1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác tín dụng tại chi nhánh nhnoptnt kim động

70 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 76,52 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP (4)
    • 1.1. Tín dụng Ngân hàng (4)
      • 1.1.1. Khái niệm Tín dụng Ngân hàng (4)
      • 1.1.2. Đặc trưng của Tín dụng Ngân hàng (5)
      • 1.1.3. Phân loại Tín dụng (6)
      • 1.1.4. Vai trò của Tín dụng Ngân hàng (7)
      • 1.1.5. Quy trình cấp Tín dụng (9)
      • 1.1.6. Chất lượng Tín dụng Ngân hàng (11)
    • 1.2. Vai trò của công tác phân tích tài chính khi cho vay của NHTM (12)
    • 1.3. Phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại NHTM (14)
      • 1.3.1. Sự cần thiết của hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp phục vụ công tác Tín dụng tại NHTM (14)
      • 1.3.2. Mục tiêu hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại NHTM (17)
      • 1.3.3. Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính Doanh nghiệp (17)
      • 1.3.4. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính (18)
      • 1.3.5. Quy trình phân tích tài chính Doanh nghiệp (20)
      • 1.3.6. Nội dung hoạt động phân tích đối với Doanh nghiệp vay vốn (23)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo& PTNT KIM ĐỘNG (34)
    • 2.1.2. Tình hình cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động. 36 2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp (36)
    • 2.2.1. Khái quát về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động (39)
    • 2.3. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp của Ngân hàng khi cho vay vốn (45)
      • 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân (50)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT KIM ĐỘNG-HƯNG YÊN 54 3.1.Phương hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng trong thời gian tới (54)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Kim động-Hưng Yên (56)
      • 3.2.2 Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đối với từng ngành nghề, lĩnh vực (57)
      • 3.2.7. Khai thác nguồn thông tin hiện có (61)
    • 3.3. Kiến nghị với cơ quan hữu quan (61)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (61)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (63)
      • 3.3.3. Kiến nghị với Doanh nghiệp (64)
      • 3.3.4. Một số kiến nghị khác (64)
  • KẾT LUẬN (65)

Nội dung

LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Tín dụng Ngân hàng

1.1.1 Khái niệm Tín dụng Ngân hàng

Danh từ Tín dụng xuất phát từ gốc La tinh Credium, có nghĩa là một sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau, nói cách khác là lòng tin Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì Tín dụng là quan hệ vay mượn trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi

Theo Mác, Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng lớn hơn lượng giá trị ban đầu

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung, các khái niệm đều thể hiện được hai nội dung chủ yếu, đó là:

- Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định

-Người sử dụng cam kết hoàn trả số tiền hoặc hàng hoá đó cho người sở hữu với một giá trị lớn hơn, phần chênh lệch đó gọi là lợi tức hay tiền lãi

Quá trình vận động đó được biểu diễn trên sơ đồ sau đây:

Như vậy, Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay(người sở hữu) và người đi vay ( người sử dụng) thông qua sự vận động của giá trị,

Cho vay vốn Tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá Quá trình này thể hiện qua ba giai đoạn sau:

-Phân phối Tín dụng dưới hình thức cho vay: Ở giai đoạn này, giá tri vốn Tín dụng được chuyển từ người cho vay sang người đi vay

-Sử dụng vốn Tín dụng trong quá trình sản xuất: Người đi vay sẽ được quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình Tuy nhiên, chỉ được quyền sử dụngvốn Tín dụng đó trong một khoảng thời gian nhất định mà không được quyền sở hữu về giá trị đó. -Hoàn trả: Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của chu kì sản xuất để trở về hình thái tiền tệ ban đầu, vốn Tín dụng sẽ được hoàn trả cho người cho vay phần giá trị thường lớn hơn giá trị ban đầu gọi là lợi tức.

1.1.2 Đặc trưng của Tín dụng Ngân hàng

- Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin: Ở đây, người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sử dụng vốn hiệu quả sau một thời gian nhất định, do đó có khả năng trả nợ được

- Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn: để đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn, người cho vay thường phải xác định rõ thời gian cho vay, thời hạn cho vay phải phù hợp với quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay, nó có thể ngắn hơn chu kì sản xuất kinh doanh Nếu thời hạn cho vay dài hơn chu kì sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho người vay sử dụng vốn sai mục đích, ngược lại, nếu nhỏ hơn sẽ gây khó khăn cho việc trả nợ của DN Thời hạn cho vay còn phụ thuộc vào tính chất vốn của người cho vay, chẳng hạn, nếu vốn của người cho vay ổn định thì thời gian cho vay có thể dài hơn

- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi:Vì một mặt, đây là vốn huy động nên sau một thời gian phải hoàn trả cho người kí thác, hơn nữa, Ngân hàng phải có nguồn để bù đắp chi phí hoạt động: khấu hao tài sản cố định, trả lương cán bộ công nhân viên…nên ngoài việc trả nợ gốc cho Ngân hàng người vay phải trả kèm một khoản lãi

Việc phân loại Tín dụng là cần thiết để tạo điều kiện cho sự vận động của vật tư hàng hoá; thực hiện cân đối giữa vốn và sử dụng vốn; sử dụng và quản lí Tín dụng một cách có hiệu quả,bởi các hoạt động Tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú; đa dạng về các loại nguồn vốn huy động: tiền gửi có kì hạn dài hạn, tiền gửi có kì hạn ngắn hạn, tiền gửi không kì hạn…

Có nhiều tiêu thức phân loại, song trong thực tế thường phân theo các tiêu thức sau:

-Tín dụng ngắn hạn: là loại Tín dụng có thời hạn dưới một năm(có nước quy định dưới hai năm), dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động phục vụ các DN, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân -Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng để mua sắm tài sản cố đinh, cải tiến đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất và các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

-Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm, sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, bến cảng, sân bay ) cải tiến và mở rộng sản xuất quy mô lớn

-Tín dụng vốn lưu động: bao gồm: cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay chi phí sản xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kì phiếu Đây là loại Tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, có nghĩa là cho vay bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời

-Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định: đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới

* Mục đích sử dụng vốn

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại Tín dụng cấp cho các nhà DN, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá

-Tín dụng tiêu dùng: là loại Tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: mua sắm nhà cửa, xe cộ…

-Tín dụng có đảm bảo: là hình thức cấp Tín dụng có tài sản hoặc người bảo lãnh đứng ra đảm bảo cho khoản nợ vay

-Tín dụng không có đảm bảo: là hình thức Tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản hoặc người bảo lãnh đảm bảo cho khoản nợ vay

* Xuất xứ của Tín dụng:

-Tín dụng gián tiếp: là hình thức cấp Tín dụng thông qua một trung gian tài chính như NHTM hoặc TCTD khác

-Tín dụng trực tiếp: là hình thức cấp Tín dụng giữa người có tiền(hoặc hàng hoá) với người cần sử dụng tiền (hoặc hàng hoá) đó, không cần thông qua TGTC

1.1.4 Vai trò của Tín dụng Ngân hàng

Vai trò của công tác phân tích tài chính khi cho vay của NHTM

Bất kì DN nào trước khi được thành lập và đi vào hoạt động cũng đều phải thành lập sổ sách kế toán và loại sổ khác phản ánh tình hình hoạt động mọi mặt của DN Chỉ có hoạt động phân tích tài chính DN mới thấy hết được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính DN

Hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, các DN thuộc lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh khác nhau có quan hệ với rất nhiều đối tượng: nhà cung cấp, Ngân hàng, Nhà nước, người lao động…Mỗi đối tượng này sẽ quan tâm đến tình hình tài chính DN ở các khía cạnh khác nhau nhưng họ thường sử dụng các công cụ và kĩ thuật cơ bản là giống nhau để phân tích BCTC

- Đối với nhà quản trị DN: cần thiết phải có các thông tin trung thực về tình hình tài chính DN để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc lập kế hoạch sản xuất, dự kiến đầu tư dài hạn, chiến lược sản phẩm và thị trường, lựa chọn phương án sản xuất, nên huy động nguồn vốn nào để kinh doanh đảm bảo có lãi và thanh toán được nợ

- Đối với các nhà đầu tư: qua thông tin phân tích tài chính DN mà nắm được các yếu tố về: sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lời, khả năng thanh toán vốn…Vì vậy họ rất cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của

- Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ: Họ phải quyết định xem trong thời gian sắp tới có bán chịu cho DN không?Họ cần phải nắm các thông tin về khả năng thanh toán của DN trong hiện tại cũng như tương lai

- Ngoài ra, các cơ quan tài chính khác như: cơ quan thuế, thống kê, cơ quan chủ quản, người lao động…Những nhóm người này có nhu cầu về thông tin cơ bản giống như các chủ Ngân hàng, nhà đầu tư, các chủ DN… vì họ liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến DN hiện tại và tương lai của họ Đặc biệt với chủ Ngân hàng và các nhà cho vay Tín dụng, mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của DN Vì vậy, một mặt họ chú ý đến số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để so sánh với số nợ ngắn hạn để biết khả năng thanh toán của DN Mặt khác, các nhà Ngân hàng còn chú ý tới khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của DN đảm bảo hoàn trả các khoản cho vay dài hạn, chú ý đến việc đảm bảo cơ cấu tài chính an toàn trong DN để đề phòng rủi ro… Cũng thông qua việc phân tích tài chính DN, Ngân hàng có thể tư vấn kịp thời về quyết định tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển DN; góp phần kiểm tra tính trung thực của hoạt động kiểm tra tài chính nội bộ, từ đó giúp chủ DN có cái nhìn khách quan hơn về nội lực DN mình

Như vậy, thông qua phân tích tình hình tài chính DN, Ngân hàng có thể đánh giá được mức độ rủi ro, đặc biệt là rủi ro về khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai, quyết định cho DN có nên vay hay không và mức độ mà Ngân hàng phải gánh chịu khi chấp nhận cho DN vay, với số lượng bao nhiêu Có thể nhận định về mục đích sử dụng vốn vay có trung thực không ( thông qua phân tích nhu cầu vốn và khả năng vốn hiện tại của DN). Việc phân tích không chỉ giúp cho Ngân hàng đưa ra quyết định đúng đắn trong xét duyệt cho vay mà còn cả trong quá trình cho vay Việc cung cấp theo nghĩa vụ các thông tin về tài chính DN trong thời hạn cho vay giúp Ngân hàng phát hiện những dấu hiệu xấu về tình hình tài chính DN từ đó có thể quyết định thu hồi các khoản vay trước hạn Ngoài ra, cũng giúp Ngân hàng xây dựng kế hoạch cho vay, từ đó có chiến lược huy động vốn cho phù hợp, tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao nhất Đồng thời, Ngân hàng cũng biết được xu hướng phát triển của từng giai đoạn, lĩnh vực kinh tế, lập kế hoạch cung cấp Tín dụng hướng cao lĩnh vực có khả năng phát triển mạnh trong tương lai Việc xây dựng kế hoạch phù hợp sẽ giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay, đem lại lợi nhuận cao cũng như góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.

Phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại NHTM

1.3.1 Sự cần thiết của hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp phục vụ công tác Tín dụng tại NHTM

Phân tích tài chính DN vay vốn đối với NHTM là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập xử lí các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của DN giúp Ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên , hoạt động cơ bản nhất vẫn là huy động vốn và cho vay Ngân hàng tập trung những nguồn vốn nhỏ lẻ, tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư trong xã hội để cho vay phục vụ sản xuất, giúp các DN bù đắp được nhu cầu về vốn tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tái sản xuất, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển Tất nhiên không phải bất kì một chủ thể nào trong nền kinh tế cũng vay vốn từ Ngân hàng nhưng dám chắc rằng họ nhận được lợi gián tiếp từ hoạt động cho vay của các NHTM

Các sản phẩm dịch vụ cung cấp càng đa dạng thì những rủi ro mà các NHTM gặp phải càng nhiều Ngày nay, dưới sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hoá, công nghệ Ngân hàng phát triển cho phép các Ngân hàng chuyển được nguồn tiền của mình đến các vùng, các thị trường khác nhau ngày càng xa trụ sở chính, một mặt giảm bớt được rủi ro thông qua đa dạng hoá DN và đa dạng hoá sản phẩm nhưng mặt khác cũng làm tăng rủi ro do tính biến động lớn trên thị trường do thông tin sai lệch

Có rất nhiều rủi ro đến với Ngân hàng, như: rủi ro lãi suất, rủi ro Tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro tội phạm…Trong đó, rủi ro Tín dụng gắn liền với hoạt động Tín dụng Hoạt động Tín dụng là hoạt động chính của các NHTM, đem lại nguồn thu chính nhưng là một hoạt động rất phức tạp bởi đối tượng cho vay rất rộng và xâm nhập vào nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau do đó cũng mang lại rủi ro rất lớn cho Ngân hàng, nó được đặt hàng đầu trong các loại rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt Do đó, khi cho vay, Ngân hàng thường cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất và thường chấp nhận cho vay khi cho rằng rủi ro Tín dụng là không xảy ra.Tuy nhiên, lại không thể dự đoán chính xác các khả năng sẽ xảy ra, hơn nữa không phải mọi cán bộ Tín dụng đều có khả năng phân tích tốt Do vậy, rủi ro Tín dụng là không thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại trừ

Rủi ro Tín dụng là tình trạng DN vay không trả được nợ theo hợp đồng Tín dụng đã ký Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro Tín dụng nhưng có những nguyên nhân chính sau:

- Những nguyên nhân bất khả kháng như: Thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sự thay đổi của môi trường chính trị, môi trường pháp lí, các cơ chế, chính sách

- Những nguyên nhân chủ quan thuộc về phía DN như: Rủi ro đạo đức, sử dụng vốn sai mục đích, sự suy giảm khả năng quản lý, sự không hiểu biết về sản phẩm và công nghệ của đối thủ cạnh tranh, những hành vi không lành mạnh của đối thủ cạnh tranh

- Những nguyên nhân thuộc về phía Ngân hàng như: Chính sách Tín dụng không hợp lí, quá coi trọng việc mở rộng mà xem nhẹ chất lượng Tín dụng, cán bộ ngân hàng yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp tiếp tay với DN chiếm dụng vốn của ngân hàng Trong ba nhóm nguyên nhân trên thì nhóm thứ hai thường xuyên xảy ra nhất, chiếm tỉ trọng lớn Đứng trước thực trạng cho vay là nghiệp vụ chủ đạo mà rủi ro Tín dụng lại luôn thường trực, hơn nữa lại diễn ra hết sức phức tạp nên đối với việc cho vay các Ngân hàng thương mại luôn phải thực hiện theo một qui trình chặt chẽ với những bước phân tích tỉ mỉ về các mặt tài chính, phi tài chính của DN, kết quả của những phân tích ấy sẽ giúp ngân hàng ra quyết định có hay không cho DN vay

Trên thực tế, đối với cho vay doanh nghiệp việc xác định các thông số phi tài chính như uy tín, năng lực, đạo đức người lãnh đạo là rất khó,mang tính chất định tính Vì vậy những thông tin định lượng là rất quan trọng đối với ngân hàng trong đánh giá, lựa chọn doanh nghiệp để cho vay.Phân tích tài chính doanh nghiệp cho phép ngân hàng xác định được các yếu tố về lượng của nhu cầu vay vốn, xác định được thời hạn hợp lí của các khoản vay, xác định được khả năng trả nợ, kì hạn trả nợ đối với từng doanh nghiệp Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ là nhu cầu mà còn là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi NHTM

1.3.2 Mục tiêu hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại NHTM

Phân tích tài chính DN vay vốn tại các NHTM nhằm đạt được những mục tiêu sau:

-Đánh giá thực trạng tài chính DN: đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lí và phân phối vốn, tình hình và hiệu qủa sử dụng vốn kinhdoanh, nhu cầu tài trợ, khả năng thanh toán…

-Dự báo về tình hình tài chính tương lai của DN, khả năng hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng hoàn trả nợ vay…

-Dự báo những trường hợp xấu có thể xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của DN

1.3.3 Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính Doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính cụ thể là phân tích các Báo cáo tài chính (BCTC) Hoạt động của Doanh nghiệp được cụ thể hoá qua các chỉ tiêu về tình hình tài chính và chúng được thể hiện trên các báo cáo kế toán vào cuối mỗi kì kinh doanh, thường là một năm Nội dung của các BCTC phản ánh tổng quát về tài sản, sự hình thành của tài sản, sự vận động của chúng qua mỗi kì kinh doanh

Các thông tin dùng để phân tích tính hình tài chính Doanh nghiệp là: -Bảng cân đối kế toán(BCĐKT): còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là BCTC tổng hợp mô tả thực trạng tài chính của một DN tại một thời điểm nào đó (thường là cuối kì kinh doanh) Bảng luôn gồm hai phần luôn bằng nhau là tài sản và nguồn vốn. Đây là một tư liệu quan trọng nhất giúp nhà phân tích đánh giá tổng quát tình hình tài chính, khả năng thanh toán, cơ cấu vốn và trình độ sử dụng vốn của DN Tuy nhiên hạn chế của nó cũng giống như các BCTC nói chung làm ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính, đó là số liệu mà nó cung cấp hướng về quá khứ trong khi đó việc phân tích lại hướng về tương lai

-Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD): Là một BCTC phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong một thời kì nhất định và những nghĩa vụ mà DN phải thực hiện với Nhà nước Nó cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả sử dụng vốn, lao động, kĩ thuật và trình độ quản lí của DN Nó cũng giúp so sánh được doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng-dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành kinh doanh

-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT): là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kì báo cáo của DN.

Nó cung cấp thông tin đánh giá khả năng thanh toán của DN, phân tích mối quan hệ giữa lợi tức ròng và lưu chuyển tiền tệ ròng, dự đoán tương lai lượng tiền mang lại từ hoạt động của DN

+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh

+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

Có hai phương pháp lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp

-Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC): Mục đích lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DN trong kì báo cáo mà trong các BCTC khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được Cụ thể như các thông tin về đặc điểm hoạt động của DN, chế độ kế toán áp dụng, tình hình và lí do biến động một số tài sản và nguồn vốn quan trọng…

-Các thông tin khác liên quan đến tình hình tài chính của DN

1.3.4 Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính Doanh nghiệp

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo& PTNT KIM ĐỘNG

Tình hình cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động 36 2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp

Bảng 1: Tình hình cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động trong 3 năm gần đây: (không có ngoại tệ) Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Dư nợ phân theo thời gian 71502 85802 113997

Dư nợ phân theo TPKT 71502 85802 113997

2 Dư nợ ngoài quốc doanh - 2059 14478

3 Dư nợ hộ sản xuất, cá thể 64352 74684 85498

(Nguồn báo cáo hàng năm của Ngân hàng) Để hiểu rõ hơn về hoạt động Tín dụng của Chi nhánh NHNO&PTNTKim Động trong thời gian qua, ta xem xét bảng tình hình sử dụng vốn(không có ngoại tệ)

Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHNO&PTNT

Kim Động Đơn vị: triệu đồng

Tổng dư nợ 71502 100 85802 100 120 113997 100 133 Đối với ngắn hạn

( Nguồn báo cáo hàng năm của Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động) Phân theo thành phần kinh tế thì cả ba thời điểm thì thấy đối tượng cho vay của Chi nhánh chủ yếu là cho vay đối với hộ sản xuất, cá thể Chỉ hai năm gần đây mới xuất hiện cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh.

Dư nợ đối với hộ sản xuất và cá thể năm 2003 là 64352 triệu đồng chiếm đến 90% tổng dư nợ, đến năm 2005 có giảm một chút song vẫn ở mức cao:

85498 triệu đồng, chiếm 75% tổng dư nợ

Trong 10 hoạt động đến nay Chi nhánh đã cho vay được 9400 hộ,trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 5000 hộ, chủ yếu là cho vay chăn nuôi gia súc, gia cầm, mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phần lớn dân cư trên địa bàn Tuy nhiên, hoạt động Tín dụng chưa chú trọng đến các

DN, đặc biệt là các Cty TNHH, Cty tư nhân…đang mọc lên không ngớt trên địa bàn hai năm gần đây Năm 2004, dư nợ đối với khu vực ngoài quốc doanh chỉ đạt 5,4% tổng dư nợ, đến năm 2005 tăng được lên đến 12,7% song vẫn ở tỉ lệ còn rất nhỏ

Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đúng tầm quan trọng và xu thế phát triển của các khu vực trong cơ chế mở- hội nhập hiện nay, cộng vào đó là tính ngần ngại và lo lắng do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này Mặt khác, tính năng động sáng tạo tìm kiếm

DN, dự án khả thi còn thiếu và ít được chú trọng

- Mở rộng và tăng cường cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là các Cty tư nhân, Cty TNHH để thay đổi cơ cấu Tín dụng cho hợp lí, có lợi cho sự tăng trưởng Tín dụng

- Đổi mới cách nghĩ, cách làm, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và thực tiễn hoạt động Tín dụng cho cán bộ trên địa bàn huyện

- Việc mở rộng Tín dụng phải song song với việc đảm bảo chất lượng Tín dụng

2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động

Khái quát về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động

Cũng như hoạt động của bất kì NHTM nào khác, đối với Chi nhánh NHNo& PTNT Kim Động, công tác phân tích, đánh giá tình hình tài chính

DN vay vốn là một khâu quan trọng cơ bản của toàn bộ quá trình thẩm định cho DN vay vốn nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động Tín dụng Đây là công tác thường xuyên, liên tục phải làm đối với DN vay vốn tại Chi nhánh, kết quả đưa ra là rất quan trọng khi quyết định cho DN vay hay không

* Thông tin được sử dụng để đánh giá tài chính DN vay vốn:

- Các BCTC do DN vay vốn cung cấp, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

- Các thông tin trong cùng hệ thống cung cấp

* Phương pháp được sử dụng để phân tích, đánh giá tài chính DN vay vốn:

* Nội dung sử dụng trong phân tích, đánh giá tài chính DN vay vốn: -Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn(nếu cần)

-Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh (nếu cần)

-Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu

2.2.2 Thực trạng hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động

- Tên DN: Công ty TNHH Thuận Thành

- Loại hình doanh nghiệp: Cty TNHH

-Địa chỉ: huyện Kim Động, tỉnh Hưng yên

-lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, chế biến gỗ;sản xuất kinh doanh chế biến lâm sản;kinh doanh phương tiện vận tải và máy công trình, bảo hành, bảo trì; dịch vụ du lịch, vận tải hàng hoá bằng ô tô; xây dựng công trình công nghiệp dân dụng, đường giao thông, thuỷ lợi

- Tổng số công nhân viên: 11 người

Trong đó: nhân viên quản lí: 3 người

Cty đã nộp cho Chi nhánh tài liệu là: BCĐKT và BCKQKD như sau:

Bảng 3: Tóm tắt báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm của Cty

TNHH Thuận Thành Đơn vị: nghìn đồng

Tổng doanh thu 55 283 076 71 729 584 79.304.598Doanh thu thuần 55 283 076 71 729 584 79.304.598Giá vốn hàng bán 56 213 540 70 805 288 77 476 163Lợi nhuận gộp -930 464 924 296 1 828 426Chi phí bán hàng 159 741 708 687 426 210Chi phí quản lí doanh nghiêp 28 210 42 000 48 000Lợi nhuận từ HĐKD -770 723 64 044 1 002 044Lợi nhuận khác 0 0 0Tổng lợi nhuận trước thuế - 770 723 64 044 1 002 044Thuế thu nhập DN phải nộp 17 932 280 012Lợi nhuận sau thuế - 770 723 46 112 722 032( Nguồn tài liệu từ phòng kinh doanh Chi nhánh NHNO&PTNT Kim Động)

Bảng 4 : Tóm tắt Bảng cân đối kế toán trong 3 năm của Cty

TNHH Thuận Thành Đơn vị: nghìn đồng

I-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

5.Tài sản lưu động khác 0 7.500 0 II-Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

1.Tài sản cố định 813.273 665.821 633.321 Nguyên giá 1.002.585 873.343 873.343 Hao mòn luỹ kế -189.312 -207.522 -240.022 2.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

3.Chi phí trả trước dài hạn 2.982.866 0 0

I-Nợ phải trả 4.968.914 19.308.784 5.241.219 1.Nợ ngắn hạn 4.968.914 19.308.784 4.041.219 2.Nợ dài hạn 0 0 1.200.000 II-Nguồn vốn chủ sở hữu 4.185.320 4.062.431 4.782.463 ( Nguồn tài liệu từ phòng kinh doanh Chi nhánh NHNO&PTNT Kim Động)

Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Cán bộ Tín dụng tính toán các chỉ tiêu và tập hợp vào bảng như sau:

Bảng 5: Các chỉ tiêu tài chính đã tính toán được.

Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 0, 7603 0, 4827 2, 0267

Hệ số thanh toán nhanh Lần 0, 2679 0, 4884 0, 3800

Tỉ suất tự tài trợ lần 0, 4572 0, 1738 0, 4771

Hệ số cơ cấu TSNH lần 0, 4127 0, 9715 0, 8171

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 22, 9736 5, 3367 11, 6427 Vòng quay vốn lưu động Vòng 14, 6325 3, 1591 9, 6827 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Vòng 6, 0391 3, 0691 7, 9117

Hệ số sinh lợi doanh thu % - 0, 06 0, 91

Hệ số sinh lợi tổng tài sản % - 0, 27 10

Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu % - 1, 14 15, 09

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Cty hai năm là 0,7603(2003) và 0,4827 (2004) đều < 1.chứng tỏ tài sản ngắn hạn không đủ tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn.Điều này chứng tỏ Cty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, hoạt động kinh doanh của Cty kém an toàn.Song hệ số này đã tăng với tốc độ khá nhanh và đạt mức khá cao năm 2005 là 2,0267 và >1, khả năng thanh toán của Cty là tốt, tính an toàn cho chủ nợ tăng.

-Cả hệ số thanh toán nhanh cả 3 năm đều không đạt tiêu chuẩn của Ngân hàng, các khoản nợ đến hạn có thể Cty không thanh toán được.Chứng tỏ hàng tồn kho và các khoản phải thu xu hướng tăng hơn năm 2003, phán ánh hiệu quả sử dụng vốn kém, Cty bị chiếm dụng vốn nhiều.Nhưng nhìn chung có xu hướng tiển triển hơn so với năm 2003.

* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

Theo quan điểm của Ngân hàng, các chỉ tiêu sau được gọi là tốt:

Tỉ suất tự tài trợ >0,3

Hệ số cơ cấu TSNH =0,5

- Hệ số nợ cả 3 năm đều > 0,5, đặc biệt năm 2004 là 0,8262 ở mức cao, chứng tỏ sự phụ thuộc của DN vào chủ nợ là khá lớn.Điều này vẫn có thể chấp nhận được, nhất là năm 2003 và 2005 đã giảm xuống ở mức lân cận 0,5, tạo sự an toàn hơn cho Ngân hàng, hơn nữa, DN có hoạt động chủ yếu là kinh doanh, dịch vụ du lịch, Tài sản ngắn hạn chiếm ưu thế hơn Tài sản dài hạn, mức cho vay được các chủ nợ chấp nhận cao hơn so với các

- Tỉ suất tự tài trợ năm 2003 và 2005 đều >0,3, chứng tỏ năng lực tài chính của Cty ở mức khá, khả năng tự chủ về tài chính cao.Tuy nhiên, năm

2004 là 0.1738 , giảm so với hai năm2003 và 2005, ở mức 1;

Hệ số thanh toán nhanh>=1;

Hệ số thanh toán tức thời>=0,5 Điều này là không chính xác cho tất cả các DN.Ví dụ: ngành xây dựng, vốn chủ yếu nằm ở hàng tồn kho, vốn bằng tiền rất ít, do đó, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời là rất thấp, nhưng vẫn chấp nhận được ở mức 0,2-0,3.Ngược lại, đối với ngành dịch vụ du lịch, vốn lại nằm chủ yếu ở các khoản tiền và các khoản phải thu nên hệ số thanh toán nhanh và tức thời yêu cầu cao hơn, khoảng 0,6-0,7

Do đó, để nâng cao chất lượng phân tích đánh giá tài chính DN, chi nhánh cần sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình ngành làm cơ sở cho các cán bộ Tín dụng trong quá trình làm việc.Để thực hiện được, trước tiên cần đến cả tập thể chi nhánh, đặc biệt là các cán bộ Tín dụng.Sau đó, chi nhánh cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan, các ngân hàng bạn, tham khảo lại các chỉ tiêu, kết quả đã có để đề ra các chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ cho hoạt động phân tích tài chính tại chi nhánh dễ dàng và chính xác hơn.Tuy nhiên, nền kinh tế đất nước luôn vận động và thay đổi, ngân hàng cần luôn xem xét định kỳ để đánh giá các chỉ tiêu trung bình ngành cho hợp lý, không gây ra tình trạng cứng nhắc cho việc vận dụng, vận dụng được linh hoạt, chính xác

3 2 3.Không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ Tín dụng

Nhân tố con người luôn là quyết định hàng đầu trong mọi hoạt động của con người.Đặc biệt khi đất nước ta đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ, trong xu hướng toàn cầu hoá, mở cửa thông thương với quốc tế.Nó có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các DN nói chung và Ngân hàng nói riêng.Việc đảm bảo chất lượng phân tích tài chính DN phải trực tiếp do các cán bộ Tín dụng thực hiện.Do đó, cán bộ Tín dụng không chỉ có trình độ nghiệp vụ mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng theo kịp được với sự thay đổi của nền kinh tế.Nhưng mặt bằng chung hiện nay trình độ của cán bộ Ngân hàng còn rất thấp so với khu vực và thế giới, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Việt Nam với các Ngân hàng Mĩ trong thời gian sắp tới, sau khi hiệp định Thương mại Việt_Mĩ có hiệu lực và đi vào thực hiện. Để thực hiện giải pháp này, Chi nhánh đã và đang từng bước nâng cao trình độ cho cán bộ Tín dụng.Hiện nay, Chi nhánh có hai thế hệ rõ rệt: một là, các cán bộ lâu năm có nhiều kinh nghiệm nhưng kiến thức không cập mới, đặc biệt là kiến thức về Ngoại ngữ và Tin học, hai là các cán bộ trẻ mới công tác kiến thức được cập mới nhưng lại không có kinh nghiệm.Để giảm thiểu sự chêch lệch giữa các cán bộ này, Chi nhánh nên khuyến khích việc học như sau: Đối với các cán bộ làm việc lâu năm nên chia ra từng giai đoạn hoặc từng nhóm để cử đi học; những cán bộ trẻ cũng cử đi học để nâng cao trình độ hơn nữa, mặt khác tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ học hỏi thêm kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, đây là cách học tốn không nhiều thời gian lại tiết kiệm chi phí và thật sự có hiệu quả.Việc học này nên được sắp xếp ngoài giờ để không ảnh hưởng đến công việc. Để nâng cao hiệu quả của việc học tập, nên khuyến khích việc học thêm ngoài các chỉ tiêu của Chi nhánh, việc bỏ tiền tự đi học, tự ý thức được việc học hiểu quả sẽ cao hơn rất nhiều là ép đi học, Chi nhánh khuyến khích các trường hợp này như tăng lương trợ cấp…

Chi nhánh có thể tự tổ chức, tạo điều kiện giao lưu, học hỏi giữa các cán bộ của Chi nhánh với Chi nhánh khác trong hoặc ngoài hệ thống.Hình thức giao lưu có thể qua các môn thể thao: cầu lông, bóng bàn, kéo co…, qua phong trào văn hoá văn nghệ, hoặc các cuộc họp, cuộc gặp gỡ hữu nghị khác… Ngoài việc giao lưu học hỏi giữa các thành viên còn tạo được không khí thân mật, tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong hệ thống; tạo sự hợp tác, cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng với nhau, cùng đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.Để khuyến khích các hoạt động này không thể không có sự trợ giúp của Công đoàn với những quỹ nhỏ hỗ trợ, trang bị vật chất cần thiết…Các hình thức giải thưởng nên được áp dụng, tuy nhỏ nhưng cũng kích thích tinh thần tham gia nhiệt tình của các cán bộ, tặng bằng khen, cúp, phong danh hiệu…

3 2 4 Tăng thêm các chỉ tiêu trong phân tích tài chính DN Để hạn chế rủi ro Tín dụng nói chung và rủi ro trong công tác phân tích tài chính DN nói riêng cần thiết phải tăng thêm các chỉ tiêu trong phân tích tài chính DN, ngoài các chỉ tiêu chính: hệ số khả năng thanh toán, tỉ suất tự tài trợ…cũng cần thêm các chỉ tiêu: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu…Cũng cần chú ý phân tích BCLCTT để phản ánh bức tranh toàn diện về tình hình tài chính DN.

Tuy nhiên, trong báo cáo thẩm định có rất nhiều nội dung: thẩm định tư cách pháp nhân, thẩm định phương án vay vốn, thẩm định tài sản đảm bảo…Khâu phân tích tài chính DN phải vận dụng linh hoạt, không cứng nhắc phân tích tất cả các chỉ tiêu tài chính, nó sẽ dẫn đến hiện tượng thừa lặp mà lại không làm rõ được vấn đề cần quan tâm.Với những DN có quy mô lớn, BCTC phức tạp kèm thường kèm với rủi ro lớn nên phân tích nhiều chỉ tiêu tài chính, đối với các DN nhỏ, BCTC lập đơn giản thì chỉ cần quan tâm đến một số chỉ tiêu chính.

3 2 5 Kiểm tra chất lượng của các thông tin đầu vào

Như đã trình bày, thông tin đầu vào ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thẩm định tài chính DN, thông tin đầu vào không chính xác thì tất yếu việcphân tích sai, nếu đưa ra quyết định Tín dụng sai sẽ gây tổn thất cho Ngân hàng do không thư hồi được nợ Xu hướng hiện nay là các DN Nhà nước dần được cổ phần hoá, các DN ngoài quốc doanh mọc lên rất nhiều rất đa dạng trong ngành nghề hoạt động, các Cty tư nhân, Cty TNHH , BCTC lập thường trình bày sao cho có lợi nhất cho DN mình.Do đó, việc kiểm tra chất lượng của thông tin đầu vào là rất cần thiết.Để làm được điều này, Chi nhánh thực hiện các biện pháp như: Đến tận cơ sở điều tra sơ bộ về DN; tìm kiếm thông tin về ngành kinh doanh của DN qua các báo, tạp chí chuyên ngành và các phương tiện thông tin đại chúng khác Yêu cầu nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán đối với các DN lớn, yêu cầu các DN nộp kèm báo cáo quyết toán thuế và hoá đơn đỏ đối với các tài sản mua ngoài, nộp bảng quyết toán các công trình xây dựng Căn cứ vào những thông tin thu thập được cán bộ Tín dụng sẽ tiến hành xác định mức trung thực hợp lí của BCTC các DN.Nếu Chi nhánh không thực hiện kiểm tra tính chính xác của các BCTC của DN vay vốn bằng biện pháp này hay biện pháp khác, rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu lớn hơn rất nhiều so với những chi phí bỏ ra cho việc kiểm tra ban đầu.

Nếu Chi nhánh không có điều kiện xuống cơ sở DN kiểm tra cũng có thể tiến hành kiểm tra tại chỗ các số liệu trên BCTC xem có khớp đúng, có lôgíc và hợp lí hay không, ngược lại, có sự vô lí, không khớp đúng thì có thể BCTC là không trung thực, Chi nhánh cần yêu cầu DN vay vốn giải trình thêm.

3 2 6 Lập quỹ hỗ trợ cho công tác phân tích tài chính DN

DN của Chi nhánh hiện nay chủ yếu là hộ nông dân, cá thể món cho vay ít, chủ yếu là ngắn hạn nên rủi ro thấp, việc phân tích đánh giá DN đơn giản hơn rất nhiều so với các DN.Xu hướng cho vay các DN ngày càng tăng trong thời gian sắp tới, do đó công tác phân tích tài chính DN càng cần được chú trọng hơn.Để làm tốt hoạt động này cần có quỹ hộ trợ, đặc biệt trong trường hợp phải điều tra đến tận cơ sở DN, việc trang trải chi phí cho việc đi lại, kiểm tra, đánh giá là cần thiết để làm tốt công tác này.

3.2.7 Khai thác nguồn thông tin hiện có

Ngoài nguồn thông tin khai thác từ phía DN, có thể bổ sung thêm các thông tin từ các Ngân hàng khác ( có liên quan đến DN), từ đối thủ cạnh tranh, các đối tác của DN…, các thông tin trên INTERNET tuy nhiên phải có khả năng lựa chọn và sàng lọc thông tin.Ngoài ra, có thể lấy thông tin từCIC, hiện nay nguồn thông tin này còn hạn chế về số lượng và chất lượng song theo xu hướng của sự phát triển, nguồn thông tin này sẽ được nâng cao về cả số lượng và chất lượng.Các thông tin này cần được bổ sung để hạn chế rủi ro Tín dụng tại chi nhánh nói riêng và các Ngân hàng nói chung theo yêu cầu của sự phát triển.

Kiến nghị với cơ quan hữu quan

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước a) Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin Tín dụng(CIC)

Trong mối quan hệ giữa Ngân hàng và DN, Ngân hàng luôn có các thông tin về DN.Việc nắm bắt các thông tin về DN giúp cho Ngân hàng hạn chế được rủi ro trong mối quan hệ với DN, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng an toàn và hiệu quả.Nhận thức được vai trò và yêu cầu thông tin phòng ngừa rủi ro Tín dụng của các NHTM, kiến nghị xin đề cập tới việc nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin Tín dụng (CIC) b) Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành

Các chỉ tiêu trung bình ngành là căn cứ quan trọng, làm tiêu chuẩn cho kết quả cuối cùng của công tác phân tích tài chính, nó giúp cho các cán bộ Tín dụng không làm theo cảm tính, kinh nghiệm mà không có căn cứ cụ thể.Vậy xin kiến nghị với NHNN xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành cho toàn bộ ngành Ngân hàng Việt Nam áp dụng, không gây sai lệch giữa các hệ thống hoặc giữa các chi nhánh trong cùng một Ngân hàng.Giải pháp có thể là:

Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan cùng phối hợp để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành

Trong trường hợp chưa đủ điều kiện đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành sử dụng trong toàn quốc thì bản thân NHNN có thể tự nghiên cứu với sự đóng góp của các NHTM để đưa ra hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành. c) Ban hành các quy định về quy trình phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại

Hiện nay, đã có quy trình thẩm định cụ thể hướng dẫn đến từng NHTM nhưng chưa có một văn bản nào hướng dẫn về quy trình phân tích đánh giá tình hình tài chính DN Vì phân tích tài chính DN là khâu quyết định cho vay hay không cho vay, khâu lớn nhất trong quy trình thẩm định cho vay, một khâu phức tạp đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức.Do vậy, cần có văn bản hướng dẫn sơ bộ từ NHNN, sau đó sẽ có hướng dẫn cụ thể đến từng NHTM.Trình tự có thể là:

- Tiếp nhận hồ sơ(hồ sơ kinh tế)

+ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Biên bản kiểm tra , kiểm soát và phương hướng hoạt động kì tiếp theo

- Kiểm tra tính chính xác, độ trung thực của hồ sơ kinh tế

+ Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong DN

+ Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKT

+ Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian, các chỉ tiêu cuối cùng trong BCKQKD

+ Phân tích các chỉ tiêu và tỉ lệ tài chính chủ yếu

+ Phân tích khác( nếu cần)

- Đánh giá tổng hợp các tiêu cực tính toán, phân tích trên

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam a)Mở rộng công tác đào tạo

Việc cập nhật kiến thức là một yêu cầu cho những ai, không chỉ riêng cán bộ Ngân hàng muốn làm việc hiệu quả và theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình hội nhập với khu vực và quốc tế như hiện nay Nhận thức được vấn đề này, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam xem xét và thực hiện chương trình cử cán bộ đi học nâng cao trình độ và trang bị mới về kiến thức Nhưng hiện nay, các chỉ tiêu nằm trong chương trình vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại, vậy xin kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam tăng thêm nhiều chỉ tiêu cử cán bộ đi học nói chung và đối với Chi nhánh Kim Động nói riêng. Để việc học không làm ảnh hưởng tới công việc, đề nghị Ban lãnh đạo xem xét thời gian và số lượng cử đi học từng đợt cho hợp lí, chẳng hạn vào quý I của năm, mới đầu năm nên công việc có thể chưa nhiều.

Ngoài việc cử cán bộ trong chỉ tiêu đi học, đề nghị Ban lãnh đạo xem xét các các hình thức khuyến khích học thêm ngoài chỉ tiêu, đặc biệt với Ngoại Ngữ và Tin học, dù không đóng vai trò quyết định nhưng rất có tác dụng tăng hiệu quả làm việc.Việc khuyến khích này chắc chắn có hiệu quả hơn so với việc cử đi học, do các cán bộ bằng kinh phí của mình nên ý thức hơn việc học.Hình thức khuyến khích có thể là: tăng lương, cấp thêm phụ cấp, giúp đỡ một phần kinh phí hoặc có những bồi dưỡng riêng. b) Nâng cao chất lượng tuyển dụng

Việc tổ chức các đợt thi tuyển hàng năm vẫn được NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện đều đặn, nhằm tuyển dụng những người trẻ, có năng lực phục vụcho chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam.Tuy nhiên, trong công tác tuyển dụng này vẫn còn nhiều bất cập Vậy để nâng cao chất lượng đào tạo,tuyển được đúng người,đúng việc, NHNo&PTNT Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp áp dụng như: Tổ chức thi cùng đề, cùng ngày trong toàn hệ thống, thực hiện công tác coi thi chéo và chấm chéo

3.3.3 Kiến nghị với Doanh nghiệp

Số lượng các DN hiện nay ngày càng tăng, đặc biệt các DN tư nhân, Cty TNHH, các BCTC được lập còn thiếu sự chính xác, trung thực gây nhiều khó khăn cho không chỉ riêng Ngân hàng mà còn cho tất cả các đơn vị nào thu thập, xử lí và sử dụng để phục vụ cho mục đích riêng.Do đó, các DN khi tham gia giao dịch vay vốn tại Ngân hàng nên cung cấp các thông tin về DN mình một cách chính xác và trung thực, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong quá trình thẩm định cho vay được chính xác, phân tích đúng tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.Các DN phải gắn trách nhiệm cao trong những thông tin cung cấp cho Ngân hàng.Điều này tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, tạo được sự tín nhiệm cả hai bên, giảm được rủi ro cho DN cũng như Ngân hàng.Việc

DN cung cấp cho Ngân hàng định kì những thông tin về tình hình tài chính một cách trung thực sẽ giúp Ngân hàng nắm được tình hình mạnh yếu của

DN, từ đó có thể xem xét cho vay thêm hoặc giảm bớt, hoặc tư vấn cho DN về tình hình tài chính, giúp cho công tác quản lí của Ban lãnh đạo DN hoạt động tốt hơn khắc phục được khó khăn hiện tại, phát huy được thế mạnh đã có.

3.3.4 Một số kiến nghị khác

Hiện nay chế độ kế toán tài chính nước ta còn nhiều bất cập, do vậy việc Bộ Tài Chính thường xuyên ban hành các văn bản điều chỉnh là điều tất nhiên Song xin kiến nghị với Bộ Tài Chính rằng việc bổ sung, điều chỉnh cần được công bố rộng rãi và phải có hiệu lực bắt buộc thi hành tránh tình trạng nơi thực hiện nơi không gây ra hiện tượng không thống nhất trong việc sử dụng tên gọi cũng như cách tính toán Chẳng hạn, trong bảng cân đối kế toán, mục Tài sản trước kia được chia thành 2 mục nhỏ là: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, hiện nay nó được chia thành Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn Khi lập báo cáo tài chính, nhiều DN lập theo cách mới nhưng cũng nhiều doanh nghiệp vẫn lập theo cách cũ Điều này cũng gây cho ngân hàng sự không thống nhất khi tính toán các chỉ tiêu tài chính và ảnh hưởng tới chất lượng công tác phân tích tài chính DN của ngân hàng.

Ngày đăng: 26/06/2023, 16:11

w