1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tội phạm và cấu thành tội phạm

20 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 310 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HOC VĂN HIẾNKHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STTChữ viết tắtNội dung viết tắt

1 BLHS Bộ luật hình sự2 CBPT Chuẩn bị phạm tội3 CTTP Cấu thành tội phạm4 CTTPHT Cấu thành tội phạm hình thức5 CTTPVC Cấu thành tội phạm vật chất6 PT Phạm tội7 PTCĐ Phạm tội chưa đạt8 TNHS Trách nhiệm hình sự9 TP Tội phạm10 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh11 VKS Viện Kiểm sát

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

Phần 1: Mở đầu 3

1.Đặt vấn đề .3

2.Mục tiêu nghiên cứu .3

Phần 2 : Kiến thức cơ bản 4

1.1 KHÁI NIỆM CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM 4

1.2 CHUẨN BỊ PHẠM TỘI 5

1.2.1 Khái niệm chuẩn bị phạm tội .5

1.2.2 Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội 5

1.3 PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT 6

1.3.1 Khái niệm phạm tội chưa đạt .6

1.3.2 Phân loại các trường hợp tội phạm chưa đạt 7

1.4 PHẠM TỘI HOÀN THÀNH 8

1.5 TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI 8

1.5.1 Điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội 8

1.5.2 Trách nhiệm hình đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội 9

Phần 3 : Kiến thức vận dụng 10

3.1 Tình huống 1 .11

3.2 Tình huống 2 .12

3.3 Tình huống 3 .14

Phần 4: Kết luận 18

Trang 4

Phần 1 MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề

Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội, xuất hiện cùng với sự rađời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đốikháng [1] Để bảo vệ các quyền lợi của giai cấp cầm quyền, Nhà nước đã quy địnhnhững hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm hình sựđối với người nào thực hiện các hành vi đó nên tội phạm lại mang bản chất là một hiệntượng pháp lý Là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội - lịch sử - pháp lý, tộiphạm luôn chứa đựng trong mình đặc tính chống lại Nhà nước, chống lại xã hội, đingược với lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền, tự do vàcác lợi ích hợp pháp của con người Tội phạm diễn ra ở các giai đoạn khác nhau thìmức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Giai đoạn thực hiện tội phạm vừa thể hiện mức độ thực hiện ý định phạm tộivừa liên quan trực tiếp đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội Vì vậy, việcđưa ra một nguyên tắc hợp lý xác định giai đoạn thực hiện tội phạm tạo cơ sở lý luậnđể xác định đúng giai đoạn thực hiện tội phạm đối với các trường hợp phạm tộicụ thể là việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Các bước của quá trìnhthực hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằmđánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác địnhphạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt, mục đích góp phần tìm hiểu vềnguyên tắc xác định giai đoạn phạm tội.

[1] Lê Văn Cảm, Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần

Trang 5

Phần 2

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.1 KHÁI NIỆM CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM

Hoạt động phạm tội cũng như bất kỳ hoạt động nào của con người đều diễn ratheo một quá trình bất định.

Ví dụ: Để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản can phạm phải lựa chọn đốitượng tác động (lấy loại tài sản nào) Sau đó cân nhắc, lựa chọn thời gian địa điểm đểsao cho quá trình thực hiện tội phạm được an toàn nhất.

Trong một số vụ án, can phạm thực hiện được trọn vẹn các quá trình trên, nhưngcó một số trường hợp can phạm phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau do nhữngnguyên nhân khách quan ngồi ý muốn Để đánh giá tính chất, mức độ của tội phạm đãthực hiện, qua đó cơ sở để xác định TNHS đối với người phạm tội Luật hình sự ViệtNam đã phân chia quá trình thực hiện tội phạm thành 3 giai đoạn: chuẩn bị phạm tội,phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.

Chúng ta có thể minh họa q trình thực hiện tội phạm theo sơ đồ sau:Tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự

A đầu độc B Mua thuốc Bỏ thuốc vào ly bia

B chết Phai tang xác BÝ định phạm tội Chuẩn bị PT Phạm tội chưa đạt TP hoàn

thành

TP kết thúcCác giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra với các tội thực hiện với hình thức lỡicố ý trực tiếp Bởi vì đội với các tội thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp thì khơngthể quy định có “chuẩn bị”, hoặc “chưa đạt” để buộc họ chịu trách nhiệm hình sự vềnhững điều chưa xảy ra và họ củng không mong muốn xảy ra Đồng thời, với các tộithực hiện với những hình thức lỡi này TNHS chỉ đặt ra khi có hậu quả xảy ra trên thực tế(trừ khi vô ý làm mất tài liệu Nhà nước).

Đối với các tội thực hiện với lỡi cố ý trực tiếp thường có ý định phạm tội nhưngvấn đề TNHS chỉ đặt ra khi một người đã bắt đầu bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Từ nội dung đã phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm về các giai đoạn thực

hiện tội phạm như sau: Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong q trình cớ

Trang 6

1.2 CHUẨN BỊ PHẠM TỘI

1.2.1 Khái niệm chuẩn bị phạm tội

Chuẩn bị phạm tội là một bước trong các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đóngười phạm tội có những hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tộiphạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tợi phạm đó.

Từ khái niệm trên có thể xác đinh các điều kiện của chuẩn bị phạm tội là:Về thời điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội

Thời điểm bắt đầu của giai đoạn chuẩn bị phạm tội: là thời điểm người phạm tộicó hành vi thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan tạo điều kiện cần thiết cho việcthực hiện tội phạm.

Thời điểm chấm dứt của giai đoạn chuẩn bị phạm tội: là thời điểm ngay trước khithực hiện hành vi khách quan của tội phạm.

Về nội dung của các dạng hành vi thực hiện trong các giai đoạn chuẩn bị phạmtội được quy định tại điều 17 BLHS như sau:

- Tiềm kiếm công cụ, phương tiện- Sửa soạn công cụ phương tiện

Tạo ra các điều kiện cần thiết khác nhau: Chuẩn bị kế hoạch phạm tội, thăm dòquy luật sinh hoạt của người bị hại, tìm người giúp đỡ, tìm nơi cất giấu tang vật của tộiphạm…

1.2.2 Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội

Về cơ sở khoa học để xác định một người phải chịu TNHS ở giai đoạn chuẩn bịphạm tội (CBPT) Mặc dù hành vi đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chưa tácđộng vào đối tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho xã hội nhưng họ vẫn phảichịu TNHS Bởi vì:

Bản chất của chuẩn bị phạm tội là hành vi tiền đề tạo điều kiện cho việc thựchiện tội phạm Hành vi này luôn hướng tới việc đạt mục đích nhất định Chính nó quyếtđịnh tội phạm xảy ra hay không và xảy ra như thế nào.

Một tội phạm khi thực hiện có sự chuẩn bị thì tính nguy hiểm cho xã hội của nócao hơn so với trường hợp khơng có sự chuẩn bị.

Trong ý thức chủ quan của can phạm là mong muốn tiếp tục thực hiện tội phạmđến cùng.

Trang 7

Các căn cứ pháp lý để xác định TNHS trong CBPT được quy định như sau :

1/ Điều 17 BLHS quy định: “CBPT phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rấtnghiêm trọng, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.

2/ Khoản 1, Điều 52 BLHS quy định: “Đối với chuẩn bị phạm tội, hình phạtđược quyết định theo các điều của bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tínhchất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội vànhững tình tiết khác khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng”.

3/ Khoản 2, Điều 52 BLHS quy định: “Nếu điều luật được áp dụng có quy địnhhình phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng vớiCBPT là không quá 20 năm tù Nếu có tù thời hạn thì mức hình phạt khơng quá ½ mứcphạt tù mà điều luật này quy định”.

*Chú ý: Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội độc lập thì người

phạm tội phải chịu TNHS về tội độc lập đó và tội họ định thực hiện ở giai đoạn chuẩn bịphạm tội.

1.3 PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT

1.3.1 Khái niệm phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt (PTCĐ) được quy định tại điều 18 BLHS “Phạm tội chưa đạtlà cố ý thực hiện tội phạm nhưng khơng thực hiện được đến cùng vì những ngun nhânngoài ý muốn của người phạm tội”.

Điều kiện của PTCĐ

- Về thời điểm: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn PTCĐ: là thời điểm bắt đầu thực

hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP hoặc hành vi đi liền trước hành vikhách quan ( ví dụ như hành vi nhặt dao để đâm nạn nhân).

+ Can phạm đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan

+ Can phạm chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm cóCTTPHT mà có nhiều hành vi khách quan Ví dụ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sảncan phạm mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin.

+ Can phạm đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra đốivới CTTP vật chất Ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản.

- Về tâm lý: Việc can phạm phải dừng lại ở những thời điểm trên là do các

Trang 8

Các căn cứ pháp lý để xác định TNHS trong PTCĐ được quy định như sau :

- Điều 17 BLHS quy định: “CBPT phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêmtrọng, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.

- Khoản 1, Điều 52 BLHS quy định: “Đối với chuẩn bị phạm tội, hình phạt đượcquyết định theo các điều của bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất,mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và nhữngtình tiết khác khiến tội phạm khơng thực hiện được đến cùng”.

- Khoản 2, Điều 52 BLHS quy định: “Nếu điều luật được áp dụng có quy địnhhình phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng vớiCBPT là không quá 20 năm tù Nếu có tù thời hạn thì mức hình phạt khơng q ½ mứcphạt tù mà điều luật này quy định”.

1.3.2 Phân loại các trường hợp tội phạm chưa đạt

Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đới với việc chưa đạt

Có 2 loại PTCĐ như sau :

- Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó vìnhững nguyên nhân khách quan mà người phạm tội chưa đạt chưa thực hiện hết cáchành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả Chẳng hạn: trộm cắp tài sản nhưng khi mởcửa vào nhà chưa kịp lấy tài sản thì bị phát hiện và bắt giữ.

- Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt mà ngườiphạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng donguyên nhân khách quan mà hậu quả khơng xảy ra Ví dụ: mở được cửa vào trong nhàlấy tài sản nhưng tài sản khơng còn ở đó nữa.

Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt

- Điều 17 BLHS quy định: “CBPT phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêmtrọng, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.

- Khoản 1, Điều 52 BLHS quy định: “Đối với chuẩn bị phạm tội, hình phạt đượcquyết định theo các điều của bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất,mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và nhữngtình tiết khác khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng ”.

Trang 9

1.4 PHẠM TỘI HOÀN THÀNH

Một số tội phạm được coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn đẩy đủcác dấu hiệu được mô tả trong CTTP.

Như vậy, đối với các tội có CTTPHT tội phạm hồn thành khi can phạm thựchiện hết các hành vi được mô tả trong CTTP Còn đối với các tội CTTPVC tội phạmhoàn thành khi xảy ra trên thực tế.

Thời điểm tội phạm hoàn thành của mỗi một tội phạm cụ thể tùy thuộc vào chínhsách hình sự của từng nước, phụ thuộc vào u cầu phòng chống tội phạm, phụ thuộcvào tính chất đặc trưng của từng loại tội được phản ánh trong cấu trúc của CTTP.

Cơ sở khoa học của việc xây dựng CTTPHT hay CTTPVC cũng là cơ sở khoahọc của việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.

Lưu ý: Thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc có thể là

trùng nhau, có thể là khác nhau Đối với thời điểm tội phạm hoàn thành chỉ có một mốcthời điểm duy nhất là thời điểm khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệuđược mô tả trong CTTP Còn đối với thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trướchoặc trong hoặc sau thời điểm tội phạm hoàn thành

Thời điểm tội phạm kết thúc là xét về mặt thực tế thời điểm tội phạm dừng lại.Việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc áp dụng một số chế định như: Chế định đồngphạm, chế định phòng vệ chính đáng, chế định thời hiệu truy cứu TNHS Để áp dụngcác chế định này đều bắt đầu từ việc xác định tội phạm kết thúc.

1.5 TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp tự mình khơng thực hiệntội phạm đến cùng tuy khơng có gì ngăn cản (Điều 19 BLHS).

1.5.1 Điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Về thời điểm: Chỉ có thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa

hồn thành

Ví dụ: Nếu A vào nhà B lấy ti vi mang ra khỏi nhà của B, mặc dù không bị pháthiện nhưng A quyết định đem trả chiếc ti vi ở vị trí cũ Trường hợp này khơng được coilà tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Vì tội phạm bắt đầu dừng lại sau thời điểmtội phạm hồn thành Do đó, A vẫn phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên Ađược áp dụng tình tiết giảm nhẹ tự nguyện khắc phục hậu quả.

Về tâm lý: Đối với việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, việc dừng lại

Trang 10

- Tự nguyện: Tức là do động lực bên trong thúc đẩy chứ không phải là do nguyênnhân khách quan chi phối.

- Dứt khoát: Tức là phải chấm dứt việc thực hiện tội phạm một cách triệt để.

1.5.2 Trách nhiệm hình đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Trách nhiệm này được quy định tại điều 19 BLHS, đó là:

- Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định thựchiện.

- Nếu hành vi thực tế đã thực hiện thỏa mản đầy đủ các yếu tố CTTP của một tộikhác thì người đó phải chịu TNHS về tội đã cấu thành.

Trang 11

Phần 3

KIẾN THỨC VẬN DỤNG3.1 Tình huống 1

Vụ giết lái xe ôm, cướp tài sản (23/09/2003)

Với ý định cướp xe, Trần Thanh Tuấn (29 tuổi, ngụ Bến Vân Đồn, phường 5,quận 4, TP HCM) đã thủ sẵn búa đinh và giả thuê tài xế xe ôm chở đến nhà người quen.Đêm khuya, đường phố vắng người qua lại, Tuấn rút búa đập xuống đỉnh đầu lái xe đểcướp xe tẩu thoát

Đêm ngày 23/9/2003, Trần Thanh Tuấn đang dạo chơi ở Bến Bạch Đằng, quận 1,thì nhặt được cái búa đinh và con dao Thái Lan Tuấn nảy sinh ý định dùng chúng cướpxe ôm lấy tiền tiêu xài nên giấu tất cả vũ khí vào túi quần Tuấn đi đến nhà hát thànhphố và thuê ông Nguyễn Văn Út chở đến xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, để tìm ngườiquen với giá 25.000 đồng Trên đường đi, Tuấn định ra tay giết tài xế, nhưng thấy đôngngười qua lại nên không thực hiện Khi đến khu vực cổng số 3 (ấp 6, xã Lê Minh Xuân),Tuấn rút búa đập thẳng xuống đầu ơng Út làm ơng chống váng ngã xuống đường ÔngÚt đã bị chết Tuấn đã cướp được xe của ông Út Tuấn bị truy tố về tội giết người và tộicướp tài sản.

3.1.1 Hãy xác định giai đoạn phạm tội của Tuấn.

3.1.2 Giả sử khi Tuấn Tuấn rút búa đập thẳng xuống đầu ông Út, ông Út đã tránh

được và bỏ chạy Ông Út hô hoán “cướp, cướp” Mọi người chạy đến, Tuấn định tẩuthoát nhưng đã bị quần chúng nhân dân bắt Tuấn có phải chịu trách nhiệm hình sự vềtội giết người khơng ? Giải thích ?

Bài Làm

3.1.1 Hãy xác định giai đoạn phạm tội của Tuấn

Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, baogồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành Trong đó:

- Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ranhững điều kiện cần thiết chon việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiệntội phạm đó

Trang 12

- Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấuhiệu được mô tả trong CTTP

Phân tích các dấu hiệu phạm tội của Tuấn ta thấy:

Thứ nhất, Tuấn đã bắt đầu thực hiện tội phạm, biểu hiện ở chỗ Tuấn đã thực

hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội giết người và tội cướp tài sản.Trước hết, đối với tội giết người, Tuấn đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng ngườikhác, cụ thể là Tuấn rút búa đập thẳng xuống đầu ơng Út Đã có hành vi “đập” cho nêndù hậu quả có xảy ra hay khơng thì vẫn có thể kết luận người phạm tội ở đây là Tuấn đãthực hiện tội phạm Đối với tội cướp tài sản, Tuấn có ý định chiếm đoạt tài sản của ôngÚt và trên thực tế, Tuấn đã giả danh là hành khách có nhu cầu đi xa và chủ động gặpông Út Tuấn đi đến nhà hát thành phố và thuê ông Nguyễn Văn Út chở đến xã Lê MinhXuân, Bình Chánh, để tìm người quen với giá 25.000 đồng

Thứ hai, Tuấn đã thực hiện tội phạm được đến cùng, hành vi của Tuấn thoả mãn

hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của tội giết người và tội cướp tàisản Hành vi của Tuấn có mục đích (chiếm đoạt xe máy của ơng Út), động lực thúc đẩy,lỗi của Tuấn là cố ý, đã có hành vi nguy hiểm diễn ra trong thực tế, có hậu quả xảy ra:ơng chống váng ngã xuống đường và ông Út đã bị chết, xe máy của ông Út cũng bịTuấn cướp mất Như vậy, hành vi phạm tội của Tuấn đã có đủ các dấu hiệu phản ánhtính chất nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và tội cướp tài sản Đối chiếu với các

giai đoạn phạm tội ở trên, có thể kết luận giai đoạn phạm tội của Tuấn là tội phạmhoàn thành

3.1.2 Giả sử khi Tuấn rút búa đập thẳng xuống đầu ông Út, ông Út đã tránhđược và bỏ chạy Ông Út hô hoán “cướp, cướp” Mọi người chạy đến, Tuấn địnhtẩu thoát nhưng đã bị quần chúng nhân dân bắt Tuấn phải chịu trách nhiệm hìnhsự về tội giết người khơng? Giải thích?

Để biết được Tuấn có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay khơng,trước hết, ta phải xác định được giai đoạn phạm tội của Tuấn trong trường hợp này.Phân tích các dấu hiệu phạm tội của Tuấn ta thấy:

Thứ nhất , Tuấn đã bắt đầu thực hiện tội phạm, biểu hiện ở chỗ Tuấn đã thực

Trang 13

Thứ hai, Tuấn không thực hiện tội phạm được đến cùng, hành vi của Tuấn chưa

thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của tội giết người Hànhvi của Tuấn tuy có mục đích, động lực thúc đẩy, lỡi của Tuấn là cố ý, đã có hành vinguy hiểm diễn ra trong thực tế, nhưng vì ông Út không chết nên tội phạm mà Tuấn đãthực hiện là chưa đạt

Đối chiếu với các giai đoạn phạm tội ở trên, có thể kết luận giai đoạn phạm tộicủa Tuấn là phạm tội chưa đạt

Đối với phạm tội chưa đạt, Luật Hình sự Việt Nam khơng đặt vấn đề giới hạnnhững trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự mà xác định mọi trường hợp phạm tộichưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là những trường hợp người phạm tội đãcó hành vi trực tiếp xâm hại khách thể, đã trực tiếp đe dọa gây ra những hậu quả nguy

hiểm cho xã hội Theo Điều 18 Bộ Luật Hình sự: “…Người phạm tội chưa đạt phải

chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của Tuấn thì có thể khẳng định Tuấn cóphải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người Tuy nhiên cần chú ý là, vì Tuấn

phạm tội chưa đạt nên TNHS của Tuấn sẽ được áp dụng theo Khoản 3 Điều 52 Bộ LuậtHình sự về Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa

đạt: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định

hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạtnày trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạtkhơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”

3.2 Tình Huống 2

Vụ án Lê Văn Luyện[2]

3.2.1 Quy trình gây án

Vì lỡ "cầm" mất cái xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên Luyện khơng còntiền để chuộc xe Đó là cái động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng.

Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời vẫn còn mờ tối, Luyện nấp cáchtiệm vàng một quãng, mắt đảo nhìn quanh Khi khơng thấy bóng người, Lê Văn Luyệnnhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngơi nhà Cơng cụ của Luyện là một con dao nhọn vàmột con dao phớ Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng

Trang 14

2 Suy tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện đi ngắt cầu dao và camera Lúc 5giờ rưỡi, thấy chủ nhân lên phơi quần áo tầng 3, Lê Văn Luyện vung dao đâm anh ta.Anh này tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu Vợ của anh ta chạy lênliền hứng thêm nhiều nhát Chủ nhân sau đó cướp được con dao nhọn Luyện liền rútdao phớ đâm tiếp Chủ nhân lăn xuống tầng 2 Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khianh kia im hẳn.

Con gái lớn nhà này thấy tiếng kêu bật dậy Vì thơng minh nên tìm điện thoạiliên lạc bên ngoài Lê Văn Luyện sợ bị lộ nên cung đao chém đứt tay cô bé rồi đâmthêm nhiều nhát Tưởng cô này đã chết nên Luyện bỏ đi.

Với cơ con gái thứ khóc to q nên Luyện dùng dao phớ cướp mạng sống luôn.Sát hại xong cả nhà, Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào rồi xuống tầng1 Sau đó, Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thốt ra ngoài Lúc này, trời đãsáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho ngườianh họ đến đón rồi bỏ trốn.

Lúc chạy trốn hành trang của Lê Văn Luyện chỉ có một bộ quần áo, mấy baothuốc lá với 200 nghìn Việt Nam đồng Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn,Lê Văn Luyện rơi vào tay lực lượng biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn.Luyện định chạy trốn sang Trung Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang - nơiLuyện đã sinh ra, lớn lên và gây án.

3.2.2 Xét xử

Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm vàngcùng con 18 tháng tuổi Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay Đây là vụ án rấtnghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địaphương cũng như những ý kiến về cần sửa đổi luật phòng chống tội phạm Lê VănLuyện vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi Do vậy khi bị kết án Luyện chỉ bị mức án nặngnhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm 2011.

Trang 15

phản bội, tố giác Luyện Mẹ đẻ của Luyện thì khơng bị khởi tố Trong q trình xét xửcó nghi vấn đặt ra liệu Lê Văn Luyện có đồng phạm hay khơng Tuy nhiên hội đồng xétxử đã quyết định rằng Luyện hành động một mình.

3.3 Tình huống 3

Vụ án Thảm sát 6 người ở Bình Phước (sáng ngày 07/07/2015)3.3.1 Quy trình gây án

Nguyễn Hải Dương có quan hệ tình cảm với Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi), con gáiông Lê Văn Mỹ (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) nhưng bị giađình ơng Mỹ ngăn cản Dương lên kế hoạch giết gia đình ông Mỹ để trả thù.

Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội, Dương vạch kế hoạch mua súng bắn bi với giá6 triệu đồng, súng điện giá 2 triệu đồng, dao Thái Lan (dài 30cm), dao bấm lưỡi (dài7cm), mua sim rác để liên lạc, mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe máy của chịT.T.C (dì của Dương), lấy 10 dây rút nhựa, băng keo dính để gây án.

Trước đó đêm 5/7, Thoại cùng Dương đến nhà ơng Mỹ thực hiện kế hoạch nhưngcháu Vỹ không mở cổng.

Trưa 6/7, Dương hẹn Tiến uống cà phê và rủ tham gia cướp tài sản của một giađình giàu có ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) Đang túng tiền tiêu xài, Tiến đồng ýtham gia ngay.

Để đột nhập vào nhà ông Mỹ, Dương biết trước nhà ơng Mỹ đều có khóa trongnên Dương đã lừa Vỹ (cháu ông Mỹ) là sẽ cho tiền và quà để Vỹ xuống mở cửa nhà ôngMỹ.

Theo đúng kế hoạch đã đặt ra, 2h ngày 7/7, Dương và Tiến đi xe máy đến cổngnhà ông Mỹ và nhắn tin cho Vỹ ra mở cổng Khi Vỹ ra mở cổng, Dương và Tiến đãkhống chế Vỹ và ra tay hạ thủ.

Sau khi giết xong Vỹ, Dương và Tiến đã đột nhập lên lầu một bắt trói Linh vàNhư, dùng băng keo bịt miệng các nạn nhân rồi trói vào cửa sở Tiếp đó, chúng xuốngtầng trệt bắt trói ơng Mỹ và cháu Quốc Anh (con ruột ơng Mỹ), khống chế bà Nga yêucầu chỉ nơi cất giấu tiền và tài sản

Bà Nga đã tự mở két sắt nhưng khơng có tiền và tài sản quý nên chúng lục soáttrong phòng và cướp hơn 4 triệu đồng và 1 số đô la Mỹ.

Trang 16

Sau đó, Dương và Tiến tiếp tục quay trở lại phòng ông Mỹ sát hại vợ chồng nạn nhân.Chưa dừng lại, các đối tượng tiếp tục lên lầu một tra khảo Ánh Linh và Như về tiền vàtài sản Tuy nhiên, các nạn nhân không hợp tác nên cũng bị chúng ra tay sát hại Đồngthời, chúng lấy 5 ĐTDĐ, 1 Ipad của các nạn nhân.

Trước khi rời hiện trường, để che giấu hành vi phạm tội, bọn chúng đã xuốngtầng trệt lấy quần của ông Mỹ mặc vào và tẩu thoát Về đến phòng trọ của Tiến, bọnchúng đã kiểm tra lại tài sản cướp được, cùng những quần áo, phương tiện gây án nhưdao, súng, giày dép cho vào ba lô giao cho Tiến quản lý.

Khi bắt giữ Dương và Tiến, cơ quan điều tra đã thu giữ tồn bộ các vật chứng,hung khí của vụ án.

Căn cứ dấu vết hiện trường và thi thể nạn nhân có thể thấy Dương đã trực tiếpdùng một hung khí là dao sắc nhọn đâm 5 người và vết thương ở cổ của các nạn nhânnày cũng là do dao đâm chứ không phải bị cắt Riêng vợ ông Mỹ do Tiến dùng dao TháiLan để đâm gây tử vong Ngoài ra, Tiến cũng là người dùng dây để trói các nạn nhântrước khi bị sát hại

3.3.2 Phân tích các giai đoạn phạm tội của Nguyễn Hải Dương và đồng phạm

Phân tích các giai đoạn phạm tội của Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến.

+ Giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Là khi Dương vạch kế hoạch mua súng bắn bi với giá 6 triệu đồng, súng điện giá 2 triệu đồng, dao Thái Lan (dài 30cm), dao bấm lưỡi (dài 7cm), mua sim rác để liên lạc, mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe máy của chị T.T.C (dì của Dương), lấy 10 dây rút nhựa, băng keo dính để gây án.

Trưa 6/7, Dương hẹn Tiến uống cà phê và rủ tham gia cướp tài sản của một gia đình giàu có ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) Đang túng tiền tiêu xài, Tiến đồng ý tham gia ngay.

+ Giai đoạn phạm tội chưa đạt: Đêm 05/07 Nguyễn Hải Dương cùng Trần ĐìnhThoại đến nhà ông Mỹ thực hiện kế hoạch nhưng Vỹ không mở cửa  Nguyễn HảiDương không thực hiện được hành vi phạm tội.

+ Giai đoạn phạm tội hoàn thành: Tiến cùng Dương trói các nạn nhân, tra hỏi nơicất giấu tiền, tiếp theo Tiến siết cổ lần lượt các nạn nhân để cho Dương đâm chết cácnạn nhân Sau đó, Dương và Tiến thực hiện xong hành vi của mình là thảm sát 6 mạngngười và cướp đoạt 4 triệu đồng và 1 số đô la Mỹ sau đó thốt khỏi hiện trường.

Trang 17

+ Giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Thoại mua dao Thái Lan là hung khí trực tiếp choDương gây án.

+ Giai đoạn phạm tội chưa đạt: Đêm 05/07 Nguyễn Hải Dương cùng Trần Đình Thoại đến nhà ơng Mỹ thực hiện kế hoạch nhưng Vỹ không mở cửa.

+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Sau chuyến đi bất thành vào rạng sáng 5/7,Thoại từ chối nhưng vẫn mua dao cho Dương.

3.3.3 Xét xử

Theo đại diện VKS tỉnh Bình Phước cáo trạng truy tố ba bị can liên quan vụthảm sát gồm: Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang, tạm trú tại huyện Hóc Mơn,TP.HCM), Vũ Văn Tiến (tên gọi khác là Bé, 24 t̉i, ngun qn Bình Phước, tạm trútại huyện Hóc Mơn, TP.HCM) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long, tạm trú tạiQ Gò Vấp, TP.HCM).

Cả 3 bị can bị truy tố về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” theo điều 93 và điều133 Bộ Luật hình sự Các bị can Dương, Tiến có những tình tiết tăng nặng như: giếtngười man rợ, giết trẻ em…

Vũ Văn Tiến được xác định đã trực tiếp hỗ trợ, tham gia cùng với Dương giếtchết 6 người trong đêm 7/7 Còn bị can Trần Đình Thoại đã đi cướp, giết cùng Dươngtrước đó nhưng bất thành.

Đại diện VKSND tỉnh Bình Phước khẳng định Nguyễn Hải Dương là người chủmưu và trực tiếp thực hiện hành vi giết chết 6 nạn nhân, cướp tài sản của gia đình ơngMỹ; Vũ Văn Tiến là người thực hiện hành vi dùng dây siết cổ các nạn nhân để Dươngdùng dao đâm và là người thực hiện hành vi cướp tài sản; Trần Đình Thoại là ngườithực hành và giúp sức, mua dao cho Dương, Tiến thực hiện hành vi giết người và cướptài sản.

Hành vi của Thoại đủ cấu thành tội giết người

Theo cơ quan CSĐT, khi bị can Dương và Tiến thực hiện giết bà Nga, lúc này ông Mỹ bước ra khỏi cửa nhưng bị phát hiện Sau khi các đối tượng kêu quay lại thì ơngMỹ khơng tiếp tục phản ứng mà chịu trói Điều này cho thấy khả năng tự về rất yếu của các bị hại, cũng là nguyên nhân của việc 6 người bị khống chế dễ dàng.

Trang 18

Về thông tin bé Na là con ruột của Nguyễn Hải Dương? Đại diện VKS khẳng định, cháu bé được sinh trước khi Nguyễn Hải Dương và Linh quen nhau nên khơng có cơ sở để khẳng định bé Na là con của Dương.

Trả lời câu hỏi của báo chí, đại diện VKS khẳng định hành vi của Thoại đã đủ cấu thành tội giết người, nên không cần thiết phải truy tố thêm tội Che giấu tội phạm Theo đại diện VKS, hành vi giết người của các bị can do nguyên nhân sâu xa là quá trình hình thành nhân cách, đạo đức xuống cấp Giá trị đồng tiền trong con người các bị can quá lớn, cộng thêm lòng hận thù, ích kỷ trong tình u Đây là ngun nhân cơ bản để các bị can thực hiện tội phạm một cách quyết liệt.

Sở dĩ các bị can phải giết hết tất cả là để bịt đầu mối, che giấu tội phạm để cơ quan điều tra không phát hiện được hành vi phạm tội Các bị can tham gia cùng Dương là vì tiền, vì lòng tham.

Về một số người liên quan mà cáo trạng nêu, đại diện VKS nhận định không đủ căn cứ để khởi tố Đại diện cơ quan điều tra cho biết, từ các dấu vết, chứng cứ cùng lời khai của bị can khẳng định, chỉ có 3 bị can thực hiện hành vi giết người.

Trang 19

Phần 4 KẾT LUẬN

Như vậy, với việc tội phạm thực hiện hành vi phạm pháp của mình dừng lại hayhồn thành ở giai đoạn phạm tội nào sẽ bị truy tố trách nhiệm tùy theo mức độ của hànhvi đó.Những hành vi của tội phạm sẽ được phân tích thành các giai đoạn phạm tội vàdựa trên các dấu hiệu cấu thành tội phạm để đưa ra các hình thức xét xử, hình phạt phùhợp với mức độ nghiêm trong của vụ án.

Trang 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Anh Kiệt, Giải mã tận cùng tội ác vụ giết 6 người trong biệt thự, Vietnamnet, được download tại đường link:

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/271317/giai-ma-tan-cung-toi-ac-vu-giet-6-nguoi-trong-biet-thu.html, ngày 11/05/2016.

2 Bộ Giáo Dục và Đạo Tạo, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội - 2014

3 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đởi, bở sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2009.

4 Đào Trí Úc, Luật hình sự Việt Nam (Quyển I- Những vấn đề chung), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2000.

5 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2007.

6 TS Lê Minh Toàn, Pháp Luật Đại Cương, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội-2010.

Ngày đăng: 06/07/2023, 21:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w