ThiÕt kÕ ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT 1 MỤC LỤC ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT PHẦN 1 VẬT TƯ, VẬT LIỆU CHỦ YẾU SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH 4 I BẢNG THỐNG KÊ CÁC VẬT TƯ, VẬT LIỆU CHỦ YẾU SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH 4 II CAM KẾT CỦA NHÀ T[.]
CAM KẾT CỦA NHÀ THẦU và HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP VẬT TƯ, VẬT LIỆU
Về chất lượng, tiến độ cung cấp vật tư, vật liệu sử dụng vào công trình
Kính gửi: Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông.
Sau khi nghiên cứu Hồ sơ mời thầu gói thầu số 4: Toàn bộ phần xây lắp, thuộc dự án: Đầu tư xây dựng cầu Nét (Lý trình Km77+00) ĐT.295, đoạn Yên Phong - Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nếu trúng thầu Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Giao thông Thủy lợi Hà Nội - Công ty Xây dựng Tiến Thành (TNHH) (Liên danh Thủy lợi Hà Nội - Tiến Thành) cam kết về chất lượng vật tư, vật liệu sử dụng vào công trình, tiến độ cung cấp vật tư, vật liệu như sau:
- Về quy cách, đặc tính kỹ thuật: Vật tư, vật liệu cung cấp theo từng chủng loại phải đáp ứng các yêu cầu về quy cách, đặc tính kỹ thuật của thiết kế đề ra, và phải được Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư chấp thuận trước khi đưa vào sử dụng cho công trình;
- Về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa: Các vật tư, vật liệu phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hợp pháp, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm khi giao hàng (CO, CQ đối với hàng nhập khẩu; Giấy chứng nhận xuất xưởng của nhà sản xuất đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam);
Các giấy tờ CO,CQ hoặc giấy chứng nhận xuất xưởng yêu cầu bằng ngôn ngữ Tiếng anh hoặc dịch ra Tiếng việt Nếu CO,CQ hoặc giấy chứng nhận xuất xưởng là bản sao phải được công chứng của cơ quan có thẩm quyền.
- Về thời gian, tiến độ cung cấp: Thời gian, tiến độ của các vật tư, vật liệu đáp ứng theo yêu cầu tiến độ thực hiện dự án, không chậm trễ.
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng những nội dung trên và xin chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về lời cam kết của mình. Đại diện hợp pháp của nhà thầu
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GÓI THẦU
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1 Thông tin chung về dự án
- Tên dự án: Dự án ĐTXD cầu Nét (Lý trình Km77+00) ĐT.295, đoạn Yên Phong - Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Địa điểm xây dựng: Lý trình Km77+00, ĐT.295, huyện Yên Phong và thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Nhóm dự án, loại cấp công trình: Dự án nhóm B, Công trình nhóm II, cấp hạng cầu cấp III;
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án XDGT Bắc Ninh.
2 Thông tin về gói thầu
- Phạm vi công việc và tiến độ thực hiện của gói thầu: Thi công toàn bộ phần xây dựng công trình: Đầu tư xây dựng cầu Nét (Lý trình Km77+00) ĐT.295, đoạn Yên Phong - Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Thời hạn hoàn thành:15 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
- Bố trí chung cầu: gồm 3 nhịp dầm I bê tông cốt thép DƯL căng sau, các nhịp được nối liên tục nhiệt Sơ đồ nhịp 3x33m, tổng chiều dài cầu L= 109,3m (tính đến đuôi mố) Cầu nằm trong đường cong đứng R00m, độ dốc dọc từ 3,29% ÷ 3,81% được vuốt về đường 2 đầu cầu với độ dốc dọc từ 1,17%÷1,54%.
+ Bề rộng xe cơ giới : 2x7.75m 5m
+ Khe hở giữa 2 đơn nguyên : 0.02m
Mặt cắt ngang điển hình trên cầu
- Mặt cắt ngang mỗi đơn nguyên cầu gồm 05 phiến dầm chữ “I” BTCT DƯL chiều cao H = 1.65m khoảng cách giữa các phiến dầm a=2m Bê tông dầm chủ dùng loại bê tông 40Mpa, cáp dự ứng lực dùng loại đường kính 12.7mm theo tiêu chuẩn ASTM A416 có độ chùng thấp, thép thường theo TCVN 1651-2008 hoặc tương đương.
- Dầm ngang: Dầm ngang bằng BTCT C30 đổ tại chỗ Liên kết giữa kết cấu nhịp với xà mũ mố trụ bằng các chốt neo D32m nhằm đảm bảo ổn định kết cấu nhịp theo phương ngang cầu
- Bản ván khuôn dầm dùng BTCT C25, dày 80mm được chia thành những tấm bản đúc sẵn.
- Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa chặt C12,5 dày 7cm, lớp tưới dính bám 0.5kg/m2, bê tông bản mặt cầu dùng BTCT C30 đổ tại chỗ, dày 20cm, bản liên tục nhiệt được bố trí trên các trụ T1, T2.
+ Khe co giãn ngang cầu: Toàn cầu được bố trí 4 khe co giãn ngang cầu tại vị trí mố ( 2 khe co giãn / 1 đơn nguyên) Khe co giãn được sử dụng là loại khe răng lược với khả năng chuyển vị 100mm.
+ Khe co giãn dọc cầu: Được bố trí tại phạm vi giữa 2 đơn nguyên cầu Khe co giãn được sử dụng là loại khe ray đơn hình C.
- Gối cầu: Dùng loại gối thép, tất cả các chi tiết của gối đều được mạ kẽm nhúng nóng.
- Kết cấu lan can, tay vịn: Gờ lan can bằng BTCT C30 đổ cùng với bản mặt cầu Lan can tay vịn bằng thép mạ kẽm nhúng nóng.
- Hệ thống thoát nước mặt cầu: Ống thoát nước bằng ống thép mạ kẽm D150.
- Hệ thống chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng được bố trí tại các vị trí mố, trụ cầu Đèn được lắp trên cột thép tròn côn 8m, lắp 01 choá đèn phân bố ánh sáng bán rộng 135W
- Bản dẫn bằng BTCT C30 có chiều dài L=6m, rộng 8m, dày 0.4m Bản dẫn liên kết với tường đầu mố qua các thanh neo đặt cách nhau 0.5m, các thanh này được đặt khi thi công mố, các lỗ chốt được nhét đầy bi tum.
- Mố cầu: dạng mố chữ U bằng BTCT C30, mỗi đơn nguyên mố bố trí 6 cọc khoan nhồi D=1m Chiều dài tính toán cọc khoan nhồi mố M1 dự kiến là 35m, mố M2 dự kiến là 36m (chiều dài tính từ đáy bệ).
- Trụ cầu: dạng trụ đặc thân hẹp bằng BTCT C30, mỗi đơn nguyên trụ bố trí 6 cọc khoan nhồi D=1m Chiều dài tính toán cọc khoan nhồi trụ T1 dự kiến là 33m,trụ T2 dự kiến là 35m (chiều dài tính từ đáy bệ).
Bảng tổng hợp loại cọc, số lượng và chiều dài cọc
TT Mố, trụ Số lượng (cọc) Đường kính cọc
Ghi chú: chiều dài cọc chỉ là dự kiến, chiều dài cọc chính thức tại mố trụ sẽ được quyết định trong quá trình thi công.
- Công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi:
+ Thí nghiệm siêu âm được tiến hành 100% số lượng cọc khoan nhồi: 48 cọc + Thí nghiệm khoan kiểm tra mùn mũi cọc được tiến hành một cọc mỗi bệ: 08 cọc + Công tác thí nghiệm thử tĩnh và thử động biến dạng lớn PDA tiến hành dự kiến theo trình tự như sau:
+ Cọc khoan nhồi D1m của trụ: thử động biến dạng lớn PDA: dự kiến đại diện 1 cọc của trụ T2 trái tuyến
+ Cọc khoan nhồi D1m của mố: thí nghiệm thử tĩnh: dự kiến đại diện 1 cọc của mố M2 trái tuyến
Vị trí cọc khoan nhồi để thử động biến dạng lớn PDA và thử tĩnh chỉ là dự kiến, vị trí chính thức sẽ được TVGS và Chủ đầu tư quyết định ngoài hiện trường.
- Công tác thí nghiệm cọc khoan nhồi bằng phương pháp thử tĩnh và thử động biến dạng lớn PDA được tiến hành sau khi có kết quả siêu âm và kết quả khoan mùn mũi cọc;
- Đề cương thí nghiệm thử tĩnh và thử động biến dạng lớn PDA được TVGS, Chủ đầu tư xem xét, chấp thuận trước khi tiến hành thí nghiệm;
- Các thí nghiệm khác như khoan mùn mũi cọc, siêu âm được TVGS xem xét, chấp thuận trước khi tiến hành thí nghiệm;
- Chỉ thi công cọc đại trà sau khi có kết quả thí nghiệm xác định chiều dài cọc. 2.4 Giải pháp thiết kế phần đường đầu cầu
- Vuốt nối êm thuận đường đầu cầu hiện tại phía Yên Phong có bề rộng Bxe 12,28m và phía Từ Sơn có bề rộng Bxe = 15m vào cầu với bề rộng Bxe = 15,52m.
- Kết cấu mặt đường bê tông nhựa: Sử dụng kết cấu mặt đường 2 lớp bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm đảm bảo Eyc 160 MPa Từ trên xuống, kết cấu áo đường có cấu tạo như sau:
+ Bê tông nhựa chặt, BTNC 12.5 dày 5cm.
+ Tưới nhựa dính bám TCN 0.5 Kg/m2.
+ Bê tông nhựa chặt, BTNC 19 dày 7cm.
+ Tưới nhựa thấm bám TCN 0.5 Kg/m2.
+ Cấp phối đá dăm loại I dày 15cm.
+ Cấp phối đá dăm loại II dày 40cm.
2.5 Giải pháp thiết kế phần đường đê
- Vuốt nối êm thuận đường đê với bề rộng B=6.5m vào đường đầu cầu ( tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, Vtk@km/h) với các thông số kỹ thuật sau:
+ Bề rộng mặt đường xe chạy: 6.5m
+ Tổng bề rộng mặt đường: 7,0m
+ Độ dốc ngang mặt đường: 2%
- Kết cấu mặt đường bê tông: Sử dụng kết cấu mặt đường bê tông xi măng Từ trên xuống, kết cấu áo đường có cấu tạo như sau:
+ Bê tông xi măng M300, đá 2x4 cm, dày 25cm.
+ Lớp giấy dầu ngăn cách.
+ Cấp phối đá dăm loại 1 dày 14cm.
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1 Điều kiện địa hình tự nhiên
- Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20 o 58’ đến 21 o 16’ vĩ độ Bắc và
105 o 54’ đến 106 o 19’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.
- Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế
Võ Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 - 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.
- Dự án nằm trên tuyến đường TL.295, địa hình 2 bên tương đối bằng phằng, dân cư sống thưa thớt, 2 bên chủ yếu là đồng ruộng.
* Điều kiện địa hình, địa mạo
- Khu đất khảo sát nằm tại hai bên trụ cầu Nét, bắc qua sông Ngũ Huyện Khuê, Độ chênh cao giữa hai bên cầu là không lớn Hình thành nên đặc điểm địa hình khu vực chủ yếu là tác dụng bồi tích và nguồn gốc nhân sinh (do con người bồi đắp).
* Đặc điểm địa tầng và đặc tính xây dựng của các lớp đất đá
- Bước thiết kế bản vẽ thi công tiến hành khoan 3 hố khoan HK2, HK3, HK4 tương ứng vị trí tại trụ T2, trụ T1 và mố M1 Địa chất tại mố M2 tận dụng số liệu địa chất lỗ khoan HK1 đã thực hiện tại bước nghiên cứu khả thi với giả thiết lớp địa chất cuối cùng dài qua đáy cọc.
- Căn cứ theo kết quả khảo sát hiện trường và kết quả thí nghiệm các mẫu đất trong phòng, trong phạm vi chiều sâu khảo sát gồm 11 lớp đất và 3 thấu kính theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
1 - Lớp 1a: Lớp đất lấp: đất đắp;
2 - Lớp 1b: bùn đáy sông, bùn sét pha lẫn hữu cơ, bùn cát pha;
3 - Lớp 1c: Cát lòng sông, cát hạt nhỏ, màu xám ghi, xám đen, trạng thái xốp;
4 - Lớp 2: Sét pha, màu xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo cứng ~ nửa cứng;
5 - Lớp TK1: Sét, màu xám ghi, trạng thái dẻo mềm;
6 - Lớp 3a: Cát hạt nhỏ, màu xám ghi, xám đen, trạng thái chặt vừa;
7 - Lớp 3b: Sét pha, màu xám đen, trạng thái dẻo chảy ~ dẻo mềm;
8 - Lớp 5: Sét, màu xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo mềm ~ dẻo cứng;
9 - Lớp TK2: Sét pha, màu xám ghi, trạng thái dẻo chảy ~ dẻo mềm;
10 - Lớp 6: Cát hạt vừa, màu xám đen, xám ghi, trạng thái chặt vừa;
11 - Lớp 9: Cát sỏi, màu xám ghi, trạng thái chặt vừa ~ chặt;
12 - Lớp TK: Sét pha, đôi chỗ xen kẹp lớp cát mỏng, màu xám ghi, trạng thái dẻo mềm ~ dẻo cứng;
13 - Lớp 10: Cuội sỏi, đôi chỗ xen kẹp sét pha, màu xám ghi, trạng thái chặt ~ rất chặt;
14 - Lớp 11: Đá sét bột kết, màu xám ghi, xám xanh phong hóa mạnh
- Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0
- 1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê.
- Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3 Tại Bến Hồ, mực nước cao nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là 3053,7m3/s và mùa khô là 728m3/s.
- Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3 Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 1288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s.
- Ngũ Huyện Khê là một chi lưu của sông Đuống, nó bắt nguồn từ địa phận huyện Đông Anh,Hà Nội và chảy vào tỉnh Bắc Ninh tại Thị xã Từ Sơn Cuối cùng, sông Ngũ Huyện Khê đổ vào sông Cầu tại xã Hoà Long, thành phố Bắc Ninh.
- Chế độ thủy văn chung của toàn khu vực là: nước nội đồng được thu gom bằng các mương tiêu nội đồng thoát ra kênh tiêu của khu vực bằng hình thức tự chảy, về mùa mưa sẽ chịu ảnh hưởng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ thủy văn lưu vực sông Đuống và sông Cầu.
- Hệ thống đê của sông Đuống, sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê đã tạo ra chế độ thủy văn nội đồng Chế độ thủy văn nội đồng hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa nội đồng và hệ thống trạm bơm tiêu cưỡng bức ra các sông Tuy nhiên trong một số trường hợp mực nước của các sông lên cao, các trạm bơm phải dừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây ra ngập nội đồng và kéo dài thời gian ngập.Trong các tính toán thủy văn và thoát nước dọc tuyến, vấn đề vỡ đê không được đề cập tới Mực nước cao nhất nội đồng chính là mực nước úng trong ruộng.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG .14
Mặt bằng bố trí công trường
Tổng mặt bằng thi công công trình bố trí hợp lý sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thi công Việc thiết kết tổng mặt bằng thi công ngoài việc đảm bảo phục vụ tốt nhất cho các giai đoạn thi công còn phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định.
+ Đảm bảo vấn đề về an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các công trình lân cận và khu vực
+ Đảm bảo không ảnh hưởng và làm hư hại đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có (các hệ thống đường, ống cấp, thoát nước, cáp điện, )
+ Đảm bảo phân luồng hướng thi công hợp lý và an toàn trong công trình. + Đảm bảo thoát hiểm cho người và phương tiện khi gặp sự cố
+ Thiết kế tổng mặt bằng thi công các giai đoạn a Nhà bảo vệ công trình:
Chúng tôi bố trí 01 nhà bảo vệ tại cổng ra vào khu vực lán trại.
Chòi bảo vệ được chúng tôi gia công định hình bằng khung thép, lợp tôn, thuận tiện cho việc di chuyển khi cần.
Diện tích nhà bảo vệ: 9m2 b Văn phòng công trường: Để đảm bảo công tác kiểm tra theo dõi và giám sát trong quá trình thi công, ngoài việc có văn phòng chính tại trụ sở, chúng tôi sẽ bố trí 01 văn phòng của Ban chỉ huy công trình có diện tích 20m2.
Văn phòng bao gồm một phòng họp chung dùng cho lực lượng quản lý, cho các cuộc họp giao ban và điều độ trong suốt quá trình thi công, một phòng y tế công trường phục vụ cho công tác sơ cứu tại công trường khi có các tai nạn hay đau ốm đột suất xảy ra được đặt tại nhà kho nguyên liệu. c Bãi để xe của CBNV:
Trước văn phòng BCH chúng tôi bố trí 01 bãi để xe máy, xe đạp, ôtô của CBNV và khách khi đến liên hệ làm việc tại công trường. d Lán trại công nhân:
Trên công trình bố trí lán trại công nhân, lán trại tạm được gia công định hình bằng khung thép, lợp tôn, đảm bảo.
Diện tích lán trại: 100m2. e Nhà vệ sinh. Để đảm bảo vệ sinh tại công trường, căn cứ vào số lượng người tham gia thi công trên công trình Nhà thầu tiến hành xây dựng nhà vệ sinh tạm tại công trường với đầy đủ bể nước phục vụ cho sinh hoạt cán bộ công nhân viên thi công trên công trường theo tiêu chuẩn vệ sinh của công ty Môi trường đô thị Nhà thầu sẽ ký hợp đồng dọn vệ sinh định kỳ với cơ quan môi trường.
Diện tích nhà WC: 8m2 f Cầu rửa xe.
Trên cổng ra vào công trình Nhà thầu bố trí cầu rửa xe với hệ thống máy bơm và ga thu nước để rửa sạch các phương tiện thi công khi ra khỏi công trường, đảm bảo vệ sinh môi trường. g Bố trí thiết bị cứu hỏa. Để đảm bảo an toàn cho người và công trình, việc bố trí các phương tiện phòng cháy chữa cháy một cách hợp lý là một yêu cầu tối quan trọng Ngoài ra việc đảm bảo hạn chế việc xuất hiện của các chất gây cháy nổ cũng là một trong nhũng cách để giảm thiểu khả năng cháy nổ trên công trường
Thường xuyên phổ biến nhắc nhở các quy định về phòng chống cháy nổ tới cán bộ công nhân viên thi công trên công trình nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về vấn đề này. Để đảm bảo phòng chống cháy nổ, chúng tôi bố trí các bình bọt cứu hoả theo quy định của công tác phòng cháy chữa cháy và một máy bơm cứu hỏa chạy xăng.
(Nhà thầu sẽ trình bày chi tiết trong phần Công tác phòng cháy, chữa cháy và phòng nổ) Tổ chức đội chữa cháy, có bơm cao áp và số điện thoại liên lạc với đơn vị Cảnh sát PCCC của địa phương. h Thiết bị thi công:
Với từng thời điểm thi công cụ thể chúng tôi sẽ tiến hành bố trí thiết bị, máy đào đất, máy trộn bê tông, máy hàn, máy cắt uốn thép, ô tô tự tổ, …(xem chi tiết bản vẽ biện pháp thi công của từng giai đoạn thi công) i Bố trí hệ thống kho bãi tập kết vật liệu:
- Nhà thầu sẽ ký hợp đồng cụ thể với các Nhà cung cấp vật liệu, trong đó có kế hoạch cung ứng vật tư chi tiết cho công trình theo từng giai đoạn, thuận tiện cho quá trình tổ chức mặt bằng thi công
- Vị trí các bãi tập vật liệu cồng kềnh như thép, ván khuôn: được bố trí thuận tiện trong việc cẩu lắp.
- Bãi tập kết vật liệu rời: cát, đá trên mặt bằng công trình chính (thể hiện trong các bản vẽ Tổng mặt bằng thi công) Với các bãi vật liệu rời Nhà thầu có các biện pháp che chắn đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường trong mọi điều kiện Vị trí bãi tập kết vật liệu được bố trí thuận tiện cho quá trình vận chuyển và tập kết vật liệu
- Các vật tư đóng bao có kích thước gọn được bố trí đảm bảo thuận lợi cho tập kết và vận chuyển khi thi công
- Các bãi gia công được bố trí hợp lý trên mặt bằng công trường phù hợp với từng công tác thi công, từng giai đoạn thi công Các bãi gia công được bố trí gần với bãi tập kết vật tư và kho chứa các cấu kiện đã gia công xong và thuận tiện cho việc vận chuyển đến các vị trí thi công Ngoài ra bãi gia công được bố trí tạị các vị trí không nằm trên hướng vận chuyển thi công chính trên công trình hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn trong quá trình thực hiện thi công Tại các bãi gia công bố trí đầy đủ hệ thống điện nước phục vụ và các biển báo an toàn.
Bố trí cổng ra vào, tổ chức giao thông trên công trường, rào chắn, biển báo
a Cổng ra vào công trình
- Tại lối ra vào công trường, nhà thầu bố 1 cổng chính rộng 6m tại vị trí thuận lợi cho các xe máy, xe ô tô ra vào;
- Cổng có khung và hệ thống cánh bằng khung thép định hình, đóng mở dễ dàng, đảm bảo cho các loại thiết bị, xe máy cỡ lớn khi huy động thi công có thể ra vào được (xem bản vẽ). b Hệ thống rào chắn công trình
- Mục đích: Ngăn cách khu vực thi công công trình và các khu vực xung quanh, thuận lợi trong công tác bảo vệ, quy hoạch bố trí kho bãi lán trại trên mặt bằng thi công công trình.
- Hệ thống hàng rào tạm phục vụ thi công sẽ được xây dựng đảm bảo diện tích thi công bên trong công trình đồng thời đảm bảo giao thông ngoài công trình
- Hệ thống hàng rào tạm bằng khung thép, bịt tôn cao 2,5m, phía bên trên có mái vẩy bảo vệ người đi bộ bên ngoài, đồng thời kết hợp bố trí thêm hệ thống các cột đèn chiếu sáng bảo vệ công trình, khoảng cách 15-20m /1 cột c Hệ thống biển báo công trình:
- Trước khi tiến hành khởi công công trình chúng tôi sẽ lắp đặt các loại biển báo theo quy định của nhà nước để thông báo cho các cơ quan quản lý về việc triển khai hạng mục công việc như: Tên dự án, tên nhà thầu, tên đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, Chủ đầu tư, số điện thoại cần liên hệ với nhà thầu khi cần thiết.
- Tại các vị trí nguy hiểm và hướng ra vào công trình trong quá trình thi công chúng tôi tiến hành lắp đặt các biển báo theo quy định của nhà thầu để cảnh báo như: vị trí có hồ, nội quy thi công trên công trình, nội quy an toàn lao động và các pano khẩu hiệu trong quá trình thi công, các biển báo giao thông, hạn chế tốc độ vv
Giải pháp cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông liên lạc trong quá trình thi công
3.1 Mặt bằng tổ chức cấp điện phục vụ cho thi công: a Nguồn cấp điện:
Nhà thầu sẽ liên hệ với Chi nhánh điện lực huyện Yên Phong để ký kết hợp đồng cung cấp điện thi công Nhà thầu sẽ tính toán tổng công suất điện phục vụ cho thi công để làm cơ sở để kéo nguồn điện 3 pha về công trình.
Chúng tôi sẽ lắp đặt tại công trình 1 tủ điện tổng phục vụ thi công trong đó có: công tơ điện 3 pha và hệ thống cầu dao tổng để từ đó kéo ra các tủ điện nhánh trên các hạng mục.
Hệ thống điện trong mặt bằng công trường sẽ được tách làm 2 mạch: 1 mạch phục vụ cho thi công, mạch còn lại phục vụ cho khu vực lán trại, chiếu sáng và bảo vệ
Bố trí tủ điện tổng và các tủ điện nhánh tới các mạch điện và các vị trí thi công trên công trình Tại từng vị trí thi công căn cứ vào công suất cần thiết cho các thiết bị tính toán và bố trí dây nguồn và các thiết bị bảo vệ cũng như đấu nối đảm bảo các yêu cầu an toàn về điện theo đúng quy phạm hiện hành
Ngoài ra, chúng tôi bố trí dự phòng 1 máy phát điện đề phòng khi mất điện lưới cung cấp điện kịp thời không làm gián đoạn thi công, ảnh hưỏng đến tiến độ thi công trong suốt qúa trình thi công. b Tổ chức chiếu sáng:
Xung quanh công trường bố trí hệ thống đèn pha và 1 số đèn di động để phục vụ thi công, bảo vệ ban đêm và phục vụ ánh sáng cho việc thi công và tập kết vật tư vào ban đêm.
Biện pháp đảm bảo an toàn cho lưới điện và cáp thông tin liên lạc hiện có: Khi thi công công trình phải tuân thủ khoảng cách an toàn về điện theo tiêu chuẩn về an toàn điện.
3.2 Mặt bằng tổ chức cấp nước, thoát nước phục vụ cho thi công
Nước thi công: Được lấy từ nguồn nước sạch của khu vực sử dụng để trộn vữa bê tông để vệ sinh công nghiệp, phòng chữa cháy và một số công việc khác. Thiết bị cấp nước là hệ thống các đường ống và van khoá mở bố trí liên hoàn tới các khu vực cấp nước thi công Bố trí bơm cao áp đủ sức cấp nước tới vị trí xa nhất của công trường, tới từng vị trí của công việc như:
+ Cung cấp nước cho thi công tại mỗi khu vực, tưới nền, bảo dưỡng bê tông. + Bố trí vòi nước để vệ sinh xe ô tô tại cổng công trường, trước khi xe ra khỏi công trình.
Nguồn nước sinh hoạt: Nhà thầu sẽ liên hệ với Công ty nước sạch để cung cấp nguồn nước sạch và sẽ ký hợp đồng sử dụng
+ Quá trình thi công phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường đặc biệt với công trình này nằm gần trong khu vực trung tâm do đó vấn đề tổ chức thoát nước được Nhà thầu hết sức chú trọng khi lập biện pháp thi công trong suốt quá trình thi công công trình.
+ Toàn bộ nước thải của công trường được thu vào hệ thống thoát nước tạm trên công trường trước khi đưa ra hệ thống thoát của khu vực Toàn bộ nước thải bề mặt và nước thi công xử lý bằng hố ga tạm để lắng đọng bùn đất, rác thải trước khi đưa vào hệ thống chung.
+ Tổ chức thoát nước mặt trên tổng mặt bằng thi công bằng giải pháp thoát nước tự chảy về rãnh thu nước mặt bố trí dọc theo chân tường rào thu về hệ thống ga thu nước bố trí tại các góc công trình Toàn bộ nước thải trong quá trình thi công cũng như nước mặt sẽ được thu về ga tổng để lắng bùn rác trước khi chảy ra hệ thống cống của khu vực.
3.3 Thông tin liên lạc trên công trường
- Nội bộ ban chỉ huy công trường: Giao ban hàng ngày, kiểm điểm các công việc đã thực hiện và công việc tiếp theo qua bản theo dõi phân công công tác, nắm thông tin liên tục trên công trường cũng như giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu.
- Bố trí điện thoại, fax, tại Ban chỉ huy công trường để đảm bảo liên lạc với các bộ phận có liên quan ngoài công trường, đảm bảo thông tin thông suốt kịp thời nắm thông tin mới để phục vụ tốt cho thi công.
- Sử dụng hệ thống bộ đàm nội bộ để liên lạc giữa các bộ phận thi công: Ban chỉ huy công trình với các tổ đội thi công với tổ máy thi công Với đặc thù của công trình có mặt bằng thi công trải dài việc sử dụng bộ đàm phục vụ hết sức hiệu quả quá trình thi công đảm bảo thông tin điều hành thi công luôn kịp thời liên tục đặc biệt là với các bộ phận ở các hạng mục khác nhau.
Chương 2 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
GIẢI PHÁP THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CHÍNH
- Định vị xác định vị trí tuyến thi công;
- Phát quang mặt bằng, chặt, đào gốc cây;
- Đắp cát nền đường k=0,98, dày 30cm;
- Thi công móng cấp phối đá dăm lớp dưới, dày 40cm;
- Thi công móng cấp phối đá dăm lớp trên, dày 15cm.
- Tưới nhựa thấm bám mặt đường, lượng nhựa 0,5kg/m2;
- Rải thảm mặt đường BTN C19, chiều dày đã lèn ép 7cm;
- Tưới lớp dính bám mặt đường, lượng nhựa 0,5kg/m2;
- Rải thảm mặt đường BTN C12,5 chiều dày đã lèn ép 5cm.
- Thi công cọc Larsen IV bằng thiết bị chuyên dụng.
- San ủi tạo mặt bằng đưa thiết bị thi công ra vị trí thi công cầu tạm.
- Thi công ép cọc BTCT 35x35cm bằng thiết bị chuyên dụng.
- Dùng máy xúc kết hợp đào thủ công đào hố móng đến cao độ thiết kế.
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông bệ móng, thân mố.
- Lao lắp dầm thép cầu tạm bằng thiết bị chuyên dụng, lắp đặt dầm ngang, mặt cầu và hệ lan can Hoàn thiện cầu tạm.
- Cầu tạm sẽ được tháo dỡ sau khi thi công xong đơn nguyên trái tuyến.
- Sau khi đảm bảo giao thông qua cầu tạm, tiến hành tháo dỡ cầu cũ;
- Dùng máy chuyên dụng kết hợp nhân công phá dỡ kết cấu mặt cầu bê tông, vận chuyển đổ thải Cẩu tháo dỡ dầm chủ, dầm ngang vận chuyển về Sở giao thông vận tải Bắc Ninh.
- Phá dỡ mố cầu cũ và các cọc bê tông bằng máy chuyên dụng.
- Vận chuyển thanh thải vật liệu.
- San ủi tạo mặt bằng đưa thiết bị thi công ra vị trí thi công mố.
- Thi công cọc Larsen IV bằng thiết bị chuyên dụng.
- Thi công cọc khoan nhồi bằng thiết bị chuyên dụng.
- Kiểm tra chất lượng cọc
- Dùng máy xúc kết hợp đào thủ công đào hố móng đến cao độ thiết kế.
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông bệ móng, thân, tường cánh mố.
- Tập kết máy móc thiết bị san ủi tạo mặt bằng thi công.
- Thi công cọc Larsen IV bằng thiết bị chuyên dụng.
- Thi công cọc khoan nhồi bằng thiết bị chuyên dụng.
- Kiểm tra chất lượng cọc
- Đào đất hố móng bằng máy kết hợp thủ công.
- Thi công lớp bê tông đệm đáy bệ.
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông bệ móng, thân và xà mũ trụ.
4.5 Thi công kết cấu nhịp
- Dầm chủ được đúc trên bãi đúc dầm ở phía Từ Sơn.
- Vận chuyển dầm bằng xe chở chuyên dụng ra vị trí cầu
- Dùng xe lao kéo dọc kết hợp dầm dẫn đưa dầm ra vị trí nhịp, sàng ngang dầm vào vị trí thiết kế bằng giá long môn
Trong quá trình thi công, đơn vị thi công cần lưu ý bố trí các biện pháp giữ ổn định dầm khi lao lắp.
- Đổ bê tông bản mặt cầu, gờ lan can.
4.6 Thi công các lớp phủ, lớp tưới dính bám
- Thi công lớp tưới dính bám và lớp phủ mặt cầu
- Tẩy bỏ vữa, cục bê tông, dầu mỡ bính bám trên bề mặt bê tông bản mặt cầu.
- Những phần gồ ghề mặt trên bản mặt cầu được mài nhẵn
- Thi công lớp nhựa tưới dính bám TCN0.5kg/m2.
- Thi công lớp phủ bê tông nhựa mặt cầu.
Lưu ý: Thi công lắp đặt hệ thoát nước mặt cầu trước khi thi công lớp chống thấm và lớp phủ mặt cầu bê tông nhựa.
4.7 Thi công lắp đặt khe co giãn
- Đặt khe co giãn vào vị trí và liên kết vào bản mặt cầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Đổ vữa không co ngót vào khe hở dưới và bên cạnh khe co giãn, cao độ mặt vữa bằng cao độ đỉnh lớp bê tông nhựa mặt cầu.
4.8 Thi công gờ lan can, lắp đặt tay vịn
- Lắp cốt thép, ván khuôn thi công gờ lan can Lưu ý lắp đặt các lỗ PVC để luồn cáp điện dọc gờ lan can và tại các vị trí cột lan can
- Vận chuyển lan can đến các vị trí lắp đặt
- Lắp dựng và liên kết tạm lan can vào vị trí
- Đo đạc và chỉnh cao độ lan can đảm bảo trắc dọc thanh trên lan can song song với cao độ mặt cầu, các cột lan can thẳng đứng
- Siết chặt bu lông liên kết chân lan can
- Đổ vữa không co ngót chân lan can theo bản vẽ
Công trình không có hạng mục Cống, nên chúng tôi không nêu giải pháp thi công cho hạng mục này.
- Thi công sơn kẻ đường
- Thi công, lắp dựng biển báo.
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC
- Công tác thi công nền đường bao gồm những công việc sau:
+ Dọn dẹp mặt bằng, lên khuôn đường;
+ Đào nền đường: Đào hữu cơ + đất không thích hợp
+ Đắp nền đường: Đắp cát K95 và cát K98.
- Sau khi được bàn giao mặt bằng, nhà thầu sẽ tiến hành công tác khảo sát đo đạc khôi phục hệ thống lưới đường chuyền, kiểm tra, quản lý cọc mốc, cắm định vị tim tuyến, điểm thay đổi địa hình, giới hạn đào đắp theo bản vẽ, xác định kích thước và cao độ tự nhiên Kết quả khảo sát Nhà thầu sẽ trình Tư vấn giám sát và được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát mới chuyển bước thi công tiếp.
- Trong quá trình khảo sát mặt đất tự nhiên Nhà thầu sẽ tiến hành điều tra trong phạm vi chuẩn bị tiến hành công tác đào để xác định các chướng ngại vật hoặc công trình ngầm chưa được thể hiện trên bản vẽ thiết kế thi công, sau đó tiến hành đánh dấu bảo vệ và thông báo với Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư để cùng kết hợp giải quyết.
- Sau khi được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát Nhà thầu tiếp tục tiến hành công tác dọn dẹp mặt bằng thi công: Dọn dẹp, phát quang cây cối, bụi rậm, nhổ cỏ, di dời kết cấu cần di dời trong phạm vi thi công sau đó vận chuyển tập kết vật liệu dọn dẹp được đến nơi quy định sau đó báo cho Tư vấn giám sát tiến hành đo đạc lại, nghiệm thu Chỉ tiến hành công tác tiếp theo khi được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
* Yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thi công:
- Mọi công việc đào đất đều thực hiện bằng máy ủi, máy đào và các máy tương đương khác, trường hợp đặc biệt phải được sự cho phép của TVGS.
- Nhà thầu chỉ được giữ lại các vật liệu được cho phép, các vật liệu khác trên bề mặt, mọi cây cối, gốc rễ cây, đất hữu cơ phải được ủi ngang, di chuyển ra ngoài phạm vi thi công tối thiểu là 30m.
- Tất cả các vật liệu đào Nhà thầu sẽ tiến hành lấy mẫu thí nghiệm và trình kết quả thí nghiệm cho tư vấn giám sát kiểm tra Vật liệu đào nền được Tư vấn giám sát cho là phù hợp thì đơn vị sẽ tận dụng cho các hạng mục thi công khác như: Đắp lề đường, mái ta luy, đắp trả mang cống
- Vật liệu không thích hợp sẽ được Nhà thầu vận chuyển ra ngoài phạm vi thi công băng ô tô tự đổ, vị trí bãi đổ được Tư vấn giám sát kiểm tra Bãi đổ phải gọn gàng, thoát nước tốt và không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề.
- Phải luôn san gạt, dọn dẹp đảm bảo giao thông cho các phương tiện thi công, các vật liệu không phù hợp được vận chuyển bằng ô tô đến vị trí đổ đất thải.
- Trong quá trình thi công nền đường phải luôn chú ý thoát nước mặt, nước ngầm để tránh làm hư hại đến kết cấu nền đường và mặt đường.
- Thường xuyên kiểm tra cao độ mặt nền đào, kích thước hình học của khuôn đường bằng máy.
- Kết thục mỗi giai đoạn thi công đều phải có biên bản nghiệm thu, đồng ý nhất trí của Tư vấn giám sát mới tiến hành thi công giai đoạn tiếp theo.
- Trường hợp khi gặp hiện tượng địa chất đặc biệt khác với hồ sơ thiết kế thì đơn vị thi công báo ngay cho TVGS, Chủ đầu tư để kịp thời xử lý.
- Nhà thầu áp dụng biện pháp thi công cơ giới là chủ yếu kết hợp thủ công theo máy, sửa lại, làm các công việc không thể dùng máy Đối với thi công nền, mặt đường và thi công cống ngang Nhà thầu bố trí thi công cơ giới 90%, thủ công 10%. + Dùng máy ủi san ủi mặt bằng thi công cho máy xúc và phương tiện khác vào thi công.
+ Nhân lực sửa sang, bạt mái ta luy.
+ Kiểm tra cao độ bề mặt bằng máy cao đạc, kiểm tra kích thước hình học bằng thước thép.
Phải luôn có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cụ thể máy móc, thiết bị, nhân lực trong suốt quá trình thi công đảm bảo thi công theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt. Trong quá trình thi công đào nền đường cần chú ý đến các biện pháp đảm bảo an toàn như sau:
+ Định vị cho máy xúc đứng chắc chắn, ổn định, tầm với và phạm vi quay gầu của máy xúc phù hợp.
+ Khi máy xúc đang hoạt động, người không có nhiệm vụ không được đền gần, tránh xẩy ra tai nạn.
+ Khi ô tô đứng chờ xúc cát và đổ cát phải có đèn ra hiệu.
- Người chỉ huy thi công phải luôn luôn có mặt tại hiện trường để giải quyết mọi tình huống.
Vật liệu đắp khi chở đến công trình cần phải tiến hành các thí nghiệm sau: + Thành phần hạt, độ ẩm (W) và dung trọng tự nhiên, thí nghiệm đầm nén. + Chỉ số dẻo, giới hạn chảy, CPR.
+ Đá tảng, bê tông vỡ hoặc các vật liệu rắn có kích thước lớn khác không được sử dụng cho nền đắp.
+ Vật liệu đắp phải được chọn lọc kỹ theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật quy định vật liệu đắp nền đường.
Yêu cầu kỹ thuật thi công:
+ Công tác đắp đất phải được thực hiện bằng các công tác cơ giới, chỉ những nơi mặt bằng thi công không cho phép vào được sự chấp thuận bằng văn bản của TVGS, Nhà thầu mới được phép thi công bằng thủ công.
+ Cần đảm bảo độ ẩm thực tế khi đầm nén nằm trong phạm vi độ ẩm tốt nhất cho phép Không được trộn đất kho với đất ướt để đắp Khi khai thác, nếu vật liệu đắp quá khô phải biện pháp tưới nước để đạt được độ ẩm cho phép ngay tại mỏ. Nếu đất đắp quá ướt phải hong kho, nếu ướt do nước ngầm thì tìm cách hạ mực nước ngầm để đạt được độ ẩm tiêu chuẩn Luôn luôn chú ý đến việc thoát nước tại mỏ, tránh để nước úng gây sình lầy làm ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu đắp. + Trong quá trình thi công, Nhà thầu phải luôn giữ đúng khuôn đường và luôn thoát nước tốt Khi đắp đất trên mặt đất ngang, phải đắp theo từng lớp dày không quá 30cm, bề rộng của mỗi lớp đắp phải rộng hơn mặt cắt thiết kế tối thiểu 50cm để đảm bảo độ chặt của mái dốc ta luy nền đắp.
HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA NHÀ THẦU TẠI CÔNG TRƯỜNG
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG
1 Tổ chức quản lý chung của Ban điều hành dự án
Các thành viên trong liên danh tổ chức thành lập Ban điều hành để quản lý chung chất lượng, tiến độ, khối lượng và an toàn vệ sinh môi trường chung của toàn bộ gói thầu,
Tất cả mọi hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Ban điều hành Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về an toàn lao động vệ sinh môi trường phải được Chủ đầu tư phê duyệt trước khi tiến hành thi công Ban điều hành sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các báo cáo hàng tuần, hàng tháng gửi về, đồng thời cử cán bộ xuống công trường theo dõi,
BAN ĐIỀU HÀNH THI CÔNG GÓI THẦU
Ban chỉ huy công trường
BỘ PHẬN QUẢN LÝ VẬT TƯ, THIẾT BỊ BỘ PHẬN AN TOÀN,
BỘ PHẬN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, HÀNH CHÍNH
02 ĐỘI THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÒN LẠI
VẬN TỔ HÀNH THIẾT MÁY BỊ kiểm tra thực tế quá trình thi công và cùng với Ban chỉ huy công trường làm việc giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh với Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế.
- Giám đốc Ban điều hành là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng, tiến độ, an toàn công trình đối với Chủ đầu tư Có quyền đình chỉ thi công hoặc thay đổi bất cứ bộ phận nhân sự nào trên công trường nếu xét thấy không đảm bảo về chất lượng, kỹ mỹ thuật và an toàn.
- Công trường xây dựng: Là đơn vị trực tiếp thi công, lập kế hoạch, phương án điều hành các bộ phận; chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo nhân lực, thiết bị, vật tư Thường xuyên theo dõi đôn đốc tiến độ thi công, thống kê số liệu khối lượng hoàn thành và sự cố (nếu có) Tổ chức công tác KCS, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Bộ phận giám sát của Ban điều hành bố trí cán bộ kỹ thuật chuyên quản lý công trình có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp kỹ thuật thi công, tổ chức công tác KCS, kiểm tra chủng loại vật tư, vật liệu, thiết bị thi công.
- Bộ phận Tài chính - kế toán: Đảm bảo vốn thi công cho công trình, giám sát trong việc sử dụng tài chính theo đúng nguyên tắc, đúng mục đích hiệu quả, đôn đốc việc thanh quyết toán để thu hồi vốn hiệu quả.
2 Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường
Nhà thầu sẽ lựa chọn đội ngũ kỹ sư có năng lực và kinh nghiệm trong thi công để thành lập Ban chỉ huy tại công trường cùng với các đội thợ có tay nghề tham gia thực hiện thi công gói thầu này.
Trong quá trình thi công Ban chỉ huy tại công trình luôn có sự hỗ trợ và giám sát trực tiếp từ các bộ phận chuyên môn của Ban điều hành đảm bảo giải quyết mọi khó khăn nếu có phát sinh trong quá trình thi công
Nhà thầu thành lập công trường thi công và bổ nhiệm Giám sát thi công xây dựng của Nhà thầu, Ban chỉ huy công trường và các bộ phận quản lý giám sát thi công xây dựng gồm:
- Bộ phận quản lý tiến độ, kỹ thuật, chất lượng
- Bộ phận quản lý vật tư, thiết bị.
- Bộ phận an toàn, an ninh, môi trường.
- Bộ phận quản lý tài chính, kế toán, hành chính.
- Bộ phận quản lý hồ sơ, nghiệm thu thanh quyết toán.
- Các đội, tổ thi công trực tiếp.
3 Nhiệm vụ của các bộ phận như sau
3.1 Bộ phận giám sát thi công xây dựng của Nhà thầu
Là các kỹ sư xây dựng có nhiều kinh nghiệm thuộc Ban điều hành, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban điều hành về chất lượng công trình do mình giám sát và có quyền cho dừng thi công nếu công trường vi phạm quy định quản lý chất lượng và quy chế quản lý kỹ thuật của Nhà thầu.
3.2 Ban chỉ huy công trường
Là tổ chức được Ban điều hành giao nhiệm vụ, có trách nhiệm triển khai thi công toàn bộ gói thầu được trúng thầu theo đúng Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo Hồ sơ dự thầu Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
* Nhiệm vụ của Ban chỉ huy công trường:
Tổ chức thực hiện các công tác thi công trên công trình trên cơ sở các phương án tổ chức thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt.
Tổ chức lập hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán công trình theo đúng quy định của pháp luật.
Lên kế hoạch nhân lực và vật tư cho từng giai đoạn thi công.
Báo cáo toàn bộ tình hình triển khai thi công tại hiện trường và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ về Ban điều hành.
Trực tiếp điều hành các đơn vị trực thuộc (các đội thi công) trong phạm vị công việc được giao.
Chịu trách nhiệm trước Ban điều hành về chất lượng công trình, an toàn sản xuất và tiến độ thi công.
* Quyền hạn của Ban chỉ huy công trường:
Quan hệ với Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế và Tư vấn giám sát thi công để giải quyết các công việc thi công.
Trực tiếp giao nhiệm vụ cho các đội sản xuất trực thuộc cũng như phối hợp với các phòng ban chuyên môn của Nhà thầu giải quyết mọi công việc phát sinh trong quá trình thi công.
Quan hệ với địa phương và các cơ quan hữu quan để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng công trình như: an ninh, đảm bảo giao thông và vệ sinh môi trường.
Giao dịch với các đơn vị cung cấp vật tư, đảm bảo tiến độ thời gian cung ứng đủ vật tư phục vụ thi công.
3.3 Chỉ huy trưởng công trường (Phụ trách thi công trực tiếp)
Chỉ huy trưởng công trường - Đứng đầu ban chỉ huy công trường: Là người được Giám đốc Ban điều hành bổ nhiệm, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thi công và quản lý thi công tốt Có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong giải quyết công việc tại hiện trường, chịu trách nhiệm trước Ban điều hành về mọi mặt.Trực tiếp điều hành thực hiện thi công công trình, chỉ huy, kiểm tra và đôn đốc hoạt động của Ban chỉ huy tại công trình Thay mặt Ban điều hành làm việc với
Chủ đầu tư, các đơn vị Tư vấn và đơn vị liên quan để giải quyết các công việc thuộc phạm vi dự án.
Trực tiếp quan hệ với Chủ đầu tư, thảo luận giải quyết các vấn đề theo hợp đồng hoặc phát sinh (nếu có).
Chỉ huy các cán bộ giúp việc để điều hành thi công theo đúng hồ sơ thiết kế và hợp đồng đã ký, đảm bảo tiến độ.
NHÂN SỰ CHỦ CHỐT THAM GIA THỰC HIỆN GÓI THẦU
Nhà thầu bố trí nhân sự chủ chốt tham gia thực hiện gói thầu gồm:
Số lượng, vị trí công việc Trình độ chuyên môn Kinh nghiệm
01 Chỉ huy trưởng Kỹ sư cầu đường bộ
- Tổng kinh nghiệm ≥10 năm trong đó: kinh nghiệm trong các công việc tương tự ≥05 năm Đã làm chỉ huy trưởng ít nhất 01 công trình tương tự trong 05 năm gần đây
03 Kỹ thuật thi công phần cầu Kỹ sư cầu đường bộ
- Tổng kinh nghiệm ≥05 năm trong đó: kinh nghiệm trong các công việc tương tự ≥03 năm Đã từng thi công ít nhất 01 công trình tương tự
01 Kỹ thuật thi công phần đường Kỹ sư đường bộ
- Tổng kinh nghiệm ≥05 năm trong đó: kinh nghiệm trong các công việc tương tự ≥03 năm Đã từng thi công ít nhất 01 công trình tương tự
01 Kỹ thuật thi công hệ thống chiếu sáng Kỹ sư hệ thống điện
- Tổng kinh nghiệm ≥05 năm trong đó: kinh nghiệm trong các công việc tương tự ≥03 năm Đã từng thi công ít nhất 01 công trình tương tự
Số lượng, vị trí công việc Trình độ chuyên môn Kinh nghiệm
01 Kỹ thuật phụ trách quản lý chất lượng thi công
Kỹ sư cầu đường bộ
- Tổng kinh nghiệm ≥05 năm trong đó: kinh nghiệm trong các công việc tương tự ≥03 năm Đã từng phụ trách công việc tương tự ít nhất 01 công trình tương tự
01 Kỹ thuật phụ trách khối lượng, thanh quyết toán Kỹ sư cầu đường bộ
- Tổng kinh nghiệm ≥05 năm trong đó: kinh nghiệm trong các công việc tương tự ≥03 năm Đã từng phụ trách công việc tương tự ít nhất 01 công trình tương tự
01 Kỹ thuật phụ trách trắc địa Kỹ sư trắc địa
- Tổng kinh nghiệm ≥05 năm trong đó: kinh nghiệm trong các công việc tương tự ≥03 năm Đã từng phụ trách công việc tương tự ít nhất 01 công trình tương tự
01 Kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, vệ sinh môi trường Kỹ sư xây dựng
- Tổng kinh nghiệm ≥05 năm trong đó: kinh nghiệm trong các công việc tương tự ≥03 năm Đã từng phụ trách công việc tương tự ít nhất 01 công trình tương tự
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Văn bản, tiêu chuẩn áp dụng thi công công trình
Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình:
STT Loại công tác Quy chuẩn, tiêu chuẩn
Công trình xây dựng - tổ chức thi công TCVN 4055 : 2012 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công
Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng
Sử dụng máy xây dựng Yêu cầu chung TCVN 4087 : 1985
2 Công tác trắc địa trong công trình
Công tác trắc địa trong xây dựng công trình Yêu cầu chung TCVN 9398: 2012
Dung sai trong xây dựng công trình- Phương pháp đo kiểm công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình
3 Công tác thi công đất, nền, móng
Công tác đất Thi công và nghiệm thu TCVN 4447 : 2012
Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu TCVN 9361:2012
4 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 : 2012
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4453 : 1995
Bê tông khối lớn - Thi công và nghiệm thu TCVN 9341 : 2012
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 9115 : 2012
Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên TCVN 8828:2011
5 Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu TCVN 8819:2011
6 Móng cấp phối đá dăm -thi công và nghiệm thu TCVN 8859-2011
7 Nền đường ô tô Thi công và nghiệm thu TCVN 9436:2012
8 Kết cấu thép Gia công lắp giáp và nghiệm thu TCXD 170:2007
STT Loại công tác Quy chuẩn, tiêu chuẩn
Kết cấu gạch đá Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4085 : 2011
Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng TCVN 4459:1987
Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756 : 1998 Đèn điện.Phần 2: Yêu cầu cụ thể đèn điện dùng cho chiếu sáng thành phố TCVN7722-2-3:2007
Thi công công tác điện QCVN QTĐ 7:2009/BCT
Các mối nối tiếp xúc điện Quy tắc nghiệm thu và phương pháp thử TCVN 3624:1981
Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình TCVN 9208:2012
Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung TCVN 9358:2012
Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị TCXDVN 333: 2005
Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp QCVN QTĐ-8:2010/BCT
Quy phạm trang bị điện 11TCN 18-21:2006
Quy phạm trang bị điện - phần V Bảo vệ và tự động 11TCN -21:2006
Quy phạm trang bị điện - phần IV Bảo vệ và tự động 11TCN -21:2006
Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện QCVN QTĐ-5: 2009/BCT Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện QCVN QTĐ-6: 2009/BCT
Thi công các công trình điện QCVN QTĐ-7: 2009/BCT
11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41-2016
12 Công tác hoàn thiện, nghiệm thu
Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu Phần 1 : Công tác lát và láng trong xây TCVN 9377-1 : 2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu - Phần 2: Công tác trát trong xây dựng TCVN 9377-2 : 2012 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4516 : 1988
Nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 4091:1985
Bàn giao công trinh xây dựng Nguyên tắc cơ bản TCVN 5640 : 1991
13 Các tiêu chuẩn về an toàn
Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308:1991
STT Loại công tác Quy chuẩn, tiêu chuẩn
An toàn cháy Yêu cầu chung TCVN 3254:1989
An toàn nổ Yêu cầu chung TCVN 3255:1986
Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động quy định cơ bản TCVN 2287 : 1978
An toàn điện trong xây dựng Yêu cầu chung TCVN 4086 :1985 Quy định chi tiết một số nội dung an toàn về điện 31/2014/TT-BCT
14 Các tiêu quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan
Hệ thống quản lý chất lượng thi công công trình
Việc quản lý chất lượng phải tuân theo
- Luật xây dựng số 50/2013/QH13;
- Các Nghị định của Chính phủ số: 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ về Quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm; 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017; 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018; 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; 63/2014/NĐ/CP ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Căn cứ Thông tư 329/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ tài Chính hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính Phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Thông tư số 50/2017/TT-BTC 15/5/2017 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
- Thông tư số 03/2016/TT/BXD ngày 10/3/2016 Quy định phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng, số 07/2019/TT/BXD ngày 07/11/2019; Thông tư số 26/2016/TT/BXD ngày 26/10/2016 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; số 04/2019/TT/BXD ngày 16/8/2019;
- Căn cứ Quyết định số 02/2019/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 27/02/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc sửa đổi một số Điều của Quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ban hành theo Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Các quy định khác có liên quan;
- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;
- Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
- Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;
- Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và Pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận, bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại.
2.1 Sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng:
- Chất lượng công trình là yếu tố chính quyết định sự thành bại và sự sống còn của doanh nghiệp, chính vì vậy Nhà thầu đặc biệt quan tâm vấn đề này và là mục tiêu hàng đầu trong quá trình thi công xây dựng công trình
- Hệ thống quản lý chất lượng - Biện pháp đảm bảo chất lượng được áp dụng từ lúc bắt đầu tiếp nhận hồ sơ thi công, trong quá trình thi công cho đến khâu cuối cùng là nghiệm thu bàn giao và bảo hành công trình Chất lượng xây dựng công trình được hình thành trong mọi giai đoạn khi thi công (lập kế hoạch, tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo, chi tiết xây dựng và vận chuyển chúng tới hiện trường), giai đoạn xây dựng và sau xây dựng (nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng).
- Quản lý chất lượng là tiến trình thiết lập, đảm bảo duy trì mức độ kỹ thuật cần thiết trong gia công lắp dựng và đưa vào sử dụng Quá trình này được thực hiện bằng cách kiểm tra, thanh tra giám sát thi công theo đúng bản vẽ, thực hiện đúng các quy trình, tiêu chuẩn, thông số và các tác động ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tiến hành nghiệm thu đầu vào, từng phần, từng công đoạn cho từng hạng mục công trình.
- Hệ thống quản lý bao gồm kiểm tra tài liệu và các thông số kỹ thuật thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu được sử dụng và đưa vào công trình, kiểm tra định kỳ chất lượng từng công tác, thanh tra kỹ thuật, an toàn lao động Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của bản thân người công nhân lao động, kỹ thuật hiện trường, phụ trách phần việc, cán bộ giám sát chất lượng của Nhà thầu và Chỉ huy trưởng công trường nhằm ngăn ngừa và loại trừ hư hỏng, phế phẩm và các sự cố đối với công trình trong mọi chi tiết, mọi công đoạn.
Các tổ đội thi công
Ban điều hành quản lý dự án
Bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường
Phụ trách thí nghiệm, quản lý chất lượng
Ban giám sát chất lượng thuộc BĐH
Phụ trách Kỹ thuật thi công trực tiếp
Biện pháp quản lý chất lượng chất lượng vật tư
- Theo từng giai đoạn thi công Nhà thầu sẽ lập kế hoạch cung cấp vật tư đảm bảo tiến độ công trình.
- Tất cả các vật liệu sử dụng cho công trình phải đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu, tuân thủ theo các quy định về kỹ thuật của thiết kế Các vật tư đều có kết quả chứng nhận đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kết quả thí nghiệm và thoả mãn TCVN.
- Nhà thầu sẽ lưu tại văn phòng công trường đầy đủ các bộ chứng chỉ xác nhận nguồn gốc, kết quả thí nghiệm, kiểm định đạt yêu cầu để Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra bất cứ lúc nào Trong trường hợp nếu có yêu cầu của Chủ đầu tư trong việc kiểm tra đột xuất chất lượng các chủng loại vật tư có trên công trường Nhà thầu sẽ tuyệt đối tuân thủ để nhằm mục đích đảm bảo tuyệt đối chất lượng công trình.
- Các kho bãi vật tư đều đảm bảo thi công thuận tiện, dễ dàng Xi măng phải được kê cao, kho bãi có mái che tránh mưa nắng, sắt thép được kê cao và phải được đậy bằng bạt dứa Đối với cát, đá, sỏi được đổ lên những vị trí sạch đảm bảo cát, đá không bị nhiễm bẩn…
- Để thi công công trình đảm bảo chất lượng, Nà thầu sẽ sử dụng thiết bị thi công hiện đại, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến, trang bị đầy đủ các dụng cụ cầm tay phục vụ cho công việc thi công của công nhân, nhằm đảm bảo chất lượng, năng suất.
* Sơ đồ quản lý chất lượng máy, thiết bị:
- Trước khi tiến hành một công tác thi công, Nhà thầu tiến hành xác định chủng loại máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công này.
- Trước khi đưa thiết bị về công trường, Nhà thầu kiểm tra thử trước khi đưa thiết bị về công truờng, nếu thiết bị chưa đạt về các tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải tiến hành xác định lại loại máy móc thiết bị cho phù hợp Nếu thiết bị đạt tiêu chuẩn thì vận chuyển về lắp đặt tại công trường.
- Trước khi đưa vào sử dụng, tiến hành kiểm tra về độ an toàn của thiết bị khi lắp đặt. Nếu không đạt yêu cầu thì phải kiểm tra lại qúa trình lắp đặt thiết bị, khắc phục các lỗi khi lắp đặt Sau khi kiểm tra thiết bị đạt yêu cầu an toàn mới đưa vào sử dụng vận hành.
* Quản lý chất lượng vật tư:
- Kiểm tra chất lượng đầu vào:
Kiểm tra hồ sơ nguồn gốc xuất sứ vật liệu đưa vào công trình, chủng loại, số lượng vật tư, các chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất (CO,CQ đối với các thiết bị nhập khẩu)
Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng bằng cách lấy mẫu thí nghiệm tại Phòng thí nghiệm hợp chuẩn được Chủ đầu tư chấp nhận, đảm bảo đúng yêu cầu của thiết kế và phù hợp với những điều kiện thiết bị tại hiện trường
- Tiếp nhận, lưu kho, bảo quản vật tư, vật liệu:
- Hệ thống quản lý chất lượng vật tư sử dụng cho công trình được thể hiện theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ quản lý chất lượng vật tư, vật liệu đưa vào thi công
Xác định chủng loại vật liệu
Liên hệ nhà cung cấp
Duyệt mẫu với Chủ đầu tư
Ký hợp đồng cung cấp
Xuất vật liệu cho các công tác thi công
Kiểm tra trước khi thi công
Tiếp nhập vật liệu về công trình
- Trước khi tiến hành một công tác thi công, Nhà thầu tiến hành xác định chủng loại vật liệu dùng để cho công tác thi công này Vật liệu phải có nguồn gốc, xuất xứ, chứng chỉ chất lượng, catalogue mọi tài liệu này phải được trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát trước khi mua hàng.
- Liên hệ với nhà cung cấp vật tư để thống nhất mẫu mã sản phẩm và đệ trình để Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát duyệt, nếu không đạt thì Nhà cung cấp vật tư phải cung cấp lại mẫu mã sản phẩm cho phù hợp yêu cầu thiết kế Nếu sản phẩm được duyệt, Nhà thầu ký hợp đồng với nhà cung cấp và thống nhất lịch, tiến độ cung cấp vật tư về công trường.
- Trước khi đưa vật tư vào công trường, Nhà thầu tiến hành kiểm tra chất lượng vật liệu và chủng loại, mẫu mã, các thông số kỹ thuật Nhà thầu sẽ ký hợp đồng với một đơn vị có chức năng kiểm tra, thí nghiệm vật liệu để tiến hành kiểm tra các vật tư đưa vào thi công công trình cụ thể như sau:
- Tất cả các vật liệu sẽ được kiểm tra cẩn thận đảm bảo đúng chủng loại, mã nhãn hiệu như đã yêu cầu với sự kiểm tra của Chủ đầu tư Mọi vật liệu không đúng yêu cầu sẽ được chuyển ra khỏi công trường ngay.
- Trước khi đưa vật liệu vào thi công, kiểm tra lại các vật tư, vật liệu lần cuối, nếu không đạt sẽ loại bỏ ngay, chỉ có các vật tư đạt yêu cầu mới được đưa vào sử dụng.
Biện pháp quản lý chất lượng cho từng công tác thi công
Quy trình triển khai thi công các công tác thi công
Thuyết minh sơ đồ: Để đảm bảo chất lượng cho công tác thi công, bộ phận công trình, Nhà thầu tiến hành theo các bước như sau:
- Xác định công tác thi công, bộ phận công trình.
- Trước khi thi công, Nhà thầu lập biện pháp thi công chi tiết cho công việc, bộ phận thi công và trình Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát phê duyệt Nếu chưa đạt yêu
Vật tư, thiết bị đã kiểm tra đưa vào thi công
Chuyển công việc thi công tiếp theo
Xác định công việc, bộ phận thi công
Lập biện pháp thi công chi tiết
CĐT phê duyệt biện pháp thi công chi tiết
Thi công công việc, bộ phận thi công
Nghiệm thu A-B-TVGS cầu thì phải lập lại để đảm bảo ra được biện pháp thi công tối ưu phù hợp với công viêc, bộ phận công trình thi công.
- Trên cơ sở biện pháp đã được phê duyệt, vật tư, thiết bị đã được nghiệm thu, tiến hành thi công công việc, bộ phận công trình.
- Khi thi công xong công việc, Nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ, đạt yêu cầu mới viết phiếu yêu cầu mời Chủ đầu tư nghiệm thu Quá trình nghiệm thu nội bộ cũng như nghiệm thu A-B-TVGS, nếu xảy ra bất kỳ một lỗi nhỏ nào, Nhà thầu sẽ kiểm tra và khắc phục để công tác thi công đạt yêu cầu chất lượng kỹ thuật và chuyển sang thi công các công việc, bộ phận tiếp theo.
Biện pháp bảo quản vật liệu, thiết bị, công trình khi mưa bão
Thời gian thi công sẽ không tránh khỏi gặp mưa gió bất thường vì vậy việc đảm bảo tiến độ thi công và an toàn lao động là vấn đề quan trọng trong quá trình tổ chức thi công
- Phương thức phòng chống thiên tai của Nhà thầu dựa trên cơ sở phòng là chính để khi có xảy ra thiên tai thì thiệt hại sẽ là thấp nhất
- Với kinh nghiệm của nhà thầu thi công cùng với sự nghiên cứu kĩ diễn biến thời tiết của địa bàn mà đề ra các biện pháp thi công các hạng mục thi công phù hợp với điều kiện thời tiết
- Nền đường thi công đến đâu được tạo rãnh thoát nước dọc và rãnh thoát nước xương cá đến đấy, tạo độ dốc ngang cho nền đường từ lớp thi công đầu tiên để trường hợp xảy ra mưa lũ sẽ thoát nước kịp thời và sau khi xảy ra thiên tai sẽ khắc phục và thi công được sớm nhất
- Lán trại và nơi tập kết xe máy thiết bị của nhà thầu được xây dựng ở vị trí cao ráo ; được neo đậu vững chắc để có thể đối phó được với mưa bão
- Khi có thiên tai xảy ra như mưa bão, lũ lụt … nhà thầu có phương án xử lý như sau:
+ Đưa người về nơi trú ngụ an toàn Thu dọn máy móc thiết bị về nơi an toàn. Che chắn nhà xưởng vững chắc
+ Tổ chống lụt bão thường xuyên kiểm tra và xử lý khắc phục hậu quả nhanh nhất
+ Kết thúc mưa bão, lũ lụt khắc phục thiệt hại để có thể thi công được sớm nhất
- Đề phòng thiệt hại do rủi do bất khả kháng, nhà thầu mua bảo hiểm cho công trình và bảo hiểm cho toàn bộ trang thiết bị máy móc và con người thi công trên công trường.
Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện
- Nhà thầu chịu trách nhiệm sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
- Sau khi công trình xảy ra khiếm khuyết, sự cố, trước hết phải điều tra chuẩn xác nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết, sự cố, phán đoán khả năng phát triển của sự cố, xác định đúng đắn phương pháp xử lý sự cố, nhanh chóng tổ chức lực lượng ứng cứu, tránh bỏ lỡ thời cơ mà lại ủ lại thành sự cố càng nghiêm trọng hơn nữa.
Hệ thống quản lý hồ sơ, tài liệu phụ vụ quá trình thi công
Quy định về tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán:
* Nghiệm thu vật liệu xây dựng
- Tất cả các loại vật liệu dùng cho công trình đều được thí nghiệm theo các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật và đảm bảo mọi vật liệu sử dụng đều có chứng chỉ thí nghiệm Để tiện cho việc kiểm tra của Tư vấn giám sát của Chủ đầu tư, Công trường có những mẫu vật liệu dùng cho thi công đã được thí nghiệm và để tại phòng làm việc hiện trường làm cơ sở đối chứng Các loại vật liệu đều được thí nghiệm tại phòng thí nghiệm hợp chuẩn quốc gia hoặc phòng thí nghiệm được Chủ đầu tư chỉ định.
Các loại vật liệu được thí nghiệm bao gồm:
+ Cát: độ sạch, cấp phối, cỡ hạt.
+ Đá: cường độ, cấp phối, cỡ hạt
+ Xi măng: Tính chất cơ lý và cường độ.
+ Gạch: cường độ chịu kéo, nén, độ hút ẩm.
+ Thép tròn: cường độ kéo, nén.
+ Mẫu bê tông: cường độ chịu nén, uốn.
+ Cấp phối bê tông: với các loại kết cấu, vật tư khác.
- Các loại vật tư, vật liệu được dùng cho thi công công trình có bản thuyết minh nguồn gốc quy cách chủng loại riêng Các loại vật liệu dùng đúng chủng loại như hồ sơ thiết kế, trước khi sử dụng, Nhà thầu trình mẫu vật liệu cho Chủ đầu tư xem xét, chấp nhận mới đưa vào thi công.
* Nghiệm thu công tác xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc lập bản vẽ hoàn công
- Nhà thầu cùng kỹ sư giám sát tiến hành nghiệm thu kỹ thuật cho các công việc, cho từng giai đoạn thi công trong suốt quá trình thi công.
- Bất kỳ một công việc chuyển tiếp nào đều phải nghiệm thu và kết luận của công việc trước đó.
- Nhà thầu thi công xây dựng tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng,đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất, bộ phận công trình, trước khi yêu cầuChủ đầu tư nghiệm thu.
* Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành:
- Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng.
- Nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
- Các hạng mục hoàn thành chỉ được đưa vào sử dụng sau khi được Chủ đầu tư nghiệm thu.
CÁC HẠNG MỤC TRIỂN KHAI THI CÔNG
TỰ KIỂM TRA CÔNG VIỆC ĐÃ THI CÔNG ĐƠN VỊ THI CÔNG KIỂM TRA NGHIỆM THU NỘI BỘ ĐƠN VỊ THI CÔNG VIẾT PHIẾU YC MỜI
TVGS, BQL KIỂM TRA, NGHIỆM THU ĐƠN VỊ THI CÔNG TIẾN HÀNH TIẾP TỤC
TVGS KIỂM TRA CÔNG VIỆC
(TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC TIẾP THEO
TVGS NGHIỆM THU CÔNG VIỆC
TVGS KIỂM TRA (KẾT QUẢ THÍ
NGHIỆM LẤY MẪU TẠI HIỆN TRƯỜNG
GHI BIÊN BẢN TẬP HỢP HỒ SƠ
TVGS KIỂM TRA (KẾT QUẢ THÍ
NGHIỆM LẤY MẪU TẠI HIỆN TRƯỜNG
XỬ LÝ LẠI THEO BIỆN PHÁP ĐƯỢC CHỦ ĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT
* QUY TRÌNH NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG ĐƠN VỊ THI CÔNG KẾT THÚC CÁC CÔNG VIỆC THI CÔNG, TẬP HỢP HỒ SƠ ĐƠN VỊ THI CÔNG KIỂM TRA, NGHIỆM THU NỘI BỘ
TVGS, CĐT TIẾN HÀNH NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG
KHÔNG ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐƠN VỊ THI CÔNG VIẾT PHIẾU YC MỜI TVGS, BQL KIỂM TRA, NGHIỆM THU
CĐT, TVGS KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỒ
CĐT, TVGS KIỂM TRA GIAI ĐOẠN THI CÔNG XD
* QUY TRÌNH NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG
* Thuyết minh sơ đồ: Để đảm bảo chất lượng cho công tác thi công một giai đoạn xây lắp, Nhà thầu tiến hành theo các bước như sau:
- Xác định giai đoạn thi công.
- Trước khi tiến hành thi công, bộ phận kỹ thuật lập biện pháp thi công chi tiết và trình Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát phê duyệt Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải lập lại để đảm bảo đưa ra biện pháp thi công tối ưu phù hợp với bộ phận công trình thi công.
- Trên cơ sở biện pháp đã được phê duyệt, vật tư, thiết bị đã được kiểm tra, tiến hành thi công các bộ phận công trình.
- Sau khi kết thúc giai đoạn thi công, Nhà thầu lập hồ sơ hoàn công giai đoạn Nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ Trong các quá trình nghiệm thu nội bộ cũng như nghiệm thu A-B, do bất kỳ một lỗi nhỏ nào trong bất cứ công tác thi công nào, Nhà thầu sẽ kiểm tra và khắc phục để công tác thi công đạt yêu cầu chất lượng kỹ thuật và chuyển sang thi công giai đoạn tiếp theo.
BẢO HÀNH, BẢO TRÌ
BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH
1.1 Thời gian, giá trị bảo hành
Sau khi nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, chúng tôi có trách nhiệm tổ chức khắc phục những hư hỏng công trình do sai sót của mình gây ra trong quá trình thi công, lắp đặt thiết bị.
Thời gian bảo hành công trình kể từ ngày kết thúc hoạt động xây dựng, nghiệm thu hoàn thành bàn giao chính thức công trình.
Với năng lực thi công của mình nhà thầu cam kết sẽ bảo hành công trình theo đứng yêu cầu của hợp đồng (hồ sơ mời thầu) và giá trị tiền bảo hành = 5%.
1.2 Kế hoạch, tổ chức thực hiện:
- Trong thời gian bảo hành công trình, sau khi nhận được thông báo yêu cầu của Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công xây dựng công trình cam kết khẩn trương lập kế hoạch, biện pháp sửa chữa, khắc phục triệt để các hư hỏng, khiếm khuyết của công trình phát sinh do lỗi của Nhà thầu gây ra trong thời gian ngắn nhất và chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành; trong khoảng thời gian này, nếu Nhà thầu không tiến hành bảo hành hoặc chậm trễ trong việc thực hiện bảo hành thì Chủ đầu tư, có quyền sử dụng tiền bảo đảm bảo hành để ký hợp đồng với các đơn vị khác thực hiện sửa chữa, khắc phục Nhà thầu thi công xây dựng công trình có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết của công trình phát sinh không phải do lỗi của Nhà thầu gây ra hoặc các hư hỏng, khiếm khuyết do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng.
- Sau khi kết thúc thời gian bảo hành, Nhà thầu thi công xây dựng sẽ lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi Chủ đầu tư, để được xác nhận hoàn thành bảo hành công trình và được giải phóng bảo lãnh hoặc hoàn trả lại tiền bảo đảm bảo hành.
1.3 Quy trình bảo hành công trình.
STT Tên công tác Nội dung
- Chuyển thông tin tới bộ phận kỹ thuật, đơn vị thi công
Phiếu báo hư hỏng BM.01-1
- Phòng KT phối hợp với đơn vị thi công.
+ Xem xét tài liệu hồ sơ, kiểm tra hiện trường + Lập đề xuất khắc phục (trường hợp sai sót hư hỏng nhiều, phức tạp)
Bộ phận cá nhân được giao
Báo cáo đề xuất khắc phục BM.01-2
Trong trường hợp sai xót, hư hỏng ít hoặc để hạn chế tác động tiêu cực của sai xót.
- Đơn vị thi công tổ chức khắc phục.
- Phòng chức năng kiểm tra quá trình khắc phục của ĐVTC Đơn vị thi công
- Báo cáo khắc phục có xác nhận của khách hàng
- Tài liệu hồ sơ QT khắc phục
Trong trường hợp sai xót, hư hỏng nhiều & có hệ thống
- Phòng chức năng phối hợp với ĐVTC lập báo cáo khắc phục.
- Trình lãnh đạo phê duyệt Đơn vị thi công
- Nêu ý kiến chỉ đạo Giám đốc
Báo cáo khắc phục được phê duyệt
- Tổ chức khắc phục theo báo cáo
- Nghiệm thu, bàn giao cho khách hàng Đơn vị thi công
Tài liệu hồ sơ QT khắc phục
- Tổng kết, rút kinh nghiệm Đơn vị thi công
- Mọi thông tin về bảo hành công trình đều được gửi về phòng Tổng hợp Công ty.
- Thông tin bảo hành công trình có thể từ phản hồi của khách hàng thông qua các hình thức: gặp trực tiếp, gửi giấy báo, điện thoại, fax,
- Người tiếp nhận thông tin từ khách hàng:
+ Ghi yêu cầu của khách hàng vào phiếu yêu cầu hành động khắc phục phòng ngừa.
+ Yêu cầu khách hàng làm rõ thông tin nếu thông tin thiếu, không rõ ràng. b Xem xét:
- Phòng chức năng phối hợp với đơn vị thi công tổ chức:
+ Xem xét, kiểm tra tài liệu hồ sơ liên quan.
+ Kiểm tra thực tế công trình (trường hợp cần thiết có thể lập biên bản). + Xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ sai sót, hư hỏng và các biện pháp xử lý các sai hỏng, thiếu sót theo các định hướng sau:
- Đối với các hư hỏng, thiếu sót nhỏ, lẻ tẻ, ít ảnh hưởng đến chất lượng công trình cần tổ chức, triển khai khắc phục ngay.
- Đối với các hư hỏng, thiếu sót lớn, phức tạp ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình cần lập đề xuất phương án khắc phục.
- Đề xuất phải được trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt Có thể thuê tư vấn bên ngoài tham gia khắc phục nếu thực tế yêu cầu. c Khắc phục ban đầu:
- Trường hợp các sai sót, hư hỏng ít, không phức tạp:
+ Đơn vị thi công chủ động tổ chức, triển khai hành động khắc phục.
+ Phòng chức năng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc trong quá trình khắc phục.
- Kết quả khắc phục phải được Chủ đầu tư hoặc người sử dụng xác nhận và được gửi tới phòng Tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Công ty. d Báo cáo khắc phục:
- Trường hợp các sai sót, hư hỏng nhiều, phức tạp, có tính hệ thống:
+ Phòng chức năng chỉ đạo, đôn đốc và phối hợp với đơn vị thi công lập báo cáo khắc phục.
+ Đơn vị thi công chủ động triển khai hành động khắc phục ban đầu (nếu cần thiết) nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của các sai sót, hư hỏng gây ra đồng thời với việc tổ chức lập báo cáo biện pháp khắc phục.
- Trong trường hợp cần thiết, báo cáo có thể được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của các phòng chức năng hoặc các cá nhân (chuyên gia hoặc cán bộ chủ chốt). e Phê duyệt:
- Giám đốc hoặc người được uỷ quyền xem xét và phê duyệt.
- Nếu báo cáo chưa đạt, phải hoàn chỉnh lại để phê duyệt. f Triển khai thực hiện:
- Nhà thầu thi công triển khai hoạt động khắc phục theo các quy trình tương ứng.
- Phòng chức năng giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện.
- Trước khi tiến hành sửa chữa, cần báo trước cho khách hàng, người sử dụng, Chủ đầu tư nội dung và kế hoạch khắc phục.
- Triển khai theo đúng báo cáo khắc phục đã được phê duyệt.
- Quá trình và kết quả của các hoạt động bảo hành phải được lập thành hồ sơ theo văn bản pháp quy của Nhà nước và quy định của Nhà thầu. g Kết thúc:
- Đơn vị thi công lưu hồ sơ, tài liệu của quá trình khắc phục.
+ Thu thập, tiếp nhận hồ sơ từ các đơn vị tham gia hoạt động bảo hành. + Tổng hợp, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ bảo hành.
+ Lập báo cáo tổng kết hoặc tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về quá trình bảo hành công trình theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.
BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
1 Thực hiện bảo trì công trình
Trong thời gian bảo hành công trình, nhà thầu sẽ tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện a Kiểm tra thường xuyên:
Nhà thầu sẽ tiến hành thường xuyên đối với các hạng mục công trình như:
- Kết cấu phần trên, phần dưới của cầu
- Hệ thống chiếu sáng b Kiểm tra định kỳ:
Thực hiện kiểm tra các kết cấu: Gối cầu, khe co giãn, neo c Kiểm tra đột xuất:
Kiểm tra theo quyết định của Công ty hoặc theo báo cáo của đơn vị vận hành,phản ánh của người dân.
1.2 Bảo dưỡng công trình: Đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra, ngoài các công tác chính như đã nêu trên, một số hạng mục cũng cần kiểm tra theo dõi:
- Kiểm tra công tác hoàn thiện: quan sát bằng mắt Tần suất kiểm tra theo quan sát của đơn vị vận hành.
Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình: Tùy theo mức độ của kết quả quan sát, kiểm tra mà có biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp.
* Biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa:
- Công tác hoàn thiện: tùy mức độ quan sát, thời gian sử dụng mà có biện pháp thực hiện thích hợp: sơn dặm vá hoặc sơn lại toàn bộ
Thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình: theo quy định của nhà sản xuất, cung cấp.
Các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình:
- Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng trong môi trường mang điện.
- Kết cấu kim loại mạ kẽm: tùy theo kết quả kiểm tra định kỳ hàng năm mà đơn vị sử dụng đề nghị biện pháp sửa chữa thích hợp, như sơn giàu kẽm cho các khu vực xuất hiện rĩ sét, hoặc thay thế mới
1.3 Kiểm định chất lượng công trình phục vụ bảo trì công trình:
Chi tiết nội dung xem điều 12 của nghị định 114/2010/NĐ-CP Cụ thể:
- Kiểm định chất lượng công trình phục vụ bảo trì công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình được duyệt;
+ Khi phát hiện thấy chất lượng công trình có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
+ Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì quy định tại Điều 15 Nghị định này;
+ Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình.
- Trình tự thực hiện kiểm định chất lượng công trình:
+ Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền lựa chọn tổ chức có đủ điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng trên cơ sở yêu cầu kiểm định nêu tại khoản 1 Điều này;
+ Tổ chức kiểm định thực hiện khảo sát, lập đề cương kiểm định chất lượng công trình phù hợp với yêu cầu kiểm định;
+ Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phê duyệt đề cương công việc kiểm định.
+ Tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định theo đề cương được duyệt, đánh giá hiện trạng chất lượng đối tượng kiểm định và đề xuất phương án khắc phục”.
1.4 Sửa chữa công trình định kỳ hoặc đột xuất
Việc sửa chữa công trình được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất căn cứ mục 4 - điều 40 của nghị định 46/2015/NĐ-CP Cụ thể: a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì; b) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.
1.5 Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình:
Người có trách nhiệm bảo trì công trình:
Sẽ lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng trình chủ sở hữu phê duyệt.
Quản lý các hồ sơ liên quan đến công tác bảo trì công trình.
2 Lập kế hoạch bảo trì công trình
Kế hoạch bảo trì công trình thực hiện theo điều 39 của Nghị định 46/2015/NĐ- CP.
Căn cứ kế hoạch bảo trì của Người có trách nhiệm bảo trì công trình lập, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm xem xét và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình để làm căn cứ thực hiện
Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì.
Kế hoạch bảo trì công trình được lập hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được duyệt và hiện trạng công trình, bao gồm các nội dung:
+ Tên công việc thực hiện.
3 Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình
Người được giao nhiệm vụ của nhà thầu, kết hợp với Chủ đầu tư tổ chức giám sát công tác quan trắc, kiểm định chất lượng, thi công nghiệm thu công việc sửa chữa công trình, lập và quản lý, lưu giữ hồ sơ bảo trì công trình.
Hồ sơ bảo trì công trình bao gồm các tài liệu sau:
- Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì: bản vẽ hoàn công, tài liệu liên quan đến hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị , các hồ sơ liên quan về công tác bảo hành khi công trình đưa vào sử dụng.
- Kết quả quan trắc (nếu có).
- Kết quả kiểm định chất lượng (nếu có).
- Kết quả kiểm tra thường xuyên và định kỳ.
- Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình.
- Các tài liệu khác liên quan.
KINH NGHIỆM CỦA NHÀ THẦU
Nhà thầu chúng tôi với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đã thực hiện nhiều công trình lớn trong phạm vi cả nước, được Chủ đầu tư tín nhiệm.
Các hợp đồng mà chúng tôi đã thực hiện đều được Chủ đầu tư đánh giá chất lượng, tiến độ đảm bảo.
Các hợp đồng tương tự mà chúng tôi đã thực hiện gần đây gửi cùng Hồ sơ dự thầu gồm:
- 02 Hợp đồng thi công Cầu + đường đầu cầu + hệ thống chiếu sáng;
- 01 Hợp đồng thi công đường.
TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Tiến độ tổng thể
- Sau khi nghiên cứu kỹ các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, tính toán chi tiết các số liệu, yêu cầu chất lượng và tiến độ bàn giao công trình trên cơ sở kinh nghiệm và khả năng thi công của mình, Nhà thầu quyết định tiến độ thi công là 15 tháng (Chi tiết thể hiện trong bản vẽ tiến độ thi công).
- Tiến độ đã lập là sự cam kết trách nhiệm của Nhà thầu với Chủ đầu tư Nếu bị chậm trễ do bất cứ nguyên nhân nào thuộc trách nhiệm Nhà thầu chúng tôi xin chịu phạt theo quy định của hợp đồng Tuy nhiên Nhà thầu cam kết không để xảy ra trường hợp trên.
Tiến độ của các công đoạn
- Trên cơ sở tiến độ chung, Nhà thầu sẽ lập tiến độ chi tiết cho từng hạng mục công việc, cho từng tháng, từng quý sẽ bố trí các cuộc họp phối hợp chung giữaNhà thầu và Chủ đầu tư để kiểm điểm chi tiết các công việc thực hiện theo tiến độ,chỉ rõ những nguyên nhân xảy ra và có biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục.
Các biện pháp đảm bảo tiến độ thi công
- Sử dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị thi công để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo chất lượng công trình.
- Sử dụng hệ thống ván khuôn định hình theo các kích thước của các cấu kiện để bảo đảm kích thước hình học, thi công nhanh tiết kiệm và tăng hiệu quả luân chuyển ván khuôn.
- Các tổ đội công nhân được bố trí theo công việc chuyên môn hóa.
- Huy động đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ thi công Nhà thầu chủ động trong việc đều động thiết bị, nhân lực giữa các tổ đội thi công.
- Trên cơ sở tiến độ thi công tổng quát, Chỉ huy trưởng công trình và các cán bộ kỹ thuật lập tiến độ thi công chi tiết để chủ động cung ứng vật tư, bố trí nhân lực và điều động thiết bị
- Về vật tư, nhiên liệu: Các nguồn cung cấp vật tư, nhiên liệu là những nơi Nhà thầu đã khảo sát và đã quen thuộc, có sự tin cậy và là bạn hàng uy tín của nhau trong quá trình cộng tác làm việc, do đó không thể có yếu tố chậm trễ hay thiếu hụt vật tư làm ảnh hưởng tới tiến độ chung của công trình.
- Nhà thầu chủ động nghiên cứu bản vẽ thiết kế kỹ thuật và hiện trường để đề nghị kịp thời xin ý kiến của Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế trong các trường hợp các bản vẽ không khớp với thực tế và các phát sinh trong quá trình thi công.
-Thường xuyên theo dõi các thông tin về dự báo thời tiết để đưa ra phương án tốt nhất đề phòng các trường hợp thời tiết xấu nhất có thể xảy ra trong suốt quá trình thi công ảnh hưỏng đến chất lượng công trình dẫn đến chậm tiến độ.
- Các công việc thực hiện vào ban đêm hoặc những ngày nghỉ theo thường lệ đều được thực hiện khi đã được sự đồng ý của Chủ đầu tư.
- Để tránh ảnh hưởng đến tiến độ thi công do việc cung cấp nước, Nhà thầu chủ động khoan các giếng nước ngầm, xử lý nước ngầm đảm bảo chất lượng để lấy nước chủ động phục vụ thi công.
- Tại công trường, Nhà thầu bố trí 1 máy phát điện công suất 125 KVA và các máy đầm, máy bơm nước, máy hàn chạy xăng để chủ động phục vụ thi công công trình không phụ thuộc vào điện lưới Việc bố trí các máy, thiết bị thi công đảm bảo nguyên tắc lúc nào cũng có máy, thiết bị dự phòng để đảm bảo máy, thiết bị trên công trường đảm bảo hoạt động liên tục.
Nguyên tắc điều chỉnh tiến độ
- Nếu vì một lý do bất khả kháng nào (ví dụ mưa, bão ) làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công đã đề ra, Nhà thầu sẽ có biện pháp điều chỉnh tiến độ để hạn chế ảnh hưởng tối đa đến tổng tiến công trình bằng cách tăng số lượng công nhân, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ để bù lại thời gian bị chậm.
- Việc điều chỉnh tiến độ được thể hiện lại bằng bản tiến độ hiệu chỉnh Toàn bộ việc điều chỉnh và quản lý tiến độ thi công trên công trình được thực hiện bằng chương trình phần mềm quản lý dự án Microsoft Project.