1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Kỹ thuật may I (Ngành/nghề: Công nghệ may – Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2019)

138 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 4,13 MB

Nội dung

Trang 1

GIÁO TRÌNH

MƠN HỌC/MƠ ĐUN: KỸ THUẬT MAY I NGÀNH/NGHỀ: CƠNG NGHỆ MAY

TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG

Trang 2

thuật

Giáo trình được biên soạn nhằm phục vụ cơng tác giảng dạy của giảng viên và là tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên

Đây là một tài liệu có chất lượng và giá trị về mặt kiến thức, được trình bày rõ ràng bằng hình ảnh và những mô tả rõ nét về phương pháp may và những yêu cầu kỹ thuật của các dạng sản phẩm khác nhau

Khoa Công Nghệ Dệt May xin chân thành cảm ơn Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè, Cơng Ty Cổ phần may Bình Minh đã giúp chúng tơi hồn thành quyển giáo trình này Để ngày càng hồn thiện hơn, chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy, cơ, các em học sinh, sinh viên và các doanh nghiệp may để cuốn giáo trình được hồn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho cơng tác giảng dạy

Nội dung giáo trình gồm 2 phần, phần A KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN gồm có 3 chương, PHẦN B KỸ THUẬT MAY LẮP RÁP SẢN PHẨM gồm có 3 chương, mỗi chương đều trình bày đầy đủ hình dáng, cấu trúc, qui trình, phương pháp may các chi tiết cơ bản và sản phẩm,

Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, tập thể giảng viên khoa Công nghệ may, Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vinatex TP HCM mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để

giáo trình ngày càng hồn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn Tham gia biên soạn

Trang 3

PHẦN A: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN 1

Chương I: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN 1

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN 1

1 Khái niệm và ý nghĩa 1

1.1 Khái niệm 1 1.2 Ý nghĩa 1 2 Các yếu tố tác động 1 2.1 Con người 1 2.2 Nguyên liệu 1 2.3 Trang thiết bị 2 2.4 Các yếu tố khác 2 3 Phân loại 2

II KỸ THUẬT SỬ DỤNG DỤNG CỤ VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN CỦA NGHỀ MAY 2

1 Dụng cụ 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Các loại dụng cụ nghề may 2

2 Các đƣờng may tay cơ bản 3

2.1 Đường may lược 3

2.2 Đường may vắt lai 4

2.3 Đường may thùa khuy 5

2.4 Đính nút 5

3 Các đƣờng may máy cơ bản 6

3.1 Đường may can rẽ 6

3.2 Đường may can lật đè 6

3.3 Đường may can kê 7

3.4 Đường may can giáp mép 8

3.5 Đường may can lộn sổ 8

3.6 Đường may can lộn kín 9

3.7 Đường may can cuốn ép 10

Trang 4

4.3 Thao tác cạo, bẻ mép vải 16

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG I 17

Chương II: KỸ THUẬT MAY CỤM CHI TIẾT CỦA QUẦN ÁO THÔNG DỤNG 18

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT GIA CÔNG CHI TIẾT 18

1 Khái niệm 18

2 Tiêu chuẩn kỹ thuật 18

II KỸ THUẬT MAY CÁC LOẠI CHIẾT BEN VÀ CHIẾT LY 18

1 Kỹ thuật may chiết ben, ly 18

1.1 Chiết ben 18 1.2 Chiết ly 19 2 Kỹ thuật may xếp ly 20 2.1 Xếp ly cùng chiều 20 2.2 Xếp ly chữ A 20 2.3 Phương pháp may 20 2.4 Ứng dụng 20

III KỸ THUẬT MAY CÁC CHI TIẾT ÁO 20

1 Túi 20 1.1 Khái niệm 20 1.2 Cấu tạo 20 1.3 Phân loại 21 2 Túi áo 21 2.1 Túi ốp khơng nắp 21 2.2 Túi ốp có nắp 23

3 Kỹ thuật may các dạng cổ áo 24

3.1 Cổ lá sen 24

3.2 Cổ Danton (cổ 2 ve) 26

3.3 Cổ sơ mi 28

4 KỸ THUẬT MAY CÁC ĐƢỜNG MỞ MÉP VIỀN 32

4.1 Khái quát về các kiểu mở quần áo 32

Trang 5

3.5 Túi dọc (túi thẳng) quần âu 47

3.3 Tra khóa kéo quần âu 49

3.4 May và tra lưng quần âu. 50

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG II 53

Chương III: KỸ THUẬT MAY CÁC CHI TIẾT ÁO JACKET 54

I KỸ THUẬT MAY CÁC CHI TIẾT ÁO JACKET 54

1 Kỹ thuật may túi ốp (dạng hộp) 54

1.1 Hình dáng 54

1.2 Cấu trúc 54

1.3 Quy trình may 55

1.4 Phương pháp may 55

1.5 Yêu cầu kỹ thuật 55

2 Kỹ thuật may túi cơi 56

2.1 Hình dáng 56

2.2 Cấu trúc 56

2.3 Quy trình may 57

2.4 Phương pháp may 57

2.5 Yêu cầu kỹ thuật 57

3 Kỹ thuật may túi hai viền 58

3.1 Hình dáng 58

3.2 Cấu trúc 58

3.3 Quy trình may 59

3.4 Phương pháp may 59

3.5 Yêu cầu kỹ thuật 59

4 Kỹ thuật may túi khóa kéo (túi lộn mí) 60

4.1 Hình dáng 60

4.2 Cấu trúc 60

4.3 Quy trình may 60

4.4 Phương pháp may 61

4.5 Yêu cầu kỹ thuật 61

5 Kỹ thuật may bo tay, bo lai, dây kéo 61

Trang 6

2 Qui trình may và phƣơng pháp may 68

3 Yêu cầu kỹ thuật 75

II PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO SƠ MI NỮ 75

1 Hình dáng – Cấu trúc 75

2 Qui trình may phƣơng pháp may: 76

3 Yêu cầu kỹ thuật 81

Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP QUẦN ÂU 82

I PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP QUẦN ÂU NAM 82

1 Hình dáng - cấu trúc 82

1.1 Hình dáng 82

1.2 Cấu trúc 83

2 Quy trình may 83

3 Phƣơng pháp may 84

3.1 Cắt gọt, ủi keo, vắt sổ, lấy dấu các chi tiết bán thành phẩm 84

3.2 May passant lưng 85

3.3 May chiết ben thân sau 86

3.4 May túi mổ cơi: 86

3.5 May túi xéo: 88

3.6 May và tra khóa kéo 90

3.7 Ráp dọc quần ủi rẽ và may hồn chỉnh lót túi xéo 90

3.8 Lấy dấu, tra lưng vào thân 91

3.9 May dàng quần 92

3.10 May đáy quần thân sau 92

3.11 Lấy dấu, tra passant vào thân 92

3.12 Vắt lai, vắt đi cạp 92

3.13 Thùa khuy, đính nút 93

3.14 VSCN, ủi thành phẩm 93

4 Yêu cầu kỹ thuật 93

II PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP QUẦN ÂU NỮ 93

Trang 7

3.3 May chiết ben thân sau và miệng túi ốp 96

3.4 Đóng túi vào thân sau 97

3.5 May túi ngang: 97

3.6 May và tra khoá kéo 100

3.7 Ráp dọc quần ủi rẽ và may hồn chỉnh lót túi ngang 101

3.8 Lấy dấu, tra lưng vào thân 102

3.9 May dàng quần 102

3.10 May đáy quần thân sau 102

3.11 Lấy dấu, tra passant vào thân 103

3.12 Vắt lai, vắt đuôi cạp 103

3.13 Thùa khuy, đính nút 103

3.14 VSCN, ủi thành phẩm 103

4 Yêu cầu kỹ thuật 104

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG II 105

Chƣơng III: PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO JAC KET 106

I PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO JAC KET MỘT LỚP 106

1 Hình dáng - cấu trúc 106

1.1 Hình dáng 106

1.2 Cấu trúc 106

2 Quy trình may 106

3 Phƣơng pháp may 107

3.1 Ép keo vào các chi tiết và lấy dấu đường may 107

3.3 May túi mổ cơi 108

3.4 May đề cúp ngực, diễu 108

3.5 May cầu vai thân sau, diễu 108

3.6 May vai con, diễu 109

3.7 Tra cổ vào thân - Mí cổ hồn chỉnh 110

3.8 Tra tay vào thân, diễu 110

3.9 May sườn áo, sườn tay 110

3.10 May lai tay 111

3.11 May bo lai 111

Trang 8

1.1 Hình dáng 113 1.2 Cấu trúc 114 2 Quy trình may 115 2.1 Lớp lót 115 2.2 Lớp chính 115 3 Phƣơng pháp may 116 3.1 Lớp lót 116 3.2 Lớp chính 116

4 Yêu cầu kỹ thuật 125

Trang 9

- Vị trí: Mơn học đƣợc bố trí vào học kỳ II năm nhất sau mơn Quản trị bảo trì thiết bị

- Tính chất: Là mơn học chuyên môn bắt buộc, mơn học đƣợc bố trí thực hành hoàn toàn trên máy tại xƣởng thực hành may

- Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun: mơn học kỹ thuật may nằm trong nhóm kiến thức cơ sở ngành Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản về vận hành máy, kỹ thuật các đƣờng may cơ bản Kỹ thuật may, quy trình may, phƣơng pháp may và yêu cầu kỹ thuật lắp ráp các chi tiết, thành phẩm các sản phẩm áo sơ mi nam- nữ, quần âu nam – nữ, áo jacket một lớp – hai lớp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm

Mục tiêu của mơn học/mơ đun: * Về kiến thức

+ Trình bày đƣợc cấu trúc, qui trình may, phƣơng pháp may và yêu cầu kỹ thuật của các dạng đƣờng may cơ bản, chi tiết áo sơ mi, quần âu, áo jacket và các sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo jacket

* Về kỹ năng

+ Thực hành thành thạo và đúng yêu cầu các dạng đƣờng may máy cơ bản, các chi tiết áo sơ mi, quần âu, áo jacket;

+ Lắp ráp hoàn chỉnh các loại sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo jacket theo tiêu chuẩn kỹ thuật và thời gian quy định;

+ Biết phát hiện những sai hỏng, phân tích đƣợc nguyên nhân và cách khắc phục

+ Kiểm tra đƣợc chất lƣợng của sản phẩm khi may xong;

+ Xây dựng đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật may của các loại sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo jacket

+ Thực hành may các chi tiết cơ bản trên rập cải tiến nhƣ: may nắp túi ốp, bát tay, cổ sơ mi, may định hình túi mổ cơi, túi 2 viền quần âu, túi mổ cơi và 2 viền áo jacket

* Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

Trang 11

Chương I giúp người học hiểu được các khái niệm, cách thực hiện, yêu cầu kỹ thuật và ứng dụng các đường may cơ bản Từ đó ứng dụng các đường may cơ bản vào may các chi tiết áo sơ mi, quần âu và áo jacket

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN 1 Khái niệm và ý nghĩa

1.1 Khái niệm

Những đƣờng may cơ bản đƣợc thể hiện trên nhiều loại quần áo về các mặt kỹ thuật và trang trí, nó làm cho quần áo trở nên có giá trị và giá trị sử dụng cao, từ quần áo đơn giản đến quần áo phức tạp Vì thế mỗi đƣờng may có tầm quan trọng riêng

1.2 Ý nghĩa

Là cơ sở để vận dụng may các sản phẩm đạt đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng nhƣ mỹ thuật

Cung cấp kiến thức để ngƣời học có khả năng làm việc một cách độc lập, khoa học, hợp lí hóa thao tác của từng loại sản phẩm, ngƣời học có thể cải tiến, sáng tạo những phƣơng pháp gia công mới, sử dụng những loại thiết bị tiên tiến để dần dần hạn chế và thay thế những thao tác thủ công

2 Các yếu tố tác động

2.1 Con người

- Tƣ thế ngồi

- Thao tác

- Tác phong công nghiệp

2.2 Nguyên liệu

Nguyên liệu sản xuất trong ngành may chủ yếu là vải Vải do các loại sợi tự nhiên và sợi hóa học tạo thành Có nhiều loại vải khác nhau, chất liệu đa dạng, có loại dày, có loại mỏng, có mặt trái, phải khác nhau nhƣng cũng có loại hai mặt trái, phải giống nhau Độ co của vải cũng rất khác nhau, có loại co nhiều, có loại co ít, đặc biệt là sau khi giặt hoặc sấy Để vận dụng kỹ thuật may cơ bản vào q trình gia cơng cần chú ý đến các yếu tố tác động của nguyên

liệu, thao tác phải phù hợp với tính chất canh sợi của từng loại nguyên liệu

- Đƣờng dọc vải: Không bai giãn nhƣng sau khi giặt có độ co nhiều hơn ngang vải,

đƣờng dọc vải phụ thuộc bởi chiều dài của vải

- Đƣờng ngang vải: Có độ bai giãn nhƣng không nhiều, sau khi giặt độ co ít hơn dọc vải, đƣờng ngang vải giới hạn bởi khổ vải

Trang 12

thẳng sợi có độ co giãn ở mức thấp nhất 2.3 Trang thiết bị - Bộ phận đẩy vải - Bàn ủi - Các dụng cụ khác 2.4 Các yếu tố khác - Thời gian - Cách tổ chức quản lý 3 Phân loại

- Đƣờng may tay cơ bản - Đƣờng may máy cơ bản

II KỸ THUẬT SỬ DỤNG DỤNG CỤ VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN CỦA NGHỀ MAY

1 Dụng cụ

1.1 Khái niệm

- Trong may mặc có rất nhiều loại dụng cụ, tùy theo nhu cầu của từng công đoạn sản xuất

khác nhau mà sử dụng những dụng cụ khác nhau

- Dụng cụ là phƣơng tiện hỗ trợ ngƣời cơng nhân may trong suốt q trình sản xuất đƣợc thuận tiện Nhờ sử dụng các thiết bị hiện đại, ngành may đã nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đạt chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu may mặc trong nƣớc và

xuất khẩu

- Tuy nhiên, máy móc khơng thể thay thế hoàn toàn bàn tay khéo léo của con ngƣời, nhất

là trong việc sản xuất ra những sản phẩm có tính nghệ thuật cao nhƣ áo dài, com lê…

1.2 Các loại dụng cụ nghề may

- Thƣớc dây, thƣớc cây - Phấn

- Kéo, kéo bấm

- Kim khâu tay, kim gút, gối ghim kim - Chỉ may

- Bàn là điện, cầu là - Đê

Trang 13

Hình 1.1 Dụng cụ may

2 Các đƣờng may tay cơ bản

2.1 Đường may lược

Trang 14

2.1.2 Cách thực hiện:

Tay phải cầm kim có xỏ chỉ (chỉ một), một đầu chỉ đƣợc gút lại Tay trái cầm vải, ghim kim từ lớp vải trên xuống lớp vải dƣới rồi lại may lên trên, may liên tục cho đến hết đƣờng may Đối với đƣờng thẳng lƣợc dài mũi, đoạn cong lƣợc ngắn mũi

Hình vẽ minh họa (hình 1.2)

Hình 1.2 Đường may lược

2.1.3 Yêu cầu kỹ thuật

Mũi may lƣợc phải êm phẳng, chắc, đƣờng gấp mép phải đều, đúng kích thƣớc

2.1.4 Ứng dụng

Lƣợc lai áo, lai quần hoặc để giữ các chi tiết trên sản phẩm (túi áo, cổ áo) …

2.2 Đường may vắt lai

2.2.1 Khái niệm

Là đƣờng may ở mặt phải lộ mũi chỉ không rõ và nhỏ, mặt trái thấy rõ mũi chỉ

2.2.2 Cách thực hiện

- Vắt thƣờng: Dùng kim có xỏ chỉ đƣợc gút lại Ghim kim vào mép gấp A sao cho đầu gút chỉ nằm giữa 2 lớp vải, rồi qua điểm B lấy khoảng 1 sợi vải và rút kim lên, cho kim qua 2 điểm A’, B’ vắt liên tục đến hết đƣờng vắt AA’= BB’= 0,5cm (hình 1.3)

- Vắt hàng rào: Dùng kim có xỏ chỉ đƣợc gút lại Đầu gút chỉ ở giữa 2 lớp vải, đâm kim xuống điểm A rút kim lên ở điểm B, AB = 1 sợi vải Sau đó cho kim qua 2 điểm A’B’, A’B’ cách AB là 0,5cm (hình 1.4)

Trang 15

2.3 Đường may thùa khuy

2.3.1 Khái niệm

Thùa khuy là kiểu đƣờng may giữ chắc và che kín mép vải

2.3.2 Cách thực hiện

- Thùa khuy thƣờng: Dùng mũi kéo bấm ở vị trí khuy một đoạn thẳng bằng đƣờng kính nút Ghim kim từ mặt trái lên mặt phải vải cách mép bấm 0,2 cm đến 0,3 cm (tùy theo vải dày hay mỏng mà dùng chỉ một hay đôi) Luồn qua mép bấm, ghim kim lên mặt phải một lần nữa Lấy chỉ ở kim choàng qua đầu kim theo chiều kim đồng hồ Rút kim lên kéo căng sợi chỉ Thùa tiếp tục đến cuối khuy Lại mũi hai lần cho kim sang mặt trái vải, gút vài lần dấu mũi chỉ (hình 1.5)

- Thùa khuy đầu tròn: Giống nhƣ khuy thƣờng nhƣng khi thùa dùng kéo bấm bấm 2/3 chiều dài khuy tính từ chân khuy, cịn lại 1/3 đầu khuy bấm hình tam giác (hình 1.6)

Hình 1.5 Thùa khuy thường Hình 1.6 Thùa khuy đầu trịn

2.3.3 Yêu cầu kỹ thuật

Chân rết đều, khít, bờ khuy đứng thành, đầu khuy tròn, chân khuy thon, mặt phải không nhăn, mặt trái khuy gọn sạch

2.3.4 Ứng dụng

Dùng để thùa khuy ở những sản phẩm có cài nút, cịn sử dụng vắt các mép vải cho khỏi bị sổ tuột, trang trí trên khăn, gối

2.4 Đính nút

2.4.1 Khái niệm

Đính nút là kết nút dính vào sản phẩm

2.4.2 Cách thực hiện

Trang 16

Hình 1.7 Đính nút

2.4.3 Yêu cầu kỹ thuật

Nút đính phải bền chắc, sản phẩm phải êm phẳng, chân nút gọn sạch, không nhăn dúm, quấn chân nút chắc chắn, chiều cao của chân nút theo yêu cầu qui định

2.4.4 Ứng dụng

- Nút khơng chân, nhỏ, đính vào sơ mi, áo quần trẻ em

- Nút có chân kích thƣớc thƣờng lớn hơn, đính vào áo khoác, áo kiểu…

3 Các đƣờng may máy cơ bản

3.1 Đường may can rẽ

3.1.1 Khái niệm

May can rẽ là cách may đơn giản Trƣớc khi may can rẽ phải vắt sổ mép vải để không bị tƣa sợi May can rẽ chỉ thực hiện 1 đƣờng may ở mặt trái vải, khi may xong 2 mép vải đƣợc rẽ sang 2 bên

3.1.2 Cách thực hiện

Để 2 mặt phải úp vào nhau, mép vải trùng nhau May một đƣờng thẳng cách mép vải khoảng 1cm hoặc theo quy định của đƣờng nối May xong ủi rẽ đôi mép vải sang hai bên để phần đƣờng may đƣợc êm (hình 1.8)

Hình 1.8 Đường may can rẽ

3.1.3 Yêu cầu kỹ thuật

Đƣờng may thẳng, không bị nhăn, hai lớp vải phải đều nhau

3.1.4 Ứng dụng

May dọc quần, sƣờn áo, sƣờn tay…

Trang 17

Đặt 2 lớp vải mặt phải úp nhau, may cách mép vải 1cm, sau đó lật mặt phải vải về một bên thực hiện đƣờng may diễu cách đƣờng may theo yêu cầu kỹ thuật (hình 1.9)

3.2.3 Yêu cầu kỹ thuật

Đƣờng may thẳng đều, không nhăn

3.2.4 Ứng dụng

Dùng may đô áo, nách áo, quần jean

Hình 1.9 Đường may can lật đè

3.3 Đường may can kê

3.3.1 Khái niệm

Là cách nối vải bằng cách kê 2 mép vải giao nhau một khoảng từ 1 đến 3cm Sau đó may một đƣờng cố định

3.3.2 Cách thực hiện : có 2 loại

- Can kê không gấp mép: Kê mép vải thứ nhất lên mép vải thứ hai, hai mép vải giao nhau 1cm, may một đƣờng chính giữa hai mép vải (hình 1.10)

- Can kê gấp mép: Gấp mép mảnh vải thứ nhất vào 1cm rồi đặt kê lên mép mảnh vải thứ hai 1cm, may cách mép gấp mảnh vải thứ nhất vào 0,1cm (hình 1.11)

Trang 18

Hình 1.11 Đường may can kê gấp mép

3.3.3 Yêu cầu kỹ thuật

Đƣờng can thẳng, phẳng, mũi chỉ đều

3.3.4 Ứng dụng

- Can kê không gấp mép dùng để can những mảnh lót trong cổ áo, bát tay, để ít bị cộm - Can kê gấp mép dùng để can cầu vai hoặc vá ngoài chỗ rách, may túi ốp vào thân

3.4 Đường may can giáp mép

3.4.1 Khái niệm

Là đƣờng may nối hai mép vải lại với nhau bằng một miếng vải lót, hai mép vải khép kín nhau, trên hai mép vải có bốn đƣờng may thẳng và một đƣờng may ziczắc hình chữ N

3.4.2 Cách thực hiện

Đặt 2 mép vải khít nhau, ở dƣới 2 mép vải đó đặt 1 miếng vải mỏng rộng khoảng 2cm Sau đó may mỗi bên 2 đƣờng chỉ, một đƣờng cách mép 0,2cm, một đƣờng cách mép 0,5cm, may một đƣờng ziczắc hình chữ N nằm ngang nối tiếp nhau (hình 1.12)

Mặt phải Mặt trái

Hình 1.12 Đường may can giáp mép

3.4.3 Yêu cầu kỹ thuật

Mép vải phải khít nhau, đƣờng ziczắc đều, phần may giáp mềm mại, êm phẳng

3.4.4 Ứng dụng

Dùng để can các loại vải dày, nối giáp dựng

3.5 Đường may can lộn sổ

Trang 19

Đặt 2 mặt phải vải úp vào nhau, may một đƣờng cách đều mép 0,5cm đến 1cm hoặc may theo đƣờng lấy dấu, sau khi may xong lộn sang mặt phải và cạo sát đƣờng may (hình 1.13)

Mặt trái Mặt phải

Hình 1.13 Đường may can lộn sổ

3.5.3 Yêu cầu kỹ thuật

Đƣờng may cách đều mép vải, êm thẳng

3.5.4 Ứng dụng

May lộn lá cổ sơ mi, nắp túi, bát tay

3.6 Đường may can lộn kín

3.6.1 Khái niệm

Là cách nối 2 mảnh vải bằng 2 đƣờng may chồng khít lên nhau, đƣờng thứ nhất ở mặt phải, đƣờng thứ 2 ở mặt trái vải, mặt phải sạch xơ vải, mặt trái kín khơng nhìn thấy đƣờng may, giữ cho mép vải của sản phẩm đƣợc bền chắc không tuột sổ

3.6.2 Cách thực hiện

Đặt 2 mặt trái vải úp vào nhau, xếp bằng mép, may một đƣờng chỉ thứ nhất cách mép vải 0,3cm, dùng kéo cắt hết xơ vải Lộn lại cạo sát, may đƣờng thứ hai cách mép 0,7cm, xong lộn lại lần hai (hình 1.14)

3.6.3 Yêu cầu kỹ thuật

Đƣờng may phải thẳng đều, êm phẳng, không tƣa sợi vải ở mặt phải

3.6.4 Ứng dụng

May sƣờn áo, bụng tay áo bà ba và áo trẻ em

Trang 20

đƣờng may đè, 2 mép vải đƣợc cuốn vào trong theo 2 hƣớng ngƣợc nhau

3.7.2 Cách thực hiện

Đặt 2 mặt trái vải úp vào nhau, để mép vải thứ nhất (để bên dƣới) cách mép vải thứ hai (để ở trên) 0,7cm, gấp mép vải thứ nhất bọc sát mép vải thứ hai, may một đƣờng cách mép gấp 0,6cm Rẽ hai lớp vải về hai phía, lật đƣờng may về bên miếng vải thứ hai, may mí 0,1cm sao cho song song với đƣờng may thứ nhất (mặt phải có 2 đƣờng may, mặt trái có 1 đƣờng may) và ngƣợc lại (hình 1.15)

3.7.3 Yêu cầu kỹ thuật

Đƣờng may thẳng đều song song, cách đều nhau, không nhăn

3.7.4 Ứng dụng

May sƣờn áo, sƣờn tay, dàng quần, dọc quần jean, quần kaki

Hình 1.15 Đường may can cuốn ép

3.8 Đường may mí

3.8.1 Khái niệm

Đƣờng may mí là những đƣờng may sát mép gấp của lớp vải này đè lên lớp vải khác

3.8.2 Cách thực hiện

May cách đều mép vải 0,1cm trên các đƣờng may đã đƣợc định hình (hình 1.16)

Hình 1.16 Đường may mí

Trang 21

3.9 Đường may diễu

3.9.1 Khái niệm

Là dạng đƣờng may chạy xung quanh trên mặt phải chi tiết sản phẩm và để trang trí cho chi tiết đó

3.9.2 Cách thực hiện

May diễu cách đều mép vải từ 0,2cm trở lên, trên các chi tiết đã đƣợc định hình (hình 1.17)

Hình 1.17 Đường may diễu

3.9.3 Yêu cầu kỹ thuật

- Đƣờng may diễu đều, êm phẳng, cách đều mép vải - Đƣờng may thẳng đều không sùi chỉ, bỏ mũi

3.9.4 Ứng dụng

- Diễu cổ áo, miệng túi ốp, nẹp áo …

Lƣu ý: Đƣờng may này mang tính chất bền chắc và trang trí, vì vậy tuyệt đối khơng đƣợc nối chỉ

3.10 Đường may viền

3.10.1 Khái niệm

May viền là đƣờng may bẻ bọc ln nằm phía ngồi mép vải chi tiết sản phẩm, loại may viền thƣờng dùng để trang trí làm tăng vẻ đẹp của sản phẩm

3.10.2 Cách thực hiện viền gấp mép không nối vải

Trang 22

Hình 1.18 Đường may viền gấp mép khơng nối vải

- Yêu cầu kỹ thuật: Đƣờng may thẳng đều và êm phẳng - Ứng dụng: Lai áo, lai quần, nẹp áo…

3.10.3 Cách thực hiện viền gấp mép có nối vải

Hình 1.19 Đường may viền gấp mép có nối vải

- Vải viền đƣợc cắt theo hình dạng của mép vải cần viền có bề rộng từ 3 - 4cm Đặt mặt phải của viền úp lên mặt phải của thân sản phẩm, hai mép vải trùng nhau, may một đƣờng cách mép vải 0,5cm Cắt gọt cách mép theo yêu cầu Lộn vải viền vào trong và cạo sát đƣờng may, may mí cách mép vải viền 0,1cm, úp hai mặt trái của vải

vào nhau Gấp cạnh vải viền còn lại vào 0,5cm, may mí 0,1cm (hoặc vắt hàng rào) (hình 1.19) - Yêu cầu kỹ thuật: Đƣờng may đều và êm phẳng

- Ứng dụng: Các đƣờng cong nhƣ vòng cổ áo, nách áo…

3.10.4 Cách thực hiện viền bọc mép

- Dùng 1 mảnh vải cắt xéo sợi cùng màu hoặc khác màu với sản phẩm, may bọc kín

mép vải, giữ cho mép vải khơng bị tƣa, đồng thời trang trí cho sản phẩm

- Đặt viền xéo lên thân sản phẩm, úp 2 mặt phải vải vào nhau, xếp cho bằng mép, may 1 đƣờng cách mép vải 0,3 đến 0,5cm (tùy theo yêu cầu kỹ thuật) May xong lật vải viền lên cạo sát và bẻ gấp vải viền bọc sát mép vải chồm qua đƣờng may thứ nhất 0,1 đến 0,2cm, may một đƣờng chỉ lọt khe trên vải viền ở mặt phải vải (hình 1.20)

Trang 23

Kiểu.1 Kiểu.2

Hình 1.20 Đường may viền bọc mép

- Yêu cầu kỹ thuật: Mũi chỉ lọt khe thẳng đều, đƣờng viền tròn chắc đẹp - Ứng dụng: Dùng trang trí vịng cổ, nách áo…

3.10.5 Cách thực hiện viền lé kê mí

Hình 1.21 Đường may viền lé kê mí

- Dùng một mảnh vải viền khác màu đặt giữa 2 lớp vải chính lé ra từ 0,2cm trở lên để trang trí

- Gấp mép vải thứ nhất vào 1cm Gấp đôi vải viền khác màu (có thể may lƣợc trƣớc) Đặt 2 mặt phải của sản phẩm úp với viền, viền nằm giữa lé ra 0,2cm, sau đó may mí 0,1cm sát mép vải (hình 1.21)

- Yêu cầu kỹ thuật: Viền lé đều và êm phẳng, đƣờng may thẳng đều - Ứng dụng: Cửa tay áo, cổ lá sen…

3.10.6 Cách thực hiện viền lật đè mí

- Dùng một mảnh vải viền khác màu đặt dƣới lớp vải chính lé ra từ 0,2cm trở lên để trang trí

Trang 24

Hình 1.22 Đường may viền lật đè mí

- Yêu cầu kỹ thuật: Viền lé đều và êm phẳng, đƣờng may thẳng đều - Ứng dụng: Túi áo, lai áo, lai quần…

4 Thao tác bổ trợ các loại hình đƣờng may

4.1 Mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng

Mục đích: Ngƣời học phải nắm đƣợc những kiến thức cơ bản về phƣơng pháp gọt, lộn,

cạo, bẻ để vận dụng vào thực tế sản xuất làm cho sản phẩm đạt yêu cầu chất lƣợng, tăng tính

thẩm mỹ và tăng thêm vẻ đẹp của sản phẩm

Yêu cầu: Ngƣời học phải hiểu và làm thành thạo các thao tác cắt, gọt, lộn, cạo, bẻ các loại hình đƣờng may góc vng, nhọn, thẳng, cong… Biết vận dụng linh hoạt vào sản phẩm để

đạt năng suất và chất lƣợng

Tầm quan trọng: Trong các sản phẩm may mặc từ đơn giản đến phức tạp, chúng ta đều

phải sử dụng đến thao tác cắt, gọt, lộn, cạo, bẻ nhƣ cổ áo, nẹp áo, túi… nhất là các loại vải dày, vải pha thì cơng việc cắt, gọt cần đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tạo thuận lợi cho việc lắp ráp đƣợc chính xác, nhanh chóng, đƣờng may của sản phẩm êm phẳng, tăng tính thẩm mỹ Chính

vì thế, cơng tác cắt, gọt, lộn, cạo, bẻ khơng thể thiếu đƣợc trong q trình may

4.2 Thao tác cắt, gọt, lộn các loại hình đường may

4.2.1 Khái niệm

Cắt, gọt, lộn là thao tác bổ trợ trong q trình gia cơng, giúp cho việc thực hiện đƣờng may trên máy đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, tạo dáng cho từng chi

tiết của sản phẩm nói chung Nếu chúng ta bỏ qua các thao tác này thì trong quá trình gia công,

chất lƣợng may không đạt yêu cầu

Tùy thuộc vào tính chất của từng loại đƣờng may và từng bộ phận mà vận dụng thao tác cho phù hợp

4.2.2 Phương pháp cắt gọt, lộn đường thẳng

Trang 25

4.2.3 Phương pháp gọt lộn góc vng

- u cầu: Đầu góc vng êm phẳng đúng mẫu

- Cách cắt gọt: Dùng kéo sắc gọt mép vải sát đƣờng may 0,3 - 1cm hoặc theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm, từng loại vải Sau đó cắt vát góc để mép vải cách đƣờng may

từ 0,2- 0,3cm để khi lộn ra mép vải tập trung vào một điểm, góc đƣờng may sẽ không bị cộm

- Cách lộn: Gấp hai mép vải của cạnh góc vng đúng đƣờng chỉ, lấy đầu ngón tay trỏ của tay trái lồng vào mặt phải vải Tay phải bẻ sát đƣờng chỉ và xếp hai mép vải theo góc mép vải bẻ về phía lót, ngón cái của tay trái kết hợp với ngón trỏ ở phía trong giữ góc và lộn đẩy ra mặt phải, dùng ngón tay vê nắn cho góc đƣợc êm, thoát hoặc dùng dùi mũi nhọn khều nhẹ làm cho các sợi vải ở góc dãn ra, sau đó cạo lé về phía lót 0,1cm

- Ứng dụng: Thƣờng dùng cho các loại đƣờng may: Góc nắp túi, bát tay, đầu cạp…

4.2.4 Phương pháp gọt lộn góc nhọn

- Đối với loại hình may góc nhọn để góc nhọn lộn ra đƣợc êm, thoát, giữ đƣợc dáng hai

cạnh góc nhọn thì tại góc nhọn đặt chỉ mồi

- Phƣơng pháp đặt chỉ mồi: Úp hai mặt phải vải lại với nhau, may một đƣờng cách mép 0,5cm, còn một mũi nữa tới góc nhọn, cắm kim nhấc chân vịt lên và lồng sợi chỉ mồi vào giữa hai lớp vải, một đầu nằm ở mặt phải các lớp vải, một đầu nằm ngoài, kéo sợi chỉ sao cho căng sát thân kim Hạ chân vịt xuống may tiếp mũi cịn lại (mũi chỉ cắm kim phải đúng góc nhọn, kim phải đƣợc cắm dính xuống hai lớp vải, tránh bị bỏ mũi ở góc nhọn) Sau đó, ta tiếp tục nâng chân vịt lên, chập hai đầu chỉ ra phía ngồi hơi se lại với nhau rồi lùa vào mặt phải của các lớp vải, xong hạ chân vịt xuống may tiếp tục cho đến hết đƣờng may

- Cách gọt lộn: Gấp hai mép vải của cạnh góc nhọn đúng đƣờng chỉ, lấy đầu ngón tay trỏ của tay trái lồng vào mặt phải vải Tay phải bẻ sát đƣờng chỉ và xếp hai mép vải theo góc, mép vải bẻ về phía lót, ngón cái của tay trái kết hợp với ngón trỏ ở phía trong giữ góc và lộn đẩy ra mặt phải Tay phải cầm sợi chỉ mồi kéo thẳng theo hƣớng canh sợi dọc, tay trái cầm giữ cách góc nhọn 1,5cm đảm bảo khi lộn góc phải nhọn, thốt khơng dãn

- Ứng dụng: Dùng để lộn các góc nhọn nhƣ cổ áo, nắp túi, đầu ve nẹp

4.2.5 Phương pháp gọt, lộn các loại hình đường cong

Trang 26

trên các đƣờng cong, mũi bấm cách đều nhau 1 - 1,5cm Bấm chếch với đƣờng chỉ may và cách đều đƣờng chỉ may 0,2cm Hoặc đối với loại vải ít sụt hoặc có đƣờng mí, diễu, có thể sửa nhỏ đƣờng may cịn 0,3cm, sau đó dùng tay cạo vê đều đƣờng may theo hình dáng đƣờng cong đó

- Ứng dụng: Loại hình đƣờng cong thƣờng đƣợc áp dụng cho các loại cổ áo lá sen, góc nắp túi, vòng nách

4.3 Thao tác cạo, bẻ mép vải

4.3.1 Thao tác bẻ

- Yêu cầu: Đƣờng bẻ phải đều chết nếp, đúng hình dáng qui định

- Phƣơng pháp: Dùng tay hay dùng bàn là để bẻ chết các mép vải, nếu là chi tiết có hình dáng ta phải dùng mẫu cắt bằng bìa cứng hoặc bằng tơn, nhựa, sau đó dùng tay bẻ các chi tiết theo mẫu và lấy bàn là là xung quanh đƣờng bẻ, sao cho thật chết nếp Với những loại chi tiết chỉ là đƣờng thẳng, ta có thể dùng tay hoặc bàn là và bẻ theo đƣờng qui định

- Ứng dụng: Bẻ các đƣờng gấu áo, gấu quần, túi áo sơ mi

4.3.2 Thao tác cạo

- Cạo rẽ: Cạo cho hai mép vải rẽ hai bên sau khi đã may can chấp - Cạo lật: Cạo lật cho hai mép vải về một phía

Trang 27

Câu 1: Nêu khái niệm, cách thực hiện, yêu cầu kỹ thuật, ứng dụng các đƣờng may cơ bản

Câu 2: Nêu các loại dụng cụ nghề may

Trang 28

Chương II giúp người học hiểu được khái niệm về kỹ thuật may chi tiết của sản phẩm Qua đó người học có thể trình bày được cấu trúc quy trình may, yêu cầu kỹ

thuật của các chi tiết trên sản phẩm

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT GIA CÔNG CHI TIẾT

1 Khái niệm

Kỹ thuật gia công may của từng cụm chi tiết giúp cho sản phẩm mang tính thẩm mỹ cũng nhƣ độ chính xác và đúng yêu cầu kỹ thuật

2 Tiêu chuẩn kỹ thuật

Để đánh giá chất lƣợng may các chi tiết phải dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

- Sản phẩm may xong phải đảm bảo về qui cách - Sản phẩm may xong phải đúng thông số

- Các chi tiết của sản phẩm phải đúng canh sợi và êm phẳng

- Sản phẩm may xong phải đảm bảo kỹ thuật đƣờng may, phải giữ đƣợc dáng, đồng thời đủ độ bền chắc

- Sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp

II KỸ THUẬT MAY CÁC LOẠI CHIẾT BEN VÀ CHIẾT LY

1 Kỹ thuật may chiết ben, chiết ly

Để tạo dáng cho quần áo, ngoài việc thiết kế quần áo từ các mảnh vải ráp lại, ta cần phải may thêm các chiết nhƣ:

+ Chiết vai, chiết eo + Chiết ngực áo

1.1 Chiết ben

1.1.1 Phương pháp may

Sau khi lấy dấu chiết xong, gấp đôi mép vải lại theo đƣờng tâm bằng dấu phấn cho thẳng và chia đều bản to chiết, cắm kim từ đầu chiết, may sát đầu chiết, may to dần đến giữa chiết (chỗ to nhất), rồi may thu nhỏ dần đến cuối chiết Đối với đầu chiết, khi may không lại mũi, cắt đầu chỉ dƣ 2cm để khóa đầu đƣờng may, tránh bị tuột chỉ

(hình 2.1)

1.1.2 Ứng dụng

Trang 29

Hình 2.1 Chiết ben 1.2 Chiết ly

1.2.1 Phương pháp may

Sau khi lấy dấu xong, gấp đôi mép vải lại theo đƣờng tâm bằng dấu phấn đã lấy và may từ đầu chiết theo đƣờng phấn thu nhỏ dần đến cuối chiết may vuốt (hình 2.2)

Hình 2.2 Chiết ly

1.2.2 Ứng dụng

May chiết ly thân quần nam nữ, áo dài, áo sơ mi, chiết ly ngực áo veston

1.2.3 Yêu cầu kỹ thuật

Đƣờng may chiết phải thon vút, không tù đầu để khi may xong chiết không bị

dúm đầu

Trang 30

Khi may các chiết quần áo hàng mỏng thì lật về một phía, nếu hàng dày nhƣ

len, dạ thì phải cắt đơi chiết và ủi rẽ

2 Kỹ thuật may xếp ly

Xếp ly có nhiều kiểu: xếp ly cùng chiều, xếp ly ống Tùy theo kiểu dáng và kích thƣớc để xếp ly

2.1 Xếp ly cùng chiều

Xếp ly cùng chiều là kiểu xếp ly mà cứ mỗi đoạn cách lại xếp một ly theo mức độ vải qui định nối tiếp nhau

2.2 Xếp ly chữ A

Xếp ly chữ A (ly ống, hộp) là kiểu xếp ly mà cứ có một ly xếp xi chiều thì

có một ly xếp ngƣợc chiều trở lại

Xếp ly cùng chiều Xếp chữ A (ly ống, hộp)

Hình 2.3 Xếp ly

2.3 Phương pháp may

Sau khi lấy dấu xong, gấp đôi mép vải lại theo đƣờng tâm bằng dấu phấn đã

lấy, may ly một đoạn dài theo qui định, sau đó ủi vuốt ly xuống dƣới, chia đơi độ rộng ly (hình 2.3)

2.4 Ứng dụng

May xếp ly thƣờng đƣợc ứng dụng trên các váy đầm trẻ em và cửa tay áo sơ mi

nam nữ

III KỸ THUẬT MAY CÁC CHI TIẾT ÁO

1 Túi

1.1 Khái niệm

Túi là một bộ phận may liền với một số phần của quần áo ở những vị trí khác nhau, làm tăng giá trị sử dụng (dùng để những vật nhỏ nhẹ, những đồ dùng trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất), đồng thời làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm và là một yếu tố trang trí đóng vai trị quan trọng trong thời trang Vì vậy, túi rất đa dạng về

kiểu dáng, kích thƣớc, vị trí đặt

Trang 31

- Phần miệng túi: Là phần chịu sự tác động lớn nhất trong quá trình sử dụng, vì

vậy nó phải đƣợc gia cơng bền chắc

- Phần thân túi: Là phần chứa đựng của sản phẩm, thƣờng đƣợc may bằng loại

vải có độ bền lớn, mỏng, có thể là vải thơ hay vải cotton

1.3 Phân loại

Túi đƣợc phân ra làm hai loại: túi ốp và túi trong

- Túi ốp: Là loại túi có miệng túi, thân túi liền với nhau nằm trên bề mặt thân sản phẩm

- Túi trong: Là loại túi có phần miệng túi nằm trên bề mặt của sản phẩm ở lớp ngồi hay lớp lót, phần thân túi nằm ở phía trong (may dính với lớp vải ngoài)

2 Túi áo

Là loại túi đƣợc định hình sẵn theo rập mẫu cứng, đƣợc may dính vào thân sản phẩm Miệng túi may bẻ vào trong hoặc may phối vải viền túi ốp không mổ qua thân sản phẩm

2.1 Túi ốp khơng nắp

2.1.1 Hình dáng (hình 2.4)

Hình 2.4 Hình dáng túi ốp khơng nắp

2.1.2 Cấu trúc (hình 2.5)

Thân sản phẩm x1 Thân túi x1

Trang 32

2.1.3 Quy trình may

Bƣớc 1: Lấy dấu miệng túi

Bƣớc 2: Ủi định hình túi theo rập (hoặc lấy dấu trên mặt phải chi tiết) Bƣớc 3: May diễu miệng túi

Bƣớc 4: Tra túi vào thân (kết hợp chặn miệng túi) Bƣớc 5: Vệ sinh công nghiệp, ủi thành phẩm

2.1.4 Phương pháp may

- Lấy vị trí túi lên thân áo: Lấy dấu từ trên vai con xuống, từ ngồi nẹp vào theo thơng số kỹ thuật

- Lấy dấu miệng túi: Lấy dấu theo thông số trên mặt phải vải và bẻ gấp vào trong mặt trái vải

- Ủi định hình túi theo rập (hoặc lấy dấu trên mặt phải chi tiết): Dùng rập túi đặt vào mặt trái vải, ủi xung quanh các cạnh

- May diễu miệng túi: May theo yêu cầu to bản miệng túi, may mí cạnh trong của miệng túi

- Cắt gọt vải dƣ bên trong: Dùng kéo cắt đều các cạnh túi, chừa mép vải từ 0,7- 1cm

- Tra túi vào thân (hoàn chỉnh túi): Đặt túi vào điểm đã lấy dấu, may mí hoặc diễu theo yêu cầu Chặn miệng túi theo yêu cầu (song song, tam giác, thẳng)

- Vệ sinh công nghiệp, ủi thành phẩm: Kiểm tra lại các đƣờng may, cắt chỉ dƣ, ủi thành phẩm

2.1.5 Yêu cầu kỹ thuật

- Mật độ mũi chỉ đều

- Đầu miệng túi không lè vải - Diễu miệng túi phải đều

- Cạnh ngoài của túi phải song song với nẹp

- Cạnh trong túi chếch từ 0,5cm, tùy theo yêu cầu kỹ thuật - Đáy túi không bị bai dãn

Trang 33

2.2 Túi ốp có nắp

2.2.1 Hình dáng (hình 2.6)

Hình 2.6 Hình dáng túi ốp có nắp

2.2.2 Cấu trúc (hình 2.7) 2.2.3 Quy trình may

Bƣớc 1: Lấy vị trí túi và nắp túi lên thân áo Bƣớc 2: Lấy dấu miệng túi và nắp túi thành phẩm Bƣớc 3: May lộn nắp túi, cắt gọt

Thân áo x1 Thân túi x1 Nắp túi x2

Hình 2.7 Cấu trúc túi ốp có nắp

Bƣớc 4: May diễu miệng túi, nắp túi

Bƣớc 5: Ủi định hình túi theo rập (hoặc lấy dấu trên mặt phải chi tiết) Bƣớc 6: Tra túi vào thân (kết hợp chặn miệng túi)

Bƣớc 7: Tra nắp túi vào thân Bƣớc 8: Diễu chặn nắp túi

Trang 34

2.2.4 Phương pháp may

- Lấy vị trí túi và nắp túi lên thân áo: Lấy dấu đóng túi từ trên vai con xuống, từ

ngồi nẹp vào theo thơng số kỹ thuật Vị trí nắp cách lên miệng túi từ 1 - 1,5cm

- Lấy dấu miệng túi và nắp túi thành phẩm: Lấy dấu theo thông số trên mặt phải vải và bẻ gấp vào trong mặt trái vải Đặt rập thành phẩm lên vải nắp túi lấy dấu

- May lộn nắp túi, cắt gọt: Úp 2 mặt phải vải nắp túi lại và may theo đƣờng đã lấy dấu, cắt gọt xung quanh cạnh nắp túi chừa đều 0,5cm, sau đó lộn ra mặt phải

- May diễu miệng túi, nắp túi: May theo yêu cầu to bản miệng túi, may mí cạnh trong của miệng túi Đặt mặt ngoài nắp túi quay lên và diễu xung quanh các cạnh nắp túi 0,5cm

- Ủi định hình túi theo rập (hoặc lấy dấu trên mặt phải chi tiết): Dùng rập túi đặt vào mặt trái vải, ủi xung quanh các cạnh

- Tra túi vào thân (kết hợp chặn miệng túi): Đặt túi vào điểm đã lấy dấu, may mí hoặc diễu theo yêu cầu

- Tra nắp túi vào thân: Đặt mặt ngoài của nắp túi úp vào mặt phải của thân, cạnh mở của nắp túi quay xuống miệng túi và may theo đƣờng đã lấy dấu

- Diễu chặn nắp túi: Gấp nắp túi xuống túi áo và may chặn 1 đƣờng cách cạnh trên của nắp túi 0,5cm

- Vệ sinh công nghiệp, ủi thành phẩm: Kiểm tra lại các đƣờng may, cắt chỉ dƣ, ủi thành phẩm túi ốp có nắp

2.2.5 Yêu cầu kỹ thuật

- Mật độ mũi chỉ đều

- Đầu miệng túi không lè vải

- Diễu miệng túi phải đều và cạnh trong nắp túi không lộ xơ vải - Cạnh ngoài của túi phải song song với nẹp

- Đáy túi không bị bai dãn

- Các đƣờng mí, diễu phải đều khơng đƣợc sụp mí, nối chỉ, sùi chỉ, bỏ mũi - Cạnh nắp túi êm thẳng, khơng le mí

- Nắp túi phải che kín miệng túi

3 Kỹ thuật may các dạng cổ áo

3.1 Cổ lá sen

Trang 35

Hình 2.30 Hình dáng cổ lá sen

3.1.2 Cấu trúc (hình 2.31)

Thân trƣớc x2 Thân sau x1 Vải viền x 1

Hình 2.31 Cấu trúc cổ lá sen

3.1.3 Quy trình may

Bƣớc 1: Cắt, gọt bán thành phẩm, ủi nẹp áo Bƣớc 2: Lấy dấu, may lộn và gọt lá cổ Bƣớc 3: Mí và ủi lá cổ

Bƣớc 4: May vai con, ủi rẽ vai con Bƣớc 5: Lấy dấu 3 điểm kỹ thuật Bƣớc 6: May lƣợc lá cổ vào thân áo Bƣớc 7: May viền cổ, mí hoàn chỉnh cổ

Bƣớc 8: VSCN, ủi thành phẩm

3.1.4 Phương pháp may

Trang 36

- Xếp 2 mặt phải lá cổ úp vào nhau Dùng rập thành phẩm lá cổ đặt lên mặt trái lá cổ, sang dấu chừa đều đƣờng may xung quanh, sau đó may theo đƣờng lấy dấu (đƣờng cong lồi lá cổ), cắt gọt và lộn lá cổ

- Kéo 2 mặt lá cổ sang 2 bên, để 2 mép vải nằm về 1 bên mặt lá cổ dƣới, mí 0,1cm ( mí một đoạn giữa lá cổ)

- Đặt mặt phải 2 thân trƣớc và thân sau úp nhau sao cho 2 mép vải vai con bằng nhau, may cách đều mép vải 1cm, lại mũi 2 đầu Ủi rẽ vai con

- Lấy dấu điểm giữa họng cổ thân sau, lấy dấu điểm giữa lá cổ, đặt cho điểm giữa lá cổ và thân áo trùng nhau, so từ điểm giữa đến đầu vai con và lấy dấu điểm vai con lên cổ áo

- Đặt lá cổ lên trên thân áo, mặt phải thân áo, lá cổ quay lên, đầu lá cổ cách mép nẹp 1,5cm, may lƣợc lá cổ vào thân cách mép vải 0,3cm đúng 3 điểm kỹ thuật

- Đặt vải viền xéo đã ủi gấp đôi lên trên lá cổ, may cách mép vải 0,5cm, lật nẹp áo quay lên, may lộn 2 đầu nẹp

- Cắt gọt bớt xơ vải, mí viền vào thân áo 0,1cm

- Kiểm tra lại sản phẩm, cắt chỉ, ủi sản phẩm cho êm phẳng

3.1.5 Yêu cầu kỹ thuật

- Cạnh lá cổ trịn đều êm phẳng, khơng bị le mí - Hai đầu nẹp áo cân đối

- Viền cổ áo đều, không bị vặn

- Tra cổ không nhăn thân, đúng 3 điểm kỹ thuật - Đƣờng mí viền đều

3.2 Cổ Danton (cổ 2 ve)

3.2.1 Hình dáng (hình 2.32)

3 2.2 Cấu trúc (hình 2.33) 3.2.3 Quy trình may

Bƣớc 1: Cắt gọt thành phẩm chi tiết và sang dấu Bƣớc 2: May lộn lá cổ

Bƣớc 3: Mí mặt dƣới lá cổ, ủi lá cổ và lấy dấu Bƣớc 4: Ráp vai con, ủi rẽ

Bƣớc 5: May ve, lá cổ vào thân trƣớc, bấm lộn ve

Bƣớc 6: Lấy dấu điểm giữa họng cổ thân sau, tra lá cổ vào thân Bƣớc 7: Mí lá cổ hồn chỉnh

Trang 37

Hình 2.32 Hình dáng cổ danton

Thân trƣớc x 2 Thân sau x 1 Lá cổ x 2

Hình 2.33 Cấu trúc cổ danton

3.2.4 Phương pháp may

- Dùng rập lá cổ, ve áo sang dấu lên mặt trái, chừa đều xung quanh đƣờng may - Úp 2 mặt phải lá cổ vào nhau, may theo đƣờng may đã sang dấu

- Lật đƣờng may về bên mặt dƣới của lá cổ, mí 0,1cm ở đoạn giữa lá cổ, ủi thành phẩm lá cổ êm phẳng và lấy dấu điểm giữa lá cổ

- Đặt 2 mặt phải thân trƣớc và thân sau may đƣờng vai con cách mép 1cm, ủi rẽ đƣờng may

Trang 38

- Gấp đôi thân sau lại lấy dấu điểm giữa họng cổ Tách 2 lớp lá cổ, tra một lớp lá cổ dƣới vào thân áo, may cách mép vải 0,5cm sao cho điểm giữa lá cổ và thân áo trùng nhau

- Gấp cạnh lá cổ cịn lại và mí đều 0,1cm

- Ủi cạnh ve êm phẳng và đặt chân ve lên nẹp áo may mí 0,1cm

- Vuốt cạnh ve và thân trƣớc êm phẳng may một đoạn cạnh ve vào thân - Kiểm tra lại sản phẩm, cắt chỉ, ủi sản phẩm cho êm phẳng

3.2.5 Yêu cầu kỹ thuật

- Cạnh lá cổ êm phẳng, khơng bị le mí - Hai đầu lá cổ, 2 đầu ve bằng nhau - Tra cổ êm phẳng, đƣờng mí đều - Mặt dƣới khơng bị sụp mí - Tra cổ đúng 3 điểm kỹ thuật

3.3 Cổ sơ mi

Có 2 dạng cổ sơ mi :

3.3.1 Cổ sơ mi chân rời 3.3.1.1 Hình dáng (hình 2.34)

Hình 2.34 Hình dáng cổ sơ mi chân rời

3.3.1.2 Cấu trúc (hình 2.35)

3.3.1.3 Quy trình may

Trang 39

Bƣớc 9: May vai con

Bƣớc 10: Lấy dấu, tra cổ vào thân Bƣớc 11: Mí hồn chỉnh cổ

Bƣớc 12: Vệ sinh công nghệp, ủi thành phẩm

Thân trƣớc x 2 Thân sau x 1 Lá cổ x 2

Chân cổ x 2 Keo chân cổ x1 Keo lá cổ x1

Hình 2.35 Cấu trúc cổ sơ mi chân rời

3.3.1.4 Phương pháp may

- Cắt gọt keo Ủi vải cho êm phẳng, đặt mặt có keo úp vào mặt trái của vải, chừa đều xung quanh đƣờng may, ủi cho keo bám chắc vào bề mặt của vải

- Úp 2 mặt phải lá cổ vào nhau, may cách keo 0,1cm tới góc nhọn ta tiến hành đặt chỉ

- Cắt gọt xung quanh lá cổ 0,5cm, hai đầu góc nhọn 0,3cm, gọt bớt vải đầu góc nhọn để đầu lá cổ không cộm

- Diễu xung quanh mặt phải của lá cổ 0,5cm hoặc theo yêu cầu

- Gấp mép vải chân cổ sát mép keo cạnh chân cổ, diễu bọc chân cổ ở mặt phải cách đều 0,6cm

- Gấp đôi lá cổ, chân cổ lấy dấu điểm giữa lá cổ, chân cổ, so từ điểm giữa lá cổ và chân cổ, lấy dấu điểm hai đầu chân cổ sao cho đối xứng bằng nhau

Trang 40

- Cắt gọt xung quanh 0,5cm, riêng 2 đầu chân cổ cắt gọt 0,3cm, lộn lá ba ủi êm phẳng Mí xung quanh thành chân cổ, bắt đầu và kết thúc từ đƣờng diễu bọc chân cổ, lại mũi 2 đầu

- Úp 2 mặt phải của thân trƣớc và thân sau vào nhau, may cách mép vải 1cm, sau đó ủi rẽ đƣờng may

- Kiểm tra độ ăn khớp giữa cổ và vòng cổ, lấy dấu 3 điểm kỹ thuật, sau đó tiến hành đặt cổ lên trên thân áo, hai mặt phải quay lên, tra cổ vào thân

-Mí cổ cách đều 0,1cm, lƣu ý đƣờng mí phải phủ đƣờng tra cổ vào thân, khơng sụp mí

- Kiểm tra lại các đƣờng may, nhặt sạch chỉ và ủi thành phẩm cổ áo

3.3.1.5 Yêu cầu kỹ thuật

- Định hình lá cổ, chân cổ phải đúng mẫu

- Hai cạnh lá cổ, chân cổ thẳng đều và cân đối, khơng bị le mí - Đầu lá cổ, chân cổ phải sát, êm không cộm, bể góc

- Mặt sau lá cổ, chân cổ khơng đùn, vặn

- Cổ áo tra xong êm phẳng không nhăn hay dãn thân - Các đƣờng mí diễu đều, không nối chỉ, bỏ mũi, nổi chỉ

- Tra cổ đúng 3 điểm kỹ thuật, hai đầu chân cổ thẳng nẹp và sát nẹp áo - Cổ áo thành phẩm đảm bảo vệ sinh công nghiệp

3.3.2 Cổ sơ mi chân liền 3.3.2.1 Hình dáng (hình 2.36)

Ngày đăng: 07/07/2023, 01:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN