1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Môn Công Nghệ May Sản Phẩm Từ Vật Liệu Đặc Biệt Chuyên Đề Nghiên Cứu Độ Dạt Của Đường May.docx

75 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Độ Dạt Của Đường May
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ May
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 5,19 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN (4)
    • 1.1. Khái niệm độ dạt đường may (4)
    • 1.2. Cơ chế hình thành độ dạt đường may (0)
    • 1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến độ dạt đường may (10)
      • 1.3.1. Ảnh hưởng của hướng canh sợi khi may (10)
      • 1.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố tốc độ máy may (11)
      • 1.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố mật độ mũi may (13)
      • 1.3.4. Ảnh hưởng của yếu tố chi số kim (15)
      • 1.3.5. Ảnh hưởng của yếu tố độ nén chân vịt (17)
    • 1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu về độ dạt đường may (19)
      • 1.4.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước (19)
      • 1.4.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài (29)
  • CHƯƠNG II:GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TỐI ƯU HÓA TÍNH CHẤT CỦA ĐƯỜNG MAY (34)
    • 2.1. Lựa chọn kim,chỉ (34)
      • 2.1.1. Lựa chọn kim theo loại vật liệu, tính chất của vật liệu (34)
      • 2.1.2. Lựa chọn chỉ may theo loại kim và tính chất của vật liệu (43)
      • 2.2.1. Các giải pháp công nghệ tối ưu hóa tính chất đường may trong quá trình may 51 2.2.2.Quá trình hoàn thiện sản phẩm (49)
    • 2.3. Tiêu chuẩn xác định độ dạt đường may (61)
  • Kết luận (70)

Nội dung

Nhóm 4 GVHD Phan Thanh Thảo TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN DỆT MAY DA GIẦY & THỜI TRANG MÔN CÔNG NGHỆ MAY SẢN PHẨM TỪ VẬT LIỆU ĐẶC BIỆT CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỘ DẠT CỦA ĐƯỜNG MAY 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 B[.]

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Khái niệm độ dạt đường may

Theo từ điển Dệt –May Việt Nam

Dạt: bị xô đẩy về một phía, một nơi nào đó, dãn thưa ra (sợi dệt).

Ví dụ: mặt vải đã bị dạt. Độ dạt: mức độ, khoảng cách mà sợi dệt bị dạt ra khỏi vị trí cân bằng.

Ví dụ: độ dạt sợi.

Sợi dạt: là số sợi trên sản phẩm dệt may bị xô về một hướng so với vị trí cân bằng. Độ dạt sợi tại vị trí đường may: là khoảng cách mà sợi dệt bị xô về một hướng so với vị trí cân bằng tại đường liên kết trên sản phẩm may.

Theo tiêu chuẩn ISO13936 Độ dạt sợi: khoảng cách dịch chuyển trong vải dệt của sợi dọc trên sợi ngang (hoặc của sợi ngang trên sợi dọc) do kết quả của sự kéo dãn. Độ dạt sợi dọc: khoảng cách dịch chuyển của sợi dọc trượt trên sợi ngang. Độ dạt sợi ngang: khoảng dịch chuyển của sợi ngang trượt trên sợi dọc. Độ dạt đường may: là khoảng cách các sợi vải mở ra khi bị trượt tại vị trí đường may dưới tác động của lực gây ra mở đường may.

Theo định nghĩa của một số tác giả nghiên cứu về độ dạt đường may

- Tác giả Jan W Gooch: Độ dạt sợi tại vị trí đường may là khoảng cách của sợi dệt bị tách ra xuất hiện trên vải khi sợi dệt tại vị trí đường may bị kéo về một phía Độ dạt sợi tại vị trí đường may sẽ xuất hiện nhiều hơn trên những loại vải dợi mềm mại được sản xuất từ sợi filament.

- Tác giả Kenan Yildirim Độ dạt đường may trong vải dệt thoi phụ thuộc vào sự dị chuyển của sợi ngang trên sợi dọc (hoặc là sợi dọc trên sợi ngang) tại vị trí đường may trong quá trình sử dụng sản phẩm Hoạt động ngồi hay đứng lên hoặc các di chuyển hoạt động khác đã tạo nên lực tác động tại vị trí đường may nguyên nhân tạo nên các sức căng cho các mũi may Theo chiều hướng này, sự di chuyển vị trí hay là sự trượt đi của các sợi tại vị trí đường may có thể là nguyên nhân gây nên độ mở của vải tại vị trí đường may.

- Tác giả B P Saville Độ dạt sợi tại vị trí đường may là tình trạng sợi dệt trên vải gần đường may bị trượt đi dưới tác động của lực Một vài chỗ hổng có thể được co lại sau khi kết thúc lực tác dụng nhưng một vài chỗ khác có thể là những biến dạng vĩnh viễn. Độ dạt sợi tại vị trí đường may là một vấn đề đặc biệt của vải dễ gây ra tuột sợi, làm cấu trúc đan của sợi dọc và sợi ngang trên vải lỏng, dễ bị mở ra Một vài sợi dạt kéo theo nhiều sợi khác dạt theo.

- Tác giả Rui Alberto Lopes Miguel

Lực gây nên độ dạt đường may, thông thường được biết đến là độ dạt sợi tại vị trí đường may, được xác định là khả năng của sợi dọc trượt trên một số sợi ngang gần đường may (độ dạt sợi theo hướng dọc), khi vải chịu tác động của lực theo hướng sợi ngang hay ngược lại là độ dạt theo hướng sợi ngang Lực này sẽ gây ra tác động để tách các sợi trên hai miếng vải được liên kết đường may, gây mở đường may, đó là kết quả của sợi bị dạt, trượt đi xuất hiện gần đường may. Độ dạt sợi tại vị trí đường may là thông số quan trọng trong các tính chất của vải dệt, đặc biệt đối với sản xuất hàng may mặc Đó là giá trị phụ thuộc vào cấu trúc vải và các thông số công nghệ trong quá trình may.

- Tác giả Jilian HU Độ dạt sợi tại vị trí đường may được xác định khi đường may có xu hướng bị giãn ra chịu sự tác động của một số lực tác dụng có hướng vuông góc với đường may Được đo bằng độ mở của vải sợi tại vị trí đường may Kiểm tra độ dạt sợi chính là kiểm tra độ mở của đường may

Từ các nghiên cứu trên, tóm lại: hiện tượng dạt đường may là hiện tượng sợi vải tại đường may bị kéo trượt sang hai bên, tạo nên các vết rạn trên bề mặt ở hai bên đường may.

Dạt đường may rõ ràng làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm đồng thời nó còn làm giảm độ bền của sản phẩm trong quá trình sử dụng [nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ dạt tại vị trí đường may] Hiện tượng dạt đường may nhận thấy ở nhiều loại vải khác nhau, trên sản phẩm với các vị trí khác nhau trong quá trình sử dụng tại những vị trí vải chịu sức căng cục bộ lớn như ở hông, lưng, khuỷu tây, nách áo Ở một số loại vải, hiện tượng dạt đường may xảy ra khi giặt do vải bị tác động cơ học mạnh Khi vải bị dạt, mặt vải xấu đi, chất

Khả năng chống dạt đường may trong vải phụ thuộc vào cấu trúc vải, thành phần xơ của sợi, kết cấu sợi, dạng xử lý hoàn tất, lực tác dụng lên vải

Hình 1: hiện tượng dạt đường may.

1.2 Cơ chế hình thành độ dạt đường may [16]

Hình 1: Phương pháp đo độ mở đường may

Hình 2: Vấn đề dạt sợi tại vị trí đường may

Hình 3: Các dạng dạt sợi phổ biến

Hình 4: Mô hình biến dạng trượt của sợi tại vị trí điểm đan

Hiện tượng dạt tại vị trí đường may là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng ngoại quan của đường may và sản phẩm may Đường may lỗi trên sản phẩm được coi là do chỉ may bị đứt hoặc do độ dạt của sợi tại vị trí đường may Độ bền của đường may hay chính là khả năng chống lại của vải khi có lực tác dụng là một trong những tính chất quan trọng của vải sợi,cần thiết cho quá trình xác định hiệu xuất của đường may cũng như xác định các yếu tố công nghệ cần thiết nhất khi may.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ dạt sợi tại vị trí đường may Từ việc nghiên cứu và phân tích cơ chế hình thành sự dạt sợi bởi chỉ của đường may chúng ta thấy rằng đại lượng này bị ảnh hưởng rất lớn bởi cấu trúc vải, tính chất của vật liệu may, sức căng của chỉ trên và chỉ dưới, mật độ mũi may, cơ cấu dịch chuyển vải trong quá trình may,… Như vậy độ dạt sợi tại vị trí đường may được xác định khi đường may có xu hướng bị giãn ra khi chịu sự tác động của một lực tác dụng có hướng vuông góc với đường may Được đo bằng độ mở của vảo sợi tại vị trí đường may Kiểm tra độ dạt sợi chính là kiểm tra độ mở của đường may Độ dạt sợi có thể xuất hiện trên sản phẩm may hoặc những đồ dùng gia đình bởi nhiều lí do khác nhau bao gồm:

 Mật độ dệt sợi dọc và mật độ dệt sợi ngang của vải thấp

 Lượng dư đường may quá nhỏ

 Lực tác động trên vị trí đường may quá lớn

 Đường may sử dụng không phù hợp với cấu trúc của vải

 Đường may không có sự đàn hồi

Khi xem xét cơ chế hình thành đường may, có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này Hầu hết các nghiên cứu đều dựa trên nguyên lí xem xét cơ chế dạt sợi tại vị trí đường may trên mẫu thí nghiệm lực tác động có thể là: tải trọng tĩnh, tải trọng động hoặc dưới tác động của chu kì lực Để có thể xem xét một cách xác thực nhất về cơ chế hình thành đường may ta có thể xem xét cụ thể một số nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hướng của mật độ sợ ngang của vải và mật độ mũi may trên vải bọc đồ dưới tác động của tải trọng tĩnh và tải trọng động, tác giả Kenan

Yildirin [26], đã chỉ ra rằng: độ dạt sợi tại vị trí đường may xuất hiện trên vải dệt thoi phụ thuộc vào sự di chuyển của sợi ngang trên sợi dọc (hoặc là sợi dọc trên sợi ngang) tại vị trí đường may trong quả trình sử dụng sản phẩm Ảnh hướng cơ học trong quả trình sử dụng sản phẩm tạo nên lực tác động tại vị trí đường may là nguyên nhân tạo nên sức căng cho sợi cũng như các mũi may tại vị trí đường may tại vị trí đường may Theo hướng này sự di chuyển vị trí (hay chính là sự trượt đi của sợi tại vị trí đường may) có thể là nguyên nhân gây nên độ dạt của sợi vải tại vị trí đường may Tác giả đã tiến hành xây dựng trên mẫu thí nghiệm khi không có đường may và có đường may với hai phương pháp thí nghiệm: phương pháp tải trọng tĩnh và phương pháp tải trọng động.

Theo như nghiên cứu của Kenan Yilirim, tác giả khẳng định độ dạt tại vị trí đường may xuất hiện là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là tính chất của vải và các yếu tố mật độ xuất hiện trong quá trình gia công sản phẩm may (trong dó có mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang, mật độ mũi may).

Ảnh hưởng của các yếu tố đến độ dạt đường may

1.3.1.Ảnh hưởng của hướng canh sợi khi may Để xem xét ảnh hưởng của yếu tố hướng canh sợi khi may đến độ dạt tại vị trí đường may, ta thực hiện hai phương án thí nghiệm, trong đó:

- Phương án 1:Mẫu thí nghiệm được may theo hướng canh sợi dọc.

- Phương án 2: Mẫu thí nghiệm được may theo hướng canh sợi ngang. Sau khi thí nghiệm trên thiết bị M350- 5 CX, kết quả tính tán được ghi lại như sau:

Theo bảng trên ta có thể thấy rằng: Đô bền của băng vải theo hướng ngang cao hơn theo hướng dọc.Tỉ lệ phần trăm độ bền ngang so với độ bền dọc của bang vải là: ɛ Vngang /ɛ Vdoc x100% )1.70/128.573 x 100%8,49% Độ bền của đường may theo hướng ngang cũng cao hơn độ bền đường may theo hướng dọc Tỷ lệ phần trăm độ bền ngang so với độ bền dọc của đường may là: ɛ đmngang /ɛ đmdoc x100% 9.632/128.573 x 100%3,045%

Có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của hướng canh sợi đến độ bền của đường may trong biểu đổ sau

Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của hướng canh sợi khi may đến độ bền đường may

Các lực cần thiết để tạo ra độ dạt đường may 6mm theo hướng ngang cũng lớn hơn theo hướng dọc Tỷ lệ phần trăm lực làm dạt đường may 6mm theo hướng ngang so với theo hướng dọc là:

Ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của yếu tố này trong biểu đồ:

Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của hướng canh sợi khi may đến độ dạt đường may

Ta biết rằng, khi lực mở đường may càng tăng thì cũng có nghĩa là độ dạt đường may càng nhỏ Độ bền của vải tang cũng dẫn đến độ dạt đường may giảm, tương đương với lực mở đường may tang Mặt khác, ta cũng nhận xét rằng, khi độ bền đường may tang, độ dạt đường may giảm với một tỷ lệ gần như tương đương.

Mẫu vải thí nghiệm may theo hướng canh sợi dọc có độ bền đường may nhỏ hơn, độ dạt tại đường may lớn hơn so với mẫu thí nghiệm may theo hướng canh sợi ngang.

1.3.2.Ảnh hưởng của yếu tố tốc độ máy may Để nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố này, ta làm thí nghiệm theo ba phương

- Phương án 1: Tốc độ máy 1000 vòng/ph

- Phương án 2: Tốc độ máy 2000 vòng/ph

- Phương án 3: Tốc độ máy 3000 vòng/ ph.

Sau khi tiến hành đo độ dạt đường may theo ba phương án trên, kết quả tính toán được ghi trong bảng sau:

Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của tốc độ máy may đến độ dạt đường may

Từ bảng trên ta có nhận xét sau:

- Độ bền của đường may giảm dần khi tốc độ máy tang, tuy nhiên độ chênh lệch là rất nhỏ, không đáng kể Tỷ lệ chênh lệch độ bền đường may giữa các mẫu là: ɛ đ m3 /ɛ đ m1 x100% 0,87% ɛ đ m1 /ɛ đ m4 x100% 0,51%

- Lực cần thiết để mở đường may 6mm cũng giảm dần( Nghĩa là độ dạt đường may tăng dần) khi tăng tốc độ may, lượng giảm này cũng không đáng kể.

1.3.3.Ảnh hưởng của yếu tố mật độ mũi may

Trong quá trình thí nghiệm, yếu tố mật độ mũi may được nghiên cứu qua 3 phương án:

- Phương án 1: Mật độ 3 mũi/cm

- Phương án 2: Mật độ 4 mũi/cm

- Phương án 3: Mật độ 5 mũi/cm

Sau khi tiến hành thí nghiệm độ dạt đường may trên các phương án trên, ta có kết quả ghi ở bảng sau:

Từ bảng kết quả trên, ta có thể nhận xét rằng khi thay đổi mật độ mũi may /cm thì độ dạt đường may sẽ thay đổi Cụ thể là khi mật độ mũi may tăng thì độ dạt đường may giảm và ngược lại, khi mật độ mũi may giảm thì độ dạt đường may tăng.

Mặt khác, thông qua bảng kết quả thí nghiệm ta cũng thấy sự ảnh hưởng của mật độ mũi may đến độ bền đường may Khi mật độ mũi may tăng thì độ bền đường may tăng, ngược lại khi mật độ mũi may giảm thì độ bền đường may cũng giảm theo.

Biểu đồ 4: Ảnh hưởng của mật độ mũi may đến độ bền đường may

Biểu đồ 5: Ảnh hưởng của mật độ mũi may đến độ dạt đường may

Ta có thể thấy rằng, mật độ mũi may là số lượng mũi may trên một cm đường may Khi mật độ mũi may tăng nghĩa là số lượng mũi may trên một cm đường may sẽ tăng.

Khi thí nghiệm sử dụng đường may 301: Là đường may thắt nút hai chỉ , mũi may được ở tạo bởi một chỉ của kim và một chỉ của thôi, khóa lấy nhau ở giữa hai lớp nguyên liệu Nhờ có sự khóa lấy nhau giữa hai lớp vật liệu mà hai sợi chỉ tạo nên đường liên kết của đường may.

Lực F1, F2 xuất hiện tại vị trí vòng chỉ trên đan với vòng chỉ dưới, tức là tại vị trí đâm xuyên qua vải Do đó, khi mật độ mũi may tăng, mật độ kim đâm xuyên qua vải tăng, làm cho mật độ lực F1 và F2 trên một cm cũng tăng, các sợi vải càng bị ép chặt với nhau, làm chúng khó trượt Điều này là nguyên nhân dẫn đến độ bền đường may tăng và độ dạt đường may giảm.

1.3.4.Ảnh hưởng của yếu tố chi số kim Để nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố này, ta làm thí nghiệm theo ba phương án:

- Phương án 1: Kim may có chi số 9( theo hệ singer)

- Phương án 2: : Kim may có chi số 11( theo hệ singer)

- Phương án 3: : Kim may có chi số 12 ( theo hệ singer)

Sau khi tiến hành đo độ dạt đường may theo ba phương án trên, kết quả tính toán được ghi trong bảng sau:

Từ các giá tị thu được từ bảng kết quả thí nghiệm trên, ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của yếu tố chi số kim đến độ dạt đường may Khi chi số kim tăng, đường kính thân kim càng lớn thì lực cần thiết để mở đường may càng nhỏ, nghĩa là độ dạt đường may càng lớn Đồng thời chi số kim tăng cũng làm cho độ bền đường may giảm.

119.9 Đường kính thân kim Độ bền đường may (N)

Biểu đồ 6: Ảnh hưởng của chi số kim may đến độ bền đường may

Lực mở đuuờng may 6mm (N)

Biểu đồ 7: Ảnh hưởng của chi số kim may đến độ dạt đường may Đối với mẫu vải thí nghiệm là vải tơ tằm, đặc điểm là vải mỏng, nhẹ KHi sử dụng kim có chi số cao, đường kính thân kim lớn, khi đâm xuyên qua vải sẽ chiếm một diện tích lỗ chân kim lớn Muốn vậy các sợi vải sẽ bị dạt sang hai bên để nhường chỗ cho kim đâm xuyên qua, hiện tượng dạt đường may vì thế cũng tăng lên.

Mặt khác, đường kính thân kim càng lớn thì diện tích lỗ chân kim để lại trên vải khi tại thành mũi may càng lớn, dễ làm đứt các sợi vải, giảm liên kết giữa các sợi vải và làm yếu đường may Vì vậy độ bền đường may trong trường hợp này giảm.

1.3.5 Ảnh hưởng của yếu tố độ nén chân vịt

Lực nén chân vịt tỷ lệ nghịch với chiều cao H của núm điều khiển lực nén KHi

H tăng, lực nén chân vịt giảm và ngược lại. Để nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố này, ta làm thí nghiệm theo ba phương án:

Tổng quan các công trình nghiên cứu về độ dạt đường may

1.4.1.Một số công trình nghiên cứu trong nước

1, Luận văn “ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ dạt sợi tại vị trí đường may ”- Đặng Thị Kim Hoa – LVCH, ĐHBK Hà Nội; năm 2006. a, Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng tới độ mở tại vị trí đường may, nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến độ dạt đường may sẽ chọn ra phương án hợp lí nhằm hạn chế được độ dạt đường may trên các loại vải thông thường. b, Nội dung và kết quả

Trong công trình nghiên cứu này tác giả Đặng Thị Kim Hoa đã đề cập đến các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ dạt tại vị trí đường may trên hai loại vải cotton 100% và vải pha PECO 65/35 như: chi số chỉ, mật độ mũi may, tốc độ mũi may.

Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến độ mở tại vị trí đường may, nghiêm cứu mối quan hệ giữa các yếu tố, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến độ dạt đường may, sẽ chọn ra phương án hợp lí nhằm hạn chế được độ dạt đường may trên các loại vải thông thường.

Qua phân tích hồi quy một biến thấy rằng yếu tố tốc độ máy không ảnh hưởng tuyến tính tới độ dạt sợi tại vị trí đường may mà chỉ có mật độ mũi may mới ảnh hưởng Điều này cho thấy:

- Khi tăng tốc độ máy trong quá trình may, hầu như không ảnh hưởng đến đến độ dạt đường may.

- Mật độ mũi may tăng làm tăng độ bền đường may, tuy nhiên khi mật độ mũi may tăng thì dạt sợi tại vị trí đường may xuất hiện, làm giảm chất lượng đường may.

- Ảnh hưởng của yếu tố chi số vả chất lượng vải được thể hiện rõ trên hai đồ thị hai loại chỉ PES có chi số 60/2 và 40/2 khi may trên hai chất liệu Cot và TC 65/35, với mật độ là 3 mũi/1cm thì ảnh hưởng của chi số đến độ dạt sợi tại đường may không rõ Với mật độ mũi may là 4 mũi/1cm trên vải TC 65/35 thì chỉ có chi số 60/2 có ảnh hưởng nhiều hơn so với chỉ có chi số 40/2 Với mật độ mũi may là 5 mũi/1cm trên vải TC 65/35 thì có hiện tượng ngược lại Trên vải cotton với mật độ mũi may 4 mũi/1cm thì có chi số 60/2 có ảnh hưởng ít hơn so với chi số 40/2 Với mật độ mũi may là 5 mũi/1cm thì có hiện tượng ngược lại.

Hình 5: so sánh độ dạt sợi tại vị trí đường may với hai loại chi số 60/2 và 40/2 trên vải Cotton dùng ba loại mật độ mũi may.

Hình 6: so sánh độ dạt sợi tại vị trí đường may với hai loại chỉ 60/2 và 40/2 trên vải PECO dùng 3 loại mật độ mũi may. c, Thiết bị sử dụng nghiên cứu.

Máy thử độ bền vạn năng M350-CX Trong đó bộ phận trực tiếp tác động lên đối tượng thí nghiệm đó là hàm kẹp Grab.

Các công cụ khác: thước Panme, phương tiện điềuhòa, đèn chiếu sáng, nhiệt kế và ẩm kế.

2, Luận văn “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ may tới độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm ” – Nguyễn Thị Thành-

LVCH, ĐHBK Hà Nội; 2010 a, Mục tiêu

Xây dựng quy luật ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ may đến độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm tự nhiên Nghiên cứu chế độ công nghệ may tối ưu nhằm hạn chế hiện tượng dạt sợi tại vị trí đường may theo tiêu chuẩn ISO 13936-1. b, Trong phần nghiên cứu thực nghiệm này trên hai loại vải và đề cập đến các nội dung sau: b.1 Nghiên cứu quy luật ảnh hưởng riêng biệt của từng yếu tố công nghệ may: mật độ mũi may, lực nén chân vịt, sức căng chỉ kim tới độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm tự nhiên 100%. b.2 Nghiên cứu quy luật ảnh hưởng đồng thời của các thông số công nghệ và thiết bị may như: mật độ mũi may, lực nén chân vịt, sức căng chỉ kim tới độ dạt sợi tại vị trí đường may mũi thoi trên hai loại vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên có mật độ khác nhau Tác giả khẳng định khi mật độ mũi may tăng đường may có cấu trúc chặt chẽ độ bền của đường may tăng đến một giới hạn nhất định nào đó, sự liên kết giữa các sợi vải tốt do đó vải ít dạt và ngược lại Có thể nói yếu tố mật độ mũi may có liên quan rất chặc chẽ với lực mở đường may. Đồ thị hình 5 cho thấy khi lực nén chân vịt tăng thì lực gây dạt giảm tức là độ dạt tăng Lực gây dạt giảm đến một giá trị nhất định rồi tăng không đáng kể sau đó lại giảm một chút Có thể nói lực nén chân vịt tăng thì độ dạt tăng Bên cạnh đó ảnh hưởng của các thông số sức căng chỉ kim tới lực gây dạt sợi tại vị trí đường may khi sức căng chỉ kim tăng ta thấy lực gây dạt giảm tức là độ dạt tăng thể hiện trên hình 6.

Hình 7: sự ảnh hưởng của thông số lực nén chân vịt tới lực gây dạt sợi tại vị trí đường may.

Hình 8: đồ thị sự ảnh hưởng của thông số sức căng chỉ kim tới lực gây dạt sợi tại vị trí đường may.

Dựa vào phương trình tính toán xây dựng phương trình hồi quy thực nghiệm trực giao cấp 3 chạy trên phần mềm Design Expert tác giả đã xác định được phương trình hồi quy cho lực gây dạt sợi tại đường may (3mm).

Y = a0+ a1X1+a2X2+a11X1 2+a22X2 2+a33X3 2+a12X1X2+a13X1X3+a23X2X3 b.3 Xác định giá trị tối ưu các thông số công nghệ và thiết bị may như: mật độ mũi may, lực nén chân vịt, sức căng chỉ kim nhằm hạn chế tối đa dạt sợi tại vị trí đường may mũi thoi trên hai loại vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên.

Phương án tối ưu giảm dạt sợi tại vị trí đường may cho vải 1

- Mật độ mũi may là 4,3 mũi/cm; chiều dài mũi may 2,3 mm.

- Lực nén chân vịt là 15.1 N

- Sức căng chỉ kim là 83 glực

- Thì được Y’1max = 225,947 là phương án tối ưu nhất để giảm độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên.

Phương án tối ưu giảm dạt sợi tại vị trí đường may cho vải 2

- Mật độ mũi may là 4,12 mũi/cm ; chiều dài mũi may là 2,4 mm

- Lực nén chân vịt là 22,45 N

- Sức căng chỉ kim là 83 glực

- Thì được Y’1max = 143,771 là phương án tối ưu nhất để giảm độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên. c thiết bị xác định độ dạt sợi tại vị trí đường may.

Dụng cụ thí nghiệm đi kèm : cần có một thiết bị ghi lại lực tác dụng khi máy kéo giãn không được điều khiển bằng máy tính Dụng cụ cắt mẫu thí nghiệm, máy may, kim, chỉ, thước chia vạch, bộ điều chỉnh các thông số cong nghệ may.

3, Luận văn ‘‘ Nghiên cứu ảnh hưởng của lực tác dụng theo chu kì tới độ dạt đường may của vải lụa tơ tằm ’’- Đỗ Thị Thu Hà -LVCH, ĐHBK Hà Nội;

PHÁP CÔNG NGHỆ TỐI ƯU HÓA TÍNH CHẤT CỦA ĐƯỜNG MAY

Lựa chọn kim,chỉ

2.1.1.Lựa chọn kim theo loại vật liệu, tính chất của vật liệu [7][9] Đường may đẹp, chắc và bền là dấu hiệu của một sản phẩm chất lượng. Để có một đường may tốt, phù hợp với sản phẩm đòi hỏi phải có sự lựa chọn kĩ lưỡng của nhiều yếu tố tham gia tạo thành đường may như: vật liệu, thiết bị, công nghệ, con người… trong đó kim may cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng độ bền của sản phẩm.

Kim may là người hùng thầm lặng trong các xưởng may công nghiệp Ta khó có thể tận mắt chứng kiến và cảm nhận được nhưng hiệu quả mà kim may mang lại vô cùng to lớn Kim may không chỉ quyết định đến độ bền và thiết kế của sản phẩm may mà còn tăng năng suất cho quy trình Những điều này khiến việc lựa chọn loại kim có chất lượng được công nhận và các giải pháp cải tiến là điều vô cùng quan trọng

Việc hiểu đúng những gì ta cần từ một chiếc kim khâu sẽ giúp ta chọn đúng loại kim phù hợp.Có 3 yêu cầu về một chiếc kim khâu:

- Tạo ra một lỗ trên vải để chỉ đi qua

- Mang chỉ đi qua vải

- Tạo ra một vòng chỉ để có thể dùng một cái móc, một chi tiết tạo vòng hoặc một cơ cấu tương tự kéo vòng sợi lên được

Sự tương tác qua lại giữa kim và vải trong khi kim đâm xuyên qua vải bị ảnh hưởng bởi:

- Tốc độ của máy khâu

Kết cấu của vải và các tính chất xơ thành phần trong vải ảnh hưởng tới tác động của vải trong khi kim đâm xuyên qua vải.Vải dệt kim khác với vải dệt thoi do kết cấu vòng sợi dệt kim ảnh hưởng tới hướng di chuyển của sợi trong vải khi kim xuyên qua vải, sợi trong vải dệt thoi sẽ có xu hướng di chuyển theo một hướng tức là lên hoặc xuống hoặc sang trái , sang phải.

Một vài loại xơ( ví dụ tơ tằm va nylong) về bản chất mềm dẻo hơn các xơ khác ( bông và lanh) Điều tất yếu là vải dệt từ các xơ mềm dẻo dễ đâm kim hơn.Các loại vải có cấu trúc chặt chẽ có thể không có đủ chỗ cho sợi di chuyển dễ dàng và cho kim xuyên vào Trong các trường hợp như vậy,việc chọn hình dạng phần mũi của kim có thể cho ta biết vải như thế nào khi kim xuyên qua vải

Những loại vải được tráng hoặc được hoàn tất nhựa( tức là chống nhàu, xử lí chống nhăn giặt và mài)có thể gây ra nhiều khó khan khi kim xuyên qua vải.Có những khó khan do hai nguyên nhân chính:

- Việc hoàn tất cố định sợi trong vải , không cho sợi di chuyển để tạo khoảng trống cho kim( và sau đó là chỉ) điều này làm đường may dúm lại và ngoại quan cũng không đẹp

- Khi kim đâm xuyên qua vải được tráng phủ hoặc được xử lí nhựa, ma sát giữa vải và kim sẽ tăng lên, điều này chủ yếu là bản chất ráp của các quá tiếp thành phần của vải và kim cao hơn( áp lực tiếp xúc cao hơn do khả năng của sợi thành phần di chuyển dịch ra xa kim bị suy giảm đi)

Lực ma sát giữa kim và vải quá lớn làm tăng nhiệt độ của kim, nhiệt độ tăng cao có thể làm hỏng cả vải đang may lẫn chỉ đang dùng, dẫn tới đường may có các tính chất tồi Cá tính chất nhiệt của các loại xơ thành phần của vải sẽ ảnh hưởng tới phản ứng của xơ tới nhiệt độ cao của kim Các loại xơ thiên nhiên như xơ bông và lanh có thể chịu được nhiệt độ kim lên tới 350℃, trong khi đó xơ tổng hợp phải được may ở nhiệt độ thấp hơn 280℃, nylon yêu cầu nhiệt độ của kim thấp hơn 230℃

 Các mũi tròn, kim chuyên dùng may vải dệt

- Trên nguyên tắc , vật liệu đàn hồi được may với kim có hình dạng đầu tròn. Ngoài ra, điều quan trọng là không sử dụng kim quá to, vì kim to sẽ đâm xuyên sợi đàn hồi nhiều hơn và gây ra ma sát giữa lưỡi kim và sợi đàn hồi cao hơn Kim có hình dạng đầu tròn sẽ đẩy sợi sang một bên thay vì làm đứt hay đâm thủng chúng, như là loại đầu kim sắc có thể làm Một yếu tố phải xem xét, khi may vật liệu dày với kim rất nhỏ, là kim bị lệch hướng quá nhiều vào các khoảng trống, làm cho nguy cơ bị bỏ mũi càng lớn Trong trường hợp này ta cần phải sử dụng một cây kim to hơn, và việc kiểm tra phải được thực hiện để tìm ra cỡ kim phù hợp- một phần giảm nguy cơ bị bỏ mũi, mặt khác tránh đứt gãy các sợi của vải

- Khi liên kết các vật liệu đàn hồi với nhau thì tỉ lệ làm tổn thương càng cao

Ma sát của các lớp vải khi kim đâm qua làm giảm một phần số lượng của vải.

 Kim đầu tròn thông thường “R”:

- đặc điểm: đầu kim được mài vát hình chóp nón Đầu tròn thông thường là đầu tròn dạng tiêu chuẩn

- ứng dụng: để may các loại vải dệt thoi mỏng, các loại vật liệu có phủ nhựa mỏng, lông thú, tấm màng mỏng hoặc may kết hợp với da.

 Kim đầu tròn nhọn “SPI”:

Hình 2:kim đầu tròn nhọn

- đặc điểm: kim có đầu vát rất mảnh và nhọn, đâm xuyên rất chính xác khi may loại vải dệt thoi có mật độ sợi cao và các loại vật liệu có phủ nhựa, tạo đường chỉ may thẳng và nét, giảm thiểu nhăn nhúm.

- ứng dụng: để may vải dệt thoi có mật độ cao như vải Microfaser, tơ lụa, các loại vải phủ nhựa, vải dệt thoi thô nặng như vải lều bạt- các loại vải bóng nhẵn Đặc biệt dùng để may đường may trên cổ áo, măng xéc và nẹp cổ tay áo sơ mi-may các loại bang thun đàn hồi không bọc sợi cotton

 Kim đầu bi nhỏ “ SES”:

Hình 3:Kim đầu bi nhỏ

- đặc điểm: đầu bi nhỏ đẩy các sợi vải dệt kim hoặc dệt thoi và xuyên qua khe hở giữa các sợi dệt nên không làm vỡ sợi

- ứng dụng: để may các loại vải dệt kim mỏng, trung bình-các loại bò jean mỏng và dày các loại vải dệt thoi nhẹ có mật độ sợi cao, vải dệt thoi trung bình thô và nặng

 Kim đầu bi trung bình “SUK”:

Hình 4: kim đầu bi trung bình

- đặc điểm đầu kim: kim có đầu bi trung bình( mũi kim được làm tròn rộng hơn loại đầu bi nhỏ

- ứng dụng: để may các loại vải bò trung bình và dày, các loại vải dệt kim thô và quần áo lót

- đặc điểm nổi bật: đầu kim tốt nhất để may các loại bò mài đá và mài cát( đặc biệt với các cỡ kim lớn) Đầu kim tốt nhất để may quần áo lót( đặc biệt với các cỡ kim nhỏ).

 Kim đầu bi to “ SFK”:

Hình 5: kim đầu bi to

- đặc điểm: kim có đầu bi to Dạng đầu bi to này để may các loại vải dệt kim thô đan thưa,nó xuyên qua các khe hở giữa sợi vải và không làm vỡ sợi.

- ứng dụng: để may các loại vải thun mỏng có sợi thun được bọc sẵn các sợi không thun – may các loại vải dệt kim rất thô.

 Kim đầu bi đặc biệt “SKL”:

Hình 6: kim đầu bi đặc biệt

- đặc điểm: kim có đầu được vê tròn rất to và rộng Đầu loại này chỉ cho phép kim chui qua các khe hở giữa các sợi vải.

- ứng dụng: để may vải đàn hồi trung bình và thô dày có sợi đàn hồi được bọc- các loại vải dệt kim thô dày.

 loại kim đặc biệt chống bỏ mũi và gãy kim

Yêu cầu Họng kim đặc biệt

Tạo vòng bắt chỉ tối ưu Nhờ họng kim tối ưu đặc biệt khi may nhiều lớp vải Làm rộng vòng chỉ Phần chuyển tiếp giữa lỗ kim va họng kim được làm nhô cao có tác dụng đẩy chỉ lên cái tạo vòng chỉ rộng hơn nhiều lần

Yêu cầu Thân kim Độ cứng chống uốn của kim cao hơn Nhờ phần trên của kim được tăng cường nên kim cứng hơn

Kim khi may ít bị văng lệch sang bên

Thân kim được tăng cường có tác dụng làm mũi kim đâm xuyên chụm hơn

Tiêu chuẩn xác định độ dạt đường may

Hiện tượng dạt đường may trong vải là sự dịch chuyển tương đối của hệ sợi dọc so với hệ sợi ngang hoặc hệ sợi ngang do với hệ sợi dọc dưới tác dụng của ngoại lực. Độ dạt đặc trưng bằng mức độ bám chắc tương đối của hệ sợi này so với hệ sợi kia trong vải.

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định và đánh giá độ dạt đường may Bản chất của các phương pháp này đều xác định đại lực lực gây ra hiện tượng jdatj đường may so với vị trí ban đầu thông qua đơn vị đo lực trực tiếp (cN) hoặc đơn vị đo gián tiếp khoảng cách dịch chuyển (mm) Để đo độ dạt sợi có thể sử dụng thiết bị chuyên dùng hoặc thiết bị kéo đứt vạn năng Có một số tiêu chuẩn để xác định và đánh giá độ dạt đường may như sau:

Tùy vào mục đích sử dụng để xác định độ dạt đường may thì sẽ lựa chọn các phương pháp khác nhau. a.Tiêu chuẩn ISO 13936- 1

 Tóm tắt tiêu chuẩn: phương pháp mở đường may cố dịnh Sử dụng máy kéo giãn, vận hành máy, điều chỉnh để tạo độ mở đường may cố định 3mm Xạc định trực tiếp lực làm cho sợi trong vải dịch chuyển đi tại vị trí khoảng kéo dài của mẫu thí nghiệm so với chiều dài ban đầu Phương pháp này xác định lực gây dạt sợi tại vị trí đường may tương ứng với độ mở đường may 3mm, 5m.

 Phạm vi ứng dụng: tiêu chuẩn này được sử dụng để xác định sự chịu đựng của sợi trong vải dệt thoi Phương pháp này không thích hợp cho các loại vải căng và vài công nghiệp ví dụ như dây đai.

 Thiết bị: sử dụng máy CRE, máy để xác định độ dạt đường may phải có bộ phận báo và ghi lại lực gây nên hiện tượng dạt đường may Trong ddieuf kiện sử dụng độ chính xác của thiết bị phải là loại 1 theo tiêu chuẩn ISO 7500-1 Thiết bị có tốc độ làm việc không đổi với độ chính xác cao Tốc độ di chuyển của hàm kẹp ổn định khoảng 50 mm/phút.

 Chuẩn bị mẫu thử: Điều chỉnh máy: điều chỉnh các thiết bị hiện thị kết quả về giá trị bắt đầu đo Điều chỉnh lò xo để trong trường hợp chạy xuống có tốc độ đồng đều chậm.

Chuẩn bị mẫu vải: đối với độ dạt sợi dọc, chuẩn bị 5 mẫu với 100 mm chiều rộng theo hướng sợi dọc và 400 mm chiều dài theo hướng sợi ngang Đối với độ dạt sợi ngang, chuẩn bị 5 mẫu với 100 mm chiều rộng theo hướng ngang và 400 mm chiều dài theo hướng dọc.

Trong bất kì đối với trường hợp nào, không có bất kì 2 mẫu nào trong 5 mẫu phải chứa cùng một sợi dọc hoặc cùng một sợi ngang (có nghĩa là cắt mẫu ở các vị trí khác nhau trên miếng vải).

 Quy trình tiến hành thí nghiệm: Ổn định mẫu Đặt kẹp của máy cách nhau

(100 ± 1 mm), chú ý rằng kẹp phải được đặt thẳng hàng và song song với nhau Tốc độ di chuyển của hàm kẹp ổn định khoảng 50 mm/phút Kẹp mẫu thử vào hàm kẹp đảm bảo đường may nằm giữa và song song với hàm và vận hành may thực hiện quá trình kiểm tra Thực hiện tương tự cho các mẫu thử còn lại và ghi lại kết quả thử nghiệm.

Khi sử dụng bảng thu thập dữ liệu hoặc phần mềm máy tính hãy ghi trực tiếp kết quả kiểm tra.

Tính toán và báo cáo kết quả trung bình của 5 giá trị trượt sợi dọc và 5 giá trị trượt sợi ngang.

Nếu sự tách biệt đường cong không thể đo được giá trị hoặc lực dưới 200 N thì báo cáo kết quả là “lớn hơn 200 N”.

Nếu vải bị xé rách hoặc đường may bị đứt bởi lực 200 N hoặc ít hơn và khoảng cách không thể tìm thấy được thì báo cáo kết quả là “sự cố vải” hoặc “sợi bị đứt” đồng thời báo cáo lực làm xé rách vải hoặc đứt sợi.

Hình17: thể hiện kết quả thí nghiệm. b.Tiêu chuẩn ISO 13936- 2

 Tóm tắt tiêu chuẩn: phương pháp thay đổi lực tác dụng sử dụng máy kéo giãn, xác định được độ mở đường may tại giá trị lực tương ứng quy định với chủng loại vải thí nghiệm Xác định độ mở đường may bằng phương pháp thay đổi lực tác dụng lên mẫu vải thí nghiệm, khi đạt đến giá trị lực tối đa cho phép lập tức giảm tốc độ, xác định độ mở lớn nhất tại đường may hay chính là độ dạt sợi lớn nhất tại vị trí đường may khi chịu lực tác dụng cố định.

 Phạm vi ứng dụng: phương pháp này cho phép xác định trực tiếp giá trị độ dạt sợi của vải khi chịu lực tác dụng quy định.

 Thiết bị đo: máy CRE, để xác định độ dạt đường may phải có bộ phận báo và ghi lại lực gây nên hiện tượng dạt đường may Trong điều kiện sử dụng độ chính xác của thiết bị phải là loại 1 theo tiêu chuẩn ISO 7500-1 Thiết bị có tốc độ làm việc không đổi với độ chính xác cao Tốc độ di chuyển của hàm kẹp ổn định khoảng 50 mm/phút.

Chuẩn bị thiết bị thí nghiệm: điều chỉnh các thiết bị hiện thị kết quả về giá trị bắt đầu đo Điều chỉnh lò xo để trong trường hợp chạy xuống có tốc độ đồng đều chậm.

Chuẩn bị mẫu vải thí nghiệm: cắt các mẫu hình chữ nhật có chiều dài 200 mm và chiều rộng 100 mm Trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác, cắt

5 mẫu với chiều dài song song với sợi ngang của vải sẽ được sử dụng để xác định độ dạt sợi dọc Cũng cắt 5 mẫu với chiều dài song song với sợi dọc của vải sẽ được sử dụng để xác định độ dạt sợi ngang.

Ngày đăng: 02/07/2023, 18:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bharani M. and R.V. Mahendra Gowda , Department of Textile - Fashion Technology; Characterization of Seam Strength and Seam Slippage of PC Blend Fabric with Plain Woven Structure and Finish; Research Journal of Recent Sciences; December 2012 (7-14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Characterization of Seam Strength and Seam Slippage of PC BlendFabric with Plain Woven Structure and Finish
3. Gurarda A and Meric B. “Slippage and grinning behaviour of lockstitch seams in elastic fabrics under cyclic loading conditions”. Tekstil ve Konfeksiyon 2010; 20 (1): 65-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Slippage and grinning behaviour of lockstitchseams in elastic fabrics under cyclic loading conditions
4. Kenan Yildirim1 TUBITAK-BUTAL, Bursa 16190, Turkey; Predicting Seam Opening Behavior of Woven Seat Fabrics; Textile Research Journal, 2010 (472- 480) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kenan Yildirim1 TUBITAK-BUTAL, Bursa 16190, Turkey"; Predicting SeamOpening Behavior of Woven Seat Fabrics
5. Nazim Pasayev, Mahmut Korkmaz and Dilek Baspinar; Investigation of the techniques decreasing the seam slippage in chenille fabrics (Part I); Textile Research Journal, 2012 (855-863) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Investigation of thetechniques decreasing the seam slippage in chenille fabrics (Part I)
6. Nazim Pasayev, Mahmut Korkmaz and Dilek Baspinar; Investigation of the techniques decreasing the seam slippage in chenille fabrics (Part II); Textile Research Journal, 2011 (2075-2081) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Investigation of thetechniques decreasing the seam slippage in chenille fabrics (Part II)
8. Shimazaki K. and Lloy D 1990, “Opening Behaviour of Lockstitch Seam in Woven Fabrics Under Cyclic Loading Conditions”, Textile Reseach J, 60(11), pp 654-662 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Opening Behaviour of Lockstitch Seam inWoven Fabrics Under Cyclic Loading Conditions
10. Ucar N 2002, “Grinning of ISO 514 Stitched Seam on Knitted Under the Effects of Repeat Extension and Recovery”, Textile Reseach J, 72 (11), pp.944- 948 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Grinning of ISO 514 Stitched Seam on Knitted Under the Effects of Repeat Extension and Recovery
16. Đỗ Thị Thu Hà; Nghiên cứu ảnh hưởng của lực tác dụng theo chu kì tới độ dạt đường may của vải lụa tơ tằm; LVCH, ĐHBK Hà Nội; 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của lực tác dụng theo chu kì tới độ dạt đường may của vải lụa tơ tằm
17. Đặng Thị Kim Hoa; Nghiên cứu tính chất dạt sợi tại vị trí đường may trên vải cotton dệt thoi; LVCH, ĐHBK Hà Nội; 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính chất dạt sợi tại vị trí đường may trên vải cotton dệt thoi
19. Đỗ Phương Nga:”Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình may đến độ nhăn và độ dạt tại vị trí đường may của vải lụa tơ tằm”-Luận văn thạc sĩ ĐHBKHN năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình may đến độ nhăn và độ dạt tại vị trí đường may của vải lụa tơ tằm
20. Nguyễn Thị Thành; Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ may tới độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm; LVCH, ĐHBK Hà Nội; 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ maytới độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w