1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Châu Á Học, Kinh Tế Xã Hội, Nông Thôn, Nhật Bản, Thời Kỳ 1980-2000.Docx

136 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 5,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (10)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn (12)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (15)
  • 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu (0)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 6. Kết cấu luận văn (18)
  • Chương 1. SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO ISSON - IPPIN Ở NHẬT BẢN THẬP NIÊN 1980 (19)
    • 1.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội ở nông thôn Nhật Bản trong thập niên 1980 (19)
    • 1.2. Bối cảnh kinh tế, xã hội của tỉnh Oita những năm 1980 (25)
    • 1.3. Sự ra đời của phong trào Isson-Ippin (30)
      • 1.3.1. Tiền thân của phong trào Isson-Ippin: Phong trào NPC ở thị trấn Oyama (30)
      • 1.3.2. Phong trào Isson-Ippin và 3 nguyên tắc hoạt động (37)
  • Chương 2. QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG PHONG TRÀO ISSON-IPPIN Ở NHẬT BẢN (45)
    • 2.1. Hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm (45)
      • 2.1.1. Bước chuẩn bị (46)
      • 2.1.2. Bước phát triển sản phẩm (46)
      • 2.1.3. Bước lưu thông hàng hoá (47)
      • 2.1.4. Vai trò của chính quyền (47)
      • 2.1.5. Phong trào Isson-Ippin ở các địa phương (53)
    • 2.2. Hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực (59)
    • 2.3. Hoạt động mở rộng giao lưu của phong trào (64)
    • 3.1. Thành quả của phong trào Isson-Ippin đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1980-2000 (70)
      • 3.1.1. Hiệu quả về mặt kinh tế (70)
      • 3.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội (76)
    • 3.2. Nguyên nhân và bài học thành công của phong trào Isson-Ippin (83)
    • 3.3. Một vài vấn đề tồn tại của phong trào Isson-Ippin (100)
    • 3.4. Một số đề xuất về chính sách phát triển nông thôn ở Việt Nam (103)
  • KẾT LUẬN (108)
  • PHỤ LỤC (113)
    • Biểu 1.2: Tỷ lệ phân bố dân số giữa các khu vực trên toàn quốc năm 1960- 1980 (20)
    • Biểu 1.3: Tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 1960-1980 (23)
    • Biểu 1.4: Tình hình phân bố lao động trong các ngành nghề sản xuất của Nhật Bản (24)
    • Biểu 1.5: Tình hình dân số thành thị và nông thôn của tỉnh Oita giai đoạn 1965- (27)
    • Biểu 1.6: Tình hình phân bố lao động trong các ngành sản xuất của tỉnh Oita giai đoạn 1965-1980 (28)
    • Biểu 1.7: Tình hình lao động phân theo nhóm tuổi trong ngành nông nghiệp của thị trấn Oyama giai đoạn 1975-1980 (32)
    • Biểu 2.1: Doanh thu và số lượng sản phẩm của phong trào Isson-Ippin giai đoạn 1980-1999 (0)
    • Biểu 3.1: Tình hình lao động phân theo các ngành sản xuất của tỉnh Oita giai đoạn 1980-2000 (72)

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ THANH TUYỀN ISSON IPPIN VÀ VAI TRÒ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1980 2000 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chu[.]

Lý do lựa chọn đề tài

Nhật Bản là một trong các quốc gia luôn được đánh giá cao trong công cuộc phát triển kinh tế địa phương bền vững dựa trên cơ sở phát huy tổng hợp và hài hòa các yếu tố tự nhiên và nhân văn Những năm 1970, sau thời kỳ phát triển kinh tế cao độ, Nhật Bản bước vào thời kỳ suy thoái với hàng loạt các vấn đề về kinh tế xã hội do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới lần thứ nhất (năm 1973). Thêm vào đó, tình trạng già hoá dân số ngày càng trầm trọng ở khu vực nông thôn và miền núi cũng khiến Nhật Bản phải thay đổi chiến lược phát triển kinh tế, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài Mặt khác, chính phủ Nhật Bản đã chú trọng phát huy các thế mạnh và chấn hưng sản xuất địa phương, thu hẹp chênh lệch giữa các vùng miền Trong số các địa phương thực hiện thành công cải cách kinh tế và chấn hưng sản xuất địa phương, tỉnh Oita (khu vực Kyushu, miền Tây Nam Nhật Bản) được đánh giá cao với Phong trào Isson-Ippin (一一一一一一, tạm dịch là Phong trào Mỗi làng Một sản phẩm) Trải qua hơn 30 năm, phong trào

Isson-Ippin không chỉ góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn trong tỉnh Oita nói riêng mà còn gợi mở những biện pháp phát huy tổng hợp các nguồn lực địa phương trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn bền vững Mô hình phát triển của phong trào Isson-Ippin không chỉ được nhân rộng ra nhiều khu vực trong nước Nhật mà còn được nhiều quốc gia trên thế giới học tập như Thái Lan, Hàn Quốc, Philippin, Malawi,

Việt Nam vốn là nước có truyền thống phát triển nông nghiệp với hơn 70% dân số tập trung ở khu vực nông thôn Vì vậy, vấn đề phát triển nông thôn mới hay phát triển nông thôn bền vững có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia Chương trình mục tiêu Quốc gia của Việt Nam về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã nêu rõ mục tiêu:

“Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [57] 1

Nói cách khác, quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam bao gồm các nội dung chính là xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn theo hướng hiện đại; phát triển sản xuất bền vững theo hướng gia tăng giá trị hàng hóa; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở khu vực nông thôn; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý xã hội nông thôn trên tinh thần phát huy dân chủ, trong đó người dân là chủ thể xây dựng nông thôn.

Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp và dịch vụ trong những năm gần đây đã khiến cho tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ đô thị hoá của Việt Nam đã tăng từ mức 19,51% năm 1990 lên 33,1% năm 2014

[56] Quá trình đô thị hoá nhanh chóng dẫn đến hệ quả là sự mất cân bằng dân số nghiêm trọng Đặc biệt, sự thiếu hụt lao động ở khu vực nông thôn và miền núi khiến việc xây dựng và phát triển kinh tế ở các khu vực này ngày càng khó khăn. Mặt khác, tốc độ phát triển các khu công nghiệp ở khu vực nông thôn còn dẫn đến hệ quả làm phá vỡ cấu trúc nông thôn, làm mờ nhạt và biến mất bản sắc văn hoá cũng như lối sống của cộng đồng dân cư địa phương nói riêng và của quốc gia nói chung Có thể thấy, vấn đề phát triển nông thôn bền vững, vừa bảo vệ các ngành nghề, sản phẩm truyền thống, bản sắc địa phương, vừa nâng cao thu nhập cho người dân đang là bài toán khó đối với Việt Nam trong bối cảnh chính phủ và người dân đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Thực ra, những nội dung trên cũng tương đồng với mục tiêu mà phong trào Isson-Ippin ở Nhật Bản đã đặt ra trong bối cảnh đầu thập kỷ 1980 nhằm giải quyết

1 Quyết định số 800/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quôc gia về xây dựng nông thôn các vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn Thực tế phong trào Isson-Ippin đã cho thấy nếu chính quyền đề ra được các mục tiêu và hành động cụ thể, đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở từng giai đoạn thì việc thực hiện các mục tiêu trên không phải quá khó khăn Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về sự hình thành, phát triển, những thành quả cũng như bài học của phong trào Isson-Ippin của Nhật Bản để đúc rút những kinh nghiệm có thể áp dụng vào chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa Là một người Việt Nam đang học tập về Nhật Bản và có cơ hội điều tra nghiên cứu tại Nhật Bản, tác giả luận văn muốn thông qua luận văn này đưa ra mô hình xác thực về Isson-Ippin của tỉnh Oita nói riêng và Nhật Bản nói chung, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn bền vững.

Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn

Những thành công và hiệu quả mà phong trào Isson-Ippin đem lại cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn của Nhật Bản trong những năm 1980 đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả cũng như các nhà nghiên cứu không chỉ ở Nhật Bản mà có nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc hay Việt Nam, quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu.

Tại Nhật Bản, nhiều nghiên cứu địa phương về phong trào đã được thực hiện ngay từ khi phong trào mới ra đời Tiêu biểu là nghiên cứu của Trung tâm thông tin kinh tế địa phương của tỉnh Oita (1982) với nhan đề “Phong trào Isson-Ippin và chính sách phát triển sản xuất địa phương” (一一一一一一一一一一一一一) Nghiên cứu này giới thiệu về hoàn cảnh ra đời, phương châm hoạt động cũng như chính sách phát triển ngành nghề sản xuất ở địa phương trong phong trào Một nghiên cứu đáng chú ý khác của nhà nghiên cứu Akiyama Kaoru (1983) nhan đề “Phong trào Isson-Ippin ở tỉnh Oita và vai trò của Hợp tác xã” (一一一一一一一一一一一一一一一

一一) đã cung cấp nhiều thông tin thú vị với cách tiếp cận từ vai trò của hợp tác xã.

Các bài viết giới thiệu về phong trào của tác giả Niwa Noboru (1983) “Phong trào

Isson-Ippin ở tỉnh Oita” (一一一一一一一一一一一一一), của Nhóm nghiên cứu kinh tế và phát triển khu vực (1985) “Thực tế phong trào Isson-Ippin Oita” (一一一一一一 一一一 一一一) là những nghiên cứu địa phương cung cấp thông tin sống động về quá trình mày mò và hình thành phong trào tại Oita.

Năm 1989, nhà kinh tế học Miyamoto Kenichi, trong cuốn “Kinh tế học môi trường” (一一一一一) đưa ra khái niệm về lý thuyết phát triển nội sinh trên cơ sở phân tích phong trào Isson-Ippin như một trong những phong trào điển hình cho phương thức phát triển nội sinh Đây là một nghiên cứu lý thuyết quan trọng giúp tác giả luận văn bổ sung thêm cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình Một nhà nghiên cứu khác là Moritomo Yuichi (1991) trong “Con đường phát triển nội sinh” (一一一一一一一) đã tái đánh giá những hiệu quả mà phong trào đem lại trong việc khôi phục nền kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng thời chỉ ra những vấn đề tồn tại của phong trào như sự phân bố lợi ích cũng như hiệu quả của phong trào còn chưa đồng đều giữa các thành phần kinh tế hay giữa các địa phương trong tỉnh Tiếp nối quan điểm về phương thức phát triển nội sinh, năm 2005, Ogiko Daisuke trong“Khảo sát phong trào Isson-Ippin từ góc nhìn lý thuyết phát triển nội sinh” (一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一) đã phân tích về trường hợp thị trấn Oyama với ba phong trào cải cách nông nghiệp, nông thôn; đánh giá các hiệu quả về mặt kinh tế thông qua các hoạt động sản xuất của phong trào Isson- Ippin, đồng thời chỉ ra vai trò của lãnh đạo và các tổ chức hỗ trợ của chính quyền trong các hoạt động của phong trào.

Sau khi phong trào Isson-Ippin được nhân rộng ra các địa phương của Nhật Bản và giới thiệu ra nước ngoài, nhiều nghiên cứu đã được hệ thống hóa và xuất bản, như “Phong trào Isson-Ippin đã lan toả thế nào tới các địa phương của Nhật Bản và các nước đang phát triển” (一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一

一一一一) (2006) của các tác giả Matsui Kazuhisa, Yamagami Susumu, Fujimoto

Takeshi Đặc biệt, đáng chú ý là phân tích của tác giả Inozume Noriko về các loại hình và phương thức lưu thông hàng hoá, sản phẩm của phong trào NPC thông qua các cửa hàng bán hàng trực tiếp của nông dân; hay Yoshida Eiichi và Matsui Kazuhisa phân tích vai trò của nguồn lực con người, Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích các mô hình phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở các quốc gia châu Á, châu Phi học tập và quá trình áp dụng mô hình phát triển của phong trào Isson-Ippin như Thái Lan, Malawi, Mông Cổ, Tiêu biểu là Adachi Fumihiko trong “Phong trào Isson-Ippin với châu Á hiện đại - Nhìn từ điều tra thực địa tại Oita và Thái Lan” ( 一一一一一一一一一一一一― 一一一一一一一一一一一一一一一―) (2004),

“Phong trào Isson-Ippin và sự tự chủ của kinh tế địa phương” (一一一一一一一一一 一一一一一) (2006),…

Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng tìm hiểu về Isson-Ippin từ góc độ chính sách phát triển của chính quyền Đáng chú ý là nhà nghiên cứu Hàn Quốc Kyo Son Bi trong“Những đặc trưng trong triển khai chính sách của chính quyền địa phương - Trường hợp triển khai chính sách trong phong trào Isson-Ippin ở tỉnh Oita” (一一一一一一一一一一一一一一一一一一―一一一一一一一一一一一一一一

一一―) (2010) đã chỉ ra những đặc trưng về việc thực hiện các chính sách trong giai đoạn đầu của chính quyền địa phương. Ở Việt Nam, lịch sử nghiên cứu các đề tài về phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn của Nhật Bản trong thời kỳ cận hiện đại, cụ thể là những nghiên cứu về phong trào Isson-Ippin vẫn còn khá hạn chế Các tài liệu đề cập đến phong trào này phần lớn là những bài báo giới thiệu chung về phong trào đăng tải trên một số trang báo điện tử nhưng nội dung khá trùng lặp nhau như bài viết “Để phong trào Mỗi làng Một sản phẩm phát huy hiểu quả ở nước ta” đăng trên Báo Điện tử Cộng sản, do tác giả Lê Anh tổng hợp Loạt bài viết “Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” - Nhìn từ Nhật Bản, đất nước khởi xướng”; “Kinh nghiệm của Thái Lan trong triển khai Phong trào “Mỗi làng Một sản phẩm”;

“Phong trào “Mỗi làng Một sản phẩm” triển khai ở Việt Nam” đăng trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh của tác giả Mạnh Trường Hay bài viết “Phong trào Mỗi làng Một sản phẩm: Vận dụng nguồn lực một cách sáng tạo để cung cấp trên thị trường” do tác giả Lê Hùng, Cục Công Nghiệp địa phương tổng hợp đăng trên website của Bộ Công Thương; loạt bài viết “Phong trào “Mỗi làng, Một sản phẩm” - Một chiến lược phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá” đăng trên website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hầu hết các bài viết đã công bố đều giới thiệu chung về bối cảnh ra đời của phong trào Isson-Ippin hay còn gọi là phong trào Mỗi làng Một sản phẩm trong những năm đầu thập niên

1980 mà chưa phân tích kỹ bối cảnh kinh tế, xã hội cũng như mô hình tiền thân của phong trào này Hơn nữa, các bài viết cũng chưa chỉ ra được các nguyên nhân cũng như bài học thành công cụ thể cho các địa phương khi học hỏi và áp dụng mô hình phát triển của phong trào vào thực tiễn.

Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ bối cảnh kinh tế, xã hội nông thôn Nhật Bản dẫn đến sự ra đời, phát triển của ý tưởng Isson-Ippin cũng như vai trò, hiệu quả của phong trào Isson-Ippin đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương Nhật Bản, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê bằng bảng biểu nhằm xử lý các nguồn tài liệu (gồm sách báo, tạp chí chuyên đề, các bài phỏng vấn, báo cáo nghiên cứu…) được công bố ở Nhật Bản; kết hợp với phương pháp nghiên cứu lịch đại và logic nhằm chỉ ra mô hình và sự biến đổi của mô hình Isson-Ippin trong giai đoạn 1980-2000.

Mặt khác, tác giả đã tiến hành điều tra thực địa tại thị trấn Oyama, địa phương xây dựng thành công mô hình tiền thân của phong trào Isson-Ippin tại Oita Trong các ngày 24 đến 28 tháng 8 năm 2015, tác giả đã tập trung điều tra thực địa và thu thập tài liệu tại Hợp tác xã Nông nghiệp thị trấn Oyama, Phòng Phát triển Tổng hợp thành phố Hita, điểm bán hàng trực tiếp Konohana Garuten của Hợp tác xã Nông nghiệp Oyama, Công ty CP Du lịch Bungo-Oyama Hibikinosato Tác giả đã phỏng vấn đại diện cán bộ Hợp tác xã Nông nghiệp của thị trấn Oyama (1 người), đại diện nông dân (2 người), cán bộ Phòng Phát triển Tổng hợp thành phố Hita (1 người), cán bộ Công ty CP Du lịch Bungo-Oyama Hibikinosato (1 người) (tham khảo Phần

4, Phụ lục, tr.110-112) Nội dung phỏng vấn tập trung vào sự đời và phát triển của phong trào cải cách nông nghiệp nông thôn của thị trấn (được gọi tắt là phong tràoNPC do viết tắt các chữ cái đầu tiên của phong trào New Plum and Chestnut, tạm dịch Phong trào Trồng mới mơ và hạt dẻ, tiền thân của Isson-Ippin sau này); những hiệu quả mà người dân có được khi tham gia vào phong trào NPC và sau này là phong trào Isson-Ippin Qua đó, tìm hiểu và phân tích sự biến đổi của mô hình từng phong trào và ảnh hưởng mà các phong trào đem lại đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Cuộc điều tra thực tế giúp tác giả luận văn đưa ra những nhận định riêng trong việc đánh giá hiệu quả và những vấn đề còn tồn tại của phong trào.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Sự ra đời của phong trào Isson-Ippin ở Nhật Bản thập niên 1980 Trong chương một, tác giả sẽ giới thiệu tổng quát về bối cảnh kinh tế, xã hội của Nhật Bản nói chung, tỉnh Oita nói riêng trong những năm đầu thập niên 1980; sự ra đời của phong trào phát triển nông nghiệp nông thôn ở thị trấn Oyama - tiền thân của phong trào Isson-Ippin và phong trào Isson-Ippin khi được khởi xướng trong toàn tỉnh Oita với những nguyên tắc và phương châm hoạt động cụ thể.

Chương 2: Quá trình mở rộng phong trào Isson-Ippin ở Nhật Bản

Chương hai là một trong hai chương chính của luận văn Trong chương này, tác giả tập trung phân tích các hoạt động cũng như quá trình mở rộng ảnh hưởng của phong trào Isson-Ippin ở trong và ngoài tỉnh Oita trong giai đoạn từ năm 1980-

2000 Các hoạt động chủ yếu của phong trào gồm có hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm; hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoạt động mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế.

Chương 3: Đánh giá vai trò của phong trào Isson-Ippin trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1980-2000

Trong chương ba, tác giả sẽ phân tích và đánh giá những thành quả mà phong trào Isson-Ippin đem lại đối với sự phát triển kinh tế, xã hội nông thôn ở tỉnh Oita nói riêng và Nhật Bản nói chung Cùng với đó, tác giả cũng lý giải và chỉ ra nguyên nhân, bài học thành công cũng như những tồn tại và thách thức của phong tràoIsson-Ippin trong việc duy trì và phát huy những thành quả mà phong trào đã đạt được trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO ISSON - IPPIN Ở NHẬT BẢN THẬP NIÊN 1980

Bối cảnh kinh tế, xã hội ở nông thôn Nhật Bản trong thập niên 1980

Không thể phủ nhận những thành quả vượt trội cả về kinh tế lẫn chính trị, văn hoá, xã hội của kỷ nguyên tăng trưởng nhanh (1955-1973) đã giúp Nhật Bản phục hồi nhanh chóng những hậu quả của chiến tranh, đồng thời vươn mình mạnh mẽ trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai của thế giới Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ, Nhật Bản dần bước vào giai đoạn suy thoái với hàng loạt những vấn đề được coi là hệ quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng trước đó Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, cùng với môi trường sinh hoạt thuận lợi ở các đô thị lớn, sự gia tăng nhanh chóng các khu công nghiệp tập trung đã kéo theo tình trạng di dân ồ ạt ra các đô thị và khu công nghiệp phát triển,tạo nên tình trạng mất cân bằng dân số cũng như kéo rộng khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn Điều này được phản ánh rõ nét trong biểu đồ 1.1 dưới đây.

Biểu 1.1: Tình hình dân số thành thị và nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1960-1980

Nguồn: tác giả lập theo thông tin của Tổng cục Thống kê Nhật Bản [49, tr.3]

Theo thống kê dân số toàn quốc, năm 1960, tổng dân số của Nhật Bản là 94,3 triệu người, trong đó dân số ở khu vực thành thị là 59,6 triệu người, chiếm 63,3%, trong khi đó, dân số ở khu vực nông thôn là 34,6 triệu người, chỉ chiếm 36,7% dân số toàn quốc Năm 1980, dân số Nhật Bản là 117,06 triệu người, trong vòng 20 năm

(1960-1980), tổng dân số đã tăng hơn 22 triệu người Tuy nhiên, phần lớn dân số vẫn tập trung ở khu vực thành thị với mức tăng khá mạnh, tăng gần 13%, từ 63,3% năm 1960 lên 76,2% năm 1980 (tăng 29,5 triệu người) Ngược lại, dân số ở khu vực nông thôn vốn chỉ chiếm 1/3 dân số cả nước lại có xu hướng giảm liên tục từ 36,7% năm 1960 chỉ còn 23,8% năm 1980 (giảm 6,7 triệu người) Điều này phản ánh sự mất cân bằng dân số nghiêm trọng giữa thành thị và nông thôn.

Mặt khác, tình trạng đầu tư và phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực đã góp phần làm gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền.

Biểu 1.2: Tỷ lệ phân bố dân số giữa các khu vực trên toàn quốc năm 1960-1980

Trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, nền kinh tế Nhật Bản chú trọng phát triển công nghiệp với sự xuất hiện của hàng loạt các trung tâm và vùng công nghiệp lớn trên cả nước như: Keihin (vùng đồng bằng Kanto, lấy Tokyo và Yokohama làm trung tâm), Chukyo (tập trung quanh Nagoya), Hanshin (khu vực Osaka, Kobe),Setouchi (khu vực biển Nội Seito với trung tâm là Hiroshima) và Kitakyushu (khu vực Kitakyushu và Fukuoka) Trong đó, Keihin, Chukyo và Hanshin tạo thành vành đai công nghiệp Thái Bình Dương, cùng với thủ đô Tokyo đã kéo theo sự tập trung đến gần 80% dân số (Biểu 1.2) Chính sự phát triển mất cân đối này đã kéo theo niên chiếm đại đa số càng thúc đẩy tình trạng suy giảm và già hoá dân số ở khu vực nông thôn Điều này lại tiếp tục dẫn đến hệ quả là những người trẻ càng không thiết tha gắn bó với quê hương, tiếp tục tìm kiếm cơ hội tại các đô thị, tạo thành vòng xoay luẩn quẩn không lối thoát cho các vấn đề ở khu vực nông thôn.

Nhật Bản cũng là một trong những nước có tỷ lệ già hoá dân số cao trong khu vực và trên thế giới Tỷ lệ lao động trẻ trong cơ cấu dân số có xu hướng giảm dần và giảm nhanh qua các năm Dưới đây là biểu đồ phản ánh sự biến đổi tỷ lệ lao động trong dân số Nhật Bản những năm 1960 và 1980.

15~29 tuổi30~39 tuổi 40~49 tuổi50~59 tuổi 60~64 tuổiTrên 65 tuổi

15~29 tuổi30~39 tuổi 40~49 tuổi50~59 tuổi 60~64 tuổiTrên 65 tuổi 4% 5%

Biểu 1.3: Tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 1960 và năm 1980

Qua số liệu ở biểu đồ 1.3 có thể thấy nhóm lao động trong độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi có xu hướng giảm mạnh, giảm gần 15% trong vòng 20 năm (giảm từ 39,2% năm 1960 xuống còn 24,5% năm 1980) Nhóm lao động trong độ tuổi từ 30 tuổi đến

59 tuổi có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng tăng khá chậm (nhóm lao động trong nhóm từ 30 đến 39 tuổi tăng 3%, nhóm lao động trong nhóm từ 40 đến 49 tuổi tăng mạnh nhất so với các nhóm còn lại đã tăng khoảng 6%, nhóm lao động trong độ tuổi từ 50 đến 59 tuổi tăng gần 4%) Trong khi đó, trong vòng 20 năm nhóm lao động trong độ tuổi trên 65 tuổi đã tăng từ 4,3% lên 5,2% cho thấy vấn đề già hoá dân số đang là vấn đề cần quan tâm nhiều nhất tại Nhật Bản.

Biểu đồ 1.4 dưới đây phản ánh tình hình phân bố lao động theo ngành nghề ở

Nhật Bản Theo đó, nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm gần hai phần ba số lao động trong vòng 30 năm, từ 16,1 triệu người năm 1955 xuống còn 5,4 triệu người năm 1985 Trong khi đó, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh Trong vòng 30 năm (1955-1985), số lao động trong ngành công nghiệp tăng gấp đôi từ 9,2 triệu người lên 19,2 triệu người Cùng với đó, lao động trong ngành

Biểu 1.4: Tình hình phân bố lao động trong các ngành nghề sản xuất của Nhật Bản giai đoạn 1955-1985

Nông nghiệp Công nghiệp Thương mại và Dịch vụ

1955 1965 1975 1985 dịch vụ và thương mại cũng tăng gần gấp ba lần trong 30 năm, từ 13,9 triệu người lên 33,4 triệu người Việc phát triển không đều và mất cân đối giữa các ngành nghề sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành sản xuất nông nghiệp nói chung ngày càng suy thoái.

Mặt khác, trong cơ cấu lao động ở các ngành nghề phân theo nhóm tuổi thì tỷ lệ lao động trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi có xu hướng giảm dần trong tất cả các ngành sản xuất, và ngược lại, tỷ lệ lao động từ 60 tuổi trở lên có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là nhóm lao động trên 65 tuổi Hơn nữa, nhóm người cao tuổi trên

60 tuổi chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (tham khảo thêm ở Bảng 1, Phụ lục, tr.113).

Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng năng lượng 1973-1975 càng làm cho Nhật Bản vốn là nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu lửa nhập khẩu để phát triển công nghiệp lâm vào tình trạng đình lạm sâu sắc, những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như công nghiệp đóng tàu, hoá dầu, gia công kim loại,… bị khủng hoảng nặng nề Tác động của cú sốc dầu lửa cộng với những hệ quả từ giai đoạn phát triển nóng trước đó đã khiến cho Nhật Bản phải tích cực triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành dịch vụ; phục hồi sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, tận dụng nguồn lực nội sinh, chú trọng đến việc chấn hưng và phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn.

Năm 1977, chính phủ Nhật Bản đã xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển tổng hợp toàn quốc lần thứ ba (一一一一一一一一一一一, hay còn gọi là Kế hoạch tổng hợp lần thứ ba trong 10 năm 1977-1987) Kế hoạch này nhấn mạnh đến việc khôi phục sản xuất ở các địa phương, ổn định cư trú thông qua việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường sống tiện lợi cho người dân ở các khu vực nông thôn; phát huy tinh thần tự lập, tự chủ, sáng tạo, cống hiến và làm giàu trên quê hương của người dân Cùng với những nỗ lực của chính phủ, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể địa phương cũng đã phát động những phong trào tự lực, tự cường,nêu cao tinh thần tự chủ, sáng tạo của địa phương mình Tiêu biểu và thành công nhất trong các phong trào xây dựng địa phương trong giai đoạn này phải kể đến phong trào Isson-Ippin do Thống đốc tỉnh Oita là ông Hiramatsu Morihiko khởi xướng cuối năm 1979.

Bối cảnh kinh tế, xã hội của tỉnh Oita những năm 1980

Oita nằm ở phía đông đảo Kyushu với tổng diện tích là 6.340km2 (chiếm 1,7% diện tích toàn quốc và 14,3% diện tích khu vực Kuyshu) Oita tiếp giáp với các tỉnh Kumamoto, Fukuoka và Miyazaki.

Hình 1.1: Bản đồ tỉnh Oita

Nguồn: http://www.mapion.co.jp/map/admi44.html

Biểu 1.5: Tình hình dân số thành thị và nông thôn của tỉnh

Trên bản đồ có thể thấy Oita nằm ở vị trí giao thông thuận lợi kết nối với các vùng của khu vực Kyushu Thực tế là Oita thuộc vành đai kinh tế Katase, là đầu mối liên kết giữa vành đai kinh tế Katase và vành đai kinh tế Kyushu Tuy nhiên, trong những năm 1960-1970, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Oita vẫn thấp so với các trọng điểm kinh tế của khu vực là Fukuoka, Kumamoto Trong giai đoạn 1965-1970, dân số của tỉnh giảm hơn 30 nghìn người do bị hút về các đô thị và trung tâm công nghiệp như Fukuoka, Kitakyushu Trong giai đoạn 1975-1980 dân số có khuynh hướng gia tăng, tuy chậm Đến năm 1980, dân số tỉnh Oita là 1,22 triệu người.

Cũng như các địa phương khác của Nhật Bản, tỷ lệ phân bố dân số giữa thành thị và nông thôn trong tỉnh Oita có sự chênh lệch lớn Dân số tập trung ở khu vực thành thị của tỉnh năm 1965 là 737,8 nghìn người, chiếm trên 60% và có xu hướng tăng dần, từ 62,1% năm 1965 lên 70,6% vào năm 1980 (tức gần 10%) Trong khi đó, dân số ở khu vực nông thôn của tỉnh năm 1965 là 449,5 nghìn người, chỉ chiếm 40% dân số lại có xu hướng giảm mạnh qua các năm, từ gần 40% năm 1965 còn gần 30% vào năm 1980 (Biểu 1.5) Hàng năm trung bình có khoảng trên dưới 10.000 người ra thành phố cũng như các khu công nghiệp tìm kiếm việc làm và sinh sống, khiến cho việc phục hồi sản xuất cũng như phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng khó khăn hơn.

Biểu 1.6: Tình hình phân bố lao động trong các ngành sản xuất của tỉnh Oita giai đoạn 1965-1980

142,235 Thương mại và Dịch vụ 283,050

Các thành phố lớn như Oita, Hita, Beppu, là nơi tập trung lượng thông tin lớn, tập trung hầu hết các cơ quan hành chính, chính trị, kinh tế của tỉnh Vì vậy, các khu vực này cũng chính là nơi dân cư tập trung đông nhất trong tỉnh Dân số tập trung đông đúc kéo theo các ngành thương mại dịch vụ phát triển như nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm, giải trí, Điều này lại tiếp tục thu hút dân cư về đô thị đông hơn Ngược lại, dân số ở các khu vực nông thôn, miền núi trở nên thưa thớt và tình trạng già hoá dân số ngày càng trầm trọng.

Trong cơ cấu lao động phân theo các ngành sản xuất của tỉnh Oita, tổng số lao động trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản có xu hướng giảm mạnh trong vòng 15 năm, giảm gần 20% tổng số lao động từ 234 nghìn lao động năm 1965 xuống còn

140 nghìn lao động năm 1980 Trong khi đó, lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng khá nhanh Lao động trong ngành công nghiệp tăng 7%, từ 99 nghìn lao động lên 136 nghìn lao động trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1985 Lao động trong ngành dịch vụ tăng mạnh nhất với mức tăng trên 10%, từ 222 nghìn người năm 1965 đã lên 284 nghìn người vào năm 1980 (Biểu 1.6).

Thu nhập bình quân đầu người của người dân trong tỉnh năm 1965 là 185.962 yên chỉ bằng 69,9% mức thu nhập bình quân đầu người toàn quốc, đứng thứ 40 trên

47 tỉnh thành của Nhật Bản Năm 1970, mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của tỉnh với toàn quốc giảm nhẹ còn 67,3%, nhưng lại đứng ở vị trí thứ 42 trên 47 tỉnh thành Đến năm 1975, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 904.436 yên nhưng khoảng cách chênh lệch với mức thu nhập bình quân đầu người toàn quốc vẫn ở mức cao 79,4% [32, tr.7].

Trong những năm 1970-1980, phát triển công nghiệp nóng và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, kết hợp với tình trạng già hoá dân số đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế xã hội của Oita Thống đốc tỉnh Oita lúc này là Hiramatsu Morihiko đã ví các thành phố và khu công nghiệp lớn như các thỏi nam châm có từ trường mạnh hút người lao động từ khu vực nông thôn nông nghiệp về phía mình bằng các cơ hội việc làm và cải thiện đời sống Ông cho rằng, để tạo sự cân bằng giữa khu vực thành thị và nông thôn cần thiết phải tạo ra một từ trường mạnh ở chính khu vực nông thôn Từ trường này phải tạo môi trường thu hút được thế hệ trẻ gắn bó và dồn sức xây dựng nông thôn Một trong những phương thức quan trọng nhất được đề ra lúc này chính là phát triển các ngành sản xuất tận dụng và phát huy hiệu quả nhất thế mạnh và tài nguyên sẵn có tại địa phương; thúc đẩy sản xuất, cải tiến công nghệ chế biến, gia tăng giá trị cho sản phẩm Việc này sẽ góp phần tạo ra môi trường làm việc ổn định và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Trên cơ sở Kế hoạch phát triển tổng hợp toàn quốc lần thứ ba được chính phủ ban hành năm 1977, vào năm 1978, tỉnh Oita đã xây dựng Kế hoạch phát triển tổng hợp tỉnh Oita (1978-1985), nhấn mạnh đến các mục tiêu chính sau:

Thứ nhất là cải thiện đời sống và môi trường xã hội cho người dân thông qua việc xây dựng môi trường an toàn, tiện lợi, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khoẻ cũng như các chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội cho người dân (đặc biệt là các đối tượng người già, phụ nữ, trẻ em, người thu nhập thấp); đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nông thôn, miền núi, xây dựng các chương trình phòng chống thiên tai, hoả hoạn,

Thứ hai là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế cho người dân dựa trên nền tảng khôi phục nền sản xuất địa phương như sản xuất nông, lâm, thuỷ sản; chấn hưng các ngành công nghiệp, khai khoáng; thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương; đẩy mạnh hoạt động thương mại và dịch vụ; phát triển du lịch; tạo công ăn việc làm, môi trường làm việc được bảo hộ cho người dân,

Thứ ba là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản (đê trị thuỷ, chắn cát, hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu, ).

Thứ tư là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quê hương Để đạt được mục tiêu này các địa phương trong toàn tỉnh sẽ thực hiện các chương trình đào tạo con người mới thông qua việc kiện toàn hệ thống giáo dục trường học, xã hội, giáo dục thanh thiếu niên; đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao; phát huy nền văn hoá, nghệ thuật truyền thống và hiện đại hướng đến việc hoàn thiện thể chất và tinh thần cho người dân.

Thứ năm là hướng đến xây dựng thương hiệu và đặc trưng của địa phương thông qua việc xây dựng các khu vực sinh hoạt cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào về quê hương đồng thời tăng cường gắn kết cộng đồng; khuyến khích khôi phục và phát huy các yếu tố đặc trưng của từng địa phương [32, tr.30-31].

Cùng với những nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc đề ra các chính sách và hoạt động để khôi phục, phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, một số địa phương trong tỉnh đã thực hiện và triển khai các kế hoạch phát triển địa phương hiệu quả như phong trào NPC của thị trấn Oyama với phương châm cải cách và phát triển nông nghiệp; thay đổi cơ cấu cây trồng; chú trọng phát triển nguồn nhân lực; cải thiện môi trường sống cho người dân Mô hình phát triển của thị trấnOyama đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của phong trào Isson-Ippin được nhân rộng trên toàn tỉnh Oita.

Sự ra đời của phong trào Isson-Ippin

1.3.1 Tiền thân của phong trào Isson-Ippin: Phong trào NPC ở thị trấn Oyama

Oyama là thị trấn nằm ở phía Tây của tỉnh Oita, tiếp giáp với thành phố Hita là một trong những thành phố trung tâm của tỉnh, phía Bắc của thị trấn giáp với tỉnhFukuoka, phía Nam giáp tỉnh Kumamoto Năm 2005, trong đợt sát nhập các quận huyện trên toàn quốc, thị trấn Oyama đã sát nhập vào thành phố Hita Tổng diện tích của thị trấn là 45,72 km2, trong đó gần 80% diện tích đất là đồi núi và đất rừng, đất canh tác chỉ chiếm gần 8% diện tích Đặc biệt, diện tích đất ở của thị trấn chỉ chiếm khoảng 1,6% với dân số rất thưa thớt.

Dân số của thị trấn năm 1960 là 6.168 người và có xu hướng giảm dần qua các năm Năm 1980, dân số của thị trấn chỉ còn 4.716 người (giảm 1.452 người trong vòng 20 năm) Thêm vào đó, trong cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của thị trấn, tỷ lệ người già trên 65 tuổi có xu hướng tăng dần qua các năm, tăng từ 14,7% năm

1980 lên 15,5% năm 1985 Điều này cho thấy rõ sự ảnh hưởng của quá trình già hoá dân số ở khu vực nông thôn ngày càng trầm trọng, kéo theo hàng loạt vấn đề kinh tế, xã hội cần được quan tâm giải quyết [48, tr.262].

Trong cơ cấu dân số phân theo các ngành nghề, năm 1960, số lao động trong ngành nông nghiệp của thị trấn là 2.095 người, chiếm 70,1% tổng số lao động trong các ngành kinh tế của thị trấn Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm mạnh qua các năm, giảm từ 70,1% năm 1960 xuống còn 34% năm 1980 (tức giảm gần 40% trong

20 năm) Mặt khác, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ có chiều hướng tăng mạnh (tham khảo thêm ở Bảng 2, Phụ lục, tr.114) Bên cạnh đó, số lao động trẻ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong

5 năm (1975-1980), lao động từ 16~19 tuổi giảm từ 133 người xuống còn 124 người, lao động từ 30~59 tuổi (lao động chủ lực) giảm từ 557 người xuống còn 523 người Trong khi đó, lao động cao tuổi (lao động trên 60 tuổi) hoạt động sản xuất nông nghiệp trong 5 năm đã tăng gần gấp đôi từ 244 người lên 424 người Điều này càng phản ánh rõ tình trạng già hoá dân số, suy giảm lao động trầm trọng trong ngành nông nghiệp không chỉ ở thị trấn Oyama mà còn phản ánh tình hình chung tại các vùng nông thôn khác của Nhật Bản những năm 1960-1980.

Biểu 1.7: Tình hình lao động phân theo nhóm tuổi trong ngành nông nghiệp của thị trấn Oyama giai đoạn 1975-1980

(Đơn vị: người) 16~19 tuổi 30~59 tuổi trên 60 tuổi

Nguồn: [48, tr.289-291] Đứng trước những khó khăn trên, đầu những năm 1960, chính quyền thị trấn

Oyama đã tiến hành cải cách nông nghiệp, xây dựng nhiều kế hoạch, chính sách để khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Tiêu biểu và gây tiếng vang lớn trong những năm 1960-1970 là phong trào cải cách nông nghiệp nông thôn

(thường được gọi tắt là phong trào NPC) của thị trấn với ba giai đoạn, do thị trưởng

(1) Phong trào NPC lần thứ nhất (New Plum and Chestnus)

Phong trào NPC được thị trưởng Yahata Harumi khởi xướng lần đầu tiên năm

1961, còn gọi là Phong trào Trồng mới mơ và hạt dẻ (New Plum and Chestnus).

Mục tiêu của phong trào NPC lần thứ nhất là nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường lao động cũng như nâng cao đời sống cho người dân.

Những năm 1960, để đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm cho người dân, chính sách phát triển nông nghiệp của Nhật Bản vẫn đặc biệt chú trọng sản xuất lúa gạo Tuy nhiên, do điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi và đất rừng, diện tích đất canh tác hẹp, không thể thực hiện cơ giới hoá để tăng năng suất lúa và cây trồng, chính quyền thị trấn Oyama đứng đầu là thị trưởng Yahata Harumi đã quyết định cải cách nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương Thị trấn chủ trương chú trọng phát triển các loại lượng tốt, mang đặc trưng của vùng như mơ, hạt dẻ, nấm kim châm, Để hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thống nhất, chính quyền thị trấn đã xây dựng cơ chế hoạt động nông nghiệp theo nhóm, cải cách và đa dạng hoá phương thức lưu thông hàng hoá như thống nhất kỹ thuật canh tác và cơ chế xuất bán sản phẩm, thiết lập cơ chế lưu thông hàng hoá tín nhiệm.

Giai đoạn đầu của phong trào, việc thuyết phục người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thuyết phục những vị cao niên của thị trấn vốn gắn bó lâu dài với những loại cây trồng truyền thống là lúa và hoa màu Để phong trào hoạt động hiệu quả, thị trưởng Yahata Harumi đã cùng các cán bộ chuyên trách tập trung vào sự ủng hộ, đồng thời định hướng vai trò chủ lực quyết định sự thành bại của phong trào chính là tầng lớp thanh niên của thị trấn. Năm 1963, Hội Thanh niên nghiên cứu Nông nghiệp (一一一一一一一一一) của thị trấn được thành lập và đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động của phong trào đến người dân.

Với những nỗ lực không ngừng của chính quyền và người dân, doanh thu từ các sản phẩm nông nghiệp của thị trấn đã tăng mạnh qua các năm Doanh thu từ thu hoạch mơ của thị trấn đã tăng gần 90 lần trong vòng 20 năm từ 200 vạn yên lên 1 triệu 750 vạn yên năm 1985 Doanh thu từ nấm kim châm tăng hơn 16 lần trong vòng 10 năm từ 8 nghìn 300 vạn yên năm 1975 lên 13 triệu 700 vạn yên năm 1985. Doanh thu từ các sản phẩm nông nghiệp tăng mạnh đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, khẳng định sự đúng đắn về đường lối cũng như mục tiêu của phong trào Chính vì vậy, phong trào ngày càng nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực của người dân.

Bên cạnh đó, năm 1966, sau 4 năm khởi xướng phong trào, để khích lệ người dân tích cực tham gia phong trào hơn nữa, ngoài việc tiếp tục thực hiện công tác vận động, tuyên truyền về kế hoạch cũng như phương châm hoạt động tới các tầng lớp người dân, thị trưởng Yahata Harumi còn phát động chương trình tham quan,học tập tại nước ngoài với tên gọi Hãy trồng mơ và hạt dẻ để đi du lịch Hawai (一

一一一一一一一一一一一一一一) Năm 1967, một năm sau khi phát động chương trình

Hãy trồng mơ và hạt dẻ để đi du lịch Hawai, chuyến du lịch Hawai đầu tiên dành cho 16 nông dân đã được tổ chức Vào thời điểm những năm 1960, việc tham quan học tập, du lịch nước ngoài vẫn còn khá hiếm với người dân không chỉ ở các đô thị lớn của Nhật Bản thì việc những người nông dân ở một thị trấn miền núi còn nhiều khó khăn như Oyama, bằng những nỗ lực lao động, phát triển nông nghiệp đã thực hiện được giấc mơ đi du lịch nước ngoài, điều này đã gây chú ý mạnh mẽ trên truyền thông Nhật Bản Năm 1971, trong lễ kỷ niệm 10 năm hoạt động phong trào NPC, bộ phim tư liệu Thị trấn xanh của chúng tôi (一一一一一一一一) đã được phát sóng trên truyền hình cả nước Sau đó, bộ phim được Đài truyền hình NHK của Nhật Bản biên tập và giới thiệu với tên gọi Thị trấn của chúng tôi, xóm làng của chúng tôi (一一一一一一一) đã đưa hình ảnh của thị trấn Oyama được biết đến rộng khắp toàn quốc.

Phong trào NPC lần thứ nhất không chỉ đạt được mục tiêu cải cách cơ cấu cây trồng nông nghiệp, cải thiện môi trường sản xuất, tăng thu nhập cho người dân mà còn thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp, giúp người nông dân gắn bó và tự tin làm giàu bằng việc phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương.

(2) Phong trào NPC lần thứ hai (Neo Personality Combination)

Nhận thức rõ vai trò và động lực quan trọng của nguồn lực con người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, từ năm 1965, bên cạnh các mục tiêu được đề ra và thực hiện từ phong trào NPC lần thứ nhất là phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân thì vấn đề đào tạo,bồi dưỡng nhân tài tiếp tục là mục tiêu quan trọng thứ hai và cũng là động lực thúc đẩy hoạt động của phong trào NPC lần thứ hai với tên gọi Phong trào Xây dựngCon người mới (Neo Personality Combination) Mục tiêu của phong trào NPC lần thứ hai là xây dựng tinh thần đoàn kết cộng đồng của người dân, đào tạo nguồn nhân lực có sức khoẻ, nhiệt huyết và trí tuệ để xây dựng và phát triển quê hương. Để thực hiện các mục tiêu trên, chính quyền thị trấn đã tích cực khôi phục các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hoá, xây dựng và tổ chức các chương trình, sự kiện trong năm, tạo sân chơi cũng như cơ hội giao lưu, tìm hiểu và trao đổi thông tin cho người dân, qua đó bồi đắp tinh thần đoàn kết cộng đồng Các hoạt động tiêu biểu trong phong trào như Lễ Mừng năm mới (一一一 - ngày 1 tháng 1), Lễ Trưởng thành (一一一 - ngày 15 tháng 1), Kỷ niệm ngày Quốc khánh (一一一一一- ngày 11 tháng

2), Ngày Tết thiếu nhi (一一一一 - ngày 5 tháng 5), Ngày Kiểm điểm (一一一一

- ngày 15 tháng 8), Ngoài các hoạt động và sự kiện tổ chức định kỳ trong năm như trên, thị trấn còn tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa khác như hoạt động khám và hiến máu nhân đạo, hoạt động quyên góp từ thiện, hoạt động hỗ trợ những nạn nhân bị hoả hoạn rủi ro, Để tăng cường thêm tinh thần đoàn kết, chia sẻ tri thức cũng như mở rộng giao lưu, thị trấn còn tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí và văn hoá khác như ngày hội thể thao, lớp múa nghệ thuật, lớp học Anh ngữ, cung cấp xe bus văn hoá (一一一一一一一) để người dân có thể đi lại, tham gia các sự kiện thể thao, văn hoá ở các thành phố khác như thành phố Oita, Fukuoka,

QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG PHONG TRÀO ISSON-IPPIN Ở NHẬT BẢN

Hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm

Ở giai đoạn đầu, mục tiêu chính của phong trào là thúc đẩy sản xuất, xây dựng các sản phẩm đặc trưng cho địa phương Giai đoạn xây dựng, phát triển sản phẩm

Khởi xướng phong tràoTuyên truyền Tham quan học tậpKhen thưởng

Nghiên cứu sản xuất thử sản phẩm

Lựa chọn sản phẩm Sản xuất thành phẩm được chia làm ba bước bao gồm chuẩn bị, phát triển sản phẩm và lưu thông hàng hoá.

Việc chuẩn bị bao gồm các hoạt động khởi xướng phong trào thông qua các buổi toạ đàm của chính quyền tỉnh với chính quyền các địa phương và cộng đồng người dân về các vấn đề của địa phương; tuyên truyền về phong trào qua các kênh thông tin truyền thông, báo chí; tổ chức tham quan học tập kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hoá, xây dựng các chương trình hỗ trợ cho hoạt động của phong trào cũng như thành lập quỹ khích lệ và các giải thưởng để khen thưởng các tổ chức, đoàn thể, cá nhân xuất sắc, có nhiều đóng góp cho phong trào.

2.1.2 Bước phát triển sản phẩm Ở bước phát triển sản phẩm, hoạt động của phong trào chủ yếu tập trung vào việc lựa chọn, định vị các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, tiến hành nghiên cứu sản xuất thử sản phẩm và cuối cùng là hoạt động sản xuất thành phẩm.

Quảng bá sản phẩm Thăm dò thị trường Tiêu thụ sản phẩm

2.1.3 Bước lưu thông hàng hoá

Với bước lưu thông hàng hoá, phong trào chú trọng vào hoạt động quảng bá, bán thử và thăm dò ý kiến khách hàng và thị trường về sản phẩm tại các hội chợ, triễn lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin truyền thông ở cả trong và ngoài tỉnh Sau đó các sản phẩm của địa phương sẽ được tiêu thụ tại chỗ hay tại thị trường địa phương, bán hàng qua hệ thống các cửa hàng bán hàng trực tiếp, các gian hàng bán đồ lưu niệm của địa phương; liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ, các siêu thị, đại lý lớn ở thành phố,… Ở từng bước, vai trò của các chủ thể từ chính quyền tỉnh, chính quyền địa phương đến cộng đồng địa phương tham gia phong trào tuy khác nhau nhưng có một điểm chung chính là sự kết hợp và liên kết giữa chính quyền và người dân khá chặt chẽ Trong đó, chính quyền đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho các hoạt động sản xuất của từng địa phương và người dân đóng vai trò là chủ thể chính trong các hoạt động của phong trào.

2.1.4 Vai trò của chính quyền

Trước khi khởi xướng phong trào Isson-Ippin, khi vẫn còn là Phó Thống đốc tỉnh Oita, ông Hiramatsu Morihiko đã dành bốn năm đi thực tế xuống từng địa phương trong tỉnh Bên cạnh việc nắm bắt tình hình chung từ chính quyền các địa phương, Thống đốc còn trực tiếp tiếp xúc, lắng nghe ý kiến cũng như nguyện vọng của người dân địa phương Thông qua các cuộc tiếp xúc này, Thống đốc nhận thấy rằng vấn đề suy giảm dân số và tình trạng suy thoái ở các địa phương nhất là khu vực nông thôn là vấn đề cấp bách cần được giải quyết Tuy nhiên, chính người dân ở mỗi địa phương nếu không tự mình nhận thức được các vấn đề của bản thân và xã hội, không suy nghĩ và hành động vì mục tiêu chung thì mọi chính sách cũng như chương trình hỗ trợ của chính quyền đều không thể đem lại kết quả lâu dài và bền vững Chìa khoá của việc giải quyết các vấn đề ở đây chính là việc nâng cao nhận thức cho người dân về các vấn đề của từng địa phương Chính vì vậy, khi phong trào được khởi xướng, Thống đốc tiếp tục duy trì các buổi toạ đàm về phát triển và xây dựng nông thôn ở khắp các địa phương trong tỉnh.

Từ cuối năm 1979 đến cuối năm 1981, sau hai năm khởi xướng, Thống đốc Hiramatsu đã tổ chức và tham dự 41 buổi toạ đàm với các thành phố và địa phương trong toàn tỉnh liên quan đến phong trào Isson-Ippin (tham khảo Bảng 3, Phụ lục, tr.115) Việc thị sát và tổ chức toạ đàm trực tiếp với chính quyền và người dân ở các địa phương của Thống đốc không những giúp cho lãnh đạo tỉnh và các địa phương nắm bắt được các vấn đề chung, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân mà còn tăng cường được mối liên hệ giữa chính quyền và người dân Bên cạnh đó, hoạt động này cũng góp phần khơi dậy tinh thần tích cực của người dân trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Điều này cho thấy tầm quan trọng của mối liên kết và thấu hiểu giữa chính quyền và người dân trong việc thực hiện và giải quyết các vấn đề của khu vực.

Tinh thần cốt lõi của phong trào là phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo của người dân trên cơ sở nắm bắt các đặc trưng của địa phương, từ đó tạo ra các đặc sản hay sản phẩm mang dấu ấn của chính địa phương mình Phong trào không kêu gọi đầu tư các công trường phát triển công nghiệp mà giúp người dân khơi gợi và nhận biết các giá trị quan quanh mình Người nông dân có thể bắt đầu từ những sản phẩm nông sản gần gũi hàng ngày như tương Miso, dưa muối, nấm Shiitake, trà an toàn cho sức khỏe hay các làn điệu dân ca, các địa điểm du lịch Đây đều là những sản phẩm có giá trị có thể giới thiệu thành những sản phẩm nổi tiếng trong cả nước nếu người dân khéo léo xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm và tạo được dấu ấn trong từng sản phẩm tới người tiêu dùng.

Các sản phẩm tiêu biểu của từng địa phương sẽ được giới thiệu qua chương

Ngày Đài(*) Nội dung chương trình Ngày Đài(*) Nội dung chương trình

06.01 O Xứ sở của mơ và hạt dẻ

(Thị trấn Oyama) 06.07 O Thế hệ trẻ xây dựng quê hương (Làng Kamitsue) 20.01 O Phát triển ngư nghiệp

(Làng Yonozu) 13.07 T Phát triển sản xuất cà chua và ngô ngọt (Thị trấn Ogi) 03.02 O Phát triển nông lâm nghiệp và nghề mộc (Thị trấn Yamakuni) 03.08 O Đẩy mạnh sản xuất nho kết hợp du lịch trang trại (Thị trấn Ajimu)

24.02 T Phát triển chăn nuôi bò thịt

(Thị trấn Shonai) 17.08 O Xứ sở chanh Kabosu (Thành phố Takeda) 02.03 O Vùng đất của Phật

(Thành phố Bungotakada) 07.09 O Quê hương bò Bungo (Thị trấn Kusu)

09.03 T Phát triển nguồn địa nhiệt

(Thị trấn Kokonoe) 21.09 O Làm giàu từ du lịch và nông nghiệp (Thị trấn Musashi) 20.04 O Nuôi cá nước ngọt từ nguồn suối khoáng (Thị trấn Yufuin) 19.10 O Xây dựng thị trấn nông nghiệp (Thị trấn Ono) 27.04 T Sản xuất dưa lưới trong nhà kính (Thành phố Saiki) 26.10 T Phát triển nuôi bò và trồng rau (Làng Maetsue)

04.05 O Phát triển đặc sản trà Tsue

(Làng Nakatsue) 02.11 O Xứ sở bò sữa(Thị trấn Yabakei) 11.05 T Phát triển trà và nấm đông cô (Làng Honjo) 23.11 T Sản xuất Lê bốn mùa

(Thành phố Hita) 08.06 T Sản xuất dưa hấu trong nhà kính(Thị trấn Matama) 14.12 T Xây dựng đặc sản nấm đông cô Shiitake (Thị trấn Notsuharu) 29.06 O Thúc đẩy sản xuất thuỷ sản và du lịch (Thị trấn Tsurumi) 21.12 O Xây dựng vùng chuyên canh kiwi (Thị trấn Kunisaki) toàn tỉnh Theo đó, các địa phương sẽ lựa chọn các các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương và chính quyền tỉnh sẽ hỗ trợ các địa phương trong việc biên tập và phát sóng các chương trình.

Bảng 2.1: Chương trình phát sóng về các địa phương điển hình trong phong trào Isson-Ippin năm 1980

(*) Chú thích: O: OBS - Đài phát thanh và truyền hình Oita; T: TOS - Đài truyền hình Oita.

Chương trình phát sóng giới thiệu hoạt động cũng như các sản phẩm tiêu biểu của các địa phương tham gia phong trào đã tạo được hiệu ứng rộng rãi trong toàn tỉnh Thông qua các chương trình phát sóng này, người dân ở từng địa phương được hiểu rõ hơn về phong trào, đồng thời khuyến khích người dân tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển nông thôn tại địa phương mình. Để xúc tiến các hoạt động của phong trào, chính quyền tỉnh còn xây dựng các chương trình hỗ trợ cho phong trào như Chương trình Xúc tiến Phong trào Isson- Ippin, Chương trình Xây dựng Chính sách Quảng bá sản phẩm,

Bảng 2.2: Ngân sách hỗ trợ hoạt động phong trào Isson-Ippin năm 1981 Đơn vị: nghìn yên

Tên chương trình Dự toán Nội dung chương trình

Ngân sách được sử dụng cho các hoạt động thúc đẩy phong trào như: Động viên, khen thưởng; Tham quan học tập; Các chương trình hỗ trợ khác

Chính sách Quảng bá sản phẩm

Chi phí đăng báo địa phương:

- Giới thiệu về các sản phẩm đặc trưng của 12 khu vực trong tỉnh

- Giới thiệu cá nhân, nhóm sản xuất tiêu biểu

Chương trình Xúc tiến Phát triển Sản phẩm địa phương 17.682

Thúc đẩy sản xuất các sản phẩm địa phương

- Tiếp nối kỳ cũ (1980): 8 địa phương

Chương trình Đào tạo Phát triển Sản phẩm địa phương 9.400

Khôi phục sản xuất các sản phẩm địa phương, cải thiện tình hình lưu thông hàng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Chanh Kabosu, cam Sunqueen, cam ngọt Tsurumi,

Xây dựng phòng chỉ đạo chế biến, bảo quản nông sản: Trang thiết bị thí nghiệm: 6.500;

Chi phí vận hành, tham quan học tập: 1.000

Các chương trình hỗ trợ trên đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất cũng như chế biến sản phẩm ở các địa phương Bên cạnh đó, hỗ trợ tích cực cho hoạt động của phong trào còn có các tổ chức và trung tâm do tỉnh thành lập như Hội Xúc tiến Phong trào Isson-Ippin Oita, Hội Xúc tiến Phong trào Sử dụng Sản phẩm địa phương, Hội Xúc tiến Phong trào Xây dựng quê hương, Hội thúc đẩy Sản xuất Nông nghiệp Oita,… (tham khảo Bảng 4, Phụ lục, tr.117) Đặc biệt, chính quyền tỉnh đã thành lập 4 trung tâm nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật để hỗ trợ cho các đoàn thể và người dân tham gia phong trào trong việc nâng cao kỹ thuật sản xuất cũng như chế biến các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

Tháng 4 năm 1984, tỉnh thành lập Trung tâm Chỉ đạo Kỹ thuật Chế biến sản phẩm nông thuỷ sản tại thị trấn Mie với mục đích cải thiện kỹ thuật chế biến, nâng cao năng suất và giá trị cho các sản phẩm nông thuỷ sản của địa phương Tháng 4 năm 1985, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hoa từ nguồn địa nhiệt được thành lập tại thành phố Beppu Tiền thân của trung tâm là Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp từ nguồn địa nhiệt của tỉnh với chức năng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm rau và hoa sử dụng nguồn địa nhiệt ở thành phố Beppu Mục tiêu của trung tâm là sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào tại địa phương để phát triển các sản phẩm hoa đem lại giá trị cao Hai trung tâm này đều là những trung tâm nghiên cứu, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất và chế biến sản phẩm nông thuỷ sản đầu tiên ở Nhật Bản Tháng 5 năm 1986, chính quyền tỉnh tiếp tục thành lập Trung tâm Chỉ đạo Chế biến sản phẩm thuỷ sản ở thị trấn Kamiura Trung tâm này có thêm Phòng nghiên cứu Thuỷ sản hải dương Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật chế biến sản phẩm thuỷ sản mới, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn và nâng cao kỹ thuật chế biến cho các nhóm phụ nữ ở các làng cá tham gia hoạt động kinh doanh tại địa phương Tháng 4 năm 1989, Trung tâm Nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật trồng nấm được thành lập Đây cũng là trung tâm nghiên cứu nấm đầu tiên ở Nhật Bản Tỉnh Oita vốn nổi tiếng với các sản phẩm nấm đông cô Shiitake và nấm kim châm Vì vậy, trung tâm ra đời với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đem lại giá trị cao cho người sản xuất.

Tất cả các tổ chức cũng như trung tâm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trên dù được thành lập trước hay sau khi phong trào được khởi xướng thì đều góp phần to lớn trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động của phong trào.

Hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Song song với mục tiêu khôi phục sản xuất, phong trào Isson-Ippin còn nhấn mạnh đến yếu tố đào tạo con người, chủ thể chính đồng thời là nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng địa phương Để khôi phục sản xuất, xây dựng địa phương giàu mạnh cần có những người lãnh đạo giỏi và những người dân năng động tích cực Với mục tiêu đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cho địa phương, năm 1983, Thống đốc tỉnh Oita đã chủ trương thành lập các trường đào tạo trong tỉnh với tên gọi Toyo-no-kunidukuri (一一一一一一一, tức Trường đào tạo làm giàu cho địa phương).

Toàn tỉnh được chia làm 12 khu vực với 12 cơ sở đào tạo, mỗi cơ sở đào tạo khoảng 30 học viên cho một khoá học Để hoạt động vận hành cũng như học tập được diễn ra thuận lợi, các trường xây dựng cơ chế tự bổ nhiệm hiệu trưởng Các hiệu trưởng sẽ là đầu mối liên lạc, cùng với Phòng phát triển địa phương chỉ đạo và điều hành hoạt động học tập và nghiên cứu của trường Về nguyên tắc hoạt động,các trường xây dựng kế hoạch tham quan học tập từ một đến hai lần trong một tháng Việc lựa chọn giảng viên toạ đàm thuyết trình chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,địa điểm tham quan kiến tập, thị sát do các cố vấn chuyên môn của mỗi trường quyết định hoặc xin ý kiến tham khảo từ uỷ viên Ban điều hành các trường Hoạt

Phương châm đào tạo (Năm học 1983-1985) động của các trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi từng khu vực hay địa phương mà thường xuyên có các hoạt động giao lưu giữa các trường, thông qua sự chỉ đạo cũng như góp ý của Ban điều hành.

Phương châm đào tạo của trường Toyo-no-kunidukuri là chú trọng vào hoạt động lý luận đi cùng với thực tiễn bởi lý luận và thực tiễn luôn gắn liền với nhau như hai mặt của một vấn đề, nếu thiếu một trong hai kỹ năng này đều khó có thể trở thành nhân tài Con người sẽ trưởng thành qua các trải nghiệm thực tiễn Thông qua các hoạt động thực tiễn ở trong và ngoài cơ sở đào tạo, mỗi học viên sẽ tự mình mở mang và tiếp nhận thêm nhiều tri thức cũng như lý luận thực tiễn cho bản thân. Những tri thức đã tích luỹ cần được vận dụng trở lại thực tiễn và trong chính thực tiễn chúng ta tiếp tục thu nạp được tri thức Đó chính là tinh thần của việc học đi đôi với hành, lý luận đi cùng thực tiễn.

Ngoài ra, muốn thực hiện cải cách, thay đổi diện mạo của địa phương cần phải bắt đầu bằng chính những tri thức, những giá trị quan và sự hiểu biết sâu sắc về các nguồn lực cũng như tiềm năng của địa phương Không thể áp dụng máy móc những tri thức xa vời thực tế vì chỉ khi phát huy được những thế mạnh sẵn có mới có thể đem lại được thành công Trong dịp khai giảng trường đào tạo Toyo-no-kunidukuri, Thống đốc Hiramatsu Morihiko đã nhiều lần nhấn mạnh chính những người dân ở mỗi địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ phải thực sự tự chủ, sáng tạo dựa trên việc bám sát những đặc tính của địa phương mình, đồng thời không ngừng hướng đến những giá trị toàn cầu trên tinh thần Hành động địa phương trên cơ sở tầm nhìn toàn cầu (一一一一一一一一一一一一一一一一一一) để xây dựng quê hương giàu mạnh và hiện đại.

Lý luận đi cùng thực tiễn Hoàn nguyên thành quả giáo dục Bồi đắp tri thức và đạo đức

Phương châm đào tạo (Năm học 1986-1988) Đề cao các hoạt động thực tiễn của học viên, trong hai năm đào tạo của khoá học, học viên sẽ có một năm đầu để học kiến thức chung về địa phương và khu vực với giảng viên đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh Hình thức giờ học là các học viên sẽ tham gia thỉnh giảng hoặc toạ đàm với lãnh đạo những địa phương có mô hình phát triển thành công như lãnh đạo thị trấn Oyama, Yufuin, hay các chuyên gia kinh tế nổi tiếng trong nước, Từ năm thứ hai, các học viên sẽ thực hành cọ xát với các hoạt động thực tế, tìm hiểu và đưa ra các chương trình hoạt động gắn liền với những vấn đề của địa phương mình.

Người tài là những người có đẩy đủ phẩm chất đạo đức và phát huy được trí tuệ của mình cống hiến cho xã hội Vì vậy, phương châm đào đạo của trường cũng đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng giáo dục con người thông qua việc nâng cao tri thức và rèn luyện đạo đức cho học viên Bên cạnh đó, điểm cốt lõi và mục tiêu cuối cùng của hoạt động đào tạo chính là những thành quả thu được sau các hoạt động giao lưu, học tập và nghiên cứu của học viên cần được phát huy và áp dụng triệt để vào thực tế xây dựng và phát triển địa phương Thông qua hoạt động này, các cơ sở đào tạo cũng có thể tái đánh giá và cấu trúc lại chương trình học tập sao cho phát huy được nhiều nhất những hiệu quả đem lại cho chính những học viên và cộng đồng. Ở các khoá học tiếp theo, vẫn trên tinh thần gắn kết việc học tập đi liền với hoạt động thực tiễn nhưng các trường chú trọng hơn đến hoạt động tự học, tích luỹ tri thức và tăng cường các hoạt động giao lưu.

Rèn luyện tinh thần tự học, mở rộng giao lưuChú trọng thực tiễn Đề cao năng lực sáng tạo, đổi mới tư duy

Trường học không cung cấp giáo trình cố định mà tạo điều kiện là nơi giao lưu, trao đổi tri thức, kinh nghiệm cho các học viên Mỗi học viên sẽ chủ động lên kế hoạch học tập để nâng cao tri thức và năng lực cho bản thân Ngoài ra, những biến đổi không ngừng của thời đại yêu cầu con người của thời đại mới cần có tinh thần độc lập, tự chủ, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách Vì vậy, học viên cũng được giáo dục, đổi mới tư duy, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo để đáp ứng với những thay đổi của môi trường và thời đại Thông qua quá trình này, các học viên sẽ rèn luyện được tinh thần chủ động trong việc tiếp nhận và tích luỹ tri thức Việc tích cực giao lưu, trao đổi thông tin giữa các học viên với giảng viên hay giữa các học viên trong hệ thống các cơ sở đào tạo trong toàn tỉnh cũng giúp học viên mở rộng mạng lưới các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực tiễn của học viên sau này.

Từ năm 1989, các cơ sở đào tạo trong tỉnh bắt đầu triển khai khoá học Cosmos

(1989-1991) Đây là khoá học chuyên sâu, trong đó cơ sở sẽ thực hiện chương trình đào tạo tập trung vào các hoạt động phái cử học viên tham gia học tập và nghiên cứu tại nước ngoài nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng xu thế toàn cầu hoá cũng như những biến đổi không ngừng của tình hình khu vực và thế giới.

Năm 1992, các cơ sở đào tạo trong tỉnh triển khai chương trình đào tạo nhân tài hướng đến thế kỷ 21, hay còn gọi là khoá học NEO 21 với phương châm tập trung vào các hoạt động giao lưu, học tập và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu những vấn đề của khu vực.

Hình 2.5: Lễ khai giảng cơ sở đào tạo NEO 21 năm 1992

Nguồn: http://www.pref.oita.jp/site/archive/200877.html

Từ năm 1994, để phát huy thành quả của các trường đào tạo NEO 21, đồng thời tiếp tục đào tạo chuyên sâu cho những học viên đã tốt nghiệp trước đó trở thành những cán bộ nòng cốt của địa phương có khả năng nắm bắt và nhận thức rộng hơn các vấn đề khu vực và toàn cầu, đồng thời bồi dưỡng sâu hơn khả năng thực tiễn bên cạnh những kiến thức chuyên môn, các cơ sở đào tạo tiếp tục đổi mới, xây dựng và khai giảng Khoá học chuyên sâu về khu vực NEO 21 với thời gian là một năm cho một khoá học.

Chủ đề của khóa học được thiết lập dựa trên những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng thực tiễn có ích giúp cho học viên tham gia khoá học sau khi tốt nghiệp có thể vận dụng ngay vào tình hình thực tế ở từng địa phương Các chủ đề nghiên cứu và học tập của khoá học như Khoá học đào tạo khởi nghiệp, Khóa học sử dụng Internet, Khoá học phổ biến phát triển du lịch xanh, Khoá học bí quyết tổ chức sự kiện, Khoá học xây dựng chương trình trải nghiệm tự nhiên, Khoá học phổ cập tình nguyện viên, Khoá học nghiên cứu các vấn đề môi trường, Khóa học nghiên cứu xây dựng địa phương, (tham khảo Bảng 5, Phụ lục, tr.119).

Do thời gian của khoá học chỉ diễn ra trong vòng một năm nên hoạt động chính của khoá học là các hoạt động thực tiễn dựa trên khung chương trình được xây dựng để phát huy tối đa những kỹ năng thực tiễn cho học viên Bên cạnh đó là hoạt động báo cáo thành tích hoạt động trong suốt khoá học của học viên Các báo cáo hoạt động của học viên cũng như tình hình vận hành khoá học sẽ được tổng hợp và gửi về bộ phận phụ trách của Ban vận hành khoá học.

Có thể thấy, ngay từ khi phát động phong trào Isson-Ippin, Thống đốc tỉnh Oita đã đưa ra mục tiêu quan trọng nhất của phong trào chính là nuôi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương Trong suốt quá trình triển khai thực hiện phong trào, thông qua các cơ sở đào đạo ở các địa phương trong toàn tỉnh, nhiều học viên đã tốt nghiệp và tham gia tích cực vào các hoạt động của địa phương Thực tiễn hoạt động của phong trào cũng chính là môi trường thực tế tốt nhất để các học viên của trường có thể phát huy được những kiến thức và kỹ năng đã tích luỹ vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề của khu vực và cộng đồng.

Hoạt động mở rộng giao lưu của phong trào

Để mở rộng hoạt động của phong trào cũng như nâng cao hình ảnh của tỉnh Oita trong cả nước, ngay từ những ngày đầu khởi xướng phong trào, chính quyền tỉnh đã tích cực quảng bá hoạt động cũng như các sản phẩm địa phương thông qua việc tổ chức các hội chợ giao lưu và quảng bá sản phẩm ở trong và ngoài nước như

Hội chợ Oita tại Tokyo, Hội chợ Nông sản khu vực Kyushu, Hội chợ Oita-Hoa Kỳ tại bang Los Angeles và bang Chicago,

Bảng 2.4: Hoạt động tổ chức hội chợ giao lưu và quảng bá hình ảnh Oita

Năm Nội dung hoạt động

Hội chợ Kỷ niệm 10 năm phong trào Isson-Ippin tại khách sạn Okura

Hội chợ Hokkaido-Oita tại công viên Yoyogi (Tokyo)

Hội chợ Isson-Ippin Oita tại cửa hàng Atena tại Los Angeles, Hoa Kỳ

1990 Hội chợ Oita-Hoa Kỳ tại bang Los Angeles và bang Chicago, Hoa Kỳ

Tham dự Triển lãm ẩm thực quốc tế tại Pari (Pháp)

1991 Hội chợ Isson-Ippin với quê hương tại Osaka và Tokyo

Khai trương Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của phong trào tại bang Los Angeles, Hoa Kỳ

Tổ chức Đêm Oita tại Osaka

Hội chợ Oita-xứ Wales tại Oita

Khai trương Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của phong trào tại Singapore

1993 Hội chợ Nông sản khu vực Kyushu tại thành phố Oita

1994 Khai mạc Lễ hội trưng bày và giới thiệu sản phẩm phong trào Isson-Ippin

Oita tại quận Nihonbashi (Tokyo)

1996 Hội chợ Oita tại TP.Fukuoka

1997 Lễ hội Giao lưu văn hoá Oita và châu Á (TP.Takeda, TP.Ume)

Lễ hội Trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ Oita (TP.Oita)

Lễ hội Văn hóa cộng đồng tỉnh Oita lần thứ 13 (tổ chức ở 32 thành phố và thị trấn trong toàn tỉnh)

1999 Tổ chức Triển lãm du lịch và đặc sản Oita tại Hội trường NHK (Tokyo).

Nguồn: tác giả lập dựa trên nguồn tư liệu [40, tr.176-185, tr.246-258]

Thông qua các hội chợ và triển lãm sản phẩm, người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới đều biết đến sản phẩm của các địa phương trong tỉnh Từ đó, chính quyền từng bước thực hiện mục tiêu đưa những sản phẩm mang tinh thần địa phương ra thị trường thế giới đúng như nguyên tắc đầu tiên của phong trào Tháng 7 năm 1989, Trung tâm giao lưu quốc tế Oita được thành lập tại thành phố Oita tạo điều kiện giao lưu, trao đổi thông tin giữa các nhóm hoạt động xúc tiến giới thiệu và quảng bá về các hoạt động cũng như sản phẩm của phong trào (tham khảo thêm các Hình 2,3,4,5,6, Phụ lục, tr.123-127).

Bên cạnh đó, với xu thế toàn cầu hoá, việc liên kết giữa các quốc gia và khu vực ngày càng được chú trọng Những thành công mà phong trào Isson-Ippin đạt được đã đem lại giải pháp phát triển mới cho nhiều địa phương và khu vực có thể vận dụng vào thực tiễn Việc tổ chức và tham dự tích cực các hội thảo, diễn đàn, hội nghị cấp cao với các địa phương trong nước và khu vực châu Á như Hội thảoHokkaido-Oita, Hội thảo quốc tế về Công nghệ với phát triển kinh tế địa phương,

Hội thảo quốc tế Nhật-Hàn về xây dựng và phát triển khu vực, Hội nghị cấp cao về giao lưu khu vực giữa khu vực Kyushu và châu Á, hay các diễn đàn, chuyên đề nghiên cứu về phong trào giúp cho các địa phương, các khu vực hiểu rõ hơn tinh thần, nguyên tắc hoạt động cũng như vai trò của phong trào (tham khảo Bảng 6, Phụ lục, tr.120) Điều này cũng cho thấy phong trào đang tích cực thực hiện và phát huy vai trò quốc tế và ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Hình 2.6: Hội thảo quốc tế Nhật-Hàn về xây dựng phát triển khu vực năm 1996

Nguồn: http://www.arch.oita-u.ac.jp/urban/sato/beppudis.htm

Năm 1988, theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu phát triển địa phương của Bộ

Tự trị Nhật Bản, trên toàn quốc có 24 địa phương trên tổng số 47 tỉnh thành của Nhật Bản đã học tập và vận dụng theo mô hình phát triển của phong trào vào thực tiễn ở địa phương như Hokkaido, Aomori, Iwate, Kanagawa, (Hình 2.7)

Có những địa phương học tập và dùng tên gọi của phong trào gốc như Phong trào Isson-Ippin Hokkaido nhưng cũng có những địa phương sử dụng tên gọi khác phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương như tỉnh Wakayama với Chương trình Phát triển Đặc sản quê hương, tỉnh Kumamoto với phong trào Xây dựng Kumamoto trở thành địa phương đứng đầu Nhật Bản, (Bảng 2.5)

Hình 2.7: Sự lan toả của phong trào Isson-Ippin trên toàn quốc

Nguồn: tác giả lập dựa trên tư liệu [40, tr.139]

Bảng 2.5: Các địa phương học tập và áp dụng mô hình phát triển của phong trào Isson-Ippin

Tỉnh Tên chương trình, phong trào Tỉnh Tên chương trình, phong

Hokkaido Phong trào Mỗi làng Một sản trào phẩm Wakayama Chương trình Phát triển đặc sản quê hương

Aomori Chương trình Thúc đẩy sản xuất và Chế biến Sản phẩm thuỷ sản Shimane Phong trào Thúc đẩy liên kết cộng đồng

Iwate Chương trình Khôi phục Sản phẩm đặc sản địa phương Okayama Chương trình Nhìn lại

Yamagata Chương trình Mỗi địa phương

Một sản phẩm Hiroshima Phong trào Một đặc sản quê hương Hiroshima

Fukushima Phong trào Khôi phục nền sản xuất địa phương Yamaguchi Phong trào Phát triển Sản phẩm đặc sản địa phương

Chiba Chương trình Đào tạo Phát triển

Sản phẩm địa phương Kagawa Chương trình Mô hình sản xuất đặc sản địa phương

Kanagawa Chương trình 50 sản phẩm đặc trưng Kanagawa Ehime Chương trình Xây dựng Vùng sản xuất đặc sản địa phương

Toyama Chương trình Xây dựng Vùng sản xuất đặc sản địa phương Saga Phong trào Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp Saga

Nagano Chương trình Mô hình phát triển nông thôn Nagasaki Chương trình Xây dựng địa phương năng động

Chương trình Thúc đẩy sản xuất

Sản phẩm địa phương ở khu vực nông thôn và miền núi

Phong trào Xây dựng Kumamoto trở thành tỉnh thành đứng đầu Nhật Bản

Kyoto Phong trào Phát triển Sản phẩm đặc trưng địa phương Miyazaki Phong trào Phát triển Nông thôn mới

Shizuoka Chương trình Đào tạo Phát triển

Sản phẩm địa phương Kagoshima

Phong trào Phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương

Nguồn: [40, tr.139] Để mở rộng giao lưu quốc tế, chính quyền tỉnh cũng tích cực quảng bá phong trào ở các nước trong khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó, chính quyền và người dân các địa phương cũng tích cực tiếp đón các đoàn thị sát đến tham quan và học tập các mô hình phát triển địa phương trong tỉnh như thị trấn Oyama, Yufuin, (tham khảo Bảng 7, Phụ lục, tr.121) Sau khi tham quan học tập các mô hình phát triển của phong trào, nhiều quốc gia, khu vực đã áp dụng và triển khai mô hình hoạt động giống phong trào Isson-Ippin tại địa phương như thành phố Thượng Hải, VũHán (Trung Quốc), các nước ở khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Hàn Quốc,

Bảng 2.6: Một số quốc gia, khu vực trên thế giới học tập và vận dụng mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn của phong trào Isson-Ippin

Năm Quốc gia, khu vực Chương trình, phong trào

1984 Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc Mỗi làng Một sản phẩm

1985 Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc Mỗi làng Một bảo vật

1991 Malaysia Mỗi làng Một sản phẩm

1995 Hàn Quốc Mỗi Thành phố Một đặc sản

1995 Indonesia Trở lại quê hương

Nguồn: tác giả tổng hợp dựa trên tư liệu [40, tr.82-92]

Phong trào Isson-Ippin ra đời với mục tiêu khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế địa phương Vì vậy, trong giai đoạn đầu, phong trào chủ yếu tập trung vào các hoạt động lựa chọn, xây dựng và phát triển các sản phẩm với sự tham gia tích cực của nhiều địa phương Ở giai đoạn tiếp theo, phong trào chú trọng đến hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hoạt động xây dựng trường đào tạo, khuyến khích các hoạt động tham quan, học tập và nghiên cứu. Thích ứng với những thay đổi của thời đại toàn cầu hoá, phong trào Isson-Ippin còn tích cực thúc đẩy các hoạt động giao lưu trong nước và quốc tế Qua đây, có thể thấy sự năng động và linh hoạt của lãnh đạo phong trào trong việc nắm bắt tình hình khu vực đồng thời vận dụng và triển khai hiệu quả các chương trình hoạt động trong từng giai đoạn của phong trào.

Chương 3 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO ISSON-IPPIN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN NHẬT BẢN

Phong trào Isson-Ippin ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế, xã hội ở các địa phương trên toàn quốc đều rơi vào tình trạng khó khăn và đình trệ do ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế ở trong và ngoài nước, đặc biệt là ảnh hưởng của tình trạng già hóa dân số ngày càng trầm trọng ở khu vực nông thôn Do vậy, những hoạt động của phong trào như việc khôi phục sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân địa phương trong tỉnh đã tạo được tiếng vang lớn, thu hút sự chú ý của nhiều địa phương trong và ngoài nước, đem đến một giải pháp mới hiệu quả để khắc phục tình hình khó khăn chung ở các địa phương trên toàn quốc.

Thành quả của phong trào Isson-Ippin đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1980-2000

3.1.1 Hiệu quả về mặt kinh tế

(1) Thay đổi cơ cấu sản xuất, khôi phục, thúc đẩy nền kinh tế địa phương

Như đã phân tích trong chương một, Oita là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác hẹp, mạng lưới giao thông cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn còn kém phát triển, việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp cũng như các ngành sản xuất khác để thúc đẩy kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn Để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển cần có chính sách phát triển toàn diện trong đó tuỳ vào thế mạnh của từng ngành sản xuất sẽ có hướng phát triển phù hợp sao cho phát huy và tận dụng tối đa được các nguồn lực tự nhiên và xã hội của vùng. Đối với sản xuất nông nghiệp thì định hướng phát triển như thế nào để đạt hiệu quả cao trong điều kiện địa hình nhiều đồi núi và diện tích đất canh tác hẹp luôn là câu hỏi khó khăn cho tất cả các địa phương có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự. Ở Oita, hướng phát triển nông nghiệp chính là tăng cường sản xuất các sản phẩm nông nghiệp cho giá trị cao, đồng thời đẩy mạnh công tác gia công chế biến để làm gia tăng giá trị cho sản phẩm trong chuỗi sản xuất, chế biến và lưu thông hàng hoá.

Về chương trình hoạt động cụ thể, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng được đặc biệt chú ý Bên cạnh việc trồng lúa,các địa phương còn tập trung vào việc nghiên cứu và trồng các loại cây ăn quả, các loại rau hoa ngắn ngày cho giá trị cao phù hợp với điều kiện từng vùng như thị trấnOyama (mơ, hạt dẻ, đào, nấm kim châm), thành phố Takeshi (chanh Kabosu, cam ngọt),… Đây chính là một trong những hướng đi hiệu quả mang lại thành công cho phong trào Với những địa phương có địa hình phức tạp nhiều đồi núi và bồn địa đan xen, chiến lược phát triển sản xuất với cơ cấu số lượng ít nhưng đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, các ngành công nghiệp nhẹ như nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất các sản phẩm mây tre đan, gia công chế biến sản phẩm nông sản, dịch vụ giao thông vận tải, lưu thông và tiêu thụ hàng hoá cũng có những biến đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Thành quả của phong trào là tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế trong quy trình khép kín giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy các ngành kinh tế cùng phát triển.

Bên cạnh đó, Oita cũng có các đặc thù về địa hình, khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, trong lành, nguồn địa nhiệt dồi dào,… Đây chính là những nguồn tài nguyên quý giá để phát triển các loại hình du lịch trong tỉnh như du lịch xanh, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu đời sống và sinh hoạt nông thôn, du lịch suối khoáng nóng như mô hình phát triển dịch vụ du lịch rất thành công ở Beppu, Yufuin,

(2) Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân

Vấn đề lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề then chốt của nền kinh tế Phong trào Isson-Ippin được đánh giá là mô hình phát triển kinh tế thành công bởi sự ra đời và phát triển của phong trào không chỉ thúc đẩy các ngành kinh tế của địa phương phát triển, mà còn góp phần tạo môi trường làm việc, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Về tình hình lao động trong các ngành sản xuất, mặc dù lao động nông nghiệp giảm mạnh trong 20 năm từ 115 nghìn người năm 1980 giảm xuống còn hơn 55 nghìn người vào năm 2000 nhưng số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn tăng mạnh Lao động trong các ngành công nghiệp tăng hơn 7 nghìn người trong khi lao động trong ngành dịch vụ tăng hơn 50 nghìn người.

Biểu 3.1: Tình hình lao động phân theo các ngành sản xuất của tỉnh Oita giai đoạn 1980-2000

Nông nghiệp Công nghiệpDịch vụ

Nguồn: Tác giả lập dựa trên thống kê trong tư liệu [34, tr.12-13] Đối với lực lượng lao động trẻ, năm 1980, khi phong trào mới ra đời, tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp cấp 3 tìm được việc làm của tỉnh là 63%, đứng thứ 3 khu vực

Kyushu Mức tăng tỷ lệ có việc làm của thanh niên trong tỉnh không liên tục và có xu hướng giảm ở giai đoạn 10 năm đầu (1980-1990) song lại tăng mạnh ở nửa cuối giai đoạn sau (1990-2000) Song nhìn chung sau 20 năm, tỷ lệ thanh niên tìm được việc làm của tỉnh đã tăng 11% từ 63% năm 1980 lên 74% năm 2000, đứng vị trí thứ

Bảng 3.1: Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp cấp 3 có việc làm của tỉnh Oita giai đoạn 1980-2000

Bên cạnh việc thu hút và tạo việc làm cho các lao động trẻ trong tỉnh thì phong trào ra đời còn khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều phụ nữ và người già tham gia lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Trong phong trào có nhiều nhóm phụ nữ, người trung và cao niên tích cực tìm tòi, tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm nông sản như ô mai, nước ép rau củ, các loại rau dưa muối, kinh doanh nhà hàng nông gia, Đây đều là những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng và đem lại thu nhập ổn định cho người lao động. Năm 1980, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 1.446 triệu yên, đứng vị trí thứ 3 trong khu vực Kyushu sau tỉnh Fukuoka, Kumamoto, ở vị trí thứ 32 trên 47 tỉnh thành của cả nước Khi phong trào được khởi xướng và đi vào hoạt động, thu nhập bình quân đầu người của người dân trong tỉnh có xu hướng tăng đều và liên tục qua các năm Năm 2000, sau 20 năm hoạt động phong trào, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh tăng gần gấp đôi, đạt mức 2.794 triệu yên, đứng đầu khu vực Kyushu và thứ 26 trên toàn quốc Bên cạnh đó, như đã phân tích ở chương hai, với những hiệu quả to lớn mà phong trào Isson-Ippin đem lại cho địa phương, đã có 5 trên 7 tỉnh ở khu vực Kyushu là Kumamoto, Nagasaki, Saga, Miyazaki, Kagoshimo đã học tập, vận dụng theo mô hình phát triển của phong trào và đã thu được kết quả khả quan.

Bảng 3.2: Thu nhập bình quân đầu người khu vực Kyushu giai đoạn 1980-2000

Nhìn vào số liệu ở bảng 3.2 có thể thấy thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh trong khu vực Kyushu nói chung và các tỉnh thực hiện cải cách kinh tế xã hội ở địa phương theo mô hình phát triển của phong trào Isson-Ippin đều tăng lên đáng kể, tăng gần gấp đôi sau 20 năm triển khai các phong trào tại địa phương. Đánh giá về những hiệu quả kinh tế mà phong trào cải cách nông nghiệp đem lại cho người dân địa phương, ông Sugawara Katsushi, một người dân trồng mơ ở thị trấn Oyama đã chia sẻ:

“Phong trào NPC khởi đầu với chương trình trồng mơ và hạt dẻ, sau đó là xây dựng môi trường sống và đào tạo con người Dù mục tiêu thế nào thì là một nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp, tôi thấy rằng nhờ có phong trào gây chú ý về mô hình phát triển nông thôn mà hình ảnh cũng như sản phẩm của thị trấn Oyama được mọi người biết đến nhiều hơn, giúp cho việc tiêu thụ và lưu thông hàng hoá thuận lợi, đem lại thu nhập cao cho người dân. Tôi thật sự đánh giá cao hiệu quả của phong trào” (trích kết quả ghi âm phỏng vấn của tác giả ngày 27/08/2015).

Như vậy, phong trào Isson-Ippin đã thành công khi thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực lao động, từ lực lượng lao động trẻ đến những lực lượng lao động vốn ít được coi trọng trong xã hội như phụ nữ và người già Việc tích cực tham gia các hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện của bản thân đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân Mặt khác, việc nhiều địa phương trong khu vực học tập và vận dụng theo mô hình phát triển của phong trào cũng đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần làm giảm gánh nặng của tình trạng già hoá dân số lên nền kinh tế Nhật Bản.

(3) Đa dạng hoá phương thức lưu thông và xây dựng thương hiệu sản phẩm

Nhắc đến thành quả kinh tế của phong trào không thể không kể đến việc cải cách, đa dạng hoá phương thức lưu thông cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm địa phương Đối với quy trình tiêu thụ sản phẩm, phong trào đã thúc đẩy và đa dạng hoá các phương thức lưu thông hàng hoá Bên cạnh phương thức tiêu thụ hàng hoá truyền thống như uỷ thác cho hợp tác xã tiêu thụ, bán hàng thông qua các công ty đại diện, các đại lý thì người sản xuất còn có thể tự tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua các cửa hàng bán hàng trực tiếp như cửa hàng Atena shop, chuỗi cửa hàng Konohana Garuten, nhà hàng nông gia Organic, các điểm dừng chân Michi no Eki, trạm dừng nghỉ, khu du lịch nghỉ dưỡng Mizunoben, Hibiki no sato,

Hình 3.1: Khu du lịch nghỉ dƣỡng Hibiki no sato

Nguồn: http://www.hibikinosato.co.jp/?page_id6

Phương thức lưu thông bán hàng trực tiếp đem lại hiệu quả kinh tế như giảm thiểu chi phí trung gian, giúp cho người sản xuất thu được lợi nhuận cao, người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc mua đúng giá sản phẩm Bên cạnh đó, việc tương tác giữa người sản xuất và người tiêu dùng cũng giúp cho người sản xuất nắm bắt được các thông tin về thị hiếu cũng như nhu cầu của thị trường để từ đó cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm Ngược lại, người tiêu dùng cũng biết được thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất, xây dựng được lòng tin đối với sản phẩm.

Hình 3.2: Cửa hàng bán và giới thiệu các sản phẩm địa phương

Cửa hàng Atena tại Oita Bên trong cửa hàng

Nguồn: http://www.visit-oita.jp/info/kami2015/kunisakishop.html 3.1.2 Hiệu quả về mặt xã hội

(1) Thay đổi nhận thức của người dân về phát triển kinh tế, xã hội Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng cũng như sự suy thoái kinh tế những năm đầu thập niên 1970 khiến cho tình hình kinh tế xã hội ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khu vực nông thôn Tại khu vực nông thôn, chênh lệch khoảng cách giữa thành thị và nông thôn khiến cho phần lớn thanh niên đều rời bỏ quê hương Tình trạng già hoá dân số ngày càng nghiêm trọng càng làm cho bức tranh sản xuất và cuộc sống sinh hoạt ở nông thôn ngày càng tiêu điều Điều này đã làm cho người dân ở nông thôn ngày càng tự ti về bản thân Khi mới nhận chức Phó Thống đốc, ông Hiramatsu Morihiko đã có chuyến thị sát tìm hiểu tình hình thực tế ở các địa phương trong tỉnh Khi tiếp xúc với người dân, ông nhận thấy phần lớn người dân đều than phiền về sự yếu kém của chính quyền; sự suy thoái của nền kinh tế địa phương; môi trường sống nghèo nàn; người dân bị mất phương hướng và niềm tin vào chính quyền và càng không có niềm tin có thể làm giàu tại chính quê hương mình.

Nguyên nhân và bài học thành công của phong trào Isson-Ippin

Có hai phương thức cơ bản để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia nói chung hay một khu vực nói riêng đó là Phát triển nội sinh (一一一一一 - endogenous development) và Phát triển ngoại sinh (一一一一一 - exogenous development) Liên quan đến hai khái niệm này nhiều nhà kinh tế và xã hội học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau Trên thực tế, khái niệm Phát triển nội sinh và Phát triển ngoại sinh được nhà xã hội học người Mỹ Talcott Parsons phân biệt và đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1961 Ông cho rằng các quốc gia phát triển trong thời kỳ cận đại hoá như Anh, Mỹ, Pháp, sau đó là Đức đã sáng tạo ra mô hình cận đại hoá dựa trên nền tảng lịch sử và truyền thống của quốc gia trong một thời gian dài Sau đó, các quốc gia ở khu vực chậm phát triển hơn như châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã học hỏi và tiếp nhận những yếu tố hợp lý của mô hình phát triển này (chế độ quản lý quan liêu thời kỳ cận đại, phương thức phát triển công nghiệp quy mô lớn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chỉ tiêu đánh giá giá trị,…) và trong thời gian ngắn đã từng bước tiến hành quá trình cận đại hoá Chính vì vậy, Talcott Parsons đã phân loại và cho rằng “Các quốc gia tiên tiến là các quốc gia phát triển đất nước theo phương thức phát triển nội sinh và các quốc gia chậm tiến hơn chủ yếu phát triển theo phương thức phát triển ngoại sinh” [53, tr.5] Sự phân biệt giữa hai loại hình phát triển của

Talcott Parsons được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội học vận dụng vào các nghiên cứu sau này Năm 1975, tại phiên họp đặc biệt về kinh tế của Liên Hợp Quốc, trong báo cáo của mình, Quỹ tài chính Dag Hammarskjold, Thuỵ Điển cũng đề cập đến một phương thức phát triển mới đó là:

“Các cộng đồng dựa trên nền tảng nguồn lực sẵn có như môi trường tự nhiên, di sản văn hoá, tính sáng tạo của các thành viên cộng đồng, thông qua việc giao lưu với các cộng đồng khác sẽ làm phong phú thêm cộng đồng của mình Khi các hoạt động này được tiến hành sẽ tạo ra nhiều dạng thức phát triển mới cùng với đó là sự thay đổi về dạng thức sinh hoạt” [53, tr.8]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng dân cư ở mức độ khu vực hơn là ở phạm vi quốc gia Nội dung định nghĩa chú trọng đến tinh thần tự chủ, đoàn kết cộng đồng dựa trên nền tảng hệ sinh thái cũng như các đặc tính của khu vực Mặt khác, định nghĩa còn nhấn mạnh đến hiệu quả của việc giao lưu với các cộng đồng khác giúp cho nhiều cộng đồng tìm ra được các phương thức giải quyết vấn đề của chính cộng đồng mình.

Tại Nhật Bản, phương thức phát triển nội sinh và ngoại sinh được đề cập đến nhiều từ cuối những năm 1970 với những thảo luận về phương thức phát triển địa phương, sự ra đời của các phong trào khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn như “一一一一一 ”, “一一一一”, “一一一一一一一一一” Năm 1976, nhà nghiên cứu Tsurumi Kazuko lần đầu tiên nhắc đến phương thức phát triển nội sinh đã định nghĩa về phương phức này như sau:

“Phát triển nội sinh là quá trình biến đổi đa dạng của xã hội nhằm tiến tới xây dựng mô hình xã hội đạt được các mục tiêu vì cộng đồng nhân loại Mục tiêu chung của cộng đồng chính là đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở của con người trên Trái Đất Phương thức này được coi là phương thức cải cách về mặt cấu trúc, được sinh ra do những chênh lệch, phân biệt khoảng cách giữa các khu vực ở trong nước và quốc tế” [53, tr.9].

Nội dung định nghĩa của Tsurumi Kazuko không nhấn mạnh đến mặt chính sách phát triển mà nhấn mạnh đến quá trình biến đổi xã hội đa dạng để đạt được các mục tiêu Nói cách khác, chính mỗi địa phương, mỗi khu vực khi phát triển đa dạng, đa hệ thì bản thân sự phát triển đó cũng là một dạng chính sách Phong trào Isson- Ippin là một ví dụ điển hình cho phương thức phát triển này bởi phong trào phát triển mang tính chất phong trào xã hội, được triển khai không phải dựa trên việc áp đặt quyền lực chính trị hay kinh tế mà dựa vào nhu cầu biến đổi của xã hội.

Cũng đề cập đến các phương thức phát triển kinh tế xã hội nhưng dưới góc độ tiếp cận so sánh giữa hai phương thức phát triển là phương thức phát triển nội sinh và ngoại sinh, năm 1989, trong cuốn sách Kinh tế Môi trường học (一一一一一), nhà nghiên cứu Miyamoto Kenichi đã đưa ra định nghĩa về phương thức phát triển ngoại sinh như sau: “Phương thức phát triển ngoại sinh là phương thức phát triển dựa vào nguồn vốn (bao gồm cả tiền hỗ trợ từ ngân sách quốc gia), kỹ thuật,… từ bên ngoài để phát triển” [27, tr.285] Thống đốc Oita, Hiramatsu Morihiko, cha đẻ của phong trào Isson-Ippin thì định nghĩa:

“Phương thức phát triển ngoại sinh là phương thức phát triển chủ yếu dựa vào nguồn vốn, tài nguyên từ khu vực bên ngoài (đối với các nước phát triển thì phương thức phát triển này chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư hay hỗ trợ từ nước ngoài) để phát triển các ngành công nghiệp, khai khoáng, đóng tàu, sản xuất ô tô, thiết bị điện tử,… với quy mô lớn” [13, tr.67].

Dù cách diễn giải khác nhau nhưng nội dung cốt lõi của phương thức phát triển ngoại sinh nhấn mạnh đến việc phát triển phụ thuộc vào nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài Không thể phủ nhận những hiệu quả mà phương thức phát triển ngoại sinh mang lại trong việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay khu vực như việc mở rộng các nhà máy, công xưởng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển, tạo nguồn thu thuế cho địa phương, góp phần cải thiện các điều kiện phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống cho người dân Bên cạnh đó, mặt trái của phương thức phát triển này cũng đem lại những hệ quả như việc các doanh nghiệp, các khu công nghiệp luôn ở thế độc chiếm các tài sản tự nhiên và xã hội của khu vực như tài nguyên đất đai, nguồn nước, kỹ thuật,… Mặt khác, việc phát triển các khu công nghiệp còn đưa đến hệ luỵ là môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng, thực tế việc thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng của nhiều khu công nghiệp hay các doanh nghiệp không được như kỳ vọng ban đầu.

Nhận thức được những ưu điểm cũng như mặt trái của phương thức phát triển ngoại sinh, đồng thời hướng đến một phương thức phát triển bền vững và hiệu quả hơn, nhà nghiên cứu Miyamoto Kenichi đã xây dựng định nghĩa về phương thức phát triển nội sinh như sau:

“Phát triển nội sinh chính là phương thức phát triển kinh tế dựa trên nền tảng văn hoá là các cá nhân, đoàn thể sẽ tự chủ trong việc hoạch định kế hoạch phát triển từ việc học hỏi, cải tiến kỹ thuật, tài nguyên được sử dụng hợp lý, hiệu quả trên cơ sở vừa sử dụng vừa bảo vệ tài nguyên, thông qua chính quyền địa phương cải thiện các điều kiện phúc lợi cho người dân” [27, tr.294].

Mặc dù đưa ra định nghĩa về phương thức phát triển nội sinh khá đối lập với phương thức phát triển ngoại sinh như trên nhưng Miyamoto Kenichi không phủ nhận hoàn toàn phương thức phát triển ngoại sinh Bởi mỗi quốc gia, mỗi khu vực sẽ tuỳ theo các điều kiện tự nhiên và xã hội của mình để quyết định phương thức phát triển phù hợp Đồng quan điểm với nhà kinh tế học Miyamoto Kenichi, Thống đốc Hiramatsu Morihiko cũng cho rằng “phương thức phát triển nội sinh là phương thức phát triển khu vực dựa vào việc phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội tại như vốn, tài nguyên của chính khu vực đó”; và “mục tiêu cuối cùng của việc phát triển khu vực chính là nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần cho người dân” [13, tr.68].

Có thể thấy các nhà nghiên cứu khi đưa ra định nghĩa về phương thức phát triển nội sinh đều đặc biệt nhấn mạnh đến phương thức sử dụng hiệu quả các nguồn lực như nguồn vốn, tài nguyên, văn hoá, kỹ thuật, tại chính địa phương để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Mục tiêu và thành quả cuối cùng đều hướng đến việc cải thiện điều kiện phúc lợi, nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá và tinh thần cho người dân Như tác giả đã phân tích ở phần trên, thực tế sau hơn 30 năm khởi xướng phong trào Isson-Ippin, tình hình kinh tế xã hội tại các địa phương trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực như phục hồi nền sản xuất địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần làm giảm sự chênh lệch giữa các khu vực Mặt khác, các điều kiện về học tập, giao lưu văn hoá, tinh thần cũng được cải thiện, tạo ra môi trường sinh sống ổn định, góp phần duy trì sự cân bằng kinh tế xã hội giữa các địa phương.

Theo phân tích của Miyamoto Kenichi, sự ra đời của phong trào Isson-Ippin nói riêng và các phong trào phát triển kinh tế ở các địa phương nói chung đã tác động mạnh mẽ đến chính quyền trung ương Phía chính phủ đã chú ý nhiều hơn đến các động thái phát triển ở các địa phương, đồng thời tích cực cải cách về mặt chính sách phát triển kinh tế xã hội trong Kế hoạch phát triển tổng hợp quốc gia lần thứ tư vào năm 1987 Trong đó, chính phủ nêu rõ vấn đề phát triển địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chỉ tập trung vào việc thu hút đầu tư phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao hay xây dựng ồ ạt các khu du lịch Các địa phương cần phải chú trọng và phát huy hiệu quả các nguồn lực nội tại ở địa phương để khôi phục sản xuất, chấn hưng các ngành nghề truyền thống, cải thiện đời sống an sinh xã hội. Năm 1988, Thủ tướng Takeshita Noboru đã phát động chương trình Xây dựng Quê hương (一一一一一一), trong đó hỗ trợ cho mỗi địa phương một triệu yên Mục tiêu của chương trình là khuyến khích các địa phương trên toàn quốc tích cực phát huy các thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội cả nước.Cùng thời điểm này, với những thành công mà phong trào Isson-Ippin đạt được sau gần 10 năm hoạt động, nhiều địa phương trên toàn quốc đã học tập và vận dụng theo mô hình phát triển của phong trào Tuy nhiên, không có nhiều địa phương sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ chính phủ.

Phân tích nguyên nhân thành công của phong trào Isson-Ippin nói riêng và các phong trào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nói chung dựa trên lý thuyết phát triển nội sinh, nhà nghiên cứu Miyamoto Kenichi đưa ra bốn nguyên tắc và cũng là các tiêu chí để đánh giá Cùng với việc đưa ra các tiêu chí, ông còn đưa ra và phân tích các mô hình phát triển kinh tế địa phương điển hình, trong đó có hai mô hình thành công của phong trào là mô hình cải cách nông nghiệp của thị trấn Oyama và mô hình phát triển du lịch sinh thái của thị trấn Yufuin Bốn nguyên tắc nhà nghiên cứu Miyamoto Kenichi đưa ra như sau:

Một vài vấn đề tồn tại của phong trào Isson-Ippin

Đến nay, phong trào Isson-Ippin đã phát triển qua ba mươi năm Với những thành công to lớn, phong trào đã góp phần đem lại diện mạo mới cho tỉnh Oita cũng như đúc kết được bài học thành công cho nhiều địa phương và khu vực khác học tập Tuy nhiên, với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và thế giới không ngừng thay đổi như hiện nay, phong trào Isson-Ippin cũng phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức mới.

Thách thức đầu tiên chính là việc duy trì những thành quả đã đạt được của phong trào Đối với những thành quả kinh tế, quá trình phát triển của phong trào đã xây dựng được nhiều thương hiệu sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được người tiêu dùng trên thế giới biết đến như sản phẩm nấmShiitake, chanh Kabosu,… Tuy nhiên, thành công của phong trào cũng thúc đẩy nhiều địa phương trong và người nước học tập và vận dụng theo mô hình phát triển của phong trào Các địa phương sau khi học hỏi mô hình này đều tích cực xây dựng các sản phẩm của địa phương mình, đem đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Điều này cũng đồng nghĩa với việc nảy sinh vấn đề cạnh tranh sản phẩm gay gắt giữa các địa phương Khi đó, dù là các sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu thì việc cạnh tranh với các sản phẩm tương tự hay các sản phẩm mới cũng là một vấn đề khó khăn So với thời kỳ đầu mới khởi xướng phong trào thì hiện nay các sản phẩm tương tự với sản phẩm của Oita ngày càng nhiều hơn như sản phẩm nấm khô, ô mai,… Với các sản phẩm truyền thống thì vấn đề vừa cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng vừa giữ được đặc trưng của sản phẩm là vấn đề luôn được chú trọng. Thực tế cho thấy quá trình gia công chế biến luôn tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng hiện nay, ngoài việc duy trì và phát triển các sản phẩm truyền thống, người sản xuất cần tích cực tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm mới an toàn, thân thiện với môi trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Mặt khác, các thành quả của phong trào cần được mở rộng hơn nữa đến mọi tầng lớp người dân cũng như cần thu hút và vận dụng nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác Điều này sẽ góp phần tạo ra nhiều động lực thúc đẩy cho phong trào, giúp cho phong trào đạt được hiệu quả toàn diện hơn Ông Mitoma Yasuhiko, một nông dân trồng nấm trong phong trào NPC ở thị trấn Oyama cho biết:

“Mặc dù hầu hết nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp Oyama đều tham gia vào các hoạt động của phong trào NPC nhưng ngoài nông dân còn nhiều thành phần kinh tế khác Những người này chưa tham gia vào phong trào thì họ sẽ hiểu về phong trào như thế nào là vấn đề mà các lãnh đạo phong trào cần quan tâm hơn” (trích kết quả ghi âm phỏng vấn của tác giả ngày 27/08/2015).

Mục tiêu của phong trào là thúc đẩy sản xuất, trong đó chủ yếu tập trung vào phát triển nông nghiệp, do đó vẫn còn nhiều thành phần kinh tế và nhiều nguồn lực khác chưa được tận dụng và phát huy Vì vậy, để duy trì và nâng cao thành quả đã đạt được, phong trào cần chú trọng phát triển đồng đều các ngành nghề, tận dụng tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác vào quá trình xây dựng và phát triển địa phương.

Ngoài ra, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và gắn bó với quê hương cũng là vấn đề cần được quan tâm Dù nền kinh tế địa phương đã được phục hồi và phát triển mạnh hơn, thu nhập người dân được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần đều được cải thiện nhưng tình hình người trẻ di cư ra lập nghiệp tại các thành phố vẫn gia tăng Điều này cho thấy thế hệ trẻ vẫn không mấy mặn mà với việc gắn bó và làm giàu ở địa phương Hầu hết người tham gia phỏng vấn cũng đều cho rằng vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực kế thừa và tiếp tục các hoạt động của phong trào là vấn đề khó giải quyết ở địa phương Ông Sugawara Katsushi, nông dân trồng mơ ở thị trấn Oyama đã chia sẻ băn khoăn:

“Tôi nghĩ là phong trào NPC, sau này là phong trào Isson-Ippin ra đời đã đem lại nhiều thành quả to lớn cho địa phương Vấn đề là số thanh niên ở khu vực nông thôn thì ở đâu cũng vậy, ngày càng ít đi Sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn, không có người kế tiếp Vậy thanh niên và những người trẻ ở đâu? Hầu như là tập trung ở các thành phố Vấn đề bây giờ là làm thế nào để thu hút thanh niên quay về địa phương lập nghiệp” (trích kết quả ghi âm phỏng vấn của tác giả ngày 27/08/2015).

Việc sát nhập các địa phương trên toàn quốc năm 2005 cũng khiến cho cơ cấu quản lý hành chính trong tỉnh nói chung và các địa phương thay đổi Nhiều bộ phận phụ trách phong trào tại các địa phương bị giải thể hoặc sát nhập khiến cho việc lưu giữ các tài liệu của phong trào làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và học tập gặp nhiều khó khăn Đặc biệt, sau khi hợp nhất, việc xây dựng kế hoạch hoạt động độc lập, tự chủ, phù hợp với tình hình của từng địa phương vốn là một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của phong trào cũng gặp nhiều trở ngại Ông Nitta Kozo, Trường phòng phát triển tổng hợp thị trấn Oyama cho biết:

“Trước khi tiến hành sát nhập vào thành phố Hita, trong cơ cấu tổ chức của thị trấn có các bộ phận xúc tiến phát triển nông nghiệp nông thôn hoạt động khá độc lập với Phòng phát triển nông nghiệp của thành phố Nhưng từ khi sát nhập, các bộ phận này bị giải thể hoặc hợp nhất một phần, số lượng cán bộ phụ trách cũng giảm đi khiến cho việc duy trì và tiếp tục các hoạt động của phong trào ngày càng khó khăn” (trích kết quả ghi âm phỏng vấn của tác giả ngày 28/08/2015).

Ngoài ra, những lãnh đạo, tổ chức, đoàn thể, cá nhân tham gia phong trào từ giai đoạn đầu, những người đã trải qua những biến đổi của thời đại trước, làm nên thành công to lớn cho phong trào đều đã có tuổi, việc làm thế nào để đào tạo những thế hệ kế cận giữ lửa, tiếp thu được tinh thần, kinh nghiệm, cũng như các giá trị cốt lõi của phong trào là một thách thức không hề nhỏ cho những lãnh đạo của phong trào hiện nay Mặt khác, để tiếp tục tồn tại và phát triển, phong trào cũng cần phải có sự đổi mới như thay đổi mục tiêu, chiến lược cũng như phương hướng để đáp ứng với nhu cầu mới trong môi trường toàn cầu hoá Việc mở rộng ảnh hưởng của phong trào ra các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi phong trào phải có chiến lược rõ ràng cũng như nêu cao hơn nữa trách nhiệm của mình với khu vực.

Một số đề xuất về chính sách phát triển nông thôn ở Việt Nam

Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới Đồng thời Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những nước có nền kinh tế trẻ và năng động trong khu vực Tuy có sự cách biệt về khoảng cách địa lý, chế độ chính trị cũng như đường lối phát triển kinh tế với Nhật Bản nhưng những bài học kinh nghiệm thành công từ phong trào Isson-Ippin cũng là những gợi ý quý báu có thể vận dụng vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Hiện nay, những hiểu biết về phong trào Isson-Ippin ở Việt Nam vẫn còn khá hạn chế Năm 2008, dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ trì thực hiện Dự án hợp tác kỹ thuật

Phát triển Năng lực xúc tiến ngành nghề thủ công phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở Nông thôn Việt Nam trong thời gian 3 năm (12/2008-11/2011) Mục tiêu của Dự án nhằm xây dựng các mô hình phát triển ngành nghề nông thôn ở vùng Tây Bắc với hai nội dung chính: (1) Trình diễn các hoạt động ngành nghề nông thôn và xúc tiến thương mại Lập ra các mô hình ngành nghề nông thôn tận dụng các thế mạnh và nguồn lực của địa phương; (2) Nâng cao năng lực của các cơ quan hữu quanTrung ương và địa phương Xây dựng các hướng dẫn cụ thể, chỉ rõ vai trò và trách nhiệm đồng thời khuyến khích khả năng lãnh đạo và duy trì hoạt động của các bên tham gia Tháng 12 năm 2010, Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về phong trào Isson-Ippin do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Hiệp hội Xúc tiến Giao lưu Quốc tế phong trào Isson-Ippin tỉnh Oita phối hợp tổ chức tại Hà Nội dưới sự hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Hội thảo có sự tham gia của 15 quốc gia và khu vực, đại diện châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Srilanka, Indonesia, Mông Cổ, Đông Timo, khu vực châu Phi có đại diện các nước Malawi, Kenya, Uganda và Nam Phi.

Như vậy, phong trào Isson-Ippin đã được giới thiệu và triển khai thực hiện thí điểm ở Việt Nam nhưng thực tế những hiểu biết về phong trào vẫn dừng lại ở phạm vi hẹp, mới chỉ được các cơ quan Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), chính quyền và một bộ phận người dân ở khu vực triển khai thí điểm thực hiện và vận dụng vào thực tế mà chưa được đông đảo người dân trong nước biết đến.Việc học hỏi kinh nghiệm từ phong trào Isson-Ippin và vận dụng vào việc khôi phục, phát triển các ngành nghề nông thôn ở Việt Nam là một hướng đi đúng có thể đem lại hiệu quả cao, góp phần duy trì các ngành nghề truyền thống, cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội cho người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, việc học hỏi và vận dụng bất kỳ một mô hình phát triển kinh tế xã hội nào vào thực tế cũng sẽ đem lại những hiệu quả cũng như nảy sinh nhiều vấn đề khác nhau do điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở mỗi địa phương và khu vực không giống nhau Từ kinh nghiệm của Nhật Bản và thực tế áp dụng ở Việt Nam, tác giả luận văn nhận thấy việc tiếp cận và hiểu thế nào cho đúng về một mô hình thành công, vận dụng sao cho hiệu quả vào thực tiễn là một vấn đề cực kỳ quan trọng.Phong trào Isson-Ippin vốn được đánh giá cao ở việc thay đổi phương thức quản lý và tương tác giữa chính quyền và người dân trong việc xây dựng và phát triển địa phương Đó là cơ chế quản lý theo chiều dọc từ dưới lên, trong đó người dân được khuyến khích đề xuất các ý kiến để xây dựng địa phương lên các cấp chính quyền Chế độ tự trị địa phương khá mạnh đã giúp cho các địa phương ở NhậtBản duy trì được tính độc lập và bản sắc địa phương khá hiệu quả Tại Việt Nam,năng lực quản lý và tính độc lập của chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế.

Hầu hết các chương trình quy hoạch phát triển nông thôn tại các địa phương đều do các cơ quan Bộ ngành ở cấp trung ương xây dựng và các địa phương sẽ triển khai theo dựa trên kế hoạch và nguồn vốn ngân sách nhà nước là chủ yếu Muốn xây dựng nông thôn mới, bền vững, mang đậm bản sắc địa phương, các địa phương cần có chiến lược phát triển địa phương độc lập, tự chủ và vận dụng khéo léo sao cho vừa triển khai lồng ghép được các chương trình phát triển chung của cả nước vừa phát huy được bản sắc của địa phương mình, qua đó, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.

Ngoài ra, những mô hình phát triển kinh tế xã hội hiệu quả cần được lãnh đạo các địa phương khuyến khích, kịp thời tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng ra các địa phương khác Đặc biệt là vấn đề tuyên truyền giúp thay đổi nhận thức cho người dân ở các khu vực nông thôn, miền núi là vấn đề cần được đặc biệt chú trọng Cần thay đổi nhận thức của người dân về việc có thể gắn bó và làm giàu trên chính quê hương bằng việc nắm bắt và vận dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có tại địa phương Chỉ có phát triển dựa vào các nguồn lực nội sinh như vậy mới đem lại hiệu quả bền vững và lâu dài cho người dân Hơn nữa, vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng luôn phải được coi là vấn đề then chốt cần được quan tâm hàng đầu bởi vai trò của người lãnh đạo cũng như dẫn dắt phong trào góp phần to lớn vào sự thành công của phong trào.

Thông qua việc tổng kết các kinh nghiệm phát triển nông nghiệp nông thôn thành công trong phong trào Isson-Ippin, tác giả luận văn xin đưa ra một vài kiến nghị đối với các địa phương khi xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn như sau:

1 Khi xây dựng các chương trình phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương cần tiến hành khảo sát kỹ lưỡng hiện trạng sản xuất của các ngành nghề,nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng và thị trường về sản phẩm Đặc biệt chú trọng việc lắng nghe ý kiến của người dân và người tiêu dùng về kế hoạch, lộ trình xây dựng và phát triển các sản phẩm địa phương.

2 Chú trọng việc phân tích, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc lựa chọn và phát triển các sản phẩm của từng địa phương Nói cách khác phải nắm bắt và định vị được bản sắc địa phương khi xây dựng và phát triển sản phẩm Chú trọng phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương với khả năng cạnh tranh cao dựa trên nguồn nguyên liệu mang tính văn hoá độc đáo của địa phương, được chính người dân địa phương lựa chọn Ưu tiên việc giữ gìn truyền thống và bản sắc của địa phương trong quá trình phát triển sản phẩm.

3 Xác định rõ ràng các mục tiêu cũng như kế hoạch phát triển các ngành nghề nông thôn cụ thể cho từng giai đoạn, xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện khả thi, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như chính sách phát triển của địa phương Ví dụ, có địa phương chú trọng việc xây dựng và phát triển sản phẩm mới trong khi các địa phương khác đẩy mạnh việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm truyền thống, Dù kế hoạch thực hiện như thế nào thì mục tiêu chung đều phải hướng đến việc mang lại lợi nhuận, thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhất là khu vực nông thôn và miền núi Bên cạnh đó, việc phát triển các ngành nghề sản xuất và xây dựng nông thôn mới, nông thôn bền vững tại các địa phương còn phải hướng đến thực hiện các mục tiêu quốc gia cũng như giải quyết các vấn đề toàn cầu như xoá đói, giảm nghèo, bảo tồn truyền thống, bình đẳng giới, an toàn thực phẩm,

4 Tích cực tổ chức thảo luận công khai giữa chính quyền, người sản xuất, người dân và các bên liên quan để thông qua các mục tiêu, kế hoạch thực hiện, phân rõ vai trò, nhiệm vụ của các bên cũng như cam kết cùng thực hiện Qua đó, tạo sự đồng thuận, nhất trí, giúp phát huy các thế mạnh của các chủ thể cũng như tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng địa phương.

5 Đẩy mạnh việc xây dựng và nâng cao vai trò của các tổ chức hỗ trợ cho người dân cũng như người sản xuất như Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, Thành lập các trung tâm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật sản xuất, chế biến, đóng gói sản phẩm,

6 Tăng cường các hoạt động tham quan học hỏi, giao lưu về kỹ thuật sản xuất,quy cách đóng gói, mẫu mã, bao bì sản phẩm giữa các địa phương trong và ngoài nước Xúc tiến phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm thông qua việc tích cực giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm địa phương ở các thành phố lớn có nhu cầu tiêu dùng cao ở trong nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, và các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ,

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân không chỉ dừng lại ở mức đáp ứng các nhu cầu vật chất cơ bản là ăn, mặc, ở, mà nhu cầu về chất lượng cao, sản phẩm mang tính địa phương đặc sắc, cũng như các nhu cầu về giá trị tinh thần như tham quan, du lịch, tìm hiểu văn hoá, lịch sử, cũng ngày càng tăng lên Do đó, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm tiêu dùng vật chất, khôi phục sản xuất ở địa phương, thì việc phát triển các ngành du lịch văn hoá, lịch sử, cũng cần được quan tâm nhiều hơn Ở khu vực nông thôn và miền núi Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển các lĩnh vực này Thúc đẩy du lịch giao lưu văn hoá không chỉ giúp cho nền kinh tế địa phương phát triển mà còn góp phần đẩy mạnh giao lưu giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn, giúp thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền đồng thời khơi dậy được tinh thần tự hào và gắn kết cộng cồng của người dân.

Thành công của phong trào Isson-Ippin đã góp phần thay đổi mạnh mẽ diện mạo kinh tế, xã hội của tỉnh Oita nói riêng và xã hội nông thôn Nhật Bản nói chung.Những hiệu quả về mặt kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất, khôi phục và phát triển nền kinh tế địa phương giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Về mặt xã hội, phong trào đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân về phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hoá nông thôn Ngoài ra, phong trào còn nâng cao được vai trò và vị thế của phụ nữ cũng như người già trong xã hội Cùng với đó, môi trường văn hoá,giáo dục và giao lưu cộng đồng ở trong và ngoài nước cũng được cải thiện đáng kể,góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân Thành công của phong trào không chỉ góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội nông thôn của tỉnh Oita nói riêng mà còn đem đến bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho nhiều địa phương trong cả nước cũng như các quốc gia trong khu vực và trên thế giới học hỏi và vận dụng Bên cạnh những thành quả to lớn như trên, phong trào vẫn còn những tồn tại và thách thức đầy khó khăn như việc duy trì các thành quả đã đạt được cùng với đó là yêu cầu đổi mới để đáp ứng với những thay đổi của thời đại.

Ngày đăng: 29/06/2023, 13:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. 一一一 (1983),一一一一一一一一一一一一一一一一一一一, 一一一一/一一一一一一一一 一, 36(7)一pg.504-507 Khác
2. 一一一一一一一一一一 (一一一一 (2004),一一一一一一一一一一一一一―一一一一一一一 一一一一一一一一―一, 一一一一一一一一一一一 一一一一一一一一一一一一一, 一一一 ,pg.17-30 Khác
3. 一一一一 (2006),一一一一一一一一一一一一一一一一(一一), 一一 17 一一一一一一一一一 一一一一, 一一一一一一一一一一一一一一一一一一 一一一一), pg.4-21 Khác
4. 一一一一一2007),一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一, 一一一一一一一一 一一一一一一一一一一 11, pg.15-29 Khác
5. 一一一一一2014),一一一一一一一―一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一―一, 一一一一, pg.8-23 Khác
6. 一一一一2004), 一一一一一一一一一一一一一一一 ,一一一一一一一一一一一一, 一 3 一, 一一一, pg.89-116 Khác
7. 一一一一 (1981),一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一一― NPC 一一 20 一一一 一一一一一―一, 一一一一一一一一一一一一(一 一), 一一一一 (一一 206), pg.40-46 Khác
8. 一一一一一一一一一一一一一 (1990), 一一一一一一一一一一一, 一一一一一一一一一 Khác
9. 一一 一一一一2008),一一一一一一一--一一一一一一一一一一一一一一, 一一一一 [一], pg.82-87 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w