1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển du lịch tỉnh hải dương đến năm 2020

79 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Hải Dương Đến Năm 2020
Tác giả Nguyễn Văn Định
Người hướng dẫn ThS. Phạm Xuân Hoà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 196,1 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (8)
    • I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN (8)
      • 1. Các khái niệm cơ bản (8)
        • 1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch (8)
        • 1.2. Khái niệm về dịch vụ du lịch (10)
      • 2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó (11)
        • 2.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch (11)
        • 2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch (11)
        • 2.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch (11)
      • 3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (12)
    • II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH (13)
      • 1. Yếu tố khách quan (13)
        • 1.1. Địa hình và khí hậu (13)
        • 1.2. Động, thực vật (14)
        • 1.3. Tài nguyên nước (14)
        • 1.4. Vị trí địa lý (14)
        • 1.5. Tài nguyên nhân văn (15)
        • 1.6. Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước (16)
        • 1.7. Điều kiện về kinh tế (16)
      • 2. Yếu tố chủ quan (16)
        • 2.1. Về tổ chức quản lý (16)
        • 2.2. Các điều kiện về kỹ thuật (17)
        • 2.3. Về ý thức của người dân (18)
    • III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG (18)
      • 1.1. Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam (18)
      • 1.2. Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (19)
      • 2. Tài nguyên du lịch Hải Dương (20)
        • 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên (20)
        • 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn (23)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA (33)
    • I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ HẢI DƯƠNG (33)
      • 1. Vị trí địa lý (33)
      • 2. Điều kiện tự nhiên (34)
        • 2.1. Địa hình (34)
        • 2.2. Khí hậu, thủy văn (35)
        • 2.3. Tài nguyên nước (35)
        • 2.4. Địa chất, thổ nhưỡng, rừng và hệ sinh thái (36)
      • 3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương (37)
        • 3.1. Về kinh tế (37)
        • 3.2. Về xã hội (38)
      • 4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường (39)
        • 4.1. Giao thông (39)
        • 4.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác (40)
      • 5. Những thuận lợi và khó khăn (42)
        • 5.1. Thuận lợi (42)
        • 5.2. Khó khăn (44)
    • II. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG (44)
      • 1. Khách du lịch (45)
        • 1.1. Qui mô (45)
        • 1.2. Cơ cấu (47)
      • 2. Thu nhập du lịch (48)
        • 2.1. Đóng góp của du lịch về mặt kinh tế (48)
        • 2.2. Đóng góp của du lịch đối với xã hội (49)
      • 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (50)
      • 4. Lao động trong du lịch (52)
      • 5. Hiện trạng đầu tư vào du lịch (53)
      • 6. Công tác marketing xúc tiến du lịch (54)
      • 7. Hiện trạng tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch (55)
        • 7.1. Tổ chức kinh doanh du lịch Hải Dương hiện nay (55)
        • 7.2. Công tác tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch (56)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 (58)
    • I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 (58)
      • 1. Định hướng (59)
      • 2. Quan điểm phát triển (60)
      • 3. Mục tiêu phát triển (61)
        • 3.1. Mục tiêu tổng quát (61)
        • 3.2. Mục tiêu cụ thể (61)
      • 4. Các chỉ tiêu cụ thể (63)
        • 4.1. Khách du lịch (63)
        • 4.2. Thu nhập du lịch (64)
        • 4.3. Về giá trị GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư (65)
        • 4.4. Nhu cầu khách sạn và lao động (66)
    • II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 (67)
      • 1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch (67)
      • 1.2. Phát triển thị trường du lịch (68)
      • 1.3. Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư (69)
      • 1.4. Tổ chức và thực hiện tốt đào tạo lao động du lịch (69)
      • 1.5. Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về du lịch (71)
      • 1.6. Phát triển cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ du lịch (72)
      • 1.7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch (72)
      • 2. Một số kiến nghị (73)
        • 2.1. Đối với nhà nước (73)
        • 2.2. Đối với tỉnh Hải Dương (74)
        • 2.3. Đối với người dân (75)
  • KẾT LUẬN (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (78)

Nội dung

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

1 Các khái niệm cơ bản.

1.1 Khái niệm về du lịch và khách du lịch a) Khái niệm về du lịch.

- Du lịch là một ngành công nghiệp không khói Hiện nay trên thế giới có hàng trăm triệu người đi du lịch, và số người đi du lịch có khuynh hướng ngày càng gia tăng Tuy nhiên du lịch là một ngành tổng hợp của nhiều ngành chuyên biệt.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí nghỉ dưỡng của nội dung kinh doanh du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội Và để phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế như vậy thì không những đẩy mạnh giao lưu sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc mà còn tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và du lịch góp phần ổn định nhà nước trong thời kỳ mở cửa.

- Ngay từ những ngày đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn nhất đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi dưỡng bệnh, các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đề mang ý nghĩa du lịch.

* Khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian rỗi, liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ dưỡng chữa bênh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa xã hội kèm theo việc tiêu thụ trong du lịch. b) Khái niệm về khách du lịch.

- Theo các tổ chức quốc tế về khách du lịch

+ Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia: Năm 1937 League of

Nations đưa ra khái niệm “Khách du lịch nước ngoài” la bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cứ trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất la 24h.

Theo định nghĩa này tất những người được coi là khách du lich là: Những người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình, vì sức khoẻ v.v… Những người khởi hành để gặp gở trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao , công vụ…Những người khởi hành vì mục đích kinh doanh.

+ Định nghĩa của Liên hiệp Quốc tế của các Tổ chức Chính thức về

Du lịch – IUOTO: Định nghĩa này có 2 đặc điểm khác với định nghĩa trên đó là:

Sinh viên và những người đến học tập ở các trường cũng được coi là khách du lịch.

Những người quá cảnh không được coi là khách du lịch trong cả hai trường hợp: hoặc la họ hành trình qua một nước không dừng lại trong thời gian vợt quá 24 giờ; hoặc là họ hành trình trong khoảng thời gian dưới 24 giờ và có dừng lại nhưng không với mục đích du lịch.

+ Định nghĩa của tiểu ban về các vấn đề kinh tế - xã hội trực thuộc liên hiệp quốc: Năm 1978 đưa ra định nghĩa “về khách viếng thăm” quốc tế là tất cả những người đến thăm một đất nước (gọi là khách du lịch chủ động), tất cả những người từ một nước đi ra nước ngoài viếng thăm (gọi la khách du lịch thụ động) với khoảng thời gian nhiều nhất là một năm.

Khách du lịch nội địa là công dân của một nước(không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất la 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để trả thù lao tại nơi đến

+ Định nghĩa của hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989:

Khách du lịch quốc tế là người đi thăm một đất nước khác với mục đích thăm quan, nghỉ ngơi, giả trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không dược làm gì để trả được thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình.

- Khái niệm về khách du lịch của việt nam.

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và những người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi gu lịch trong phạm vi lãnh thổ việt nam.

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

1.2 Khái niệm về dịch vụ du lịch

Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Dịch vụ là kết quả của những hoạt động không thể hiện bằng sản phẩm vật chất, nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế.

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH

1.1 Địa hình và khí hậu a) Địa hình: Địa hình là một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó Đối với du lịch điều kiện quan trong nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi v.v…Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo…thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch. b) Khí hậu: Những nơi khí hậu điều hoà thường khách du lịch ưa thích.

Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô Những nơi có nhiêu do cũng không thích hợp cho sự phát triển du lịch Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau Ví dụ, khách du lịch nghỉ biển thường thích những điều kiện sau: Số ngày mưa tương đối it vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm, không khí ban đêm không cao, nhiệt độ nước biển ôn hoà (nhiệt độ thích hợp để tắm biển là 20 độ C) và ban ngày không có gió.

1.2 Động, thực vật a) Động vật: Động vật cũng là một nhận tố để góp phần thu hút khách du lịch Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch Có những loại động vật quý hiếm là đối tượng nghiên cứu và lập vườn bách thú. b) Thực vật: Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa v.v Rừng là nhà máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự.Nếu thực vật phong phú và quí hiếm thì sẽ thu hút được cả khách du lịch văn hoá với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh Ví dụ, khách du lịch châu Âu thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới nhiều cây leo, cây to và cao v.v…

Các nguồn tài nguyên nước như: ao, hồ, sông, ngòi, đầm…vừa tạo điều kiện đẻ điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với sự phát triển du lịch chữa bệnh Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát triển từ thời đế chế La Mã Ngày nay, các nguồn nước khoáng đóng vai trò cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh Những nước giàu nguồn nước khoáng nổi tiếng là: Cộng hoà liên bang Nga, Bungari, Cộng hoà Séc, Pháp, Ý, Đức v.v…

Vị trí địa lý cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch. Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm: Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch; khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn.Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh nhận khách du lịch Nếu tỉnh nhận khách khu du lịch ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên hai khí cạnh: Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa; Khách du lịch phải rut ngắn thời gian lưu trú lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều.

Lẽ dĩ nhiên, những bất lợi trên của khoảng cách là đối với du lịch quần chúng với phương tiện đi lại là ô tô, tàu hoả và tàu thuỷ Tuy nhiên, trong một số trường hợp khoảng cách xa từ nơi đón khách tới nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ.

Giá trị văn hoá ,lịch sử, các thành tựu chính trị kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có hấp dẫn đặc biệt đối với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch Các giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt đối với khách du lịch.

Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của loài người: Những giá trị lịch sử này đánh thức những hứng thú chung và thu hút được khách du lịch với nhiều mục đích du lịch khác nhau.

Những giá trị lịch sử đặc biệt: loại này thường không nổi tiếng lắm và thường chỉ được các chuyên gia trong cùng lĩnh vực quan tâm Tất cả các nước điều có giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp đẫn khác nhau đối với khách du lịch.

Tương tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích thăm quan, nghiên cứu và thu hut được đa số khách du lịch với mục đích khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau và từ nơi khác đến Hầu hết tất cả các khách du lịch ở trình độ văn hoá trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của các nước đến thăm Do vậy, tất cả các thành phố có giá trị văn hoá hoặc tổ chức những hoạt động văn hoá đều được khách tới thăm và điều trở thành trung tâm du lịch văn hoá

1.6 Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước

Tình hình chính trị, hoà bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển (đời sống) kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước.Một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển về du lịch nếu như ở đó luôn sảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm sấu đi tình hình chính trị và hoà bình, từ đó sẽ không thu hút được khách du lịch Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn trực tiếp hoặc gián tiếp của khách du lịch như: Tình hình an ninh, trật tự xã hội (các tệ nạn xã hội và bộ máy bảo vệ an ninh trật tự xã hội, nạn khủng bố…); Lòng hận thù của dân bản sứ đối với một số dân tộc nào đó ( thường xuất phát từ các nguyên nhân tôn giáo, lịch sử đô hộ…); Các loại bệnh dịch như tả, sốt rét v.v…Các nhân tố này đều ảnh hưởng một cách độc lập tới sự phát triển du lịch Do vậy, nếu thiếu một trong các yếu tố ấy sự phát triển du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn.

1.7 Điều kiện về kinh tế

Kinh tế ảnh hưởng không nhỏ vào sự phát triển du lịch, nếu một quốc gia có tiềm năng về du lịch nhưng không có hoặc không đảm bảo được nguồn vốn để phục vụ du lịch thì cũng không thể thu hút được nhiều khách du lịch. Muốn phát triển du lịch phải đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, bởi vì ngành du lịch là ngành luôn luôn đi đầu về phương diện tiện nghi hiện đại và là ngành liên tục đổi mới Đặc biệt phải có điều kiện về kinh tế để tạo lập các mối quan hệ với các bạn hàng trong cung ứng vật tư cho tổ chức du lịch.

2.1 Về tổ chức quản lý

- Quản lý ở góc độ vĩ mô bao gồm: Cấp Tung ương và cấp địa phương. Cấp Tung ương: các Bộ (chủ quản, liên quan), Tổng cục, các phòng ban trực thuộc chính phủ có liên quan đến vấn đề du lịch.

Cấp địa phương: chính quyền địa phương, sở du lịch.

Hệ thống các thể chế quản lý (bao gồm một số đạo luật và các văn bản pháp quy dưới dạng luật); các chính sách (ví du các chính sách lớn về kinh tế như tỷ giá hối đoái, giá cả …) và các cơ chế quản lý.

- Ở góc độ vi mô đó là sự có mặt của các tổ chức và các doanh nghiệp chuyên trách về du lịch Các tổ chức này ảnh hưởng từ việc chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác.

2.2 Các điều kiện về kỹ thuật

SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG

1 Vai trò của phát triển du lịch đối với sự phát triển của tỉnh Hải Dương.

1.1 Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam

Hải Dương nằm trong vùng kinh tế tăng trưởng, nối giữa biển và đồng bằng Đây là một mối liên hệ quan trọng nhất là trong việc có thể tác động thành một trung tâm dịch vụ du lịch chung cho Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Hải Dương là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với các tỉnhHải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, là tỉnh giàu tài nguyên du lịch và có khí hậu ôn hòa nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, thu nhập và du lịch còn bé.

Hải Dương là vùng đất sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 1000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó đã có 127 di tích đã được nhà nước xếp hạng Đặc biệt tài nguyên tự nhiên đa dạng phong phú như: khu danh thắng Phượng hoàng, làng

Cò Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, khu di tích danh thắng Côn Sơn Chí Linh đã đem lại cho Hải Dương những tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo.

Với tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, vị trí địa lý thuận lợi cho phép Hải Dương có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa hấp dẫn và độc đáo.

Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, vì vậy cũng như chiến lược phát triển du lịch của cả nước trong thời gian tới tỉnh Hải Dương cần phải có chiến lược cụ thể để khai thác triệt để, có hiệu quả các tiềm năng du lịch trên địa bàn, từ đó góp phần đưa ngành du lịch của tỉnh và cả nước đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra.

1.2 Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Trong những năm gần đây nền kinh tế Hải Dương đã có những bước tiến đáng kể, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch, nhưng ngành Thương mại -

Du lịch còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng GDP của tỉnh Nhìn nhận dưới góc độ kinh tế của Hải Dương trong những năm qua có thể khảng định rằng du lịch Hải Dương không phải là một ngành mũ nhọn của tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, dưới góc độ tiềm năng thì Hải Dương có điều kiện về tiềm năng để phát triển du lịch, nếu được sự quan tâm và đấu tư của tỉnh trong tương lai du lịch Hải Dương sẽ phát triển tương xứng với tiềm năng mà Hải Dương đang có Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng.

2 Tài nguyên du lịch Hải Dương.

Tài nguyên du lịch Hải Dương khá phong phú và đa dạng có sức th hút lớn đối với khách quốc tế Trong đó đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Phần lớn đất đai của Hải Dương thuộc đồng bằng Bắc Bộ, ở phía Đông Bắc có hai huyện miền núi, tuy không rộng lớn nhưng có cảnh quan đa dạng. Vùng Chí Linh núi đồi trùng điệp, cao không quá 700m, rừng cây xanh tốt, rất thuận tiện cho việc xây dựng những công trình văn hóa Vùng Kinh Môn có nhiều núi đá vôi với những hang động kỳ thú, nơi còn di tích của con người từ thời đại đồ đá mới Cách đây hàng nghìn năm dân tộc ta đã quan tâm đến hai vùng cảnh quan đặc biệt này Côn Sơn, Thanh Mai thế kỷ 14 đã trở thành trung tâm của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ 15 được ghi trên bản đồ như một danh lam cổ tích Động Kình Chủ, động Tâm Long từ thời Trần được tôn tạo thành chùa, đến thế kỷ 17, Kình Chủ trở thành động nổi tiếng của đất nước, nơi để lại bút tích của nhiều danh nhân thời đại.

Hải Dương là tỉnh đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với những cánh đồng lúa tốt tươi, những dòng sông lớn, môi trường tự nhiên khá trong sạch Nhiều làng quê trù phú mang đậm nét đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du khảo đồng quê, tham quan nghiên cứu khoa học Các tài nguyên du lịch tự nhiên thường được gắn liền với các tài nguyên du lịch nhân văn Sự phân biệt sau đây chỉ là tương đối Tiêu biểu: a) Khu danh thắng Phượng Hoàng - Kỳ Lân

Thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh, Phượng Hoàng là khu danh thắng có rừng thông bát ngát, suối trong róc rách, núi đá lô xô, chùa tháp cổ kính.Khu danh thắng có tới 72 ngọn núi ngoạn mục, có mộ và đền thờ Chu Văn

An, một người thầy tiêu biểu cho tài cao đức trọng của nền giáo dục Việt Nam: có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, Giếng soi

Khu thắng cảnh này rất thích hợp cho du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, thăm di tích lịch sử. b) Khu di tích danh thắng Côn Sơn

Thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, cách Hà Nội 70 km.

Nơi đây là tập hợp của nhiều chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích gắn liền với cuộc đời nhiều danh nhân trong lịch sử Ngay từ thời Trần, Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên

Tử - Quỳnh Lâm) Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang Nơi đây là nơi lưu giữ được những dấu tích văn hóa thời Trần và các giai đoạn lịch sử.

THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA

NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ HẢI DƯƠNG

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích cách mạng mang giá trị tự nhiên và nhân văn Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch thu hút du khách

Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía Đông giáp Hải Phòng, phía Tây giáp Hưng Yên, Nam giáp Thái Bình Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa: nóng - lạnh rõ ràng (nóng từ tháng 4 đến tháng 10, lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình năm 23 0 C). Địa hình Hải Dương tương đối bằng phẳng, giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông đều thuận lợi Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ

5, cách Hải Phòng 45km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 57km về phía Tây Phía Bắc của tỉnh có 20km quốc lộ số 18 chạy qua sân bay quốc tế Nội Bài, ra biển qua cảng Cái Lân. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển Hơn nữa, Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sẽ là thuận lợi cho Hải Dương tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, đặc biệt là trao đổi hàng hóa với các tỉnh bạn lân cận hoặc xa hơn như các thành phố lớn và xuất khẩu Đây là 1 lợi thế của vị trí tỉnh Hải Dương, nó không những là lợi thế hiện tại mà còn cả trong tương lai

Trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, Hải Dương nằm trong không gian trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận thuộc vùng du lịch Bắc

Bộ, với tiềm năng du lịch nổi trội như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề Mặt khác, Hải Dương gần vị trí trung tâm du lịch biển Hải Phòng, Hạ Long, có hệ thống đường bộ và đường sông thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng.

Là tỉnh vừa có vùng đồng bằng vừa có đồi núi tạo cho Hải Dương có khả năng phát triển mạnh và đa dạng các sản phẩm nông, lâm nghiệp.

- Vùng đồi núi của tỉnh chiếm khoảng 10% diện tích đất tự nhiên bao gồm 13 xã huyện Chí Linh và 18 xã của huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp.

- Vùng đồng bằng của tỉnh gồm các huyện, xã còn lại, có độ cao trung bình 3 - 4 m, đất đai bằng phẳng, màu mở phù hợp với việc trồng cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Phía Đông của tỉnh có một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng úng ngập vào mùa mưa.

Hệ thống sông ngòi của tỉnh khá dày đặc, bao gồm hệ thống sông Thái Bình,sông Luộc và các trục Bắc Hưng Hải, có khả năng bù đắp phù sa cho đồng ruộng, đồng thời cũng là tuyến giao thông thủy, tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa nội tỉnh cũng như với các tỉnh khác trong vùng Tuy nhiên,sông ngòi có nhiều cũng gây khó khăn trong việc đầu tư đắp đê điều phòng chống lụt bão và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.

2.2 Khí hậu, thủy văn a) Khí hậu

Cũng như các tỉnh khác thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.

Lượng mưa trung bình năm 1500 - 1700 mm, nhiêt độ trung bình năm là 23 0 C, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng Lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào tháng 7, 8, dễ gây úng lụt, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và dân sinh Độ ẩm không khí trung bình cao từ 75 - 80%, tháng 7 có độ ẩm cao và tháng 8 có độ ẩm trung bình 80 - 86%.

Hải Dương mang đầy đủ những đặc thù của khí hậu nhiệt đới, gió mùa: nóng, ẩm, mưa nhiều và có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.

Nhìn chung, khí hậu Hải Dương thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và thích hợp với các hoạt động du lịch Đặc biệt điều kiện khí hậu vào mùa đông, rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau màu thực phẩm, đặc biệt là khả năng trồng rau xuất khẩu. b) Thủy văn

Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy ở các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình chảy qua Hải Dương đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thuộc phần hạ lưu nên dòng sông thường rộng và không sâu, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu Chế độ nước của hệ thống sông ngòi ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ (tháng 5 - tháng 10), mùa cạn (tháng 11 - tháng 4 năm sau).

2.3 Tài nguyên nước a) Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt tại Hải Dương rất phong phú, hệ thống sông ngòi khá dày đặc với các sông lớn là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Phả Lại, sông Luộc, sông Đuống, sông Kinh Thầy Ngoài ra, trên lãnh thổ Hải Dương còn có rất nhiều ao hồ được phân bố rộng khắp địa bàn.

Nước mưa: lượng mưa bình quân hàng năm tới 1500 - 1700 mm nhưng phân bố không đều trong năm Mùa mưa thường gây úng lụt, mùa kho thường thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt và có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. b) Nguồn nước ngầm

Ngoài nguồn nước mặt dồi dào Hải Dương còn có một trữ lượng nước ngầm khá phong phú Lượng nước ngầm tại các giếng khoan từ 30 - 50 cm 3 /ngày đêm Nguồn nước ngầm Hải Dương nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl > 200 mg/l Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình 40 - 120m, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt Ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250 - 350 m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.

THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG

Trong những năm qua thực hiện đổi mới đường lối, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển du lịch là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế Nhiều mặt hoạt động văn hóa xã hội được quan tâm đáp ứng, đặc biệt là các nhu cầu của cuộc sống Quan điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc đang dần được khơi dậy, các di tích lịch sử, danh thắng, phong tục lễ hội truyền thống được phục hồi. Cùng với xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước du lịch Hải Dương đã có những bước phát triển đáng kể thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch, danh thu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, nguồn nhân lực du lịch.

Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển ngành du lịch Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là trong những năm gần đây nhờ những thành tựu trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế có những bước phát triển khá nhanh, nhiều hoạt động văn hóa được quan tâm đáp ứng nhu cầu mọi mặt trong cuộc sống Quan điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc đang dần được khôi phục Các di tích lịch sử danh thắng, phong tục lễ hội được phục hồi, làng nghề truyền thống đó là cơ sở để phát triển du lịch.

Hàng năm Hải Dương đón một lượng khách tương đối lớn, mà chủ yếu là khách tham quan, khách đi lễ hội, khách đi nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa đình, đền, chùa khách đến Hải Dương tập trung đông nhất vẫn là vào mùa lễ hội (lễ hội Côn Sơn, hội đền Kiếp Bạc).

Qua nghiên cứu có thể thấy tuy số khách du lịch đến Hải Dương đông nhưng số khách đi du lịch thuần túy, lưu trú qua đêm ở Hải Dương theo thống kê vẫn chưa được cao và tỷ lệ giữa khách lưu trú trên tổng lương khách du lịch đến Hải Dương lại giảm xuống Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch đến năm 2005 có 871.000 lượt khách du lịch tới tỉnh trong đó có 280.000 khách lưu trú, chiếm 32,15% Năm 2006, đón 1.100.000 lượt khách trong đó khách lưu trú là 303.000 lượt khách, chiếm 27,55% Và năm

2007 theo Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương cho biết, hoạt động du lịch của tỉnh đã thu hút khoảng 1.500.000 lượt khách trong đó khách lưu trú là 385.500 lượt khách, chiếm 25,67% và tăng 82.500 lượt khách so với năm

2006, nhưng chủ yếu là khách trong nước Như vậy, tư năm 2005 đến 2007 lương khách du lịch đến Hải Dương và lượng khách lưu trú đều tăng lên Tuy nhiên tỷ lệ giữa khách lưu trú trên tổng lượng khách đến lại giảm ( từ 32,5% xuống 25,67%), đều này chứng toả lượng khách lưu trú đã tăng chậm hơn so với tổng lương khách du lịch rất nhiều

Bảng thể hiện lượng khách đến Hải Dương năm 2005 - 2007

Tổng Lượng khách du lịch ( Đv: lượt) 871.000 1.100.000 1.500.000 Lượng khách lưu trú (Đv: lượt) 280.000 303.000 385.000

Tỷ lệ lượng khách lưu trú/ tổng lượng khách du lịch (%) 32,1 27,55 25,67

Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương

Từ những số liệu trên có thể khẳng định năm 2007, du lịch Hải Dương đã có bước phát triển lớn số lượng khách tới Hải Dương đã tăng lên Tuy nhiên, năm 2007 khách tới Hải Dương là 1.500.000 lượt khách, con số nay vẫn chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng mà Hải Dương đang có Đặc biệt khách du lịch tới Hải Dương còn thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Năm 2007 khách du lịch tới Hải Dương là 1.500.000 lượt khách, trong khi đó năm 2007 Hà Nội đón 6.700.000 lượt khách, Hải Phòng đón 3.620.000 lượt khách và Quảng Ninh đón 3.600.000 lượt khách lớn hơn rất nhiều so với Hải Dương Điều này là do sản phẩm du lịch Hải Dương vẫn chưa có sự nổi trội so với Hà nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Mặt khách Hải Dương vẫn đang ở trong giai đoạn khai thác các tiềm năng du lịch, du lịch Hải Dương vẫn đang còn mới mẻ và chưa thực sự có kinh nghiệm trong việc quản lý, khai thác, quảng bá về du lịch…Trong khi đó Hà Nội -Hải Phòng - Quảng Ninh là 3 trung tâm du lịch lớn của miền Bắc nói riêng và của cả nước nói chung Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị,kinh tế, văn hoá, là địa điểm chính thu hút khách du lịch trong và ngoài nước,đầu mối đón khách quốc tế bằng đường hàng không Quảng Ninh có Vịnh HạLong, Di sản thiên nhiên Thế giới, có cửa khẩu biên giới đón khách quốc tế bằng đường biển, đường bộ Thành phố biển Hải Phòng có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, cùng với Di sản thiên nhiên Thế giới Hạ Long tạo thành quần thể biển đảo Hạ Long - Cát Bà.

1.2 Cơ cấu a) Khách du lịch quốc tế

Hải Dương là tỉnh có không nhiều các điểm du lịch nổi tiếng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vì vậy lượng khách du lịch quốc tế hàng năm đến Hải Dương không nhiều, Năm 2005 tỉnh thu hút được 50.000 lượt khách quốc tế, Năm 2006 khách quốc tế đến tỉnh là 60.000 lượt chiếm 19,8 % trong tổng khách và năm 2007 có trên 82.500 khách quốc tế chiếm 21.4% trong tổng khách, tăng 22.500 khách so với năm 2006 Đối tượng khách chủ yếu là:

+ Khách khảo sát, thực hiện một số dự án đầu tư tại Hải Dương (thăm dò, khảo sát, đầu tư công nghiệp ).

+ Khách của các tổ chức phi chính phủ làm từ thiện (hội chữ thập đỏ, chương trình môi trường, nước sạch Phần Lan ).

+ Nguồn khách là người Hải Dương sinh sống nước ngoài về thăm thân. Nói chung nguồn khách quốc tế tới Hải Dương từ năm 2005 - 2007 còn ít chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khác du lịch tới Hải Dương Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm du lịch của Hải Dương chưa hấp dẫn khách quốc tế, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, yếu, ngày lưu trú của khách du lịch cũng thấp, trung bình 1, 6 ngày, vị trí địa lý gần kề Hà Nội cũng là nguyên nhân khiến cho khách du lịch có thời gian lưu trú ngắn vì khách chỉ thường ghé qua Hải Dương rồi về Hà Nội nghỉ. b) Khách du lịch nội địa

Số lượng khách du lịch nội địa lưu trú đã tăng lên:

Khách du lịch đến Hải Dương chủ yếu bằng đường bộ từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh qua đường 5, theo đường 18 tới.

Khách du lịch nội địa đến Hải Dương hàng năm tập trung chủ yếu vào mùa lễ hội, vào các tháng giêng, hai và tháng tám Thành phần, đối tượng khách nội địa chủ yếu là khách đi dự các lễ hội, thăm các di tích lịch sử văn hóa, thăm thân, du lịch sinh thái cảnh quan, đi với mục đích công tác, học sinh, sinh viên dã ngoại Chính vì mục đích như trên dẫn đến số ngày lưu trú của khách thấp, trung bình 1, 58 ngày Nguyên nhân khác khiến cho ngày lưu trú thấp là do du lịch của tỉnh chưa được đầu tư tương xứng, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở lưu trú thiếu tiện nghi, chưa có nhiều cơ sở vui chơi giải trí.

Bảng thể hiện số ngày khách lưu trú tại Hải Dương Năm Số ngày khách quốc tế lưu trú

Số ngày khách nội địa lưu trú

Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương

Một dạng đối tượng khách du lịch không thể không nói đến là khách du lịch dừng chân và tham quan đi, về trong ngày Không có số liệu thống kê cụ thể nhưng với vị trí nằm giữa tam giác tăng trưởng kinh tế động lực phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với khoảng cách phù hợp cho các điểm dừng chân thì rõ ràng lượng khách này tương đối lớn và đóng góp không nhỏ cho thu nhập du lịch của tỉnh.

2.1 Đóng góp của du lịch về mặt kinh tế

Theo thống kê của Sở Thương mại - Du lịch Hải Dương giai đoạn 2005 đến năm 2007 thu nhập du lịch của tỉnh đều đạt năm sau cao hơn năm trước và ở mức tăng trưởng cao (trung bình 24,5%/năm) Năm 2005 thu nhập du lịch của ngành đạt 297 tỷ đồng, năm 2006 thu nhập du lịch đạt 360 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2005, năm 2007 theo Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương cho biết Tổng doanh thu về du lịch đạt trên 465 tỷ đồng, tăng 29,2% so với năm 2006 Năm 2007 là năm hoạt động du lịch tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả cao nhất từ trước đến nay.

Trong thu nhập du lịch thì nguồn thu từ khách nội địa là chủ yếu, do khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách du lịch tỉnh.

Thu nhập của du lịch Hải Dương như vậy là tương đối khiêm tốn so với các tỉnh bạn và so với tiềm năng du lịch của tỉnh (Năm 2007 doanh thu du lịch của Hải Dương là 465 tỷ đồng trong đó Hải Phòng là 980 tỷ đồng và Quảng Ninh đạt tới 1.993 tỷ đồng ) Nguyên nhân do lượng khách ít, thời gian lưu trú không dài, điều kiện vật chất, vui chơi giải trí còn thấp, bên cạnh đó hoạt động kinh doanh còn bị ảnh hưởng nhiều của tính thời vụ du lịch Việc tổ chức quản lý du lịch gặp nhiều khó khăn, thu nhập du lịch của tỉnh mới chỉ tính được phần thu của các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị có đăng ký kinh doanh, trong khi còn nhiều cơ sở kinh doanh du lịch dưới nhiều hình thức mà không đăng ký, khai báo thu nhập và làm nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước.

Việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu của khách cho hợp lý là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch Trong những năm tới cần thu hút và tạo điều kiện cho khách chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sám hàng lưu niệm (thế mạnh của Hải Dương) vào vận chuyển du lịch và sử dụng các dịch vụ bổ sung khác Muốn như vậy cần đầu tư các cơ sở sản xuất và bán hàng lưu niệm, các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác phong phú với chất lượng cao để đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khác và lưu giữ khách dài ngày hơn.

2.2 Đóng góp của du lịch đối với xã hội

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020.

Tiền đê của phát triển du lịch Hải Dương như trên đã phân tích đó là:

- Vị trí chiến lược của Hải Dương trong kinh tế Bắc Bộ và trong chiến lược vùng du lịch Bắc Bộ.

- Tài nguyên về thiên nhiên cùng với tài nguyên về văn hóa lịch sử của Hải Dương, trong đó có những tài nguyên thuộc cấp quốc gia đã khiến việc phát triển du lịch của Hải Dương có cơ sở vững chắc.

- Yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội trong toàn tỉnh với mức độ chung và đặc biệt là nâng cao đời sống nhân dân khiến việc phát triển du lịch được đẩy manh: thu nhập tăng, yêu cầu nghỉ ngơi thư giản tăng và du lịch cũng tăng.

- Việc đầu tư kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh cũng có một bước tiến lớn hơn nên dịch vụ du lịch cũng trên cơ sở đó có điều kiện phát triển đặc biệt sự phát triển của giao thông vận tải (đường 5, đường 18 và đường sắt xuyên á tương lai) khiến cho việc du lịch Hải Dương có điều kiện phát triển mạnh.

Thông qua những xu hướng khách trong năm vừa qua, thông qua những tiềm năng du lịch Hải Dương ta thấy khá tổng hợp Nhưng xét toàn diện việc phát triển du lịch văn hóa lịch sử vẫn là căn bản nhất, vẫn có điều kiện trở thành xương sống của phát triển du lịch Hải Dương Nói như vậy không có nghĩa là các phần du lịch sinh thái và vui chơi giải trí là thấp kém mà thực ra du lịch văn hóa lịch sử có tỷ lệ lớn hơn.

Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng tương đối đa dạng và phong phú để phát triển du lịch Do vậy trong chiến lược phát triển du lịch của vùng Bắc

Bộ cũng như phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010 đều đánh giá ngành kinh tế du lịch Hải Dương có điều kiện phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Để phát triển, ngành Du lịch Hải Dương trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài phải dựa vào những quan điểm:

- Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững: phát triển du lịch đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường.

- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống: Phát triển du lịch phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại

- Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ khăng khít chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.

Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương trước hết nhằm mục đích:

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu của tỉnh

- Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao d?ng

- Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong sự phát triển.

- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, làng nghề, cảnh quan môi trường

- Phát triển du lịch Hải Dương phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch cả nước, đặc biệt là với các tỉnh lân cận thuộc vùng du lịch Bắc Bộ để phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, tạo nguồn khách thường xuyên và ổn định.

- Quan điểm phát triển du lịch bền vững: Qua bài học từ Thái Lan cho chúng ta thấy mặc dù là nước có du lịch phát triển, thu nhập từ du lịch và đóng góp của ngành Du lịch vào nền kinh tế quốc dân là khá cao, nhưng ngược lại còn tồn tại các tệ nạn xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch Vì vậy, phát triển của cả nước cũng như Hải Dương phải theo hướng phát triển du lịch bền vững, cụ thể Hải Dương ưu tiên cho phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái đảm bảo tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh.

- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và mang tính xã hội hóa cao Du lịch phát triển nhanh và bền vững khi các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ Các phương án phát triển cần có sự phối kết chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự chỉ đạo phối hợp để đưa phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người dân.

Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế,cộng đồng dân cư tham gia Vì vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, giữ gìn phát triển tài nguyên môi trường Hải Dương lại nằm trên trục đường 5 và đường 18, các trục đường này được cải thiện đáng kể nên việc phát triển du lịch ở Hải Dương khá thuận lợi Mặt khác, Hải Dương được quan tâm về công tác bảo tồn, bảo tàng, tượng đài Trần Hưng Đạo, đền thờ Nguyễn Trãi và đang được trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo của Hải Dương Rõ ràng muốn phát triển du lịch thì việc phối kết giữa các ngành kinh tế là việc bức xúc.

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Hiện nay tại các khu di tích, tham quan du lịch khách còn hạn chế mức chi tiêu cũng bởi sản phẩm, đồ lưu niệm còn nghèo nàn Có thể những giải pháp sau đây để tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo cho Hải Dương.

Tập trung đầu tư cho hai lễ hội đền Kiếp Bạc và Côn Sơn sao cho xứng tầm là lễ hội lớn của đất nước (tương đương với lễ hội chùa Hương) Muốn vậy không có nghĩa là không qua tâm tới lễ hội khác mà vẫn có những nguồn vốn riêng biệt song chủ yếu là làm sao cho lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc có những yếu tố chung của toàn tỉnh Cụ thể là tạo nên các sân chơi như những trò dân gian của toàn tỉnh mà các lễ hội đã có, tạo ra nền văn hóa đặc sắc của riêng Hải Dương Tổ chức bán hàng lưu niệm mang tính riêng biệt của lễ hội. Nếu như có một sự tập trung, dài ngày ắt hẳn lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ trở thành 1 lễ hội rất lớn Giai đoạn đầu chỉ là khách trong nước, giai đoạn sau sẽ là khách nước ngoài, lễ hội được tổ chức hàng năm và tổ chức lớn vào các năm chẵn.

Phát triển sân golf Chí Linh đồng thời tạo nên khu vui chơi giải trí tại Hải Dương ở Chí Linh cần tăng cường một số điểm du lịch sinh thái, một số Resort vùng núi Tạo nên công viên nước Hải Dương, cải tạo hồ Côn Sơn, cải tạo và mở rộng khu vực Đền Kiếp Bạc, bến sông Vạn Kiếp, tạo những nhà thuyền trên khúc sông Lục Đầu Giang

Tổ chức khu vực nghỉ dưỡng, nghiên cứu tham gia lễ hội vùng An Phụ, động Kình Chủ và hang động Dương Nham, mục đích giữ chân khách.

Tổ chức tuyến du lịch đường sông và những trò chơi trên sông. Đối với các huyện, các địa phương đã có truyền thống văn hóa và lễ hội cũng cần có những sản phẩm du lịch như hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc của địa phương và vùng lân cận hoặc của tỉnh. Đưa những sản phẩm của những làng nghề truyền thống Hải Dương thành những sản phẩm du lịch như thêu, ren, vàng bạc, chạm khắc

Tổ chức các ấn phẩm văn hóa kết hợp du lịch, phát động việc sáng tác những tác phẩm có liên quan đến Hải Dương nhưng có nội dung du lịch đồng thời với việc quảng bá xúc tiến du lịch.

Tổ chức quy hoạch xây dựng có miệt vườn độc đáo như vườn vải Thanh Hà, các quán ẩm thực ven sông Hương (Thanh Hà)

1.2 Phát triển thị trường du lịch

Có chiến lược cả về thị trường quốc tế và thị trường nội địa

- Đối với thị trường quốc tế Cấn tăng cường trang thiết bị hiện đại các trung tâm nơi đón khách quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý, mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch tại các trung tâm trên như: thu, đổi ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin du lịch

Nghiên cứu và xây dựng lộ trình miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc thị trường trọng điểm và các nước khác; giảm phí visa đối với khách nước ngoài, kéo dài thời gian visa cho khách để tăng thời gian lưu trú từ đó tăng chi tiêu cho khách.

- Đối với thị trường khách nội địa, cần rà soát lại công tác quy hoạch tại các điểm du lịch theo hướng phát triển thị trường nội địa Khách du lịch quốc tế và nội địa do khác nhau về phong tục tập quán và thu nhập nên nhu cầu của họ cũng khác nhau khá nhiều Nếu như khách du lịch quốc tế dành sự quan tâm đến các giá trị văn hoá phi vật thể thì khách du lịch dành sự quan tâm nhiều cho việc thưởng thức những điều mới lạ của điểm du lịch như phong tục và văn hoá ẩm thực Vì vậy cần có sự định hướng thị trường trong nước hay quốc tế đối với mỗi điểm, khu du lịch có quy hoạch phát triển hợp lý.

- Các doanh nghiệp du lịch cần có chính sách “mềm” hơn đối với khách nội địa, đồng thời có những chương trình giảm giá đặc biệt để kích cầu nội địa.

1.3 Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư

Trong hoạt động kinh tế nói chung, kinh doanh du lịch nói riêng, để đạt được hiệu quả kinh tế cần thiết phải có sự đầu tư Khả năng đầu tư càng cao, càng ổn định thì tính bền vững trong phát triển kinh tế càng được đảm bảo.

Thứ nhất, tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là cho đường sắt hiện nay đã quá cũ nát và các tuyến đường bộ dẫn tới các điểm, khu du lịch Đầu tư cho các khu vui chơi giải trí vì các cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu cao của khách quốc tế do đó không khuyến khích được chi tiêu của họ Tái tạo lại và khai thác triệt để các điểm du lịch hấp dẫn của Hải Dương Tập trung xây dựng một số khu vui chơi giải trí nhằm thu hút và lưu giữ khách, tăng sức cạnh tranh.

Huy động vốn từ nhiều nguồn đầu tư phát triển du lịch Hàng năm, tỉnh xây dựng kế hoạch vốn ngân sách địa phương và khai thác nguồn vốn Trung ương đầu tư hạ tầng cơ sở các vùng trọng điểm du lịch của tỉnh Thu hút các nguồn vốn khác đầu tư kinh doanh du lịch Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư du lịch Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đồng thời khuyến khích đầu tư hạ tầng tiến tới xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch để huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội.

1.4 Tổ chức và thực hiện tốt đào tạo lao động du lịch

Giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng lao động du lịch của tỉnh là tổ chức và thực hiện tốt công tác đào tạo lao động du lịch.Thường xuyên nâng cao nhận thức về Luật Du lịch và các văn bản có liên quan, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước cho giám đốc doanh nghiệp, người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Hỗ trợ Trường cao đẳng khách sạn và du lịch Hải Dương hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia: Dạy nghề du lịch và các nghiệp vụ hỗ trợ (ngoại ngữ, tin học, kế toán, hướng dẫn du lịch, thuyết minh viên ), từ trình độ trung cấp tiến tới đào tạo cao đẳng, tương đương đại học và sau đại học Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, áp dụng công nghệ tiên tiến phục vụ tốt nhiệm vụ đào tạo Phối hợp mở lớp đào tạo để Hải Dương có đủ hướng dẫn viên, thuyết minh viên giỏi nghề, yêu nghiệp, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hoá, thiên nhiên và xã hội của địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.

+ Đào tạo lực lượng nhân viên phục vụ: Đây là lực lượng lao động quan trọng đối với chất lượng dịch vụ du lịch, người lao động cần phải qua đào tạo nghề đạt trình độ tối thiểu (chứng chỉ đào tạo 9 tháng, bổ túc nghiệp vụ 6 tháng hoặc cấp tốc từ 7 - 10 ngày) Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ và có chế độ ưu đãi về quyền lợi (phụ cấp lương, vị trí công tác, các chế độ sinh hoạt ) cho lao động có kiến thức tốt về ngoại ngữ.

Ngày đăng: 03/07/2023, 13:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Pháp lệnh du lịch - Số 11/999/DL – UBTVQH 10. Ngày 8/2/99 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Khác
2. Các nghị định 27, 39, 47, 50 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết pháp lệnh du lịch Khác
3. Các thông tư 01, 02, 03, 04, 05 của Tổng cục du lịch hướng dẫn chi tiết các Nghị định của Chính phủ Khác
4. Non nước Việt Nam – NXB Văn hoá thông tin Khác
5. Di tích danh thắng Hải Dương – NXB Văn hoá thông tin Khác
7. Giáo trình kinh tế du lịch – NXB Lao động – Xã hội Khác
w