Nâng cấp và cải tạo đô thị
Thưa cô, nhóm chúng em cảm ơn tài liệu cô đã gửi cho nhóm em đã giúp nhóm chúng em có thêm nhiều thông tin mà bài làm còn thiếu nhưng chưa tìm ra được.Dựa vào tài liệu của cô và những tài liệu tự tìm hiểu thêm, nhóm em đã bổ sung và hoàn thiện bài làm theo đề tài 7 “Nâng cấp và cải tạo đô thị”. Những phần có bổ sung thêm như sau:I.Bổ sung khái niệm nâng cấp đô thịII.2 Mục tiêu của nâng cấp đô thịII. 3 Các nguyên tắc tronng nâng cấp đô thị (12 nguyên tắc)II.4 Các tiêu chí lựa chọn khu vực đưa vào dự ánII.5 Các bước triển khai dự án nâng cấp đô thịII.6 Cơ sở pháp lí xây dựng kế hoạch nâng cấp đô thị (các công văn nghị định, luật quy định về việc nâng cấp đô thị)II.7 Các kế hoạch trong nâng cấp đô thịVí dụ về nâng cấp đô thị tại Đà Nẵng, Huế, Đồng NaiDự án nâng cấp đô thị tại TP.HCMII.8 Vấn đề tham vấn cộng đồng trong nâng cấp đô thị1. Khái niệm2. Những việc cần tham gia ý kiến cộng đồng3. Các bước tham vấn cộng đồngIII. Các bước thực hiện nâng cấp đô thịBổ sung về tài liệu tham khảoChính xác hóa số thành viên nhóm.Những phần có bổ sung thêm cụ thể trong bài làm, nhóm em xin phép thể hiện bằng chữ đỏ bên dưới để cô tiện theo dõi. Nếu còn thiếu sót gì, nhóm em rất mong cô góp ý để bài làm của nhóm em được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em cảm ơn cô ạ.1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠTKHOA MÔI TRƯỜNGBài tiểu luận bộ mônQUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊChủ nhiệm bộ môn:Th.S Nguyễn Ngọc AnhĐỀ TÀI: NÂNG CẤP VÀ CẢI TẠO ĐÔ THỊNhóm sinh viên thực hiệnStt Họ tên MSSV1 Trần Thị Ngọc Nữ 07106982 Đỗ Thị Huyền 07125873 Trần Thị Huyền 07125904 Nguyễn Thị Thu 07138825 Cao Thị Thanh Thuận 07126212 Nội dungI. Mở đầuII. Nâng cấp và cải tạo đô thịII.1. Khái niệm về nâng cấp đô thịII.2. Lợi ích của nâng cấp đô thịII.3. Hiên trạng nâng cấp đô thịa. Trên thế giới.- Tại Nga:- Tại Pháp- Tại Trung Quốc- Tại Singaporeb. Tại Việt NamIII. Những vấn đề môi trường trong nâng cấp đô thịIII.1. Quy hoạch đô thị chưa phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường III.2. Gia tăng dân số đô thị và vấn đề di dân: III.3. "Xóm liều, xóm bụi"-ung nhọt của đô thị được nâng cấp.III.4 Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của nhân dân.III.5. "Lá phổi" của đô thị bị tàn pháIII.6. Giao thông đô thị và môi trường III.7. Vấn đề chất thải rắn.IV. Phương pháp quản lí môi trường trong nâng cấp đô thịIV.1. Trong quá trình xây dựng mở rộng đô thịIV.2. Trong quá trình cải tạo hạ tầng kĩ thuật đô thịIV.3. Trong công tác cải thiện nguồn nước đô thịV. Định hướng nâng cấp đô thịV.1. Phát triển đô thị bền vữngV.2. Chiến lược phát triển đô thị đến năm 2020V.3. Các nguyên tắc của nâng cấp đô thị tương laiVI. Kết luận 3 NÂNG CẤP VÀ CẢI TẠO ĐÔ THỊI. Mở đầu Trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa kèm theo nâng cấp đô thị đang là vấn đề được đề cấp khá nhiều trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của hệ thống đô thị thế giới, hệ thống đô thị Việt Nam cũng không ngừng phát triển, mở rộng cả về diện tích đất, số lượng công trình và chất lượng xây dựng. Nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp, được đầu tư xây dựng mới kết cấu hạ tầng kỹ thuật về cấp điện, cấp nước, thoát nước, làm đường sá, cầu cống, xây mới nhiều công trình công ích, nhà ở, chỉnh trang phố xá, tạo dáng vẻ mới về vệ sinh môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Nhiều đô thị mới, quy mô lớn ra đời, với những công trình kiến trúc hiện đại. Thị tứ muốn lên thị trấn, thị trấn muốn lên thị xã, thị xã muốn lên thành phố, thành phố trực thuộc tỉnh muốn lên thành phố trực thuộc Trung ương . Việc phân loại đô thị đi kèm với chính sách hỗ trợ tài chính khác nhau như hiện nay đã tạo ra một cuộc chạy đua nâng cấp đô thị giữa các địa phương . Tuy nhiên, khi quá đặt nặng vấn đề làm sao để nâng cấp đô thị một cách nhanh chóng người ta sẽ làm mọi cách để đạt được kết quả mà cố tình quên đi những mặt trái của nó. Điển hình là sự tác động ngược đến sự phát triển bền vững về môi trường . Vẫn biết nâng câp đô thị là động lực phát triển kinh tế nhưng nếu đi sai hướng chúng sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát triển hỗn loạn, mất kiểm soát và dẫn đến thiệt hại về môi trường và kinh tế trong tổng thể. Nếu diễn ra với tốc độ quá lớn, thiên về mục tiêu kinh tế trước mắt sẽ dẫn đến sự mất cân bằng về môi trường sống và các giá trị văn hóa lịch sử cổ truyền.Nâng cấp đô thị là quá trình cần thiết để một nước phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thế giới. Song để đạt được kết quả bền vững về kinh tế -xã hội mà không mâu thuẫn với sự phát triển bền vững về môi trường đang là một bài toán khó ở các nước. Ở Việt nam để hệ thống đô thị nước ta phát triển vững chắc, rất cần sự phối hợp hành động của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, vấn đề quản lí môi trường cần được quan tâm đặc biệt.II. Nâng cấp và cải tạo đô thịII.1. Khái niệm về nâng cấp đô thị4 Nâng cấp đô thị là các hoạt động có tính hành động thực tiễn cung cấp các dịch vụ hạ tầng cơ bản, đồng bộ nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các cộng đồng dân cư nghèo nơi môi trường sống có chất lượng thấp(nguồn: “sổ tay hướng dẫn nâng cấp đô thị”-UBND TP. Hồ Chí Minh)- Nâng cấp đô thị là sự tăng trưởng về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, sự phát triển về kinh tế, sự mở rộng về diện tích, sự gia tăng mật độ hặc số dân, sự phát triển cân đối về cơ cấu kinh tế, xã hội, môi trường. Sự chuyển bước của một đô thị bậc thấp đến đô thị bậc cao, một đô thị bậc cao đến đô thị bậc cao hơn.- Mức độ nâng cấp đô thị là tỷ lệ các yếu tố trên sau khi nâng cấp so với trước đó.- Tốc độ nâng cấp đô thị là tỷ lệ gia tăng của các yếu tố trên theo thời gian.- Đô thị hóa là quá trình phát triển và mở rộng mạng lưới đô thị, phổ biến lối sống thành thị, tập trung dân cư trên phạm vi lãnh thổ một vùng, một quốc gia và khu vực liên quốc gia.- Quá trình đô thị hóa gắn với quá trình tăng trưởng và phát triển về không gian, dân số đô thị và tăng trưởng kinh tế dẫn đến các hệ quả: Các siêu thành phố, sự mất cân đối lãnh thổ, sự chuyển đổi cấu trúc dân số - lao động, biến đổi khí hậu và khủng hoảng sinh thái diện rộng.- Các chỉ số là thước đo của mức độ đô thị hóa gồm: Đất đô thị, qui mô và dân số đô thị, tỷ lệ lao động phí nông nghiệp, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng công cộng và lối sống đô thị, trong đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là yếu tố chính, xác định ranh giới đô thị - nông thôn Hà Nội muốn bổ sung vỉa hè, Trông cây xanh ngay khi cây xanh khoảng 5km đường phố. làm đường xây đô thị.- Đô thị được phân thành sáu loại: loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. - Đô thị loại 1 và loại 2 là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại 1, loại 2 là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.5 - Đô thị loại 3 là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị. Đô thị loại 4 là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.- Đô thị loại 4, đô thị loại 5 là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.(Tiêu chuẩn phân cấp đô thị- giáo trình quản lí đô thị và khu công nghiệp- Nguyễn Ngọc Anh –khoa Môi Trường ĐH Đà Lạt)II.2 Mục tiêu của nâng cấp đô thị(i) Xoá đói giảm nghèo ở các khu vực đô thị(ii) Cải thiện hạ tầng, điều kiện sống và môi trường của cộng đồng thu nhập thấp, góp phần chỉnh trang đô thị.(iii)Xây dựng và phát triển quỹ nhà ở để tăng cung cấp nhà ở cho người nghèo.(iv) Tín dụng sửa chữa nhà ở cho người nghèo đô thị.(v) Hỗ trợ công tác quản lý nhà, đất của chính quyền thành phố nhằm đẩy nhanh quá trình cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và Quyền sử dụng đất.II. 3 Các nguyên tắc tronng nâng cấp đô thị (12 nguyên tắc)(i) Có sự tham gia của cộng đồng(ii) Giảm thiểu di dời(iii) Có sự tham gia đa ngành (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện).(iv) Quy mô đầu tư phụ thuộc vào khả năng tham gia của các bên (cộng đồng, thành phố và vốn vay).(v) Áp dụng kinh nghiệm các dự án đã làm trong các khu vực khác của thành phố(vi) Tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với nhu cầu và khả năng của cộng đồng(vii) Quan tâm đến quy hoạch tổng thể của thành phố(viii) Hạ tầng cấp 1 và 2 được khảo sát và có kế hoạch đấu nối với hạ tầng cấp 3(ix) Xác định các dịch vụ mà người dân phải đóng góp(x) Công việc thực hiện phải thông qua tư vấn và tôn trọng quy trình thủ tục của WB và Chính phủ Việt Nam(xi) Nâng cấp cơ sở hạ tầng vừa đáp ứng yêu cầu bức xúc trước mắt của cộng đồng vừa tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong tương lai.(xii) Nâng cao ý thức cộng đồng trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường.II.4 Các tiêu chí lựa chọn khu vực đưa vào dự án(i) Khu dân cư có thu nhập thấp: Thu nhập trung bình mỗi người dưới 700.000 đồng/tháng.(ii) Quy mô diện tích mỗi khu ≥ 1.000 m2(iii) Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật:Thiếu tất cả hoặc một trong các hạ tầng kỹ thuật sau đây:+ Mương cống thoát nước, nước thoát trực tiếp xuống kênh rạch hoặc tự thấm.+ Mạng lưới cấp nước phải câu nhờ hoặc mua với giá cao.+ Mạng lưới cấp điện (phải câu nhờ).(iv) Giao thông: Hình thành tự phát, có nhiều hẻm nhỏ hơn 2m, hẻm ngoằn ngoèo hoặc chưa được bê tông hóa.(v) Tính ổn định của dự án: Nếu dự án nâng cấp đô thị đầu tư thì 10 - 15 năm tới không có dự án khác đầu tư.II.5 Các bước triển khai dự án nâng cấp đô thị6 Bước 1: Xác định nhu cầu nâng cấp của dân cư ở các khu vực thu nhập thấp. Tham vấn cộng đồng và chuẩn bị Kế hoạch Nâng cấp cộng đồng (CUPs). Đề xuất tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp và khái toán vốn đầu tưBước 2: Lập hồ sơ thiết kế cơ sở. Hoàn chỉnh CUPs. Xây dựng Kế hoạch hành động tái định cư (RAP). Đánh giá tác động môi trường (EIA)Bước 3: Lập hồ sơ thiết kế chi tiết - dự toán và hồ sơ mời thầuBước 4: Bồi thường và giải phóng mặt bằngBước 5: Thi công xây lắpBước 6: Nghiệm thu, thanh quyết toán và bàn giao công trìnhBước 7: Duy tu bảo dưỡng công trình sau khi thi côngII.6 Cơ sở pháp lí xây dựng kế hoạch nâng cấp đô thị- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây Dựng ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996.- Luật Xây Dựng ban hành theo lệnh của Chủ tịch nước số 26/2003/L-CTN ngày 10/12/2003;- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;- Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;- Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình qui định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ;- Thông tư liên tịch 04/2007/TTLT-BXD-BCA ngày 07/07/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an về việc hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng;- Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;- Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng;- Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);- Công văn 1599/BXD-VP ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng;- Công văn 1600/BXD-VP ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình (năm 2007);- Công văn 1601/BXD-VP ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố chỉ số giá xây dựng;- Công văn 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình (thay quyết định 10 và 11);- Các tài liệu khác có liên quan.II.7 Các kế hoạch trong nâng cấp đô thị• Cơ sở hạ tầng cấp 1, cấp 2, cấp 3? (không áp dụng đối với phân loại cấp công trình thoát nước)“Cơ sở hạ tầng cấp 1, 2, 3” là các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội có chức năng phục vụ theo qui mô các khu đô thị như sau:7 Cơ sở hạ tầng cấp 1: Có qui mô lớn, ảnh hưởng đến cả khu vực bao gồm nhiều Quận Cơ sở hạ tầng cấp 2: Có quy mô ảnh hưởng đến nhiều Quận hoặc nhiều phường trong Quận. Cơ sở hạ tầng cấp 3: Phục vụ cụm dân cư, tổ dân phố, khu dân cư thu nhập thấp - đây là đối tượng của dự án nâng cấp đô thị.• Kế hoạch nâng cấp cộng đồng (viết tắt là CUPs)“Kế hoạch nâng cấp cộng đồng” là kế hoạch được cộng đồng tham gia đề xuất nhu cầu nâng cấp, xác định phương án nâng cấp cũng như những cam kết đóng góp và tham gia quản lý vận hành, đồng thời kế hoạch này cũng sẽ được thống nhất, cam kết và trình phê duyệt.Kế hoạch nâng cấp cộng đồng bao gồm: Kế hoạch nâng cấp cộng đồng sơ bộ và kế hoạch nâng cấp cộng đồng hoàn chỉnh. Hai bước lập kế hoạch này khác nhau ở mức độ hoàn chỉnh các phương án nâng cấp trên cơ sở tham vấn cộng đồng thành công.• Kế hoạch hành động tái định cư (RAP)Là các nguyên tắc và thủ tục thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, phục hồi cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án.• Đánh giá tác động môi trường (EIA hoặc ĐTM):“Đánh giá tác động môi trường” là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.• Kế hoạch quản lý môi trường (EMP):Là một phần hay kết quả của nghiên cứu EIA (ĐTM) trong quá trình chuẩn bị dự án. EMP xác định các biện pháp quản lý và quan trắc cần được thực hiện trong quá trình thực thi dự án nhằm tránh, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực.II.2. Lý do của làn sóng nâng cấp đô thị1. Theo quy định hiện hành, tỉnh, thành nào được công nhận là đô thị loại cao hơn sẽ trở thành trung tâm đô thị của khu vực: trong định hướng phát triển đô thị vùng và sẽ được Trung ương “chăm sóc” nhiều hơn. “Đó là một trong nhiều lý giải cho hiện tượng tỉnh nào cũng muốn có thành phố”Trong thực tế, khi một đô thị được nâng cấp thì ngân sách để đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị đó cũng sẽ được tăng lên. Cùng với đó là những chính sách thông thoáng hơn trong phát triển đô thị. Một số ví dụ điển hình đó là:- Khi Đà Nẵng được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1 thì Bộ Chính trị ra Nghị quyết 33 - đồng ý cho Đà Nẵng áp dụng cơ chế riêng trong xây dựng và phát triển thành phố. Theo đó, Đà Nẵng được huy động thêm nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng bằng cách phát hành trái phiếu đô thị theo cơ chế tự vay, tự trả thông qua ngân sách thành phố; được vay tiền từ các tổ chức tài chính quốc tế, các địa phương nước ngoài; được thực hiện quy chế thí điểm bán nhà ở gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất cho người nước ngoài . - Hay như khi Huế trở thành đô thị loại 1, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 11 - cho Huế một số cơ chế, chính sách đặc thù trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.2. Chính sách thông thoáng và ngân sách đầu tư cho hạ tầng cao hơn những khu vực không được đô thị hóa: điều này có tính quyết định trong các quyết định nâng cấp đô thị của chính quyền nhiều địa phương. - Đồ án nâng cấp đô thị được phê duyệt, được công nhận thì địa phương có cơ sở và ngân sách để đầu tư cho hạ tầng, triển khai nhiều dự án. Tuy nhiên, có nhiều địa phương rất nóng vội trong việc nâng cấp đô thị để được đầu tư dự án. Như đô thị Nhơn Trạch chẳng 8 hạn. Chính quyền Đồng Nai tham vọng đến năm 2020 sẽ biến “thành phố đồng không” này thành đô thị loại 1 nhưng thiếu cơ sở để thu hút dân cư về đây (trên 2 triệu người) .do đó các cấp lãnh đạo chỉ quan tâm đến nâng cấp đô thị mà bỏ qua những bước phát triển cần thiết trước mắt.3. Lãnh đạo nhiều địa phương thích nâng cấp đô thị vì muốn có nhiều dự án đầu tư cho hạ tầng. Hay vì một lý do nghe hơi vô lý nhưng rất thực đó là làm quản lý lãnh đạo của đô thị loại 1 thì “oai” hơn lãnh đạo loại 2, loại 2 “oai” hơn loại 3 . chí ít là ở mức lương và phụ cấp khác nhau. Vì vậy chính sách hỗ trợ của nhà nước là một phương pháp cần thiết để thúc đẩy quá trình nâng cấp đô thị, nhưng nếu bị lạm dụng một cách thái quá và không đúng mục đích sẽ làm lệch lạc đi mục tiêu phát triển chung của đất nước. Sẽ tạo nên những mâu thuẫn và cạnh tranh tiềm tàng khó giải quyết giữa các tỉnh và các địa phương.4. Ngoài ra nâng cấp đô thị một cách toàn diện và đúng hướng tạo điều kiện để quốc gia nói chung và địa phương nói riêng phát triển kinh tế và đáp ứng các phúc lợi xã hội của nhân dân.II.3. Hiên trạng nâng cấp đô thịa. Trên thế giới.- Đô thị hóa là một tất yếu và qui luật khách quan: Năm 1800, mức độ đô thị hóa trên thế giới đạt 3%; năm 1900 là 14%, năm 1990 là 50%, năm 2000 là 55% và hiện nay khoảng 60%. Như vậy mỗi năm ở thế kỷ 20, mức độ đô thị hóa tăng trung bình 0.41%, gấp 3,7 lần so với thế kỷ trước.- Trong những năm đầu của thế kỷ 20, đô thị hóa diễn ra chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ, còn cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 thì đang diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam v.v… Ở Trung Quốc, mức độ đô thị hóa năm 1998 là 30,4% với GDP bình quân đầu người là 774USD. Dự báo năm 2010 tỷ lệ đô thị hóa là 40% với GDP bình quân người/ năm là 1390 USD và năm 2050 tỷ lệ đô thị hóa đạt 60% với GDP đầu người/năm là 7000USD.- Nâng cấp đô thị đang là cuộc chạy đua mạnh mẽ không chỉ ở riêng ở các thành phố và địa phương trong một nước mà còn là cuộc cạnh tranh của các nước trên thế giới. Điển hình là quá trình nâng cấp đô thị của 4 nước : Nga, Pháp, Singapor, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tại Nga:Một trong những khu đô thị cải tạo của Mátx-cơ-va -------Quá trình nâng cấp đô thị ở Nga chủ yếu là cải tạo các khu chung cư cũ được xây dựng từ khoảng những năm 1950. Ưu điểm vượt trội của khu này là giải quyết nhà ở xã hội phù hợp với đặc thù quốc gia9 - Đây là hệ thống khu ở thô sơ, cách xa trung tâm đô thị; thiết kế cảnh quan, không gian bên ngoài nhà ở nghèo nàn, đơn điệu; cấu trúc nhà ở, căn hộ không hoàn chỉnh, diện tích chật hẹp; hình thức thiết kế dập khuôn, sơ sài, vật liệu xây dựng nghèo nàn, chất lượng thẩm mỹ kém; chất lượng kỹ thuật xuống cấp trầm trọng do không được bảo dưỡng sửa chữa định kỳ, thấm dột, tiếng ồn và cách nhiệt kém.- Xác định rõ nguyên nhân của các nhược điểm nêu trên, Nga đã có những nghiên cứu thử nghiệm cải tạo, nâng cấp khu chung cư cữ hướng tới những mục tiêu cơ bản, đáp ứng các biến đổi về quy hoạch và nhu cầu cải tiến cấu trúc khu ở. Cụ thể, bao gồm:- Nâng cấp các khu chung cư cũ, các căn hộ và môi trường xung quanh, cải tạo tái cấu trúc và nâng cấp đồng bộ các tiện nghi trong các căn hộ - Xu hướng giải quyết là cải tạo và nâng cấp cải thiện điều kiện ở, bổ sung chức năng mới và kiện toàn không gian được phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội mới, khai thác tối đa các giá trị tiềm năng đô thị, về cơ bản là cải tạo tại chỗ. - Nga đã thiết lập dự án cải tạo, nâng cấp cụ thể cho quỹ nhà ở với việc quy hoạch lại các khu nhà ở dựa trên hình hình khảo sát thực trạng.Quỹ nhà ở hiện còn khả năng khai thác sử dụng được giải quyết bằng cách vận hành, sử dụng đúng đắn về kỹ thuật, tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên là tiêu chí chung.- Mức độ sửa chữa được xác định:+ Sửa chữa nhỏ/tiểu sửa chữa: là mô hình sửa chữa mang tính tạm thời, không ảnh hưởng đến cấu trúc khu nhà. Cơ quan quản lý phải vận dụng nguyên tắc tiết kiệm, định kỳ nhưng vẫn đảm bảo mức độ an toàn của ngôi nhà.+ Sửa chữa lớn/sửa chữa quan trọng: cải thiện KCCC bằng cách phục hồi, cải tạo hoặc thay thế những thành phần của hệ thống thiết bị tuỳ theo mức độ hư hỏng, được chia thành sửa chữa lớn tổng thể và sửa chữa lớn có lựa chọn. Sửa chữa lớn kết hợp hiện đại hoá và hoàn thiện hệ thống trang thiết bị.- Sự phát triển đồng bộ khu nhà ở tại Mátx-cơ-va phụ thuộc không ít vào trình độ tổ chức-quản lý, khoa học - phương pháp luận, trình độ học vấn của các bên tham gia quá trình này, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu quy hoạch phát triển thành phố. Tại Pháp- “Kinh đô ánh sáng” Paris luôn hấp dẫn du khách bốn phương bởi những đại lộ xanh thẳm, những tượng đài, cung điện và công trình kiến trúc tinh tế, thơ mộng. Tuy nhiên, trong số chúng ta, ít ai biết được rằng giữa thế kỷ XIX, Paris vẫn chỉ là một thành phố mang hơi hướng trung cổ với các khu nhà ổ chuột, hậu quả của hàng thế kỷ phát triển tùy tiện, lệch lạc và đầy những bất cập. - Đó là kết quả của dự án cải tạo Paris mang tên Haussmann, dự án tái quy hoạch và hiện đại hóa Thủ đô Paris của Pháp thời Napoleon đệ Tam. Dự án này bao trùm lên tất cả các khía cạnh về quy hoạch đô thị của Paris như kiến trúc đường phố, không gian xanh, hệ thống dẫn và thoát nước. Paris hoa lệ ngày nay10 [...]... trong việc chấp hành và thực hiện luật bảo vệ môi trường nói chung và các qui tắc vệ sinh đô thị nói riêng VI.2 Trong quá trình cải tạo hạ tầng kĩ thuật đô thị - - - - - Quản lý chặt chẽ quá trình đô thị hoá - công nghiệp hoá để bảo vệ vành đai xanh, Xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp, đảm bảo không gian xanh đô thị: bao gồm hệ thống các mảng xanh đô thị, vành đai xanh đô thị và mặt nước xanh sạch... hướng nâng cấp đô thị Về quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị: Phát triển đô thị phải phù hợp với phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, tập trung xây dựng cơ sở kinh tế - kỹ thuật vững chắc làm động lực cho sự phát triển bền vững và định hình rõ công tác phân loại đô thị theo trình độ của tiến trình phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững Xác định rõ vai trò các đô thị trong hệ thống đô. .. (1986) lên 27,5% (năm 2007) - Mạng lưới đô thị Việt Nam không ngừng được mở rộng với trên 700 đô thị, trong đó có 02 đô thị đặc biệt, 5 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 40 đô thị loại III, 28 đô thị loại IV, còn lại là các đô thị loại V - Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020, trong đó vai trò của các đô thị được xác định là những động lực... quả đầu tư, đẩy nhanh tiến trình nâng cấp chất lượng đô thị hóa Thứ ba, cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước về đô thị đi đôi với việc nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ quản lý đô thị các cấp Tăng cường phân cấp quản lý đô thị; nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp, tổ chức bộ máy tinh giản, gọn nhẹ nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực quản... Nâng cấp đô thị quốc gia” Dự án nâng cấp đô thị tại TP.HCM Nâng cấp đô thị và vấn đề không gian công cộng trong các khu dân cư thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung công việc thực hiện 1 Ðường hẽm: Nâng cao nền hẽm, mở rộng hẽm và tráng hẽm bằng beton cement và beton nhựa nóng 2 Ðặt cống thoát nước: Cải tạo và làm mới hệ thống cống thoát nước thải và nước mưa tại khu vực 3 Cấp nước:... tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lý trên 10 vùng đô thị hoá đặc trưng của cả nước Các đô thị trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải được tổ chức thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái, tránh sự hình thành các siêu đô thị Quy hoạch sử dụng đất đô thị. .. thống công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn và công trình phúc lợi công cộng của các đô thị được đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển khá nhanh, tạo nên bộ khung cơ bản để các đô thị phát triển Về cấp nước sạch, thời điểm năm 1999 Việt Nam vẫn còn hơn 70% số dân đô thị sử dụng nước không bảo đảm... đô thị hóa đã tăng từ 20,7% năm 1999 đến nay đạt gần 30% nếu tính dân số nội thị + Có hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đô thị loại I tăng thêm năm đô thị, trong khi đó loại V tăng thêm 99 đô thị Ðiều này đã chứng tỏ mức độ đô thị hóa đã phát triển mạnh ở khu vực các đô thị nhỏ, lan tỏa trên diện rộng và phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước - Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô. .. cây xanh/đầu người đạt 12-15 m 2 với đô thị đặc biệt, 10-12 m2 với đô thị loại I và loại II, 9-11m 2 với đô thị loại loại III và loại IV và 8-10m 2 với đô thị loại V Chính quyền địa phương,cộng đồng cần có sự tham gia trực tiếp,công bằng và có cái nhìn dài hạn với các nhu cầu phát triển đô thị hiện tại và của các thế hệ tiếp sau 10 Xây dựng hợp lí cơ chế tài chính đô thị cho phù hợp với các kế hoạch phát... thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 445/QÐ-TTg ngày 7-4-2009) và “Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020” (Quyết định số 758/QÐ-TTg ngày 8-6-2009) (Tiêu chuẩn phân cấp đô thị- giáo trình quản lí đô thị và khu công nghiệp- Nguyễn Ngọc Anh –khoa Môi Trường ĐH Đà Lạt) Sổ tay hướng dẫn nâng cấp đô . trong nâng cấp đô thịVí dụ về nâng cấp đô thị tại Đà Nẵng, Huế, Đồng NaiDự án nâng cấp đô thị tại TP.HCMII.8 Vấn đề tham vấn cộng đồng trong nâng cấp đô thị1 .. đặc biệt.II. Nâng cấp và cải tạo đô thịII.1. Khái niệm về nâng cấp đô thị4 Nâng cấp đô thị là các hoạt động có tính hành động thực tiễn cung cấp các dịch