CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
1 Chi phí sản xuất kinh doanh
1.1 Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những khoản hao phí mà bản thân doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá như sản phẩm, dịch vụ, …
1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Phân loại chi phí sản xuất chính lá việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất nhưng xét trên góc độ của kế toán tài chính thì có 2 cách phân loại phổ biến:
1.2.1 Phân loại theo yếu tố chi phí
Hiện nay theo quy định của Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố chi phí sau:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ,… sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ số vật liệu dùng không hết nhập lại kho và số phế liệu thu hồi)
- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và số phế liệu thu hồi)
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: bao gồm số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân, viên chức.
- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: phản ánh phần BHXH, BHYT,KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuói kỳ
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của toàn bộ TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.2.2 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Theo quy định hiện nay, giá thành sản phẩm ở Việt Nam bao gồm 3 khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
2.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền cho toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng, công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD - CD
Tổng giá thành Chi phí Chi phí sản xuất phát sinh Chi phí sản phẩm = sản xuất + trong kỳ (trừ các khoản - sản xuất hoàn thành dở dang đầu kỳ thu hồi ghi giảm chi phí) dở dang cuối kỳ
Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những khoản chi phí tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá thành được xét đến dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau:
- Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia ra thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bước vào kỳ kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
+ Giá thành định mức: là giá thành được xác định trước khi bước vào sản xuất sản phẩm, được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.
+ Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
lý doanh nghiệp + Chi phí tiêu thụ sản
II Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm phẩm
1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cả lý luận và thực tiễn và là một nội dung cơ bản nhất của công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí sản xuất, thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hoặc đang trên dây truyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp đang áp dụng và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, phải dựa vào các cơ sở sau:
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: đó là sản xuất giản đơn hay sản xuất phức tạp Đối với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất nếu sản xuất một loại sản phẩm hoặc là nhóm sản phẩm nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm đồng thời Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở đây là sản phẩm cuối cùng. Đối với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, phân xưởng hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm,… và đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
- Loại hình sản xuất: là sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với khối lượng nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. Đối với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt với khối lượng nhỏ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng đó. Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết,… phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất Còn đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là sản phẩm cuối cùng hay là bán thành phẩm.
- Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: Với trình độ quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau và ngược lại, nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống cáo phương pháp được dùng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được dùng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm.
Trên thực tế, có nhiều phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Phương pháp trực tiếp hay còn gọi là phương pháp giản đơn được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
- Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng cho các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng (+) chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất.
- Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất
- Phương pháp tỷ lệ được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.
- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, ngoài các sản phẩm chính thu được còn có cả các sản phẩm phụ Để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm.
- Phương pháp liên hợp được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính toán giá thành phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
1 Trình tự hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Bước 1: Mở sổ hoặc thẻ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí Sổ được mở riêng cho từng tài khoản 621, 622, 627, 154,
631, 142, 242, 335, 641 và 642 Cơ sở để ghi vào sổ là sổ chi tiết các tài khoản tháng trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ, bảng kê chi phí theo dự toán Sổ sẽ được mở riêng cho từng đối tượng hoặc được mở chung cho nhiều đối tượng.
Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng đối tượng hạch toán chi phí.
Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung của từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ để làm cơ sở cho việc tính giá thành Đồng thời kế toán tiến hành lập thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo từng loại Căn cứ để lập thẻ tính giá thành là các thẻ tính giá thành kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và bảng kê khai khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
2 Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phục vụ từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ đó.
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Hạch toán chi phí sản xuất
1 Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
1.1 Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, … xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm Đối với vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì tiến hành hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Còn với vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu thức phân bổ được sử dụng phổ biến là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm,… Công thức phân bổ:
Chi phí vật liệu phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ Tỷ lệ cho từng đối tượng = của từng đối tượng × phân bổ (sản phẩm) (sản phẩm)
Tỷ lệ Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
= phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Để theo dõi chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621
“Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và có kết cấu và nội dung như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: - Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng không hết
- Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư
Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
Vật liệu dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ
Vật liệu dùng không hết nhập lại kho
Sơ đồ 02: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.2 Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, tại các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục.
Do đó, chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất dùng cho mục đích sử dụng nào Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng hoặc đưa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ nguyên, vật liệu xuất dùng cho từng mục đích.
Trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không được ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên, vật liệu mà sẽ được ghi một lần vào cuối kỳ sau khi đã tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên, vật liệu tồn kho và đang đi đường
TK 621 có kết cấu và nội dung như sau:
Bên Nợ: Phản ánh giá trị nguyên, vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí (các phân xưởng, bộ phận sản xuất,…)
TK 331, 111, 112,… Giá trị NVL sử dụng Kết chuyển chi phí trực tiếp chế tạo NVLtrực tiếp sản phẩm, lao vụ
Giá trị NVL tăng trong kỳ
Giá trị NVL chưa sử dụng cuối kỳ
Kết chuyển giá trị nguyên, vật liệu chưa sử dụng đầu kỳ
Sơ đồ 03: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ
2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp tiến hành các lao vụ, dịch vụ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí và có nội dung và kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp chế tạo sản phẩm, tiến hành lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
TK 622 cuối kỳ không có số dư.
Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Các khoản trích theo lương
Sơ đồ 04 : Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ có tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí giống như phương pháp kê khai thường xuyên nhưng đến cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản “Giá thành sản xuất” (631):
Nợ TK 631 (chi tiết): Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo đối tượng
Có TK 622 (chi tiết): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
3.1 Hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đây là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” TK này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ và có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Bên Có: - Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết như sau:
Tài khoản 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng"
Tài khoản 6272 “Chi phí vật liệu”
Tài khoản 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”
Tài khoản 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
Tài khoản 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Tài khoản 6278 “Chi phí bằng tiền khác”
Khi hạch toán, chi phí sản xuất chung được chi tiết theo định phí và biến phí. Phương pháp hạch toán:
- Tính ra tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng:
Có TK 334: Lương của nhân viên phân xưởng
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định:
- Chi phí nguyên, vật liệu dùng cho phân xưởng:
Có TK 152: Chi phí vật liệu
- Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng:
Có TK 153: Giá trị công cụ, dụng cụ (phân bổ một lần)
- Trích khấu hao TSCĐ dùng trong phân xưởng:
Có TK 214: Hao mòn luỹ kế
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu có
Có TK 111, 112, 331, … : Giá trị mua ngoài
- Các chi phí phải trả khác:
- Phân bổ chi phí trả trước:
- Các chi phí bằng tiền khác:
- Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung:
- Cuối kỳ, phân bổ chi phí sản xuất chung:
Có TK 627 (chi tiết) Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi, kế toán tiến hành phân bổ theo công thức:
Tổng biến phí sản xuất
Mức biến phí sản chung cần phân bổ Tổng tiêu thức chung phân bổ = × phân bổ của cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ từng đối tượng cho tất cả các đối tượng Đối với định phí sản xuất chung, nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường thì kế toán tiến hành phân bổ theo công thức:
Tổng định phí sản xuất
Mức định phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức Chung phân bổ cho = × phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ từng đối tượng của tất cả các đối tượng
Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường, thì kế toán tiến hành phân bổ định phí sản xuất chung theo công thức:
Tổng tiêu thức phân bổ của mức
Mức định phí sản xuất sản phẩm sản xuất thực tế Tổng định phí chung phân bổ cho = × sản xuất chung mức sản phẩm thực tế Tổng tiêu thức phân bổ của sản cần phân bổ phẩm theo công suất bình thường
Mức chi phí sản xuất chung tính cho phần chênh lệch giữa sản phẩm sản xuất thực tế với công suất bình thường sẽ được tính theo công thức:
Mức định phí sản xuất Tổng định phí Mức định phí sản xuất chung tính cho lượng = sản xuất chung - chung phân bổ cho sản phẩm chênh lệch cần phân bổ mức sản phẩm thực tế
Sau khi phân bổ xong biến phí và định phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (chi tiết): Phần tính vào giá thành
Nợ TK 632: Phần tính vào giá vốn hàng bán
Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm phân xưởng chi phí sản xuất chung
Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 154
TK 242, 335 Phân bổ chi phí sản xuất
Chi phí theo dự toán chung cho các đối tượng tính giá thành
Chi phí khấu hao TSCĐ TK 632
Kết chuyển chi phí sản xuất
TK 331, 111, 112,… cố định vào giá vốn
Các chi phí mua ngoài TK 1331
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu có
Sơ đồ 05 : Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung 3.2 Hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, Hạch toán chi phí sản xuất chung cũng được tiến hành theo trình tự như trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên Nhưng đến cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản 631 - “Giá thành sản xuất” để tính giá thành:
Nợ TK 631 (chi tiết): Tổng hợp chi phí sản xuất chung theo đối tượng
Có TK 627: Kết chuyển chi phí sản xuất chung theo đối tượng
4 Hạch toán các khoản chi phí khác
4.1 Hạch toán chi phí trả trước
Chi phí trả trước là các những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ sau. Để theo dõi chi phí trả trước, kế toán sử dụng các tài khoản:
- Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”
- Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn”
Các tài khoản này có kết cấu và nội dung như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế trong kỳ
Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh doanh của kỳ này
Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh nhưng chưa được phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Phân bổ dần chi phí trả
Chi phí trả trước ngắn hạn trước vào các kỳ hạch toán thực tế phát sinh
Kết chuyển chi phí bán
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN hàng, chi phí quản lý DN
Sơ đồ 06: Hạch toán tổng hợp chi phí trả trước ngắn hạn
Phân bổ dần chi chí trả
Chi phí trả trước dài hạn trước dài hạn vào các phát sinh trong kỳ năm tài chính liên quan
Giá trị thu hồi hay bồi thường
Sơ đồ 07: Hạch toán tổng hợp chi phí trả trước dài hạn
4.2 Hạch toán chi phí phải trả
Các hình thức áp dụng phương pháp tính giá thành trong một số doanh nghiệp
1 Vận dụng phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất giản đơn
Với đặc điểm là các doanh nghiệp sản xuất sản xuất một số ít mặt hàng nhưng lại với một khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn, đồng thời không có sản phẩm dở dang hoặc sản phẩm dở dang chiếm khối lượng không đáng kể Ví dụ các nhà máy điện, nhà máy khai thác than,… Do đó, công việc hạch toán chi phí sản xuất thường được mở ở một sổ (một thẻ) hạch toán chi phí sản xuất và công việc tính giá thành thường được thực hiện vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hay phương pháp liên hợp.
2 Vận dụng phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng là những doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm, hàng hoá theo đơn đặt hàng của khách hàng Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng Giá thành sản phẩm sẽ được tính theo nhiều phương pháp như phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng,…
Toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp đều được kế toán tập hợp theo từng đơn đặt hàng riêng biệt Với các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiến hành hạch toán trực tiếp cho từng đơn đặt hàng liên quan Còn với chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành tập hợp sau đó lại phân bổ cho từng đối tượng.
3 Vận dụng phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp sử dụng hệ thống hạch toán định mức
Tại các doanh nghiệp sử dụng hệ thống hạch toán định mức, kế toán thực hiện xác định giá thành của từng loại sản phẩm, và tiến hành hạch toán riêng biệt các chênh lệch, thay đổi với định mức thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất rồi đưa ra đánh giá, phân tích về các chi phí phát sinh thực tế trong kỳ thành: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức.
Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch thực tế = định mức ± do thay đổi ± so với định mức sản phẩm sản phẩm định mức đã được điều chỉnh
4 Vận dụng phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp với quá trình chế biến liên tục
Với đặc điểm là các doanh nghiệp có quy trình công nghệ gồm nhiều giai đoạn liên hoàn theo một trật tự nhất định Trong đó, bán thành phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu chế biến của giai đoạn tiếp theo
Chi phí nguyên, vật liệu chính cho thành phẩm
Chi phí giai đoạn 1 tính cho thành phẩm
Chi phí giai đoạn 2 tính cho thành phẩm
Chi phí giai đoạn n tính cho thành phẩm
Tổng thành giá phẩm sản hoàn thành
4.1 Doanh nghiệp tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm.
Sơ đồ 12: Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm
4.2 Doanh nghiệp tính giá thành phân bước theo phương án có bán thành phẩm
… + - Sơ đồ 13: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm
Chi phí nguyên, vật liệu chính
Chi phí chế biến giai đoạn 1
Trị giá sản phẩm dở dang giai đoạn 1
Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1
Chi phí chế biến giai đoạn
Chi phí chế biến giai đoạn 3
Trị giá sản phẩm dở dang giai đoạn 2
Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 2
Trị giá sản phẩm dở dang giai đoạn 3
Tổng giá thành sản phẩm
Trị giá sản phẩm dở dang giai đoạn n
Giá thành bán thành phẩm giai đoạn (n-1)
Chi phí chế biến giai đoạn n
5 Vận dụng phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất - kinh doanh phụ
5.1 Trong doanh nghiệp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất - kinh doanh phụ.
Trong trường hợp này, chi phí sản xuất sẽ được kế toán tập hợp riêng theo từng đối tượng là bộ phận hay hoạt động sản xuất - kinh doanh Giá thành được tính theo phương pháp trực tiếp.
5.2 Trong doanh nghiệp có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất - kinh doanh phụ.
Trong trường hợp này, giá thành có thể được tính theo nhiều phương pháp:
- Phương pháp đại số: Đây là phương pháp bao gồm các công việc là xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của hoạt động sản xuất - kinh doanh phụ phục vụ cho các đối tượng.
- Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu: Phương pháp này bao gồm 2 bước:
Bước 1: Tính giá thành ban đầu cho từng bộ phận sản xuất - kinh doanh đồng thời xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận này.
Bước 2: Kế toán tiến hành xác định giá trị sản phẩm, lao vụ của hoạt động sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo giá thành đơn vị mới như sau:
Giá trị lao vụ nhận Giá trị lao vụ phục Tổng chi phí + của phân xưởng - vụ cho phân xưởng Giá thành ban đầu sản xuất phụ khác sản xuất phụ khác đơn vị = mới Sản lượng Sản lượng phục vụ phân xưởng sản xuất - ban đầu phụ khác và tiêu dùng nội bộ
- Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch: Theo phương pháp này, kế toán tiến hành tính giá thành theo 2 bước:
Bước 1: Tính giá thành đơn vị kế hoạch cho từng bộ phận sản xuất - kinh doanh đồng thời xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận ấy.
Bước 2: Kế toán tiến hành xác định giá trị phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn vị mới.
Tổ chức sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Hiện nay, theo quy định của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung, Nhật ký - Sổ Cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký - Chứng từ và hình thức kế toán trên máy vi tính.
Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, để lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó
Sau đây em xin trình bày hình thức tổ chức sổ trong doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung:
Hình thức sổ Nhật ký chung phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, với mọi trình độ kế toán, trình độ quản lý và đặc biệt rất thuận tiện trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng kế toán bằng máy vi tính.
2 Đặc trưng Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký chung là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó kế toán lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ kế toán chi tiết: Được mở tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý của đơn vị, thông thường doanh nghiệp mở các loại sổ kế toán chi tiết như: Sổ quỹ tiền mặt,
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, Thẻ kho (Sổ kho), Sổ tài sản cố định, Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng, Thẻ Tài sản cố định, Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán), Sổ chi tiết tiền vay, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, Sổ chi tiết các tài khoản,
- Sổ kế toán tổng hợp:
Sổ Nhật ký đặc biệt NHẬT KÝ
CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
+ Nhật ký chung: Là sổ Nhật ký dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, bao gồm cả nghiệp vụ điều chỉnh và nghiệp vụ kết chuyển.
+ Nhật ký đặc biệt: Đây là một phần của sổ Nhật ký chung, do đó, cơ sở và phương pháp lập cũng tương tự như sổ Nhật ký chung Theo quy định, các nghiệp vụ được phản ánh trong sổ Nhật ký đặc biệt sẽ không được phản ánh trong sổ Nhật ký chung nữa và ngược lại Hiện nay, doanh nghiệp được mở các loại sổ Nhật ký đặc biệt sau: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng.
+ Sổ Cái: là sổ tổng hợp được mở theo tài khoản cấp 1, mỗi tài khoản được mở trên một Sổ Cái.
Sơ đồ 14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, kế toán tiến hành ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, rồi căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Nếu đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán tiến hành cộng số liệu trên Sổ Cái và lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một số quốc gia trên thế giới
Theo kế toán Mỹ, thuật ngữ “Chi phí” được sử dụng để phản ánh giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có được các hàng hóa hoặc dịch vụ.
Trong kế toán Mỹ, chi phí được chia ra thành hai loại là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ tương ứng với chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí gián tiếp trong kế toán Việt Nam Chi phí thời kỳ là những khoản phí tổn được tính ngay vào chi phí kinh doanh trong kỳ phục vụ cho việc xác định lợi tức của doanh nghiệp mà không thể lưu trữ trong giá trị của hàng tồn kho Chi phí thời kỳ gồm có chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Chi phí sản phẩm là những khoản hao phí cho quá trình sản xuất sản phẩm và được lưu giữ lại trong doanh nghiệp dưới dạng hàng tồn kho cho đến khi sản phẩm được tiêu thụ Chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Do đó, về cơ bản chế độ kế toán
Mỹ và chế độ kế toán Việt Nam có sự giống nhau từ cách phân loại chi phí sản xuất đến việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.
Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán Mỹ tiến hành tính giá thành theo khoản mục, theo đơn đặt hàng Các tài khoản mà kế toán Mỹ sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất là các tài khoản “Nguyên vật liệu”, “Sản phẩm dở dang”, “Chi phí sản xuất chung”, “Thành phẩm”, và “Giá vốn hàng bán”.
Kế toán Mỹ cũng tiến hành hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ hàng tồn kho Hệ thống phương pháp kiểm kê định kỳ có sự khác biệt so với phương pháp kê khai thường xuyên đó là tài khoản “Nguyên vật liệu” thường chỉ bao gồm nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, còn các khoản nguyên, vật liệu gián tiếp dùng cho sản xuất thì được phản ánh trên tài khoản “Dự trữ cho nhà máy” Hệ thống tài khoản của kế toán Mỹ linh hoạt hơn hệ thống tài khoản của kế toán Việt Nam, chỉ quy định chuẩn cho tên tài khoản còn số hiệu thì các doanh nghiệp sẽ tự thiết kế. Điểm khác biệt giữa kế toán chi phí sản xuất của Mỹ so với kế toán ViệtNam là trong khoản mục chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp chỉ gồm chi phí nguyên,vật liệu chính mà không gồm chi phí nguyên, vật liệu phụ, chi phí nguyên, vật liệu phụ được coi là chi phí gián tiếp.
TK “NVL” TK “SP dở dang” TK “TP” TK “GVHB”
Giá trị sản phẩm Giá vốn thành
TK “CP SXC” hoàn thành phẩm tiêu thụ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
KH TSCĐ dùng cho sản xuất
Chi phí nhân công gián tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 15 : Hạch toán CPSX trong hệ thống kế toán Mỹ theo phương pháp KKTX
Giá trị TP tiêu thụ trong kỳ
Giá trị SPDD cuối kỳ Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ
TK “Tổng hợp sản xuất”
Giá trị TP sản xuất trong kỳ
Giá trị TP tồn kho đầu kỳ
Giá trị TP tồn kho cuối kỳ CPSXC
Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ
Giá trị NVL mua trong kỳ
Chi phí mua NVL trong kỳ
KHTSCĐ dùng cho sản xuất
CP vật liệu gián tiếp
TK “Khấu hao luỹ kế”
CP nhân công gián tiếp
Giá trị SPDD đầu kỳ
Chi phí nhân công trực tiếp
TK “Giá vốn hàng bán”
Sơ đồ 16: Hạch toán CPSX trong hệ thống kế toán Mỹ theo phương pháp KKĐK
TK “Dự trữ cho nhà máy”
Theo kế toán Pháp, chi phí được hiểu là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi cho doanh nghiệp. Các chi phí đó bao gồm:
- Chi phí để mua nguyên vật liệu, dự trữ sản xuất khác
- Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như chi phí tiền điện, tiền nước,
- Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng
Chi phí được chia ra làm 3 loại:
- Chi phí sản xuất kinh doanh: là các chi phí bỏ ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí sản xuất kinh doanh gồm có chi phí để mua NVL, hàng hóa, vật tư sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài,
- Chi phí tài chính: đó là các khoản chi phí phát sinh dùng cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp như lãi trả tiền vay, chiết khấu cho khách hàng,…
- Chi phí đặc biệt: đó là các khoản chi phí phát sinh cho hoạt các động đặc biệt của doanh nghiệp như chi phí nộp phạt,…
Trong kế toán Pháp, giá thành sản phẩm là những khoản hao phí về vật chất sử dụng cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bù đắp bằng doanh thu bán hàng Như vậy, theo chế độ kế toán Pháp thì giá thành sản phẩm chính là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ, còn theo chế độ kế toán Việt Nam thì chỉ tiêu giá thành lại là tổng chi phí sản xuất Trong kế toán Pháp không có tài khoản tính giá thành.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà kế toán Pháp sử dụng là phương pháp kiểm kê định kỳ Do đó, hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí và tính giá thành là các tài khoản “Giá phí sản xuất”, “Tồn kho vật liệu”, “Chi phí phân chia”.
Như vậy, về cơ bản quan niệm về chi phí của kế toán Pháp giống với quan niệm về chi phí ở Việt Nam.
Sơ đồ 17: Hạch toán CPSX trong hệ thống kế toán Pháp theo phương pháp KKĐK
Phân bổ CP phân phối gián tiếp
Xuất kho NVL dùng cho sản xuất
Giá thành SP nhập kho
Giá trị SP dở dang
Giá trị SP xuất kho bán
TK “Giá phí đã phân phối”
TK “Trung tâm phân phối”
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC HÀ TÂY
Khái quát về Điện lực Hà Tây
1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của điện lực Hà Tây
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của điện lực Hà Tây
Có trụ sở giao dịch tại số 100 đường Trần Phú - Phường Vân Mỗ - Thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây, Điện lực Hà Tây đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển.
Tiền thân của Điện lực Hà Tây là Sở Quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình được thành lập vào ngày 23 tháng 02 năm 1977 theo quyết định của Bộ Năng lượng.
Năm 1991, Tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành hai tỉnh là Hà Tây và Hoà Bình thì Sở quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình cũng chịu ảnh hưởng và bị tách ra Ngày 30 tháng 9 năm 1991, theo Quyết định số 492/QĐ/TTCB của Bộ Năng lượng, công ty điện lực I đã quyết định đổi tên “Sở Quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình” thành “Sở Điện lực Hà Tây”, bàn giao chi nhánh Hoà Bình cho Tỉnh Hoà Bình đồng thời tiếp nhận 4 chi nhánh của điện lực Hà Nội, nâng tổng số chi nhánh từ 7 lên 11 chi nhánh.
Cũng trong năm 1991, Sở điện lực Hà Tây đã đem điện đến cho hầu hết các xã trong Tỉnh phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Năm 1995, cùng với sự ra đời của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (ngày
27 tháng 01), ngày 28 tháng 02 năm 1995 “Sở Điện lực Hà Tây” đã đổi tên thành
“Điện lực Hà Tây” để phù hợp với tính chất và nhiệm vụ mới của công tác sản xuất kinh doanh điện năng. Đến năm 1999, Điện lực Hà Tây đã tách một số chi nhánh thành chi nhánh độc lập, nâng tổng số chi nhánh lên 14 chi nhánh Điều này giúp cho việc quản lý và phân phối điện thuận tiện hơn, triệt để hơn và tối ưu hơn.
Ngày 01 tháng 12 năm 2006 Trung tâm viễn thông và công nghệ thông tin chính thức ra đời và đi vào hoạt động Trung tâm không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông điện lưc mà còn kinh doanh các mặt hàng viễn thông như máy điện thoại cố định, máy điện thoại di động, dịch vụ internet, công nghệ thông tin… phục vụ cho hoạt động viễn thông và công nghệ thông tin của nhân dân và đơn vị. Đến nay, trải qua nhiều biến đổi của cơ cấu nền kinh tế, Điện lực Hà Tây đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, mở rộng hoạt động ra khắp toàn Tỉnh, ngày càng trở lên vững mạnh và phát triển, được Nhà nước trao tặng huân chương Lao động, nhiều Cờ thi đua và Bằng khen của các Bộ, Ngành. Điện lực Hà Tây có tư cách pháp nhân không đầy đủ, thực hiện hạch toán kinh tế phụ thuộc ở Tổng công ty, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, được đăng ký kinh doanh theo nghĩa vụ mà Bộ quy định.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh của Điện lực Hà Tây.
Theo quy định của Tổng công ty điện lực Việt Nam và Công ty điện lực I, Điện lực Hà Tây thực hiện những chức năng kinh doanh chủ yếu là: quản lý lưới điện, kinh doanh điện năng, xây lắp, cải tạo đường dây và trạm điện, sửa chữa, đại tu thiết bị điện, thiết kế lưới điện,
Nhiệm vụ kinh doanh. Điện lực Hà Tây có những nhiệm vụ kinh doanh sau:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Công ty, đề xuất và tham gia quy hoạch các dự án đầu tư phát triển thuộc phạm vi quản lý.
- Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được giao, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện bán điện theo biểu giá do Nhà nước quy định.
- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động, tiền lương và đào tạo.
- Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng, phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm điện.
- Tổ chức tốt công tác phát triển điện nông thôn và miền núi.
- Quản lý và kinh doanh tốt dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
1.3 Một số kết quả về quá trình kinh doanh của Điện lực Hà Tây.
- Kết quả kinh doanh của Điện lực Hà Tây trong 3 năm qua (2004 - 2006): Đơn vị tính: Đồng
1 Doanh thu BH và CCDV 10.100.048 6.819.388 10.088.183
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.126.985 1.202.054 1.940.078
15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 315.556 336.575 543.222
Bảng 1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm ( 2004 - 2006)
- Tình hình số lượng và trình độ chuyên môn lao động của đơn vị được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2004 Chênh lệch
Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu +/- %
Bảng 2: Tình hình lao động của Điện lực Hà Tây
- Tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tính:Đồng
Chỉ tiêu Thực hiện năm
2006 Thực hiện năm 2004 Chênh lệch
5 Tiền lương BQ người/tháng 2.805.735 2.374.263 431.472 18,17
6 Thu nhập BQ người/tháng 2.919.885 2.470.860 449.025 18,17
Bảng 3: Tiền lương và thu nhập
Qua nghiên cứu tình hình lao động thông qua 2 bảng ở trên, cho thấy từ năm
2004 đến năm 2006 Điện lực Hà Tây đã có sự tăng lên về số lượng, chất lượng lao động và đời sống của người lao động cũng được cải thiện từ đó cho thấy quy mô của Điện lực đang được mở rộng, thể hiện thông qua các số liệu cụ thể như sau:
- Về số lượng lao động: Tổng lao động năm 2006 tăng 23 người (tăng 2,44%) so với năm 2004, trong đó số lượng lao động tăng chính là lao động trực tiếp còn lao động gián tiếp không tăng Mặt khác do mới thành lập trung tâm viễn thông nên lao động trực tiếp tăng lên nhiều hơn lao động gián tiếp đó là sự tăng lên hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Về chất lượng lao động: Trình độ lao động năm 2006 tăng lên so với năm
2004 thể hiện đó là bậc đại học tăng 11 người (tăng 3,87%), cao đẳng, trung cấp tăng 2 người (tăng 1,69%), công nhân kỹ thuật tăng 3 người (tăng 0,62%)
- Về thu nhập của người lao động: Cả tiền lương bình quân (BQ) của người lao động/tháng và thu nhập bình quân người lao động/tháng năm 2006 đều tăng so với năm 2004 điều đó thể hiện Điện lực đã chú trọng cải thiện, năng cao đời sống của người lao động trong những năm qua.
2 Đặc điểm quy trình công nghệ Điện năng là một dạng năng lượng thứ cấp được sản xuất ra từ nhiều dạng năng lượng sơ cấp khác như than, dầu lửa, khí đốt, thuỷ năng, nguyên tử, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, thuỷ triều, sóng biển … Không những vậy, điện năng còn là một loại hàng hoá đặc biệt, không thể tích trữ được trong kho như các loại hàng hoá khác Do quá trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng
Nhà máy điện của EVN Nhà máy điện ngoài EVN
Dự báo nhu cầu điện Giao giá hạch toán nội bộ Đo đếm và hạch toán Truyền tải điện
Khách hàng sử dụng điện
Các đơn vị điện lực trực thuộc Tổng Công ty điện lực ViệtNam
N điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác: Nhiệt năng, cơ năng, quang năng… để thoả mãn nhu cầu cho sản xuất và đời sống.
Các Công ty trực thuộc Tổng công ty mua điện từ Tổng công ty và một số ít nhà máy điện ngoài ngành tới các đơn vị Điện lực trực thuộc thông qua công ty truyền tải khu vực Các Điện lực nhận điện từ lưới điện của Công ty sau đó phân phối theo các đường dây đến tận người tiêu dùng thuộc địa bàn quản lý Theo quy định của Tổng công ty thì việc phân phối điện tại mỗi Điện lực trực thuộc Công ty được hạch toán phụ thuộc, tập hợp trên Công ty Sau đó Công ty hạch toán để xác định kết quả truyền tải và phân phối điện. Điện lực Hà Tây là đơn vị hạch toán báo sổ trong công ty Điện lực I trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Quá trình truyền tải và phân phối điện của Tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN) được thể hiện thông quamô hình sau:
Sơ đồ 18: Mô hình mua bán điện của EVN
Dòng công suất, điện năngHợp đồng có thời hạnGiao giá hạch toán và cấp kinh phíNộp hoặc thanh toán tiền
3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh Điện lực Hà Tây chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty điện lực Việt Nam và Công ty điện lực I, đồng thời cũng có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động của các chi nhánh thuộc địa bàn quản lý, có nghĩa vụ tập hợp số liệu báo cáo lên Công ty và Tổng công ty Như vậy, mối quan hệ giữa Điện lực Hà Tây, Tổng công ty điện lực Việt Nam và Công ty điện lực I là mối quan hệ trực thuộc, còn mối quan hệ giữa Điện lực Hà Tây với các chi nhánh là mối quan hệ chỉ đạo, thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 19: Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh điện
4 Đặc điểm tổ chức quản lý
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại Điện lực Hà Tây
1 Đặc điểm phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Tại Điện lực Hà Tây, xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực và đặc thù của ngành điện, chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo khoản mục, bao gồm:
1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Chi phí nguyên vật liệu phụ.
2 Chi phí nhân công trực tiếp.
3 Chi phí giải quyết sự cố.
4.Chi phí sản xuất chung.
2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Tại Điện lực Hà Tây, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Điện lực là bao gồm nhiều chi nhánh, phân xưởng, đội trực thuộc, các đơn vị này trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh điện năng, hơn nữa quy trình sản xuất sản phẩm lại tương đối đơn giản, chỉ sản xuất ra một sản phẩm điện đồng nhất nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Điện lực được xác định là từng chi nhánh, từng phân xưởng, từng đội Các đối tượng này sẽ cho biết toàn bộ chi phí phát sinh tại bộ phận phụ trách cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, từ đó tổng hợp thành chi phí truyền tải và phân phối điện năng của toàn Điện lực.
3 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
Tại Điện lực Hà Tây, trình tự hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo các bước sau:
- Trình tự hạch toán chi tiết:
Bước 1: Mở sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng chi nhánh, phân xưởng, đội Sổ được mở riêng cho từng tài khoản Căn cứ để ghi vào sổ là sổ chi tiết các tài khoản tháng trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ, bảng kê chi phí theo dự toán.
Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình truyền tải, phân phối điện tại các chi nhánh
Bước 3: Tổng hợp chi phí phát sinh theo từng nội dung của từng chi nhánh, phân xưởng, đội vào cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính giá thành
- Trình tự hạch toán tổng hợp:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
Bước 2: Các chi nhánh, phân xưởng, đội gửi số liệu lên đơn vị để tổng hợp số liệu của toàn Điện lực và phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
Bước 3: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính tổng giá thành truyền tải phân phối điện và giá thành 1 KW/h điện.
4 Nội dung hạch toán chi phí sản xuất tại Điện lực Hà Tây
4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
4.1.1 Hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong đơn vị truyền tải và phân phối điện năng, nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng cho việc truyền tải và phân phối điện năng, điện mua của Tổng công ty hoặc bên ngoài Trong đó, chủ yếu là điện mua của Tổng công ty được lấy từ nơi sản xuất qua hệ thống truyền tải và phân phối điện đến các hộ tiêu dùng được gọi là điện thương phẩm Ngoài chi phí vật liệu chính là điện mua của Tổng công ty, trong đơn vị truyền tải và phân phối điện năng còn có các chi phí vật liệu phụ khác như các vật liệu phụ dùng trong sản xuất, vận hành và sửa chữa lưới điện… Điện lực Hà Tây là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực I, Công ty Điện lực I nhận điện từ các nhà máy sản xuất điện (Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy thuỷ điện Thác Bà,…) qua đường dây truyền tải. Lượng điện này Công ty phải mua của Tổng công ty theo giá nội bộ và một phần nhỏ mua ngoài Sau đó điện lực Hà Tây tiếp nhận điện từ lưới điện của Công ty rồi tiến hành việc truyền tải và phân phối điện tới các đơn vị sản xuất và các hộ tiêu dùng trong phạm vi toàn Tỉnh Do đó, nguyên vật liệu chính của Điện lực Hà Tây là điện tiếp nhận từ Công ty Điện lực I, còn nguyên vật liệu phụ là những loại nhiên liệu, vật liệu (than dầu Do, dầu Fo, khí, dầu tua bin, dầu máy biến thế, dầu mỡ bôi trơn,…) phục vụ cho quá trình truyền tải và phân phối điện năng.
Tuy nhiên, điện nhận từ Công ty Điện lực I không được hạch toán tại Điện lực Hà Tây mà hạch toán tại Công ty, do đó nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán tại Điện lực Hà Tây phần chính là nguyên vật liệu phụ.
Hàng tháng, hàng quý, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao, dự toán được duyệt và khả năng thực hiện, các bộ phận tại Điện lực Hà Tây tiến hành lập kế hoạch sử dụng vật tư, bộ phận vật tư làm thủ tục cấp phát cho các bộ phận sử dụng phục vụ cho truyền tải và phân phối điện Do đó, trên phiếu xuất, nhập vật tư phải ghi rõ đối tượng, lý do, mục đích sử dụng vật tư Tại Điện lực Hà Tây, phiếu nhập kho và phiếu xuất kho vật tư có mẫu như sau:
Kế toán 45A ĐIỆN LỰC HÀ TÂY PHIẾU NHẬP KHO Số 01070010003
100 Trần phú - TX Hà Đông Ngày lập phiếu: 04/01/2007
Liên số : 2 - Lưu vật tư
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Anh Chương /Công ty TNHH SX & TM Tuấn Ân.
Theo: HĐ số 83240, 83241/ 4/12/2006 của Công ty TNHH SX & TM Tuấn Ân tại 1135 Đ.Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, HN
Lý do nhập kho: Phục vụ khai giá lắp công tơ cho khách hàng CNĐ Hà Đông và Sơn Tây (Ô Nghĩa duyệt)
Nhập tại kho: Điện lực
STT Mã vật tư Tên, nhãn hiệu quy cách vật tư Đơn vị tính Thực nhập Đơn giá Thành tiền Tài khoản
1 32022700 Ghíp xử lý lệch AM 70/16 Bộ 100 18.500 1.850.000 15222 1121
2 32081185 Đầu cốt đồng ép P185 Cái 50 57.120 2.856.000 15222 1121
3 32084186 Đầu cốt đồng nhôm A1A185 Cái 50 25.000 1.250.000 15222 1121
Tổng chi phí: 0 Tổng giá trị nhập: 7.456.000
Tổng giá trị nhập (viết bằng chữ): Bảy triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn đồng
Người lập phiếu Phụ trách vật tư Người giao hàng Thủ trưởng đơn vị Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Kế toán 45A ĐIỆN LỰC HÀ TÂY PHIẾU XUẤT KHO Số 01070010001N
100 Trần phú - TX Hà Đông Ngày lập phiếu: 04/01/2007
Liên số : 1 - Tài chính kế toán
Họ tên người giao hàng: Chị Hà Địa chỉ (Bộ phận): Chi nhánh Hà Đông.
Lý do xuất kho: Bổ sung cho MBA 320 - 6/0.4 Trung tâm cơ khí NN khu A.
Xuất tại kho: Điện lực
STT Mã vật tư Tên, nhãn hiệu quy cách vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Tài khoản
Tổng giá trị xuất (Viết bằng chữ): Một trăm tám mươi sáu nghìn hai trăm bảy mươi chín đồng
Người lập phiếu Phụ trách vật tư Người nhận hàng Thủ trưởng đơn vị Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho (do thủ kho chuyển tới), Báo cáo sử dụng vật tư, kế toán vật tư sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ và vào Sổ Nhật ký chung (trang72), đồng thời tập hợp, phân loại theo từng loại vật liệu, hạch toán vào Sổ kế toán chi tiết vật tư có liên quan, tiến hành cộng sổ và đối chiếu với thẻ kho để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền Việc tính toán này sẽ được kế toán vật tư thực hiện trong tháng, thể hiện việc xuất dùng trên bảng tổng hợp tài khoản và phản ánh vào sổ chi tiết vật liệu chi phí nguyên vật liệu, sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
15222 - NGUYÊN VẬT LIỆU - NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU - VẬT LIỆU PHỤ
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/01/2007 Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ Họ và tên Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có
02/01 01070010001 Anh Lãng CNĐ Thanh Oai lắp đặt TBA250-10/0.4 62713621 836.362 02/01 01070010002 Anh Lãng CNĐ Thanh Oai lắp đặt TBA250-10/0.4 62713621 2.880.836
02/01 01070010004 Chị Hà Bổ sung SCTXQ1/2007 62713621 2.585.912
02/01 01070090001 Anh Lãng CNĐ Thanh Oai lắp đặt TBA250-10/0.4 62713621 6.660
02/01 02070010015 Anh Lãng CNĐ Thanh Oai lắp đặt TBA250-10/0.4 627621 482.632
03/01 01070010005 Ông Hợp CN Thường Tín làm ĐZ 22KV cấp điện cho cụm CN Quất Động 62713621 1.206.258
03/01 01070010006 Ông Hợp CN Thường Tín làm ĐZ 22KV cấp điện cho cụm CN Quất Động 62713621 543.569
03/01 01070010007 Chị Hà CNĐ Hà Đông luân chuyển&NCS
03/01 01070010009 Anh Quân Phục vụ in hợp đồng điện tư gia 627132 740.000
03/01 01070200001 Chị Hà Bổ sung SCTXQ1/2007 62713621 18.000
04/01 01070010003 Anh Chương Phục vụ khai giá lắp công tơ cho KH 1121 7.456.000
Cộng phát sinh tài khoản 425.884.888 416.242.232
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
1541322 - CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG - SẢN XUẤT ĐIỆN - PHÂN PHỐI ĐIỆN - VẬT
LIỆU PHỤ - DẦU MÁY CHẾ BIẾN
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/01/2007 Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ Họ và tên Diễn giải TK đối ứng Phát sinh
04/01 01070010001N Chị Hà Bổ sung cho MBA320-6/0.4 TT Cơ khí 15218 186.279
12/01 01070010002N Anh Hùng Bổ sung dầu cho 4 TBA 15218 418.488
17/01 01070010003N Anh Sơn Bổ sung dầu cho 4 TBA 15218 588.235
17/01 01070010004N Anh Quang Bổ sung dầu cho 3 TBA 15218 232.46
18/01 01070010005N Anh Hải Bổ sung dầu cho TBA Phú Thanh 15218 305.882
18/01 01070010006N Ông Hợp Bố sung dầu cho 4 TBA 15218 582.122
19/01 01070010007N Anh Sơn Bổ sung dầu cho 11 TBA 15218 1.254.709
22/01 01070010008N Chị Hà Bổ sung dầu cho TBA 250-6/0.4 CĐ2 15218 116.424
30/01 01070010058 Chị Huyền PX Cơ điện thu hồi từ đại tu MBA250 1525 790.000
30/01 01070010059 Chị Huyền PX Cơ điện thu hồi từ đại tu MBA180 1525 637.500
30/01 01070010060 Chị Huyền PX Cơ điện thu hồi từ đại tu MBA320 1525 1.087.500
30/01 01070010009N Ông Huấn Bổ sung dầu cho MBA Trầm Lộng 15218 745.116
30/01 01070010010N Chị Huyền PX Cơ điện đại tu MBA250-35/0.4 PT 15218 10.034.582 30/01 01070010011N Chị Huyền PX Cơ điện đại tu MBA150-35/0.4 PT 15218 8.823.768
30/01 01070010012N Chị Huyền Bổ sung cho MBA180-35/0.4 QO 15218 279.419
Cộng phát sinh tài khoản 30.307.160 30.307.160
Bảng 5 : Sổ chi tíêt tài khoản 1541322
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
1541327 - CHI PHÍ SXKD DỞ DANG - SẢN XUẤT ĐIỆN - PHÂN PHỐI ĐIỆN -VẬT
LIỆU PHỤ - VẬT LIỆU PHỤ KHÁC
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/01/2007 Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ Họ và tên Diễn giải TK đối ứng Phát sinh
05/01 01070210003ST Chị Thu Khai giá lắp công tơ cho khách hàng 15222 9.444.612 05/01 01070210003ST Chị Thu Khai giá lắp công tơ cho khách hàng 1531 6.710.414 05/01 01070210004ST Chị Thu Khai giá lắp công tơ cho khách hàng 15222 2.403.600 05/01 01070210004ST Chị Thu Khai giá lắp công tơ cho khách hàng 1523 264.000 09/01 01070280001CM Ông Sự Khai giá lắp công tơ cho khách hàng 15222 6.802.618 09/01 01070280001CM Ông Sự Khai giá lắp công tơ cho khách hàng 1531 4.257.238
11/01 01070010015 Bà Hải PX Đo lường sau khi TN nhập lại kho 1523 594.000
12/01 01070010010 Chị Hà CN Hà Đông làm CT cấp điện 15222 82.400
22/0 01070010054 Anh Sơn CM CMĩ xây dựng 35KV&TBA100- 15222 6.851.139
Cộng phát sinh tài khoản 125.448.702 125.448.70
Bảng 6 : Sổ chi tiết tài khoản 1541327
Căn cứ vào các sổ chi tiết này, kế toán vật tư sẽ dựa trên chương trình quản lý vật tư để lập Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản nguyên vật liệu trực tiếp, Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của toàn Điện lực Hà Tây như sau:
BẢNG TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 15218 - NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU - NHIÊN LIỆU KHÁC
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/01/2007 Đơn vị tính: Đồng
Tên tài khoản TK đối ứng Nợ Có
Chi phí sản xuất kinh dở dang - phân phối điện - Vật liệu phụ 1541322
30.307.160 Chi phí sản xuất kinh dở dang - sản phẩm khác - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 154381
Phải trả cho người bán 33111 19.458.543
Chi phí nhân viên phân xưởng - Phân phối điện - Chi phí vật liệu 627132 23.367.505
Bảng 7: Bảng tổng hợp tài khoản 15218
BẢNG TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 15222 - NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU - VẬT LIỆU PHỤ
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/01/2007 Đơn vị tính: Đồng
Tên tài khoản TK đối ứng Nợ Có
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- sản phẩm khác - Xây lắp điện 154311 46.421.076
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Sản phẩm khác - Mắc dây đặt điện
Phải trả cho người bán 33111 29.102.000
Chi phí nhân viên phân xưởng -
175.417.847 Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu 6272
Bảng 8: Bảng tổng hợp tài khoản 15222
BẢNG TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 154132 - CHI PHÍ SXKD DỞ DANG - SẢN XUẤT ĐIỆN -
PHÂN PHỐI ĐIỆN - VẬT LIỆU PHỤ
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/01/2007 Đơn vị tính: Đồng
Tên tài khoản TK đối ứng Nợ Có
Phải thu nội bộ - Chi phí SXKD điện - Chi phí khác 136358 152.497.462
Nguyên liệu, vật liệu - Nhiên liệu
Nguyên liệu, vật liệu - Nguyên liệu, vật liệu 15222 68.268.853
Nguyên liệu, vật liệu - Phụ tùng 1523 7.364.000 594.000
Nguyên liệu, vật liệu - Phế liệu 1525 45.000 2.664.400
Bảng 9: Bảng tổng hợp tài khoản 154132
Dựa vào các bảng tổng hợp tài khoản, kế toán tiến hành phân loại từng mục đích sử dụng Đây chính là cơ sở để tiến hành hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
4.1.2 Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, tại Điện lực Hà Tây kế toán không sử dụng tài khoản 621 mà hạch toán thẳng vào tài khoản 15413
(154132) “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Phân phối điện” theo đúng quy định của Bộ Tài chính và Tổng công ty Điện lực Việt Nam cho đơn vị truyền tải và phân phối điện Tài khoản này có nội dung và kết cấu như sau:
Bên Nợ: Chi phí nguyên vật liệu phụ xuất dùng trực tiếp
Bên Có: Giá trị vật liệu phụ xuất dùng không hết
Kết chuyển chi phí vật liệu phụ trực tiếp.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được chi tiết như sau:
TK 1541322: Dầu máy chế biến
TK 1541327: Vật liệu phụ khác.
Phương pháp hạch toán: (Số liệu tháng 01 năm 2007)
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Điện lực Hà Tây được tiến hành cụ thể như sau:
- Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết:
Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 152 Vật liệu thực tế xuất dùng
Vật liệu dùng không hết nhập kho
Sơ đồ 23 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tại Điện lực Hà Tây
TÀI KHOẢN 1541322 - CHI PHÍ SXKD DỞ DANG - SẢN XUẤT ĐIỆN - PHÂN PHỐI ĐIỆN - VẬT LIỆU PHỤ - DẦU
MÁY CHẾ BIẾN Tháng 01 năm 2007 Đơn vị tính: Đồng
Stt Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền
N 12/01 Bổ sung dầu cho 4 TBA 15218 418.488
N 17/01 Bổ sung dầu cho 4 TBA 15218 588.235
N 17/01 Bổ sung dầu cho 3 TBA 15218 232.46
33 MKCO12 31/01 Kc từ TK 1541322 sang TK
Bảng 10: Sổ Cái tài khoản 1541322
TÀI KHOẢN 1541327 - CHI PHÍ SXKD DỞ DANG - SẢN XUẤT ĐIỆN - PHÂN PHỐI ĐIỆN - VẬT LIỆU PHỤ -
VẬT LIỆU PHỤ KHÁC Tháng 01 năm 2007 Đơn vị tính: Đồng
Stt Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền
1 702100039 05/01 Khai giá lắp công tơ 1531 6.710.414
2 702100039 05/01 Khai giá lắp công tơ 15222 9.444.612
3 702100049 05/01 Khai giá lắp công tơ 1523 264.000
4 702100049 05/01 Khai giá lắp công tơ 15222 2.403.600
5 702100010 09/01 Khai giá lắp công tơ 1531 4.257.238
6 702100010 09/01 Khai giá lắp công tơ 15222 6.802.618
7 1070010015 11/01 PX Đo lường nhập kho 1523 594.000
8 1070010010 12/01 CN Hà Đông cấp điện 15222 82.400
20 MKCO12 31/01 Kc từ TK 1541327 sang TK 136358 136358 124.705.302
Bảng 11: Sổ Cái tài khoản 1541327
4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
4.2.1 Hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp.
Tại Điện lực Hà Tây, chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp vận hành các trạm biến áp và lưới điện, sửa chữa lưới điện,… trong địa bàn Điện lực quản lý Do đặc thù của ngành truyền tải và phân phối điện năng nên tại Điên lực Hà Tây không có hình thức trả lương theo sản phẩm mà là hình thức trả lương theo thời gian lao động.
Việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ tại Điện lực Hà Tây được thực hiện theo quy định của nhà nước là 19% tính trên tổng số lương phải trả (trong đó BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2%) Riêng KPCĐ 2% thì có 1% được đưa vào KPCĐ của Điện lực, còn 1% được nộp cho quỹ công đoàn của Công ty.
Thực trạng tính giá thành sản phẩm truyền tải và phân phối điện năng tại Điện lực Hà Tây
1 Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành tại Điện lực Hà Tây
1.1 Đối tượng tính giá thành
Do đặc thù của ngành điện là không có sản phẩm dở dang cuối kỳ nên tổng giá thành sản phẩm chính bằng tổng chi phí truyền tải và phân phối điện năng thực tế phát sinh trong kỳ Đối tượng tính giá thành là sản phẩm điện đã được truyền tải và phân phối tới hộ tiêu dùng (Kwh).
1.2 Phương pháp tính giá thành
Việc xác định phương pháp tính giá thành có ý nghĩa quan trọng với mỗi doanh nghiệp, có xác định đúng phương pháp tính giá thành mới tính được giá thành đầy đủ và chính xác Điện lực Hà Tây sử dụng phương pháp giản đơn (trực tiếp) để tính giá thành truyền tải phân phối điện.
Sản phẩm điện là sản phẩm dưới dạng năng lượng, không có bán thành phẩm, không có sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Do đó, tổng giá thành truyền tải phân phối điện chính là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ Giá thành truyền tải phân phối điện là giá thành toàn bộ (đầy đủ).
Với các đặc điểm nêu trên, giá thành truyền tải phân phối điện được tính theo công thức sau:
Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí truyền tải = nguyên vật liệu + nhân công + giải quyết + sản xuất phân phối điện trực tiếp trực tiếp sự cố chung
Giá thành Tổng giá thành truyền tải phân phối điện (đồng) đơn vị =
1Kwh điện Sản lượng điện thương phẩm (Kwh)
Tại Điện lực Hà Tây, kỳ tính giá thành là theo tháng phù hợp với kỳ báo cáo kế toán
2 Xác định giá thành truyền tải phân phối điện
Cuối tháng, từ các số liệu tổng hợp được, kế toán chi phí sản xuất và giá thành tính ra tổng giá thành truyền tải phân phối điện và giá thành đơn vị như sau: (Đơn vị tính: Đồng)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 155.755.862
- Chi phí nhân công trực tiếp : 1.055.468.469
- Chi phí giải quyết sự cố : 30.579.486
- Chi phí sản xuất chung : 2.229.768.017
Chi phí dụng cụ sản xuất : 70.013.389
Chi phí khấu hao TSCĐ : 1.245.540.772
Chi phí sửa chữa TSCĐ : 291.898.936
Chi phí dịch vụ mua ngoài : 34.184.691
Chi phí bằng tiền khác : 80.793.508
Chi phí sản xuất chung khác: 297.532.653
Vậy tổng giá thành truyền tải phân phối điện tháng 01 năm 2007 là:
- Sản lượng điện thương phẩm tháng 01 năm 2007 là: 101.918.311(Kwh)
- Giá thành 3.471.571.834 đơn vị = = 34,063 (đồng/Kwh)
BÁO CÁO SẢN LƯỢNG ĐIỆN
Tháng 01 năm 2007 Đơn vị tính: Đồng
Diễn giải Mã số ĐV tính Tháng BC Luỹ kế từ đầu quý Lũy kế từ đầu năm Điện mua của Tổng công ty 150 Kwh 111.788.064 111.788.064 111.788.064
Cộng điện nhận để phân phối 180 Kwh 111.788.064 111.788.064 111.788.064 Điện dùng để phân phối 181 Kwh 9.869.753 9.869.753 9.869.753
Tỷ lệ điện dùng để phân phối 182 % 8,829 8,829 8,829 Điện thương phẩm 190 Kwh 101.918.311 101.918.311 101.918.311
Bảng 36: Báo cáo sản lượng điện
Từ các số liệu trên, cuối tháng, kế toán chi phí sản xuất và giá thành tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh điện (Bảng số 34) và Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh điện theo yếu tố (Bảng số 33) theo mẫu quy định của Tổng công ty Điện lực I Hết mỗi quý, kế toán lập Bảng tổng hợp quý và căn cứ vào đó, Kế toán trưởng sẽ tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, giá thành trong toàn đơn vị, tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐIỆN
Tháng 01 năm 2007 Đơn vị tính: Đồng
Diễn giải Mã số Tháng BC Luỹ kế từ đầu quý Luỹ kế từ đầu
4 Chi phí dụng cụ sản xuất 40 71.013.389 71.013.389 71.013.389
5.Các khoản dịch vụ mua ngoài 50 34.184.691 34.184.691 34.184.691
7.Chi phí bằng tiền khác 80 378.326.161 378.326.161 378.326.161 Ăn ca 83 286.753.962 286.753.962 286.753.962
Chi phí bằng tiền khác 88 91.572.199 91.572.199 91.572.199
Bảng 37: Báo cáo chi phí sản xuất điện theo yếu tố
BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐIỆN
Tháng 01 năm 2007 Loại hình: 13 - 0 Đơn vị tính: Đồng
Tháng báo cáo Luỹ kế từ đầu quý
Tổng số Giá thành đơn vị (đ/Kwh) Tỷ trọng
(%) Tổng số Giá thành đơn vị (đ/Kwh) Tỷ trọng
Chi phí nhân công trực tiếp 3 1.055.468.469 10,356 30,403 1.055.468.469 10,356 30,403
Chi phí giải quyết sự cố 6 30.579.486 0,300 0,881 30.579.486 0,300 0,881
Chi phí sản xuất chung 7 2.229.768.017 21,878 64,229 2.229.768.017 21,878 64,229
Sản lượng điện để tính giá thành đơn vị 101.918.311 101.918.311
Bảng 38: Báo cáo chi phí sản xuất điện theo loại hình
Trên đây là thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Điện lực Hà Tây, số liệu cụ thể trong tháng 01 năm 2007 Sau đây, em xin đưa ra một số phương hướng, giảipháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị.
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN
Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 104 Nông Bích Ngọc
1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trong thời kỳ hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế như hiện nay, việc tồn tại và phát triển là vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để sản xuất ra sản phẩm với số lượng nhiều nhất, chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất và lợi nhuận thu được nhiều nhất Do đó, hạch toán kế toán đã phát huy tác dụng với chức năng phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn, về mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Trong đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm, quan trọng và không thể thiếu được trong công tác hạch toán kế toán của mỗi doanh nghiệp. Đối với công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, luôn được các nhà quản lý quan tâm, vì nó phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những nhà quản lý sẽ nắm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó các nhà quản lý tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để đưa ra các quyết định quản lý thích hợp.
Ngoài việc cung cấp các thông tin phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và giá thành còn cung Nông Bích Ngọc
Kế toán 45A cấp các thông tin phục vụ cho việc tổng hợp, công khai tình hình tài chính cho các đối tác bên ngoài Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu quan trọng của mỗi doanh nghiệp và là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Ngày nay, vói sự phát triển toàn diện về quy mô, môi trường sản xuất kinh doanh đặt các doanh nghiệp trước một tình hình sản xuất kinh doanh mới, một nhu cầu thông tin mới và cũng làm phát sinh tính phức tạp của chi phí Nhu cầu về thông tin kế toán nói chung, thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng cao Do đó, cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nhằm phát huy tốt hơn chức năng, vai trò của công tác kế toán này, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu về thông tin của các nhà quản lý và những người quan tâm.
Mặt khác, ngành điện là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh đều cần có điện Một sự thay đổi nhỏ trong giá điện cũng có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động của cả nền kinh tế.
Mà giá bán điện lại phụ thuộc trước hết vào giá thành điện Do đó cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong ngành điện nói chung và tại Điện lực Hà Tây nói riêng.
2 Yêu cầu của việc hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Để phát huy được các chức năng, vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp, đặc biệt để tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
2.1 Hoàn thiện phải bảo đảm tuân thủ các chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước và chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành
Hiện nay, do nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước nên các đơn vị sản xuất kinh doanh đều được đặt dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua các chính sách, các quy định về kinh tế tài chính
Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô Do đó, công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng phải tuân thủ các chính sách, chế độ do Nhà nước ban hành.
2.2 Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn tới tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp, trong đó có kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Việc xác định đối tượng, trình tự tập hợp chi phí sản xuất; đối tượng, kỳ tính và phương pháp tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, loại hình sản xuất và đặc điểm về sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy, hoàn thiện phải căn cứ và phù hợp với các đặc điểm đó mới đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện còn phải phù hợp với các định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp Do đó, khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện, nhà quản lý cần phải xem xét và phân tích các chiến lược, kế hoạch, xu thế phát triển của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính hiệu quả lâu dài, ổn định của giải pháp hoàn thiện.
2.3 Hoàn thiện phải đáp ứng được các yêu cầu về quản lý
Một trong những nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cung cấp thông tin phục vụ cho công tác kế toán quản trị trong nội bộ doanh nghiệp Do đó để các nhà quản lý đưa ra được các quyết định đúng đắn và thích hợp, đòi hỏi các thông tin được cung cấp phải nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, kịp thời Vì vậy, việc hoàn thiện phải hướng đến đảm bảo tính hữu ích của thông tin, tức là đảm bảo cho thông tin có độ tin cậy cao, có khả năng so sánh, dễ hiểu và linh hoạt.
2.4 Hoàn thiện phải hướng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm được xem là biện pháp cơ bản, đúng đắn nhất đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Vì vậy, giải
Kế toán 45A pháp hoàn thiện phải hướng tới mục tiêu này Đây không chỉ là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Nhận xét chung về công tác kế toán tại Điện lực Hà Tây
Cùng với sự phát triển của Điện lực Hà Tây, công tác kế toán cũng ngày càng được hoàn thiện Nhìn chung, công tác kế toán của đơn vị có những ưu điểm và hạn chế như sau.
Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, Điện lực Hà Tây đã từ một đơn vị quy mô nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu trở thành một đơn vị hoạt động kinh tế có quy mô ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại và tiên tiến Không chỉ dừng lại ở đó, trong quá trình phát triển của mình, Điện lực Hà Tây luôn phấn đấu không ngừng đổi mới cả về hình thức lẫn phương pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ quản lý kinh tế của cán bộ lãnh đạo làm cho đơn vị ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là một đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới - danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước đã phong tặng.
Là một trong số gần 30 đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực I, trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình, cán bộ nhân viên trong Điện lực Hà Tây luôn phấn đấu hoàn thành một cách tốt nhất những nhiệm vụ mà Nhà nước và Công ty đã giao, đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho các khu vực trong địa bàn Tỉnh Đây là đóng góp to lớn của Điện lực Hà Tây, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các cơ quan, tổ chức khác Điện lực Hà Tây cung cấp điện giúp các đơn vị trong Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ của mình, đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh, đưa Tỉnh trở thành một địa phương có nền kinh tế phát triển, không hổ danh là “Hà Tây - cửa ngõ thủ đô”.
Năm 2007, với sự gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, cả nền kinh tế Việt Nam như đang chuyển mình sau một thời kỳ phát triển chậm chạp, tất cả mọi mặt, mọi lĩnh vực đều mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới Điện lực Hà Tây cũng không nằm ngoài sự chuyển đổi đó Bắt đầu từ sự nhạy bén trong công tác
Kế toán 45A quản lý kinh tế của Ban giám đốc và sự mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo điều kiện thúc đẩy Điện lực Hà Tây phát triển
Cùng với sự phát triển rõ rệt về mặt kinh tế, công tác kế toán tại đơn vị cũng dần dần được hoàn thiện Bộ máy kế toán được tổ chức ngày càng hợp lý, phù hợp với yêu cầu của công việc, phù hợp với trình độ và khả năng chuyên môn của từng người, từng bộ phận Trước đây kế toán chỉ là một công việc được tiến hành một cách thủ công thì ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin hiện đại, tại Điện lực Hà Tây đã áp dụng kế toán trên máy vi tính tuy mới chỉ bắt đầu ở 4 phần hành cơ bản là Sản xuất kinh doanh, Quản lý vật tư, Quản lý TSCĐ và Xây dựng cơ bản nhưng đây cũng là một bước phát triển mới, tạo điều kiện cho việc hạch toán được nhanh chóng, chính xác, đơn giản, giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán viên và phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của Ban lãnh đạo Điện lực.
Hiện nay tại phòng Tài vụ của Điện lực Hà Tây có 11 cán bộ, nhân viên, tất cả đều có trình độ từ Đại học trở lên cùng với kinh nghiệm làm việc cũng như chuyên môn cao, đảm bảo hoàn thành công tác kế toán các phần hành một cách nhanh chóng và chất lượng nhất.
Bên cạnh đó Điện lực Hà Tây luôn tổ chức cho cán bộ, nhân viên kế toán đi tham gia học tập, nghiên cứu tại các khoá học nâng cao trình độ kế toán do Tổng công ty tổ chức, đáp ứng yêu cầu của chế độ kế toán hiện hành và sự vân dụng chế độ kế toán mới vào điều kiện cụ thể của đơn vị cho phù hợp và linh hoạt
Chế độ kế toán mới theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 đã được áp dụng vào Điện lực Hà Tây từ tháng 06 năm 2006 theo công văn số 7444/BTC - CĐKT ngày 19 tháng 06 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc chấp thuận chế độ kế toán doanh nghiệp cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam và công văn số 3031/CV - EVN - TCKT ngày 19 tháng 06 năm 2006 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam về việc hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Đây là những cơ sở pháp lý cho cho việc thực hiện công tác kế toán theo chế độ mới tại Điện lực Hà Tây Đồng thời hệ thống các văn bản này cũng phù hợp với thông lệ
Kế toán 45A quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ chức kiểm toán trong các quan hệ kiểm toán thường kỳ.
Mặc dù những chính sách, chuẩn mực cũng như chế độ kế toán luôn luôn thay đổi nhưng bộ máy kế toán tại Điện lực Hà Tây nói chung và từng phần hành kế toán nói riêng đều hoàn thành tốt công việc của mình, đảm bảo cung cấp só liệu kế toán đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng yêu cầu của cấp trên và đơn vị. Đối với phần hành kế toán chi phí và tính giá thành, bộ phận kế toán ở Điện lực Hà Tây luôn làm tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngành, đồng thời đã lựa chọn được cách thức hạch toán phù hợp với đặc thù của ngành, đó là công tác tập hợp chi phí sản xuất được tính theo từng đối tượng, hạch toán bằng cả hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp và phân bổ gián tiếp nhằm mục đích tính giá thành một cách chính xác nhất Đồng thời công tác quản lý chi phí cũng được thực hiện một cách hiệu quả và chặt chẽ Toàn bộ chi phí truyền tải và phân phối điện đã được Điện lực hạch toán một cách cụ thể từng khoản mục chi phí phát sinh, tạo điều kiện cho ban quản lý, cho thanh tra, kiểm toán có thể phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp quản lý thích hợp.
Với những thành tựu đã đạt được như vậy trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Điện lực Hà Tây được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu, hoàn thành tốt công việc hạch toán chi phí chính xác, đầy đủ và kịp thời trong số các Điện lực thuộc Công ty Điện lực I Cụ thể từng nội dung như sau:
1.1 Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ Điện lực Hà Tây đã áp dụng khá đầy đủ hệ thống chứng từ theo chế độ kế toán hiện hành Việc lập và luân chuyển chứng từ được tiến hành nhanh gọn, hợp lý, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ Các chứng từ được lưu trữ cẩn thận với đầy đủ các thiết bị lưu trữ (tủ đựng, máy vi tính,…)
1.2 Về hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản áp dụng tại đơn vị theo đúng quy định của Bộ Tài chính, đồng thời Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã quy định chi tiết một số tài khoản cho phù hợp với đặc thù của ngành điện Điện lực Hà Tây áp dụng khá đầy đủ các tài khoản trong và ngoài bảng, ngoài ra còn thiết kế một số tài khoản chi tiết đến cấp 5 cấp 6 tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phục vụ cho việc tính giá thành chính xác, kịp thời.
1.3 Về hệ thống sổ kế toán
Hiện nay, Điện lực Hà Tây đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung và thực hiện kế toán trên máy vi tính Việc áp dụng kế toán máy là rất phù hợp với trình độ quản lý, trình độ kế toán cao và quy mô kinh doanh lớn của đơn vị Đồng thời việc áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung lại rất phù hợp với việc thực hiện bằng kế toán máy. Đối với hệ thống sổ dùng để hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm:
- Sổ kế toán chi tiết: Đơn vị mở đầy đủ các sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết tiền lương và BHXH, Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung đảm bảo ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm điện tại Điện lực Hà Tây
Sau một thời gian thực tập tại Điện lực Hà Tây, được tiếp xúc với thực tế tổ chức công tác kế toán của đơn vị, kết hợp với những kiến thức đã được học trong trường, em nhận thấy công tác kế toán, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của đơn vị đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số điểm chưa thật sự hợp lý Chính vì vậy, trên quan điểm của một sinh viên thực tập, với vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành truyền tải phân phối điện của đơn vị như sau.
1.Về hệ thống chứng từ
Khi lập và luân chuyển chứng từ, cần tuân thủ các bước của quá trình luân chuyển, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ Đồng thời nên sử dụng những
Kế toán 45A mẫu chứng từ khoa học, đơn giản mà chính xác, tiết kiệm thời gian trong quá trình lập và luân chuyển. Để đảm bảo cho quy trình luân chuyển của các chứng từ được nhanh chóng thì đơn vị cần phải quy định một cách rõ ràng và triệt để trách nhiệm của các cán bộ kế toán trong việc theo dõi và luân chuyển chứng từ, đ ngcó chế độ thưởng phạt thích đáng đối với các cán bộ hoàn thành công việc và các cán bộ không hoàn thành công việc Đồng thời bên cạnh đó Công ty cũng cần phải có biện pháp rà soát lại và xử lý toàn bộ lượng phiếu xuất kho đã lập nhưng chưa được gửi đến nơi tiếp nhận vật tư để tạo nên sự “thông suốt” trong quy trình luân chuyển của phiếu xuất kho, giúp cho công tác theo dõi vật tư được chặt chẽ hơn, diễn ra theo đúng quy trình và đúng chế độ kế toán hiện hành.
2.Về tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản của đơn vị đã được tổ chức rất đầy đủ, chặt chẽ và chi tiết Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, hiện nay chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp trong hoạt động sản xuất điện được hạch toán thẳng vào TK
154 (154132, 154133), không qua TK 621 và TK 622 Điều này là chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành Theo em, đơn vị nên sử dụng TK 621, TK 622 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp đối với hoạt động sản xuất điện.
Phụ tùng xuất kho cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý, nhằm tránh tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên liệu vật liệu (phụ tùng) trong quá trình sử dụng (không làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh thực tế) Số phế liệu thu hồi nhập kho trong kỳ khá lớn, làm tăng giá trị nguyên vật liệu cuối kỳ nhưng lại làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh thực tế trong kỳ Vì vậy, trong quá trình quản lý và hạch toán , kế toán vật tư nên xem xét và kiến nghị lên kế toán trưởng cũng như Ban giám đốc về tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, phải có kế hoạch thu hồi phế liệu và phản ánh một cách hợp lý, chính xác, khoa học.
Cũng tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, tại Điện lực Hà Tây chi phí giải quyết sự cố cũng được hạch toán vào TK
154 (154136) Theo em cách hạch toán này chưa khoa học vì khoản mục này phải được coi như một khoản thiệt hại trong sản xuất và hạch toán riêng biệt vào TK 142 như quy định hiện hành Cụ thể, khi có sự cố xảy ra kế toán tiến hành tập hợp các khoản chi phí giải quyết sự cố và định khoản như sau:
3 Về hệ thống sổ kế toán
Theo em, Điện lực Hà Tây nên mở sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục, theo dõi cho từng đối tượng, từng yếu tố chi phí để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu.
Mẫu Sổ Nhật ký chung của Điện lực Hà Tây không phù hợp với chế độ hiện hành, đây có thể là do phần mền kế toán đơn vị đang áp dụng nhưng đơn vị cũng cần sử dụng mẫu sổ phù hợp hơn, đúng với chế độ quy định.
Hiện nay, Điện lực Hà Tây không lập thẻ tính giá thành sản phẩm, do đó đơn vị sẽ không theo dõi được từng khoản mục chi phí cấu thành nên sản phẩm Cho nên em đề nghị đơn vị nên lập thẻ tính giá thành trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo cho việc theo dõi đúng, đủ các khoản mục chi phí sản xuất.
Như trên đã phân tích, hiện nay phần mềm kế toán Điện lực Hà Tây đang sử dụng không cung cấp đủ các chức năng để phục vụ tốt nhất cho công tác kế toán tại đơn vị, vì vậy đơn vị cần phải xây dựng chiến lược nâng cấp phần mềm hoặc ứng dụng một phần mềm kế toán, mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu kế toán trong đơn vị mình Phần mềm kế toán mới đó phải được cập nhật những bảng biểu, những mẫu chứng từ, sổ sách mới theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính Bên cạnh đó phần mềm kế toán mới này cũng phải được lập trình mới thêm một số chức năng khác như chức năng để quản lý chi tiết tiến trình XDCB theo từng công trình, từng dự án; có chức năng cho phép chuyển số liệu từ phần mềm kế toán ra các Bảng tổng hợp trong Excell,…
4 Về hệ thống báo cáo kế toán
Cuối tháng, quý cần khẩn trương lập các báo cáo theo đúng quy định, những chỉ tiêu đã có có thể tổng hợp sẵn nhằm giảm bớt khối lượng công việc vào cuối tháng, quý, phục vụ tốt nhất cho công tác quản trị doanh nghiệp.
5 Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hiện nay, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của các Điện lực trong đó có Điện lực Hà Tây đều được hạch toán tập trung tại Công ty điện lực I Theo em, Công ty điện lực I nên để các Điện lực hạch toán riêng các chi phí phát sinh tại đơn vị mình, bao gồm cả chi phí mua điện, sau đó tính ra giá thành truyền tải phân phối điện