1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Bệnh truyền lây giữa động vật và người: Phần 2

147 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 4,87 MB

Nội dung

Trang 1

BỆNH NHIỆT THÁN (Anthrax) 1 LỊCH SỬ

Bệnh nhiệt thán được ghi nhận là một trong những tai họa của con người và động vật Bệnh nhiệt thán còn được gọi là bệnh than (theo tiếng Pháp Charborn) vì ở giữa vùng viêm có màu đen giống như màu than Bệnh đã thành đại dịch tại Ai Cập trong thời gian ngự trị của nhà tiên tri Do Thái Moses (1250 - TCN) và ở vùng bán đảo Tiểu Á dưới thời của Siege và Troy (1200 - TCN) Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh đã được mô tả lại bởi nhiều tác giả khác nhau: Homer (1000 - TCN), Hippocrates (400 - TCN), Varro (116 - 27 - TCN),Virgil (70 - 19 - TCN) Bệnh cũng đã được mô tả trong các tài liệu Hindu vào khoảng 500 năm trước công

nguyên (Palmer et al., 1998)

Ở châu Âu, bệnh đã được báo cáo tại Pháp vào những năm 996 và 1090, Ý (năm 1552, 1898, 1613) Trong khoảng thời gian 1709 - 1712 bệnh đã được ghi nhận tại Đức, Hungary và Ba Lan Những năm đầu của thế kỷ XIX (1980s) bệnh xảy ra ở Nga, Hà lan, Anh Bệnh nhiệt

thán đã bùng phát tại Nam, Trung Mỹ, châu Phi, vùng Caribbean vào thế kỷ XIX (Palmer et

al., 1998)

Cho đến nay, bệnh nhiệt thán vẫn bùng phát tại nhiều Quốc gia trên thế giới, ngay cả ở những nước phát triển: Năm 1976, bệnh xảy ra ở Mỹ (bang Califonia) tại nhà máy dệt len dạ do nguyên liệu nhập khẩu từ Pakistan không qua xử lý Năm 2008 bệnh xảy ra trên đàn bò tại Australia, trung bình mỗi năm tại Quốc gia này có 2 - 4 ca bệnh trên người Tháng 11/2008 một công nhân sản xuất trống tại Anh đã tử vong vì nhiễm bệnh nhiệt thán từ da bị nhập khẩu không qua xử lý

Ba Quốc gia thuộc bán đảo Đơng dương (Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia) đều có bệnh nhiệt thán

Những nghiên cứu về bệnh nhiệt thán được tập trung vào những năm của thế kỷ XIX Lịch sử ghi nhận công lao của nhiều nhà khoa học tiêu biểu Berthelemy (1823) và Eilert (1836) đã chứng minh tính truyền nhiễm của căn bệnh Davaine (1863) phát hiện đường truyền lây của căn bệnh Tiegel và Klebs (1864) phát hiện căn bệnh được loại bỏ qua lọc

Robert Kock (1977) với cơng trình nghiên cứu chứng minh Bacillus anthracis là căn bệnh gây

bệnh nhiệt thán Pasteur (1881) đã nghiên cứu thành cơng cơng trình phịng bệnh nhiệt thán bằng vaccine Marchoux và Sclavo (1895) nghiên cứu thành công sử dụng huyết thanh điều trị

bệnh nhiệt thán, đây là huyết thanh chống vi khuẩn Bacillus anthracis sử dụng điều trị cho

người

Trang 2

tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang Ổ dịch nhiệt thán xảy ra gần đây nhất vào tháng 09 năm 2014 tại Huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang làm 05 con bò và dê tử vong Người chăn nuôi đã tự ý mổ xác gia súc chết dùng làm thực phẩm và chia cho nhiều người cùng ăn dẫn đến 09 người mắc bệnh (Hội Chăn nuôi - Thú y Bắc Giang, 2014)

2 CĂN BỆNH

Bacillus anthracis (B.anthracis) thuộc họ Bacillaceae, giống Bacillus Giống Bacillus có

nhiều lồi khác nhau, trong đó B anthracis gây bệnh cho động vật và người

2.1 Hình thái

B.anthracis là trực khuẩn, hình gậy (que) hai đầu bằng, khơng có lơng, có giáp mơ, có

khả năng hình thành nha bào trong những điều kiện nhất định Khác với các loài Bacillus

khác, chúng không di động Trực khuẩn dài 3 - 8 μm, rộng 1 - 2 μm

Vi khuẩn nhuộm màu Gram (+) Tiêu bản nhuộm từ máu hoặc mụn mủ của gia súc mắc bệnh nhiệt thán vi khuẩn đứng riêng lẻ hoặc thành chuỗi Trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn dài hơn trong máu, đứng thành từng chuỗi dài, khơng hình thành giáp mô, trừ môi trường albumin Vi khuẩn hiếu khí triệt để, mọc trên mơi trường thơng thường có pH trung tính, nhiệt độ thích hợp 370C

Hình 4.1 Nha bào vi khuẩn nhiệt thán

Nguồn: http://hanvet.com.vn/vn/scripts/thong-tin-chi-tiet.asp?idproduct=1816&title=-page.html

2.2 Nha bào

B.anthracis hình thành nha bào hình bầu dục, giữa tế bào vi khuẩn, kích thước nhỏ hơn

bề ngang của vi khuẩn nên không làm biến dạng vi khuẩn Vi khuẩn sinh nha bào trong mơi trường ni cấy nhân tạo hay bên ngồi mơi trường đất, cát Nha bào khơng được hình thành trong cơ thể người hay động vật đang mắc bệnh, ngoại trừ xác chết bị phơi ngồi khơng khí

Trang 3

Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn B.anthracis, có tác dụng ngăn trở sự thực bào,

được hình thành trong cơ thể gia súc bệnh hoặc trong môi trường nuôi cấy nhân tạo Giáp mơ của vi khuẩn có bản chất là D-glutamyl polypeptit Giáp mô được sinh ra khi ni cấy vi khuẩn nhiệt thán có độc lực ít nhất 5 giờ trong mơi trường máu thỏ đã tách fibril hoặc mơi trường có bổ sung Natri bicarbonat 0,7% ở nhiệt độ 370C có bổ sung 20% CO2 Đặc tính này

có thể mất đi nếu nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nhân tạo ở điều kiện hiếu khí

Giáp mơ có sức đề kháng với sự thối rửa hơn vi khuẩn, do đó có thể dùng bệnh phẩm đã thối để làm phản ứng Ascoli chẩn đốn bệnh

Nhuộm giáp mơ bằng phương pháp nhuộm đặc biệt

2.4 Tính chất ni cấy

Vi khuẩn nhiệt thán dễ dàng ni cấy hiếu khí trong các môi trường thông thường ở nhiệt độ từ 15 - 400C:

- Trong môi trường nước thịt: sau 24 giờ nuôi cấy, vi khuẩn phát triển hình thành các sợi bơng lơ lửng dọc theo ống nghiệm, sau đó lắng xuống đáy thành cặn trắng Mơi trường trong, khơng có màng trên bề mặt, có mùi thơm giống như mùi bích quy bơ

- Trên mơi trường thạch thường hình thành khuẩn lạc dạng R, màu tro trắng, dìa khuẩn lạc hình thành các sợi dài giống như sợi tóc xoăn bám chắc vào bề mặt thạch

- Trên môi trường thạch máu hình thành khuẩn lạc to dạng R khơ, nhám (người ta ví như đầu con sứa - medusa head colony); màu trắng xám hoặc xám, kích thước 0,3 - 0,5 cm; không làm dung huyết thạch máu

- Môi trường gelatin: dọc theo đường cấy chích sâu, vi khuẩn phát triển ra hai bên thành các đường vng góc với đường cấy, càng về dưới càng ngắn Đưa ống nghiệm về phía trước quan sát thấy giống như cây tùng lộn ngược, gelatin tan chảy

- Nếu nuôi cấy vi khuẩn nhiệt thán ở nhiệt độ 42,5 - 430C, vi khuẩn khơng hình thành nha bào và độc lực của chúng giảm Nếu đem vi khuẩn này nuôi cấy ở nhiệt độ 370C, vi khuẩn lại hình thành nha bào nhưng độc lực giảm, được dùng làm giống sản xuất vaccine

nhược độc nha bào Nhiệt thán Vi khuẩn B anthracis lên men nhưng không sinh hơi các loại

đường glucose, sucrose, maltose và salicin

3 DỊCH TỄ HỌC 3.1 Loài vật mắc bệnh

Nhiệt thán là bệnh chủ yếu của các các loài động vật ăn cỏ: trâu, bò, dê, cừu, ngựa, hươu, nai, lạc đà Số ít lồi động vật có vú và chim có khả năng đề kháng với bệnh Một số loài động vật ăn thịt như hổ, báo, chó, mèo, sư tử khi ăn thịt động vật chết vì bệnh nhiệt thán có thể mắc bệnh Ngay cả chim ăn thịt cũng có thể mắc bệnh khi ăn xác chết vì bệnh nhiệt thán

Trang 4

Vi khuẩn B anthracis gây bệnh cho động vật và người truyền lây qua 03 con đường

chính:

+ Qua da

Vi khuẩn xâm nhập qua da bị sây sát khi tiếp xúc với các bộ phận, cơ quan của động vật mắc bệnh: dịch tiết, thịt, da, lông, xương, sừng, móng, bột thịt, bột xương…rồi gây bệnh thể ngồi da

Ruồi và một số cơn trùng hút máu có thể truyền bệnh qua da thơng qua vết đốt hút máu + Qua hơ hấp

Do hít phải nha bào nhiệt thán từ nguyên liệu lông, da, xương, sừng có nguồn gốc từ động vật mắc bệnh Bệnh thường xảy ra tại các xí nghiệp len, dạ, thuộc da, làm trống, sản xuất bàn chải đánh răng, chế biến bột thịt, bột xương Bệnh biểu hiện ở thể hơ hấp

+ Qua tiêu hóa

Người ăn thịt gia súc chết vì bệnh nhiệt thán, ăn rau có lẫn nha bào Động vật ăn cỏ, uống nước lẫn nha bào nhiệt thán ở những nơi chôn xác chết hoặc nhiễm các chất bài tiết như máu, phân, nước tiểu của người và gia súc mắc bệnh nhiệt thán

Giun đất giữ vai trò truyền bệnh nhất định đối với động vật ăn cỏ: nha bào vi khuẩn nhiệt thán tồn tại một thời gian dài trong đất, giun đất ăn phải nha bào rồi đùn lên mặt đất theo phân Khi mưa xuống, nha bào theo nước mưa phát tán đi xa gây ô nhiễm cây cỏ, nguồn nước, động vật ăn, uống phải nha bào nhiệt thán rồi mắc bệnh

3.3 Mùa vụ phát bệnh

Bệnh nhiệt thán ở người không phụ thuộc mùa vụ trong năm Bệnh thường xảy ra tại các cơ sở sản xuất liên quan đến tình trạng vệ sinh và kiểm dịch nguyên liệu lông, da, sừng, móng Ở những Quốc gia đang tồn tại dịch bệnh nhiệt thán ở gia súc, bệnh nhiệt thán ở người bùng phát cùng với dịch bệnh ở đàn gia súc do sử dụng gia súc mắc bệnh làm thực phẩm

Bệnh nhiệt thán ở gia súc xảy ra quanh năm, thường bùng phát vào mùa nóng ẩm, mưa nhiều, do ô nhiễm nước chảy tràn làm cho nha bào có điều kiện phát tán Ở miền núi, bệnh hay phát vào mùa hanh khô, hạn hán, gia súc phải gặm cỏ sát đất mang theo nha bào, uống nước tù đọng tập trung nhiều nha bào Vùng có ổ dịch nhiệt thán cũ, bệnh thường bùng phát do môi trường đất và nước ở đó đã bị ơ nhiễm

4 BỆNH Ở ĐỘNG VẬT 4.1 Cơ chế sinh bệnh

Vi khuẩn nhiệt thán gây bệnh nhờ vào 03 yếu tố gây bệnh chính đó là acid poly-D-Glutamic của vỏ, độc tố gây phù (oedema toxin) và độc tố gây chết (lethal toxin) Độc tố của vi khuẩn góp phần quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của bệnh nhiệt thán do chúng can thiệp vào sức đề kháng của vật chủ

Trang 5

nhận và nghi ngờ gia súc chết vì bệnh nhiệt thán Triệu chứng xuất huyết ở mũi, miệng và hậu mơn, máu màu đen, khó đông hoặc không đông là những dấu hiệu đặc biệt được chú ý, nghi ngờ bệnh nhiệt thán ở động vật ăn cỏ

Có thể thấy hình ảnh các ung nhiệt thán ở tổ chức dưới da vùng cổ, mông, ngực Ung sưng, nóng, đỏ, đau, sau đó giữa ung hoại tử, có lúc hình thành mụn lt màu đỏ thẫm, chảy nước vàng

Hình 4.2 Bụng chướng to, xuất huyết mũi, miệng ở bò mắc bệnh nhiệt thán

Nguồn: Vetvaco.com.vn

Ở lợn và chó có biểu hiện phù cục bộ, đặc biệt phù xung quanh vùng cổ, hầu sung to, màu đỏ bầm hoặc tím sẫm, đó là dấu hiệu lâm sàng quan trọng, ghi nhận động vật nghi ngờ mắc bệnh nhiệt thán

Bệnh ở ngựa tiến triển rất nhanh Con vật bí đái, bí ỉa, khó thở, đau bụng dữ dội, tốt mồ hơi như tắm Phân, nước tiểu lẫn máu Mũi miệng chảy máu đỏ thẫm, khó đơng Ngựa chết nhanh, sau khi chết bụng chướng to, lòi dom

4.3 Bệnh tích

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc mổ xác chết động vật hoặc người mắc bệnh nhiệt thán là bị cấm triệt để Việc mổ xác bị bệnh nhiệt thán chỉ được thực hiện khi có yêu cầu đặc biệt, được cơ quan có thẩm quyền cho phép và tiến hành trong những điều kiện an toàn sinh học được đảm bảo, khử trùng triệt để

Bệnh tích đại thể chủ yếu ở gia súc mắc bệnh nhiệt thán bao gồm:

+ Xuất huyết các lỗ tự nhiên như miệng, mũi, hậu môn, cơ quan sinh dục, Máu đen hoặc đỏ thẫm, khó đơng hoặc khơng đơng, lẫn bọt khí Bụng chướng to, lịi dom, xác chết chóng thối

+ Lách sưng to hơn bình thường 2 - 4 lần, mềm nát hoặc nhũn như bùn, xuất huyết màu đỏ thẩm hoặc đen

+ Hạch lympho sưng to, xung huyết, phù thủng

Trang 6

4.4.1 Chẩn đoán lâm sàng, dịch tễ

Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng: chết đột ngột, xuất huyết lỗ tự nhiên, máu đen không đông, dấu hiệu bệnh thể ngồi da, thể hơ hấp, tiêu hóa như mơ tả ở phần trên Cần phân biệt với các bệnh ung khí thán, tụ huyết trùng trâu, bị, ngộ độc bởi chất độc từ thức ăn, nước uống

4.4.2 Xét nghiệm vi khuẩn

* Nhuộm tiêu bản

Bệnh phẩm thường sử dụng là dịch máu xuất từ lỗ tự nhiên, tổ chức mụn loét (thể ngoài da), đờm, dịch rỉ viêm ở mũi, dịch não tủy (thể hô hấp), phân (thể tiêu hóa) Nhuộm tiêu bản theo phương pháp M’Fadyean’s với thuốc nhuộm polychrome methylene blue Dưới kính hiển vi cho hình ảnh tế bào vi khuẩn nhuộm màu xanh thẫm, hai đầu vuông, xếp thành chuỗi ngắn, xung quanh tế bào vi khuẩn bao bọc bởi giáp mô bắt màu hồng Có thể nhuộm tiêu bản bệnh phẩm theo phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn nhuộm màu Gram (+), hai đầu bằng,

xếp thành chuỗi ngắn, có vỏ bọc

* Phân lập vi khuẩn

Bệnh phẩm được thu thập từ động vật nghi mắc bệnh, chưa được điều trị bằng kháng sinh Cấy bệnh phẩm vào môi trường thạch dinh dưỡng Vi khuẩn mọc tốt trên các môi trường thạch dinh dưỡng thơng thường Kiểm tra các đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn dựa vào tính chất phát triển trên các môi trường, nhuộm tiêu bản kiểm tra hình thái vi khuẩn dưới kính hiển vi

* Tiêm truyền động vật thí nghiệm

Tiêm 0,1 ml dịch bệnh phẩm đã chuẩn bị vào dưới da chuột lang Chuột chết sau 1 - 3 ngày Lấy máu nhuộm tiêu bản kiểm tra hình thái tế bào vi khuẩn và phân lập vi khuẩn

4.4.3 Chẩn đoán huyết thanh học

Phản ứng kết tủa Ascoli: dùng để phát hiện nha bàovi khuẩn nhiệt thán Áp dụng để kiểm tra nguyên liệu sử dụng trong các ngành công nghiệp chế biến như lông, len, dạ, da, xương, sừng, móng, bột thịt, bột xương, máu khơ

Chẩn đốn miễn dịch huỳnh quang: xác định kháng nguyên có trong bệnh phẩm là máu hoặc tổ chức bệnh lý

Kỹ thuật ELISA: xác định hàm lượng kháng thể trong huyết thanh gia súc nghi ngờ mắc bệnh nhiệt thán

4.4.4 Chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Kỹ thuật PCR: nhằm xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn.Kít chẩn đốn và trình

tự kỹ thuật theo hướng dẫn của nơi sản xuất

5 BỆNH Ở NGƯỜI 5.1 Cơ chế sinh bệnh

Trang 7

độc tố lan truyền theo tuần hoàn kắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết, nhiễm độc toàn thân Vi khuẩn xâm nhập hệ thống bạch mạch gây viêm bạch mạch và sưng, phù, xung huyết hạch lympho

Khoảng 5 - 20% số những bệnh nhân mắc bệnh nhiệt thán thể ngồi da khơng được điều trị, vi khuẩn sẽ lan truyền theo tuần hồn gây bệnh tồn thân

Cơng nhân các nhà máy len, dạ, may mặc hít phải bụi lơng, len, dạ có chứa nha bào sẽ mắc bệnh Khi xâm nhập đường hô hấp, nha bào bị thực bào bởi các tế bào đại thực bào phế nang sau đó đưa nha bào đến các hạch lympho khí quản, hạch lympho trung thất Ở đó nha bào phát triển thành vi khuẩn rồi sản sinh độc tố gây viêm, xuất huyết các phế nang, viêm phổi xuất huyết, viêm hạch lympho và lan truyền theo hệ bạch huyết đến tuần hồn

Người ăn phải thực phẩm có chứa nha bào nhiệt thán không nấu kỹ sẽ mắc bệnh nhiệt thán thể tiêu hóa Sau khi xâm nhập niêm mạc đường tiêu hóa, nha bào phát triển thành vi khuẩn và sản sinh độc tố Vi khuẩn và độc tố của nó gây viêm, xuất huyết hạch lympho vùng bụng, loét dạ dày, hồi - manh tràng Hạch lympho vùng hầu họng có thể sưng to, loét ở họng, phù vùng cổ

5.2 Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhiệt thán ở người biểu hiện bằng nhiều thể lâm sàng khác nhau Thường thấy thể ngồi da, thể hơ hấp và thể tiêu hóa Thể màng não ít gặp

5.2.1 Thể ngồi da

Người bệnh mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, đơi khi có thể sốt cao đến 390C

Thời kỳ khởi phát xuất hiện các nốt sẩn đỏ giống như côn trùng đốt, sau 1 - 2 ngày chuyển thành các nốt phỏng, ngứa, dịch trong nốt phỏng lúc đầu trong sau vài ngày chuyển màu xanh, xanh đen.Nốt phỏng vỡ, hình thành các vết lt màu vàng, sau đó chuyển màu đen, khơng đau, trên bề mặt đóng vẩy màu đen Đường kính vết loét 1 - 3 cm, tròn, bờ đều Xung quanh vết loét da đỏ, phù, có nhiều nốt phỏng nhỏ, thứ phát Hạch lympho vùng có vết loét sưng, phù, khơng đau, khơng hóa mủ

5.2.2 Thể hơ hấp

Thời kỳ khởi phát, người bệnh mệt mỏi, kém ăn, ho khan, đau cơ, sốt nhẹ Sau đó biểu hiện triệu chứng suy hơ hấp, khó thở, ho có đờm, mạch nhanh, da tím tái Bệnh nhân suy sụp nhanh, mệt lả, thở khò khè kèm theo sốt cao Có thể thấy phù ở ngực và cổ

Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ tử vong do suy hô hấp, trụy tim mạch hoặc nhiễm trùng huyết, nhiễm độc tồn thân

5.2.3 Thể tiêu hóa

Trang 8

Bệnh tích chủ yếu của bệnh nhiệt thán thể hơ hấp ở người là hình ảnh viêm phổi xuất huyết kèm theo tràn dịch Hạch lympho trung thất phù, xuất huyết Xuất huyết các tiểu phế quản, phế nang chứa máu đông, sợi fibril Thường hay gặp bệnh tích tràn dịch màng phổi

5.3.3 Thể tiêu hóa

Hạch lympho màng treo ruột phù, sưng to, xung huyết lan rộng Xuất huyết ruột, dạ dày Có thể bị tắc ruột và cổ trướng, dịch cổ trướng có máu Loét, hoại tử niêm mạc ruột đoạn manh tràng, hồi tràng

5.4 Chẩn đoán

5.4.1 Chẩn đoán lâm sàng, dịch tễ * Thể ngồi da

Phân biệt với bệnh sốt mị do Rickettsia tsutsugamushi: vết loét xuất hiện trên khắp cơ

thể, thường gặp ở vùng kín như nách, háng, bẹn, hậu mơn, vết lt trong bệnh sốt mị có vẩy đen giống với bệnh nhiệt thán Nhưng vết loét trong bệnh sốt mị khơng ngứa, khơng đau, khơng phù nề xung quanh, khơng có mụn phỏng thứ phát

Phân biệt với nhọt do tụ cầu vàng: nhọt vỡ gây vết loét ngoài da, nhưng khơng có vẩy màu đen như trong bệnh nhiệt thán

Phân biệt với bệnh Tularemia do trực khuẩn Francisella tularensis: mụn phỏng hóa

mủ, loét, phủ vẩy màu vàng nâu nhưng khơng có vẩy đen, khơng phù xung quanh vết lt, khơng có các mụn phỏng thứ phát

Hình 4.3 Nốt lt nhiệt thán thể ngồi da

(Nguồn: Wikipedia)

* Thể hô hấp

Các triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh nhiệt thán thể hơ hấp có thể nhầm lẫn với các bệnh viêm phổi, viêm màng phổi Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn nhiệt thán là biện pháp phù hợp cho kết luận chính xác

Trang 9

Nhuộm Gram bệnh phẩm lấy từ vết loét ngoài da, đờm, dịch não tủy: vi khuẩn Gram dương, xếp thành chuỗi ngắn, hai đầu bằng, có vỏ

Ni cấy: cấy bệnh phẩm lấy từ vết loét, đờm, dịch não tủy, máu vào môi trường thạch dinh dưỡng (bênh phẩm lấy trước khi điều trị bằng kháng sinh) Vi khuẩn mọc tốt trên môi trường dinh dưỡng

Tiêm truyền cho chuột lang: tiêm 0,1 ml bệnh phẩm dưới da chuột lang, chuột chết sau 1 - 3 ngày Lấy máu nuôi cấy, xét nghiệm vi khuẩn

5.4.3 Phản ứng huyết thanh

Phương pháp miễn dịch huỳnh quang;

Đo hàm lượng kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân bằng kỹ thuật ELISA

5.4.4 Kỹ thuật sinh học phân tử

Sử dụng kỹ thuật PCR phát hiện nha bào vi khuẩn nhiệt thán giúp chẩn đoán nhanh động vật và sản phẩm động vật nhiễm nha bào nhiệt thán

6 PHỊNG, TRỊ VÀ KIỂM SỐT DỊCH BỆNH 6.1 Phịng bệnh và kiểm sốt

6.1.1 Phịng bệnh cho động vật nuôi

Thực hiện các nguyên tắc vệ sinh thú y phịng bệnh: xây dựng vùng an tồn dịch; thực hiện chiến lược chăn ni an tồn sinh học Kiểm sốt vệ sinh giết mổ nhằm ngăn chặn động vật và sản phẩm thực phẩm nguồn gốc động vật mắc bệnh nhiệt thán lưu thông trong chuỗi cung ứng thực phẩm Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm dịch vận chuyển nhằm loại trừ động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nhiệt thán, đặc biệt chú ý đối với các nguyên liệu nguồn gốc động vật như lông, da, xương, sừng, bột xương, bột thịt không rõ nguồn gốc Không chăn thả gia súc xung quanh khu vực có mồ chơn gia súc, người chết vì bệnh nhiệt thán Tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về tác hại của bệnh, phương thức truyền lây, các biện pháp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, phòng bệnh cho đàn gia súc

Tiêm phòng vaccine cho gia súc: thực hiện theo quy định của Bộ NN&PTNT: - Đối tượng tiêm phòng: trâu, bị, ngựa

- Phạm vi: Các tỉnh có dịch trong phạm vi 10 năm tính từ ổ dịch cuối cùng - Tiêm phòng định kỳ năm 2 lần

- Tiêm phòng bổ sung

- Tiêm phòng khẩn cấp: tiêm thẳng vào ổ dịch trong phạm vi xã có dịch

6.1.2 Phòng bệnh cho người

Tiêm phòng vaccine cho người có nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn nhiệt thán Không sử dụng thực phẩm nguồn gốc động vật mắc bệnh nhiệt thán

Trang 10

+ Truyền thơng phịng chống bệnh nhiệt thán cần chú ý các nội dung: đường lây truyền, biện pháp phòng bệnh, vệ sinh, không sử dụng thực phẩm từ gia súc mắc bệnh nhiệt thán

+ Đào tạo, nghiên cứu khoa học về phịng chống bệnh nhiệt thán nói riêng, các bệnh truyền lây giữa đông vật và người nói chung

6.2 Chống dịch

Bệnh nhiệt thán là bệnh đứng đầu thuộc danh mục Bảng B các bệnh cần phải công bố dịch theo Luật Y tế và Luật thú y Quốc tế

Công tác chống dịch thực hiện theo Quyết định Số 63/2005/QĐ-BNN về công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và Thông tư 16 (thông tư liên bộ Y tế - NN&PTNT, ngày 27 tháng 03 năm 2013 về việc phối hợp phòng chống các bệnh truyền lây giữa động vật và người) Một số điểm chính cần lưu ý như sau:

+ Công bố dịch theo quy định bởi Luật Thú y

+ Thành lập đội điều tra, xử lý ổ dịch với sự có mặt tham gia của: - Lãnh đaọ chính quyền địa phương;

- Đại diện cơ quan Thú y; - Đại diện cơ quan Y tế;

- Đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan khác; + Tiến hành chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch:

- Cắm biển báo dịch, thành lập chốt kiểm dịch kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào khu vực có dịch;

- Tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc mẫn cảm với dịch bệnh; - Tiêm phịng vaccine cho những người có nguy cơ phơi nhiễm cao; - Cách ly những gia súc mắc bệnh và những con nghi lây;

- Cách ly bệnh nhân, giám sát chất thải trong thời gian mắc bệnh;

- Khử trùng tẩy uế chuồng trại, chất thải: những chuồng có gia súc ốm và chết cần thu gom phân, rác, độn chuồng, thức ăn thừa, chất thải của gia súc đem đốt hoặc chôn;

- Khử trùng, tẩy uế toàn bộ chất bài tiết của bệnh nhân, các đồ vật, dụng cụ y tế bị ô nhiễm bằng hóa chất oxy hóa khử mạnh hoặc thiêu, đốt Khử trùng khơng khí buồng bệnh;

- Khơng giết mổ gia súc ốm hoặc chết vì bệnh nhiệt thán Chỉ được phép mổ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng và được tiến hành trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học;

- Xử lý xác gia súc chết vì bệnh nhiệt thán bằng phương pháp thiêu hoặc đốt Chơn xác gia súc chết vì bệnh nhiệt thán không được khuyến cáo nhiều trong giai đoạn hiện nay Chỉ những khu vực đặc biệt khó khăn do thiếu kinh phí, thiết bị mới áp dụng, chơn sâu 1,5 m, xác nằm giữa hai lớp vôi Hố chôn xa bãi chăn thả, xa nguồn nước, xây mả và ghi biển báo "gia súc chết vì bệnh nhiệt thán";

Trang 11

- Khử trùng nước ô nhiễm: nước tắm rửa của động vật, vật dụng, bề mặt bị ơ nhiễm phải tích trữ trong hố, bể riêng rồi khử trùng bằng các hóa chất o xy hóa khử mạnh như nêu ở phần trên Đối với nguồn nước nghi ngờ bị ô nhiễm đều phải được đánh dấu, cắm biển không sử dụng tạm thời rồi tiến hành khử trùng bằng hóa chất (hợp chất clo) hoặc để tự làm sạch sau thời gian dài với nguồn nước bề mặt có thể tích lớn, bề mặt thống khí;

- Khử trùng, tẩy uế các vật dụng ô nhiễm (quần áo, ủng, bảo hộ, vật dụng chăn nuôi): căn cứ vào giá trị sử dụng và bản chất vật liệu để áp dụng phương pháp xử lý phù hợp Vật liệu dễ cháy, giá trị sử dụng thấp hoặc bị ô nhiễm nặng cần phải đốt hoặc thiêu Với dụng cụ kim loại, thủy tinh, sành sứ đem sấy khô ở nhiệt độ 1700C trong 60 phút Với vật dụng có kích thước lớn, có thể khử trùng bằng hóa chất: rửa 02 lần với nước xà phịng sau đó khử trùng bằng cloramin B 10%, hypoclorit canxi 10%, formalin 10% với thời gian tiếp xúc tối thiểu 60 phút

6.3 Điều trị

6.3.1 Điều trị cho gia súc

Theo Luật Thú y Việt Nam, khi bệnh nhiệt thán xảy ra ở gia súc không tiến hành điều trị Tất cả động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh nhiệt thán đều phải xử lý theo phương pháp đặc biệt

6.3.2 Điều trị cho người

+ Điều trị bằng kháng sinh

Điều trị bằng kháng sinh phải được tiến hành sớm Có thể sử dụng một số kháng sinh sau: - Penicillin G: điều trị thể ngoài da, 8x106 – 10x106 UI/ngày, chia 4 lần/ngày, cách nhau 6 giờ, trong 7 - 10 ngày Thể hô hấp, tiêu hóa, nhiễm trùng huyết, 15x106 – 20x106 UI/ngày, chia 12 lần/ngày, cách nhau 2 giờ

- Một số kháng sinh khác có thể sử dụng điều trị: erythromycin, tetracycline, doxycyclin, ciprofloxacin, chloramphenicol

+ Điều trị hỗ trợ

- Bổ sung nước, điện giải;

- Hỗ trợ hô hấp bằng thiết bị cung cấp oxy, hút đờm, dãi;

- Dùng kháng độc tố (anthrax antitoxin) kết hợp điều trị kháng sinh

Tài liệu tham khảo

Công ty vật và thuốc thú y Han Vet (2014) Bệnh nhiệt thán Http://www.hanvet.com.vn Hội Chăn nuôi - Thú y Bắc Giang (2014) Bệnh nhiệt thán Http://channuoithuybg.com.vn

Lê Đăng Hà (2011) Bệnh Than Bệnh truyền nhiễm nhiệt đới Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà

Nội, tr 432 - 452

Phạm Sỹ Lăng, Hoàng Văn Năm và cộng sự (2012) Bệnh truyền lây từ động vật sang người Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội, 380 tr

Trang 12

thường liên quan đến cơng việc ngồi trời như những người phải tiếp xúc với nước Bệnh thường bộc phát trong những người công nhân vệ sinh (thông cống), nông dân trồng lúa và thợ mỏ

Hình 4.4 Adolph Weil (1848-1916)

(Nguồn Wellcome Library, London)

1.1 Tình hình bệnh Xoắn khuẩn trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1 Trên người

Bệnh rải rác ở khắp nơi trên thế giới, thường xuất hiện ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mưa nhiều

Tỉ lệ mắc bệnh hàng năm ở những vùng ôn đới là 0,1 - 1 ca/100.000 dân, nhưng ở vùng nhiệt đới nóng ẩm cao hơn 10 - 100 ca/100.000 dân

Tại Việt Nam: Theo Lê Đăng Hà (2011) khảo sát 31 bệnh nhân bị bệnh do Leptospira

tại Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới Hà Nội từ năm 2000 đến 2002, có lứa tuổi từ 14 - 60 Thành phần gồm 74,2% sống ở nơng thơn, 25,8% ở thành thị, trong đó 51,6% làm ruộng, 19,3% công nhân xây dựng, 16,1% làm công tác hành chính, 6,4% học sinh và 6,45% là người buôn bán và nội trợ

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, bộ Y tế (4/2013), năm 2012 cả nước cả nước ghi

nhận 6 trường hợp mắc bệnh, khơng có tử vong, tại Quảng Ninh 3 ca; Lào Cai 3 ca

1.1.2 Trên động vật

Bảng 1 Tình hình bệnh do Leptospira trên gia súc của các năm gần đây

Năm Số tỉnh Số huyện Số xã Số gia súc ốm Số gia súc chết

2008 5 7 28 110 23

2009 12 98 269 2069 716

2010 14 85 197 1760 632

2011 5 87 221 4900 662

Trang 13

Hình 4.5 Bản đồ sự phân bố bệnh do Leptospira trên động vật năm 2011

(Nguồn OIE, 2012)

2 TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Do xoắn khuẩn gây ra Leptospira có kích thước 0,1 μm đường kính 6 - 20 μm chiều dài, thuộc giống Leptospira, họ Leptospiraceae, bộ Spirochaetales Leptospira gồm nhiều

vòng xoắn xít nhau (15 - 20 vịng), 2 đầu uốn lại hình móc câu, di động nhờ 2 lơng roi bên trong màng tế bào Các protein FlaA và FlaB cấu tạo thành vỏ và lõi của lông roi

Theo Picardaeu, 2013, trong giống Leptospira, có 20 lồi, bao gồm: 9 loài gây bệnh lý,

5 loài trung gian và 6 lồi hoại sinh Trong các lồi gây bệnh lý có 3 lồi có các serovar gây

bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới là L interrogans, L borgpetersenii và L kirschneri

Các loài gây bệnh khác là L alexanderi, L alstonii, L kmetyl, L noguchi, L santarosai, và

L weilii Có hơn 300 serovar đã được nhận biết và sắp xếp trong 25 serogroup Những

serovar là nguyên nhân chính gây bệnh cho lợn thuộc loài L interrogans và L borgpetersenii

Sự phân loại các serovar của Lép-tô dựa trên kháng nguyên lipopolysaccharide (LPS) và sự phân loại của các loài không liên quan về mặt di truyền

Thành phần cấu trúc chính là 1 màng ngồi có 2 lớp là màng nguyên sinh chất và thành tế bào peptidoglycan Bên trong màng ngoài thì lipopolysaccharide (LPS) là kháng ngun

chính của Leptospira Ngồi LPS, màng ngồi cịn có các protein cấu trúc và chức năng Có 1

tỷ lệ lớn các lipoprotein như LipL32 > LipL21 > LipL41 là phong phú nhất trên bề mặt tế bào Các protein vận chuyển như OmpL1 cũng định vị trong màng ngoài

Nhiệt độ ni cấy thích hợp 28 - 300C, pH 7,2 - 7,4, hiếu khí bắt buộc Lép-tơ thường tăng trưởng ở môi trường giàu chất dinh dưỡng bổ sung thêm vitamin B1 và B12, các acid béo chuỗi dài và muối ammonium Hiện nay môi trường nuôi cấy EMJH đang được sử dụng rộng rãi, dựa trên căn bản acid oleic, huyết thanh bò và polysorbate (Tween)

Trang 14

và người đều mắc bệnh Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao là những người khai phá rừng, nơng dân trồng lúa, mía, cơng nhân chăn ni, lị mổ, hầm mỏ, vệ sinh, thú y viên, nuôi trồng thuỷ sản, bộ đội, thanh niên xung phong, người đi cắm trại, bơi ở ao, hồ… Bệnh xảy ra trên người ở mọi lứa tuổi và thường gặp ở khoảng 15 đến 50 tuổi, phái nam chiếm đa số

Các loại chuột như chuột rừng, chuột cống, chuột nhà, chuột đồng… động vật hoang dã như cáo, gấu trúc Mỹ, chồn hôi… gia súc bệnh và mang trùng là nguồn bệnh

3.2 Chất chứa mầm bệnh

Trong cơ thể động vật bệnh Lép–tơ có 2 pha:

(1) Pha Lép-tơ huyết = Leptospiremia kéo dài từ 1 đến 2 tuần đầu tiên của bệnh, Lép-tơ

có trong máu

(2) Pha Lép-tơ niệu = Leptospiruria, xoắn khuẩn có trong bể thận, ống dẫn tiểu, nước

tiểu, bàng quang, thai bị sảy, màng thai… Giai đọan này kéo dài từ 1 tuần đến nhiều tháng hay nhiều năm

3.3 Phương thức truyền lây

Lép-tơ có thể xâm nhập qua niêm mạc (niêm mạc mắt, mũi, miệng) và vết thương trên da Do người và động vật tiếp xúc với nước, đất, bùn… bị ô nhiễm bởi nước tiểu có chứa mầm bệnh Lép-tơ thường tập trung ở những nơi chứa nước tù tự nhiên hay nhân tạo như ao, hồ, đầm lầy hay chỗ đất thấp, lầy lội Tỷ lệ bệnh cao ở khu vực nhiệt đới, mưa nhiều, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung trong suốt mùa mưa Theo khảo sát của Lê Đăng Hà (2011) tại miền Bắc Việt Nam bệnh xảy ra rải rác quanh năm tuy nhiên tháng bị bệnh cao nhất là 7 - 9 (32,2%), tháng 1 - 3 là 19,3%, 19,3% vào tháng 4 - 6 và tháng 10 - 12 là 29%

Những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến bệnh ở trại lợn

Trang 15

Hình 4.7 Vịng truyền lây Leptospira giữa chuột, động vật nuôi và người

(Nguồn Adler và de la Pena Moctezuma, 2010)

3.4 Cơ chế sinh bệnh

Leptospira sau khi xâm nhập qua vết thương trên da, niêm mạc mắt, miệng, mũi hay qua đường sinh dục Nhiễm trùng qua đường miệng đã được ghi nhận trên thú ăn thịt Bệnh cũng lây truyền theo chiều dọc Giai đoạn nhiễm trùng huyết (Leptospiremia) sau 1 hay 2 ngày sau khi bị nhiễm trùng kéo dài khoảng 1 tuần (cũng được gọi là giai đoạn đầu) Sau 10 - 14 ngày kết thúc pha nhiễm trùng huyết đầu tiên và pha nhiễm trùng huyết lần thứ hai sau 15 -

26 ngày cũng có thể xảy ra Pha nhiễm trùng huyết, Leptospira có mặt trong máu và hầu hết

các cơ quan trong cơ thể kể cả dịch não tuỷ Bệnh tích đầu tiên là tổn thương nội mạc mạch máu, đặc biệt là những mạch máu nhỏ, dẫn tới thiếu máu cục bộ và kết quả là hoại tử ống thận, tổn thương tế bào gan và phổi, viêm màng não, viêm cơ và viêm thai

Leptospirosis cấp tính chủ yếu xảy ra trên thú còn nhỏ, 1 số cơ quan bị ảnh hưởng và ở các ca bệnh nghiêm trọng nhiều cơ quan bị rối loạn chức năng với vàng da, xuất huyết, hemoglobin niệu và chết, đặc biệt là những chủng sản xuất hemolysin thuộc serogroup pomona hay icterohaemorrhgiae Nhiễm trùng do canicola ở chó làm tổn thương thận nghiêm trọng Mất sữa thường thấy ở trâu bò và cừu Sau 5 - 10 ngày bị nhiễm trùng kháng thể ngưng kết xuất hiện trong máu và đạt mức độ tối đa khoảng tuần thứ 3 kéo dài 3 tuần sau đó giảm dần nhưng vẫn được phát hiện trong nhiều năm Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn miễn dịch hay giai đoạn hai

Sau giai đoạn Leptospiremia là Lép-tô niệu (Leptospiruria), Leptospira tồn tại trong các

ống thận, nhân lên ở đó và bài thải ra ngồi theo nước tiểu Thời gian và cường độ bài thải tuỳ

theo cá thể và serovar nhiễm Trong giai đoạn này Leptospira cũng định vị ở tử cung của con

cái mang thai và gây sảy thai, chết non và con sơ sinh bị bệnh là kết quả của nhiễm trùng trong tử cung ở nửa cuối của thai kỳ Sẩy thai và chết non thường xảy ra sau khi lợn nái hay

Trang 16

Hình 4.8 Cơ chế sinh bệnh của Leptospirosis

4 BỆNH Ở ĐỘNG VẬT 4.1 Triệu chứng

4.1.1 Trâu bò

Các serogroup gây bệnh phổ biến là australis, bataviae, canicola, grippotypehosa,

hebdomadis, icterohaemorrhagiae, pomona và sejroe Trâu bò là nguồn chứa chính của

serovar Hardjo

Tỷ lệ mắc bệnh 100%, tỷ lệ chết < 5% Bê, nghé tỷ lệ chết cao hơn con trưởng thành Dấu hiệu Leptospirosis trên trâu, bò bao gồm: sảy thai, chết non và sinh non, bê yếu Vô

sinh và chết phôi sớm thường liên quan đến serovar Hardjo (Hardjobovis hay

Hardjoprajitno) Sảy thai ồ ạt sau khi bò cái nhiễm serovar Pomona hay Grippotypehosa một

hay nhiều tuần, sảy thai rải rác do nhiễm serovar Hardjo vài tháng Tỷ lệ sẩy thai thay đổi từ

10 - 50%, giảm sản lượng sữa

Thời gian nung bệnh: 4 - 9 ngày Sốt kéo dài 4 - 5 ngày, chán ăn, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy Bò cái giảm sản lượng sữa bất thình lình, với viêm vú khơng điển hình (vú mềm), sữa vàng, nhớt, có thể lẫn máu Bệnh nặng có vàng da Sảy thai đi đôi với hemoglobin niệu (niệu huyết sắc tố)

Động vật không mang thai bị nhiễm bệnh thường ở thể ẩn tính (khơng có triệu chứng), được phát hiện qua kiểm tra huyết thanh học

Trang 17

thần kinh Lợn nái bệnh sẽ bỏ ăn, sốt và suy yếu

+ Mãn tính: thường ở lợn nái với sảy thai, sinh non, lợn con mới đẻ yếu và chết

Hình 4.9 Vàng ở niêm mạc

Trang 18

thì có 6,9% phân lập được Canicola từ nước tiểu

Bốn triệu chứng chính để định hướng bệnh Lép-tơ trên chó là: vàng da, xuất huyết, tăng ure huyết (Stuttgart disease) và sinh sản (sảy thai, sinh non và chó con yếu)

Bệnh bắt đầu rất thình lình, sốt vài ngày, suy yếu, bỏ ăn, khát nước, ói mữa, tiêu chảy và chết Viêm kết mạc mắt, cứng và đau cơ ở chi sau Xuất huyết trong xoang miệng sau trở thành hoại tử, viêm họng, hơi thở hôi Viêm gan, dạ dày ruột xuất huyết, viêm thận cấp tính Vàng da, thiểu niệu, nước tiểu thay đổi từ vàng chanh đến vàng cam sậm Có thể bất thình lình vơ niệu trong vài ngày

Hình 4.11 Chó bệnh viêm kết mạc mắt (có nhiều ghèn), niêm mạc miệng vàng (A); Vàng da (B)

(Nguồn: A - Tôn Nữ Khánh Vi (2010); B - Trần Văn Don (2006))

4.1.4 Trên ngựa

Dương tính với nhiều serovar như Pomona, Hardjo, Icterohaemorrhagiae, Sejroe và

Canicola Bệnh chủ yếu là ẩn tính, thường chỉ biểu hiện viêm mắt định kỳ (uveitis) sau khi bị

nhiễm bệnh 1 đến 2 năm Tuy nhiên, người ta cũng đã mô tả những trường hợp bệnh Lép-tô nặng với hội chứng viêm gan, thận và tim mạch trên ngựa Tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 30%

4.1.5 Trên động vật hoang dã và gặm nhấm

Thích nghi một cách hồn hảo với xoắn khuẩn Lép-tơ nên khơng có triệu chứng và bệnh tích nhưng bài xuất mầm bệnh ra ngoài Tuy nhiên, 1 số ca lâm sàng cũng đã được ghi nhận

4.2 Bệnh tích

4.2.1 Cấp tính

Xuất huyết dưới da và niêm mạc, vàng da và niêm mạc Xoang ngực, bụng tích dịch Gan sưng, vàng, có hoại tử ở vùng trung tâm, túi mật teo, lách sưng Viêm thận kẽ, tổn thương ống thận Loét, xuất huyết dạ múi khế Xuất huyết điểm ở phổi, viêm màng não…

4.2.2 Mãn tính

Bệnh tích chủ yếu ở thận với viêm thận kẽ

Trang 19

triệu chứng lâm sàng

Xác định Leptospira bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, hố mơ miễn dịch hay kỹ

thuật PCR (polymerase chain reaction)

Phản ứng huyết thanh học xác định kháng thể để chẩn đoán bệnh được sử dụng rộng

rãi Phản ứng MAT (microscopic agglutination test) được xem là phản ứng huyết thanh học tiêu chuẩn được dùng để xét nghiệm cá thể trong trường hợp bệnh cấp tính (kháng thể của lần xét nghiệm thứ 2 cao gấp 4 lần xét nghiệm đầu) Để đánh giá đàn thì tỷ lệ lấy mẫu là 10% hay 10 cá thể ở đàn nhỏ Hiệu giá ngưng kết ở ≥1/100 được cho là dương tính Ngồi ra, phản ứng ELISA cũng được sử dụng để xác định kháng thể

Bảng 2 Các phương pháp xét nghiệm Leptospira và mục đích của các phương pháp

(Nguồn: OIE, 2014) Phương pháp Mục đích Quần thể khơng nhiễm bệnh Cá thể khơng nhiễm bệnh trước khi di chuyển Đóng góp cho chính sách tiêu diệt bệnh Xác định ca bệnh lâm sàng Điều tra tỷ lệ nhiễm Tình trạng miễn dịch của cá thể hay quần thể sau khi chủng vaccine Xác định kháng nguyên Phân lập và giám định - +++ - +++ - - PCR - ++ - ++ - - Xác định đáp ứng miễn dịch MAT - +++ - ++ +++ - ELISA +++ - +++ +++ ++ +++ Ghi chú:

+++: phương pháp đề nghị; ++: phương pháp thích hợp; -: khơng thích hợp cho mục đích này

5 BỆNH Ở NGƯỜI 5.1 Giải phẫu bệnh lý

Gan to, sung huyết, có các chấm xuất huyết dưới màng Một số tế bào gan bị thối

biến, phì đại tế bào Kuffer, tắc lịng vi quản mật gây vàng da

Thận to, màu vàng, có các ổ xuất huyết nhỏ Tổn thương chủ yếu ở ống thận mô kẽ

Trang 20

Cơ xuất huyết, đơi khi có ổ hoại tử, thâm nhiễm bạch cầu đa nhân

Hạch bạch huyết vùng cổ, nách sưng, sung huyết và quá sản hệ liên võng nội mơ

5.2 Triệu chứng

Thời gian nung bệnh trung bình từ 7 - 10 ngày

Ở Việt Nam, các serovar thường gặp trên người là Autumnalis, Bataviae, Australis,

Grippotypehosa, Patoc, Hebdomadis, Pomona, Sejrose, Canicola và Icterohaemorrhagiae

5.2.1 Giai đoạn đầu

Kéo dài khoảng 5 - 7 ngày Bệnh xảy ra đột ngột, sốt cao (38 - 400C), mệt mỏi, nhức đầu (vùng trán, thái dương), buồn nơn, khó chịu, cổ cứng, ớn lạnh, đau cơ (cơ bắp chân, cơ lưng, cơ đùi, cơ bụng), đau khớp, đau bụng, tiêu chảy, ho, đau họng, sung huyết kết mạc, xuất huyết trên da và niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răngvà thỉnh thoảng phát ban ở da

5.2.2 Giai đoạn hai

Kéo dài từ 4 - 30 ngày, ngoài các triệu chứng giống như ở giai đoạn đầu cịn có thêm các triệu chứng khác như: vàng da, suy thận, loạn nhịp tim, viêm phổi, viêm màng não vô trùng, gan, lách, hạch to

5.2.3 Thể bệnh nặng hay còn gọi hội chứng Weil

Ở Việt Nam serovar gây vàng da, xuất huyết hay gặp nhất là Icterohaemorrhagiae, tuy nhiên serovar Bataviae, Grippotypehosa, Pomona cũng có khi gây vàng da, xuất huyết

Thời kỳ nung bệnh: trung bình 6 - 12 ngày

Thời kỳ khởi phát: Bệnh nhân đột ngột sốt cao trên 400C, có các biểu hiện triệu chứng như nhức đầu, nơn, đau mỏi tồn thân, táo bón, mất ngủ, có thể rét run Các triệu chứng nổi bật trong thời kỳ này là: đau ở các cơ bắp chân, đùi, ngực, bụng và đau xương khớp Viêm màng não vô trùng với nhức đầu dữ dội, nôn, táo bón, cổ cứng, dấu hiệu Kernig dương tính Dịch não tuỷ trong Số lượng bạch cầu trong dịch não tuỷ có thể lên tới 500 tế bào/mm3, chủ yếu là tế bào lympho, mức độ protein giữa 50 và 100 mg/ml, lượng glucose bình thường Sung huyết giãn mạch ngoài da nên da có màu vàng-đỏ hay màu da cam Sung huyết, xuất huyết kết mạc mắt Chấm xuất huyết ở da và niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng, thường có các vết bầm tím Có thể có phát ban ngoài da

Thời kỳ toàn phát: giai đoạn này biểu hiện viêm gan, viêm thận, viêm màng não và

Trang 21

5.2.4 Thể không vàng da

Thể màng não đơn thuần: Thường gặp ở người bơi lội hay tắm ao, hồ Bệnh nhân sốt

cao, mệt mỏi, đau cơ, chán ăn Sau đó xuất hiện triệu chứng viêm màng não với nhức đầu, nơn, cổ cứng, dấu hiệu Kernig dương tính

Thể thận đơn thuần: Sốt cao, nhức đầu, đau mỏi tồn thân, khơng có vàng da, viêm

thận cấp, thiểu niệu, có thể vơ niệu Trong nước tiều có albumin, hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu Trong máu urê tăng và creatinin tăng

Thể sốt đơn thuần: Sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức toàn thân Thể sốt đơn thuần

giống thương hàn với triệu chứng đường tiêu hoá như sốt kèm tiêu chảy, bụng chướng, lách

to, hồng ban Thể sốt đơn thuần có triệu chứng hơ hấp: bệnh nhân ho, đau ngực, đờn trắng

hay hồng, chụp phổi cho hình ảnh viêm phổi khơng điển hình

Thể tổn thương mắt đơn thuần: sốt với các tổn thương ở mắt như: viêm mắt bồ đào, viêm mống mắt thể mi, viêm hắc võng mạc, viêm thần kinh thị giác

5.3 Chẩn đoán

5.3.1 Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ

Bệnh thường xảy ra trên nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao như: khai phá rừng, nông dân trồng lúa, trồng mía, cơng nhân chăn ni, lị mổ, hầm mỏ, vệ sinh, thú y viên, nuôi trông thuỷ sản, bộ đội, thanh niên xung phong, người đi cắm trại, đi bơi ở ao, hồ… Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung trong mùa mưa… Nước và đất bị ô nhiễm bởi nước tiểu của chuột và động vật bệnh có vai trị quan trọng trong việc lây lan bệnh

5.3.2 Chẩn đoán phân biệt

+ Thể vàng da xuất huyết và viêm thận cần phân biệt với 1 số bệnh có triệu chứng

vàng da như: bệnh viêm đường mật gây vàng da và tăng urê huyết do sỏi ống mật chủ, nhưng bệnh này không phát ban, không đau cơ và không viêm não nước trong Bệnh vàng da huyết

tán do Clostridium perfringenes, độc tố của vi khuẩn gây dung huyết dẫn đến thiếu máu rõ rệt,

hồng cầu dưới 2 triệu/mm3, có hemoglobin trong nước tiểu, thiểu niệu, ure huyết tăng Áp se gan đường mật có triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết, vàng da, thiểu niệu, gan to, ấn đau, dấu hiệu rung gan dương tính, siêu âm gan sẽ phát hiện ổ áp se Viêm gan do virus: Sau khi sốt 3 - 10 ngày thì xuất hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu và transaminase tăng cao Khi vàng da thì hết sốt, khơng đau cơ, khơng sung huyết ngồi da

+ Thể viêm màng não nước trong cần phân biệt với viêm màng não do virus Có nhiều

virus gây viêm màng não nước trong rất giống với viêm màng não nước trong của Leptospirosis Cần xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR để phát hiện nhanh căn bệnh hay phản ứng

MAT để xác định type huyết thanh của Leptospira gây bệnh Viêm màng não mủ mất đầu

thường kéo dài, albumin tăng cao trên 1 g/l, đường trong nước não tuỷ hạ

+ Thể viêm thận đơn thuần phân biệt với nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn

E.coli, Proteus, Klebsiella…thường có triệu chứng đái rắt, đái buốt, sốt cao, mệt mỏi trong

nước tiểu có albumin, bạch cầu, trụ niệu, hồng cầu, phân lập được vi khuẩn từ nước tiểu

Viêm cầu thận cấp do các vi khuần E.coli, Klebsiella… biểu hiện sốt, tiểu ít, phù nhẹ Nước

Trang 22

+ Chức năng gan

SGOT, SGPT tăng nhưng không tăng quá 5 lần trị số bình thường Bilirubin tăng thường dưới 20 mg%

+ Chẩn đoán vi sinh vật

Soi: quan sát trực tiếp xoắn khuẩn trong máu hay nước tiều dưới kính hiển vi nền đen,

tuy nhiên phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp

Phân lập: trong 10 ngày đầu của bệnh (giai đoạn nhiễm khuẩn huyết), có thể phân lập

Lép-tơ từ máu, dịch não tuỷ, dịch phúc mạc trong môi trường EMJH hay PLM-5

Kỹ thuật PCR: phát hiện nhanh Lép-tô từ bệnh phẩm, có độ nhạy và đặc hiệu cao Phản ứng vi ngưng kết (microscopic agglutination test - MAT): là phản ứng huyết

thanh học tiêu chuẩn để chẩn đoán nhiễm Leptospira Kháng thể trong huyết thanh phản ứng

với kháng nguyên chuẩn sống đại diện cho các nhóm huyết thanh khác nhau của Lép-tơ, sau

đó xem sự ngưng kết dưới kính hiển vi nền đen Một ca bệnh do Leptospira được xác định về

mặt huyết thanh học bằng sự gia tăng hiệu giá kháng thể gấp 4 lần đối với 1 hay nhiều nhóm huyết thanh giữa 2 mẫu huyết thanh lấy vào giai đoạn cấp và giai đoạn hồi phục Bệnh mới mắc thì hiệu giá kháng thể ít nhất là 1/800 kèm với triệu chứng lâm sàng đặc trưng hay hiệu giá kháng thể ít nhất là 1/1200 sau khi khởi phát triệu chứng lâm sàng

Phản ứng ELISA: phát hiện kháng thể IgM và IgG

6 PHÒNG, TRỊ VÀ KIỂM SOÁT BỆNH 6.1 Động vật

6.1.1 Các biện pháp quản lý để phịng và kiểm sốt bệnh - Diệt chuột;

- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, uống;

- Giám sát bệnh thông qua kiểm tra phản ứng huyết thanh định kỳ trên các đàn giống để phòng - trị bệnh kịp thời;

- Xây dựng cơ sở chăn ni an tồn dịch bệnh

6.1.2 Phối hợp quản lý với kháng sinh và vaccine để phòng bệnh

+ Vaccine phịng bệnh

- Chó

Vaccine chết phịng bệnh cho chó từ 2 tháng tuổi, chủng 2 đến 3 liều cách nhau 4 tuần, miễn dịch kéo dài từ 6 đến 8 tháng Ở khu vực nguy cơ mắc bệnh cao 1 năm chủng ngừa 2

lần Trong vaccine chủ yếu có 2 serovars là Canicola và Icterohaemorrhagiae Gần đây, vaccine mới có thêm serovar Grippotypehosa và Pomona

- Lợn

Vaccine chết phòng bệnh Lép-tơ cho lợn có chứa 6 serovar Canicola,

Icterohaemorrhagiae, Hardjo, Bratislava, Grippotypehosa và Pomona Thường chủng ngừa

Trang 23

Kết hợp penicillin 20.000 UI/kgP + streptomycin 25 mg/kgP, ngày 2 lần, 3 - 5 ngày (IM); oxytetracycline: 40 mg/kgP cho 3 - 5 ngày; tylosin 44 mg/kgP cho 5 ngày Chỉ dùng streptomycin 25 mg/kgP điều trị Lép-tô niệu

Trộn chlotetracycline hay oxytetracycline 600 - 800 g/tấn thức ăn với liệu trình 1 tháng dùng thuốc/1 tháng nghỉ 2 lần dùng thuốc (kéo dài 4 tuần)/năm

6.2 Người

6.2.1 Điều trị

+ Kháng sinh

Các kháng sinh có hiệu quả trong điều trị Leptospirosis là penicillin G, ampicillin, amoxicillin, piperacillin, mezlocillin, tetracycline, doxycycline, erythromycin, cephalosporin thế hệ III Có thể dùng Ceftriaxone 30 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch hay Cefotaxime 100 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch

Bảng 3 Điều trị và phịng ngừa Leptospirosis

Mục đích sử dụng thuốc Phác đồ điều trị

Điều trị

Bệnh nhẹ

Doxycycline, 100 mg uống 2 lần/ngày Hoặc ampicillin, 500 mg uống 4 lần/ngày Hoặc amoxicillin, 500 mg uống 4 lần/ngày

Bệnh nặng

Penicillin G, 1,5 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch (IV) 4 lần/ngày Hoặc ampicillin, 1g tiêm tĩnh mạch (IV) 4 lần/ngày

Hoặc amoxiciliin, 1 g tiêm tĩnh mạch (IV) 4 lần/ngày Hoặc erythromycin, 500 mg tiêm tĩnh mạch (IV) 4 lần/ngày Phòng ngừa Doxycycline, 200 mg uống 1 lần/tuần

Ghi chú: thời gian điều trị trung bình là 7 ngày

+ Điều trị hộ lý

- Cần điều trị hỗ trợ khi bệnh nhân rối loạn chức năng gan thận: truyền tĩnh mạch dung dịch nước điện giải như: Ringer lactat, huyết thanh mặn ngọt đẳng trương Suy thận cấp có thể ngừa bằng bảo đảm tuần hồn đến thận thích hợp và bù nước, điện giải sớm trong giai đoạn tiền sốc Nếu suy thận nặng, kéo dài nên làm thẩm phân phúc mạc hay chạy thận nhân tạo sớm

- Lau mát, hạ nhiệt khi sốt cao

- Cho bệnh nhân nằm nệm hơi hay nệm nước để chống loét do nằm

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý (tổn thương thận, urê huyết tang cao nên giảm ăn đạm)

6.2.2 Phòng bệnh

- Giáo dục, tuyên truyền trong cộng đồng về tác hại của bệnh cũng như cách lây truyền

và hướng dẫn cách phòng tránh bệnh

Trang 24

chết bởi nhiệt độ, formalin, phenol hay chiếu xạ… Vaccine chết được dùng thành công, giảm nguy cơ bệnh sau khi bị lũ lụt cho người ở Trung Quốc, Nhật bản và Việt Nam Vaccine thường chứa 2 hay nhiều hơn các serovar thường gây bệnh ở khu vực

Tài liệu tham khảo

1 Adler B., 2015 Leptospira and Leptospirosis Springer-Verlag Berlin Heidelberg

2 Adler B and de la Pena Moctezuma A., 2010 Leptospira Pathogeneesis of Bacterial Infection in Animal (Eds: Gyles C L., Prescott J F., Songger J G and Thoen C O., 4th edition) Blackwell Publishing, pp 527-548

3 Chierakul W., Tientadakul P., Suputtamongkol Y., Wuthiekanun V., Phimda K., Limpaiboon R.,

2008 Activation of the coagulation cascade in patients with leptospirosis Clin infect Dis

46:254-260

4 Cullen P A., Xu X., Matsunaga J., 2005 Infect Immun 73: 4853-4863

5 Trần Văn Don, 2006 Tỷ lệ huyết thanh dương tính với Leptospira trên chó khám và điều trị tại Bệnh viện Thú y, trường đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh Khóa luận tốt nghiệp

6 Ellis W A., 2012 Leptospirosis Diseases of swine (Eds: Zimmerman J J., Karriker L A., Ramirez

A., Schwartz K J and Stevenson G W., 10th Edition) Wiley-Blackwell, pp 2818-2849

7 Fain S., Adler B., Bolin C and Perolat P E., 1999 Leptospira and Leptospirosis, 2nd ed Melbourne, Australia: MedSci

8 Hanson L E and Tripathy D N., 1986 Leptospirosis Diseases of Swine (Eds: Leman A D., Straw

B., Glock R D., Mengeling W I., Penny R H C., Scholl E., 6th Edition) Ames, IA: Iowa State University Press, pp 591-599

9 Lê Đăng Hà, 2011 Bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, trang 505-534 10 Nguyễn Văn Hảo, 2008 Bệnh nhiễm Leptospira Bệnh truyền nhiễm Nhà xuất bản y học chi

nhánh thành phố Hồ Chí minh, trang 101-110

11 OIE, 2014 Leptospirosis Terrestrial

Manual.(http://www.oie.int/en/our-scientific-expertise/reference-laboratories/list-of-laboratories/ http://www.oie.int/)

12 Shang E S., Exner M M., Summers T A., 1995 Infect Immun 63: 3174-3181

13 Tôn Nữ Khánh Vi, 2010 Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại phòng khám Thú y K9 quận 8, thành phố Hồ

BỆNH SẢY THAI TRUYỀN NHIỄM (Brucellosis) 1 LỊCH SỬ BỆNH

Bệnh sảy thai truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và người Bệnh có ở nhiều nước trên thế giới và xảy ra nhiều nhất ở Bắc Phi, châu Âu và Mỹ Bệnh

được phát hiện đầu tiên trên dê, cừu ở vùng Địa Trung Hải Bệnh sảy thai do Brucella được

Hippocrates tìm ra trong bài viết về bệnh dịch của mình và Apostle Paul đã xác định là bệnh truyền nhiễm ở người sống trên đảo Malta từ đó bệnh cũng được biết với tên là sốt Malta hay sốt nhấp nhô là một trong những vi khuẩn phổ biến nhất lây truyền từ động vật sang người trên thế giới Bác sĩ David Bruce đã xác định vi khuẩn gây sảy thai vào năm 1887 và đặt tên là

Trang 25

y ở San Francisco, đã xếp vi khuẩn này vào giống Brucella (geneus “Brucella) Alice Evans là

người tiếp tục cải tiến và phát triển các kỹ thuật trong chẩn đốn từ khi ơng là người bị nhiễm tại chính ngay phịng thí nghiệm vào năm 1925 Trong suốt thời kỳ này thuật ngữ “Bang’s Disease” trở thành thuật ngữ dùng để chỉ bệnh trên gia súc và người hay còn gọi là sốt Malta, hay sốt nhấp nhô Từ 1920 - 1940, cục chăn nuôi Mỹ đã đề ra chương trình phịng và kiểm sốt bệnh bằng nghiên cứu sản xuất vaccine Năm 1941 vaccine chủng 19 (“Strain 19 vaccine”), được đưa vào phòng bệnh cho bị ở Mỹ Kiểm sốt và giảm nguy cơ bệnh trên người ở cộng đồng qua uống sữa tiệt trùng, nhưng những bác sĩ thú y, công nhân trực tiếp chăm sóc gia súc, hay làm việc tại lị mổ lợn, bệnh vẫn xảy ra do vi khuẩn truyền qua khơng

khí Năm 1985 bệnh sảy thai do B suis đã được loại trừ Hiện nay, bệnh sảy thai truyền nhiễm

trên người được chẩn đoán phát hiện ở các du khách sử dụng sản phẩm sữa chưa xử lý Thật vậy, động vật là nguồn lan truyền bệnh sang người nên vai trò “Một sức khỏe” (One Health) - sự nỗ lực của nhiều lĩnh vực, nhiều người trong cộng đồng giúp cải thiện và bảo vệ sức khỏe con người

2 TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Vi khuẩn Brucella gây bệnh sảy thai truyền nhiễm cho các lồi gia súc như: trâu, bị, dê, cừu, chó, nghiêm trọng hơn nó là bệnh lây lan sang người Brucella là vi khuẩn gram (-),

hình gậy khơng có nha bào và giáp mô Bệnh sảy thai truyền nhiễm trên động vật do vi khuẩn

Brucella gây ra, gồm các type chính: Brucella abortus gây bệnh ở trâu, bò, B melitensis gây

bệnh ở dê, cừu, B suis gây bệnh ở lợn; B ovis gây bệnh ở cừu; B canis gây bệnh ở chó Các type Brucella abortus, B melitensis, B suis và B canis gây bệnh cho người

Vi khuẩn có sức đề kháng thay đổi, ở 700C vi khuẩn tồn tại 5 - 10 phút, vi khuẩn có khả năng sống lâu trong đất ẩm, thịt ướp lạnh, nền chuồng đến 5 tháng; Ở nhiệt độ 600C trong 30

phút diệt được Brucella Trong điều kiện lạnh vi khuẩn có sức đề kháng tương đối cao, ở

nhiệt độ thấp vi khuẩn trong thai sảy có thể sống khoảng 75 ngày Trong đất khô ráo vi khuẩn bị tiêu diệt sau 35 ngày Trong thịt, vi khuẩn có thể sống 25 - 67 ngày Trong nước tiểu trâu bị vi khuẩn có thể sống 4 ngày Ánh sáng mặt trời, hóa chất dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn Vi khuẩn dễ dàng bị tiêu hủy bởi các thuốc sát trùng

3 DỊCH TỄ HỌC 3.1 Loài mắc bệnh

Có nhiều lồi động vật mắc bệnh: dê, cừu, trâu bị, lợn, chó, thú rừng, lồi gậm nhấm và kể cả người Những con trưởng thành đặc biệt là những động vật mang thai rất mẫn cảm với bệnh

Brucella abortus gây bệnh ở trâu, bò; B melitensis gây bệnh ở dê, cừu; B suis gây bệnh

ở lợn; B ovis gây bệnh ở cừu; B canis gây bệnh ở chó Người bị lây nhiễm bệnh ở mọi lứa tuổi với các type Brucella abortus, B melitensis, B suis và hiếm gặp hơn là B canis

3.2 Chất chứa mầm bệnh

Vi khuẩn có nhiều trong thai sảy, núm nhau, nước ối, tử cung, sữa, các dịch tiết từ âm đạo, đường sinh dục hay con bê, dê con mới sinh của những con cái nhiễm bệnh Những bò

Trang 26

bò, thỉnh thoảng gây sảy thai ở dê, cừu, lợn; B melitensis gây bệnh ở dê, cừu, thỉnh thoảng gây bệnh ở trâu, bò; B suis gây bệnh ở lợn; B ovis gây bệnh ở cừu; B canis gây bệnh ở chó

Người bị lây nhiễm các type Brucella abortus, B melitensis, B suis và B canis Bệnh lan

truyền khi con vật khỏe tiếp xúc trực tiếp và qua môi trường vấy nhiễm với thai sảy Phối giống trực tiếp hay gieo tinh nhân tạo cũng là nguồn lây lan bệnh

Đường xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn là đường tiêu hóa, đường sinh dục, lây trực tiếp do bú sữa mẹ, do gieo tinh Nhưng vi khuẩn lây lan mạnh nhất là lúc con vật mang thai bị sảy hay đẻ, lúc này con mẹ sẽ gieo rắc mầm bệnh nhiều nhất do vi khuẩn có nhiều trong thai, nước ối, nhau thai, dụng cụ chăn nuôi hay can thiệp điều trị và các môi giới khác sẽ làm lây lan mầm bệnh Ngựa có thể lây qua cho bị, lợn cũng có thể lây qua cho bị

Con vật khỏe có thể bị nhiễm Brucella qua mơi trường chứa vi khuẩn do con cái bệnh

thải ra khi đẻ, qua thai sảy, nhau và dịch tiết đường sinh dục Vi khuẩn tồn tại nhiều tháng ở môi trường lạnh và ẩm,là nguồn lây bệnh sang con vật khác chủ yếu qua đường tiêu hóa

Brucella cũng có ở bầu vú, và sữa

3.3.2 Ở người

Brucellosis có thể là bệnh truyền lây có liên quan đến du lịch Máu hay các cơ quan nội tạng có thể là nguồn lan truyền bệnh Đường truyền lây bệnh từ người sang người thì thật hiếm xảy ra Người nhiễm bệnh qua 3 đường:

Tiếp xúc trực tiếp với thai bị sảy, màng nhau thai và các dịch tiết của tử cung của vật mắc bệnh hay qua vết thương ở da hoặc qua niêm mạc mắt;

Đường hơ hấp khi người hít phải khơng khí nhiễn khuẩn;

Đường tiêu hóa khi uống sữa chưa tiệt trùng hay các sản phẩn sữa: phó mát, yoghurt… Người bị lây truyền từ động vật qua đường tiêu hóa như uống sữa tươi từ con vật bệnh chưa xử lý nhiệt, các sản phẩm sữa, niêm mạc mắt, phân, nước tiểu, nước nhau thai của con

cái bị sảy thai, qua đường hô hấp… từ các đường xâm nhập khác nhau Brucella đi vào hệ

thống bạch huyết rồi vào máu, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết, nếu điều trị khơng tốt sốt có thể kéo dài 2 - 4 tháng Bệnh ở người liên quan đến nghề nghiệp; Những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với gia súc hay các sản phẩm động vật là điều kiện lây bệnh sảy thai truyền nhiễm cao nhất (chủ trang trại, những công nhân làm việc ở các trại chăn nuôi, lò mổ gia súc, các bác sĩ thú y và những người nuôi dưỡng chăm sóc gia

Trang 27

Cơng tácthú yChóSữaGiết mổCơng tácthú yDê và cừu

Hình 4 12 Phương thức truyền lây bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) từ động vật sang người

( http://naipet.com/benh-say-thai-truyen-nhiem-o-cho-brucellosis/)

3.4 Cơ chế sinh bệnh

Sau khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn vào hạch lâm ba gần đó rồi vào máu (vi khuẩn ở trong máu khoảng 20 ngày, đặc biệt ở lợn có thể lên đến 3 tháng) gây sốt, sau đó vi khuẩn đến khu trú ở lách, gan, thận, tủy xương, khớp… Ở xương, khớp vi khuẩn gây ra những ổ hoại tử, viêm, tăng sinh khớp

Ở con vật mang thai vi khuẩn phá hoại núm nhau, màng thai và theo máu vào bào thai gây bệnh tích ở thai, một số trường hợp bị sát nhau do núm nhau bị hoại tử Vi khuẩn tồn tại trong vú, hạch lâm ba Những lứa đẻ sau, con vật ít bị sảy thai vì nó đã được miễn dịch nhưng căn bệnh vẫn còn nên con đẻ ra thường yếu ớt

4 BỆNH Ở ĐỘNG VẬT 4.1 Triệu chứng

Sảy thai là biểu hiện đặc trưng trên gia súc

+Ở bò:

Bò cái thường có hiện tượng sắp đẻ như âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhớt, vú căng… bò sốt nhưng khơng cao Sảy thai, thai có thể chết trước hay sau khi sảy, sau khi sảy thai sẽ bị sót nhau, nước ối màu đục… nhau thai và thai bị phù nề Viêm sưng vú, viêm sưng khớp chân, có khối u ở khớp do hiện tượng tăng sinh (nhất là khớp đầu gối) Khớp vẹo lệch làm cho bò đi lại khó khăn Bị đực triệu chứng rõ ràng hơn: dương vật sưng đỏ, viêm dịch hồn, sưng bìu (1 hoặc 2 bên) và viêm mào tinh, sốt và bỏ ăn Nếu khơng điều trị kịp thời thì dịch hoàn sẽ teo,

chất lượng tinh giảm Brucella abortus chủ yếu gây sảy thai, viêm tinh hoàn ở trâu, bị, thỉnh

Trang 28

Hình 4 13 Bệnh sảy thai truyền nhiễm trên động vật

Nguồn:http://www.dairyvietnam.com/vn/Cac-benh-thuong-gap-bo-sua-va-cach-dieu-tri/Benh-say-thai-truyen-nhiem-Brucellosis.html)

+ Ở dê: B melitensis gây sảy thai, viêm dịch hoàn, viêm khớp ở dê, cừu, thỉnh thoảng gây sảy

thai ở trâu, bị và sữa có chứa vi khuẩn

+ Ở lợn: B suis gây sảy thai, vô sinh ở con cái, viêm khớp hoặc viêm cơ xương liệt phần sau,

thai kém phát triển, lợn sơ sinh yếu ớt, viêm và hoại tử dịch hoàn ở con đực, đi khập khiễng và rối loạn vận động

+Ở cừu: B ovis gây sốt, tăng nhịp thở và ủ rũ, viêm dịch hoàn, viêm mào tinh hoàn ở cừu

đực, chất lượng tinh dịch giảm, phù nề và sưng bìu Trong trường hợp mãn tính: mào tinh cứng và sưng, da bìu dày lên và thường là dịch hồn bị teo, vơ sinh ở cừu đực, sảy thai và viêm khớp ở dê, cừu cái, thỉnh thoảng gây sảy thai ở trâu, bị và sữa có chứa vi khuẩn

+ Ở chó: B canis gây sảy thai, viêm mào tinh hồn, vơ sinh ở chó và lây lan sang người

4.2 Bệnh tích

+ Ở con mẹ: Nhau viêm, hoại tử, có mủ nhớt Nước ối hơi đục có lẫn máu, mủ và các tổ chức

hoại tử Trong tử cung có nước nhớt có thể có lẫn mủ

+ Ở thai: Màng thai dày keo nhớt, có những điểm xuất huyết Cuống rốn bào thai bị sưng

viêm, có khi bị bao bởi một chất nước vàng như mủ Trên núm nhau có nhiều điểm hoại tử Nhau thai có những điểm hoại tử dạng hạt màu vàng trắng, bề mặt đục Núm nhau bị biến màu sờ vào mềm nhũn có mủ Cuống rốn có mủ, điểm hoại tử lấm tấm Thai thấm nước nhớt có màu hơi vàng, dạ dày và ruột viêm, có những điểm, đám hoại tử nhỏ Gan, lách, hạch sưng Trong gan và phổi có những đám hoại tử nhỏ

Viêm sưng khớpDịch hoàn lợn

đực bị sưng to do nhiễm

Trang 29

bệnh

5 BỆNH Ở NGƯỜI 5.1 Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 1 đến 2 tuần Bệnh xảy ra ở thể cấp tính, mãn tính Triệu chứng

bệnh trên người phức tạp Bệnh dai dẳng tái phát, bệnh thể mãn tính hay chậm hồi phục Người bệnh biểu hiện các triệu chứng lâm sàng tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh cũng như tùy vào cơ quan bị tác động Người bệnh sốt cao 38 - 400C là dấu hiệu phổ biến nhất, tiếp đến là viêm khớp, đổ mồ hôi, và mệt mỏi

5.1.1 Thể cấp tính

Người bệnh bị đau đầu, mệt mỏi, suy nhược, đau nhức bắp thịt, đau xương khớp và các bao

hoạt dịch, suy hệ thống tim, huyết quản, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm não, mất sức lao động Ăn khơng ngon, sưng gan, sưng lách, phụ nữ có thai có thể bị sảy thai Hạ huyết áp nhẹ (giảm huyết áp hệ thống) do nhiễm độc Trên người bệnh đã tìm thấy trên 50% có biến chứng qua viêm sưng khớp đặc trưng như viêm xương chậu, viêm đốt sống, viêm đa khớp và viêm cột sống (Osteoarticular manifestations (sacroiliitis, spondylitis, peripheral arthritis and

osteomyelitis)) Người bị lây nhiễm các type Brucella abortus, B melitensis, B suis và hiếm gặp hơn là B canis B suis gây sốt lên xuống nhấp nhơ và nhiễm trùng tồn thân ở người

5.1.2 Thể mạn tính

Bệnh mãn tính đặc trưng bởi tổn thương khu trú của vi khuẩn ở các cơ quan Các triệu

chứng chính là sốt định kỳ với nhiệt độ khoảng 380C, viêm hạch bạch huyết Tăng tiết mồ hôi, rối loạn cảm xúc (thay đổi tâm trạng trong một khoảng thời gian ngắn) Dấu hiệu của hệ thống cơ xương là những triệu chứng đặc trưng, phổ biến nhất của bệnh thể mãn tính như viêm các khớp lớn (viêm khớp) - hông, đầu gối, khuỷu tay và khớp vai Viêm cơ tim, gan lách sưng to

5.2 Giải phẫu bệnh lý

Bệnh có thể thấy trên các cơ quan phủ tạng Dấu hiệu phổ biến thứ 3 (sau sốt cao, viêm

khớp) là gan, lách sưng to và viêm hạch bạch huyết chiếm khoảng 10% Bệnh hô hấp như viêm phổi, tràn dịch màng phổi có thể chiếm đến 16% Và 10% bệnh nhận có biểu hiện ở hệ sinh dục tiết niệu bao gồm viêm tiểu cầu thận, viêm dịch hồn, áp se thận Có thể có khoảng 6% có biểu hiện thần kinh như thần kinh ngoại biên, co giật, viêm não màng não… Ít gặp ở da có dịch nhày bao gồm nổi mẩn ngứa, ban xuất huyết, hội chứng Stevens-Johnson (da và màng nhày bị sưng viêm) và viêm màng trong tim (biến chứng nguy hiểm nhất) Sự bất thường của hệ huyết học là thiếu máu là biểu hiện phổ biến nhất chiếm 25% Chứng tăng bạch cầu, chứng giảm bạch cầu và tình trạng tiểu cầu trong máu giảm bất thường chiếm khoảng 10%

5.3 Chẩn đoán

Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở giai đọan đầu có thể dễ bỏ lỡ khi chẩn đốn và quan trọng là

cần có các thông số nghi ngờ bệnh cao làm cơ sở cho chẩn đoán

Ở trẻ nhỏ thường thấy biểu hiện viêm khớp (thường gặp ở khớp háng, gối), và hiếm gặp

Trang 30

6.1 Ở động vật

6.1.1 Vệ sinh phòng bệnh

Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh chăm sóc ni dưỡng trâu, bị, dê cừu… thật tốt Thường xuyên bổ sung vào thức ăn hay sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi

Ở các trại giống phải kiểm tra chặt chẽ huyết thanh học mỗi năm từ 2 - 4 lần

Cách ly và theo dõi chặt chẽ gia súc có hiện tượng sảy thai cho đến khi tìm ra nguyên nhân và phải tiêu độc sát trùng thật kỹ chuồng nuôi

Đối với gia súc cho sữa thì phải định kỳ kiểm tra mẫu sữa và máu nhằm phát hiện sớm con vật mang mầm bệnh Đàn gia súc mới nhập về phải cách ly kiểm tra khoảng 30 ngày để theo dõi

Phát hiện những con bệnh thì nên loại thải chúng và khơng tạo đàn gia súc mới từ gia súc mẹ có bệnh (bệnh có thể truyền từ mẹ sang con)

6.1.2 Phịng bệnh bằng vaccine

Vaccine Brucella abortus chủng 19 và RB 51 được sử dụng rộng rãi, chỉ dùng cho bò và cừu Tiêm cho bò 4 - 8 tháng tuổi, thời gian cho miễn dịch từ 3 - 5 năm B melitensis Rev 1 dùng phòng nhiễm B melitensis cho dê, cừu

Trên lợn chưa có loại vaccine phịng bệnh an tồn và đáng tin cậy Tuy nhiên, việc phịng bệnh trên lợn ít được chú ý do bệnh có chiều hướng giảm

6.1.3 Điều trị

Đối với bệnh này thì khơng nên điều trị Việc điều trị thông thường không đạt hiệu quả (những con khỏi bệnh trở thành những con mang trùng) Việc điều trị chỉ nhằm tránh biến chứng ở tử cung và điều trị sót nhau Các con mắc bệnh phải được loại thải

6.2 Ở người

6.2.1 Phòng bệnh

Phòng bệnh sảy thai truyền nhiễm trên người dựa trên vệ sinh lao động và vệ sinh thực phẩm Tiêm ngừa vaccine không được khuyến cáo

Dùng sữa và các sản phẩm sữa qua tiệt trùng đúng quy cách Tránh tiêu thụ sữa tươi và các sản phẩm chế biến từ sữa chưa xử lý Ăn thịt gia súc được nấu chín Đặc biệt chú ý phịng bệnh cho nhân viên phịng thí nghiệm Bác sĩ và hộ lý nên quan tâm đến khả năng bị lây bệnh Đẩy mạnh công tác giáo dục cộng đồng về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh lao động

6.2.2 Điều trị

Trang 31

Bệnh đơn thuần ở người lớn hay trẻ từ 8 tuổi hay lớn hơn: doxycycline 100 mg/2 lần/ ngày trong 6 tuần, kết hợp streptomycin 1 g/ngày trong 2 - 3 tuần Hoặc Doxycycline 100 mg/2 lần/ngày trong 6 tuần kết hợp rifampicin 600 - 900 mg/ngày trong 6 tuần

Điều trị bệnh sảy thai truyền nhiễm là rất phức tạp do kém hiệu quả vàthường tái phát WHO đã báo cáo là trị kém hiệu quả và tỷ lệ tái phát từ 4.6 - 24% Liệu trình sử dụng 2 hay 3 loại kháng sinh nhóm aminoglycoside (doxycycline-streptomycin/genetamicin hay doxycylinerifampicin-streptomycin/genetamicin) có tác dụng tốt Sử dụng doxycycline và rifampicin tiêm bắp/ngày trong 6 tuần

Tài liệu tham khảo

1 Banai M (2007) Control of Brucella melitensis Memorias del IV Foro Nacional de

Brucelosis, Facultad de MedicinaVeterinaria y Zootecnia de la Universidad Nacional Autónoma de México (FMVZ-UNAM), 26-27 November, Mexico, DF

2 Blasco J.M (2010) Control and eradication strategies for Brucella melitensis infection in sheep and goats Prilozi, 31 (1),145-165

3 Díaz E Aparicio (2013) Epidemiology of brucellosis in domestic animals caused by Brucella melitensis, Brucella suisand Brucella abortus Rev sci tech Off int Epiz., 32 (1), 53-60

4 Samartino L.E & Enright F.M (1993) Pathogenesis of abortion of bovine brucellosis Comp

Immunol Microbiol.infect Dis., 16 (2), 95-101

5 Samartino L (2003) Conceptos geneerales sobre brucellosis bovina Jornada de actualización

sobre brucelosis bovina, Rocha, Instituto Nacional de Tecnología Agropecuaria (INTA), Castelar, Argenetina

www.mgap.gub.uy/DGSG/Capacitación/JornadasBrucelosis/ (accessed on 12 July 2012)

6 Skalsky et al Treatment of human brucellosis: systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials BMJ 2008 Mar 29;336(7646):701-4

7.WHO 2006 Brucellosis in humans and animals WHO/CDS/EPR/2006.7 Produced by the World

Health Organization in collaboration with the Food and Agriculture Organizationof the United Nations and World Organisation for Animal Health 102 trang

8 World Organisation for Animal Health (OIE) (2010) Bovine brucellosis, Chapter 2.4.3 [Version adopted by the World Assembly of Delegates of the OIE in May 2009] In Manual of Diagnostic

Tests and Vaccines for Terrestrial Animals OIE, Paris

www.oie.int/fi leadmin/Home/eng/Health_standards/tahm/2.04.03_bovine_brucell.pd

BỆNH LAO (Tuberculosis)

Bệnh lao (Tuberculosis) là một bệnh truyền nhiễm mãn tính của nhiều lồi động vật có vú và người Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium spp gây ra Vi khuẩn gây ra trong phủ tạng

những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt lao

1 LỊCH SỬ BỆNH

Bệnh lao xuất hiện từ thời cổ đại Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn lao trong các bộ xương của người cổ đại cũng như các xác ướp Ai cập có niên đại khoảng 4000 - 3000 năm trước công nguyên Các nghiên cứu khác cũng chứng minh sự có mặt của vi khuẩn lao ở Châu

Mỹ khoảng 100 năm sau công nguyên

Khoảng 460 năm trước công nguyên, Hippocrates phát hiện bệnh lao (Phthisis) là một

bệnh truyền nhiễm mạnh ở thời kỳ này với các biểu hiện như sốt và ho ra máu đến chết Thuật

ngữ Phthisis được sử dụng cho bệnh lao trong thời kỳ này có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp có

Trang 32

Mặc dù triệu chứng viêm phổi kèm theo các hạt lao được nhà bệnh học Dr Richard Morton phát hiện từ năm 1689, bệnh lao vẫn chưa được công nhận là một bệnh riêng rẽ do nó kèm theo một loạt các triệu chứng khác Đến thập niên 80 của thế kỷ 19, bệnh lao mới được coi là một bệnh truyền nhiễm Đến năm 1839, thuật ngữ “Tuberculosis” mới chính thức được J L Schưnlein đề nghị sử dụng cho bệnh lao

Trực khuẩn gây bệnh lao được Robert Koch phát hiện và mô tả vào năm 1882, đặt tên là

Mycobacterium tuberculosis Tuy nhiên, ông đã không tin rằng bệnh lao ở bò và ở người là do

cùng một nguyên nhân gây ra Do đó, việc ngăn ngừa khả năng truyền lây bệnh từ bò sang người qua sữa đã không được chú ý Nguy cơ lây bệnh lao qua sữa chỉ được giảm đi khi quy trình pasteur hóa sữa được phát minh Vào năm 1890, Koch phát hiện ra khuẩn tố lao gọi là “Tuberculin” và được đề xuất như là một “Phương thuốc” để chữa bệnh lao Tuy “Phương thuốc” này không đạt hiệu quả trong điều trị bệnh, song lại có ý nghĩa trong ứng dụng chẩn đoán bệnh sau này

Việc chẩn đoán bệnh lao ngày càng được cải tiến nhờ hàng loạt các khám phá Ehrlich phát hiện tính kháng toan của trực khuẩn lao vào năm 1882; Roentgene phát hiện ra tia X vào năm 1895; sự phát triển của phương pháp kiểm tra độ dày da bằng tuberculin của Von Pirquet và Mantoux (1907 - 1908); và việc Seibert tinh chế được protein của tuberculin (purified protein derivative -PPD) vào năm 1931 đã đóng góp to lớn vào việc chẩn đốn bệnh lao

Albert Calmette và Camille Guérin đã thành công trong việc sử dụng chủng vi khuẩn lao bò để phòng chống bệnh lao vào năm 1906 Chế phẩm này được gọi là vaccine bacille Calmette Guérin (BCG) Tuy nhiên, đến năm 1921, vaccine BCG mới được sử dụng phòng bệnh lao cho người tại Pháp, và mãi đến sau thế chiến thứ 2 mới được sử dụng rộng rãi ở các nước khác

Hình 4 14 Bản đồ sự phân bố bệnh lao ở các quốc gia trên thế giới

Màu xanh: nước có tỷ lệ người nhiễm lao lớn hơn 40 ca/100.000 dân

(Nguồn WHO, 2014)

Trang 33

Hermann Brehmer mở ở Görbersdorf - Đức (nay là Sokolowsko - Ba Lan) Các phương pháp điều trị bệnh sau đó được cải tiến từ việc thay đổi chế độ ăn, tinh sạch khơng khí, phẫu thuật cắt bỏ vùng phổi bệnh đến việc sử dụng biện pháp hóa trị đặc biệt như sử dụng streptomycin vào năm 1947, para-aminosalicilic acid năm 1949, isoniazid năm 1952 và các thuốc khác như rifampin những năm gần đây Việc kết hợp các loại thuốc hiện đại trong điều trị, bệnh lao hiện nay đã trở thành bệnh điều trị được với tỷ lệ thành công là 86% Số ca điều trị không thành công chủ yếu là do tình trạng kháng đa thuốc của vi khuẩn lao (theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới năm 2015)

Bệnh lao xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới Bệnh xuất hiện ở 129 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, chủ yếu là các quốc gia thuộc Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương Các nước ở Châu Phi có tỷ lệ ca nhiễm thấp so với thế giới, song tỷ lệ nhiễm trên tổng dân số lại cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ nhiễm bệnh ở các nước (281 ca/100.000 dân) Tỷ lệ mắc lao trung bình ở các quốc gia vào năm 2015 thấp hơn 42% so với năm 1990 Trong đó, đáng chú ý là có tới 51% các ca mắc lao là có HIV dương tính, theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) Bệnh lao ở gia súc cũng xuất hiện ở hầu khắp các nước trên thế giới Trong đó, chủ yếu là các nước châu Phi, một số nước ở châu Á và châu Mỹ Ở các nước phát triển, bệnh đã được đẩy lùi hoặc xóa khỏi đàn vật ni; tuy nhiên, bệnh vẫn cịn tồn tại trong động vật hoang dã ở một số nước như Canada, Vương quốc Anh, Mỹ, Newzealand, Ở các nước đang phát triển, bệnh lao ở gia súc vẫn rất phổ biến Ở nước ta, bệnh đã có từ thời Pháp thuộc do việc nhập nội gia súc Nhưng bệnh lao bò ở nước ta không thật sự phổ biến

2 TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh do vi khuẩn thuộc chi Mycobacterium gây nên Có 3 type vi khuẩn tương ứng gây bệnh chủ yếu cho người, bò và gia cầm là Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium bovis

và Mycobacterium avium subsp avium Tuy nhiên, các type vi khuẩn này vẫn có khả năng

gây bệnh cho các loài khác Type vi khuẩn gây bệnh ở người M tuberculosis cũng có khả năng gây bệnh ở bị, chó, mèo Type vi khuẩn gây bệnh ở bò (M bovis) vẫn gây bệnh được cho người, lợn, chó và mèo M avium subsp avium gây bệnh chủ yếu cho gia cầm, nhưng

cũng có khả năng gây bệnh cho người, lợn, bị (ít mẫn cảm) Hai type gây bệnh ở người và bị có khả năng gây bệnh cho gia cầm nhưng ít gặp Các type gây bệnh cho bị và gia cầm đều có khả năng gây bệnh cho người Dù khác nhau tương đối về tính gây bệnh, các type vi khuẩn

lao đều có cấu trúc thống nhất với hình thái, cấu trúc của vi khuẩn thuộc chi Mycobacterium

Mycobacterium tuberculosis (Mtb) là nguyên nhân chính gây bệnh lao ở người Tuy

nhiên, người vẫn có thể nhiễm M bovis khi hít phải vi khuẩn (nơng dân, cơng nhân lị mổ và

bác sỹ thú y), hoặc uống sữa tươi nhiễm mầm bệnh

2.1 Hình thái, cấu tạo

Đây là những trực khuẩn mảnh, kích thước 0,2 - 0,5 x 1,5 - 5 μm, hai đầu trịn, Gram dương, khơng có nha bào, giáp mơ và tiêm mao Trong canh khuẩn non, vi khuẩn đứng riêng lẻ hoặc tạo chuỗi, nhưng nếu ni cấy kéo dài thì tế bào các vi khuẩn này phát triển thành

dạng sợi dài, phân nhánh giống nấm Vì vậy vi khuẩn này có tên là Mycobacterium (ՙՙmycos”

nghĩa là ՙՙnấm”, ՙՙbacterium” nghĩa là ՙՙvi khuẩn”) Vách tế bào vi khuẩn lao có cấu tạo giàu acid mycolic liên kết chặt chẽ với các tế bào mỡ, do đó, vi khuẩn biểu hiện tính kháng toan, kháng cồn Khi nhuộm vi khuẩn bằng thuốc nhuộm kiềm tính và tẩy màu bằng cồn thì vi khuẩn khơng bị mất màu (nhuộm Ziehl-Neelsen) nên thường được gọi là vi khuẩn kháng toan (acid-fast bacilli) (hình 1)

2.2 Ni cấy

Mycobacterium là những vi khuẩn hiếu khí, có khả năng phát triển trên môi trường nuôi

Trang 34

glycerin, M tuberculosis và M avium subsp avium mọc tốt, hình thành khuẩn lạc màu vàng sẫm, khơ, nhám Ngược lại, M.bovis lại bị ức chế bởi glycerin nên cần bổ sung thêm tween 80

để vi khuẩn này phát triển Trên bề mặt môi trường lỏng, vi khuẩn lao hình thành màng mỏng

Dịch lọc từ canh khuẩn của M tuberculosis và M bovis đều chứa nhiều protein, cô đặc dịch

lọc này ta được tuberculin, được sử dụng để chẩn đoán bệnh lao Việc làm biến dị nhược độc

M bovis tạo ra chủng BCG (Bacille de Calmette et Guérin) phòng bệnh lao cho người Vi

khuẩn lao thường được nuôi cấy trên môi trường Lowenstein-Jensen Trên môi trường này, vi khuẩn lao mọc sau 1 tháng, tạo những khuẩn lạc khô, nhăn nlợn, như hình hoa súp lơ

2.3 Sức đề kháng

Trực khuẩn lao có sức đề kháng mạnh, nhất là ở nơi thiếu ánh sáng và khô Các chất hố học toan tính khó diệt vi khuẩn

Điều kiện Thời gian tồn tại

12 - 240C 18 ngày - nhiều tháng (tùy lượng ánh sáng mặt trời)

Phân khô 6 tháng

Đờm ẩm, tối 3 - 4 tháng

Ánh sáng mặt trời 8 giờ

Axít phenic 5% 24 giờ

Formol 1% 12 giờ

Các chất sát trùng thường dùng là: formol 1%, NaOH 2%, phenol 5%, iodine và vôi bột Vi khuẩn lao có khả năng kháng thuốc Hiện trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao được

xác định là do đột biến gene Vi khuẩn kháng rifampicin đột biến ở gene rpo B mã hoá tổng hợp ARN - Polymerase Vi khuẩn kháng isoniazid đột biến ở gene Kat G, Inh A, ahp C Vi khuẩn kháng streptomycin và các amynoglycozid có đột biến ở gene rrS, rpsL hoặc cả hai gene này Vi khuẩn kháng pyrazinamid có đột biến ở gene pnc A

3 DỊCH TỄ HỌC 3.1 Loài mắc bệnh

Các loài vật máu nóng, máu lạnh, gia cầm, gia súc, thú rừng và người đều mắc bệnh Ở động vật, bị là lồi mẫn cảm nhất Các lồi khác ít mẫn cảm hơn; mức độ mẫn cảm bệnh

Hình 1: Cấu tạo vách tế bào của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis

Hình minh họa những thành phần chính cấu tạo nên vách tế bào của vi khuẩn M tuberculosis Lớp

Trang 35

giảm dần theo các loài: gà, lợn, chó, mèo và trâu Một số loài động vật hoang dã như con lửng, thú có túi nhỏ (possum) là những nguồn dịch thiên nhiên của bệnh này

Ở người, bệnh lao tấn công tất cả các lứa tuổi, nhưng trẻ em là đối tượng dễ nhiễm lao nhất Nguy cơ phát bệnh lao cao hơn ở nhóm người có hệ miễn dịch bị suy giảm Trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương, nhiễm các bệnh khác do virus khiến hệ miễn dịch suy giảm rất dễ mắc lao Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc lao cao gấp 20 - 30 lần so với các đối tượng khác Người bị đái tháo đường, bệnh bụi phổi, viêm loét dạ dày, tá tràng cũng tạo điều kiện cho bệnh lao phát sinh Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và 3 tháng đầu sau sinh rất dễ mắc lao do thay đổi nội tiết tố Người hút thuốc lá khiến nguy cơ mắc lao và chết do bệnh tăng cao Theo tổng hợp của tổ chức y tế thế giới (WHO), có hơn 20% các ca mắc lao trên thế giới là do hút thuốc Một triệu trẻ em phát bệnh lao và 140000 trẻ chết do bệnh trong năm 2014 Hiện nay, các ca mắc lao và chết do lao chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển (95%)

Trong phịng thí nghiệm, người ta dùng thỏ hoặc chuột lang để gây bệnh Biểu hiện triệu chứng khác nhau tùy loài và tùy chủng vi khuẩn lao Thỏ khi tiêm chủng vi khuẩn lao người chỉ biểu hiện bệnh nhẹ ở phổi, biểu hiện bệnh toàn thân chỉ thấy khi tiêm chủng bò và gà Tiêm bệnh phẩm vào dưới da chuột lang các chủng người và bị sẽ thấy biểu hiện nhiễm trùng tồn thân, còn chủng gà chỉ thấy biểu hiện cục bộ hoặc có khi khơng biểu hiện bệnh

3.2 Chất chứa mầm bệnh

Trong cơ thể bệnh, máu và các tổ chức bị lao đều có chứa mầm bệnh Lao ở cơ quan hơ hấp (phổi), vi khuẩn lao được tìm thấy nhiều trong nước bọt, nước mũi, phân (do gia súc nuốt đờm) Lao cơ quan sinh dục thì vi khuẩn có nhiều trong nước tiểu, tinh dịch, dịch âm hộ, buồng trứng, ống dẫn trứng Vi khuẩn lao thường có trong sữa Ngoài ra, một số phủ tạng lành mạnh cũng có mầm bệnh do vi khuẩn mới xâm nhập vào

3.3 Phương thức truyền lây

Bệnh lao có thể truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp Bệnh truyền lây từ động vật/người ốm sang động vật/người khỏe trực tiếp qua tiếp xúc hoặc qua các giọt treo (do hắt hơi) Phương thức truyền lây hay xảy ra nhất là qua các giọt, khơng khí nhiễm khuẩn Chất tiết từ phổi bệnh do ho, khạc nhổ hoặc có trong phân sau khi được bài xuất sẽ tồn tại trong khơng khí dưới dạng giọt hoặc khơ đi, dính vào các hạt bụt lơ lửng trong khơng khí Người và gia súc nhiễm bệnh ho hít phải khơng khí bị ô nhiễm, qua các vết thương ở da Ngoài ra, bị và người cịn có thể bị nhiễm bệnh do uống sữa tươi chưa được tiệt trùng của bò bệnh Ở các nước phát triển, người nhiễm lao chủ yếu là do uống phải sữa của bò bệnh chưa được tiệt trùng Thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh cũng là nguồn lây qua đường tiêu hóa cho gia súc và người Như vậy, vi khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hơ hấp và tiêu hóa

Bệnh này có tính chất nguồn dịch thiên nhiên Các lồi động vật hoang dã khi tiếp xúc với đàn gia súc hoặc người làm nghề tiếp xúc với các loài này đều có khả năng nhiễm bệnh

Q trình tiến triển bệnh chậm, thời gian nung bệnh kéo dài, có khi hàng tháng đến hàng năm Vì vậy, khả năng bệnh lây lan trong quần thể trước khi có các biểu hiện lâm sàng là điều khó tránh khỏi nếu khơng có các biện pháp chẩn đốn sớm và điều trị tích cực

3.4 Cơ chế sinh bệnh

Trang 36

thuận lợi bao gồm pH acid, enzyme reactive oxygene intermediates (ROI), các enzyme lysosome, và các peptid độc Tuy nhiên, các mycobacterium có khả năng ngăn cản sự hình thành các phagolysosome Các tế bào tua gai (dendritic cells) cùng với các đại thực bào thực hiện chức năng trình diện kháng nguyên, chế tiết chemokines, hoạt hóa các bạch cầu đơn nhân, các tế bào lympho và bạch cầu trung tính nhằm mục đích chống lại sự lan tràn của vi khuẩn lao, tuy nhiên, không thể tiêu diệt vi khuẩn lao một cách hồn tồn Vì vậy, các hạt lao (lao hạt kê) được hình thành bao gồm tổ hợp các tế bào khổng lồ có nguồn gốc từ đại thực bào và tế bào lympho

Khi đáp ứng miễn dịch tế bào mạnh, các đại thực bào có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn lao sau khi thực bào Khi đó, trung tâm của các hạt lao sẽ thối hóa dạng bã đậu, hạt lao được bao bọc bởi các nguyên bào sợ và bạch cầu đơn nhân Trong các hạt lao này, vi khuẩn không thể nhân lên về số lượng, nhưng người ta đã chứng minh rằng nó vẫn có khả năng tồn tại trong đó hàng thập kỷ

Khả năng đề kháng là chìa khóa quyết định cơ thể đó sẽ chỉ nhiễm lao hay mắc lao Ở những cá thể có sức đề kháng mạnh, vi khuẩn lao sẽ bị bắt giữ ở giai đoạn này và không tiến triển thành dạng bệnh lý, các hạt lao sẽ dần teo và để lại những nốt sẹo nhỏ Nhưng những cá thể có sức đề kháng yếu, khơng thể khống chế sự lan tràn của vi khuẩn lao ở giai đoạn đầu này, hoặc cơ thể sau đó bị suy yếu miễn dịch do các nguyên nhân khác, vùng trung tâm của các hạt lao này sẽ biến đổi để trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển theo một cơ chế chưa được rõ Do đó, vi khuẩn lao từ các hạt lao này sẽ lan tràn ra các vùng xung quanh của phổi và các cơ quan khác trong cơ thể thông qua hệ thống mạch máu và bạch huyết Điều này dẫn đến tình trạng bệnh lý cho cá thể

Như vậy, quá trình tiến triển bệnh lao được phân chia thành hai giai đoạn: giai đoạn lao sơ nhiễm và giai đoạn lao bệnh

Giai đoạn lao sơ nhiễm là giai đoạn trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể mà chưa biểu hiện bệnh Ở người, 90% trường hợp lao sơ nhiễm sẽ qua khỏi và có miễn dịch, trường hợp phát triển thành lao bệnh do không được điều trị hoặc do cơ thể có sức đề kháng yếu

Giai đoạn lao bệnh (bệnh lao thực thụ, lao sau sơ nhiễm) là tình trạng cơ thể nhiễm vi khuẩn lao vào hệ thống mạch máu và bạch huyết Vi khuẩn lao gây ra các bệnh tích mạn tính ở một số phủ tạng như lao phổi, lao hạch, lao cột sống, lao sinh dục khiến cơ thể bị nhiễm độc, gầy dần rồi chết

Các ca nhiễm lao trên thế giới chủ yếu là lao phổi Các thể lao khác như lao hạch, lao xương, lao thần kinh trung ương, lao đường tiêu hóa, lao đường sinh dục, tiết niệu… chủ yếu là do sự lan tràn của vi khuẩn lao từ phổi qua hệ thống tuần hoàn

4 BỆNH Ở ĐỘNG VẬT 4.1 Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh kéo dài, có thể hàng tháng đến hàng năm

Gia súc biểu hiện các triệu chứng chung là sốt nhẹ, sốt kéo dài, sáng giảm, chiều tăng Con vật gầy dần, lông dựng, da khô, tận dụng thức ăn kém Con vật thỉnh thoảng biểu hiện ho, tiêu chảy, các hạch lympho sưng to

4.1.1 Lao ở bò

Trang 37

Lao hạch là dạng khá phổ biến, các hạch lympho sưng to tạo thành cục cứng sờ thấy lổn nhổn Dạng lao này thường gặp ở các hạch dưới hàm, hạch trước tuyến dưới tai, hạch trước vai, hạch trước vú, hay hạch phổi khi kèm theo lao phổi Hạch khơng đau khơng dính vào da Tùy vào hạch bị lao mà thể hiện ra bên ngoài là gia súc bị què, rối loạn tiêu hoá (lao hạch ruột)

Lao vú, bầu vú, núm vú có thể bị biến dạng tuỳ mức độ bị bệnh Sờ bầu vú có thể thấy những hạt lao lổn nhổn, hạch vú sưng to, cứng, nổi cục, sản lượng sữa giảm

Lao đường tiêu hoá phổ biến nhất là lao ở ruột, gan Gia súc bị lao tiêu chảy dai dẳng,

gầy dần, rối loạn tiêu hoá và có thể chướng hơi nhẹ

4.1.2 Lao ở lợn

Biểu hiện lao ở lợn hường kín đáo hơn, khó phát hiện Phần lớn bệnh chỉ được phát hiện khi giết mổ Lợn hay lao hạch hầu, dẫn đến hiện tượng khó nuốt, đau hầu Khi nốt lao bã đậu hố thì vỡ ra thành lỗ dị Lợn ít bị lao phổi

4.1.3 Lao ở chó và mèo

Chó và mèo ít bị lao Triệu chứng dễ quan sát nhất là lao da, vi khuẩn tạo thành các nốt loét ở da và mặt Trường hợp lao phúc mạc thì tạo thành những báng nước Nếu là lao phổi thì thường có triệu chứng ho Nếu là lao ruột thì thường có hiện tượng nơn mửa, ỉa chảy

4.1.4 Lao gia cầm

Ở gia cầm, gà thường cảm nhiễm mạnh hơn so với các loài khác Bệnh thường xảy ra ở các đàn gà giống trên 1 năm tuổi Triệu chứng mạn tính, kín đáo, khó nhận biết Gà bệnh gầy, mào tích nhợt nhạt, kém ăn, cơ ngực teo, khớp sưng, con vật què một hoặc cả 2 chân, sản lượng trứng giảm, hồng cầu giảm rõ rệt Gà bệnh biểu hiện tiêu chảy

4.2 Bệnh tích

Vi khuẩn lao gây ra các bệnh tích đặc trưng trong cơ thể con vật bị bệnh Tùy vào các giai đoạn và trạng thái bệnh mà trong các cơ quan bị lao sẽ quan sát được các dạng bệnh tích khác nhau từ hạt lao, khối tăng sinh thượng bì đến các đám viêm bã đậu

* Hạt lao

Các hạt lao thường được quan sát rõ nhất ở phổi Tùy vào giai đoạn phát triển bệnh mà sẽ có dạng hạt xám, hạt vàng hay hạt xơ Hạt xám là dạng hạt nhỏ, cứng (lao hạt kê), hạt có giới hạn rõ rệt, khó bóc, màu trắng hoặc xám, khi sờ tay nắn thì thấy tương tự như phổi bị trộn cát, lạo xạo Các hạt lao này về sau lớn dần, bằng hạt đậu xanh, hạt bắp, nhân bị thoái hoá tạo thành bã đậu, có màu vàng hoặc màu trắng đục (hạt vàng) Các hạt vàng tăng sinh to lên và được các tổ chức xơ bao bọc, được gọi là hạt xơ

* Khối tăng sinh thượng bì

Là một khu vực bị nhiễm vi khuẩn lao gồm tập hợp các hạt lao hoặc là sự tăng sinh của các hạt xơ Khối tăng sinh thượng bì to bằng hạt dẻ, quả ổi, hạt có khuynh hướng bã đậu hay canxi hoá

* Đám viêm bã đậu

Giai đoạn lao tiến triển, các hạt lao vỡ ra, vi khuẩn lao xâm nhập vùng xung quanh tổ chức lao, biến tổ chức này tạo thành các đám viêm bã đậu, nát, thẩm dịch

4.3 Chẩn đoán

Trang 38

được sử dụng khi con vật đã chết Ngoài ra, các phương pháp chẩn đốn nhanh dựa vào cơng nghệ gene như phản ứng chuỗi polymerase (PCR), chẩn đoán huyết thanh học (phản ứng ELISA) vẫn có thể được áp dụng

4.3.1 Chẩn đốn bằng phản ứng quá mẫn muộn (phản ứng dị ứng - tubeculin test) (tiêu chuẩn của tổ chức dịch tễ thế giới - OIE)

Đây là phương pháp cơ bản để phát hiện gia súc nhiễm lao Tuberculin là nước lọc canh khuẩn lao do Robe Kock phát hiện ra năm1890 Ơng đã ni trực khuẩn lao bị và lao gia cầm trong mơi trường nước thịt có 4% glycerine (6 - 8 tuần) rồi lấy nước lọc canh khuẩn Tuberculin cổ điển này chưa tinh sạch và gây nhiều phản ứng phụ Do đó, hiện nay, người ta sử dụng tuberculin tinh chế - Tb.P.P.D (tuberculin bovine tuberculin purified protein derivative) để tiêm vào trong da con vật Phản ứng dị ứng thường được thực hiện ở vị trí giữa cổ (ở 1/3 trên cách xương bả vai 8 - 10 cm) hoặc khấu đuôi con vật nghi mắc bệnh Vùng da giữa cổ được cho là nhạy cảm hơn da ở khấu đuôi khi kiểm tra bằng tuberculin Do đó, có thể sẽ cần sử dụng liều cao hơn khi tiêm vào khấu đuôi so với tiêm giữa cổ Kết quả được đưa ra dựa vào mức độ tăng độ dày da của con vật tại vùng được tiêm sau 72 giờ

Liều lượng tuberculin tiêm vào con vật tùy vào mức độ nhạy cảm của lồi và chính sách đối với bệnh lao ở từng quốc gia Phần lớn các quốc gia trên thế giới sử dụng liều 2000 UI để tiêm cho bò Đối với những con vật nhạy cảm hoặc ở những quốc gia có chính sách diệt trừ bệnh mạnh thường sử dụng liều 5000 UI Tuy nhiên, thể tích của mỗi liều tiêm khơng nên vượt quá 0,2 ml

Các bước tiến hành phản ứng:

Cắt lơng và vơ trùng vùng tiêm Sau đó tiến hành đo độ dày nếp gấp da vùng định tiêm và đánh dấu Sử dụng kim tiêm ngắn để tiêm tuberculin với liều đã định vào trong da Vùng da vừa tiêm sẽ sưng lên như hạt đậu do dung dịch tiêm tạo ra Sự tăng độ dày da sẽ được kiểm tra sau 72 giờ tiêm

Nếu độ dày da tăng trên 4 mm cộng với các triệu chứng lâm sàng như sưng phù, chảy dịch hoặc hoại tử, đau, viêm hạch lympho, mạch bạch huyết vùng tiêm là phản ứng dương tính Khi tiêm tuberculin vào khấu đuôi, độ dày da tăng lên trên 8mm mới được xem là dương tính

Nếu tăng độ dày da tăng trong khoảng 2 - 4 mm và không có các triệu chứng lâm sàng như kể trên là phản ứng nghi ngờ

Nếu tăng độ dày da là dưới 2 mm và khơng có các triệu chứng lâm sàng như kể trên thì kết luận là phản ứng âm tính

Phản ứng quá mẫn muộn chỉ xảy ra sau nhiễm 3 - 6 tuần Do đó, nếu đàn vật nuôi chỉ vừa tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ thì việc phát hiện nhiễm lao trong đàn sẽ cho kết quả âm tính giả hoặc kết quả nghi ngờ Trong những trường hợp đó, cần thực hiện lại phản ứng sau 45 - 60 ngày

Ngoài ra, phản ứng dị ứng cạnh tranh thường được sử dụng để phân biệt giữa nhiễm M

bovis với các mycobacterium khác Phản ứng được thực hiện bằng cách tiêm trong da

tuberculin bò và tuberculin gia cầm ở hai vị trí khác nhau cùng trên vùng cổ và kiểm tra kết quả sau 3 ngày Kết quả dương tính với bệnh lao được xác định khi độ dày da ở vùng tiêm tuberculin bò tăng lớn hơn 1 - 4 mm so với vùng tiêm tuberculin gia cầm

4.3.2 Chẩn đốn nhanh sử dụng cơng nghệ gene

Việc chẩn đốn phát hiện sự có mặt của vi khuẩn lao trong mẫu bệnh phẩm có thể được

Trang 39

4.3.3 Chẩn đoán huyết thanh học

Bên cạnh phương pháp chẩn đoán bằng phản ứng dị ứng, hàng loạt các chẩn đoán huyết thanh học khác có thể được sử dụng Tuy nhiên, do giá thành và độ phức tạp của các phương pháp này mà chúng chỉ được sử dụng như những phương pháp bổ trợ để tối ưu hóa các xét nghiệm hoặc chứng thực các kết quả của phương pháp quá mẫn muộn Các phương pháp huyết thanh học thường được sử dụng trong chẩn đoán lao là: đo lượng interferon gamma giải phóng (Gamma-interferon assay), kiểm tra hàm lượng tế bào lympho hình di chuyển tới máu ngoại vi (lymphocyte proliferation assay), phương pháp miễn dịch emzyme (ELISA)

4.3.4 Chẩn đoán vi khuẩn học

Lấy bệnh phẩm nhuộm bằng phương pháp Ziehl-Neelsen, nhuộm huỳnh quang để phát

hiện sự hiện diện của M bovis Tuy nhiên, các vi khuẩn kháng acid khác vẫn cho kết quả tương tự (dễ nhầm M bovi với một số Mycobacterium khác)

Nuôi cấy vi khuẩn được tách chiết từ mô bào con vật nghi mắc bệnh (mẫu hạch hầu họng) trong thạch trứng (Lowenstein-Jensen, Coletsos base hoặc Stonebrinks), có bổ sung pyruvat hoặc pyruvat và glycerol Sau 8 tuần ni cấy (hoặc có thể 10 - 12 tuần) ở trong các ống môi trường kín để tránh khơ bề mặt Hình thái khuẩn lạc mọc trên mơi trường có thể cho

biết là M bovis hay loại khuẩn lạc khác M bovis mọc trên môi trường đặc cho khuẩn lạc

dạng S màu trắng đục, sáng bóng

Lấy bệnh phẩm bảo quản trong focmon 10% để làm phiến đồ tổ chức học tìm tế bào khổng lồ Langhan

4.3.5 Chẩn đoán lâm sàng, giải phẫu gia súc

Căn cứ vào các triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh (gia súc gầy dần, da khô, lông dựng, sốt nhẹ, tìm bệnh tích lao ở các cơ quan phủ tạng v.v Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả khi con vật đã phát bệnh, khơng có ý nghĩa trong việc phòng bệnh lây lan trong bầy đàn

5 BỆNH Ở NGƯỜI 5.1 Triệu chứng lâm sàng

Có đến 90% người nhiễm lao chỉ bị mắc lao sơ nhiễm (lao ẩn) Khoảng 5% các trường hợp nhiễm lao phát bệnh lao thực thụ (lao bệnh) 2 - 3 năm sau nhiễm và 5% còn lại tiến triển thành lao bệnh từ dạng lao sơ nhiễm (do tuổi già hoặc do bệnh gây suy giảm miễn dịch)

Bệnh lao ở người có thể có nhiều dạng như lao phổi, lao xương, lao màng não hoặc lao đường tiêu hóa Lao phổi là thể lao phổ biến nhất (80% trường hợp)

Triệu chứng toàn thân: người bệnh sốt nhẹ (thường sốt ở 37 - 38,50C), sốt về chiều hoặc có cảm giác ớn lạnh, gai người, đổ mồ hôi trộm Người bệnh thường mệt mỏi, kém ăn, sút cân không rõ ngun do (ở trẻ em có thể biểu hiện tình trạng tăng cân chậm)

Triệu chứng hô hấp: người bệnh ho kéo dài, dai dẳng, ho trên 3 tuần Ho có đờm hoặc có khi lẫn máu Đau tức ngực, khó thở, nghe phổi có âm ran ướt, rít…

5.2 Giải phẫu bệnh lý

5.2.1 Bệnh tích đại thể: Biểu hiện tùy vào hai dạng lao chính ở người:

Dạng lao sơ nhiễm: thường thấy ở giai đoạn nhiễm sớm hoặc ở trẻ em Bệnh tích quan sát thấy là các hạt lao nhỏ (lao hạt kê) ở phổi và hạch phổi Có khi các hạt lao này tập trung thành đám tạo thành phức hợp Ghon (Ghon complex) Phần lớn các bệnh tích này sẽ mất đi và không lan ra vùng xung quanh hay cơ quan khác

Trang 40

5.2.2 Bệnh tích vi thể

Bệnh tích vi thể quan sát được là tình trạng viêm và hình thành các hạt lao ở những cơ quan bị lao Trong các hạt lao này chứa các đại thực bào và tế bào khổng lồ Langhans, cùng với các tế bào lympho, tế bào plasma, nguyên bào sợi cùng với collagene Vùng trung tâm của hạt lao bị hoại tử Nhuộm các tổ chức bị lao hoặc dịch tiết từ cơ thể bằng phương pháp nhuộm kháng acid (Ziehl-Neelsen hoặc Kinyoun's acid fast stains) có thể tìm thấy vi khuẩn lao bắt màu đỏ

5.3 Chẩn đốn

Người khi có các biểu hiện lâm sàng giống mô tả ở trên nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán lao

Chẩn đoán lâm sàng và dịch tễ học: người bệnh có các biểu hiện lâm sàng của bệnh lao,

có tiền sử tiếp xúc với các bệnh nhân lao hoặc các nguồn nhiễm lao khác Người bệnh đang hoặc đã mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch khác Việc kiểm tra dịch tễ học cũng góp phần cho việc kiểm tra tình trạng kháng thuốc của người bệnh

Chẩn đoán xét nghiệm: có thể sử dụng phương pháp quá mẫn muộn (phản ứng

Mantoux), phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh lao Xpert MTB/RIF® (rapid test Xpert MTB/RIF®), nhuộm kháng acid, ni cấy bệnh phẩm (đờm) để tìm mầm bệnh Phương pháp Xpert MTB/RIF® là phương pháp xét nghiệm phân tử, cho phép phát hiện bệnh lao và cả lao kháng thuốc rifampicin, cho kết quả nhanh trong vòng 2 giờ Ngoài ra, các phương pháp huyết thanh học khác như ELISA cũng đã được sử dụng để chẩn đoán bệnh Mặt khác, phương pháp xét nghiệm hình ảnh (Xquang) đã được áp dụng từ lâu để chẩn đoán bệnh lao phổi Phim X quang của người bệnh lao phổi biểu hiện vùng đỉnh phổi có các nốt mờ, thâm nhiễm, các nốt vơi hố, xơ hóa

6 PHỊNG VÀ KIỂM SỐT DỊCH BỆNH 6.1 Đối với động vật

Phương pháp phòng dịch hiệu quả nhất là kiểm tra lao thường xuyên bằng phản ứng quá mẫn muộn và kiểm tra chặt chẽ khâu giết mổ Việc kiểm tra lao trên con vật sống bằng phản ứng quá mẫn muộn nên được thực hiện mỗi năm 2 lần cho bò cái và đực giống, mỗi năm 1 lần đối với ngựa, lừa và lợn giống Bằng biện pháp này, những con có phản ứng dương tính và có triệu chứng và những con có tiếp xúc với những con vật này thì tiêu hủy, nếu khơng có triệu chứng thì ni riêng và theo dõi Gia súc nhập nội phải có giấy chứng nhận là khơng có bệnh lao, khi nhập về phải kiểm tra bằng phản ứng tubeculin Gia súc mới mua về phả nhốt riêng 1 tháng và kiểm tra lao, nếu âm tính mới cho nhập đàn Kiểm tra lao thơng qua khâu kiểm soát giết mổ cần chú ý các bệnh tích dạng u hạt ở phổi và hạch lâm ba Tránh việc để thịt hay sản phẩm gia súc nhiễm bệnh lưu truyền Ngoài ra, sữa của gia súc mắc bệnh cần được tiệt trùng bằng phương pháp pasteur hóa trước khi tiêu hủy Tuyệt đối không điều trị cho gia súc mắc bệnh, tránh lây lan cho người

Ngoài ra, khâu vệ sinh chuồng trại rất quan trọng vì trực khuẩn lao có sức đề kháng cao Chuồng trại phải được thống mát, dùng một số chất sát trùng như vôi bột, sữa vôi 15%, crezyl 5% định kỳ để tiêu độc

Ngày đăng: 07/07/2023, 01:05