1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu quy trình tái sinh in vitro cây dưa hấu

7 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 392,64 KB

Nội dung

Nguyễn Thị Thanh Nga 1,2 , Nguyễn Tường Vân 2 , Chu Hoàng Hà 2 , Lê Trần Bình 2 1 Trường Đại học Tây Bắc 2 Viện Công nghệ sinh học TÓM TẮT Quy trình tái sinh cây in vitro hiệu quả cho

Trang 1

Tạp chí Công nghệ Sinh học 8(3B): 1353-1359, 2010

1353

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TÁI SINH IN VITRO CÂY DƯA HẤU (CITRULLUS LANATUS THUMB.)

Nguyễn Thị Thanh Nga 1,2 , Nguyễn Tường Vân 2 , Chu Hoàng Hà 2 , Lê Trần Bình 2

1 Trường Đại học Tây Bắc

2 Viện Công nghệ sinh học

TÓM TẮT

Quy trình tái sinh cây in vitro hiệu quả cho cây dưa hấu thông qua mô sẹo hoặc trực tiếp từ lá mầm đã

được thử nghiệm trong nghiên cứu này Vật liệu khởi đầu được sử dụng là lá mầm 4-5 ngày tuổi Các mảnh lá mầm được kích thích tạo mô sẹo hoặc hình thành chồi và cụm chồi trên môi trường MS có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng với nồng độ khác nhau 2.4D không có khả năng kích thích tạo mô sẹo từ mảnh lá mầm dưa hấu Tỷ lệ tạo cụm chồi cao nhất thu được trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l IBA và 1,5 mg/l BAP Sau 6 tuần các cụm chồi tái sinh được chuyển sang môi trường kéo dài chồi (MS bổ sung 580 mg/l MES, 0,1mg/l IBA, 0,5 mg/l GA3) trong 2 tuần Những chồi có kích thước >1cm sẽ hình thành rễ sau 3 đến 4 tuần trên môi trường tạo rễ (MS, 0,1mg/l IBA) Các cây hoàn chỉnh sau giai đoạn tạo rễ sẽ được chuyển ra bầu trấu hun để thích ứng dần với điều kiện môi trường

Từ khóa: dưa hấu, tái sinh cây in vitro, lá mầm, cụm chồi

MỞ ĐẦU

Dưa hấu (Citrullus lanatus Thumb.) là cây trồng

quan trong thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc từ châu

Phi và Nam châu Á Quả dưa hấu có giá trị dinh

dưỡng và thương mại cao, có thể dùng ăn trực tiếp,

làm salad, nước ép, kẹo và ăn hạt Ở vùng sa mạc,

người ta sử dụng dưa hấu như một nguồn cung cấp

nước cho cơ thể (Sultana et al., 2003) Giá trị dinh

dưỡng của dưa hấu không chỉ bởi vị ngọt, mát của nó

mà còn vì quả dưa hấu chứa một hàm lượng lớn chất

xơ, nhiều loại vitamin khác nhau và khoáng chất, hạt

dưa hấu rất giàu chất béo và protein (Wehner et al.,

2008; Sultana et al., 2003; Compton, 2004) Hiện

nay, dưa hấu được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới

và cận nhiệt đới, trong đó quá nửa diện tích được

trồng ở vùng Đông Nan Á, châu Phi, vùng biển

Caribê và miền Nam nước Mỹ (Sultana et al., 2003;

Wehner et al., 2008; Wehner et al., 2003)

Việc xây dựng quy trình tái sinh cây in vitro là rất

cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ sinh học trong

cải tiến giống dưa hấu, đặc biệt trong việc nâng cao

khả năng chống sâu bệnh hại Đã có một vài nghiên

cứu thông báo về quy trình tái sinh cây dưa hấu để tạo

giống sạch bệnh cũng như tạo nguyên liệu cho chuyển

gen Nhìn chung các quy trình đều bao gồm 3 giai

đoạn: giai đoạn tạo chồi bằng cách nuôi cấy các mảnh

lá mầm trên môi trường nuôi cấy có bổ sung

cytokinin, giai đoạn kéo dài chồi bằng cách chuyển

các chồi hoặc cụm chồi sang môi trường có nồng độ cytokinin thấp; giai đoạn thứ 3 là giai đoạn tạo rễ cho chồi bằng cách chuyển các mồi sang môi trường có nồng độ auxin thấp hoặc môi trường không có chất

kích thích sinh trưởng (Sultana et al., 2003, 2004; Ganasan et al., 2010; Krug et al., 2005; Pirinc et al., 2003; Chaturvedi et al., 2001) Tuy nhiên, so với các

loại cây trồng khác trong họ bầu bí như dưa chuột, … thì việc nuôi cấy mô ở dưa hấu ít được quan tâm hơn

(Dong, Jia, 1991; Sultana et al., 2003)

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về dưa hấu tập trung chủ yếu vào các biện pháp nông học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng dưa hấu (Trần Đình Nguyễn, Trần Thị Ba, 2008), so sánh các chỉ tiêu năng xuất, chất lượng của các giống dưa hiện

có tại Việt Nam (Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy, 2004), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch và bảo quản dưa hấu (Lê Văn Việt Mẫn, Trần quốc Huy, 2008) Một vài nghiên cứu ứng dụng nuôi cấy mô trong việc nhân nhanh các giống dưa hấu tam bội hoặc dưa hấu lai F1 phục

vụ cho công tác giống cũng đã được tiến hành

(Nguyễn Thị Phương Thảo et al., 2010; Lâm Ngọc Phương et al., 2005; 2006) Tuy nhiên, việc tái

sinh cây dưa hấu thông qua nuôi cấy mô ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều Vì thế, nghiên cứu này được thực hiện với

mục đích xây dựng được quy trình tái sinh in vitro

để phục vụ cho công tác nhân giống và chuyển

Trang 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu nghiên cứu

Hạt dưa hấu dùng trong thí nghiệm của chúng tôi

được thu từ Dòng 1 có nguồn gốc địa phương (Bình

Thuận), quả có vỏ đen, tròn, to, ruột đỏ và Dòng 2 có

nguồn gốc từ giống F1-Tiểu Long – Thăng Long,

quả có vỏ xanh, hình oval, to, ruột đỏ và con lai ở

thế hệ F9 (cho tự thụ phấn) của hai dòng trên

Chuẩn bị mẫu cấy

Hạt dưa hấu được khử trùng bề mặt bằng cồn

70% trong 1 phút, sau đó ngâm trong dung dịch

Javel 40% trong 15 phút rồi rửa lại 3 lần bằng nước

cất khử trùng Hạt đã khử trùng bề mặt được bóc vỏ

rồi tiếp tục khử trùng bằng cồn 70% trong 1 phút,

trường MS trong tối ở 28C

Cảm ứng đa chồi và tái sinh cây

Thí nghiệm được tiến hành trên môi trường nuôi cấy MS có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng khác nhau, được trình bày trong bảng 1

Lá mầm 3 - 7 ngày tuổi được cắt với kích thước khoảng 1 – 2 mm2 (chỉ lấy phần gần gốc lá mầm) và đặt lên môi trường cảm ứng tạo mô sẹo hoặc môi trường tái sinh Sau 6 tuần, các chồi đơn hoặc các cụm chồi tái sinh được chuyển sang môi trường kéo dài chồi hoặc môi trường ra rễ (đối với những chồi

có kích thước lớn, khỏe mạnh) Sau khi tạo rễ, các cây hoàn chỉnh sẽ được chuyển ra giá thể trấu hun nuôi cấy trong buồng sinh trưởng và chuyển ra nhà lưới Hiệu quả của các giai đoạn được đánh giá dựa trên tỷ lệ (%) tạo mô sẹo, tái sinh chồi, số chồi trên mảnh lá

Bảng 1 Thành phầ n môi tr ườ ng th ử nghi ệm

Tên môi trường Thành phần môi trường

Môi tr ườ ng c ả m ứ ng t ạ o mô s ẹ o MS b ổ sung: 0,0; 2,0 và 2,5 mg/l 2,4-D

Môi tr ườ ng tái sinh ch ồ i MS bổ sung: 0,5 mg/l IBA và BAP với các nồng độ khác nhau:

0,0; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 2,5; 3,0; 3,5; 4,0; 7,0; 9,0 mg/l

Và MS b ổ sung 0,5 mg/l IBA, 1,5 mg/l BAP và NAA v ớ i các n ồ ng

độ 0,1; 0,2 mg/l

Môi tr ườ ng kéo dài ch ồ i MS bổ sung 0,1 mg/l IBA, 580 mg/l MES và GA3 với các nồng

độ : 0,0; 0,3; 0,5; 0,7 mg/l

½ MS b ổ sung 0,1 mg/l IBA

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Khả năng cảm ứng tạo mô sẹo của lá mầm

Khả năng cảm ứng tạo mô sẹo của lá mầm được

khảo sát trước hết trên môi trường có bổ sung 2,4-D

với 3 nồng độ khác nhau 0,0; 2,0 và 2,5mg/l Kết quả

cho thấy ở cả 3 công thức thí nghiệm, tất cả các mảnh

lá mầm của cả 2 dòng dưa hấu đều không tạo được

mô sẹo, các mảnh lá mầm có tăng trưởng về kích

thước nhưng mức độ tăng trưởng không đáng kể, mẫu

cấy có màu vàng và bị chết sau khoảng 3 – 4 tuần

nuôi cấy Ở nồng độ 2,0 mg/l và 2,5 mg/l, các mảnh lá

mầm tăng trưởng chậm hơn và chết sớm hơn so với

công thức đối chứng, hầu hết chúng chỉ đạt kích thước

tương đương với ½ kích thước ở các mẫu đối chứng

Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả của

Sultana và đồng tác giả (2004), khi thông báo có tới

75 và 100% mảnh lá tạo mô sẹo trên môi trường có 2,0 và 2,5mg/l 2,4-D Theo các nghiên cứu của Compton và đồng tác giả (2004), Nikam và đồng tác giả (2009) về ảnh hưởng tác động của 2,4-D và BA hoặc Kn đến sự phát sinh callus và tái sinh chồi dưa hấu thì việc bổ sung thêm 2,4-D với một hàm lượng nhất định có tác dụng làm cho việc phát sinh mô sẹo được dễ dàng hơn nhưng những chồi thu được lại quá ngắn Như vậy, khi bổ sung 2,4-D vào môi trường nuôi cấy các mẫu dưa hấu nói trên không những không tạo được mô sẹo mà còn kìm hãm sự phát triển của các mảnh cấy

Khả năng tái sinh chồi và cụm chồi

Ả nh hưởng của tuổi lá mầm đến quá trình tái sinh chồi

Trong quá trình nuôi cấy, bên cạnh việc bổ sung hợp lý các chất điều tiết sinh trưởng vào môi trường

Trang 3

Tạp chí Công nghệ Sinh học 8(3B): 1353-1359, 2010

1355

(Krug et al., 2005) thì tuổi của lá mầm (Srisvastava

et al., 1989) và phương pháp lấy mẫu cấy (Compton,

Gray, 1993, Compton, 1999) cũng là những yếu tố

quan trọng, quyết định đến khả năng tái sinh ở dưa

hấu Vì thế, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trên

tuổi lá mầm khác nhau Mảnh lá mầm 3, 5, 7 và 9

ngày tuổi được đặt lên môi trường tái sinh có bổ

sung 1,5 mg/l BAP và 0,5 mg/l IBA Tỷ lệ lá mầm

tái sinh chồi được quan sát sau 6 tuần, và được thể

hiện trong bảng 4

Rõ ràng, có khác biệt khá rõ về ảnh hưởng của

tuổi lá mầm đến khả năng tái sinh thành chồi Lá mầm 5 ngày tuổi cho hiệu quả tái sinh thành chồi cao nhất Phần gần gốc lá mầm cho số lượng chồi tái sinh nhiều hơn phần gần ngọn lá mầm Kết quả này cũng phù hợp với các công bố trước đây về việc lựa

chọn các lá mầm dưa hấu 5 ngày tuổi để tạo chồi in vitro (Pirinc et al., 2003; Dong, Jia, 1991) Tuy

nhiên, theo nhiều tác giả thì việc nuôi cấy các mảnh

lá mầm dưới 5 ngày tuổi mới cho hiệu quả tái sinh cao nhất, bởi chúng phản ứng tích cực và hiệu quả

hơn đối với các kích tố ngoại sinh (Choi et al., 1994; Compton ,1999; Krug et al., 2005)

Bảng 4 Ả nh h ưở ng c ủ a tu ổ i lá m ầ m tái sinh ch ồ i

Tuổi lá

mầm (ngày)

Số mảnh

c y

Số mảnh tái sinh thành chồ

T l (%) Số mảnh

c y

Số mảnh tái sinh thành chồ

T l (%)

Ả nh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng

đế n quá trình tái sinh chồi

Trên môi trường không có chất kích thích sinh

trưởng, tất cả các mẫu nuôi cấy đều không tạo được

mô sẹo hoặc tạo chồi và chết sau 4 tuần nuôi cấy Sự

có mặt của BAP và IBA với các nồng độ khác nhau

kích thích tạo chồi với tỷ lệ khác nhau Tỷ lệ tái sinh

giao động từ 13,3%– 44,6% (Dòng 1) và từ 18,4% –

56,7% (Dòng 2) Tuy nhiên, tỷ lệ các mảnh lá mầm tái

sinh tạo được chồi cao nhất ở cả 2 dòng dưa hấu lại ở

công thức chứa 1,5 mg/l BAP (Bảng 2) và số chồi

trung bình ở công thức 1,5 mg/l BAP cũng là cao nhất

đối với cả 2 dòng dưa (4 hoặc 5 chồi/ mẫu) Kết quả

này phù hợp với nhiều công bố khẳng định rằng việc

tái sinh chồi từ các mảnh lá mầm dưa hấu là tốt nhất

trên môi trường MS có bổ sung từ 1 – 2 mg/l BAP

(Ganasan, Huyop, 2010; Pirinc et al., 2003; Wang

Chun-xia et al., 1997; Choi et al.,1994; Park et

al.,2005; Krug et al.,2005), nhưng lại trái ngược với

kết quả tái sinh chồi của Nguyễn Thị Phương Thảo và

đồng tác giả (2010) Theo tác giả này, khi sử dụng

BAP (1,5 mg/l) thì 100% mẫu lá tạo mô sẹo nhưng lại

không tạo được chồi Điều này có thể là do ảnh hưởng

của các giống sử dụng khác nhau

Khi nồng độ BAP tăng lên từ 4,0; 7,0 và 9,0

mg/l BAP, thì tỷ lệ các mảnh lá mầm tái sinh thành chồi giảm rõ rệt trong khi tổng số mảnh lá tái sinh vẫn rất cao Như vậy, có thể thấy rằng nồng độ BAP cao sẽ kích thích các mảnh lá tái sinh thành cụm lá nhiều hơn tái sinh thành chồi

Ở các công thức tái sinh có bổ sung NAA, hầu hết các mảnh lá mầm đều tạo được mô sẹo nhưng mô sẹo cứng và có mầu trắng hơn so với công thức không có NAA Thêm vào đó, 60 – 70% các mảnh lá tạo rễ to, sần sùi, cứng thay vì tạo chồi Như vậy, sự kết hợp đồng thời giữa IBA, BAP và NAA đã kìm hãm quá trình tái sinh cây từ mô sẹo và kích thích quá trình tạo rễ, giống như kết quả nghiên cứu của Krug và đồng tác giả (2005) Srisvastava và đồng tác giả (1989) khẳng định khả năng tái sinh chồi từ các mảnh lá mầm dưa hấu giảm đáng kể khi bổ sung NAA hoặc IAA trong môi trường nuôi cấy Tuy nhiên, theo Sultana và đồng tác giả (2004) khi nghiên cứu ảnh hưởng tác động của các chất kích thích sinh trưởng đến quá trình tái sinh chồi của

dưa hấu Citrullus lanatus Thumb thì việc kết hợp giữa

1,0 mg/l BAP và 0,2 mg/l NAA lại cho kết quả tái sinh cao nhất (70%) so với các công thức còn lại

Kết quả kích thích kéo dài chồi

Việc chuyển các chồi dưa hấu tái sinh từ lá mầm sang môi trường kéo dài chồi ít được quan tâm

Trang 4

vươn cao trong môi trường MS như được đề cập

trong một số nghiên cứu (Shalaby et al.,2008;

Compton et al.,1996; Ganasan et al.,2010) Tuy

nhiên, trong một vài công trình nghiên cứu về quy

trình tái sinh và chuyển gen vào dưa hấu, vấn đề này

được cho là cần thiết để có thể thu được các cây tái

sinh có sức sống cao hơn (Wang Chun-xia et

al.,1997; Compton et al.,1999)

Các chồi tái sinh 6 tuần tuổi của dòng dưa hấu

số 2 được chuyển sang môi trường kéo dài chồi có

chứa 0,1 mg/l IBA và các nồng độ khác của GA3

trong 2 tuần Nhìn chung với các chồi khỏe (cao

>1cm, mập mạp) khi chuyển sang môi trường MS

không có chất kích thích sinh trưởng vẫn phát triển

rất tốt, cây lớn nhanh, khỏe, xanh tốt Còn những

môi trường kéo dài chồi khác nhau thì sự kích thích kéo dài có sự khác biệt khá rõ rệt Kết quả được thể hiện qua bảng 5

Đối với công thức môi trường chỉ có MS thì hầu hết chồi phát triển chậm hơn so với trên môi trường

có bổ sung GA3 Ở nồng độ 0,5 mg/l GA3, các chồi phát triển về chiều cao khá đồng đều, cây xanh tốt, một số cây có rễ, còn đối với nồng độ 0,7 mg/l GA3,

dù thống kê về sự kéo dài chồi không khác biệt so với nồng độ 0,5 mg/l GA3 nhưng các chồi phát triển không đồng đều, lá cây có mầu vàng và số chồi có rễ

ít hơn Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả mà

Cho et al., (2008) đã công bố rằng chồi được kéo dài

tốt nhất trên môi trường có bổ sung 0,1 mg/l IBA, 0,5 mg/l GA3 và 580 mg/l MES

Bảng 2 Ả nh h ưở ng c ủ a các ch ấ t kích thích sinh tr ưở ng đế n quá trình phát sinh ch ồ i

Môi trường:

MS + 0,5 IBA

Số mảnh lá mầm Số mảnh tái

sinh

T l tái sinh (%) T l số mảnh

cho chồi (%)

Số chồi trung bình

+ 1,5 BAP +

0,1 NAA

+ 1,5 BAP +

0,2 NAA

Ghi chú: Nhữ ng m ả nh tái sinh là nh ữ ng m ả nh đ ã tái sinh thành ch ồ i ho ặ c tái sinh thành c ụ m lá Nh ữ ng m ả nh tái sinh thành

c ụ m lá thì không hình thành ch ồ i trên môi tr ườ ng kéo dài ch ồ i nên không có ý ngh ĩ a trong nuôi c ấ y In vitro

Bảng 5 Ả nh h ưở ng c ủ a GA3 và IBA đế n s ự kích thích kéo dài ch ồ i có kích th ướ c < 1 cm

GA3 Số chồi cấy Số chồ được kéo

dài

Số chồi 2 – 3

cm

Số chồi 3 –

5 cm

Số chồi >5 cm

Trang 5

Tạp chí Công nghệ Sinh học 8(3B): 1353-1359, 2010

1357

Kết quả ra rễ của chồi tái sinh

Các chồi dưa hấu được biết có thể tạo rễ trên

môi trường MS (Park et al.,2005; Choi et al.,1994;

Akashi et al.,2005) tuy nhiên tốc độ phát triển chiều

cao của chồi vẫn có thể nhanh hơn tốc độ ra rễ của

chúng Vì thế, sau 2 tuần trên môi trường kéo dài các

chồi sẽ được chuyển sang môi trường tạo rễ

Trong các công thức thí nghiệm, công thức môi

trường MS bổ sung 0,3 và 0,5 mg/l IBA có tỷ lệ tạo rễ

là rất cao (83,3% và 90,5%), tuy nhiên lá bị vàng, rễ

to, sần sùi, giòn và hầu hết bị gãy khi chuyển từ môi

trường thạch ra môi trường bên ngoài, vì thế 100%

cây đều bị chết trong giai đoạn thích ứng với môi trường Ở môi trường MS bổ sung 0,1 mg/l IBA, cây vẫn phát triển rất nhanh và tỷ lệ tạo rễ thấp hơn, nhưng cây xanh tốt, rễ mảnh, dai, ít bị đứt gãy khi rút

ra khỏi bề mặt thạch Còn ở công thức 1/2MS + 0,1 mg/l IBA thì tỷ lệ ra rễ thấp và cây phát triển chậm, còi cọc, lá bị vàng Có thể khẳng định MS + 0,1 mg/l IBA là công thức tốt nhất để tạo rễ cho các dòng dưa hấu nghiên cứu, kết quả này cũng phù hợp với một vài

nghiên cứu đã công bố trước đây (Compton et al.,

1996, 2004; Krug et al., 2005; Ganasan, 2010) Các

cây hoàn chỉnh sẽ được chuyển sang giá thể trấu hun

để thích ứng dần với điều kiện môi trường

Bảng 6 Khả n ă ng t ạ o r ễ trên môi tr ườ ng th ử nghi ệ m

Môi trường Số chồi cấy Số chồi tạo được rễ T l (%) Số rễ /chồ

Hình 1 Quy trình tái sinh cây dư a h ấu A: Phôi nả y m ầ m trên môi tr ườ ng MS; B: M ả nh lá m ầ m 4-5 ngày tu ổ i đượ c c ấ y lên môi tr ườ ng tái sinh; C: Ch ồ i đượ c hình thành sau 2 tu ầ n nuôi c ấ y; D: C ụ m ch ồ i sau 5 – 6 tu ầ n nuôi c ấ y; E: Các c ụ m ch ồ i

c ầ n chuy ể n sang môi tr ườ ng kéo dài ch ồ i; F: Các c ụ m ch ồ i sau 2 tu ầ n trên môi tr ườ ng kéo dài ch ồ i; G: T ạ o r ễ cho ch ồ i; H: Thích ứ ng cây v ớ i môi tr ườ ng

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu này, chúng tôi đã tạo được quy

trình tái sinh cây hiệu quả từ lá mầm của cây dưa hấu

(Hình 1) Mảnh lá mầm 5 ngày tuổi là thích hợp cho

việc tái sinh ở dưa hấu Các vùng khác nhau trên lá mầm cho hiệu quả tái sinh cũng khác nhau, vùng gần gốc lá mầm cho hiệu quả tái sinh cao hơn các vùng khác Môi trường thích hợp để tái sinh chồi là MS bổ sung 3% sucrose, 0,8% agarose, 0,5 mg/l IBA, 1,5

D

Trang 6

trên môi trường MS bổ sung 3% sucrose, 0,8%

agarose, 0,1 mg/l IBA, 580mg/l MES và 0,5 mg/l

GA3 và được ra rễ trên môi trường MS bổ sung 3%

sucrose, 0,8% agarose, 0,1 mg/l IBA Các cây hoàn

chỉnh sẽ được chuyển ra bầu trấu hun để thích nghi

với điều kiện môi trường Việc sử dụng 2,4-D để

cảm ứng tạo mô sẹo trước khi tạo chồi không những

không tạo được mô sẹo mà còn kìm hãm sự phát

triển của lá mầm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chaturvedi R, Bhatnagar SP (2001) High – frequency

shoot regeneration from cotyledon expalnts of watermelon

cv Sugar Baby In Vitro Cell Dev Biol Plant 37: 255-258

Cho MA, Moon CY, Liu JR, Choi PS (2008)

Agrobacterium-mediated transformation in Citrullus

lanatus, BP 52(2): 365-369

Choi PS, Soh WY, Kim YS, Yoo Ook J and Liu JR (1994)

Genetic transformation and plant regeneration of

watermelon using Agrobacterium tumefaciens PCR 13:

344-348

Compton ME, Gray DJ and Gaba VP (2004) Genetic

transformation of watermelon, I.S.Curtis (ed), Transgenic

crops of the world – Essential Protocols: 425-433

Compton M E (1999) Dark pretreatment improves

adventitious shoot organogenesis from cotyledons of

diploid watermelon, Plant Cell Tissue Organ Cult 58 :

185-188

Compton ME, Gray DJ, Elmstrom GW (1996)

Identification of tetraploid regenerants from cotyledons of

dipoid watermelon cultured in vitro, Euphytica 87:

165-172

Compton M E, Gray D J (1993) Somatic embryogenesis

and plant regeneration from immature cotyledons of

watermelon, Plant Cell Rep12: 61-65

Compton ME, Gray DJ, Gaba VP (2004) Use of tissue

culture and biotechnology for the genetic improvement of

watermelon Plant Cell Tissue Organ Cult 77: 231-43

Dong JZ, Jia SR (1991) High efficiency plant regeneration

from cotyledons of Watermelon (Citrullus lanatus

Schrad.), Plant Cell Rep v9: 559-562

Ganasan K, Huyop F (2010) In vitro Regeneration of

Citrullus lanatus cv Round Dragon, J Biol Sci 10 (2):

131-137

Akashi K, Morikawa K, Yokota A (2005)

Agrobacterium-mediated transformation system for the drought and excess

light stress-tolerant wild watermelon (Citrullus lanatus),

Plant Biotechnol 22 (1): 13-18

organogenesis in watermelon cotyledons, Pesq Agropec bras Brasília 40(9): 861-865

Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Bảo Vệ, Đỗ Thị Trang Nhã

(2005) Nhân chồi dưa hấu tam bội (Citrullus vulgaris

Schrad.) từ chồi đỉnh trên môi trường MS có cytokinin và

auxin, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2: 30,

31&35

Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Bảo Vệ (2006) Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật IBA, BA và than hoạt tính đến sự tạo rễ của chồi dưa hấu tam bội in vitro

(Citrullus vulgaris Schrad)., Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2: 39-44

Lê Văn Việt Mẫn, Trần Quốc Huy (2008) Nghiên cứu kéo dài thời gian bảo quản dưa hấu tươi cắt miếng bằng

phương pháp xử lý ozone, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ (11)9: 77-82

Nguyễn Thị Phương Thảo, Ninh Thị Thảo, Vũ Thị Hà (2010) Nghiên cứu nhân nhanh In vitro cây dưa hấu

(Citrullus lanatus), Tạp Chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (8)3: 418-425

Nikam TD, Ghane SG, Nehul JN, Barmukh RB (2009) Induction of morphogenic callus and multiple shoot

regeneration in Monordica cymbalaria Fenzl., Indian J Biotechnol 8: 442-447

Pirinc V, Onay A, Yildirim H, Adiyaman F, Isikalan C and

Basaran D (2003) Adventitious shoot organogenesis and plant regeneration from cotyledons of Diploid Diyarbakir Watermelon (Citrullus lanatus cv “Surme”), Turk J Biol

27: 101-105

Park SM, Lee JS, Jegal S, Jeon BY, Jung M, Park YS, Han

SL, Shin YS, Her NH, Lee JH, Lee MY, Ryu KH, Yang

SG, Harn CH (2005) Transgenic watermelon rootstock

resistant to CGMMV (Curcumber green mottle mosaic virus) infection, Plant Cell Rep 24: 350-356

Shalaby TA, Omran SA, Baioumi YA (2008) In vitro propagation of two triploid hybrids of watermelon through adventitious shoot organogenesis and shoot tip culture,

Acta Biol Szege v52(1): 27-31

Srisvastava DR, Andrianov VM and Piruzian ES (1989) Tissue culture and plant regeneration of watermelon

(Citrullus vulgaris Schrad cv Melitopolski), Plant Cell Rep v8: 300-302

Sultana RS, Bari MA, Rahman MH, Rahman MM, Siddique NA and Khatun N (2004) In vitro Rapid Regeneration of Plantles from Leaf Explant of Watermelon

(Citrullus lanatus Thumb.), Biotechnology 3(2): 131-135

Sultana RS, Bari MA (2003) Effect of Different Plant Growth Regulators on Direct Regeneration of Watermelon

(Citrulus lanatus Thumb.) Plant Tissue Cult 13(2):

173-177

Trang 7

Tạp chí Công nghệ Sinh học 8(3B): 1353-1359, 2010

1359

Trần Đình Nguyễn, Trần Thị Ba (2008) Nghiên cứu biện

pháp kỹ thuật tạo trái dưa hấu hình vuông phục vụ chưng

tết, Tạp chí Khoa học Công nghệ Trường Đại học Cần Thơ

9: 128-135

Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy (2004) So sánh năng suất

và phẩm chất một số giống dưa hấu tại ngoại thành thành

phố Cần Thơ từ năm 2001 – 2003, Tạp chí Khoa học Công

nghệ Trường Đại học Cần Thơ 2: 131-137

Wang Chun-xia, Jian Zhi-ying, Liu Yu, Zou Qi, Bai

Yong-yan and Mao Hui-zhu (1997) Genetic transformation and

plant regeneration of watermelon using Agrobacterium

tumefaciens, website: http://en.cnki.com.cn/Article_en/ CJFDTOTAL-ZWXB199705009.htm

Wehner TC (2008) Watermelon (p 381-418) In: J Prohens and F Nuez, eds Handbook of Plant Breeding; Vegetables I: Asteraceae, Brassicaceae, Chenopodiaceae, and Cucurbitaceae Springer Science+Business LLC, New York, NY, 426 p.17

Wehner TC, Maynard DN (2003) Cucurbitaceae (vine crops) In: Encyclopedia of Life Sciences Nature Publishing Website: http://cuke.hort.ncsu.edu/cucurbit/ wehner/articles/book14.pdf

IN VITRO REGENERATION OF WATERMELONS (CITRULLUS LANATUS THUMB.)

Nguyen Thi Thanh Nga 1,2 ∗∗∗∗, Nguyen Tuong Van 2 , Chu Hoang Ha 2 , Le Tran Binh 2

1 Tay Bac University

2 Institute of Biotechnology

SUMMARY

This study focused on the development of an efficient plant regereration in vitro protocol for watermelon

cultivars of Vietnam Cotyledon (4-5 days old) was used as initial explants The ability to produce callus or buds from cotyledon was tested on MS medium supplemented with different plant growth regulators 2.4D had

no effect on the callus induction and plant regeneration of watermelon The highest number of shoot buds was obtained on medium having 0,5 mg L-1 and 1,5 mg L-1 BAP After 6 weeks, multiple shoot buds were elongated on MS medium containing 580 mg L-1 MES, 0.1 mg L-1 IBA, 0.5 mg L-1 GA3 in 2 weeks The shoots longer than 1 cm after elongation were transfered onto MS medium containing 0,1mg L-1 IBA for rooting in 3 weeks After rooting, plants were transferred to rice husk substrate for acclimatization

Keywords: watermelons, in vitro plant regeneration, cotyledons, shoot buds

Author for correspondence: E-mail: ngantt253@gmail.com

Ngày đăng: 27/05/2014, 12:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w