1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nghệ an

204 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ ANH GIANG

HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI 2023

Trang 2

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ ANH GIANG

HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS BẠCH ĐỨC HIỂN TS NGUYỄN THÙY LINH

HÀ NỘI 2023

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, bản luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các giảng viên hướng dẫn khoa học TS Bạch Đức Hiển và TS Nguyễn Thùy Linh đã giúp đỡ tơi hồn thành luận án này Nhờ có sự tận tình hướng dẫn, những lời khun bổ ích và tài liệu có giá trị từ các thầy cơ mà tơi có thể xác định sớm hướng nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình Sự khích lệ động viên tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất có thể của các Thầy Cô là nguồn động lực vô cùng to lớn giúp tơi vượt qua những khó khăn trên con đường nghiên cứu khoa học để có được ngày hơm nay Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô rất nhiều

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên khoa Tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính đã tạo điều kiện và cho tơi những góp ý q báu để tơi hồn thành luận án

Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô giáo và đồng nghiệp tại khoa Tài chính – Ngân hàng trường Kinh tế, Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện trong quá trình nghiên cứu cũng như trong cơng việc để tơi tồn tâm tồn ý thực hiện nghiên cứu của mình

Trang 5

iii

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2

3 Khoảng trống nghiên cứu 9

4 Mục tiêu nghiên cứu 10

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

6 Phương pháp nghiên cứu 11

7 Những đóng góp mới của luận án 14

8 Bố cục của Luận án 15

CHUƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO SME 16

1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 16

1.1.1 Khái niệm, đặc trưng về Doanh nghiệp nhỏ và vừa 16

1.1.2 Những ưu thế và hạn chế của SME 19

1.1.3 Vai trò của SME đối với sự phát triển kinh tế xã hội 21

1.2 Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp 24

1.2.1 Khái niệm và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 24

1.2.2 Khái niệm và phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp 26

1.3 Huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa SME 30

1.3.1 Khái niệm về huy động vốn 30

1.3.2 Phương thức huy động vốn cho hoạt động của SME 30

1.3.3 Nguyên tắc huy động vốn cho hoạt động của SME 52

1.3.4 Quy trình thực hiện huy động của SME 54

1.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn của SME 56

1.3.6 Nhân tố tác động tới hoạt động huy động vốn của SME 58

1.4 Kinh nghiệm về huy động vốn cho SME 65

1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế về huy động vốn của một số nước trên thế giới 65 1.4.2 Kinh nghiệm một số tỉnh ở Việt Nam về huy động vốn cho SME 75

Trang 6

iv

Kết luận chương 1 80

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 82

2.1 Tổng quan về tình hình phát triển SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An 82

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An 82

2.1.2 Tình hình hoạt động SXKD SME trên địa bàn Tỉnh Nghệ An 85

2.2 Thực trạng huy động vốn tại SME trên địa bàn Tỉnh Nghệ An 101

2.2.1 Thực trạng huy động vốn chủ sở hữu cho SME 101

2.2.2 Thực trạng huy động vay và nợ cho SME 110

2.2.3 Thực trạng về quy trình huy động vốn cho SME 123

2.3 Ảnh hƣởng của các nhân tố đến khả năng huy động vốn của SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An 124

2.3.1 Phương pháp phân tích 124

2.3.2 Kết quả nghiên cứu 129

2.4 Đánh giá thực trạng huy động vốn của SME ở Nghệ An 140

2.4.1 Những kết quả đạt được trong huy động vốn của SME 140

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân huy động vốn cho SME Nghệ An 142

Kết luận chƣơng 2 152

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 154

3.1 Định hƣớng huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An 154

3.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An 154

3.1.2 Định hướng huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An 155

3.1.3 Quan điểm hoàn thiện giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An 157

3.2 Giải pháp hoàn thiện huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Nghệ An 158

Trang 7

v

3.2.2 Đa dạng hóa phương thức huy động nguồn tài trợ vốn vay 165

3.2.3 Hạn chế các thách thức đối với hoạt động huy động vốn 171

3.2.4 Tăng cường hỗ trợ huy động vốn cho SME 175

3.2.5 Tăng cường thực hiện quy trình huy động vốn cho các SME 179

3.3 Điều kiện thực hiện giái pháp hoàn thiền huy động vốn tại SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An 179

3.3.1 Đối với các tổ chức cung ứng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 180

3.3.2 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 190

Kết luận chƣơng 3 194

KẾT LUẬN 196

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 198

PHỤ LỤC 1: Kết quả kiểm định Cronbach‟s alpha 204

PHỤ LỤC 2: Ma trận xoay Rotaed componene matrix 206

PHỤ LỤC 3: Bảng Correlations 207

Trang 8

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Mô tả

1 ADB Ngân hàng Châu á Thái bình dương 2 TTC Thuê tài chính

3 CNH,HĐH Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

4 DN Doanh nghiệp

5 SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước

7 NN Nhà nước

8 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 9 GTGT Giá trị gia tăng 10 TTC Thuê tài chính

11 HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội 12 NHNN Ngân hàng nhà nước

13 NHTM Ngân hàng thương mại

14 NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước 15 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 16 NSNN Ngân sách nhà nước

17 TP Trái phiếu

18 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 19 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 20 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

21 SMEDF Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 22 SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 9

vii 31 VKD Vốn kinh doanh

32 NV Nguồn vốn

33 DT Doanh thu

33 VLĐ Vốn lưu động

34 Upcom Sàn giao dịch Upcom 35 VCSH Vốn chủ sở hữu 36 PE Quỹ đầu tư tư nhân

37 HĐV Huy động vốn

Trang 10

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Trang

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn xác định SME của một số quốc gia trên thế giới 16

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn xác định SME của ngân hàng thế giới 17

Bảng 1.3: Tiêu chuẩn xác định SME của Việt Nam 17

Bảng 1.4: Số lượng NHTM và dư nợ cho vay SME ở Singapore 69

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người của Nghệ An (2016-2020) 84

Bảng 2.2: Cơ cấu GRDP theo ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An 84

Bảng 2.3: Số lượng SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An 88

Bảng 2.4: Số lượng SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân theo quy mô 89

Bảng 2.5: Số lượng SME ở Nghệ An phân theo hình thức pháp lý 91

Bảng 2.6: Số lượng SME ở Nghệ An phân theo ngành kinh tế 93

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn của SME trên địa bàn Nghệ An 95

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn của SME trên địa bàn Nghệ 96

Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn của SME phân theo loại hình DN 97

Bảng 2.10: Doanh thu thuần SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân theo quy mô doanh nghiệp 99

Bảng 2.11: Lợi nhuận trước thuế SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân theo loại hình doanh nghiệp 101

Bảng 2.12: Quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số vốn chủ sở hữu của SME 101

Bảng 2.13: Vốn chủ sở hữu của SME phân theo khu vực NN và NNNN 103

Bảng 2.14: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của SME khu vực NN 104

Bảng 2.15: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của SME khu vực ngoài NN 105

Bảng 2.16: Số lượng SME Nghệ An niêm yết trên HNX, Upcom 107

Bảng 2.17: Số lượng quỹ đầu tư tư nhân đầu tư vào các DN Nghệ An 109

Bảng 2.18: Dư nợ cho vay SME của NHTM, TCTC tại Nghệ An 111

Bảng 2.19: Dư nợ cho vay SME trên địa bàn Nghệ An so với nợ phải trả 114

Bảng 2.20: Vốn SME huy động từ TDTM của nhà cung cấp 116

Bảng 2.21: Nguồn vốn SME Nghệ An huy động từ trái phiếu DN và Thuê tài chính 118

Bảng 2.22: SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An huy động vốn từ thuê tài chính 119

Bảng 2.23: Nguồn vốn SME huy động từ các khoản nợ phải trả khác 121

Trang 11

ix

Bảng 2.25: Thống kê kết quả khảo sát việc thực hiện quy trình huy động vốn

cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An 123

Bảng 2.26: Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý 126

Bảng 2.27: Thang đo các biến trong mô hình 127

Bảng 2.28: Thống kê loại hình pháp lý doanh nghiệp 129

Bảng 2.29: Thống kê doanh nghiệp theo quy mô 129

Bảng 2.30: Thống kê doanh nghiệp theo ngành nghề 130

Bảng 2.31: Thống kê nguồn tài trợ vốn cho SME trên đại bàn tỉnh Nghệ An 130

Bảng 2.32: Thách thức đối với huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An thống kê trên mẫu chọn 400 SME 131

Bảng 2.33: Hỗ trợ huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An thống kê trên mẫu chọn 400 SME 132

Bảng 2.34: Thống kê kết quả huy động vốn 133

Bảng 2.35: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt 133

Bảng 3.36: KMO and Bartlett's Test 134

Bảng 2.37: Nhóm nhân tố được xác định sau kiểm định EFA 135

Bảng 2.38: ANOVA 137

Bảng 2.39: Model Summary 138

Bảng 2.40: Coefficients 138

Trang 12

x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ

Biểu đồ 1.1 Số liệu vốn hóa thị trường và gía trị giao dịch trên sàn chứng

khốn dành cho SME singapore 71

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu khoản vay theo ngành của các SME Thái Lan năm 2019 73

Biều đồ 1.3 Giá trị vốn hóa thị trường và giá trị giao dịch tại thị trường chứng khoán dành cho SME tại Thái Lan 75

Biểu đồ 2.1 Số lượng SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An (đang hoạt động và có kết quả sản xuất kinh doanh) 88

Biều đồ 2.2 Số lượng SME ở Nghệ An phân theo quy mô 90

Biều đồ 2.3 Số lượng SME ở Nghệ An phân theo hình thức pháp lý 92

Biều đồ 2.4 Số lượng SME ở tỉnh Nghệ An phân theo nghành kinh tế 95

Biều đồ 2.5 Doanh thu thuần SME ở Nghệ An phân theo quy mô DN 100

Biều đồ 2.6 Tốc độ tăng VCSH của SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An 102

Biểu đồ 2.7 Cơ cấu vốn chủ sở hữu của SME khu vực NN 105

Biểu đồ 2.8 Cơ cấu vốn chủ sở hữu của SME khu vực ngoài NN 106

Biều đồ 2.9 số lượng thương vụ PE tại một số nước châu á 108

Biểu đồ 2.10 Dư nợ cho vay SME/nợ phải trả của SME Nghệ An 115

Biểu đồ 2.11: Nguồn vốn huy động từ tín dụng thương mại 117

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Sơ đồ 1.1: Cấu trúc quỹ đầu tư tư nhân (PE) 36

Sơ đồ 1.2: Dòng tiền trong quỹ đầu tư tư nhân (PE) 37

Sơ đồ 1.3: Mơ hình giao dịch tại thị trường vốn SME Hàn Quốc 67

Trang 13

1

PHẦN MỞ ĐẦU 9 Sự cần thiết của nghiên cứu

Trang 14

2

gỡ không chỉ từ các tổ chức cung ứng vốn mà cịn từ chính mỗi SME và các cơ quan quản lý nhà nước

Là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội Góp phần khơi dậy các tiềm năng đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ở nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, không thể không thừa nhận một trở ngại lớn đang hiện hữu đối với các SME trên con đường phát triển – Đó là thiếu vốn triền miên Hệ lụy tất yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh của khơng ít doanh nghiệp bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản Trước những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế, trước hậu họa của đại dịch covid 19 và biến đổi khí hậu, các SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An khó có đủ sức cạnh tranh, khó hiện thực hóa được mục tiêu phát triển của chính các doanh nghiệp và của địa phương nếu khơng coi giải bài tốn về vốn là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới Nhận thức được địi hỏi cấp bách đó, NCS lựa chọn nội dung: “Huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề

tài luận án của mình, hy vọng sẽ đóng góp một phần trí tuệ và sức lực nhỏ bé của mình để kiến giải một số giải pháp hoàn thiện khả năng huy động vốn cho SME trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.

10 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Liên quan đến SME, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đã bàn về SME, huy động vốn cho SME đó là:

* Thứ nhất, Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về SME

- “Small and medium-sized enterprises in countries in transition/ Economic commission for Europe" của United Nation - Geneva New York [72]; Phân tích tình hình hoạt động của các SME ở các nước Đang chuyển đổi - được mệnh danh là hoa hồng cho kinh tế Châu Âu Tác giả chỉ rõ đặc điểm, tiêu thức phân loại, đánh giá sự hoạt động và vai trò của các SME

Trang 15

3

and Policy Recommendations [87].Phân tích đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa ra các khuyến nghị về hành chính và chính sách để phát triển SME ở Việt Nam

- “Sử dụng các cơng cụ tài chính để khuyến khích và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” Luận án TS của Bạch Đức Hiển

[21], 1996 - ĐH Tài chính Kế tốn (nay là Học viện Tài chính) Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng các cơng cụ tài chính như thuế, chứng khốn, tín dụng trong việc định hướng sự phát triển các SME ở nước ta từ năm 1986 đến năm 2000 Tư liệu tác giả sử dụng từ trước 1995 trong đó tác giả đặc biệt quan tâm đến vai trị của thị trường chứng khốn trong huy động nguồn vốn cho các SME

- “Quản lý tài chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội” - LATS 2012, NCS Nguyễn Thị Minh - ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội [35] Phân

tích những vấn đề chung về SME, khung lý thuyết và khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp, nội dung cơ bản của quản lý tài chính như quản lý vốn, tổ chức huy động vốn, quản lý hạch tốn chi phí, phân phối lợi nhuận và tái đầu tư Phân tích và hoạch định tài chính, đánh giá kết quả quản lý tài chính thơng qua các chỉ tiêu tài chính

* Thứ hai, Nghiên cứu về nguồn vốn, cơ cấu vốn và huy động vốn - Các nghiên cứu về nguồn vốn của SME: Nghiên cứu của Beck, T &

Demirguc-Kunt, A (2006)“Small and medium-size enterprises: Access to finance as a growth constraint”[67], của Resiano Ann (2017) “factor influencing small and medium size enterprises access to financing: a case of

kiambu county Kenya” [84], của João Lussuamo “the importance of finance

theories of SME capital structure decision” (2020) [92], của Harald Pechlaner

“Growth perceptions of small and medium sized enterprises (SME's)”- The case of South Tyrol của case of South Tyrol (2009) [75], của TS Hồng Đình

Trang 16

4

Việt Nam”[47], của LATS Ngô Thị Hương Thảo (2021), “Huy động vốn để phát triển SME trên địa bàn thành phố Hà Nội”[51], của LATS Nguyễn Thế Bính (2013) “Nguồn vốn cho phát triển SME trên địa bàn thành phố Cần thơ”[1] Các tác giả chỉ ra những đặc trưng, ưu điểm, nhược điểm của SME,

các loại nguồn vốn của SME: nguồn VCSH gồm nguồn vốn góp khi thành lập doanh nghiệp, nguồn vốn giữ lại từ lợi nhuận sau thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn từ bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần; vốn vay nợ gồm nguồn vốn từ vay vốn từ ngân hàng và các TCTC, tín dụng thương mại, từ phát hành các giấy tờ có giá như trái phiếu Đối với các SME, do khả năng tài chính còn nhiều hạn chế, việc huy động đủ vốn để sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ được các SME đặt lên hàng đầu Các tác giả cũng chỉ ra tình trạng thiếu vốn cũng như khó khăn trong huy động vốn của SME từ các NHTM và TCTC, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho các SME Các bài viết đã phân tích khả năng huy động vốn cho SME trong bối cảnh của từng địa phương cụ thể như Cần Thơ, Hà Nội, Thái Nguyên, từ đó đưa ra giải pháp cho SME tại từng địa phương

- Nghiên cứu về khả năng huy động vốn của SME từ các kênh cung ứng vốn trong nền kinh tế

+ Nghiên cứu về nguồn vốn từ NHTM, các TCTC cho SME:

Nghiên cứu của Le PNM (2012)“What determine the access to credit by SMEs? A case study in Vietnam”[93], Khalid và Kalsom (2014), “Financing of Small and Medium Enterprises (SMEs) in Libya: Determinants of Accessing Bank Loan” [69], Kung‟u và cộng sự (2011), “Factors influencing SMEs access to finance:A case study of Westland Division, Kenya” [70],

Nhung Nguyễn, Nhung Luu (2013), “Determinants of Financing Pattern and Access to Formal -Informal Credit: The Case of Small and Medium Sized Enterprises in Viet Nam” [78], đề tài của TS Trương Quang Thơng (2010)

“Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các SME - Thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh”[44], của LATS Võ Đức Việt “Vai trị hoạt động cho vay

của ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An” [41], của LATS Nguyễn Minh

Trang 17

5

Hiền (2018) “Giải pháp tín dụng nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” [24], của

TS Trần Quốc Hoàn (2018) “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của SME tại tỉnh Phú Thọ” [25], của TS Nguyễn Thị Hiền (2019) “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng”[49] Các tác giả đã chỉ ra vai trò của NHTM, TCTC đối với SME trong

việc cung ứng vốn, khẳng định nguồn vốn từ các NHTM, TCTC là nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn cho các SME Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn tín dụng của SME trên địa bàn các địa phương khác nhau, từ đó các tác giả đề xuất những giải pháp đa dạng các dịch vụ cho vay, tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng giúp các SME thuận lợi hơn trong q trình huy động vốn tín dụng từ các NHTM và TCTC Các bài viết trên đã chỉ ra những khó khăn về đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình hoạt động của các SME Việt Nam, đề xuất những giải pháp, kiến nghị về dịch vụ cung ứng vốn, và các chính sách từ hệ thống ngân hàng và TCTC giúp các SME dễ dàng trong tiếp cận vốn

+ Nghiên cứu về huy động vốn của các SME từ kênh dẫn vốn qua phát hành trái phiếu DN: Nghiên cứu của Peter Dollé (2013) “SMEs Embrace the Bond Markets”[75], của Emanuele Rossi và Simone Boccaletti (2020) “Financial Fragility and Corporate Bond Funding of SMEs: An Analysis of the Italian Case” [73], của TS Tạ Thanh Bình (2019) “Thị trường chứng khoán và khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” [50], của TS Bạch Thanh Hà (2014) “Huy động vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp cho đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam”

[6], của Thanh Hà (2019) “Giải pháp huy động vốn tích cực thơng qua phát

hành trái phiếu doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng”[14], của TS Trần Thị

Thu Hiền (2020) “ Các yếu tố tác động tới quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam” [23], của TS Nguyễn Trí Hiếu (2019) “Huy động vốn trên thị trường chứng khốn cịn nhiều hạn chế” [57], của Trần Anh

(2019) “Vì sao thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động” [52] Các công

Trang 18

6

càng sôi động và thu hút được các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp tham gia, tuy nhiên để các DN huy động vốn hiệu quả trên thị trường này thì pháp luật về thị trường Trái phiếu cần hoàn thiện hơn nữa.

+ Nghiên cứu về hoạt động cung ứng vốn cho các SME từ thuê tài sản của công ty cho thuê tài chính: LATS Phạm Huy Hùng (1997)“Giải pháp phát triển và hồn thiện tín dụng th mua ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường” [26], của Đoàn Thanh Hà (2003) “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam” [20], của Bùi Hồng Đới (2003) “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam” [13], của Lê Thị Kim Nhung (2004) “Hoàn thiện các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam”[34], của Trần Đức Trung (2014) “Đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam”[33] Các tác

giả nghiên cứu lý luận về thuê tài sản nói chung và cho th tài chính nói riêng, đồng thời phân tích ưu nhược điểm để so sánh với các hình thức tín dụng khác Các cơng trình chỉ ra lợi thế của nguồn vốn từ TTC, từ đó làm rõ vai trò của TTC trong cung cấp vốn trung, dài hạn cho SME trong điều kiện huy động vốn từ các NHTM, TCTC cịn khó khăn Các nghiên cứu khẳng định TTC là hình thức cung ứng vốn trung và dài hạn phù hợp với SME khi không đáp ứng được điều kiện vay vốn từ hệ thống ngân hàng về TSĐB, tính minh bạch trong hoạt động tài chính

+ Nghiên cứu về huy động vốn của các SME từ kênh dẫn vốn tín dụng thương mại Nghiên cứu của Phan Đình Nguyên và Trương Thị Hồng Nhung (2014) “

Nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”[53], của Trần Ái Kết (2016) “Nhân tố ảnh hưởng tới khoản phải trả của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng”[54], của Trần Diệu Hương (2020) “Các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam”[27].Các nghiên cứu đã phân tích đặc điểm, ưu nhược điểm của nguồn vốn tín dụng thương mại của các doanh nghiệp Các

Trang 19

7

+ Nghiên cứu về huy động vốn của các SME từ kênh dẫn vốn quỹ đầu tư tư nhân Nghiên cứu của Cyril Demaria (2013) “Venture, Growth, LBO & Turn-Around Capital” [94] , của Matthew Hudson “Private Equity, Hedge and All Core Structures”2014 [95], Bowen White “Private Equity in Action Case Studies from Developed and Emerging Markets” 2017 [77], của Nguyễn

Hồng Nhung “Thu hút vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân: Những vấn đề cần lưu ý” 2019, của Trịnh Thị Tuyết Anh “Quỹ đầu tư chọn gì tại Việt Nam?” 2020 Các nghiên cứu làm rõ cấu trúc của quỹ đầu tư bao gồm các đối tác chung trực tiếp thực hiện hoạt động của quỹ và các đối tác hữu hạn tham gia góp vốn đầu tư, đồng thời chỉ ra cơ chế hoạt động cũng như hình thức đầu tư của quỹ gồm đầu tư mạo hiểm, LBO, tài trợ hạng hai Các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của quỹ đầu tư đối với doanh nghiệp, các vấn đề cần chú ý để huy động vốn từ các quỹ đầu tư

* Thứ ba, Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp

- Factors Affecting Access to Finance of Small and Medium Enterprises (SMEs) of Bangladesh (2017) của Mohammed Chowdhury[74] thông qua việc điều tra mẫu gồm 86 doanh nghiệp tại Bangladesh tác giả chỉ các nhân tố bao gồm quy mơ, độ tuổi của doanh nghiệp, trình độ học vấn, kĩ năng của chủ sở hữu, cũng như các điều khoản cung ứng vốn như tài sản đảm bảo, lãi suất cản trở khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thêm vào đó, các SME phải đối mặt với những trở ngại về nạn tham nhũng và phân biệt đối xử trong q trình tiếp cận nguồn tài chính

- Factors influencing small and medium size enterpres access to financing: a case of Kiambu county, (2017) của Margaret Mutiria [96] Nghiên cứu cho

Trang 20

8

quả nghiên cứu này cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ đáng kể giữa các biện pháp được thực hiện để tăng cường tài chính và khả năng tiếp cận tài chính của DNVVN Các biện pháp được xem xét bao gồm sự can thiệp của chính phủ như quỹ thanh niên, các sản phẩm cho vay ngân hàng dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các sản phẩm cho vay tài chính vi mô cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đào tạo kỹ năng tài chính, quỹ dành cho người khôn ngoan và sử dụng tiết kiệm luân phiên và các hiệp hội hợp tác (ROSCA) đều đã đóng góp đáng kể trong việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho DNVVN

- Improving SME access to finance in the North West Province of South Africa (2009) của Imraan Bakhas [71] Các phát hiện của nghiên cứu này phù hợp và hỗ trợ kết quả của các nghiên cứu trước đó, điều tra khả năng tiếp cận tài chính của DNVVN Các phát hiện chỉ ra rằng khu vực DNVVN có đặc điểm sự khan hiếm của các doanh nhân, các tổ chức tài chính mạo hiểm và một môi trường hỗ trợ và phát triển Những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng các sáng kiến hợp tác giữa các tổ chức tài chính và tổ chức hỗ trợ với các SME đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của DNVVN

Trang 21

9

- Access to finance: disconect between entrepreneurs and financers (2016)

của Thashnee Padiaychee [98] Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu lý do dẫn đến sự mất kết nối giữa các nhà tài chính và doanh nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính của DN Các nhà tài chính và doanh nhân đã được phỏng vấn sâu để đánh giá quan điểm của họ về những thách thức mà họ gặp phải trong quá trình tài trợ Các tiêu chí mà các nhà tài chính sử dụng đã được điều tra và đo lường dựa trên những trở ngại mà các DN gặp phải Điều này giúp chúng ta có thể hiểu được các lĩnh vực mất kết nối trong quá trình nộp đơn xin hoặc tìm kiếm tài trợ Thiếu nhận thức về các nguồn lực và sản phẩm có sẵn để hỗ trợ các DN có thể là nguyên nhân sâu xa của nhiều lĩnh vực mất kết nối Do đó, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của các DN

- Factors Affecting Access to Finance By Small and Medium Enterprises In Vietnam (2019) Nguyễn Hoàng Tiến [77] Nghiên cứu chỉ ra rằng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đóng vai trị quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Tiếp cận tài chính là cần thiết để khởi tạo, vận hành, phát triển và tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng của tất cả các doanh nghiệp Do đó, nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính của các DNVVN tại Việt Nam Nghiên cứu đã thông qua một thiết kế nghiên cứu khảo sát sử dụng mẫu ngẫu nhiên phân tầng Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 400 doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc Các phương pháp kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích ANOVA và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sáu yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tài chính của các DNVVN tại Việt Nam bao gồm kinh nghiệm quản lý, hiểu biết về tài chính của chủ sở hữu-quản lý, kế hoạch kinh doanh, quy chế quản lý tài chính, trình độ học vấn của chủ sở hữu-người quản lý và quy mô kinh doanh

- “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng SME tại ngân hàng thương mại khu vực Tây Bắc Việt Nam” (2020) LATS của Đỗ Thị Thu Hiền [59] Từ bộ dữ liệu 355 phiếu khảo sát các cán bộ

Trang 22

10

hưởng tới quyết định cho vay của NHTM đối với SME ở khu vực Tây Bắc Hệ thống thông tin cứng bao gồm: Thông tin về doanh nghiệp, về tài chính, tài sản thể chấp, lịch sử tín dụng của SME Thơng tin mềm bao gồm: Năng lực của chủ DN, tính cách của chủ DN, thơng tin về sự tham gia mạng lưới xã hội, thông tin về quan hệ với ngân hàng

11 Khoảng trống nghiên cứu

Từ phần tổng quan các tài liệu trong nước và thế giới liên quan đến nguồn vốn và huy động vốn của SME, cho thấy:

Thứ nhất, có rất nhiều cơng trình đã nghiên cứu về các phương thức HĐV cho doanh nghiệp, tuy nhiên chủ yếu tập trung các các phương thức huy động vốn truyền thống như phát hành giấy tờ có giá, tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, trái phiếu, thuê tài chính, hoặc các cơng trình nghiên cứu từng phương thức huy động vốn riêng biệt, chưa có cơng trình nào nghiên cứu phân tích đầy đủ về nguồn vốn và các phương thức huy động vốn cho SME đặc biệt là đề cập đến các phương thức huy động vốn mới trong điều kiện công nghệ ngày càng phát triển như quỹ đầu tư tư nhân, huy động vốn từ cộng đồng thông qua các nền tảng công nghệ

Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu ở trong nước và thế giới ngoài nghiên cứu về mặt lý luận, đã phân tích định tính và định lượng nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn tại SME, tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu tác động tổng hợp của các nhân tố thách thức đối với huy động vốn gồm: chi phí huy động vốn, điều kiện huy động vốn, minh bạch hóa thơng tin, thơng tin tài chính; và các nhân tố hỗ trợ huy động vốn gồm: Đào tạo kĩ năng tài chính, chương trình kết nối doanh nghiệp với bên cung ứng vốn, hiệp hội SME, chương trình hỗ trợ của chính phủ, sàn giao dịch chứng khoán dành riêng cho SME

Thứ ba, các nghiên cứu định lượng về huy động vốn đã được thực hiện ở các địa phương như Hà Nội, Thái Nguyên, Cần Thơ, Hồ Chí Minh,…, nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu định lượng nào được thực hiện tại địa bàn tỉnh Nghệ An

12 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 23

11

 Mục tiêu chung: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện huy động vốn cho SME trên địa bàn Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

 Để thực hiện được mục tiêu chung, luận án đưa ra các mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất: Luận án tổng hợp lý luận về các loại nguồn vốn và phương thức

huy động vốn cho SME Hoàn thiện lý luận về phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động HĐV cho SME Xây dựng lý luận về quy trình huy động vốn cho SME

Thứ hai, Luận án phân tích thực trạng huy động vốn cho SME trên địa bàn

Nghệ An trong khoảng thời gian 2016 – 2020, từ đó đánh giá thực trạng huy động vốn cho SME

Thứ ba, sử dụng kết quả khảo sát hơn 400 SME, thực hiện phân tích định

lượng bằng phần mềm SPSS 20, xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó đánh giá tác động của các nhân tố tới hoạt động huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thứ tư, Đề xuất các giải pháp hoàn thiện huy động vốn cho SME trên địa bàn

Nghệ An

13 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn cho SME b Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:

+ Nghiên cứu các nguồn vốn và phương thức huy động vốn mà SME có thể sử dụng;

+ Nghiên cứu các nhân tố tác động đến HĐV của SME - Phạm vi nghiên cứu về không gian

+ Các SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016 đến 2020

+ Nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới HĐV cho SME được thực hiện khảo sát với hơn 400 SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An, danh sách được chọn ngẫu nhiên dựa vào tỉ lệ phân bố DN trên toàn tỉnh, phiếu được gửi đến 160 DN ở TP Vinh, ở 3 thị xã Cửa Lị, Hồng Mai, Thái Hịa và 7 huyện Diễn Châu, Quỳnh lưu, Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nam Đàn, mỗi địa phương khảo sát 20 DN; 9 huyện còn lại gồm Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ hợp, Tân kỳ mỗi huyện lấy 10 phiếu khảo sát

Trang 24

12 + Giai đoạn 2016 đến 2020;

+ Quan điểm và các giải pháp hoàn thiện đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Do phạm vi của đề tài “Huy động vốn” là rất rộng, NCS chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động HĐV đứng dưới góc độ của các SME

14 Phƣơng pháp nghiên cứu a Nghiên cứu định tính

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề, hiện tượng trong trạng thái động, đảm bảo tính logic, tính tồn diện và tính thực tiễn Trên cơ sở đó, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực kinh tế như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp tư duy logic, phương pháp so sánh, diễn dịch, quy nạp, suy luận

Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được dùng để

nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung của luận án, từ đó phân chia các nội dung thành các yếu tố cấu thành, để đưa ra xu hướng, bản chất trong nghiên cứu đồng thời hệ thống hóa các nội dung liên quan nghiên cứu và rút ra suy luận logic gắn với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp sử dụng xuyên suốt trong cả 3 chương của luận án

Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh giữa các vấn đề nghiên

cứu, đưa ra những nội dung khác biệt, ưu điểm, hạn chế từ đó đúc rút hỗ trợ cho việc tiến tới mục tiêu và đối tượng nghiên cứu Phương pháp so sánh sử dụng chủ yếu trong chương 2 của luận án nhằm phân tích thực trạng HĐV cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ đó đưa ra các đánh giá cho thực trạng đã nghiên cứu

Phương pháp tư duy logic: để suy luận, kết nối các đánh giá, hệ thống

các nội dung nghiên cứu để đưa ra những suy luận phản ánh nội dung và đặc điểm của vấn đề, củng cố cho nội dung nghiên cứu phương pháp tư duy logic được sử dụng xuyên suốt cả 3 chương của luận án

Trang 25

13

nước và Nghệ An, các bài báo, tạp chí, báo điện tử, nhận định của các chuyên gia về các vấn đề của SME Nghệ An Số liệu thứ cấp được sử dụng từ các tài liệu nghiên cứu đã được tổng hợp

b Nghiên cứu định lƣợng

Phương pháp định lượng, dữ liệu sẽ được xử lý bằng máy tính và các thống kê trên phần mềm SPSS Cụ thể các bước:

* Chọn mẫu

Đối với phiếu điều tra SME, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, luận án không tiến hành điều tra của tổng thể toàn bộ các SME trên địa bàn tỉnh mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu có chọn lọc với cách thức phi ngẫu nhiên

* Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu sinh sử dụng công cụ bảng câu hỏi với thang điểm Likert năm cấp Phần 1 của bảng câu hỏi xử lý dữ liệu nhân khẩu học của những người được hỏi, phần II đề cập đến loại nguồn vốn mà SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thể huy động; những thách thức mà các DNVVN phải đối mặt trong việc huy động vốn; các biện pháp được thực hiện để tăng cường khả năng huy động vốn, và kết quả huy động vốn DNVVN (biến phụ thuộc)

* Kĩ thuật phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu được định nghĩa là quá trình thơng qua đó dữ liệu thơ được chuyển đổi và tóm tắt theo cách phù hợp và có ý nghĩa đối với người sử dụng dữ liệu hoặc báo cáo nghiên cứu Phần mềm SPSS 20 được sử dụng để phân tích dữ liệu

 Kiểm định độ tin cậy của Thang đo

Cronbach ‟s alpha sẽ kiểm định độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố của huy động vốn cho SME, những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo, khơng xuất hiện trong phần phân tích tương quan và hồi quy Công cụ này giúp loại bỏ những biến quan sát và những thang đo không phù hợp, các biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi cronbach‟s alpha từ 0.6 trở lên Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ đươc xem xét tính phù hợp thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA

Trang 26

14

một tập K biến quan sát thành một tập F (F < K) các nhân tố có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu Để diễn giải dễ dàng kết quả EFA, ta thường dùng phương pháp xoay nhân tố để diễn giải kết quả, có thể xoay vng góc hay khơng vng góc Để xác định sự phù hợp khi dùng EFA, có thể dùng kiểm định Bartlert hoặc KMO (Kaiser - MeyerOlkin) KMO có giá trị từ 0,5 - 1, các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại và kiểm tra tổng phương sai trích được (>=50%), hệ số Eigenvalue >=1 đối với mỗi nhân tố mới đạt yêu cầu

 Phân tích tương quan và hồi quy

Trước hết hệ số tương quan giữa kết quả huy động vốn với các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn được xem xét, tiếp đến phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (ordinal least squares – OLS) cũng được thực hiện trong đó biến phụ thuộc là khả năng huy động vốn, biến độc lập sẽ là các biến nằm trong nhóm nhân tố thách thức và nhân tố hỗ trợ hoạt động huy động vốn, nguồn tài trợ vốn Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành, hệ số xác định điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình Để mơ hình hồi quy đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả, luận án thực hiện các kiểm định sau:

- Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.≤0,05) thì ta kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

- Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình Mơ hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng khơng và mơ hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác khơng Sử dụng phân tích phương sai để kiểm định, nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig ≤ 0,05) thì mơ hình được xem là phù hợp

Phần mềm thống kê SPSS 20 được sử dụng để phân tích dữ liệu, sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn nhằm chỉ ra thuận lợi, hạn chế khi huy động vốn để có giải pháp cụ thể Các phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong mục 2.3 thuộc chương 2 của luận án nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng HĐV cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trang 27

15

- Tổng hợp các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp bao gồm phương thức huy động vốn chủ sở hữu, phương thức huy động vốn nợ phải trả phương thức huy động vốn từ Quỹ đầu tư tư nhân, phương thức huy động vốn từ quỹ hỗ trợ của chính phủ, phương thức huy động vốn khác như huy động vốn từ gia đình bạn bè, từ cộng đồng, bao thanh tốn

- Hồn thiện lý luận về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn gồm nhân tố thách thức huy động vốn: Thiếu thông tin tài chính, minh bạch thơng tin doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn, điều kiện huy động vốn; các nhân tố hỗ trợ huy động vốn gồm: Đào tạo kiến thức tài chính cho quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp, chương trình kết nối doanh nghiệp với bên cung ứng vốn, chương trình hỗ trợ của chính phủ, hiệp hội SME, sàn giao dịch chứng khoán dành cho SME và các nhân tố khác

- Xây dựng lý luận về quy trình thực hiện huy động vốn cho SME bao gồm hoạch định huy động vốn, tổ chức thực hiện huy động vốn và tổng kết phân tích, đánh giá việc thực hiện huy động vốn

7.2 Về mặt thực tiễn

- Phác họa bức tranh tổng thể thực trạng huy động vốn cho SME trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2016 đến 2020

- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới HĐV của SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020

- Đánh giá thực trạng HĐV cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020 Làm rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong HĐV cho SME trên địa bàn Nghệ An

- Luận án đề xuất phương hướng, quan điểm và giải pháp hoàn thiện HĐV cho SME trên địa bàn Nghệ an đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

8 Bố cục của Luận án

Nội dung luận án gồm 3 chương

Chương 1: Lý luận chung về huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Thực trạng huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trang 28

16

CHUƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1 Khái niệm, đặc trƣng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ở mỗi quốc gia, doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp quyết định sự cường thịnh của nền kinh tế Doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, dựa vào tiêu thức lựa chọn có thể chia doanh nghiệp thành các loại nhất định Dựa vào lĩnh vực kinh doanh người ta có thể chia doanh nghiệp thành hai loại: doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính; Dựa vào tiêu thức ngành kinh doanh có thể chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp giao thông vận tải…; Dựa vào quy mô doanh nghiệp, người ta chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đi sâu vào xem xét phân loại theo quy mô cho thấy hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam cịn có nhiều bàn cãi, tranh luận và có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi phân loại theo qui mơ DN, và khơng có tiêu chuẩn phân loại thống nhất cho tất cả các nước, vì điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi nước là khác nhau trong từng thời kỳ, từng ngành nghề, từng lãnh thổ Tuy nhiên, người ta thường tập trung vào các tiêu chuẩn chủ yếu là số lao động hay số nhân viên, giá trị tổng tài sản, doanh thu, bảng 1.1 và bảng 1.2 cho thấy tiêu chuẩn xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và của ngân hàng thế giới:

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn xác định SME của một số quốc gia trên thế giới Quốc gia Quy mô DN Số lƣợng lao

động Doanh thu Tổng tài sản

Liên minh châu âu

Trang 29

17 Nhỏ < 100

Australia Vừa Từ 20 đến 199 <10 triệu AUD

Nhỏ Từ 5 đến 19 <10 triệu AUD

Siêu nhỏ Từ 1 đến 4 <10 triệu AUD

Indonesia Vừa 50 tỷ Rp 10 tỷ Rp

Nhỏ 2.5 tỷ Rp 500 triệu Rp

Siêu nhỏ 300 triệu Rp 50 triệu Rp

Singapore Siêu nhỏ <50 <1 triệu SDG Nhỏ và vừa <200 <100 triệu SDG Nhật Bản DN sản xuất

nhỏ và vừa <300 <300 triệu yên DN bán sỉ

nhỏ và vừa <100 <100 triệu yên DN dịch vụ

nhỏ và vừa <50 <100 triệu yên DN bán lẻ

nhỏ và vừa <50 <50 triệu yên

Nguồn: Định nghĩa SME của APEC 1998, định nghĩa SME của các nước EU 2003, tổng quan các SME của OECD 2004[60]

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn xác định SME của ngân hàng thế giới

STT Quy mô Số lượng lao động Tổng tài sản Doanh thu 1 Siêu nhỏ <10 <100.000 $ <400.000$ 2 Nhỏ Từ 10 đến 50 <100.000$ <3.000.000$ 3 Vừa Từ 50 đến 300 <3.000.000$ <15.000.000$

Nguồn: Tài liệu nghiên cứu chính sách số 5538 của world bank 2011[61]

Ở Việt Nam, tiêu chí phân loại SME được quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của chính phủ ngày 11/03/2018, cụ thể tại bảng 1.3:

Bảng 1.3: Tiêu chuẩn xác định SME của Việt Nam

Trang 30

18 Siêu

nhỏ

LĐ tham gia BHXH/năm ≤10 ≤10 ≤10

NV (tỷ đồng) ≤ 3 ≤ 3 ≤ 3

DT (tỷ đồng) ≤ 3 ≤ 3 ≤ 10

Nhỏ LĐ tham gia BHXH/năm ≤100 ≤100 ≤100

NV (tỷ đồng) ≤50 ≤50 ≤100

DT (tỷ đồng) ≤200 ≤200 ≤200

Vừa LĐ tham gia BHXH/năm ≤100 ≤100 ≤100

NV (tỷ đồng) ≤100 ≤100 ≤100

DT (tỷ đồng) ≤200 ≤200 ≤300

Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP của chính phủ ngày 11/03/2018[8]

1.1.1.2 Đặc trƣng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Với quy mô doanh nghiệp là nhỏ và vừa, các SME trên thế giới và ở Việt Nam có một số đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, SME có quy mô vốn nhỏ và số lượng lao động không nhiều

Nhiều SME có quy mơ khá nhỏ và chỉ có rất ít nhân viên Đội ngũ nhân viên hạn chế này được yêu cầu hoàn thành tất cả các nhiệm vụ cần thiết bao gồm đổi mới, sản xuất, tiếp thị, bán hàng và kế tốn cho tồn bộ doanh nghiệp; ví dụ, chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng có thể là người quản lý giám sát tất cả các lĩnh vực của cơng ty Đây có thể là một bất lợi nếu nhân viên khơng có bộ kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ

Thứ hai, ngành nghề kinh doanh của SME chủ yếu tập trung ở các lĩnh

vực địi hỏi ít vốn, thời gian chu chuyển vốn nhanh Hầu hết các DNVVN tập trung vào một số lượng nhỏ sản phẩm và dịch vụ; sự tập trung hạn chế này cho phép các công ty như vậy thiết lập mối quan hệ bền vững với các đối tác kinh doanh của họ, từ đó mang lại sự ổn định cho DN Một DNVVN thường thực hiện các thay đổi cần thiết đối với dịch vụ hoặc sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu của khách hàng; Nhược điểm của điều này là DNVVN phụ thuộc rất nhiều vào các quan hệ đối tác hiện có và có thể bị thiệt hại về tài chính nếu mối quan hệ bị chấm dứt

Thứ ba, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả Doanh nghiệp nhỏ

Trang 31

19

định của địa phương, quốc gia mà DN phải xem xét trước khi đưa quyết định kinh doanh

Thứ tư, thị phần của các SME không lớn, khả năng chi phối thị trường

không cao Thị trường thường phản ứng ít quyết liệt, thậm chí khơng có phản ứng trước những thay đổi chiến lược kinh doanh của SME Quy mô nhỏ của doanh nghiệp có thể là một lợi thế khi chun mơn hóa và lấp đầy các thị trường ngách bằng các sản phẩm Tuy nhiên, quy mơ có thể là một bất lợi khi cần tài chính cho doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào tài sản cá nhân của chủ sở hữu và ban quản lý để cấp vốn cho công ty Nguồn vốn hạn chế cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiếp thị và khả năng tiếp cận thị trường mới với sản phẩm của họ do hạn chế về ngân sách

1.1.2 Những ƣu điểm và hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Với những đặc trưng đã phân tích ở trên, các SME có những ưu điểm và hạn chế nhất định, những ưu điểm và hạn chế ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của SME Những ưu thế của SME là:

1.1.2.1 Những ƣu thế của SME

Thứ nhất, bộ máy quản lý gọn nhẹ nên hiệu quả, năng động, nhạy bén,

dễ thích ứng với biến động của thị trường là ưu thế nổi trội của SME Với quy mô nhỏ, tổ chức bộ máy gọn nhẹ nên SME có tính linh hoạt, nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường, xâm nhập được vào những nơi mà DN lớn khơng thể hoặc khó tiếp cận, lấp đầy khoảng trống của thị trường

Thứ hai, SME được tạo lập dễ dàng và hoạt động hiệu quả với chi phí

cố định thấp SME phát triển ở những ngành nghề khơng địi hỏi vốn đầu tư, chi phí cố định không cao nên dễ dàng được thành lập cũng như rút ra khỏi thị trường, có khả năng chống đỡ được các cú sốc của khủng khoảng kinh tế Các SME thường chọn những ngành nghề như kinh doanh thực phẩm, may mặc, nông sản là những ngành nghề hầu như ít bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế Khi khủng hoảng kinh tế, người tiêu dùng có thể khơng mua nhà, ơ tơ, các các hàng hố thơng thường khác, nhưng không thể không ăn uống và ăn mặc, nên các ngành kinh doanh ăn uống, lương thực thực phẩm, may mặc, và những sản phẩm tiêu dùng là những sản phẩm thế mạnh của các SME

Thứ ba, SME có khả năng sáng tạo cao và là thành viên chính của

Trang 32

20

luôn đổi mới để phát triển SME có lợi thế trong việc đổi mới trang thiết bị, đổi mới cơng nghệ, chi phí cố định thấp Tại Hoa Kỳ, các SME đóng góp trên 50% các phát minh Tại Anh Quốc có đến 88% các SME áp dụng cơng nghệ mới hay có cải tiến về sản phẩm

Thứ tư, SME có thể khai thác được tiềm năng và thế mạnh của mỗi

địa phương, tạo lập sự cân bằng trong phát triển giữa các ngành, vùng trong một quốc gia SME có khả năng tận dụng nguồn lao động phân tán, nguồn nguyên liệu với trữ lượng nhỏ sẵn có tại địa phương, sử dụng các sản phẩm phụ hoặc phế liệu của DN lớn từ đó tạo nhiều việc làm Mặt khác, SME phát triển rộng rãi ở các địa phương, ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, hình thành sự phát triển cân bằng giữa các vùng, góp phần ổn định KTXH

Thứ năm, SME có tính linh hoạt, dễ thích ứng với các biến động của

thị trường Với ưu thế quy mô nhỏ, gọn, năng động, dễ quản lý, SME có tính cơ động và linh hoạt cao, dễ thích ứng với biến đổi của thị trường, có khả năng thay đổi phương án SXKD, mặt hàng và mẫu mã, hoặc thị phần

Bên cạnh những ưu thế, thì SME ln có những hạn chế nhất định, cụ thể là:

1.1.2.2 Những hạn chế của SME

Thứ nhất, năng lực tài chính thấp, khả năng tích lũy vốn chậm dẫn

đến những bất lợi trong hoạt động SXKD, khả năng huy động vốn từ NHTM và các TCTC hạn chế, nhất là các khoản vay trung và dài hạn, khó huy động vốn trên thị trường chứng khốn Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) ước tính 40% doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển, không huy động đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh Khối lượng chênh lệch cho vay và nhu cầu thay đổi đáng kể giữa các khu vực Đặc biệt, Châu Mỹ Latinh và Caribe và khu vực Trung Đơng và Bắc Phi có tỷ trọng chênh lệch cho vay so với nhu cầu về vốn cao nhất, lần lượt là 87% và 88%, khoảng một nửa số doanh nghiệp nhỏ và vừa khơng tiếp cận được với tín dụng chính thức

Thứ hai, trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ của phần lớn

Trang 33

21

Thứ ba, trình độ tay nghề của chủ DN và người lao động trong các

SME không cao, lao động phần lớn chưa qua đào tạo, hoặc tự đào tạo qua thực tiễn, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý DN yếu, thiếu kỹ năng cần thiết về quản lý, quản trị DN, điều hành, luật pháp, nhà điều hành DNVVN có ít kinh nghiệm trong việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài

Thứ tư, hoạt động của SME thiếu vững chắc, khả năng tiếp cận và mở

rộng thị trường khó khăn do năng lực tài chính, trình độ của đội ngũ các nhà quản trị DN, nguồn kinh phí cho quảng cáo, tiếp thị thị trường hạn hẹp Các DNVVN thường dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ suy thoái kinh tế Thiếu bảo hiểm và những thất bại kinh doanh có thể làm ảnh hưởng nhiều tới khả năng hoạt động liên tục của các SME

1.1.3 Vai trò của SME đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.1.3.1 Về kinh tế

Một, SME góp phần tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định KTXH

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trị quan trọng trong hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển DNVVN chiếm phần lớn các doanh nghiệp trên tồn thế giới, và là những người góp phần quan trọng trong giảm thất nghiệp và phát triển kinh tế toàn cầu Họ đại diện cho khoảng 90% doanh nghiệp và hơn 50% việc làm trên toàn thế giới Các DNVVN đóng góp tới 40% thu nhập quốc dân (GDP) ở các nền kinh tế mới nổi [61] Tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản tỷ lệ thuận với sự bứt phá trong hoạt động của các DNVVN Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trị rất quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa và phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, nơi có khoảng 99% tổng số đơn vị kinh doanh là doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ này cùng nhau sản xuất khoảng 60% tổng sản lượng công nghiệp và khoảng 40% tổng lợi nhuận và thuế mà các ngành công nghiệp khác nhau ở Trung Quốc đạt được Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mỹ tạo ra hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội

Hai, SME có vai trị quan trọng trong thu hút, khai thác vốn và các nguồn lực sẵn có trong xã hội cho mục tiêu đầu tư phát triển Vốn là yếu tố

Trang 34

22

doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có khả năng vay vốn ngân hàng hơn các doanh nghiệp lớn; thay vào đó, SME dựa vào quỹ nội bộ, hoặc vay vốn từ bạn bè và gia đình, của chủ DN để thành lập Vì vậy, SME khai thác được các nguồn vốn nhỏ bé, phân tán, tiềm tàng trong dân cư để đầu tư tạo ra tăng trưởng kinh tế

Ba, SME góp phần vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong

thời đại tiến bộ khoa học công nghệ và nền KTTT hiện đại, SME với tính linh hoạt cao nên có điều kiện thuận lợi trong ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị phần hoặc dễ dàng dịch chuyển đầu tư sang ngành mới có hàm lượng vốn cao, cơng nghệ cao, giá trị cao, lợi nhuận cao Quá trình này thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hình thành cơ cấu nền kinh tế quốc dân hợp lý, hiện đại

Bốn, SME góp phần tăng cường và phát triển các mối quan hệ kinh tế, tạo cơ sở ra đời các DN lớn Trong điều kiện khu vực hóa, tồn cầu hóa và

hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Các SME thích ứng nhanh bằng cách chuyển sang thương mại điện tử và giao dịch hàng hóa và dịch vụ trực tuyến Sự tiến bộ trong cơng nghệ khơng chỉ giúp giảm bớt q trình bán và mua mà còn giúp các SME cắt giảm chi phí quảng cáo và tiếp thị Các nền tảng thương mại điện tử khác nhau giúp hoạt động của các SME trở nên dễ dàng Lúc này, các SME đóng một vai trị quan trọng trong việc trở thành đối tác kinh doanh, đối tác công nghệ, mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp lớn Ở hầu hết các nền kinh tế, các SME là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Thông qua các mối quan hệ liên kết đó, các SME có thể sáp nhập hình thành các DN lớn hoặc DN lớn có thể ra đời theo mơ hình tổng cơng ty với các DN vệ tinh là các SME SME cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế Vì thế mức độ đóng góp của các SME vào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất lớn

1.1.3.2 Về khía cạnh xã hội

Một, SME góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp Do các SME

Trang 35

23

lao động ở nhiều vùng miền khác nhau Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh khơng u cầu trình độ cao nên có thể sử dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chưa phát triển Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh nghiệp lớn thường phải sa thải nhân cơng để cắt giảm chi phí thì các SME, với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường, có thể đứng vững mà khơng phải cắt giảm nhân cơng, hoặc có thể nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ phục hồi SME là khu vực thu hút lượng lao động lớn, tạo việc làm cho hơn 60% lực lượng lao động ở các quốc gia Theo thống kê của ngân hàng thế giới World Bank đến năm 2030 khối SME cần tới 600 triệu việc làm, tại các nước đang phát triển các SME tạo ra 7/10 việc làm, do đó việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều chính phủ trên thế giới

Hai, SME có vai trị quan trọng nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội Trong nền kinh tế bao

giờ cũng có những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kém phát triển, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển Nếu nền kinh tế chỉ tồn tại các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các tỉnh, thị xã, các khu công nghiệp mà thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ xảy ra tình trạng phát triển mất cân đối giữa các vùng miền, không tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ khởi sự, các SME có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng SME có mạng lưới phát triển rộng khắp, tạo việc làm cho các đối tượng dân cư (cả lao động phổ thông, người tàn tật ) nên tạo và tăng thu nhập cho dân cư, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các đối tượng dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, thơng qua đó thực hiện công bằng xã hội

Ba, sự phát triển của các SME góp phần hình thành đội ngũ doanh nhân giỏi, tạo điều kiện phát triển các tài năng kinh doanh

Trang 36

24

kết hợp tri thức khoa học với kinh nghiệm thực tế để nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ để vươn lên thơng qua đó hình thành đội ngũ các doanh nhân giỏi Quá trình phát triển rộng khắp của các SME chính là q trình phát hiện, đào tạo cho ra đời các tài năng trẻ kinh doanh

Vậy SME có vai trị quan trọng đối với phát triển của mỗi quốc gia cả về kinh tế và xã hội Phát triển SME là xu hướng tất yếu ở mọi quốc gia trong thời đại hiện nay

1.2 Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm vốn

Đã có nhiều nghiên cứu về vốn, dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu khác nhau khái niệm về vốn cũng được hiểu theo quan điểm khác nhau Với các nhà kinh tế học cổ điển, vốn được hiểu là những yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh Cách hiểu này phù hợp khi nhìn nhận vốn dưới góc độ hiện vật Dưới góc độ giá trị, K.Marx cho rằng vốn là tư bản hay nói cách khác vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư Xét trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vốn ln vận động tuần hoàn, chu chuyển trong tất cả các giai đoạn sản xuất đến lưu thông để tạo ra lợi nhuận cho DN Theo David Begg, vốn là một loại hàng hóa nhưng được sử dụng tiếp tục vào q trình SXKD Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính Theo các nhà kinh tế học hiện đại, vốn là tất cả các yếu tố kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất kinh như tài sản tài chính, các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của DN tích lũy được, trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ cơng nhân, uy tín, lợi thế của DN Đứng trên phương diện lý luận, có nhiều quan niệm khác nhau về vốn kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, có thể rút ra: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ” [22]

Để có thể huy động, khai thác, quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, DN cần nắm được những đặc trưng cơ bản của vốn, đó là:

Thứ nhất, Vốn là giá trị của tài sản DN sử dụng vào hoạt động sản xuất

Trang 37

25

kinh tế ngày càng phát triển, giá trị tài sản vơ hình ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, có vai trị quan trọng tạo ra giá trị doanh nghiệp

Thứ hai, Vốn luôn vận động không ngừng, đảm bảo quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục hiệu quả Vốn luân chuyển qua nhiều hình thái biểu hiện khác nhau, nhưng đều xuất phát và kết thúc dưới dạnh vốn bằng tiền, từ đó hình thành q trình chu chuyển của vốn Trong quá trình vận động Vốn tạo ra giá trị tăng thêm hay nói cách khác vốn sinh lời tạo ra lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu kinh doanh, tối đa hóa giá trị DN

Thứ ba, Vốn có giá trị theo thời gian Bởi, vốn là biểu hiện bằng tiền

của các tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mà tiền có giá trị theo thời gian nên vốn cũng có giá trị theo thời gian Vì vậy, DN cần tránh tình trạng ứ đọng vốn, khơng nắm bắt kịp thời các cơ hội đầu tư, để không làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của DN

Thứ tư, Vốn được huy động từ nhiều chủ thể và các thức huy động khác

nhau Do đó DN khi huy động phải căn cứ trên nhu cầu, mục đích sử dụng vốn, để lựa chọn đúng nguồn vốn cũng như phương thức huy động vốn phù hợp, nhằm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn để đạt hiệu quả tối đa

1.2.1.2 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh DN phải có một lượng vốn nhất định nhằm hình thành tài sản và các nguồn lực phục vụ hoạt động của DN Vai trò của vốn đối với DN cụ thể như sau:

Vốn là điều kiện đầu tiên ảnh hưởng tới việc thành lập DN, trong quá trình hoạt động vốn là điều kiện cần để doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch, mục tiêu của mình Tùy theo loại hình DN là DN cổ phần, DN trách nhiệm hữu hạn, DN hợp danh, DN tư nhân để có cách thức huy động vốn khác nhau

Trang 38

26

Vốn là căn cứ để DN xây dựng chiến lược kinh doanh, là cơ sở để xây dựng kế hoạch kinh doanh, nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình để tạo ra lợi nhuận tối đa cho DN, từ đó gia tăng giá trị DN

1.2.2 Khái niệm và phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp

Để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, một lượng vốn cần và đủ luôn là những đòi hỏi cấp bách đặt ra đối với hầu hết các DN Để có đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, DN có thể HĐV từ nhiều nguồn khác nhau Vì vậy có thể hiểu : Nguồn vốn là nguồn hình thành nên các tài sản của doanh nghiệp Mỗi loại nguồn

vốn có ưu nhược điểm riêng, nên để lựa chọn phương thức HĐV phù hợp và hiệu quả, DN cần căn cứ vào phân loại nguồn vốn Cụ thể:

1.2.2.1 Theo quan hệ sở hữu vốn

Dựa vào quan hệ sở hữu vốn, có thể chia nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN VCSH

của DN gồm:

- Vốn góp của chủ sở hữu: là phần vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào DN thơng qua các hình thức góp vốn bao gồm vốn góp ban đầu và số vốn góp bổ sung trong q trình kinh doanh Vốn góp ban đầu là lượng vốn do các thành viên sáng lập đóng góp khi mới thành lập DN và được ghi trong điều lệ DN

DN sử dụng nguồn VCSH có nhiều ưu thế bao gồm: tránh được áp lực phải thanh toán gốc và lãi đúng hạn; tăng tự chủ tài chính; chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng

Bên cạnh đó, việc sử dụng VCSH cũng có những điểm hạn chế nhất định như: chi phí sử dụng VCSH so với chi phí sử dụng vốn vay nợ thường cao hơn, do các chủ sở hữu đầu tư vào DN luôn kỳ vọng nhận được giá trị cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng Khi huy động VCSH tăng thêm, điều này làm số lượng chủ sở hữu DN tăng lên, do đó làm giảm tỉ lệ sở hữu cũng như giảm sự quản lý và giám sát của chủ sở hữu đối với DN

Trong nền KTTT, Vốn chủ sở hữu có vai trị quan trọng đối với mọi DN Tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính, nó ảnh hưởng tới uy tín và khả năng huy động vốn trong tương lai của DN

Nợ phải trả: Là biểu hiện bằng tiền của những nghĩa vụ tài chính mà

Trang 39

27

doanh của DN Theo tính chất các khoản nợ có thể chi tiết NPT bao gồm: nợ vay và nợ chiếm dụng

- Nợ vay (nguồn vốn tín dụng): Bao gồm các khoản vay ngắn hạn và dài

hạn như vay của ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, TDTM, vay thơng qua trái phiếu DN, thuê tài chính v.v Đặc điểm khi sử dụng nguồn vốn này là: điều kiện sử dụng khắt khe, thường yêu cầu tài sản đảm bảo, thời hạn sử dụng linh hoạt và DN có nghĩa vụ hồn trả đúng hạn DN sử dụng nợ vay có nhiều ưu điểm:

(i) So với vốn chủ sở hữu, chi phí sử dụng nợ vay thường thấp hơn; (ii) Sử dụng nợ vay như địn bẩy tài chính để có thể khuếch đại khả

năng sinh lời của vốn chủ;

(iii) Chi phí lãi vay được trừ vào thu nhập tính thuế, làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Bên cạnh đó, việc sử dụng nợ vay cũng có những hạn chế nhất định, cụ thể: (i) Tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán;

(ii) Nếu dùng nợ vay không hiệu quả sẽ làm sụt giảm nhanh chóng khả năng sinh lời của vốn chủ;

(iii) Quy mô vốn vay bị giới hạn bởi các chủ nợ thường đưa ra các quy định về hạn mức tín dụng theo từng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng

- Nợ chiếm dụng (nguồn vốn chiếm dụng): Bao gồm những khoản phải

trả, phải nộp nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán nên DN được phép sử dụng hợp pháp trong một thời hạn nhất định Cụ thể gồm: nợ lương nhân viên, nợ thuế nhà nước, các khoản phải trả phải nộp khác

Trang 40

28

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một DN phải kết hợp cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Tỉ trọng từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn căn cứ vào đặc điểm của từng DN để xác định nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.2.2.2 Theo thời gian sử dụng vốn

Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn, nguồn vốn của DN được phân loại thành: Nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên

NV thường xun: là tổng thể các NV có tính chất ổn định mà DN sử

dụng vào SXKD Nguồn vốn này thường được dùng để đầu tư hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động của doanh nghiệp Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức:

Nguồn vốn thƣờng xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

NV tạm thời: là NV có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) doanh nghiệp

dùng để đáp ứng nhu cầu vốn tính chất tạm thời phát sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp Nguồn vốn tạm thời thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính, các khoản nợ ngắn hạn khác

Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh

1.2.2.3 Xét theo phạm vi huy động vốn

Dựa theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài

NV bên trong là NV được tạo ra từ kết quả hoạt động SXKD của DN NV bên trong phản ánh năng lực tự tài trợ của DN Nguồn vốn bên trong DN bao gồm:

- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư

- Quỹ đầu tư phát triển, nguồn kinh phí và quỹ khác của doanh nghiệp

Khi sử dụng nguồn vốn bên trong nhằm tăng thêm NV của DN, giúp DN nhanh chóng trong HĐV, kịp thời nắm bắt các cơ hội trong SXKD

Ngày đăng: 05/07/2023, 17:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w