Mẫu một bài báo cáo tham luận về chương trình truyền thông Chast theo nội dung yêu cầu toàn khóa
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BC: 29/BC.HBA Hòa Bình, ngày 22 tháng 07 năm 2013 BÁO CÁO THAM LUẬN V/v tổ chức truyền thông “CHAST” Đơn vị Trường TH Hòa Bình A - 2013 Thực hiện theo Cv số 05/CTĐ, ngày 07/01/2013 của HCTĐ Tỉnh Đồng Tháp thông qua HCTĐ huyện và PGD huyện TN, v/v tập huấn hướng dẫn viên về phương pháp truyền thông “CHAST – giáo dục thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và môi trường”, nằm trong khuôn khổ Dự án cứu trợ phục hồi cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ vùng ĐBSCL, Miền Nam Việt Nam 2011 do Ủy ban viện trợ nhân đạo Liên minh Châu Âu (ECHO) tài trợ. Được sự thống nhất và cho phép của PGD, BGH Trường TH Hòa Bình A đã tiến hành triển khai chương trình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và môi trường (CHAST) với nội dung và kết quả như sau: I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHAST. - CHAST là cụm từ viết tắt của từ tiếng Anh “Children’s Hygiene and Sanitation Training ”- nghĩa là “Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và môi trường có sự tham gia của trẻ em”, tức lấy trẻ em làm nhân tố thay đổi vì hành vi vệ sinh cá nhân được hình thành từ thời thơ ấu. - CHAST được xây dựng dựa trên kinh nghiệm triển khai của hai cách tiếp cận đã được sử dụng rộng rãi trong chương trình cải thiện điều kiện nước và vệ sinh môi trường ở nhiều nước trong nhiều năm, đó là phương pháp tiếp cận trẻ với trẻ cùng phương pháp thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và môi trường có sự tham gia của cộng đồng – PHAST. - Ở Việt Nam, CHAST được cải biên để áp dụng trong nhà trường, vì hầu hết trẻ em trong độ tuổi tiểu học cần giáo dục nhận thức đúng về hành vi vệ sinh cá nhân và môi trường đều được đến trường. - CHAST ở Việt Nam được sử dụng phương pháp giáo dục cộng phương pháp giải trí để tạo sự cuốn hút và huy động có hiệu quả sự tham gia của trẻ… II. CƠ SỞ SỐ LIỆU TRUYỀN THÔNG CHAST TẠI ĐƠN VỊ. 1. Thời gian triển khai: Từ ngày 11/03/2013 đến 29/05/2013. 2. Số lượng BTC, tổ hỗ trợ, HDV: 8 (Trong đó: BTC là 02; Tổ hỗ trợ là 05 GVCN; HDV là 01) 3. Số lượng đối tượng truyền thông: 112 HS/ 54 nữ/ 5 lớp. 4. Số tiết được triển khai: 55 tiết/ 11 tuần và 1 buổi tổng kết. 5. Kinh phí toàn đợt truyền thông là 6. 125.000đ (gồm: chi VPP, hỗ trợ BTC, tổng kết, phí cho HDV) 6. CSVC được hỗ trợ trong toàn đợt: 1 bồn Inox 1000l, 01 bệ rủa tai beton lát gạch men với 5 vòi, 6 bộ tài liệu truyền thông CHAST. III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG CHAST TẠI ĐƠN VỊ. 1. Các bước triển khai truyền thông tai đơn vị sau khi HDV được tập huấn: 1.1. Lập kế hoạch; chương trình chung cho toàn đợt truyền thông cùng giáo án truyền thông cho 12 bài gửi BLĐ nhà trường xem xét và phê duyệt. 1.2. Gửi kế hoạch và chương trình truyền thông về PGD và HCTĐ huyện. 1.3. Họp BTC lựa chọn 05/11 lớp để triển khai truyền thông: Lớp 5/1, 4/1, 3/1, 2/1, lớp ghép 4+5/2. 1.4. Nhận dụng cụ, kinh phí từ dự án. 1.5. Căn cứ giáo án truyền thông tiến hành mua văn phòng phẳm theo nội dung từng tiết. 1.6. Tiến hành công tác truyền thông theo kế hoạch,chương trình đã đề ra. 1.7. Tổ chức buổi tổng kết truyền thông vào ngày 29/05/2013. 1.8. Báo cáo kết quả truyền thông theo đợt, theo yêu cầu cũng như những vướng mắc trong quá trình triển khai về BGH và PGD. 2. Những mặt được và chưa được trong toàn đợt truyền thông tại đơn vị: 2.1. Mặt ưu điểm: 2.1.1. Về tài liệu truyền thông: - Chương trình truyền thông được trang bị đủ các dụng cụ, tài liệu cần thiết cho HDV truyền thông. Các dụng cụ và tài liệu có tính mỹ quan và khoa học cao, hình thức đẹp, hình ảnh rỏ và có tính liên kết với đời thường. Từ đó học sinh dễ hiểu và dễ tiếp thu. - Bố cục và nội dung tài liệu có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bài theo một chuỗi logics và cụ thể, các phần mục tiêu và phần hướng dẫn chuẩn bị rõ, giúp HDV dễ chuyển tải nội dung tài liệu thành giáo trình giảng dạy. - Có sự kết hợp chặt chẻ giữa lý thuyết, tranh ảnh và thực hành. Có sự phân chia kiến thức theo từng nhóm tuổi giúp HDV truyền tải tốt kiến thức và kích thích hoạt động học tập của HS đạt kết quả cao. 2.1.2. Về phương pháp truyền thông: - Với hình thức vừa học vừa chơi, chương trình truyền thông đã phát huy rất tốt lợi thế của từng phương pháp theo từng nội dung bài, như: PP trực quan, PP thảo luận, PP trò chơi, PP diễn giải, PP trình bày, PP tư duy, PP thực hành… tạo nên không khí sôi nổi, hào hứng trong mỗi tiết truyền thông, đập tan sự thụ động và rụt rè của các em. 2.1.3. Về đối tượng truyền thông: - Ngay từ đầu, BTC truyền thông cùng với tổ hỗ trợ đã xác định đây là chương trình truyền thông thí điểm nên cũng đã có sự lựa chọn và phân luồng các đối tượng truyền thông. Với sự phân luồng đó đã tạo điều kiện cho HDV nắm rỏ đặc điểm của từng lớp từ đó đưa ra mục tiêu cụ thể và phương pháp hướng dẫn cụ thể các lớp để truyền tải nội dung truyền thông một cách tốt nhất. 2.1.4. Về tiến trình truyền thông: - Với sự chỉ đạo của BGH (BTC) về sự sắp xếp thời gian chéo buổi (Thời khóa biểu) theo lịch học của từng lớp và theo thời gian công tác của người HDV. Với sự sắp xếp, bố trí hợp lý và được công khai trước hội đồng về thời khóa biểu của toàn đợt truyền thông đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho HDV cùng kết hợp với tổ hỗ trợ (GVCN) tổ chức triển khai đầy đủ và hiệu quả 55 tiết/ 11 bài và 1 buổi tổng kết. 2.1.5. Về kinh phí truyền thông: - Được hỗ trợ tối ưu về kinh phí để trang bị văn phòng phẳm cần thiết cho từng tiết truyền thông, chi trả phí cho HDV, BTC… Từ đó, HDV dễ dàng triển khai có hiệu quả nội dung truyền thông theo đúng chương trình và phương pháp được tập huấn. 2.1.6. Về công tác giám sát truyền thông: - Trong toàn đợt truyền thông, trường đã nhận đươc sự quan tâm và hướng dẫn rất tốt của đại diện PGD và HCTĐ Tỉnh cũng như Huyện. Sự quan tâm đó được thể hiện bằng hành động cụ thể như: Gửi các công văn triển khai truyền thông và hướng dẫn về trường kịp thời; Sự tháo gỡ kịp thời về một số vướng mắc trong hồ sơ quyết toán kinh phí; các đợt giám sát tại trường… Bên cạnh sự quan tâm của cấp trên, còn có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của BGH nhà trường cũng như sự hỗ trợ của các GVCN về thời gian, về CSVC… 2.2. Hạn chế: - Bên cạnh những tính năng nổi bặt của tài liệu và dụng cụ truyền thông thì tài liệu và dụng cụ truyền thông vẫn còn một số vướng mắc ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông tại đơn vị như: + Một số tranh ảnh con mang tính địa phương thuộc miền ngoài nên tạo cảm giác hơi xa lạ với các em HS. + Các bộ tranh và dụng cụ hoạt động nhóm được phân bổ về trong giai đoạn triển khai có sự phân bố chưa phù hợp theo đặc thù về số lượng HS/ 1 lớp ở địa phương (Dụng cụ chỉ để hoạt động theo nhóm 2, còn HS tại địa phương phải chía 3-4 nhóm/ 1 lớp mới phù hợp). + Các tranh màu truyền thông có khổ nhỏ chỉ phù hợp cho HĐ nhóm của HS, còn HĐ hướng dẫn của GV thì chưa phù hợp. (cần có bộ tranh khổ A4 dành cho HDV khi giới thiệu) + Trò chơi con rắn và cái thang còn bắt cặp ở chổ các ô tranh mỗi ô chỉ có 1 tranh với 1 nội dung để hỏi và trả lời, nên khi các đội quay trở lại vào cái ô tranh các bạn vừa trả lời xong thì có cảm giác mất hứng thú trả lời. + Lời thoại vở kịch “Con giun ngốc nghếch” với lời thoại dành nhiều qua cho Con giun đã tạo nên cảm giác thô, khó nhớ và khó chỉnh sửa so với trình độ của các em. - Đối tượng truyền thông có phân loại theo nhóm để phù họp theo nội dung và phương pháp. Tuy nhiên, đối tượng HS lớp nhỏ vẩn luôn tiếp thụ chậm hơn, hoạt động rụt rè hơn từ đó các tiết dạy thuộc các lớp 2,3 luôn có thời gian kéo dài hơn so với HS các lớp 4,5. 3. Hiệu quả truyền thông: Với những ưu điểm trên, và với sự nhạy bén trong vấn đề giải quyết những mặt hạn chế của BTC, tổ hỗ trợ và HDV, công tác truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và môi trường tại đơn vị vị Trường TH Hòa Bình A đã mang lại những kết quả cao theo đúng mục tiêu truyền thông: - 100% HS các lớp truyền thông có sự nhìn nhận và thay đổi theo chiều hướng tích cực trong nhận thức về hành vi vệ sinh và môi trường. - Hiểu rỏ tầm quan trọng của việc rủa tay thường xuyên, đúng cách và đổ rác đúng nơi vi định. - Biết chương trình truyền thông CHAST là gì. - Có sự đồng thuận của các em về việc cùng nhau tuyên truyền cho bạn bè và người thân biết cách rửa tay và sự cần thiết của việc rủa tay, biết giữ gìn môi trường xung quanh… - Có sự lan tỏ tác động đến HS toàn trường thông qua buổi TK truyền thông với các phần thi vẽ tranh về các hành vi vệ sinh cá nhân và môi trường, hái hoan dân chủ, thi diễn tiểu phẩm. IV. ĐỀ XUẤT: Thông qua chương trình truyền thông CHAST tại Trường TH Hòa Bình A, xã Hòa Bình, Tam Nông, Đồng Tháp đã góp phần thay đổi cơ bản về nhận thức của các em theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, chương trình còn thiếu sự phát triển bền vửng ở hai khâu quan trọng sau: - Chương trình truyền thông theo hướng vừa học vùa chơi đòi hỏi phải cần kinh phí để mua văn phòng phẳm và quà bánh làm phần thưởng. Đồng thời, đây là một chương trình nằm ngoài chương trình GD trong trường học nên nhà trường không thể chi trả tiền cho GVHD. Cho nên, khi dự án kết thức, trường sẽ gặp khó khăn rất lớn về kinh phí để duy trì lớp truyền thông. - Trong khi tổ chức lớp truyền thông tại địa phương, chúng ta quên mắt một yếu tố “học xong phải hành”. Tức chúng ta cứ tuyên truyền cho các em đi vệ sinh đúng cách, bảo quản nhà vệ sinh… nhưng chúng ta không xét tới khía cạnh là trong tất cả các em, có bao nhiêu em nhà đã có hố xí tự hoại, có hố rác gia đình. Từ đó dẫn đến việc các em được tuyên truyền thay đổi hành vi xong nhưng về nhà do điều kiện bất khả khán nên không thể duy trì được các hành vi tốt và dần dần những thoái quen về hành vi tốt sẽ biến mất. * Kiến nghị với HCTĐ tỉnh AG và ĐT có những giải pháp cụ thể để giải quyết khó khăn về tài chính trong việc duy trì các lớp truyền thông; Khi tổ chức các lớp truyền thông cần chú ý quan tâm sự đồng bộ giữa lý thuyết và CSVC thực hành tại địa phương (Tức tại các hộ gia đình) để khi các em đã nhận biết được sự cần thiết của sự thay đổi hành vi thì các em sẽ có điều kiện về nhà thực hiện và hướng dẫn gia đình cùng thực hiện. Trên đây là BC tham luận về việc tổ chức chương trình truyền thông CHAST tại đơn vị Trường TH Hòa Bình A. Mong được sự chia sẽ và đóng góp của mọi người. Và xin chân thành cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe! Người viết báo cáo . kế hoạch; chương trình chung cho toàn đợt truyền thông cùng giáo án truyền thông cho 12 bài gửi BLĐ nhà trường xem xét và phê duyệt. 1.2. Gửi kế hoạch và chương trình truyền thông về PGD và. trong quá trình triển khai về BGH và PGD. 2. Những mặt được và chưa được trong toàn đợt truyền thông tại đơn vị: 2.1. Mặt ưu điểm: 2.1.1. Về tài liệu truyền thông: - Chương trình truyền thông được. tiết. 1.6. Tiến hành công tác truyền thông theo kế hoạch ,chương trình đã đề ra. 1.7. Tổ chức buổi tổng kết truyền thông vào ngày 29/05/2013. 1.8. Báo cáo kết quả truyền thông theo đợt, theo yêu cầu