1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp thống kê nghiên cứu ảnh hưởng của mức sinh, mức chết đến phát triển ở việt nam

74 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Phương Pháp Thống Kê Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Mức Sinh, Mức Chết Đến Phát Triển Ở Việt Nam
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 232,98 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỨC SINH, MỨC CHẾT VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM (6)
    • 1. Khái niệm về mức sinh (6)
    • 2. Khái niệm về mức chết (6)
    • 3. Khái niệm về phát triển (7)
    • 1. Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh mức sinh (8)
      • 1.1 Tỷ số trẻ em phụ nữ (CWR: Child Woman Ratio) (9)
      • 1.2 Tỷ suất sinh thô (CBR: Crude Birth Rate) (9)
      • 1.3 Tỷ suất sinh chung (GFR Genenal Fertility Rate) (10)
      • 1.4 Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR Age Specific Fertility Rate) (10)
      • 1.5 Tổng tỷ suất sinh (TFR: Total Fertility Rate) (11)
    • 2. Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh mức chết (11)
      • 2.1 Tỷ suất chết thô (CDR: Crude Death Rate) (11)
      • 2.2 Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDR: Age Specific Death Rate) (12)
      • 2.3 Tỷ suất chết trẻ em (IMR : Infant Mortality Rate) (12)
      • 2.4 Triển vọng sống trung bình (e 0 ) (14)
    • 3. Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh trình độ phát triển (15)
      • 3.1 Một số chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội (15)
        • 3.1.1 Tuổi thọ bình quân trong dân số (15)
        • 3.1.2 Mức tăng dân số hàng năm (15)
        • 3.1.3 Số calo bình quân đầu người (Calo/người /ngày) (16)
        • 3.1.4 Tỷ lệ người biết chữ trong dân số (16)
        • 3.1.5 Các chỉ số khác về phát triển kinh tế xã hội (16)
        • 3.2.1 Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội (17)
        • 3.2.2 Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X - M) (17)
        • 3.2.3 Chỉ số về mức tiết kiệm đầu tư (I) (17)
        • 3.2.4 Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị (18)
        • 3.2.5 Chỉ số về sự liên kết kinh tế (18)
      • 3.3 Các chỉ tiêu tổng hợp (19)
        • 3.3.1 Chỉ số phát triển con người (HDI) (19)
        • 3.3.2 Chỉ số phát triển giới tính (GDI) (19)
    • 1. Mối quan hệ giữa mức sinh và phát triển (20)
    • 2. Mối quan hệ giữa mức chết và phát triển (21)
    • 3. Mối quan hệ giữa mức sinh, mức chết và phát triển (22)
      • 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển (22)
      • 3.2. Mối quan hệ giữa mức sinh, mức chết và phát triển (31)
    • 1. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng (33)
    • 2. Liên hệ tương quan phi tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng (34)
    • 3. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa nhiều tiêu thức số lượng (36)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG VỀ MỨC SINH, MỨC CHẾT VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM (38)
    • 1. Tỷ suất sinh thô (CBR) (38)
    • 2. Tỷ suất sinh đặc trưng (ASFR) (40)
    • 3. Tổng tỷ suất sinh (TFR) (41)
    • 1. Tỷ suất chết thô (CDR) và tỷ suất chết sơ sinh (IMR) (46)
    • 2. Tuổi thọ bình quân khi sinh (e 0 ) (49)
    • 1. Thực trạng phát triển về kinh tế (50)
    • 2. Thực trạng phát triển về văn hoá xã hội (53)
    • 3. Thực trạng phát triển chung (56)
  • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC (57)
    • I. Nguồn số liệu (57)
      • 1. Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999 (58)
      • 2. Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 1999 (58)
      • 3. Lựa chọn biến phân tích (58)
    • II. áp dụng mô hình hồi quy nghiên cứu tác động của các yếu tố phản ánh mức sinh mức chết đến chỉ số phát triển con người (59)
      • 1. Phân tích ảnh hưởng của tổng tỷ suất sinh TFR - x1 và tỷ suất chết sơ sinh (62)
      • 2. Phân tích ảnh hưởng của tổng tỷ suất sinh TFR - x1 đến chỉ số phát triển (63)
      • 3. Phân tích ảnh hưởng của tỷ suất chết sơ sinh IMR - x2 đến chỉ số phát triển (66)
      • 1. Nhận xét (69)
      • 2. Kiến nghị (70)
  • KẾT LUẬN (72)

Nội dung

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỨC SINH, MỨC CHẾT VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Khái niệm về mức sinh

Mức sinh là một chỉ tiêu cấu thành trong việc phản ánh sự biến động dân số, chỉ tiêu này phản ánh mức sinh đẻ thực tế của một dân cư trong thời gian nghiên cứu Nó không những phụ thuộc vào khả năng sinh sản của mỗi người phụ nữ, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố dân số - kinh tế - xã hội khác như: tuổi kết hôn, thời gian chung sống của các cặp vợ chồng và số con mong muốn của họ, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, địa vị của người phụ nữ, chính sách của nhà nước, việc sử dụng các biện pháp tránh thai Theo cách tiếp cận dọc, mức sinh được nghiên cứu cho từng thế hệ Nhưng trong thực tế, nó thường được nghiên cứu cho một tập hợp dân cư, một tập hợp phụ nữ hiện tại trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) theo cách tiếp cận ngang. Mức sinh đẻ thực tế ở mỗi vùng có sự khác nhau rõ rệt, điều này là do tác động của những phong tục tập quán của từng vùng và sự phát triển về kinh tế văn hóa xã hội ở mỗi vùng khác nhau Điều này còn ảnh hưởng bởi những tư tưởng khác nhau của mỗi thế hệ con người Tuỳ thuộc vào trình độ học vấn nhận thức của mỗi thế hệ con người, nó còn dựa vào sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển mọi mặt về kinh tế chính trị và văn hoá.

Khái niệm về mức chết

Trong lĩnh vực dân số, sinh và chết là hai yếu tố chủ yếu của quá trình tái sản xuất dân số, luôn gắn liền với mọi cơ thể sống Sự biến động về dân số chịu tác động của rất nhiều yếu tố trong đó có sự ảnh hưởng một phần không nhỏ của hai yếu tố: mức sinh và mức chết Mức chết có ảnh hưởng đến sự thay đổi quy mô và cơ cấu dân số Như ta đã biết, mọi sự vật hiện tượng có sự sinh ra thì sẽ có sự mất đi Vì thế việc phân tích mức chết không chỉ là căn cứ để đánh giá, xây dựng các chương trình y tế công cộng, mà còn là căn cứ để xây dựng các kế hoạch phát triển, tính toán tiềm năng gia tăng dân số Khi đánh giá và phân tích mức chết người ta thường xuất phát từ số người chết trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Trong mức chết có nhiều chỉ tiêu phản ánh mức chết như là: tỷ suất chết thô, tỷ suất chết trẻ em, tuổi thọ bình quân Mức chết cũng là một chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển xã hội của mỗi tập hợp dân cư Dựa vào đây ta có thể biết được tình hình biến động dân số của mỗi vùng hay quốc gia nghiên cứu Qua đó chúng ta cũng có thể nhận định được trình độ phát triển của mỗi vùng, quốc gia cần nghiên cứu.Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh sự tiến bộ của mỗi xã hội, mỗi khu vực, nó biểu hiện cho sự phát triển về kinh tế chính trị văn hoá của mõi vùng khu vực hay quốc gia nghiên cứu.

Khái niệm về phát triển

Theo triết học Mác - Lê Nin thì khái niệm phát triển không khái quát mọi sự vận động nói chung Nó chỉ khái quát những vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ Sự vận động đi lên có thể diễn ra theo các chiều hướng: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện Tùy theo các lĩnh vực khác nhau của thế giới vật chất mà sự phát triển thể hiện khác nhau.

Trong giới vô cơ, sự phát triển biểu diễn dưới hình thức biến đổi của các yếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động lẫn nhau giữa chúng trong những điều kiện nhất định làm xuất hiện các hợp chất phức tạp Trong sinh vật, sự phát triển của chúng thể hiện ở khả năng thích nghi trước sự biến đổi phức tạp của môi trường, ở sự hoàn thiện không ngừng quá trình trao đổi chất, ở sự tái sinh ra chính mình đã dẫn đến sự xuất hiện ngày càng phong phú của các giống loài mới ngày càng đa dạng và phong phú hơn

Trong đời sống xã hội, sự phát triển thể hiện ở sự thay thế nhau ngày càng cao hơn của các phương thức sản xuất, sự tiến bộ trong việc đưa ra các công nghệ tiên tiến, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh với mục đích chính nhằm phục vụ đời sống con người,

8 hướng tới muc tiêu dưa con người ngày càng hoàn thiện và thích nghi hơn trong sự biến đổi tự nhiên của giới vật chất

Trong tư duy, thể hiện ở chỗ những giới hạn nhận thức của các thế hệ trước luôn luôn bị các thế hệ sau vượt qua, cái mới ra đời phủ định và áp đảo cái cũ Con người luôn vươn tới các mục tiêu để hoàn thiện chính mình ở mỗi xã hội mọi sự vận động luôn luôn diễn ra một cách có chủ định nhằm một cách tối đa đưa lại lợi ích cho con người Ngoài sự đổi mới đi lên và hướng tới hoàn thiện mình, trong tư duy của con người luôn có những mục tiêu hướng tới theo chiều hướng tích cực, giảm thiểu tối đa những mặt tiêu cực trên con đường phát triển Xét về mặt kinh tế thì phát triển luôn thể hiện trong sự tăng trưởng kinh tế về chất và lượng của các ngành nghề, sự tăng lên của các giá trị tổng sản phẩm quốc dân Còn xét theo mặt văn hoá xã hội thì phát triển thể hiện ở sự ổn định chính trị xã hội, sự đáp ứng nhu cầu của mức sống dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người

Phát triển là hiện tượng luôn diễn ra không ngừng trong giới tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy, nguồn gốc của nó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật và hiện tượng Song không nên hiểu sự phát triển bao giờ cũng diễn ra một cách đơn giản mà trong nó có sự liên quan ràng buộc lẫn nhau một cách phức tạp, không phải lúc nào nó cũng có chiều hướng đi lên, cũng có lúc nó đi xuống Khái quát tình hình trên thì phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và trong chính đời sống của con người.

II/ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ.

Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh mức sinh

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh mức sinh trong hệ thống chỉ tiêu của mức sinh, dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu mà người ta thường dùng để đo lường mức sinh đẻ thực tế của một tổng thể dan cư:

1.1 Tỷ số trẻ em phụ nữ (CWR: Child Woman Ratio):

Tỷ số trẻ em phụ nữ phản ánh quan hệ so sánh giữa số trẻ em được sinh ra với số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ trong cùng thời kỳ Nó được tính theo nhiều công thức khác nhau Dạng đơn giản được dùng nhiều nhất là:

Trong đó: P 0−4 - Số trẻ em từ 0 đến 4 tuổi.

W 15−19 - Số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ từ 15 đến 49 tuổi.

Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá khái quát mức sinh của cả thời kỳ 5 năm liền trước thời điểm nghiên cứu Trên giác độ thống kê, tử số và mẫu số của công thức không đảm bảo tính chất so sánh được, nên mức chính xác không cao Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu số liệu, nó lại được sử dụng làm cơ sở để ước lượng gián tiếp mức sinh cần nghiên cứu của một tổng thể dân cư.

1.2 Tỷ suất sinh thô (CBR: Crude Birth Rate): Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ số giữa số trẻ em sinh ra trong năm trên số dân bình quân của một tổng thể dân cư cần nghiên cứu và được xác định bằng công thức sau:

Trong đó: B - Số trẻ em được sinh ra trong năm.

P- Số dân bình quân năm.

CBR thường được tính bằng tỷ lệ % 0 biểu thị mức sinh đẻ bình quân của

1000 người dân trong 1 năm Đây là một chỉ tiêu cơ bản, được dùng nhiều trong các nghiên cứu về dân số Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn chịu ảnh hưởng của số trẻ em được sinh ra trong năm bởi nó có sự liên quan trực tiếp đến cấu trúc dân cư theo tuổi và giới tính của từng khu vực khác nhau Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc phản ánh mức sinh của mỗi quốc gia và luôn được tính đến trong các cuộc nghiên cứu có quy mô về dân số ở mỗi quốc gia Chỉ tiêu này đã được các tổ chức dân số quốc tế đưa vào hệ thống chỉ tiêu để tính chung cho các nước các quốc gia

1.3 Tỷ suất sinh chung (GFR Genenal Fertility Rate):

Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa số trẻ em sinh ra trong năm trên số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ bình quân trong năm và được tính theo công thức sau:

Trong đó: W 15−49 - Số nữ trong tuổi sinh đẻ bình quân năm.

Chỉ tiêu này thường được tính bằng tỷ lệ % 0 biểu thị mức sinh đẻ bình quân trong năm của 1000 phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi Nó không chịu ảnh hưởng của cơ cấu dân cư theo giới, nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng của cấu trúc tuổi của số nữ trong độ tuổi sinh đẻ

1.4 Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR Age Specific Fertility Rate): Đây là chỉ tiêu được tính bằng tỷ số giữa số trẻ em được sinh ra trong năm trên trên số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bình quân năm theo từng độ tuổi Công thức được tính như sau:

Trong đó: x là chỉ số tuổi của người mẹ (x ,16, ,49)

ASFR phản ánh chính xác mức sinh ở từng độ tuổi của phụ nữ Tuy nhiên, nó lại quá chi tiết nên nhiều khi không có đủ số liệu để tính toán Mặt khác, chỉ tiêu này lại có thể bị ảnh hưởng bởi việc khai báo tập trung vào các độ tuổi là bội số của 5 Trong thực tế, ASFR thường được tính cho các nhóm

5 tuổi (nhóm tuổi n) Khi đó tử số của công thức trên biểu thị số trẻ em do các bà mẹ sống ở nhóm tuổi n sinh ra, còn mẫu số là số phụ nữ trung bình trong độ tuổi sinh đẻ đang sống ở nhóm tuổi đó Cũng cần chú ý rằng ASFR có thể được tính cho từng thế hệ thực tế theo cách tiếp cận dọc Trong trường hợp này, phải theo dõi số sinh của thế hệ này trong nhiều năm, từ khi họ bước vào tuổi sinh đẻ cho đến hết 49 tuổi Thực tế, ASFR thường được tính cho một năm đối với tất cả các độ tuổi theo phương pháp tiếp cận ngang nhằm đánh giá mức sinh của năm nghiên cứu Chúng ta có thể dựa vào công thức này để phân biệt tỷ lệ sinh ở các nhóm tuổi khác nhau trong một hay nhiều năm, qua đó ta cũng so sánh và đánh giá được tỷ lệ sinh của từng nhóm tuổi phụ nữ giữa thành thị và nông thôn trong cùng một thời kỳ Chỉ tiêu này cũng được dùng để tính cho tổng tỷ suất sinh hàng năm qua các cuộc điều tra về dân số hay về xã hội hoc.

1.5 Tổng tỷ suất sinh (TFR: Total Fertility Rate)

Tổng tỷ suất sinh được xác định bằng tổng của các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi với công thức tính như sau:

Trong đó: x - là số tuổi của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. n - là số nhóm tuổi của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Về thực chất, TFR phản ánh số con trung bình mà một bà mẹ có thể sinh được, nếu sống đến hết tuổi sinh đẻ và người phụ nữ này có mức sinh theo tuổi giống y hệt như các ASFR đã được chỉ ra Như vậy, TFR có thể phản ánh số con trung bình của một thế hệ phụ nữ thực, nếu ASFR được tính theo cách tiếp cận dọc Tuy nhiên, do cách tiếp cận ngang của các ASFR, nên TFR thường được dùng để đánh giá mức sinh của một năm (hoặc một số năm) cho một tổng thể dân số nào đó Nó cho biết nếu theo mức sinh của năm nghiên cứu, thì trung bình một người phụ nữ khi sống đến hết tuổi sinh đẻ sẽ sinh được mấy con TFR không chịu ảnh hưởng của cấu trúc dân số theo tuổi và giới, nên thường được dùng để đo lường, so sánh mức sinh giữa các địa phương với nhau.

Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh mức chết

Để đo lường mức chết trong một tổng thể dân cư, quỹ dân số liên hiệp quốc đã đưa vào hệ thống chỉ tiêu một số chỉ tiêu cơ bản được tính như sau:

2.1 Tỷ suất chết thô ( CDR: Crude Death Rate):

Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa số người chết trên dân số trung bình trong cùng một thời kỳ nhất định Công thức tính như sau:

Trong đó: D - là số người chết trong năm. Ρ - là dân số trung bình trong năm CDR thường được tính bằng tỷ lệ % 0 biểu thị mức chết bình quân của

1000 người dân trong 1 năm Đây là một chỉ tiêu cơ bản, được dùng nhiều trong các nghiên cứu về dân số Tuy nhiên, nó còn chịu ảnh hưởng của cấu trúc dân cư Khi muốn so sánh mức chết giữa các dân số với nhau, cần phải

1 2 loại bỏ ảnh hưởng của cơ cấu dân cư bằng việc dùng thủ thuật chuẩn hoá. Ngoài cấu trúc dân cư chỉ tiêu này cũng chịu ảnh hưởng của mức sống dân cư hay trình độ phát triển Đây là chỉ tiêu qua trọng trong hệ thống chỉ tiêu về mức chết, nó luôn được đề cập đến trong các cuộc điều tra về dân số của mỗi quốc gia

2.2 Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDR: Age Specific Death Rate): Đây là chỉ tiêu được tính bằng tỷ số giữa số người chết trên dân số trung bình trong thời kỳ nghiên cứu Công thức tính như sau:

P x (trong đó x là chỉ số tuổi) Trong đó: D x - là số người chết trong độ tuổi x. Ρ x - là dân số trung bình trong độ tuổi x.

ASDRx không chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc dân cư, phản ánh đúng mức chết ở từng độ tuổi Trong các nghiên cứu về dân số, nó được dùng làm cơ sở để xây dựng bảng sống Để tính toán được các ASDR x, cần có hệ thống số liệu chi tiết về số người chết và số sống trung bình ở từng độ tuổi

2.3 Tỷ suất chết trẻ em (IMR : Infant Mortality Rate):

Trong các nghiên cứu về dân số, người ta đặc biệt chú ý đến mức chết của trẻ em Vì đây là nhóm thường có mức chết lớn Mặt khác, mức chết của trẻ em gắn liền với việc cải thiện điều kiện sống, sự phát triển của y tế nói riêng, của khoa học kỹ thuật nói chung, nên tỷ suất chết trẻ em là một trong những chỉ tiêu phản ánh đúng đắn mức sống dân cư Có nhiều thước đo đánh giá mức chết trẻ em Trong đó, tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi (IMR) được sử dụng nhiều nhất (còn được gọi là tỷ suất chết của trẻ sơ sinh) Nó thường được tính theo tỷ lệ %0, phản ánh mức chết trung bình của 1000 trẻ em mới được sinh ra trong một năm Công thức đơn giản nhất là:

Trong đó: D 0 - là số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm. Β 0 - là số trẻ em được sinh ra trong năm.

Ngoài ra IMR còn được tính theo công thức điều chỉnh.

Ta có lược đồ Lexis biểu diễn số trẻ em dưới 1 tuổi như sau:

Trong đó: B0 - là số sinh trong năm nghiên cứu.

B-1 - là số sinh của năm trước.

D 0 + - là số sinh năm trước, chết trong năm nghiên cứu khi chưa đầy 1 tuổi.

D − 0 - là số sinh năm nghiên cứu, chết trong năm khi chưa đầy

D 0 +1 - là số sinh của năm nghiên cứu, chết sau năm nghiên cứu khi chưa đầy một tuổi.

Từ sơ đồ trên ta có các công thức điều chỉnh sau:

- Điều chỉnh cả tử số và mẫu số:

Trong đó: d - là tỷ trọng số trẻ em chết dưới 1 tuổi có cùng năm sinh trong tổng số trẻ chết dưới 1 tuổi của năm nghiên cứu.

Thực tế cho thấy (d) phụ thuộc nhiều vào mức chết của trẻ em dưới 1 tuổi Nếu IMR lớn thì (d) nhỏ và ngược lại ở các nước phát triển, IMR hiện

1 4 còn khá cao (khoảng trên 60 phần nghìn), (d) thường bằng 2/3 Còn ở các nước công nghiệp phát triển, IMR đã đạt mức thấp (khoảng 10 phần nghìn), (d) thường ở mức 3/4.

Ngoài ra, khi nghiên cứu mức chết, ta còn có các thước đo khác như: tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ suất chết của trẻ em từ 1 đến 4 tuổi, tỷ suất chết sản phụ hay tỷ suất chết bà mẹ

2.4 Triển vọng sống trung bình (e 0 )

Triển vọng sống trung bình hay độ dài trung bình cuộc sống tương lai (có nơi gọi là kỳ vọng sống) có liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào mức chết dân cư Nếu mức chết, đặc biệt mức chết của trẻ em càng cao, thì triển vọng sống trung bình càng thấp và ngược lại Vì vậy triển vọng sống trung bình là chỉ tiêu rất quan trọng của tái sản xuất dân số, là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức độ chết của dân cư, phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội và trình độ y học đã đạt được, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người dân và cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức sống của người dân.

Triển vọng sống trung bình (ex) là số năm trung bình còn sống được khi đã đạt đến độ tuổi nào đó, có công thức như sau:

Trong đó: ex - triển vọng sống trung bình của những người đã đạt tuổi x. lx - số người sống đến độ tuổi x từ tập hợp sinh ban đầu nào đó.

Li - số năm người sống được trong một độ tuổi hoặc nhóm tuổi (từ tuổi i đến tuổi i+n).

∞- tuổi mà con người có thể sống được.

Tx - tổng số năm người sống được từ tuổi x đến khi không còn người nào trong tập hợp đó sống được nữa.

Trong triển vọng sống trung bình, người ta đặc biệt quan tâm đến triển vọng sống trung bình khi mới sinh đó là e0.

Triển vọng sống trung bình khi mới sinh được coi là tuổi thọ trung bình của tập hợp sinh này Cần phân biệt được tuổi thọ trung bình với tuổi sống trung bình của dân cư tại thời điểm nào đó (tuổi trung bình của những người đang sống) hoặc với tuổi chết trung bình (tuổi thọ trung bình của những người chết trong năm).

Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh trình độ phát triển

Để làm rõ sự tiến bộ của xã hội, người ta xét sự tiến bộ xã hội trên các khía cạch về phát triển kinh tế và phát triển xã hội Một xã hội phát triển là một xã hội ổn định về chính trị, phát triển mạnh kinh tế, giữ vững bản sắc văn hoá, nâng cao đời sống của dân cư Như vậy theo quy định trong hệ thống chỉ tiêu của phát triển được tổ chức thế giới đưa ra được xét trên các góc độ của chỉ số phát triển xã hội và chỉ số phát triển kinh tế dùng để làm thước đo sự phát triển cho các quốc gia, được đưa ra bằng một số chỉ tiêu như sau:

3.1 Một số chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội.

3.1.1 Tuổi thọ bình quân trong dân số.

Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở một thời kỳ nhất định, phản ánh một cách tổng hợp về tình hình sức khoẻ của một dân cư trong một nước Trong đó nó bao hàm sự văn minh trong đời sống của mức sinh hoạt vật chất và tinh thần được nâng cao của con người, pản ánh sự tiến bộ của xã hội. Hầu hết các nước có mức sống thấp do kinh tế kém phát triển đều có tuổi thọ bình quân dưới 50 tuổi Ở các nước có trình độ phát triển cao thì chỉ số này đều trên dưới 70 tuổi.

3.1.2 Mức tăng dân số hàng năm.

Mức tăng dân số tự nhiên hàng năm là một chỉ số đi liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu người Trên thực tế cho thấy hiện tượng mức dân số cao, luôn luôn đi với sự lạc hậu và nghèo đói Các nước phát triển đều có mức tăng dân số tự nhiên dưới 2%, còn các nước kém phát triển đều ở mức trên 2% hàng năm Mức tăng dân số hàng năm của mỗi quốc gia có sự khác nhau rõ rệt, điều này là do trình độ phát triển ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, nó còn chịu ảnh hưởng của khả năng nhận thức và tư tưởng của mỗi tộc người,của mỗi nền văn hoá khác nhau

3.1.3 Số calo bình quân đầu người (Calo/người /ngày).

Chỉ số này phản ánh mức cung ứng các loại nhu cầu thiết yếu nhất đối với mọi người dân, về lương thực và thực phẩm hàng ngày được quy đổi thành calo Dựa vào chỉ số này chúng ta cũng có thể biết được tình trạng đói nghèo của các khu vực, quốc gia cần nghiên cứu, đồng thời nó cũng phản ánh lên việc nâng cao đời sống của dân cư Nó cho thấy một nền kinh tế giải quyết được nhu cầu cơ bản như thế nào cho chất lượng cuộc sống của con người. Với nền kinh tế đã phát triển thì chỉ tiêu này ít có ý nghĩa, bởi trong xã hội phát triển thì vấn đề con người luôn được quan tâm ưu đãi hơn, đời sống dân cư được cải thiện, đáp ứng nhu cầu cho cuộc sông của con người Hơn nữa chỉ số này luôn có những hạn chế trong cách tính toán

3.1.4 Tỷ lệ người biết chữ trong dân số.

Cùng với chỉ số này, còn dùng chỉ số tỷ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi đi học, hay trình độ phổ cập văn hoá của người lao động trong dân số. Các chỉ này phản ánh trình độ phát triển và sự biến đổi về chất của xã hội Xã hội hiện đại đã coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dài hạn Tỷ lệ người biết chữ và trẻ em đi học cao, đồng nghĩa với sự văn minh hiểu biết trong xã hội, đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá trình độ văn hoá, sự tiếp thu và vận dụng các thành tưu khoa học tiên tiến, nó thường đi đôi với nền kinh tế có mức tăng trưởng cao Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của một nước.

3.1.5 Các chỉ số khác về phát triển kinh tế xã hội.

Ngoài các chỉ số cơ bản nêu trên, người ta còn dùng các chỉ số đánh giá sự phát triển của xã hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ như: số giừơng bệnh, số bệnh viện, viện an dưỡng, số bác sĩ, y sĩ tính bình quân cho một triệu dân Về giáo dục và văn hoá có tổng các nhà bác học, giáo sư, tiến sỹ, số lớp, trường học và viện nghiên cứu, nhà văn hoá, bảo tàng, thư viện tính bình quân cho nghìn hoặc triệu người dân.

Sự công bằng xã hội trong phân phối sản phẩm cũng là một tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của xã hội hiện đại Người ta dùng đồ thị Lorenz và hệ sốGini để biểu thị.

Cùng với sự công bằng, các tiêu thức về sự độc lập hay phụ thuộc về kinh tế, chính trị của quốc gia, sự tự do dân chủ công dân, sự tiến bộ trong thể chế chính trị, xã hội cũng được coi như một nội dung quan trọng của sự phát triển đất nước Tuy nhiên cho đến nay, chưa có chỉ số nào để đo lường được các nội dung đó, hơn nữa lại có những quan niệm hết sức khác nhau giữa các nước về nội dung của các tiêu thức đó, nên nó chỉ dùng để tham khảo

3.2 Một số chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt kinh tế.

Sự phát triển kinh tế - xã hội còn biểu hiện trong biến đổi về cơ cấu của các nghành, các lĩnh vực sản xuất và các khu vực kinh tế được đo lường theo các chỉ số cơ bản sau đây:

3.2.1 Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội

Chỉ số này phản ánh tỷ lệ của ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ sản lượng của công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm phần lớn trong GDP, còn tỷ lệ của nông nghiệp thì chỉ chiếm một phần nhỏ Một nền kinh tế phát triển sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, nâng cao hiện đại hoá phương thức sản xuất trong nông nghiệp, cải thiện nền kinh tế nông ngiệp lạc hậu và thay vào đó là phương thức sản xuất mới

3.2.2 Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X - M).

Tỷ lệ của giá trị sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu thể hiện sự mở cửa của nền kinh tế với thế giới Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu ròng trong GDP tăng lên Giá trị xuất nhập khẩu tăng lên khi một nền kinh tế đạt tới một sự phát triển nhất định Sự mở cửa của một nền kinh tế thị trường giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra nhày càng nhộn nhịp hơn, hàng hoá được vận chuyển giao thương với lưu lượng lớn làm tăng giá trị tổng sản phẩm quốc dân trong nước

3.2.3 Chỉ số về mức tiết kiệm đầu tư (I).

Tỷ lệ tiết kiệm đầu tư trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thể hiện rõ hơn về khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai Đây là một nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng, phản ánh sự tích luỹ trong dân cư Những nước có tỷ

Tuy nhiên tỷ lệ này còn phụ thuộc vào quy mô của tổng sản phẩm quốc dân GNP và tỷ lệ giành cho tiêu dùng (C ) theo cơ cấu và giá trị xuất nhập khẩu, được tính theo công thức sau:

3.2.4 Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị.

Sự biến đổi rõ nét ở bộ mặt xã hội của quá trình phát triển là mức độ thành thị hoá các khu vực trong nước Khi một xã hội phát triển cao sẽ thu hút nguồn nhân lực cao hơn, người lao động được nâng cao tay nghề trong sản xuất cũ và bắt kịp sự tiến bộ mới trong sản xuất công nghiệp Người ta biểu hiện nội dung này ở tỷ lệ lao động và dân cư Sự tăng của dân cư hoặc lao động sống và làm việc ở thành thị là một tiến bộ do công nghiệp hoá đưa lại, nó nói lên sự văn minh trong đời sống của nhân dân của mỗi nước Các nước phát triển đều có chỉ số về cơ cấu thành thị so với nông thôn rất cao, điều này phản ánh trình độ phát triển của mỗi nước

3.2.5 Chỉ số về sự liên kết kinh tế

Chỉ số này biểu hiện ở mối quan hệ trong sản xuất và giao lưu kinh tế giữa các ngành và các khu vực trong nước, sự chặt chẽ của mối liên kết giữa các ngành và các khu vực trong nước Sự chặt chẽ của mối liên kết được đánh giá thông qua trao đổi các yếu tố đầu vào và đầu ra trong các ma trận liên ngành, liên vùng Điều đó thể hiện sự tiến bộ của nền sản xuất khai thác trong nước bằng việc đáp ứng được ngày càng nhiều các yếu tố sản xuất.

Mối quan hệ giữa mức sinh và phát triển

a, Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh

Phân tích thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất các quá trình phát triển dân số của mỗi nước, mỗi vùng Đặc biệt, trong hoàn cảnh mức sinh còn giúp cho việc tìm kiếm các giải pháp để làm giảm mức sinh, hoàn thiện chính sánh dân số

Từ giữa thế kỷ XIX đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh, như lý thuyết mao dẫn xã hội ở Pháp, lý luận tiêu dùng vi mô và mức sinh của G.Becker, phương pháp của King Davis và Judith Blake của Ronald Frêdman, mô hình sinh tổng hợp của John Bongaarts Nhìn chung, các phân tích này đều đã khẳng định ảnh hưởng của các nhân tố sinh học và kinh tế xã hội đến mức sinh Trong các nghiên cứu gần đây, các nhân tố này thường được phân chia thành các nhóm khác nhau Có nhiều cách phân loại, tuỳ theo nguồn số liệu và phương pháp phân tích Thông thường, chúng được phân chia thành các biến tác động trực tiếp, các biến tác động gián tiếp (các biến trung gian) Những biến số trung gian lại được giải thích bởi một loạt các biến số khác.

Căn cứ vào mức độ tác động trực tiếp hay gián tiếp lên quá trình tái sinh sản, Ronald Freedman đã phân chia các nhân tố này thành 3 nhóm: nhóm nhân tố gốc, nhóm nhân tố tâm lý - xã hội trung gian và nhóm nhân tố tác động trực tiếp lên mức sinh Các nhân tố trực tiếp tác động lên mức sinh bao gồm sự chấp nhận hay không việc kiểm soát sinh, hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp tránh thai, hôn nhân và khả năng sinh đẻ Các nhân tố tâm lý xã hội trung gian như: chuẩn mực xã hội về hôn nhân, về việc sinh con, về qui mô gia đình, tác động của việc tuyên truyền những tư tưởng mới của các phương tiện thông tin đại chúng, sự chuyển biến nhận thức của nhân dân về các phương tiện tránh thai Cuối cùng là các nhân tố gốc bao gồm các nhân tố vĩ mô như văn hoá, luật pháp, sự can thiệp của nhà nước với biểu hiện tập trung nhất là chương trình KHHGĐ và các nhân tố vi mô như các điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức của người dân Các nhân tố dân số như mức độ tử vong cũng được xếp vào nhóm thứ ba này Theo R Freedman các nhân tố trên tác động đến mức sinh theo sơ đồ:

Các nhân tố gốc - các nhân tố tâm lý xã hội trung gian - các nhân tố tác động trực tiếp - mức sinh. b, Mối quan hệ giữa mức sinh và phát triển.

Như ta đã biết mức sinh chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong xã hội như trình độ nhận thức, trình độ phát triển, nhu cầu đáp ứng mức sống dân cư, sự phát triển của y tế giáo dục và tình hình biến động dân số Một xã hội phát triển, phản ánh được sự tiến bộ mọi mặt về kinh tế văn hoá chính trị, trong đó chứa đựng nhiều yếu tố quan trọng của nền kinh tế và bản sắc văn hoá dân tộc. Ở một quốc gia phát triển kéo theo sự tiến bộ của xã hội, điều đó tương ứng với sự đáp ứng gần như đầy đủ đời sống dân cư Khi một quốc gia đang trong thời kỳ ổn định chính trị, phát triển về kinh tế thì việc đáp ứng nhu cầu đời sống dân cư được quan tâm chú trọng hơn, điều này sẽ ảnh hưởng tới sự biến động về dân số Để xoá bỏ tình trạng đói nghèo, lạc hậu về kinh tế thì một quốc gia muốn phát triển phải có một dân số ổn định, sự gia tăng dân số phải phù hợp với trình độ phát triển, điều này chịu ảnh hưởng một phần của mức sinh trong một tổng thể dân cư Một quốc gia có trình độ kém phát triển, đời sống dân cư còn thấp thì tỷ lệ mức sinh còn rất cao, trong khi đó mức sinh ở các nước đang phát triển thì đang có xu hướng giảm dần Điều này chứng tỏ giữa mức sinh và trình độ phát triển có mối quan hệ tương đồng lẫn nhau,chúng có sự tác động qua lại ảnh hưởng với nhau.

Mối quan hệ giữa mức chết và phát triển

a, Các nhân tố ảnh hưởng đến mức chết

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức chết Các nhân tố này rất đa dạng và luôn tác động qua lại lẫn nhau Những nhân tố cơ bản và có tác động trực tiếp đến mức chết bao gồm:

Mức sống của dân cư có ảnh hưởng lớn đến mức chết Mức sống càng cao, mức chết càng thấp Nếu mức sống dân cư được hiểu là trình độ thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi người dân trong xã hội, thì đây là yếu tố tổng hợp nhất có ảnh hưởng đến mức chết Nhân tố này bao gồm:

 Trình độ phát triển kinh tế xã hội.

 Thu nhập bình quân đầu người

 Trình độ phát triển của y học và màng lưới vệ sinh phòng bệnh

 Nghề nghiệp và dân tộc.

 Cấu trúc tuổi và giới tính của dân cư.

 Yếu tố vùng b, Mối quan hệ giữa mức chết và phát triển.

Giữa mức chết và phát triển có sự tác động qua lại lẫn nhau, điều này được phản ánh ở sự phát triển ở mỗi quốc gia Khi một quốc gia có sự tiến bộ về xã hội thì cơ sở vật chất hạ tầng sẽ được cải tiến nâng cấp lên ở mức cao hơn, các vấn đề về giáo dục, y tế, thu nhập cũng được chú trọng quan tâm nhiều hơn Một khi đời sống con người được cải thiện, được đáp ứng đầy đủ cho mức sống tối thiểu của dân cư thì con người sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn để phù hợp với trình độ của phát triển Điều đó được phản ánh bởi các chỉ tiêu như thu nhập bình quân đầu người hay tuổi thọ của con người ngày càng cao Sự phát triển kéo theo sự phát triển cho các mục tiêu về chăm sóc cho con người như trình độ tiên tiến của y học sẽ giúp cho việc chữa các loại bệnh nan y, các đại dịch mà lâu nay chúng ta chưa thể chữa được, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em cũng như ở các lứa tuổi khác ở một quốc gia phát triển sẽ có mức chết thấp hơn các nước có trình độ phát triển thấp kém.

Mối quan hệ giữa mức sinh, mức chết và phát triển

3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển. Đã có rất nhiều khái niệm về tăng trưởng và phát triển, các chỉ số và thước đo để nhận biết được hiện tượng phát triển Tuy nhiên, các lý thuyết về phát triển từ trước tới nay đều quan tâm tới vấn đề cơ bản là nguồn gốc của sự phát triển mà cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn Ở mỗi thời kỳ sự phát triển đi cùng với sự tiến bộ của xã hội và luôn có các công trình nghiên cứu về vấn đề này Bằng sự đo lường các kết quả thực tế đạt được người ta phân các lực và các luồng đầu vào có ảnh hưởng tới sự phát triển ra làm hai loại các nhân tố kinh tế và các nhân tố phi kinh tế như sau: a, Các nhân tố kinh tế. Đây là luồng đầu vào mà sự biến đổi của nó trực tiếp làm biến đổi sản lượng đầu ra Có thể biểu diễn mối quan hệ đó bằng hàm số:

Y= F(Xi) Trong đó: Y - là giá trị sản lượng

Xi (i =1,2, ,n) -là các biến số đầu vào thể hiện các nhân tố kinh tế trực tiếp tạo ra giá trị sản lượng.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các biến số đó đều chịu sự điều tiết của mối quan hệ cung cầu Một số luồng đầu vào thì ảnh hưởng tới mức cung, một số thì ảnh hưởng tới mức cầu Sự cân bằng của cung cầu do giá cả thị trường điều tiết, sẽ tác động ngược trở lại các luồng vào và dẫn tới kết quả của sản xuất, đó là sản lượng của nền kinh tế.

Các nhà kinh tế đặt nền móng cho các học thuyết kinh tế cổ điển nói riêng và kinh tế học nói chung như Adam Smith, Jean Baptiste Say, Davis Ricardo cho đến Alfred Marshall và ngay cả Karl Marx cũng đều xây dựng các lý thuyết dựa trên quan điểm nghiêng về cung chứ không phải là cầu. Trong một giai đoạn nhất định sự khan hiếm tài nguyên hay sự thiếu cung, luôn luôn là giới hạn của sự tăng trưởng, nhất là khi sức sản suất còn ở mức thấp giống ở các nước chưa phát triển Jean Baptiste Say đã nêu:”Qui luật của các thị trường tiêu thụ” với quan điểm “cung sẽ tạo cầu của chính nó” Sự tăng thu nhập của các hộ gia đình do bán các tư liệu sản xuất và sức lao động là sự tăng cung trong thời kỳ trước Karl Marx cũng nói rằng chỉ có sản xuất sản phẩm mới thì mới tạo ra nhu cầu mới, như vậy mức sản lượng được cân bằng do chính cung tạo ra.

Theo trường phái kinh tế học hiện đại, mà xuất phát từ Jonh Maynard (trong lý thuyết chung về hữu nghiệp, lợi ích và tiền -1936) thì mức sản lượng và việc làm là do cầu quyết định Ngày nay kinh tế học vĩ mô cho rằng trong thời kỳ nhất định tương ứng với mức giá cả và tiền lương nhất định, sản lượng của nền kinh tế luôn ở dưới mức tiềm năng Tức là nền kinh tế còn các nguồn

2 4 máy móc chưa tận dụng hết Trong trường hợp đó cung không phải là vấn đề giới hạn Các hãng vui lòng cung ứng sản lượng thực chất chỉ phụ thuộc vào tổng cầu Mặc dù các giả định đưa ra đều phù hợp với thực tế ở các nước đã phát triển và sự phân tích được chứng minh chặt chẽ, được hầu hết các nhà kinh tế học hiện đại đồng tình Song có lẽ điều đó khó có thể thực sự chứng minh được ở những nền kinh tế còn chưa có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của đất nước.

Có lẽ mỗi quan điểm trên có giá trị trong mỗi hoàn cảnh và điều kiện riêng “Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế học vĩ mô và kinh tế học phát triển là những khả năng về cung của các nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển, đặc biệt là khả năng cung về tư liệu sản xuất” (S.S.Park) Từ sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc một nước đang phát triển kinh tế đã đi lên hòa nhập vào khối các nước công nghiệp mới (NIC), cũng nêu rõ quan điểm “kinh tế học phát triển nên tập trung vào công việc tạo ra và mở rộng cung, chứ không phải tạo cầu”.

Xuất phát từ thực tế ở các nước đang phát triển cung chưa đáp ứng được cầu, việc gia tăng sản lượng phải bắt nguồn từ sự gia tăng trong đầu vào của các yếu tố sản xuất theo quan hệ hàm số giữa sản lượng với vốn, lao động, đất đai và nguyên liệu, kỹ thuật và công nghệ.

Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tùy thuộc vào lượng các đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất định Mỗi một yếu tố có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự gia tăng sản lượng, do trình độ phát triển kinh tế mỗi nơi, mỗi lúc quyết định

Vốn sản xuất là một bộ phận tài sản quốc gia được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất hiện tại cùng với các yếu tố sản xuất khác, để tạo ra sản phẩm hàng hóa Nó bao gồm các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Trong điều kiện năng suất lao động không đổi, thì tăng tổng số vốn sẽ làm tăng thêm sản lượng, hoặc trong khi số lao động không đổi, tăng vốn bình quân đầu người lao động cũng sẽ làm tăng sản lượng Tất nhiên trên thực tế sự biến thiên của các yếu tố vốn không đơn giản như vậy, vì nó có liên quan các yếu tố khác như lao động kỹ thuật.

Lao động là yếu tố sản xuất Nguồn sức lao động được tính trên tổng số người ở tuổi lao động và khó có khả năng lao động trong dân số Nguồn lao động với tư cách là yếu tố đầu vào trong sản xuất, cũng giống như các yếu tố khác được tính bằng tiền, trên cơ sở giá cả lao động được hình thành do thị trường và mức tiền lương qui định Là yếu tố sản xuất đặc biệt, do vậy lượng lao động không đơn thuần chỉ là số lượng mà còn bao gồm chất lượng của lao động, người ta gọi là vốn nhân lực Đó là con người bao gồm trình độ tri thức học vấn và những kỹ năng, kinh nghiệm lao động sản xuất nhất định Do vậy những chi phí nhằm nâng cao trình độ người lao động - vốn nhân lực, cũng được coi là đầu tư dài hạn cho đầu vào, dĩ nhiên ở một phương diện nào khác như đầu tư cho giáo dục - đào tạo lại thường được coi là đầu tư cho sự nghiệp xã hội. Đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Mặc dù với nền kinh tế công nghiệp hiện đại, đất đai dường như không quan trọng. Song thực tế cũng không phải hoàn toàn như vậy Kể cả sản xuất công nghiệp hiện đại, không thể không có đất đai Do diện tích đất đai là cố định, người ta phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai bằng đầu tư thêm lao động và vốn trên một đơn vị diện tích nhằm tăng thêm sản phẩm Chính điều này đã làm vai trò của vốn nổi lên thêm và đất đai trở thành kém quan trọng Nhưng như vậy không có nghĩa là lao động và vốn có thể thay thế hoàn toàn cho đất đai.

Các tài nguyên khác cũng là đầu vào trong sản xuất: các sản phẩm từ trong lòng đất, từ rừng và biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dạo, phong phú được khai thác sẽ làm tăng sản lượng một cách nhanh chóng, nhất là các nước đang phát triển.

Tùy thuộc vào tính chất các tài nguyên được đưa vào chu trình sản xuất, người ta chia các tài nguyên ra làm tài nguyên vô hạn và tài nguyên không thể thay thế, tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo Từ tính chất đó, các tài nguyên được đánh giá về mặt kinh tế và được tính giá trị như các đầu vào khác trong quá trình sử dụng Những tài nguyên qúy hiếm là những đầu vào cần thiết cho sản xuất, song lại có hạn, không thay thế được và không tái tạo được Nói chung, tài nguyên là khan hiếm tương đối so với nhu cầu Vì phần lớn những tài nguyên cần thiết cho sản xuất và đời sống đều có hạn,không tái tạo hoặc nếu tái tạo thì phải có thời gian và phải có chi phí tương đương như sản phẩm mới Do vậy có nguồn tài nguyên phong phú hay tiết kiệm nguồn tài nguyên trong sử dụng, cũng có một ý nghĩa tương đương như việc tạo ra một lượng giá trị gia tăng so với chi phí các đầu vào khác để tạo ra nó.

Những thành tựu kỹ thuật và công nghệ mới là đầu vào đóng vai trò cực kỳ quan trọng bằng sự tiến bộ của các nước NICS trong mấy chục năm gần đây, do những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa lại Những kỹ thuật và công nghệ mới ra đời là do sự tích lũy kinh nghiệm trong lịch sử và đặc biệt là được tạo ra từ những tri thức mới sự phát minh, đem áp dụng vào các qui trình sản xuất hiện tại Sự chuyển nhượng và ứng dụng những phát minh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, rõ ràng là một lợi thế lịch sử của các dân tộc, các nước kém phát triển Vì những chi phí cho việc mua kỹ thuật và công nghệ mới ở các nước đã phát triển, rõ ràng là đỡ tốn kém thời gian và của cải hơn rất nhiều so với việc phải đầu tư để có những phát minh mới, phải đi từ đầu tư giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổng kết các tri thức, kinh nghiệm và tự mày mò chế tạo rồi mới có thể ứng dụng vào sản xuất.

Ngoài các yếu tố sản xuất, ngày nay người ta còn đưa ra một loạt các nhân tố kinh tế khác tác động tới tổng mức cung, như lợi thế do qui mô sản xuất, chất lượng lao động và khả năng tổ chức quản lý Những nhân tố tạo cung này rõ ràng đã làm tăng sản lượng.

Liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng

Trong mối liên hệ này ta lập phương trình hồi quy bằng cách dựa vào đồ thị thực tế để đưa ra thay thế bằng đường hồi quy lý thuyết là một phương trình đường thẳng có dạng:

Trong đó: x - Trị số của tiêu thức nguyên nhân y x - Trị số điều chỉnh của tiêu thức kết quả a, b là các tham số.

Các tham số của phương trình trên được tính toán bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, các tham số được tính toán trên cơ sở tổng bình phương các độ lệch giữa trị số thực tế và trị số lý thuyết đạt cực tiểu, từ đó ta tính được các tham số a, b của phương trình hồi quy Ngoài ra các tham số cũng được tính theo công thức sau: b=xy−x.y δ x 2 a=y−b.x

Trong dạng hàm này ta cần phải xét tới hệ số tương quan (r), đây là một số tương đối (biểu hiện bằng dấu) dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính Hệ số tương quan có thể được tính theo công thức sau đây: r = ∑ ( x− x )( y − y )

+ Hệ số tương quan lấy giá trị trong khoảng: −1≤r≤1

Khi r mang dấu dương ta có tương quan thuận giữa x và y, ngược lại khi mang dấu âm ta có tương quan nghịch.

Khi r =1 (hoặc r =-1) thì giữa x và y có liên hệ hàm số.

Khi r càng gần 1 (hoặc -1) thì liên hệ tương quan càng chặt chẽ.Khi r = 0 thì giữa x và y không có liên hệ tuyến tính.

Liên hệ tương quan phi tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng

Tùy theo đặc điểm, tính chất của mối liên hệ ta có thể lựa chọn phương trình hồi quy phù hợp theo các dạng phương trình hồi quy phi tuyến tính thường được sử dụng sau đây: a, Phương trình Parabol bậc 2 y x = a+b x + c x 2

Trong đó: x - là trị số của tiêu thức nguyên nhân y x - là trị số của tiêu thức kết quả a,b - là các tham số

Phương trình Parabol bậc 2 thường được sử dụng khi các trị số của tiêu thức nguyên nhân tăng lên thì các trị số của tiêu thức kết quả tăng (hoặc giảm), việc tăng (hoặc giảm) đạt đến trị số cực đại (hoặc cực tiểu) rồi sau đó giảm (hoặc tăng)

Trong phương trình hồi quy ở trên, các tham số của phương trình được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất b, Phương trình Hypebol. y x = a + b x

Phương trình Hypebol được áp dụng trong trường hợp khi các trị số của tiêu thức nguyên nhân tăng lên thì các trị số của tiêu thức kết quả và đến một giới hạn nào đó (y x =a) thì hầu như không giảm. c Phương trình hàm mũ. y x =a.b x

Phương trình hàm mũ được áp dụng trong trường hợp cùng với sự tăng lên của các trị số nguyên nhân thì các trị số của các tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân, nghĩa là có tốc độ phát triển xấp xỉ nhau.

+ Ba dạng hàm phi tuyến trên đều phải tính đến tỷ số tương quan (ký hiệu η = êta), đây là một số tương đối (biểu hiện bằng lần), được dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan Khi có mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân (x) và tiêu thức kết quả (y) thì ta có phương pháp tính tỷ số tương quan như sau: η = √ δ δ 2 y 2 y x

Nếu tiêu thức nguyên nhân x càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tiêu thức kết quả y thì δ 2 y x chiếm phần lớn trong δ 2 y và ngược lại Do đó tỷ số giữa hai phương sai này có thể dùng làm thước đo đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ.

+ Tỷ số tương quan có một số tính chất sau đây:

Tỷ số tương quan lấy giá trị trong khoảng [0;1] tức là 0≤η≤1

Nếu η=0 thì không có liên hệ tương quan giữa x và y.

Nếu η=1 có liên hệ hàm số giữa x và y.

Nếu η càng gần 1 thì liên hệ tương quan càng chặt chẽ

Tỷ số tương quan lớn hơn hoặc bằng giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan, tức là η≥| r| Nếu η =| r| thì giữa x và y có liên hệ tương quan tuyến tính

Ngoài ra còn có nhiều dạng khác như: Parabol bậc 3, lũy thừa,Logisticque, compec v.v

Liên hệ tương quan tuyến tính giữa nhiều tiêu thức số lượng

Trong thực tế một kết quả do nhiều nguyên nhân tác động Do đó vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả với một số tiêu thức nguyên nhân

Vấn đề trước tiên được đặt ra khi nghiên cứu mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả với một số tiêu thức nguyên nhân là chọn bao nhiêu tiêu thức nguyên nhân Về phương diện lý thuyết có thể nói rằng, nếu số tiêu thức nguyên nhân được chọn ra càng nhiều thì càng phản ánh một cách đầy đủ mối liên hệ, song việc tính toán trở lên phức tạp Do đó chỉ nên chọn những tiêu thức nguyên nhân có tác động lớn đến tiêu thức kết quả Sau khi chọn được một số tiêu thức nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến tiêu thức kết quả thì phải chọn dạng phương trình hồi quy phản ánh mối kiên hệ này Thông thường người ta chọn hàm tuyến tính vì như vậy sẽ thuận tiện cho việc tính toán hơn,mặt khác về mặt lý thuyết cũng có thể chấp nhận kết quả tính toán theo dạng phương trình tuyến tính như sau: y x

Các tham số của phương trình này cũng được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất Từ đây ta tính hệ số tương quan bội dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ mối liên hệ giữa tiêu thức kết quả với tất cả các tiêu thức nguyên nhân được nghiên cứu, và hệ số tương quan riêng được dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ liên hệ giữa tiêu thức kết quả với từng tiêu thức nguyên nhân với điều kiện loại trừ ảnh hưởng của các tiêu thức nguyên nhân khác

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG VỀ MỨC SINH, MỨC CHẾT VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Tỷ suất sinh thô (CBR)

Đây là chỉ tiêu phản ánh chủ yếu của mức sinh ở Việt Nam Từ những năm 1945 đất nước ta còn đang phải đối đầu với các cuộc xâm lược của các cường quốc đế quốc, trải qua bao nhiêu năm chiến tranh giành lại chủ quyền đất nước chúng ta không có điều kiện để phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu thấp kém, trình độ dân trí còn thấp, còn gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống Do vậy trong thời kỳ này tỷ suất sinh thô còn ở mức khá cao trên 44,5

% 0 Chỉ tiêu này đã giảm đi từ khi chúng ta giành lại được độc lập cho đất nước, đây cũng là một thời kỳ còn khó khăn do chúng ta vừa giành lại độc lập của tổ quốc và đang bước vào thời kỳ khôi phục đất nước Theo kết quả điều tra thì tỷ suất sinh thô trong thời kỳ này còn ở mức khá cao, chỉ tính riêng cho thời kỳ 1979-1983 thì tỷ lệ sinh thô ở mức 33,5 % 0 , những đến thời kỳ 1984-

Từ khi đất nước ta xoá bỏ thời kỳ bao cấp, mở cửa nền kinh tế thị trường thì đời sống dân cư đã từng bước được cải thiện, điều này được phản ánh bởi mức sinh trong những cuộc điều tra gần đây đã giảm đi rõ rệt Tỷ suất sinh thô năm1989 là 27,4 % 0 , đến năm 1994 chỉ còn 20,5 % 0 , năm 1999 là 19,9 % 0 ,năm 2000 là 19,2 % 0 , và đến năm 2001 còn 18,6 % nhưng đến năm 2002 đã tăng lên19,0 % 0 Điều này một phần phản ánh được sự tiến bộ trong sự phát triển của đất nước ta trong những năm qua là đáng khích lệ, nhu cầu đáp ứng cho cuộc sống của con người đã được cải thiện rất nhiều, đời sống con người được nâng cao đảm bảo chất lượng cho cuộc sống của dân cư Trong hơn nửa thập kỷ qua tỷ suất sinh thô đã giảm đi gần 1/3, đó cũng là nhờ những chính sách đúng đắn mà đảng và nhà nước ta đã đề ra một cách hợp lý trong vấn đề phát triển của đất nước.

Biểu 2.1: Tỷ suất sinh thô

Thời kỳ Thời kỳ nghiên cứu Tỷ suất sinh thô - CBR

TĐTDS và nhà ở 1/4/1999 4/1998 - 3/1999 19.9 ĐTBĐDS 1/7/2000 7/1999 - 6/2000 19.2 ĐTBĐDS 1/4/2001 4/2000 - 3/2001 18.6 ĐTBĐDS 1/4/2002 4/2000 - 3/2002 19.0

CBR ở một số nước trong khu vực năm 2002.

(Nguồn số liệu: ĐT BĐ DS KHHGĐ1/4/2002, những kết quả chủ yếu)

Theo kết quả điều tra biến động dân số - KHHGĐ gần đây nhất trong 2 năm 2000 - 2001 đã cho thấy có hiện tượng đáng quan tâm là: những vùng/ tỉnh có mức sinh cao và tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai thấp thì mức sinh vẫn tiếp tục giảm, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai cũng tăng lên khá nhanh; ngược lại, những vùng/ tỉnh có mức sinh đã đạt hoặc tiệm cận mức sinh thay thế trong cuộc TĐTDS và nhà ở 1999 thì mức sinh có xu hướng nhích dần lên, làm cho mức sinh chung của cả nước tuy vẫn tiếp tục giảm nhưng với tốc độ ngày càng chậm hơn Biểu 2.1 cho thấy, đến cuộc điều tra năm 2002 tỷ suất sinh thô của cả nước đã tăng nhẹ so với năm 2001, tương ứng là 19% năm 2002 so với 18.6% năm 2001.

Mặc dù mức sinh của Việt Nam đã giảm khá nhanh trong hai thập kỷ qua, song tốc độ giảm sinh đang có xu hướng dừng lại, mức sinh của nước ta

4 0 độ giảm sinh của Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể so với hai nước láng giềngThái Lan và Trung Quốc vốn là những nước có mức sinh xấp xỉ với mức sinh của nước ta vào thập kỷ trước.

Tỷ suất sinh đặc trưng (ASFR)

Theo các cuộc tổng điều tra dân số 1989, điều tra nhân khẩu học giữa kỳ

1994 (ĐTGK), tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, điều tra biến động dân số KHHGĐ 1/4/2001 và bảng biểu 2.2 cho ta thấy mức sinh của Việt Nam đã giảm khá nhanh vào cuộc TĐTDS 1999 và tiếp tục giảm đến năm 2001, rồi tăng nhẹ năm 2002 Tổng tỷ suất sinh năm 1989 là 3.8 con, đã giảm xuống 3.1 con vào năm 1994, đến năm 1999 còn 2.3 con và chỉ còn 2.25 con năm

2001 nhưng đến năm 2002 đã nhích lên 2.28 con.

Một điều đáng chú ý ở đây là trong các năm đất nước ta còn đang có chiến tranh thì tỷ suất sinh đặc trưng còn khá cao ở tất cả các nhóm tuổi 15 -

50, nhưng từ sau chiến tranh, khi đời sống của dân cư dần được cải thiện thì tỷ số này chỉ tập chung ở các nhóm tuổi từ 20 đến 29, điều này là do tư tưởng và nhận thức của người dân đã được thay đổi tiến bộ hơn, đồng thời do sự phát triển mọi mặt về kinh tế chính trị văn hoá trong xã hội Nếu xét theo các tỉnh thành trong cả nước thì tỷ suất sinh đặc trưng của các tỉnh vùng sâu vùng xa thì còn khá cao trong các nhóm tuổi, do hoàn cảnh xã hội và nhận thức còn nhiều hạn chế Trong khi đó ở khu vực thành thị thì tỷ suất sinh đặc trưng chỉ cao ở các độ tuổi từ 25 đến 35, đây là do trình độ phát triển của khu vực thành thị hơn hẳn khu vực nông thôn và phát triển theo xu hướng của các nước đã phát triển

Bảng biểu 2.2: Tỷ suất sinh đặc trưng và tổng tỷ suất sinh của Việt

Tỷ suất sinh đặc trưng (phần nghìn) TĐTDS

Hình 2.2: Tỷ suất sinh đặc trưng (phần nghìn) của Việt Nam qua các năm 1989 - 2002

(Nguồn số liệu: ĐT BĐ DS KHHGĐ1/4/2002, những kết quả chủ yếu)

Mô hình sinh theo độ tuổi của các thời kỳ nói trên đã được mô tả trong hình 2.2, chỉ ra rằng mức sinh đã giảm ở tất cả các nhóm tuổi phụ nữ, đặc biệt ở các nhóm tuổi: 25 - 29, 30 - 34, và 35 - 39 Sự tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai trong các năm qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức sinh.

Tổng tỷ suất sinh (TFR)

Trong nửa thập niên vừa qua do trình độ phát triển tiến bộ của xã hội, nên tổng tỷ suất sinh đã giảm đi rõ rệt, vào những năm1930 ở mức hơn 5 con trên một phụ nữ, năm 1989 là 3,8 con, năm 1999 là 2.33, năm 2001 là 2.25 con nhưng đến năm 2002 lại tăng lên 2.28 con và mục tiêu của chúng ta giảm tổng tỷ suất sinh xuống còn 2.1 con trên một phụ nữ vào năm 2010 Sự suy giảm tích cực này cũng là do hoàn cảnh xã hội ở mỗi thời kỳ khác nhau, đồng thời nó phản ánh đúng sự tiến bộ phát triển của xã hội trong các giai đoạn lịch sử.

Theo kết quả điều tra giữa kỳ trong các năm 2001, 2002 thì mức sinh(Nguồn số liệu: ĐT BĐ DS KHHGĐ1/4/2002, những kết quả chủ yếu)

4 2 nhóm tuổi 25 - 29 và 30 - 34, trong khi các nhóm tuổi trẻ hơn thì mức sinh vẫn tiếp tục giảm đi.

Biểu 2.3: Tỷ suất sinh đặc trưng và tổng tỷ suất sinh chia theo thành thị và nông thôn Việt Nam 2002.

Nhón tuổi Tỷ suất sinh đặc trưng ( phần nghìn)

Cả nước Thành thị Nông thôn

(Nguồn số liệu: ĐT BĐ DS KHHGĐ1/4/2002, những kết quả chủ yếu) Theo kết quả điều tra thì có sự khác biệt rõ nét về tổng tỷ suất sinh (TFR) giữa thành thị và nông thôn, TFR của khu vực thành thị là 1.9 con trong khi đó của nông thôn là 2.4 con (bảng biểu 2.3) Biểu 2.3 rõ ràng chỉ ra rằng phụ nữ thuộc hai nhóm tuổi 20 - 24 và 25 - 29 đóng vai trò chính trong việc hạ thấp mức sinh của khu vực thành thị xuống dưới mức thay thế Qua đó cho thấy, tình trạng mức sinh thành thị cao hơn mức sinh nông thôn ở hai nhóm tuổi 30 - 34 và 35 - 39 Điều này có thể giải thích rằng, phụ nữ nông thôn thuộc hai nhóm tuổi này thường đạt mức sinh mong muốn, nên có xu hướng dừng việc sinh con; còn ở thành thị thì ngược lại, trong số phụ nữ ít con nay muốn sinh thêm con.

Tuy nhiên, theo các cuộc điều tra về tổng tỷ suất sinh trong cả nước thì ở các tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển đều có tổng tỷ suất sinh khá cao, do trình độ nhận thức của người dân còn cổ hủ lạc hậu, chưa bắt kịp với nền văn minh mới, do điều kiện hoàn cảnh chưa được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu vật chất cũng như tinh thần.

Bảng biểu 2.4: Số con đã sinh trung bình chia theo tuổi của phụ nữ, Việt Nam 1989 - 2002.

Số con đã sinh trung bình TĐTDS

(Nguồn số liệu: ĐT BĐ DS KHHGĐ1/4/2002, những kết quả chủ yếu)

Một chỉ tiêu khác ảnh hưởng đến biến động mức sinh là số con đã sinh trung bình chia theo tuổi của phụ nữ Các số liệu được lấy từ nguồn: TĐTDS

1989, điều tra nhân khẩu học giữa kỳ 1994, TĐTDS 1999, điều tra biến động dân số KHHGĐ thời điểm 1/4/2001 và 1/4/2002 Số con đã sinh bình quân chia theo nhóm tuổi phụ nữ chỉ ra mức sinh tích luỹ của các phụ nữ có đến thời gian điều tra Vì vậy, số con đã sinh của phụ nữ thuộc nhóm tuổi 45 - 49 thể hiện mức sinh thực tế mà những phụ nữ đã sinh trong cuộc đời của mình. Theo biểu số liệu này, quy mô gia đình đầy đủ có 4.9 con trong năm 1989 xuống còn 4,6 con trong năm 1994, còn 3,8 con năm1999, 3.5 con năm 2001 và chỉ còn 3.4 con vào năm 2002.

Tổng tỷ xuất sinh ở Việt Nam qua các số đã thu thập được cho thấy ở khu vực thành thị TFR giảm từ 2.39 xuống còn 1.93con/ phụ nữ,ở nông thôn TFR đã giảm từ 4.4 xuống 2.4 con Tỷ suất sinh thô cũng giảm từ 24.1 xuống 16.9 phần nghìn ở khu vực thành thị, và từ 33.6 xuống 19.6 phần nghìn ở khu vực nông thôn trong cùng thời kỳ Tổng tỷ suất sinh ở khu vực thành thị là 1.9 con, thấp hơn khu vực nông thôn khoảng 0.5 con, và đã dưới mức sinh thay thế trong nhiều năm qua Kể từ sau cuộc TĐTDS 1999, những vùng/ tỉnh có mức sinh cao thì tổng tỷ suất sinh tiếp tục giảm, nhưng đối với các vùng/ tỉnh và khu vực thành thị trước đây đã đạt hoặc sinh thấp dưới mức sinh thay thế thì TFR lại có hiện tượng nhích dần lên, trong hai năm 2001 - 2002 mức sinh dường như chững lại Đây là hiện tượng mang tính bất biến đối với các nước có mức sinh đang tiệm cận dần tới mức sinh thay thế, cần phải tiếp tục phấn đấu giảm mức sinh trong một thời gian nữa mới có thể đảm bảo cho mức sinh ổn định Đặc biệt khu vực nông thôn của hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, hiện vẫn có TFR còn ở mức rất cao, trên 3 con/ phụ nữ.

Theo kết quả điều tra dân số 1989 và điều tra giữa kỳ 1994 thì tỷ lệ sinh chung của Việt Nam trong những năm qua cũng đã giảm đáng kể, trên tất cả các vùng cũng như trong cả nước Số liệu thực tế qua các cuộc điều tra cho ta kết quả chủ yếu như biểu sau:

Biểu 2.5: Tỷ lệ sinh chung (GFR) theo ĐTDS 1989 và ĐTGK 1994.

Miền núi trung du Bắc bộ 141.0 123.18 Đồng bằng sông Hồng 104.3 74.89

Tây Nguyên 183.1 151.16 Đông Nam bộ 107.9 79.14 ĐB sông Cửu Long 141.6 76.32

(Nguồn số liệu: Tổng điều tra dân số 1994).

Các số liệu trong biểu trên cho ta thấy rằng, trong khoảng thời gian 5 năm giữa hai cuộc điều tra, tỷ lệ sinh chung đã giảm 20.2 phần nghìn, tức là bình quân mỗi năm giảm gần 4.4 phần nghìn Đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam bộ là hai vùng có thành phố chính của nước ta nên có tỷ lệ sinh chung thấp và giảm khá nhanh, ở các vùng có điều kiện sinh hoạt thấp nhưTây nguyên và miền núi trung du Bắc bộ còn khá cao và có mức giảm tương đối chậm Đây là do đời sống của dân cư chưa đạt được nhu cầu thiết yếu,chưa được cập nhật đầy đủ về những thông tin cần thiết, điều kiện về y tế giáo dục còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển và địa lý còn phức tạp

II/ Thực trạng biến động về mức chết.

Trong hơn nửa thập kỷ vừa qua, sự biến động về mức chết của Việt Nam đã biến chuyển rõ rệt, nhất là trong giai đoạn hơn 10 năm trở lại đây Khi hoàn cảnh đất nước ta còn đang trong thời kỳ bị ách đô hộ của các thế lực thực dân và đế quốc tàn ác, các điều kiện sinh hoạt còn gặp rất nhiều khó khăn, chúng bóc lột nhân dân ta một cách cạn kiệt về sức người, vơ vét hết tài nguyên kho báu tự nhiên của chúng ta Đưa đất nước ta vào con đường lầm than lạc hậu, chúng không cho ta có điều kiện để phát triển, ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta, tất cả các điều kiện trên đều ảnh hưởng tới tỷ suất chết sơ sinh của trẻ em và tuổi thọ bình quân của con người Đây là do trình độ phát triển thấp kém về kinh tế giáo dục y tế trong thời kỳ này Nhưng từ khi chúng ta giành lại được chủ quyền của đất nước, đưa đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế mở cửa thị trường, hoàn thiện tiến lên công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước thì từng bước cải thiện được đời sống của dân cư, các vấn đề về xã hội cũng như kinh tế được ngày càng hoàn thiện ở mức cao hơn Nhu cầu của con người ngày càng được đáp ứng đầy đủ, mức sống dân cư đã tăng lên một cách rõ rệt, điều này được thể hiện bằng hai số đo cơ bản về mức độ chết là tỷ suất chết thô (CDR) và tỷ suất chết sơ sinh (IMR) được sử dụng để mô tả tình hình tử vong của nước ta trong các giai đoan vừa qua.

Tỷ suất chết thô (CDR) và tỷ suất chết sơ sinh (IMR)

Tỷ suất chết thô là chỉ tiêu đơn giản và được sử dụng rộng rãi nhất Theo số liệu điều tra trong những năm gần đây tỷ suất chết thô đã giảm đáng kể chỉ còn sấp xỉ 5.7 % 0 trong 3 năm gần đây, tỷ suất chết sơ sinh cũng đã giảm hơn một nửa trong hơn nửa thập kỷ qua, từ 54,70 % 0 trong giai đoạn 1979-1982 xuống còn 44,18 % 0 vào năm 1994 và chỉ còn 26 % 0 năm 2002, phấn đấu giảm xuống 25 % 0 vào năm 2010

Kết quả ước lượng các tỷ suất chết thô và tỷ suất chết sơ sinh của cả nước theo thành thị/ nông thôn và các vùng trong thời kỳ 1999 - 2000 được biểu diễn trong bảng biểu 2.6 dưới cho thấy, đến nay tỷ suất chết sơ sinh của cả nước là 26 phần nghìn, tỷ suất chết thô là 5.8 phần nghìn Các số liệu này chỉ ra rằng, kể từ cuộc TĐTDS 1999 tỷ suất chết sơ sinh của nước ta vẫn tiếp tục giảm, chỉ trong vòng 3 năm từ năm 1999 đến năm 2002 tỷ suất chết sơ sinh đã giảm đi 10,7 % 0 , đây có thể coi là một bước tiến ngoại mục trong chỉ tiêu này của chúng ta Nhưng tỷ suất chết thô lại tăng do cơ cấu dân số nước ta ngày càng bị lão hoá

Theo số liệu thu thập được về tỷ suất chết thô và chết sơ sinh trong cả nước, giữa thành thị và nông thôn cho thấy rằng có sự khác biệt đáng kể về mức độ chết sơ sinh giữa thành thị và nông thôn: tỷ suất chết sơ sinh của khu vực nông thôn là 29 phần nghìn, cao hơn của khu vực thành thị là 17 phần nghìn, phần nào đã giảm đi so với năm 1999 thì ở khu vực nông thôn là 41,0

% 0 cao gấp 2 lần so với khu vực thành thị là 18,3 % 0 Tỷ suất chết thô của khu vực nông thôn là 6.3 phần nghìn cao hơn khoảng 1.4 lần so với khu vực thành thị là 4,5 phần nghìn

Biểu 2.6: Tỷ suất chết sơ sinh và tỷ suất chết thô chia theo thành thị, nông thôn và các vùng địa lý kinh tế Việt Nam 1999 – 2000.

Tỷ suất chết sơ sinh (IMR) %o

Tỷ suất chết thô (CDR) %o TĐT

Dân Số 1999 ĐTBĐ Dân Số 2000 ĐTBĐ Dân Số 2002

TĐT Dân Số 1999 ĐTBĐ Dân Số 2000 ĐTBĐ Dân Số 2002

Các vùng địa lý kinh tế: ĐB sông hồng 26.5 26.3 20.0 5.1 4.8 6.0 Đông Bắc 40.8 36.0 30.2 6.4 6.5 6.4

Tây Nguyên 64.4 43.2 30.9 8.7 7.8 5.3 Đông Nam bộ 23.6 22.9 18.9 4.5 4.4 5.3 ĐB sông cửu long 38.0 32.1 21.2 5.0 5.8 4.9

(Nguồn số liệu: ĐT BĐ DS KHHGĐ1/4/2002, những kết quả chủ yếu)

Mặc dù mức độ chết sơ sinh của nước ta đã giảm đáng kể, song sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn còn rất lớn, khó khăn nhất vẫn là các vùng như Tây Nguyên, Tây Bắc là những vùng núi, vùng cao còn khó khăn về kinh tế, chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đời sống của dân cư chưa được ổn định như trong hình sau:

Hình 2.6: Tỷ suất chết sơ sinh chia theo vùng địa lý kinh tế, VN 2002.

18.9 21.2 ĐBS Hồng Đông Bắc Tây Bắc

Bắc Trung bộ DH Nam Trung bộ Tây Nguyên Đông Nam bộ ĐBS Cửu Long

Vùng địa lý - kinh tế

(Nguồn số liệu: ĐT BĐ DS KHHGĐ1/4/2002, những kết quả chủ yếu) Điều này ảnh hưởng nhiều của trình độ phát triển của mỗi vùng, trình độ nhận thức cũng như các nhu cầu cho đời sống của con người ở các vùng có sự khác nhau rõ rệt Trong những năm gần đây mức độ chết đã và đang có xu hướng giảm khá nhanh, song các tỷ suất chết lại dao động lên xuống với mức độ khá cao Hình 2.6 trên biểu hiện cho ta thấy điều đó Tỷ suất chết sơ sinh ở các vùng gặp nhiều khó khăn của cả nước như Tây nguyên còn ở mức 40,5 %

0, trong khi đó ở hai vùng Đông bằng sông Hồng và Đông Nam bộ nơi có hai thành phố lớn của nước ta thì chỉ số này chỉ bằng một nửa so với Tây Nguyên Theo VNDHS 2002 thì tỷ suát chết của khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn, nhiều chỉ tiêu ở khu vực thành thị chỉ bằng một một nửa so với khu vực nông thôn Chia theo vùng thì tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi cao nhất là ở miền núi trung du bắc bộ 51,8 % 0 , Thấp nhất là duyên hải nam trung bộ15,9 % 0 , Tỷ suất chết sơ sinh cao nhất cũng là miền núi trung du bắc bộ 40,9 % 0 , thấp nhất là đông nam bộ11,3 % 0 Xét theo trình độ học vấn của người mẹ, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh cao nhất là ở phụ nữ chưa đi học, tương ứng giữa thành thị và nông thôn là 66,2 và 58,6 % 0 , trong khi đó thấp nhất là phụ nữ đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên tương ứng 19,0 và 13,2 % 0

Biểu 2.7 Tỷ suất chết sơ sinh và tỷ lệ chết của trẻ em qua các năm.

Thời kỳ Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi

Tỷ lệ chết của trẻ em

(Nguồn số liệu: ĐT BĐ DS KHHGĐ1/4/2002, những kết quả chủ yếu.)

Như vậy tỷ lệ chết của trẻ em dưới một tuổi của nước ta trong hơn 50 năm qua đã giảm đi hơn một nửa, điều này rất được đáng khích lệ đối với sự phát triển của Việt Nam, và càng chứng tỏ rằng nước ta đã thực sự đạt được những thành quả trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước, theo chủ trương chính sách mà đảng và nhà nước đã đề ra cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta.

Tuổi thọ bình quân khi sinh (e 0 )

Sau 4 năm kể từ cuộc TĐTDS và nhà ở 1999, tuổi thọ của trẻ sơ sinh của Việt Nam đã tăng lên 3 tuổi cho cả nam lẫn nữ, và tăng cao hơn mức bình quân thời kỳ 1999 - 2000 của các nước trong khu vực nhưng tăng đáng kể so với 5 nước có trình độ phát triển tiên tiến của khu vực Đông Nam Á thời kỳ

1999 - 2000 Kết quả này phản ánh mức độ chết của trẻ sơ sinh nước ta giảm khá nhanh, song vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực

Biểu 2.8: Tuổi thọ bình quân khi sinh.

Tuổi thọ bình quân khi sinh: e o (năm)

(Nguồn số liệu: ĐT BĐ DS KHHGĐ1/4/2002, những kết quả chủ yếu).

Tuy nhiên đây cũng là một thành quả đã đạt được trong vấn đề nâng cao mức sống dân cư trong mấy trục năm qua của nước ta Do con người ngày càng được đáp ứng đầy đủ về vật chất cũng như về tinh thần, các điều kiện về y tế cũng ngày càng đảm bảo hơn cho sức khoẻ cộng đồng, chất lượng về dinh dưỡng, số ca lo bình quân trên đầu người đã cao hơn gấp nhiều lần so với trước kia, nên tuổi thọ của con người đã ngày càng một tăng lên cao hơn

10 tuổi so với trước kia Ở các nước phát triển do có điều kiện sống của tương đối cao, họ có điều kiện trong phát triển cả về văn hoá kinh tế chính trị xã hội, cho nên mức sống của dân cư được quan tâm chú trọng hơn nên có tuổi thọ trung bình khá cao, đa phần ở các nước đã phát triển đều có cơ cấu dân số già chiếm tỷ lệ cao như Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nhật Bản, đời sống của dân cư luôn được quan tâm đầy đủ cả về vật chất và tinh thần

III/ Thực trạng biến động về trình độ phát triển.

Trình độ phát triển của một nước luôn được phản ánh bởi trình độ phát triển về kinh tế văn hoá và chính trị Có các chỉ tiêu cơ bản làm thước đo cho sự phát triển trong vấn đề về kinh tế và văn hoá ở mỗi quốc gia Dưới đây là thực trạng về phát triển của Việt Nam xét trên hai góc độ kinh tế và văn hoá xã hội.

Thực trạng phát triển về kinh tế

Từ những năm đất nước ta còn bị ách đô hộ của bọn xâm lược thực dânPháp và đế quốc Mỹ thì nền kinh tế của chúng ta còn nghèo nàn lạc hậu,chúng không cho ta cơ hội để thay đổi phương thức sản xuất, chúng bóc lột sức lao động của nhân dân một cách tàn bạo, vơ vét tài nguyên cạn kiệt.

Trong giai đoạn này thì nước ta có ngành nông nghiệp là chủ yếu, nhưng phải chịu tô thuế rất nặng, chúng đưa dân ta đi vào đói khổ lầm than, trong những năm chiến tranh chúng ta vẫn phải dựa một phần không nhỏ viện trợ lương thực phẩm và vũ khí của Liên xô Nhưng từ khi chúng ta giành lại đất nước, đất nước ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xây dựng và phát triển Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều mục tiêu phương hướng mới cho vấn đề phát triển, ở đây phải nói đến việc xoá bỏ thời kỳ bao cấp, mở cửa nền kinh tế thị trường, phát triển theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế của nước ta đã phát triển vượt bậc, từ một nước kém phát triển giờ đây chúng ta đã được coi là một nước đang phát triển với rất nhiều thành quả đạt được về kinh tế, tốc độ tăng GDP đã tăng lên một cách đáng kể, đến năm 2002 là 7-7,3%, năm 2003 là 7-7,5%, so với các nước trong khu vực thì chúng ta chỉ đứng sau Trung Quốc về tốc độ tăng GDP Trước kia chúng ta là một nước chú trọng trong phát triển nông nghiệp, về cơ bản chúng ta đã cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp Từ khi đưa đất nước tiến theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, thì nước ta đầu tư phát triển mạnh cho phát triển công nghiệp, giá trị công nghiệp tăng mạnh theo từng năm và đã vượt xa thời kỳ trước đó Tính đến năm 2002 tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp thuỷ sản là 4.2%, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp là 14.0%, tương tự đến năm

2003 đã tăng lên 5% và 14.5% Từ khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới thì các ngành nghề dịch vụ cũng phát triển theo, tốc độ tăng giá trị các ngành dịch vụ qua các năm đã tăng lên đáng kể, năm 2002 đạt 6,8-7% và đến năm

2003 tăng lên 7-7,2% Chính sách mở cửa nền kinh tế của nước ta đã thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư của nước ngoài, rất nhiều các loại hình doanh nghiệp ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên theo từng năm, tuy nhiên cũng có thời kỳ do khủng hoảng về kinh tế chính trị trong khu vực và trên thế giới sẽ làm ảnh hưởng tới các chỉ tiêu này Từ khi bước vào công cuộc đổi mới đến nay, chúng ta đã giải quyết được rất nhiều vấn đề đáng lo ngại trong đó có việc giải quyết việc làm trong

5 2 dân cư, đây là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn trong các nước còn có trình độ phát triển hạn chế, hiện này tỷ lệ thất nghiệp của nước ta là 5.9%

Theo kết quả mới nhất của năm 2003, về phát triển kinh tế chúng ta đã đạt được như sau: tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm 2003 tăng 7.1% so với 9 tháng năm 2002, trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.97%; khu vực dịch vụ tăng 6.48% Trong 7.1% tăng trưởng của 9 tháng

2003 , khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 3.81%; khu vực dịch vụ đóng góp 2.65%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0.64% Tốc độ tăng GDP 9 tháng cao hơn mức tăng của 9 tháng 2002 là do tốc độ tăng nhanh trong khu vực công nghiệp, xây dựng đã bù được sự giảm nhẹ trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ.

Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng tính đạt 79.6% dự đoán cả năm và tăng 11.1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu trong nước đạt 77.6% và tăng 9.5%; thu từ dầu thô đạt 94% và tăng 24.2%; thu từ xuất nhập khẩu đạt 73.3% và tăng 4.8% Tổng chi ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 72.4% dự đoán cả năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 69.1%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội đạt 74.5%, chi trả nợ và viện trợ đạt 53% dự toán cả năm Số bội chi được bù đắp bằng vay trong nước 61%, phần còn lại vay của nước ngoài. Giá tiêu dùng ổn định, giá tháng 9 chỉ tăng 0.1% so với tháng trước và 1.8% so với tháng 12/2002 Triển vọng giá tiêu dùng sẽ tăng nhẹ trong quí IV và cả năm có thể tăng ở mức từ 2.5-3% so với tháng 12 năm 2002 Giá vàng tháng 9/2002 tăng 2.9% so với tháng trước và tăng 13.2% so với tháng 12/2002; tương ứng giá đô la Mỹ tăng 0.1% và tăng 1.0%.

Sản xuất nông nghiệp năm 2003 tiếp tục theo xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Sản lượng lúa ước tăng 22,2 vạn tấn so với 2002, nếu tính cả ngô, sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 37.52 triệu tấn, tăng55.86 vạn tấn so với năm 2002 Sản lượng lúa cả năm tăng không nhiều do diện tích giảm nhẹ, trong khi năng suất ước tính tăng 0.7 tạ / ha Sản xuất rau đậu và cây công nghiệp hàng năm phát triển theo hướng phục vụ chế biến xuất khẩu, trong đó sản lượng đậu tương, bông, cói, lạc tăng Sản lượng đay,mía giảm do ảnh hưởng của đợt hạn kéo dài Diện tích gieo trồng cũng như sản lượng cây công nghiệp lâu năm chủ yếu như hồ tiêu, điều và cao su ước tính đều tăng so với 2002, do giá tăng đã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích và đầu tư chiều sâu Riêng cà phê diện tích gieo trồng giảm nhưng sản lượng tăng thêm 20.4 nghìn tấn.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa Giá thực phẩm tăng đã tạo điều kiện và khuyến khích chăn nuôi phát triển, phấn đấu vượt chỉ tiêu đã đề ra, tăng hơn so với năm trước.

Thực trạng phát triển về văn hoá xã hội

Trải qua mấy mấy trăm năm dựng nước và giữ nước, con người Việt Nam luôn giữ được bản sắc của dân tộc ta, anh dũng bất khuất kiên cường, đây là truyền thống quý báu được truyền từ đời này qua đời khác Tuy nhiên chế độ phong kiến hủ tục, cùng sự áp bóc lột tàn ác của bọn đế quốc thực dân đã không cho nhân dân ta tiếp cận với nền văn minh hiện của thế giới, trong những năm đất nước ta còn sảy ra chiến tranh thì đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ lầm than, chúng không cho nhân dân ta học chữ, mà chúng chỉ dạy những gì phục vụ cho lợi ích của chúng Trong những năm chiến tranh xảy ra, chúng ta chịu nhiều tổn thất về sức người sức của, tỷ lệ sinh ở mức rất cao do nhận thức của người dân có hạn, tỷ lệ chết thì ở mức độ khá cao, do chiến tranh đem lại cùng sự lạc hậu trong y tế, các dịch bệnh thoả sức tung hoành không có điều kiện để cứu chữa việc chăm sóc sức khoẻ của cong người hầu như là không có, nó còn chịu ảnh hưởng sự nghèo đói trầm trọng trong dân cư.

Từ khi giành lại độc lập cho đất nước, nhờ các chính sách chủ chương của Đảng và Nhà nước mà đời sống của dân cư đã được cải thiện phần nào. Các chủ trương xoá đói giảm nghèo, diệt giặc dốt, giảm mức tăng dân số bằng chủ chương kế hoạch hoá gia đình được nhân dân đồng tình ủng hộ Xoá bỏ chính sách quan liêu bao cấp để bước lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá là một trong những chủ chương sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta. Trong gần 20 năm qua trong tiến trình thực hiện đổi mới và phát triển chúng ta đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng vững trắc, đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho đời sống của dân cư, xoá mù chữ,phổ cập ở bậc tiểu học cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước, nâng cấp hệ

5 4 bệnh, tuyên truyền các chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước, giữ vững an ninh chính trị quốc gia.

Tính cho đến này chúng ta đạt được rất nhiều thành quả trong quá trình phát triển về văn hoá xã hội, tốc độ tăng dân số giảm xuống còn 1.43% vào năm 1999, tỷ suất sinh thô giảm xuống còn 19.0 phần nghìn, tỷ suất chết thô chỉ còn 5.8 phần nghìn, tỷ lệ thất nghiệp là 6%, tỷ lệ dân số nghèo là 28,9%, tỷ suất tăng tự nhiên là 1,32% Trong khi đó tỷ lệ dân số biết chữ là 92,7% vào năm 2003, tuổi thọ trung bình tăng lên 71.5 trong năm 2002, chỉ số phát triển giới là 0.687 và chỉ số phát triển con người là 0.588 tính cho năm 2001. Tất cả các chỉ tiêu trên đều phản ánh sự tiến bộ vượt bậc trong phát triển của Việt Nam trong gần 20 đổi mới Với hệ thống giáo dục, y tế dày đặc được xây dựng ở tất cả các huyện thị trong các tỉnh thành trên cả nước, đã giúp một phần không nhỏ trong việc mở mang kiến thức, tiếp thu văn minh hiện đại, nâng cao đời sống của dân cư và trình độ phát triển cho khu vực nói riêng và cả nước nói chung.

Trong tiến trình phát triển, chúng ta tham gia rất nhiều hoạt động văn hoá của khu vực cũng như trên thế giới, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh quá trình hội nhập, nâng cao trình độ nhận thức nhằm đưa trình độ phát triển của chúng ta ngày càng cao hơn Tính đến thời điểm năm 2003 chúng ta đạt được những kết quả chủ yếu về văn hoá xã hội như sau: Đời sống dân cư: do sản xuất phát triển và giá cả ổn định nên nhìn chung đời sống dân cư 9 tháng tiếp tục được cải thiện Tình trạng thiếu đói tuy còn xảy ra nhưng trên phạm vi hẹp 9 tháng năm 2003, số hộ thiếu đói giảm 2.7% và số nhân khẩu thiếu đói giảm 4.6%.

Tình hình dịch bệnh: tính từ đầu năm đến 19/9/2003 có 101.6 nghìn lượt người bị sốt rét, trong đó chết 26 người và 22.7 nghìn lượt người bị sốt xuất huyết, trong đó có 43 người đã tử vong Số người nhiễm HIV trong cả nước là71.5 nghìn người, trong đó trên 10.9 nghìn bệnh nhân AIDS và 6.1 nghìn người đã chết do AIDS Số người bị ngộ độc thực phẩm là 2.7 nghìn người,trong đó 28 người đã tử vong.

Hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của cả nước và đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân Trong 9 tháng năm 2003, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao được hướng vào kỷ niệm các ngày lễ lớn, Cách mạng tháng tám, Quốc khánh 2/9 và tuyên truyền cho SEA Games 22 Công tác phát thanh, truyền hình được đẩy mạnh, đảm bảo thời lượng phát sóng và nâng cao chất lượng của các chương trình.

Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi động trên cả nước Từ đầu năm đến nay ngành thể dục thể thao gắn liền với những ngày lễ lớn và đặc biệt là hướng tới SEA Games 22 và PARA Games 2 Trong thể thao thành tích cao, đã tập trung lực lượng và nguồn lực cho SEA Games 22; tăng cường đầu tư trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, chế độ chăm sóc đối với các vận động viên Việt Nam tham dự SEA Games 22 Đã cơ bản xác định được thành phần các đội tuyển tham dự SEA Games 22, với hơn 1 nghìn vận động viên, 152 huấn luyện viên và 48 chuyên gia nước ngoài của 32 đội tuyển Các công trình, dự án trực tiếp phục vụ tổ chức SEA Games 22 và PARA Games 2 đã cơ bản hoàn thành và có thời gian để vận hành thử Hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh Công tác chuẩn bị phục vụ cho SEA Games 22 và PARA Games 2 được các ngành, các cấp chú trọng và có các phương án chi tiết; các công việc đã triển khai đạt kết quả tốt.

Giáo dục và đào tạo; Kết thúc năm học 2002-2003, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học đạt 99.6% và tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 92.1% (cấp tiểu học và trung học phổ thông cao hơn năm trước).

Sau một năm thực hiện chương trình học, cải cách mới ở lớp 1 và lớp 6, kết quả kiểm tra chất lượng cuối năm học ở hai lớp này đều khá cao, như vậy những thiếu sót trong sách giáo khoa ở hai lớp này đã được phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng năm học 2003-2004 được diễn ra trong trật tự, an toàn và theo đúng qui chế ở tất cả các khâu chuẩn bị; ra đề, tổ chức thi, chấm bài và tuyển sinh Tổng số thí sinh đăng ký dự thi nguyện vọng 1 vào các trường đại học, cao đẳng giảm 8% so với năm 2002, do thể lệ

5 6 của tuyển sinh có sự thay đổi Tỷ lệ thí sinh dự thi đạt 80,3% số thí sinh đăng ký Số thí sinh bị xử lý kỷ luật trong cả 2 đợt thi là 3985 thí sinh, trong đó bị đình chỉ là 3348 trường hợp và phát hiện, xử lý tại chỗ 10 cặp thi hộ.

Năm học 2003-2004 cả nước có khoảng 2.6 triệu trẻ em từ 0-5 tuổi đến lớp, tăng 2.1% so với năm học trước; số học sinh tiểu học giảm 3,7%; học sinh trung học phổ thông tăng 4.5%.

Thực trạng phát triển chung

Cùng với sự tiến bộ của nhân loại, Việt Nam đang ngày càng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy phát triển bền vững cả về kinh tế văn hoá chính trị Điều này được phản ánh bằng chỉ số phát triển chung của xã hội như chỉ số phát triển con người, chỉ số phát triển giới Trong hơn nửa thập kỷ qua chúng ta đã đạt được những kết quả tiến bộ cho sự phát triển chung, như chỉ số phát triển con người đã được nâng cao đáng kể theo từng năm từng thời kỳ được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Biểu 2.9: Chỉ số phát triển con người HDI.

(Nguồn số liệu: Báo cáo phát triển con người 2001)

Như vậy chỉ hơn 10 năm qua chỉ số phát triển con người đã phần nào phản ánh được trình độ phát triển của nước ta, tuy nhiên chúng ta vẫn còn đang được coi là nước đang phát triển, so với một số nước trong khu vực thì trình độ phát triển của chúng ta chỉ ở mức trung bình, nhưng chúng ta vẫn đang trên đà phát triển, tiến tới đưa đất nước văn minh giàu đẹp, nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân, phát triển bền vững ổn định cả về kinh tế văn hoá chính trị.

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC

Nguồn số liệu

Trong hơn nửa thập kỷ qua, cùng với sự phát triển tiến bộ của nhân loại, từ khi giành được độc lập cho dân tộc chúng ta đang từng bước vươn lên phát triển, phấn đấu đưa xã hội ngày càng phát triển hoàn thiện hơn Trong thời gian vừa qua chúng đã đạt được rất nhiều chỉ tiêu quan trọng cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước Các chỉ tiêu được đề ra, các mục tiêu cần hướng tới, các cuộc điều tra thăm dò, các đề xuất nêu lên của tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hoá, chính trị Xét trong điều kiện Việt Nam hiện nay vấn đề về phát triển luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng quan tâm, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề xã hội mang tầm cỡ quốc gia theo từng thời kỳ giai đoạn khác nhau

Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các biến dân số tới phát triển của Việt Nam đòi hỏi phải có sự chính xác tương đối cao, do đó cần phải có số đơn vị quan sát rộng lớn thì mới đưa lại kết quả chính xác Chính vì thế việc nghiên cứu trên phạm vi 61 tỉnh thành của nước ta sẽ đem lại kết quả khả quan hơn trong đề tài này Vì vậy nguồn số liệu đưa vào trong nghiên cứu chủ yếu được lấy từ các số liệu thống kê đã được công bố từ kết quả “Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999” và “Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 1999” Việc phân tích cần có sự kết hợp giữa hai nguồn số liệu này Bởi đây là các yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau, chỉ số phát triển con người chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố trong các lĩnh vực về kinh tế văn hoá xã hội, các yếu tố về sự biến động dân số cũng có phần tác động không nhỏ tới chỉ số phát triển chung Chính vì thế, để nghiên cứu các biến có ảnh hưởng tới chỉ số phát triển, ta chọn chỉ số phát triển con người làm đại diện cho sự phát triển, khi đó để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố, ta chọn các biến phản ánh sự

5 8 biến động dân số dùng làm biến nguyên nhân để nghiên cứu sự ảnh hưởng tới chỉ số phát triển con người.

1 Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999.

Tuy nhiên trong đề tài này, để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu dân số đến sự phát triển ở Việt Nam, việc thu thập số liệu cần bám sát với thực tiễn của sự phát triển, đồng thời đòi hỏi số liệu phải được điều tra trên quy mô rộng lớn thì sẽ đưa lại kết quả chính xác hơn Do đó, việc thu nhập số liệu của cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 sẽ phần nào mang lại kết quả chính xác hơn các cuộc điều tra dân số giữa kỳ của các năm khác, bởi đây là cuộc điều tra thống kê với quy mô lớn trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước, nhằm thu nhập và phổ biến các thông tin toàn diện, liên quan đến cấu trúc các đặc trưng của dân số và nhà ở đối với toàn lãnh thổ cũng như cho từng địa phương Mặt khác đây cũng là cuộc điều tra tổng điều tra dân số gần đây nhất của nước ta trong chu kỳ 10 năm một lần, nó có nội dung thông tin kinh tế văn hoá toàn diện hơn.

2 Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 1999.

Dựa trên cơ sở các số liệu thống kê được lấy ra từ trong kết quả “Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 1999” nêu lên những thành tựu phát triển con người đã đạt được trong quá trình đổi mới ở nước ta trong thời gian qua cũng như những thách thức mà chúng ta phải đối mặt và những nhiệm vụ phải tiếp tục giải quyết trong quá trình đổi mới vì mục tiêu phát triển con người. Báo cáo đã đưa ra được các chỉ số phát triển cơ bản như chỉ số HDI, HPI, GDI cho cả 61 tỉnh thành trong cả nước và cho các vùng theo phân loại của tổng cục thống kê

3 Lựa chọn biến phân tích.

Có rất nhiều biến dân số có sự ảnh hưởng tới trình độ phát triển như: tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô, tổng tỷ suất sinh, tuổi thọ trung bình tuy nhiên trong đó tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô tác động nhiều đến tốc độ gia tăng dân số, còn các biến như: tổng tỷ suất sinh (TFR) và tỷ suất chết sơ sinh

(IMR) có ảnh hưởng lớn hơn tới trình độ phát triển, do vậy việc lựa chọn hai biến này sẽ cho ta một kết quả khả quan hơn trong việc phân tích Để phản ánh trình độ phát triển, chúng ta cần chú ý tới một số chỉ tiêu quan trọng như chỉ số phát triển con người, chỉ số phát triển giới Trong đề tài nghiên cứu này việc chọn chỉ số phát triển con người làm đại diện cho trình độ phát triển của Việt Nam, bởi đây là chỉ tiêu được tính cho sự phát triển của mỗi quốc gia theo quy định của các tổ chức thế giới, mặt khác chỉ tiêu này luôn tính cho từng năm ở mối quốc gia và nó phản ánh một cách tương đối chính xác cho trình độ phát triển ở mỗi quốc gia.

áp dụng mô hình hồi quy nghiên cứu tác động của các yếu tố phản ánh mức sinh mức chết đến chỉ số phát triển con người

Ở đây tập trung khai thác mô hình hồi quy đơn và bội, mà chủ yếu là các mô hình tuyến tính như đã trình bày ở trên có dạng: y = a0 +a1.x1+a2.x2

Với i = 1,2, ,n y - biến phụ thuộc (chỉ số phát triển con người - HDI) xi - các biến độc lập

Bi - hệ số hồi quy Để phản ánh sự phát triển con người ở Việt Nam thì chỉ số phát triển con người là chỉ số tốt nhất được dùng, do đó chọn chỉ số phát triển con người (HDI) làm biến phụ thuộc y.

Với việc phân tích định tính của nguồn số liệu thu được, ta có thể xác định các biến độc lập cơ bản như sau: tổng tỷ suất sinh (TFR) là x1, tỷ suất chết sơ sinh (IMR) là x2.

Dựa trên hai nguồn số liệu thu thập được đã được công bố trong “báo cáo phát triển cong người Việt Nam” và “tổng điều tra dân số và nhà ở 1999” ta có thể sắp xếp số liệu với 4 cột là tên 61 tỉnh thành tiếp đến là cột chỉ số phát triển con người HDI là biến phụ thuộc y và hai cột tổng tỷ suất sinh TFR

- x1 và tỷ suất chết sơ sinh IMR - x2 là biến độc lập Các dòng là thứ tự 61 tỉnh thành trong cả nước phân theo vùng kinh tế địa lý Với nguồn số liệu như sau:

Thừa Thiên - Huế 0.658 3.35 30.35 Đà Nẵng 0.760 2.27 19.05

1 Phân tích ảnh hưởng của tổng tỷ suất sinh TFR - x 1 và tỷ suất chết sơ sinh IMR - x 2 đến chỉ số phát triển con người HDI. Đây được coi là quan hệ tuyến tính giữa nhiều tiêu thức số lượng với biến HDI - y là biến phụ thuộc còn biến TFR - x1 và IMR - x2 là hai biến độc lập Như vậy ta chọn dạng phương trình tuyến tính để biểu diễn mối liên hệ này Bằng việc sử dụng chương trình SPSS ta thu được kết quả của mô hình như sau:

Multiple R (Hệ số tương quan) = 0.778

R Square = 0.606 Adjusted R Square = 0.592 Standard Error (SSE) = 0.040289

Ta tính được các hệ số hồi quy của mô hình này là:

Ta có dạng của phương trình là: y = 0.799 - 0.0180*x1 - 0.002604*x2

Từ kết quả tính toán trên ta thấy, hệ số tương quan bội R = 0.778 chứng tỏ mối liên hệ giữa tiêu thức kết quả với các tiêu thức nguyên nhân tương đối chặt chẽ, hệ số tương quan điều chỉnh R 2 = 0.606 nói lên các yếu tố nguyên nhân trong mối liên hệ này giải thích được 60.6% sự biến động của chỉ số phát triển con người Trong mối liên hệ này thì cả tổng tỷ suất sinh và tỷ suất chết sơ sinh đều có tỷ lệ nghịch với chỉ số phát triển con người, bởi R1 =- 0.616 và R2 = - 0.758.

Hệ số chặn a0 = 0.799 nói lên sự ảnh hưởng của các yếu tố khác đến HDI ngoài hai yếu tố trên, hệ số hồi quy của tổng tỷ suất sinh TFR-x1 là a1=0.01806 cho biết khi tổng tỷ suất sinh giảm 1 con/ phụ nữ thì sẽ làm cho chỉ số phát triển con người HDI-y tăng 0.01806 đơn vị Tương tự đối với hệ số hồi quy của tỷ suất chết sơ sinh IMR-x2 là a2=0.002604 cho biết khi tỷ suất chết sơ sinh giảm 1 % 0 thì sẽ làm cho chỉ số phát triển con người HDI-y tăng0.002604 đơn vị Điều này được chứng minh trên số liệu ở biểu 3, cho thấy các tỉnh như: Tây Nguyên, Đắc Lắc, Kom Tum, Hà Giang, Cao Bằng có tổng tỷ suất sinh à tỷ suất chết sơ sinh cao thì đều có chỉ số phát triển con người đạt mức thấp, trong khi đó các tỉnh như TP.Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng Hải Dương, Thái Bình có các chỉ tiêu tổng tỷ suất sinh và tỷ suất chết sơ sinh thấp thì có chỉ số phát triển con người rất cao, cao nhất so với các tỉnh thành trong cả nước

2 Phân tích ảnh hưởng của tổng tỷ suất sinh TFR - x 1 đến chỉ số phát triển con người HDI.

Từ nguồn số liệu trong biểu 3.1, bằng việc sử dụng chương trình SPSS ta có thể biết được dạng đồ thị của mối liên hệ tuyến tính giữa tổng tỷ suất sinh TFR - x1 và chỉ số phát triển con người HDI như sau: Đồ thị 3.2: Mối quan hệ giữa TFR và HDI ở Việt Nam

The linked image cannot be displayed The file may have been moved, renamed, or deleted Verify that the link points to the correct file and location.

Dựa vào đồ thị trên, bằng việc sử dụng phần mềm SPSS ta tính được kết quả của các mô hình biểu thị mối quan hệ giữa tổng tỷ suất sinh TFR - x1 và chỉ số phát triển con người HDI như sau:

Mô hình 1: Phương trình đường thẳng.

Multiple R (Hệ số tương quan)= 0.61615

Adjusted R Square = 0.36912 Standard Error (SSE) = 0.05009 Các hệ số của phương trình hồi quy:

Mô hình 2: Phương trình Hypebol.

Multiple R (Hệ số tương quan) = 0.61762

R Square = 0.38146 Adjusted R Square = 0.37097 Standard Error (SSE) = 0.05002 Các hệ số của phương trình hồi quy:

Mô hình 3: Phương trình Parabol bậc 2.

Multiple R (Hệ số tương quan) = 0.62676

R Square = 0.39283 Adjusted R Square = 0.37189 Standard Error (SSE) = 0.04998 Các hệ số của phương trình hồi quy:

Từ các mô hình đã nêu ở trên, để lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho việc phân tích, ta cần phải kiểm tra các hệ số của mô hình có phù hợp hay không bằng cách dùng kiểm định (t), sau đó ta xét đến sai số chuẩn giữa các mô hình và chọn mô hình có sai số chuẩn (SSE) nhỏ nhất

Qua kết quả tính toán ở 3 mô hình trên, so sánh sai số chuẩn của các mô hình kết hợp với sự kiểm định sự phù hợp các hệ số hồi quy (Sig - t) trong mô hình ta chọn được mô hình 2 phương trình Hypebol là có sự phù hợp, bởi các mô hình này đều có sự kiểm định hệ số hồi quy phù hợp vì đều lớn hơn 0.025 Mặt khác lại có sai số chuẩn nhỏ nhất Standard Error (SSE) = 0.05002.

Từ đây ta có phương trình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa tỷ suất sinh TFR

- x1 và chỉ số phát triển con người HDI như sau:

Với: R = 0.61762 và R 2 = 0.38146 Điều này cho thấy, mối liên hệ của TFR và HDI tương đối chặt chẽ, biến về tỷ lệ của tổng tỷ suất sinh giải thích được 38.146% sự thay đổi của chỉ số phát triển con người.

Ta có TFR và HDI có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Mặt khác hệ số chặn a = 0.500112 do ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài yếu tố tổng tỷ suất sinh tác động đến chỉ số phát triển con người Ngoài ra mô hình này còn cho thấy tổng tỷ suất sinh có tỷ lệ nghịch với chỉ số phát triển con người, khi tổng tỷ suất sinh giảm 1 con/phụ nữ thì sẽ làm cho chỉ số phát triển con người tăng0.369608 đơn vị và ngược lại Điều này được chứng minh qua bảng số liệu ở trên, đối với các vùng sâu vùng xa còn khó khăn trong vấn đề phát triển nhưTây Nguyên, Lào Cai, Đắc Lắc có tổng tỷ suất cao thì có chỉ số phát triển con người rất thấp so với các tỉnh khác trong cả nước

3 Phân tích ảnh hưởng của tỷ suất chết sơ sinh IMR - x 2 đến chỉ số phát triển con người HDI.

Từ nguồn số liệu trong biểu 3.1 đưa vào chương trình SPSS ta có thể biết được dạng đồ thị của mối liên hệ tuyến tính giữa tỷ suất chết sơ sinh IMR

- x2 và chỉ số phát triển con người HDI như sau: Đồ thị 3.3: Mối quan hệ giữa IMR và HDI.

The linked image cannot be displayed The file may have been moved, renamed, or deleted Verify that the link points to the correct file and location.

Trong đồ thị trên gồm có đường hồi quy thực tế là Observed, và các dạng đồ thị tương ứng với các dạng phương trình đường thẳng (linear), phương trình Hypebol (Inverse), phương trình Parabol bậc 2 (Quadratic) được coi là đưòng hồi quy lý thuyết mà ta cần phải lựa chọn qua kết quả tính toán ở phần dưới đây

Ngày đăng: 12/07/2023, 11:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạp chí “Dân số và phát triển” số 9 - 10/2003. (Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số và phát triển
2. “Dự án VIE/01/P12” - Trung tâm thông tin. (Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án VIE/01/P12
3. “Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001”. PGS.TS.Đặng Quốc Bảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001
4. “Kết quả điều tra chủ yếu”, điều tra nhân khẩu học giữa kỳ 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra chủ yếu
5. Tổng điều tra Dân số và nhà ở 1999, “Kết quả điều tra mẫu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra mẫu
8. Điều tra BĐDS - KHHGĐ 1/4/2002, “Những kết quả chủ yếu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kết quả chủ yếu
9. Giáo trình: “Dân số Học”. Trường ĐH KTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số Học
10. Giáo trình: “Thống kê Dân số”. TS.Phạm Đại Đồng. Trường ĐH KTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê Dân số
11. Giáo trình: “Kinh tế Phát triển”. Trường ĐH KTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Phát triển
12. Giáo trình:“Lý thuyết Thống kê”. PGS.TS.Tô Phi Phượng.Trường ĐH KTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Thống kê
6. Tổng điều tra mức sống dân cư Khác
7. Điều tra biến động DS - KHHGĐ 1/4/2001.” Những kết quả chủ yếu” Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w