LÂM THỊ THU HUYỀN
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÂM THỊ THU HUYỀN
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 9380107
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Hiền Phương 2.TS Đỗ Thị Dung
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được nhà nghiên cứu khác cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào trước đây
Trang 4STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ASXH An sinh xã hội
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHXHBB Bảo hiểm xã hội bắt buộc
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 BHHT Bảo hiểm hưu trí
6 HĐLĐ Hợp đồng lao động
7 KNLĐ Khả năng lao động
8 NLĐ Người lao động
9 NSNN Ngân sách nhà nước
10 NSDLĐ Người sử dụng lao động
11 CNTT Công nghệ thông tin
12 DN Doanh nghiệp
13 BHXHTN Bảo hiểm xã hội tự nguyện
14 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
15 NCT Người cao tuổi
16 TNLĐ-BNN Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
17 Nghị quyết số 28-NQ/TW
Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
Trang 5Bảng 2.1: Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn 2016 – 2021 82
Bảng 2.2: Tỷ lệ số người tham gia BHXH tăng mới và số người giải quyết hưởng BHXH một lần giai đoạn 2016 - 2021 83
Bảng 2.3: Tỷ lệ số chi so với số thu chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ 90
Bảng 2.4 Tình hình tai nạn lao động năm 2016 - 2021 96
Bảng 2.5: Bảng độ tuổi nghỉ hưu trường hợp không bị suy giảm KNLĐ năm 2022 98
Bảng 2.6: Bảng độ tuổi nghỉ hưu trường hợp suy giảm KNLĐ năm 2022 99
Bảng 2.7: Số người giải quyết hưởng BHXH một lần từ 2016-2021 103
Bảng 2.8: Thống kê bình quân tiền lương tháng đóng BHXH qua các năm 109
Bảng 2.9: Tình hình thu BHXHBB giai đoạn 2016 – 2021 112
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7
1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
2 Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 29
3 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, cơ sở lý thuyết …………………34
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 37
1.1 Cơ sở lý luận của bảo hiểm xã hội bắt buộc 37
1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc 37
1.1.2 Bản chất chức năng của bảo hiểm xã hội bắt buộc 43
1.1.3 Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội bắt buộc 45
1.2 Cơ sở lý luận của pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 47
1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 47
1.2.2 Nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 51
1.2.3 Nội dung pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 54
1.3 Các tiêu chí đánh giá tính hồn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 78
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 79
2.1 Thực trạng pháp luật về đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện 79
2.2 Thực trạng pháp luật về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện 84
2.2.1 Chế độ ốm đau 85
2.2.2 Chế độ thai sản 87
2.2.3 Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 91
Trang 72.3 Thực trạng pháp luật về tài chính thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện 108 2.4 Thực trạng pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện…………………………………………………………………… 112
2.5 Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện 116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 128 CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM
3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam 129 3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam 132 3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam 136
3.3.1 Kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc 137 3.3.2 Kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc 141 3.3.3 Kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về tài chính thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc 149 3.3.4 Kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về xử lý vi phạm pháp luật bảo hiểm
xã hội bắt buộc 150
3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 159 KẾT LUẬN 161 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Trang 8MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một cấu phần đặc biệt quan trọng của hệ thống bảo hiểm xã hội Với vị trí và vai trị là một chế độ dự phòng xã hội gắn với sự quản lý của nhà nước nên từ lâu bảo hiểm xã hội bắt buộc trở thành một trong các trụ cột của chính sách an sinh xã hội
Trên thế giới, với tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của bảo hiểm xã hội bắt buộc tới sự ổn định và phát triển của xã hội cũng như đời sống của mỗi cá nhân, bảo hiểm xã hội bắt buộc đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ các quốc gia Cho đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã thiết lập được hệ thống bảo vệ thu nhập này, tuy nhiên do điều kiện phát triển kinh tế xã hội mà mỗi quốc gia quy định khác nhau về hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, phạm vi đối tượng tham gia và tổ chức tài chính
Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội bắt buộc là một chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước, là một trụ cột của hệ thống ASXH Bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự phát triển của bảo hiểm xã hội là tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa IX đã thơng qua Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1995, trong đó dành một chương riêng (Chương XII) quy định về bảo hiểm xã hội Cùng với yêu cầu hoàn thiện pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội cũng có những sửa đổi bổ sung nhất định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động được thông qua năm 2002, 2006 Luật bảo hiểm xã hội 2006 ra đời đã làm thay đổi nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về quyền tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội vốn là một trong những quyền cơ bản của người lao động Trước đây bảo hiểm xã hội chỉ có hình thức bắt buộc, từ khi có Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì bảo hiểm xã hội tự nguyện mới được thực hiện từ 1/1/2008
Trang 9BHXHBB được áp dụng đối với người lao động có quan hệ lao động; về phạm vi bao phủ và số thu BHXHBB đã tăng so với trước đây; về mô hình quản lý và thực hiện BHXHBB đã cơ bản phù hợp
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua quá trình thực hiện một số quy định của Luật bảo hiểm xã hội cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể: diện bao phủ BHXHBB theo quy định của pháp luật cũng như quy mô tham gia BHXHBB trên thực tế cịn thấp Tính đến hết tháng 5/2022, tổng số người tham gia BHXH cả nước là trên 16,7 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 33,81% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó, số người tham gia BHXHBB đạt trên 15,4 triệu người1 Ngồi ra, quỹ hưu trí và tử tuất khó đảm bảo cân đối trong dài hạn, quy định điều kiện về thời gian tối thiểu được hưởng lương hưu quá chặt chẽ dẫn đến số người đang tham gia rời bỏ hệ thống BHXH trước tuổi nghỉ hưu khá lớn, theo quy định của Luật BHXH và Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc hội thì điều kiện hưởng BHXH một lần khá dễ dàng
Mặt khác, nhìn từ góc độ tương thích với pháp luật bảo hiểm xã hội quốc tế, pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam cần hoàn thiện để phù hợp với xu thế phát triển Hơn nữa, trong bối cảnh hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội nói chung hướng tới một nền an sinh bền vững, cùng với tinh thần cải cách bảo hiểm xã hội trong Nghị quyết số 28-NQ/TW hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân thiết kế bảo hiểm xã hội đa tầng và Bộ luật lao động 2019 với nhiều thay đổi đặc biệt là tuổi nghỉ hưu, nhận thấy việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc là cấp thiết, có giá trị khoa học và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý đã có nhiều cơng trình tiếp cận BHXHBB và pháp luật BHXHBB ở những góc độ, phạm vi khác nhau Song, cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về pháp luật BHXHBB Việt Nam hiện hành với mục tiêu hoàn thiện pháp luật Từ những lý do ở trên, với mong muốn nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật BHXHBB, nghiên cứu sinh đã
1
Trang 10quyết định lựa chọn vấn đề: “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ luật học của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về BHXHBB và pháp luật BHXHBB Trên cơ sở quan điểm về lý luận được nghiên cứu, luận án đánh giá thực trạng pháp luật về BHXHBB ở Việt Nam đồng thời phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam trong thời gian qua Từ những bất cập trong quy định của pháp luật và những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện, luận án đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam
Để đạt được mục đích đặt ra, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài, đánh giá kết quả nghiên cứu
của các cơng trình có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Chỉ ra câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, cơ sở lý thuyết
Thứ hai, phân tích cơ sở lý luận của hoàn thiện pháp luật BHXHBB, cụ thể là
cơ sở lý luận của BHXHBB và pháp luật BHXHBB đồng thời chỉ ra các tiêu chí đánh giá tính hồn thiện pháp luật BHXHBB
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành và thực
tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Thứ tư, luận giải về yêu cầu, định hướng của việc hoàn thiện pháp luật về
BHXHBB ở Việt Nam hiện nay Đồng thời đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy định pháp luật BHXHBB và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam, theo quy định tại Luật BHXH năm 2014, các đạo luật liên quan, văn bản hướng dẫn Để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu, luận án còn nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam giai đoạn trước đây cũng như quy định pháp luật quốc tế trong công ước 102 và pháp luật một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Đức, Anh, Hà Lan, Mỹ
Phạm vi nghiên cứu
Trang 11Pháp luật BHXHBB có phạm vi nghiên cứu rộng Để có thể tiếp cận và nghiên cứu sâu vấn đề hoàn thiện pháp luật BHXHBB, luận án chỉ tập trung nghiên cứu ở các nội dung: đối tượng áp dụng, các chế độ BHXHBB, tài chính thực hiện BHXHBB, thủ tục thực hiện BHXHBB, xử lý vi phạm pháp luật BHXHBB
Luận án không nghiên cứu các nội dung pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực BHXHBB, giải quyết tranh chấp về BHXHBB
- Phạm vi không gian
Luận án tập trung nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam Trong chừng mực nhất định luận án cũng đề cập đến những quy định pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới về BHXHBB
- Phạm vi thời gian
Luận án nghiên cứu về quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam trong giai đoạn từ khi Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực, tức là từ 01/01/2016 đến nay
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của học thuyết Mac-Lenin, bao gồm phép biện chứng duy vật và phương pháp luận duy vật lịch sử Theo đó, vấn đề pháp luật BHXHBB được nghiên cứu luôn ở trạng thái vận động và phát triển trong mối quan hệ khơng tách rời với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội Trong quá trình nghiên cứu, luận án dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng và nhà nước về BHXH trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thực hiện luận án bao gồm phương pháp hồi cứu các tài liệu, phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp, thu thập số liệu, dự báo khoa học Cụ thể:
Trang 12với các phương pháp khác trong quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận cũng như thực trạng pháp luật BHXHBB
Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các nội dung của luận án nhằm để phân tách và tìm hiểu các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện, định hướng của việc hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như những đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật BHXHBB theo mục đích và nhiệm vụ mà luận án đã đặt ra
Phương pháp so sánh được sử dụng ở hầu hết các nội dung của luận án nhằm đối chiếu các quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học trong các cơng trình nghiên cứu; giữa quy định của pháp luật BHXHBB hiện hành với quy định của pháp luật BHXHBB các giai đoạn trước đây; giữa quy định của pháp luật BHXHBB hiện hành với pháp luật khác có liên quan đến BHXHBB; giữa quy định của pháp luật BHXHBB Việt Nam với quy định của ILO và pháp luật BHXHBB các quốc gia trên thế giới
Phương pháp chứng minh được sử dụng ở hầu hết các nội dung luận án, nhằm đưa ra các dẫn chứng (các quy định, tài liệu, số liệu, vụ việc thực tiễn ) làm rõ các luận điểm, luận cứ trong các nội dung về lý luận ở chương 1 các nhận định trong các nội dung ở chương 2 và đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHBB trong chương 3 của luận án
Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc rút ra những nhận định, ý kiến đánh giá sau q trình phân tích ở từng ý, từng tiểu mục, đặc biệt được sử dụng để kết luận các chương và kết luận chung của luận án
Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng nhằm đoán trước về những ý kiến, nhận định; những ý kiến, nhận định, đánh giá của các nhà khoa học trong các cơng trình nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và chủ yếu được sử dụng trong quá trình phân tích những điểm hợp lý cũng như bất cập của pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB ở chương 2, trong việc đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHBB trong chương 3 của luận án
Việc cụ thể các phương pháp nghiên cứu này chỉ mang tính chất tương đối, bởi trong q trình triển khai, tùy từng vấn đề, nội dung trình bày, mà luận án luôn kết hợp đan xen các phương pháp nghiên cứu với nhau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra
Trang 13Là công trình khoa học nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống về pháp luật BHXHBB, luận án có những đóng góp mới như sau:
Một là, luận án làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về BHXHBB và pháp luật
BHXHBB, các tiêu chí đánh giá tính hồn thiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam
Hai là, luận án phân tích thực trạng quy định pháp luật BHXHBB và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam (về đối tượng áp dụng; chế độ BHXHBB; tài chính thực hiện BHXHBB; xử lý vi phạm pháp luật BHXHBB), chỉ ra những kết quả đạt được, vướng mắc còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại
Ba là, luận án luận giải các yêu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật BHXHBB và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy nghiên cứu ở Trường Đại học Luật Hà Nội, cũng như các cơ sở đào tạo pháp luật, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới pháp luật BHXHBB, cũng như cho các đối tượng khác có quan tâm Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan xây dựng và bảo vệ pháp luật cũng như trong việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BHXHBB trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án, nội dung của luận án cịn bao gồm:
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc Việt Nam và thực tiễn thực hiện
Trang 14TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có vị trí quan trọng trong hệ thống ASXH do đó BHXHBB đã được rất nhiều cơng trình nghiên cứu quan tâm Bản chất của BHXHBB mang cả yếu tố kinh tế và xã hội do đó vấn đề này được nghiên cứu cả trong lĩnh vực kinh tế và khoa học xã hội Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam cần tập trung vào khía cạnh pháp lý đồng thời tiếp thu những kết quả nghiên cứu cơ bản về khía cạnh kinh tế, xã hội của bảo hiểm xã hội bắt buộc Việc nghiên cứu vấn đề này cũng cần đặt trong tổng thể xu hướng phát triển của pháp luật về ASXH Trên cơ sở tiến hành nghiên cứu các cơng trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến BHXHBB và pháp luật BHXHBB ở Việt Nam để đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án
1.1 Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận hồn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.1.1 Tình hình nghiên cứu lý luận của bảo hiểm xã hội bắt buộc
Vấn đề lý luận về BHXHBB được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học như luật học, kinh tế học, xã học học Mỗi cơng trình khoa học như luận án, luận văn, cuốn sách, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp có những cách tiếp cận và luận giải riêng về BHXHBB
Trang 15đó vì nó vẫn cịn mang nhiều giá trị tới ngày nay, mặc dù cơng trình cơng bố đã lâu Tuy nhiên tác giả chưa luận giải được đặc điểm, vai trò riêng của BHXHBB và sự khác biệt giữa BHXHBB so với các loại hình BHXH khác cần phải tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh đó, luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam” của Phạm Trường Giang, Đại học Kinh tế quốc dân (2010) với phạm vi nghiên cứu đề tài là BHXHBB đã đưa ra định nghĩa BHXH là biện pháp mà Nhà nước sử dụng nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập từ lao động của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động do gặp phải các rủi ro như: ốm đau, TNLĐ, BNN, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động, chết dựa trên cơ sở hình thành quỹ tiền tệ tập trung từ sự tham gia đóng góp của NSDLĐ, NLĐ được sự bảo trợ của Nhà nước nhằm ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, tác giả Phạm Trường Giang đã đưa ra một định nghĩa hiện đại hơn, không chỉ dừng lại ở định nghĩa luận án cũng đưa ra đặc điểm của BHXHBB, nội dung này được tiếp thu và sẽ tiếp tục nghiên cứu pháp luật BHXHBB ở phạm vi tồn diện hơn khơng chỉ là cơ chế thu BHXH
Với luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2010) tác giả đã luận giải khái niệm BHXHBB là một loại hình BHXH bằng việc nhìn nhận BHXH ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó có nhiều cách nhiều tiêu chí để phân loại Theo loại hình bảo hiểm của người tham gia BHXH thì bao gồm BHXHBB và BHXHTN Ở đây tác giả đã phân tích BHXHBB là loại hình BHXH mà NLĐ và NSDLĐ bắt buộc phải tham gia theo quy định của pháp luật, do Nhà nước đứng ra tổ chức và quản lý BHXH, thực hiện mục đích ràng buộc trách nhiệm của NSDLĐ với NLĐ nhằm ổn định nguồn thu chi để phát triển BHXH bền vững Luận án cũng đã chỉ ra sự khác biệt giữa BHXHBB và BHTN Tuy nhiên luận án chỉ luận giải BHXHBB mang tích chất chung, sau đó thì tập trung vào hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH, cần phải tiếp tục nghiên cứu các vấn đề khác của pháp luật BHXHBB
Trang 16cũng đã luận giải về một vấn đề của pháp luật BHXHBB như một chế độ BHXHBB, một hình thức xử lý vi phạm pháp luật BHXHBB sẽ được tiếp thu ở góc độ lý luận, cần tiếp tục nghiên cứu toàn diện các vấn đề khác của pháp luật BHXHBB
Nếu như đối với các luận án trên BHXHBB được tiếp cận trực tiếp thì nhiều luận án tiến sỹ đã đề cập đến BHXHBB từ góc độ tiếp cận rộng hơn với tư cách là một bộ phận của ASXH, có thể kể đến: luận án “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội ở Việt nam” của Nguyễn Hiền Phương (2008), Trường Đại học Luật Hà Nội; và luận án “ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Mai Ngọc Anh (2009), Trường Đại học Kinh tế quốc dân; cũng như Luận án “Chính sách ASXH và vai trị của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Chiều (2013), Học viện khoa học xã hội Do tiếp cận từ góc độ khá rộng, những vấn đề lý luận về BHXHBB như định nghĩa, đặc điểm, vai trị, ý nghĩa mới được trình bày ở mức cơ bản, khái quát trong tổng thể lý luận về ASXH, trong các luận án này BHXHBB được đề cập với tư cách là một loại hình BHXH đặt bên cạnh và có sự đối sánh với các chính sách khác trong hệ thống ASXH
Trang 17Trong các cuốn sách đề cập về vấn đề lý luận BHXHBB, đáng chú ý có tác phẩm “Đổi mới và phát triển BHXH ở Việt Nam” của TS Dương Văn Thắng (2015), nhà xuất bản chính trị quốc gia, trong đó khái lược q trình hình thành và phát triển BHXH của nước ta Cuốn sách này có thể xem như nguồn tư liệu quý giá mà các nhà nghiên cứu có thể tham khảo, tiếp thu và sử dụng trong nghiên cứu BHXHBB theo pháp luật Việt Nam đảm bảo bao quát toàn diện cả về chiều dài lịch sử và chiều rộng của các khía cạnh liên quan tới BHXHBB Cuốn sách đã đưa ra các quan điểm về BHXH qua các thời kì, BHXHBB được đề cập tới với tư cách là một loại hình BHXH Chính vì vậy khái niệm và đặc trưng của BHXHBB chưa được đưa ra độc lập và rõ ràng Bên cạnh đó có cuốn: “BHXH một lần ở Việt Nam thực tiễn và những vấn đề đặt ra”, nhà xuất bản: Đại học kinh tế quốc dân (2021); và cuốn sách “Luật BHXH và các chính sách mới về bảo hiểm năm 2020”, nhà xuất bản Lao động và xã hội (2020); cũng như cuốn sách “Hoa đồng nội- 25 năm BHXH Việt Nam xây dựng và phát triển (1995-2020), nhà xuất bản: Lao động và xã hội (2020) cũng đã đóng góp vào cơ sở lý luận BHXHBB ở những góc độ khác nhau thể hiện khái niệm đặc trưng cơ bản BHXH cũng như quá trình phát triển về BHXH, mỗi cuốn sách đều có giá trị kế thừa nhất định
Trang 18chế độ phúc lợi xã hội ở Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hồng Điệp, Tạp chí kinh tế và phát triển số 203(II), 2014 đã đóng góp vào lý luận các mơ hình BHXH từ đó tạo hướng nghiên cứu về mơ hình cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Hay như bài viết “Vai trị của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với an sinh xã hội của đất nước” của Lê Bạch Hồng trên Tạp chí cộng sản số 15 tháng 2 năm 2016 đã luận giải về bản chất của BHXHBB với tư cách là một loại hình BHXH đồng thời phân tích một cách sâu sắc vai trò như nhằm ổn định cuộc sống NLĐ, trợ giúp NLĐ khi gặp rủi ro; góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển; công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân Bài viết “Quan niệm về ASXH trên thế giới và ở Việt Nam” của Nguyễn Hiền Phương trên Tạp chí Luật học năm 2008 lại trình bày khá toàn diện về các quan niệm của ASXH trên thế giới mà trong đó BHXHBB là một trụ cột quan trọng, có liên hệ với các nước trên thế giới như Thụy Điển, Đức, Anh, Mĩ và đưa ra quan điểm tại Việt Nam Với bài viết của Nguyễn Thi ̣Kim Phụng, Nguyễn Hiền Phương: “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ trong pháp luật một số nước ASEAN và những kinh nghiệm cho Việt Nam” trên Tạp chí Luật học số 2 năm 2010 đã nêu lên khái niệm đặc điểm BHXHBB và ý nghĩa nhân văn cao cả với người lao động nữ đặt trong mối tương quan giữa pháp luật một số nước ASEAN và Việt Nam
Tóm lại theo khảo cứu của nghiên cứu sinh thì lý luận về BHXHBB cũng đã được nghiên cứu từ góc độ kinh tế, xã hội, pháp lý Các cơng trình nghiên cứu đưa ra khái niệm đặc điểm vai trị ý nghĩa của BHXH nói chung, chưa thể hiện rõ được đặc điểm và vai trò riêng của BHXHBB và sự khác biệt giữa BHXHBB với các loại bảo hiểm khác Để có cơng trình chuyên sâu về BHXHBB theo quan điểm tiến bộ đặt trong bối cảnh hoàn thiện pháp luật BHXHBB chung khi thế giới đang diễn ra cải cách ASXH thì cần phải tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh các cơng trình trong nước thì các nhà khoa học nước ngồi cũng đóng góp nhiều giá trị kế thừa
Trang 19là đóng góp có ý nghĩa về mặt lý luận với quan điểm tại Hoa Kỳ tạo hướng nghiên cứu cho việc vận dụng có chọn lọc vào Việt nam
Các tác phẩm của William Henry Beveridge (1879-1963) về BHXH đã đóng góp rất nhiều cho lý luận BHXH trên thế giới như: Bảo hiểm cho tất cả (1924), Trụ cột của an ninh (1948), Quyền lực và ảnh hưởng (1953), và Bảo vệ học tập miễn phí (1959) Ơng đưa ra quan điểm về mơ hình nhà nước phúc lợi, ở đó sẽ hỗ trợ NLĐ trong các trường hợp suy giảm hoặc mất thu nhập do mất việc làm (thất nghiệp), ốm đau, giả cả… Người hưởng BHXH sẽ được hưởng một mức thống nhất, không phụ thuộc vào thu nhập hoặc sự đóng góp của họ (chỉ đóng ở mức tối thiểu) mơ hình này khơng tạo sức hấp dẫn vì mức hưởng khơng cịn ý nghĩa đảm bảo thu nhập từ việc làm khi NLĐ bị giảm hoặc mất thu nhập từ việc làm vì chỉ được hưởng mức tối thiểu, như nhau với tất cả mọi người Quan điểm cũng sẽ được kế thừa nội dung phù hợp với Việt Nam Với quan điểm khác, Otto Eduard Leopold von Bismarck (Tể tướng Đức, 1815-1898) gắn với mơ hình Nhà nước xã hội với quan điểm thực hiện BHXH là bắt buộc dựa trên sự đóng góp và mức hưởng thụ dựa trên sự đóng góp và có sự chia sẻ giữa người lao động và người sử dụng lao động Hệ thống BHXH gắn kết chặt chẽ với các hệ thống khác trong xã hội Đức để hình thành và phát triển hệ thống ASXH mang dấu ấn của Nhà nước xã hội Đức
Tài liệu: “The Definition of a Social Insurance Scheme and its Classification as Defined Benefit or Defined Contribution” (Định nghĩa về BHXH và cách phân loại BHXH) của John Pitzer (2003), tác giả đã trình bày về định nghĩa của BHXH như là một giải pháp an toàn để chống lại rủi ro, phương thức đóng góp hình thành quỹ BHXH, xác định loại rủi ro để chi trả tiền BHXH Đồng thời tác giả phân loại BHXH bao gồm BHXHBB và BH do ý chí tự do của cá nhân, cũng như phân biệt BHXHBB với các loại bảo hiểm khác
Trang 20benefits”(Hiểu về những lợi ích mà ASXH mang lại) của Social security administration (2018), cơ quan ASXH của Hoa Kỳ đã trình bày về những lợi ích mà ASXH nói chung và BHXH nói riêng mang lại cho con người lúc hưu trí, ốm đau hay khi chết với việc đóng một khoản thu nhập lúc lao động để lập một quỹ ủy thác tín dụng dưới sự quản lý của chính phủ Tác phẩm“Social Security, Medicare and Government Pension”(ASXH, chăm sóc y tế và trợ cấp của Chính Phủ) của tác giả Joseph Matthews Attorney (2014) dành một phần dung lượng đáng kể tập trung bàn về lợi ích của hệ thống trong đó có chính sách về BHXH và luận giải về cách thức đảm bảo tối ưu hiệu quả của BHXH; tác phẩm “Social Insurance and Economic Security” (Bảo hiểm xã hội và an ninh kinh tế) của George E Rejda (2015), University of Nebraska – Lincoln, bàn về các nguyên tắc, đặc điểm và các vấn đề chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội và các chương trình hỗ trợ cơng cộng Những tài liệu kể trên đã cung cấp hiểu biết cơ bản nhất về BHXH nói chung như khái niệm, đặc điểm, vai trị từ đó giúp người tiếp cận có sự so sánh, đối chiếu khi nhìn nhận, đánh giá hệ thống BHXHBB Việt Nam
Trang 21tới chính sách BHXH như tỷ lệ sinh con tăng lên, quỹ chi trả bị quá tải, tuổi thọ tăng lên, sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội địi hỏi phải có sự thay đổi về chính sách BHXH cho phù hợp; “Social Security: Strengthen Not Dismantle” (An sinh xã hội: Tăng cường không tháo dỡ) của Micheal M 0 Seipel (2013), Brig ham Young University School of Social Work, bài viết này thảo luận về cấu trúc và chức năng của ASXH và những gì có thể được thực hiện để tăng cường chương trình Có thể thấy cải cách ASXH nói chung, cải cách BHXH nói riêng ln được diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng cần hoàn thiện để bắt kịp xu hướng đó
1.1.2 Tình hình nghiên cứu lý luận của pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc
Với đề tài nghiên cứu khoa học có đề tài cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ BHXHBB giai đoạn đến năm 2020”, Vụ bảo hiểm xã hội, 2010 đã luận giải về chế độ BHXHBB có liên hệ với các quốc gia trên thế giới đóng góp kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, tuy nhiên cần phải tiếp tục nghiên cứu các nội dung khác trong pháp luật BHXHBB như quỹ BHXH, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp BHXH mới có cái nhìn tồn diện Bên cạnh đó đề tài cấp cơ sở “Hồn thiện pháp luật bảo hiểm xã hơị ở Việt Nam”, chủ biên Nguyễn Thị Kim Phụng (2006) đã nghiên cứu rất cơng phu về lịch sử hình thành và phát triển pháp luật BHXH, mỗi giai đoạn đều đánh giá một cách khái quát các vấn đề: đối tượng tham gia bảo hiểm, các chế độ bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, tổ chức quản lý BHXH, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp BHXH Đây là một cơng trình rất có giá trị tiếp thu và sẽ là nguồn tư liệu bổ ích Tuy nhiên vẫn thiếu vắng nội dung nghiên cứu độc lập về lý luận pháp luật BHXHBB trong bối cảnh mới, khi văn bản pháp luật đã thay đổi
Trang 22mức độ nhìn nhận BHXH là một chính sách ASXH, mới chỉ đề cập tới từng lĩnh vực, từng chế độ, chính sách BHXH Bài viết “Thực hiện BHXH tồn dân từ góc nhìn lý luận và thực tiễn” của Mạc Văn Tiến, tạp chí BHXH kỳ 2 tháng 09/2020 đã đưa ra quan điểm về BHXH toàn dân đưa ra cách phân tích về tầng trợ cấp hưu trí, nội dung này vẫn là một chủ đề hấp dẫn để các cơng trình khoa học tiếp theo nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung về pháp luật BHXHBB, luận án “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Huy Ban, Đại học khoa học xã hội và nhân văn (1996) làm sáng tỏ những vấn đề thuộc về pháp luật điều chỉnh BHXHBB, tác giả đi sâu vào phân tích các nguyên tắc của BHXHBB, các quan hệ pháp luật BHXHBB, các loại hình của BHXHBB, việc kiểm tra giám sát thực hiện BHXHBB, ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với BHXHBB, tác giả cũng chỉ ra sự tác động của pháp luật quốc tế về BHXHBB đối với nước ta Luận án đã luận giải pháp luật BHXHBB điều chỉnh nhiều mối quan hệ xã hội đan xen nhưng trên hết BHXHBB thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, truyền thống đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái Có thể xem đó là những đóng góp đáng kể của luận án trong nghiên cứu lý luận pháp luật BHXHBB Mặc dù vậy, luận án vẫn để lại khoảng trống nghiên cứu lý luận về khái niệm, nguyên tắc cơ bản, nội dung điều chỉnh của pháp luật BHXHBB
Trong luận án tiến sỹ luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam” của Nguyễn Hiền Phương (2008), xuất phát từ nhận thức pháp luật về BHXH là một trong các trụ cột của pháp luật về ASXH (cùng với ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội), khi bàn tới vấn đề lý luận pháp luật ASXH, tác giả có trình bày những nội dung lý luận chung nhất về pháp luật BHXHBB Tuy nhiên, do luận án bao quát vấn đề ASXH nói chung, tác giả đã chưa luận bàn sâu sắc về lý luận pháp luật BHXHBB như khái niệm, nguyên tắc cơ bản, nội dung pháp luật BHXHBB
Trang 23Những vấn đề lý luận về pháp luật BHXHBB như khái niệm pháp luật BHXHBB, sự cần thiết phải ban hành pháp luật BHXHBB, vai trò của pháp luật BHXHBB, nguyên tắc cơ bản, nội dung của pháp luật BHXHBB là những nội dung được tương đối nhiều luận văn thạc sỹ nghiên cứu, chẳng hạn như tác giả Nguyễn Đình Lý luận giải trong luận văn thạc sỹ “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hịa Bình” năm 2020 và tác giả Bùi Thanh Hương luận giải tron luận văn thạc sỹ “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam” năm 2018, bên cạnh đó Nguyễn Thị La Giang luận giải trong luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn ở Hà Nội” năm 2015 cũng cùng quan điểm với luận văn của Nguyễn Thị Thúy “Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong luật BHXH và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội” năm 2014 Trong các luận văn thạc sỹ ở Trường Đại học Luật Hà Nội nêu trên tác giả đề cập khái quát tới lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật BHXHBB trên thế giới và sự ảnh hưởng tới Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật BHXH, nội dung pháp luật BHXHBB bao gồm đối tượng áp dụng, các chế độ bảo hiểm, quỹ BHXH, xử lý vi phạm pháp luật BHXHBB Cách tiếp cận này bao trọn các nội dung điều chỉnh của pháp luật BHXHBB Việt Nam, song còn lệ thuộc vào pháp luật thực định của nước ta và cịn thiếu tính khái qt thiếu sự phân tích sâu sắc và liên hệ với lý luận pháp luật BHXH trên thế giới, hơn nữa chưa thể hiện được nguyên tắc riêng của BHXHBB, có luận văn mới chỉ nghiên cứu về một nội dung của pháp luật BHXHBB
Có thể thấy, những vấn đề lý luận về pháp luật BHXHBB đã đề cập ở các mức độ khác nhau trong các cơng trình nghiên cứu Khái niệm, ngun tắc, nội dung của pháp luật BHXHBB mà các tác giả luận giải tại nhiều quốc gia trên thế giới được các nhà khoa học chia sẻ Mặc dù vậy, vẫn cần có cơng trình khoa học mới nghiên cứu độc lập về BHXHBB luận giải khái niệm, nguyên tắc cơ bản của BHXHBB, nội dung của pháp luật BHXHBB một cách toàn diện trong bối cảnh điều kiện hiện nay
Trang 24đóng góp và tỷ lệ đóng góp giữa các chủ thể, tỷ lệ chi trả cho các đối tượng hưởng để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội
Ngồi ra có khá nhiều nghiên cứu về pháp luật BHXHBB các nước như tác phẩm “Understanding insurance law”(Hiểu biết về luật bảo hiểm) của RH Jerry, DR Richmond (2012) bàn về luật bảo hiểm Hoa Kỳ với các nguyên tắc pháp lý của nó, xem xét câu hỏi luật bảo hiểm là gì, nội dung điều chỉnh cụ thể về đối tượng áp dụng, các chế độ BHXH, quỹ, quản lý nhà nước về BHXH ở Hòa Kỳ; tác phẩm “Insurance Law in Japan” (Luật bảo hiểm của Nhật Bản) của Noboru Kobayashi (2011), Kluwer Law International lại nghiên cứu về luật bảo hiểm tại Nhật Bản, cung cấp một nền tảng vững chắc môi trường pháp lý xung quanh bảo hiểm với các vấn đề như đối tượng điều chỉnh, chế độ BHXH, tài chính, quản lý nhà nước
Bài viết “The Growth of Social Insurance Programs in Scandinavia: Outside Influences and Internal Forces” (Sự tăng trưởng của các chương trình bảo hiểm xã hội ở Scandinavia: Ảnh hưởng bên ngoài và các lực lượng nội bộ) của Stein Kuhnle (2017) trong cuốn “The development of welfare state in Europe and American” (Sự phát triển của nhà nước phúc lợi ở Châu Âu và Mỹ) đã luận giải khái quát về sự hình thành và phát triển của pháp luật BHXHBB ở Scandinavia, có so sánh với các quốc gia: Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển, chịu ảnh hưởng của pháp luật BHXH sớm nhất tại Đức Bismarck, việc chấp nhận nguyên tắc pháp luật BHXHBB ở các quốc gia khác nhau, sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế hoặc các giai đoạn có ảnh hưởng tới luật pháp bảo hiểm xã hội…
Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật BHXHBB tại các quốc gia đã được chia sẻ trong nhiều những cơng trình khoa học, đặc biệt là kinh nghiệm của các quốc gia có hệ thống pháp luật BHXHBB tiến bộ sẽ có giá trị tham khảo hữu ích cho Việt Nam trong q trình hồn thiện pháp luật BHXHBB
1.1.3 Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá tính hồn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc
Khi khảo cứu về tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài, chúng tơi nhận thấy dưới góc độ pháp lý chuyên ngành luật kinh tế cấp luận án tiến sỹ vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá tính hồn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam
Trang 25Thực trạng pháp luật BHXHBB được nghiên cứu và công bố trong một số cuốn sách chuyên khảo Mặc dù các cơng trình nghiên cứu khơng trực tiếp về BHXHBB nhưng với tư cách là một trụ cột trong hệ thống ASXH thì BHXHBB cũng được đề cập ở một mức độ nhất định và có giá trị kế thừa cũng như hướng nghiên cứu bao quát Các tác phẩm: “Pháp luật an sinh xã hội: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Nguyễn Hiền Phương chủ biên (2010), là cơng trình đề cập tới thực trạng thực hiện ASXH nói chung, trong đó có những đánh giá về thực trạng thực hiện BHXHBB Cuốn sách “Quyền ASXH và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam” do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên (2014), pháp luật BHXHBB được đánh giá theo nghiên cứu về bảo đảm quyền ASXH trong chương 4: Thực trạng đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc bảo vệ thu nhập thông qua bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, theo các nhóm vấn đề như đối tượng tham gia, các chế độ BHXHBB và quỹ BHXHBB Trong cuốn sách: “Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật BHXH” của Nguyễn Hiền Phương (2016) tập trung bình luận đánh giá một số những quy định cơ bản và có tính tiên quyết của luật nhằm làm toát lên những nội dung chính của Luật BHXH 2014 ở các chế định: Những quy định chung, quy định về chế độ bảo hiểm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu trí, tử tuất, BHXH tự nguyện, trên những khía cạnh như: sự phù hợp, tính khả thi của các quy định Thêm vào đó cuốn sách: “Đổi mới và phát triển BHXH ở Việt Nam” của Dương Văn Thắng chủ biên, nhà xuất bản chính trị quốc gia (2015) bao quát khá đầy đủ quá trình ra đời, đổi mới, phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Các tác giả đã sưu tầm, tập hợp các sự kiện có giá trị, biên tập và hệ thống khá đầy đủ quá trình hình thành các chính sách an sinh xã hội của Việt Nam cả về pháp lý cũng như thực tiễn phát triển của các chính sách an sinh xã hội hiện hành
Trang 26BHXH theo pháp luật thực định cũng có ý nghĩa kế thừa tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện ở cấp độ sâu hơn và tiến bộ hơn Bài viết “Tính ưu việt của Luật Bảo hiểm xã hội - thách thức trong triển khai và giải pháp bảo đảm ASXH” của Bùi Sỹ Lợi trên Tạp chí Cộng sản số 7 năm 2015 Nhìn chung, mỗi bài viết cung cấp những cách nhìn sâu sắc về một vài vấn đề của pháp luật BHXHBB hiện nay và sẽ là nguồn tư liệu q giá để nghiên cứu tồn diện và có hệ thống thực trạng pháp luật BHXHBB Bên cạnh đó bài viết “Thực trạng và giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội”, TS Hồng Bích Hồng (2021), Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 tháng 02/2021 dành sự quan tâm đối với thực trạng pháp luật về đối tượng tham gia BHXH với những hạn chế và nguyên nhân sẽ là tài liệu có giá trị để các cơng trình tiếp tục nghiên cứu với mục tiêu cao nhất là mở rộng đối tượng tham gia BHXH
Thực trạng pháp luật BHXHBB là chủ đề được lựa chọn cho nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, đặc biệt phải kể tới đề tài: “Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo qui định của Luật BHXH – thực trạng và kiến nghị hoàn thiện” của Nguyễn Hùng Cường (2015) đã phân tích về thực trạng qui định pháp luật và thực tiễn thực hiện nhưng mới chỉ đánh giá một số chế độ BHXHBB như ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN trên các phương diện đối tượng, điều kiện, hạn mức, thời gian hưởng BHXH đánh giá tồn tại cùng nguyên nhân Bên cạnh đó, đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ BHXH bắt buộc giai đoạn đến 2020” của Vụ bảo hiểm xã hội (2010) tập trung nghiên cứu thực trạng qui định pháp luật và thực tiễn thực hiện các chế độ BHXHBB như ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất và xu thế hồn thiện giai đoạn 2020 Cơng trình đã có đóng góp về hướng nghiên cứu tuy nhiên qui định pháp luật đã có sự sửa đổi bổ sung, thực tiễn áp dụng với nhiều sự thay đổi cần được tiếp tục nghiên cứu Với đề tài: “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, chủ biên Nguyễn Thi ̣Kim Phụng (2006) là cơng trình có giá trị phân tích thực trạng qui định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB một cách toàn diện theo Luật BHXH năm 2006 Đây là một tài liệu hữu ích để các nghiên cứu sau tiếp tục cập nhật thực trạng mới khi Luật BHXH được sửa đổi bổ sung toàn diện năm 2014 và tính phức tạp của thực tiễn thi hành pháp luật BHXHBB trong giai đoạn mới
Bên cạnh đó các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ cũng nghiên cứu những nội dung liên quan tới thực trạng pháp luật BHXHBB và thực tiễn thực hiện, cụ thể:
Trang 27kết quả và đưa ra các tồn tại của pháp luật BHXH ở mỗi thời kì, tuy có sự tiến bộ giữa các thời kì nhưng nhìn chung tác giả nhận định đối tượng áp dụng BHXH chưa đạt mức tiềm năng, tài chính thu khơng đủ chi, tổ chức quản lý hành chính quan lieu, chế độ BHXH đã quy định nhưng tính thực tiễn thì chưa hiệu quả, xử lý vi phạm giải quyết tranh chấp BHXH cũng đã có qui định tuy nhiên vẫn cịn thực hiện hình thức chưa đủ sức răn đe chưa hiệu quả Tại thời điểm được công bố, luận án tiến sỹ luật học “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn” là nghiên cứu toàn diện nhất về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam, hướng nghiên cứu có tính kế thừa Nghiên cứu về thực trạng cơ chế thu BHXHBB có luận án: “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam” của Phạm Trường Giang (2010), ngay trong phạm vi nghiên cứu tác giả đã nhấn mạnh là tập trung vào BHXHBB Luận án đưa ra quá trình hình thành và phát triển của pháp luật BHXH ở Việt Nam, sau đó nghiên cứu thực trạng về thu BHXHBB thông qua các tiêu chí đánh giá, từ đó đưa ra kết quả và hạn chế của cơ chế thu BHXHBB ở Việt Nam Luận án góp phần đánh giá các quy định về thu BHXH - một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến quỹ BHXH - cũng như thực tiễn áp dụng có nội dung kế thừa Tuy nhiên cơng trình mới đang dừng lại nghiên cứu một phần trong nội dung của
pháp luật BHXHBB
Luận án tiến sỹ: “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam” của Nguyễn Thị Chính (2010) luận giải về thực trạng pháp luật BHXHBB thơng qua khía cạnh tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH Công trình nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXHBB ở Việt Nam trong sự phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan, số liệu phân tích tập trung ở giai đoạn 2003-2008 Tuy nhiên luận án mới chỉ đề cấp tới một nội dung của pháp luật BHXHBB, hơn nữa số liệu đã cũ và cần được cập nhật các số liệu mới ở giai đoạn hiện nay
Trang 28đề lý luận và thực tiễn” năm 2012, nghiên cứu về hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực BHXH – một vấn đề rất cấp thiết trong xử lý vi phạm pháp luật BHXH khi có rất nhiều hành vi mang tính chất nghiêm trọng gây hậu quả lớn cho xã hội Đây là một đóng góp quan trọng tạo hướng nghiên cứu cho các cơng trình tiếp theo về xử lý vi phạm pháp luật BHXHBB
Ở cấp độ thạc sỹ, đã có nhiều luận văn nghiên cứu về vấn đề này, chẳng hạn như luận văn “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hịa Bình” của Nguyễn Đình Lý (2020) hay luận văn “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam” của Bùi Thanh Hương (2018) đã phân tích tình hình thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng đã có đóng góp về một số nhận xét kết quả đạt được và hạn chế cùng các nguyên nhân tuy nhiên ở cấp độ luận văn thạc sỹ mới dừng lại ở việc mô phỏng pháp luật thực định mà chưa chỉ ra được vấn đề; cũng cần kể tới luận văn “Pháp luật về bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hịa Bình” của Đặng Thị Thu Hường (2019); luận văn: “Chế độ bảo hiểm ốm đau, thai sản theo quy định của Luật BHXH năm 2014” của Lưu Thị Tâm (2016); luận văn: “Chế độ bảo hiểm thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã hội từ thực tiễn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội” của Nguyễn Huyền Ly (2017) và luận văn: “Chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí trong pháp luật bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình” của Nguyễn Thị Bích Hường (2017) đã khái quát về thực trạng pháp luật và tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật của một số chế độ của BHXH từ đó các tác giả đưa ra nhận xét đánh giá trong thực tiễn triển khai ở một địa phương nhất định Mỗi luận văn có những cách tiếp cận đối với thực trạng pháp luật BHXHBB Việt Nam và có những đóng góp nhất định trong việc đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB trong giai đoạn luật BHXH 2014 ra đời và gợi mở hướng nghiên cứu đối với các nghiên cứu về pháp luật BHXHBB trong các giai đoạn tiếp theo Tuy nhiên vẫn chưa có cơng trình nào đánh giá thực trạng qui định pháp luật BHXHBB một cách toàn diện mà mới chỉ dừng lại ở một nội dung nhất định, hơn nữa thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB luôn biến động và có sự khác biệt giữa các giai đoạn lịch sử cụ thể
Trang 29chi Từ đó có thể thấy được ngun nhân chính từ các lỗ hổng trong quy định pháp luật và năng lực tổ chức thực hiện để đưa quy định vào thực tế Những giá trị mà các cơng trình mang lại sẽ được kế thừa đồng thời luận án tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở pháp luật hiện hành có sự bổ sung về thực tiễn thực hiện trong giai đoạn lịch sử mới
Như vậy, ở mức độ khác nhau, các cơng trình nghiên cứu trên đã đóng góp những phân tích, bình luận có giá trị về các quy định pháp luật BHXHBB và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam Với các nghiên cứu về pháp luật ASXH nói chung, pháp luật BHXHBB nói riêng mặc dù giữ một vị trí quan trọng song mức độ đề cập còn hạn chế Các nghiên cứu tổng thể về pháp luật BHXHBB lại chủ yếu được thực hiện và cơng bố trước thời điểm có hiệu lực của Luật BHXH năm 2014, do đó thực trạng quy định pháp luật chưa cập nhật được hệ thống văn bản hiện hành Một số bài viết đăng tải trên các tạp chí trong thời gian gần đây mặc dù đã cập nhật những nội dung quy định mới, nhưng thường chỉ khai thác một vài khía cạnh mà chưa nghiên cứu một cách tổng quát về toàn bộ hệ thống pháp luật BHXHBB Các cơng trình khoa học cũng đã trình bày, phân tích những thành cơng, hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB Việt Nam Có thể nhận thấy một số phát hiện tương đồng trong kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, đó là những kết quả đạt được trong việc mở rộng đối tượng tham gia hay một số hạn chế như độ bao phủ BHXH tăng chậm; số người hưởng BHXH một lần tăng nhanh, tình trạng trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi bảo hiểm xã hội chậm được khắc phục Tuy nhiên, do góc tiếp cận, các vấn đề đó dường như chưa được luận giải một cách sâu sắc, tồn diện Thêm vào đó, một số vấn đề về BHXH toàn dân; hệ thống BHXH đa tầng; các quy định về đóng - hưởng BHXH bảo đảm các ngun tắc cơng bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững cần phải tiếp tục nghiên cứu
Có thể thấy, qua những cơng trình khoa học đã cơng bố, các nhà nghiên cứu trong nước đã phác họa lên những nét vẽ cơ bản cho “bức tranh” thực trạng pháp luật BHXHBB ở Việt Nam Tuy nhiên, để “bức tranh” ấy được sắc nét hơn, ý nghĩa hơn, hiện đại hơn rất cần có thêm những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về hệ thống pháp luật BHXHBB Việt Nam hiện hành và thực trạng thực hiện các quy định đó
Các học giả nước ngồi cũng có những đóng góp vào tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật BHXHBB Việt Nam
Trang 30phạt, tổ chức quản lý quỹ, hiệu quả thực thi pháp luật, đánh giá kết quả và hạn chế cùng các nguyên nhân, tác giả so sánh với hệ thống BHXHBB ở Việt Nam với các nước ASEAN như: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan
Bên cạnh đó “Social Protection in Developing Countries: Reforming Systems” (Bảo trợ xã hội ở các nước đang phát triển: Cải cách hệ thống) của Katja Bender, Markus Kaltenborn, Christian Pfleiderer (2013), các tác giả luận giải về thực trạng hành lang pháp lý và cải cách hành lang pháp lý về bảo trợ xã hội trong đó có BHXHBB ở các nước đang phát triển có liên hệ tới Việt Nam tại bài viết của Nguyễn Thị Lan Hương và Matthias Meissner về: “social protection reforms in Viet Nam, experiences and challenges” (cải cách bảo trợ xã hội ở Việt Nam, kinh nghiệm và thách thức) bàn về sự hình thành phát triển chính sách BHXHBB tại Việt Nam, đưa ra hạn chế về diện bao phủ đối tượng tham gia, nhận thức của chủ thể tham gia, việc quản lý của cơ quan chức năng… Từ đó cần cải cách pháp luật BHXH theo hướng chọn lọc từ kinh nghiệm các quốc gia tiến bộ trong khu vực và thế giới
Với một góc độ khác “ Labour and social trends in Viet Nam” ( Xu thế lao động và xã hội ở Việt Nam), ILO – ILSSA (2018) cũng dành dung lượng để bàn về chính sách BHXHBB với vai trị là một chính sách ASXH khi Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức về già hóa dân số, nền kinh tế hội nhập và cạnh tranh, sự tác động biến đổi khí hậu dẫn đến gánh nặng cho hệ thống ASXH đặc biệt BHXHBB phải tăng cường hỗ trợ kịp thời cho các trường hợp rủi ro của NLĐ như ốm đau, TNLĐ, hưu trí, giảm khả năng lao động và chết…
Trang 31BHXH là trụ cột chính của hệ thống bảo trợ xã hội và việc tiếp cận với bảo trợ xã hội là một quyền công dân được Hiến pháp của quốc gia thừa nhận Việc cải cách chính sách lương hưu đã được giải quyết trong quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 Tuy nhiên, với thực trạng dân số già, việc tái cơ cấu việc làm do hội nhập kinh tế, biến đổi khí hậu, cách mạng cơng nghiệp 4.0, quỹ hưu trí vẫn có nguy cơ mất cân bằng trong dài hạn Theo các tác giả, kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn thi hành BHXHBB Việt Nam là để mở rộng phạm vi của BHXHBB tới toàn dân, các quy định phải liên tục được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế và có thể áp dụng rộng rãi với những người nghèo, người làm việc trong khu vực phi chính thức
Có thể xem những kết quả tại các cơng trình nghiên cứu trên là những ghi nhận hết sức khách quan của các học giả về thực trạng BHXHBB Việt Nam Cùng với các cơng trình của các tác giả trong và ngoài nước khác, những nghiên cứu này góp thêm một số cách nhìn đa diện về quy định pháp luật BHXHBB Việt Nam trong thực tiễn thực hiện
1.3 Tình hình nghiên cứu kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam
- Tình hình nghiên cứu về yêu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc
Về định hướng hoàn thiện pháp luật BHXHBB, luận án “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam” của Nguyễn Thị Chính (2010) luận giải về định hướng hoàn thiện quy định pháp luật BHXH ở Việt Nam tới năm 2020 bằng việc đưa ra mục tiêu và quan điểm phát triển BHXH Bên cạnh các mục tiêu tổng quát, mục tiêu chi tiết thì quan điểm phát triển BHXH được đưa ra như phải theo đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ổn định chính trị Các định hướng có giá trị kế thừa, tuy nhiên cần phải cập nhật về sự thay đổi về chủ trương chính sách của Nhà nước
Trang 32sự bao cấp của nhà nước tăng dần mức đóng của người tham gia và chủ sử dụng lao động; (iv) thực hiện cải cách hành chính nhà nước trong hệ thống BHXH Việt Nam
Bên cạnh đó ở luận văn “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn ở Việt Nam” của Đặng Thị Thu Hường (2019) lại nêu các quan điểm định hướng hoàn thiện pháp luật BHXHBB như: phải đồng bộ bám sát đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013 của nhà nước; phải bảo đảm tính đồng bộ với các chế độ bảo hiểm xã hội khác như chế độ bảo hiểm tự nguyện, chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ ưu đãi xã hội; bảo đảm tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, nhất là của các quốc gia có hệ thống bảo hiểm xã hội phát triển và ổn định Các nội dung này là một phần trụ cột cho những nghiên cứu kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật BHXHBB Việt Nam của các tác giả
Về sách tham khảo, có cuốn “Phát triển hệ thống ASXH ở Việt Nam đến năm 2020” của Viện khoa học lao động và xã hội năm 2013, cũng đưa ra quan điểm định hướng phát triển chính sách BHXH với vai trò là một phần quan trọng của ASXH: Tăng cường chế tài để gia tăng mức độ tuân thủ Luật bảo hiểm xã hội; Tiếp tục cải cách các thông số bảo hiểm xã hội để đảm bảo khả năng cân đối tài chính quỹ trong dài hạn; Từng bước điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hưởng bảo hiểm xã hội đối với một số nhóm đối tượng để gia tăng thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội và giảm thời gian hưởng; Cải thiện tình hình đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội
Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, với sự đổi thay của điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội diễn ra mạnh mẽ Nhiều chính sách mới được thể hiện trong Nghị quyết số 28-NQ/TW cùng với Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực pháp lý, thêm nữa nền công nghiệp 4.0 đang tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội khiến cho pháp luật cũng phải vận động Đồng thời xu hướng phát triển pháp luật BHXHBB trên thế giới có tính mới địi hỏi các định hướng hồn thiện pháp luật BHXHBB cũng cần được nghiên cứu bổ sung, phát triển
- Tình hình nghiên cứu về kiến nghị hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam
Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHXHBB Việt Nam là một nội dung được nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập tới ở các mức độ khác khau
Trang 332012 - 2020” của các tác giả Mai Ngọc Cường, Mai Ngọc Anh và Phan Thị Kim Oanh (2013), “Quyền ASXH và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam” của PGS.TS Lê Thị Hồi Thu chủ biên (2014) Nhìn nhận việc thực hiện BHXHBB như một biện pháp bảo đảm quyền ASXH, nhóm tác giả cho rằng, với BHXHBB, Nhà nước và các tổ chức hữu quan cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH năm 2014; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXHBB và chính sách BHXHBB nhằm bảo vệ thu nhập cho NLĐ…
Trang 34giải pháp bảo đảm an sinh xã hội” của Bùi Sỹ Lợi trên tạp chí Cộng sản (2015) đã nêu lên các giải pháp để giải quyết thách thức trong việc triển khai Luật bảo hiểm xã hội đặt trong mối tương quan với hệ thống an sinh xã hội Ở bài viết “Cải cách Luật bảo hiểm xã hội để mở rộng bảo hiểm hưu trí đối với người cao tuổi” Đặng Như Lợi (2014) cũng dành dung lượng để trình bày về kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí với người cao tuổi từ đó giúp người cao tuổi có mức lương đảm bảo cuộc sống khi về già không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội
Luận án “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam” của Nguyễn Thị Chính (2010) luận giải những tồn tại hạn chế sau đó đánh giá các nguyên nhân Từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị về mở rộng quy mơ đối tượng tham gia, hồn thiện nội dung các chế độ BHXH, quỹ BHXH Các kiến nghị có giá trị kế thừa tuy nhiên do sự biến động trong thực tế về chính sách, kinh tế xã hội nên cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp
Luận án “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Huy Ban (1996) dựa trên việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn đã đưa ra các quan điểm hoàn thiện pháp luật BHXHBB như: nhà nước cần điều chỉnh mức độ đóng góp vào quỹ BHXH, quỹ BHXH cần quản lí thống nhất trong cả nước và hạch toán độc lập, thực hiện BHXH tồn dân; rà sốt, hệ thống hóa, pháp điển hóa hệ thống pháp luật về BHXH và đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về BHXH Những giải pháp này đã có những giá trị khoa học nhất định trong bối cảnh lúc đó Tuy nhiên, đây là những giải pháp khá vĩ mô, hầu như chưa tập trung vào những kiến nghị cụ thể hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành về BHXHBB Với cách tiếp khác luận án “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam” của Phạm Trường Giang (2010) cũng nêu lên một số kiến nghị như: đăng kí tham gia BHXH bằng mã số, phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH, tăng cường hoạt động công chúng vào BHXH, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Trang 35Theo những góc độ tiếp cận khác nhau, luận văn “ Chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của Vũ Tuấn Đạt (2014), luận văn: “ Pháp luật về bảo hiểm thai sản và thực tiễn tại quận Thanh Xuân, Hà Nội” của Hoàng Thúy Hà (2017); luận văn “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn ở Hà Nội” của Nguyễn Thị La Giang (2015), luận văn “Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong luật BHXH và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Thúy (2014), Luận văn “Pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn áp dụng tại huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam” của Nguyễn Trọng Tuấn (2017), Luận văn “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái” của Nguyễn Văn Cường (2017), các luận văn đến từ Đại học Luật Hà nội trên đã trình bày một số những kiến nghị cụ thể về hoàn thiện pháp luật BHXHBB như mở rộng đối tượng tham gia BHXHBB, tăng mức chế tài xử lý, giảm thời gian tối thiểu để được hưởng lương hưu, xem xét điều kiện hưởng BHXH một lần
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu pháp luật BHXHBB của các tác giả trong nước đã đưa ra được một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHXHBB Nhưng chủ yếu là kiến nghị về một nội dung trong pháp luật BHXHBB mà chưa đề cập tới những kiến nghị mang tính chất toàn diện cho việc hoàn thiện quy định pháp luật BHXHBB hiện hành đặt trong bối cảnh mới với tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW và sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt tại Bộ luật lao động năm 2019
Bên cạnh nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước, các học giả nước ngồi cũng đóng góp những kiến nghị quan trọng nhằm hoàn thiện pháp luật BHXHBB Việt Nam trong một số nghiên cứu của họ
Tác phẩm “ Employment and social protection in Viet Nam” (Việc làm và bảo trợ xã hội ở Việt Nam) của ILO – VASS (2011) sau khi đánh giá thực trạng BHXHBB Việt Nam, phát hiện được những thách thức trong tương lai của BHXHBB Việt Nam đã đưa ra những khuyến nghị quan trọng, tập trung vào vấn đề: tăng cường thực thi pháp luật BHXH, mở rộng đối tượng tham gia BHXHBB, cải cách lương hưu sử dụng quỹ BHXHBB hưu trí hiệu quả tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới; các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHBB quan tâm tới tuyên truyền giáo dục pháp luật BHXH tới chủ thể tham gia BHXH , tăng cương kiểm tra giám sát hoạt động tổ chức quản lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác…
Trang 36Kaltenborn, Christian Pfleiderer (2013) tại bài viết của Nguyễn Thị Lan Hương và Matthias Meissner về: “social protection reforms in Viet Nam, experiences and challenges”, tác giả đề xuất một số kiến nghị trước thách thức hiện nay ở Việt Nam vẫn là mở rộng diện bao phủ của BHXHBB, cải cách hệ thống pháp lý, giải quyết các vấn đề liên quan như tăng trưởng dân số, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế…
“Labour and social trends in Viet Nam” (Xu thế lao động và xã hội ở Việt Nam), ILO – ILSSA (2018) cũng kiến nghị mở rộng diện bao phủ BHXH, thêm nữa là tăng cường khả năng tài chính quỹ lương hưu, tạo cơ chế tài chính bền vững cho bao phủ tồn dân; tăng cường công tác tổ chức, quản lý quỹ BHXHBB Cùng quan điểm này các chuyên gia tham vấn tại hội thảo quốc tế về “Extension of Social Insurance Coverage – International Experiences and Recommendations for Viet Nam” (Mở rộng diện bao phủ của BHXH – kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị cho Việt Nam) của ILO – ILO/Japan – MOLISA (2017), đưa ra các đề xuất cải cách cụ thể và giải pháp cần thiết để thực hiện được các khuyến nghị tập trung vào các mục tiêu chính liên quan tới bao phủ tồn dân như: mở rộng bao phủ BHXHBB theo chiều rộng; tăng cường công bằng, bảo vệ tài chính; theo nhóm vấn đề: các giải pháp về thi hành pháp luật; các giải pháp tăng cường nguồn thu và cân bằng quỹ BHXHBB đặc biệt là quỹ hưu trí, học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của quốc tế
2 Đánh giá kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
2.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan đến đề tài luận án
Tình hình nghiên cứu tổng quan được luận giải ở trên cho thấy các nghiên cứu trong và ngoài nước đã xây dựng được nền móng lý luận cơ bản cho BHXHBB và pháp luật BHXHBB trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng Các cơng trình đã để lại cho tác giả luận án này và những nhà nghiên cứu khác những thành tựu quan trọng có thể kế thừa như:
Thứ nhất, các công trình đã cung cấp một số kiến thức lý luận chung về
Trang 37tính kế thừa nhằm đưa ra khái niệm BHXHBB và pháp luật BHXHBB đầy đủ, hiện đại hơn, luận giải đặc điểm, vai trò của BHXHBB và nguyên tắc, nội dung điều chỉnh của pháp luật BHXHBB toàn diện, sâu sắc hơn, đặt trong mối tương quan với những nội dung khác của hệ thống ASXH và pháp luật ASXH
Thứ hai, mỗi cơng trình nghiên cứu đã đóng góp những màu sắc khác nhau vào
bức tranh tổng quan thực trạng pháp luật BHXHBB trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Những kết quả nghiên cứu gắn với giai đoạn trước thời điểm Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành có ý nghĩa gợi mở hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu tiếp theo về thực trạng pháp luật BHXHBB Việt Nam hiện hành Nghiên cứu pháp luật BHXHBB hiện nay, hầu hết các học giả đã có những đánh giá quy định pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện chủ yếu theo cách tiếp cận sâu vào từng nội dung nhỏ, từng khía cạnh của pháp luật BHXHBB như đối tượng và phạm vi áp dụng BHXHBB, các chế độ BHXHBB (ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất), quỹ BHXH, xử lý vi phạm pháp luật BHXHBB hoặc việc triển khai pháp luật BHXHBB tại các địa phương… Đây là những tài liệu mà tác giả có thể tiếp thu, sử dụng làm cơ sở dữ liệu cho những luận điểm trong một nghiên cứu vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính tổng quát về pháp luật BHXHBB
Thứ ba, một số công trình đã có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật
BHXHBB Các đề xuất tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật trong giai đoạn trước Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực và một số cơng trình đã có kiến nghị hồn thiện Luật BHXH năm 2014 Những kiến nghị có giá trị về mở động đối tượng tham gia BHXHBB, về hoàn thiện chế độ BHXHBB, về tài chính thực hiện BHXHBB… Nhìn chung các cơng trình đã gợi mở ra hướng nghiên cứu tiến bộ, bắt đầu tiếp cận với xu hướng mới của pháp luật BHXHBB tại nhiều quốc gia trên thế giới Những giá trị nghiên cứu này sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu phát triển để đi đến việc đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHXHBB khả thi hơn trong điều kiện mới
2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Trang 38Một là, luận án tiếp tục nghiên cứu hệ thống hoá và làm sâu sắc hơn các vấn đề
lý luận về BHXHBB, tiếp cận với các quan điểm tiến bộ trên thế giới về BHXHBB Từ đó đưa ra định nghĩa có tính bao qt hơn về BHXHBB, làm sâu sắc thêm đặc điểm, vai trò của BHXHBB, chú trọng tới mối tương quan giữa BHXHBB với các bộ phận khác của ASXH
Hai là, luận án tiếp tục nghiên cứu khái niệm, nguyên tắc điều chỉnh và nội dung pháp luật BHXHBB đảm bảo hài hòa với những vấn đề lý luận của pháp luật ASXH nói chung và phù hợp với xu hướng phát triển của các hệ thống pháp luật BHXHBB hiện đại trên thế giới, đồng thời phân tích các tiêu chí đánh giá hồn thiện pháp luật BHXHBB
Ba là, luận án tiếp tục nghiên cứu phân tích và đánh giá một cách tổng quan, toàn diện thực trạng pháp luật về BHXHBB hiện hành, bao gồm thực trạng quy định pháp luật BHXHBB theo từng nội dung điều chỉnh và được minh chứng bằng thực tiễn thực hiện quy định pháp luật BHXHBB tại Việt Nam, đặt trong mối tương quan của điều kiện kinh tế - xã hội quốc gia
Bốn là, luận án tiếp tục nghiên cứu yêu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật
BHXHBB Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHBB Việt Nam dựa trên những bằng chứng khoa học
3 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, cơ sở lý thuyết
3.1 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
Một là, đối với vấn đề nghiên cứu cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật
BHXHBB
Câu hỏi nghiên cứu: BHXHBB và pháp luật BHXHBB có cơ sở lý luận như thế nào? Các tiêu chí đánh giá tính hồn thiện của pháp luật BHXHBB là gì?
Giả thuyết nghiên cứu: Cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật BHXHBB chưa được luận giải một cách hệ thống, sâu sắc, toàn diện và tiến bộ Mặc dù các vấn đề lý luận về BHXHBB và pháp luật BHXHBB đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật BHXHBB
Trang 39Câu hỏi nghiên cứu: Quy định pháp luật hiện hành về pháp luật BHXHBB như thế nào, nếu có hạn chế thì đó là những gì và vì sao? Thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam giai đoạn 2016 đến nay như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Quy định pháp luật BHXHBB hiện hành vẫn còn bộc lộ những hạn chế bất cập, chưa tương thích với nội dung của các văn bản liên quan và pháp luật quốc tế, gây ra những khó khăn cho việc thực hiện pháp luật Vì thế, trước yêu cầu đặt ra, pháp luật BHXHBB hiện hành ở Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
Ba là, đối với vấn đề nghiên cứu định hướng, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam
Câu hỏi nghiên cứu: Quy định pháp luật BHXHBB ở Việt Nam hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Nhu cầu tất yếu khách quan đang đòi hỏi pháp luật BHXHBB hiện hành ở Việt Nam cần sửa đổi bổ sung một số quy định, có như vậy mới bảo đảm thực thi hiệu quả pháp luật
3.2 Cơ sở lý thuyết
Trong nghiên cứu khoa học, cơ sở lý thuyết là nền tảng vô cùng quan trọng bởi “lý thuyết là kinh nghiệm, kiến thức, tri thức, trí tuệ của các thế hệ tích lũy lại, cung cấp cho người nghiên cứu cơ sở kiến thức để lập luận và kiến giải các vấn đề nghiên cứu” Ở đây khi nghiên cứu luận án sử dụng các lý thuyết sau:
- Lý thuyết về nhân quyền
Trang 40- Lý thuyết về quan hệ lao động
Khi tham gia quan hệ lao động, NLĐ mong muốn tìm kiếm thu nhập để ni sống bản thân và gia đình, NSDLĐ là bên sử dụng sức lao động của NLĐ đem vào quá trình sản xuất, kinh doanh để sinh lời Trong quan hệ này, NLĐ luôn phụ thuộc vào NSDLĐ về kinh tế và tổ chức, vì thế ln tiềm ẩn nguy cơ bị xâm phạm quyền và lợi ích Vì thế, ILO đã ban hành về nguyên tắc và quyền cơ bản của NLĐ Theo đó, tùy vào điều kiện kinh tế xã hội của mình mà mỗi quốc gia quy định các quyền cơ bản này cho phù hợp trong đó có quyền được hưởng BHXHBB của NLĐ Do đó, pháp luật về BHXHBB cần được xây dựng một cách hợp lý để một mặt vừa bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của NLĐ nói riêng, mặt khác phải hài hòa trong việc bảo đảm quyền của NSDLĐ trong đơn vị sử dụng lao động Từ đó xác định các tiêu chí đánh giá sự hồn thiện của pháp luật
- Lý thuyết về lập pháp