng kể trong thu nhập và quỹ thời gian của công ty được đầu tư cho việc đào tạo nhân viên Giám đốc thường xuyên mời các chuyên gia am hiểu về thuế, luật pháp, kế toán… để cập nhật các quy định mới ban hành cho đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao năng lực và kinh nghiệm cho nhân viên trong nhiều lĩnh vực để ngày càng đảm bảo tốt hơn chất lượng của viêc cung cấp dịch vụ Ngoài ra công ty cũng có kế hoạch cụ thể về việc trang bị các thiết bị, phương tiện làm việc của nhân viên nhằm đảm bảo chất lượng và tính độc lập cho hoạt động kiểm toán, kế toán và các dịch vụ khác.
Sau một năm hoạt động có thể nói công ty đã xây dựng được một vị trí nhất định trong lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam Thị trường kinh doanh của công ty được mở rộng, có thêm nhiều khách hàng mới Khách hàng mà công ty đang cung cấp dịch vụ hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: xây dựng, thương mại, du lịch…, bao gồm cả công ty trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là khách hàng là các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, Hàn Quốc), công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân Sau đây là một số khách mà công ty đang cung cấp dịch vụ:
Korea Nomad Network Vietnam Co., Ltd.
Kyungil Engineering Vietnam Co., Ltd
Wonil Engineering Vietnam Co., Ltd
Công ty cổ phần cơ khí Mê Linh.
Cavico Vietnam Joint Stock Company
Công ty TNHH du lịch hội Á Châu.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Thiên Phú.
Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư phát triển Viễn thông Tin học
Trong đó có nhiều khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty trong năm 2006 và tiếp tục ký hợp đồng trong năm 2007
1.2 Các loại hình dịch vụ của công ty
Công ty luôn cố gắng cung cấp tới khách hàng những dịch vụ với chất lượng cao nhất được thể hiện trên mọi khía cạnh.
Công ty cung cấp các dịch vụ sau:
Kiểm toán và xác minh tài chính.
Đánh giá và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Đánh giá tình hình tài chính.
Tư vấn đầu tư và thành lập doanh nghiệp.
Kiểm toán trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước.
Tư vấn nguồn nhân lực.
1.2.1 Kiểm toán và xác minh tài chính: Đây là dịch vụ mang tính chuyên nghiệp và độc lập, có tác dụng cải thiện chất lượng thông tin cho ngưòi ra quyết định Những người chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định kinh doanh thường sử dụng dịch vụ này để nâng cao tính tin cậy và sự phù hợp của các thông tin sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định Dịch vụ này bao gồm 3 lĩnh vực chính:
Kiểm toán báo cáo tài chính: trong đó kiểm toán viên phát hành báo cáo đưa ra ý kiến về việc các báo cáo tài chính có được lập phù hợp với các chuẩn mực và quy định về kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận không.
Kiểm toán hoạt động: công ty sẽ thực hiện việc rà soát các quy trình và cách thức hoạt động của một tổ chức với mục đích đánh giá tính hiệu năng và hiệu quả Công ty không chỉ giới hạn ở lĩnh vực kiểm toán các số liệu kế toán mà còn đánh giá thủ tục kiểm soát hàng tồn kho, quy trình thông tin trên máy tính, thủ tục mua và bán hàng, thủ tục tính và chi trả lương và các lĩnh vực khác
Kiểm toán tuân thủ: Công ty sẽ xác định các đối tượng được kiểm toán có thực hiện các quy trình, thủ tục và quy định cụ thể được đặt ra bởi các cấp có thẩm quyền hay không Một phần lớn công việc của loại hình dịch vụ này được thực hiện bởi các kiểm toán viên thông qua sự hợp tác của các cá nhân do khách hàng bổ nhiệm.
1.2.2 Tư vấn kế toán Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì bộ phận kế toán đều giữ một vai trò quan trọng.
Bộ phận kế toán phải đối mặt với các quy định và nguyên tắc kế toán ngày càng phức tạp.
Do đó hệ thống kế toán cần được trang bị phù hợp để đáp ứng được tất cả các yêu cầu đó. Nắm bắt được nhu cầu đó công ty có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn toàn diện để tìm hiểu, diễn giải và áp dụng các quy định, nguyên tắc kế toán Các dịch vụ kế toán gồm:
Thiết lập hệ thống kế toán thủ công và kế toán máy.
Thực hiện giữ sổ kế toán bằng việc nhập dữ liệu kế toán, cung cấp các sổ cái và sổ chi tiết, hỗ trợ trong việc lập báo cáo quản trị hàng tháng của khách hàng.
Tư vấn tính và trả lương phù hợp đối với lao động nước ngoài và lao động Việt Nam, đảm bảo việc bảo mật thông tin.
Đảm nhận chức danh kế toán trưởng cho khách hàng.
Công ty hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch thuế và tư vấn quyết toán thuế thông qua việc đảm nhận một phần hay toàn bộ các công việc về thuế từ giai đoạn lập lập kế hoạch đến kê khai nộp và quyết toán thuế Là một nhà tư vấn thuế công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn về các loại thuế sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế giá trị gia tăng
1.2.4 Đánh giá và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ