Kết quả đã phân chia vùng nghiên cứu gồm thành tạo địa chất rất nghèo nước Holocen và 5 tầng chứa nước: Pleistocen giữa - trên , Pleistocen dưới, Pliocen trên, Pliocen dưới và tầng chứa
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 4
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: 4
2 MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: 4
3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: 4
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 5
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN THỊ XÃ THUẬN AN 5
I.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 5
I.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 8
I.2.1 ĐỊA HÌNH 8
I.2.2 THỦY VĂN – SÔNG NGÒI 9
I.2.3 KHÍ HẬU 10
I.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - NHÂN VĂN 12
I.3.1 DÂN CƯ 12
I.3.2 KINH TẾ 12
I.3.1 HỆ THỐNG GIAO THÔNG 13
CHƯƠNG II: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN Error! Bookmark not defined CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC Error! Bookmark not defined III.1 ĐỊA TẦNG: 16
III.1.1 GIỚI MESOZOI 16
III.1.2 GIỚI KAINOZOI 18
III.2 KIẾN TẠO 22
III.3 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT CỦA VÙNG 22
CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN KHU VỰC Error! Bookmark
not defined
Trang 2IV.1 CÁC TIÊU CHÍ PHÂN CHIA TẦNG CHỨA NƯỚC : 25
IV.2 CÁC THÀNH TẠO CHỨA NƯỚC TRONG KHU VỰC: 25
IV.2.1 CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC : 25
IV.2.2 CÁC THÀNH TẠO ĐỊA CHẤT RẤT NGHÈO NƯỚC: 29
IV.3 SƠ ĐỒ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC: 31
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT Error! Bookmark not defined V.1 LỰA CHỌN TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC: 31
V.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC: 31
V.2.1 TẦNG CHỨA NƯỚC LỖ HỔNG TRONG CÁC TRẦM TÍCH PLEISTOCEN (q 1 ) 39
V.2.2 TẦNG CHỨA NƯỚC LỖ HỔNG TRONG CÁC TRẦM TÍCH PLIOCEN GIỮA (n 2 ) 39
V.2.3 TẦNG CHỨA NƯỚC LỖ HỔNG TRONG CÁC TRẦM TÍCH PLIOCEN DƯỚI (n 2 ) 40
CHƯƠNG VI: TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG KHU VỰC 41
VI.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC TRONG KHU VỰC: 37
VI.2 DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC TRONG TƯƠNG LAI: 42
VI.2.1.CÁC TIÊU CHÍ SỬ DỤNG DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ NHU CẦU NƯỚC: 38
VI.2.2 DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC KHAI THÁC VÀO NĂM 2020: 39
VI.3 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC BỔ CẬP NHÂN TẠO: 39
CHƯƠNG VII :GIẢI PHÁP BỔ CẬP NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI ĐẤT Error! Bookmark not defined.5 VII.1 TỔNG QUAN VỀ BỔ CẬP NHÂN TẠO : 415
VII.1.1 ĐỊNH NGHĨA, Ý NGHĨA CỦA VIỆC BỔ CẬP NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI ĐẤT: 415
VII.1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP BỔ CẬP NHÂN TẠO : 41
VII.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC THỊ XÃ THUẬN AN – LỰA CHỌN NGUỒN BỔ CẬP VÀ MÔ HÌNH BỔ CẬP NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÍCH HỢP CHO KHU VỰC: 472
Trang 3VII.2.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC THỊ XÃ THUẬN
AN: 472
VII.2.2 LỰA CHỌN NGUỒN BỔ CẬP VÀ MÔ HÌNH BỔ CẬP CHO KHU VỰC: 48
CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN 60
VIII.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU : 60
VIII.2 NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC : 60
VIII.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI : 60
VIII.4 KIẾN NGHỊ : 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 573
PHỤ LỤC 584
Trang 4CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất nước Khu vực thị xã Thuận An là một khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh có tốc
độ đô thị hóa cao, các khu công nghiệp và khu dân cư mọc lên nhanh chóng, do đó việc đáp nhu cầu nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất là một yêu cầu hết sức cấp thiết Để giải quyết vấn đề này thì con người đã khai thác nước dưới đất để sử dụng vì chi phí thấp hơn nhiều so với việc xử lý từ nguồn nước mặt Nhưng nếu khai thác không hơp lý sẽ gây ra các hệ quả bất lợi như làm ô nhiễm nước dưới đất, hạ thấp mực nước ngầm, sụt lún do khai thác quá mức, …
Việc nắm rõ đặc điểm của nguồn tài nguyên nước dưới đất trong khu vực sẽ giúp các nhà quản lý hạn chế những ảnh hưởng xấu đến tài nguyên này và có thể
đề xuất những biện pháp duy trì mức độ phong phú của nước dưới đất Do đó đề
CẬP NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC THỊ XÃ THUẬN AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG ”
là cần thiết
2 MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Mục đích
Đề tài nhằm làm rõ điều kiện địa chất thủy văn khu vực thị x Thuận An, từ
đó đề xuất giải pháp bổ cập nhân tạo nước dưới đất cho khu vực
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực
- Đề xuất giải pháp bổ cập nhân tạo nước dưới đất thích hợp với điều kiện địa chất thủy văn khu vực
3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Ý nghĩa khoa học: làm sáng tỏ điều kiện địa chất thủy văn của khu vực, đề
xuất giải pháp bổ cập nhân tạo nước dưới đất, làm tài liệu bổ sung cho các nghiên cứu tiếp theo
Trang 5Ý nghĩa thực tiễn: là cơ sở tài liệu địa chất thủy văn góp phần phục vụ cho
việc khai thác sử dụng hợp lý lâu dài nguồn tài nguyên nước dưới đất trong khu vực
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thu thập và tổng hợp tài liệu
- Khảo sát thực địa
- Phân tích, thí nghiệm trong phòng
CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - NHÂN VĂN THỊ XÃ
THUẬN AN I.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Bình Dương là 1 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,5
km2, chiếm 0,83% diện tích cả nước Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam
Trang 6giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh
Thị xã Thuận An nằm ở phía nam tỉnh Bình Dương, có 84,26 km2 diện tích
tự nhiên và dân số 282.034 người, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, được giới hạn bỡi các tọa độ:
Từ 10o52’18’’ đến 11o00’10’’ vĩ độ Bắc
Từ 106o39’8’’ đến 106o45’23’’ kinh độ Đông Địa giới hành chính thị xã Thuận An:
Đông giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Tây giáp quận 12 và huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh Nam giáp quận 12 và quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Bắc giáp thị xã Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Thuận An có 10 đơn vị hành chính, gồm:
07 phường: Lái Thiêu, An Thạnh, Vĩnh Phú, Bình Hòa, Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Phú
03 xã: Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn
Trang 7Hình I.1 Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu
Trang 8I.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
I.2.1 ĐỊA HÌNH
Địa hình tỉnh Bình Dương là kiểu địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên bóc mòn sang đồng bằng châu thổ với cao độ địa hình biến đổi phức tạp Phía Đông - Đông Bắc có địa hình cao nhất với cao độ biến đổi từ 112m đến 193m, thấp dần sang phía Tây – Tây Nam
Địa hình Thuận An thấp nhất trong khu vực thuộc kiểu đồng bằng thấp bao gồm các loại hình bãi bồi, thung lũng ven sông Từ phía Đông - Đông Bắc đến Tây
- Tây Nam cao độ biến đổi từ 1m đến hơn 30m, có thể chia khu vực nghiên cứu ra làm 3 khu vực nhỏ (Hình I.1):
Hình I.2 Các khu vực địa hình của thị xã Thuận An
Trang 9- Khu I: là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng có cao độ khoảng 30m, nằm chủ yếu ở các phường Bình Chuẩn, An Phú, phía Đông của phường Thuận Giao và Bình Hòa
- Khu II: có địa hình phân cắt mạnh hơn các vùng khác với cao độ thay đổi
từ 5m đến hơn 25m, là vùng chuyển tiếp giữa vùng bằng phẳng cao hơn ở phía Đông – Đông Bắc và vùng thung lũng ven sông thấp hơn ở phía Tây – Tây Nam
- Khu III: là khu vực bằng phẳng ven sông Sài Gòn, có cao độ từ khoảng 1m cho đến 5m, bao gồm các xã An Sơn, Bình Nhâm, phường Vĩnh Phú, phía Đông của phường An Thạnh, Lái Thiêu
I.2.2 THỦY VĂN – SÔNG NGÒI
Tỉnh Bình Dương có mạng lưới sông suối khá phát triển, mật độ sông suối trung bình khoảng 0,4 – 0,5 km/km2 , gồm 3 sông lớn, phía Đông là sông Đồng Nai, phía Tây Nam là sông Sài Gòn và sông Bé Ngoài ra, trong vùng còn có hệ thống sông suối nhỏ là phụ lưu của các sông lớn như sông Thị Tính, suối Cái,… Nhìn chung các hệ thống sông trung vùng có hướng chảy chính là Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây Nam
Chế độ dòng chảy các con sông phụ thuộc vào chế độ mưa, tức được phân ra theo mùa Trong mùa mưa, lượng dòng chảy chiếm đến 80-90% tổng lượng dòng chảy trong năm, và chủ yếu từ lượng mưa rơi trên lưu vực Trong mùa khô, lượng dòng chảy chiếm 10-20% tổng lượng dòng chảy trong năm và chủ yếu là do dòng ngầm cung cấp Sự chênh lệch này gây nên nhiều bất lợi trong việc khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt
Ở thị xã Thuận An các sông suối chủ yếu tập trung ở phía Tây Nam của thị
x Sông lớn duy nhất là sông Sài Gòn bao quanh gần như toàn bộ ranh giới phía Tây Nam của thị x Sông Sài Gòn dài 256 km, độ dốc lòng sông khoảng 0.7 – 0.8%, diện tích lưu vực khoảng 4500km2, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam theo biên giới Việt Nam – Campuchia, đến Lộc Thành hợp lưu với suối Sanh Đôi và đổi hướng chảy sang Tây Bắc – Đông Nam đến khi hợp lưu với sông Đồng Nai ở Nhà Bè Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thị xã Thủ Dầu Một (200m) Đoạn chảy qua ranh giới phía Tây Nam của thị
Trang 10xã Thuận An dài khoảng 15km, rộng khoảng 250m và sâu khoảng 20m Ngoài ra trong vùng còn có các sông suối và kênh rạch nhỏ là phụ lưu của sông Sài Gòn như sông Búng, rạch Cầu Mới,…
Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trong năm khá cao và ít thay đổi, nhiệt độ trung
bình 26,5oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (24oC), tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (29oC)
Độ ẩm: độ ẩm không khí bình quân trong năm từ 76 – 80% và biến đổi theo
mùa, mùa mưa độ ẩm trung bình khoảng 80 – 85%, mùa khô độ ẩm trung bình khoảng 60 – 70%
Chế độ chiếu sáng: Thuận An hầu như quanh năm đều có ánh nắng mặt trời,
số giờ nắng trung bình 6 – 7 giờ/ngày Trong mùa khô số giờ nắng trung bình là
205 giờ/tháng, còn vào mùa mưa thì khoảng 150 giờ/tháng
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1845mm với số ngày
có mưa là khoảng 120 ngày và phân theo mùa rõ rệt Mùa mưa, lượng mưa chiếm đến 80 - 90% lượng mưa cả năm Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm Mùa khô, lượng mưa rất thấp, chỉ chiếm từ 10 – 20% lượng mưa cả năm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa
Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi hàng năm khá cao, trung bình từ 1300 –
1450mm và thay đổi theo mùa Mùa mưa, lượng bốc hơi thấp, đặc biệt là thời gian
từ tháng 8 đến thàng 10, còn mùa khô lượng bốc hơi rất lớn, lớn nhất là từ tháng 1 đến tháng 4
Đặc điểm khí hậu trung bình trong 3 năm 2004, 2005, 2006 thu thập tại trạm
Sở Sao được thống kê ở bảng sau:
Trang 11Bảng I.1 Đặc điểm khí hậu tại trạm Sở Sao
Tháng Nhiệt độ không
khí (oC)
Độ ẩm không khí (%)
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Tổng lượng mưa (mm) Tổng lượng bốc hơi (mm)
Độ ẩm không khí (%) Nhiệt độ không khí (oC)
Trang 12I.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - NHÂN VĂN
I.3.1 DÂN CƯ
Thị xã Thuận An là thị xã có số dân khá đông, khoảng 282.034 nhân khẩu (1/2011), mật độ 3347 người/km², chủ yếu là dân tộc Kinh, số dân nhập cư ở Thuận
An khá đông Dân cư chủ yếu sống dọc theo các trục giao thông và tập trung ở các khu công nghiệp
I.3.2 KINH TẾ
Thị xã Thuận An nằm trong quy hoạch tổng thể chung của tỉnh Bình Dương, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã được Chính phủ phê duyệt Nhưng để kinh tế - xã hội của Thuận An đi vào chiều sâu của một đô thị công nghiệp - dịch
vụ gắn với du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn, địa phương cần giải quyết một số tồn tại trong thời kỳ đầu đô thị hóa bằng việc quy hoạch, sắp xếp lại một cách hợp
lý theo hướng đô thị đa trung tâm, kết hợp với phát huy tối đa các lợi thế địa lý, lịch sử
Mục tiêu của Thuận An từ nay đến năm 2015 là giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân từ 15 - 16%/năm, chủ yếu tập trung phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến gắn với đổi mới công nghệ để ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu, khuyến khích đầu tư giá trị gia tăng trong các khu, cụm công nghiệp hiện hữu, không đầu tư ngoài khu công nghiệp (KCN) Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống theo hướng đổi mới công nghệ,
kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả sản xuất Tiếp tục di dời các ngành sản xuất ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, đô thị theo quy hoạch của tỉnh Đầu tư xây dựng đồng
bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài KCN và khu dân cư đô thị, nhất là hệ thống cấp thoát và xử lý nước, các tuyến giao thông nối liền khu, cụm công nghiệp với khu dân cư, KCN - dân cư với vùng du lịch sinh thái.Về thương mại - dịch vụ, giá trị sản xuất tăng bình quân từ 22 - 23%/năm Do đó, Thuận An cần phải tập trung đẩy mạnh việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, bằng nhiều chính sách huy động các nguồn lực, kêu gọi và hỗ trợ tích cực các dự
án đầu tư hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại - dịch vụ gắn với đô thị, KCN
và vùng dân cư tập trung theo quy hoạch Bên cạnh đó, Thuận An sẽ tập trung phát triển mở rộng các ngành dịch vụ như cung ứng điện, bưu chính - viễn thông, giao
Trang 13thông - vận tải, cấp nước, ngân hàng, tín dụng, nhà ở cho công nhân và các dịch
vụ công cộng Cùng với đó là phát triển hệ thống thương mại đa dạng về loại hình
và phương thức kinh doanh, đặc biệt khuyến khích phát triển mạnh dịch vụ nhà ở
đủ tiêu chuẩn, vui chơi giải trí, suất ăn công nghiệp và dịch vụ trang trí, hoa kiểng cho các công trình xây dựng, khu cụm công nghiệp, công viên, tụ điểm công cộng I.3.3 HỆ THỐNG GIAO THÔNG
Thuận An có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài thị xã Trong hệ thống đường bộ, có đường quốc
lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của thị xã từ phía Nam lên phía Bắc Đây là con đường
có ý nghĩa chiến lược kinh tế Các con đường xuyên tỉnh lộ 746, 743 chạy từ Đông sang Tây cũng là những tuyến đường giao thông quan trọng của vùng
Về hệ thống giao thông đường thủy, quan trọng nhất là sông Sài Gòn ở phía Tây Nam của thị xã Đây là con đường giao thương thuận lợi giữa thị xã Thuận An
với các quận huyện phía Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh
Trang 14CHƯƠNG II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC
Ở khu vực tỉnh Bình Dương từ sau năm 1975 có các công trình nghiên cứu đáng chú ý sau:
Năm 1983, Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Nam thực hiện báo cáo thành lập Bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ lệ 1 : 500.000 do tiến sĩ Trần Hồng Phú làm chủ biên Kết quả nghiên cứu đã chia đất đá chứa nước trong vùng Bình Dương ra làm
3 phức hệ chứa nước lỗ hổng là Holocen (QIV), Pleistocen ( QI-III), Pliocen (N2), và phức hệ chứa nước khe nức Mezozoi (Mz)
Năm 1992, Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Nam thành lập mạng quan trắc quốc gia động thái NDĐ đồng bằng Nam Bộ do kỹ sư Trần Văn Lã làm chủ biên Trong tỉnh Bình Dương có 2 cụm quan trắc đặt tại Thới Hòa, Bến Cát và Thái Hòa, Tân Uyên nghiên cứu các tầng chứa nước dưới đất
Năm 1993, Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Nam lập bản đồ ĐCTV Nam Bộ
tỉ lệ 1 : 200.000 do kỹ sư Bùi Thế Định làm chủ biên Tác giả đã chia đất đá chứa nước trong vùng Bình Dương ra làm 5 đơn vị chứa nước: QIV, QII-III, QI,N2, Mz Trong đó, các tầng chứa nước QII-III, QI,N2 có khả năng chứa nước từ trung bình đến giàu
Năm 1994, báo cáo kết quả điều tra nguồn nước dưới đất vùng sân Gôn Sông
Bé do Vũ Văn Nghi, Nguyễn Quốc Dũng chủ trì đã đánh giá được trữ lượng tiềm năng của vùng sân Gôn trong tầng Pliocen
Năm 1999, Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Nam lập bản đồ ĐCTV vùng thị
xã Thủ Dầu Một tỉ lệ 1 : 25.000 do kỹ sư Ngô Đức Chân làm chủ biên trong chương trình điều tra đô thị Kết quả đã phân chia vùng nghiên cứu gồm thành tạo địa chất rất nghèo nước Holocen và 5 tầng chứa nước: Pleistocen giữa - trên , Pleistocen dưới, Pliocen trên, Pliocen dưới và tầng chứa nước khe nức Mezozoi
Tháng 3/2001, cục quản lý nước và công trình thủy lợi đã tiến hành xây dựng
mô hình NDĐ khu vực tỉnh Bình Dương do tiến sĩ Đặng Đình Phúc và nnk thực hiện bằng phần mềm Visual MODFLOW 2.7
Trang 15Năm 2004, báo cáo đánh giá trữ lượng nước dưới đất khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương, do tiến sĩ Vũ Văn Nghi và nhiều người khác cũng đã sơ bộ đánh giá được trữ lượng tiềm năng của vùng
Năm 2004, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam báo cáo phân chia địa tầng
N – Q vùng đồng bằng Nam Bộ do thạc sĩ Nguyễn Huy Dũng và Trần Văn Khoáng làm chủ biên Kết quả báo cáo là cơ sở để các công trình nghiên cứu tiếp theo trong vùng Bình Dương phân chia lại các phân vị địa tầng ĐCTV
Năm 2005, báo cáo kết quả thành lập bản đồ ĐCTV – ĐCCT tỉ lệ 1: 50 000 vùng Đồng Xoài, Bình Phước có một phần diện tích phía Bắc Bình Dương do kỹ
sư Bạch Ngọc Quang chủ biên đã phân chia ra các tầng chứa nước như hiện nay Hiện nay vừa hoàn thành công trình lập bản đồ ĐCTV và ĐCCT tỉ lệ 1 : 50.000 vùng Tân Uyên chiếm hơn 2/3 diện tích phía Nam tỉnh Bình Dương Công trình này đã phân chia các tầng chứa nước khác nhau khá chi tiết
Mới đây, Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Nam đã hoàn thành đề án “Điều tra hiện trạng, qui hoạch khai thác và xây dựng CSDL phục vụ quản lý tài nguyên NDĐ tỉnh Bình Dương”, trình bày kết quả thực hiện dự án sau 2 năm hoàn thiện Báo cáo đi sâu phân tích các kết quả thực hiện 5 nội dung chính là: 1) Điều tra hiện trạng khai thác; 2) Biên hội loạt bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/50.000; 3) Xây dựng CSDL ĐCTV; 4) Lập MHDCNDĐ; và 5) Lập bản đồ qui hoạch khai thác NDĐ
Nhìn chung các công trình nghiên cứa trước đây đã cung cấp có hệ thống về phân chia địa tầng ĐCTV, đặc điểm phân bố, mức độ chứa nước, chất lượng và trữ lượng tiềm năng của các tầng chứa nước Tuy nhiên do những bài báo cáo được thực hiện ở những thời điểm khác nhau, qui mô và phục vụ cho các mục đích khác nhau nên cách thành lập các loạt bản đồ ĐCTV cũng khác nhau, không theo một chú giải thống nhất Do đó cần phải thống nhất lại cách phân chia địa tầng ĐCTV qua các thời kì để dễ dàng sử dụng
Trang 16CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰCIII.1 ĐỊA TẦNG
Khu vực thị xã Thuận An nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Dương, địa tầng có các trầm tích phủ Kainozoi có chiều dày lớn Trên cơ sở các tài liệu hiện
có, khu vực nghiên cứu có thể có các phân vị địa tầng địa chất sau:
III.1.1 GIỚI MEZOZOI
1 Hệ Triat
Thống trung, hệ tầng Châu Thới (T 2 ct)
Hệ tầng này được xác định nhờ hóa thạch được tìm thấy ở núi Châu Thới Hệ tầng gồm 3 tập:
Tập 1: Cuội kết đa khoáng
Tập 1: Cuội kết cơ sở phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Châu Thới với thế nằm thoải; cuội có thành phần đa khoáng gồm granit biotit, ryolit, thạch anh, bột kết bị biến chất, đá phiến mica Xi măng gắn kết là cát bột kết tuff, phần trên có xen các lớp mỏng cát kết, bột kết chứa nhiều hóa thạch Bề dày khoảng 25m Tập 2: Thành phần gồm cát sạn kết tuff, cát kết, cát bột kết dạng dải có vảy mica, xen kẹp các lớp mỏng sỏi kết Trong cát bột kết có di tích thực vật; cát sạn kết tuf thành phần gồm fenspat, thạch anh, vụn silic; cát bột kết có thành phần đá phun trào Bề dày tập này khoảng 30m
Trang 17Tập 3: Thành phần gồm cát kết chứa vôi hạt vừa và cát kết màu xám trắng hạt nhỏ xen kẽ nhau Bề dày tập khoảng 70m
Bề dày của hệ tầng theo mặt cắt là 125m, phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Châu Thới và nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng Đăk Krông
- Thống hạ, hệ tầng Đăk Krông (J 1 đk)
Các đá của hệ tầng lộ ra rộng rãi ở khu vực hạ lưu sông Mã Đà và Sông Bé, dọc bờ phải sông Đồng Nai từ nhà máy thủy điện Trị An đến Thường Tân - Tân Uyên và ở khu vực đồi Bình An Ngoài ra còn gặp nhiều trong các lỗ khoan TU10, TU3, LK2…
Hệ tầng gồm các tập cát kết, bột kết, cát bột kết chứa vôi xen kẽ đá phiến sét, bột sét kết, phiến sét vôi màu xám đen chứa khá phong phú hóa thạch Ranh giới dưới của hệ tầng được chuyển tiếp từ hệ tầng Đăk Bùng lên; ranh giới trên chuyển tiếp lên các đá hệ tầng Mã Đà (J2 mđ) và hệ tầng Chiu Riu (J2 cr) hoặc bị phủ bất
Theo mặt cắt lỗ khoan TU8 ngược sông Mã Đà về phía đông gồm các tập đá phiến sericit xen bột kết màu xám đen chứa nhiều thực vật hữu cơ Các tập đá bị
ép phiến mạnh, nứt nẻ nhiều
Bề dày chung của hệ tầng khoảng 400m
- Thống trung, hệ tầng Chiu Riu (J 2 cr)
Các trầm tích trên chỉ lộ ra một ít ở đồi nhỏ nằm cạnh núi Châu Thới về phía Tây Nam và gặp trong một số lỗ khoan: TU6, TU9B, TU11, 602 và 605
Hệ tầng Chiu Riu chỉ gặp trong một số lỗ khoan nên chưa thấy được phần dưới và chỉ gặp các đá cát kết, cát bột kết màu xám lục xen bột kết, sét kết, sét bột
Trang 18kết màu tím đỏ, đỏ gụ, phân lớp trung bình đến dày Các đá này bị phủ bởi các trầm tích Neogen - Đệ Tứ Bề dày chưa xác định
- Hệ Jura, thống thượng - hệ Creta, thống hạ hệ tầng Long Bình (J 3 - K 1
Quan hệ dưới phủ bất chỉnh hợp trên các đá hệ tầng Châu Thới (T2 ct) và bị
phủ bởi các trầm tích hệ tầng Bà Miêu (N2 bm) Bề dày đạt trên 100m
III.1.2 GIỚI KAINOZOI
1 Hệ Neogen
- Thống Pliocen, phụ thống hạ, hệ tầng Nhà Bè (N 2 nb)
Các trầm tích của hệ tầng không lộ trên mặt, tại Thuận An bắt gặp chúng tại các lỗ khoan ở độ sâu: 102,5m ÷ 154,0m (QTBD4A); 69,0 ÷ 151,2m (QTBD5A) Thành phần gồm các tập cát pha bột chứa sạn xen kẽ với các tập sét bột, phần trên xen nhiều tập sét bột hơn Đá có màu xám ghi, xám xanh, xám xi măng, các tập sét bột có tính phân lớp, phân dải mỏng; trong cát bột chứa nhiều thấu kính sét than, thân cây Trong cát bột, sét bột chứa phong phú bào tử phấn hoa, ít tảo Quan hệ địa tầng : chúng phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích của hệ tầng Bình Trưng hoặc các đá trước Kainozoi, ở trên chúng bị phủ bởi các trầm tích hệ tầng Bà Miêu (N22 bm) Bề dày của hệ tầng này thay đổi từ 5 ÷ 10m (phía Đông,
Đông Bắc) đến 35 ÷ 40m (Phía Tây, Tây Nam)
- Thống Pliocen, phụ thống trung, hệ tầng Bà Miêu (N 2 bm)
Trang 19Lộ ra khá rộng rãi trên mặt các dải đồi gò phân bố ở khu vực Phú Giáo, bắc Đất Cuốc, Tân Thành lên Phước Vĩnh, dọc bờ phải sông Bé, bở trái suối Cái và ở khu vực Bến Cát Dưới sâu bắt gặp ở các độ sâu khác nhau
Tại Thuận An chúng được bắt gặp trong các lỗ khoan ở các độ sâu : 82,0 ÷ 102,5m (QTBD4A); 34,0 ÷ 69,0m (QTBD5A); Thành phần thạch học gồm hai phần :
Phần trên: Sét, sét bột màu xám trắng đến xám xanh, nâu vàng nâu đỏ Phần dưới: Cát, cát bột lẫn cuội sạn thạch anh màu nâu vàng, xám trắng Theo đặc điểm thạch học, cấu trúc và cổ sinh thì các thành tạo có kiểu châu thổ nội địa chủ yếu nguồn gốc sông; phần trên có thể có cả nguồn gốc hồ tạo ra tập sét khá ổn định Bề dày có sự thay đổi từ mỏng đến dày theo hướng từ đông sang tây và từ bắc xuống nam, trung bình từ 6 ÷ 8m đến 30 ÷ 40m
2 Hệ Đệ Tứ
Các trầm tích này phát triển rộng rãi trong vùng, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bề mặt địa hình đồng bằng cao, các bậc thềm và bãi bồi như ngày nay
Theo các tài liệu trước đây, các trầm tích Đệ Tứ trong vùng bao gồm các đất
đá thuộc hệ tầng Đất Cuốc (Q1 đc), hệ tầng Thủ Đức (Q12-3 tđ), hệ tầng Củ Chi
(Q1 cc) và các trầm tích Holocen (Q2) Sau đây là đặc điểm của các trầm tích trên:
- Thống Pleistocen, phụ thống hạ, hệ tầng Đất Cuốc (Q 1 đc)
Hệ tầng được nghiên cứu kỹ tại xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên Các trầm tích của hệ tầng này lộ ra trên mặt địa hình ở độ cao 40 ÷ 60m, kéo dài thành dải theo phương tây bắc - đông nam với bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng
về phía tây nam Ở khu vực tả ngạn sông Thị Tính và Thủ Dầu Một chúng bị phủ bởi các trầm tích hệ tầng Thủ Đức và gặp chúng trong các lỗ khoan ở các độ sâu khác nhau
Tại Thuận An chúng được bắt gặp ở lỗ khoan QTBD4A từ 67,5m đến 82,0m; QTBD5A từ 16,2m đến 34m Thành phần thạch học bao gồm các trầm tích sông:
Trang 20dưới là cát, cuội, sỏi đa khoáng gắn kết yếu chứa nước tốt; chuyển lên là cát bột, sét bột, sét, sét kaolin chứa nước kém Tại lỗ khoan TU1B từ dưới lên gồm 2 tập:Tập 1: Cát mịn đến thô chứa ít sạn sỏi và xen kẹp ít lớp cát bột, gắn kết yếu, chứa nước tốt Tập dày 21,5m
Tập 2: Dưới là bột cát, lên trên là sét màu xám trắng, phớt xanh, lên trên vàng loang lổ có kết vón laterit, không chứa nước Tập dày 10,3m
Theo đặc điểm thạch học, kiểu cấu tạo mặt cắt và cổ sinh cho thấy các trầm tích hệ tầng Đất Cuốc có nguồn gốc sông thuộc thềm sông, chúng nằm phủ lên bề mặt bào mòn của hệ tầng Bà Miêu
- Thống Pleistocen, phụ thống trung - thượng, hệ tầng Thủ Đức (Q 1 2-3 tđ)
Lộ ra trên bề mặt địa hình, kéo dài thành dải ở khu vực Long Tân (Dầu Tiếng) qua An Điền (Bến Cát) xuống Thủ Dầu Một tạo nên bề mặt khá bằng phẳng ở độ cao 20 ÷ 30m
Thành phần thạch học phía dưới là cát cuội sỏi đa khoáng, trong đó chủ yếu
là thạch anh, chứa nước tốt; phía trên chủ yếu là cát sạn, cát bột chứa Kaolin Tại
lỗ khoan TU1B từ dưới lên gồm hai tập:
Tập1 (2,8 ÷ 7,2m): Gồm cát bột chứa ít sạn sỏi màu xám trắng, xám xanh đến nâu đỏ loang lổ, gắn kết yếu; cát sạn chủ yếu là thạch anh Tập dày 4,4m phủ lên trên lớp sét loang lổ của hệ tầng Đất Cuốc
Tập 2 (0,0 ÷ 2,8m): Bột, bột sét, bột cát màu xám nâu, nâu vàng chứa ít mùn thực vật; gắn kết hơi chặt, dẻo cứng Tập dày 2,8m
Theo đặc điểm thạch học, kiểu cấu trúc mặt cắt và cổ sinh cho thấy các trầm tích hệ tầng Thủ Đức thuộc kiểu đồng bằng châu thổ có nguồn gốc sông là chính, đôi nơi hỗn hợp sông - biển, về phía nam càng thể hiện rõ yếu tố sông - biển Bề mặt địa hình trầm tích của hệ tầng có độ cao 20 ÷ 30m
Nhìn chung trầm tích của hệ tầng có chiều dày nhỏ, thay đổi từ 4 -30m Càng
về phía tây giáp sông Sài Gòn, bề dày của hệ tầng tăng dần và bị phủ bởi các trầm tích của hệ tầng Củ Chi
- Thống Pleistocen, phụ thống thượng, hệ tầng Củ Chi (Q 1 cc)
Các trầm tích của hệ tầng này phân bố thành các dải hẹp kéo dài không liên tục, dọc thung lũng các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Thị Tính
Trang 21Thành phần trầm tích gồm: Phần dưới là cát, cuội sỏi, chứa nước tốt; phần trên là bột, sét bột, sét kaolin màu xám nhạt, gắn kết yếu, chứa nước kém hoặc không chứa nước; cuội, sỏi và sét kaolin có nơi tập trung thành thấu kính có ý nghĩa về mặt khoáng sản Tại mặt cắt lỗ khoan QTBD4A, các trầm tích này bắt gặp ở độ sâu 52m đến 55,5m; thành phần gồm bột sét màu xám nâu, gắn kết vừa phải, không chứa nước Quan hệ dưới phủ lên bề mặt hệ tầng Thủ Đức, phía trên
bị phủ bởi các trầm tích Holocen của sông Sài Gòn
- Thống Holocen, trầm tích sông (aQ 2 )
Các trầm tích sông tuổi Holocen phân bố dọc theo các thung lũng sông suối trong vùng, bao gồm là các trầm tích bãi bồi cao, bãi bồi thấp và trầm tích lòng Phân bố dạng dải, kéo dài không liên tục theo dòng chảy từ vài trăm mét đến vài kilomet, rộng từ vài mét đến vài trăm mét
Trầm tích tại các bãi bồi: Phần dưới là cát lẫn sạn sỏi, có nơi có cuội (dọc sông) trạng thái bở rời, mài tròn tốt; phía trên là sét, sét bột cát bột màu xám, xám nâu, gắn kết chặt đến yếu Bề dày thay đổi 2 ÷ 5m
Trầm tích lòng: Gồm cát, cát chứa ít sạn, tập trung thành các doi ngầm, trên lòng Sông Bé, ngoài cát còn có nhiều cuội sỏi Trong các lòng suối lớn nhỏ, trầm tích lòng là cát pha bột Bề dày trầm tích lòng thay đổi 2 ÷ 10m
- Thống Holocen, trầm tích hỗn hợp sông - đầm lầy (abQ 2 )
Chúng phân bố rộng rãi, chiếm diện tích nhỏ trong vùng, có dạng đẳng thước hoặc kéo dài với diện tích từ 0,1 đến 1,0km2 hoặc tạo nên các thấu kính mỏng, hẹp nằm ở phía trong bãi bồi hiện đại của các sông Thị Tính, Sài Gòn và Đồng Nai Thành phần trầm tích gồm bùn sét lẫn di tích thực vật, bột cát xen kẹp thấu kính bùn sét, các trầm tích thường có màu xám đen, gắn kết yếu, có nơi thực vật phân hủy tạo thành than bùn có giá trị như ở suối Đỉa (Tân Uyên) Bề dày hệ tầng này thay đổi từ 1,2 đến 12m
Tại khu vực Vĩnh Phú (Thuận An) bề dày của các trầm tích Holocen là 50,5m (QTBD4A)
Trang 22III.2 KIẾN TẠO
Thuận An vừa chịu ảnh hưởng kiến tạo của toàn khu vực tỉnh Bình Dương thuộc phụ đới Biên Hòa, vừa chịu ảnh hưởng của khối nâng phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh Các hoạt động kiến tạo xảy ra trong vùng đã làm các đá có tuổi trước Kainozoi đều bị nứt nẻ với các mức độ khác nhau, trong đó các đá trầm tích
và trầm tích phun trào bị nứt nẻ mạnh hơn các đá xâm nhập
Trong vùng có 3 hệ thống đứt gãy chính: hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam, hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc - Tây Nam và hệ thống đứt gãy phương kinh tuyến Hoạt động tân kiến tạo xảy ra trong vùng đã tạo nên những nét
cơ bản của địa hình hiện tại
III.3 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT CỦA VÙNG
Lịch sử phát triển địa chất của khu vực gắn liền với lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Bình Dương nói riêng và của miền Đông Nam Bộ nói chung
Giai đoạn Pecmi :
Kể từ giai đoạn Pecmi khu vực này nằm trong vùng biển ấm nên san hô phát triển mạnh Vì vậy mà thành phần thạch học chủ yếu là đá vôi
Giai đoạn Trias :
Bước sang giai đoạn Trias khu vực này được nâng lên nhưng vẫn còn thấp hơn mực nước biển nên vẫn tiếp tục nhận vật liệu từ những con sông đổ về và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều Vì vậy mà vật liệu thành tạo trong giai đoạn này có đặc điểm : bên dưới là đá vôi, bên trên là cát hạt nhỏ đến trung
Sau giai đoạn Trias do sự hoạt động tạo sơn cùng với núi lửa phun nổ nên vật liệu trong giai đoạn này gồm tuff núi lửa và xen ít cuội mỏng
Giai đoạn Jura đến hết Kreta :
Với sự nâng lên của hoạt động kiến tạo, các vùng ven bờ trở thành những khu vực ít bị ảnh hưởng của biển mà phần lớn là chịu ảnh hưởng của các con sông đổ
ra biển Thành phần thạch học trong giai đoạn này chủ yếu là cuội kết, sét bột kết xen kẽ
Giai đoạn Paleogen :
Trang 23Vật liệu tích tụ dường như không có, nguyên nhân có thể là do khi bề mặt địa hình lộ ra và bị bóc mòn hoàn toàn đến nơi khác để tái tích tụ Từ đó ta có thể đoán được rằng trong giai đoạn này vỏ Trái Đất đã được nâng lên do hoạt động kiến tạo
Giai đoạn Neogen :
Vào đầu Miocen địa hình lãnh thổ chủ yếu là lục địa bóc mòn Vào Miocen giữa – muộn hoạt động nâng kèm phun trào xảy ra mạnh mẽ ở phần phía Đông tạo nên các bề mặt bazan chảy tràn
Vào Pliocen sụt lún xảy ra với tốc độ lớn, biển tiến từ phía Tây Nam tạo nên trầm tích hệ tầng Nhà Bè và trầm tích hệ tầng Bà Miêu, bề dày trầm tích thay đổi
từ 10m cho đến 200m Các trầm tích chủ yếu là cát kết vôi, cát bột màu xám, màu
đỏ vàng loang lổ Vào cuối Pliocen, biển rút, quá trình phong hoá bóc mòn bề mặt xảy ra mạnh mẽ tạo vỏ laterit phổ biến trên toàn khu vực
Giai đoạn đệ tứ :
Vào đầu đệ tứ một đợt phun trào xảy ra ở khu vực Túc Trưng, các hệ tầng phản ảnh trên địa hình là bề mặt bazan dạng vòm thoải Ở khu vực phía Tây vẫn còn thấp nên trầm tích các hệ tầng Đất Cuốc, hệ tầng Thủ Đức, hệ tầng Củ Chi Sau đó hoạt động kiến tạo làm vùng này nâng cao lên, một thời kì phong hoá bao trùm lên cả diện tích khu vực
Sang Holocen đợt biển tiến cuối cùng phủ lên địa hình thấp ở phía Tây Nam hình thành các trầm tích gồm các tướng biển, vũng vịnh, biển ven bờ, hỗn hợp sông và biển Sau đó biển từ từ rút ra theo hướng Cần Giờ, dọc theo các thung lũng sông cổ và các bãi lầy ven biển hình thành các trầm tích có thành phần chủ yếu là sét màu xám xanh, xám nâu, phần phủ trên là than bùn Dọc theo thung lũng sông hình thành các trầm tích lòng sông thành phần chủ yếu là cát sạn, cảnh quan lúc này là những thảm thực vật mặn và bán mặn nằm dọc theo các con sông đổ ra biển Các hoạt động trong giai đoạn đệ tứ đã tạo nên các hệ tầng trầm tích ở đây theo cấu trúc cắt chéo : trên khu vực đồng bằng cao phân bố các trầm tích Pleistocen, các hệ tầng trầm tích biểu hiện trên địa hình bỡi các bậc thềm gối nhau
có độ cao giảm dần từ Đông Bắc đến Tây Nam Trên diện tích đồng bằng thấp phân bố các trầm tích Holocen, các hệ tầng trầm tích phủ chồng lên nhau theo cấu trúc phân tầng
Trang 25CHƯƠNG IV ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC
IV.1 CÁC TIÊU CHÍ PHÂN CHIA TẦNG CHỨA NƯỚC
Trong việc đánh giá điều kiện địa chất thủy văn khu vực, việc phân chia các tầng chứa nước là khá quan trọng, nó giúp định hướng việc khai thác, quy hoạch
sử dụng tài nguyên nước trong khu vực một cách hợp lý
Để phân chia các tầng chứa nước khác nhau người ta thường dựa vào các tiêu chí sau :
Đặc điểm, thành phần thạch học của các đất đá chứa nước Đặc điểm thủy hóa của nước dưới đất
Đặc điểm thủy động lực của các thành tạo chứa nước Khu vực nghiên cứu là khu vực đông dân, tốc độ đô thị hoá nhanh, các khu công nghiệp mọc lên nhiều nên việc khai thác nước dưới đất diễn ra rất mạnh Chính điều đó đã làm thay đổi đặc tính thủy động lực tự nhiên của các thành tạo chứa nước trong khu vực Do đó khi phân chia các tầng chứa nước trong khu vực
ta dựa vào 2 tiêu chí còn lại là đặc điểm, thành phần thạch học của các đất đá chứa nước và đặc điểm thủy hóa của nước dưới đất là chính
IV.2 CÁC THÀNH TẠO CHỨA NƯỚC TRONG KHU VỰC
IV.2.1 CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC
Dựa vào cơ sở phân chia như trên và các kết quả nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn trong khu vực, ta có thể phân chia các thành tạo chứa nước trong khu vực thành các tầng chứa nước sau:
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocen (q2)
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen dưới (q1)
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen giữa (n2 )
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen dưới (n2 )
- Tầng chứa nước khe nứt trong các đá Jura dưới - giữa (j1-2)
Trong khu vực chúng phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam dọc theo thung lũng sông Sài Gòn dưới dạng dải hoặc thấu kính Trong lỗ khoan QTBD4A ở Vĩnh Phú
Trang 26gặp ở độ sâu 27,0 ÷ 50,5m; bề dày 23,5m; thành phần đất đá chứa nước là cát màu xám đến xám đen Cho tới nay, tầng chứa nước này chứa có các công trình nghiên cứu một cách khoa học và chi tiết, tuy nhiên trên cơ sở địa tầng các lỗ khoan cũng như đặc điểm ĐCTV cho thấy: diện tích phân bố hẹp, khả năng chứa nước và chất lượng kém, nằm gần trên mặt nên dễ bị nhiễm bẩn do vậy ít có ý nghĩa cho cấp nước
Tầng chứa nước này phân bố gần như trên toàn vùng nghiên cứu, có xu hướng chìm sâu về phía Tây và Tây Nam Chúng lộ trên mặt hoặc bị phủ bởi các thành tạo địa chất trẻ hơn Trong quan hệ địa tầng, chúng nằm giữa các thành tạo địa chất rất nghèo nước Q1 ở phía trên và N2 ở phía dưới, có những chỗ chúng nằm xen kẹp với các thành tạo địa chất rất nghèo nước Q1
Tại các lỗ khoan trong khu vực Thuận An chúng phân bố ở độ sâu từ 4,5 ÷
71 đến 25 ÷ 82,0; bề dày trung bình 20,1m; lớn nhất 26,5m (QTBD2A) và nhỏ nhất 10,2m (QTBD5A)
Bảng IV.1 Chiều dày tầng chứa nước Pleistocen (q 1 )
Trang 270,50 ÷ 3,6 l/s; hệ số dẫn nước 12,70 ÷ 19,60 m2/ngày; hệ số thấm 1,79 ÷ 4,24 m/ngày Kết quả phân tích mẫu nước: Độ pH = 4,47 ÷ 6,27, nước thuộc loại siêu nhạt đến lợ, độ tổng khoáng hóa từ 0,06g/l (QTBD5C) đến 2,11g/l (QTBD4B) Loại hình hóa học của nước là Bicacbonat - clorua natri - calci đến Clorua natri, tại lỗ khoan QTBD4B bị lợ còn lại có chất lượng tương đối tốt, nước có độ pH thấp các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh còn lại đều đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt
Tóm lại: Tầng chứa nước này có diện phân bố rộng, mức độ chứa nước từ
nghèo đến trung bình, do nằm gần mặt đất nên được bổ cập thường xuyên bỡi nước mưa Ngoại trừ nước ở lỗ khoan QTBD4B không khai thác và sử dụng được, còn lại có thể đáp ứng cho cấp nước với mức độ vừa và nhỏ
Tầng chứa nước này phân bố rộng chiếm gần hết vùng nghiên cứu, chúng không lộ trên mặt mà nằm giữa các thành tạo địa chất rất nghèo nước N2 ở phía trên và N2 ở phía dưới, trong mặt cắt chúng phân bố liên tục ở các độ sâu và bề dày khác nhau
Trong các lỗ khoan thu thập được chúng phân bố ở độ sâu từ 52,5 ÷ 87,0 đến 59,0 ÷ 102,5; bề dày trung bình 16,1m; lớn nhất 32,2m (QTBD2A) và nhỏ nhất 4,0m (SG1)
Bảng IV.2 Chiều dày tầng chứa nước Pliocen giữa (n 2 )
Trang 28Đất đá chứa nước chủ yếu là cát mịn đến trung màu xám đến xám xanh, phần đáy lẫn ít sạn thạch anh đôi chỗ xen kẹp các lớp mỏng cát bột
Kết quả bơm nước thí nghiệm và tính thông số ĐCTV tại các lỗ khoan mới thi công như sau: Mực nước tĩnh thay đổi 17,21 ÷ 26,86m; lưu lượng 2,0 ÷ 5,0 l/s;
hệ số dẫn nước 34,8 ÷ 94,3 m2/ngày; hệ số thấm 3,67 ÷ 7,26 m/ngày
Kết quả phân tích mẫu nước: Độ pH = 3,22 ÷ 6,52, nước thuộc loại siêu nhạt đến hơi mặn, độ tổng khoáng hóa từ 0,05g/l (QTBD5B) đến 3,99g/l (QTBD4A) Loại hình hóa của nước là Bicacbonat - clorua natri - kali đến Clorua natri
Tóm lại: Tầng chứa nước thuộc loại có áp, khả năng chứa nước trung bình
đến giàu Ngoại trừ nước lỗ khoan QTBD4A không khai thác và sử dụng được, còn lại có chất lượng tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn cho phép Đây là tầng chứa nước có triển vọng của vùng, bề dày tầng chứa nước không lớn,
có thể đáp ứng cho cấp nước tập trung qui mô công nghiệp ở mức độ vừa
Diện tích phân bố rộng chiếm toàn bộ vùng nghiên cứu, không lộ trên mặt
mà nằm giữa các thành tạo địa chất rất nghèo nước N2 ở phía trên và j1-2 ở phía dưới, quan sát trên mặt cắt thấy chúng phân bố liên tục ở các độ sâu và bề dày khác nhau Trong các lỗ khoan chúng phân bố ở độ sâu từ 72,0 ÷ 126,0 đến 107,0 ÷ 154,0; bề dày trung bình 43,6m; lớn nhất 79,2m (QTBD5A) và nhỏ nhất 28,0m (QTBD4A)
Bảng IV.3 Chiều dày tầng chứa nước Pliocen dưới (n 2 )
Trang 29hệ số dẫn nước 179,0 m2/ngày; hệ số thấm 6,41 m/ngày
Kết quả phân tích mẫu nước: Độ pH = 6,16 ÷ 6,90, nước thuộc loại siêu nhạt
có độ tổng khoáng hóa từ 0,04g/l (QTBD5A) đến 0,07g/l (QTBD6A) Loại hình hóa học của nước là Bicacbonat natri - kali đến Bicacbonat - clorua natri - calci
Tóm lại: Tầng chứa nước thuộc loại có áp, bề dày lớn, giàu nước và có chất
lượng nước tương đối tốt Đây là tầng chứa nước có triển vọng nhất trong vùng,
có thể đáp ứng cho cấp nước tập trung công nghiệp ở mức độ lớn
Trong các lỗ khoan gặp ở độ sâu từ 151,2m (QTBD5A), 154,0m (QTBD4A),
107 (SG1) Thành phần thạch học là sét kết, bột kết, cát kết, có nơi là andesit, dacit
Chiều dày các trầm tích này chưa được xác định
Nước dưới đất chủ yếu tồn tại và vận động trong khe nứt các đới phong hóa, khả năng chứa nước kém, ít có ý nghĩa cho cung cấp nước
IV.2.2 CÁC THÀNH TẠO ĐỊA CHẤT RẤT NGHÈO NƯỚC
Các thành tạo này đóng vai trò là lớp thấm nước rất kém ngăn cách giữa các tầng chứa nước với nhau, ở phía trên mặt đất chúng ngăn cản nước mưa hoặc nước mặt ngấm xuống các tầng chứa nước Căn cứ vào địa tầng địa chất, thành phần thạch học, tính chứa và tính thấm nước của đất đá, trong khu vực nghiên cứu có các thành tạo địa chất rất nghèo nước như sau: