Cam kết bảo vệ môi trường dự án Cấp nước sinh hoạt

38 1.7K 16
Cam kết bảo vệ môi trường dự án Cấp nước sinh hoạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bản cam kết bảo vệ môi trường dự án cấp nước sinh hoạt

Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum MỞ ĐẦU Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề nước sinh hoạt ngày càng được quan tâm hơn, không chỉ đối với khu vực thành thị mà còn cả ở nông thôn. Nước sinh hoạt đã và đang là một trong những mục tiêu mang tính Quốc gia hàng đầu ở Việt Nam. Trong điều kiện môi trường hiện nay, các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nặng. Không chỉ nguồn nước mặt mà cả nguồn nước ngầm cũng đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do các chất thải của các hoạt động sống hàng ngày cùng nhiều yếu tố tác động khác. Chính vì vậy mà nguồn nước cấp cho các hoạt động sống của nhân dân càng cần được quan tâm nhiều hơn. Năm 1998, chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ra đời và đã được thực hiện. Đến nay chương trình đó đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Số lượng người dân được tiếp cận với nước sạch hợp vệ sinh đã tăng lên đáng kể. Xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum là một xã thuộc vùng Tây Nguyên với 8.417 nhân khẩu (1.622 hộ). Mức sống của người dân trong xã còn thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn. Qua khảo sát cho thấy hiện nay nguồn nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt của người dân trong xã chủ yếu là nước suối chưa qua xử lý, một số ít hộ gia đình có giếng khơi nhưng vẫn chỉ là tạm bợ. Đối với những người dân tộc thiểu số thì nguồn nước ăn uống sinh hoạt vẫn chỉ là nước suối, nước khe được đưa về nhà bằng những ống lồ ô, tre nứa hoặc các dụng cụ khác. Đối với người Kinh, một số gia đình có điều kiện về kinh tế thì họ đào giếng, còn đa số vẫn dùng nước suối trực tiếp không qua xử lý. Số gia đình có giếng thì đa số vẫn chỉ là giếng tạm, thành giếng bằng đất, miệng giếng bằng vỏ thùng phi hoặc che tạm bợ. Do việc giữ gìn vệ sinh không tốt và các giếng này có khoảng cách với khu vực chăn nuôi, thoát nước không đảm bảo tiêu chuẩn nên đa số giếng đào bị xâm nhập nước bẩn xung quanh và tình trạng vệ sinh cũng đang bị xuống cấp trầm trọng. Trước tình hình thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt, lượng nước mặt xa khu dân cư và nguồn nước này ngày càng bị ô nhiễm nặng dẫn đến tình trạng thiếu nước dùng của người dân trong xã. Vì vậy mà nguồn nước cấp cho các hoạt động sống của nhân dân ngày càng cần được quan tâm. Để đảm bảo được yêu cầu trong hoàn cảnh mới thì việc xây dựng một công trình cấp nước tập trung có sự quản lý về chất lượng và trữ lượng là hết sức cần thiết. 1 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum Công trình cấp nước sinh hoạt xã Đắk La ra đời nhằm cung cấp nước sạch phục vụ cho nhân dân trong xã Đắk La sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân vùng dự án, đồng thời đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của người dân trong xã nói riêng và huyện Đắk Hà nói chung. Có thể nói, dự án sẽ có ý nghĩa to lớn về sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum nói chung và xã Đắk La nói riêng. Tuy nhiên, quá trình triển khai và hoạt động của dự án tất yếu sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Nếu không được đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ ngay từ ban đầu để từ đó xây dựng các giải pháp quản lý cũng như các giải pháp kỹ thuật nhằm khống chế ô nhiễm thì có thể dẫn đến suy thoái chất lượng môi trường khu vực. Hiểu được tính cấp thiết và những ảnh hưởng có thể xảy đến của dự án đối với môi trường, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Kon Tum (chủ dự án) đã phối hợp cùng công ty TNHH Kỹ thuật Đo đạc địa chính Quảng Ngãi (đơn vị tư vấn) tiến hành lập bản cam kết bảo vệ môi trường cho công trình: “Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum”. 2 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum I. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Tên dự án: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. 1.2. Tên cơ quan chủ dự án: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Kon Tum. 1.3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan chủ dự án: 88 Hai Bà Trưng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum. 1.4. Người đứng đầu cơ quan chủ dự án: Đại diện: (Ông) Hồ Văn Đà Chức vụ: Giám đốc 1.5. Phương tiện liên lạc với cơ quan chủ dự án: Điện thoại: 0603.861.985 Fax: 0603.862.890 II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. Vị trí địa lý Xã Đắk La là một xã vùng cao nằm ở phía Nam thị trấn Đắk Hà cách thành phố Kon Tum khoảng 14km. Toạ độ địa lý: + Kinh độ Đông: 107 0 54’42’’ – 108 0 02’08’’ + Vĩ độ Bắc: 14 0 23’47’’ – 14 0 30’22’’ Địa giới hành chính của xã nằm ở phía Bắc thành phố Kon Tum. Ranh giới tiếp giáp của xã: + Phía Đông giáp xã Ngọc Wang, huyện Đắk Hà; + Phía Tây giáp xã Hà Mòn; + Phía Nam giáp thành phố Kon Tum; + Phía Bắc giáp xã Hà Mòn huyện Đắk Hà. 3 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum Hình 2.1.Bản đồ hành chính huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. 2.2. Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn 2.2.1. Khí hậu a. Nhiệt độ Yếu tố nhiệt độ tác động rất lớn trong việc xác định phân bố quy hoạch cơ cấu cây trồng bởi vì tác dụng đồng hoá cũng như tốc độ sinh trưởng và phát triển của mỗi loại thực vật diễn ra trong một giới hạn diễn biến nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ không khí trung bình cả năm: 23,3 0 C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 4 (33,2 0 ) và thấp nhất là vào tháng 1 (14,2 0 ) Khu vực dự án 4 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất và thấp nhất của các tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 t tb 0 20.2 22.1 24.5 25.7 25.4 24.6 24.2 24.0 23.8 23.1 21.9 20.3 t 0 max 27.8 30.3 32.6 33.2 31.6 29.3 28.9 28.5 28.8 28.8 27.7 26.8 t min 0 14.2 16.1 18.6 20.8 21.8 22.1 21.5 21.6 20.9 19.5 17.6 15.3 b. Lượng mưa Mưa ở địa bàn tỉnh Kon Tum phân bố không đều theo không gian và thời gian. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên thì lượng mưa trung bình năm ở xã Đắk La là 1.900mm. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 8. Tuy nhiên có năm xảy ra biến trình kép với cực đại phụ xảy ra vào tháng 5 hoặc tháng 6. Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình các tháng trên địa bàn vùng dự án Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Xkt 0.9 7.4 29.5 76.8 222.2 297.7 280.2 344.6 269.1 182.5 53.9 7.2 Xđt 0.8 6.3 43.5 96.5 238.5 292.9 307.1 405.4 277.9 158.6 50.3 10.2 Lượng mưa bình quân nhiều năm tại Đắk La là Xo = 1.900mm, độ sâu dòng chảy bình quân nhiều năm Y 0 = 807mm. c. Gió Gió thịnh hành là gió Đông Nam và Tây Nam. Tốc độ gió bình quân từ 0,9 -2,2m/s. Đặc biệt số liệu quan trắc được cho thấy tốc độ gió lớn nhất xảy ra là 20m/s (năm 1984). Tuy nhiên đối với tỉnh Kon Tum gió bão xảy ra ít nên đây là một thuận lợi rất lớn. Tốc độ gió lớn nhất các tháng đo được như bảng sau: Bảng 2.3. Bảng tốc độ gió lớn nhất của các tháng trong năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vx 14 17 14 20 15 17 17 12 14 10 18 15 Năm 86, 87 82 85, 86 84 82 78 79.87 80 80 85 84 80 Ghi chú: 86, 87…: năm quan sát. Tốc độ gió P = 50% (Đông) V tb : = 12m/s Tốc độ gió lớn nhất V max = 27m/s d. Bốc hơi 5 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum Bảng 2.4. Lượng bốc hơi qua các tháng trong năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ∆Zmm 25,3 31. 2 43. 7 44.0 30. 6 25.1 25.1 21. 3 17. 1 13. 8 15. 3 19.5 2.2.2. Chế độ thuỷ văn a. Mạng lưới sông suối: Do địa hình dốc, địa tầng, chế độ mưa khá phức tạp nên sông suối trong khu vực cũng rất đa dạng, phân bổ đều khắp trong khu vực. Vùng dự án ngoài con suối chính là Kon TrangKla còn có suối Cà Sầm và một số nhánh suối nhỏ khác đổ ra sông Đắk Bla. b. Tình hình lưới trạm: Lưu lượng suối Đắk Uy không có trạm đo mưa, không có trạm đo đạc về các yếu tố khí tượng thuỷ văn. Ngoài lưu vực có các trạm như sau: Bảng 2.5. Bảng thống kê các trạm đo tại các sông Trạm đo Tên sông Thời gian quan trắc Yếu tố quan trắc Kon Tum ĐắkBla 1962-1990 Các yếu tố Đắk Cấm Đắk Cấm 1977-1984 X.Y.Q.H Đắk Tô Đắk TKam 15năm X.Y.Q.H c. Nguồn nước ngầm: Dựa vào kết quả khảo sát của Liên đoàn địa chất (Đoàn 701) miền Nam biết được ở vùng dự án có 2 giếng khoan có trữ lượng nước tương đối lớn, chất lượng nước khá tốt có thể sử dụng làm nguồn nước cung cấp cho trạm cấp nước tập trung trong vùng dự án. Tại thôn 4 xã Đắk La có 1 giếng khoan. Căn cứ vào lý lịch giếng khoan được biết: Giếng khoan có đường kính ống chống D = 140mm, sâu 60m, lưu lượng ổn định là 17 (l/s) vào tháng 10/1997 và do độ chênh lệch áp suất nước trong giếng tự phun lên khỏi mặt đất 1,5m lưu lượng nước tự phun lên tại giếng khoan này vào thời điểm tháng 4/1998 (mùa kiệt nhất) là 9l/s. Hiện tại giếng vẫn được bà con khu vực xung quanh sử dụng để sinh hoạt. Tại UBND xã Đắk La có 1 giếng khoan: Có đường kính ống chống D = 140mm, sâu 60m. Cũng theo tài liệu của Đoàn địa chất 70l thì lưu lượng của giếng này là 12 l/s. Hiện tại giếng này đã bị lấp. Dựa vào kết quả khảo sát tiến hành khoan thăm dò nước ngầm 1 giếng tại thôn 4 cách giếng khoan số 1 cách 800m để tính toán cho dự án. 6 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum 2.2.3. Địa hình và địa chất khu vực a. Địa hình Địa hình khu vực dự án chia làm 03 loại chính sau: - Địa hình núi thấp: Địa hình này chủ yếu là phân bố dọc theo trục Quốc lộ 14 chạy qua địa bàn xã Đắk La. Loại địa hình này chủ yếu là rừng tự nhiên. Độ dốc địa hình dao động từ 20 - 25 0 . Tuy nhiên diện tích này rất ít. - Địa hình gò đồi: Độ dốc địa hình từ 5 - 15 0 , cục bộ có nơi đến 20 0 . Đây là vùng chính trồng các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê. - Địa hình thung lũng: Tại đây độ dốc địa hình dao động từ 1 - 5%. Cao độ từ 550 – 600m và đây chính là vùng làm lúa nước 2 vụ trong năm. Riêng địa hình khu vực dân cư thuộc địa hình gò đồi. Dân cư chủ yếu bám theo tuyến Quốc lộ 14 và tuyến liên thôn nên việc bố trí tuyến đường ống khá thuận lợi. b. Địa chất Địa hình kiểu bóc mòn - tích tụ, độ cao tương đối thấp (500 - 550m) so với vùng núi ở phía bắc và cao nguyên Pleiku. Yếu tố địa hình đó tạo cho khí hậu địa phương của vùng tính khô tương đối trên nền khí hậu mưa ẩm dồi dào của toàn khu vực, biểu hiện ở nhiệt độ trung bình năm tương đối cao hơn, lượng mưa, số ngày mưa, độ ẩm thấp hơn so với vùng lân cận. c. Địa chất thủy văn Theo tài liệu khảo sát của Liên đoàn khảo sát ĐCTV - ĐCCT Miền Trung xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum các nhà ĐCTV đã phân định các tầng chứa nước như sau: * Các tầng chứa nước trong trầm tích Holocen Các tầng chứa nước trong trầm tích Holocen bao gồm những thành tạo bở rời nguồn gốc sông, phân bố chủ yếu dọc sông Đắk Bla, và các suối nhỏ với diện tích khoảng 75km 2 . Thành phần: Chủ yếu là cát, bột lẫn sét, cuội sỏi. Chiều dày thay đổi từ 1,1 đến 35m thường gặp 5 – 10m. * Nước thuộc loại không áp Mực nước tĩnh nằm ở độ sâu từ 0,8 đến 6,6m, thường gặp 1,5 đến 3,0m. Về mùa khô mực nước hạ thấp đến 5 - 6m (nhiều giếng nước cạn tới đáy). Qua quá trình khảo sát thực địa tìm kiếm nước dưới đất cho thấy độ khoáng hoá của nước thay đổi từ 0,037 – 0,38g/l, thuộc loại nước nhạt. Nước trong các lỗ khoan thường có độ khoáng hoá gấp 10 lần so với nước ở điểm lộ và giếng. Thành phần hoá học chủ yếu của nước là bicarbonat – sulfat calci. 7 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum * Các tầng chứa nước trong trầm tích pleistocen Các trầm tích lộ ra ở Thành phố Kon Tum và phía Nam thị trấn Đắk Tô, phần còn lại bị phủ bởi các trầm tích Holocen. Chúng là trầm tích sông, thành phần chủ yếu là cát, bột sét, cuội sỏi. Bề dày thay đổi từ 2 – 34,5m, thường gặp 10 đến 15m. Nước trong các trầm tích thuộc loại không áp hoặc áp yếu. Mực nước thay đổi từ 3,5 đến 9,2m, lưu lượng các giếng từ 0,25 đến 0,3l/s, lưu lượng các điểm lộ từ 0,3 đến 3,5 l/s, thường gặp <1,01 l/s. Chỉ có 1 lỗ khoan khai thác khoảng 20 – 25m 3 /h, thuộc loại chứa nước trung bình. Nguồn cung cấp cho các tầng chứa nướcnước mưa rơi trực tiếp ở phần lộ, thấm từ các tầng chứa nướcnước mặt. Mực nước biến đổi rõ rệt theo mùa với biên độ dao động trong khoảng từ 1 – 3m. * Các tầng chứa nước trong trầm tích Neogen (N) Các trầm tích Neogen hệ tầng phân bố rộng rãi trong vùng trũng, tạo thành 1 dải chạy dọc theo quốc lộ 14. Thành phần gồm cát, sét, cuội, sỏi gắn kết yếu, tạo thành các lớp xen kẹp nhau. Do mức độ gắn kết của đất đá còn yếu, mẫu lõi khoan lấy lên bị bở rời, nên loại nước trong trầm tích Neogen được xếp vào dạng nước lỗ hổng. Bề dày trầm tích thường gặp từ 15 – 50m. Trên mặt cắt thấy rõ 2 phần: Phần trên là lớp sét kết, cát kết, bột kết lẫn các vật chất hữu cơ, phần dưới trầm tích có độ hạt thô hơn, bao gồm cát kết, sạn cuội kết lẫn sét, gắn kết yếu dễ vỡ vụn. Nước trong các trầm tích N thuộc loại có áp, đôi nơi có áp lực cục bộ, mực nước thường nằm dưới mặt đất từ 3 - 7m. Dải trầm tích từ thị trấn Đắk Hà xuống Thành phố Kon Tum và Plei Mrông có độ chứa nước không đều, dao động từ nghèo đến giàu, tỷ lưu lượng các lỗ khoan từ 0,13 – 5m/sm, thường gặp 0,2 – 0,3 l/sm, thuộc loại chứa nước trung bình. Bảng 2.6. Kết quả bơm thí nghiệm những lỗ khoan trong các tầng chứa nước N TT Lỗ khoan Vùng H(m) Q(l/s) S(m) q(l/sm) K(m/ng) M(g/l) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2 KT152 Thành phố Kon Tum 43,5 2 1,0 2,0 1,14 3 KT153 Thành phố Kon Tum 50,4 1,39 23,0 0,06 0,19 0,278 4 ĐH2 TT.Đắk Hà 31,0 3,14 12,9 0,24 0,03 5 ĐH3 TT. Đắk Hà 11,5 2,0 15,7 0,13 6 ĐL1 Xã Đắk La 15 2,3 Thí nghiệm tự chảy 0,152 8 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum 7 ĐL2 Xã Đắk La 21,5 7,5 Thí nghiệm tự chảy 0,145 (Nguồn: Tài liệu của Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT Miền Trung) Mực nước biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa khô và mùa mưa khoảng 1,0 – 1,5m, lưu lượng thay đổi từ 0,3 – 0,6 l/s. Nhìn chung nước có chất lượng tốt, độ khoáng hoá từ 0,025 đến 1,02g/l, thường gặp 0,03 – 0,09 g/l. Phía Bắc vùng trũng nước chủ yếu thuộc loại bicarbonat – clorua natri. Các tầng chứa nước N có độ chứa nước thay đổi theo diện và chiều sâu. Phần phía Bắc trầm tích thuộc loại nước nghèo, còn lại thuộc loại trung bình, có khả năng cung cấp nước nhỏ đến vừa. * Các tầng chứa nước trong đá bazan Pliocen – Pleistocen Các thành tạo bazan thuộc hệ tầng Túc Trung với diện tích khoảng 15km 2 . Thành phần gồm bazan tholeit, bazan olivin kiềm. Đá có cấu tạo đặc sít xen lỗ hổng, nứt nẻ không đều, phần trên bị phong hoá triệt để tạo thành đất màu đỏ. Chiều dày các thành tạo phun trào thay đổi từ 13 – 161m, thường gặp từ 60 – 1000m. Nước dưới đất trong tầng này thuộc loại không áp, đôi nơi có áp cục bộ, mực nước thay đổi từ 0-31,26m, thường gặp từ 3-6m. Nhìn chung bazan có độ chứa nước trung bình đến giàu. Nước trong đá bazan thường không màu không mùi có vị nhạt. Độ khoáng hoá thay đổi từ 0,07-0,287 g/l, thường gặp từ 0,1-0,25 g/l, thuộc lọai nước nhạt. Mực nước thay đổi theo mùa, với biên độ dao động từ 1,65–2,75m, thấp nhất vào tháng 5,6 và cao nhất vào tháng 8, 9. Nguồn cung cấp cho các tầng chứa nước chủ yếu là nước mưa rơi trực tiếp ở phần lộ, thấm từ các tầng chứa nướcnước mặt. Các tầng chứa nước này có diện tích phân bố đáng kể, bề dày tương đối lớn, mức độ chứa nước từ trung bình đến giàu, nước có chất lượng tốt, có khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp nước tập trung quy mô vừa và nhỏ. 2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án 2.3.1. Tình hình kinh tế, chính trị Qua điều tra người dân nơi đây đã có trình độ canh tác lúa nước và một số cây có hạt, đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc trồng trọt. Giống lúa mới được người dân sử dụng. Tập quán phát rừng làm rẫy được bà con từ bỏ mà tập trung vào việc khai hoang canh tác đất gò đồi trồng màu và cây cao su, cà phê. Các hủ tục lạc hậu được xoá bỏ và thay vào đó là các nét truyền thống văn hoá như cồng 9 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum chiêng, nhà rông được người dân phát huy. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững. 2.3.2. Tình hình xã hội a. Dân số và lao động Theo số liệu điều tra của Ủy ban nhân dân xã Đắk La cung cấp thì toàn xã có 7.575 nhân khẩu. Xã Đắk La hiện nay có 11 thôn, trong đó có 05 thôn đồng bào dân tộc ít người và 05 thôn người Kinh. Phần lớn dân cư được phân bố rải rác dọc 02 bên đường giao thông (dọc Quốc lộ 14 và đường liên thôn thuộc địa bàn xã) thôn ở gần trung tâm xã nhất là thôn 10 (cách trung tâm xã 05 km), sau đó đến các thôn 9, 8, 7. Thôn ở cách xa trung tâm xã nhất là các thôn 4, 5, 6. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2%. b. Giáo dục và y tế Giáo dục: Xã có các trường cấp 1, 2 trong đó có cả học sinh người Kinh và các em học sinh dân tộc khác. Ngoài trường học nằm ngay trung tâm xã thì ở tất cả các thôn đều có lớp học lẻ dành cho học sinh các lớp 1, 2. Y tế: Qua khảo sát thực tế, vùng dự án hiện nay có trạm xá với quy mô nhỏ, có y sỹ, và bác sỹ thường xuyên chăm lo việc khám chữa bệnh của nhân dân trong xã. c. Điều kiện giao thông Hiện nay tuyến đường giao thông chính đi qua trung tâm là Quốc lộ 14 với tổng chiều dài 8km (đoạn qua vùng dự án). Hiện trạng đường nhựa, mặt rộng. Đây là tuyến đường huyết mạch để huyện có điều kiện giao lưu kinh tế. Phát triển ngành nghề du lịch và dịch vụ trong tương lai. Tuyến đường nối từ Quốc lộ 14 đi qua thôn 5, 6, 7, 8, 9 và 10 dài 6km đã được nhựa hóa. Đoạn đường này đã được đầu tư nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên chưa được nhựa hoá mà còn là đường đất nên nhanh bị xuống cấp. Ngoài ra hiện nay còn có một số tuyến đường vào khu công nghiệp Đắk La, khu mỏ đá, đường vào trạm rộng bê tông nhựa… Như vậy với mạng lưới tuyến đường nêu trên còn khó khăn hơn so với các xã trên địa bàn. d. Điều kiện thủy lợi Hiện nay, trong vùng có các công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ tưới khoảng 300 ha lúa 2 vụ của xã như đập thuỷ lợi Kon TrangKla, đập Ba Tri, đập Ka Ha, kênh tưới 10 [...]... khu vực dự án VIII CAM KẾT THỰC HIỆN Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn trong sạch môi trường sống Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Kon Tum cam kết thực hiện các nội dung sau: - Thực hiện đầy đủ các quy định của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam cũng như các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài nguyên & Môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường. .. xây dựng chủ yếu là nước thải sin h hoạt của công nhân xây dựng, nước mưa chảy tràn và nước thải công nghiệp + Nước thải sinh hoạt: 17 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum Theo dự kiến trong giai đoạn này Dự án sẽ phải sử dụng khoảng 12 công nhân xây dựng Lượng công nhân tập trung là nguyên nhân phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt đáng kể Với khoảng... nước thải sinh hoạt cột B (Giá trị C): khi thải vào nguồn nước không dùng cho cấp nước sinh hoạt Dấu (-): Không có trong quy chuẩn Nhận xét: So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt cột B: khi thải vào nguồn nước không dùng cho cấp nước sinh hoạt cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đều lớn hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn Lượng nước. .. cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum • Nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạtNước cấp QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - Cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải và giảm thiểu các tác động khác như đã nêu trong bản cam. .. thiết bị Sinh hoạt của công nhân xây dựng Nước thải công nghiệp chứa cặn lơ lửng, dầu sinh NT mỡ hoạt chứa hàm lượng chất hữu - MT nước mặt, nước ngầm; - HST; - MT đất - Phạm vi công trường - HST xung quanh Thấp, gián đoạn - Thời gian tác động: 4 tháng - Phạm vi công trường - Thời gian tác động: Thấp 4 tháng 15 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum Nước mưa... khói bụi sinh ra và không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh 6.2.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày thải ra khoảng 0,56 m 3 khi dự án đi vào hoạt động Lưu lượng nước thải này không lớn nhưng để đảm bảo an toàn lâu dài cho môi trường thì cần xây dựng bể tự hoại để xử lí lượng nước thải này - Cấu tạo và kích thước bể được tính toán và xây dựng dựa theo... 3.157,59 14 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum V CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Công trình cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum sẽ đem lại lợi ích kinh tế đáng kể Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án cũng có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường Vì vậy cần đánh giá cụ thể, chi tiết ngay từ giai đoạn bắt đầu xây dựng 5.1... đích sinh hoạt của cán bộ công nhân viên (7 người) Theo tiêu chuẩn cấp nước của 1 người/ngày.đêm của TCXDVN 33:2006 là 100 lít/người/ngày.đêm và hệ số phát thải (tỉ số lưu lượng nước thải /nước cấp) , khoảng 80% Thì tổng lượng nước thải sinh hoạt dự báo khoảng 0,56 m3/ngày.đêm Nước thải sinh hoạt tuy khối lượng không nhiều nhưng nếu không xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng cho môi trường, ... khác Dự án mang lại các tác động tích cực cho đời sống văn hoá, xã hội cho cộng đồng * Hiệu quả kinh tế - xã hội Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt là một trong những bước phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng, tác động mạnh tới công tác và toàn bộ hoạt động sinh hoạt của nhân dân Hệ thống cấp nước sinh hoạt được xây dựng trong khuôn khổ của Dự án này sẽ giúp đỡ nhân dân thoát khỏi cảnh thiếu nước. .. chuyền công nghệ xử lý nước vùng dự án như sau: 11 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum * Dây chuyền công nghệ xử lý nước vùng dự án như sau: Chất keo tụ Tháp làm thoáng Công trình thu Bể lắng đứng Rãnh thoát nước Hộ sử dụng nước Bể lọc Chất khử trùng Hố thu bùn Bể chứa nước sạch Mạng ống phân phối nước Vị trí được chọn để đặt trạm xử lý nước tại quả đồi cao . vấn) tiến hành lập bản cam kết bảo vệ môi trường cho công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum”. 2 Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện. lượng môi trường khu vực. Hiểu được tính cấp thiết và những ảnh hưởng có thể xảy đến của dự án đối với môi trường, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Kon Tum (chủ dự án) đã. của nước thải: Nước thải trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, nước mưa chảy tràn và nước thải công nghiệp. + Nước thải sinh hoạt: 17 Bản cam kết

Ngày đăng: 27/05/2014, 13:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • I. THÔNG TIN CHUNG

    • 1.4. Người đứng đầu cơ quan chủ dự án:

    • 1.5. Phương tiện liên lạc với cơ quan chủ dự án:

    • II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN

      • 2.1. Vị trí địa lý

      • 2.2. Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn

        • 2.2.1. Khí hậu

        • 2.2.2. Chế độ thuỷ văn

        • 2.2.3. Địa hình và địa chất khu vực

        • * Nước thuộc loại không áp

        • * Các tầng chứa nước trong trầm tích pleistocen

        • * Các tầng chứa nước trong trầm tích Neogen (N)

        • * Các tầng chứa nước trong đá bazan Pliocen – Pleistocen

        • III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

          • 3.1. Quy mô đầu tư

          • 3.2. Tổng vốn đầu tư

          • IV. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG

            • 4.1. Nguyên, nhiên liệu sử dụng

            • 4.2. Nhu cầu về điện

            • 4.3. Cung cấp nước

            • 5.1. Giai đoạn thi công xây dựng

              • 5.1.1. Các tác động đến môi trường

              • 5.1.2. Những rủi ro trong giai đoạn xây dựng

              • 5.2. Khi dự án đi vào hoạt động

                • 5.2.2. Những tác động của dự án đến tình hình kinh tế - xã hội

                • VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

                  • 6.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực có liên quan đến chất thải

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan