1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tấm gương đạo đức hồ chí minh

7 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 53 KB

Nội dung

Những tài liệu, mẫu truyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Mẩu chuyện thứ 1 Các chú bộ đội cũng phải biết hát Hồi ấy, vào những năm 1960, hằng tuần, những tối thứ bảy và chủ nhật, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 600 chúng tôi thường được đến xem phim với Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Như thường lệ, trước khi chiếu phim, các cháu thiếu nhi ở khối văn phòng cơ quan lên hát góp vui. Có hôm, có cả các chị Trần Thị Tuyết, Ngọc Dậu và các ca sĩ khác đến hát và ngâm thơ, hát chèo. Bác thích xem hát chèo. Có hôm, các anh chị trong khối văn phòng, nhiều anh chị đã lớn tuổi, cũng đứng lên thành hàng để hát. Mỗi lần hát xong được Bác thưởng kẹo. Một hôm, cũng như ngày khác, chúng tôi được đến xem, ai nấy đều đã ngồi vào vị trí. Tất cả hướng về Bác như chờ đến giờ Bác cho xem. Bỗng thấy Bác nhìn và cười vui, chỉ tay về phía cán bộ, chiến sĩ chúng tôi, nói: “Hôm nay các chú bộ đội lên hát để Bác xem”. Cán bộ, chiến sĩ chúng tôi đứng lên xếp hàng ngay ngắn. Nhưng rồi không thể hát được, vì quá đột ngột, vì chưa tập, chưa quen đứng lên hát như thế bao giờ. Tất cả đứng ngây người ra. Đồng chí Lợi, Bí thư Đảng ủy thưa với Bác là xin để lần sau lên hát. Bác nhìn âu yếm và cười vui đôn hậu, rồi Người nói: “Các chú bộ đội cũng cần biết hát, biết biểu diễn văn nghệ để đơn vị được vui tươi, lành mạnh. Đó là tiêu chuẩn thi đua của đơn vị”. Từ hôm đó trở về sau này, đơn vị chúng tôi tổ chức tập hát, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, viết báo tường và coi là một trong những chỉ tiêu thi đua. Văn hóa, văn nghệ cũng được chấm điểm như các chương trình huấn luyện khác. Và cũng nhờ tập luyện, văn nghệ thường xuyên như thế, đơn vị chọn ra một số anh em có năng khiếu làm hạt nhân, để hàng tuần mỗi buổi đến xem phim lên hát góp vui. Đây là việc khó của đơn vị, vì phần đông là những cán bộ có kinh nghiệm trong chiến đấu, công tác, đã qua thử thách, tuổi đã từng trải, từng là cán bộ trung đội, đại đội về đây làm chiến sĩ. Còn nhớ, đúng vào dịp sinh nhật Bác Hồ, chúng tôi lần đầu tiên được lên hát để Bác nghe. Nhiều đồng chí mới tập hát và cả những người chưa quen hát bao giờ cũng đứng lên thành hàng, hát bài “Mùa xuân ơn Đảng”, được Bác khen: “Thế là tốt”, rồi được Bác thưởng kẹo. Tôi và đồng chí Khuê được đơn vị và chi đoàn phân công tập một làn điệu chèo. Đây là một việc khó vì là lần đầu chúng tôi tập hát chèo tôi quê ở Quảng Bình. Đơn vị không có nữ, tôi được phân công đóng vai con gái, lại còn khó hơn. Không ngờ sau quá trình luyện tập, buổi hát hôm ấy đạt kết quả hơn mong đợi, được Bác khen: “Hát thế là tốt”. Rồi tất cả anh em chúng tôi xếp thành hàng để được Bác thưởng kẹo. Bác nhìn trong hàng không thấy tôi, vì lúc ấy tôi đang lui lại phía sau để tẩy trang, Bác hỏi: “Cháu gái đâu rồi?”. Tôi nghe Bác hỏi, vội vàng đi đến bên Bác và xúc động nói: “Dạ thưa Bác, cháu đây ạ”. Lúc này tôi mới bỏ được tóc giả, còn lại quần áo con gái vẫn còn nguyên. Thấy tôi trong trang phục như thế Bác cười, xoa đầu tôi và khen: “Cháu hát tốt lắm, Bác thưởng kẹo nhiều hơn”. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Mẩu chuyện thứ 2 Không ai được vào đây Sáng hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã… Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây. Khi Bác Hồ đến, trong Nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bào tạm dừng và tạo “điều kiện” để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý, Bác nói: - Ai đến trước, viết trước và bỏ phiếu trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình, mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu. Hôm đó, có nhà báo Ma Cường đi theo đoàn. Trong suy nghĩa của nhà báo Ma Cường thì đây là “hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” khi được chụp Bác bỏ phiếu. Rất nhanh, nhà báo Ma Cường đưa máy lên định chụp, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường: - Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do và bí mật cho công dân. Nhà báo buông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc. Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác cũng không cho ai “gợi ý” cả, Bác nói: - Ấy, đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết Đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai, xoá ai đâu nhé. Đưa lý lịch của những người ứng cử đây để Bác xem. Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc, Bác tự bầu. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Mẩu chuyện thứ 3 Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau Bác Hồ, trước hết là con người của lòng nhân ái. Mục đích cao nhất của Bác là “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Giữa mùa đông giá rét, Bác đã từng cởi chiếc áo rét của mình cho một tù binh. Bác không thích gọi một trận đánh tiêu diệt nhiều địch là một trận đánh đẹp. Trong cuộc sống hàng ngày, chưa ai thấy một lần Bác cáu gắt, kể cả những trường hợp hết sức nghiêm trọng. Ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác Hồ, người chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về đạo đức, tác phong của Bác kể lại: Ngày 19-5-1948, giữa rừng Việt Bắc, ông mời một số đồng chí đến ăn cơm với Bác Hồ, nhưng có lẽ vì bận công việc đột xuất nên không ai đến được. Ngày sinh nhật mà để Bác ngồi ăn cơm một mình, ông không đành lòng, nên đánh bạo thưa: - Thưa Bác, hôm nay cho phép cháu ăn cơm với Bác. Bác nheo cặp mắt hiền từ nhìn ông, rồi tủm tỉm cười: - Chú tự mời thì chú cứ đến. Trong bữa ăn hôm đó, ông tâm sự với Bác một số vấn đề về đoàn kết của bộ phận phục vụ. Ông thưa với Bác: - Cháu làm việc với Bác đã khá lâu, nhưng chưa lần nào thấy Bác nặng lời với cháu. Thế mà chỉ có mấy anh em Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi với nhau mà thỉnh thoảng cháu lại cáu gắt với anh em. Nghe ông nói, Bác ôn tồn: - Chú làm việc với Bác lâu, thì Bác làm việc với chú cũng lâu chứ, thế mà Bác thấy có bao giờ chú cáu gắt với Bác đâu. Hai bác cháu ta có gì khó khăn thì bàn bạc với nhau, cùng giải quyết, việc gì mà phải nặng lời, việc gì mà phải cáu gắt. Đó chính là do Bác tôn trọng chú, chú tôn trọng Bác. Vì vậy, chú cứ tự nghĩ xem, trong quan hệ, chú đã thật sự tôn trọng anh em chưa? Theo Bác, sở dĩ chú hay cáu gắt với anh em, cái chính là do chú chưa tôn trọng anh em đúng mức. Cũng trong bữa cơm hôm ấy Bác căn dặn: Tự phê bình và phê bình phải đúng lúc, đúng cách. Và điều quan trong là phải biết tôn trọng lẫn nhau. Bánh ga-tô ngon nhưng ăn không đúng lúc cũng không ngon, ăn không đúng cách lại càng không ngon. Suy ngẫm kỹ, ông càng thấm thía về những lời dạy của Bác. Nhiều khi cho rằng nóng là cá tính của mỗi người, nhưng tại sao chỉ nóng với cấp dưới chứ không bao giờ “dám” nóng với cấp trên! Một lần Bác tiếp khách nước ngoài, có chuẩn bị tặng phẩm do Bác mang từ chuyến thăm đảo Cô Tô về, khi khách đến thì đồng chí phục vụ đã vô ý đánh rơi vỡ. Thấy đồng chí phục vụ hoảng hốt, lo sợ, Bác vỗ vai, ôn tồn: “Việc gì đã xảy ra rồi ta sẽ rút kinh nghiệm sau. Bây giờ phải tìm ngay một tặng phẩm khác để Bác kịp tặng khách”. Ngày 14-5-1966, Bác đến nói chuyện với lớp huấn luyện đảng viên mới, do Thành ủy Hà Nội tổ chức, sau khi nói xong bài đã chuẩn bị sẵn, Bác nói thêm: “Con người ta trước hết phải có đạo đức, sống với nhau phải có tình, có nghĩa. Nếu đọc bao nhiêu sách chủ nghĩa Mác-Lênin mà sống với nhau không có tình, có nghĩa thì chỉ là giáo điều, sách vở”. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Mẩu chuyện thứ 4 Quyết giành được độc lập Khoảng tháng 5-1945, Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) - căn cứ địa của cách mạng cả nước - để cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Tân Trào, các đồng chí địa phương đã làm một căn lán khá xinh xắn, trong khu rừng nứa ở sườn đồi. Lán chia làm hai gian nhỏ, một bên là nơi Bác nằm nghỉ, một bên vừa là chỗ làm việc, vừa là chỗ để tiếp khách. Đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc ấy được sống và làm việc gần Bác. Lần nào đến đồng chí cũng thấy Bác cặm cụi với công việc. Mọi giấy tờ, chỉ thị, Bác đều tự tay đánh máy và đánh số cẩn thận, rõ ràng. Cao trào kháng Nhật, cứu nước lúc bấy giờ đã cuồn cuộn từ Bắc chí Nam. Ngay ở Hà Nội, thợ thuyền, học sinh, giới trí thức, người buôn bán đều tham gia rất đông vào công cuộc kháng Nhật. Toàn thể nhân dân đang hướng về Việt Minh, trông chờ một cuộc chuyển biến lớn. Khí thế khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng hừng hực khắp nơi. Trung ương đã quyết định tích cực chuẩn bị cho cuộc họp toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội đại biểu ở Tân Trào. Nắm vững thời cơ cách mạng, Bác đã giục chuẩn bị hai cuộc họp trên từ tháng 7-1945, vì Bác bảo tình hình đã khẩn trương lắm. Giữa lúc công việc cách mạng bề bộn như vậy, Bác bỗng bị mệt, mấy hôm liền bị sốt, song Bác vẫn gượng làm việc. Lúc nào bị sốt cao, không ăn được, Bác mới chịu đi nằm. Có hôm sốt cao quá Bác bị mê sảng. Lúc nào tĩnh, Bác lại bàn công việc, nói về tình hình, dặn cán bộ phải khẩn trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Bác bảo: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Ý chí và quyết tâm của Bác đã trở thành ý chí và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta, trở thành nguồn sức mạnh to lớn có ý nghĩa quyết định đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Mẩu chuyện thứ 5 Nước nóng, nước nguội Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám. Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác. Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ, “đồng chí cán bộ Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói: - Chú uống đi. Đồng chí cán bộ kêu lên: - Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được. Bác mỉm cười: - À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không? - Dạ có ạ. Bác nghiêm nét mặt nói: - Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn. Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa… . Bác thưởng kẹo nhiều hơn”. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Mẩu chuyện thứ 2 Không ai được vào đây Sáng hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện,. để Bác cân nhắc, Bác tự bầu. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Mẩu chuyện thứ 3 Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau Bác Hồ, trước hết là con người của lòng nhân ái. Mục. những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Mẩu chuyện thứ 1 Các chú bộ đội cũng phải biết hát Hồi ấy, vào những năm 1960, hằng tuần, những tối thứ bảy

Ngày đăng: 25/05/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w