1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bao bì việt nam

81 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bao bì việt nam
Người hướng dẫn Thầy Trần Quý Liền
Trường học Công ty cổ phần bao bì việt nam
Thể loại thực tập
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 114,18 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM (3)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (3)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty (5)
    • 1.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (8)
    • 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty (10)
    • 1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty (11)
      • 1.5.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty (12)
      • 1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán (13)
  • PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM (16)
    • 2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty (16)
    • 2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty (17)
      • 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (20)
      • 2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (36)
      • 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (47)
      • 2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (55)
    • 2.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty (64)
      • 2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang (64)
      • 2.3.2. Tính giá thành sản phẩm (65)
    • 3.1. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty (68)
      • 3.1.1. Những ưu điểm (68)
      • 3.1.2. Những tồn tại (69)
    • 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bao bì việt nam (71)
  • KẾT LUẬN (77)

Nội dung

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần bao bì Việt nam đợc thành lập tháng 7/1976, với tên gọi: Công ty bao bì xuất khẩu Công ty bao bì xuất khẩu là doanh nghiệp nhà nớc trực thuộc Bộ Ngoại Thơng (Bộ Thơng Mại – nay là Bộ Công Thơng).

* Chức năng nhiệm vụ của công ty:

Tổ chức sản xuất, gia công bao bì cung cấp cho các Doanh nghiệp đóng hàng xuất khẩu đi các thị trờng ngoài nớc.

Công ty có địa chỉ tại Hà nội,

Văn phòng công ty có các phòng nghiệp vụ: Phòng Tổ chức - Hành chính; PhòngTài vụ; phòng Kế hoạch; Phòng Kỹ thuật, phòng Kiến thiết cơ bản, phòng Giao nhận; Đội xe vận chuyển và Tổng kho tại Đông Anh.

Công ty có các chi nhánh trực thuộc: Chi nhánh Bao bì Hải Phòng; Chi nhánh Bao bì Đà Nẵng và Chi nhánh Bao bì Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty có các xí nghiệp trực thuộc: Xí nghiệp Bao bì I; Xí nghiệp Bao bì II và Xí nghiệp Bao bì Hải Hng.

Cuối năm 1985, do yêu cầu phát triển, Xí nghiệp Bao bì Hải Hng đợc

Bộ Ngoại Thơng quyết định chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Xuất nhập Khẩu Rau quả và vẫn tiếp tục sản xuất bao bì.

Năm 1987 công ty đợc UNDP tài trợ dự án nghiên cứu phát triển bao bì trị giá trên 1 triệu USD và hình thành thêm Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển bao bì.

Cuối năm 1989 thực hiện Nghị quyết Trung Ương về đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, Bộ Ngoại Thơng có quyết định tách một số đơn vị trực thuộc công ty thành các công ty độc lập trực thuộc Bộ Cụ thể là:

+ Tách Xí nghiệp Bao bì I thành lập Công ty sản xuất và XNK bao bì,

+ Tách Xí nghiệp bao bì II thành lập Công ty Sản xuất bao bì và hàng xuÊt khÈu,

+ Tách Chi nhánh Bao bì Thành phố Hồ Chí Minh thành Công ty sản xuất gia công bao bì và hàng xuất khẩu.

Công ty lấy tên là Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì

Về cơ cấu tổ chức công ty còn lại các phòng nghiệp vụ, Chi nhánh Hải phòng và Chi nhánh Đà nẵng Thời điểm này công ty thành lập thêm 2 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu làm nhiệm vụ trực tiếp xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa; đồng thời xây dựng các phơng án để chuẩn bị đầu t thành lập các xí nghiệp sản xuất bao bì

Năm 1993 Công ty đầu t thành lập Xí nghiệp bao bì Carton sóng tại Hà nội; đồng thời tập trung nâng cấp bộ phận in của Trung trâm nghiên cứu và ứng dụng thành Xởng in và Bao bì Đầu năm 1995, Công ty đầu t phát triển Xí nghiệp bao bì carton sóng tại hải Phòng và cuối 1995 đầu t thành lập Xí nghiệp Carton sóng tại Đà Nẵng Cũng trong thời gian này công ty đầu t thêm thiết bị, hoàn chỉnh dây truyền In và sản xuất bao bì cho xởng thực nghiệm và đến 1997 nâng cấp thành Xí nghiệp in và bao bì.

Công ty tiếp tục phát triển và mở rộng về qui mô và mặt hàng kinh doanh Từ chỗ công ty chỉ chuyên cung cấp bao bì cho hàng xuất khẩu theo chỉ tiêu, công ty đã vơn lên trực tiếp xuất nhập khẩu, kinh doanh đa dạng, phát triển thêm nhiều mặt hàng bao bì và kinh doanh các mặt hàng khác Công ty đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bao bì trong cả nớc. Đến cuối năm 2004, thực hiện chủ trơng cổ phần hoá doanh nghiệp của Đảng và Chính phủ, Công ty đã triển khai xây dựng phơng án, tiến hành các bớc theo qui định đầu năm 2005 đợc Bộ thơng mại phê duyệt phơng án, ra quyết định cổ phần hoá công ty Xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì thành Công ty cổ phần bao bì Việt nam với số vốn diều lệ là 20 tỷ đồng

Công ty đã tiến hành đại hội cổ đông và chính thức hoạt động theo Điều lệ Công ty cổ phần từ ngày 04/04/2005 cho đến nay.

Về cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần bao bì Việt nam có:

+ Các phòng nghiệp vụ: Phòng Tổ chức – hành chính; Phòng Kế hoạch - Đầu t; Phòng Tài chính - kế toán,

+ Các phòng Kinh doanh – dịch vụ: Chi nhánh bao bì Hải phòng; Phòng KD 1; Phòng KD 2; Phòng KD 5; Phòng KD 6; Phòng KD 8 và Tổng kho Cổ Loa.

+ Các đơn vị sản xuất: Xí nghiệp In và bao bì VPC; Xí nghiệp bao bì Hùng V- ơng.

Số lao động hiện có của công ty là 300 ngời cha kể thờng xuyên có khoảng hàng trăm lao động thời vụ.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bảo đảm nguyên tắc giữ vững mặt hàng kinh doanh truyền thống là bao bì; phát triển đa dạng các mặt hàng kinh doanh khác; tập trung duy trì phát triển sản xuất, lấy sản xuất làm gốc cho phát triển kinh doanh.

Với nguyên tắc trên, hoạt động của Công ty ngày càng phát triển Cho đến nay doanh số bán hàng hàng năm của Công ty đạt xấp xỉ 500 tỷ, lợi nhuận đạt 10 tỷ đồng Đại hội cổ đông đầu năm 2008 đã quyết định phát hành tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng tạo điều kiện để công ty có đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục đầu t phát triển sản xuất, kinh doanh trong những năm về sau.

Tên công ty hiện nay: Công ty cổ phần bao bì Việt Nam Địa chỉ: 31 phố Hàng thùng Hoàn Kiếm Hà Nội

Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

Trụ sở Công ty tại Km8 - quốc lộ 1A, đờng Giải Phóng - Hà Nội, với hệ thống trang thiết bị đầu t hiện đại đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi Hệ thống thông tin bao gồm các máy điện thoại, Telex, Fax, máy tính đến tất cả các phòng ban và các chi nhánh, cửa hàng có thể liên lạc với nớc ngoài 24/24h đã góp phần đem lại những thông tin kinh doanh kịp thời.

- Trụ sở công ty tại km số 8 Pháp Vân có diện tích: 8000m 2

- Cơ sở 31 Hàng Thùng có diện tích: 1.200m 2

- Khu vực Hải Phòng có diện tích: 2000m 2

- Khu vực Đà Nẵng có diện tích: 5000m 2

- Ngoài ra công ty còn có 1 kho tàng với diện tích hàng ngàn m 2 , nhiều phơng tiện chuyên chở, bốc dỡ.

- Lực lợng LĐ: Công ty đang dần kiện toàn bộ máy lao động cho phù hợp với tình hình mới, đủ điều kiện gánh vác nhiệm vụ kinh doanh cả trong và

6 ngoài nớc, đi đôi với việc bồi dỡng trình độ nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ cho toàn cán bộ công nhân viên trong công ty.

Công ty có gần 200 cán bộ công nhân viên với quỹ lơng và thu nhập bình quân trên đầu ngời tăng dần theo từng năm Quỹ lơng năm 2005 là 2.720 triệu đồng và thu nhập bình quân là 1.192.000 đồng, năm 2006 quỹ lơng và thu nhập bình quân đầu ngời đều tăng nhiều hơn so với năm 2005 lần lợt là 4.000 triệu và 1.400 đồng Công ty đã rất cố gắng để cải thiện tốt cho đời sống của ngời lao động.

Hiện nay công ty đang sản xuất kinh doanh các mặt hàng chủ yếu:

- Bao bì cao cấp màng phức hợp.

- Túi xỗp siêu thị các loại.

- Các loại hộp carton sóng 3 lớp, 5 lớp.

Ngoài ra công ty còn:

- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng do công ty sản xuất và nhập khẩu vật t, thiết bị phục vụ nhu cầu của công ty và thị trờng.

- Tận dụng các cơ sở hiện có làm nhà cho thuê, văn phòng đại diện cho các tổ chức khác.

Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh trong 2năm 2007 - 2008 của Công ty cổ phần bao bì việt nam ĐVT: Triệu đồng

4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 111 120

Có thể thấy trên đây là một số kết qủa đáng mừng của đơn vị Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng khá cao trong 2năm Các chỉ tiêu chi phí cũng tăng song tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu vì thế có thể khẳng định doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc tiết kiêm chi phí Điều này chứng tỏ các định mức tiêu hao vật liệu, các kế hoạch của đơn vị đề ra là tương đối hiệu quả Chỉ tiêu các khoản giảm trừ doanh thu giảm cho thấy doanh nghiệp đã cải thiện chất lượng sản phẩm nên số lượng hàng bị trả lại và giảm giá hàng bán giảm Như vậy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là khá tốt và đáng biểu dương.

Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh

Phòng tổ chức hành chínhPhòng kế hoạch đầu t Phòng kế toán - Tài vụ Phòng

Phòng tổ chức tiền l ơng

Phân x ởng nhựa Phân x ởng bao bì cao cấp

Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Công ty cổ phần bao bì việt nam là công ty cổ phần hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng Đứng đầu Công ty là Ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp tới từng phòng ban, xí nghiệp thành viên giúp việc cho Ban giám đốc và các phòng chức năng.

SƠ ĐỒ 1.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM huyi hợp

- Giám đốc Công ty: là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty, có năng lực tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh, đối nội và đối ngoại tốt,được sự tín nhiệm của các thành viên Giám đốc Công ty phụ trách chung là người điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, có quyền nhân danh Công ty trong mọi trường hợp, chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới chịu trách nhiệm với các thành viên khác của Công ty Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác tổ chức quản lý, tổ chức công tác tài chính kế toán, kế hoạch sản xuất kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động hoặc mời chuyên gia cố vấn (nếu cần) Giám đốc chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Nhà nước về tất cả các hoạt động của Công ty

- Phó giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ phụ trách về kỹ thuật sản xuất, điều độ sản xuất.

- Phó giám đốc kinh doanh: là ngời tham mu giúp việc cho giám đốc về khâu mua nguyên vật liệu, tính giá thành, lập kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

- Phòng kế toán: Giúp Công ty thực hiện các chính sách hiện hành về thuế, thống kê, kế toán, chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động.

Tổ chức hạch toán trong Công ty giúp Giám đốc giám sát và chuyển đổi hoạt động của Công ty đạt hiệu quả cao, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Công ty về công tác kế toán, tài chính của Công ty.

- Phòng kế hoạch đầu t: chịu trách nhiệm lập các kế hoạch tài chính, lập các dự án phân phối vốn, đồng thời có nhiệm vụ theo dõi thông tin về chất lợng sản phẩm, thông tin kỹ thuật của từng loại, những biến động về giá cả, cách thức giao nhận hàng, hình thức thanh toán.

- Phòng tổ chức – hành chính: có chức năng tham mưu về cơ cấu sắp xếp tổ chức, định biên về tuyển dụng hợp đồng lao động, về công tác đào tạo lại và đào tạo mới, bổ nhiệm cán bộ thừa hành Có nhiệm vụ sắp xếp bộ máy quản lý xây dựng thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động của Công ty Tổ chức hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ Cán bộ công nhân viên. Duy trì mối quan hệ với các tổ chức xã hội, quản lý con dấu, công văn giấy tờ của Công ty.

- Phòng kinh doanh dịch vụ: có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiêu thụ sản phẩm Căn cứ vào nhu cầu thông tin trên thị trường, phòng kinh doanh tiếp thị xây dựng giá

Kế toán trưởng kiêm KT TSCĐ, KT thuế

Thủ quỹ KT chi phí giá thành

Kế toán bán hàng Kế toán vật tư thành, kế hoạch giá thành, kế hoạch sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao nhất và đảm bảo công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của toàn Công ty.

- Phòng tổ chức tiền lơng: có nhiệm vụ thanh tra, bảo vệ, xét thi đua khen thởng, kỷ luật, chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên Ngoài ra phòng còn phụ trách lao động tiền lơng.

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ1.2: tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

- Kế toán trưởng: Chịu mọi trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty, giữ nhiệm vụ quản lý tài chính và giám sát thực hiện các chính sách và chế độ tài chính Đồng thời theo dõi quản lý tình hình tăng, giảm tài sản của Công ty Làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế của Công ty.

- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi công nợ các cá nhân trong và ngoài Công ty và chịu sự giám sát và điều hành của kế toán trưởng Giao dịch với Ngân hàng và theo dõi các khoản tiền, tiền gửi.

- Thủ quỹ: Có chức năng cất giữ thu chi trên cơ sở chứng từ thu chi hợp lệ và bảng thu chi.

- Kế toán chi phí giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí đã chi ra trong kỳ để tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu của Công ty, có kế hoạch kiến nghị làm giảm được chi phí nguyên vật liệu trong từng đơn hàng.

- Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi hình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng để thông báo cho kế toán thanh toán có kế hoạch thu hồi nợ và chịu sự giám sát của kế toán trưởng.

Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

Trong Công ty việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán do bộ máy kế toán đảm nhiệm Vì vậy tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều quan trọng nhằm đáp ứng cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của người cán bộ kế toán Đó là những yêu cầu cơ bản của công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp.

Hiện nay để đáp ứng những yêu cầu nói trên, lại phù hợp với đặc điểm sản xuất tổ chức quản lý, Công ty cổ phần bao bì việt nam đã áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung Do đó toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty Ở các phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện việc hạch toán ban đầu, thu thập và kiểm tra chứng từ, định kỳ gửi chứng từ này về phòng kế toán Công ty.

Hình thức tổ chức công tác bộ máy kế toán tập trung tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo các nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất

1 2 của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của Giám đốc Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.5.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

Hệ thống chế độ kế toán của doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hiện nay Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (tính từ 01/01/N đến 31/12/N).

Kỳ kế toán Công ty áp dụng hiện nay là theo tháng, bên cạnh đó Công ty sử dụng kế toán theo quý (Trong trường hợp hàng quý phải lập báo cáo kế toán nội bộ).

Bao gồm: - Bảng cân đối kế toán

- Bảng Thuyết minh báo cáo tài chính

- Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị Tiền tệ sử dụng Công ty áp dụng là đồng Việt Nam Chuyển đổi các dòng tiền khác theo tỷ giá công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm hạch toán.

Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá trị vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân tháng, kiểm kê hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Hình thức sổ kế toán áp dụng theo phương thức nhật ký chung và sử dụng phần mềm Fast accounting.

Sổ nhật ký đặc biệt

Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Bảng tổng hợp chi tiết

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

SƠ ĐỒ 1.3: HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

1.5.2 Hệ thống chứng từ kế toán

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên kế toán cũng như điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác kế toán của Công ty Đồng thời nhận biết đầy đủ nội dung, đặc điểm áp dụng, trình tự và phương pháp ghi chép của mỗi hình thức kế toán, Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung.

Hệ thống sổ kế toán của Công ty.

Phiếu thu, phiếu chi, GBN, GBC, phiếu nhập, phiếu xuất …

- Số thẻ kế toán chi tiết các tài khoản

- Sổ nhật ký đặc biệt

- Bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản

- Bảng cân đối số phát sinh

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả HĐSXKD

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

- Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt.

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

- Sổ tổng hợp thống kê.

Hình thức sổ kế toán nhật ký chung rất thuận tiện cho việc xử lý công tác kế toán trên máy vi tính, đặc biệt sử dụng phần mêm kế toán Fast accounting như hiện nay đang sử dụng sẽ giảm được khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán và đảm bảo độ chính xác của thông tin.

Sơ đồ 1.4: hạch toán kế toán theo hình thức sổ NKC

Thực hiện trên phần mềm fast accouting

Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như: Phiếu thu, phiếu chi, GBN, GBC, hoá đơn GTGT … đã được kiểm tra, hợp lệ, có đầy đủ chữ ký, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các phần hành phù hợp đã được thiết kế nằm trên phần mềm Fast accounting Từ đó các thông tin tự động nhập vào các sổ chi tiết các TK, sổ tổng hợp các TK, sổ nhật ký chung, sổ cái các TK.

Cuối tháng kế toán thực hiện khoá sổ và lập BCTC tháng Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác trung thực các thông tin đã được nhập trong kỳ.

Kế toán có thể kiểm tra đối chiếu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Công ty cổ phần bao bì việt nam sử dụng phần mềm kế toán và Exel vì vậy mỗi nhân viên kế toán được trang bị 1 máy tính.

Tất cả các máy tính trong phòng kế toán được kết nối mạng lan với nhau và kế toán trưởng sẽ phân quyền cho các nhân viên theo từng phần hành mà họ đảm nhận chính vì vậy mỗi nhân viên kế toán chỉ đảm nhận một số tài khoản nhất định Vì thế mỗi nhân viên kế toán phải chịu trách nhiệm về các phần hành mà mình quản lý và cũng đảm bảo cho số liệu không bị mất.

Bể ngâm Máy nghiền rửa Máy nghiền đĩa

Bể trung gianKhuấy trònMáy bơm seoMáy seo giấyGiấy khôMáy xén tự độngNhập kho

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM

Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

Tại Công ty cổ phần bao bì việt nam thì tình hình sản xuất phụ thuộc vào các đơn đặt hàng vì vậy mà Công ty không tiến hành sản xuất hàng loạt.Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bao gồm các quy trình kỹ thuật sau: Sơ Đồ 2.1

Giải thích quy trình công nghệ sản xuất giấy:

Nguyên vật liệu được tập trung ở trên bãi, qua xử lý thủ công đưa vào hệ thống bể ngâm, đưa vào máy nghiền và rửa qua nghiền đĩa 1 sang nghiền đĩa 2, bột đưa vào bể chứa, từ bể chứa bột được đưa vào bể trung gian pha bột, từ bể trung gian sang bể khuấy tròn, qua bơm seo bột lên lô lưới, qua chăn seo lên lô sấy Giấy vào băng được sấy khô, qua máy xén tự động theo ý muốn, cuộn tròn, nhập kho.

Với hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị được nhập khẩu đồng bộ, công nghệ sản xuất tiên tiến và quy trình sản xuất sản phẩm đơn giản cho nên đã rút ngắn được thời gian sản xuất sản phẩm.

Sau khi phòng kinh doanh nhận được đơn đặt hàng thì sẽ gửi cho phòng kế toán để kế toán hạch toán và sẽ tập hợp các đơn đặt hàng có cùng loại sản phẩm để tập hợp chi phí Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng.

Tại Công cổ phần bao bì việt nam thì các sản phẩm mà Công ty sản xuất rất nhiều cho nên đối tượng tính giá thành sẽ là giấy Krap.

Trong mỗi tháng thì kế toán trưởng đều lập báo cáo quản trị để biết được tình hình kinh doanh của đơn vị, để biết được giá thành của từng loại sản phẩm trong mỗi tháng, vì vậy kỳ tính giá thành mà Công ty áp dụng là theo tháng.

Phương pháp tính giá thành mà Công ty áp dụng là tính giá thành theo định mức Định mức tiêu hao nguyên vật liệu do bộ phận kỹ thuật tại nhà máy sản xuất tính toán và gửi lên cho phòng kế toán theo dõi và tính giá thành cho từng loại sản phẩm.

Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty

Để tính giá thành sản phẩm phải tập hợp được 3 khoản mục chi phí đó là: Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Phiếu xuất kho, HĐGTGT, bảng thanh toán lương, biên bản giao nhận thanh lý TSCĐ

Bảng phân bổ NVL, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

Chi phí sản xuất chung Để quản lý và tập hợp chi phí cho từng đơn đặt hàng thì phần mềm Fast accounting không thể quản lý được tất cả cho nên phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực hiện trên cả Exel.

Tài khoản sử dụng: TK621, TK622, TK627.

Phiếu xuất kho, bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, bảng kê xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Hoá đơn GTGT, phiếu chi Biên bản giao nhận thanh lý TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

Sổ chi tiết các tài khoản: TK621, TK622, TK627

Sổ cái các TK621, TK622, TK627

Sơ Đồ 2.2: Sơ đồ luân chuyển chứng từ

Quy trình luân chuyển chứng từ:

Căn cứ vào phiếu xuất kho mà kế toán vật tư lập phiếu xuất kho trên phần mềm kế toán (chỉ ghi số lượng) Cuối tháng kế toán chi phí giá thành tính ra đơn giá bình quân rồi cập nhật số liệu để tính ra trị giá thực tế vật liệu xuất kho cho từng loại vật tư Cuối tháng kế toán chi phí giá thành sẽ in bảng kê xuất nguyên vật liệu trên phần mềm để biết được trị giá thực tế vật tư xuất kho Sau đó sẽ căn cứ vào bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1m 2 thành phẩm và các bảng kê xuất để lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sau khi kế toán đã tính ra tổng chi phí nguyên vật liệu kế toán cập nhật số liệu trên phần mềm kế toán trên phiếu kế toán Số liệu sẽ tự động vào số nhật ký chung, sổ chi tiết TK621, sổ cái TK621, bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.

Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương của nhà máy, phòng ban gửi lên Kế toán thanh toán cập nhật số liệu vào phần mềm kế toán trên phiếu kế toán Số liệu tự động vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, sổ nhật ký chung, sổ cái TK622 Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán chi phí giá thành tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm trên Exel Từ đó tiến hành lập sổ chi tiết chi phí TK622 trên Exel.

Căn cứ vào các chứng từ gốc như: HĐGTGT, phiếu chi … liên quan đến các chi phí dịch vụ mua ngoài kế toán thanh toán cập nhật số liệu vào phần mềm kế toán Căn cứ các biên bản giao nhận, thanh lý nhượng bán tài sản cố định kế toán cập nhật số liệu trên phiếu kế toán Cuối tháng kế toán chi phí giá thành tiến hành phân bổ khấu hao TSCĐ Sau khi số liệu đã được cập nhật sẽ tự động vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, sổ nhật ký chung, sổ cái TK627 Căn cứ vào số liệu trên sổ cái TK627, các bảng phân bổ kế toán chi phí giá thành tiến hành lập sổ chi tiết chi phí TK627.

Căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí TK621, TK622, TK627 kế toán chi phí giá thành tiến hành các bút toán kết chuyển sang TK154 Sau đó lập sổ chi tiết TK154 và thẻ tính giá thành sản phẩm trên Exel.

Sản phẩm chính mà Công ty sản xuất bao gồm:

Giấy bao gói loại 1, loại 2, loại 3.

2 0 ĐG bqgq Trị giá vật tư tồn đầu tháng + trị giá vật tư nhập trong tháng

Số lượng vật tư tồn đầu + Số lượng vật tư nhập trong tháng

Giấy Krap loại 1, loại 2, loại 3.

Trong báo cáo thực tập này em chỉ đề cập đến 3 loại sản phẩm để tính giá thành sản phẩm, sản phẩm để tính giá thành đó là:

Giấy Kráp loại 1, đơn đặt hàng: 545,55 kg

Giấy Kráp loại 2, đơn đặt hàng: 1500,5 kg

Giấy Kráp loại 3, đơn đặt hàng: 1750,5 kg

2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng để sản xuất sản phẩm bao gồm:

Nề ngoại, than, bột rứa, nề nội, phẩm, nhựa thông …

Căn cứ vào số lượng thành phẩm trên đơn đặt hàng, bộ phận sản xuất lập giấy đề nghị cung ứng vật tư, dụng cụ kiêm phiếu xuất kho tương ứng với số lượng loại thành phẩm Căn cứ vào giấy đề nghị thủ kho tiến hành xuất vật liệu dụng cụ, ký xác nhận và ghi vào thẻ kho.

Thủ kho gửi các chứng từ liên quan cho phòng kế toán Kế toán vật tư lập phiếu xuất kho trên phần mềm và chỉ theo dõi về mặt số lượng Phiếu xuất kho được in thành 3 liên: 1 liên lưu tại kho, 1 liên lưu tại phòng kế toán, 1 liên giao cho người nhận vật tư dụng cụ.

Do yêu cầu quản lý phần mềm Fast accounting không thể theo dõi được định mức cho từng loại sản phẩm nên cuối tháng kế toán chi phí giá thành sẽ căn cứ vào số lượng và giá trị vật tư dụng cụ tồn đầu và nhập trong kỳ trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn để tính ra đơn giá bình quân trên Exel cho từng loại vật tư (biểu số 1)

Bảng tính đơn giá bình quân được lập nhằm mục đích xác định đơn giá bình quân cho từng loại vật tư xuất dùng trong tháng Làm căn cứ cho kế toán tính ra giá trị thực tế vật tư xuất kho.

BIỂU SỐ 1 Công ty cổ phần bao bì việt nam

BẢNG TÍNH ĐƠN GIÁ BÌNH QUÂN

Kho nguyên liệu ĐVT: đồng

Tồn đầu tháng Nhập trong tháng ĐG

Số bqgq lượng Giá trị Số lượng Giá trị

3 Bột nứa Bột nứa kg 5.038 179.194.320 6.000 214.200.00

Ngời lập biểu Ngày 31 tháng 5 năm 2008

Sau khi tính toán đợc đơn giá bình quân thì cuối tháng sẽ biết đợc trị giá thực tế vật t, dụng cụ xuất kho và kế toán chỉ việc in phiếu xuất kho trên phần mềm Phiếu xuất kho thể hiện trị giá thực tế vật t xuất kho Phiếu xuất kho đợc thiết kế trên phần mềm (biểu số 2) gồm 3 phần:

Phần 1: Ghi tên ngời nhận hàng, đơn vị, địa chỉ, nội dung của phiếu xuất. Phần 2: Gồm số thứ tự, mã kho, TK nợ, TK có, đơn vị tính, số l ợng vật t xuât kho, giá xuất kho và giá trị xuất kho = số lợng x giá xuất.

Phần 3: Ghi số tiền bằng chữ, và có đầy đủ chữ ký của các bộ phận

BIỂU SỐ 2 Công ty cổ phần bao bì việt nam

Người nhận hàng: Nguyễn Văn Bình Đơn vị: Nhà máy

Nội dung: Xuất vật liệu để sản xuất ĐVT: đồng

Mã kho Tên vật tư TK nợ

Số lượng Giá Thành tiền

Bằng chữ: Sáu mươi chín triệu, năm trăm bốn tám ngàn, tám trăm chín sáu đồng.

Phụ trách bộ phận sử dụng

Người nhận hàng (đã ký)

Thủ kho (đã ký) Số:

Sở dĩ số lượng xuất của tất cả nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm đều là 545,55 vì đơn đặt hàng của sản phẩm giấy Krap loại 1 là 545,55 kg.

VD: Để sản xuất ra 545,55 kg giấy Krap cần 545,55 kg nề ngoại và giá trị là: Trị giá nguyên liệu: Nề ngoại = Số lượng nề ngoại xuất * ĐG bqgq

= 545,55 * 42.748 = 23.340.811 (đồng) Tương tự với các vật tư khác thì trị giá xuất kho để sản xuất ra 545,55 kg giấy Kráp lần lượt tương ứng là:

Nề nội: 21.871.645 (đồng) Phẩm: 2.256.940 (đồng) Nhựa thông: 2.636.098 (đồng) Tương tự với giấy Krap loại 2, loại 3 thì các đơn đặt hàng của 2 loại tương ứng là: 1500,5 kg và 1750,5 kg thì từng loại nguyên vật liệu xuất ra cũng tương ứng với mỗi loại nguyên vật liệu đều là 1500,5 và 1750,5. Để biết được giá trị thực tế vật tư xuất kho, kế toán in bảng kê xuất nguyên vật liêu Bảng kê xuất nguyên vật liệu được in cho từng loại vật tư xuất cho sản xuất.

Dưới đây sẽ có 6 bảng kê xuất nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm (biểu số 3, 4, 5, 6, 7, 8)

Bảng kê xuất bao gồm các cột.

Cột 1, 2: Ghi ngày và số chứng từ của phiếu xuất kho.

Cột 3: Ghi nội dung của phiếu xuất kho.

Cột 4, 5: Ghi TK nợ, TK có

Cột 6: Ghi số lượng xuất

Cột 7: Ghi đơn giá xuất

Cột 8: Cột 8 = cột 6 * cột 7 Đối với nguyên liệu Nề ngoại ( biểu số 3)

Các ngày xuất nguyên liệu Nề ngoại đề sản xuất là: Ngày 5/5, 10/5,20/5 tương ứng số lượng xuất là 545,55 kg, 1500,5 kg, 1750,5 kg Và từ đó sẽ tính được trị giá xuất kho của nguyên liệu Nề ngoại.

BIỂU SỐ 3 Công ty cổ phần bao bì việt nam

BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU

Tháng 5 năm 2008 Loại vật tư: nguyên liệu Nề ngoại ĐVT: đồng

Số lượng Đơn giá Thành tiền

5/5 PXK120 Xuất cho sản xuất 621 152 545,55 42.784 23.340.811 10/5 PXK121 Xuất cho sản xuất 621 152 1500,5 42.784 64.197.392 20/5 PXK122 Xuất cho sản xuất 621 152 1750,5 42.784 74.893.392

Kèm theo 03 phiếu xuất kho

Kế toán trưởng Đối với than (biểu số 4) thì các ngày xuất kho là ngày 10/5 và 20/5 tương ứng với số lượng xuất kho là 1500,5 và 1750,5 kg

BIỂU SỐ 4 Công ty cổ phần bao bì việt nam

BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU

Tháng 5 năm 2008 Loại vật tư: Than ĐVT: đồng

Số lượng Đơn giá Thành tiền

10/5 PXK121 Xuất cho sản xuất 621 152 1500,5 38.382 57.592.191 20/5 PXK122 Xuất cho sản xuất 621 152 1750,5 38.382 67.187.691

Kèm theo 02 phiếu xuất kho

Kế toán trưởng Đối với Bột nứa (biểu số 4) thì ngày xuất kho là 5/5 tương ứng với số lượng xuất kho là 545,55 kg

BIỂU SỐ 5 Công ty cổ phần bao bì việt nam

BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU

Tháng 5 năm 2008 Loại vật tư: Bột nứa ĐVT: đồng

Số lượng Đơn giá Thành tiền

5/5 PXK120 Xuất cho sản xuất 621 152 545,55 35.640 19.443.402

Kèm theo 01 phiếu xuất kho

Kế toán trưởng Đối với nề nội (biểu số 6) thì các ngày xuất kho cũng là 5/5, 10/5, 20/5 tương ứng với số lượng của Nề nội là 545,55; 1500,5; 1750,5 kg

BIỂU SỐ 6 Công ty cổ phần bao bì việt nam

BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU

Tháng 5 năm 2008 Loại vật tư: Nề nội ĐVT: đồng

Số lượng Đơn giá Thành tiền

5/5 PXK120 Xuất cho sản xuất 621 152 545,55 40.091 21.871.645 10/5 PXK121 Xuất cho sản xuất 621 152 1500,5 40.091 60.156.546 20/5 PXK122 Xuất cho sản xuất 621 152 1750,5 40.091 70.179.296

Kèm theo 03 phiếu xuất kho

Kế toán trưởng Đối với nguyên liệu Phẩm (biểu số 7) thì các ngày xuất kho là 5/5, 10/5, 20/5 tương ứng với số lượng xuất kho lần lượt là 545,55; 1500,5; 1750,5 kg.

Công ty cổ phần bao bì việt nam

BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU

Tháng 5 năm 2008 Loại vật tư: Phẩm ĐVT: đồng

Chứng từ Diễn giải TK nợ

Số lượng Đơn giá Thành tiền

5/5 PXK120 Xuất cho sản xuất 621 152 545,55 4.137 2.256.940 10/5 PXK121 Xuất cho sản xuất 621 152 1500,5 4.137 6.207.569 20/5 PXK122 Xuất cho sản xuất 621 152 1750,5 4.137 7.241.819

Kèm theo 03 phiếu xuất kho

Kế toán trưởng Đối với nhựa thông (biểu số 8) thì các ngày xuất kho cũng như nguyên liệu nhựa thông là 5/5, 10/5, 20/5 tương ứng với số lượng xuất là 545,55; 1500,5; 1750,5 kg.

Công ty cổ phần bao bì việt nam

BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU

Tháng 5 năm 2008 Loại vật tư: Nhựa thông ĐVT: đồng

Chứng từ Diễn giải TK nợ

Số lượng Đơn giá Thành tiền

5/5 PXK120 Xuất cho sản xuất 621 152 545,55 4.832 2.636.098 10/5 PXK121 Xuất cho sản xuất 621 152 1500,5 4.832 7.250.416 20/5 PXK122 Xuất cho sản xuất 621 152 1750,5 4.832 8.458.416

Kèm theo 03 phiếu xuất kho

Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, nên khi nhận được đơn đặt hàng do phòng kinh doanh gửi xuống thì bộ phận kỹ thuật sẽ tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng kg sản phẩm tương ứng mỗi loại Cuối tháng kế toán chi phí giá thành sẽ căn cứ vào bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 kg thành phẩm (biểu số 9) để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.

Bảng định mức này cho ta biết 1 kg thành phẩm thì cần bao nhiêu nguyên liệu vật liệu để cấu thành nên sản phẩm đó.

Cột 1: Ghi tên nguyên vật liệu

Cột 2: Ghi đơn vị tính của nguyên vật liệu

Cột 3, 4, 5: Ghi tên từng loại sản phẩm.

Công ty cổ phần bao bì việt nam

BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU

CHO 1 KG THÀNH PHẨM Tháng 5 năm 2008

Tên vật tư ĐVT Giấy Krap

Qua biểu số 9: Để sản xuất ra 1 kg giấy Krap loại 1 thì nguyên liệu cần để sản xuất bao gồm:

Nề ngoại: Định mức đưa ra là 1 kg nguyên liệu thì tạo ra 1 kg thành phẩm.

Bột nứa: Định mức là 0,367 kg tức là để sản xuất 1 kg thành phẩm cần 0,367 kg bột nứa.

Phẩm: Định mức là 1 kg tức là để sản xuất 1 kg thành phẩm cần 1 kg phẩm.

Nề nội: Định mức là 0,455 kg tức là để sản xuất 1 kg thành phẩm cần 0,455 kg Nề nội.

Nhựa thông: Định mức 1 kg tức là để sản xuất ra 1 kg thành phẩm cần

Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

2.3.1.Ki ể m kê, đ ánh giá sản phẩm dở dang

Do đặc điểm sản xuất của Công ty là chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng và quy trình công nghệ sản xuất rất đơn giản với hệ thống máy móc đợc cải tiến hiện đại nên thời gian để sản xuất ra sản phẩm rất nhanh Trớc khi sản xuất Công ty đã tính trớc chi phí nguyên vật liệu (đa ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1kg thành phẩm) và đã đề ra số sản phẩm này hoàn thành trong thời gian bao lâu Nên khi đã tiến hành sản xuất thì Công ty bắt buộc phải hoàn thành số sản phẩm đó và không chuyển sang kỳ tính giá thành của tháng sau.

Bởi nếu đang tiến hành sản xuất đơn đặt hàng vào giữa thời điểm giao thời của 2 tháng thì Công ty vẫn tính hết vào chi phí của tháng này mà không chuyển sang tháng tiếp theo Vì nếu đang sản xuất mà cho ngừng hoạt động thì đến khi cho khởi động lại hệ thống máy sản xuất sẽ dẫn tới lãng phí nguyên vật liệu ở 2 đầu của qui trình sản xuất Vì thế vừa để tiết kiệm nguyên vật liệu, vừa để giảm bớt khối lợng công việc của kế toán mà Công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Vì vậy mà TK154 không có số

Giá thành đơn vị = Tổng giá thành

Số lượng sản phẩm hoàn thành

= 110.413 (đ/kg) d cuối kỳ Cho nên bao nhiêu chi phí tập hợp đợc đều tập hợp hết vào TK154 sau đó kết chuyển toàn bộ sang TK155.

2.3.2 Tính giá thành sản phẩm

Phơng pháp tính giá thành mà Công ty áp dụng là tính giá thành theo định mức.

Tổng giá thành = Dđk + chi phí phát sinh trong kỳ – Dck

Tuy nhiên do Công ty không thực hiện việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nên dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ đều bằng không Vì vậy thực chất tổng giá thành sản phẩm sẽ bằng tổng các chi phí phát sinh trong kỳ

Ví dụ: Đối với sản phẩm giấy Krap loại 1

Nhìn vào sổ chi phí sản xuất TK154 ta thấy

Tổng chi phí NVL trực tiếp là: 45.321.176 (VNĐ)

Tổng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là: 1.990.082 (VNĐ)

Tổng chi phí sản xuất chung là: 12.924.384 (VNĐ)

Vậy tổng giá thành sản phẩm để sản xuất ra 545,55 kg thành phẩm

Tơng tự với 2 sản phẩm:

Giấy Krap loại 2: giá thành đơn vị: 114.987 (đ/kg)

Giấy Krap loại 3: giá thành đơn vị: 117.316 (đ/kg)

Căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh kế toán chi phí giá thành sẽ lập bảng tính giá thành sản phẩm trên Exel (biểu số 26)

Bảng tính giá thành sản phẩm bao gồm 8 cột:

Cột 1: Ghi số thứ tự

Cột 2: Ghi tên từng loại sản phẩm

Cột 3: Ghi đơn vị tính của từng loại sản phẩm

Cột 4: Ghi tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Cột 5: Ghi tổng chi phí nhân công trực tiếp

Cột 6: Ghi tổng chi phí sản xuất chung

Cột 7: Ghi tổng giá thành sản xuất ra từng loại sản phẩm.

Cột 8: Ghi tổng giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm

BIỂU SỐ 26 Công ty cổ phần bao bì việt nam

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Chi phí NVL trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung Tổng giá thành Giá thành đơn vị

PHẦN 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

3.1 Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

* Về công tác quản lý

Mô hình tổ chức quản lý tương đối khoa học, hợp lý phù hợp với đặc điểm và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trong nền kinh tế thị trường.

Công ty luôn quan tâm tới việc đào tạo, tuyển dụng cán bộ công nhân viên có tay nghề cao cùng với hệ thống máy móc dây chuyền hiện đại Do vậy chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, tạo uy tín đối với khách hàng.

* Về công tác kế toán nói chung

Thứ nhất về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Bộ máy kế toán được phân quyền cho từng cán bộ kế toán đảm bảo cho số liệu được bí mật và mỗi người chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về phần hành mà mình quản lý.

Thứ hai về hệ thống chứng từ kế toán: Nhìn chung, hệ thống chứng từ kế toán được luân chuyển, tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theo qui chế của bộ tài chính.

Thứ ba về hình thức sổ kế toán: Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán " Nhật ký chung " Toàn bộ công việc ghi chép vào các sổ lớn là được thực hiện trên máy tính nên đã giảm nhẹ đáng kể khối lượng công việc của kế toán.

* Về phần mềm kế toán sử dụng:

Hiện nay công ty đang sử dụng phần mền kế toán nên đã giảm nhẹ khối lượng công việc của kế toán

* Về công tác tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ diễn ra khi có đơn đặt hàng và không sản xuất hành loạt.

Việc tính và tập hợp chi phí sản xuất theo định kỳ hàng tháng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà lãnh đạo nhằm đề ra các biện pháp quản lý thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần bao bì việt nam còn những mặt hạn chế cần khắc phục.

* Đối với phần mềm kế toán

Hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast accounting Tuy nhiên công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn bằng máy Vẫn còn một số phần phải thực hiện bằng kế toán thủ công.

VD: Việc phân bổ chi phí phân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và sổ chi tiết chi phí TK 621,622,627 phải thực hiện trên Exel.

* Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất

Do đặc điểm sản suất của công ty là chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng.

Mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là các đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành sản phẩm lại là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho. Nếu giả sử trong đơn đạt hàng mà khách hàng đặt loại nhiều sản phẩm, và trong tháng có nhiều đơn đặt hàng thì công việc tập hợp chi phí sản xuất rất phức tạp, khối lượng tính toán nhiều.

* Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Tại công ty kế toán không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, vì vậy công ty không mở TK 335 Nếu giả sử trong tháng có nhiều công nhân sản xuất chính nghỉ phép thì sẽ gây nên đột biến về giá thành

Hơn nữa, đối với các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ thì theo quy định của Bộ Tài Chính là chỉ trích 6% khấu trừ vào lương của công nhân. Nhưng công ty đã trích 7% khấu trừ vào lương tức là công ty đã trích thêm 1% KPCĐ khấu trừ vào lương của công nhân viên.

Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ công ty cũng trích sai theo quy định hiện hành Các khoản trích này công ty trích trên lương theo thoả thuận trên hợp đồng lao động Nếu thế là sai với quy định.

* Đối với phương pháp tính giá thành:

Hiện nay phương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là tính giá thành theo quy mức Nhưng kế toán lại không đề cập đến việc chênh lệch do hao hụt định mức Như vậy tất cả chi phí hao hụt đều tính hết vào chi phí trong kỳ mà không tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn đến hao hụt để có biện pháp xử lý đối với hao hụt đó.

* Đối với chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm rất nhiều khoản mục chi phí Đối với chi phí nhân viên phân xưởng thì trong đó có chi phí của bộ phận bảo vệ, kế toán đã hạch toán vào chi phí sản xuất chung - chi phí nhân viên phân xưởng ( TK 6271) Nhưng thực chất chi phí ở bộ phận bảo vệ phải được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp ( TK 642).

* Đối với bảng tính giá thành sản phẩm

Bảng tính giá thành sản phẩm của công ty không thể hiện được giá thành đơn vị chi tiết cho từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Mà bảng tính giá thành chỉ thể hiện được tổng giá thành đơn vị cho cả 3 khoản mục chi phí Vì vậy không thể biết được từng khoản mục chi phí cho 1kg thành phẩm là bao nhiêu.

* Đối với tổ chức bộ máy kế toán

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bao bì việt nam

Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty và dựa trên cơ sở tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập tại nhà trường, dưới giác độ là một sinh viên thực tập, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bao bì việt nam.

* Ý kiến thứ nhất: Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất. Đối tượng chi phí sản xuất mà Công ty áp dụng là theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho Nếu đơn đặt hàng có nhiều loại sản phẩm thì công việc tính toán sẽ rất phức tạp.

Cho nên em đề xuất là khi nhận được đơn đặt hàng thì kế toán sẽ tổng hợp các đơn đặt hàng có cùng loại sản phẩm để tập hợp chi phí sản xuất Vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ là từng loại sản phẩm.

* Ý kiến thứ hai: Về phương pháp tính giá thành

Giá thành thực tế sản phẩm Giá thành định mức sản phẩm +

Chênh lệch do thay đổi định mức +

Chênh lệch do thực hiện định mức

Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là theo định mức và tổng giá thành được xác định theo công thức:

Tổng giá thành = Dđk + chi phí phát sinh trong kỳ – Dck

Theo em kế toán phải tính đến các khoản chi phí chênh lệch trong quá trình sản xuất do thay đổi định mức và do thực hiện định mức Khi đó tổng giá thành được xác định theo công thức:

Do không tính đến các khoản chênh lệch nên tất cả các chi phí hao hụt đều được tính vào chi phí trong kỳ Như vậy giá thành sản phẩm sẽ cao, lợi nhuận giảm.

* Ý kiến thứ ba: Về chi phí sản xuất chung

Trong chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp thì chi phí của bộ phận bảo vệ nằm trong chi phí nhân viên phân xưởng kế toán đã hạch toán khoản chi phí này vào tài TK 6271 để tính giá thành sản phẩm Nhưng theo quy định thì khoản chi phí này phải được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) Khi hạch toán chi phí của bộ phận bảo vệ vào chi phí sản xuất chung làm cho giá thành sản phẩm tăng lên.

* Ý kiến thứ tư: Về chi phí nhân công trực tiếp

Thứ nhất: Về kế toán tiền lương của công nhân sản xuất chính.

Công ty không tiến hành trích trước tiền lương của công nhân sản xuất chính Theo em Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính.

Như chúng ta biết công nhân sản xuất khi đi nghỉ phép không tạo ra sản phẩm nhưng tiền lương của họ Công ty vẫn phải chi Mặt khác, nghỉ phép diễn ra không đều đặn giữa các tháng trong năm, có tháng công nhân nghỉ

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

Tiền lương cơ bản thực tế phải trả của công nhân sản xuất x Tỷ lệ trích trước

Tổng TL nghỉ phép KH năm của công nhân sản xuất Tổng TL cơ bản KH năm của công nhân sản xuất x 100 nhiều, có tháng công nhân nghỉ ít hoặc không nghỉ Để đảm bảo ổn định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty nên có kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính.

Nếu công ty bố trí được công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm thì tiền lương công nhân nghỉ phép khi phát sinh sẽ hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ mà không cần phải trích trước tiền lương của công nhân sản xuất chính Còn nếu nghỉ phép diễn ra không đều giữa các tháng trong năm thì việc Công ty thực hiện trích trước tiền lương của công nhân sản xuất sẽ hạn chế được sự biến động về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ.

Mức trích trước được xác định như sau:

Hàng tháng, khi trích trước tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép kế toán ghi:

Có TK 335 Tháng nào thực tế có công nhân nghỉ phép, kế toán phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả.

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất= 9.360.000 * 3%

VD: Giả sử tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất trong năm là 3%.

Khi Công ty tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính trong T5/2008

Khi đó kế toán ghi:

Có TK 335: 280.800 Tức là tháng nào cũng thực hiện mức trích cố định là: 280.800 (đồng) thì giá thành sẽ ổn định giữa các tháng.

Khi thực tế có công nhân nghỉ phép thì sẽ lấy ở khoản trích trước này chi trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Thứ hai: Về các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ

Tại công ty thì tất cả các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ công ty đều trích trên tiền lương thoả thuận trên hợp đồng lao động.

Như vậy theo qui định hiện hành thì:

BHXH, BHYT sẽ được trích trên mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động và tính vào chi phí là 17%.

KPCĐ sẽ được trích trên tiền lương thực tế của người lao động và tính vào chi phí của công ty là 2%.

Hơn nữa chỉ có BHXH, BHYT mới khấu trừ vào lương của công nhân viên Nhưng ở công ty đã khấu trừ thêm 1% KPCĐ khấu trừ vào lương của công nhân như vậy tổng các khoản khấu trừ của công nhân viên là 7%.

VD: Đối với CN BìnhTheo đúng qui định thì hàng tháng số tiền bị khấu trừ vào lương sẽ là:

= 66.000 (đồng) Nhưng thực chất đã bị khấu trừ số tiền là:

* Ý kiến thứ năm: Về tổ chức bộ máy

Hiện nay cán bộ kế toán trong công ty còn thiếu Một người phải đảm nhận nhiều công việc, dẫn đến khối lượng công việc chồng chéo.

Cho nên cần thiết trong mỗi phần hành kế toán nên có một người kế toán để làm công việc lập báo cáo quản trị được kịp thời Và nâng cao hơn nữa trình độ kế toán của các nhân viên kế toán trong công ty.

* Ý kiến thứ sáu: Về phần mềm kế toán áp dụng

Hiện nay công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn bằng kế toán máy.

Theo em Công ty nên có biện pháp cải tiến phần mềm kế toán đang sử dụng để có thể giảm bớt khối lượng các thao tác kế toán thủ công nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

Cụ thể, nếu ta có thể cài đặt bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm và công thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, thì máy có thể tự động phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm Việc tính giá thành và lập bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm có thể thực hiện bằng phần mềm.

* Ý kiến thứ bảy: Về bảng tính giá thành sản phẩm

Ngày đăng: 11/07/2023, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w