Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây: a Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm Bên mời thầu, Chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ
Trang 1BM-LVTN-06
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU SỐ 01: XÂY LẮP TRUNG TÂM VĂN HÓA, THỂ THAO HUYỆN DƯƠNG
Tp HCM: 2020
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư nói chung được hiểu là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm đem lại lợi ích cho chủ đầu tư Đầu tư có vai trò to lớn đối với nền kinh tế và có thể khẳng định rằng đầu tư là yếu tố cốt lõi duy trì
và động lực cho sự tăng truởng và phát triển kinh tế – xã hội Theo nhiều tiêu chí khác nhau, đầu tư có nhiều cách phân loại Theo tiêu chí lĩnh vực đầu tư, đầu
tư xây dựng là một trong những loại hình đầu tư được ưa chuộng trên thị trường Việc xây dựng, mở rộng hoặc cải tạo các công trình xây dựng nhằm mục đích mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và một số đối tượng liên quan gọi chung là đầu
tư xây dựng Đầu tư xây dựng là hoạt động đầu tư phổ biến và diễn ra sôi động trên thị trường hiện nay, thu hút nguồn lực lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước Trên thực tế, đầu tư xây dựng là một nhân tố cốt lõi trong việc hình thành mới, cải tạo hoặc mở rộng các công trình xây dựng, cung cấp cơ sở hạ tầng phục
vụ nhu cầu xã hội
Nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sự thay đổi đó đã có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng cơ bản nói riêng Sự phát triển này thể hiện bằng việc các nhà thầu phải tham gia đấu thầu Đấu thầu là một hình thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh công khai của thị trường, không có cạnh tranh thì không có đấu thầu và cũng không cần đến đấu thầu Trong một vụ kinh doanh mua bán hay xây dựng các công trình dân sự có liên quan đến nhiều người, nhiều bên khác nhau thì người ta thường
áp dụng hoặc bắt buộc phải áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh công khai Đối với nhà thầu tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu, các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện Nhờ nguyên tắc công khai
và bình đẳng trong đấu thầu: các nhà thầu cạnh tranh bình đẳng trên thương trường, các nhà thầu phải phát huy tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các
cơ hội tham dự đấu thầu và kí kết hợp đồng (khi trúng thầu) tạo công ăn việc
Trang 3làm cho người lao động, phát triển sản xuất Nhờ đấu thầu, các nhà thầu phải đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực công nghệ và kỹ thuật của mình
Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong tham gia đấu thầu Để đạt mục tiêu thắng thầu, các công ty xây lắp phải tự hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham gia đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu Thông qua phương thức đấu thầu, các công ty xây lắp sẽ tự nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận
Với những kiến thức đã được trau dồi sau bốn năm học dưới mái trường Đại học, với lòng ham muốn được hiểu biết thêm về những chính sách mới của Nhà nước đặc biệt là những chính sách về đấu thầu Sau một thời gian tìm hiểu thực tế và thực tập tại Công ty TNHH Tân Ngọc Lực em đã hiểu biết hơn về hoạt động đấu thầu, nhất là hoat động lập hồ sơ dư thầu xây lắp trong các ngành xây dựng cơ bản
nói chung vì vậy: Công tac lập hồ sơ dự thầu xây lắp tại Công ty TNHH Tân Ngọc
Lực là đề tài em chọn để trình bày trong chuyên đề của mình
Bài luận văn gồm 3 phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về đấu thầu và công tác lập HSDT
Chương 2: Giới thiệu về gói thầu và nhà thầu tham dự thầu
Chương 3: Lập HSDT cho công trình
Trang 4Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU VÀ CÔNG TÁC LẬP HSDT 1.1 Tổng quan về đấu thầu
1.1.1 Khái niệm về đầu thầu:
Căn cứ theo Luật Đấu thầu năm 2013; Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ta có khái niệm cơ bản về đấu thầu như sau:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn các ứng viên nhà thầu có thể đáp ứng được hết những yêu cầu đưa ra của bên mời thầu Bên mời thầu là chủ của một dự án, chủ đầu
tư hoặc đại diện hợp pháp của dự án Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
1.1.2 Vai trò của đầu thầu:
Nhằm mục đích thể hiện tính cạnh tranh trong việc nhận dự án một cách công khai, minh bạch và công bằng nhất cho các ứng viên đấu thầu Giúp bên mời thầu có thể lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất đảm bảo cho việc hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư dự án
1.1.3 Nguyên tắc đấu thầu
Trong đấu thầu , có một số nguyên tắc mà cả bên mời thầu lẫn nhà thầu đều phải tìm hiểu và tuân thủ một cách nghiêm túc khi tham gia dự thầu , đó là những
nguyên tắc: hiệu quả, cạnh tranh, công bằng và minh bạch
Hiệu quả: Được tính cả trên hai phương diện : hiệu quả về mặt thời gian và
hiệu quả cả về mặt tài chính.Về thời gian, sẽ được đặt lên hang đầu khi yêu cầu về tiến độ là cấp bách Còn nếu thời gian không yêu cầu phải cấp bách thì quy trình đấu thầu phải được thực hiện từng bước theo đúng kế hoạch để lựa chọn nhà thầu đạt hiệu quả về mặt tài chính
Cạnh tranh: là nguyên tắc nổi bật trong đấu thầu Nó đòi hỏi bên mời thầu
phải tạo điều kiện cho các nhà thầu được tham gia một cách tối đa
Trang 5Công bằng: Khi tham gia dự thầu các nhà thầu đều phải được đối xử như nhau
( thông tin đều được cung cấp như nhau ).Tuy nhiên , nguên tắc này chỉ là tương đối,
vì có một số nhà thầu vẫn được ưu tiên và điều này được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu
Minh bạch: Không được phép có bất kì sự khuất tất nào đó làm nảy sinh nghi
ngờ của bên mời thầu đối với nhà thầu và có điều gì đó khiến các nhà thầu nghi ngờ lẫn nhau
1.1.4 Phương thức đấu thầu
Dựa vào cách thức nộp hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu yêu cầu , người ta chia phương thức đấu thầu thành 3 loại cơ bản :
- Một túi hồ sơ, một giai đoạn
- Hai túi hồ sơ, một giai đoạn
- Hai giai đoạn, một túi hồ sơ
- Hai giai đoạn, hait túi hồ sơ
Một túi hồ sơ , một giai đoạn
Khi đưa ra yêu cầu thực hiện theo phương thức một túi hồ sơ, một giai đoạn tức
là nhà thầu phải bỏ cả hai đề xuất: đề xuất kĩ thuật và đề xuất tài chính vào chung một túi hồ sơ và túi đó được niêm phong Bên mời thầu được bóc và chấm thầu riêng cho từng đề xuất
Phương thức này thường được sử dụng với đầu thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá Khi đó các bên tham dự thầu đều biết rõ về giá của nhau
Hai túi hồ sơ , một giai đoạn
Lúc này hai đề xuất kĩ thuật và tài chính được bỏ vào cùng hai túi hồ sơ và hai túi đều được niêm phong Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu yêu cầu hoặc phải nộp hai túi cung một lúc , hoặc túi tài chính nộp sau
Trong quá trình đánh giá, nếu những nhà thầu không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật thì
hồ sơ tài chính được trả lại còn nguyên niêm phong Hiện tại ở Việt Nam phương
Trang 6thức này chỉ cho phếp áp dụng với đầu thầu tuyển chọn tư vấn còn đấu thầu xây lắp
và mua sắm hàng háo thì không được áp dụng
Hai giai đoạn , một túi hồ sơ
Là phương thức mà bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật hoặc có thể cả đề xuất tài chính và sẽ loại bỏ luôn những nhà thầu có đề xuất kỹ thuật không khả thi Kết thúc giai đoạn 1 lựa chọn những nhà thầu có đề xuất kỹ thuật hoàn thiện và tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2 bằng cách yêu cầu các nhà thầu vượt qua giai đoạn 1 nộp đề xuất tài chính có kèm theo dự án cụ thể
Phương thức này thường được áp dụng với công việc có nhiều phương án thực hiện mà bên mời thầu chưa biết lựa chọn phương án nào Và thường đó là những công trình xây dựng mà hai bên kí kết với nhau theo loại hợp đồng “chìa khoá trao tay” – là loại hợp đồng mà nhà thầu phải thực hiện tất cả các công việc từ: lập dự án, lắp đặt, thi công xây lắp, vận hành chạy thử Sau đó mới bàn giao cho bên mời thầu
1.1.5 Các loại hình đấu thầu
Xét theo đặc điểm từng loại công việc trong dự án gồm 6 loại:
- Đấu thầu dịch vụ tư vấn
- Đấu thầu dịch vụ phi tư vấn
- Đấu thầu mua sắm hang hóa
- Đấu thầu xây lắp
- Đấu thầu thực hiện dự án
- Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Xét theo phạm vi của hoạt động đấu thầu, gồm 3 loại:
- Đấu thầu trong nước
- Đấu thầu quốc tế
- Đấu thầu qua mạng
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: Trong lĩnh vực đầu tư , tư vấn được hiểu là việc
cung cấp những kinh nghiệm, chuyên môn cần thiết cho chủ đầu tư trong quá trình xem xét, kiểm tra và ra quyết định ở tất cả các giai đoạn của một dự án đầu tư Như
Trang 7vậy đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cung cấp kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn cho bên mời thầu một cách tốt nhất hay nói một cách khác là lựa chọn nhà thầu tư vấn có chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lí
Đấu thầu xây lắp: Là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công trình
trong lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình, hạng mục công trình và lắp đặt thiết
bị cho các công trình, hạng mục công trình Chúng ta se xem xét cụ thể hơn về đấu thầu xây lắp ở phần sau đây
Đấu thầu mua sắm hàng hoá và các dịch vụ khác: Đây chính là quá trình lựa
chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ đạt yêu cầu về chất lượng và có giá cả hợp
lí nhất
Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án: Khi chủ đầu tư có ý tưởng về
một dự án dầu tư nhưng do một hạn chế nào đó(có thể là hạn chế về tài chính hoặc kĩ thuật ) mà không thể tiến hành chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và có thể là cả vận hành kết quả đầu tư thì chủ đầu tư có thể tổ chức đấu thầu để chọn một đối tác thực hiện ý tưởng của mình và sau đó có thể bàn giao dự án vào một thời điểm thoả thuận giữa hai bên Đối với loại hình này, đối tượng mà bên mời thầu muốn mua là toàn bộ một dự án chứ không phải một phần công việc cụ thể nào
- Tham gia thực hiện của cộng đồng
1.1.7 Trình tự đầu thầu trong xây lắp:
Trang 8Đấu thầu sẽ được tiến hành theo một trình tự tổng quát như sau:
Phân chia gói thầu → Sơ tuyển → Hồ sơ mời thầu → Mở thầu → Xét thầu → Trao thầu
Quy trình được hiểu là trình tự, thứ tự, cách thức, thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị Những hoạt động này bao gồm tất cả các dạng thức hoạt động (hoặc quá trình) trong đời sống xã hội của con người Như vậy, quy trình, trình tự các bước
tổ chức đấu thầu là trình tự cách thức được quy định cụ thể mang tính chất bắt buộc
để lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu của hợp đồng đấu thầu
Theo Điều 11 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đấu thầu ở nước ta bao gồm các giai đoạn:
Chuẩn bị đấu thầu→ Tổ chức đấu thầu→ Xét thầu→Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu→Công bố trúng thầu→Hoàn thiện hơp đồng và kí hơp đồng
Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lập hồ sơ mời thầu;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở thầu
Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
Trang 9Do giới hạn của đề tài nên dưới đây chỉ trình bày cụ thể vào công tác lập hồ sơ
dự thầu xây lắp-loại hình đấu thầu cơ bản của các công ty xây dựng
1.2 Lập hồ sơ dự thầu (HSDT):
1.2.1 Khái niệm:
Hồ sơ dự thầu là loại hồ sơ chuyên biệt dùng để tham gia đấu thầu dự án,
thường là dự án xây dựng, là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho
bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
1.2.2 Chuẩn bị lập HSDT với các gói thầu xây lắp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP các giấy tờ cần có trong hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu xây lắp nhà thầu cần chuẩn bị gồm:
- Hồ sơ mời thầu
- Đơn dự thầu (theo mẫu)
- Bảo đảm dự thầu
- Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh
- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu
- Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu
- Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu
- Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu
- Đề xuất về giá và các bảng biểu
- Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế
- Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bảng dữ liệu đấu thầu
1.3 Nội dung chính trong lập HSDT:
Bước 1: Đọc hiểu hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật thi công
Trước tiên để bắt tay vào hoàn thiện hồ sơ dự thầu phải đọc hiểu về HSMT và nắm được những điều kiện tiên quyết của hồ sơ mời thầu
Trang 10Ngoài ra việc đọc hiểu hồ sơ mời thầu sẽ nắm được những nội dung quan trọng của HSMT từ đó lên được danh mục các công việc cần phải làm, cần phải xử lý để quản lý và kiểm soát quá trình lập hồ sơ dự thầu
Một số nội quan trọng của HSMT:
+ Các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm nhà thầu;
+ Các yêu cầu về tài chính;
+ Các yêu cầu về nhân lực và máy móc thiết bị nhà thầu;
+ Các yêu cầu về giải pháp kỹ thuật;
+ Các biểu mẫu dự thầu;
Bước 2: Lập hồ sơ pháp lý dự thầu
Bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Đơn dự thầu: Lập theo mẫu của HSMT bao gồm Đơn dự thầu tài chính
và Đơn dự thầu kỹ thuật (theo yêu cầu của HSMT)
Bảo lãnh dự thầu: Lập theo yêu cầu của HSMT bao gồm giá trị bảo lãnh, thời gian, mẫu biểu theo ngân hàng hay theo mẫu biểu của HSMT
Các bản cam kết của nhà nhầu: Cam kết cung cấp vật tư, cam kết nguồn vốn, … và lập theo mẫu của HSMT
Thỏa thuận liên danh: Nếu hồ sơ dự thầu bao bồm 2 liên danh trở lên
và lập theo mẫu của HSMT
Giấy ủy quyền (nếu có);
Hồ sơ năng lực của công ty: Quyết định thành lập công ty, đăng ký kinh doanh, hồ sơ năng lực, báo cáo tài chính, báo cáo thuế, …
Hồ sơ kinh nghiệm: Các hợp đồng tương tự đã thực hiện
Năng lực tài chính để thi công gói thầu: Chứng minh được nguồn vốn của mình từ báo cáo tài chính và làm theo biểu mẫu của HSMT hoặc chứng minh bằng hợp đồng cung cấp tín dụng của công ty với ngân hàng
Trang 11 Vật tư thiết bị thực hiện gói thầu: Chứng minh bằng các hợp đồng nguyên tắc mua vật tư, thiết bị kèm catalog (nếu yêu cầu)
Nhân lực thực hiện gói thầu: Bằng cấp, chứng chỉ, xác nhận của CĐT
để chứng minh năng lực kinh nghiệm và hợp đồng lao động, xác nhận của bảo hiểm (nếu yêu cầu trong HSMT)
Máy móc thiết bị thực hiện gói thầu: Hóa đơn, đăng ký, đăng kiểm của máy móc thiết bị hoặc các hợp đồng nguyên tắc thuê máy móc thiết
bị (nếu công ty không có)
Toàn bộ các hồ sơ nêu trên in ấn dưới dạng bản sao hoặc bản sao có công chứng hoặc sử dụng bản gốc (theo yêu cầu của HSMT) và tập hợp thành 1 bộ theo danh mục cụ thể
Bước 3: Lập biện pháp thi công
Bao gồm bản vẽ biện pháp thi công và thuyết minh biện pháp thi công Căn cứ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu mà từ đó đưa ra biện pháp thi công hợp lý cho công trình Để chi tiết mình sẽ đưa ra trình tự biện pháp thi công xây dựng 1 công trình dân dụng cụ thể:
Lập bản vẽ biện pháp thi công
+ Bản vẽ tổ chức mặt bằng thi công: Các bạn phải thể hiện đầy đủ các hạng mục như công trình tạm, thiết bị thi công, kho bãi vật liệu, chất thải; cổng ra vào, rào chắn, biển báo, giao thông, liên lạc, cầu rửa xe; cẩu tháp, vận thăng … theo yêu cầu trong HSMT
+ Bản vẽ mặt bằng cấp điện: Thể hiện vị trí đấu nối điện vào công trường, đường đi dây điện, tủ điện tổng và các tủ điện nhánh, các bóng điện chiếu sang phục
vụ ban đêm,
+ Bản vẽ cấp thoát nước: Thể hiện vị trí đấu nối cấp nước (nếu có) hoặc vị trí giếng khoan, đường đi cấp nước (nếu có), bể chứa nước sinh hoạt và thi công, vị trí đấu nối thoát nước, các đường cống hay rãnh thoát nước, các hố ga thu nước, … + Bản vẽ biện pháp trắc địa: Trình tự thi công biện pháp trắc địa
Trang 12+ Bản vẽ biện pháp cọc (đóng cọc hay cọc khoan nhồi), cừ: Thể hiện trình tự thi công, bao nhiêu mũi thi công, hướng thi công, vị trí đặt máy ép, bãi để cọc
+ Bản vẽ biện pháp đào đất móng: Vẽ mặt bằng và mặt cắt đào đất, trình tự thi công, hướng thi công, số mũi thi công, hướng thu gom đất, hướng vận chuyển đất, máy đào sử dụng loại gì (dung tích gầu), thể hiện công nhân đào đất
+ Bản vẽ biện pháp phá đầu cọc: Vẽ cho cọc điển hình, sử dụng máy gì, công nhân
+ Bản vẽ biện pháp thi công kết cấu móng: Mặt bằng và bản vẽ điển hình cốp pha, cốt thép, bê tông móng, hướng thi công, phương pháp đổ bê tông (thủ công, bơm tự hành, bơm tĩnh)
+ Bản vẽ biện pháp thi công cốp pha cột, vách: Vẽ điển hình cột trung tâm, cột biên, thể hiện cốp pha loại gì (thép hay phủ phim), tăng đơ, cây chống, ti, giáo hoàn thiện …Bản vẽ biện pháp thi công cốt thép cột, vách: Vẽ điển hình cột trung tâm, cột biên, giáo hoàn thiện, sàn thao tác …
+ Bản vẽ biện pháp thi công đổ bê tông cột, vách: Vẽ điển hình cột trung tâm, cột biên, giáo hoàn thiện, sàn thao tác, phương pháp đổ bê tông (thủ công, bơm tự hành) …
+ Bản vẽ biện pháp thi công sàn: Bản vẽ điển hình cốp pha, cốt thép, đổ bê tông, bản vẽ mặt bằng thi công sàn bê tông thể hiện hướng thi công, phương pháp đổ
Lập thuyết minh biện pháp thi công
Theo yêu cầu của HSMT, bao gồm các công việc chính sau:
Trang 13+ Thuyết minh nhân sự tổ chức thi công: Vẽ sơ đồ tổ chức nhân sự, bao gồm chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, bộ phận kỹ thuật, … nêu chức năng nhiệm vụ của từng
+ Thuyết minh biện pháp thi công chi tiết các công việc: Cốp pha, cốt thép, bê tông cột, dầm, sàn, xây, trát, sơn bả, điện nước, … Phần thuyết minh biện pháp này chính là thể hiện bằng lời cho các bản vẽ biện pháp thi công chi tiết các công việc Ví
dụ công tác xây tường các bạn sẽ nêu chi tiết các công việc chuẩn bị như thế nào, nêu biện pháp xây, nghiệm thu công tác xây tường …
+ Biện pháp an toàn lao động, PCCC: Các bạn nêu an toàn trong các công tác thi công, an toàn sử dụng máy móc thiết bị, an toàn trên cao, an toàn sử dụng điện, các trang thiết bị sử dụng điện, …
+ Biện pháp vệ sinh môi trường
+ Biện pháp đảm bảo chất lượng: Nêu mô hình quản lý chất lượng và thuyết minh, quản lý chất lượng công tác thí nghiệm kiểm tra, nghiệm thu và bảo hành công trình
Bước 4: Lập tiến độ thi công
Lập tiến độ dự thầu bao gồm 3 biểu sau (Theo yêu cầu của HSMT):
Lập tổng tiến độ thi công;
Lập tiến độ huy động thiết bị thi công;
Lập tiến độ huy động nhân lực thi công
Trang 14Tiến độ dự thầu phải dựa vào yêu cầu của HSMT và năng lực của nhà thầu có thể lập trên exel hoặc Project, tuy nhiên một số HSMT yêu cầu phải thực hiện theo phương pháp khác
Bước 5: Lập giá dự thầu
Đây là 1 trong những bước quan trọng nhất của Hồ sơ dự thầu bởi vì giá dự thầu là tiêu chí rất quan trọng để cạnh tranh với Nhà thầu khác và quyết định bạn có trúng thầu hay không
- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu sau khi trừ đi phần giảm giá (nếu có) Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu
- Nhà thầu phải điền đơn giá và thành tiền cho tất cả các hạng mục chi tiết của công trình nêu trong Bảng tiên lượng Đơn giá dự thầu phải bao gồm các yếu tố quy định tại Bảng dữ liệu
- Trường hợp nhà thầu phát hiện ra tiên lượng chưa chính xác so với thiết
kế, nhà thầu có thể lập một bảng riêng cho phần khối lượng sai khác này làm cơ sở thương thảo Hợp đồng khi nhà thầu trúng thầu Nhà thầu không được tính toán phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu
- Nhà thầu có thể tham khảo định mức do cơ quan có thẩm quyền công bố
để lập giá dự thầu theo khả năng của mình Đơn giá dự thầu phải phù hợp với Biện pháp thi công
- Trường hợp Nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với Hồ sơ dự thầu hoặc nộp riêng song phải đảm bảo nộp trước thời điểm đóng thầu Hoặc nộp riêng và phải đảm bảo trước thời điểm đóng thầu
- Trong thư giảm giá có nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu lên trong Bảng tiên lượng Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho từng hạng mục nêu trong Bảng tiên lượng
Trang 15- Đơn giá và giá dự thầu do nhà thầu chào là giá cố định và sẽ không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, trừ khi có quy định khác tại Bảng dữ liệu
- Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần và cho phép dự thầu theo từng phần quy định trong Bảng dữ liệu thì nhà thầu có thể chào cho một hoặc nhiều phần của gói thầu
Các bước chính lập giá dự thầu như sau:
Kiểm tra, bóc tách khối lượng của hồ sơ thiết kế để so sánh với khối lượng mời thầu Việc này rất quan trọng đối với hình thức hợp đồng trọn gói, bởi vì nếu khối lượng mời thầu nhỏ hơn theo thiết kế có thể dẫn đến thua lỗ khi thực hiện gói thầu
Trong trường hợp phát hiện khối lượng thiết kế sai khác với khối lượng mời thầu thì theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu có thể thông báo cho bên mời thầu và lập một bảng chào giá riêng cho phần khối lượng sai khác này để bên mời thầu xem xét, không được tính toán phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu
Xác định định mức sử dụng cho gói thầu: ĐM 1776, 1777, 1779 và các định mức bổ sung, sửa đổi khác cho phù hợp với công việc trong gói thầu
Tra mã công việc mời thầu
Xác định đơn giá nhân công: Cách tính đơn giá nhân công được áp dụng theo Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ xây dựng kết hợp với công bố giá nhân công trên địa bàn của từng vùng Như ở Tây Ninh, hiện tại áp dụng đơn giá nhân công theo Quyết định
số 2966/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh, ngày 21/11/2016
Xác định đơn giá ca máy: Cách tính đơn giá ca máy được áp dụng theo:
+ Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ xây dựng
Trang 16+ Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 8/10/2015 của Bộ xây dựng V/v công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng
+ Căn cứ Quyết định số 2967/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh, ngày 21/11/2016, về việc công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
+ Bảng tính giá nhân công đã xác định ở trên (để tính nhân công lái máy); + Công bố giá sử dụng điện, nhiên liệu của địa phương tại thời điểm lập giá dự thầu, bao gồm: Biểu giá bán lẻ điện của tập đoàn điện lực Việt Nam và Công bố giá nhiên liệu (xăng, dầu) của tập đoàn xăng dầu Việt Nam
Giá vật liệu:
+ Theo thông báo giá vật liệu của từng địa phương ví dụ như Tây Ninh là công
bố giá vật liệu theo Quý do liên sở Xây dựng – Tài chính lập
+ Đối với những vật liệu không có trong thông báo giá thì tham khảo theo báo giá của nhà sản xuất áp dụng trên địa bàn
Chi phí thiết bị bao gồm:
+ Chi phí mua sắm thiết bị;
+ Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;
+ Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị;
+ Chi phí khác có liên quan
Một số chi phí khác:
+ Chi phí chung;
+ Thu nhập chịu thuế tính trước;
+ Chi phí hạng mục chung bao gồm: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường
để ở và điều hành thi công, chi phí một số công tác không xác định được khối lượng
từ thiết kế, các chi phí hạng mục chung khác
+ Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình, lưu ý:
Trang 17+ Chi phí hạng mục chung và Chi phí dự phòng sẽ được tách riêng 1 hạng mục hoặc phân bổ chi tiết vào các công việc của gói thầu, điều này được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu
+ Đơn giá nhân công, đơn giá vật liệu, một số chi phí khác có thể để cao hoặc thấp dựa theo năng lực của nhà thầu, nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh và không thua lỗ khi thực hiện gói thầu
Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ dự thầu
Phần hoàn thiện hồ sơ sẽ làm lần lượt theo các bước sau:
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, tiến hành in ấn hồ sơ và tập hợp vào 1 cặp file theo thứ tự như danh mục hồ sơ đã lập ban đầu
Đánh dấu vào những trang cần ký và đóng dấu chức danh công ty để trình ký
Sau khi ký và đóng dấu chức danh xong, đóng dấu treo lên toàn bộ hồ
sơ dự thầu (hoặc đóng giáp lai)
Đánh số trang toàn bộ các trang của hồ sơ dự thầu
Photocopy hồ sơ dự thầu ra thành các bản chụp (số lượng bản chụp
theo yêu cầu của HSMT)
Sao chép các dữ liệu vào đĩa (CD) theo yêu cầu của HSMT, thường là
dữ liệu về giá dự thầu
Đóng thùng và niêm phong toàn bộ bản chính và bản chụp
Nộp hồ sơ theo đúng thời gian yêu cầu trong HSMT
1.4 Phương pháp xây dựng giá Dự thầu
1.4.1 Cơ sở lý luận tính giá dự thầu:
Hiện nay, công tác xác định giá dự toán dự thầu của được xác định chủ yếu dựa trên các cơ sở sau:
- Khối lượng công trình, các bản vẽ khối lượng của chủ đầu tư chào giá cho từng hạng mục công trình và tổng giá thành
- Định mức dự toán XDCB số 10/2019 ngày 26/12/2019 của Bộ xây dựng
Trang 18- Bảng dự toán ca máy và thiết bị xây dựng theo Thông tư số BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình Quyết định số 2967/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh, ngày 21/11/2016, về việc công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
11/2019/TT Quyết định số 2966/QĐ11/2019/TT UBND của UBND tỉnh Tây Ninh, ngày 21/11/2016,
về việc công bố Bảng đơn giá nhân công trực tiếp sản xuất trong xây dựng
cơ bản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Đơn giá XDCB và vật tư thiết bị của UBND tỉnh Tây Ninh khu vực địa phương nơi thi công công trình
- Thuế VAT theo thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính
- Một số văn bản khác có liên quan Hiện nay để đưa ra một mức giá dự thầu các doanh nghiệp có rất nhiều cách để tính cho phù hợp với năng lực của DN mình
Giá dự thầu là căn cứ đầu tiên để bên mời thầu lựa chọn nhà thầu Giá dự thầu
là mức giá tối thiểu đảm bảo cho nhà thầu có lãi Vì vậy, để đảm bảo cho đơn vị trúng thầu thì trước hết phải xác định được giá dự toán dự thầu Mức giá dự thầu của đơn vị phải có sức hấp dẫn đối với chủ đầu tư và có khả năng cạnh tranh được với đối thủ đảm bảo được hiệu quả kinh doanh cho đơn vị
1.4.2 Giá dự toán xây lắp theo quy định hiện hành bao gồm các bộ phận
Trang 19Trong đó:
Gng: Gía VL tại nguồn cung cấp;
Cv/c: Chi phí vận chuyển đến hiện trường;
Cbx : Chi phí bốc xếp (nếu có);
Cvcnb: Chi phí vận chuyển nội bộ trong cong trường (nếu có);
Chh: Chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường công trình (nếu có)
BẢNG GIÁ VL ĐẾN CÔNG TRƯỜNG
TT
Loại
VL
ĐV tính
Gía tại nguồn
CP vận chuyển đến chân công trình
CP bốc xếp
CP vận chuyển nội bộ
CP hao hụt
Gía VL đến công trình [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8]
[9] = [4]+[5]+[6]+[7]+[8]
b Chi phí cho nhân công (theo PL 04 mục 1.2 TT 09/2019/TT-BXD)
Chi phí cho nhân công được tính cho công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ xây lắp, theo quy định hiện hành, trong đơn giá chi phí cho nhân công, bao gồm: Tiền lương
cơ bản, phụ cấp lao động ở mức thấp nhất (20% tiền lương tối thiểu), phụ cấp không
ổn định ở mức bình quân (10%), lương phụ cấp cho nghỉ lễ, tết và phép , (12%) và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động khoảng 4% so với tiền lương cơ bản
Chi phí cho nhân công (ký hiệu NC) được tính theo công thức:
Trong đó:
N: Lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng;
Trang 20Gnc: Đơn giá NC của công nhân trực tiếp xây dựng xác định theo hướng dẫn của BXD và UBND tỉnh Tây Ninh
c Chi phí cho sử dụng máy (MTC) (theo PL 04 mục 1.2 TT
Kmtc: Hệ số tính chi phí máy so với tổng chi phí máy (nếu có), thiết bị thi công chủ yếu xác định trong định mức dự toán
Vậy chi phí trực tiếp (T) là:
Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo hiểm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp
1
Trang 21Chi phí chung được tính theo tỷ lệ % so với chi phí cho nhân công theo từng loại công trình
C=T Tỷ lệ (%) Trong đó : T: chi phí trực tiếp
b Chi phí nhà tạm để điều hành:
LT=T Tỷ lệ (%) Trong đó : T: chi phí trực tiếp
c Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế:
TT=T Tỷ lệ (%) Trong đó : T: chi phí trực tiếp
d Chi phí gián tiếp khác (GT k )
1.4.2.3 Thu nhập chịu thuế tính trước (TL):
TL=(T+GT) Tỷ lệ (%) Trong đó
T: Công trực tiếp chi phí T=VL+NC+M
GT: Chi phí gián tiếp
Chi phí xây dựng trước thuế
G=(T+GT+TL)
1.4.2.4 Thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu ra theo quy định:
GTGT= G x TGTGT-XD Trong đó
TGTGT-XD: Mức thuế xuất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng, lắp đặt
Chi phí xây dựng sau thuế
GXD = G + GTGT Thuế giá trị gia tăng đầu ra được dùng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trước lúc mua các loại vật tư nhưng chưa được tính
Trang 22vào chi phí vật liệu, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí chung trong giá dự toán xây lắp trước thuế và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp Một ví dụ giả định cho những bước cơ bản trong quá trình tính giá dự thầu
Bước 1: Bảng tính khối lượng công việc
Mã hiệu Công tác Đơn
vị
Khối lượng
Số cấu kiện Kích thước
Khối lượng cấu kiện
Bước 3: Bảng phân tích đơn giá
Mã hiệu Công tác-hao phí Đơn vị Định mức Đơn
Bước 4: Bảng tổng hợp kinh phí dự thầu
CHI PHÍ THEO ĐƠN
Trang 23Bù giá vận chuyển VC1
Chi phí nhân công B1 Bảng GTVT
Chi phí máy thi công C1 Bảng GTVT
Chênh lệch máy thi công CLMTC
3 Chi phí máy thi công MTC C1*1
Chi phí bù Nhiên liệu - Tiền
Chi phí một số công việc
không xác định được khối
lượng từ thiết kế
Chi phí gián tiếp khác GTk
Cộng chi phí gián tiếp GT C+LT+TT+GTk
III THU NHẬP CHỊU THUẾ
Trang 24Chương 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ GÓI THẦU VÀ NHÀ THẦU THAM GIA
DỰ THẦU 2.1 Giới thiệu về gói thầu xây lắp
- Số hiệu gói thầu: 01
- Tên gói thầu: Xây lắp
- Giá gói thầu: 10.039.825.096 đồng
- Phát hành ngày: 13/12/2019
- Tư vấn lập Hồ sơ mời thầu (Bên mời thầu): Công ty TNHH Tây Nam
- Tên công trình: Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Dương Minh Châu
- Địa điểm xây dựng: Thị trấn DMC, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
- Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Dương Minh Châu
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
- Nguồn vốn: Xây dựng cơ bản
- Loại và cấp công trình: Công trình dân dụng, cấp III
- Phương án xây dựng: Theo hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Dương Minh Châu đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt tại Quyết định số 229/QĐ-SKHĐT ngày 10/10/2019
- Thời gian thực hiện dự án: Năm 2019 - 2020
- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước
- Thời gian lựa chọn nhà thầu: Quý IV/2019 + I/2020
- Thời gian thực hiện hợp đồng: 180 ngày
2.2 Quy mô gói thầu
- DTXD: 1691.6 m2
- DTSD: 1867.1 m2
- Khối nhà làm việc và các câu lạc bộ: 02 tầng
Trang 25- Nhà tập luyện, thi đấu thể thao: Sức chứa 250 chổ
- Nhà xe, sân giao thông nội bộ
2.3 Cơ cấu các yêu cầu cơ bản của HSMT
* Phần thứ nhất Thủ tục đấu thầu
- Chương I Chỉ dẫn nhà thầu
- Chương II Bảng dữ liệu đấu thầu
- Chương III Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
- Chương IV Biểu mẫu dự thầu
* Phần thứ hai Yêu cầu về xây lắp
- Chương V Yêu cầu về xây lắp
* Phần thứ ba Điều kiện hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng
- Chương VI Điều kiện chung của hợp đồng
- Chương VII Điều kiện cụ thể của hợp đồng
- Chương VIII Mẫu hợp đồng
1.1 Bên mời thầu quy định tại BDL phát hành bộ HSMT
này để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu xây lắp được mô tả trong Phần 2 - Yêu cầu về xây lắp
1.2 Tên gói thầu; số hiệu, số lượng các phần (trường hợp gói
thầu chia thành nhiều phần độc lập) quy định tại BDL
2 Nguồn vốn Nguồn vốn (hoặc phương thức thu xếp vốn) để sử dụng cho gói
thầu được quy định tại BDL
3 Hành vi bị
cấm
1 Đưa, nhận, môi giới hối lộ
2 Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu
3 Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị HSDT cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;
Trang 26c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận
4 Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin,
hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa
vụ nào;
b) Cá nhân trực tiếp đánh giá HSDT, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong HSDT làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu
5 Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;
b) Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
6 Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành
vi sau đây:
a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm Bên mời thầu, Chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của Bên mời thầu, Chủ đầu tư;
b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định HSMT đối với cùng một gói thầu;
c) Tham gia đánh giá HSDT đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;
d) Là cá nhân thuộc Bên mời thầu, Chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người đứng đầu Chủ đầu tư, Bên mời thầu đối với các gói thầu do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu tham dự thầu;
đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;
e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do Chủ đầu
tư, Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó; g) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13;
Trang 27h) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong HSMT;
i) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu
7 Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 Điều 92 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13:
a) Nội dung HSMT trước thời điểm phát hành theo quy định; b) Nội dung HSDT, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng HSDT trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Nội dung yêu cầu làm rõ HSDT của Bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá HSDT trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Báo cáo của Bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được công khai theo quy định;
e) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật
8 Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng
đã ký kết;
b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng
9 Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu
4 Tư cách hợp
lệ của nhà thầu
4.1 Đáp ứng điều kiện về cấp doanh nghiệp theo quy định
tại BDL; có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định
thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp
4.2 Hạch toán tài chính độc lập
4.3 Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật
4.4 Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại
Trang 28điều kiện thi công PCCC theo quy định tại BDL
rõ ký hiệu, mã hiệu, nhãn mác (nếu có) và xuất xứ của vật tư, thiết
bị Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp bằng chứng về xuất xứ của vật tư, thiết bị và tính hợp lệ của dịch vụ
5.2 “Xuất xứ của vật tư, thiết bị” được hiểu là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ vật tư, thiết bị hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với vật tư, thiết bị trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra vật tư, thiết bị đó
5.3 Các tài liệu chứng minh về xuất xứ của vật tư, thiết bị và tính hợp lệ của dịch vụ có thể bao gồm: chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng, vận đơn, tài liệu kỹ thuật liên quan của vật tư thiết bị; tài liệu chứng minh tính hợp lệ của dịch vụ cung cấp cho gói thầu
6 Nội dung
của HSMT
6.1 HSMT gồm có các Phần 1, 2, 3, 4 và cùng với tài liệu sửa đổi, bổ sung HSMT theo quy định tại Mục 8 CDNT (nếu có), trong đó cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:
Phần 1.Thủ tục đấu thầu:
- Chương I Chỉ dẫn nhà thầu;
- Chương II Bảng dữ liệu đấu thầu;
- Chương III Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;
- Chương IV Biểu mẫu dự thầu;
Phần 2 Yêu cầu về xây lắp:
- Chương V Yêu cầu về xây lắp
Phần 3 Điều kiện hợp đồng và Biểu mẫu hợp đồng:
- Chương VI Điều kiện chung của hợp đồng;
- Chương VII Điều kiện cụ thể của hợp đồng;
- Chương VIII Biểu mẫu hợp đồng
Trang 296.4 Nhà thầu phải nghiên cứu mọi thông tin chỉ dẫn, biểu mẫu, yêu cầu về xây lắp và các yêu cầu khác trong HSMT để chuẩn bị lập HSDT của mình bao gồm tất cả thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT
BDL, Bên mời thầu phải có văn bản trả lời tất cả các yêu cầu làm
rõ HSMT Bên mời thầu sẽ gửi văn bản làm rõ HSMT cho nhà thầu có yêu cầu làm rõ HSMT và tất cả nhà thầu khác đã nhận HSMT từ Bên mời thầu, trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà thầu đề nghị làm rõ Trường hợp việc làm
rõ dẫn đến phải sửa đổi HSMT thì Bên mời thầu phải tiến hành sửa đổi HSMT theo thủ tục quy định tại Mục 8 và Mục 22.2 CDNT
7.2 Nhà thầu nên đi khảo sát hiện trường công trình cũng như khu vực liên quan và tự chịu trách nhiệm tìm hiểu mọi thông tin cần thiết để lập HSDT cũng như thực hiện hợp đồng thi công công trình Toàn bộ chi phí đi khảo sát hiện trường do nhà thầu tự chi trả
7.3 Bên mời thầu sẽ cho phép nhà thầu và các bên liên quan của nhà thầu tiếp cận hiện trường để phục vụ mục đích khảo sát hiện trường với điều kiện nhà thầu và các bên liên quan của nhà thầu cam kết rằng Bên mời thầu và các bên liên quan của Bên mời thầu không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với nhà thầu và các bên liên quan của nhà thầu liên quan đến việc khảo sát hiện trường này Nhà thầu và các bên liên quan của nhà thầu sẽ tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro của mình như tai nạn, mất mát hoặc thiệt hại tài sản và bất kỳ các mất mát, thiệt hại và chi phí nào khác phát sinh từ việc khảo sát hiện trường Trong trường hợp cần thiết, Bên mời thầu sẽ tổ chức, hướng dẫn nhà thầu đi khảo sát hiện trường theo quy định tại
BDL
7.4 Trong trường hợp cần thiết, Bên mời thầu tổ chức hội nghị
tiền đấu thầu theo quy định tại BDL Mục đích của hội nghị là giải
thích, làm rõ các vấn đề và trả lời các câu hỏi mà nhà thầu thấy chưa rõ liên quan đến nội dung HSMT Để tạo điều kiện thuận lợi cho Bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ HSMT, nhà thầu nên gửi yêu cầu làm rõ đến Bên mời thầu trước ngày tổ chức hội nghị tiền đấu thầu
Nội dung hội nghị tiền đấu thầu sẽ được Bên mời thầu lập thành biên bản, trong đó bao gồm: nội dung các câu hỏi của nhà thầu (không nêu tên cụ thể nhà thầu hỏi), nội dung câu trả lời của Bên mời thầu Biên bản hội nghị tiền đấu thầu được gửi đến tất cả
Trang 30các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu Trong trường hợp HSMT cần phải được sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, Bên mời thầu sẽ phát hành văn bản sửa đổi HSMT như quy định tại Mục 8 CDNT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải
là văn bản sửa đổi HSMT Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà thầu
8.3 Thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMT đến các nhà thầu đã
nhận HSMT từ Bên mời thầu theo thời gian quy định tại BDL
Nhằm giúp các nhà thầu có đủ thời gian hợp lý để sửa đổi HSDT, Bên mời thầu có thể quyết định gia hạn thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 22.2 CDNT Nhà thầu phải thông báo bằng văn bản cho Bên mời thầu là đã nhận được các tài liệu sửa đổi HSMT theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail
9 Chi phí dự
thầu
Nhà thầu phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị
và nộp HSDT Trong mọi trường hợp, Bên mời thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự
thầu của nhà thầu
10 Ngôn ngữ
của HSDT
HSDT cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà thầu với Bên mời thầu được viết bằng tiếng Việt
Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác đồng thời kèm theo bản dịch sang tiếng Việt Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu gửi bổ sung
11 Thành phần
của HSDT
HSDT phải bao gồm các thành phần sau đây:
11.1 Đơn dự thầu theo quy định tại Mục 12 CDNT;
11.2 Thỏa thuận liên danh đối với trường hợp nhà thầu liên danh theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu;
11.3 Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 19 CDNT; 11.4 Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại Mục 4 CDNT;
11.5 Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn
dự thầu theo quy định tại Mục 20.3 CDNT;
11.6 Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 17 CDNT;
11.7 Đề xuất kỹ thuật theo quy định tại Mục 16 CDNT; 11.8 Đề xuất về giá và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông
Trang 31tin theo quy định tại Mục 12 và Mục 14 CDNT;
11.9 Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT theo quy định tại Mục 13 CDNT;
11.10 Các nội dung khác theo quy định tại BDL
13.1 Trường hợp HSMT quy định tại BDL về việc nhà thầu có
thể đề xuất phương án kỹ thuật thay thế thì phương án kỹ thuật thay thế đó mới được xem xét
13.2 Phương án kỹ thuật thay thế chỉ được xem xét khi phương án chính được đánh giá là đáp ứng yêu cầu và nhà thầu được xếp hạng thứ nhất Trong trường hợp này, nhà thầu phải cung cấp tất
cả các thông tin cần thiết để Bên mời thầu có thể đánh giá phương án
kỹ thuật thay thế, bao gồm: thuyết minh, bản vẽ, thông số kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công và các thông tin liên quan khác Việc đánh giá phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT
14 Giá dự thầu
và giảm giá
14.1 Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu và trong biểu giá bao gồm toàn bộ các chi phí (chưa tính giảm giá) để thực hiện gói thầu theo yêu cầu tại Phần 2 – Yêu cầu về xây lắp 14.2 Nhà thầu phải nộp HSDT cho toàn bộ công việc được
mô tả trong Mục 1.1 CDNT và ghi đơn giá dự thầu, thành tiền cho tất cả các công việc nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu” tại Bảng tổng hợp giá dự thầu theo quy định tại Mẫu số 05 Chương
IV - Biểu mẫu dự thầu
Trường hợp tại cột “đơn giá dự thầu” và cột “thành tiền” nhà thầu không ghi giá trị hoặc ghi là “0” thì được coi là nhà thầu đã phân bổ giá của công việc này vào các công việc khác thuộc gói thầu, nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện hoàn thành các công việc này theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT và không được Chủ đầu tư thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng
14.3 Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu hoặc đề xuất riêng trong thư giảm giá Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu” Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong cột “Mô
tả công việc mời thầu” Trường hợp có thư giảm giá thì thư giảm giá có thể để cùng trong HSDT hoặc nộp riêng song phải bảo đảm Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu Trường hợp thư giảm giá nộp riêng thì thực hiện như quy định tại Mục 21.2 và 21.3 CDNT Thư giảm giá sẽ được Bên mời thầu bảo quản như
Trang 32một phần của HSDT và được mở đồng thời cùng HSDT của nhà thầu
14.4 Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về giá dự thầu để thực hiện hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT, trường hợp nhà thầu có đơn giá bất thường, Bên mời thầu
có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ về cơ cấu đơn giá đó của nhà thầu theo quy định tại Mục 27 CDNT
Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại
14.5 Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc
lập và cho phép dự thầu theo từng phần như quy định tại BDL thì
nhà thầu có thể dự thầu một hoặc nhiều phần của gói thầu Nhà thầu phải dự thầu đầy đủ các hạng mục trong phần mà mình tham
dự Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá, phải nêu rõ cách thức và giá trị giảm giá cụ thể cho từng phần theo Mục 14.3 CDNT
14.6 Trường hợp nhà thầu phát hiện khối lượng của các hạng mục công việc nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu” chưa chính xác so với thiết kế, nhà thầu có thể thông báo cho Bên mời thầu và lập một bảng chào giá riêng cho phần khối lượng sai khác này để Bên mời thầu xem xét Nhà thầu không được tính toán phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu
hoàn thành công việc
18 Thời gian
có hiệu lực của
HSDT
18.1 HSDT phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy
định tại BDL HSDT nào có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ
không được tiếp tục xem xét, đánh giá
18.2 Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu
Trang 33lực của HSDT, Bên mời thầu có thể đề nghị các nhà thầu gia hạn hiệu lực của HSDT, đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (bằng thời gian có hiệu lực của HSDT sau khi gia hạn cộng thêm 30 ngày) Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của HSDT thì HSDT của nhà thầu không được xem xét tiếp và nhà thầu sẽ được nhận lại bảo đảm
dự thầu Nhà thầu chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của HSDT Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản
dự thầu cũng phải được gia hạn tương ứng
Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:
a) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 19.2 CDNT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 19.5 CDNT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh
sẽ không được hoàn trả;
b) Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 19.2 CDNT Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 19.5 CDNT thì bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả
19.2 Giá trị, đồng tiền và thời gian hiệu lực của bảo đảm dự
thầu theo quy định tại BDL
19.3 Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực
Trang 34ngắn hơn so với yêu cầu quy định Mục 19.2 CDNT, không đúng tên Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Bên mời thầu
19.4 Nhà thầu không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải
tỏa bảo đảm dự thầu trong thời hạn tối đa theo quy định tại BDL, kể
từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu Đối với nhà thầu được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
19.5 Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà thầu rút HSDT sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của HSDT;
b) Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 36.1 CDNT;
c) Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 CDNT;
d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện,
ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng
HSDT theo số lượng quy định tại BDL Trên trang bìa của các hồ
sơ phải ghi rõ “BẢN GỐC HSDT”, “BẢN CHỤP HSDT”
Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSDT thì nhà thầu phải chuẩn
bị 1 bản gốc và một số bản chụp hồ sơ theo số lượng quy định tại
BDL Trên trang bìa của các hồ sơ phải ghi rõ “BẢN GỐC HSDT
SỬA ĐỔI”, “BẢN CHỤP HSDT SỬA ĐỔI”, “BẢN GỐC HSDT THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HSDT THAY THẾ”
Trường hợp có phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT theo quy định tại Mục 13 CDNT thì nhà thầu phải chuẩn bị 1 bản
gốc và một số bản chụp hồ sơ theo số lượng quy định tại BDL Trên
trang bìa của các hồ sơ phải ghi rõ “BẢN GỐC ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THAY THẾ”, “BẢN CHỤP ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THAY THẾ”
20.2 Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp Trường hợp có sự khác biệt giữa bản gốc và
bản chụp thì xử lý theo quy định tại BDL
20.3 Bản gốc của HSDT phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục Đơn dự
Trang 35thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT, bảng giá và các biểu mẫu khác tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu hoặc người được ủy quyền hợp pháp ký tên và đóng dấu (nếu có), trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV - Biểu mẫu
dự thầu hoặc bản chụp Điều lệ công ty, Quyết định thành lập chi nhánh được chứng thực hoặc các tài liệu khác chứng minh thẩm quyền của người được ủy quyền và được nộp cùng với HSDT 20.4 Trường hợp là nhà thầu liên danh thì HSDT phải có chữ
ký của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh hoặc thành viên đại diện nhà thầu liên danh theo thỏa thuận liên danh Để bảo đảm tất cả các thành viên của liên danh đều bị ràng buộc về mặt pháp lý, văn bản thỏa thuận liên danh phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên trong liên danh
20.5 Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự thầu
Trường hợp nhà thầu có sửa đổi, thay thế HSDT thì hồ sơ sửa đổi, thay thế (bao gồm bản gốc và các bản chụp) phải được đựng trong các túi riêng biệt với túi đựng HSDT, bên ngoài phải ghi rõ
“HỒ SƠ DỰ THẦU SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ DỰ THẦU THAY THẾ”
Trường hợp nhà thầu có đề xuất phương án kỹ thuật thay thế thì toàn bộ phương án kỹ thuật thay thế, bao gồm cả đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá phải được đựng trong các túi riêng biệt với túi đựng HSDT, bên ngoài phải ghi rõ “ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THAY THẾ”
Các túi đựng: HSDT; HSDT sửa đổi, HSDT thay thế (nếu có);
đề xuất phương án kỹ thuật thay thế (nếu có) phải được niêm phong Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà thầu
21.2 Trên các túi đựng hồ sơ phải:
a) Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu;
b) Ghi tên người nhận là tên Bên mời thầu theo quy định tại
Mục 22.1 CDNT;
c) Ghi tên gói thầu theo quy định tại Mục 1.2 CDNT;
d) Ghi dòng chữ cảnh báo “không được mở trước thời điểm
mở thầu”
21.3 Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theo quy định của HSMT này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển đến Bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn quy định tại các Mục 21.1 và 21.2 CDNT Bên mời
Trang 36thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà thầu không thực hiện đúng quy định nêu trên
22 Thời điểm
đóng thầu Bên mời thầu nhưng phải bảo đảm Bên mời thầu nhận được trước 22.1 Nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của
thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL Bên mời thầu tiếp nhận
HSDT của tất cả các nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu,
kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận HSMT từ Bên mời thầu Trường hợp chưa mua HSMT thì nhà thầu phải trả cho Bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán HSMT trước khi HSDT được tiếp nhận
22.2 Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi HSMT theo Mục 8 CDNT Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của Bên mời thầu và nhà thầu theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn
23 HSDT nộp
muộn
Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDT nào được nộp sau thời điểm đóng thầu Bất kỳ HSDT nào mà Bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDT nộp muộn,
bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu
a) Được nhà thầu chuẩn bị và nộp cho Bên mời thầu theo quy định tại Mục 20 và Mục 21 CDNT, trên túi đựng văn bản thông báo phải ghi rõ “SỬA ĐỔI HSDT” hoặc “THAY THẾ HSDT” hoặc
25 Mở thầu 25.1 Ngoại trừ các trường hợp quy định tại Mục 23 và Mục
24 CDNT, Bên mời thầu phải mở công khai và đọc to, rõ các thông tin theo Mục 25.3 CDNT của tất cả HSDT đã nhận được trước thời điểm đóng thầu Việc mở thầu phải được tiến hành
công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự
chứng kiến của đại diện của các nhà thầu tham dự lễ mở thầu và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan Việc mở thầu
Trang 37không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà thầu tham dự thầu
25.2 Trường hợp nhà thầu có đề nghị rút hoặc thay thế HSDT thì trước tiên Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ các thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “RÚT HSDT”, túi đựng HSDT của nhà thầu có đề nghị rút HSDT sẽ được giữ nguyên niêm phong và trả lại nguyên trạng cho nhà thầu Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu rút HSDT và vẫn
mở HSDT tương ứng nếu văn bản thông báo “RÚT HSDT” không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu và phải được công khai trong lễ mở thầu Tiếp theo, Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “THAY THẾ HSDT” và HSDT thay thế này sẽ được thay cho HSDT bị thay thế HSDT bị thay thế sẽ không được mở và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu thay thế HSDT nếu văn bản thông báo thay thế HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu và phải được công khai trong lễ mở thầu Đối với các túi đựng văn bản thông báo “SỬA ĐỔI HSDT” thì văn bản thông báo gửi kèm sẽ được mở và đọc to, rõ cùng với các HSDT sửa đổi tương ứng Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu sửa đổi HSDT nếu văn bản thông báo sửa đổi HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu Chỉ có các HSDT được mở và đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá
25.3 Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDT theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
a) Kiểm tra niêm phong;
b) Mở bản gốc HSDT, HSDT sửa đổi (nếu có) hoặc HSDT thay thế (nếu có) và đọc to, rõ những thông tin sau: tên nhà thầu,
số lượng bản gốc, bản chụp, giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giá
dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, giá trị giảm giá (nếu có), thời gian có hiệu lực của HSDT, thời gian thực hiện hợp đồng, giá trị của bảo đảm dự thầu, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và các thông tin khác mà Bên mời thầu thấy cần thiết Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì còn phải đọc giá dự thầu và giá trị giảm giá (nếu có) cho từng phần Chỉ những thông tin về giảm giá được đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá;
c) Đại diện của Bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, bảo đảm dự thầu, bảng tổng hợp giá dự thầu, giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có) , thư giảm giá (nếu có), thoả thuận liên danh (nếu có) Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDT nào khi mở thầu, trừ các HSDT
Trang 38nộp muộn theo quy định tại Mục 23 CDNT
25.4 Bên mời thầu phải lập biên bản mở thầu trong đó bao gồm các thông tin quy định tại Mục 25.3 CDNT Đại diện của các nhà thầu tham dự lễ mở thầu sẽ được yêu cầu ký vào biên bản Việc thiếu chữ ký của nhà thầu trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực Biên bản mở thầu sẽ được gửi đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu
26 Bảo mật 26.1 Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT và đề
nghị trao hợp đồng phải được giữ bí mật và không được phép tiết
lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu Trong mọi trường hợp không được tiết
lộ thông tin trong HSDT của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ thông tin được công khai khi mở thầu
26.2 Trừ trường hợp làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 27 CDNT và thương thảo hợp đồng, nhà thầu không được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian từ khi mở thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà
rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu Nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu về việc đã nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSDT bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail
27.2 Việc làm rõ HSDT giữa nhà thầu và Bên mời thầu được thực hiện thông qua văn bản
27.3 Trong khoảng thời gian theo quy định tại BDL, trường
hợp nhà thầu phát hiện HSDT của mình thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến Bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của HSDT Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc đã nhận được các tài liệu làm
rõ của nhà thầu bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo
Trang 39đường bưu điện, fax hoặc e-mail
27.4 Việc làm rõ HSDT chỉ được thực hiện giữa Bên mời thầu và nhà thầu có HSDT cần phải làm rõ Nội dung làm rõ HSDT được Bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm
rõ của Bên mời thầu thì Bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà thầu theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu
27.5 Trường hợp cần thiết, Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu có khả năng trúng thầu đến làm việc trực tiếp với Bên mời thầu để làm rõ HSDT Nội dung làm rõ HSDT phải được ghi cụ thể thành biên bản Việc làm rõ HSDT trong trường hợp này phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch
28.3 “Bỏ sót nội dung” là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT
a) Nếu được chấp nhận thì sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi, chất lượng hay hiệu quả sử dụng của công trình được quy định trong hợp đồng; gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với HSMT đối với quyền hạn của Chủ đầu tư hoặc nghĩa
vụ của nhà thầu trong hợp đồng;
b) Nếu được sửa lại thì sẽ gây ảnh hưởng không công bằng đến
vị thế cạnh tranh của nhà thầu khác có HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT
29.3 Bên mời thầu phải kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật của HSDT theo Mục 16 CDNT và việc kiểm tra đề xuất kỹ thuật nhằm khẳng định rằng tất cả các yêu cầu nêu trong Phần 2 – Yêu cầu về xây lắp đã được đáp ứng và HSDT không có những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót các nội dung cơ bản
Trang 4029.4 Nếu HSDT không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong HSMT thì HSDT đó sẽ bị loại; không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT đó nhằm làm cho nó trở thành đáp ứng cơ bản HSMT
30.2 Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những sai sót không nghiêm trọng trong HSDT liên quan đến các yêu cầu về tài liệu Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của giá dự thầu; nếu không đáp ứng yêu cầu nói trên của Bên mời thầu thì HSDT của nhà thầu có thể sẽ bị loại
30.3 Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, Bên mời thầu sẽ điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến giá dự thầu Theo đó, giá dự thầu sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí cho các hạng mục bị thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu; việc điều chỉnh này chỉ hoàn toàn nhằm mục đích
Trường hợp trong HSDT, nếu nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thuộc gói thầu Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện việc sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ được coi là vi phạm hành vi
“chuyển nhượng thầu” theo quy định tại Mục 3 CDNT
31.2 Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá
tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu theo quy định tại
BDL
31.3 Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho