1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mot so y kien nham nang cao hieu qua chi ngan 166345

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Ý Kiến Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Sự Nghiệp Y Tế Trên Địa Bàn Tỉnh Lạng Sơn
Trường học Học viện tài chính
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Thành phố Lạng Sơn
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 76,78 KB

Cấu trúc

  • Chơng 1 (3)
    • 1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế (10)
  • Chơng 2 (13)
    • 2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn (13)
      • 2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số (13)
      • 2.1.2. Đặc điểm văn hoá xã hội (14)
      • 2.1.3. Đặc điểm kinh tế (15)
    • 2.2. Thực trạng ngành y tế Lạng Sơn trong nhng năm gần đây (19)
    • 2.3. Thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn (23)
      • 2.3.1. Nguồn vốn cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn (23)
      • 2.3.2. Khâu lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế (26)
      • 2.3.3. Khâu chấp hành dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế (28)
      • 2.3.4. Khâu quyết toán NSNN chi cho sự nghiệp y tế (32)
    • 2.4. Thực trạng chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn (34)
      • 2.4.1. Chi đầu t XDCB cho sự nghiệp y tế (35)
      • 2.4.2. Chi thờng xuyên cho sự nghiệp y tế (36)
    • 2.5. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn (43)
  • Chơng 3 (45)
    • 3.2. Một số ý kiến nhằm tăng cờng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn (47)
      • 3.2.1. Xác định rõ nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh (47)
      • 3.2.2. Đa dạng hoá các nguồn vốn cho sự nghiệp y tế (48)
      • 3.2.3. Tăng cờng quản lý ngân sách cho sự nghiệp y tế ở tất cả các khâu của chu trình NSNN và tăng cờng công tác kiểm tra (50)
      • 3.2.4. Kiện toàn tổ chức công tác quản lý tài chính ở các đơn vị y tế. 62 3.2.5.Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh (52)
      • 3.2.6. Đẩy mạnh công tác y học cổ truyền dân tộc (53)
      • 3.2.7. Nghiên cứu triển khai thí nghiệm mô hình đơn vị dịch vụ y tế tự hạch toán (54)

Nội dung

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế

Nhân tố con ngời giữ vai trò trung tâm trong quá trình phát triển ở mỗi quốc gia, ở nớc ta yếu tố con ngời vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triền kinh tế xã hội, do vậy chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có một vai trò to lớn không thể phủ nhận Trong quản lý chi NSNN nói riêng cũng nh quản lý Tài chính Nhà nớc nói chung thì tính hiệu quả luôn đợc coi trọng, đặc biệt trong quản lý chi NSNN tính tiết kiệm, hiệu quả là một nguyên tắc quan trọng, do nguồn lực luôn luôn có hạn nhng nhu cầu chi thì vô hạn, từ thực tế đó đòi hỏi công tác quản lý chi NSNN phải làm sao với một nguồn lực nhất định nhng kết quả mang lại là lớn nhất, để có thể thực hiện đợc nh vậy thì tính hiệu quả của các khoản chi phải luôn đợc coi trọng Nâng cao hiệu quả của các khoản chi thờng xuyên sẽ làm giảm chi NSNN cho chi thờng xuyên từ đó sẽ tạo điều kiện đầu t nhiều hơn vào chi đầu t phát triển.

Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là một bộ phận trong các khoản chi thờng xuyên mà NSNN phải đảm bảo, do vậy nâng cao hiệu quả các khoản chi thờng xuyên cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả chi cho sự nghiệp y tế Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế - một trong những lĩnh vực mà sự công bằng xã hội có thể nhìn nhận một cách rất rõ nét thì nó cũng có vai trò rất lớn trong việc mang lại niềm tin cho nhân dân và sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Đảng và Nhà nớc ta

Ngoài những vấn đề lý luận nh trên, thực tiễn cơ chế quản lý NSNN ở nớc ta còn có những điểm cha thật hợp lý nh trong quá trình lập dự toán, chấp hành, quyết toán NSNN cha sát với tình hình thực tế Các đơn vị thụ hởng NSNN luôn coi NSNN nh một quỹ chung cho nên luôn tìm cách nhận đợc thật nhiều từ NSNN dẫn đến còn nhiều lãng phí trong quá trình sử dụng, có đơn vị phải “chạy kinh phí” cuối năm Hiệu quả chi tiêu cha đợc đánh giá đúng mức do thiếu các chỉ tiêu đánh giá cụ thể, thông tin về hoạt động chi tiêu ở mức chi tiết chỉ đợc tổng hợp và đối chiếu sau khi đã kết thúc năm ngân sách Việc phân bổ kinh phí của các chơng trình mục tiêu y tế quốc gia còn dàn đều và cha tính đến đặc điểm bệnh tật của từng địa phơng

Cơ cấu chi tiêu công cho sự nghiệp y tế còn cha công bằng do Nhà nớc cấp cho các bệnh viện có phần nào u đãi hơn, nơi mà ngời có thu nhập cao sử dụng nhiều Trong khi đó những cơ sở y tế mà ngời nghèo hay sử dụng hơn nh các trạm y tế xã thì trợ cấp từ NSNN hạn chế hơn.

Chi cho hoạt động chữa bệnh lớn hơn hoạt động phòng bệnh, phản ánh phân bổ chi tiêu của các tỉnh cha thể hiện đợc các chính sách cho Trung ơng đề ra Nói tóm lại, những khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế cha thực sự đáp ứng đợc những nhu cầu của xã hội về công tác khám chữa bệnh, công tác phòng bệnh, yêu cầu hiện đại hoá công tác y tế Nói một cách khác hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế trong giai đoạn hiện nay cha cao Do vậy đòi hỏi nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế là hết sức cần thiết và làm thế nào để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế nói riêng và chi NSNN nói chung luôn là một câu hỏi lớn đối với các nhà quản lý Tài chính Nhà nớc.

Tóm lại, Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là một khoản chi nhằm đảm bảo duy trì và phát triển sự nghiệp y tế Khoản chi này có đặc điểm là luôn mang tính ổn định khá rõ nét, xét về hiệu quả lâu dài thì mang tính tích luỹ trong t - ong lai và phạm vi và mức độ chi phụ thuộc vào cơ cấu, tổ chức bộ máy nghành y tế và sự lựa chọn của Nhà nớc trong việc cung cấp dịch vụ y tế cho nh©n d©n.

Chi NSNN cho sự nghiệp y tế có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và góp phần thực hiện công bằng xã hội Do đó, quản lý các khoản chi này cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chi đó là nguyên tắc quản lý chi theo dự toán, nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả và nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nớc Chi NSNN cho sự nghiệp y tế bao gồm nhiều nội dung khác nhau, nh các khoản chi cho con ngời, các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn, các khoản chi quản lý hành chính và các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ Xuất phát từ vai trò của chi NSNN cho sự nghiệp y tế và tính phức tạp trong quản lý cũng nh những tồn tại của công tác quản lý trong thời gian qua đòi hỏi phải không ngừng tăng cờng công tác quản lý chiNSNN cho sự nghiệp y tế.

Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn

2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số

Lạng Sơn là tỉnh biên giới địa đầu của Tổ quốc, có vị trí hết sức quan trọng thiên nhiên Lạng Sơn tơi đẹp, hùng vĩ Nơi đây đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của cha ông ta trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc với đờng biên giới chung dài 253 km, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn, tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên Chiều dài từ đông sang tây là 125 km, từ bắc xuống nam dài 120km. Thị xã Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội 154 km về phía tây nam, Lạng Sơn có tuyến đờng sắt liên vận quốc tế, ở vị trí có trục đờng quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B nối liền với các tỉnh Bắc Bộ nên thuận lợi cho việc buôn bán, trao đổi hàng hoá không chỉ trong nội vùng, liên vùng mà còn là một thị trờng trung chuyển giữa nớc ta với Trung Quốc, Châu á Thái Bình Dơng, các nớc SNG và Đông Âu Tuy nhiên giao thông liên huyện còn rất khó khăn, đặc biệt giao thông giữa các xã vùng sâu, vùng cao.

Lạng Sơn có diện tích 8.325 km 2 chiếm 2,5% diện tích cả nớc, so với 61 tỉnh thành Lạng Sơn có diện tích rộng thứ 9, Lạng Sơn có 10 huyện và 1 thị xã với số dân 786.465 ngời Trong đó dân tộc Nùng chiếm khoảng 43,8%; dân tộc Tày chiếm khoảng 35,9%; dân tộc Kinh chiếm khoảng 15,3%, còn lại 5% là các dân tộc khác nh: Dao, Sán Chay, Hoa, Mông, Thái, Mờng, Mật độ dân số là 95 ngời/ km 2

Khí hậu Lạng Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình ở Lạng Sơn từ 20 0 C đến 22 0 C, so với cả nớc nhiệt độ ở Lạng Sơn thấp hơn từ 1 0 C đến 3 0 C.

Mặc dù là một đầu mối giao lu kinh tế với cả nớc, có điều kiện giao lu tơng đối dễ dàng với các tỉnh miền xuôi đặc biệt với Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu và triển khai các tiến bộ trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tuy nhiên Lạng Sơn là một tỉnh có 135/225 xã phờng là xã vùng cao, trong đó 50 xã là xã thuộc vùng III chiếm 35,6% nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai công tác y tế Do địa hình miền núi đi lại khó khăn, dân c không tập trung nên việc triển khai các hoạt động y tế đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn nhiều lần so với vùng thấp nh việc tiêm chủng ở tại các xã vùng cao hầu hết phải thực hiện theo hình thức chiến dịch, mỗi xã trung bình phải mất 4 đến 5 ngày để hoàn thành một đợt tiêm chủng trong khi các xã miền xuôi chỉ mất 1 buổi.

2.1.2 Đặc điểm văn hoá xã hội.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn các hoạt động văn hoá thông tin có nhiều tiến bộ, công tác tuyên truyền các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc đối với cơ sở đợc đẩy mạnh Sau 5 năm tiến hành triển khai thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống mới ở khu dân c đã đạt đợc nhiều kết quả Toàn tỉnh có 95% xã, phờng, thị trấn; 2.021 khu dân c tham gia cuộc vận động và 47.250 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, kết quả 6.000 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 70 làng bản, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá. Đoàn nghệ thuật của Tỉnh đang từng bớc đợc củng cố, nội dung chơng trình và hình thức biểu diễn có nhiều tiến bộ, phong trào văn hoá nghệ thuật quần chúng phát triển Xong việc khai thác và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc còn hạn chế.

Lĩnh vực phát thanh truyền hình liên tục đợc mở rộng, Đài phát thanh truyền hình tỉnh đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lợng về nội dung và thời gian phát sóng Tỷ lệ số hộ dân đợc xem truyền hình ớc đạt 60%; tỷ lệ số hộ dân đợc nghe đài phát thanh ớc đạt 90%

Hoạt động thể dục thể thao đã có bớc phát triển nhất là sau khi Ban th- ờng vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn có nghị quyết số 10 NQ/TU chuyên đề về tăng cờng lãnh đạo công tác thể dục thể thao Tạo lập đợc phong trào quần chúng luyện tập thể thao sôi nổi Hàng trăm câu lạc bộ thể dục thể thao đợc thành lập và hoạt động thờng xuyên, hàng năm tổ chức hội thao 5 huyện biên giới.

Các chủ trơng của Đảng về giáo dục đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, mạng lới trờng lớp không ngừng đợc phát triển, nhiều loại hình giáo dục đợc mở rộng các trờng công lập, dân lập, các lớp hệ B, trờng bán công, cơ bản đã đáp ứng đợc nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong toàn tỉnh, bình quân số học sinh tăng 3%/năm đến năm 1997 tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành phổ cập tiểu học, xóa mù chữ Các trờng dân tộc nội trú đợc mở ra ở nhiều huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo cán bộ đối với các xã vùng cao, vùng biên giới Công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ cũng đợc tỉnh quan tâm, có chính sách khuyến khích cán bộ đi học để nâng cao trình độ.

Công tác y tế của tỉnh trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, 100% xã phờng đều có trạm y tế để phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, công tác phòng bệnh dịch, chơng trình mục tiêu y tế quốc gia đợc quan tâm Nhìn chung tình hình văn hoá xã hội của tỉnh trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ đáng khích lệ, góp phần rất lớn vào việc nâng cao tầm nhận thức của nhân dân, đó cũng là một điều kiện quan trọng để nâng cao nhận thức cho ng- ời dân về công tác bảo vệ sức khoẻ

Do là một đầu mối giao lu kinh tế của cả nớc với Trung Quốc và đợc sự quan tâm u đãi qua các chính sách u tiên phát triển của Đảng và Nhà nớc, đặc biệt là sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên nền kinh tế của tỉnh đã đạt đợc những kết quả khả quan.

Qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996-2000 tỉnh đã đạt đợc những kết quả sau:

Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) bình quân kỳ tăng 9,25% là mức tăng tr- ởng khá cao so với mức tăng trởng chung của cả nớc (6,7%) trong đó tốc độ tăng bình quân của ngành Nông, Lâm nghiệp là 5,4%; Công nghiệp và xây dựng tăng 18,09%; Dịch vụ tăng13,7%; GDP bình quân đầu ngời năm 2000 là 3,02 triệu đồng tăng gấp 1,48 lần so với năm 1995.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tơng đối tích cực, giá trị ngành Nông,Lâm nghiệp tăng khá, song tỷ trọng giảm từ 62,1% năm 1995 xuống còn42,2% vào năm 2001 Tỷ trọng ngành Công nghiệp và Xây dựng tăng từ 9% lên 13,7%; các ngành dịch vụ tăng từ 28,89% lên 37,1% Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua đã phát triển đúng hớng và có tốc độ tăng trởng cao Giá trị ngành Công nghiệp bình quân hàng năm tăng 21,5% cao hơn so với mức tăng chung của cả nớc Một số cơ sở sản xuất công nghiệp đã quan tâm đầu t chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất chất lợng sản phẩm, ổn định sản xuất và kinh doanh có hiệu quả nh: Nhà máy xi măng, Xí nghiệp gạch Hợp Thành, Công ty Cơ khí cơ điện, cơ sở sản xuất bia hơi,

Các ngành dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, hoạt động thơng mại sôi động ở khu vực đô thị và khu vực cửa khẩu biên giới Tỉnh đã quan tâm đầu t xây dựng các chợ, cửa hàng thơng mại ở Thị xã, thị trấn, một số trung tâm cụm xã Tổng mức lu chuyển hàng hóa tăng bình quân 16,02%/năm bình quân hàng năm giá trị các ngành dịch vụ tăng 13,57%, cả nớc là trên 6%. Doanh thu từ du lịch tăng 11,73%/năm Có sự chuyển biến tích cực trong phát huy nội lực, huy động các nguồn lực cho đầu t phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Tổng số vồn đầu t phát triển trên địa bàn tỉnh giai đoạn1996-2000 là 3.565 tỷ đồng gÊp 4 lÇn so víi thêi kú 1991-1995

Thu NSNN trên địa bàn tỉnh bình quân hàng năm tăng 23,2%, do vậy có thêm điều kiện để đầu t phát triển kết cấu hạ tầng Quan hệ sản xuất mới đợc củng cố hoàn thiện, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có bớc phát triển Các doanh nghiệp nhà nớc đợc củng cố, sắp xếp lại với sự hỗ trợ của Nhà nớc về vốn, tín dụng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nên đang từng bớc đứng vững và phát triển Trong 5 năm đã chuyển đổi đợc 22 hợp tác xã, thành lập mới 26 hợp tác xã, kinh tế t nhân ngày càng đợc mở rộng và phát triển.

Hoạt động kinh tế đối ngoại có chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn giai đoạn 1996-

2000 đạt 1.375 triệu USD, bình quân hàng năm tăng 28% ( mục tiêu đề ra là 18%) Tổng kim ngạch nhập khẩu trong 5 năm là 856,3 triệu USD, bình quân hàng năm tăng 9,5%.

* Vài nét về Sở Tài chính vật giá Lạng sơn

Sở Tài chính vật giá Lạng Sơn ra đời cùng với sự ra đời của ngành Tài chính Việt Nam (28 - 8 - 1945) trải qua hơn 56 năm phấn đấu, thử thách và tr- ởng thành Sở Tài chính vật giá Lạng Sơn đã không ngừng trởng thành về mọi mặt góp phần rất lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nớc

Thực trạng ngành y tế Lạng Sơn trong nhng năm gần đây

Xác định đợc vai trò của sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua ngành y tế Lạng Sơn đã liên tục hoàn thiện và nâng cao chất lợng hoạt động về mọi mặt.

*Công tác củng cố và hoàn thiện mạng lới y tế cơ sở;

Xác định vai trò y tế cơ sở là đơn vị y tế nhà nớc gần dân nhất, đảm nhiệm vai trò chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng Trong nhiều năm qua ngành y tế Lạng Sơn liên tục hoàn thiện và nâng cao chất lợng hoạt động về mọi mặt của y tế cơ sở Nhờ đó tổ chức mạng lới, số lợng và chất lợng cán bộ không ngừng đợc nâng cao.

Hiện nay trong toàn tỉnh có 100% xã, phờng có trạm y tế phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân năng lực cán bộ y tế xã không ngừng đợc nâng cao.

Cho đến năm 2001 tổng số cán bộ y tế xã là 900 ngời, đạt 3,98 cán bộ y tế/ xã. trong đó có 108 bác sỹ chiếm 12% cán bộ y tế xã, 47,8% số xã có bác sỹ; 100% số xã có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh; 36 xã có y sỹ y học cổ truyền đạt 16%; có 54 xã có dợc tá đạt 23% Dự án hỗ trợ y tế quốc gia đã tập huấn nâng cao trình độ về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, đào tạo lại, nâng cao trình độ khám chữa bệnh thông thờng cho cán bộ 226 xã, phờng y tế thôn bản tiếp tục đợc đào tạo bổ sung Hết năm 2001 số luỹ tích y tế thôn bản đã đào tạo đợc 2.151 ngời nhng do nhiều lý do khác nhau đến nay mới có 1.773/ 2.294 thôn bản có nhân viên y tế hoạt động chiếm 77,2% Đội ngũ cán bộ y tế thôn bản đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở cơ sở.

Mạng lới y tế cơ sở không ngừng đợc đầu t cơ sở vật chất, hiện nay 194/226 xã đã có nhà trạm kiên cố để hoạt động Bằng nhiều nguồn vốn nh:

Dự án 748, vốn của tỉnh, vốn dự án hỗ trợ y tế quốc gia, nhiều nhà trạm y tế đang tiếp tục đợc xây dựng và đầu t đồng bộ.

Tuy vậy, mạng lới y tế cơ sở vẫn cha đáp ứng đợc ngang tầm nhiệm vụ, nhiều nơi chất lợng hoạt động còn khá thấp cả về trình độ chuyên môn và ph- ơng pháp làm việc So với chức năng, nhiệm vụ và 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu khoảng 70% cơ sở y tế xã, phờng đạt yêu cầu Cơ cấu cán bộ của các trạm y tế không đồng đều, nhiều trạm mất cân đối nhng việc điều chuyển cán bộ nhằm khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu cha đợc thực hiện kịp thời Đội ngũ y tế thôn bản tuy có nhiều cố gắng song trình độ còn thấp, trình độ văn hóa còn hạn chế đòi hỏi phải quan tâm đến đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho y tế thôn bản.

*Công tác khám chữa bệnh

Khám chữa bệnh luôn là một hoạt động quan trọng của ngành y tế, giải quyết trực tiếp những nhu cầu cấp thiết nhất về sức khoẻ của nhân dân vì vậy công tác này luôn đợc toàn thể xã hội quan tâm và coi đây nh là một tiêu chi cơ bản để đánh giá hoạt động y tế Trong những năm qua hiểu rõ yêu cầu của xã hội đối với công tác khám chữa bệnh, ngành y tế tỉnhđã không ngừng nâng cao chất lợng khám chữa bệnh thông qua việc nâng cao trình độ, tay nghề và đạo đức của đội ngũ thầy thuốc Công suất sự dụng giờng bệnh trong những năm qua đợc thể hiện ở biểu sau:

Công suất sử dụng giờng bệnh

Sè TuyÕn N¨m 1999 N¨m 2000 N¨m 2001 tt KH TH Mức độ

TH so với KH KH TH Mức độ

TH so với KH KH TH Mức độ

(Nguồn số liệu: Sở Y tế Lạng sơn)

Công suất sử dụng giờng bệnh trong năm 2000 và 2001 là đạt yêu cầu của ngành y tế, nhng trong năm 2000 công suất sử dụng giờng bệnh thấp hơn năm 1999 là do một số bệnh viện phải thu hẹp diện tích sử dụng các khoa, phòng để xây dựng mới và chuyển bớt bệnh nhân về phòng khám đa khoa khu vực hoặc trạm y tế xã Trong năm 2001 công suất sử dụng giờng bệnh tăng so với năm 2000 là do các bệnh viện do sự tin tởng của nhân dân vào hệ thống bệnh viện của tỉnh ngày càng cao Tình hình khám chữa bệnh đợc thể hiện ở bản sau: (Biểu số 2) Đa số các chỉ tiêu khám chữa bệnh đạt đợc kết quả cao là do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, ý thức tự giác chăm sóc sức khoẻ của ngời dân đợc nâng lên và một phần là do cơ sở vật chất cuả các bệnh viện đợc nâng cấp, thiết bị đợc đầu t mới hiện đại và tinh thần thái độ phục vụ của thầy thuốc đã có nhiều chuyển biến tốt.

Tuy vậy, chất lợng khám chữa bệnh còn cha tơng xứng với yêu cầu, không đồng đều trong từng đơn vị, từng tuyến Qua kiểm tra nhận thấy trình độ tay nghề của một bộ phận không nhỏ cán bộ cha đáp ứng đợc với yêu cầu. Công tác đào tạo của đơn vị và tự học tập của cá nhân đê nâng cao trình độ ch- a đợc thờng xuyên liên tục Công tác quản lý chuyên môn tại các bệnh viện cha sâu sát, còn mang nặng tính hành chính sự vụ; tổ chức hoạt động của các bệnh viện cha đợc cải tiến Hoạt động chỉ đạo tuyến cha đợc quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức chiếu lệ, cha sâu sát chuyên môn, cha hớng dẫn, giám sát y tế xã có hiệu quả.

*Công tác y tế dự phòng

- Phòng bệnh, phòng dịch: Nhận thức đợc tầm quan trọng của công tác phòng bệnh, phòng dịch ngành y tế đã không ngừng quan tâm đến việc mở rộng mạng lới phòng dịch bệnh rộng khắp trong toàn tỉnh, góp phần khống chế và đẩy lùi các bệnh dịch Hoạt động giám sát vệ sinh môi trờng từng bớc đợc củng cố, công tác y tế dự phòng tiếp tục đợc quan tâm Tuy vậy, hoạt động giám sát chơng trình y tế cha đợc quan tâm đúng mức, việc hỗ trợ, hớng dẫn cho tuyến huyện, xã còn hạn chế nên chất lợng của chơng trình cha cao, có nơi còn tình trạng thừa thuốc mà ngời dân không đợc sử dụng Công tác phòng chống dịch bệnh còn bị động, sự vụ Mạng lới phòng chống dịch bệnh đã phát triển rộng khắp từ tỉnh đến xã nhng hoạt động cha đồng đều nhất là ở tuyến cơ sở

- Truyền thông giáo dục sức khoẻ: Đợc quan tâm và phát triển dới nhiều hình thức nh ra các tập san, các chơng trình, chuyên mục sức khoẻ trên truyền hình, không ngừng nâng cao về mặt chất lợng và đã tạo đợc sự quan tâm của các cấp, các ngành và của nhân dân Tuy vậy, công tác này còn hạn chế do đội ngũ cán bộ ít đợc đào tạo chuyên sâu, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, mạng lới truyền thông còn mỏng, nhiều huyện và hầu hết các xã hoạt động này cha đợc quan t©m.

Công tác kiểm dịch y tế biên giới, giám định y khoa, công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình không ngừng đợc quan tâm và nâng cao chất lợng hoạt động, góp phần rất lớn vào hoạt động y tế dự phòng của ngành y tế tỉnh.

*Công tác đào tạo cán bộ

Trong những năm qua đợc sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự cố gắng của ngành y tế, công tác đào tạo cán bộ y tế luôn đợc trú trọng, đã triển khai đợc nhiều loại hình đào tạo lại, nâng cao cho nhiều đối tợng khác nhau.

Số lợng cán bộ không ngừng tăng, đến năm 2001 số lợng cán bộ là 2.339 chất lợng cán bộ cũng đợc nâng lên đáng kể Ngoài ra công tác bồi dỡng cán bộ cũng đựơc quan tâm, các lớp chuẩn đoán, lớp hộ lý, ngoại ngữ, tin học, đ ợc mở thờng xuyên.

Tuy vậy, công tác đào tạo và bồi dỡng cán bộ còn có những tồn tại cần khắc phục đó là đào tạo, bồi dỡng cán bộ còn thiếu định hớng, không căn cứ vào nhu cầu sử dụng cho nên trong thời gian qua một số chuyên khoa hầu nh không đợc quan tâm đào tạo bồi dỡng cán bộ nh chuyên khoa mắt, chuyên khoa điều dỡng và phục hồi chức năng, khoa nhi,

Thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn

2.3.1.Nguồn vốn cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. Đầu t cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn bao gồm các nguồn vèn sau:

 Nguồn vốn do nhân dân đóng góp (viện phí)

 Nguồn khác Trong các nguồn vốn này thì chiếm một tỷ trọng lớn và quan trọng nhất đó là nguồn vốn từ NSNN, nó giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn vốn đầu t cho y tế Do điều kiện là một tỉnh miền núi còn khó khăn, đối tợng thuộc diện miễn giảm viện phí chiếm phần lớn, mức thu viện phí thấp, vì vậy, kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh hầu hết và chủ yếu vẫn là nguồn NSNN cấp. Nguồn vốn cho hoạt động khám chữa bệnh đợc thể hiện ở biểu dới đây: (Biểu sè 3)

Biểu số 3: Nguồn chi cho hoạt động khám chữa bệnh Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn số liệu: Phòng Quản lý ngân sách Sở Tài chính vật giá Lạng sơn)

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn NSNN chi cho sự nghiệp khám chữa bệnh chiếm một tỷ trọng rất lớn năm 1999 là 84,89%; năm 2000 là 83,53%; năm 2001 là 82,96%, tuy có sự giảm về tỷ trọng nhng không đáng kể mà mỗi năm NSNN phải chi thêm cho sự nghiệp y tế là khá lớn, năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 2.856,5 triệu đồng; năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 4.728 triệu đồng, các khoản chi này giảm về tỷ trọng là do tỷ trọng của các khoản viện phí và BHYT tăng Trong tơng lai khoản chi này nên giảm bớt nhằm giảm gánh nặng cho NSNN và phải tìm mọi cách khai thác triệt để các nguồn vốn khác để chi cho sự nghiệp y tế tỉnh.

Nguồn NSNN không chỉ chiếm vai trò chủ yếu trong công tác khám chữa bệnh mà nó còn có một vai trò rất lớn trong công tác phòng bệnh, nhận xét trên đợc thể hiện ở biểu sau: (Biểu số 4)

Nguồn chi cho hoạt động phòng bệnh Đơn vị: triệu đồng

N¨m 1999 N¨m 2000 N¨m 2001 tuyệt Số đối trọng Tỷ (%)

Tuyệt Số đối trọng Tỷ (%) tuyệt Số đối trọng Tỷ (%)

(Nguồn số liệu: Phòng Quản lý ngân sách Sở Tài chính vật giá Lạng sơn)

Công tác phòng bệnh là một công tác giữ vị trí chiến lợc, nếu thực hiện tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm các dịch bệnh, giảm chi cho khám chữa bệnh do vậy việc chi NSNN cho phòng bệnh là rất cần thiết Trong những năm vừa qua chi NSNN cho công tác phòng bệnh cũng đã cho ta thấy phần nào sự quan tâm của ngành y tế đối với công tác này Năm 1999 chi NSNN cho phòng bệnh chiếm 83,73% tổng chi cho phòng bệnh, năm 2000 là 84,95% đến năm 2001 tỷ lệ này tuy có giảm nhng vẫn ở mức 79,72%.

Tỷ lệ chi NSNN cho khám chữa bệnh và công tác phòng bệnh trên địa bàn tỉnh trong những năm qua là tơng đối lớn và không ngừng tăng, tuy vậy cơ cấu chi cho khám chữa bệnh và phòng bệnh cần có sự điều chỉnh làm sao cho công tác xã hội hóa hoạt động khám chữa bệnh đợc đầy mạnh hơn và công tác phòng bệnh đợc triển khai rộng rãi hơn trên địa bàn tỉnh.

Nguồn viện phí và BHYT là nguồn đóng góp của các cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội để cung cấp một phần nguồn tài chính cho công tác y tế. Nhng do điều kiện của tỉnh đối tợng thuộc diện miễn giảm viện phí lớn nên số tiền viện phí thu đợc không lớn Nguồn viện phí hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi cho sự nghiệp y tế.

Việc sử dụng BHYT theo Nghị định 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành điều lệ BHYT đã đóng góp một phần đáng kể cho hoạt động khám chữa bệnh, san sẻ những chi phí quá lớn cho những ngời có hoàn cảnh khó khăn, giảm bớt một phần gánh nặng cho NSNN bằng việc phát hành thẻ BHYT cho ngêi tham gia.

Tuy đóng vai trò rất quan trọng nhng trong thời gian qua tình hình nguồn viện phí và BHYT chi cho công tác khám chữa bệnh chiếm một tỷ lệ còn nhỏ và không đồng đều giữa tuyến tỉnh và tuyến huyện Trong năm 1999 tổng chi từ viện phí và BHYT cho công tác khám chữa bệnh là 1.699,1 triệu đồng trong đó chi cho khám chữa bệnh tuyến tỉnh là 1.063,6 triệu đồng chiếm 62,6%, chi cho khám chữa bệnh tuyến huyện là 635,5 triệu đồng chiếm 37,4%; năm 2000 tổng chi khám chữa bệnh từ nguồn viện phí và BHYT là 2.528 triệu đồng, trong đó chi cho tuyến tỉnh là 1.601 triệu đồng chiếm 63,3%, tuyến huyện là 927 triệu đồng chiếm 36,7% Năm 2001 tổng chi cho khám chữa bệnh từ nguồn này là 3.054 triệu đồng, trong đó chi cho tuyến tỉnh chiếm 59,8%, tuyến huyện chiếm 40,2% Qua số liệu trên ta thấy nguồn viện phí và BHYT chủ yếu thu đợc từ các bệnh viện cấp tỉnh điều đó cho thấy một bộ phận ngời dân tập trung ở thị xã có thu nhập cao quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khoẻ và sẵn sàng trả các khoản viện phí cho dịch vụ y tế,còn ở tuyến huyện nguồn thu này còn rất thấp.

Ngoài hai nguồn vốn chính để chi cho sự nghiệp y tế thì các nguồn vốn khác cũng có vai trò rất lớn vào việc đa dạng hoá nguồn vốn cho sự nghiệp y tế Nguồn vốn khác ở đây là nguồn y tế dự phòng và nguồn viện trợ của các tổ chức nớc ngoài, chủ yếu phục vụ cho công tác phòng bệnh Trong thời gian qua nguồn kinh phí dự phòng đợc tăng cờng đáng kể cho công tác phòng bệnh, năm 1999 là 1.092 triệu đồng, năm 2000 là 1.154 triệu đồng và năm

2001 là 2.013 triệu đồng Nguồn viện trợ do các tổ chức quốc tế tài trợ chiếm một tỷ trọng nhỏ chủ yếu là các phơng tiện và các thiết bị y tế.

2.3.2 Khâu lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế.

Lập dự toán ngân sách là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế nói riêng, đây là khâu mang tính chất định hớng Nếu làm tốt khâu lập dự toán sẽ tạo điều kiện cho khâu chấp hành và quyết toán đợc thực hiện thuận lợi Trong quá trình lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải dựa vào các căn cứ sau:

+ Dựa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của ngành y tế trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.

+ Dựa vào luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định, các chính sách chế độ hiện hành làm cơ sở lập dự toán chi NSNN năm.

+ Những quy định về phân cấp quản lý kinh tế xã hội, phân cấp quản lý chi NSNN vÒ y tÕ.

+ Chỉ thị của Thủ tớng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau; Thông t hớng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách và văn bản hớng dẫn của các bộ.

+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền thông báo.

+ Tình hình thực hiện dự toán NSNN các năm trớc.

Trình tự lập dự toán:

Mô hình cấp phát NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có những thay đổi để nhằm phục vụ cho việc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế đạt hiệu quả cao nhất Do vậy, trình tự lập dự toán ngân sách, chấp hành và quyết toán cũng có một số thay đổi, quá trình lập dự toán NSNN cho sự nghiệp y tế từ năm 2000 trở về trớc đợc thực hiện theo tr×nh tù:

Thực trạng chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn

Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Lạng sơn nói riêng cũng nh tình hình kinh tế xã hội của cả nớc nói chung tơng đối ổn định, tốc độ tăng trởng khá, đặc biệt trong những năm qua thu NSNN tỉnh tăng mạnh, do vậy chi NSNN cho sự nghiệp y tế của tỉnh cũng nh các khoản chi cho các lĩnh vực khác không ngừng tăng Tình hình trên đợc thể hiện ở biểu số liệu sau: (Biểu số 5)

Qua bảng trên ta thấy các khoản chi NSNN của tỉnh tăng nhanh vào năm 2000, đây là năm có nhiều nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra, đến năm 2001 các khoản chi này vẫn đợc duy trì nhng một số khoản chi có xu hớng giảm nh: chi cho đầu t XDCB, chi sự nghiệp văn hoá thông tin, sự nghiệp phát thanh truyền hình, An ninh - quốc phòng trong khi đó các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trờng, chi sự nghiệp y tế vẫn tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng Chi cho lĩnh vực y tế, số chi năm sau không ngừng tăng so với số chi năm trớc, năm 1999 tổng chi cho sự nghiệp y tế là 19.179 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,51% trong tổng chiNSNN; năm 2000 tổng chi cho sự nghiệp y tế là 30.790 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,77% tổng chi NSNN, mức độ thực hiện so với năm 1999 đạt 160,5%;năm 2001 tổng chi sự nghiệp y tế là 33.079 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,44%, mức độ thực hiện so với năm 2000 đạt 107,43% Đó là kết quả của việc quan tâm đến sự nghiệp y tế , nhận thức đợc tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ con ngời của lãnh đạo tỉnh Lạng sơn Chi ngân sách cho sự nghiệp y tế chiếm một tỷ lệ nh vậy còn một phần do các chơng trình mục tiêu quốc gia về y tế đã luôn đợc duy trì trong những năm qua, cụ thể năm 1999 chi cho ch- ơng trình mục tiêu quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh là 2.293.400 nghìn đồng; năm 2000 là 3.402.311 nghìn đồng; năm 2001 là 2.545.000 nghìn đồng.

Trong điều kiện hiện nay khi mà chi cho sự nghiệp y tế chủ yếu là nguồn NSNN thì các khoản chi ngân sách cho sự nghiệp y tế tăng với tốc độ nh vậy cũng chỉ đáp ứng đợc một phần nào nhu cầu khám chữa bệnh, phòng bệnh của nhân dân do dân số gia tăng nhanh, mức độ trợt giá, do nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng cao Do vậy trong thời gian tới đòi hỏi các cấp và các ngành liên quan không ngừng quan tâm đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, không ngừng tăng các khoản chi cho sự nghiệp y tế không chỉ bằng nguồn NSNN mà còn phải phát huy nhiều nguồn lực khác để làm sao hoàn thành một cách tốt nhất chiến lợc 10 năm chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Lạng sơn (2001 - 2010).

2.4.1.Chi đầu t XDCB cho sự nghiệp y tế.

Chi đầu t XDCB cho sự nghiệp y tế là khoản chi NSNN nhằm từng bớc tăng cờng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành y tế Cùng với sự gia tăng của các khoản chi thờng xuyên, chi cho đầu t XDCB của ngành y tế cũng đợc gia tăng một cách đáng kể Nhận xét trên đợc thể hiện qua biểu số liệu dới đây:

Tình hình chi đầu t XDCB ngành y tế Đơn vị: triệu đồng

Mức độ thực hiện năm

2000 so với năm 1999 Mức độ thực hiện năm

Sè tuyệt đối Số tơng đối (%) Số tuyệt đối Số tơng đối

(Nguồn số liệu: Sở Y tế Lạng sơn)

Nhận xét: Chi đầu t XDCB cho sự nghiệp y tế năm 1999 là 5.000 triệu đồng; năm 2000 là 4.500 triệu đồng, mức độ thực hiện đạt 90% nhng đến năm

2001 mức đầu t XDCB là 17.700 triệu đồng tăng 13.200 triệu đồng so với năm

2000 Nhng ta rất dễ nhận thấy đó là các khoản chi đầu t XDCB tăng một cách không ổn định, chi đầu t XDCB cho sự nghiệp y tế chủ yếu đó là xây dựng các bệnh viện, các trung tâm, trạm y tế Tuy đã đựơc tỉnh đầu t tích cực nhng đến nay cơ sở vật chất của ngành vẫn còn nhiều khó khăn, một số đơn vị tuyến tỉnh nh Trung tâm bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, Phòng giám định y khoa vẫn cha có trụ sở làm việc phải nhờ đơn vị khác do vậy không đảm bảo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật Bên cạnh đó một số bệnh viện tuyến huyện đợc xây dựng từ những năm trớc đã xuống cấp và quy mô nhỏ, không đáp ứng đợc nhu cầu hiện tại, các trạm y tế đợc xây dựng trong chơng trình xóa xã trắng đã xuống cấp nặng Trang thiết bị cho ngành y tế đợc nâng cấp do các dự án nâng cấp trang thiết bị của Bộ Y tế và dự án hỗ trợ y tế quốc gia đợc triển khai Tuyến tỉnh đợc trang bị máy gây mê, máy thở, hệ thống đèn mổ, bàn mổ, điện giải đồ, tuyến huyện đợc trang bị máy gây mê, máy xét nghiệm

Mặc dù đã đợc quan tâm đầu t nhiều nhng do kinh phí cho ngành y tế còn thấp nên các cơ sở khám chữa bệnh, kể cả y tế dự phòng còn thiếu nhiều thiết bị hiện đại ảnh hởng đến chất lợng công tác Việc sử dụng các thiết bị đã đợc đầu t cha hết công suất nhiều đơn vị mới chú ý quan tâm đến mua sắm mà cha quan tâm đến bảo quản sử dụng.

2.4.2.Chi thờng xuyên cho sự nghiệp y tế.

Chi thờng xuyên cho sự nghiệp y tế bao gồm:

+ Chi cho quản lý hành chính

+ Chi cho nghiệp vụ chuyên môn

+ Chi cho mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ

Cơ cấu chi cho các nhóm mục trên đợc thể hiện qua biểu số liệu sau:

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy mức chi thờng xuyên cho sự nghiệp y tế tăng với tốc độ nhanh, năm 1999 tổng mức chi thờng xuyên 16.885.600 nghìn đồng; năm 2000 tăng lên 21.188.651 nghìn đồng và đến năm 2001 là 30.534.574 nghìn đồng Mức chi thực tế của các nhóm mục đều tăng, tỷ trọng của các nhóm mục đều chuyển biến theo chiều hớng tích cực nh nhóm chi quản lý hành chính đã giảm về tỷ trọng từ 15,73% năm 1999 xuống còn 14% năm 2000 và năm 2001 còn 13,52%; nhóm mục chi cho nghiệp vụ chuyên môn tăng từ 17,07% năm 1999 lên 17,53% năm 2001.

Sự biến động của mỗi nhóm chi do các nguyên nhân chủ quan và khách quan đều ảnh hởng đến tổng số chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh Do vậy, để đánh giá một cách chính xác về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn ta cần phải phân tích một cách cụ thể từng nội dung của các nhóm chi:

*T×nh h×nh chi NSNN cho con ngêi

Chi cho con ngời cho sự nghiệp y tế là khoản chi nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống, sinh hoạt cho cán bộ y, bác sỹ nhằm đảm bảo cho bộ máy của ngành y tế hoạt động bình thờng Nhóm chi này giữ một vai trò rất quan trọng quyết định đến chất lợng của công tác y tế vì có chăm lo cho đội ngũ y, bác sỹ có một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất và tinh thần thì họ mới có điều kiện dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn, trách nhiệm, y đức của ngời thầy thuốc sẽ đợc nâng cao

Chi cho con ngời bao gồm các khoản: chi lơng, phụ cấp lơng, tiền th- ởng, tiền công, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và phụ cấp, trợ cấp khác

Khoản chi cho con ngời là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thờng xuyên cho sự nghiệp y tế Tình hình chi NSNN cho con ngời đợc thể hiện qua biểu sau: (Biểu số 8)

Nhận xét: Nhìn chung các mục chi cho con ngời đều tăng qua các năm, năm 1999 tổng chi cho con ngời là 8.406.486 nghìn đồng; năm 2000 là 12.318.162 nghìn đồng, mức độ thực hiện so với năm 1999 tăng 3.911.676 nghìn đồng, đạt 146,53%; năm 2001 tổng chi là 14.765.337 nghìn đồng, so với năm 2000 tăng 2.447.215 nghìn đồng, đạt 119,9% Các khoản chi chính nh chi lơng, phụ cấp lơng, tiền thởng, các khoản đóng góp vẫn giữ đợc tỷ trọng ổn định.

Trong tổng số chi ngân sách cho con ngời thì khoản chi lớn nhất là chi lơng, khoản chi này năm 1999 chiếm 54,82%, năm 2000 chiếm 48% và năm

2001 là 47,6% tổng chi cho con ngời Khoản chi lơng tăng rất đều đặn về số tuyệt đối mỗi năm tăng thêm khoảng trên 1 tỷ đồng Các khoản tiền lơng tăng là do Chính phủ đã ra Nghị định điều chỉnh mức tiền lơng tối thiểu từ 144 nghìn đồng/tháng năm 1999 lên 180 nghìn đồng/tháng vào năm 2000 và 210 nghìn đồng/tháng vào năm 2001 Chi lơng bao gồm chi lơng theo ngạch bậc theo quỹ lơng đợc duyệt, lơng tập sự và lơng hợp đồng dài hạn.

Phụ cấp: phụ cấp lơng cũng tăng nhanh cùng với tốc độ tăng lơng, năm

2000 phụ cấp lơng đạt 152,2% so với năm 1999; năm 2001 đạt 128,2% so với năm 2000 Phụ cấp lơng cũng tăng cả về tỷ trọng, cụ thể năm 1999 tỷ trọng của phụ cấp lơng chiếm 31,34%; năm 2000 chiếm 32,54%; năm 2001 là 34,8% Các khoản phụ cấp của ngành y tế là rất lớn do đặc trng của ngành, phụ cấp gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đặc thù đối với công chức viên chức ngành y tế.

Tiền thởng: khoản tiền thởng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách cho con ngời, năm 1999 là 0,1%; năm 2000 là 0,08%; năm 2001 là 0,13% Tuy vậy các khoản tiền thởng có vai trò không nhỏ trong việc nâng cao chất lợng của ngành y tế.

Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn

sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn

Trong quá trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại đó là:

Trong công tác quản lý nguồn vốn cho sự nghiệp y tế còn trông chờ, ỷ lại nhiều vào nguồn NSNN, cha có những biện pháp để đa dạng nguồn vốn đầu t cho sự nghiệp y tế.

Trong khâu lập dự toán ngân sách cho ngành y tế còn nhiều tồn tại, dự toán ngân sách còn cha gắn liền với kế hoạch phát triển và nhiệm vụ của ngành y tế, do đó nhiều khi mang tính hình thức, hiệu lực chỉ đạo bị hạn chế, cha thúc đẩy đợc công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh phát triển Dự toán ngân sách y tế không sát với tình hình thực tế, các đơn vị dự toán thờng lập dự toán tăng lên rất cao so với số kiểm tra, làm sao để nhận đợc nhiều kinh phí nhất cho đơn vị mình Những tiêu chuẩn định mức chi tiêu cho ngành y tế còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho quá trình lập dự toán ngân sách và chấp hành dự toán ngân sách.

Trong khâu chấp hành NSNN cha xây dựng đợc mô hình cấp phát tối u, hệ thống mạng giữa cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc cha hoàn thiện gây khó khăn cho quá trình cấp phát và quyết toán.Trong quá trình cấp phát vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho, do vậy, còn hiện tợng thất thoát NSNN Quá trình quản lý, giám sát các đơn vị dự toán là rất khó do đội ngũ cán bộ chuyên quản còn mỏng Do đó còn nhiều hiện tợng chi sai chính sách, chế độ đặc biệt là các khoản chi cho quản lý hành chính Các công trình đợc đầu t mua sắm, sửa chữa nhng không đợc giám sát chặt chẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng trang thiết bị không cao, gây lãng phí.

Trong khâu quyết toán, kế toán của nhiều đơn vị dự toán còn yếu kém, dẫn đến thời gian quyết toán kéo dài Số lợng chứng từ phải kiểm tra trong thời gian quyết toán là rất lớn, trong khi đó thời gian dành cho kiểm tra ở mỗi đơn vị là rất ngắn, do vậy việc kiểm tra sổ sách khi quyết toán còn mang tính hình thức, công tác thanh tra, kiểm tra cha đợc phát huy.

Những tồn tại trong công tác quản lý là không thể tránh khỏi, để khắc phục những tồn tại này ta phải tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trên.

Về nguyên nhân chủ quan: trong bộ máy quản lý tài chính chi cho sự nghiệp y tế đội ngũ cán bộ chuyên quản còn mỏng, còn thiếu sự quan tâm,năng lực cán bộ kế toán ở một số đơn vị y tế còn yếu, cha đáp ứng đợc yêu cầu của công tác quản lý, trách nhiệm cha cao trong quá trình tiến hành các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế, vì vậy, hiệu quả của các khoản chi còn thấp. Các đơn vị còn có thái độ chủ quan, trông chờ, không năng động, tích cực chủ động trong việc tạo nguồn để chi cho sự nghiệp y tế.

Nguyên nhân khách quan: Do một số cơ chế chính sách quản lý chi cho ngành y tế còn nhiều điều bất cập, tạo lỗ hổng trong quá trình quản lý, các khoản chi NSNN còn mang tính chủ quan, bên cạnh đó một số định mức chi không còn phù hợp đã buộc các đơn vị phải làm sai để có đủ nguồn chi cho yêu cầu của công việc.

Do địa bàn tỉnh là tỉnh miền núi, còn gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn lạc hậu, do đó để thực hiện xã hội hoá ngành y tế còn rất nhiều khã kh¨n

Tóm lại, Qua việc tìm hiểu những đặc điểm về kinh tế xã hội của tỉnh Lạng sơn, ta thấy đợc những khó khăn và thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm vừa qua đã có những tác động đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế Đánh giá thực trạng của nghành y tế Lạng sơn vừa là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế vừa là cơ sở để đề ra những phơng h- ớng và nhiệm vụ của chi NSNN trong những năm tiếp theo.

Xem xét trình tự lập, chấp hành và quyết toán NSNN cho sự nghiệp y tế trên điạ bàn tỉnh trong thời gian qua để thấy đợc cơ chế quản lý các khoản chi NSNN cho sự nghiệp tế từ đó đánh giá các khoản, mục chi nhằm xem xét sự biến động và sự hợp lý của các khoản chi đó để xem xét những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của nó từ đó đề ra các biện pháp nhằm tăng c- ờng hiệu quả của các khoản chi đó.

Một số ý kiến nhằm tăng cờng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn

3.2.1.Xác định rõ nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh.

Trong những năm tới để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế của tỉnh đòi hỏi phải phân định đợc hoạt động y tế nào cần sự tài trợ toàn bộ của NSNN, dịch vụ y tế nào mà ngời đợc cung cấp phải trả tiền và khoản chi nào là một phần do Nhà nớc chi và một phần do ngời đợc hởng phải trả Từ đó xác định đợc nội dung các khoản mục y tế mà NSNN phải bù đắp Cụ thể, ta có thể thấy trong các hoạt động khám chữa bệnh có đặc điểm liên quan trực tiếp đến ngời bệnh, ngời cần dịch vụ khám chữa bệnh sẽ thấy đợc tính hữu ích và cấp thiết của dịch vụ đó nên sẵn sàng trả tiền Bên cạnh đó hoạt động khám chữa bệnh là thị trờng có khả năng thanh toán cao nên khu vực t nhân có nhu cầu đầu t vào nhằm thu lợi nhuận, khi đó vai trò của Nhà nớc chỉ là đầu t một chừng mực nhất định mang tính chất tài trợ gián tiếp cho ngời nghèo. Đối với hoạt động phòng bệnh, do ngời dân không thấy đợc giá trị tức thời của loại dịch vụ này nên họ không sẵn sàng trả tiền cho loại dịch vụ phòng bệnh, nghĩa là khả năng thanh toán của loại dịch vụ này thấp, khu vực t nhân không muốn đầu t Do vậy vai trò của Nhà nớc là phải cung cấp phần lớn chi phí cho hoạt động phòng bệnh, phần còn lại có thể huy động từ các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức khác vì chi phí là ít tốn kém nhng lợi ích mang lại rất lớn. Đối với hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ y bác sỹ là rất quan trọng, có ảnh hởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động khám chữa bệnh Đối với bản thân những cán bộ y bác sỹ đợc đào tạo nâng cao trình độ sẽ giúp họ có điều kiện thăng tiến, đợc hởng nhiều chế độ u đãi hơn, do vậy chi cho đào tạo có thể huy động một phần học phí từ các hộ gia đình, một phần do NSNN đảm bảo, có nh vậy thì với một khoản chi không lớn nhng thúc đẩy đợc trình độ chuyên môn của các y bác sỹ lên cao hơn Các hoạt động nghiên cứu khoa học là một phần không thể thiếu trong hoạt động của ngành và cũng đòi hỏi phải có sự tài trợ phần lớn từ NSNN.

Xác định đợc nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế là cơ sở để vạch ra chiến lợc phát triển ngành y tế của tỉnh trong những năm tới, đây là một việc làm hết sức quan trọngcần đợc quan tâm.

3.2.2.Đa dạng hoá các nguồn vốn cho sự nghiệp y tế.

Trong những năm qua, Lạng sơn đã chú trọng đầu t ngày càng tăng cho sự nghiệp y tế Trong những năm trớc mắt nguồn đầu t từ NSNN sẽ vẫn giữ một vai trò quan trọng, chủ yếu, nhng về lâu dài cần phải giảm tỷ trọng nguồn vốn đầu t này, đây cũng là một xu hớng tất yếu vì NSNN trong tơng lai không thể đảm bảo đợc hết các khoản chi cho sự nghiệp y tế Vì vậy, hiện tại cũng nh trong tơng lai lãnh đạo tỉnh và chính bản thân ngành y tế phải tìm ra những biện pháp huy động vốn từ nhiều nguồn khác để đáp ứng cho hoạt động của ngành y tế Các nguồn khác ngoài NSNN mà trong những năm tới cần đẩy mạnh các biện pháp huy động đó là:

- Nguồn vốn do nhân dân đóng góp: nguồn vốn này trong tơng lai sẽ có một vai trò rất lớn trong việc đảm bảo nguồn ngân sách cho sự nghiệp y tế tỉnh Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản viện phí và bảo hiểm y tế Trong thời gian qua nguồn vốn này trên địa bàn tỉnh cha phát huy đợc một cách tốt nhất do cách huy động còn nhiều hạn chế, do vậy để phát huy có hiệu quả nguồn vốn này cần phải có những cách làm hợp lý. Đối với viện phí cần phải có cách thu phù hợp với từng đối tợng theo thực tế khám chữa bệnh và điều trị Mở rộng diện thu viện phí với nhiều mức viện phí, đặc biệt ở các bệnh viện trung tâm tỉnh vì đây là nơi tập trung một phần lớn dân c có điều kiện về kinh tế, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn Tuy nhiên đối với nguồn vốn này cũng có một số hạn chế, đó là:

Nếu chỉ dựa vào nguồn viện phí thì không thể đa hoạt động khám chữa bệnh đến mọi ngời dân, đặc biệt là tầng lớp dân c có thu nhập thấp, nhất là những nơi mà tập quán sinh hoạt lạc hậu vẫn tồn tại, t tởng trông chờ vào bao cấp, thụ động trong việc bảo vệ và tự chăm sóc sức khoẻ ở những ngời dân ở vùng cao, vùng sâu.

Nguồn viện phí chủ yếu cung cấp cho hoạt động khám chữa bệnh chứ ít chú trọng đến việc cung cấp cho hoạt động phòng bệnh.

Nh vậy, để ngời dân sẵn sàng đóng các khoản viện phí cần phải không ngừng nâng cao chất lợng khám chữa bệnh, khi chất lợng khám chữa bệnh đợc nâng cao, tạo đợc niềm tin cho ngời bệnh thì đó sẽ là điều kiện tốt để tăng nguồn vốn do nhân dân đóng góp cho sự nghiệp y tế. Đối với nguồn bảo hiểm y tế, để phát triển bảo hiểm y tế rộng ra các đối tợng, không chỉ đối với cán bộ công nhân viên chức mà đối với cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tất cả các tầng lớp dân c, thì công tác tuyên truyền cho mọi ngời thấy đợc những lợi ích của BHYT mang lại rất lớn là rất quan trọng, nhng quan trọng hơn nữa đó là phải làm sao ngời có thẻ BHYT cảm thấy rằng họ đợc phục vụ thực sự chứ không phải nh trong tình hình hiện nay, khám chữa bệnh cho các đối tợng có thẻ BHYT còn gặp khó khăn, phải chờ đợi rất lâu Phải làm cho ngời mua BHYT thấy đợc sự tiện ích khi mua thẻ BHYT, từ đó họ sẽ tự nguyện tham gia BHYT.

- Khai thác nguồn vốn từ hoạt động từ thiện, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp trong nớc và nớc ngoài.

Ngành y tế cần phải làm tốt hơn nữa việc mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh cùng với các tổ chức từ thiện để có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này để nâng cao, cải tạo trang thiết bị, máy móc hiện đại Đối với ngành y tế, có thể cung cấp những dịch vụ y tế miễn phí cho cán bộ của đơn vị hợp tác, làm sao để huy động một cách tốt nhất nguồn vốn cho sự nghiệp y tế tỉnh Bên cạnh đó nganh y tế tỉnh còn phải mở rộng quan hệ hợp tác với nớc ngoài để có điều kiện học tập và nâng cao trình độ của đội ngũ y, bác sỹ vừa tranh thủ kêu gọi viện trợ từ phía nớc ngoài Thực tế trong thời gian qua, quan hệ với các tổ chức y tế, tổ chức từ thiện nớc ngoài còn ở mức thấp do cha có sự chủ động.

- Các nguồn khác: Các bệnh viện, các trung tâm y tế có thể tăng c- ờng nguồn kinh phí cho đơn vị bằng cách mở thêm các dịch vụ y tế Một số đơn vị của ngành y tế tỉnh có tiềm năng rất lớn trong việc mở rộng nguồn thu nh Trung tâm kiểm nghiệm dợc phẩm, hoá mỹ phẩm, số thu hàng năm của đơn vị này là rất lớn, do vậy trong những năm tiếp theo cần phải mở rộng các nguồn thu lớn hơn cho sự nghiệp y tế.

3.2.3 Tăng cờng quản lý ngân sách cho sự nghiệp y tế ở tất cả các khâu của chu trình NSNN và tăng cờng công tác kiểm tra.

Muốn đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý ngân sách cho sự nghiệp y tế nói riêng cần phải xem xét đến tất cả các khâu trong chu trình quản lý ngân sách, từ khâu lập dự toán, phân phối, cấp phát, quyết toán đến giám đốc kiểm tra.

Trong khâu lập dự toán: Cơ quan tài chính phải yêu cầu và theo dõi các đơn vị lập dự toán kinh phí có lập dự toán theo đúng trình tự, phơng pháp và các văn bản hớng dẫn lập dự toán NSNN hay không Xem xét các đơn vị lập dự toán có đúng với yêu cầu của việc lập dự toán, lập dự toán phải bám sát với tình hình thực tế và những biến động trong năm kế hoạch có thể xảy ra Có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những đơn vị lập dự toán không theo yêu cầu đặt ra mà chỉ muốn nhận đợc nhiều NSNN nhất cho đơn vị mình.

Trong khâu phân phối - cấp phát: Cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết trong quản lý hành chính mà chủ yếu là giảm đi các khoản thanh toán dịch vụ công cộng, hội nghị và công tác phí Trong thực tế của tỉnh những năm vừa qua, những khoản chi này gây rất nhiều lãng phí, do vậy cần phải bám sát những tiêu chuẩn định mức do Nhà nớc quy định trong quá trình chi, kiểm tra đơn vị có kê khai từng đối tợng, định mức trớc khi xin Đối với những mục chi không có những tiêu chuẩn định mức thì cần phải xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc, trên cơ sở đó sẽ tiến hành cấp phát thanh toán, nhằm tăng cờng hơn nữa tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị Trong quá trình cấp phát phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, thủ tục nhanh gọn, có sự phối hợp đồng bộ giữa Sở Tài chính vật giá, Sở Y tế và Kho bạc Nhà nớc.

Trong khâu quyết toán: Khâu quyết toán là khâu diễn ra sau khi đã phân phối, cấp phát và sử dụng ngân sách cho sự nghiệp y tế, nó quyết định đến việc xem xét, kiểm tra việc sử dụng kinh phí có đúng mục đích, khâu quyết toán có đợc thực hiện định kỳ hàng quý, hàng năm hay không Trong khâu quyết toán cần thực hiện kiên quyết đối với những khoản chi không đúng và có biện pháp xử lý đối với ngời làm sai.

Kiểm tra là công việc cần thiết trong tất cả các khâu, nó là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý Quá trình kiểm tra phải đợc thực hiện ở tất cả tất cả các khâu và ở tất cả các đơn vị Thông qua kiểm tra việc chấp hành các định mức chi tiêu về y tế, kiểm tra tính mục đích trong việc sử dụng các khoản chi, tăng cờng công tác kiểm tra, giám sát các khoản chi của chu trình ngân sách Kiểm tra đối với các thiết bị mua sắm và các trang thiết bị chuyên dùng có giá trị cao để đảm bảo chất lợng và giá cả, tránh tình trạng mua đi bán lại thiết bị cũ, tân trang, chất lợng kém nhng giá lại cao gây lãng phí nguồn ngân sách của Nhà nớc, đồng thời ảnh hởng xấu đến công tác chuyên môn.

Kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị của ngành y tế nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đã có, đồng thời tiếp tục phân phối lại một cách hợp lý, tránh lãng phí, nhất là ở tuyến cơ sở, kiểm tra còn nhằm tiết kiệm chi tiêu. Đối với XDCB cần soát xét, kiểm tra chặt chẽ các luận chứng kinh tế kỹ thuật và chất lợng các công trình, xem xét tính đúng đắn của các bản dự toán và thanh quyết toán công trình tránh tình trạng thất thoát tiền của của Nhà nớc và không đảm bảo đợc chất lợng công trình.

Kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho hội họp tổng kết, công tác phí và vật t, kiểm tra chất lợng thuốc men dùng để chữa bệnh và phòng bệnh, nhất là các loại thuốc dùng cho chơng trình mục tiêu, tránh tình trạng thuốc kém phẩm chÊt.

Ngày đăng: 10/07/2023, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w