1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển lâm nghiệp hà tĩnh với việc gia nhập wto

63 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Để Phát Triển Lâm Nghiệp Hà Tĩnh Với Việc Gia Nhập WTO
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Lâm Nghiệp
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Tĩnh
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 102,79 KB

Cấu trúc

  • Chương 1:............................................................................................................3 (2)
    • 1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài (2)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (3)
    • 1.3. Nội dung nghiên cứu (3)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (3)
  • Chương 2:............................................................................................................5 (5)
    • 2.1. Vai trò vị trí của ngành lâm nghiệp (5)
      • 2.1.1. Vai trò cung cấp (5)
      • 2.1.2. Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái (5)
      • 2.1.3. Vai trò xã hội (6)
    • 2.2. Các tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp của Hà Tĩnh (6)
      • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên (6)
      • 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội (7)
    • 2.3. Các hoạt động của ngành lâm nghiệp (9)
      • 2.3.1. Hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng (9)
      • 2.3.2. Hoạt động khai thác lâm sản (10)
      • 2.3.3. Hoạt động chế biến lâm sản (10)
      • 2.3.4. Hoạt động tiêu thụ (11)
    • 2.4. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xu thế hội nhập của lâm nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng (11)
      • 2.4.1. Tổ chức WTO (11)
      • 2.4.2. Sự cần thiết phải hội nhập của ngành lâm nghiệp (16)
  • Chương 3:..........................................................................................................19 (19)
    • 3.1.1. Về chính sách thuế quan (19)
    • 3.1.2. Phi thuế quan (22)
    • 3.2. Thực trạng phát triển của ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh (25)
      • 3.2.1. Về công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng (25)
      • 3.2.2. Về công tác khai thác sử dụng rừng (0)
      • 3.2.3. Về hoạt động chế biến và tiêu thụ lâm sản (0)
    • 3.3. Đánh giá tình hình thực hiện hội nhập của lâm nghiệp Hà Tĩnh (36)
      • 3.3.1. Sự chủ động trong hội nhập (36)
      • 3.3.2. Đánh giá cơ hội và thách thức (39)
      • 3.3.3. Đánh giá điểm mạnh điểm yếu (0)
  • Chương 4:..........................................................................................................45 (46)
    • 4.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển (46)
      • 4.1.1. Quan điểm (46)
      • 4.1.2. Mục tiêu phát triển (47)
    • 4.2 Dự báo một số xu hướng thị trường trong những năm tới (47)
    • 4.3 Một số giải pháp thúc đẩy ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh phát triển theo yêu cầu hội nhập (49)
    • 4.4 Một số kiến nghị cho ngành lâm nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng trong thực hiện lộ trình hội nhập WTO (56)
      • 4.4.1 Đối với chính phủ (56)
      • 4.4.2 Đối với các nhà đầu tư (57)
  • KẾT LUẬN (3)
  • Tài liệu tham khảo (60)

Nội dung

Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập có đối tượng lao động, phương pháp lao động và lực lượng lao động riêng mang tính chuyên ngành, lâm nghiệp còn là một ngành nghề lâu đời ở các quốc gia, đặc biệt là ở Việt Nam Dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các công cụ lao động của ngành lâm nghiệp cũng được cải tiến và hoàn thiện, công nghệ mới được áp dụng trong công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản Đồng thời công nghệ sinh học hiện đại đã góp phần đáng kể trong việc chăm sóc, bảo vệ, phòng trừ sâu dịch bệnh cho cây rừng…

Bên cạnh đó ngành lâm nghiệp có vị trí kinh tế - xã hội quan trọng Lâm nghiệp hiện đang cung cấp sản phẩm tiêu dùng trong nước, đảm bảo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và góp phần không nhỏ trong tổng GDP và kim ngạch xuất khẩu nước nhà Phát triển sản xuất lâm nghiệp gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao, vùng sâu…

Là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ với diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh trong nhiều năm qua công việc trồng rừng ở Hà Tĩnh đang nặng về phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái mà chưa thực sự quan tâm đến lợi ích kinh tế, các chính sách và giải pháp chưa đồng bộ, do đó chưa khơi dậy được tiềm năng của nghề rừng Trên cơ sở chiến lược phát triển lâm nghiệp Quốc gia trong xu thế mới, thời cuộc mới đòi hỏi HàTĩnh phải có những định hướng phát triển lâm nghiệp để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, khu vực, thế giới đặc biệt là khi nước ta đã gia nhậpWTO đặt ra cho nước ta nói chung và Hà Tĩnh nói riêng rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng đặt ra không ít thách thức mà chúng ta phải đối mặt và vượt qua…

Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung: Đề tài được thực hiện với mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

- Tìm hiểu thực trạng ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh, các tiềm năng phát triển và những cơ hội thách thức của ngành trong xu thế hội nhập.

- Đề xuất các giải pháp phát triển nhằm lâm nghiệp Hà Tĩnh phù hợp với quá trình gia nhập WTO.

Nội dung nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu như trên thì nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các phần chính sau:

- Tìm hiểu tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định của WTO liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

- Nghiên cứu tác động của quá trình hội nhập đến phát triển ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh cụ thể là các hoạt động lâm nghiệp.

- Đề xuất các giải pháp và chính sách lâm nghiệp để thúc đẩy các hoạt động của ngành lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu hội nhập

- Kết luận và kiến nghị

Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập số liệu:

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến hoạt động lâm nghiệp

- Điều tra, thu thập trực tiếp số liệu thông qua các báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Khảo sát trực tiếp tại cơ sở.

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người có kinh nghiệm trong quản lý các hoạt động lâm nghiệp và đánh giá thực trạng phát triển của ngành cũng như nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

* Phương pháp xử lý số liệu:

- Phương pháp thống kê kinh tế.

- Phương pháp phân tích kinh tế.

- Phương pháp phân tích điểm yếu điểm mạnh.

Vai trò vị trí của ngành lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt Nói đến lâm nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội Trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có ghi: “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của các dân tộc” Vai trò này được thể hiện:

Cung cấp là một trong những vai trò quan trọng của rừng Trong thực tế mọi thứ cần thiết cho sự tồn tại của con người như cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ Bên cạnh đó rừng còn là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, công nghiệp chế biến thực phẩm… Đặc biệt đây là nguồn cung cấp lương thực, dược liệu quý phục vụ trực tiếp cho đời sống dân cư

2.1.2 Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái

Một vai trò đặc biệt của rừng là phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái gồm các vai trò như: phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển nhằm bảo vệ đất, tránh các hiện tượng xói mòn rửa trôi đất, chống nhiễm mặn đất và bảo vệ nguồn nước, đồng thời hạn chế và phòng chống các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, lũ quét…

Ngoài ra rừng còn có vai trò phòng hộ đối với các khu công nghiệp, các khu đô thị, bảo vệ các đồng ruộng và các khu dân cư khỏi các nạn cát bay và mặn hoá, điều hoà khí hậu, làm sạch không khí… Rừng còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ các khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan du lịch, đồng thời rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, là nơi dự trữ

6 sinh quyển, làm tăng thêm tính đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm…

2.1.3 Vai trò xã hội Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào nhiều nguồn hàng hoá và dịch vụ môi trường tự nhiên Khi mất rừng thì những người dân bị mất rừng cũng vẫn có thể thu được những lợi ích thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất lâm nghiệp tuy nhiên hậu quả của việc mất rừng là rất lớn, tuy nhiên ai cũng hiểu được hậu quả của việc diện tích rừng bị giảm sút và vì vậy phá rừng để nhằm các mục tiêu khác không phải là phương án hay.

Tài nguyên rừng trước hết là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan trọng quyết định sự tồn tại của ngành lâm nghiệp, là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi Hiện nay rất nhiều người nghèo Việt Nam sống gần rừng, do vậy tài nguyên rừng cần phải được quan tâm đích đáng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo Đồng thời rừng là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động sống gần rừng…

Bên cạnh những vai trò cơ bản trên thì trong lịch sử cũng như hiện nay rừng còn có vai trò đặc biệt trong việc góp phần bảo vệ lãnh thổ đất nước trong chiến tranh và cả thời bình.

Các tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp của Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ có phía Bắc giáp với thành phố Vinh, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào và phía đông là biển Đông, là tỉnh có đường giao thông khá ngắn sang Lào và Thái Lan qua cửa khẩu Cầu Treo, bên cạnh đó còn có nhiều cảng lớn như cảng sông Xuân Hải và cảng biển nước sâu Vũng Áng là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế của tỉnh với các tỉnh khác trong nước và với các nước láng giềng.

Ngoài ra Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 605.575 ha, với 80% diện tích là đồi núi phân hoá phức tạp và chia cắt mạnh hình thành các vùng sinh thái khác nhau Địa hình đó đã tạo cho Hà Tĩnh có những cảnh quan có giá trị về mặt du lịch cũng như sinh thái như: Rừng nguyên sinh Vũ Quang, Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ… Với tổng diện tích tự nhiên đó thì đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 365.577 ha, cụ thể như sau: Đất có rừng là 299.603 ha gồm 214.958 ha là đất rừng tự nhiên, 84.645 ha là đất rừng trồng; đất chưa có rừng là 65.974 ha Đất lâm nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh chiếm 60,37% với độ che phủ rừng trên 45% (bình quân mỗi năm tăng 1.5%) Bên cạnh gỗ là tài nguyên rừng chủ yếu trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm như: Pơ mu, Gụ mật, Lim xanh thì rừng Hà Tĩnh còn có nhiều loại động vật và lâm sản ngoài gỗ khác khá phong phú về loài Về thực vật có đến 143 họ, 380 chi, 761 loài, có 265 loài cung cấp gỗ, 37 loài cây cảnh, còn rất nhiều loại dược liệu quý khác… Động vật rừng cũng khá phong phú, trong đó lớp động vật có xương sống bước đầu thống kê được 364 loài thuộc 99 họ, 28 bộ của hầu hết các lớp; Lớp thú có 65 loài (gồm 8 bộ, 23 họ), trong đó có các loài đặc hữu như Sao La, Hổ, Voi, Bò Tót… Lớp chim đã phát hiện được 322 loài, thuộc 62 họ, 17 bộ, có 17 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có các loài đặc hữu như Gà Lôi Lam mào đen,

Gà Lôi Lam đuôi trắng, Trĩ Sao…

Với số lượng loài động thực vật như trên có thể nói rừng Hà Tĩnh có tính đa dạng sinh học cao Đây là nguồn tài nguyên sinh học vô giá cần được bảo tồn, giữ gìn vì mục tiêu kinh tế, môi trường, nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Trong những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh đạt được mức tăng trưởng khá.Tuy nhiên, Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh thuần nông và vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước với GDP theo giá trị thực tế chỉ đạt khoảng 5.905 tỷ VNĐ(chiếm khoảng 0.72% GDP của cả nước năm 2005) Tỷ lệ hộ nghèo khá cao38,61% (cao hơn hẳn vùng Bắc Trung Bộ 10%), GDP bình quân đầu người chỉ bằng 47% so với cả nước (4.579.000 VNĐ/năm 2005) Thu vẫn chưa đủ chi và vẫn dựa chủ yếu vào trợ cấp của Trung Ương.

Hà Tĩnh có dân số khoảng 1.286.730 nguời, trong đó lao động xã hội có hơn 576.000 người, hơn 299.000 hộ, trong đó lao động trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp có hơn 483.000 người chiếm 83,8% tổng số lao động (cả nước tỷ lệ này là 65%) Dân số và lao động Nông, Lâm nghiệp chiếm đại bộ phận dân cư và lao động trong tỉnh, nhưng nhìn chung chất lượng lao động còn thấp, chủ yếu lao động chưa qua đào tạo (số lượng lao động đã qua đạo tạo từ 6 tháng trở lên chưa đạt 18%) do vậy rất hạn chế cho việc tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nên vấn đề chất lượng lao động là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực cho người lao động, tạo cơ hội việc lám cho họ để tham gia vào các quá trình sản xuất trong thời kỳ CNH - HĐH

Bên cạnh đó Hà Tĩnh hệ thống đường Quốc gia đi qua gồm: Đường sắt, Quốc lộ IA, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 8A, đường 12… có hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ và hệ thống đường liên thôn liên xã khá hoàn chỉnh Ngoài ra Hà Tĩnh còn có hệ thống cảng biển như: Xuân Hải, Vũng Áng Các tuyến đường và hệ thống cảng biển tạo cho Hà Tĩnh một thế mạnh về giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh cũng như giao lưu với các nước trong khu vực Tuy nhiên hệ thống giao thông trong lâm nghiệp còn thiếu trầm trọng, số đã có thì đã xuống cấp trầm trọng, không được duy tu bảo dưỡng nên đã gây trở ngại khó khăn cho sản xuất lâm nghiệp Theo ước tính thì hệ thống đường giao thông hiện nay phục vụ cho công tác lâm nghiệp chỉ mới đáp ứng được từ 20 - 25% nhu cầu, vì vậy trong thời gian tới cần phải quan tâm đầu tư nhằm phát huy được được hiệu quả tiềm năng của lâm, nghiệp.

Hệ thống cơ sở chế biến lâm sản tại Hà Tĩnh cũng khá phong phú và năng lực chế biến lớn như nhà máy sản xuất gỗ dăm ở Vũng Áng 230.000 tấn/năm Tuy nhiên còn thiếu các cơ sở chế biến nhỏ gắn với cùng nguyên liệu tại chổ để có thể sơ chế.

Hiện nay toàn tỉnh có 9 vườn ươm công nghiệp, có thể sản xuất cây giống từ mô, hom… các vườn ươm này đều có vườn vật liệu giống đảm bảo, có khả năng sản xuất 5 - 6 triệu cây giống mỗi năm, ngoài ra còn có hàng chục vườn ươm tạm Và với hệ thống này nếu tiếp tục củng cố và tổ chức lại sản xuất tốt thì có thể hoàn toàn chủ động đảm bảo cung ứng đủ giống cho trồng rừng.

Trong xu thế phát triển mới thì đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp Hà Tĩnh cũng có những biến đổi tích cực có nhiều dự án lớn như dự án xây dựng nhà máy băm dăm cở cảng Vũng Áng, dự án trồng rừng nguyên liệu và một số dự án về lĩnh vực thuỷ sản…

Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa phát huy đầy đủ tiềm năng và thế mạnh của của tỉnh trên lĩnh vực này Xu hướng chủ yếu là khai thác sử dụng tài nguyên và các nguồn lực sẵn có như lao động, đất đai, tài nguyên… một số dự án trồng rừng nguyên liệu với diện tích khá lớn song hiệu quả kinh tế và môi trường chưa tương xứng.

Nguyên nhân kinh doanh trong nông nghiệp được xem là lĩnh vực có nhiều rủi ro Đồng thời năng lực của các nhà quản lý thấp, thiếu các dịch vụ cần thiết, cơ sở hạ tầng kém, thủ tục hành chính khó khăn… Đòi hỏi tỉnh Hà Tĩnh phải có những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp tỉnh tương xứng vời tiềm năng hiện có.

Các hoạt động của ngành lâm nghiệp

2.3.1 Hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng Đây là một trong những hoạt động chính của ngành lâm nghiệp Hoạt động trồng rừng được thực hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau cả về mặt kinh tế lẫn xã hội Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển chắn sóng, chắn cát, trồng rừng đê bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống cho con người nói riêng và cho các loài sinh vật nói chung Ngoài ra việc trồng rừng vùng đệm góp phần vào công tác bảo vệ phân khu đặc biệt của rừng đặc dụng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên Trồng rừng phục vụ cho sản xuất kinh doanh khai thác lâm sản.

10 Đi kèm với hoạt động trồng rừng là bảo vệ rừng không kém phần quan trọng Hoạt động này nó quyết định sự thành công hay không thành công của hoạt động trồng rừng Với tình trạng rừng càng ngày càng suy giảm về mặt số lượng và chất lượng do khai thác bừa bãi và sâu bệnh… đòi hỏi phải làm sao bảo vệ và nâng cao chất lượng diện tích rừng hiện có đồng thời thực hiện nâng cao độ che phủ của rừng, giảm tối đa diện tích đất chưa có rừng, thực hiện phát triển lâm nghiệp bền vững Để làm được điều này thì việc bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm của riêng các cơ quan chức năng mà đó là trách nhiệm của mỗi người dân, hay nói đúng hơn là thực hiện xã hội hóa nghề rừng.

2.3.2 Hoạt động khai thác lâm sản

Là hoạt động nhằm khai thác các sản phẩm từ rừng nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng xã hội: khai thác gỗ tròn, gỗ nguyên liệu và các lâm sản ngoại gỗ như tre, nứa, dược liệu, lương thực và nguyên liệu chế biến thực phẩm

Khai thác lâm sản là một nghề lâu đời, gắn liền với nông nghiệp nông thôn miền núi và vùng dân cư sống gần rừng, hoạt động này mang tính chất nhỏ bé, tự cấp, manh mún Do sự phát triển của ngành chế biến lâm sản nên hiện nay hoạt động này đã phát triển hơn có nhiều thành phần kinh tế tham gia.

2.3.3 Hoạt động chế biến lâm sản

Chế biến lâm sản là một ngành công nghiệp quan trọng, là hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm lâm sản, đặc biệt là với hàng lâm sản xuất khẩu Nó lấy nguyên liệu từ ngành khai thác Công nghiệp chế biến lâm sản phát triển cho phép sử dụng triệt để và tiết kiểm nguyên liệu từ rừng, nâng cao chất lượng và giá trị hàng lâm sản dựa vào các thành tựu khoa học kỹ thuật Vì vậy để ngành lâm nghiệp phát triển dược thì ngành chế biến lâm sản phải đi trước một bước nhất là một nước đang phát triển như nước ta.

Nguồn nguyên liệu từ rừng phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện cho ngành chế biến lâm sản hình thành nhiều nghề từ thủ công đến hiện đại như:sản phẩm mộc, ván nhân tạo, đồ thu công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu, chế biến nhựa thông, cao su, cánh kiến đỏ, chế biến dược liệu, thực phẩm… đã thúc đẩy sự phân công lao động trong nội bộ ngành lâm nghiệp cũng như trong nên kinh tế quốc dân nói chung.

2.3.4 Hoạt động tiêu thụ Đây là hoạt động mang tính chất quyết định đối với bất kỳ sản phẩm nào và sản phẩm lâm sản cũng vậy Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, giá trị hàng hóa được thực hiện tạo ra lợi nhuận cho người sản xuất kinh doanh Sản phẩm lâm sản được tiêu thụ thông qua thị trường, ở đây có thị trường trong nước và thị trường nước ngoài Vì vậy để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ thì phải tạo thương hiệu cho sản phẩm, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới.

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xu thế hội nhập của lâm nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng

2.4.1 Tổ chức WTO a Tổ chức WTO là gì?

Tổ chức thương mại thế (WTO) thành lập ngày 1/1/1995, được kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) WTO là một tổ chức quốc tế có chức năng giám sát các hiệp định thương mại đa phương được thương lượng bởi các nước thành viên của tổ chức này WTO được hiểu theo hai mặt:

 Là một cơ quan được gắn với hàng loạt các quy định và pháp luật về việc sử dụng các chính sách thương mại tác động đến luồng mậu dịch quốc tế.

 Là một thị trường mà ở đó các nước thành viên trao đổi “hàng hoá” là các sự nhượng bộ, thâm nhập thị trường lẫn nhau và chấp nhận nguyên tắc của luật chơi.

Và thực hiện các chức năng chính sau:

- Quản lý việc thực hiện các hiệp ước của WTO

- Diễn đàn về đàm phán thương mại

- Giải quyết các tranh chấp về thương mại

- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia

- Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại Tính đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, WTO có 150 thành viên và Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 vủa tổ chức này.

Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội Nghị Bộ Trưởng Thương Mại, nhóm họp ít nhất hai năm một lần Dưới hội đồng là Hội Đồng Thương Mại về hàng hóa, Hội đồng về Thương Mại Dịch Vụ, Hội Đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu, khác với các tổ chức khác mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị như nhau. b Nguyên tắc hoạt động của WTO

* Nguyên tắc không phân biệt đối xử: mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác không kém ưu đãi hơn với sản phẩm của một nước thứ ba (đãi ngộ tối huệ quốc - MFN) Và cũng không đối xử ưu đãi sản phẩm của công dân nước mình hơn sản phẩm của nước ngoài (đãi ngộ quốc - NT).

* Nguyên tắc thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ Mức độ cắt giảm hàng rào bảo hộ được thỏa thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương.

* Nguyên tắc về dự báo, dự đoán: Các nhà đầu tư cũng như chính phủ nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ không bị thay đổi một cách tùy tiện Cam kết về thuế quan và các biện pháp khác bị ràng buộc về mặt pháp lý.

* Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng: Hạn chế các tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.

* Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi: Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay có thời gian dài hơn để điều chỉnh chính sách cho phù hợp. c Một số hiệp định liên quan đến lĩnh vực nông nghiêp

Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và khó giải quyết trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên Khi WTO ra đời thay thế cho hiệp định GATT đã bổ sung các quy định, luật lệ thương mại áp dụng đối với nông nghiệp Do đó hiệp định nông nghiệp đã tăng cường các quy định và luật lệ để điều chỉnh tốt hơn các biện pháp của Chính phủ trong ba lĩnh vực chủ yếu:

- Tiếp cận thị trường nông - lâm sản (thuế quan, phi thuế quan và tự vệ đặc biệt).

- Hỗ trợ trong nước trong nông nghiệp

- Thuế quan: Là thuế đánh vào hàng hoá xuất và nhập khẩu khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước mình theo các quy định của pháp luật Tổ chức WTO cho phép bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan nhưng phải cam kết mức thuế trần (ceiling pindings) nhất định để đảm bảo trong tương lai mức thuế nhập khẩu không cao hơn mức thuế trần đã cam kết Ngoài ra còn phải cam kết lịch trình giảm thuế.

- Phi thuế quan: Là các biện pháp can thiệp vào hàng xuất, nhập khẩu làm tăng hoặc giảm giá trị thương mại thực cũng như năng lực cạnh tranh của

14 hàng hoá đó Theo quy định của WTO các nước thành viên phải loại bỏ các biện pháp phi thuế quan như hạn chế định lượng (hạn ngạch xuất khẩu, hạn chế số lượng nhập khẩu…) nhằm bảo hộ sản xuất nội địa và tiêu dùng trong nước.

- Tự vệ đặc biệt: WTO cho phép sử dụng một số biện pháp phi thuế quan như các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ con người, động vật, thực vật và bảo vệ môi trường với điều kiện là các biện pháp này không hạn chế và bóp méo thương mại một cách vô lý hoặc tạo ra sự đối xử tùy tiện Đồng thời cho phép cấm nhập khẩu và xuất khẩu những hàng hóa nhất định để đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hóa truyền thống.

Về chính sách thuế quan

Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế Hiện nay Việt Nam đã thõa thuận về đối xử tối huệ quốc với 71 nước và vùng lãnh thổ.

Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi Luật thuế xuất, nhập khẩu đã được ban hành Nhờ đó, những chính sách cụ thể về thuế quan đã được ban hành như các văn bản về thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu để thực hiện theo chương trình thu hoạch sớm của Hiệp định khung giữa ASEAN với Trung Quốc, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu, một số chính sách quy định về miễn giảm thuế nhập khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng, quy định về trị giá tính

20 thuế nhập khẩu, thủ tục hải quan, cùng nhiều văn bản chính sách đối với xuất nhập khẩu các hàng hóa nông sản

Biểu 3.01: Thực hiện cắt giảm thuế quan theo chương trình ưu đãi thuế quan

Loại thuế quan 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan (%)

Loại trừ ngay 1,496 1,996 3,590 4,230 4,830 5,430 6,030 6,030 6,030 6,030 Loại trừ tạm thời 1,483 0,983 2,440 1,800 1,200 0,600 0 0 0 0 Loại nhạy cảm 0,026 0,026 0,051 0,051 0,051 0,051 0,051 0,051 0,051 0,051 Loại miễn trừ 0,213 0,213 0,202 0,202 0,202 0,202 0,202 0,202 0,202 0,202 Tổng số 3,218 3,218 6,283 6,283 6,283 6,283 6,283 6,283 6,283 6,283 Thuế quan trung bình đơn giản (%)

Loại trừ tạm thời 19,9 19,9 19,9 19,8 19,6 19,4 17,5 13,4 8,9 3,9 Trung bình 12,6 12,1 11,9 11,4 10,9 10,7 9,3 7,4 5,3 3,0

(Nguồn: Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn)

Các văn bản chính sách thuế quan của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân loại của Danh mục thuế quan, áp dụng biểu thuế với với các loại thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường theo Hiệp định khung và lịch trình cắt giảm thuế quan theo AFTA Chính phủ đã quy định danh mục hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu khi tham gia vào chương trình thu hoạch sớm với lộ trình cắt giảm thuế cụ thể cho từng năm đến 2008 (biểu3.02)

Biểu 3.02: Lộ trình cắt giảm thuế quan tham gia chương trình thu hoạch sớm

Nhóm thuế suất Lộ trình cắt giảm thuế quan (% vào 01/01 hàng năm)

Nguồn:Vụ kế hoach Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 11/2005

Chính phủ thảo luận thống nhất thuế quan trần và lộ trình cắt giảm thuế quan thông thường theo Hiệp định khung ASEAN với 4 nước (AC_FTA):

Biểu 3.03: Lộ trình cắt giảm thuế quan thông thường của Việt Nam theo

Mức thuế suất trần theo các năm (%)

X < 5 Giữ nguyên mức thuế suất 0,0

Nguồn: Vụ kế hoạch Bộ NN&PTNN tháng 11/2005, X là mức thuế suất 1/7/2003 Đánh giá chung, chính sách thuế quan hiện nay có nhiều thay đổi tiến bộ thể hiện ở tính cụ thể và minh bạch hơn, phù hợp với quy định quốc tế Chính sách đã có sự thay đổi theo các cam kết và tình hình trong nước, số nhóm thuế suất được rút gọn và đơn giản hóa, tạo nên tính đồng nhất cao Các cơ quan cán bộ chuyên ngành, người quản lý xuất nhập khẩu được nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và trách nhiệm trong thực thi công việc Tuy nhiên chính sách thuế quan vẫn còn những bất cập sau:

- Thứ nhất, việc cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong các hiệp định đã tạo cơ hội cho hàng nông sản các nước, nhất là Trung Quốc và Thái Lan là những nước có hàng nông sản cạnh tranh với nông sản trong nước nhập khẩu mạnh vào nước ta Trong khi đó nước ta chưa chuẩn bị các điều kiện sử dụng các hàng rào kỹ thuật ngăn chặn Mặt khác năng lực quản lý kiểm soát hàng nhập khẩu còn hạn chế nên ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và an toàn thực phẩm.

- Thứ hai, hạn ngạch thuế quan là công cụ sử dụng khá phổ biến ở các nước, nhưng nước ta chỉ sử dụng đối với một số sản phẩm liên quan đến thuốc lá Vì thế ưu thế của biện pháp này chưa được phát huy.

- Thứ ba, giá trị tính thuế tuy đã có sự thay đổi, nhưng việc kết hợp vận dụng giữa tính theo giá trị giao dịch và phương pháp suy luận sẽ tạo kẽ hở cho hải quan tính theo ý chủ quan, gây nên những thất thoát cho ngân sách

Là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, Hà Tĩnh cũng phải đặt mình trong sự vận động của nền kinh tế đất nước và nền kinh tế thế giới Do vậy trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng phải từng bước thực hiện các lộ trình cam kết cắt giảm thuế của Việt nam khi gia nhập WTO.

Phi thuế quan

Trong những năm 1990, Chính phủ đưa ra các chính sách phi thuế quan nhằm điều tiết cung cầu trong nước và kiểm soát thương mại với nước ngoài, gốm: Danh sách các mặt hàng xuất, nhập khẩu bị hạn chế định lượng; các mặt hàng bị cấm xuất, nhập khẩu và các mặt hàng thuộc dạng chỉ định đầu mối xuât, nhập khẩu Hạn chế định lượng một số mặt hàng xuất nhập khẩu được áp dụng năm 1994, được thay đổi từ 5 mặt hàng năm 1996 lên 8 mặt hàng năm 1997.

Năm 2001, Quyết định 46/2001/QĐ- TTg quy định: Các mặt hàng nông sản, lâm sản cấm xuất khẩu là gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên, củi than là từ gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên Loại hàng nông, lâm sản cấm nhập khẩu: thuốc lá, xì gà và các dạng thuốc lá thành phần khác. a Về trợ cấp của Nhà nước

Theo quy định của WTO thì các nước phải cam kết cắt giảm trợ cấp dạng hổ phách nhưng vẫn duy trì và không phải cam kết cắt giảm trợ cấp dạng hộp xanh lá cây và hộp xanh lam.Theo đó đối với lâm nghiệp, các hỗ trợ của Nhà nước nhằm tăng cường quản lý rừng và phát triển rừng bền vững ở mức độ cấp quốc gia bao gồm: phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo, nghiên cứu khoa học,khuyến nông khuyến lâm và phát triển thị trường. Ở Việt Nam thực tế về tài trợ tài chính của Nhà nước cho nghề rừng trong thời gian qua chủ yếu tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng như: đường sá, đầu tư trại giống quốc gia, tiến hành thực hiện phổ cập kiến thức về xã hội hoá nghề rừng…

Trong thời gian qua thực hiện theo chủ trương phát triển rừng toàn quốc

Hà Tĩnh đã tổ chức thực hiện các chương trình, dự án nhằm phục hồi và nâng cao diện tích rừng hiện có như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án 661, chương trình 135…

Bên cạnh đó thực hiện chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi để người dân có điều kiện tiến hành sản xuất lâm nghiệp tăng thu nhập cho hộ gia đình góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân… b Về vấn đề lâm nghiệp bền vững

Môi trường và phát triển là vấn đề to lớn được toàn xã hội quan tâm. Thực hiện phát triển bền vững đã trở thành nhiệm vụ bức thiết và gian khổ của toàn thế giới, nó trực tiếp liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của nhân loài Nó ảnh hưởng đến mỗi nước, mỗi khu vực, cho đến mỗi người trên toàn cầu Cho nên việc phát triển bền vững chỉ ra những nguyên tắc cơ bản của mọi hoạt động kinh tế của loài người Hoạt động lâm ngiệp là một bộ phận tổ thành quan trọng của hoạt động đó, cho nên kinh doanh bền vững là linh hồn của lâm ngiệp hiện đại.

Rừng là chủ thể sinh thái lục địa, là chiếc cầu nối và đai mở thực hiện sự thống nhất môi trường và phát triển Rừng là một kho tài nguyên, kho gen, kho năng lượng, kho dự trữ cacbon hoàn thiện nhất về chức năng của giới tự nhiên.

Có tác dụng quyết định trong việc cải thiện môi trường sinh thái và duy trì cân bằng sinh thái, đồng thời lại là tài nguyên không thể thiếu được của hoạt động con người đối với phát triển bền vững kinh tế xã hội nó có một ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng.

Lâm nghiệp là một ngành sản xuất phải hướng về kinh tế quốc dân và cuộc sống nhân dân cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ Nó đi tìm việc tăng của

24 cải vật chất và nâng cao lợi ích kinh tế, nhưng do sự biến đổi phương thức sống và phát triển kinh tế của nhân dân đối với công ích của rừng phải tăng trưởng nhanh, kinh doanh rừng ở góc độ du lịch vui chơi và môi trường mỹ học trở thành một trào lưu không thể thay đổi được Cho nên sản xuất vật chất rừng và bảo vệ rừng sống phải thống nhất với nhau Trong quá trình lợi dụng rừng vừa không làm tổn thương một nền sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ để thu được hiệu ích kinh tế lớn nhất Đồng thời lợi dụng đầy đủ tính năng đa dạng, phức tạp và chức năng to lớn của loài sinh vật và kết cấu cây rừng Tích cực phát huy đầy đủ cải thiện môi trường sinh thái và chức năng phục vụ xã hội.

Bên cạnh đó thực hiện xây dựng rừng theo “tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững” Chứng chỉ rừng được coi là công cụ mềm để thiết lập quản lý rừng bền vững (QLRBV) nhằm vừa đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo các mục tiêu về môi truờng và xã hội Để đảm bảo rừng sản xuất được quản lý bền vững, trước hết các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đạt “Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững” Để xác nhận QLRBV thì phải tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ rừng Hiện đã có những tổ chức cấp chứng chỉ, như: Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) hoặc được FSC uỷ quyền (như Smartwood, Hội đất) Việc cấp chứng chỉ rừng chỉ thực hiện ở đơn vị quản lý, chưa có chứng chỉ ở cấp quốc gia Lợi ích của cấp chứng chỉ rừng là sản phẩm từ rừng có tính cạnh tranh cao trên những thị trường coi trọng bảo vệ rừng và môi trường Nếu có quy trình theo dõi quá trình hình thành sản phẩm từ khâu khai thác đến khâu thành phẩm, gọi là chuỗi hành trình thì sản phẩm được dán nhãm của tổ chức cấp chứng chỉ. c Về vấn đề cạnh tranh thương mại bình đẳng

Theo nguyên tắc của WTO là tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng trong đó hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.

Tuy nhiên đối với ngành lâm nghiệp thì gần như chưa có một vụ kiện nào thể hiện sự cạnh tranh không bình đẳng Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các loại gỗ nhân tạo như: gỗ dăm, gỗ ghép thanh… ngoài ra sản phẩm được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng là đồ thủ công mỹ nghệ mây tre đan Bên cạnh đó chúng ta tạo môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp, trong đó chú trọng đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng nguồn lực Tăng cường quản lý các doanh nghiệp nhà nước theo luật trên cơ sở tổ chức lại các Bộ,Ngành và hệ thống luật pháp ngày càng bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp.

Thực trạng phát triển của ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh

3.2.1 Về công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng

Diện tích rừng trồng hiện có của Hà Tĩnh là 84.645 ha Bình quân mỗi năm Hà Tĩnh trồng mới được 6.000 ha Trong đó: Rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước là 1.600 ha, trồng bằng nguồn vốn vay là 2000 ha, diện tích còn lại 2.400 ha là dân cư tự bỏ vốn ra trồng Ngoài ra mỗi năm Hà Tĩnh còn trồng được 13 - 15 triệu cây phân tán các loại, đưa độ che phủ của rừng từ 34.1% năm 1999 lên và hiện nay là 47%, tăng bình quân 1.5% / năm Là tỉnh có độ che phủ cao trong toàn quốc Ý thức của người dân về rừng, về môi trường sinh thái và bảo vệ, phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt, xu thế trồng rừng nguyên liệu, trồng cây bản địa quý hiếm, trồng cây có giá trị kinh tế cao như cây Dó Trầm được nhân dân phát triển mạnh, cùng với các loài cây chủ lực khác như cây Cao Su, cây Keo, cây Phi Lao, cây Mây Nếp và một số lâm sản ngoài gỗ… đã tạo nên các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, gắn với nhà máy chế biến, tạo được động lực thúc đẩy quá trình phát triển rừng

Bảo vệ rừng là công tác thường xuyên, liên tục có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời với việc quản lý, phát triển và sử dụng rừng Trong những

26 năm qua công tác bảo vệ rừng đã được các cấp, các ngành, các chủ rừng quan tâm, chú trọng Vì vậy đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nỗi bật là:

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có gồm 214.958 ha rừng tự nhiên; 84.645 ha rừng trồng

- Số vụ phá rừng trái phép giảm nhiều so với trước đây cả về tính chất, quy mô và mức độ vi phạm Các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý chủ yếu là vận chuyển lâm sản trái phép từ các tỉnh khác qua địa bàn và vận chuyển động vật hoang dã từ Lào về.

- Số vụ cháy rừng giảm đáng kể, chủ yếu là cháy do sơ suất khi đốt thực bì, cỏ dại ở những trang trại liền kề rừng lan sang, một số ít do dân đốt tổ ong lấy mật gây cháy Ý thức của nhân dân trong việc phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng được nâng cao; sự phối hợp giữa chính quyền các cấp huyện, xã, chủ rừng và các lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng ngày càng chặt chẽ.

- Sâu róm gây hại rừng thông luôn là một nguy cơ thường trực Tuy nhiên trong những năm qua các chủ rừng, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, các cấp chính quyền và nhân dân sống gần quan tâm, chú trọng, tập trung cao độ cả về tài và lực trong việc phòng và dập dịch nên phần nào đã hạn chế được tổn thất rừng do dịch sâu róm gây ra. Để thực hiện tốt quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng Hà Tĩnh đã giao 37.888 ha cho 13.730 hộ gia đình, đồng thời các chủ rừng nhà nước đã thực hiện chính sách giao khoán lâu dài theo Nghị định 01 của Chính phủ cho 3.671 lượt hộ, với diện tích 94.100 ha Hoạt động lâm nghiệp đã tạo việc làm cho 37.000 lao động của 193 xã có rừng trên 10 huyện, thị trong tỉnh, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giảm nhẹ tệ nạn phá rừng và tăng cường ổn định an ninh, xã hội ở miền núi.

Ta thấy hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng đã có những tiến triển tích cực Đặc biệt trong xu thế hội nhập mà cụ thể là sau một năm gia nhập WTO của Việt Nam thì hoạt động trồng của ngành với mục đích phát triển ngành lâm nghiệp phát triển theo yêu cầu hội nhập Hà Tĩnh đã thực hiện đề án phát triển các loài cây lâm nghiệp chủ lực đến năm 2010 với vốn đầu là 463,969 tỷ đồng Tình hình đầu tư cho từng loài cây cụ thể được thể hiện trong biểu sau:

Biểu 3.04: Tình hình đầu tư cho các các loài cây lâm nghiệp chủ lực

TT Hạng mục ĐVT Keo, bạchđàn trầm Cao su Phi laoDó Song mây Tổng số

Trong đó: - Vốn ngân sách là 85,7 tỷ đồng, gồm:

Đầu tư mở đường 59,4 tỷ đồng

Đầu tư chuyển giao và khuyến lâm 6,3 tỷ đồng Chính sách hỗ trợ sản xuất 20 tỷ đồng

Như vậy không chỉ khi gia nhập WTO rồi thì tỉnh mới có những chuẩn bị cho các khu rừng trồng nguyên liệu, mà từ nhu cầu của ngành chế biến lâm sản thì ngành lâm nghiệp cũng đã tiến hành phát triển các khu rừng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất Những sản phẩm tiêu dùng trong nước nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào không được kiểm soát chặt chẽ nhưng đối với sản phẩm xuất khẩu thì đây là một điều kiện quyết định sản phẩm có được thị trường

- Vốn tín dụng 327,17 tỷ đồng

- Vốn đầu tư nước ngoài 33,1 tỷ đồng

- Vốn huy động trong dân 18 tỷ đồng

Tĩnh cũng được tiến hành thực hiện theo các quy định của Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam nhằm đảm bảo quản lý rừng bền vững.

3.1.2 Về công tác khai thác sử dụng rừng

Khai thác rừng là một khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, nó vừa là kết quả của hoạt động trồng rừng cũng là điều kiện thúc đẩy thực hiện trồng, tái sinh rừng Thực trạng khai thác rừng một số sản phẩm từ rừng trong thời gian qua được thể hiện trong bảng sau:

Biểu 3.05: Kết quả khai thác gỗ tròn giai đoạn 2000 - 2007

Sản lượng Giá trị m 3 Tốc độ phát triển LH (%) Triệu đồng Tốc độ phát triển LH (%)

(Nguồn: Báo cáo thực trạng và phát triển lâm nghiệp Hà tĩnh)

Cả tỉnh Hà tĩnh trước năm 2003 có 6 đơn vị được phép khai thác rừng tự nhiên, bình quân mỗi năm sản lượng khai thác từ 20.000 đến 25.000 m 3 Từ năm 2003 chỉ còn lại hai đơn vị được phép khai thác rừng tự nhiên là: Lâm trường Chúc A và Công ty Lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn Tổng diện tích hai đơn vị này quản lý 67.118 ha, và hàng năm chỉ được phép khai thác bình quân khoảng 8.000 m 3 với cường độ khai thác bình quân 20% tương đương 30m 3 /ha. Sau khai thác rừng vẫn còn trữ lượng trên 100 m 3 /ha, độ tàn che bình quân 0,5 và chỉ sau 1 đến 2 năm rừng phục hồi trạng thái ổn định Thông qua khai thác rừng mỗi năm các đơn vị còn trích bình quân 250.000 đồng/m 3 đầu tư trở lại quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Ta thấy khi có quyết định hạn chế khai thác rừng tự nhiên thì sản lượng khai thác hàng năm đã giảm một cách đáng kể, kéo theo đó là giá gỗ tròn lại tăng lên làm tăng giá trị khai thác nên dù sản lượng giảm hơn một nữa nhưng giá trị khai thác giảm không nhiều Bên cạnh đó sản lượng khai thác hàng năm tăng giảm không theo một xu hướng nhất định, mà không đều giữa các năm vì hoạt động này phần lớn cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, mà Hà Tĩnh là một trong những tỉnh mà khí hậu, thời tiết khắc nghiệt gây khó khăn nhiều cho sản xuất nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng.

Lâm sản ngoài gỗ cũng là một nguồn lợi từ rừng có giá trị cao, tuy nhiên chưa được chú trọng khai thác với quy mô lớn do không có cơ sở chế biến và không có nguồn tiêu thụ ổn định Do đó việc khai thác các nguồn lâm sản ngoài gỗ như dược liệu… là do cá nhân hay hộ gia đình tiến hành và phục vụ nhu cầu của họ nên rất khó thống kê.

Công tác điều tra và khảo sát nguồn lợi của rừng được tiến hành hàng năm nhằm phục vụ cho công tác lập kế hoạch khai thác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển lâm nghiệp bền vững.

Khi có quyết định hạn chế việc khai thác rừng tự nhiên, đồng thời việc thực hiện cấp chứng chỉ rừng đã giúp cho việc khai thác rừng có quy cũ hơn. Chứng chỉ rừng thực chất là hình thức đảm bảo cho sản phẩm khai thác từ rừng mà cụ thể là gỗ phải có nguồn gốc từ những khu rừng không bị phá hoại và suy thoái Khi gia nhập WTO việc kiểm soát lâm sản xuất khẩu càng chặt chẽ hơn thể hiện: đối với nguyên liệu nhập khẩu từ ngoài vào thì lượng xuất đi không thể vượt quá lượng nhập vào, do đó sẽ rất khó tiêu thụ nếu nguyên liệu khai thác trong nước không có nguồn gốc rõ ràng Điều này đã có tác động không nhỏ đến hoạt động khai thác lâm sản Hiện tại Hà Tĩnh có hai đơn vị được phép khai thác rừng tự nhiên là rừng sản xuất trong đó Công ty Lâm nghiệp và Dịch

30 vụ Hương Sơn đang thực hiện thí điểm của đề án phát triển lâm nghiệp bền vững nhằm đảm bảo để rừng được cấp chứng chỉ rừng.

Trên cơ sở chiến lược phát triển lâm nghiệp Quốc gia, định hướng phát triển Lâm nghiệp tỉnh trong giai đoạn tới là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển từ lâm nghiệp chủ yếu từ khai thác lợi dụng tài nguyên rừng thông qua các đơn vị kinh tế nhà nước sang lâm nghiệp xã hội với trọng tâm là bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, khôi phục và phát triển rừng với cơ cấu cây trồng đảm bảo đáp ứng được cả hai mục tiêu phòng hộ môi trường và kinh tế Khai thác lợi dụng tài nguyên hợp lý, bền vững Đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, gắn với công nghệ chế biến tiên tiến nhằm nâng giá trị sản phẩm từ rừng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Đánh giá tình hình thực hiện hội nhập của lâm nghiệp Hà Tĩnh

3.3.1 Sự chủ động trong hội nhập a Chủ động trong cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường luôn chứa đựng trong nó những diễn biến và các mối quan hệ phức tạp Vì vậy để tồn tại và phát triển được ngành lâm nghiệp phải biết rõ được thực lực của mình, điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể chủ động tham gia thị trường không bị lúng túng.

Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 tỉnh Hà Tĩnh đã có những đổi mới trong cơ chế quản lý về lâm nghiệp Thực chất là sự “cởi trói” khỏi cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã xơ cứng và quan liêu Từ đây ngành lâm nghiệp đã từng bước chủ động các nguồn lực để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh không phụ thuộc quá nhiều vào các trợ cấp, cân đối từ ngân sách Nhà nước.

Sự chủ động trong ngành lâm nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh chính là việc nhanh chóng nắm bắt được sự cần thiết của thị trường lâm sản, để từ đó chủ động điều chỉnh cơ chế sản xuất trong lâm nghiệp Trong những năm gần đây tỉnh đã nâng cấp được một khu bảo tồn thành Vườn quốc gia Vũ Quang và khu bảo tồn thiên nhiên Kẽ Gỗ nhằm bảo tồn lưu giữ nguồn gen động thực vật và tham gia dự án 661 phát triển vốn rừng Những bước tiến với mục đích phát triển ngành du lịch sinh thái và các ngành lâm sản ngoại gỗ.Và đây chính là bước đầu cho sự phát triển của ngành trong tương lai, nhất là tạo sự khởi đầu cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới b Chủ động trong điều chỉnh cơ chế quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập

Có thể nói rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào khi có cơ chế phù hợp, chọn đúng khâu đột phá thì nhất định ngành lâm nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh sẽ có bước phát triển mạnh mẽ Vì vậy để tiến tới hội nhập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp lâm nghiệp chuẩn bị các điều kiện, chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh cuả hàng hoá Điều đó thể hiện qua việc hướng dẫn các đơn vị thực hiện linh hoạt các chính sách của nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp về đầu tư tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh, cụ thể:

- Rà soát quỹ đất, tổ chức sắp xếp lại các Lâm trường Quốc doanh theo Quyết định 187 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng độ che phủ của rừng từ 34,1% năm 1999 lên 45% năm 2005, ngăn chặn cơ bản nạn chặt phá rừng tráí phép, góp phần vào việc giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái và mang lại hiệu quả kinh tế.

- Thực hiện tốt giao đất khoán rừng, tạo công ăn việc làm cho lao động trên 10 huyện trong tỉnh, góp phần vào công cuộc xoá đối giảm nghèo.

- Tiến hành thực hiện cải cách hành chính, đổi mới trong Quản lý Nhà nước theo yêu cầu của nền kinh tế, của hội nhập, đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên môi trường

Ngoài việc thực hiện tốt các công việc nêu ra ở trên thì có hai vấn để mà ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh phải tiến hành thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên như sau:

Vấn đề thứ nhất: khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng, nằm trong khả năng giải quyết của các doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp một khi xóa bỏ được tình trạng bao cấp và thay thế bằng cơ chế hoạt động hợp lý Nghị quyết số 28 – NQ/TW, ngày 16/6/2003, của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp

38 xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh đã khẳng định rõ mục tiêu, quan điểm, phương hướng và các giải pháp chủ yếu đối với các lâm nghiệp quốc doanh, trong đó đặc biệt nêu rõ quan điểm “đổi mới nông, lâm trường quốc doanh phải gắn với đổi mới về cơ chế quản lý theo hướng phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ công ích Nông, lâm trường làm nhiệm vụ kinh doanh là chủ yếu thì phải chuyển hẳn sang sản xuất và hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường ” Cụ thể Hà Tĩnh là đơn vị được Bộ đánh giá là tỉnh thực hiện tốt, đã chuyển đổi 6 Lâm trường Quốc doanh thành 6 Ban quản lý rừng phòng hộ, đồng thời có 10 đơn vị quốc doanh, 09 xã, 01 hộ gia đình được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cấp giấy khai thác nhựa thông.

Vấn đề thứ hai: bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là tiền đề quan trọng để khai thác có hiệu quả lâu dài tài nguyên này, nhưng cũng đang là vướng mắc lớn cho công tác quản lý nhà nước đối với ngành lâm nghiệp Cơ chế bao cấp đối với việc trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng như hiện nay rõ ràng không mang lại hiệu quả, và như vậy sẽ không thể đẩy mạnh việc khai thác rừng sản xuất vì sẽ làm giảm nhanh chóng tài nguyên rừng Việc giao chỉ tiêu hạn chế đối với việc khai thác gỗ rừng nhằm hạn chế sự suy giảm của tài nguyên rừng trong điều kiện trồng mới rừng còn gặp nhiều khó khăn cũng chỉ là biện pháp thụ động không hiệu quả, vừa khiến cho các lâm trường sống lay lắt trông chờ vào Nhà nước, vừa là mảnh đất béo bở cho nạn “lâm tặc” phát triển.

Tóm lại khi việc bảo vệ rừng trở thành thân thiết đối với người lao động ở lâm trường và các đơn vị kinh tế khác thì không những Nhà nước giảm được kinh phí trong việc bảo vệ rừng mà còn đem lại được lợi ích tốt hơn khi gắn hoạt động này với lợi ích trực tiếp của người sản xuất. c Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của ngành

Về năng lực cạnh tranh có thể nói rằng, sản phẩm lâm nghiệp của cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng đã tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế Tuy nhiên để tìm chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm lâm nghiệp, vấn đề nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh là điều cần quan tâm Bởi hiện nay khoảng 70% gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến phải nhập khẩu, vì thế ngành chế biến phát triển chưa đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế tỉnh cũng như lợi ích trực tiếp cho ngành trồng rừng

Việc chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh hàng lâm sản không chỉ thực hiện qua việc đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, đổi mới quản lý nhằm nâng cao năng suất mà còn phải trực tiếp tạo ra nguồn nguyên liệu trong nước để hạ giá thành bằng cách đầu tư trồng rừng và khai thác hợp lý nguồn nguyên liệu ở các khu rừng tự nhiên.

Song song với việc khai thác, tỉnh Hà Tĩnh triển khai thực hiện chính sách trồng rừng phủ trống đồi trọc, vừa cải tạo môi trường, tạo công ăn việc làm, vừa tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến Đặc biệt hiện nay Hà Tỉnh đang phát triển thêm ngành mây tre đan xuất khẩu, song chưa tạo được thương hiệu cho sản phẩm mà đây là điều kiện cần thiết để quảng bá sản phẩm, cần thiết hơn đối với tiến trình hội nhập thương mại quốc tế.

Mặt khác, để nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hà Tĩnh đã có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với ngành lâm nghiệp là tương đối lớn. Chủ yếu là vốn đầu tư về công nghệ, kỹ thuật Ngoài ra còn phổ biến các cơ chế chính sách kinh tế của ngành cho các doanh nghiệp lâm nghiệp như các luật lệ, thông lệ, thủ tục thương mại của các nước trên thế giới,… từ đó họ có sự chủ động trong hoạt động thương mại, quan hệ quốc tế với các nước không bị bỡ ngỡ.

3.3.2 Đánh giá cơ hội và thách thức. a Cơ hội

Quan điểm, mục tiêu phát triển

Xuất phát từ mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010 là thu nhập bình quân đầu người phải đạt 1000USD cộng với việc ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho người dân, tăng thu nhập Ngoài ra ngành lâm nghiệp còn phải đảm bảo cung cấp về lâm sản cho tiêu dùng trong nước đồng thời góp phần vào bảo vệ chủ quyền vùng biên giới Để thực hiện đúng chức năng của mình ngành lâm nghiệp phải được phát triển trên quan điểm sau:

- Thực hiện cơ giới hoá ngành lâm nghiệp đưa máy móc công nghệ và các khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển ngành và chủ động trong xu thế hội nhập Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất,, vừa khai thác tiềm năng hiệu quả, vừa quản lý bảo vệ môi trường, phát triển, tái tạo nguồn lợi đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững Chuyển đổi cơ cấu kinh tế lâm nghiệp trong mọi lĩnh vực từ ươm giống, trồng rừng, khai thác đến chế biến, coi trọng các sản phẩm xuất khẩu lâm sản đồng thời quan tâm phục vụ nhu cầu trong nước.

- Phát triển lâm nghiệp phải theo quy hoạch đồng bộ, theo vùng và khu vực thích hợp với từng giống cây trồng nhằm phát huy lợi thế, tạo hệ thống liên hoàn giữa các khâu: ươm giống - trồng rừng - khai thác - chế biến – tiêu thụ

- Lâm nghiệp là ngành ít được quan tâm đầu tư nên muốn phát triển cần huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, thu hút mọi tầng lớp nhân dân,mọi thành phần kinh tế trong đó cần sự quan tâm nhiều của Nhà nước Từ đó tạo điều kiện cho ngành phát triển một cách ổn định, bền vững.

- Phát triển kinh tế lâm nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng, đào tạo nhân lực và giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao dân trí, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.

- Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển lâm nghiệp Việt Nam nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng thông qua các chính sách đầu tư và quản lý đúng đắn, phù hợp với tính chất đặc thù của ngành, nghề rừng.

Về mục tiêu chung tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương phát triển mạnh kinh tế rừng, nhất là trồng rừng nguyên liệu, bảo tồn phát triển cây con quí hiếm Bên cạnh đó môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề tỉnh đã và đang quan tâm từ nhiều năm nay Và tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là dân trong vùng ven rừng là điều cần thiết nhằm đưa thu nhập của ngành Lâm nghiệp tương xứng với tiềm năng đất đai hiện có.

Về mục tiêu cụ thể đến năm 2010 tỉnh Hà Tĩnh đặt ra cụ thể như sau:

- Đưa độ che phủ của rừng từ 45% (năm 2005) lên 55% (năm 2010).

- Tạo việc làm, nâng cao đời sống cho 50.000 lao động sống gần rừng: Nâng cao đời sống của người dân tiến tới làm giàu từ rừng, đưa thu nhập bình quân lên trên 1 triệu đồng/tháng/người lao động lâm nghiệp Đưa thu nhập của nghề rừng tương xướng với tiềm năng Lâm nghiệp hiện có.

Dự kiến sau năm 2010 bình quân mỗi năm:

+ Giá trị hàng hoá cho Công nghiệp và xuất khẩu 752 tỷ đồng, tương ứng với 47 triệu USD.

+ Nộp ngân sách 76 tỷ đồng.

Dự báo một số xu hướng thị trường trong những năm tới

Chúng ta đã biệt việc gia nhập WTO có tác động đến đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội Tuy nhiên theo nhận định của các nhà nghiên cứu kinh tế thì khi xoá bỏ thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng không nhiều đến sản xuất và tiêu dùng lâm sản trên phạm vi toàn thế giới (bao gồm cả gỗ tròn) Mà điều này nó có thể sẽ tác động nhiều đến thương mại giữa các nước với nhau.

Với nhận định như vậy những năm tới đây có thẻ dự báo một số xu hướng của thị trường lâm sản có thể tác động mạnh đến hoạt động ngành lâm nghiệp như sau:

- Nhu cầu sử dụng lâm sản có nguồn gốc xuất xứ ngày càng tăng đối với những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ… đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu phải có nguồn gốc rõ ràng, bảm bảo việc khai thác chế biến đúng quy trình kỹ thuật, đồng thời đảm bảo được mục tiêu sản xuất bền vững.

- Ngành chế biến lâm sản Hà Tĩnh nói riêng và của cả nước nói chung thì nguyên liệu dùng cho sản xuất vẫn chủ yếu là nhập khẩu do đó chưa khai thác và tận dụng được các nguồn lực trong nước để đảm bảo phát triển ngành nghề một cách toàn diện Do đó để đáp ứng được nhu cầu của ngành, hiện nay đã có rất nhiều dự án trồng rừng nguyên liệu đã và đang được tiến hành, đây sẽ là nguồn nguyên liệu cần thiết cho tương lai phát triển của ngành.

- Xu hướng sản xuất sản phẩm bền vững tiếp tục tăng: Sản xuất bền vững đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh.

Xu thế phát triển bền vững là một tất yếu mà bất kỳ một nền kinh tế nào cũng phải tuân nếu muốn đứng vững trên trường quốc tế.

- Các cuộc chiến về thương mại vẫn tiếp tục tăng: Trong môi trường kinh doanh quốc tế thì các nước có thế mạnh về chất lượng, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm sẽ là nước chiếm ưu thế trong quá trình cạnh tranh Đối với thị trường trong nước cũng vậy, doanh nghiệp nào biết tận dụng thời cơ phát huy được các thế mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng Đây là xu thế “cá lớn nuốt cá bé” trong thời cuộc mới Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết nắm bắt thời cơ để phát triển, nếu không sẽ phải lùi bước nhường đường cho người khác tiến lên Đây là một xu thế tất yếu của cơ chế thị trường cạnh tranh, và cạnh tranh là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của một nền kinh tế.

- Người tiêu dùng càng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn trong nhu cầu tiêu dùng của mình do sự đa dạng và phong phú của các mặt hàng, do đó càng ngày họ càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm, đồng thời giá cả và hình thức sản phẩm cũng là những chỉ tiêu quan trọng đối với người tiêu dùng.

Những xu hướng thị trường như trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển ngành lâm nghiệp cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chuẩn bị các điều kiện một cách tốt nhất, phải nắm rõ được các xu thế biến động của thị trường để từ đó có những điều chỉnh xử lý kịp thời, linh hoạt,tránh tối thiểu những tác động xấu lên sự phát triển của ngành.

Một số giải pháp thúc đẩy ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh phát triển theo yêu cầu hội nhập

Trong bối cảnh xu thế hoá, các quốc gia trên thế giới ở mức độ này hay mức độ khác đều tuỳ thuộc vào nhau, có quan hệ qua lại với nhau Nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại với thời đại Hội nhập bên cạnh những lợi ích, cơ hội thì còn có những khó khăn, thách thức có thể dẫn đến lệ thuộc vào các nước lớn Vì vậy cần phải có những biện pháp phát triển thích hợp nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành: Để có được định hướng phát triển đúng đắn, phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế, hoàn thành mục tiêu cụ thể đặt ra cũng như phù hợp với xu thế của thị trường thì sự can thiệp của Nhà nước là rất quan trọng mang tính chất định hướng thông qua thể chế chính sách Trên cơ sở thực hiện các chính sách của Nhà Nước thì ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh cần thực hiện một số giải pháp sau: a Rà soát điều chỉnh qui hoạch 3 loại rừng

Công tác điều tra quy hoạch có thể nói là quan trọng hàng đầu, làm cơ sở định hướng phát triển bền vững Trên cơ sở qui định về tiêu chí phân cấp phòng hộ, việc điều chỉnh qui hoạch 3 loại rừng sẽ được thực hiện theo hướng ưu tiên đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất, những vùng đất tốt, thuận lợi cho sản xuất,không thuộc lưu vực sông, hồ đập lớn mà trước đây đã qui hoạch phòng hộ thì nay chuyển sang sản xuất:

- Ra soát điều chỉnh qui hoạch 3 loại rừng theo hướng tăng lâm phận sản xuất, làm rõ ranh giới lâm phận 3 loại rừng trên bản đồ và ngoài thực địa, công bố rộng rãi qui hoạch 3 loại rừng để tổ chức quản lý, thực hiện đảm bảo đúng qui hoạch

- Trên qui hoạch tổng thể các loài cây mà đề án đưa ra, cần phải điều tra, qui hoạch chi tiết đến từng xã của từng huyện, làm rõ trên bản đồ và ngoài thực địa các vùng sản xuất theo từng loại cây cụ thể Công bố qui hoạch và xây dựng các dự án đầu tư.

- Khảo sát đánh giá hiệu quả một số diện tích rừng trồng hiện có như nhựa thông, keo tràm, Bạch đàn Phú Khánh… nếu hiệu quả thấp thì cần thanh lý, khai thác để chuyển sang trồng các loài cây có giá trị cao hơn như Cao su, Keo lai, Bạch đàn mô, Dó trầm, Phi lao hom

- Rà soát hệ thống các cơ sở chế biến lâm sản, qui hoạch, xác định số lượng và qui mô phù hợp trên cơ sở khả năng nguồn nguyên liệu, cương quyết loại bỏ các cơ sở chế biến lâm sản bất hợp pháp. b Về ứng dụng khoa học, công nghệ và khuyến lâm

- Tăng cường năng lực về công nghệ thông tin cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp nhằm tiếp cận nhanh với các thông tin kinh tế, kỹ thuật và thị trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tạo giống từ mô, hom nhằm tạo giống tốt cho rừng trồng Tổ chức nghiên cứu khảo nghiệm và đánh giá đúng về khả năng sinh trưởng, phát triển của các xuất xứ giống đưa vào trồng rừng. Tiến tới cần xây dựng một trung tâm tạo giống gốc, cây mẹ để cung ứng vật liệu giống cho các vườn ươm trong tỉnh.

- Tổ chức theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu bệnh hại rừng trồng để có giải pháp xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

- Xây dựng các mô hình trình diễn về kinh doanh, kỹ thuật thâm canh rừng, làm nơi tham quan học tập cho nông dân Hàng tháng phối hợp với đài truyền hình tỉnh mở chuyên mục cùng dân làm giàu, để giới thiệu các mô hình, các cách thức làm ăn của các hộ sản xuất giỏi Xây dựng cẩm nang về quy trình kỹ thuật trồng rừng các cây chủ lực, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật đến tận từng người làm rừng, xây dựng một số mô hình thâm canh rừng để có kết luận nhằm phổ biến rộng rãi. c Về đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật

- Cũng cố xây dựng các vườn ươm công nghiệp, các khu rừng giống đảm bảo cung ứng đủ giống cây lâm nghiệp có chất lượng cao.

- Nhà nước cần đầu tư ngân sách để nâng cấp sữa chữa và mở mới các tuyến đường lâm nghiệp nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích sản xuất phát triển. Bình quân 100 ha rừng trồng mới cần mở 1 km đường cấp phân phối, tổng chiều dài đường cần nâng cấp, mở mới là 515 km.

- Củng cố cơ sở vật chất, kỹ thuật, tăng cường năng lực cho Đoàn điều tra Qui hoạch nông lâm nghiệp và các trạm khuyến nông - khuyến lâm ở các huyện nhằm đáp ứng yêu cầu công tác qui hoạch, chuyển giao công nghệ. d Về chính sách

- Đẩy mạnh giao đất, khoán rừng, tổ chức giao khoán rừng đến từng hộ nhằm phát huy lợi thế về đất đai và lao động của tỉnh Thực hiện tốt chính sách hưởng lợi trong nhận khoán làm rừng.

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư và chính sách hỗ trợ cho sản xuất lâm nghiệp Như chính sách hỗ trợ giống, miễn, giảm tiền thuê đất trong chu kỳ kinh doanh đầu…

- Giảm lãi suất tiền vay từ quỹ đầu tư phát triển e Về tổ chức sản xuất

- Thực hiện tốt Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới hoạt động các lâm trương quốc doanh; củng cố tổ chức hoạt động của các đơn vị, các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện có, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính và phát huy được tiềm năng lợi thế của từng đơn vị để tham gia sản xuất kinh doanh và làm bà đỡ cho kinh tế hộ

Ngày đăng: 05/07/2023, 19:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w