1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam

245 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Trung Gian Của Vốn Tâm Lý Trong Mối Quan Hệ Giữa Thông Tin Kế Toán Quản Trị Và Thành Quả Của Nhà Quản Lý: Trường Hợp Nghiên Cứu Tại Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (15)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (25)
  • CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 45 3. 1. Giới thiệu (60)
  • CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (114)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (136)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (179)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (191)

Nội dung

GIỚI THIỆU

1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu

Trong thực tiễn kinh doanh, thành quả của NQL là một yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với bản thân NQL, mà còn đối với tổ chức nơi các NQL đang làm việc Các tổ chức cần những NQL có thành quả cao để đáp ứng các mục tiêu của họ, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà họ chuyên môn hóa, và cuối cùng để đạt được lợi thế cạnh tranh Đồng thời, đối với NQL, việc hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện ở mức độ cao có thể làm gia tăng sự hài lòng, cảm giác tự hào, có thể kèm theo sự khen thưởng bằng các lợi ích tài chính và các lợi ích phi tài chính, và là một yếu tố chính để phát triển nghề nghiệp trong tương lai

Thành quả của NQL được thể hiện qua những hoạt động mà các NQL thực hiện liên quan đến các công việc quản lý, cũng như những kết quả có được từ quá trình thực hiện công việc Công việc quản lý bao gồm những hoạt động như đàm phán, tuyển dụng, đào tạo, đổi mới, ra quyết định, và tương tác với các NQL khác Mỗi hoạt động này có những nhu cầu thông tin riêng của nó Cách thức các NQL yêu cầu và sử dụng thông tin chịu ảnh hưởng bởi sự phức tạp của thực tế công việc quản lý (Laitinen, 2009) Do vậy, có thể thấy rằng, đối với NQL, thông tin là một nguồn lực quan trọng và đóng vai trò trung tâm trong quá trình thực hiện công việc của họ.

Thông tin cung cấp cho NQL rất đa dạng và được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau Trong đó, thông tin kế toán nói chung và TTKTQT nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng TTKTQT được xem là một phần không thể thiếu trong việc hỗ trợ các NQL trong quá trình ra quyết định Cụ thể, thông tin tài chính và phi tài chính được cung cấp bởi hệ thống kế toán quản trị sẽ giúp NQL thực hiện việc ra quyết định, phân bổ nguồn lực, giám sát, đánh giá, và khen thưởng dựa trên thành quả hoạt động (Atkinson và cộng sự, 2012; Kaplan và Atkinson, 1998) Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay càng góp phần làm cho TTKTQT trở nên đa dạng và có tính phân tích hơn Do đó, có thể nói rằng, hệ thống TTKTQT ngày càng gắn chặt với việc hỗ trợ công tác điều hành quản lý doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin ngày càng đa dạng, kịp thời cho NQL

Việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu TTKTQT cho nhà quản có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ NQL hoàn thành công việc và góp phần vào việc đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp Tuy nhiên, thực tiễn kinh doanh hiện nay tại Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển hệ thống TTKTQT (Lương Thị Yến và Trần Thanh Thủy, 2017) Điều này chủ yếu xuất phát từ quan điểm truyền thống cho rằng kế toán quản trị chỉ phù hợp và cần thiết đối với doanh nghiệp lớn, trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác kế toán chủ yếu tập trung vào mảng kế toán tài chính và hướng đến mục tiêu về sự tuân thủ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và NQL cũng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của TTKTQT (Nguyễn Bích Ngọc và Đào Nam Giang, 2015)

Trong thực tiễn nghiên cứu, thành quả cá nhân nói chung và thành quả của NQL nói riêng là một khái niệm cốt lõi trong tâm lý học công việc và tâm lý học tổ chức (Sonnentag và cộng sự, 2008); và là một chủ đề trung tâm cho các nhà nghiên cứu trong thế kỷ qua (Carpini và cộng sự, 2017) Trong đó, khái niệm và cấu trúc của thành quả của NQL nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu (Dierdorff và cộng sự, 2009) Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, có hai khía cạnh khác nhau khi xem xét thành quả của NQL, đó là thành quả về mặt hành vi – ở khía cạnh này, thành quả của NQL được hiểu là thành quả công việc với hai thành phần là thành quả nhiệm vụ và thành quả theo ngữ cảnh, và thành quả về mặt kết quả – ở khía cạnh này, thành quả của NQL được hiểu là sự hữu hiệu của NQL Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nghiên cứu chủ yếu chỉ đề cập đến thành quả công việc Trong đó, thành quả nhiệm vụ được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất, và rất ít nghiên cứu đề cập đến thành quả theo ngữ cảnh Mặc dù các bằng chứng mới nổi từ lý thuyết cho thấy rằng, thành quả theo ngữ cảnh của NQL cũng có những đóng góp quan trọng vào sự hữu hiệu của tổ chức (Buller và McEvoy,2012; Nankervis và cộng sự, 2019) Bên cạnh đó, hiện nay cũng có rất ít nghiên cứu xem xét đến sự hữu hiệu của NQL Mặc dù ngày càng nhiều quan điểm nhấn mạnh rằng cần bổ sung khía cạnh kết quả trong việc đo lường thành quả cá nhân (Robertson và cộng sự, 2000)

Trong hầu hết các nghiên cứu có liên quan, thành quả của NQL thường được nghiên cứu với vai trò là biến phụ thuộc, với mục tiêu xem xét các nhân tố tác động đến thành quả của NQL Trong đó, nghiên cứu về TTKTQT trong mối quan hệ với thành quả của NQL là một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong thời gian qua Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chủ yếu xem xét ảnh hưởng trực tiếp của việc sử dụng TTKTQT đến thành quả công việc (cụ thể là thành quả nhiệm vụ) của NQL Bên cạnh đó, các nghiên cứu thường chỉ tập trung xem xét một hoặc hai đặc tính chất lượng của TTKTQT, và có rất ít các nghiên cứu xem xét vai trò của các yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa sử dụng TTKTQT và thành quả của NQL để có thể giải thích rõ cơ chế ảnh hưởng của thông tin đến thành quả

Trong các nghiên cứu về thành quả cá nhân, vốn tâm lý là một trong những khái niệm nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi tổ chức (xem: Avey và cộng sự, 2011; Newman và cộng sự, 2014; Nolzen, 2018; Stajkovic và Luthans, 1998a) Trong đó, vốn tâm lý thường được nghiên cứu với vai trò là biến trung gian truyền dẫn ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức đến thành quả của cá nhân (ví dụ: Luthans và cộng sự, 2008; Qadeer và Jaffery, 2014; Venkatesh và Blaskovich, 2012) Điều này tạo tiền đề cho ý tưởng nghiên cứu về vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa các yếu tố khác của môi trường tổ chức, ví dụ thông tin được cung cấp bởi các hệ thống thông tin trong tổ chức, với thành quả của NQL – những người thường xuyên sử dụng thông tin trong công việc quản lý

Những phân tích ở trên cho thấy, vẫn còn những khoảng trống cần nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng TTKTQT và thành quả của NQL, nhằm giúp cho người sử dụng thông tin kế toán nói chung và các NQL doanh nghiệp nói riêng có cái nhìn rõ hơn về vai trò của TTKTQT trong việc hỗ trợ quản lý, điều hành doanh nghiệp, cũng như cơ chế ảnh hưởng của nó đến thành quả của các NQL Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, NQL thường bị quá tải thông tin, từ đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc lựa chọn và sử dụng thông tin phù hợp Vậy nên, việc lựa chọn và sử dụng TTKTQT với đầy đủ các đặc tính chất lượng là một vấn đề quan trọng đối với các NQL để đảm bảo tính hữu ích của thông tin Vấn đề đặt ra là việc sử dụng TTKTQT có ảnh hưởng như thế nào đến thành quả của NQL? Tầm quan trọng của việc sử dụng TTKTQT cần phải được làm rõ thông qua việc kiểm tra cơ chế tác động của nó đến thành quả của NQL Ngoài ra, việc thiếu những nghiên cứu về thành quả theo ngữ cảnh của NQL và sự hữu hiệu của NQL cũng là một khoảng trống nghiên cứu cần được xem xét Đó chính là động lực để tác giả thực hiện nghiên cứu này, với các mục tiêu nghiên cứu cần đạt được dưới đây

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp thông qua vai trò trung gian của vốn tâm lý, của TTKTQT đối với thành quả của NQL trong doanh nghiệp Đồng thời, nghiên cứu cũng làm rõ mối quan hệ giữa các khía cạnh của thành quả NQL – cụ thể là mối quan hệ giữa thành quả công việc (đại diện cho khía cạnh hành vi) và sự hữu hiệu (đại diện cho khía cạnh kết quả) Theo đó, nghiên cứu hướng đến việc đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:

RO1: Kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp của TTKTQT đến thành quả công việc và sự hữu hiệu của NQL

RO2: Kiểm tra ảnh hưởng gián tiếp thông qua vai trò trung gian của vốn tâm lý, của TTKTQT đến thành quả công việc và sự hữu hiệu của NQL

RO3: Kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp của thành quả công việc của NQL đến sự hữu hiệu của NQL

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu của luận án hướng đến việc trả lời những câu hỏi nghiên cứu dưới đây:

RQ1: TTKTQT có ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả công việc của NQL hay không?

RQ2: TTKTQT có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hữu hiệu của NQL hay không?

RQ3: TTKTQT có ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả công việc của NQL, thông qua vai trò trung gian của vốn tâm lý, hay không?

RQ4: TTKTQT có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hữu hiệu của NQL, thông qua vai trò trung gian của vốn tâm lý, hay không?

RQ5: Thành quả công việc của NQL có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của NQL hay không?

1.3 Vấn đề nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của mức độ sử dụng TTKTQT đến thành quả của NQL, và vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ này. Trong đó, TTKTQT được xem xét ở tất cả bốn đặc tính thông tin Vốn tâm lý được xem xét ở cả bốn thành phần thể hiện những trạng thái tâm lý tích cực của NQL Đối với thành quả của NQL, khái niệm này được nghiên cứu ở cả hai khía cạnh, bao gồm: khía cạnh hành vi và khía cạnh kết quả

Về mặt phạm vi: nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh tại Việt Nam Dữ liệu phục vụ cho việc phân tích được thu thập từ NQL ở tất cả các cấp trong các doanh nghiệp tại Việt Nam Cụ thể, nghiên cứu thu thập dữ liệu về mức độ sử dụng TTKTQT của NQL, vốn tâm lý của NQL, và thành quả của NQL theo hai khía cạnh Đơn vị phân tích là cá nhân (NQL ở tất cả các cấp độ trong doanh nghiệp). Việc thu thập dữ liệu được thực hiện vào đầu năm 2020

Mục đích của nghiên cứu là kiểm định các giả thuyết khoa học được suy diễn ra từ lý thuyết, nhằm xem xét sự phù hợp của các giả thuyết với dữ liệu trong bối cảnh tạiViệt Nam Do vậy, nghiên cứu này tiếp cận theo quy trình suy diễn dựa vào hệ nhận thức khách quan Phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu khảo sát được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết Dữ liệu được thu thập từ đối tượng là NQL các cấp trong các doanh nghiệp tại Việt Nam Kỹ thuật phân tích PLS- SEM được sử dụng để phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS 3.

2 7 Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là kỹ thuật phân tích dữ liệu đa biến thế hệ thứ hai được áp dụng rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu khoa học xã hội trong hơn

20 năm qua (Hair và cộng sự, 2017a) Kỹ thuật này gồm: CB-SEM - cấu trúc tuyến tính dựa trên hiệp phương sai; và PLS-SEM - cấu trúc tuyến tính dựa trên phương sai Trong đó, theo Cassel và cộng sự (1999) và Henseler và cộng sự

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Nội dung chương 2 tập trung vào việc tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm và việc vận dụng lý thuyết khoa học trong các nghiên cứu Qua đó cho thấy một bức tranh tổng quan về các kết quả nghiên cứu đã đạt được liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án Từ đó, tạo cơ sở để xác định khoảng trống cần nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, thành quả của NQL được xem xét với vai trò là biến kết quả.

Do vậy, trước hết, các nghiên cứu về thành quả của NQL sẽ được tổng kết nhằm cung cấp một bức tranh khái quát về những kết quả nghiên cứu đã đạt được liên quan đến khái niệm này Cụ thể, phần này tập trung vào các nghiên cứu mà ở đó thành quả của NQL được nghiên cứu với vai trò là biến phụ thuộc, và chịu ảnh hưởng bởi các biến độc lập, biến trung gian, hay biến điều tiết Qua đó cho thấy được những kết quả nghiên cứu đã đạt được và khoảng trống nghiên cứu cần được tiếp tục xem xét

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của TTKTQT đến thành quả của NQL với vai trò trung gian của vốn tâm lý Do vậy, các nội dung tiếp theo, luận án tiến hành tổng kết các nghiên cứu có liên quan theo hai chủ đề sau: (1) nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTKTQT và thành quả của NQL, và (2) nghiên cứu về vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa TTKTQT và thành quả của NQL

 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTKTQT và thành quả của NQL: các nghiên cứu được tổng kết trong phần này sẽ là cơ sở để xác định khoảng trống trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTKTQT và thành quả của NQL, đồng thời là cơ sở để phát triển các giả thuyết về tác động trực tiếp của TTKTQT đến thành quả của NQL được trình bày trong chương 3

 Nghiên cứu thể hiện vai trò trung gian của vốn tâm lý: các nghiên cứu được tổng kết trong phần này sẽ cho thấy được kết quả và những khoảng trống nghiên cứu về vốn tâm lý trong mối quan hệ với TTKTQT và thành quả của NQL Qua đó, tạo cơ sở để phát triển các giả thuyết về tác động trực tiếp của TTKTQT đến vốn tâm lý, tác động trực tiếp của vốn tâm lý đến thành quả của NQL, cũng như các giả thuyết về vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa TTKTQT và thành quả của NQL được trình bày trong chương 3

2.2 Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của NQL

Thành quả của NQL là một trong những chủ đề rất được quan tâm nghiên cứu trong khoa học hành vi tổ chức Các nghiên cứu liên quan đến khái niệm này thường được thực hiện theo hai hướng: (1) nghiên cứu cách thức để đo lường và đánh giá thành quả và (2) nghiên cứu khám phá hoặc kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả Trong đó, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của NQL nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua. Bởi vì, thành quả của NQL là yếu tố có vai trò quan trọng góp phần vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức cũng như sự thăng tiến trong nghề nghiệp của cá nhân

Như đã đề cập trong phần giới thiệu, nội dung phần này tập trung vào việc tổng kết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của NQL trong vai trò là biến độc lập, biến trung gian, hoặc biến điều tiết Trong đó, thành quả của NQL được nghiên cứu ở hai khía cạnh: (1) ở khía cạnh hành vi, thành quả của NQL được hiểu là thành quả công việc với hai thành phần là thành quả nhiệm vụ và thành quả theo ngữ cảnh; (2) ở khía cạnh kết quả, thành quả của NQL được hiểu là sự hữu hiệu của NQL

2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả công việc của NQL

Kết quả tổng hợp nghiên cứu trình bày trong Bảng 2 1 cho thấy bức tranh tổng quan về các nhân tố - được nghiên cứu ở vai trò biến độc lập, biến trung gian, và biến điều tiết, ảnh hưởng đến thành quả công việc của NQL Ở khía cạnh hành vi,thành quả công việc của NQL bao gồm thành quả nhiệm vụ và thành quả theo ngữ cảnh Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây thường tập trung vào từng thành phần riêng biệt của thành quả công việc Các kết quả nghiên cứu cụ thể được trình bày dưới đây

Tác giả Biến độc lập Biến trung gian Biến điều tiết Lý thuyết sử dụng

Indriani (2020) Tham gia ngân sách Cam kết đối với tổ chức

Kiến thức quản lý chi phí Lý thuyết thành quả công việc Guidini và cộng sự (2020) Tham gia ngân sách Cam kết đối với tổ chức

Nguyen và cộng sự (2019) Tham gia ngân sách Chia sẻ thông tin theo chiều dọc Cam kết mục tiêu ngân sách

Nhận thức về sự công bằng của ngân sách Lý thuyết công bằng

Lý thuyết trao đổi xã hội

Lý thuyết thiết lập mục tiêu

Nguyên (2018) Sự hợp lý trong phân phối dự toán ngân sách

Sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách

Mức độ tham gia vào dự toán ngân sách Lý thuyết đại diện

Tham gia ngân sách Cam kết mục tiêu ngân sách Lý thuyết kỳ vọng

Lý thuyết thiết lập mục tiêu

Lý thuyết thành quả công việc Phan Thị Mỹ

Duyên (2018) Tham gia ngân sách Sự hợp lý trong dự toán ngân sách Cam kết mục tiêu ngân sách

Lý thuyết thành quả công việc

Lý thuyết công bằng trong tổ chức

Huyền (2018) Tham gia ngân sách

Kiến thức quản trị chi phí

Chia sẻ thông tin theo chiều dọc Lý thuyết đại diện

Lý thuyết thành quả công việc

Lý thuyết thiết lập mục tiêu sự (2017) quyền quả đầy đủ

Hệ thống khen thưởng Lý thyết thiết lập mục tiêu

Farahmita (2017) Tham gia ngân sách Sự hài lòng với công việc

Kiến thức quản lý chi phí Lý thuyết thành quả công việc Nguyen và cộng sự (2016) Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao

Sự phân quyền ra quyết định

Tính hợp lệ về mặt kỹ thuật

Sự không chắc chắn của môi trường

Sử dụng hệ thống chi phí Lý thuyết ngẫu nhiên

Seaman (2016) Lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Tỉnh thức (Mindfulness)

Lý thuyết học hỏi xã hội

Lý thuyết trao đổi xã hội

Lý thuyết lãnh đạo trao quyền Kửse và Şencan

(2016) Năng lực ra quyết định

(2016) Chế độ đãi ngộ dựa trên ngân sách Niềm tin vào người giám sátCam kết đối với tổ chức

Lý thuyết thiết lập mục tiêu

(2010) Sự tương đồng về giá trị

Nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức Đánh giá bản thân cốt lõi (Core self-evaluations)

Cam kết về công việc Tham gia vào công việc

Sự hài lòng với công việc Động lực nội tại

Lý thuyết về sự cam kết

Norzaidi và cộng sự (2009) Phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ

Lý thuyết về sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (TTF)

Etemadi và cộng sự (2009) Văn hóa tổ chức Tham gia ngân sách Lý thuyết về văn hóa

Johnson (2007) Sự không chắc chắn của nhiệm vụ Tham gia ngân sách

Thông tin liên quan đến công việc

Mức độ mục tiêu ngân sáchChấp nhận mục tiêu ngân sáchCam kết mục tiêu ngân sách

Lý thuyết xử lý thông tin

Lý thuyết thiết lập mục tiêu

Saarikoski (2006) Tham gia ngân sách Kiến thức quản lý chi phí Lý thuyết thành quả công việc Chong (2004) Thông tin liên quan đến công việc Sự không chắc chắn của nhiệm vụ Lý thuyết xử lý thông tin

(2002) Tham gia ngân sách Cam kết mục tiêu ngân sáchThông tin liên quan đến công việc

Lý thuyết thiết lập mục tiêu

(1998) Tham gia ngân sách Sự đầy đủ của ngân sách

Cam kết đối với tổ chức Lý thuyết thành quả công việc

(1995) Tham gia ngân sách Sự phân quyền

Kren (1992) Tham gia ngân sách Thông tin liên quan đến công việc Biến động của môi trường

McInnes (1986) Tham gia ngân sách Động lực Lý thuyết kỳ vọng sự (2015)

(2001) Tính cách của NQL Quyền tự chủ trong công việc

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Đối với thành quả nhiệm vụ

Một trong những vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là mối quan hệ giữa việc tham gia vào quá trình hoạch định ngân sách và thành quả nhiệm vụ của NQL Lý thuyết thiết lập mục tiêu Locke và Latham (1994) và lý thuyết thành quả công việc của Blumberg và Pringle (1982) thường được sử dụng để giải thích ảnh hưởng mang tính động lực của việc tham gia vào việc lập ngân sách đến thành quả của NQL thông qua vai trò của các biến trung gian Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, khi các NQL được tham gia vào quá trình hoạch định ngân sách liên quan đến công việc và bộ phận của họ sẽ góp phần nâng cao thành quả nhiệm vụ theo hai cơ chế là tạo động lực và thông tin (Erez và Arad, 1986; Latham và cộng sự, 1994; Quang và Nguyên, 2018) Trong cơ chế tạo động lực, việc được tham gia vào quá trình ra quyết định ngân sách sẽ tạo động lực thúc đẩy NQL thực hiện hoặc cam kết thực hiện những mục tiêu ngân sách, từ đó ảnh hưởng đến thành quả nhiệm vụ. Kết quả nghiên cứu của Nouri và Parker (1998) và Guidini và cộng sự (2020) cho thấy rằng, việc tham gia vào quá trình hoạch định ngân sách sẽ tạo niềm tin trong các NQL rằng họ sẽ có đủ ngân sách (biến đầy đủ ngân sách) cho việc thực hiện công việc của mình Đồng thời, một khi các NQL tin rằng tổ chức chịu trách nhiệm đảm bảo rằng họ nhận được đầy đủ sự hỗ trợ về ngân sách có thể sẽ làm tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức (biến cam kết với tổ chức), từ đó góp phần làm tăng thành quả nhiệm vụ Tương tự, Brownell và McInnes (1986) cho thấy tham gia ngân sách có ảnh hưởng tích cực đến động lực của NQL, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả nhiệm vụ của NQL Ngoài ra, ảnh hưởng của tham gia ngân sách đến thành quả nhiệm vụ còn được thể hiện qua vai trò động lực trung gian của cam kết mục tiêu ngân sách (Chong và Chong, 2002; Phan Thị Mỹ Duyên, 2018;Nguyễn Thị Hương Giang, 2018; Nguyen và cộng sự, 2019), mức độ mục tiêu ngân sách, chấp nhận mục tiêu ngân sách, và cam kết mục tiêu ngân sách (Chong vàJohnson, 2007) Theo cơ chế thông tin, ảnh hưởng của tham gia ngân sách đến thành quả nhiệm vụ được giải thích dựa trên quan điểm của lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973) Theo đó, khi các NQL được tham gia vào quá trình lập ngân sách và cam kết mục tiêu ngân sách, sẽ nỗ lực nhiều hơn để thu thập, trao đổi và phổ biến thông tin liên quan đến công việc Những thông tin này sẽ góp phần hỗ trợ việc hoạch định ngân sách phù hợp, cũng như hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu ngân sách Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến thành quả nhiệm vụ của họ (Chong và Chong, 2002; Chong và Johnson, 2007; Mai Thị Lệ Huyền, 2018; Kren, 1992; Nguyen và cộng sự, 2019)

Ngoài ra, một số nghiên cứu về ảnh hưởng của tham gia ngân sách đến thành quả nhiệm vụ cũng xem xét đến vai trò của các biến điều tiết dựa trên quan điểm của lý thuyết thành quả công việc của Blumberg và Pringle (1982) Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kiến thức quản trị chi phí của các NQL, đặc biệt là quan điểm cân bằng về kiến thức quản trị chi phí, sự hài lòng với công việc, và cam kết đối với tổ chức có vai trò điều tiết tác động của tham gia ngân sách đối thành quả của NQL (Agbejule và Saarikoski, 2006; Farahmita, 2017; Novlina và Indriani, 2020) Cụ thể, tác động của tham gia ngân sách đối với thành quả trở nên tích cực hơn khi kiến thức quản trị chi phí của các NQL tăng lên Nói cách khác, khi NQL có nhiều kiến thức quản trị chi phí được tham gia nhiều hơn vào quá trình hoạch định ngân sách sẽ góp phần nâng cao thành quả nhiệm vụ Bên cạnh đó, sự phân quyền trong tổ chức cũng là một nhân tố có ảnh hưởng điều tiết mối quan hệ giữa tham gia ngân sách và thành quả của NQL Cụ thể, trong những tổ chức có sự phân quyền cao, mối quan hệ giữa tham gia ngân sách và thảnh quả của NQL càng tích cực; ngược lại, trong những tổ chức quyền lực tập trung (hay có mức độ phân quyền thấp), mối quan hệ này là tiêu cực (Gul và cộng sự, 1995)

Bên cạnh tham gia ngân sách, thành quả nhiệm vụ của NQL còn bị tác động bởi các yêu tố thuộc về môi trường tổ chức như: sự phân quyền trong tổ chức, nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường, môi trường tâm lý tổ chức, nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức, thông tin liên quan đến công việc, phong cách lãnh đạo, Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sự phân quyền có ảnh hưởng tích cực đến thành quả của NQL thông qua vai trò trung gian của việc sử dụng TTKTQT (Gul và Chia,1994; Hammad và cộng sự, 2013; Soobaroyen và Poorundersing, 2008) Đồng thời, mối quan hệ này sẽ càng tích cực hơn khi NQL nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường càng cao (Gul và Chia, 1994) Bên cạnh đó, khi NQL nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường sẽ ảnh hưởng đến loại thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán quản trị, từ đó tác động đến thành quả của NQL (Hammad và cộng sự, 2013) Nghiên cứu của Rich và cộng sự (2010) vận dụng lý thuyết về sự gắn kết của Kahn (1990) để giải thích ảnh hưởng tích cực của nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức – một yếu tố đóng vai trò tạo động lực cho các NQL tham gia vào công việc, đến thành quả nhiệm vụ Cụ thể, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi các NQL nhận thức cao về sự hỗ trợ của tổ chức, sẽ góp phần làm tăng sự tham gia của họ trong công việc (nghĩa là sự đầu tư đồng thời của năng lượng nhận thức, cảm xúc và thể chất để có thể tham gia một cách đầy đủ và tích cực vào việc thực hiện đầy đủ vai trò của mình), từ đó ảnh hưởng tích cực đến thành quả nhiệm vụ Trên cơ sở lý thuyết xử lý thông tin, Chong (2004) cho thấy rằng thông tin liên quan đến công việc có ảnh hưởng tích cực đến thành quả của NQL, và mối quan hệ này bị ảnh hưởng bởi vai trò điều tiết của sự không chắc chắn của nhiệm vụ, với quan điểm rằng trong các tình huống khi sự không chắc chắn của nhiệm vụ càng cao, việc sử dụng nhiều thông tin liên quan đến công việc để ra quyết định sẽ dẫn đến cải thiện thành quả của NQL

Phong cách lãnh đạo – một trong những yếu tố thuộc về môi trường tổ chức, cũng được chứng minh có ảnh hưởng đến thành quả của NQL cấp dưới Phong cách lãnh đạo trao quyền – một yếu tố đóng vai trò truyền cảm hứng và tạo động lực choNQL cấp dưới, có ảnh hưởng tích cực đến thành quả nhiệm vụ của NQL trực tiếp và gián tiếp thông qua vai trò trung gian của hệ thống đo lường thành quả, hệ thống khen thưởng, và việc sử dụng TTKTQT (Nguyen và cộng sự, 2017) Lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức là phong cách lãnh đạo được định hướng bởi sự tôn trọng đối với niềm tin và giá trị đạo đức, và phẩm giá cũng như quyền của người khác(Ciulla, 2004) Những nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức sẽ sử dụng quyền lực xã hội của họ trong các quyết định họ đưa ra, các hành động mà họ tham gia, và cách họ ảnh hưởng đến người khác (Gini, 1997) Theo

Williams và Seaman (2016), phong cách lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức của NQL sẽ ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, từ đó gián tiếp tác động đến thành quả nhiệm vụ của NQL

Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả nhiệm vụ của NQL, có một số ít nghiên cứu đề cập đến các nhân tố thuộc về cá nhân Mô hình về thành quả công việc của Mitchell (1997) kết hợp một cách rõ ràng giữa những yếu tố thuộc về sự khác biệt cá nhân và những khía cạnh của tình huống/bối cảnh công việc Theo đó, các biến về sự khác biệt cá nhân và các biến về tình huống/bối cảnh công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi được thúc đẩy thông qua các quá trình tạo động lực như kích thích, chú ý, định hướng, cường độ và kiên trì Hành vi được thúc đẩy, đến lượt nó, sẽ ảnh hưởng đến thành quả Năng lực ra quyết định của cá nhân là một trong số những nhân tố được quan tâm nghiên cứu trong trường hợp này. Năng lực ra quyết định được định nghĩa là khả năng đánh giá, thấu hiểu và diễn tả một sự lựa chọn (Bavolar, 2013, p 386); hoặc có thể hiểu là khả năng hoặc một tập hợp các kỹ năng cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn (Appelt và cộng sự,

2011, p 254) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, năng lực ra quyết định có ảnh hưởng tớch cực đến thành quả nhiệm vụ của NQL (Kửse và Şencan, 2016)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 45 3 1 Giới thiệu

3.1 Giới thiệu Để tạo nền tảng lý thuyết cho việc phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu, nội dung chương này tập trung vào việc trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận án nhằm thấy được sự hình thành các khái niệm và các quan điểm tiếp cận khi nghiên cứu về các khái niệm, đồng thời thống nhất cách hiểu, phạm vi, và quan điểm tiếp cận của luận án đối với các khái niệm này; trình bày tổng quan các lý thuyết nền; và phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Cụ thể, trước hết, chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về: (1) thành quả của NQL – khái niệm này được hình thành trên cơ sở khái niệm thành quả cá nhân Có nhiều sự khác nhau trong quan điểm và phạm vi tiếp cận khi nghiên cứu về thành quả cá nhân nói chung và thành quả NQL nói riêng Trong nghiên cứu này, khái niệm thành quả của NQL được tiếp cận trên cả hai khía cạnh, gồm: khía cạnh hành vi và khía cạnh kết quả; (2) TTKTQT – nghiên cứu này quan tâm đến những đặc tính TTKTQT cũng như mức độ sử dụng những đặc tính thông tin này trong công việc quản lý Do vậy, phần này sẽ trình bày về sự hình thành khái niệm cũng như những đặc tính của TTKTQT; (3) vốn tâm lý – khái niệm này được hình thành trên cơ sở các hành vi tổ chức tích cực, nó thể hiện các trạng thái tâm lý tích cực của cá nhân Tiếp theo là phần giới thiệu sơ lược về các lý thuyết khoa học gồm: lý thuyết thành quả công việc của Blumberg và Pringle (1982), lý thuyết truyền thông của Shannon và Weaver (1949), lý thuyết trung gian nhận thức của Smith và Lazarus

(1991) và Lazarus (1993), và lý thuyết mở rộng và xây dựng cảm xúc tích cực củaFredrickson (2001) Cuối cùng, giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu sẽ được đề xuất trên cơ sở các lý thuyết khoa học và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã tổng kết

3.2 Các khái niệm nghiên cứu

Thành quả nói chung và thành quả cá nhân nói riêng là một khái niệm cốt lõi và được nghiên cứu thường xuyên trong lĩnh vực tâm lý học công việc và tâm lý học tổ chức (Sonnentag, 2003) Tuy nhiên, có rất ít những định nghĩa rõ ràng về ý nghĩa của thành quả (Roe, 1999) Theo Ferris (1978), thành quả là khái niệm đề cập đến mức độ thành công của các cá nhân trong việc hoàn thành vai trò của mình Ý tưởng chung là mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc công việc đáp ứng những kỳ vọng liên quan đến nhiệm vụ hoặc công việc đó Roe (1996), trên cơ sở một mô hình chung về thành quả, đề xuất phân biệt hai định nghĩa thành quả có sự liên kết với nhau, đó là:

 Định nghĩa quá trình: thành quả là quá trình mọi người (cá nhân hoặc tập thể) cố gắng để đạt được mục tiêu công việc nhất định

 Định nghĩa kết quả: thành quả là sự phù hợp giữa mục tiêu công việc và kết quả của quá trình mà mọi người (cá nhân hoặc tập thể) cố gắng để đạt được mục tiêu công việc đó

Như vậy, có thể thấy rằng, thuật ngữ “thành quả” được sử dụng để chỉ các thuộc tính rất khác nhau về mặt hành vi và mặt kết quả (Roe, 1999) Nói cách khác,thành quả là một khái niệm đa thành phần, ở cấp độ cơ bản, chúng ta có thể phân biệt hai khía cạnh của thành quả, đó là khía cạnh hành vi (quá trình) và khía cạnh kết quả (Borman và Motowidlo, 1993; Campbell và cộng sự, 1993; Roe, 1999;Campbell, 1990) Trong đó, khía cạnh hành vi (behavioral aspect) đề cập đến những hoạt động (hành vi) mà các cá nhân thực hiện trong quá trình làm việc Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của cá nhân đều gom vào khái niệm thành quả công việc, mà chỉ bao gồm những hành vi liên quan đến việc thực hiện mục tiêu của tổ chức (Sonnentag, 2003); hoặc chỉ những hành vi có thể đo lường được mới được xem là thành quả (Campbell và cộng sự, 1993) Do vậy, Campbell và cộng sự

(1993, p 40) định nghĩa “thành quả là những gì tổ chức thuê một người làm và làm tốt” Trong khi đó, theo Motowidlo và cộng sự (1997) thành quả là những hành vi có thể được đánh giá là có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự hữu hiệu của tổ chức Những hoạt động này sẽ khác nhau tùy vào đặc điểm, vị trí công việc mà cá nhân đảm nhiệm (Sonnentag và Frese, 2002; Sonnentag, 2003) Khía cạnh kết quả (outcome aspect) muốn nói đến hậu quả hay kết quả có được từ những hành vi của cá nhân (Sonnentag và Frese, 2002; Sonnentag, 2003)

Trong các nghiên cứu về thành quả cá nhân, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung phân tích thành quả ở khía cạnh hành vi Theo đó, thành quả cá nhân được hiểu là thành quả công việc (work/job performance) - là những hành vi hoặc những hành động do con người thực hiện liên quan đến mục tiêu của tổ chức (Campbell, 1990; Campbell và cộng sự, 1990) Thành quả công việc là một khái niệm động, đa thành phần (Sonnentag, 2003; Sonnentag và cộng sự, 2008), và là một khái niệm không thể chỉ ra hoặc đo lường một cách trực tiếp (Viswesvaran, 2001) Thay vào đó, nó phải được tạo nên bởi nhiều thành phần – những thành phần này có thể được tổng quát hóa cho những công việc khác nhau Đồng thời, những thành phần này lại được hình thành bởi các biến đo lường, những biến đo lường cụ thể có thể khác nhau giữa các công việc (Koopmans và cộng sự, 2011)

Dựa trên quan điểm về sự đa thành phần của khái niệm thành quả công việc, nhiều nghiên cứu lý thuyết đã được thực hiện (xem Bảng 3 1) nhằm tìm ra toàn bộ phạm vi (tập hợp các thành phần) của khái niệm này Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các khuôn mẫu lý thuyết trước đây, Koopmans và cộng sự (2011) đã đề xuất một khuôn mẫu lý thuyết đầy đủ về thành quả công việc cá nhân Theo đó, có bốn thành phần tiềm ẩn của thành quả công việc cá nhân cần được phân biệt, mặc dù các khuôn mẫu có thể sử dụng những thuật ngữ và phạm vi tiếp cận khác nhau Cụ thể, các thành phần đó bao gồm: thành quả nhiệm vụ (task performance), thành quả theo ngữ cảnh (contextual performance), thành quả thích ứng (adaptive performance), và hành vi phản tác dụng (counterproductive behavior) Trong đó, thành quả nhiệm vụ và thành quả theo ngữ cảnh là hai thành phần được đề cập nhiều nhất trong các khuôn mẫu lý thuyết Bên cạnh đó, hai thành phần này cũng được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm về thành quả cá nhân nói chung và thành quả của NQL nói riêng, đặc biệt là thành quả nhiệm vụ Do vậy, nội dung tiếp theo sẽ trình bày chi tiết về hai thành phần này

Thành quả nhiệm vụ có thể được hiểu là khả năng/năng lực của một cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính của công việc (Campbell, 1990), những nhiệm vụ này phải được nêu rõ trong bản mô tả công việc của cá nhân (Murphy và Kroeker,

1988) Thành quả nhiệm vụ là thành phần quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong các khuôn mẫu lý thuyết về thành quả công việc cá nhân Tuy nhiên, các khuôn mẫu lý thuyết khác nhau thường sử dụng nhiều thuật ngữ và phạm vi tiếp cận khác nhau khi đề cập đến thành quả nhiệm vụ Murphy và Kroeker (1988) được biết đến như là một trong những người đầu tiên đưa ra phạm vi thành quả công việc cá nhân, trong đó, thành phần đầu tiên là thành quả nhiệm vụ - khái niệm thể hiện việc hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm liên quan đến công việc cá nhân phụ trách Khuôn mẫu lý thuyết về thành quả công việc của Campbell (1990) sử dụng hai thuật ngữ để mô tả cho những hành động và những hành vi hướng đến mục đích hoàn thành các nhiệm vụ về mặt kỹ thuật, gồm: năng lực nhiệm vụ liên quan đến công việc cụ thể (Job-specific task proficiency) – thể hiện khả năng của một cá nhân có thể thực hiện các nhiệm vụ được cho là các yêu cầu kỹ thuật cốt lõi của công việc, những yêu cầu này sẽ khác nhau giữa các công việc; và năng lực nhiệm vụ không gắn với công việc cụ thể (Non-job-specific task proficiency) – thể hiện khả năng thực hiện các nhiệm vụ, những nhiệm vụ này không chỉ gắn với một công việc cụ thể, mà được yêu cầu cho phần lớn hoặc hầu hết các công việc Ba thành phần đầu tiền trong khuôn mẫu của Viswesvaran và Ones (2000), gồm năng suất, chất lượng, và kiến thức về công việc cũng có cùng bản chất với thành quả nhiệm vụ.

Theo Borman và Motowidlo (1993), toàn bộ phạm vi thành quả công việc có thể được thể hiện qua 2 thành phần, trong đó, thành phần thành quả nhiệm vụ được mô tả là những hành vi/hoạt động đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào cối lõi kỹ thuật của tổ chức Mô hình đo lường thành quả trên cơ sở vai trò sử dụng khái niệm vai trò công việc (job role) để đề cập đến hành vi thực hiện những nhiệm vụ liên quan cụ thể đến công việc của mỗi cá nhân (Welbourne và cộng sự, 1998)

Như vậy, có thể kết luận rằng, thành quả nhiệm vụ là thành phần đề cập đến năng lực của cá nhân trong việc thực hiện công việc để đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu tổ chức Sự đóng góp này có thể trực tiếp – ví dụ đối với hoạt động vận hành máy móc của công nhân trực tiếp sản xuất; hoặc gián tiếp – ví dụ đối với hoạt động của những NQL, hoạt động của những nhân viên văn phòng (Motowildo và cộng sự, 1997) Khái niệm thành quả nhiệm vụ được thể hiện qua 5 yếu tố, gồm: (1) năng lực trong những công việc chuyên môn, (2) năng lực trong những công việc phi chuyên môn, (3) khả năng giao tiếp bằng lời hoặc văn bản, (4) năng lực giám sát – trong trường hợp là giám sát viên hoặc ở vị trí lãnh đạo, và (5) năng lực quản lý. Mỗi yếu tố này bao gồm một số những yếu tố phụ, những yếu tố phụ này có thể khác nhau tùy vào vị trí công việc

Bảng 3 5 Tổng hợp các thành phần của thành quả công việc

Các thành phần của thành quả công việc

Thành quả theo ngữ cảnh

Hành vi phản tác dụng

Thành quả nhiệm vụ Thành quả theo ngữ cảnh Thành quả thích ứng Hành vi phản tác dụng Koopmans và cộng sự (2011)

Sự hỗ trợ đối với cá nhân

Hỗ trợ đối với tổ chức

Sự chủ động tận tâm

Hành vi công dân tổ chức

Hành vi phản tác dụng

Viswesvaran và Ones (2000) Thành quả nhiệm vụ

Hành vi công dân tổ chức

Hành vi phản tác dụng

Sự hỗ trợ giữa các cá nhân

Hỗ trợ đối với tổ chức

Sự tận tâm với nhiệm

Các thành phần của thành quả công việc

Thành quả theo ngữ cảnh

Hành vi phản tác dụng vụ của công việc Năng suất

Kiến thức về công việc

Nỗ lực Năng lực lãnh đạo Năng lực quản trị Năng lực tương tác Tuân thủ và chấp nhận thẩm quyền

Thành quả thích ứng Pulakos và cộng sự (2000) Thành quả thích ứng

Allworth và Hesketh (1999) Vai trò công việc Vai trò thành viên của tổ chức Vai trò đối với nhóm

Sự lệch lạc đối với tài sản

Thái độ hung hăng của cá nhân

Thành quả nhiệm vụ Thành quả theo ngữ cảnh Borman và

Motowidlo (1993) Tính tự nguyện tổ chức

George và Brief (1992) Năng lực nhiệm vụ liên quan đến công việc cụ thể

Năng lực nhiệm vụ không gắn với công việc cụ thể

Tạo điều kiện cho thành quả của nhóm và đồng nghiệp Chứng minh nỗ lực

Duy trì kỹ luật cá nhân

Mối quan hệ giữa các cá nhân

Những hành vi phá hoại hoặc độc hại

Hành vi trong lúc rảnh rỗi

Hành vi công dân tổ chức

Hành vi tổ chức xã hội Brief và

Các thành phần của thành quả công việc

Thành quả theo ngữ cảnh

Hành vi phản tác dụng

Sự lệch lạc đối với tài sản

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thành quả theo ngữ cảnh

Thành quả nhiệm vụ được xem là một thành phần rất quan trọng của thành quả công việc cá nhân Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng để có thể đo lường đầy đủ thành quả công việc cá nhân, không thể thiếu những hành vi, mặc dù không liên quan đến nhiệm vụ, nhưng có những đóng góp tích cực cho tổ chức Đó chính là các hành động hợp tác, hành động hữu ích, những đề xuất, những cử chỉ thiện chí, vị tha, sự tận tâm … của các cá nhân trong tổ chức, mà mỗi đơn vị, tổ chức, nhà máy hằng ngày đều phụ thuộc vào nó (Smith và cộng sự, 1983) Tổng hợp những hành vi này được gọi chung là hành vi công dân của tổ chức Khái niệm này được giới thiệu bởi Smith và cộng sự (1983) và phổ biến nó trong các lý thuyết về thành quả công việc Organ (1988) định nghĩa hành vi công dân của tổ chức như là những hành vi cá nhân mang tính tùy ý hoặc là hành vi thuộc về vai trò phụ, chúng không được thừa nhận một cách trực tiếp hoặc rõ ràng bởi hệ thống khen thưởng chính thức; và những hành vi này gắn với việc thúc đẩy hoạt động hiệu quả của tổ chức

Theo thời gian, có nhiều khái niệm liên quan hoặc chồng chéo với hành vi công dân của tổ chức được đề xuất Một số nghiên cứu sử dụng một thành phần lớn để mô tả về các hành vi công dân tổ chức Ví dụ, Brief và Motowidlo (1986) giới thiệu khái niệm hành vi tổ chức xã hội (prosocial organizational behaviors) để đại diện cho mười ba loại hành vi liên quan đến việc giúp đỡ, hỗ trợ, đề xuất, tuân thủ, tình nguyện, của các cá nhân đối với đồng nghiệp, tổ chức, khách hàng George và Brief (1992) đưa ra khái niệm tính tự nguyện tổ chức (organizational spontaneity) và định nghĩa nó như là sự tự nguyện thực hiện những hành vi thuộc về vai trò phụ có những đóng góp vào sự hữu hiệu của tổ chức Những hành vi này bao gồm: giúp đỡ đồng nghiệp, bảo vệ tổ chức, đưa ra những đề xuất mang tính xây dựng, phát triển bản thân, và mở rộng sự thiện chí Murphy và Kroeker (1988) sử dụng khái niệm mối quan hệ giữa các cá nhân (interpersonal relations) Trong khi đó, một số các nghiên cứu khác sử dụng nhiều thành phần để mô tả hành vi công dân của tổ chức Ví dụ, Campbell (1990) sử dụng hai khái niệm tạo điều kiện cho thành quả của nhóm và đồng nghiệp (facilitating team and peer performance), và chứng minh nỗ lực (demonstrating effort) để thể hiện khả năng hỗ trợ, giúp đỡ, phát triển đồng nghiệp, hoặc hỗ trợ nhóm hoạt động hữu hiệu; cũng như thể hiện sự cam kết và nỗ lực của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ của công việc, sẵn sàng làm việc dưới điều kiện bất lợi Mô hình đo lường thành quả dựa trên vai trò của Welbourne và cộng sự (1998) sử dụng 2 thành phần đề cập đến các hành vi công dân của tổ chức, bao gồm: (1) vai trò thành viên của tổ chức: thể hiện sự quan tâm của cá nhân đối với tổ chức ngoài những vấn đề về công việc, nó tương ứng với những hành vi có liên quan đến quyền công dân của tổ chức; (2) vai trò đối với nhóm: hợp tác với đồng nghiệp và các thành viên trong nhóm hướng tới sự thành công của công ty

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung chương 4 tập trung trình bày các vấn đề về phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình đo lường, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã được thiết lập trong chương 3 Mục tiêu chính của chương này là nhằm: giới thiệu về quy trình nghiên cứu được sử dụng; lập luận để làm rõ tính phù hợp của các kỹ thuật (kỹ thuật thu thập dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ liệu, …) được áp dụng trong quá trình nghiên cứu; tổng kết được thang đo cần sử dụng cho các khái niệm nghiên cứu; và thiết kế thu thập dữ liệu phù hợp, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu

Cụ thể, những nội dung chính mà chương 4 sẽ đề cập bao gồm:

 Thang đo và cách tiếp cận đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

 Thiết kế bảng câu hỏi thu thập dữ liệu

 Tổ chức thu thập dữ liệu phục vụ cho việc kiểm định mô hình nghiên cứu

 Quy trình và kỹ thuật phân tích dữ liệu

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa việc sử dụng thông tin kế toán và thành quả của NQL Đơn vị phân tích là cá nhân Cụ thể, NQL các cấp tại các doanh nghiệp ở Việt Nam được lựa chọn để thu thập dữ liệu về nhận thức, hành vi của họ liên quan đến việc sử dụng thông tin, năng lực tâm lý cá nhân, thành quả công việc, và sự hữu hiệu Nghiên cứu này được tiếp cận theo quy trình suy diễn dựa vào hệ nhận thức khách quan Theo đó, mục đích của nghiên cứu là kiểm định các giả thuyết khoa học được suy diễn ra từ lý thuyết, nhằm xem xét sự phù hợp của các giả thuyết với dữ liệu trong bối cảnh tại Việt Nam (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Vì vậy, quy trình nghiên cứu của luận án sẽ bao gồm hai giai đoạn: (1) Nghiên cứu tài liệu, tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, thiết lập mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu; (2) Thu thập dữ liệu, đánh giá thang đo, kiểm định mô hình cấu trúc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Quy trình nghiên cứu với các nội dung công việc chi tiết được thể hiện trong sơ đồ ở Hình 4 10 dưới đây

Hình 4 10 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của Hair và cộng sự (2017a) và Hair và cộng sự (2019a)

Giai đoạn 1: nghiên cứu tài liệu, tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, thiết lập mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được bắt đầu bằng việc tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu về chủ đề nghiên cứu Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp tác giả hiểu rõ hơn và phân tích được xu hướng nghiên cứu về việc sử dụng TTKTQT, thành quả công việc của NQL, cũng như mối quan hệ giữa chúng, đặc biệt là các nghiên cứu trong bối cảnh tại Việt Nam Trên cơ sở ý tưởng nghiên cứu, tác giả thực hiện tìm kiếm tài liệu có liên quan được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín ở nước ngoài thông qua các cơ sở dữ liệu điện tử, ví dụ như: Google scholar, ScienceDirect, Emerald, …, Với các từ khóa được lựa chọn như: management accounting information/MAS information, job performance, work performance, task performance, contextual performance, individual work performance, managerial performance, managerial work performance, managerial effectiveness, psychological capital,… Đồng thời, tác giả cũng tìm kiếm các nghiên cứu được công bố ở trong nước thông qua việc sử dụng công cụ tìm kiếm google với các từ khóa như: TTKTQT, thành quả công việc, thành quả công việc cá nhân, thành quả nhiệm vụ, thành quả theo ngữ cảnh, thành quả của NQL, thành quả công việc của NQL, sự hữu hiệu của NQL, vốn tâm lý, …

Các nghiên cứu sau khi tìm kiếm sẽ được tổng hợp, phân loại, và phục vụ cho các nội dung công việc sau đây: (1) trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm theo mối quan hệ, tạo cơ sở cho việc xác định khoảng trống nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu; (2) tổng kết cơ sở lý thuyết về các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận án; (3) trình bày các lý thuyết nền được sử dụng để biện luận cho việc phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu (mô hình cấu trúc); (4) trình bày các nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định cấu trúc các khái niệm, đề xuất thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, và phát triển mô hình đo lường thể hiện mối quan hệ giữa biến tiềm ẩn và các biến đo lường của chúng

Bản thảo câu hỏi khảo sát sau đó được xây dựng và gửi đến một nhóm gồm năm giảng viên trong lĩnh vực kế toán và năm NQL ở các doanh nghiệp (Xem Phụ lục

3) Mục đích của công việc này là nhằm tiếp thu ý kiến đánh giá của các chuyên gia về bộ câu hỏi khảo sát nhằm đảm bảo giá trị nội dung của bộ thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và nội dung câu hỏi phản ánh đúng nội dung cần hỏi. Theo đó, các góp ý từ các chuyên gia đối với bảng câu hỏi tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: điều chỉnh lại phần dịch thuật nhằm đảm bảo nội dung câu hỏi cho rõ nghĩa hơn, đề xuất một số thuật ngữ thay thế, chỉ ra những câu hỏi/thuật ngữ khó hiểu hoặc có thể gây hiểu nhầm Trước khi đưa ra bảng câu hỏi chính thức, một thử nghiệm thí điểm sẽ được thực hiện với sự tham gia của một nhóm các NQL (Phụ lục 3) nhằm ước tính thời gian hoàn thành bảng câu hỏi và đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu được nội dung câu hỏi sau khi đã thực hiện các chỉnh sửa Kết quả cho thấy, các đáp viên mất khoảng từ 10 đến 15 phút đề hoàn thành bảng câu hỏi, và không còn những vướng mắc liên quan đến nội dung câu hỏi

Giai đoạn 2: thu thập dữ liệu, đánh giá thang đo, kiểm định mô hình cấu trúc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng

Giai đoạn thứ hai của quy trình nghiên cứu bắt đầu bằng hoạt động thu thập dữ liệu trên cơ sở bảng câu hỏi chính thức đã hoàn thành vào cuối giai đoạn 1 Kỹ thuật phân tích PLS-SEM được sử dụng để phân tích dữ liệu và kiểm định mô hình với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS phiên bản 3 2 7 (Ringle và cộng sự, 2015). Trong nghiên cứu này, kỹ thuật PLS-SEM trước hết được sử dụng trong việc đánh giá mô hình đo lường để đảm bảo thang đo đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt, trước khi kiểm định mô hình cấu trúc Tiếp theo, một số kiểm định bổ sung sẽ được thực hiện như kiểm định sai lệch do phương pháp, đánh giá độ phù hợp của mô hình với dữ liệu, kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến, nhằm đảm bảo dữ liệu là phù hợp và đáp ứng yêu cầu cho việc phân tích tiếp theo Mô hình cấu trúc sẽ được đánh giá sau đó với các nội dung như kiểm định các mỗi quan hệ trong mô hình, đánh giá sức mạnh giải thích của mô hình, đánh giá tác động quy mô Các kết quả xử lý có được từ phần mềm sau đó sẽ được phân tích để làm cơ sở cho việc đưa ra các kết luận và hàm ý Chi tiết về quy trình và kỹ thuật phân tích dữ liệu được trình bày trong mục 4 5

4.3 Khái niệm nghiên cứu và thang đo

Trên cơ sở mô hình cấu trúc được xây dựng trong chương 2, có bốn khái niệm nghiên cứu cần được đo lường, bao gồm: (1) TTKTQT, (2) vốn tâm lý, (3) thành quả công việc của NQL, và (4) sự hữu hiệu của NQL

4.3.1 Thông tin kế toán quản trị

Thông tin được tạo ra bởi hệ thống thông tin kế toán, nếu tiếp cận theo đối tượng sử dụng thông tin, sẽ bao gồm thông tin kế toán tài chính và TTKTQT Trong đó, TTKTQT được cung cấp chủ yếu cho các NQL bên trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ quá trình thực hiện công việc quản lý Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của TTKTQT ở hai khía cạnh: chất lượng thông tin và mức độ sử dụng thông tin của NQL Trong đó, chất lượng TTKTQT thể hiện qua những đặc tính TTKTQT, bao gồm: thông tin phạm vi rộng (phạm vi thông tin), thông tin kịp thời, tính tổng hợp của thông tin, và tính tích hợp của thông tin Mức độ sử dụng thể hiện mức độ các NQL sử dụng TTKTQT trong quá trình thực hiện các công việc quản lý như: ra quyết định, lập kế hoạch, hoạch định, … Thang đo khái niệm này được xây dựng bởi Chenhall và Morris (1986) và sau đó được kế thừa và sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu có liên quan đến TTKTQT (Agbejule, 2005; Chia, 1995; Chong, 1996; Chong, 2004; Chong và Eggleton, 2003; Etemadi và cộng sự, 2009; Ghasemi và cộng sự, 2016; Gul, 1991; Gul và Chia, 1994; Hammad và cộng sự, 2013; Mia, 1993; Mia và Chenhall, 1994; Nguyen và cộng sự, 2017; Soobaroyen và Poorundersing, 2008; Tsui, 2001) Trong các nghiên cứu có liên quan, khái niệm này cũng được tiếp cận đo lường dưới nhiều góc độ khác nhau Một số nghiên cứu đo lường khái niệm này dưới góc độ sự sẵn có của TTKTQT cho việc ra quyết định (Etemadi và cộng sự, 2009; Gul và Chia, 1994; Soobaroyen và Poorundersing, 2008; Tsui, 2001) Trong khi đó, hầu hết các nghiên cứu đo lường khái niệm này qua mức độ sử dụng TTKTQT của NQL (Agbejule, 2005; Chia, 1995; Chong, 1996; Chong, 2004; Chong và Eggleton, 2003; Ghasemi và cộng sự, 2016; Gul, 1991; Hammad và cộng sự, 2013; Mia, 1993; Mia và Chenhall, 1994; Nguyen và cộng sự, 2017) với quan điểm cho rằng, thông tin sẽ không ảnh hưởng đến thành quả nếu không thông qua quá trình sử dụng (DeLone và McLean, 1992; Shannon và Weaver, 1949)

Trong nghiên cứu này, khái niệm TTKTQT được nghiên cứu ở cả bốn đặc tính chất lượng Thang đo cho khái niệm kế thừa từ nghiên cứu của Agbejule (2005) được sử dụng để đo lường mức độ sử dụng TTKTQT của NQL Theo đó, TTKTQT là một khái niệm đa hướng gồm bốn thành phần bậc một Các thành phần bậc một được đo lường bởi một tập gồm 15 biến quan sát Cụ thể, các NQL được yêu cầu đánh giá mức độ sử dụng TTKTQT của họ trong công việc quản lý theo bốn đặc tính thông tin Thang đo cụ thể được trình bày trong Bảng 4 8

Vốn tâm lý là khái niệm được sử dụng để chỉ trạng thái phát triển tâm lý tích cực của cá nhân Vốn tâm lý được đặc trưng bởi bốn yếu tố gồm: (1) sự tự tin để đảm nhận và nỗ lực cần thiết để thành công trong các nhiệm vụ đầy thách thức; (2) sự hy vọng hướng tới mục tiêu và khi cần thiết, có thể chuyển hướng các con đường đến mục tiêu để thành công; (3) khả năng thích ứng để đạt được thành công; và (4) sự lạc quan về thành công hiện tại và trong tương lai (Luthans và cộng sự, 2007b).

Theo đó, vốn tâm lý là một khái niệm nghiên cứu bậc hai với bốn thành phần bậc một Thang đo khái niệm này được phát triển bởi Luthans và cộng sự (2007b), trong đó, thang đo của từng thành phần bậc một được xây dựng dựa trên những nghiên cứu được công bố và được thừa nhận rộng rãi: sự tự tin (Parker, 1998); hy vọng (Snyder và cộng sự, 1996); khả năng thích ứng (Wagnild và Young, 1993); và lạc quan (Scheier và Carver, 1985) Với độ tin cậy và giá trị đã được chứng minh thực nghiệm bởi Luthans và cộng sự (2007a), thang đo vốn tâm lý đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu khác nhau (Avey, 2014; Avey và cộng sự, 2008; Cheung và cộng sự, 2011; Luthans và cộng sự, 2010; Luthans và cộng sự, 2008; Shukla và Rai, 2015; Venkatesh và Blaskovich, 2012; Wang và cộng sự, 2014) Một tập hợp gồm 24 biến quan sát được sử dụng để đo lường bốn thành phần bậc một của vốn tâm lý, mỗi thành phần gồm sáu biến quan sát Thang đo cụ thể được trình bày trong Bảng 4 8

4.3.3 Thành quả công việc của NQL

Có hai quan điểm và cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu và đo lường thành quả của NQL Trong nghiên cứu này, thành quả của NQL được tiếp cận ở cả khía cạnh hành vi và khía cạnh kết quả Trong đó, ở khía cạnh hành vi, thành quả được hiểu là thành quả công việc, là một khái niệm bậc ba bao gồm hai thành phần bậc hai là thành quả nhiệm vụ và thành quả theo ngữ cảnh Các thành phần bậc hai được đo lường cụ thể như sau:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ quá trình khảo sát, hoạt động làm sạch dữ liệu sẽ được thực hiện trước khi phân tích dữ liệu chính thức, thông qua việc phát hiện các sai sót có thể xảy như các ô dữ liệu bị bỏ trống hoặc dữ liệu không hợp lý. Những ô dữ liệu trống được phát hiện bằng cách tính tổng kích thước của mẫu cho từng biến và so sánh với kích thước mẫu thực tế; những ô dữ liệu không hợp lệ được phát hiện bằng cách tính tần số dữ liệu theo cột và phát hiện các dữ liệu bất thường

Sau khi dữ liệu đã được làm sạch, các phân tích thống kê sẽ được thực hiện để đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc đã thiết lập Cụ thể, nghiên cứu sẽ thực hiện đánh giá mô hình đo lường với các nội dung sau: đánh giá độ tin cậy của thang đo, đánh giá giá trị thang đo, kiểm tra sai lệch do phương pháp, kiểm tra độ phù hợp của mô hình với dữ liệu Đối với mô hình cấu trúc, vấn đề đa cộng tuyến sẽ được kiểm tra trước khi thực hiện phân tích để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, đánh giá sức mạnh giải thích của mô hình, và đánh giá tác động quy mô Kết quả của quá trình phân tích sau đó sẽ được đánh giá để xác định những đóng góp của nghiên cứu

5.2 Kết quả thống kê mô tả

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ NQL các cấp trong các doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua công cụ bảng câu hỏi khảo sát Sau hơn ba tháng thu thập dữ liệu (từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020), nghiên cứu nhận được tổng cộng 134 phản hồi hợp lệ về bảng câu hỏi Kết quả thống kê về đặc điểm mẫu và thống kê mô tả về các biến chính trong mô hình được trình bày lần lượt trong Bảng 5 9 vàBảng 5 10 Cụ thể, đặc điểm mẫu trong Bảng 5 9 cho thấy, các NQL cấp trung tham gia vào nghiên cứu với tỷ lệ cao nhất (41,8%), kế đến là NQL cấp cao(36,6%), và NQL cấp thấp (21,6%) Các NQL tham gia nghiên cứu là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí quản lý với 38,0% NQL có trên chín năm kinh nghiệm và 17,2% NQL có từ năm đến chín năm kinh nghiệm Lĩnh vực phụ trách của các NQL chủ yếu là tài chính/kế toán (46,3%), kế đến là nghiên cứu/phát triển (14,9%), và bán hàng (14,2%) Lĩnh vực hoạt động của công ty, nơi các NQL làm vệc, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ (44,8%), lĩnh vực thương mại và sản xuất có tỷ lệ khá tương đồng là 28,3% và 26,9% Trình độ đào tạo của các NQL chủ yếu là đại học và thạc sĩ với tỷ lệ tương ứng là 45,5% và 43,3% Tỷ lệ về giới tính cũng khá cân đối khi có 56,7% NQL là nam, và NQL nữ là 43,3%

Vị trí quản lý cao nhất

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 18 13,4%

Doanh nghiệp liên doanh với đối tác trong nước 10 7,5%

Liên doanh với đối tác nước ngoài 10 7,5%

Giá trị tổng tài sản/nguồn vốn (tỷ đồng)

Số lượng lao động toàn thời gian

Nghiên cứu và phát triển 20 14,9%

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả trên phần mềm SPSS 25

Bảng 5 10 Thống kê mô tả

Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Excess

Thông tin phạm vi rộng (MAI_BS) 5,352 1,388 -0,011 -0,720

Thông tin kịp thời (MAI_TI) 5,349 1,364 -0,188 -0,670

Thông tin tích hợp (MAI_IN) 5,463 1,311 0,052 -0,669

Thông tin tổng hợp (MAI_AG) 5,470 1,320 1,127 -0,965

Sự tự tin (PSY_CO) 5,614 1,160 0,552 -0,772

Sự hy vọng (PSY_HO) 5,493 1,234 0,937 -0,934

Khả năng thích ứng (PSY_RE) 5,361 1,239 1,028 -0,887

Sự lạc quan (PSY_OP) 5,194 1,284 0,405 -0,682

Thành quả nhiệm vụ (JP_TASK) 3,830 0,834 0,485 -0,588

Tạo điều kiện thuận lợi giữa các cá nhân

Cống hiến cho công việc

Khả năng thích nghi (ME_ADA) 3,760 0,771 0,195 -0,412

Sự linh hoạt (ME_FLE) 3,851 0,797 0,701 -0,620

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả trên phần mềm SmartPLS 3 2 7

5.3 Đánh giá mô hình đo lường Đánh giá mô hình PLS-SEM trước hết tập trung vào các mô hình đo lường Mô hình đo lường thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm (biến tiềm ẩn) và các biến đo lường (biến quan sát) tương ứng dựa trên cơ sở lý thuyết đo lường Việc kiểm định các giả thuyết trong mô hình cấu trúc chỉ đáng tin cậy và có giá trị khi các mô hình đo lường giải thích được cách thức các khái niệm được đo lường (Hair và cộng sự, 2017a) Do vậy, mô hình đo lường cần phải được đánh giá đầy đủ trước khi thực hiện kiểm định mô hình cấu trúc

Mô hình nghiên cứu của luận án bao gồm các biến độc lập, biến trung gian, và biến phụ thuộc đều là những khái niệm bậc cao (bậc hai và bậc ba) Trong đó, mô hình đo lường của từng khái niệm nghiên cứu đã được tác giả xác định và trình bày chi tiết trong chương 4 trên cơ sở thang đo được thiết lập và công bố trong các nghiên cứu trước đây Theo đó, các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong luận án được xây dựng theo mô hình thang đo kết quả Do vậy, theo Hair và cộng sự (2017a), mô hình đo lường các khái niệm này cần được đánh giá các tiêu chí như: độ tin cậy (thông qua các chỉ số như Cronbach’s alpha, độ tin cậy tổng hợp), giá trị hội tụ (thông qua các chỉ số như hệ số tải, phương sai trích), và giá trị phân biệt (thông qua các chỉ số như Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT), Fornell-Larcker) Để có thể kiểm định mô hình cấu trúc với các khái niệm nghiên cứu bậc cao bằng kỹ thuật PLS-SEM, chúng ta cần phải thiết lập thang đo cho cả thành phần bậc cao và thành phần bậc thấp Trong mô hình đo lường các khái niệm bậc cao, thành phần bậc cao được đo lường thông qua các thành phần bậc thấp là các biến tiềm ẩn, và không có biến quan sát để đo lường trực tiếp cho chính nó (Hair Jr và cộng sự,

2017) Do vậy, để giải quyết vấn đề này khi phân tích PLS-SEM, chúng ta có thể sử dụng cách tiếp cận lặp lại biến đo lường hoặc thực hiện tính toán qua nhiều giai đoạn (Sarstedt và cộng sự, 2019) Luận án sử dụng cách tiếp cập lặp lại biến đo lường, theo đó, các biến đo lường được gắn cho cả thành phần bậc cao và các thành phần bậc thấp Cụ thể, mô hình đo lường chi tiết được thể hiện trong Hình 5 12 dưới đây

Hình 5 12 Mô hình đo lường chi tiết theo cách tiếp cận lặp lại

Nguồn: Minh họa của tác giả trên phần mềm SmartPLS 3 2 7

5.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Trong mô hình thang đo kết quả, việc đánh giá mô hình đo lường được bắt đầu bằng việc kiểm tra độ tin cậy của thang đo Cụ thể, độ tin cậy của thang đo thể hiện qua độ tin cậy nhất quán nội tại và được đánh giá bởi các tiêu chí như độ tin cậy tổng hợp, Cronbach's Alpha, và rho_A Theo Hair và cộng sự (2017a), tiêu chí truyền thống để đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại là Cronbach's Alpha Tiêu chí này ước tính độ tin cậy dựa trên mối tương quan giữa các biến quan sát Tuy nhiên, Cronbach’s alpha nhạy cảm với số lượng biến quan sát trong thang đo và thường có xu hướng đánh giá thấp độ tin cậy nhất quán nội tại Ngược lại, tiêu chí độ tin cậy tổng hợp (Jửreskog, 1971) ước tớnh độ tin cậy dựa vào hệ số tải của cỏc biến quan sát và thường có xu hướng đánh giá cao độ tin cậy nhất quán nội tại Do vậy, nên luận án trình bày cả hai tiêu chí khi đánh giá độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy thực sự thường nằm giữa Cronbach’s alpha (đại diện cho giới hạn dưới) và độ tin cậy tổng hợp (đại diện cho giới hạn trên) (Hair và cộng sự, 2017a) Cả hai tiêu chí này đều sử dụng ngưỡng giá trị giống nhau Cụ thể, giá trị độ tin cậy nằm trong khoảng giữa 0,6 và 0,7 là được chấp nhận trong các nghiên cứu khám phá, những giai đoạn nghiên cứu nâng cao hơn yêu cầu giá trị độ tin cậy từ 0,7 đến 0,9 Tuy nhiên, nếu giá trị độ tin cậy quá lớn (từ 0,95 trở lên) sẽ bị xem là có vấn đề vì nó cho thấy các biến quan sát đang bị trùng lắp hoặc có vấn đề trong việc trả lời bảng câu hỏi khảo sát (Hair và cộng sự, 2017a; Sarstedt và cộng sự, 2019) Để giải quyết nhược điểm của hai tiêu chí trên, Dijkstra và Henseler (2015) đề xuất tiêu chí rho_A (ρA) như một thước đo gần đúng về độ tin cậy của khái niệm, với giá trị thường rơi vào khoảng giữa Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp Do vậy, rho_A được xem là tiêu chí thể hiện rất tốt độ tin cậy nhất quán nội tại của các khái niệm, với giả định rằng mô hình nhân tố là chính xác (Hair và cộng sự, 2019a)

Theo Sarstedt và cộng sự (2019), khi đánh giá thang đo đối với các khái niệm bậc cao, cần thực hiện đánh giá cho hai mô hình đo lường, bao gồm: (1) mô hình đo lường của các thành phần bậc thấp, và (2) mô hình đo lường của các khái niệm bậc cao, được biểu thị thông qua các mối quan hệ giữa thành phần bậc cao và các thành phần bậc thấp của nó

Mô hình đo lường của các thành phần bậc thấp thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần bậc thấp với các biến quan sát tương ứng Mô hình nghiên cứu của luận án có bốn khái niệm nghiên cứu, trong đó có ba khái niệm bậc hai, những khái niệm bậc hai này có mười một thành phần bậc một; và một khái niệm bậc ba với ba thành phần bậc một Tổng cộng mô hình có tất cả mười bốn thành phần bậc một và bảy mươi biến quan sát Theo đó, Hình 5 13 dưới đây thể hiện mô hình đo lường của các thành phần bậc thấp được nghiên cứu trong luận án Đối với mô hình đo lường của các thành phần bậc thấp, kết quả ước lượng các tiêu chí đánh giá độ tin cậy thang đo sẽ kết xuất từ quá trình tính toán trên phần mềm SmartPLS 3 2 7 và được thể hiện trong Bảng 5 11 dưới đây

Hình 5 13 Mô hình đo lường của các thành phần bậc thấp

Nguồn: Minh họa của tác giả trên phần mềm SmartPLS 3 2 7

Kết quả phân tích trong Bảng 5 11 cho thấy thang đo của các thành phần bậc thấp đều có giá trị độ tin cậy thỏa mãn ngưỡng đánh giá đề xuất, với Cronbach's Alpha0,695 ≤ α ≤ 0,905, hệ số roh_A 0,720 ≤ ρA ≤ 0,911, và độ tin cậy tổng hợp 0,831 ≤

CR ≤ 0,928 Kết quả này khẳng định rằng thang đo của các thành phần bậc thấp đạt độ tin cậy nhất quán nội tại Bên cạnh đó, hệ số tải của từng biến quan sát, được trình bày trong Bảng 5 13, đều lớn hơn ngưỡng tối thiểu 0,5 (Chin, 1998; Hulland, 1999); do đó có thể kết luận rằng các biến quan sát trong mô hình được đảm bảo về độ tin cậy

Bảng 5 11 Tiêu chí đánh giá độ tin cậy thang đo của các thành phần bậc thấp Biến tiềm ẩn Cronbach'sAlpha Giá trị t rho_A Giá trị t Độ tin cậy tổng hợp Giá trị t

ME_FLE Chỉ có một biến quan sát

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả trên phần mềm SmartPLS 3 2 7 Đối với mô hình đo lường các thành phần bậc cao, việc đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thành phần bậc cao dựa trên mối quan hệ của chúng với các thành phần bậc thấp tương ứng Trong trường hợp này, các thành phần bậc thấp đóng vai trò như là những biến quan sát của các thành phần bậc cao (Sarstedt và cộng sự, 2019).

Mô hình nghiên cứu của luận án gồm bốn khái niệm bậc cao Trong đó, TTKTQT là khái niệm bậc hai gồm bốn thành phần bậc một, vốn tâm lý là khái niệm bậc hai gồm bốn thành phần bậc một, thành quả công việc của NQL là khái niệm bậc ba gồm hai thành phần bậc hai và hai thành phần bậc một, và sự hữu hiệu của NQL là khái niệm bậc hai gồm ba thành phần bậc một Theo đó, mô hình đo lường các thành phần bậc cao được được thể hiện trong Hình 5 14 dưới đây

Hình 5 14 Mô hình đo lường các thành phần bậc cao

Nguồn: Minh họa của tác giả

Theo đề xuất của Sarstedt và cộng sự (2019), các chỉ số ước lượng phục vụ cho việc đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo các thành phần bậc cao có thể được tính toán thủ công dựa trên kết quả của quá trình phân tích mô hình đường dẫn Cụ thể, Sarstedt và cộng sự (2019) đưa ra công thức tính toán cho các chỉ số như sau: Đối với Cronbach's Alpha

Ngày đăng: 28/06/2023, 15:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(2008). A leadership self-efficacy taxonomy and its relation to effective leadership. The Leadership Quarterly, 19(5), 595-608 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Leadership Quarterly, 19
(2012). Management Accounting: Information for Decision-Making and Strategy Execution (6 ed. ). United States of America: Pearson Education Limited Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management Accounting: Information for Decision-Making andStrategy Execution
(2009). In the eyes of the beholder: Transformational leadership, positive psychological capital, and performance. Journal of leadership &organizational studies, 15(4), 353-367 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of leadership &"organizational studies, 15
(2011). Psychological capital and employee performance: A latent growth modeling approach. Personnel Psychology, 64(2), 427-450 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Personnel Psychology, 64
(2009). Individual-and organizational-level consequences of organizational citizenship behaviors: A meta-analysis. Journal of applied psychology, 94(1), 122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of applied psychology,94
(2003). Common method biases in behavioral research: a critical review of the literature and recommended remedies. Journal of applied psychology, 88(5), 879-903 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of applied psychology,88
(2019). How to specify, estimate, and validate higher-order constructs in PLS-SEM. Australasian Marketing Journal (AMJ), 27(3), 197-211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australasian Marketing Journal (AMJ), 27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.  1.   Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả công việc của - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 2. 1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả công việc của (Trang 37)
Hình 2.  2.   Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của NQL - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 2. 2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của NQL (Trang 40)
Bảng 2.  4.   Tổng hợp kết quả nghiên cứu về vốn tâm lý - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 2. 4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về vốn tâm lý (Trang 50)
Bảng 3.  5.   Tổng hợp các thành phần của thành quả công việc - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 3. 5. Tổng hợp các thành phần của thành quả công việc (Trang 64)
Hình 3.  4.   Đặc tính TTKTQT - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 3. 4. Đặc tính TTKTQT (Trang 84)
Hình 3.  5.   Các thành phần của vốn tâm lý tích cực - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 3. 5. Các thành phần của vốn tâm lý tích cực (Trang 93)
Hình 3.  6.   Mô hình lý thuyết thành quả công việc - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 3. 6. Mô hình lý thuyết thành quả công việc (Trang 97)
Hình 3.  8.   Mô hình khái quát về thành quả công việc - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 3. 8. Mô hình khái quát về thành quả công việc (Trang 108)
Hình 3.  9.   Mô hình nghiên cứu - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 3. 9. Mô hình nghiên cứu (Trang 112)
Hình 4.  10.   Quy trình nghiên cứu - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 4. 10. Quy trình nghiên cứu (Trang 115)
Bảng 4.  8.   Tổng hợp thang đo cho các khái niệm nghiên cứu - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 4. 8. Tổng hợp thang đo cho các khái niệm nghiên cứu (Trang 124)
Hình 4.  11.   Quy trình phân tích dữ liệu - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 4. 11. Quy trình phân tích dữ liệu (Trang 133)
Bảng 5.  9.   Đặc điểm mẫu - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 9. Đặc điểm mẫu (Trang 137)
Bảng 5.  10.   Thống kê mô tả - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 10. Thống kê mô tả (Trang 139)
Hình 5.  12.   Mô hình đo lường chi tiết theo cách tiếp cận lặp lại - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 5. 12. Mô hình đo lường chi tiết theo cách tiếp cận lặp lại (Trang 141)
Hình 5.  13.   Mô hình đo lường của các thành phần bậc thấp - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 5. 13. Mô hình đo lường của các thành phần bậc thấp (Trang 143)
Bảng 5.  11.   Tiêu chí đánh giá độ tin cậy thang đo của các thành phần bậc - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 11. Tiêu chí đánh giá độ tin cậy thang đo của các thành phần bậc (Trang 144)
Hình 5.  14.   Mô hình đo lường các thành phần bậc cao - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 5. 14. Mô hình đo lường các thành phần bậc cao (Trang 145)
Bảng 5.  12.   Tiêu chí đánh giá mô hình đo lường của các thành phần bậc cao - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 12. Tiêu chí đánh giá mô hình đo lường của các thành phần bậc cao (Trang 146)
Bảng 5.  13.   Tiêu chí đánh giá giá trị hội tụ của thang đo - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 13. Tiêu chí đánh giá giá trị hội tụ của thang đo (Trang 148)
Bảng 5.  14.   Tiêu chí Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 14. Tiêu chí Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) (Trang 154)
Bảng 5.  15.   Tiêu chí Fornell-Larcker - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 15. Tiêu chí Fornell-Larcker (Trang 155)
Bảng 5.  16.   Tiêu chí Tiêu chí HTMT của khái niệm bậc cao - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 16. Tiêu chí Tiêu chí HTMT của khái niệm bậc cao (Trang 157)
Bảng 5.  17.   Phân tích đơn nhân tố Harman - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 17. Phân tích đơn nhân tố Harman (Trang 158)
Hình 5.  15.   Mô hình đánh giá cộng tuyến_01 - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 5. 15. Mô hình đánh giá cộng tuyến_01 (Trang 161)
Hình 5.  17.   Quy trình kiểm định vai trò của biến trung gian - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 5. 17. Quy trình kiểm định vai trò của biến trung gian (Trang 163)
Hình 5.  18.   Kết quả phân tích PLS-SEM đối với mô hình cấu trúc - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Hình 5. 18. Kết quả phân tích PLS-SEM đối với mô hình cấu trúc (Trang 164)
Bảng 5.  21.   Vai trò trung gian của PSY trong mối quan hệ giữa MAI và JP - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 21. Vai trò trung gian của PSY trong mối quan hệ giữa MAI và JP (Trang 166)
Bảng 5.  23.   Kết quả đánh giá tác động tổng hợp - Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam
Bảng 5. 23. Kết quả đánh giá tác động tổng hợp (Trang 168)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w