1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp qlnn đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn hà nội

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 807,17 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT XỨ CÁC MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (7)
    • 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài (7)
    • 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài (9)
    • 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu (10)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu (11)
    • 1.7. Kết cấu của luận văn (11)
  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT XỨ CÁC MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (13)
    • 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm (13)
      • 2.1.1. Thực phẩm (13)
      • 2.1.2. Xuất xứ hàng hóa (16)
      • 2.1.3. QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm (18)
      • 2.1.4. Siêu thị (19)
    • 2.2. Một số lý thuyết về QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại siêu thị (22)
      • 2.2.1. Những căn cứ QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm (22)
      • 2.2.2. Tầm quan trọng của QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị (24)
      • 2.3.1. Tình hình trên thế giới (27)
      • 2.3.2. Tình hình ở Việt Nam (27)
    • 2.4. Những nghiên cứu có liên quan tới vấn đề vấn đề QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội ở Việt Nam và trên thế giới (28)
    • 2.5. Nội dung về QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội (29)
      • 2.5.1. Xây dựng và ban hành các chính sách, quy hoạch và kế hoạch về quản lý đối với xuất xứ hàng thực phẩm (29)
      • 2.5.2. Tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan QLNN về xuất xứ hàng thực phẩm các cấp (31)
      • 2.5.3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm (32)
      • 2.5.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm (33)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT XỨ CÁC MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (35)
    • 3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội (35)
      • 3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin (35)
      • 3.1.2. Phương pháp xử lý số liệu (39)
      • 3.1.3. Phương pháp phân tích dữ liệu (39)
    • 3.2. Đánh giá tổng quan tình hình thực hiện quy định về xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội (40)
      • 3.2.1. Tổng quan về siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay (40)
      • 3.2.2. Tình hình thực hiện quy định xuất xứ hàng thực phẩm của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay (43)
      • 3.3.1. Xây dựng và ban hành các chính sách, quy hoạch và kế hoạch về quản lý đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội (53)
      • 3.3.2. Tổ chức quản lý hoạt động của cơ quan QLNN về xuất xứ thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (59)
      • 3.3.3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội (65)
      • 3.3.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm (69)
  • CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT XỨ CÁC MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (72)
    • 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu (72)
      • 4.1.1. Những thành công đạt được trong công tác QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội (72)
      • 4.1.2. Những tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân (74)
    • 4.2. Các thảo luận về những vấn đề đặt ra qua nghiên cứu (78)
    • 4.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội (83)
      • 4.3.1. Giải pháp đối với cơ quan quản lý (83)
      • 4.3.2. Một số kiến nghị đối với các siêu thị (92)
      • 4.3.3. Một số kiến nghị với các hiệp hội (94)
      • 4.3.4. Một số kiến nghị với NTD (95)
    • 4.4. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu (96)
  • KẾT LUẬN (98)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (100)
  • PHỤ LỤC (103)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT XỨ CÁC MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người, nó là nhu cầu thiết yếu để đảm bảo sự phát triển và tồn tại của mỗi cá nhân và xã hội Bên cạnh đó, thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người Trong năm qua, cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, có hàng trăm mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc đang tiêu thụ hàng ngày, đặc biệt là tại các chợ, cửa hàng nhỏ lẻ Do đó, hiện nay, xu hướng lựa chọn thực phẩm của NTD thay đổi từ việc mua hàng ở chợ chuyển sang mua ở siêu thị

Siêu thị là một kênh phân phối nên phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn mới được kinh doanh Hàng hóa ở siêu thị được quy định nhiều điều kiện và tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, đặc biệt là hàng thực phẩm Do đó, khi mua sắm ở siêu thị, NTD luôn tin tưởng hàng hóa nói chung và hàng thực phẩm nói riêng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo VSATTP

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều siêu thị bị NTD phản ánh về vấn đề hàng thực phẩm không đảm bảo được chất lượng hoặc thực phẩm không thể hiẹn rõ xuất xứ cho NTD biết Thực tế, có nhiều cuộc kiểm tra các siêu thị trên địa bàn

Hà Nội đã cho thấy các siêu thị đã vi phạm một số quy định đối hàng thực phẩm về: nhãn mác hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng,… Những vấn đề này càng xảy ra nhiều làm ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người dân

Do đó, việc QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm trong các siêu thị rất quan trọng Việc tuân thủ theo quy định về xuất xứ hàng thực phẩm sẽ có một số lợi ích đối với NTD, doanh nghiệp và cơ quan QLNN Điều này được thể hiện ở ba khía cạnh: Xuất xứ hàng hóa sẽ thể hiện một phần về chất lượng hàng hóa; Thể hiện trách nhiệm của người sản xuất đối với sản phẩm của mình; Là cơ sở để truy xuất hàng hóa cho các cơ quan quản lý khi có khiếu nại, tố cáo

Thứ nhất, quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ thể hiện thông qua các thông số như Tên hàng hoá; Tên và địa chỉ sản xuất; Xuất xứ hàng hoá; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần, định lượng; Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản Khi đối chiếu các thông tin này trên nhãn hàng hóa, NTD có thể biết được: thực phẩm này có xuất xứ từ đâu? Được sản xuất bởi doanh nghiệp hay cơ sở nào? Sản phẩm này có còn hạn sử dụng hay không? hay nó được bảo quản như thế đã đúng cách chưa?,… Đây là những thông tin đảm bảo được một phần về chất lượng sản phẩm, làm tăng lòng tin cho NTD khi sử dụng hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm.

Thứ hai, khi hàng hóa được ghi đầy đủ yêu cầu về xuất xứ hàng hóa nó sẽ thể hiện sự dám chịu trách nhiệm của người sản xuất Thông thường, yêu cầu ghi nhãn hàng hóa sẽ có thông tin về tên và địa chỉ sản xuất; xuất xứ hàng hóa Nếu trên sản phẩm được ghi cụ thể các thông tin này chứng tỏ người sản xuất cam kết rằng sản phẩm của họ đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn đối với NTD Một thông điệp người sản xuất gửi tới NTD chính là khẳng định sản phẩm đó là chính doanh nghiệp sản xuất ra, nếu gây ra bất kỳ thiệt hại hay tổn thất nào cho NTD thì chính doanh nghiệp sản xuất đó sẽ chịu trách nhiệm Mặt khác, đây là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của người bán, góp phần cải thiện hình ảnh cũng như uy tín của nhà sản xuất trong con mắt NTD.

Thứ ba, hàng hóa được ghi đầy đủ xuất xứ hàng hóa sẽ là cơ sở để NTD và các cơ quan QLNN truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa đó Nếu phát hiện ra những vấn đề liên quan đến VSATTP thì NTD có thể phản ánh với người sản xuất theo địa chỉ ghi trên nhãn hàng hóa Hoặc khi NTD khiếu nại, tố cáo về các vấn đề VSATTP hoặc xuất xứ hàng hóa thì các cơ quan quản lý sẽ xử phát theo quy định đối với nơi sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, QLNN đối với xuất xứ hàng hóa rất quan trọng và nó càng quan trọng hơn với xuất xứ hàng thực phẩm Tuy nhiên, hiện nay, các siêu thị kinh doanh tổng hợp trên địa bàn Hà Nội có hiện tượng lách luật để tránh các quy định xuất xứ đối với hàng thực phẩm nhằm kinh doanh các thực phẩm không rõ nguồn gốc Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và lòng tin của NTD mà nó còn thể hiện những yếu kém trong công tác quản lý đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

Với những lý do trên, tác giả nhận thấy vấn đề QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm rất quan trọng, đặc biệt với các siêu thị là phương thức kinh doanh hiện đại Do đó, tác giả đã nghiên cứu đề tài: “QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội”

Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài

Xuất phát từ tính tất yếu của vấn đề QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, đề tài sẽ nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến hàng thực phẩm, xuất xứ hàng thực phẩm, phương thức kinh doanh hiện đại – siêu thị, QLNN về thương mại, và những căn cứ của việc QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị.

- Từ những cơ sở lý luận đã phân tích, đề tài sẽ đi nghiên cứu cụ thể vào thực trạng QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

- Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề trên, tác giả đưa ra một số kết luận và giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

Các mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là nâng cao hiệu quả QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

- Tác giả đi tìm hiểu các thông tin trên cơ sở lý thuyết về mặt hàng thực phẩm, xuất xứ hàng thực phẩm, siêu thị, QLNN,…

- Hệ thống hóa các văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực quản lý xuất xứ hàng thực phẩm nội địa hoặc nhập khẩu đang được tiêu thụ ở Việt Nam

- Nghiên cứu thực trạng QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại siêu thị trên địa bàn Hà Nội thông qua việc thu nhập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

- Đánh giá việc thực hiện các quy định về xuất xứ hàng thực phẩm của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

- Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề trên, tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu

Với những mục tiêu nghiên cứu về vấn đề QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, đề tài sẽ tập trung trả lời một số câu hỏi sau:

- Hàng thực phẩm là gì? Phân loại hàng thực phẩm như thế nào?

- Xuất xứ hàng hóa là gì? Những quy định nào liên quan đến xuất xứ hàng thực phẩm?

- Siêu thị là gì? Có bao nhiêu loại siêu thị? Vai trò của siêu thị trong việc phát triển thương mại?

- QLNN về hàng hóa là gì? Nội dung của QLNN về QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm? Các nhà quản lý sử dụng những công cụ nào để quản lý? Tầm quan trọng của việc quản lý xuất xứ hàng thực phẩm ở các siêu thị?

- Tổng quan về tình hình QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm trong các siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc quản lý xuất xứ hàng thực phẩm trong các siêu thị trên địa bàn Hà Nội?

- Việc thực hiện các quy định về xuất xứ hàng thực phẩm của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay như thế nào?

- Qua số liệu điều tra thực tế ở các siêu thị cũng như các cơ quan nhà nước thì việc QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội hiện nay có hiệu quả không? Những thành công và tồn tại trong việc QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội?

- Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội?

Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến QLNN về xuất xứ hàng thực phẩm ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

Thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn từ 2007 – 2010, định hướng đến năm 2015.

Không gian: Nghiên cứu các siêu thị lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Ý nghĩa của nghiên cứu

Việc QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm trong các siêu thị trên địa bàn

Hà Nội có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

- Đối với NTD: Thông qua những thông tin về xuất xứ hàng hóa được ghi trên bao bì, bao gói, hoặc trên các giá hàng, kệ hàng thì NTD có thể lựa chọn được những hàng hóa đảm bảo được chất lượng VSATTP Hơn nữa, thông tin xuất xứ được ghi rõ ràng sẽ tạo lòng tin cho NTD về chất lượng của thực phẩm khi họ mua sắm ở siêu thị Điều này hết sức có ý nghĩa với NTD trong điều kiện hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc đang được bán tràn lan trên thị trường Hơn nữa, những hàng thực phẩm tuân thủ quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi NTD muốn khiếu nại, tố cáo về xuất xứ, chất lượng hàng thực phẩm đó.

- Đối với vấn đề quản lý: đảm bảo hệ thống QLNN một cách chặt chẽ về xuất xứ hàng hóa nói chung và thực phẩm nói riêng trên địa bàn Hà Nội Những nghiên cứu và kết luận đề tài đưa ra góp phần vào công tác quản lý hiệu quả hoạt động của siêu thị đối với khía cạnh xuất xứ hàng thực phẩm Đây là cơ sở cho quá trình QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu và rộng như hiện nay.

Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục và các danh mục thì đề tài bao gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu về QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

Chương 2 Một số vấn đề lý luận về QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

Chương 4 Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT XỨ CÁC MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm

Thực phẩm là một trong những sản phẩm quan trọng đối với con người, tuy nhiên, đề cập đến khái niệm về thực phẩm thì có nhiều quan điểm khác nhau.

Theo Codex thì “Thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được dùng như mỹ phẩm”.

Theo Pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của ủy ban thường vụ quốc hội về vệ sinh an toàn thực phẩm thì “thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản.

Có nhiều khái niệm khác nhau về thực phẩm nhưng hiện nay nhiều người thống nhất với khái niệm: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm” 1

2.1.1.2 Phân loại hàng thực phẩm

Thực phẩm được phân loại theo nhiều cách khác nhau, có thể kể đến các cách phân loại như sau:

- Phân loại theo nguồn gốc thực phẩm là cách phân loại thực phẩm dựa vào nguồn gốc của thực phẩm đó, ta có thể phân chia thành hai loại thực phẩm từ động vật và thực phẩm từ thực vật.

1 Luật an toàn thực phẩm 2010

Thực phẩm từ động vật là những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như trứng, thịt, cá, sữa,…

Thực phẩm từ thực vật là những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, quả,…

- Phân loại theo giới hạn lãnh thổ quốc gia bao gồm thực phẩm nội địa và thực phẩm nhập khẩu.

Thực phẩm nội địa là thực phẩm được sản xuất, kinh doanh trong nước Các thực phẩm này thương mang đặc trưng của từng vùng, miền trong nướcvà có thể tồn tại dưới hình thức tươi sống hoặc qua chế biến, nhưng đều chịu sự quản lý bằng các văn bản quản lý hàng hóa trong nước Khi siêu thị kinh doanh những thực phẩm này đều phải tuân thủ các quy định về xuất xứ hàng hóa kinh doanh trên thị trường nội địa, về VSATP, chất lượng hàng hóa trong nước,…

Thực phẩm nhập khẩu là những thực phẩm được sản xuất ở các nước trên thế giới và được kinh doanh trong thị trường nội địa Thông thường, các thực phẩm nhập khẩu sẽ được quản lý chặt chẽ bởi nhiều quy định khác nhau như: quy tắc xuất xứ hàng thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP,… Những loại thực phẩm này khi đi vào siêu thị, đầu tiên sẽ chịu sự kiểm tra và quản lý của Tổng cục Hải quan hoặc các Chi cục Hải quan địa phương.

- Phân loại theo tình trạng tác động của con người bao gồm có thực phẩm tươi sống và thực phẩm qua chế biến.

Thực phẩm tươi sống là những thực phẩm chưa bị con người tác động vào. Đây là “thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến”.

Thực phẩm đã qua chế biến tức là các thực phẩm đã được con người tác động vào theo chủ đích Ví dụ: bánh kẹo, đồ hộp, nước giải khát, các món ăn chế biến trực tiếp,…

- Phân loại thực phẩm theo tình trạng bảo quản bao gồm thực phẩm không có bao bì bao gói và thực phẩm có bao bì bao gói.

Thực phẩm không có bao bì bao gói: là những thực phẩm được bán trực tiếp cho NTD được trưng bày trên các kệ hàng, giá hàng hoặc các thiết bị bảo quản khác mà không cần phải đóng gói Ví dụ: rau, củ, quả, thịt, cá,… hoặc các món ăn được chế biến trực tiếp tại siêu thị Các loại thực phẩm này không yêu cầu ghi nhãn mác nhưng phải ghi các thông tin về xuất xứ lên các kệ hàng, giá hàng.

Thực phẩm có bao bì, bao gói: là những thực phẩm được bảo quản và đóng gói Các loại thực phẩm này phải có nhãn mác và một nội dung bắt buộc là ghi thông tin về xuất xứ hàng hóa hoặc đối với hàng sản xuất tiêu thụ ở Việt Nam thì chỉ cần ghi thông tin tên và địa chỉ nơi sản xuất thay cho thông tin xuất xứ hàng hóa.

- Hoặc theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì có một số loại thực phẩm như sau:

“Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.

Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.

Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.

Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay” 2

2 Luật an toàn thực phẩm 2010

Như vậy, theo các cách tiếp cận khác nhau thì thực phẩm sẽ được chia thành nhiều loại.

2.1.2.1 Khái niệm về xuất xứ hàng hóa

Một số lý thuyết về QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại siêu thị

2.2.1 Những căn cứ QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm

Các văn bản quản lý bao gồm hệ thống các Luật, Quyết định, Nghị định, Thông tư, chỉ thị,… điều chỉnh xuất xứ hàng thực phẩm.

QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm ở Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản cụ thể mà nội dung này gắn với các quy định về VSATTP Có thể kể đến một số văn bản chính điều chỉnh trực tiếp về xuất xứ hàng thực phẩm như sau:

- Pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của ủy ban thường vụ quốc hội về vệ sinh an toàn thực phẩm quy định việc ghi nhãn đối với mặt hàng thực phẩm yêu cầu phải ghi rõ xuất xứ thực phẩm Từ ngày 1/7/2011 Pháp lệnh này sẽ được thay thế bởi Luật an toàn thực phẩm.

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 do Chính phủ ban hành quy định nội dung, cách ghi và QLNN về nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Nghị định này ra đời thay thế cho Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 08 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 08 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung của Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 08 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ Nghị định quy định rõ cách thức ghi nhãn đối với các loại thực phẩm trong đó cần phải ghi xuất xứ hàng hóa.

- Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá quy định rõ đối với xuất xứ hàng nhập khẩu và xuất xứ hàng xuất khẩu Trong đó, nêu ra các quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ không ưu đãi Quy tắc xuất xứ ưu đãi thực hiện dễ dàng hơn nên trong Nghị định chủ yếu quy định nhiều đến Quy tắc xuất xứ không ưu đãi.

Ngoài ra, liên quan đến quy định xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị thì xuất xứ hàng thực phẩm tại siêu thị còn chịu sự điều chỉnh của Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ Công thương 2004.

2.2.1.2 Hệ thống quản lý xuất xứ hàng thực phẩm

Quản lý về thực phẩm ở Việt Nam hiện đang do nhiều cơ quan thực hiện Vấn đề xuất xứ hàng thực phẩm được đề cập trong các văn bản liên quan đến nhãn mác hàng hóa hoặc các văn bản về quản lý siêu thị Do đó, hệ thống quản lý về xuất xứ hàng thực phẩm không được phân định rõ mà chủ yếu kèm theo với quản lý VSATTP.

Hệ thống quản lý bao gồm các Bộ ngành liên quan như: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ.

- Bộ Y tế quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường, giới hạn các chất gây ô nhiễm thực phẩm; quy định điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; trong giết mổ và kiểm dịch động vật sống; trong chế biến sau thu hoạch đối với sản phẩm nông nghiệp, kiểm dịch thực vật.

- Bộ Công thương quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh an toàn trong thương mại thực phẩm Theo đó, văn bản quản lý do bộ, ngành ban hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý của từng bộ, ngành và một số văn bản liên ngành Song, hiện nay, quy định của pháp luật hiện hành về phân công phối hợp chưa rõ ràng, còn chồng chéo

- Bộ Y tế QLNN về an toàn thực phẩm nhưng Bộ Khoa học và Công nghệQLNN về chất lượng thực phẩm Đặc biệt, cùng một sản phẩm thực phẩm như quả cam, quả táo nhưng phải chịu sự quản lý của các bộ: Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý về chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn mác; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý về an toàn vệ sinh trong sản xuất, thu hoạch sản phẩm; Bộ Y tế quản lý an toàn của sản phẩm khi lưu thông trên thị trường và Bộ Công thương quản lý đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm.

Như vậy, xuất xứ hàng thực phẩm là một yêu cầu trong việc QLNN đối với VSATTP nên các cơ quan quản lý trên đều chịu trách nhiệm quản lý về xuất xứ hàng thực phẩm.

2.2.2 Tầm quan trọng của QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị

Xuất phát từ thực trạng về vi phạm xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nộ và chức năng chung của nhà nước thì việc QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị là rất quan trọng

Thứ nhất, Nhà nước có chức năng định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cở sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương Từ chức năng chung này cho thấy, trong vấn đề QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm trên thị trường nói chung và tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội nói riêng thì Nhà nước quản lý bằng văn bản để hướng dẫn các siêu thị, NTD đảm bảo được thực phẩm có xuất xứ rõ ràng Nhà nước một mặt hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị hoạt động theo định hướng thông qua chiến lược, quy hoạch,các chương trình dự án và kế hoạch vĩ mô đã vạch ra Mặt khác, nhà nước phải điều tiết thị trường khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì sức mạnh nền tài chính quốc gia, giữ vững sức mua của tiền tệ, bảo đảm lợi ích của người sản xuất kinh doanh và NTD Ngoài ra, thông qua các văn bản, chính sách Nhà nước cũng quy định rõ các nhiệm vụ quản lý của từng Bộ, ngành và các cấp để thay mặt Nhà nước quản lý chặt chẽ vấn đề xuất xứ hàng thực phẩm Hiện nay, vấn đề xuất xứ hàng thực phẩm trên thị trường đang ở mức báo động cùng với VSATTP mà siêu thị không năm ngoài vòng kiểm soát Siêu thị là phương thức kinh doanh hiện đại nên đây là đối tượng dễ quản lý nhất Tuy nhiên, các siêu thị vẫn vi phạm về quy định xuất xứ hàng thực phẩm rất nhiều Do đó, QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm ở các siêu thị là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Thứ hai, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy định về xuất xứ hàng thực phẩm Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra, UBND các cấp để quản lý về vấn đề xuất xứ hàng thực phẩm Thông qua thực hiện các chức năng quản lý, Nhà nước sẽ giám sát, kiểm tra và phát hiện những biểu hiện sai lệch, những mâu thuẫn bất hợp lý trong quá trình thực hiện các văn bản QLNN để từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh các văn bản quy pham về XXHH cho phù hợp Các hành vi vi phạm quy tắc xuất xứ sẽ được xử lý theo quy định Công tác giám sát, kiểm tra được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả sẽ làm động lực cho các chủ thể cũng như đối tượng chịu quản lý thực hiện tốt các quy định mà Chính phủ đã xây dựng và ban hành

Những nghiên cứu có liên quan tới vấn đề vấn đề QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội ở Việt Nam và trên thế giới

Qua việc nghiên cứu, tác giả đã thu thập được một số đề tài cũng như bài viết có liên quan tới vấn đề QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội như sau:

- Tác giả Hồ Trung Thanh với dự án nghiên cứu về “Vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mai: các hệ thống phòng ngừa và kiểm soát phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực” năm 2005 đã nghiên cứu rất sâu về công tác

VSATTP trong thương mại nội địa và xuất nhập khẩu thực phẩm của Việt Nam Dự án đã khái quát và phân tích về hệ thống các quy định về VSATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam cũng như của thế giới, từ đó đánh giá những tác động của các văn bản pháp luật này tới hoạt động kiểm soát VSATTP của Việt Nam và đưa ra các giải pháp thích hợp.

- Đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN đối với siêu thị trên địa bàn Hà Nội”: Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế / Lê Minh Châu; Người hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Bích Luận văn đã nghiên cứu và phân tích một số nội dung như: QLNN đối với các siêu thị, nội dung của quản lý siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý siêu thị và đề xuất biện pháp tăng cường công tác quản lý siêu thị

- Tác giả Hồ Quang Trung có bài viết “Dự báo về quy tắc xuất xứ và những tác động đối với việc thúc đẩy hàng nông sản Việt Nam” đã khái quát được Hiệp định của WTO về quy tắc xuất xứ, hệ thống pháp luật Việt Nam về Quy tắc xuất xứ, các tác động và áp dụng quy tắc xuất xứ cho Việt Nam; từ đó đề xuất về chính sách trong nước và chiến lược đàm phán trong các vòng đàm phán WTO.

- Tác giả Phan Thế Công và Ninh Thị Hoàng Lan – Trường Đại học ThươngMại với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của năm 2009: “Tăng cường hiệu lực

QLNN trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD Việt Nam giai đoạn hiện nay” Các tác giả đã tập trung phân tích sâu về bảo vệ quyền lợi của NTD bao gồm quyền lợi NTD, các thực trạng QLNN về bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay Đặc biệt là các tác giả đã đưa ra được một hệ thống các giải pháp và kiến nghị với cơ quan QLNN về bảo vệ NTD, các tổ chức và hiệp hội bảo vệ người tiêu dung, các doanh nghiệp và chính NTD

Các đề tài, bài viết trên đề cập rất nhiều và khá chi tiết đến các vấn đề VSATTP mà trong đó có phân tích qua đến vấn đề xuất xứ hàng thực phẩm do đây là một nội dung trong các quy định về VSATTP hoặc phân tích đến hoạt động của siêu thị nói chung hoặc quyền lợi NTD Tuy nhiên, các đề tài không đi nghiên cứu sâu về các vấn đề như hiện nay thực trạng QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm như thế nào? Tình hình các siêu thị trên địa bàn Hà Nội thực hiện quy định về xuất xứ hàng thực phẩm ra sao?,… Do đó, tác giả nghiên cứu đề tài: “QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội” sẽ là vấn đề mang tính mới và có giá trị lý luận và thực tiễn.

Nội dung về QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

2.5.1 Xây dựng và ban hành các chính sách, quy hoạch và kế hoạch về quản lý đối với xuất xứ hàng thực phẩm

Việc xây dựng và ban hành các chính sách, quy hoạch và kế hoạch về quản lý đối với xuất xứ hàng thực phẩm sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của các siêu thị đồng thời nâng cao năng lực QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm Liên quan đến QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội có hệ thống văn bản pháp luật như: Luật thương mại, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, các thông tư, nghị định, quyết định liên quan đến thực phẩm,… Hệ thống luật pháp, quy định phải đảm bảo tạo mọi thuận lợi cho hoạt động quản lý và thực thi đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị nhằm chống lại các hình thức kinh doanh bất hợp pháp của siêu thị, đảm bảo lợi ích, vệ sinh an toàn thực phẩm của NTD,… Để giúp các siêu thị có định hướng đầu tư và kinh doanh đúng đắn, các văn bản kế hoạch hoá và chính sách thương mại cũng như pháp luật của nhà nước cần phải thống nhất, minh bạch, rõ ràng và đồng bộ Đó là các yêu cầu cơ bản đối với việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh xuất xứ hàng thực phẩm.

- Tính thống nhất: Tăng cường quyền quản lý tập trung thống nhất của Trung ương, kết hợp chặt chẽ với việc phân công, phân cấp hợp lý để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý Phân công, phân cấp hợp lý và quy định phối hợp chặt chẽ để tăng cường QLNN về xuất xứ hàng thực phẩm Các văn bản quản lý liên quan đến xuất xứ hàng thực phẩm không được mẫu thuẫn với nhau Cần được rà soát văn bản thường xuyên nhằm chỉnh sửa bổ sung phù hợp với thực tế và thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước trong các giai đoạn.

- Yêu cầu tính minh bạch của các văn bản quản lý: tất cả các văn bản điều chỉnh về xuất xứ thực phẩm tới các đối tượng liên quan đều được công bố rộng rãi. Thông qua các cuộc tuyên truyền, vận động thì các văn bản này được truyền tải một cách chi tiết, cụ thể tới các đối tượng chịu trách nhiệm liên quan như các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, NTD và các cơ quan QLNN có liên quan Điều này đảm bảo trong quá trình thực hiện sẽ mang tính hiệu quả cao, hạn chế các vi phạm gây thiệt hại cho xã hội.

- Yêu cầu tính rõ ràng: các văn bản quản lý đối với xuất xứ hàng thực phẩm được quy định cụ thể, không mâu thuẫn với nhau Các điều kiện kinh doanh thực phẩm của các siêu thị được quy định xuất phát từ thực tế tạo thuận lợi trong quá trình thực thi cho các siêu thị

- Tính đồng bộ: các quy định về xuất xứ thực phẩm có thể nằm trong các văn bản quản lý khác nhau nhưng phải được liên hệ chặt chẽ với nhau, tránh tình trạng tạo ra các khẽ hở lớn tạo điều kiện cho các hình thức kinh doanh gian lận Các văn bản phải có hệ thống theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tránh tình trạng “lách” luật của các siêu thị Mặt khác, tính đồng bộ của các văn bản sẽ tạo thuận lợi cho các siêu thị thực hiện đúng và đủ các quy định về xuất xứ hàng thực phẩm.

Chất lượng của công cụ kế hoạch hoá, chính sách và bộ máy tổ chức trong QLNN về xuất xứ hàng hóa nói chung và xuất xứ hàng thực phẩm nói riêng được tăng cường mới tạo niềm tin, sự yên tâm cho các doanh nghiệp trong tính toán, quyết định phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh

2.5.2 Tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan QLNN về xuất xứ hàng thực phẩm các cấp

Các văn bản quản lý được xây dựng và ban hành sẽ được vào thực tế Bản chất của việc tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan QLNN về xuất xứ hàng hóa các cấp là tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật này đến các siêu thị, NTD để hướng dẫn họ thực hiện đúng quy định Hơn nữa, bước này thực hiện còn nhằm mục đích đảm bảo thống nhất và phù hợp với hệ thống chính sách và cơ chế phát triển thương mại, phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập đầy đủ với kinh tế thế giới và khu vực Cần có sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan QLNN để các siêu thị dễ dàng tiếp cận các thông tin về chiến lược, chính sách, quy hoạch, dự án, và thông hiểu các quyết định của nhà nước Để thực hiện được điều đó Nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, qui hoạch, chính sách, các văn bản pháp quy khác về quản lý thương mại. Đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để triển khai thực hiện những công việc thuộc về chức năng QLNN, nhằm đưa chính sách, pháp luật vào thực tiễn kinh doanh của các siêu thị, biến chiến lược, qui hoạch, kế hoạch tăng cường QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm thành hiện thực.

Nhà nước vừa là người ban hành các chính sách, các quy định, vừa là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhằm đưa chúng vào thực tiễn cuộc sống của các doanh nghiệp Trong quá trình đó, nhà nước đã sử dụng quyền lực, sứ mạng và khả năng của mình để kiến tạo môi trường kinh doanh Nếu môi trường kinh doanh phù hợp, nghĩa là có sự đồng thuận, thống nhất giữa nhà nước và doanh nghiệp, chính phủ trong trường hợp này đã ủng hộ thị trường, tôn trọng và phát huy tính hiệu quả của thị trường.

Nhà nước còn phải kết hợp hài hoà, đúng đắn các phương pháp kinh tế, hành chính và giáo dục, tuyên truyền, động viên Trong đó phương pháp kinh tế tạo động lực trực tiếp đối với cả bên bán, bên mua, nhà kinh doanh và khách hàng, nhà sản xuất và NTD, giải quyết mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng NTD Phương pháp giáo dục tác động tích cực vào nhận thức và hành động của các chủ thể thương mại cả về vấn đề kinh tế và pháp luật, những quy định hành chính cũng như quy phạm pháp luật bắt buộc các đối tượng quản lý phải thực thi theo hệ thống luật pháp, chính sách thương mại trong nước và quốc tế Phương pháp hành chính tác động đến chủ thể hoạt động thương mại phải được tinh giản, gọn nhẹ, kịp thời và chính xác Để sử dụng có hiệu quả các công cụ và phương pháp quản lý thương mại, ngoài yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, công nghệ thì vấn đề có ý nghĩa then chốt là tính hợp lý của cơ cấu bộ máy quản lý và tính chuyên nghiệp của cán bộ trong các cơ quan, tổ chức QLNN về thương mại ở các cấp.

Ngoài ra, công tác tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan QLNN về xuất xứ hàng thực phẩm tại siêu thị ở các cấp bao gồm việc hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ tầng cho siêu thị nhằm đảm bảo thực hiện tốt quy định xuất xứ thực phẩm Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực của siêu thị phục vụ cho quá trình giao nhận hàng thực phẩm đúng thủ tục chứng minh nguồn gốc xuất xứ, cách trưng bày gian hàng thực phẩm theo quy định về xuất xứ.

2.5.3 Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm

Ngoài việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật thì các cơ quan QLNN cần phải thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội Quy định rõ quyền hạn của các tổ chức, cơ quan thực hiện kiểm tra,thanh tra việc chấp hành pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị ở HàNội, thực hiện đúng quy định về thủ tục, thời gian kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện sai phạm để xử lý nghiêm các vi phạm của siêu thị Đồng thời, Nhà nước cần quan tâm thực hiện tốt các công tác chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái, gian lận thương mại,…

Các cơ quan QLNN khi thực hiện quá trình thanh tra, kiểm tra có một số quyền và trách nhiệm sau:

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tư liệu và trả lời những vấn đề cần thiết phục vụ công tác thanh tra về xuất xứ hàng thực phẩm; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, hồ sơ gốc chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm Khi phát hiện sai phạm, các cơ quan QLNN sẽ niêm phong tài liệu, tang vật có liên quan đến nội dung thanh tra, lập biên bản về các vi phạm VSATTP theo quy định của pháp luật;

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm theo quy định của pháp luật;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, biện pháp xử lý hoặc quyết định thanh tra của mình;

- Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;

Kiểm soát và điều chỉnh việc thực hiện mục tiêu phát triển thương mại đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp và các ngành, giữa trung ương và địa phương, giữa trong nước và quốc tế, nhất là trong lĩnh vực QLNN về thương mại dịch vụ, trong các hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại Để công tác giám sát, kiểm tra của nhà nước đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại, đòi hỏi bộ máy tổ chức và nhân sự phải phù hợp, kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ kiểm soát phải được tăng cường Đồng thời phải kết hợp hệ thống kiểm soát với các hệ thống khác của QLNN như thông tin, hoạch định, kiểm toán, thanh tra, … thương mại.

2.5.4 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm

Các cơ quan QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội sẽ dựa vào kết quả của các cuộc kiểm tra thanh tra, đối chiếu với các quy định trong các văn bản pháp luật đã ban hành và đang có hiệu lực để thực hiện xử lý các vi phạm của siêu thị Các cơ quan chức năng này còn đóng vai trò là trọng tài để giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các cá nhân hoặc tổ chức về xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội Theo quy định về thủ tục giải quyết, các cơ quan phải có trách nhiệm điều tra và xử lý nghiêm túc Một mặt, tạo lòng tin cho khách hàng vào nguồn gốc thực phẩm ở các siêu thị, mặt khác có hình thức răn đe và khuyến khích các siêu thị nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT XỨ CÁC MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Phương pháp hệ nghiên cứu QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

Để phân tích được các cơ sở lý luận cũng như thực trạng và giải pháp về vấn đề QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp thu thập thông tin, Phương pháp xử lý số liệu, Phương pháp phân tích dữ liệu.

3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin

3.1.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu tại bàn, thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý về siêu thị Các phương pháp này tập trung đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các cơ sở lý luận về XXHH, thực phẩm, nội dung QLNN đối với thương mại hàng hóa, siêu thị và phân loại siêu thị Thu thập số liệu thứ cấp về thực trạng việc QLNN về xuất xứ hàng thực phẩm ở các siêu thị ở Hà Nội, bao gồm: danh sách các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, các văn bản quản lý đối với xuất xứ hàng thực phẩm, việc kiểm tra, giám sát vấn đề xuất xứ hàng hóa ở các siêu thị,… Những số liệu thứ cấp được tác giả thu thập tại Phòng Quản lý thương mại thuộc Sở Công thương Hà Nội Tài liệu thu thập được bao gồm các đề án, báo cáo, danh sách,… có liên quan đến siêu thị, QLNN về hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội

3.1.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả chủ yếu dùng bảng hỏi để điều tra phỏng vấn Ngoài ra tác giả còn trực tiếp đến các siêu thị khảo sát thực tế về tình hình thực hiện các quy định về xuất xứ hàng thực phẩm của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

Do đó, tác giả đã sử dụng 3 phương pháp thu thập thông tin sơ cấp cơ bản bao gồm:

Phương pháp điều tra xã hội học, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp khảo sát thực tế.

 Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này được tác giả tiến hành theo các bước sau:

- Xác định vấn đề điều tra: điều tra về tình hình thực hiện các quy định về xuất xứ hàng thực phẩm của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội thông qua đánh giá của NTD.

- Xác định đối tượng điều tra: NTD mua các mặt hàng thực phẩm ở các siêu thị tổng hợp trên địa bàn Hà Nội Sở dĩ như vậy vì:

Thứ nhất, siêu thị tổng hợp là kinh doanh nhiều loại hàng hóa trong đó có hàng thực phẩm.

Thứ hai, NTD là những người trực tiếp đi mua thực phẩm ở các siêu thị tổng hợp trên địa bàn Hà Nội nên họ sẽ đánh giá được vấn đề xuất xứ thực phẩm mà siêu thị đã thể hiện Qua việc xây dựng các câu hỏi điều tra cụ thể, chi tiết để NTD trả lời, tác giả sẽ đối chiếu, phân tích và đánh giá được tình hình thực hiện của các siêu thị ở Hà Nội về quy định đối với xuất xứ thực phẩm mà chính phủ đã quy định Do đó, tác giả sẽ làm rõ được hiệu quả thực hiện của các văn bản QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm.

- Thiết kế phiếu điều tra và phiếu phỏng vấn để thu thập dữ liệu sơ cấp về vấn đề QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

+ Bảng hỏi được thể hiện ở phụ lục 2 bao gồm có ba phần:

Phần thứ nhất là thông tin cá nhân, phần thứ hai là câu hỏi đánh giá về mức độ quan tâm của NTD tới xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội; phần ba là điều tra về tình hình thực hiện các quy định về xuất xứ các mặt hàng thực phẩm ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

- Kiểm định bảng câu hỏi: điều tra trên 1 nhóm NTD và phỏng vấn chuyên sâu về bảng hỏi để bổ sung, hoàn thiện bảng hỏi.

- Tiến hành điều tra trắc nghiệm: tiến hành phát 120 phiếu điều tra cho NTD đã từng mua thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

 Phương pháp phỏng vấn Để bổ sung dữ liệu phân tích cho phương pháp điều tra, tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu để thu được các dữ liệu sơ cấp về tình hình QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay

- Vấn đề cần phỏng vấn: các nội dung về QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay Cụ thể: thứ nhất, vấn đề xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm; thứ hai, công tác tổ chức và quản lý hoạt động thực thi các văn bản pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm; thứ ba, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm; thứ tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm.

- Đối tượng phỏng vấn: Những vấn đề được xác định cần phỏng vấn sẽ phải nhằm vào các đối tượng am hiểu và biết về các vấn đề trên đó là người xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và người trực tiếp thực thi các văn bản pháp luật này Do đó, đối tượng mà tác giả sẽ phỏng vấn là các cơ quan QLNN và các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

- Nội dung của phỏng vấn bao gồm các câu hỏi liên quan đến thực trạng của bốn nội dung QLNN về xuất xứ hàng thực phẩm đã được xác định ở trên.

- Quá trình phỏng vấn: tác giả tiến hàng phỏng vấn trực tiếp 5 đối tượng trong đó 2 phiếu là cơ quan QLNN (Sở Công thương Hà Nội) và 3 phiếu ở siêu thị (Big C Thăng Long, Fivimart Thiên sơn Plaza – Mỹ Đình, Tultraco – Hồ Tùng Mậu)

- Kết quả phỏng vấn: ghi chép và phân tích trong các nội dung ở mục 3.3 của chương 3 và chương 4.

 Phương pháp khảo sát thực tế

Ngoài phương pháp điều tra và phỏng vấn, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế Tác giả trực tiếp đến các siêu thị Big C Thăng Long, Fivimart

Thiên sơn Plaza – Mỹ Đình, Tultraco – Hồ Tùng Mậu để xem xét các loại thực phẩm được các siêu thị này thể hiện nội dung xuất xứ thực phẩm như thế nào Mục đích: một mặt đánh giá mức độ tin cậy của việc điều tra NTD về việc thực thi các văn bản quản lý về xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội; Mặt khác, tác giả muốn đưa ra những nhận định mang tính chất chủ quan của cá nhân liên quan đến vấn đề QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

- Quá trình khảo sát thực tế:

+ Phân loại các mặt hàng thực phẩm theo các cách tiếp cận như: tiếp cận theo giới hạn lãnh thổ quốc gia: thực phẩm nội địa, thực phẩm nhập khẩu; theo tình trạng tác động của con người: thực phẩm tươi sống và thực phẩm qua chế biến; theo tình trạng bảo quản: thực phẩm có bao bì và thực phẩm không có bao bì.

+ Khái quát về các mặt hàng thực phẩm được bán tại các siêu thị mà tác giả đi khảo sát:

Đánh giá tổng quan tình hình thực hiện quy định về xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

3.2.1 Tổng quan về siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay

3.2.1.1 Số lượng và quy mô các siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Siêu thị xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1993 tại thành phố Hồ Chí Minh Năm

1995, tại Hà Nội đã xuất hiện hai siêu thị là siêu thị thuộc Trung tâm thương mại số

7 – 9 Đinh Tiên Hoàng (1/1995) và siêu thị Minimart Hà Nội tại tầng II – Chợ Hôm (3/1995) Đến nay, các siêu thị của Việt Nam cũng chỉ tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Trên địa bàn Hà Nội, tính đến hết năm 2010 đã có 78 siêu thị gồm hai loại hình là siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên doanh Trong đó, siêu thị chuyên doanh chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, đồ gỗ. Hàng thực phẩm được kinh doanh tại các siêu thị tổng hợp Số lượng và quy mô siêu thị trên địa bàn Hà Nội tính đến hết năm 2010 được thể hiện qua bảng 3.1 sau đây.

Bảng 3.1 Số lượng và quy mô các siêu thị trên địa bàn Hà Nội tính đến 2010

Số lượng và quy mô Siêu thị tổng hợp Siêu thị chuyên doanh Tổng

(Nguồn: Phòng Quản lý thương mại – Sở Công thương Hà Nội)

Từ bảng 3.1 ta thấy số lượng siêu thị tổng hợp chiếm với số lượng lớn hơn là

55 siêu thị Các mặt hàng thực phẩm được bán hầu hết các siêu thị tổng hợp này Do đó, việc nghiên cứu sẽ tiến hành với các siêu thị tổng hợp trên địa bàn Hà Nội. Đối với siêu thị tổng hợp, nếu phân loại theo cách tiếp cận về vốn đầu tư thì ta có hai loại: siêu thị nội địa và siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài Thực tế, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 55 đơn vị siêu thị tổng hợp thì trong đó có 52 đơn vị là siêu thị nội địa và 3 đơn vị là siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài.

Siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội hiện nay gồm: siêu thị Big C Thăng Long (hạng 1) , siêu thị Big C the Garden (chưa phân hạng) thuộc Cty TNHH thương mại quốc tế và dịch vụ siêu thị Bourbon Thăng Long và Siêu thị PCSC Việt Nam – Unimart (hạng 3) thuộc Công ty TNHH siêu thị PCSC VN (Đài Loan)

Còn lại 52 đơn vị là siêu thị nội địa gồm có 10 siêu thị hạng 2, 39 siêu thị hạng 3 và có 3 siêu thị chưa phân hạng

3.2.1.2 Các mặt hàng thực phẩm bán ở siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Mỗi siêu thị có một cơ cấu mặt hàng khác nhau bao gồm: hàng thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng, thời trang,… Và với mỗi mặt hàng cũng có cơ cấu khác nhau Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của tác giả thì mặt hàng thực phẩm mà các siêu thị bán được phân định rõ nhất với 3 tiêu chí: thứ nhất, theo tình trạng bảo quản có thực phẩm có bao bì bao gói và thực phẩm không bao bì bao gói; thứ hai, theo tình trạng tác động của con người bao gồm thực phẩm qua chế biến và thực phẩm tươi sống; thứ ba, dựa vào nguồn gốc xuất xứ như thực phẩm trong nước và thực phẩm nhập khẩu.

Kết quả khảo sát từ ba siêu thị Big C Thăng Long, Fivimart Thiên sơn Plaza –

Mỹ Đình, Tultraco – Hồ Tùng Mậu, tác giả có thể khái quát được một số loại thực phẩm chủ yếu được bán tại siêu thị trên địa bàn Hà Nội như sau:

Bảng 3.2 Các loại thực phẩm được bán ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

Phân loại thực phẩm Thực phẩm nội địa Thực phẩm nhập khẩu Thực phẩm có bao bì bao gói

Rau, củ, quả, thịt các loại, thủy, hải sản, trứng,… được gói theo các đơn vị tính (thường là kg) được đựng vào

Rau, củ, quả, thịt, hải sản,

… được gói theo các đơn vị tính (thường là kg) hoặc đựng vào các khay các khay nhựa, xốp hoặc túi nilon Đây là các sản phẩm được sản xuất trong nước. nhựa, xốp hoặc túi nilon được nhập khẩu từ các nước như Mỹ, New Zealand, Nam Phi,…

Bánh kẹo các loại, các loại nước uống, các loại đồ hộp, dầu ăn các loại, các món ăn chế biến sẵn, các thực phẩm khô như mì, gia vị,… được bao gói và sản xuất trong nước

Bánh kẹo các loại, các loại nước giải khát, các loại đồ hộp, dầu ăn các loại, các món ăn chế biến sẵn, các thực phẩm khô như mì, gia vị,… có bao bì, bao gói theo đơn vị tính trọng lượng được nhập khẩu chủ yếu từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,…

Thực phẩm không có bao bì bao gói

Rau, củ, quả, thịt các loại, thủy, hải sản,… bán trực tiếp cho NTD được trưng bày trên các giá hàng và kệ hàng được sản xuất trong nước.

Rau, củ, quả, thịt các loại, thủy, hải sản,… bán trực tiếp cho NTD được trưng bày trên các giá hàng và kệ hàng được nhập từ nhiều nước khác nhau như Mỹ, New Zealand, Nam Phi,…

Các món ăn chế biến sẵn bán trực tiếp cho NTD sử dụng nguyên liệu trong nước và chế biến trong nước, thường do siêu thị tự chế biến.

Hầu như không có, chủ yếu là thực phẩm qua chế biến có bao gói.

(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát thực tế)

Tất cả các loại thực phẩm trên được bán trong siêu thị đều được quy định rất nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ Trong thời gian qua, nhìn chung các siêu thị cũng đã tuân thủ theo các quy định của Nhà nước về xuất xứ hàng thực phẩm nội địa cũng như nhập khẩu Các sản phẩm là thực phẩm đã qua chế biến có bao bì bao gói đều thực hiện đúng với quy định ghi nhãn mác hàng hóa trong đó có thông tin về xuất xứ hàng hóa Tuy nhiên, đối với thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, thịt,

… còn có nhiều vi phạm trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng thực phẩm.

3.2.2 Tình hình thực hiện quy định xuất xứ hàng thực phẩm của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay

3.2.2.1 Phân tích và đánh giá chung về tình hình thực hiện quy định xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Theo quy định ghi nhãn thì hàng thực phẩm tươi sống và thực phẩm qua chế biến bán trực tiếp cho NTD không có bao bì, bao gói thì không cần ghi nhãn hàng hóa và cũng theo quy chế siêu thị thì xuất xứ hàng hóa của các loại thực phẩm sẽ phải thể hiện ở các giá hàng, kệ hàng Do đó, các siêu thị sẽ “lách” luật rất dễ dàng

Vi phạm nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hoa quả của siêu thị được thể hiện nhiều hình thức Nhiều mặt hàng có nhầm lẫn nước sản xuất như táo xanh có xuất xứ từ Úc nhưng nhãn mác lại đề NewZealand; cam vàng xuất xứ Nam Phi nhưng mác lại đề NewZealand Có những mặt hàng như gừng muối có gắn mác của cả 3 nước là: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản Ngoài ra, có nhiều siêu thị bán hoa quả, nhãn mác ghi là “lê Hàn Quốc” nhưng khi được kiểm tra thì đó là giống lê ở Hàn Quốc nhưng được trồng ở Việt Nam Để giải thích cho vấn đề này, Ông Nguyễn Thái Dũng - Phó Tổng giám đốc siêu thị BigC giải thích rằng, “đó là lê giống Hàn Quốc nhưng trồng ở Việt Nam nên không có giấy tờ xuất nhập khẩu” Với những loại hoa quả khác, ông Dũng vòng vo: “Chúng tôi nhập hàng qua chi nhánh ở trung tâm siêu thị TP Hồ Chí Minh, tất cả mọi giấy tờ, hoá đơn đều do trung tâm trong đó giữ, nếu cần chúng tôi sẽ gọi điện bảo họ fax ra ” 5 Những lời giải thích này hoàn

5 Tiến Hưng (2007), Siêu thị BigC tiếp tục vi phạm, cập nhật ngày 13/08/2007, trang web http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleIDb94&ChannelID toàn mang tính chất né tránh, không có tính thuyết phục Như thế, siêu thị đã vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa Nguyên nhân có thể là siêu thị chưa hiểu hết được các quy định đối với xuất xứ hàng thực phẩm hoặc siêu thị cố tình gắn nhãn mác để đánh lừa NTD. Đối với thực phẩm nhập khẩu, các siêu thị vẫn còn vi phạm quy chế ghi nhãn Một số siêu thị bán hàng thực phẩm nhập khẩu không có nhãn phụ bằng tiếng Việt để NTD biết các thông tin của sản phẩm trong đó có nguồn gốc xuất xứ Khi các cơ quan chức năng kiểm tra thì các siêu thị giải thích rằng sản phẩm này được bán cho người nước ngoài nên không cần có nhãn phụ Điều này thể hiện sự thiếu hiểu biết về các quy định đối với xuất xứ hàng thực phẩm.

Qua điều tra khảo sát thực tế của tác giả tới các siêu thị, đánh giá một cách tổng quan là tình hình vi phạm quy định xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn ra rất nhiều Những siêu thị có quy mô càng lớn, kinh doanh với đa dạng các mặt hàng thực phẩm thì mức độ vi phạm càng cao Cuộc khảo sát được thực hiện với 3 siêu thị với quy mô khác nhau là: Big C Thăng Long, Fivimart Thiên Sơn Plaza – Mỹ Đình và Tultraco – Hồ Tùng Mậu đã cho thấy:

- Các mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả không yêu cầu ghi nhãn, tuy nhiên các siêu thị vẫn đóng khay hoặc cho vào bao nilon và có nhãn mác. Tuy nhiên, nhãn mác vẫn thiếu nội dung như quy định Ví dụ: chỉ có tên nơi đóng gói hoặc tên nhà cung cấp mà không có địa chỉ và tất nhiên không có thông tin xuất xứ Một số loại quả được đóng gói đều có thông tin xuất xứ ghi trên kệ hàng và nếu không đóng gói thì đều có tem trên từng sản phẩm và ghi rõ xuất xứ Tuy nhiên, các siêu thị bố trí một cách lộn xộn, mặt hàng để không đúng với bảng tên trên kệ hàng. Đối với mặt hàng rau ở siêu thị Big C, tình trạng dây nilon buộc rau bị đứt ra và lẫn lộn với các bó rau khác trên kệ hàng (Minh họa ở phụ lục 1)

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT XỨ CÁC MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

4.1.1 Những thành công đạt được trong công tác QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

Trong thời gian qua, vấn đề QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã từng bước đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận

Thứ nhất, các văn bản pháp luật về xuất xứ hàng thực phẩm đã có những sự bổ trợ cho nhau giúp NTD biết rõ được xuất xứ thực phẩm mà họ cần mua Cụ thể, tại khoản 2 điều 5 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP có quy định đối với thực phẩm tươi sống không cần ghi nhãn hàng hóa Trong khi đó, Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại lại yêu cầu các thực phẩm dưới dạng sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng Do đó, các loại thực phẩm này cũng được thể hiện xuất xứ ngay tại các bảng hiệu của giá hàng, quầy hàng để NTD biết được nguồn gốc của thực phẩm.

Thứ hai, các cuộc vận động, tuyên truyền cho siêu thị và NTD về VSATTP trong đó có nội dung về xuất xứ hàng hóa đã được quan tâm chú ý Các cuộc vận động, tuyên truyền ngày càng có xu hướng nâng cao về chất lượng hơn số lượng thể hiện các chương trình đã chú ý đến việc tạo ấn tượng để các siêu thị và NTD chú ý quan tâm. Các cuộc vận động, tuyên truyền này được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: tập huấn, hội thảo, phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ, mạng Internet,… Bước đầu cũng đã gây sự chú ý đối với các siêu thị cũng như NTD.

Thứ ba, công tác kiểm tra, thanh tra đã đạt được những kết quả nhất định.

Các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất của các cơ quan QLNN đã phát hiện ra nhiều vụ vi phạm về xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị như: Big C, Minimart,Unimart, Intimex,… Các cuộc kiểm tra, thanh tra bước đầu cũng thu được những hiệu quả nhất định, đó chính là các cuộc điều tra đột xuất đã tác động tích cực đến các siêu thị Cụ thể: các siêu thị đã ngày càng chú ý và thực hiện tốt các quy định về xuất xứ Các cuộc điều tra đối với siêu thị Big C gần đây mà đại diện Chi cục ATVSTP Hà Nội cho biết: “kết quả kiểm nghiệm 20 mẫu thực phẩm (bánh kẹo, nước mắm…) lấy ngẫu nhiên tại siêu thị này trong tuần qua đều đạt chỉ tiêu ATVSTP; các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đầy đủ hồ sơ, giấy tờ” 6

Lực lượng quản lý thị trường đã tham gia phối hợp tốt với các lực lượng chức năng của Thành phố như: Công an, Hải quan, Y tế, Thú y, Chi cục đo lường chất lượng để thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn theo từng lĩnh vực, đạt kết quả cao trong công tác phối hợp Hầu hết các Đội quản lý thị trường đã tạo được mối quan hệ phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trên địa bàn Các vụ việc gặp khó khăn trong công tác kiểm tra và xử lý đều có sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm, tạo được sức mạnh, nhất là trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại Hiệu quả công tác phối hợp cho thấy số hàng hóa thu giữ, tính chất và quy mô vi phạm khi phối hợp có hiệu quả cao.

Thứ tư, việc giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm được tiến hành nghiêm chỉnh Ngay khi phát hiện ra các vi phạm của siêu thị trên địa bàn Hà Nội thì các đoàn kiểm tra đã xử lý như: lập biên bản thu giữ thực phẩm không thực hiện đúng quy định xuất xứ, tiêu hủy sản phẩm, xử phát hành chính

Ngoài ra, việc phát hiện những vi phạm xuất xứ thực phẩm nhập khẩu nhằm ngăn chặn các thực phẩm này vào siêu thị Ví dụ: Đầu năm 2011, Chi Cục quản lý thị trường TP Hà Nội vừa kiểm tra Cty TNHH TM&XNK Thành Thịnh tại B17 tổ

84 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa đã phát hiện hàng tấn thực phẩm nhập lậu với khoảng trên 60 loại thực phẩm đông lạnh như các loại thịt cá sấu, đà điểu, thỏ, nầm dê, cá thu cắt khúc, mực ống, không rõ nguồn gốc đang được thay nhãn mác đem tiêu thụ tại các chợ và siêu thị trên thị trường Hà Nội Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng thu giữ tại hiện trường 20kg nhãn mác, 30kg túi ni lon dùng đóng gói và 20kg bao

6 Đức Trung (2011), Giám sát công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại siêu thị Big C , cập nhật ngày22/01/2011, trang web http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Doi-song/435223/giam-sat-cong-tac-an- toan-ve-sinh-thuc-pham-tai-sieu-thi-big-c.htm bì sản phẩm Theo Chi cục QLTT Hà Nội, trong quá trình kiểm tra hóa đơn, chứng từ và khai nhận của đại diện Cty, số hàng trên có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập về từ Quảng Ninh sau đó được đóng gói lại và tiêu thụ tại một số siêu thị lớn như Fivimart, Intirmex, Chi cục QLTT Hà Nội cũng cho biết, sẽ kiểm tra tại các siêu thị nói trên để thu hồi và tiêu hủy các mặt hàng thực phẩm nhập lậu.

4.1.2 Những tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt được của công tác QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua thì công tác này cũng bộ lộ những mặt tồn tại cần phải giải quyết, tháo gỡ.

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật về xuất xứ hàng hóa còn nhiều yếu điểm, không đồng bộ, chồng chéo, còn quá chung chung và thiếu thực tế sẽ là nguyên nhân chủ yếu làm cho hệ thống kiểm soát thực phẩm hoạt động không hiệu quả

Trong “Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 do Chính phủ ban hành quy định nội dung, cách ghi và QLNN về nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” đã biểu hiện có sự mẫu thuẫn:

Tại khoản 1 điều 11 của Nghị định này có quy định Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung: Tên hàng hoá; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; Xuất xứ hàng hoá

Nhưng tại điều 17 của nghị định này lại ghi rõ với xuất xứ hàng hóa: “Đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hàng hoá đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá.”

Như vậy, nội dung xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì không bắt buộc ghi xuất xứ hàng hóa Trong khi khoản

Các thảo luận về những vấn đề đặt ra qua nghiên cứu

Xuất phát từ những thành công và tồn tại trong công tác QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, chúng ta có thể đưa ra một số vấn đề cần thảo luận nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết như sau:

Thứ nhất, xây dựng ban hành các văn bản quản lý đối với xuất xứ hàng thực phẩm ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

Từ những văn bản đã và đang có hiệu lực điều chỉnh về xuất xứ hàng thực phẩm ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội thì các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh quá trình nghiên cứu thực tế và ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến xuất xứ hàng thực phẩm trên thị trường nói chung và siêu thị nói riêng

Một số chuyên gia đã có nhiều nhận định về vấn đề quản lý xuất xứ đối với RAT trên địa bàn Hà Nội Theo một thành viên của ban chỉ đạo VSATTP thành phố

Hà Nội cho biết: Chính sự bất cập trong chính sách khiến cho các siêu thị vô tư lách Do chưa có quy định bắt buộc, nhiều mặt hàng thực phẩm, hoa quả tươi đóng gói ngay tại siêu thị không cần dán nhãn ngày sản xuất, đóng gói, thậm chí là hạn sử dụng "Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có nêu, hàng hóa là thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho NTD không bắt buộc phải ghi nhãn Do đó, việc siêu thị "chia nhỏ" hàng tươi sống để bán mà không ghi nhãn là không trái quy định Biết là bất cập nhưng không thể xử lý được Nếu phát hiện ra, chúng tôi chỉ nhắc nhở siêu thị nên công bố thông tin rõ ràng, đầy đủ bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu Điều này chỉ tốt hơn cho họ mà thôi" 7 Như vậy, theo chuyên gia của ban chỉ đạo VSATTP thì việc quy định ghi nhãn mác đối với thực phẩm tươi sống còn chưa chặt chẽ, các siêu thị dễ vi phạm mà cơ quan quản lý không có căn cứ để xử phạt Do đó, cần phải xem xét và đưa ra các quy định cụ thể, rõ ràng liên quan đến xuất xứ của hàng thực phẩm tươi sống. Đứng trên cách tiếp cận đối với các thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết: “Cần phải quản lý, kiểm soát quy trình sạch trong trồng RAT một cách thường xuyên và đưa vào những văn bản pháp lý cụ thể Khâu “đầu vào” phải gắn tên các hộ sản xuất, gánh trách nhiệm với từng luống rau cụ thể Cùng với đó, phải đưa mã số, mã vạch vào trong từng bao bì RAT, để khi xé ra thì mất niêm phong Chứ để hở túi ni lon như hiện tại thì bất cứ ai cũng có thể nhét rau thường vào để làm RAT Bên cạnh đó, phải công khai danh sách từ đơn vị sản xuất, cung cấp đến từng siêu thị, chủ tiểu thương bán “rau sạch” Theo đó, các đơn vị bán hàng này phải ký vào từng lượng rau được bán ra thị trường Tất cả các khâu phải theo một quy trình khép kín theo một chuỗi quản lý bằng chứng từ 8 Một thực tế đã được chỉ ra, các gian hàng bán rau trong các siêu thị ở Hà Nội đều có dây nilon ghi rõ địa chỉ sản xuất quấn quanh bó rau Tuy nhiên, Ông Phú cho rằng điều đó rất dễ để cho các siêu thị đánh đồng các loại rau có nguồn gốc xuất xứ và rau không có nguồn gốc rõ ràng Tức là rau không rõ nguồn gốc cũng trở thành rau an toàn mà NTD không phân biệt được.

Thứ hai, tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật

Các văn bản được ban hành ra cần phải phổ biến, tuyên truyền cho các siêu thị, NTD biết Mục đích giúp siêu thị tiếp cận và thực hiện đúng các quy định; còn đối với NTD thì họ có sự hiểu biết nhất định nhằm lựa chọn những mặt hàng thực

7 Hạnh My (2010), An toàn thực phẩm tại các siêu thị: Bàn đến bao giờ?, cập nhật 08/05/2010, trang web http://dddn.com.vn/20100506103050278cat81/an-toan-thuc-pham-tai-cac-sieu-thi-ban-den-bao-gio.htm

8 Nguyễn Hằng (2011), Cẩn tắc vô áy náy, cập nhật ngày 08/04/2011, trang web http://anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID270&ChannelID=6 phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Muốn làm được điều này thì cần phải có sự thống nhất giữa các cấp quản lý Cần phải lên kế hoạch cụ thể cho từng chương trình tuyên truyền vận động Bao gồm: xác định đối tượng, nội dung, hình thức tuyên truyền,… Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương đã nói về tầm quan trọng của việc công bố thông tin sản phẩm trên bao bì, nhãn mác hàng hóa tại hội thảo “Những con số biết nói” diễn ra ngày 20/8/2010 tại Hà Nội. Theo ông Mừng, giới truyền thông phải tích cực hơn nữa trong việc thông tin đến NTD, tuyên truyền và hướng dẫn cho NTD về thói quen đọc- hiểu nhãn mác sản phẩm trước khi quyết định chọn lựa; giúp NTD chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Đứng ở góc độ bảo vệ NTD, bà Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng ban Bảo vệ NTD (Bộ Công Thương) lại khuyến cáo: "Hàng hóa trong siêu thị vốn được tiếng về ATVSTP hơn ngoài chợ nhưng NTD vẫn không nên chủ quan, mất cảnh giác Quan niệm cho rằng siêu thị buôn bán hàng chuẩn không phải lúc nào cũng luôn luôn đúng Tốt nhất khi cơ quan chức năng chưa kịp vào cuộc thì NTD phải biết tự bảo vệ, không nên mua những sản phẩm không ghi hạn sử dụng hay hạn dùng bị mờ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ " 9 Ý kiến này cho rằng, không phải mọi thực phẩm bán ở siêu thị cũng đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ Do đó, NTD cần phải xem xét xuất xứ của thực phẩm trước khi mua, tránh bị các siêu thị đánh lừa.

Nhận định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lien quan đến VSATTP nói chung và xuất xứ hàng hóa nói chung, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “vi phạm trong vấn đề VSATTP ở nước ta rất nghiêm trọng, do chúng ta chưa thực sự quyết tâm thực hiện Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vì vậy còn nặng nề Muốn cải thiện được những tồn tại, bất cập, điều quan trọng là xây dựng ý thức cho các tầng lớp nhân dân, tạo thói quen ăn uống vệ sinh bằng cách đẩy mạnh tuyên

9 Hạnh My (2010), An toàn thực phẩm tại các siêu thị: Bàn đến bao giờ?, cập nhật 08/05/2010, trang web http://dddn.com.vn/20100506103050278cat81/an-toan-thuc-pham-tai-cac-sieu-thi-ban-den-bao-gio.htm truyền rộng rãi Pháp lệnh VSATTP; tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, đồng thời cụ thể hóa các chế tài xử lý vi phạm; xử phạt thật nghiêm lực lượng, địa phương nào để xảy ra ngộ độc thực phẩm cũng như gây ra dịch bệnh, kể cả phải xử lý hình sự” 10

Thứ ba, đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xuất xứ thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

Một trong những nhiệm vụ của chương trình, kế hoạch trong năm 2011 và các văn bản chỉ đạo các Đội QLTT kiểm tra, kiểm soát thị trường mà Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã xây dựng triển khai chính là: “Tăng cường công tác kiểm tra các mặt hàng liên quan đến VSATTP, hàng kém chất lượng, vi phạm ghi nhãn hàng hoá, nhất là các mặt hàng có nguy cơ cao và thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn và kiểm tra các mặt hàng phải công bố hợp quy theo quy định” 11

Công tác thanh tra, kiểm tra về xuất xứ hàng thực phẩm ở siêu thị cần được đổi mới cả về số lượng và chất lượng Về số lượng: cần tăng thêm nhiều các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất Về chất lượng: nguồn nhân lực và tài chính được hỗ trợ nhằm đảm bảo thủ tục, quy trình kiểm tra nhanh, thuận tiện Hiện nay, công tác kiểm tra, thanh tra về xuất xứ hàng thực phẩm chỉ được thực hiện cùng với công tác kiểm tra VSATTP của các siêu thị do đó chịu tác động phần lớn của nhiệm vụ đảm bảo VSATTP Hơn nữa, công tác đảm bảo VSATTP đang thực hiện với nguồn lực ít, nguồn tài chính hạn hẹp nên công tác kiểm tra, thanh tra xuất xứ hàng thực phẩm chưa đạt hiệu quả Trong thời gian tới, cần có chính sách cụ thể nhằm định hướng cho hoạt động kiểm tra thanh tra về xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội được cụ thể và mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, Luật an toàn thực phẩm đã được ban hành (Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2011) thay thế cho Pháp lệnh an toàn thực phẩm năm 2003 Luật đã điều chỉnh các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng thực phẩm như quy định về nhãn hàng

10 Tố Loan (2008), Vệ sinh an toàn thực phẩm: cần hành động quyết liệt với chế tài mạnh, cập nhật ngày 28/04/2008, trang web http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2008/4/10382.html

11 Sở Công Thương Hà Nội (2011), Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường 03 tháng đầu năm 2011, cập nhật ngày 04/04/2011, trang web http://congthuonghn.gov.vn/default.aspx?page=1&lang=0&cat5&content92 hóa Để đưa vào thực hiện một cách hiệu quả, Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế

Hà Nội cho biết, trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm cần tuyên truyền Luật an toàn thực phẩm cho người dân biết Và cho cả người sản xuất kinh doanh, sử dụng thực phẩm, các cơ quan QLNN về an toàn thực phẩm Đồng thời, kiểm tra giám sát việc thực hiện Luật an toàn thực phẩm của những người có trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh và sử dụng thực phẩm 12

Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

Từ việc đánh giá thành công, tồn tại và thảo luận các vấn đề đặt ra trong việc QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý đối với lĩnh vực này như sau:

4.3.1 Giải pháp đối với cơ quan quản lý

4.3.1.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị

Hiện nay, có nhiều văn bản quản lý đối với xuất xứ hàng thực phẩm, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập và tồn tại cần giải quyết Để hoàn thiện môi trường pháp lý về quy định xuất xứ hàng thực phẩm tại siêu thị cần sửa đổi, bổ sung những chính sách hiện có và ban hành chính sách mới nhằm quản lý và điều chỉnh hoạt động của siêu thị hiệu quả hơn.

- Ban hành văn bản riêng quy định về xuất xứ hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam Văn bản này điều chỉnh với tất cả các loại thực phẩm được tiêu thụ trong thị trường Việt Nam bao gồm các thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu.

13 Duy Tiến (2007), An toàn thực phẩm trong siêu thị: Đáng báo động, cập nhật ngày 25/08/2007, trang web http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleIDq55&ChannelID=5

- Chỉnh sửa, bổ sung các văn bản như: Đối với Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về quy chế ghi nhãn hàng hóa: Cần quy định thống nhất chung với mọi loại thực phẩm đều yêu cầu ghi nhãn hàng hóa để tránh tình trạng “lách” luật của các siêu thị.

- Đối với sản phẩm RAT, các văn bản quản lý như Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quy chế ghi nhãn hàng hóa cần thống nhất cách thức sử dụng bao bì bao gói và ghi nhãn chặt chẽ để tránh việc siêu thị tráo đổi các loại rau thường với RAT đánh lừa NTD.

- Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo và các doanh nghiệp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc xây dựng tiêu chuẩn và các quy định quản lý để có thể bắt buộc doanh nghiệp thực hiện một cách có hiệu quả, tránh tình trạng áp đặt hoặc xây dựng tiêu chuẩn không dựa trên những chứng cứ khoa học.

- Trong các văn bản cần phải phân cấp quản lý rõ ràng về xuất xứ hàng thực phẩm Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và nâng cao năng lực phối hợp hoạt động của các cơ quan Bộ ngành liên quan trong chuỗi thực phẩm gồm Bộ Y tế, Bộ NN&PTNN, Bộ Công Thương, Bộ Thủy sản, Bộ KH&CN, Tổng cục Hải quan.

- Giải quyết sự tập trung chưa đồng bộ của các chủ thể trong việc quản lý xuất xứ thực phẩm Về ngắn hạn, trước hết cần cải thiện công tác phối hợp bằng cách thành lập cơ quan đầu mối chỉ đạo gồm ban chỉ đạo trung ương và các nhóm hoạt động Về dài hạn, hình thành cơ quan an toàn thực phẩm độc lập trong đó có bộ phận quản lý xuất xứ hàng thực phẩm.

4.3.1.2 Tăng cường công tác tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về các quy định về xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

Mục tiêu của công tác này cần hướng tới:

- Nâng cao nhận thức về các lợi ích mà việc đáp ứng các yêu cầu của thực phẩm mang lại cho quốc gia và doanh nghiệp Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nhiều siêu thị chưa ý thức được lợi ích lâu dài của việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn nói chung

- Nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ con người, thay đổi sở thích tiêu dùng hàng hóa theo hướng đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và thói quen kiểm tra nhãn mác, xuất xứ hàng thực phẩm Chính NTD sẽ là động lực buộc các siêu thị phải thực hiện đúng các quy định về xuất xứ thực phẩm. Để đạt được các mục tiêu trên cần quán triệt và thực hiện các giải pháp như:

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi

- Tận dụng tối đa hệ thống thông tin, tuyên truyền sẵn có của thành phố, bổ sung chức năng và cán bộ chuyên trách về truyền thông, giáo dục ATTP nói chung và xuất xứ hàng thực phẩm nói riêng.

- Phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho từng Bộ, ngành Các Bộ, ngành và đoàn thể có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông cho các nhóm đối tượng đặc thù của ngành mình.

- Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường chỉ đạo, triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi, chú ý tập trung các khu vực, các địa phương trọng điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông với quy mô lớn trên toàn quốc, đưa công tác giáo dục truyền thông về ATTP vào các ngày lễ, các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội hàng năm của đất nước.

Xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông về VSATTP nói chung và xuất xứ thực phẩm nói riêng

Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Dựa vào khả năng thu thập được các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, tác giả đã đi phân tích được cơ sở lý luận và thực trạng QLNN đối với xuất xứ các mặt hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội Đánh giá những thành công và tồn tại, chỉ ra nguyên nhân của tồn tại và đưa ra các vấn đề cần thảo luận nhằm có những giải pháp và kiện nghị tăng cường quản lý hiệu quả đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội Tuy nhiên, do khó khăn trong khả năng tiếp cận với các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp mà đề tài vẫn chưa thực hiện được một số vấn đề sau:

- Đề tài mới chỉ đánh giá được các nội dung của QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm tại các siêu thị bằng cách thu thập dữ liệu thứ cấp, chưa thực hiện được việc điều tra sơ cấp đối với các siêu thị nhằm đánh giá công tác quản lý của các cơ quan QLNN đối với xuất xứ hàng thực phẩm.

- Tác giả đã phân tích xuất xứ thực phẩm nhập khẩu được bán ở Siêu thị ở khâu lưu thông cuối cùng là đến tay NTD Do giới hạn đề tài và số lượng trang của luận văn nên tác giả chưa đánh giá được cụ thể liên quan đến Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Hà Nội trong việc thực hiện các thủ tục, giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm tra, thanh tra xuất xứ của các thực phẩm nhập khẩu được bán ở siêu thị.

Những vấn đề này sẽ được tác giả nghiên cứu sâu hơn trong các công trình nghiên cứu ở cấp cao và mở rộng phạm vi đề tài hơn.

Ngày đăng: 24/06/2023, 10:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Bắc (2011), “ Phổ biến sai phạm về chất lượng: tại NTD đánh khẽ?”, Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Số 5 (3/2011), tr. 25 - 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phổ biến sai phạm về chất lượng: tại NTD đánh khẽ?”,"Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Tác giả: Hoàng Bắc
Năm: 2011
2. Doãn Kế Bôn, Đoàn Thị Bích Hòa (2007), WTO và phát triển thương mại Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: WTO và phát triển thương mại ViệtNam
Tác giả: Doãn Kế Bôn, Đoàn Thị Bích Hòa
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2007
3. Bộ môn Kinh tế thương mại, (2002), Tập bài giảng Kinh tế thương mại, Học phần 2, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Kinh tế thương mại, Họcphần 2
Tác giả: Bộ môn Kinh tế thương mại
Năm: 2002
4. Bộ Y tế (2011), Dự thảo Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn2011 – 2020 và tầm nhìn 2030
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2011
5. Lê Minh Châu (2003), Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN đối với siêu thị trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN đốivới siêu thị trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Lê Minh Châu
Năm: 2003
6. Uyên Chi (2010), “Rau quả Trung Quốc: Khó kiểm soát chất lượng!”, Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Số 24 (12/2010), tr. 33 – 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rau quả Trung Quốc: Khó kiểm soát chất lượng!”, "Tiêuchuẩn đo lường chất lượng
Tác giả: Uyên Chi
Năm: 2010
7. Chính phủ (2011), Dự thảo nghị định Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo nghị định Quy định xử phạt hành chính về an toànthực phẩm
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
8. Phan Thế Công (2009), “Tăng cường hiệu lực QLNN trong việc bảo vệ quyền lợi của NTD Việt Nam”, Khoa học Thương mại, số 32, Tr. 21 – 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường hiệu lực QLNN trong việc bảo vệ quyềnlợi của NTD Việt Nam”, "Khoa học Thương mại
Tác giả: Phan Thế Công
Năm: 2009
9. Phan Thế Công, Ninh Thị Hoàng Lan (2009), Tăng cường hiệu lực QLNN trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD Việt Nam giai đoạn hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường hiệu lực QLNNtrong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD Việt Nam giai đoạn hiện nay
Tác giả: Phan Thế Công, Ninh Thị Hoàng Lan
Năm: 2009
10. Lê Hồng Hạnh, Vũ Thị Bạch Nga, Dương Thị Thanh Mai, Đinh Dũng Sỹ, Nguyễn Thị Ánh Vân (2009), Báo cáo rà soát, hệ thống hóa các quy định hiện hành về bảo vệ NTD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo rà soát, hệ thống hóa các quy định hiệnhành về bảo vệ NTD
Tác giả: Lê Hồng Hạnh, Vũ Thị Bạch Nga, Dương Thị Thanh Mai, Đinh Dũng Sỹ, Nguyễn Thị Ánh Vân
Năm: 2009
11. Nguyễn Thị Nhiễu (2006), Siêu thị phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Siêu thị phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ởViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Nhiễu
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2006
12. Khải Nguyên (2009), Những quy định pháp luật mới nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch tễ và một số tiêu chuẩn chất lượng về thực phẩm, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quy định pháp luật mới nhất về vệ sinh an toànthực phẩm, dịch tễ và một số tiêu chuẩn chất lượng về thực phẩm
Tác giả: Khải Nguyên
Nhà XB: NXB Laođộng
Năm: 2009
13. Thân Danh Phúc, Ngô Xuân Bình, Hà Văn Sự (2006), Bài giảng học phần QLNN về thương mại, Đại học Thương Mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng học phầnQLNN về thương mại
Tác giả: Thân Danh Phúc, Ngô Xuân Bình, Hà Văn Sự
Năm: 2006
14. Lương Xuân Quỳ (2006), QLNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QLNN trong nền kinh tế thị trường định hướngXHCN ở Việt Nam
Tác giả: Lương Xuân Quỳ
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2006
15. Sở Công Thương Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, kiểm soátthị trường năm 2010
Tác giả: Sở Công Thương Hà Nội
Năm: 2011
16. Hồ Trung Thanh (2005), Vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại: các hệ thống phòng ngừa và kiểm soát phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, Dự án nghiên cứu của Bộ Công thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Trung Thanh (2005), "Vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thươngmại: các hệ thống phòng ngừa và kiểm soát phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tếvà khu vực
Tác giả: Hồ Trung Thanh
Năm: 2005
17. Lan Trường (2011), “An toàn thực phẩm, trách nhiệm không của riêng ai”, NTD, số 301/T5-2011, tr.10 – 11.Tài liệu từ các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: An toàn thực phẩm, trách nhiệm không của riêng ai”,"NTD
Tác giả: Lan Trường
Năm: 2011
5. Tố Loan (2008), Vệ sinh an toàn thực phẩm: cần hành động quyết liệt với chế tài mạnh, cập nhật ngày 28/04/2008, trang web http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2008/4/10382.html6. Cẩm Ly (2010), Tầm quan trọng của nhãn mác, cập nhật ngày 7/9/2010, trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh an toàn thực phẩm: cần hành động quyết liệt với chếtài mạnh," cập nhật ngày 28/04/2008, trang webhttp://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2008/4/10382.html6. Cẩm Ly (2010), "Tầm quan trọng của nhãn mác
Tác giả: Tố Loan (2008), Vệ sinh an toàn thực phẩm: cần hành động quyết liệt với chế tài mạnh, cập nhật ngày 28/04/2008, trang web http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2008/4/10382.html6. Cẩm Ly
Năm: 2010
8. Duy Tiến (2007), An toàn thực phẩm trong siêu thị: Đáng báo động, cập nhật ngày 25/08/2007, trang web http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=7155&ChannelID=5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An toàn thực phẩm trong siêu thị: Đáng báo động
Tác giả: Duy Tiến
Năm: 2007
11. Hồ Quang Trung (2008), Dự báo về quy tắc xuất xứ và những tác động đối với việc thúc đẩy hàng nông sản Việt Nam, cập nhập 31/10/2008, trang web http://wto.nciec.gov.vn/Lists/Quy%20tc%20xut%20x/DispForm.aspx?ID=4&Source=http%3A%2F%2Fwto.nciec.gov.vn%2FLists%2FQuy%2520tc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo về quy tắc xuất xứ và những tác động đối vớiviệc thúc đẩy hàng nông sản Việt Nam
Tác giả: Hồ Quang Trung
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w