hiện đại hóa bằng việc ứng dụng những thành tựu Công nghệ thông tin, từng bước tự động hóa một phần thư viện hay toàn bộ hoạt động thư viện, đảm bảo chất lượng phục vụ bạn đọc ngày càng
Trang 1KHOA THƯ VIỆN - THÔNG TIN HỌC
LÊ TRỌNG VINH
SỰ THAY ĐỔI HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC THƯ VIỆN
MÃ SỐ: 60.32.20
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỮU HÙNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy,
Cô đã giảng dạy những kiến thức cho tôi trong thời gian học
tại Khoa Thư viện - Thông tin học trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Đặc biệt, tôi xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng đã tận tình hướng dẫn để tôi
hoàn thành luận văn này
Cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ thư viện các Trường đại học Khoa học Tự Nhiên Tp.HCM, đại học Bách
Khoa Tp.HCM, đại KHXH & NV Tp.HCM, đại học Sư phạm
Tp.HCM và đại học Công nghiệp Tp.HCM đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn
Xin cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô và các đồng nghiệp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã động viên,
hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là quá trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa công bố ở công trình nào khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn cũng như các số liệu, trích dẫn liên quan đến nội dung luận văn
Trang 4DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
- CNTT: Công nghệ thông tin
- ĐHQG-HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- KHXH&NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn
- KHTN: Khoa học Tự nhiên
- TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
PHẦN MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN 13
1.1 Cơ sở lý luận của việc ứng Công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện 13
1.1.1 Các khái niệm về Công nghệ thông tin 13
1.1.2 Một số khái niệm về ứng dụng Công nghệ thông tin trong thư viện: 17
1.1.3 Đặc điểm của công nghệ thông tin 20
1.1.4 Tình hình phát triển công nghệ thông tin 23
1.2 Hoạt động của thư viện dưới tác động của công nghệ thông tin 31
1.2.1 Hiện tượng bùng nổ thông tin và công nghệ 31
1.2.2 Xu hướng tin học hóa trong hoạt động thư viện 32
1.2.3 Những yếu tố tác động đến thư viện hiện đại 34
1.3 Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin tại các thư viện ở Việt Nam 38
1.3.1 Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các thư viện được tăng cường đáng kể 40
1.3.2 Các thư viện đã tạo được nguồn lực thông tin lớn 41
1.3.3 Quan hệ hợp tác quốc tế của ngành thư viện được mở rộng 42
1.3.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện có kỹ năng, nghiệp vụ cao 43
Trang 6CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH 44
2.1 Giới thiệu sơ lược về thư viện các trường đại học tại Tp Hồ Chí Minh 44 2.1.1 Thư viện đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh 44
2.1.2 Thư viện đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh 45
2.1.3 Thư viện đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh 46
2.1.4.Thư viện đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh 47
2.1.5 Thư viện Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh 48
2.1.6 Thư viện đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh 49
2.2 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các thư viện đại học trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh 50
2.3 Sự thay đổi trong hoạt động thư viện đại học sau khi ứng dụng Công nghệ thông tin 52
2.3.1 Ảnh hưởng của công nghệ thong tin đến người dùng tin 52
2.3.2 Ảnh hưởng của Công nghệ thông tin đến cán bộ thư viện 57
2.3.3 Ảnh hưởng của công nghệ thống đến từng công tác cụ thể của thư viện 63
2.4 Nhận xét đánh giá 79
2.4.1 Những thành quả đạt được 79
2.4.2 Những tồn tại trong quá trình ứng dụng Công nghệ thông tin 82
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ 87
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 87
3.1 Định hướng lại hoạt động thư viện trong thời kỳ đổi mới 87
Trang 73.1.1 Nâng cao vai trò lãnh đạo của cán bộ quản lý thư viện 88
3.1.2 Đào tạo cán bộ thư viện đáp ứng được đòi hỏi của một thư viện hiện đại 88
3.2 Tiếp tục nâng cấp thư viện đại học theo hướng hiện đại hóa, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các hoạt động thư viện 94
3.2.1 Nâng cấp thư viện các trường đại học 94
3.2.2 Phát triển cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin 96
3.2.3 Tiến tới tự động hóa hoàn toàn các hoạt động thư viện 98
3.3 Nâng cao nguồn lực thông tin của thư viện đáp ứg tối đa nhu cầu tài liệu của bạn đọc 103
3.3.1 Phát triển các nguồn tài liệu điện tử song song với tài liệu truyền thống 104
3.3.2 Xây mạng lưới liên kết thông tin thư viện đại học trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh 105
3.3.3 Số hóa tài liệu trong thư viện 107
3.3.4 Tạo nhiều sản phẩm, dịch vụ thư viện mới và đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc 108
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 123
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mà nổi bật là Công nghệ thông tin Xã hội loài người đã bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thông tin hay xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức làm chủ đạo cho sự phát triển Trong sự phát triển nói chung, Công nghệ thông tin được xem là những nhân tố tích cực có tác động rất lớn đến mọi mặt trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
Việt Nam, một trong những quốc gia có tốc độ phát triển về khoa học kỹ thuật rất chậm Tuy nhiên, trong những năm gần đây với phương châm đi tắt đón đầu mà ngành Công nghệ thông tin và viễn thông đã được đánh giá là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh ở mức độ ứng dụng
Trong xã hội thông tin, thư viện và cơ quan thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng đất nước, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và giữ vững an ninh quốc phòng bởi thư viện là nơi lưu giữ di sản về tri thức của từng địa phương, của một quốc gia và của thế giới Nói cách khác, thư viện chính là công cụ đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin mà trong đó Công nghệ thông tin là một trong phương tiện có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động thư viện
Xuất phát từ tầm quan trọng của mình mà ngày nay thư viện Việt Nam ngày càng được củng cố và phát triển Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các thành phần khác nhau trong xã hội, thư viện Việt Nam bắt đầu
có sự thay đổi và phát triển nhất định Một trong những hệ thống thư viện được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh là hệ thống thư viện các trường đại học Sự thay đổi được cụ thể hóa bằng những đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất về Công nghệ thông tin và kinh phí bổ sung các loại hình tài liệu với hình thức và nội dung phong phú, trong nước và ngoài nước Thư viện bắt đầu
Trang 9hiện đại hóa bằng việc ứng dụng những thành tựu Công nghệ thông tin, từng bước tự động hóa một phần thư viện hay toàn bộ hoạt động thư viện, đảm bảo chất lượng phục vụ bạn đọc ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu đa dạng về thông tin của người dùng tin, đồng thời cố gắng hướng người dùng tin tiếp cận đến vốn tài liệu to lớn của thư viện
Thư viện các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phục vụ học tập và nghiên cứu của đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và sinh viên của khu vực phía Nam và giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo của thành phố và cả nước
Xuất phát từ nhiệm vụ và tầm quan trọng, được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Ban Giám hiệu các trường, thư viện các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từng bước được cải tổ, nâng cấp để trở thành thư viện hiện đại Hầu hết các thư viện đều có mục tiêu cũng như chiến lược phát triển thư viện thành những trung tâm thông tin và việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện là một trong những ưu tiên hàng đầu Song cũng như bao ngành khác, việc ứng dụng Công nghệ thông tin tại các thư viện này phần lớn dừng lại ở bề nổi, mang tính phô trương, chưa mang lại hiệu quả trong hoạt động thư viện thậm chí gây lãng phí Tuy nhiên, Công nghệ thông tin cũng phần nào có những tác động và làm thay đổi nhiều mặt trong mọi hoạt động của thư viện
Trong sự vận động và phát triển, mối quan hệ giữa Thư viện - Công nghệ thông tin – Người dùng tin là một quan hệ biện chứng Sự tác động tương hỗ giữa ba mối quan hệ trên là một yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của thư viện, tạo nên những thay đổi về chất của lao động trong thư viện
Nghiên cứu và xác định quy luật về sự tác động của Công nghệ thông tin làm thay đổi về chất trong hoạt động của thư viện các trường đại học trên địa
Trang 10bàn thành phố Hồ Chí Minh, là một công việc rất cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay Chính sự nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho việc định hướng
sự phát triển này theo hướng tích cực góp phần đưa thư viện trường các trường đại học trở thành những trung tâm thông tin đúng nghĩa, đảm bảo việc giao lưu và hội nhập với thư viện tiên tiến ở khu vực và trên thế giới, góp phần to lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố và cả nước Trên cơ sở đó, việc đánh giá lại những ảnh hưởng của Công nghệ thông tin mới đối với mọi hoạt động của thư viện là hết sức cần thiết và cấp bách Đây
cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài “Sự thay đổi hoạt động thư viện đại
học trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh trong thời đại Công nghệ thông tin” làm
luận văn tốt nghiệp cao học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, hoạt động thư viện tại các trường đại học đã được quan tâm nghiên cứu, số lượng và chất lượng nghiên cứu ngày càng nâng cao Trong số những công trình nghiên cứu về thư viện Đại học, chúng
ta có thể nhận thấy xu hướng nghiên ngày nay đều tập trung về thư viện hiện đại và về ứng dụng Công nghệ thông tin trong thư viện Tuy nhiên, việc nghiên cứu về sự thay đổi về chất của lao động thư viện trong thời đại CNTT trong các trường đại học của phạm vi cả nước, cũng như Tp.HCM Hồ Chí Minh ít được quan tâm nghiên cứu Điều này được thể hiện qua số lượng rất ít các bài viết, các công trình nghiên cứu về vấn đề này
Về mặt lý luận, có những bài viết đăng trên tạp chí “Bối cảnh hoạt động thông tin- thư viện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Bùi Loan Thùy, “Sự phát triển nghề nghiệp của cán bộ thư viện trong thời đại Công nghệ thông tin mới” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh,
“Những xu hướng hiện đại trong tự động hóa các Công nghệ thông tin – thư
Trang 11viện” của Shchrajberg JA , “Về xu hướng phát triển của thư viện trong tương lai” của Trần Mạnh Tuấn
Về mặt thực tiễn, cĩ những cơng trình nghiên cứu về việc ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong một số thư viện Đại học và cơ quan thơng tin ở Thành phố Hồ Chí Minh Tiêu biểu là một số cơng trình sau: “Ứng dụng tin học trong các cơ quan thơng tin, thư viện khu vực Tp.HCM, hiện trạng và triển vọng” của tác giả Nguyễn Văn Hùng (luận văn tốt nghiệp thạc sỹ);
“Nâng cao chất lượng hoạt động các thư viện đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chính Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trong thời kỳ cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước” do PGS.TSKH Bùi Loan Thùy chủ nghiệm (đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường); “Hoạt động thư viện các trường Đại học dân lập trên địa bàn Tp.HCM.” của Lê Thị Huyền, Trịnh Nguyễn Thanh Thùy; “Thực trạng xây dựng và sử dụng website thư viện của một số trường đại học trên địa bàn Tp.HCM của Ngơ Thị Bích Tuyền, Nguyễn Trần Minh Châu; Dự án “Nâng cao năng lực cung ứng thơng tin KHXH&NV phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học” của trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM Dự án “Hệ thống thơng tin thư viện điện tử liên kết các trường đại học” của Ban quản lý Các dự án CNTT Tp.HCM Nhìn chung, hầu hết các cơng trình đều dừng lại ở mức độ khảo sát và phân tích hiện trạng ứng dụng Cơng nghệ thơng tin tại các thư viện đại học ở thành phố
Hồ Chí Minh, chưa đi sâu vào khảo sát và phân tích những tác động của Cơng nghệ thơng tin làm thay đổi hoạt động thư viện đại học này Do vậy, hiện nay chưa cĩ cơng trình nào nghiên cứu sâu về “Sự thay đổi hoạt động thư viện đại học trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh trong thời đại Cơng nghệ thơng tin”
Trang 123 Mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu
a Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét và đánh giá những những thay đổi trong hoạt động của thư viện với những nhân tố tích cực cũng như những trở ngại trong quá trình ứng dụng Công nghệ thông tin, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
b Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, so sánh, phân tích tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin của thư viện các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Đánh giá những thành tựu đạt được trong việc ứng Công nghệ thông tin của các thư viện trường đại học của thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, chỉ rõ những thuận lợi cũng như trở ngại của từng thư viện cụ thể
- Phân tích những tác động của Công nghệ thông tin làm thay đổi hoạt động của thư viện
- Đưa ra những giải pháp khả thi nhằm tăng cường hiệu quả việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong thư viện
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Thư viện đại học và những ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động Thư viện đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
b Phạm vi nghiên cứu
Thư viện các trường đại học trọng điểm trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, thời gian tin học hóa thư viện tương đối mạnh và lâu dài, gồm: đại học Khoa học Tự Nhiên Tp.HCM, đại học Bách Khoa Tp.HCM, đại KHXH&NV Tp.HCM, đại học Sư phạm Tp.HCM và đại học Công nghiệp Tp.HCM
Trang 135 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6 Hướng tiếp cận tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, hướng tiếp cận tư liệu phục vụ nghiên cứu sẽ được thực hiện theo 2 hướng sau:
- Nghiên cứu những công trình nghiên cứu khoa học, những đề tài luận văn sau đại học và những bài viết về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong thư viện để phân tích, tổng hợp và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
- Tiến hành khảo sát, điều tra thực tế tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin và tình hình hoạt động tại các Thư viện các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh ở thời điểm trước và sau khi ứng dụng Công nghệ thông tin
7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả đạt được của công trình nghiên cứu sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp cho thư viện các trường đại học không những của thành phố Hồ Chí Minh mà là của cả nước đánh giá đúng thực trạng tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin và những tác động của nó đang diễn ra từng ngày đến thư viện mình
Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận văn, từng thư viện sẽ có những kế hoạch phát triển, điều chỉnh thích hợp, kịp thời việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong từng hoàn cảnh cụ thể của từng thư viện Đề tài
Trang 14góp phần nhỏ vào việc hiện đại hóa thư viện đại học trong thời đại Công nghệ thông tin
8 Kết cấu của luận văn:
Ngaòi phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trang 15CHƯƠNG 1 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
1.1 Cơ sở lý luận của việc ứng Công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện
1.1.1 Các khái niệm về Công nghệ thông tin
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra sôi động hiện nay đang tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi mặt về kinh tế - xã hội – chính trị của tất cả các quốc gia trên thế giới vào thế kỷ XX – XXI Khoa học công nghệ mà thực chất là lãnh vực CNTT đã thực sự xâm nhập rộng khắp các mặt hoạt động của con người
“CNTT theo nghĩa rộng bao gồm các phương pháp khoa học, các
phương tiện và công cụ kỹ thuật và các giải pháp công nghệ,… nhằm giúp con người nhận thức đúng đắn về thông tin và các hệ thống thông tin, tổ chức và khai thác các hệ thống thông tin trọng mọi lãnh vực hoạt động của con người Theo một nghĩa trực tiếp hơn, CNTT là ngành công nghệ
về xử lý thông tin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung “xử lý” thông tin bao gồm các khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền thông tin” [14]
- Công nghệ thông tin, (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là
IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong
các cơ quan tổ chức lớn Cụ thể, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin Vì lý do đó, những người làm việc trong ngành này thường được
gọi là các chuyên gia CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant), và bộ phận của một công ty hay đại
học chuyên làm việc với CNTT thường được gọi là phòng CNTT [22]
Trang 16- Ở Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển Công nghệ thông tin của
chính phủ Việt Nam, như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội" [39]
- Theo http://en.wikipedia.org: Công nghệ thông tin, đã được định
nghĩa bởi Hiệp hội Công nghệ thông tin của Mỹ (ITAA), “Sự nghiên cứu,
thiết kế, sự phát triển, sự thi hành, hỗ trợ hay quản lý (của) những hệ thống tin trên nền máy tính đặc biệt Những ứng dụng phần mềm và phần cứng máy tính" Nó giải quyết những sử dụng máy tính điện tử và phần
mềm máy tính tới chuyển đổi, kho bảo vệ, xử lý, truyền, và an toàn khôi phục thông tin [113]
- Theo tự điển tiếng việt: “CNTT là ngành khoa học công nghệ chuyên
nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, phương tiện kỹ thuật trong việc lưu trữ, xử lý thông tin, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa con người” [81]
- Luật Công nghệ thông tin số: 67/2006/QH 11 của Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006, định nghĩa về lãnh vực CNTT như sau [30]:
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công
nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập,
xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số
Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín
hiệu số
Trang 17 Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin
Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc
sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số,
bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu
Ứng dụng Công nghệ thông tin là việc sử dụng Công nghệ thông
tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này
Phát triển Công nghệ thông tin là hoạt động nghiên cứu - phát
triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin; phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ Công nghệ thông tin
Khoảng cách số là sự chênh lệch về điều kiện, khả năng sử dụng
máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin để truy nhập các nguồn thông tin, tri thức
Công nghiệp Công nghệ thông tin là ngành kinh tế - kỹ thuật công
nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm Công nghệ thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số
Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh
kiện; bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện
Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu
phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản
xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số
Trang 18 Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký
hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định
Số hóa là việc biến đổi các loại hình thông tin sang thông tin số
* Ngoài ra còn một số khái niệm khác có liên quan đến CNTT như:
Mạng máy tính: Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với
nhau bởi các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó [36]
Giao thức TCP/IP Giao thức liên mạng, thường gọi là giao thức IP
(Internet Protocol) là một giao thức mạng hoạt động ở tầng 3 của mô hình OSI, nó qui định cách thức định địa chỉ các máy tính và cách thức chuyển tải các gói tin qua một liên mạng IP được đặc tả trong bảng báo cáo kỹ thuật có tên RFC (Request For Comments) mã số 791 và là giao thức chủ yếu trong
Bộ giao thức liên mạng Cùng với giao thức TCP, IP trở thành trái tim của bộ giao thức Internet IP có hai chức năng chính: cung cấp dịch vụ truyền tải dạng không nối kết để chuyển tải các gói tin qua một liên mạng; và phân mãnh cũng như tập hợp lại các gói tin để hỗ trợ cho tầng liên kết dữ liệu với kích thước đơn vị truyền dữ liệu là khác nhau [36]
Internet: Là một sự kết hợp của các máy tính trên phạm vi toàn cầu,
những máy tính này được liên kết với nhau thông qua một mạng lớn của hệ thống viễn thông Internet cho phép bạn có khả năng truy cập các nguồn tài nguyên dữ liệu và thông tin nằm ở trên máy tính ở những vị trí khác nhau trên toàn thế giới [36]
Như vậy, tại Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu là “tập hợp các
phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” (Theo Luật
CNTT ngày 29/06/2006) CNTT đã mở ra một cuộc cách mạng thực sự, làm cho thế giới trở nên “phẳng” hơn (theo lời của nhà báo Thomas L Friedman
Trang 19trong tác phẩm “Thế giới phẳng”), tức là trở nên kết nối và gần gũi hơn, các rào cản địa lý được dỡ bỏ và tạo điều kiện cho tổ chức, các nhân có cơ hội vươn ra thế giới Ngày nay CNTT đã trở thành một công cụ hữu hiệu để các
tổ chức trong xã hội quản trị cơ quan mình một cách hiệu quả Thuật ngữ CNTT đã được ứng dụng bao trùm nhiều lĩnh vực CNNT là người chuyên nghiệp thực hiện một sự đa dạng của những nhiệm vụ mà hạn chế từ việc thiết đặt những ứng dụng đến việc thiết kế những mạng máy tính và những cơ sở
dữ liệu thông tin phức tạp
1.1.2 Một số khái niệm về ứng dụng Công nghệ thông tin trong thư viện:
- Giao thức Z39.50: là một giao thức truyền thông theo mô hình
khách/chủ phục vụ cho mục đích tìm kiếm và thu nhận thông tin từ những cơ sở dữ liệu nằm trên các máy tính khác Giao thức được mô tả bởi tiêu chuẩn ANSI/NISO Z39.50, và tiêu chuẩn ISO 23950 Cơ quan bảo trì cho tiêu chuẩn này là Thư viện Quốc hội Mỹ Z39.50 được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thư viện và thường được tích hợp vào các
hệ thống phần mềm thư viện hoặc các phần mềm Tham chiếu Thư mục dùng cho cá nhân Phép tìm kiếm liên thư viện trong tiến trình Mượn liên thư viện (Inter-Library Loan) thường sử dụng chuẩn Z39.50 [117]
- Ngôn ngữ XML (eXtensible Markup Language): là ngôn ngữ tạo cấu
trúc dữ liệu văn bản được phát triển từ đầu năm 1996 dựa theo và tận dụng những điểm mạnh của chuẩn SGML (Standard Generalized Markup Language: được coi như là siêu ngôn ngữ có khả năng sinh ngôn ngữ khác), cùng những kinh nghiệm có được từ ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language) SGML phát triển cho việc định cấu trúc
và nội dung tài liệu điện tử do tổ chức ISO (International Organization for Standardization) chuẩn hóa năm 1986 [116]
Trang 20- Cơ sở dữ liệu: là một tập hợp các dữ liệu về các đối tượng cần được
quản lý, được lưu trữ dồng thời trên các vật mang tin của máy tính điện
tử và đựơc quản lý theo một cơ chế thống nhất, nhằm giúp cho việc truy cập và xử lý dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng CSDL bao gồm một tệp hoặc một tập hợp các tệp dữ liệu Thông tin ghi trong các tệp này có thể chia nhỏ thành các biểu ghi, mỗi biểu ghi lại bao gồm một hoặc nhiều trường và mỗi trường thường chứa các thông tin liên quan một khía cạnh hay một thuộc tính của thực thể được mô tả bởi CSDL [15, Tr.63]
- Siêu dữ liệu (metadata): dùng để mô tả tài nguyên thông tin, thuật
ngữ “meta” xuất xứ là một từ Hy Lạp đùng để chỉ một cái gì đó có bản chất cơ bản hơn hoặc cao hơn Vì vậy metadata là dữ liệu về dữ liệu
Theo tiến sĩ Warwick Cathro (Thư viện Quốc gia Úc) thì “siêu dữ liệu là
những thành phần mô tả tài nguyên thông tin hoặc hỗ trợ thông tin truy cập đến tài nguyên thông tin” Cụ thể trong tài liệu, siêu dữ liệu được
xác định là “dữ liệu mô tả các thuộc tính của đối tượng thông tin và trao
cho các thuộc tính này ý nghĩa, khung cảnh và tổ chức Siêu dữ liệu còn
có thể được định nghĩa là dữ liệu có cấu trúc về dữ liệu” Theo Gail
Hodge siêu dữ liệu là “thông tin có cấu trúc mà nó mô tả, giải thích,
định vị, hoặc làm cho nguồn tin trở nên dễ tìm kiếm, sử dụng và quản lý hơn Siêu dữ liệu được hiểu là dữ liệu về dữ liệu hoặc thông tin về thông tin” [102, 113]
- Dublin Core Metadata: là một trong những sơ đồ yếu tố siêu dữ liệu
phổ biến và được nhiều người biết đến Bộ yếu tố này được hình thành lần đầu tiên vào năm 1995 bởi Sáng kiến Yếu tố Siêu dữ liệu Dublin Core (Dublin Core Metadata Element Initiative) Tập hợp yếu tố siêu dữ liệu này được gọi là “cốt lõi” (core) vì nó được thiết kế đơn giản và chỉ
Trang 21bao gồm 15 yếu tố mô tả cốt lõi nhất (trong khi Marc21 có hơn 200 trường và rất nhiều trường con) Tháng 9/2001 bộ yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core được ban hành thành tiêu chuẩn Mỹ, gọi là tiêu chuẩn “The Dublin Core Metadata Element Set” ANSI/NISO Z39.85-2001 [103]
- Thư viện điện tử: Theo TS Lê Văn Viết, dấu hiệu đặc trưng của thư
viện diện tử là sự sử dụng chủ yếu các phương tiện điện tử (máy tính, tài
liệu điện tử, các CSDL…) để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm thông tin [28, Tr.29-31]
- Thư viện số: là một Thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài
liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dùng dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông [28, Tr.29-31]
- Thư viện ảo: là hệ thống thư viện dựa trên công nghệ hiện thực ảo mà
đơn giản nhất của nó là gặp mặt từ xa Hiện nay người ta chưa xác định chính xác nội dung của thư viện ảo Theo chuyên gia Nga-Mỹ thì thư viện ảo là một tập hợp các nguồn lực thông tin mà việc tiếp cận với nó phải quan mạng máy tính toàn cầu Những nguồn lực này mặc dù nằm ở rất xa vẫn thực như trong 4 bức tường của thư viện Nhiệm vụ các thư viện ảo là đảm bảo việc tiếp cận tới dữ liệu thuộc bất cứ loại hình nào thông qua giao diện 2 chiều hay 3 chiều cùng với các thiết bị ngoại vi Vốn tài liệu của thư viện ảo được lưu trữ trong các bộ nhớ của máy tính Cán bộ thư viện sẽ đóng vai trò chủ yếu trong viẹc tạo lập và quản lý, chủ yếu là mô tả, làm tóm tắt và tìm tài liệu ảo [28, Tr.29-31]
- Bộ Sưu tập số: Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu
đã được số hóa dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, Audio, Video…) về một chủ đề Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác
Trang 22nhau về cách thể hiện, nhưng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất
mà qua đó các tài liệu có thể truy cập, tìm kiếm dễ dàng[104]
- Tài nguyên thông tin số: Tập hợp có tổ chức những bộ sưu tập thông
tin kiến thức của đối tượng số (digitized objects) hoặc được số hóa, được lưu trữ theo các công nghệ đặc biệt mà có thể truy cập, chia sẽ, khai thác theo các giao thức và thủ tục tiêu chuẩn chuẩn xác dịnh trong môi trường
điện tử Điểm nổi bật của tài nguồn tài nguyên này là: Dể dàng kiểm soát,
bảo vệ an toàn và lâu dài hơn tài liệu gốc, nâng cao được năng lực khai thác thông tin cho người dùng tin, dễ dàng tạo lập các sản phẩm và dịch
vụ thông tin và thúc đẩy được chia sẻ thông tin giữa các thư viện [40]
- Phần mềm tích hợp quản trị thư viện: chưa có một khái niệm chính
thức nào về thuật ngữ này, qua nghiên cứu về các phần mềm, chúng ta
có thể đưa ra kết luận như sau: Để mở rộng ứng dụng tin học trong các chức năng quản lý khác của thư viện như theo dõi việc bổ sung tài liệu,
tổ chức biên mục tự động, cung cấp khả năng tra cứu tại chỗ hay từ xa cho bạn đọc, quản lý việc mượn tài liệu của bạn đọc, quản lý kho, quản
lý lưu thông tài liệu, trao đổi thông tin thư mục với các hệ thống khác,…người ta xây dựng các phần mềm có khả năng thưc hiện các chức
năng trên, gọi là Phần mềm tích hợp quản trị thư viện
1.1.3 Đặc điểm của công nghệ thông tin
Trở lại vấn đề CNTT, việc nhận thức và ứng dụng của nó đối với các hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội là vô cùng cần thiết Tại những nước phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp, các cơ quan dù lớn hay nhỏ, thuộc bất cứ lãnh vực nào đều tận dụng sức mạnh của CNTT, những thành công mang lại hết sức thuyết phục và đáng để cho chúng ta học tập Nhưng việc hiểu rõ sức mạnh của nó còn mang ý nghĩa thực tế lớn hơn nhiều bởi qua đó, chúng ta sẽ biết cách vận dụng cho phù hợp với thực
Trang 23tiễn nước ta Đến nay, CNTT đã đem đến cho chúng ta những lợi ích sau [118]:
- Tốc độ: tốc độ cao tượng trưng cho việc thực hiện một công việc nào
đó rất nhanh Đó chính là đặc trưng của máy tính với tốc độ tính toán ngày càng cao, ngày nay đã đạt tới con số hàng tỷ thao tác/giây Tốc độ cao của CNTT thể hiện ở việc thực hiện các phép tính toán phức tạp, truy cập các thông tin đang lưu trữ, truyền thông tin từ chỗ này sang chỗ khác rất nhanh Hơn thế nữa, ngoài khả năng xử lý, những ứng dụng về CNTT còn đem lại cho chúng ta khả năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin một cách hiệu quả - một điểm rất quan trọng khi ngày nay lượng thông tin lưu trữ đủ lớn để trở thành những kho dữ liệu khổng lồ
mà nếu theo những cách thông thường, cơ may tìm được thông tin hữu ích là cực nhỏ
- Nhất quán: Công việc do CNTT thực hiện đều trước sau như một, tức
dù tính toán bao nhiêu lần thì quy trình tính toán cũng được lặp lại đúng như vậy, không phân biệt thời tiết, không biết mỏi mệt, không bị dao động bởi các tác động của môi trường xung quanh
- Chính xác: Ngoài việc thực hiện nhanh, CNTT còn hoạt động với độ
chính xác cao, cho phép trong khoảnh khắc nhận ra các sự khác biệt mà con người không nhận biết được, với các thuật toán và quy trình xử lý thích hợp có thể tính toán kết quả với độ chính xác tùy ý, và không bỏ sót bất cứ tình huống hoặc dữ liệu nào Trong mô hình ra quyết định, con người thường phạm sai lầm khi bỏ qua các phương án mà họ có
“cảm giác” là không đem lại hiệu quả Rõ ràng CNTT đã đem lại một giải pháp toàn diện, tránh được những sai lầm mang tính chất “con người”
Trang 24- Ổn định: Trong các lần tính toán khác nhau, từ một giá trị đầu vào bao
giờ cũng chỉ có một giá trị đầu ra - đó là tính ổn định về kết quả Còn một tính ổn định nữa liên quan đến chất lượng các phương tiện CNTT (cả phần mềm lẫn phần cứng) - đó là ổn định về mặt sử dụng Trước đây máy móc chóng hỏng hơn nhiều, yêu cầu môi trường vận hành khắt khe, các công nghệ sơ khai thường chưa đựng những lỗi tiềm ẩn Còn ngày nay độ tin cậy cao hơn rất nhiều
CNTT đã mang lại hiệu quả rất lớn trong các mặt hoạt động xã hội hiện nay và nó có ý nghĩa trên phạm vi toàn cầu Và hiệu quả ứng dụng của nó có thể nói được thể hiện qua 3 khía cạnh cơ bản sau:
- Một là năng suất lao động được nâng lên và thường rất rõ rệt Năng
suất là đại lượng đo được, vì vậy nếu không xác định được sự gia tăng năng suất thì không thể nói việc ứng dụng CNTT có hiệu quả
- Hai là chất lượng công việc được cải thiện “Chất lượng công việc” ở
đây được đánh giá theo nhiều cách khác nhau Một cách đánh giá đơn giản, thông thường về chất lượng là thông qua chất lượng sản phẩm tạo
ra do kết quả công việc được ứng dụng CNTT Tuy nhiên còn có cách đánh giá khác về chất lượng, đó là mức độ hài lòng của người được hưởng các kết quả của công việc được ứng dụng CNTT Những người này có thể là người mua các sản phẩm, dịch vụ Có thể nói, sự hài lòng khách hàng là thước đo chất lượng của chúng ta ở một chừng mực nào
đó
- Ba là tạo ra một nguồn thông tin được tích lũy, được tổ chức khoa học nhờ sử dụng CNTT vào nội dung công việc truyền thống Nguồn lực này là sức mạnh mới mà CNTT mang lại, thể hiện dần nguyên lý: nắm được thông tin là có sức mạnh Nó sẽ là cơ sở chủ yếu để làm phát sinh những phương thức làm việc mới (cho một nội dung truyền thống), tạo
Trang 25ra bước nhảy về năng suất, về chất lượng đã đề cập ở trên Khía cạnh hiệu quả thứ 3 này là điểm yếu rất rõ rệt của hầu hết các ứng dụng CNTT ở nước ta cho đến nay Từ hiệu quả thu được này sẽ phát sinh những công việc mới mà hệ thống cũ (chưa có CNTT) không thể hình dung ra được
1.1.4 Tình hình phát triển công nghệ thông tin
1.1.4.1 Sự phát triển Công nghệ thông tin hiện nay và tình hình
ứng dụng và phát triển tại Việt Nam
CNTT, mà điển hình là mạng Internet đã làm cho khoảng cách địa lý trên thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé và đôi khi người ta không còn cảm nhận được khoảng cách này Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa mọi hoạt động vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu Sự hội tụ công nghệ viễn thông - tin học
- truyền thông đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và dẫn đến
sự hình thành những loại hình dịch vụ mới, tạo ra khả năng mới và cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế xã hội
Cuộc cách mạng thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa xã hội loài người chuyển mạnh từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, ở đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin
Trong xu thế biến đổi to lớn đó cũng đang đặt ra cho mọi quốc gia những cơ hội và thách thức hết sức to lớn, nếu nắm bắt cơ hội, với ý chí và quyết tâm cao, chúng ta có thể tận dụng tiềm năng CNTT để chuyển dịch nhanh cơ cấu nhân lực và cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng
Trang 26xây dựng một xã hội thông tin, kinh tế dựa trên tri thức, góp phần quan trọng rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước
CNTT đã trở thành nhân tố chủ chốt góp phần giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tạo ra năng suất và hiệu quả trong hoạt động của mình Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 80 của thế
kỷ 20, trong lúc nền kinh tế của Việt Nam còn chậm phát triển, mạng viễn thông hoàn toàn rất lạc hậu, Việt Nam đã quyết định đúng đắn trong việc ứng dụng CNTT bằng con đường mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ mới để phát triển và mở rộng mạng viễn thông, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực tương ứng Tính đến nay, Việt Nam đã xây dựng được mạng viễn thông rộng khắp
có công nghệ hiện đại Theo thống kê của Liên minh Viễn thông quốc
tế ITU trong giai đoạn 1998-2003, tăng trưởng thuê bao điện thoại cố định của Việt Nam (20,3%) cao hơn nhiều so với mức trung bình của ASEAN (8,9%) và trong giai đoạn 2001-2003 tốc độ tăng trưởng mật
độ người sử dụng Internet của Việt Nam (123,4%/năm) cao nhất trong khu vực ASEAN+3 Tính đến đầu tháng 9 năm 2004, tổng số thuê bao điện thoại (kể cả cố định và di động) hiện có trên mạng là 9.084.278 (Di động 42,27%, và cố định 57,73%) đạt mật độ 11,21 máy/100 dân; l.436.417 thuê bao Internet (trong đó có 20.000 thuê bao băng rộng ở
26 tỉnh, thành phố); Mật độ người sử dụng Internet là 6,55%; Dung lượng kênh Internet quốc tế đạt l.253 Mbit/s; Tỉ lệ số xã có điện thoại là 96,27%
Một số ngành kinh tế trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, viễn thông, hàng không, thư viện, đã có nhiều thành công do ứng dụng CNTT Khoảng 50% doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất kinh doanh và dịch vụ, trên 30% doanh
Trang 27nghiệp có kết nối Internet, 10% có trang Web để phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế Ứng dụng CNTT đã tương đối phổ biến trong hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tại một số địa phương, trong quốc phòng và an ninh Hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang Web, 3 tờ báo điện tử và hàng chục trang tin điện tử các loại cùng với việc truyền tín hiệu truyền hình
số qua Internet góp phần đáng kể vào công tác thông tin, tuyên truyền
và đối ngoại Các trang tin điện tử của Đảng và Quốc hội được cập nhật thông tin thường xuyên, chiếm được sự quan tâm của cả trong và ngoài nước
Công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển với tốc độ trung bình 25% năm Tổng giá trị công nghiệp CNTT năm 2003 vào khoảng 1,65
tỷ USD Trong đó, ước tính giá trị công nghiệp phần cứng máy tính đạt khoảng 850 triệu USD, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông đạt khoảng 180 triệu USD, công nghiệp điện tử đạt khoảng 500 triệu USD, doanh thu sản phẩm và dịch vụ phần mềm đạt khoảng 120 triệu USD Công nghiệp nội dung thông tin đang hình thành và phát triển, phục vụ ngày càng có hiệu quả mọi đối tượng trong nhân dân
Công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT đã có những chuyển biến tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động với tỷ lệ lao động tri thức ngày càng cao Tính đến năm 2004 đã có 62 cơ sở bậc đại học,
101 cơ sở bậc cao đẳng, 108 cơ sở bậc trung học chuyên nghiệp thực hiện đào tạo chính qui về CNTT và 69 cơ sở đào tạo phi chính qui ở các trình độ khác nhau Chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng về CNTT-
TT bình quân hàng năm tăng 50%, số sinh viên sau đại học tăng 30% 100% trường đại học, cao đẳng, 93,48% trường trung học phổ thông đã nối mạng Internet
Trang 28Những kết quả ban đầu đạt được trong hoàn cảnh kinh tế của nước ta trong giai đoạn chuyển đổi tuy còn ở mức thấp nhưng đã được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao Trong những đánh giá tổng thể gần đây về mức độ sẵn sàng cho một xã hội kết nối mạng, hay chiến lược phát triển một đất nước điện tử, Việt Nam đã được coi là một đất nước có tiềm năng phát triển CNTT hơn Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia và nhỉnh hơn cả Phillippines nước có thu nhập bình quân
3500 USD người/năm
Tuy nhiên, nghiêm túc xem xét và đánh giá chúng ta sẽ không khỏi lo ngại về tốc độ và khoảng cách của chúng ta so với các nước tiên tiến trong khu vực còn khá xa và có thể càng ngày càng xa; còn nhiều bất cập, rào cản chưa được tháo gỡ, năng lực, tiềm năng vật chất và tinh thần của chúng ta chưa thực sự được phát huy; năng lực quản lý và thực thi của chúng ta còn yếu, nguồn lực thiếu và môi trường thúc đẩy phát triển chưa hoàn thiện [119]
Dưới đây là số liệu thống kê Internet của Việt Nam trong những năm gần đây của trung tâm Internet Việt Nam, để minh chứng cho tốc
độ ứng dụng CNTT vào Việt Nam (bảng 1.1)
Trang 291.1.4.2 Các định hướng phát triển Công nghệ thông tin tại Việt
Nam
* Về ứng dụng CNTT:
CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trong tất cả các ngành nhằm xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử:
- Xây dựng và phát triển công dân điện tử: Trên 50% người lao
động, 80% thanh niên biết sử dụng các ứng dụng của CNTT; 100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa và trung tâm giáo dục cộng đồng có kết nối Internet; Phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến trên 80% số bệnh viện toàn quốc phổ cập sử dụng tin học cho trên 70% cán bộ y tế
- Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử tại các thành phố trực
thuộc Trung ương và một số tỉnh trọng điểm: Cung cấp 80% dịch
vụ hành chính công cơ bản trực tuyến; Cung cấp thông tin và giao dịch trực tuyến trên 50% các loại dịch vụ công cơ bản
- Xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử: 90¸1% doanh
nghiệp ứng dụng CNTT vào quản lí, điều hành và phát triển nguồn lực, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường; 50¸6% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào giám sát, cải tiến, tự động hóa các qui trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm
- Phát triển giao dịch và thương mại điện tử: 25¸3% tổng số giao
dịch của các ngành thực hiện qua giao dịch điện tử; Giao dịch và thương mại điện tử có trị giá tăng gấp 10 lần so với năm 2002
* Về phát triển hạ tầng viễn thông và Internet:
Trang 30Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet đi thẳng vào công nghệ băng rộng, phát triển nhanh, đa dạng hóa, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, giá cước thấp
- Mật độ điện thoại: 32¸35 máy/100 dân, trong đó mật độ điện
thoại cố định: 14¸15 máy/100 dân và mật độ điện thoại di động: 18¸20 máy/100 dân
- Mật độ thuê bao Internet: 13 thuê bao/100 dân (trong đó 30% là
thuê bao băng rộng) với tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 50%
- Tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng Chính phủ
* Về công nghiệp CNTT:
Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn CNTT lớn, trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính và viễn thông, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện và thiết kế chế tạo thiết bị mới
CNTT trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn quan trọng, có tốc
độ tăng trưởng trung bình 20¸25% một năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6¸7 tỷ USD vào năm 2010
Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD
Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng viễn thông (Ngay khi Nhật Bản công bố bản “Xây dựng một xã hội Nhật Bản mới, tập trung phát triển Công nghệ thông tin” họ đã phát hiện ra rằng: mạng lưới băng
Trang 31rộng của nước này không được dùng hết năng lực cho dù họ là một nước có mức chi phí thấp nhất cho truy cập Internet tốc độ cao Vì vậy việc phát triển về mặt nội dung thông tin và các ứng dụng của nó cần phải đi kèm theo sự phát triển về hạ tầng cơ sở) Công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin tăng trưởng 40% một năm Đến 2010 đạt tổng doanh thu 1,2 tỷ USD
Công nghiệp phần cứng máy tính tăng trưởng 20% một năm, đến
2010 tổng doanh thu khoảng 3 tỷ USD
Công nghiệp điện tử tốc độ tăng trưởng 22% một năm, đến 2010 tổng doanh thu 2 tỷ USD
Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông tốc độ tăng trưởng 22%
một năm, đến 2010 đạt tổng doanh thu 700 triệu USD
* Về phát triển nguồn nhân lực cho CNTT:
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển và ứng dụng CNTT của đất nước tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong ASEAN cả về kiến thức,
kĩ năng thực hành và ngoại ngữ 70% sinh viên CNTT tốt nghiệp ở các trường đại học trọng điểm đủ khả, năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ kỹ năng
sử dụng máy tính và internet trong công việc và sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm có đủ kỹ năng ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy và học
Phát triển mạng giáo dục điện tử, hình thành cổng giáo dục điện
tử trên internet và phát triển mạnh các khóa học từ xa và các trường đại học online, 100% trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, các sở giáo dục và đào tạo có trang thông tin điện tử
Trang 32Đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên tất cả các cấp, bác
sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học
cơ sở và một bộ phận dân cư có nhu cầu được đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT và khai thác internet
Đa số các bộ, ngành, tỉnh, thành phố và các đơn vị tương đương
có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý CNTT với trình độ tương đương trong khu vực
Năng suất lao động trong lĩnh vực CNTT ngang với mức trung bình khá trong khu vực ASEAN; năng suất lao động phần mềm đạt mức tiên tiến so với các nước trong khu vực
* Về định hướng nghiên cứu và phát triển CNTT
Trong thời gian tới chúng ta cần tăng cường hỗ trợ, nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai cho các cơ sở nghiên cứu về CNTT Có chính sách trọng dụng cán bộ khoa học về CNTT Có chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút các công ty quốc tế thiết lập các trung tâm nghiên cứu CNTT ở Việt Nam Đẩy mạnh liên kết nghiên cứu giữa các doanh nghiệp CNTT với các trường đại học, viện nghiên cứu Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu triển khai Tạo điều kiện cho các viện, trường hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp nhằm hình thành một thị trường khoa học, công nghệ sôi động gắn nghiên cứu, đào tạo với sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CNTT Triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ về CNTT nhằm giải quyết các vấn đề khoa học, công nghệ, các sản phẩm chủ chốt, tạo tiềm lực và năng lực công nghệ quốc gia góp phần thúc đẩy, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất và dịch vụ CNTT
Trang 33Trong xã hội dựa trên tri thức, sự phát triển và năng lực cạnh tranh được xác định không chỉ dựa trên đầu tư và lao động mà quan trọng hơn là tạo ra và truyền bá tri thức và thông tin Vì vậy, các cơ sở nghiên cứu cần sớm xây dựng và triển khai thực hiện mạnh mẽ kế hoạch phát triển nền tảng cho CNTT như internet tốc độ cao, truyền thông vô tuyến, số hóa thông tin đại chúng Làm sao cho các cơ sở nghiên cứu và triển khai (R&D) cũng chính là các viện nghiên cứu và sáng tạo (R&I - Research and Innovation)
Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải năng động đổi mới sản phẩm, dịch vụ quản lý và nghiên cứu triển khai cho phù hợp với nên kinh tế mới và những công nghệ hiện đại trong xu thế toàn cầu hóa Nước ta nghèo, nguồn lực khan hiếm vì vậy cần phải đánh giá được những khoảng cách công nghệ, những lợi thế của đất nước để đầu tư, tập trung nguồn lực giải quyết thành công những vấn đề công nghệ mang tính nền tảng, cơ sở, có tính khả thi cao và nhiều hứa hẹn trong tương lai
1.2 Hoạt động của thư viện dưới tác động của công nghệ thông tin
1.2.1 Hiện tượng bùng nổ thông tin và công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển với tốc độ như vũ bảo, nó thực chất là một cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ Nét nổi bật của ngành khoa học này là chính nó trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp và đã thu hút được nhiều bộ phận cung tham gia Ngày nay, đội ngũ những người làm công tác khoa học thực sự đã có những đột biến về mặt số lượng và một hệ quả là tài liệu về khoa học, những sản phẩm khoa học lại tăng theo với cấp số nhân Từ đây đã tạo nên một nguồn thông tin khổng lồ trên thế giới
Dưới tác động của nền kinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay, mà
cơ sở của nó dựa trên nền tảng những thông tin khoa học Sự gia tăng
Trang 34nhanh chóng về khối lượng các thông tin trong các ngành khoa học đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến hoạt động của các cơ quan thông tin-thư viện:
Tác động thứ nhất: ảnh hưởng đến thành phần và cơ cấu của kho tài
liệu bởi ngoài những tài liệu truyền thống, thư viện phải bổ sung và tổ chức cho những loại tài tài liệu mới đó là tài liệu xám
Tác động thứ hai: hiện tượng bùng nổ thông tin làm cho tuổi thọ của
tài liệu giảm đi đáng kể, do đó ngoài việc không ngừng bổ sung những tài liệu cho thư viện mà thư viện cũng phải xủ lý chúng một cách thường xuyên bằng những biện pháp thủ công hay tự động
Tác động thứ ba: sự xuất hiện những vật mang tin mới như băng từ,
đĩa từ, đĩa quang, tài liệu nghe nhìn…đã đặt ra cho thư viện những vấn
đề xử lý và phổ biến thông tin dưới dạng này bằng những kỹ thuật đặt biệt với những kênh thông tin đa dạng
Sự bùng nổ thông tin có thể nói là gắn liền với sự bùng nổ về công nghệ, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ với công tác thông - tin thư viện qua ba lãnh vực là tin học, viễn thông và vi xử lý
Việc sử dụng các công nghệ trong việc thu thập, xử lý và phục vụ các nguồn thông tin trong giai đoạn này hay nói cách khác, hiện đại hóa thư viện là giải pháp tối ưu giúp thư viện thoát khỏi khủng hoảng của hiện tượng bùng nổ thông tin
1.2.2 Xu hướng tin học hóa trong hoạt động thư viện
Nhiệm vụ chủ yếu của các thư viện là thu thập tài liệu, xử lý thông tin tài liệu, sản xuất các sản phẩm thông tin, tổ chức các dịch vụ tìm kiếm
và phổ biến thông tin Điều này có vẻ sẽ dễ dàng thực hiện khi thư viện có khối lượng thông tin nhỏ Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, mỗi một
Trang 35thư viện đã sở hữu và quản lý với một khối lượng thông tin được khai thác lặp đi lặp lại nhiều lần nhiệm vụ của thư viện càng trở nên nặng nề hơn
Để giải quyết những khó khăn trên, xu hướng tất yếu quyết định yếu
tố sống còn của thư viện hiện nay là phải hiện đại hóa thư viện mà thực chất là ứng dụng tin học và công nghệ trong mọi hoạt động của thư viện
Do đó, vai trò của CNTT trong các thư viện không ngừng gia tăng và phát triển với tốc độ nhanh chóng Những ứng dụng này có thể trực tiếp hay gián tiếp lên các hoạt động dịch vụ thông tin của thư viện và nhất là trong công tác thu thập thông tin tự động hóa tại các thư viện
Giai đoạn đầu trong việc ứng dụng CNTT, các thư viện thường tập
trung vào công công tác lưu trữ, tìm kiếm thông tin và việc tạo ra các sản phẩm thông tin thư mục
Giai đoạn hai là mở rộng ứng dụng sang các công tác khác như biên
mục tài liệu, quản lý lưu thông tài liệu và dịch vụ phổ biến thông tin Ngày nay chúng ta thường thấy các thư viện sử dụng những hệ thống quản trị thư viện tích hợp với nhiều phân hệ như bổ sung, biên mục, mượn trả, tìm kiếm và khai thác tài liệu, tạo lập các sản phảm thông tin, kiểm tra và quản
lý hành chính thông thường
Sự ứng dụng máy tính điện tử, cũng như việc kết hợp máy tính và viễn thông trong thư viện đã hình thành một mạng lưới thông tin tự động hóa, cho phép các thư viện dễ dàng liên kết với nhau trong mọi hoạt động thông qua môi trường internet nhất là việc chia sẽ những nguồn lực thông tin giữa các thư viện với nhau Việc xây dựng các mục lục truy cập trực tuyến giúp người dùng tin dễ dàng truy cập và sử dụng trực tiếp những CSDL của thư viện mà không cần sự hỗ trợ trung gian nào Sự xuất hiện
và phát triển các nguồn tài liệu điện tử với những ưu việt như bộ nhớ lớn,
độ bền vật lý cao, thao tác dơn giản, có khả năng lưu trữ được nhiều tài
Trang 36liệu với nhiều dạng như văn bản, âm thanh, hình ảnh,…như CD-ROM, DVD,…đã mở rộng được khả năng nâng cao chất lượng dịch vụ tại các thư viện
Giai đoạn hiện nay là giai đoạn xuất hiện thư viện điện tử, thư viện
số, có thể nói là xu hướng tự động hóa thư viện trong giai đoạn hiện nay Theo số liệu thống kê của tạp chí thư viện, tính đến năm 1981, toàn thế giới có 301 thư viện tự động hóa, 192 có đến 8.789 thư viện tự động hóa,
và ngày nay hầu hết các thư viện trên thế giới đã và đang trong quá trình tự động hóa thư viện của mình Ở Việt Nam, nhiều thư viện cũng đã thành công trong việc tự động hóa thư viện và đang trong giai đoạn hoàn thiện
nó Trong một tương lai gần ở Việt Nam sẽ xuất hiện một cộng đồng mới
là cộng đồng thư viện điện tử, thư viện số
1.2.3 Những yếu tố tác động đến thư viện hiện đại
Bất cứ một thư viện nào cũng bao gồm 4 yếu tố quan trọng cấu thành đó là vốn tài liệu, cán bộ thư viện, bạn đọc và cơ vật chất kỹ thuật
và công nghệ Các yếu tố này quan hệ chặt chẽ và biện chứng với nhau, thiếu một trong 4 yếu tố trên thư viện không thể tồn tài Ngày nay, việc xây dựng một thư viện hiện đại, 4 yếu tố trên vẫn giữ một vai trò chủ đạo
và thích ứng với thời đại CNTT
(mô hình quan hệ giữa 4 yếu tố cấu thành thư viện)
1.2.3.1 Nhân sự trong hệ thống thư viện hiện đại
Vốn tài liệu
Cán bộ thư viện
Bạn đọc
Cơ sở vật chất k
Trang 37Con người là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình ứng dụng CNTT để hiện đại hóa thư viện Đó là những cán bộ chuyên môn có trách nhiệm thiết kế, xây dựng và khai thác hệ thống thông tin của thư viện Để xây dựng một thư viện hiện đại trên nền tảng của CNTT thư viện cần có những con nguời sau:
- Các cán bộ có trình độ chuyên môn về tin học để thư viện có thể chuyển giao, vận hành và bảo trì các hệ thống thông tin hiện đại
- Các chuyên gia về CNTT có khả năng phân tích hệ thống, nghiên cứu các ứng dụng CNTT, nghĩa là nghiên cứu những công việc chuẩn bị tự động hóa và chuẩn bị sự thích ứng của các công tác này với máy tính
- Các chuyên gia biên soạn các chương trình quản lý thư viện
trên cơ sở các nhà phân tích đã đặt ra
- Các nhân sự sử dụng các sản phẩm sau khi đã được hoàn
thiện
1.2.3.2 Vốn tài liệu thư viện
Trong thư viện hiện đại như thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo, nguồn tài liệu quan trọng nhất là nguồn tài liệu điện tử Nếu như các thư viện chỉ chú trọng việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ tiên tiến nhưng lại thiếu cấu trúc cơ bản là vốn tài liệu điện
tử, coi như quá trình hiện đại hóa thư viện không xảy ra Có thể nói tài nguyên thông tin điện tử là trung tâm của hệ thống thông tin của một thư viện hiện đại
Vốn tài liệu tử của thư viện đó là các CSDL thư mục, toàn văn, tài liệu điện tử, tạp chí điện tử, nguồn tài liệu trực tuyến trên website Những nguồn tài liệu này có thể thư viện từ số hóa, mua các CD-ROM,
Trang 38các CSDL, mua quyền truy cập trên mạng và hiện nay có rất nhiều tài liệu miễn phí trên mạng mà thư viện cần phải tận dụng
+ Để tự tạo lập nguồn tài nguyên thông tin điện tử, thư viện không thể thực hiện trong một giai đoạn ngắn bởi trong quá trình tạo lập, còn nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan gây cản trở quá trình này Một trong những trở ngại vấn đề tài chính, do việc tạo lập vốn tài liệu điện tử cần phải có nguồn kinh phí đáng kể để mua sắm trang thiết bị
và công nghệ tiên tiến, phải thuê mướn đội ngũ lao động có trình độ cao và phải thực hiện trong thời gian dài
+ Do đó trong quá trình xây dựng vốn tài liệu điện tử, thư viện cần có kế hoạch cụ thể theo thứ tự ưu tiên, và số hóa tài liệu phải có
chọn lọc để quá trình này diễn ra được thuận lợi hơn
1.2.3.3 Người sử dụng
Người sử dụng thư viện được xem là một khách hàng của thư viện, nếu ta xây dựng một thư viện hiện đại, đồ sộ nhưng chúng ta lại thiếu khách hàng, đồng nghĩa chúng ta bị “phá sản” Thư viện cũng như các công ty làm kinh tế, nếu có khách hàng công ty tồn tại, và nếu không có bạn đọc thư viện sẽ không trở thành thư viện Chính bạn đọc
là người đã đem lại mối quan hệ biện chứng trong 4 yếu tố cấu thành một thư viện, họ chính là trung gian giữa các mối quan hệ hữu cơ trên
Do đó việc tìm hiểu xem đối tượng sử dụng thư viện là ai? Trình
độ của họ như thế nào? Hoạt động trong lãnh vực nào? Họ cần những thông tin nào? Nếu thư viện nắm bắt được những thông tin trên, thư viện tạo được những nguồn lực thông tin đúng với bản chất và đáp ứng được tối đa nhu cầu của người dùng tin, chắc chắc mục tiêu cuối cùng của thư viện (phục vụ bạn đọc) sẽ thành công và vai trò của thư viện hiện đại ở đây sẽ phát huy tác dụng
Trang 391.2.3.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ
Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ ở đây được hiểu là toàn bộ diện tích sử dụng của thư viện, toàn bộ trang thiết bị máy móc chuyên dụng và các phần mềm ứng dụng trong quản lý thư viện Tuy nhiên một thư viện hiện đại, chúng ta cần chú ý việc trang bị những thiết bị và phần mềm hiện đại như:
- Hệ thống máy tính điện tử: Các máy tính và các thiết bị ngoại vi
được trang bị cho thư viện phải có thông số kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu về kỹ thuật của mà thư viện hiện đại yêu cầu như tốc độ xử lý của máy tính, bộ nhớ, khả năng luu trữ dữ liệu, cũng như tính năng về
an toàn dữ liệu, chế độ bảo trì,… Hệ thống máy tính này bao gồm máy chủ và các máy trạm, có nối mạng với nhau và có đường truyền internet với các thiết bị viễn thông ổn định, đường truyền có tốc độ nhanh và ổn định, đảm bảo về tính anh toàn mạng, chống xâm nhập cũng như dễ dàng sao lưu dữ liệu phòng các trường hợp xảy ra sự cố
- Các thiết bị chuyên dụng phải đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật cho
từng loại sản phẩm tương ứng với từng loại công năng của nó trong thư viện Thiết bị này phải tương thích với máy tính, các hệ điều hành, phần mềm mà thư viện có, phải đáp ứng tối đa nhu cầu về công việc của thư viện
- Ngoài ra, thư viện phải trang bị những thiết bị lưu trữ khác (băng từ, đĩa từ, đĩa quang…), những thiết bị lưu trữ này phải có dung lượng lớn
để có thể chưa toàn bộ vốn tài liệu điển tử của thư viện, có độ bền và được bảo trì và sao lưu thưòng xuyên
- Hệ thống phần mềm quản trị thư viện là yếu tố tối cần thiết trong quá trình hiện đại hóa thư viện, bởi hệ thống phần mềm này là trái tim của một thư viện hiện đại Phần mềm quản trị thư viện phải đảm bảo
Trang 40những yêu cầu nghiêm ngặt về hệ thống, về tính năng kỷ thuật Những yêu cầu cơ bản của phần mềm quản lý thư viện có thể tóm tắt sau:
Tính thống nhất trong phạm vi hệ thống thư viện, đảm bảo liên thông với hệ thống thư viện đại học và các thư viện lớn trong nước và quốc tế
Đạt chuẩn Quốc tế và chuẩn Việt Nam về nghiệp vụ Thông tin Thư viện và CNTT
Kế thừa lại toàn bộ dữ liệu biên mục, dữ liệu số hóa từ phần mềm quản lý thư viện mà thư viện đang sử dụng
Yêu cầu quản lý và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên và chất lượng phục vụ Chế tài báo cáo thống kê và đánh giá so sánh đối chiếu hiệu quả khai thác sử dụng trên thực tế của bạn đọc – người dùng tin
Tính ổn định: hệ thống phát triển và được dùng ổn định qua một
số năm
Yêu cầu tạo sản phẩm thông tin: thực hiện tự động hóa quá trình sản xuất các sản phẩm thông tin như thư mục, tổng mục lục, các loại hình ấn phẩm thông tin, dữ liệu báo điện tử toàn văn
Đảm bảo dịch vụ tra cứu tài liệu điện tử trực tuyến, dịch vụ mượn liên thư viện, dịch vụ cho thuê sách, dịch vụ đặt trước tài liệu, gia hạn, dịch vụ tham khảo, dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu, dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc