sự tăng trưởng kinh tế đất nước kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm

17 1.2K 5
sự tăng trưởng kinh tế đất nước kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI 3 : SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẤT NƯỚC KÉO THEO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BẢO HIỂM SVTH: l p NH04-K33ớ NGUY N TH C M HÂN_stt:11Ễ Ị Ẩ NGUY N TH THANH LAN_stt:17Ễ Ị NGÔ TH M LINH_stt:19Ị Ỹ NGUY N TH QU NH TRANG_stt:39Ễ Ị Ỳ NGUY N TH KIM UYÊN_stt:43Ễ Ị Page | 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I.Mối quan hệ 2 chiều giữa bảo hiểmtăng trưởng kinh tế: 2 1.1.Tác động của phát triển kinh tế đối với bảo hiểm: 2 1.2.Vai trò của bảo hiểm trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế: 2 II.Sự phát triển kinh tế tại Việt Nam trong những năm qua tạo tiền đề quan trọng cho ngành bảo hiểm phát triển: 5 2.1.Kinh tế tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng tác động tích cực đến mọi mặt đời sống xã hội: 5 2.2. Những bước tiến về phát triển kinh tế tác động tích cực đến ngành bảo hiểm: 8 2.3.Diễn biến của tăng trưởng ngành bảo hiểm theo sát với diễn biến tăng trưởng của nền kinh tế: 11 2.4.Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay: 13 Page | 2 LỜI MỞ ĐẦU Tăng trưởngphát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia. Một nền kinh tế tăng trưởng tốt, ổn định cả về qui mô lẫn chiều sâu sẽ tạo ra một nền tảng và động lực phát triển cho tất cả các ngành trong nền kinh tế cũng như đóng góp vào an sinh xã hội. Lĩnh vực bảo hiểm cũng cần nhận được sự thúc đẩy của tăng trưởng kinh tế. Đây là một lĩnh vực không chỉ góp phần vào việc đầu tư tạo ra lợi nhuận mà còn đóng góp quan trọng cho việc phát triển chất lượng cuộc sống của con người. Thực tế cho thấy, bảo hiểm đã và đang hỗ trợ cho nhiều ngành nghề kinh tế cũng như đời sống của con người khỏi những rủi ro không thể lường trước, từ đó, đóng góp một phần quan trọng vào việc ổn định xã hội, và tác động tích cực trở lại sự phát triển kinh tế. Để thấy rõ điều này, bài tiểu luận về đề tài: “ Sự tăng trưởng kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm như thế nào?” sẽ đi vào làm rõ vấn đề này tại một quốc gia cụ thể là Việt Nam để thấy rõ được tác động tương hỗ ấy. Page | 3 I.Mối quan hệ 2 chiều giữa bảo hiểmtăng trưởng kinh tế: 1.1.Tác động của phát triển kinh tế đối với bảo hiểm: Môi trường kinh tế càng tăng trưởng càng tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt hơn, tạo ra thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Người lao động có thu nhập càng cao và ổn định càng có điều kiện tốt hơn tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những nước mới thực hiện BHXH, cần thu hút nhiều người tham gia BHXH. Đây là tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đối với BHXH. Đồng thời, khi kinh tế phát triển, Nhà nước và các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nhờ vậy, những rủi ro trong lao động như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giảm đi và do đó quỹ BHXH sẽ giảm chi do đối tượng hưởng giảm. Đây là ảnh hưởng, tác động gián tiếp của tăng tưởng kinh tế đối với BHXH. Mặt khác, khi kinh tế tăng trưởng, Nhà nước có khả năng hơn để cải thiện điều kiện sống cho người lao động, như đầu tư vào các cơ sở hạ tầng công cộng, đầu tư cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho dân cư nói chung và người lao động nói riêng. Nhờ vậy, người lao động ít bị những rủi ro xã hội hơn như giảm được tai nạn, giảm được ốm đau, bệnh tật, giảm được những rủi ro khi sinh đẻ (đối với lao động nữ)… 1.2.Vai trò của bảo hiểm trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế: • Huy động vốn để đầu tư cho những dự án trung và dài hạn nhằm góp phần phát triển đất nước  Với vai trò trung gian tài chính, các tổ chức bảo hiểm thực hiện các hoạt động thu hút, tập trung các nguồn vốn, chuyển hoá vốn và đầu tư vốn. Trên phương diện quan hệ cung - cầu vốn, việc gom góp nhiều khoản phí bảo hiểm, hoặc các khoản đóng góp “nhỏ” từ số lượng lớn các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm chính là quá trình “huy động, tập trung vốn” của bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm tạo nên các kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế.  Mặt khác phần lớn lượng tiền mà các tổ chức bảo hiểm tập trung được từ phí bảo hiểm, hoặc tiền đóng góp bảo hiểm có thời gian tạm thời Page | 4 nhàn rỗi. Hơn nữa, việc vận dụng luật số lớn đã tạo tiền đề cho việc chuyển hoá thời hạn vốn bằng cơ chế chạy tiếp sức của nhiều khoản phí bảo hiểm, tiền đóng góp và qua hoạt động bảo hiểm, các khoản tiền nhỏ, lẻ, ngắn hạn được tập hợp để hình thành nguồn vốn lớn, tập trung có thể đáp ứng các nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.  Thực tế, các tổ chức bảo hiểm vẫn sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó để đầu tư vào nhiều lĩnh vực và chủ yếu là đầu tư gián tiếp trên thị trường tài chính, nhất là thị trường chứng khoán. Hoạt động đầu tư tích cực của các doanh nghiệp bảo hiểm còn có tác dụng tăng quy mô và độ lưu hoạt của thị trường tài chính, kích thích các luồng vốn vận động theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng tính khả thi của những dự án lớn, nâng cao hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực tài chính có hạn trong nền kinh tế  Trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại song phương và đa phương của Việt Nam, bảo hiểm là một lĩnh vực quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản Bảo hiểm là tiêu chí quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể được xuất nhập khẩu hàng hóa vào nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, là tiêu chí để các nhà đầu tư vào thị trường trong nước, giúp luân chuyển dòng vốn và tái đầu tư vốn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức vào nền kinh tế. • Giảm gánh nặng ngân sách quốc gia trong việc chăm lo người già, và những người phụ thuộc khi người trụ cột trong gia đình qua đời  Ngày nay ở nhiều nước trên thế giới, những tiến bộ khoa học đã góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế xã hội, kéo dài tuổi thọ của dân cư. Tuổi thọ tăng thể hiện đời sống vật chất tinh thần cao. Đây là điều đáng mừng, song nó cũng đặt ra cho xã hội, trước hết là nguồn ngân sách Nhà nước một số vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Đó là việc phải dành một khoản kinh phí ngân sách ngày càng tăng tương ứng với mức tăng dân số và tuổi thọ Page | 5 để giải quyết các chế độ đảm bảo xã hội, nhất là đối với những người già yếu, không nơi nương tựa. Do vậy, phần vốn ngân sách đầu tư cho phát triển ít nhiều nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Nhằm khắc phục ảnh hưởng ấy, nhiều nước trên thế giới đã dùng biện pháp khác để bổ sung vốn đầu tư phát triển. Đó là mở rộng thị trường Bảo Hiểm Nhân Thọ (BHNT), huy động mọi tầng lớp dân cư tham gia mua BHNT dài hạn. Đây được coi là biện pháp hỗ trợ ngân sách Nhà nước trong việc đảm bảo sinh hoạt bình thường cho những người già yếu, những người mất sức bên cạnh các khoản phúc lợi xã hội của Nhà nước. Chẳng hạn, ở Mỹ, trong tổng số vốn đầu tư phát triển sản xuất hiện nay thì 30% là vốn huy động được từ các quỹ BHNT. Ở Đức ngày nay, người hưu trí còn có khoản thu thêm từ quỹ BHNT bổ sung cho thu nhập tuổi già của mình và khoản này chiếm 20% thu nhập hàng tháng của họ.  Bảo hiểm góp phần ổn định cuộc sống cho các cá nhân và gia đình, là chỗ dựa tinh thần cho người được bảo hiểm. Khi một người trụ cột trong gia đình bị tai nạn dẫn đến thương tật hoặc chết, bản thân người đó hoặc những người sống phụ thuộc sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính. Hơn lúc nào hết, họ sẽ cần đến nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt hại, lấy lại sự cân bằng, ổn định tình hình tài chính.Do đó ,bảo hiểm ra đời để đáp ứng nhằm đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh chóng giúp họ sớm ổn định để tiếp tục hoạt động tạo của cải cho xã hội. • Tạo công ăn việc làm cho nhiều người ,góp phần ổn định an ninh, trật tự cho xã hội và tăng trưởng kinh tế cho đất nước .  Trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, các công ty BH muốn phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường của mình thì phải cần đến một hệ thống đại lý có quy mô lớn để giúp tuyên truyền, tư vấn và phân phối các sản phẩm BH của doanh nghiệp đến khách hàng. . Do đó, các công ty BH cần một số lượng lớn các nhân viên sử dụng máy vi tính, nhân viên thống kê, kế toán…vì đối tượng và phạm vi rộng, thời gian dài, Nhờ đó tạo được việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần ổn định an ninh, trật tự cho xã hội và tăng trưởng kinh tế cho đất nước . Page | 6 ⇒ Như vậy có thể nói BH vừa là nguồn bổ sung vốn đầu tư phát triển, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt khó khăn cho cá nhân và gia đình người gặp rủi ro, nhằm góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm và ổn định đời sống kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia. Do vậy, đối với những quốc gia vai trò đảm bảo xã hội của Nhà nước còn chưa mạnh thì cần đẩy mạnh dịch vụ BH dài hạn vì nó góp phần hỗ trợ cho ngân sách Nhà nước giải quyết được một số khó khăn vể kinh phí đảm bảo xã hội và đầu tư phát triển. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển cuả nền kinh tế trên thế giới. Ngày nay tham gia bảo hiểm trở thành một nhu cầu tất yếu của người dân các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.Ở châu Á, những năm gần đây bảo hiểm phát triển hết sức mạnh mẽ, thực hiện chức năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tạo nguồn đầu tư dài hạn cho sự phát triển kinh tế- xã hội, giảm bớt tình trạng vay vốn nước ngoài với lãi suất cao. Bảo hiểm giúp tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội như vấn đề thất nghiệp, vấn đề giáo dục Hiện nay hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều tham gia bảo hiểm nhằm duy trì hoạt động của công ty, bù đắp phần thiệt hại do rủi ro trong trường hợp người chủ công ty phải ngừng làm việc do tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn. II.Sự phát triển kinh tế tại Việt Nam trong những năm qua tạo tiền đề quan trọng cho ngành bảo hiểm phát triển: 2.1.Kinh tế tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng tác động tích cực đến mọi mặt đời sống xã hội: Nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là cao trong khu vực. Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%, và thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Page | 7 Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực. Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,9%, năm 2002: 7%, năm 2003: 7,3%, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%, năm 2006: 8,2% , năm 2007: 8,5%. Năm 2008, dù chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế GDP của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng 6,23% và năm 2009 là 5,32%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất cao Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt thời kỳ đổi mới, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau: • Thu nhập theo đầu người ngày càng tăng. Trước thời kỳ đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2002 đạt trung bình 5,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 của người dân Việt Nam đã đạt 820 USD/năm. So với năm 1995, mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay của Việt Nam đã tăng khoảng 2,8 lần. • Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm mạnh. Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng nhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 18,1% (tính theo chuẩn nghèo quốc tế) và được thế giới đánh giá là thành công trong việc chống nghèo đói. • Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đáng kể. Nhờ chú trọng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hạn chế tỷ lệ sinh, nên chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 2006, HDI của Việt Nam đạt 0,709, cao hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh tế. Tính trong giai đoạn 1995- 2007 mỗi năm chỉ số HDI của Việt Nam tăng 1,16%. Page | 8 • Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện. Đến nay ở Việt Nam có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có đường trải nhựa, 98,9% xã có trường tiểu học và 99% các xã có trạm y tế. Nhiều mục tiêu đề ra đã đạt được hoặc vượt mức như tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 2,1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt 79,8%. Tuổi thọ của người dân (năm 2006) đạt 71,3 tuổi. Phần lớn người dân Việt Nam đã có những tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày như điện, nước sạch, ti vi Tỷ lệ hộ dân có phương tiện đi lại bằng xe máy, ô-tô và sử dụng các phương tiện sinh hoạt cao cấp như điện thoại di động, máy tính cá nhân, ngày càng có xu hướng tăng nhanh. • Cơ cấu kinh tếsự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa. Nếu năm 1990, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 38,7% GDP, thì đến năm 2006 giảm còn 20,4%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, tăng tương ứng từ 22,7% lên 41,5%. Ngành dịch vụ duy trì khá ổn định ở mức khoảng 38%. Xét trong từng nhóm ngành, cơ cấu ngành kinh tế cũng có sự thay đổi tích cực. Trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tỷ trọng của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đã giảm, nhường chỗ cho ngành thủy sản tăng lên. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến cũng không ngừng tăng. Cơ cấu ngành dịch vụ cũng thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, • Năng suất lao động ngày càng tăng. Những ngành có năng suất lao động tăng cao nhất phải kể đến là ngành khai thác (tăng 17%/năm), ngành điện, khí đốt, nước (tăng 11,1%) nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản lý. Hệ số vốn đầu tư phát triển so với tốc độ tăng GDP đã giảm, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã tăng lên, mặc dù vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, ấn Độ do chi phí lớn. Xét chung lại, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005 đạt bình quân 4,81%/năm(1). Page | 9 • Thể chế kinh tế thị trường bước đầu được hình thành. Sự chuyển đổi thể chế kinh tế hiện chủ yếu là dựa vào thị trường, để cho giá cả tự điều tiết, tôn trọng quan hệ cung cầu, khuyến khích kinh tế tư nhân, hình thành hàng loạt các thị trường, Việt Nam đã có Luật Đầu tư nước ngoài từ năm 1987, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (năm 1991). Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt đạo luật quan trọng để vận hành nền kinh tế thị trường đã ra đời như Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Phá sản, Luật Môi trường, Luật Lao động và hàng trăm pháp lệnh, nghị định khác của Chính phủ nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc hình thành khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính ngân hàng, hình thành những thị trường cơ bản như: thị trường tiền tệ, lao động, hàng hóa, đất đai, khoa học và công nghệ, Cải cách hành chính được đẩy mạnh. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 chính là một quyết tâm lớn của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo ra sự năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. 2.2. Những bước tiến về phát triển kinh tế tác động tích cực đến ngành bảo hiểm: • Nền kinh tế phát triển tạo tiền đề cho các ngành nghề phát triển như giao thông vận tải đường bộ, hàng không, xuất nhập khẩu làm tiền đề cho BH phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng cao đòi hỏi nhu cầu vốn và nhu cầu BH phải đáp ứng, từ đó làm tiền đề cho BH nhân thọ, tín dụng ngân hàng, chứng khoán phát triển. Vốn tích lũy tích tụ từ dự phòng nghiệp vụ BH có nhiều cơ hội đầu tư sinh lãi cao, khuyến khích BH phát triển. Page | 10 [...]... qui mô ngành và đa dạng hoá sản phẩm: Thị trường bảo hiểm nước ta phát triển rất nhanh, nếu như năm 1995 cả nước mới chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm thì đến nay đã có tới 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Trong đó, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 công ty tái bảo hiểm Tổng doanh thu của ngành bảo hiểm. .. 2.4.Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay: • Tính đến hết tháng 6 năm 2010, tổng số DN bảo hiểm trên thị trường là 50 đơn vị, trong đó có 28 DN bảo hiểm phi nhân thọ, 11 DN bảo hiểm nhân thọ, 10 DN môi giới bảo hiểm và 1 DN tái bảo hiểm Theo số liệu từ Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 14.042 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm... thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng của doanh thu ngành bảo hiểm và GDP tại Việt Nam qua các năm Quan sát biểu đồ trên, ta nhận thấy đường biểu diễn doanh thu của ngành bảo hiểm Việt Nam luôn có biến động cùng chiều với GDP qua các năm Cụ thể, ngành bảo hiểm đã có những thành tựu quan trọng trong thời kỳ Việt Nam tiến hành mở cửa và hội nhập kinh tế Thế giới như sau: • Tốc độ tăng trưởng bình quân khá... doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 7.996 tỷ đồng, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 6.046 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái • Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, nhìn chung các nghiệp vụ đều tăng trưởng, trong đó bảo hiểm cháy tăng 125%, nông nghiệp 109%, xây dựng, lắp đặt tăng 68%, hàng hóa vận chuyển tăng 38,5%, gián đoạn kinh doanh tăng 39%,...• Đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng là cơ sở để ngành BH phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi ngành BH phải có sản phẩm BH đáp ứng nhu cầu của tăng trưởng đầu tư nước ngoài và trong nước, nhất là những cơ sở đầu tư ngành nghề mới, công nghệ cao như đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành điện tử công nghệ thông tin, xây dựng... bảo hiểm Việt Nam: ∗ Cơ hội: thống kê cho thấy, thị trường BH hiện rất giàu tiềm năng bởi hiện tại mới chỉ có 5% người dân có hợp đồng BH nhân thọ Bên cạnh đó ,kinh tế hồi phục và hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch sôi động được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang lại nhu cầu cho các DN bảo hiểm Năm 2010, GDP kế hoạch đạt 6,5% Theo đó, với tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm VN thường cao hơn tăng trưởng. .. tỏ sức hấp dẫn đặc biệt với các DN nước ngoài Tính đến nay, đã có 21 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đang hoạt động có vốn nước ngoài Quá trình mở cửa thị trường bảo hiểm đã kích thích các doanh nghiệp trong nước mở rộng kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, tích lũy lợi nhuận đóng góp trở lại cho nền kinh tế Thống kê cho thấy, năm 2008, đầu tư trở lại nền kinh tế của các DN BH ước đạt 58.896 tỷ đồng... cậy cha, già cậy con” của người Việt Nam đến nay đã có nhiều thay đổi, đặc biệt ở các thành phố lớn Các cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu, hết sức lao động để có thể sống độc lập về tài chính, không phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân Page | 12 2.3.Diễn biến của tăng trưởng ngành bảo hiểm theo sát với diễn biến tăng trưởng của nền kinh tế: Đơn vị tính : tỷ đồng... 2.446 tỷ đồng Tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm là 3.979 tỷ đồng, trong đó các DN bảo hiểm phi nhân thọ là 2.416 tỷ đồng, các DN bảo hiểm nhân thọ là 1.563 tỷ đồng • Đến nay, tất cả các DN bảo hiểm đều đóng đủ vốn pháp định theo lộ trình 3 năm sau ngày ban hành Nghị định 46/2007/NĐ-CP (DN bảo hiểm phi nhân thọ tối thiểu 300 tỷ đồng, DN bảo hiểm nhân thọ tối Page | 15 thiểu 500 tỷ đồng) Hầu... giữa ngân hàng và bảo hiểm là Banccassurance cũng có bước phát triển sâu hơn, những sản phẩm của loại hình này gắn liền với những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo nhiều tiện ích cho người tham gia bảo hiểm • Về tốc độ tăng trưởng doanh thu: Sự xuất hiện của nhiều DN BH trên thị trường là điều kiện để cho khách hàng có thêm lựa chọn khi quyết định mua BH, đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh . giữa bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế: 2 1.1.Tác động của phát triển kinh tế đối với bảo hiểm: 2 1.2.Vai trò của bảo hiểm trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế: 2 II .Sự phát triển kinh tế tại. tác động tích cực trở lại sự phát triển kinh tế. Để thấy rõ điều này, bài tiểu luận về đề tài: “ Sự tăng trưởng kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm như thế nào?” sẽ đi. 2.3.Diễn biến của tăng trưởng ngành bảo hiểm theo sát với diễn biến tăng trưởng của nền kinh tế: Đơn vị tính : tỷ đồng Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng của doanh thu ngành bảo hiểm và GDP

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan