1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Tiến sĩ Sự kế thừa và phát triển nghệ thuật Chèo truyền thống của Tào Mạt trong bộ ba Chèo Bài ca giữ nước

189 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Nga SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO TRUYỀN THỐNG CỦA TÀO MẠT TRONG BỘ BA BÀI CA GIỮ NƯỚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2018 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Nga SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO TRUYỀN THỐNG CỦA TÀO MẠT TRONG BỘ BA BÀI CA GIỮ NƯỚC Chuyên ngành: Lý luận Lịch sử Sân khấu Mã số: 9210221 Người hướng dẫn khoa học: GS TS Lê Thị Hoài Phương Hà Nội – 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Sự kế thừa phát triển nghệ thuật Chèo truyền thống Tào Mạt ba Bài ca giữ nước cơng trình nghiên cứu tơi viết hướng dẫn GS.TS Lê Thị Hoài Phương Các kết nghiên cứu trích dẫn luận án trung thực có xuất xứ rõ ràng Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Nga ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GS Giáo sư HCV Huy chương Vàng NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh NNC Nhà nghiên cứu NNDG Nghệ nhân dân gian NS Nhạc sĩ NSDG Nghệ sĩ dân gian NSND Nghệ sĩ Nhân dân NSƯT Nghệ sĩ Ưu tú NTBD Nghệ thuật biểu diễn NTSKTT Nghệ thuật sân khấu truyền thống Nxb Nhà xuất PGS Phó giáo sư SKKH Sân khấu kịch hát SKTT Sân khấu truyền thống TCHC Tổng cục Hậu cần Tr Trang iii QUY ƯỚC VỀ CÁCH GỌI TÊN TÁC PHẨM BÀI CA GIỮ NƯỚC Tác phẩm sân khấu Bài ca giữ nước cố NSND Tào Mạt bao gồm ba Chèo liên hoàn, sáng tác từ cuối năm 1979, đến 1985 có sửa chữa Từ đời nay, tác phẩm Bài ca giữ nước viết, nói đến với nhiều cách có khác nhau: “bộ ba Chèo Bài ca giữ nước”, “bộ Chèo ba Bài ca giữ nước”, “bộ ba Chèo Bài ca giữ nước”, “bộ ba Bài ca giữ nước”, có người gọi đơn giản “Bài ca giữ nước” Về cách viết, có người để tên tác phẩm ngoặc kép “Bài ca giữ nước” (in nghiêng khơng in nghiêng), có người viết Bài ca giữ nước (khơng có ngoặc kép, in nghiêng) Tất cách viết nói khơng có sai, dù theo cách người đọc, người nghe hiểu tác phẩm Chèo Bài ca giữ nước tác giả Tào Mạt, bao gồm ba vở: - Lý Thánh Tông chọn người tài (tên khác là: Lý Thánh Tông tuyển hiền); - Ỷ Lan coi việc nước (tên khác là: Nhiếp Ỷ Lan); - Lý Nhân Tông học làm vua (tên khác là: Lý Nhân Tông kế nghiệp) Để phù hợp với quy cách trình bày luận án tiến sĩ, cần có cách gọi thống nhất, tác giả luận án xin chọn cách dùng sau Về tên tác phẩm: Tác giả luận án sử dụng thống cụm từ: “bộ ba Chèo Bài ca giữ nước”, lý sau: - Tên gọi “bộ ba Chèo” tác giả Tào Mạt dùng, Thanh Mai ghi lại “Mấy điều tâm sự”, in tập Tào Mạt - Những lời tâm huyết, Nxb Sân khấu in năm 1992 [34, tr 94 – 98] - Năm 1995, Nxb Sân khấu xuất sách Tào Mạt – Tác phẩm chọn lọc [35], dùng cụm từ “Bộ ba Chèo” - Năm 2003, Nxb Sân khấu xuất Tác phẩm Giải thưởng Hồ Chí Minh Tào Mạt, Đỉnh cao phía trước, Bộ ba Chèo Bài ca giữ nước [36] iv Riêng tên luận án, để tránh trùng lặp phải dùng chữ “Chèo” hai lần, nên tác giả luận án phải viết “ ba Bài ca giữ nước” Về tên gọi ba ba Chèo Bài ca giữ nước Tên gọi ba ba Chèo Bài ca giữ nước in sách xuất năm 1995 2003 tên gọi ban đầu, tác giả Tào Mạt đặt tên Đó vở: Lý Thánh Tông chọn người tài Ỷ Lan coi việc nước Lý Nhân Tông học làm vua Sau mắt, lý nhạy cảm trị, tác giả lãnh đạo Đoàn Nghệ thuật Tổng cục Hậu cần phải đổi tên (là tên khác, ghi trên) để tham gia Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1980 1985 Vở diễn tham dự Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1980 tập tập gộp lại, lấy tên Nhiếp Ỷ Lan Vở tham dự Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1985 tập – Lý Nhân Tông học làm Vua, đổi tên Lý Nhân Tông kế nghiệp Nhưng đến xuất năm 1995, sau tác phẩm Giải thưởng Hồ Chí Minh in thành sách tên ba Chèo Bài ca giữ nước lấy lại tên ban đầu tác giả đặt Vì lý trên, luận án này, tác giả luận án thống sử dụng tên gọi ban đầu vở, tác giả Tào Mạt đặt sách xuất Chỉ trường hợp cần thiết, để đảm bảo tính lịch sử kiện, tùy bối cảnh mà sử dụng tên gọi cho phù hợp, trích dẫn tác giả đó, tác giả luận án phải tôn trọng văn gốc, trích nguyên văn v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii QUY ƯỚC VỀ CÁCH GỌI TÊN TÁC PHẨM BÀI CA GIỮ NƯỚC iii MỞ ĐẦU Chương TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 13 1.2.Cơ sở lý luận đề tài 27 1.3 Cơ sở thực tiễn đề tài 42 Tiểu kết 58 Chương TÀO MẠT SÁNG TÁC VÀ DÀN DỰNG BỘ BA CHÈO BÀI CA GIỮ NƯỚC TRÊN CƠ SỞ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO TRUYỀN THỐNG 60 2.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trò kịch Chèo 60 2.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Hề 72 2.3 Sáng tác sử dụng điệu Chèo 80 2.4 Phương thức sáng tác, dàn dựng nghệ thuật biểu diễn 90 Tiểu kết 98 Chương NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TÀO MẠT VÀ BỘ BA CHÈO BÀI CA GIỮ NƯỚC 101 3.1 Những đóng góp mặt trị - xã hội 101 3.2 Những đóng góp mặt nghệ thuật cho sân khấu kịch hát Việt Nam 113 Tiểu kết 128 KẾT LUẬN 131 DANH MỤC NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO 136 PHỤ LỤC 145 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Trong kho tàng NTBD vô phong phú Việt Nam, nghệ thuật Chèo Tuồng hai loại hình NTSKTT có lịch sử hình thành phát triển lâu đời từ hàng trăm năm trước Trải qua bao biến thiên thăng trầm lịch sử dân tộc, nghệ thuật Tuồng Chèo có thời kỳ phát triển rực rỡ có giai đoạn bế tắc, mai Theo quy luật phát triển tự nhiên xã hội, giống vật, tượng, NTSKTT Tuồng Chèo ln có vận động để thích ứng với người xã hội thời kỳ khác Trong vận động ấy, có yếu tố nghệ thuật gìn giữ, lưu truyền bồi đắp từ hệ qua hệ khác, trở thành truyền thống tốt đẹp; song song với đó, có yếu tố bị mai một, bị thất truyền, bị biến đổi đến mức gốc cố gắng “cách tân” nghệ sĩ thiếu phương pháp khoa học Lịch sử tồn phát triển sân khấu Tuồng, Chèo cho thấy nhiều “thử nghiệm”, “cách tân” Tuồng, Chèo không đem lại kết mong muốn Riêng nghệ thuật Chèo, từ đầu kỷ XX có hai cách tân Chèo cổ: Lần cách tân thứ bắt đầu vào khoảng năm 1907, 1908, kéo dài đến 1922, người đương thời gọi phong trào “Chèo Văn minh”; Lần cách tân thứ hai vào quãng năm 1924, gọi phong trào “Chèo Cải lương”, gắn với tên tuổi “chủ sối” Nguyễn Đình Nghị Người ta ghi nhận số thành công Nguyễn Đình Nghị việc cố gắng đưa Chèo đến gần với công chúng lúc giờ, tầng lớp tiểu tư sản thị dân thị lớn Song, nhiều lý do, cố gắng chưa làm cho Chèo tồn phát triển lâu dài đô thị Sau Cách mạng tháng Tám, đầu năm 1960, với chủ trương phục hồi vốn cổ Đảng Nhà nước, NTSKTT đặc biệt quan tâm, nhiều diễn truyền thống phục hồi, chỉnh lý, nâng cao; bên cạnh đó, nhiều sáng tác, lấy đề tài phản ánh sống mới, người Thực tế cho thấy, so với sân khấu Tuồng sân khấu Chèo có lợi việc tiếp cận với công chúng mới, việc phản ánh sống đại Những năm 70, 80 kỷ XX sân khấu Chèo xuất xu hướng đời nhiều gọi “Chèo mới”, “Chèo đại” Trong số “Chèo mới” có số thành cơng số phương diện đó, bên cạnh có số gọi “Kịch cắm ca” không cịn Chèo Trong q trình tìm tịi hướng cho NTSKTT xã hội đương đại, có người đánh giá trị quý báu nghệ thuật truyền thống mà hệ cha ông dày cơng tích lũy; Cũng có người có tâm, cố gắng tìm tịi hướng đi, với mong muốn cải tiến để đem Chèo đến gần với lớp khán giả mới, chưa thực có kết Trong bối cảnh đất nước sau ngày thống (1975), sân khấu truyền thống đứng trước cạnh tranh khốc liệt nhiều loại hình nghệ thuật giải trí khác, sân khấu Chèo rơi vào khủng hoảng, phương hướng Hơn hết, vấn đề bảo tồn, kế thừa phát triển nghệ thuật Chèo trở nên thiết Trong bối cảnh sân khấu nước nhà, đời ba Chèo Bài ca giữ nước Tào Mạt (được ông sáng tác khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1985) tượng đáng mừng người làm Chèo công chúng khán giả yêu Chèo Mừng thành cơng đáng trân trọng, có giá trị cơng kế thừa phát huy giá trị đẹp đẽ nghệ thuật Chèo cổ đời sống xã hội Việt Nam đại Bộ ba Chèo Bài ca giữ nước minh chứng hùng hồn cho điều mà nhiều người làm Chèo Việt Nam nghi ngờ, rằng: hồn tồn sáng tác dàn dựng “Chèo mới” vừa phản ánh vấn đề thời đại, phù hợp với tư tưởng thị hiếu thẩm mỹ người Việt Nam đại, mà đậm đà chất Chèo truyền thống cha ơng, chí làm cho hay hơn, hấp dẫn Bộ ba Chèo Bài ca giữ nước đời trở thành tượng đời sống trị - xã hội sân khấu đất nước lúc Nhiều tọa đàm, hội thảo khoa học tổ chức để giới chuyên môn bàn luận, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm từ ba Chèo Bài ca giữ nước để lấy làm học kinh nghiệm làm nghề, nhằm phát triển nghệ thuật Chèo xã hội Việt Nam đại Cho đến nay, sau gần 30 năm trôi qua, nhu cầu nghiên cứu, nhận định, đánh giá cách toàn diện ba Chèo Bài ca giữ nước điều giới sân khấu, người ngành Chèo, không ngừng quan tâm Đấy lý thơi thúc tác giả luận án chọn vấn đề nghiên cứu Sự kế thừa phát triển nghệ thuật Chèo truyền thống Tào Mạt ba Bài ca giữ nước làm đề tài luận án tiến sĩ Bên cạnh lý trên, cịn có lý mang tính chất cá nhân tác giả luận án - vốn diễn viên có 18 năm (1991 – 2010) cơng tác Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần (nay Nhà hát Chèo Quân đội) Năm 2002, theo chủ trương Bộ Quốc phòng, Nhà hát phục hồi Bài ca giữ nước, tác giả luận án may mắn có hội phân cơng đóng vai Trinh (trong tập 1- Lý Thánh Tông chọn người tài), vai Hề Hoạn (trong tập 2: Ỷ Lan coi việc nước), vai Nhỡ (trong tập – Lý Nhân Tơng học làm vua) Tuy khơng có may làm việc trực tiếp với NSND Tào Mạt, tác giả luận án nghe nhiều câu chuyện thú vị cảm động nghệ sĩ đàn anh, đàn chị - hệ tham gia biểu diễn Bài ca giữ nước, người tác giả, đạo diễn Tào Mạt trực 168 Tiếng hát Chèo hay toàn quốc), Hiền Lương vai Hề Già Giải Nhì, Ngọc Sơn vai Quan Tri châu Giải Ba năm (2007 - Hội thi tài trẻ toàn quốc) Tào Mạt dùng cách tự trữ tình, cách điệu, kể truyện nghệ thuật Chèo truyền thống để phơi bày xấu xã hội qua lời kể nhân vật, với văn biền ngẫu mộc mạc, điệu ngâm, vỉa, câu hát quan họ, ca dao, dân ca, Chèo văn, đặc biệt điệu Chèo truyền thống đem đến cho khán giả giá trị nghệ thuật, tương đồng tư tưởng, nhân vật ông cất nên câu hát, lời đối thoại khán giả hiểu câu hát, lời nói nhân vật vùng nào, miền quê Ví dụ : Tập - Lý Thánh Tông tuyển hiền, bà Ỷ Lan vốn quê Kinh Bắc hát điệu "Lý Thiên thai" dựa theo giai điệu Quan họ cổ : Bực lên chốn thiên cung Hỏi ông Nam Tào, Bắc Đầu Ông tận dụng triệt để không gian Chèo truyền thống để xây dựng nên tác phẩm ba Bài ca giữ nước, nỗ lực cố gắng ông, ê kíp tồn cán diễn viên Đồn nghệ thuật TCHC (Nhà hát chèo Quân đội), vinh danh với HCV Hội diễn Chèo toàn quốc thành phố Hải Phịng cho Nhiếp Ỷ Lan (hay Ỷ Lan coi việc nước).Năm 1985 với 10 điểm 10 10 vị Ban giám khảo Hội diễn sân khấu Chèo Nghệ An Lý Nhân Tông kế nghiệp (hay Lý Nhân Tông học làm Vua), để lại dấu ấn cho hội diễn mến phục bạn nghề, họ gọi diễn "Vàng mười", từ ba Chèo Bài ca giữ nước Đoàn chèo TCHC gắn liền với tên tuổi NSND Tào Mạt, nhiều người biết đến với phần thưởng cao quý cho ông Giải thưởng Hồ Chí Minh, duyên từ ba Chèo Bài ca giữ nước Tào Mạt mà Đoàn nghệ thuật TCHC xưa, Nhà hát chèo Quân đội ngày tiếng có thương hiệu ngày hôm - Xin cảm ơn nghệ sĩ ! 169 Phụ lục Các ê kíp sáng tạo Bài ca giữ nước Ê kíp sáng tạo Lý Thánh Tơng chọn người tài (Lý Thánh Tông tuyển hiền) Kịch : Tào Mạt Đạo diễn : Tào Mạt Âm nhạc : Thế Phiệt Biên đạo múa : Đoàn Long Họa sỹ : Duy Tùng Và tập thể nam nữ diễn viên nhạc cơng đồn chèo Tổng cục hậu cần Bảng phân vai Diễn viên Nhân vật Quý Đông Vua Lý Thánh Tông Thu Hoà Ỷ Lan Ngọc Viễn Hề hoạn Thanh Hải Lý Đạo Thành Bảo Quý Lý Thường Kiệt Minh Tám Hồng Hậu Kim Ngọc Cơ Trinh Thu Miện Cơ Phượng Kim Quy Thị Lộc Minh Tuý Lý Thường Hiến Hữu Nghị Người lính Cao Lưu Người lính 170 Ê kíp sáng tạo Ỷ Lan coi việc nước (Nhiếp Ỷ Lan) Kịch : Tào Mạt Đạo diễn : Tào Mạt Âm nhạc : Thế Phiệt Biên đạo múa : Đoàn Long Họa sỹ : Duy Tùng Và tập thể nam nữ diễn viên nhạc công đoàn chèo Tổng cục hậu cần Bảng phân vai Diễn viên Nhân vật Quý Đông Vua Lý Thánh Tông Xuân Theo Ỷ Lan Ngọc Viễn Hề hoạn Thanh Hải Lý Đạo Thành Bảo Quý Lý Thường Kiệt Minh Tám Hoàng Hậu Xuân Dinh Lái buôn Tống Kim Ngọc Cô Trinh Thu Miện Cô Phượng Thu Hiếu Thị Lộc Hữu Nghị Lão nơng Đình Mai Chim Văn Túy Chuột 171 Ê kíp sáng tạo Lý Nhân Tơng học làm vua (Lý nhân Tông kế nghiệp ) Kịch : Tào Mạt Đạo diễn : Tào Mạt – Đoàn Long Âm nhạc : Đơn Truyền Biên đạo múa : Đồn Long Họa sỹ : Duy Tùng Và tập thể nam nữ diễn viên nhạc cơng đồn chèo Tổng cục hậu cần Bảng phân vai Diễn viên Nhân vật Đào Lê Vua Lý Nhân Tông Ngọc Viễn Hề Già Xuân Dinh Lê Văn Thịnh Bảo Quý Lý Thường Kiệt Xuân Theo Kỹ nữ Thu Hòa Cung nữ Thanh Hải Trưởng lão Kim Quy Ngọc Hoa Quý Đông Mục Thận Kim Ngọc Diệu Tính Tu dưỡng Đại lý Hữu Nghị Gia nhân Ngọc Trai Hề nhỡ Kim Quy Hề 172 Phụ lục MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHỆ SĨ, VỞ DIỄN TRONG BÀI CA GIỮ NƯỚC a Hình ảnh Lý Thánh Tông chọn người tài Ảnh 1: Vua Lý Thánh Tông cô Gái lễ hội chùa Dâu Diễn viên: Quý Đông vai Vua; Xuân Theo vai cô Gái (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) Ảnh 2: Vua Lý Thánh Tông cô Gái lễ hội chùa Dâu Diễn viên: Q Đơng vai Vua; Thu Hịa vai cô Gái (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) 173 Ảnh 3: Hồng hậu Thượng Dương lái bn Tống Diễn viên: Hồng Duy vai Hoàng hậu; Xuân Dinh vai lái buôn Tống (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) Ảnh 4: Hồng phi Ỷ Lan Trinh Diễn viên: Xuân Theo vai Ỷ Lan; Kim Ngọc vai cô Trinh (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) 174 Ảnh 5: Hoàng phi Ỷ Lan cung nữ Diễn viên: Xuân Theo vai Ỷ Lan (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) Ảnh 6: Vua Lý Thánh Tông Hồng phi Ỷ Lan Diễn viện: Q Đơng vai Vua; Thu Hòa vai Ỷ Lan (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) 175 b Hình ảnh Ỷ Lan coi việc nước Ảnh 1: Màn Dệt gấm Diễn viên: Xuân Theo vai Ỷ Lan cung nữ (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) Ảnh 2: Màn Ỷ Lan Quan Thái sư Lý Đạo Thành Diễn viên: Thu Hòa vai Ỷ Lan; Thanh Hải vai Lý Đạo Thành (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) 176 Ảnh 3: Màn Lái buôn Tống thằng Tàu Diễn viên: Xuân Dinh vai lái buôn Tống; Kim Quy vai thằng Tàu (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) Ảnh 4: Màn LỘT MŨ ÁO QUAN TRI CHÂU Diễn viên: Xuân Theo vai Ỷ Lan; Văn Dưỡng vai Quan Tri Châu; Hữu Nghị vai Chuột; Đỉnh Mai vai Chim; Kim Ngọc vai Trinh; Thanh Miện vai Phượng (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) 177 c Hình ảnh Lý Nhân Tông học làm vua Ảnh 1: Quan Thái úy Lý Thường Kiệt Hề Già Diễn viên: Đồng Bảo Quý vai Lý Thường Kiệt; Ngọc Viễn vai Hề Già (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) Ảnh 2: Màn “Chôn Hề” Diễn viên: Ngọc Viễn vai Hề Già (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) 178 Ảnh 3: Màn “Chôn Hề” Diễn viên: Ngọc Viễn vai Hề Già (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) Ảnh 4: Màn Vua cung nữ Diễn viên: Đào Lê vai Vua Lý nhân Tơng; Thu Hịa vai cung nữ (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) 179 Ảnh 5: Màn Vua cung nữ Diễn viên: Đào Lê vai Vua Lý nhân Tơng; Thu Hịa vai cung nữ (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) Ảnh 6: Trích đoạn: “Chôn Hề” Diễn viên: Ngọc Viễn vai Hề Già (Tiết mục đoạt HCV, Hội thi Tiếng hát Chèo hay toàn quốc, năm 1992) (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) 180 a Một số hình ảnh phục dựng Ảnh 1: Hồng hậu Thượng Dương lái bn Tống Diễn viên: Thu Hiền vai Hoàng hậu Thượng Dương; Duy Từ vai lái buôn Tống (vở phục dựng năm 2004) (Nguồn: Nhạc sĩ Thế Phiệt chụp cung cấp) Ảnh 2: Hoàng phi Ỷ Lan Hề Hoạn Diễn viên: Lâm Thanh vai Ỷ Lan; Ngọc Viễn vai Hề Hoạn Vở: Ỷ Lan coi việc nước (Vở phục dựng năm 2004) (Tư liệu Nhà hát Chèo Quân đội) 181 Ảnh 3: Lớp quan Tri châu Chim, Chuột (trong trích đoạn Lột mũ áo quan Tri châu) Diễn viên: Tự Long vai quan Tri Châu; Xuân Nghĩa vai Chim; Đình Lục vai Chuột Vở: Ỷ Lan coi việc nước (vở phục dựng năm 2004) (Nguồn: Nhạc sĩ Thế Phiệt cung cấp) Ảnh 4: Màn Lột mũ áo quan Tri châu Diễn viên: Tự Long vai quan Tri Châu; Lâm Thanh vai Ỷ Lan Vở: Ỷ Lan coi việc nước (vở phục dựng năm 2004) (Nguồn: Nhạc sĩ Thế Phiệt cung cấp) 182 Ảnh 5: Màn kết vở: Ỷ Lan coi việc nước (vở phục dựng năm 2004) Diễn viên: Minh Tiến vai Vua Lý Thánh Tông; Thùy Linh vai Ỷ Lan; Thu Hiền vai Hoàng hậu Thượng Dương; Tuấn Cường vai Thái sư Lý Đạo Thành; Văn Dương vai quan Thái úy Lý Thường Kiệt; Thanh Nga vai Hề Hoạn (Nguồn: Nhạc sĩ Thế Phiệt cung cấp) Ảnh 6: Màn Du thuyền hồ Tây Diễn viên: Đình Ĩng vai Vua Lý Nhân Tông; Hữu Nghị vai Mục Thận Vở: Lý Nhân Tông kế nghiệp (Vở phục dựng năm 2004) Nguồn: Nhạc sĩ Thế Phiệt cung cấp

Ngày đăng: 22/06/2023, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN