Giới thiệu điều khiển từ xa
Ít người biết rằng những chiếc điều khiển từ xa đầu tiên trên thế giới được ra đời nhằm mục đích phục vụ cho chiến tranh Các loại điều khiển từ xa bằng tần số vô tuyến xuất hiện vào chiến tranh thế giới I nhằm hướng dẫn các tàu hải quân Đức đâm vào thuyền của quân Đồng Minh Đến chiến tranh thế giới II, điều khiển từ xa dùng để kích nổ những quả bom Sau chiến tranh, công nghệ tuyệt vời của chúng tiếp tục được cải tiến để phục vụ đắc lực trong đời sống con người Và đến nay, có thể nói, gần như ai cũng đã từng sử dụng điều khiển từ xa để điều khiển một thiết bị nào đó.
Ban đầu, người ta dùng điều khiển từ xa sử dụng công nghệ tần số vô tuyến RF (Radio Frequency) và sau đó bắt đầu ứng dụng công nghệ hồng ngoại IR (Infrared Remote) vào điều khiển từ xa Hiện nay trong đời sống, chúng ta sử dụng cả hai loại điều khiển từ xa này.
1.1.1 Điều khiển từ xa bằng tần số vô tuyến (RF)
Là loại điều khiển từ xa xuất hiện đầu tiên và đến nay vẫn giữ một vai trò quan trọng và phổ biến trong đời sống Nếu điều khiển IR chỉ dùng trong nhà thì điều khiển RF lại dùng cho nhiều vật dụng bên ngoài như các thiết bị mở cửa gara xe, hệ thống báo hiệu cho xem các loại đồ chơi điện tử từ xa thậm chí kiểm soát vệ tinh và các hệ thống máy tính xách tay và điện thoại thông minh…
Với loại điều khiển này, nó cũng sử dụng nguyên lý tương tự như điều khiển bằng tia hồng ngoại nhưng thay vì gửi đi các tfn hiệu ánh sáng, nó lại truyền sóng vô tuyến tương ứng với các lệnh nhị phân Bộ phận thu sóng vô tuyến trên thiết bị được điều khiển nhận tín hiệu và giải mã nó.
Giới thiệu linh kiện sử dụng
1.2.1 Tổng quan về vi điều khiển AT89c51
1.2.1.1 Tóm tắt về lịch sử của 8051
Vào năm 1981 hãng Intel giới thiệu một số bộ vi điều khiển được gọi là 8051 Bộ vi điều khiển này có 128 byte RAM, 4K byte ROM trên chip, hai bộ định thời, một cổng nối tiếp và 4 cổng (đều rộng 8 bit) vào – ra tất cả được đặt trên một chip Lúc ấy nó được coi là một “hệ thống trên chip” 8051 là một bộ xử lý 8 bit có nghĩa là CPU chỉ có thể làm việc với 8 bit dữ liệu tại một thời điểm Dữ liệu lớn hơn 8 bit được chia ra thành các dự liệu 8 bit để xử lý 8051 có tất cả 4 cổng vào – ra I/O mỗi cổng rộng 8 bit Mặc dù 8051 có thể có một ROM trên chip cực đại là 64K byte, nhưng các nhà sản xuất lúc đó đã cho xuất xưởng chỉ với 4K byte ROM trên chip.
8051 đã trở lên phổ biến sau khi Intel cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất và bán bất kỳ dạng biến thể nào của 8051 mà họ thích với điều kiện họ phải để lại mã tương thích với 8051 Điều này dẫn đến sự ra đời nhiều phiên bản của 8051 với các tốc độ khác nhau và dung lượng ROM trên chip khác nhau được bán bởi hơn nửa các nhà sản xuất. Điều này quan trọng là mặc dù có nhiều biến thể khác nhau của 8051 về tốc độ và dung lượng nhớ ROM trên chip, nhưng tất cả chúng đều tương thích với 8051 ban đầu về các lệnh Điều này có nghĩa là nếu viết chương trình của mình cho một phiên bản nào đó thì nó cũng sẽ chạy với mọi phiên bản bất kỳ khác mà không phân biệt nó được sản xuất từ hãng nào.
Các đặc tính của 8051 đầu tiên: Đặc Tính Số Lượng
Bộ định thời Các chân vào – ra Cổng nối tiếp Nguồn ngắt
Bộ vi điều khiển 8051 là thành viên đầu tiên của họ 8051 Hãng Intel ký hiệu nó như làMCS51.
- Các thành viên khác của họ 8051 a Bộ vi điều khiển 8052
Bộ vi điều khiển 8052 là một thành viên khác của họ 8051, 8052 có tất cả các đặc tính chuẩn của 8051 ngoài ra nó có thêm 128 byte RAM và một bộ định thời nữa. Hay nói cách khác là 8052 có 256 byte RAM và 3 bộ định thời Nó cũng có 8K byte ROM Trên chíp thay vì 4K byte như 8051. Đặc tính 8051 8052 8031
ROM trên chip 4K byte 8K byte OK
So sánh các đặc tính của các thành viên họ 8051
Như nhìn thấy từ bảng trên thì 8051 là tập con của 8052 Do vậy tất cả mọi chương trình viết cho 8051 đều chạy trên 8052 nhưng điều ngược lại là không đúng. b Bộ vi điều khiển 8031
Một thành viên khác nữa của 8051 là chíp 8031 Chíp này thường được coi như là 8051 không có ROM trên chíp vì nó có OK byte ROM trên chíp Để sử dụng chíp này ta phải bổ xung ROM ngoài cho nó ROM ngoài phải chứa chương trình mà 8031 sẽ nạp và thực hiện So với 8051 mà chương trình được chứa trong ROM trên chíp bị giới hạn bởi 4K byte, còn ROM ngoài chứa chương trinh được gắn vào 8031 thì có thể lớn đến 64K byte Khi bổ xung cổng, như vậy chỉ còn lại 2 cổng để thao tác Để giải quyết vấn đề này ta có thể bổ xung cổng vào - ra cho 8031 Phối phép 8031 với bộ nhớ và cổng vào - ra Ngoài ra còn có các phiên bản khác nhau về tốc độ của 8031 từ các hãng sản xuất khác nhau.
- Các bộ vi điều khiển 8051 từ các hãng khác nhau a Bộ vi điều khiển 8751
Chíp 8751 chỉ có 4K byte bộ nhớ UV-EPROM trên chíp Để sử dụng chíp này để phát triển yêu cầu truy cập đến một bộ đốt PROM cũng như bộ xoá UV- EPROM để xoá nội dung của bộ nhớ UV-EPROM bên trong 8751 trước khi ta có thể lập trình lại nó Do một thực tế là ROM trên chíp đối với 8751 là UV-EPROM nên cần phải mất 20 phút để xoá 8751 trước khi nó có thể được lập trình trở lại Điều này đã dẫn đến nhiều nhà sản xuất giới thiệu các phiên bản Flash Rom và UV-RAM của 8051 Ngoài ra còn có nhiều phiên bản với các tốc độ khác nhau của 8751 từ nhiều hãng khác nhau. b Bộ vi điều khiển AT8951 từ Atmel Corporation
Chíp 8051 phổ biến này có ROM trên chíp ở dạng bộ nhớ Flash Điều này là lý tưởng đối với những phát triển nhanh vì bộ nhớ Flash có thể được xoá trong vài giây trong tương quan so với 20 phút hoặc hơn mà 8751 yêu cầu Vì lý do này mà AT89C51 để phát triển một hệ thống dựa trên bộ vi điều khiển yêu cầu một bộ đốt ROM mà có hỗ trợ bộ nhớ Flash Tuy nhiên lại không yêu cầu bộ xoá ROM Lưu ý rằng trong bộ nhớ Flash ta phải xoá toàn bộ nội dung của ROM nhằm để lập trình lại cho nó Việc xoá bộ nhớ Flash được thực hiện bởi chính bộ đốt PROM và đây chính là lý do tại sao lại không cần đến bộ xoá Để loại trừ nhu cầu đối với một bộ đốt PROM hãng Atmel đang nghiên cứu một phiên bản của AT 89C51 có thể được lập trình qua cổng truyền thông COM của máy tính IBM PC.
Số linh kiện ROM RAM Chân Timer Ngắt Vcc Đóng
Các phiên bản của 8051 từ Atmel (Flash ROM).
Chữ C trong ký hiệu AT89C51 là CMOS.
Cũng có những phiên bản đóng vỏ và tốc độ khác nhau của những sản phẩm trên đây. Xem bảng dưới Ví dụ để ý rằng chữ “C” đứng trước số 51 trong AT 89C51 -12PC là ký hiệu cho CMOS “12” ký hiệu cho 12 MHZ và “P” là kiểu đóng vỏ DIP và chữ “C” cuối cùng là ký hiệu cho thương mại (ngược với chữ “M” là quân sự ) Thông thường AT89C51 - 12PC rất lý tưởng cho các dự án của học sinh, sinh viên.
Mã linh kiện Tốc độ Số chân Đóng vỏ Mục đích
Các phiên bản 8051 với tốc độ khác nhau của Atmel. c Bộ vi điều khiển DS5000 từ hãng Dallas Semiconductor
Một phiên bản phổ biến khác nữa của 8051 là DS5000 của hãng DallasSemiconductor Bộ nhớ ROM trên chíp của DS5000 ở dưới dạng NV-RAM Khả năng đọc/ ghi của nó cho phép chương trình được nạp vào ROM trên chíp trong khi nó vẫn ở trong hệ thống (không cần phải lấy ra) Điều này còn có thể được thực hiện thông qua cổng nối tiếp của máy tính IBM PC Việc nạp chương trình trong hệ thống (in-system) của DS5000 thông qua cổng nối tiếp của PC làm cho nó trở thành một hệ thống phát triển tại chỗ lý tưởng Một ưu việt của NV-RAM là khả năng thay đổi nội dung của ROM theo từng byte tại một thời điểm Điều này tương phản với bộ nhớ Flash và EPROM mà bộ nhớ của chúng phải được xoá sạch trước khi lập trình lại cho chúng.
Mã linh kiện ROM RAM Chân I/O Timer Ngắt Vcc Đóng vỏ
Các phiên bản 8051 từ hãng Dallas Semiconductor.
Chữ “T” đứng sau 5000 là có đồng hồ thời gian thực.
Lưu ý rằng đồng hồ thời gian thực RTC là khác với bộ định thời Timer RTC tạo và giữ thời gian l phút giờ, ngày, tháng - năm kể cả khi tắt nguồn.
Còn có nhiều phiên bản DS5000 với những tốc độ và kiểu đóng gói khác nhau Ví dụ DS5000-8-8 có 8K NV-RAM và tốc đọ 8MHZ Thông thường DS5000-8-12 hoặc DS5000T-8-12 là lý tưởng đối với các dự án của sinh viên.
Mã linh kiện NV- RAM Tốc độ
DS5000-8-8 DS5000-8-12 DS5000-32-8 DS5000T-32-12 DS5000-32-12 DS5000-8-12
8MHz 12MHz 8MHz 8MHz (with RTC) 12MHz
Các phiên bản của DS5000 với các tốc độ khác nhau d Phiên bản OTP của 8051
Các phiên bản OTP của 8051 là các chíp 8051 có thể lập trình được một lần và được cung cấp từ nhiều hãng sản xuất khác nhau Các phiên bản Flash và NV-RAM thường được dùng để phát triển sản phẩm mẫu Khi một sản pohẩm được thiết kế và được hoàn thiện tuyệt đối thì phiên bản OTP của 8051 được dùng để sản hàng loạt vì nó rẻ hơn rất nhiều theo giá thành một đơn vị sản phẩm. e Họ 8051 từ Hãng Philips
Một nhà sản xuất chính của họ 8051 khác nữa là Philips Corporation Thật vậy,hãng này có một dải lựa chọn rộng lớn cho các bộ vi điều khiển họ 8051 Nhiều sản phẩm của hãng đã có kèm theo các đặc tính như các bộ chuyển đổi ADC, DAC, cổng I/0 mở rộng và cả các phiên bản OTP và Flash
1.2.1.2 Kiến trúc vi điều khiển 8051
Các vi điều khiển thuộc họ 8051 đều tổ chức thành 2 không gian chương trình và dữ liệu, hình 1 và hình 2 sẽ mô tả điều này Kiến trúc vi xử lý 8 bit của 8051 này cho phép truy nhập và tính toán nhanh hơn đối với không gian dữ liệu nhờ việc phân chia 2 không gian bộ nhớ chương trình và dữ liệu như trên Tuy nhiên bộ nhớ ngoài được truy nhập bởi hệ thống 16 bit địa chỉ vẫn có thể thực hiện nhờ thanh ghi con trỏ
Bộ nhớ chương trình (ROM, EPROM) là bộ nhớ chỉ đọc, có thể mở rộng tối đa 64Kbyte Với họ vi điều khiển 89xx, bộ nhớ chương trình được tích hợp sẵn trong chip có kích thước nhỏ nhất là 4kByte Với các vi điều khiển không tích hợp sẵn bộ nhớ chương trình trên chip, buộc phải thiết kế bộ nhớ chương trình bên ngoài Ví dụ sử dụng EPROM: 2764 (64Kbyte), khi đó chân PSEN phải ở mức tích cực (5V).
Hình 1: Cấu trúc vi điều khiển 8051
Sơ đồ khối
Hình 2.2 Sơ đồ khối hệ thống
2.1.1 Chức năng nhiệm vụ của từng khối
Khối nguồn tạo ra dòng điện và điện thế ổn định cung cấp an toàn cho cả mạch.
Do dùng nguồn 12VDC nên ta dùng một diode để ngăn dòng ngược chiều đi qua và IC ổn áp 7805 để tạo nguồn 5v cung cấp cho mạch.
Khối phát phát tín hiệu để cung cấp cho khối thu Khối phát dùng IC 2262 tạo mã hóa và dử dụng modul phát RF 315MHf để truyền đi.
Khối dùng để thu tín hiệu từ khối phát, sau đó đưa về PT2272 để giải mã và đưa đến khối điều khiển để bật tắt thiết bị.
Là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống, có nhiêm vụ đọc tín hiệu từ bàn phím và xử lý tín hiệu từ bàn phím gửi về sau đó gửi tín hiệu điều khiển tới bộ phát sóng RF
Khối Công suất gồm: Rơle 12V, BJT C1815 để khuếch đại dòng qua Rơle.Relay là một công tắc điều khiển từ xa đơn giản, nó dùng một dòng nhỏ để điều khiển một dòng lớn vì vậy nó được dùng để bảo vệ công tắc nên cũng được xem là một thiết bị bảo vệ. Một relay điển hình điều khiển mạch và cả điều khiển nguồn Kết cấu relay gồm có một lõi sắt, một cuộn từ và một tiếp điểm.
Rờle có 2 mạch: mạch điều khiển (1-3) và mạch tải (2-4) Mạch điều khiển có một cuộn dây nhỏ trong khi mạch tải có một công tắc.
Dòng điện chạy qua cuộn dây mạch điều khiển (chân số 1 và số 3) tạo ra một từ trường nhỏ làm đóng tiếp điểm (chân số 2 và số 4) Tiếp điểm, là một phần của mạch tải,được dùng để điều khiển mạch điện nối với nó Dòng chạy qua chân số 2 và số 4 khi rờle được kích hoạt (trạng thái mở).
Khi dòng ngừng chạy qua mạch điều khiển (chân số 1 và số 3) rờle trở nên ngắt. Không còn từ trường, tiếp điểm hở ra và dòng bị ngăn không chạy qua chân số 2 và số 4. Rờle bây giờ ngắt.
Khi không có điện áp đặt lên chân số 1, không có dòng chạy qua cuộn dây Không có dòng nghĩa là không có từ trường sinh ra nên tiếp điểm hở ra Khi có điện áp đặt lên chân số 1, dòng đi qua cuộn dây sinh ra từ trường cần thiết để đóng tiếp điểm cho phép thông mạch giữa chân số 2 và số 4.
+ Điện trở cuộn dây Rơle R = 400Ω
+ Dòng điện qua cuộn dây khoảng 300mA
+ Thời gian đóng mở : 10ms
Tính toán chọn BJT và các điện trở phân cực:
Chọn Q1 là BJT C1815, BJT làm việc ở chế độ bão hòa
Dòng điện qua cuộn dây của Rơle
Dòng điện qua Rơle cũng là dòng qua cực C của BJT Suy ra Để Transitor dẫn bão hòa thì
Tác dụng của Diode: dùng để tránh dòng Fuco trong cuộn dây sinh ra trong quá trình hoạt động làm hỏng BJT
Việc chọn fiode không khó khăn chỉ là loại Diode chịu được dòng tương đối nhỏ.Trong mạch này ta chọn Diode là loại 1N4007.
Sơ đồ nguyên lý và hoạt động của mạch
Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống
2.2.2 Nguyên lý hoạt động của mạch
Trên mạch gồm có 8 phín bấn có thể điều chỉnh được 8 thiết bị điện tương ứng và một mạch phát sóng RF Mạch PT 2272 M4 là bộ giải mã điều khiển từ xa dùng chung với PT
2262 sử dụng công nghệ cmos Có 8 địa chỉ mã hóa , 4 địa chỉ dữ liệu chính vì thế có nhiều cách set chân 3^8 cách, có thể sản xuất nhiều mà không sợ set trùng mã Ở mạch thu 2272 set chân (chân 1 → 8) như thế nào thì ở mạch phát 2262 (chân 1 → 8) cũng phải như vậy.
Sau khi nghiên cứu nguyên lý hoạt dộng từng khối của mạch diều khiển không dây ta tiến hành nghiên cứu nguyên lý hoạt động của toàn mạch Khi cấp nguồn cho mạch và các nút bấm chưa được nhấn thì vi điều khiển sẽ xuất ra cổng P2 của 8051 ở mức 0 thì chân 10 → 12 của 2272 ở mức 0, chân RD0, RD1, RD2, RD3 nên tín hiệu ra ở khối điều khiển bằng 0, led 1,led 2, led 3, led 4 không có điện thế qua nên không sáng, tín hiệu nhận được ở bộ thu 0 nên không có dòng kích làm cho transistor không dẫn ( VB < 0.7 V) ngõ ra chân C (C1815) ở mức cao không có điện thế qua nên relay không bật.
2.2.2.1 Khi muốn bật thiết bị
Khi ta nhấn nút (nút A) được nối với chân P2.0 của vi điều khiển ở remos tín hiệu được đưa vào AT89S52 nó sẽ đưa chân RD0 của bộ phát RF lên mức 1 chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 12 của 2272 lên mức 1, , chân B ( C1815) có dòng kích ở mức cao làm cho transistor dẫn ( VB > 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức thấp tạo ra nguồn cung cấp cho relay bật làm cho thiết bị cần điều khiển thứ nhất bật.
Khi ta nhấn nút (nút B) được nối với chân P2.1 của vi điều khiển remos tín hiệu được đưa vào AT89S52 nó sẽ đưa ngõ ra RD1 lên mức 1 chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 10 của 2272 lên mức 1, chân B ( C1815) có dòng kích ở mức cao làm cho transistor dẫn ( VB > 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức thấp tạo ra nguồn cung cấp cho relay bật làm cho thiết bị cần điều khiển thứ hai bật.
Khi ta nhấn A ở remos chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 12 của 2272 lên mức 1, ngõ vào của bộ thu đang ở mức logic cao khi nhận thêm một tín hiệu nữa nó sẽ set ngõ ra RD0 xuống mức thấp Chân B ( C1815) không có dòng kích làm cho transistor ngưng dẫn ( VB < 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức cao không có nguồn cung cấp, relay mất điện trở về vị trí ban đầu tắt thiết bị thứ nhất.
Khi ta nhấn B ở remos chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 10 của 2272 lên mức 1, ngõ vào của bộ thu đang ở mức logic cao khi nhận thêm một tín hiệu nữa nó sẽ set ngõ ra RD1 xuống mức thấp Chân B ( C1815) không có dòng kfch làm cho transistor ngưng dẫn ( VB < 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức cao không có nguồn cung cấp, relay mất điện trở về vị trí ban đầu tắt thiết bị thứ hai. Đó là yêu cầu chủ yếu của đồ án học phần 2 Trong thực tế, để mạch có thể ứng dụng hơn, ta thiết kế thêm công tắt điều kiển bằng tay phòng khi trường hợp remos bị hư hỏng, hết pin không thể sửa chửa kịp Nguyên lý hoạt dộng của nó cũng giống như khi ta nhấn remos nhưng nó không qua IC 2272 Khi ta nhấn công tắt, như xung mức cao tác động trực tiếp vào ngỏ vào của vi xử lý làm cho ngỏ ra lên mức cao và đửa các tín hiệu ra các chân ngõ ra tương ứng.
Code chương trình
#include sbit led1=P1^0; sbit led2=P1^1; sbit led3=P1^2; sbit led4=P1^3; sbit sw1=P2^0; sbit sw2=P2^1; sbit sw3=P2^2; sbit sw4=P2^3; void delay(long time)
{ delay(200); led=1; if(sw == 1)led = !led;// if(sw2 == 1)
{ delay(200); led2=1; if(sw2 == 1)led2 = !led2;//
Dụng cụ sử dụng
- Chuẩn bị linh kiện theo sơ đồ nguyên lý
Tiến hành thi công mạch
- Tiến hành ủi bo mạch ,khoan lỗ để gắn linh kiện theo sơ đồ layout
Sơ đồ bố trí linh kiện
Hình Sơ đồ mạch in trên board
+ Sử dụng VOM kiểm tra linh xem có hoạt động tốt hay không (nếu hư hỏng thì thay bằng linh kiện khác)
- Hàn linh kiện vào mạch
- Nạp chương trình vào Vi fiều Khiển
- Kiểm Tra hoạt động của mạch
Sản Phẩm hoàn thiện
Hình ảnh mạch điều khiển
Hình ảnh sản phẩm thực tế
Hướng Dẫn Sử dụng
Mạch điều khiển thiết bị từ xa dùng RF gồm 02 mạch: Mạch phát ( Remote ) và mạch thu.
- Lắp đặt hoặc để mạch thu cố định; Mạch thu và remote tránh ẩm ướt chạm chập…
- Nối tải ( Thiết bị cần tắt, mở ) với 4 Rơle 1,2,3,4 trên mạch thu ( Trong trường hợp này tải là 4 bóng Led đỏ lớn đã được đấu sẵn với 4 rơle
- Gắn 01 pin 9V để cấp nguồn cho mạch phát ( Remote ) – Chú ý gắn pin dúng kích cỡ, đúng cực + và – theo ký hiệu trên remote
- Cấp điện cho mạch thu:
+ Cắm điện AC 220v + Bật contact ở vị trí On ( Cấp điện DC cho mạch )
- Bấm 4 phím bấm trên remote ( 1,2,3,4 ) để điều khiển ngắt, đóng 4 rơle Lúc này
4 rơle tương ứng với 4 phím bấm sẽ ngắt, đóng ( Ứng với mỗi phím bấm: Bấm 01 lần, rơle sẽ đóng và tải là đèn led đỏ lớn sẽ sáng; Bấm phím bấm lần 2 rơle sẽ ngắt tải là đèn led đỏ lớn sẽ tắt )
- Trên mạch thu lúc này cũng có 4 ngõ ra ( 1,2,3,4 ) tương ứng với 04 phím bấm trên mạch phát Ta có thể sử dụng 04 phím bấm này để đóng, ngắt tải giống như cách sử dụng remote
- Trong trường hợp ta đang sử dụng phím bấm 1,2,3,4 trên remote để điểu khiển đóng rơle cấp điện cho tải hoạt động, lúc đó ta có thể dùng các phím bấm tương ứng 1,2,3,4 trên mạch thu để ngắt rơle làm tải ngừng hoạt động
- Khi muốn ngừng sử dụng mạch điều khiển thiết bị từ xa, ta cần thực hiện các bước sau:
+ Sử dụng remote hoặc bấm các phím bấm trên mạch thu để ngắt các rơle (ngừng cấp điện cho tải )
+ Tắt contact nguồn trên mạch thu ( Chuyển sang trạng thái OF ) + Rút điện AC 220v
+ Tháo pin trong remote ra ( Trong trường hợp ngừng sử dụng lâu dài mạch điều khiển – Nhằm bảo quản remote không bị hư hỏng )
+ Bảo quản mạch điều khiển thiết bị từ xa trong hộp; Tránh va đập và tránh môi trường ẩm ướt, nhiễm từ…
Sau gần 3 tháng tìm hiểu thiết kế và thi công mạch “ Điều Khiển Thiết bị từ xa bằng sóng RF” Em đã thực hiện thành công đề tài Kết quả đạt được là: đã tạo ra được mạch hoàn chỉnh,mạch chạy ổn định ,điều khiển được 2 thiết bị sinh hoạt trong gia đình Qua đó đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế, gia công mạch điện tử. Củng cố được những kiến thức lý thuyết đã được học
Bên cạnh những kết quả đạt được thì mạch còn những hạn chế là: hạn chế về số lượng thiết bị điều khiển chỉ mới điều khiển được 2 thiết bị Mạch ít ứng dụng, gây lãng phí tính năng của vi điều khiển Vấn đề bảo hành của mạch không được đảm bảo…